Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Chiến lược cạnh tranh công ty đầu tư xuất nhập Minh Châu giai đoạn 2010 – 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.84 KB, 55 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay tất cả các công ty liên tục phải hoạt động trong môi trường
cạnh tranh khốc liệt. Các đối thủ cạnh tranh thường liên tục thay đổi chính
sách nhằm thu hút khách hàng về phía mình. Do sản phẩm rất đa dạng, người
tiêu dùng đứng trước rất nhiều sự lựa chọn khác nhau về chủng loại và nhãn
hiệu hàng hoá. Đồng thời nhu cầu của khách hàng cũng ngày càng phong phú
đa dạng. Do đó khách hàng có quyền lựa chọn những hàng hoá có sức hấp
dẫn nhất, thoả mãn tối đa nhu cầu và lợi ích của mình.
Đứng trước môi trường cạnh tranh gay gắt như vậy, các công ty phải làm
gì để tồn tại và chiến thắng? Nếu muốn thành công thì doanh nghiệp không
thể làm việc theo cảm hứng thờ ơ trước nhu cầu của khách hàng cũng như đối
thủ cạnh tranh, mà phải xem chiến lược kinh doanh và bán hàng là một triết
lý kinh doanh cho toàn công ty chứ không chỉ là chức năng riêng biệt. Tất cả
các nhân viên của họ đều hướng theo khách hàng và đáp ứng tốt nhu cầu của
khách hàng. Tuy vậy muốn thu hút được khách hàng thì cần phải có chiến
lược dịch vụ nhằm tạo ra sự khác biệt hơn hẳn so với đối thủ cạnh tranh, đồng
thời phải luôn theo dõi từng hoạt động của đối thủ cạnh tranh để có đối sách
năng động và hữu hiệu. Các công ty này không thể làm ngơ trước một chiến
dịch quảng cáo, một chương trình khuyến mại hay một sản phẩm mới của các
đối thủ cạnh tranh mà phải theo dõi một cách sát xao để luôn có chiến lược,
chiến thuật cần thiết và hơn hẳn nhằm giành thế chủ động. Vì vậy, các công ty
cần định rõ những điểm mạnh, điểm yếu của mình nhằm xác định vị thế cạnh
tranh, sẵn sàng tìm ra những kẽ hở của đối thủ cạnh tranh để tấn công. Đó chính
là các công việc để thiết lập kế hoạch chiến lược cạnh tranh trên thị trường của
các công ty.
Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về chiến lược kinh doanh và vận dụng
lý thuyết trên vào thực tiễn tại “Công ty đầu tư xuất nhập khẩu Minh Châu”

Nguyễn Việt Hải



Lớp: KTPT 47A_QN


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

em đã quyết định chọn đề tài: "Chiến lược cạnh tranh của công ty đầu tư
xuất nhập khẩu Minh Châu giai đoạn 2010 – 2015 ”
KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ GỒM 3 PHẦN
Chương I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN
LƯỢC KINH DOANH NÓI CHUNG VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH
TRANH NÓI RIỀNG
CHƯƠNG II :THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY MINH CHÂU TRONG THỜI GIAN QUA
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY MINH CHÂU ( 2010- 2015)
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Do vốn kiến thức và khả năng có hạn của em cho nên chuyên đề không
tránh khỏi những thiếu sót về nội dung cũng như hình thức. Rất mong được sự
chỉ dẫn tận tình của thầy cô giáo cũng như sự góp ý của đông đảo bạn đọc và xin
chân thành cảm ơn.
Em xin chân thành cảm ơn ThS. Phạm Văn Vận và giám đốc công ty
đầu tư XNK Minh Châu: bác Đào Minh Thông , phó giám đốc:bác Phan Thị
Lan Hương đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian viết chuyên đề, để
em có thể hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp.’

