Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

Bài thuyết trình Nhóm Thuốc thanh nhiệt giải độc (YHCT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (665.55 KB, 22 trang )

BÀI THUYẾT TRÌNH
MÔN YHCT
Chủ đề: THUỐC THANH NHIỆT

Thành viên nhóm:
1. LÊ THANH TÙNG
2. HUỲNH MINH ĐỨC

1


Mục tiêu bài học:
1. Nêu được định nghĩa thuốc thanh nhiệt.
2. Kể tên được các vị thuốc thường dùng.
3. Nêu được bộ phận dùng, tính vị, quy kinh, tác
dụng, ứng dụng lâm sàn, liều lượng, kiêng kỵ

2


NHÓM
THUỐC THANH NHIỆT
(Giải độc)
ĐỊNH NGHĨA:

- Thuốc thanh nhiệt là những thuốc
có tính chất hàn hương để chữa bệnh
gây chứng nhiệt trong người.
3



5 VỊ THUỐC THANH NHIỆT
1. KIM NGÂN HOA
2. BỒ CÔNG ANH
3. HOÀNG BÁ
4. HOÀNG CẦM
5. CHI TỬ

NGŨ VỊ TIÊU ĐỘC

HOÀNG LIÊN GIẢI
ĐỘC THANG

4


1. CÂY KIM NGÂN HOA

5


CÂY KIM NGÂN HOA
- Bộ phận dùng: Dùng hoa lúc chưa nở phơi khô
- Tính vị: Vị ngọt tính đắng.
- Quy kinh: Qui vào 4 kinh, phế, vị, tâm, tỳ.
- Ứng dụng lâm sàng: Thanh nhiệt độc, chữa mụn
nhọt, đinh độc, nhọt vú, nhọt trong ruột, dị ứng
mẫn ngứa.
- Liều lượng: 12 – 20g sắc uống.
- Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn không thực nhiệt, hoặc mồ
hôi ra nhiều không nên dùng.


6


2. CÂY BỒ CÔNG ANH

7


CÂY BỒ CÔNG ANH
- Bộ phận dùng: Dùng toàn cây bồ công anh.
- Tính vị: Vị ngọt, tính bình, không độc.
- Quy kinh: Kinh Can, Vị.
- Ứng dụng lâm sàng:Thanh nhiệt, giải độc, đinh
nhọt sưng tấy, tuyến vú viêm, nhiễm trùng
đường tiểu, amidal viêm cấp tính.
- Liều lượng: Bên trong uống 12g đến 40g.
Dùng tươi, gĩa nát đắp vào nơi sưng đau. Bên
ngoài dùng tùy ý theo nhu cầu.
- Kiêng kỵ: Không có thấp nhiệt ung độc kỵ
dùng. Ung thư thuộc hư hàn âm cấm dùng.
8


3. CÂY CHI TỬ (DÀNH DÀNH)

9


CÂY CHI TỬ (DÀNH DÀNH)

- Bộ phận dùng: Quả, rễ và lá cũng dùng được.
- Tính vị: Vị đắng, tính hàn.
- Quy kinh: Nhập vào 5 kinh Tâm, Phế, Can,
Đởm, Tam tiêu.
- Ứng dụng lâm sàng: Có tác dụng thanh nhiệt,
lợi tiểu, chỉ huyết, mát huyết, tiêu viêm.
Gardenin có tác dụng ức chế đối với sắc tố mật
trong máu, làm cho nó giảm bớt xuống, nên
được dùng để trị bệnh hoàng đản.
- Liều lượng: Dùng quả 6-12g, rễ 20-40g dạng
thuốc sắc.
- Kiêng kỵ: Tỳ hư, đại tiện loãng.
10


4. CÂY HOÀNG BÁ

11


CÂY HOÀNG BÁ
- Bộ phận dùng: Vỏ cây.
- Tính vị: Vị đắng, tính hàn.
- Quy kinh: 3 kinh Thận, Bàng quang, Tỳ.
- Ứng dụng lâm sàng: Thanh nhiệt, táo thấp, tả hỏa,
giải độc. Chỉ tiết lỵ, an tử lậu, hạ xích bạch. An
Tâm, trừ lao. Tả hỏa ở thận kinh, trừ thấp nhiệt ở
hạ tiêu.
- Liều lượng: Dùng quả 6 - 16g dạng thuốc sắc hoặc
hoàn tán.