Nguyễn Việt Hải


Lớp: KTPT 47A_QN


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH NÓI CHUNG VÀ CHIẾN LƯỢC
CẠNH TRANH NÓI RIÊNG
1. Khái niệm và vai trò của chiến lược kinh doanh đối với doanh
nghiệp
a) Khái niệm chiến lược kinh doanh :
Thuật ngữ chiens lược ( Strategy ) có nguồn gốc từ lĩnh vực quân sự với
ý nghĩa là “ khoa học về hoạch định và điều khiển các hoạt động quân sự “ , là
nghệ thuật chỉ huy các phương tiện để chiến thắng đối phương ‘. Như vậy
chiến lược được hiểu là khoa học hoạch định , điều khiển và nghệ thuật sử
dụng các nguồn lực , phương tiện trong các hoạt động quân sự có quy mô
lớn , có thời gian dài để tạo ra các ưu thế nhằm chiens thắng đối thủ , là nghệ
thuật khai thác những chỗ yếu nhất mang lại cơ hội thành công rất lớn .
Từ lĩnh vực quân sự thuật ngữ chiến lược được sử dụng nhiều trong kinh
tế ở cả phạm vi vĩ mô và vi mô : Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội , chiến
lược phát triển các nghành như cơ khí ; hóa chất ; chiến lược phát triển tổng
công ty ; công ty đến năm 2010… với nội dung xác định những mục tiêu cơ
bản dài hạn , chương trình hành động và phân bổ các nguồn lực để thực hiện
các mục tiêu của nền kinh tế , của nghành hay của doanh nghiệp trong tương
lai xa . Khác với thuật ngữ chiến thuật là việc lựa chọn cách thức tiến hành
những hoạt động cụ thể để thực hiện mục tiêu trước mắt , mục tiêu ngắn hạn
hơn .
Ra đời vào khoảng những năm sáu mươi của thế kỷ 20 , chiến lược kinh
doanh dần dần được sử dụng phổ biến ở các doanh nghiệp với nhiều quan

điểm khác nhau .

Nguyễn Việt Hải

Lớp: KTPT 47A_QN


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

James B Quinn cho rằng “ chiến lược là một dạng thức hoặc một ké
hoạch phối hợp các mục tiêu chính , các chính sách và các trình tự hành động
thành một tổng thể kết dính lại với nhau “
William J Glueck trong giáo trình ‘ Bussiness Policy & Strategic
Management “ quan niệm “ chiến lược là một kế hoạch mang tính thống
nhất , tính toán diện tích và tính phối hợp , được thiết kế để đảm bảo rằng các
mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽ được thực hiện “
Alfred Chandler Đại học Harvard định nghĩa : “ chiến lược bao hàm việc
ấn định các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp , đồng thời lựa chọn
cách thức hoặc tiến trình hành động và phân bố các tài nguyên thiết yếu để
thực hiện các mục tiêu đó “.
Qua phân tích các khái niệm trên ta thấy chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp có những điểm chung là :
- Chiến lược là một chương trình hành động tổng quát hướng tới mục
tiêu kinh doanh cơ bản dài hạn của doanh nghiệp , là chương trình hành động
của doanh nghiệp đêt đạt tới tương lai tươi sang .
- Các chính sách , biện pháp cơ bản quan trọng của doanh nghiệp trong
hoạt động kinh doanh như lĩnh vực kinh doanh , mặt hàng kinh doanh , phát
triển thị trường lôi kéokhachs hàng mà chỉ có người chủ sở hữu của doanh
nghiệp mới có quyền thay đổi các chính sách này .
- Trình tự hoạt động , cách thức tiến hành và phân bổ các nguồn lực , các

điều kiện của doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu đề ra .
Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm chiến lược kinh doanh
( CLKD ) của doanh nghiệp thương mại ( DNTM ) : Là định hướng hoạt động
kinh doanh có mục tiêu trong một thời gian dài cùng với hẹ thống chính sách ,
biện pháp và các thức phân bổ nguồn lực để thực hiện mục tiêu của doanh
nghiệp trong khoảng thời gian tương ứng .
Cần phân biệt khái niệm CLKD với các chính sách kinh doanh . Nếu
CLKD là một chương trình hành động tổng quát hướng tới mục tiêu dài hạn
Nguyễn Việt Hải

Lớp: KTPT 47A_QN


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

của doanh nghiệp thì các chính sách kinh doanh là cách thức , chỉ dẫn trong
việc phân bổ , sử dụng các nguồn lực và thực hiện nghiệp vụ kinh doanh trong
những tình huống cụ thể , bộ phận cấu thành của CLKD , như là một phương
tiện để thực hiện các mục tiêu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .
Đó là các lời hướng dẫn , các quy tắc và các thủ tục được thiết lập đối với cán
bộ công nhân viên trong các tình huống kinh doanh cụ thể .
b) Vai trò của chiến lược kinh doanh
Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại , loại trừ
những yếu tố may rủi ngẫu nhiên , sự tồn tại và thành công trong kinh doanh
của doanh nghiệp phụ thuộc trước hết vào tính đúng đắn của chiến lược đã
vạch ra và thực thi tố các chiến lược đó . vai trò của chiến lược kinh doanh bắt
nguồn từ những ưu điểm cơ bản , tác đọng của chiến lược trong kinh doanh so
với daonh nghiệp không xây dựng và thực hiện chiếnl ược kinh doanh .
Thứ nhất , có chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp thấy rõ mục đích
và hướng đi của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh . Từ đó doanh

nghiệp thấy cần tổ chức bộ máy kinh doanh theo hướng nào ? Cần phải làm gì
để gặt hái được thành công trong kinh doanh và biết được khi nào doanh
nghiệp đạt tới mục tiêu đã định .
Xác định đúng mục đích và hướng đi là yếu tố cơ bản quan trọng bảo
đảm thành công trong kinh doanh với chi phí về thời gian và nguồn lực nhỏ
nhất . Nếu xác định sai sẽ dẫn đến chệch hướng , lãng phí thời gian , tiền của
mà không đạt được mục đích trong kinh doanh . Nhận thức đúng mục đích và
hướng đi giúp nhà quản trị và nhân viên nắm vững những việc cần phải làm ,
khuêns khích họ làm tố phần việc của mình trong ngắn hạn , làm cơ sở cho
thực hiện tốt những mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp .
Thứ hai , trong điều kiện môi truơngf kinh doanh biến đổi nhanh chóng ,
tạo ramuoon vàn cơ hội tìm kiếm lợi nhuận nhưng cũng đầy cạm bẫy rủi ro .
Có chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp chủ động tận dụng tối đa các cơ hội kinh
doanh khi chúng vừa xuất hiện đồng thời giảm bớt rủi ro trên thương trường .
Nguyễn Việt Hải

Lớp: KTPT 47A_QN


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Quản trị kinh doanh theo chiến lược buộc các nhà quản trị phải phân tích
, dự báo các điều kiện của môi trường kinh doanh trong tương lai gần cũng
như xa , từ đó tập trung vào những cơ hội tốt nhất đồng thời để phòng đuwocj
những rủi ro xấu nhất .
Thứ ba , nhờ vận dụng chiến lược kinh doanh , các doanh nghiệp sẽ gắn
liền các quyết định đề ra với các điều kiện của môi trường , giúp cân đói giữa
một bên là tài nguyên , nguồn lực và mục tiêu của doanh nghiệp với bên kia là
các cơ hội thụ trường bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu đề ra
Các doanh gnhieepj không vận dụng quản trị chiến lược thường đưa ra