- Kiêng kỵ: Tỳ hư, đại tiện loãng, vị yếu, ăn uống
không đều.
12


5. CÂY HOÀNG CẦM

13


CÂY HOÀNG CẦM
- Bộ phận dùng: Rễ cây.
- Tính vị: Vị đắng, tính hàn.
- Quy kinh: Vào kinh tâm phế, Can, Đởm, Đại tràng,
Tiểu trường.
- Ứng dụng lâm sàng: Trị ho do Phế nhiệt, an thai,
tiêu chảy, lỵ, bụng đau, hoàng đản, các loại bệnh
nhiệt, ung nhọt, mắt đỏ, mắt sưng đau.
- Liều lượng: 12-20g.
- Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn không có thấp nhiệt, thực
hỏa, phụ nữ thai hàn không nên dùng.

14


Bài thuốc có sử dụng vị thuốc:
1. HOÀNG LIÊN GIẢI ĐỘC THANG (Ngoại đài bí
yếu)
Thành phần:
Hoàng liên 8 - 12g

Hoàng bá 8 - 12g
Hoàng cầm 8 - 12g
Chi tử 8 - 12g
Tác dụng: Tả hỏa, giải độc. (Chữa hội chứng nhiễm
khuẩn toàn thân, nhiễm khuẩn huyết, mụn nhọt,
viêm phổi, chữa viêm gan virus).
15


2. NGŨ VỊ TIÊU ĐỘC (Y tông kim giám)
Thành phần:
Kim ngân hoa 12 - 20g
Bồ công anh 12 - 20g
Tử hoa địa linh 12 - 20g
Giả Cúc hoa 8 - 16g
Tử bối thiên quý 6 - 8g
Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu tán đinh sang
(chữa mụn nhọt).

16


3. THANH ÔN BẠI ĐỘC ẨM
(Dịch chấn nhất đắc)
Thành phần:
Sinh Thạch cao 40 - 80g
Sinh Địa hoàng 16 - 20g
Tê giác 2 - 4g
Cát cánh 8 - 12g
Huyền sâm 8 - 16g

Đơn bì 8 - 12g
Chi tử 8 - 16g
Tri mẫu 8 -12g
Cam thảo 4 - 8g
Hoàng liên 4 - 12g
Hoàng cầm 8 - 12g
Liên kiều 8 - 12g
Trúc diệp tươi 8 - 12g
17


THANH ÔN BẠI ĐỘC ẨM
Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, cứu
âm.
Dùng chữa tất cả các chứng hỏa nhiệt, lâm sàng có
triệu chứng sốt cao, nóng bứt rứt, khát nước, nôn
khan, đau đầu như búa bổ, hốt hoảng nói sảng hoặc
phát ban nôn ra máu, chất lưỡi đỏ thẫm, môi khô,
mạch trầm tế hoặc trầm sác hoặc phù đại sắc.

18


Câu hỏi lượng giá:
1. Bộ phận dùng của
Kim ngân hoa:
A. Hoa mới nở
B. Hoa chưa nở
C. Lá
D. Rễ


19


2. Tên gọi khác của cây
Chi tử:
A. Mạch đông
B. Dành dành
C. Cam thảo
D. Trúc diệp

20


3. Vỏ cây Hoàng bá có vị
gì:
A. Chát
B. Ngọt
C. Đắng
D. Không có vị

21


Cảm ơn Cô và các bạn
đã lắng nghe

22




×