các quyết định thụ động sau các diễn biến của thị trường . Nói cách khác có
chiến lược các doanh nghiệp sẽ được chuẩn bị tốt hơn để chủ đọng đối phó
với thay đổi của môi trường kinh doanh .
Thứ tư , trong môi trường cạnh tranh gay gắt, thông qua phân tích toàn
diện đầy đủ các yếu tố của môi trường vĩ mô , môi trường tác nghiệp giúp
doanh nghiệp xác định đối thủ cạnh tranh , trên cơ sở đó đưa ra giải pháp tổng
thể nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
Tuy nhiên chiến lược kinh doanh không phải là phương thuốc tổng hợp
chữa được bách bệnh mà cũng có những mặt hạn chế :
+ Mất nhiều thời gian và chi phí để xây dựng và thực hiện quản trị kinh
doanh theo chiến lược , tuy nhiên với doanh nghiệp có kinh nghiệm sẽ tiế
kiệm được thời gian và công sức , hơn nữa doanh nghiệp sẽ thu được ích lợi
hơn khi vận dụng
+ Tính đúng đắn của chiến lược kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào dự
báo dài hạn về môi trường kinh doanh nuế những dự báo có sai sót sẽ hạn chế
đến kết quả kinh doanh .
+ Sauk hi hoạch định nếu không kịp thời thay đổi , chiens lược sẽ trở
thành cái “khung cứng nhắc “ trói buộc doanh nghiệp . Cần phải nhớ rằng
quản trị chiến lược mang tính năng động theo sự thay đổi của moi trường .

Nguyễn Việt Hải

Lớp: KTPT 47A_QN


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

+ Nếu doanh nghiệp chỉ chú ý đến hoạch định mà không chú ý đến thực
hiện thì sẽ là sai lầm , bản chất của quản trị chiến lược là hoạt động , chỉ có
thực hiện mới đem lại thành công trong kinh doanh .

2) Chiến lược cạnh tranh là bộ phận của chiến lược kinh doanh
Xác định ai là khách hàng của doanh nghiệp , thị trường nào là thị trường
mục tiêu để doanh nghiệp dồn mọi công sức nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu
của khách hàng và bằng cách nào để lôi kéo khách hàng phát triển thị trường
của doanh nghiệp
Cạnh tranh là động lực để phát triển kinh doanh , chiến lược này xác
định các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp , chiến lược cạnh tranh của các
đối thủ đang sử dụng . tùy theo vị trí , hoàn cảnh môi trường kinh doanh và
sức mạnh của các đối thủ để đề ra chiến lược cạnh tranh phù hợp .
II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY
Các yếu tố tác động đến khả năng cạnh tranh của Công ty phát sinh trên
có phạm vi rất rộng. Đó là những khó khăn, thuận lợi của Công ty Minh
Châu trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tác động này sẽ ảnh hưởng
đến các chiến lược sản phẩm, giá cả cũng như phân phối của Công ty nhằm
cạnh tranh trên thị trường. Chúng ta có thể phân loại các yếu tố này thành
hai nhóm chính.
1.Các yếu tố bên trong: gồm 4 yếu tố cơ bản sau:
1.1 Nhân sự của Công ty
Con người là yếu tố vô cùng quan trọng, chi phối tất cả các hoạt động
của Công ty. Nó cũng là yếu tố rất lớn ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh
của Công ty. Đội ngũ nhân viên cần phải có trình độ tay nghề cao, trung
thành với Công ty và hết lòng phục vụ khách hàng. Đó là một nhân tố mà
các Công ty cạnh tranh không dễ có được. Khi khách hàng đến, người mà
họ tiếp xúc là các nhân viên và hình ảnh của Công ty thể hiện qua thái độ

Nguyễn Việt Hải

Lớp: KTPT 47A_QN



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

phục vụ của các nhân viên. Hiện nay Công ty Minh Châu có 50 nhân viên,
trong đó 80% số người có trình đội học đại học, 7% cao đẳng, và 13% sau
đại học. Đội ngũ nhân viên thường xuyên năng động, nhiệt tình với công
việc và coi trọng việc gây dựng và giữ gìn hình ảnh, uy tín của Công ty.
1.2 Nguồn cung nguyên vật liệu
Đây là yếu tố không kém phần quan trọng trong việc cạnh tranh. Một
nguồn hàng ổn định về số lượng, chủng loại và giá cả sẽ có tác động tốt đến
chiến lược giá cả cũng như sản phẩm vì Minh Châu là một Công ty chuyên
nhập khẩu và phân phối sản phẩm nông nghiêp và thực phẩm chăn nuôi , bao
gồm các sản phẩm có nhu cầu rất cao . Do đó nguyên vật liệu cung cấp phải
tốt và kịp thời. Tuy nhiên, thực tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan
đến xuất nhập khẩu, giá cả. Nhiều khi những yếu tố này rất không ổn định
nên có những lúc vẫn xảy tình trạng khan hiếm hàng.
1.3 Tiềm lực tài chính của Công ty
Tiềm lực tài chính có tác động không nhỏ đến khả năng cạnh tranh
của Công ty. Do vậy tiềm lực tài chình là nhân tố quan trọng, là tiền đề
để xây dựng các chiến lược cạnh tranh. Công ty Minh Châu hiện nay với
tổng số vốn tự có rất lớn, với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật khá tốt so
với các đối thủ cạnh tranh . Đây là một lợi thế mà Công ty cần phát huy
và khai thác.
1.4 Bộ máy quản lý lãnh đạo của Công ty
Bộ máy lãnh đạo của Công ty Minh Châu tác động đến khả năng cạnh
tranh giám sát, quản lý nhân viên, cung cách đãi ngộ, khuyến khích và tác
động đến thái độ làm việc của nhân viên, ngoài ra còn thiết lập hệ thống cạnh
tranh trên thị trường phụ thuộc vào hệ thống quản trị của Công ty.

2.Các yếu tố bên ngoài.

2.1)Các đối thủ cạnh tranh hiện hữu và tiềm ẩn
Đối thủ cạnh tranh hiện hữu và tiềm ẩn ảnh hưởng đến mức độ cạnh
tranh của Công ty. Nếu số lượng hãng cạnh tranh càng lớn thì mức độ cạnh
Nguyễn Việt Hải

Lớp: KTPT 47A_QN


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

tranh càng cao. Thị trường nông nghiệp có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Sản
phẩm cạnh tranh với Minh Châu chủ yếu là sản phẩm của các đại lý phân phối
nông nghiệp . Do đó mức độ cạnh tranh là rất lớn đòi hỏi Công ty phải mất rất
nhiều nỗ lực để thu hút khách hàng.
Số lượng các đối thủ tiềm ẩn có khả năng tham gia vào ngành sẽ tác
động đến mức độ cạnh tranh trong tương lai vì các đối thủ cạnh tranh này sẽ
tác động đến khả năng cạnh tranh mới với ý muốn chiếm lĩnh thị trường.
2.2) Thị hiếu của khách hàng
Ngày nay, con người rất chú trọng tới việc chăm sóc cá nhân cho bản
thân mình, các sản phẩm như dầu gội đầu, kem đánh răng, kem dưỡng da,
thực phẩm chúng đã trở thành sản phẩm thiết yếu đối với người tiêu dùng.
Đây cũng là cơ hội để mở rộng thị trường của Công ty.
2.3) Hàng nhập khẩu
Hiện nay bằng các con đường nhập lậu, hàng hóa được nhập vào Việt
Nam không qua kiểm soát cuả hải quan nên không phải đóng thuế, do đó
giá của hàng nhập lậu rẻ hơn rất nhiều, gây ra hiện tượng cạnh tranh không
lành mạnh. Tình hình đó ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh
của Công ty.
2.4) Vai trò kinh tế vĩ mô của Nhà nước
Vai trò kinh tế vĩ mô của Nhà nước tác động mạnh mẽ đến khả năng

cạnh tranh của Công ty thông qua các chính sách pháp luật, các biện pháp
kinh tế cũng như các chính sách kinh tế đối ngoại của Nhà nước.
Chính sách miễn giảm thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu góp phần làm
hạ giá thành sản phẩm trong nước, nâng cao mức cầu trong nước. Hàng hoá
sản xuất ra được bán với giá thành hạ là một yếu tố cạnh tranh rất tốt đối với
các hàng khác vì người tiêu dùng rất nhạy cảm với giá cả. Các luật như luật
đầu tư nước ngoài, luật Công ty, luật doanh nghiệp thông thoáng sẽ góp phần
khuyến khích các đầu tư nươc ngoài tại Việt Nam. Như vậy hệ thống các

Nguyễn Việt Hải

Lớp: KTPT 47A_QN


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

công ty liên doanh, các văn phòng đại diện tăng lên, làm cho tình hình cạnh
tranh cũng thêm gay gắt.
Ngoài ra, chính sách tiền tệ ổn định sẽ giúp cho giá nhập nguyên vật liệu
của Công ty ổn định hơn, chiến lược giá của Công ty ít gặp rủi ro hơn trong
cạnh tranh.
Các quan hệ kinh tế đối ngoại của Nhà nước làm tăng cường quan hệ
hợp tác, buôn bán giữa các bên. Nhất là mối quan hệ kinh tế Việt Nam với các
nước Châu Âu làm cho công nghệ sản xuất hiệu quả hơn.
Nói tóm lại, trong cuộc cạnh tranh ngày cành khốc liệt, mỗi công ty nói
chung và Công ty Minh Châu nói riêng phải biết kết hợp sức mạnh tổng hợp
của các yếu tố chủ quan và khách quan thì mới đạt được hiệu quả kinh doanh
tốt hơn.
III. MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CHỦ YẾU TRONG
THƯƠNG TRƯỜNG.


1. Tạo lợi thế cạnh tranh.
1.1 Lựa chọn công cụ cạnh tranh.
Một thị trường đầy những đối thủ cạnh tranh, một công ty thắng lợi là
công ty biết lựa chọn công cụ cạnh tranh có hiệu qủa. Mỗi công ty thường có
những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Do vậy để lựa chọn công cụ cạnh
tranh hữu hiệu, cần phải cân nhắc giữa điểm mạnh, điểm yếu của công ty
mình so với đối thủ cạnh tranh. Muốn cạnh tranh thắng lợi, phải tạo ra sự
khác biệt với đối thủ cạnh tranh để khách hàng cảm nhận được điều đó. Các
yếu tố cơ bản tạo ra sự khác biệt của công ty thường là sản phẩm, giá cả, dịch
vụ, nhân sự hay hình ảnh của công ty.
1.1.1)Tạo đặc điểm khác biệt cho sản phẩm
Để tạo sự khác biệt cho sản phẩm, công ty có thể tập trung vào các đặc
điểm như tính chất và những đặc trưng bổ sung cho tính năng cơ bản của sản
phẩm, chất lượng, công dụng, độ bền hay tuổi thọ dự kiến, độ tin cậy hoặc sự
tiện lợi của sản phẩm.
Nguyễn Việt Hải

Lớp: KTPT 47A_QN


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1.1.2) Tạo đặc điểm khác biệt cho dịch vụ
Ngoài việc tạo ra đặc điểm khác biệt cho sản phẩm vật chất làm ra, công
ty cũng có thể tạo đặc điểm khác biệt cho những dịch vụ kèm theo. Trong
trường hợp khó tạo đặc điểm khác biệt cho sản phẩm vật chất thì chìa khoá để
cạnh tranh thắng lợi thường là tăng thêm dịch vụ và chất lượng. Những yếu tố
tạo đặc điểm khác biệt chính cho dịch vụ thường là dịch vụ tư vấn khách
hàng, dịch vụ bảo hành và một số dịch vụ khác.

1.1.3) Tạo đặc điểm khác biệt về nhân sự
Các công ty có thể giành được lợi thế lớn trong cạnh tranh nhờ việc thuê
và huấn luyện con người tốt hơn đối thủ cạnh tranh của mình.
Nhân sự được huấn luyện tốt hơn phải có đặc điểm, kỹ năng và kiến thức
cần thiết, nhã nhặn, tin cậy, có tín nhiệm, nhiệt tình và biết giao tiếp.
Tạo ra đặc điểm khác biệt về hình ảnh
Ngay cả khi hàng hoá cạnh tranh không hoàn toàn giống nhau, người
mua vẫn có thể phản ứng khác nhau đối với hình ảnh của công ty hay nhãn
hiệu. Để tôn tạo một hình ảnh gây ấn tượng cao của công ty, cần có các đặc
điểm nhận dạng như tên, logo, nhãn mác, bầu không khí, các sự kiện.
Ngoài ra, giá cả cũng là một công cụ cạnh tranh quan trọng của nhiều
công ty. Tuy nhiên, khi nó được sử dụng thì dễ gây ra cuộc chiến tranh giá cả
mà tất cả các bên đều bị thiệt hại. Do đó khi sử dụng nó, các công ty cần phải
cân nhắc rất kỹ lưỡng.
1.2. Chu kỳ sử dụng công cụ cạnh tranh.
Đối với bất kỳ thị trường hay sản phẩm nào, công cụ cạnh tranh thích
hợp thường phải thay đổi theo thời gian. Tùy theo từng hoàn cảnh của mỗi
công ty mà chu kỳ sử dụng công cụ cạnh tranh có những khác biệt. Thông
thường sản phẩm được coi là công cụ ưu tiên nhất, sau đó tới dịch vụ và giá
cả, nhân sự và hình ảnh của công ty là bổ trợ. Nếu như công ty theo đuổi cùng
một thị trường mục tiêu và các sản phẩm không có gì khác biệt thì hầu hết
người mua sẽ mua hàng của công ty có giá cả thấp hơn. Công ty dẫn đầu có
Nguyễn Việt Hải

Lớp: KTPT 47A_QN


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

phương án ưu việt là tạo đặc điểm khác biệt của mình một cách có hiệu quả

thì có thể tính giá cao hơn. Việc tạo đặc điểm khác biệt cho phép công ty tính
giá cao hơn dựa trên cơ sở giá trị trội hơn mà khách hàng nhận thức được và
chấp thuận.
Công ty có thể tăng thêm ra giá trị sản phẩm bằng cách cung ứng một cái
gì đó tốt hơn, nhanh hơn, hay rẻ hơn. Tốt hơn nghĩa là sản phẩm của công ty
phải hơn hẳn đối thủ của mình. Sản phẩm thường đòi hỏi phải được cải tiến
tốt hơn sản phẩm hiện có. Mới hơn nghĩa là phát triển một giải pháp trước đây
chưa từng có. Nhanh hơn nghĩa là giảm thiểu thời gian thực hiện giao hàng
liên quan đến việc sử dụng hay mua một sản phẩm, dịch vụ. Cuối cùng là rẻ
hơn nghĩa là có thể mua được một sản phẩm tương tự với số tiền nhỏ hơn.
Một số công ty chỉ sử dụng công cụ cạnh tranh giá cả có thể phạm sai
lầm. Thứ nhất, một sản phẩm rẻ hơn so với địch thủ của mình thường bị nghi
ngờ là hàng không tốt, ngay cả khi nó tốt thực sự. Thứ hai, là công ty có thể
cắt giảm dịch vụ để đảm bảo giá hạ và điều này có thể làm người mua không
hài lòng. Thức ba, đối thủ cạnh tranh thường bất ngờ tung ra một sản phẩm
còn rẻ hơn do tìm được chỗ sản xuất và chi phí thấp hơn. Nếu công ty không
làm cho sản phẩm của mình trội hơn về bất kỳ mặt nào khác, ngoài chuyện rẻ
hơn, thì sẽ mất lợi thế trước đối thủ cạnh tranh đó.

2. Một số chiến lược cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường.
2.1. Phân loại các công ty trên thị trường.
Tuỳ theo vai trò của mỗi công ty trên thị trường mà người ta phân loại
chúng thành các công ty dẫn đầu, công ty thách thức, công ty theo sau và
công ty núp bóng. Công ty dẫn đầu là công ty có thị phần lớn nhất trên thị
trường, công ty thách thức là công ty bám sát công ty dẫn đầu vào luôn đe doạ
vị trí của công ty dẫn đầu. Tiếp đó, công ty theo sau có thị phần ít hơn; và
cuối cùng, công ty núp bóng thường phục vụ một thị trường nhỏ hay một
phân đoạn thị trường.

Nguyễn Việt Hải


Lớp: KTPT 47A_QN


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Mỗi một công ty có vị trí cạnh tranh của mình trên thị trường, và có thể
chiếm một trong năm vị trí sau: thứ nhất là người khống chế, công ty này có
thể lựa chọn nhiều chiến lược khác nhau. Thứ hai là công ty mạnh, công ty
này có thể hành động độc lập và duy trì được vị thế của mình, bất kể các hành
động của đối thủ cạnh tranh. Thứ ba là công ty thuận lợi, công ty này thường
có cơ hội tốt để cải thiện vị thế của mình. Thứ tư là các công ty có thể tiêu thụ
được sản phẩm của mình. Thứ năm là các công ty đang có nguy cơ đe doạ và
dễ bị phá sản.
Chúng ta sẽ xem xét những thách thức và chiến lược Marketing khác
nhau đối với những người dẫn đầu thị trường, những người thách thức, người
theo sau và người núp bóng. Với hoàn cảnh là mọt doanh nghiệp mới nên
công ty nên chọn chiến lược người theo sau núp bóng rồi tiếp đến là chiến
lược người thách thức thị trường
2.2. Chiến lược của người thách thức thị trường.
Những công ty chiếm hàng thứ hai, thứ ba và thấp hơn trong ngành có
thể được gọi là những công ty bám sát thị trường. Những công ty này có thể
có một trong hai thái độ: có thể tấn công người dẫn đầu và các đối thủ cạnh
tranh khác trong cuộc chiến tranh giành giật thị phần, hay họ có thể hợp tác
với những người đồng hành.
2.2.1. Bảo vệ mục tiêu chiến lược của mình trước các đối thủ.
Người thách thức thị trường trước hết phải xác định mục tiêu chiến lược
của mình là tăng thị phần và sẽ dẫn đến khả năng sinh lời, họ có thể đưa ra
những quyết định, hoặc là đánh bại đối thủ cạnh tranh hoặc làm giảm thị phần
của đối thủ đó. Công ty có thể lựa chọn một trong ba loại công ty để tấn công

như sau:
+ Có thể tấn công người dẫn đầu thị trường.
+ Có thể tấn công những công ty cùng tầm cỡ như mình.
+ Có thể tấn công những công ty địa phương hay khu vực nhỏ.

Nguyễn Việt Hải

Lớp: KTPT 47A_QN


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Vì thế vấn đề lựa chọn đối thủ cạnh tranh và lựa chọn mục tiêu có thể tác
động qua lại với nhau. Nếu công ty dẫn đầu tấn công người đi sau thì mục tiêu
của nó là giành lấy một thị phần nhất định. Nếu công ty đi sau là công ty địa
phương, quy mô nhỏ thì nó có thể đánh bại hẳn công ty đó.
2.2.2. Lựa chọn chiến lược tấn công.
Khi đã có đối phương và mục tiêu rõ ràng thì công ty cần phải xem xét
lựa chọn cách tấn công đối thủ cạnh tranh như thế nào
Tấn công chính diện
Công ty tập trung lực lượng của mình như sản phẩm, giá cả, quảng cáo...
để tấn công vào những chố mạnh chứ không phải những chỗ yếu của đối
phương (có thể cắt giảm giá, tăng cường quảng cáo, cải tiến chất lượng sản
phẩm). Kết cục sẽ phục thuộc vào ai mạnh hơn, ai dẻo dai hơn.
Tấn công bên sườn
Có nghĩa là công ty tập trung lực lượng của mình để tấn công những
điểm yếu của đối thủ cạnh tranh theo hai hướng:
+ Theo đoạn thị trường: là tìm ra những nhu cầu chưa được phát hiện và
người dẫn đầu chưa đáp ứng.
+ Theo địa bàn: công ty chọn những địa bàn mà đối phương tỏ ra yếu kém.

Tấn công gọng kìm
Đây là chiến lược thuần tuý xoáy vào một nhu cầu của thị trường mà
đối thủ cạnh tranh bỏ qua. Mặt khác, chiến thuật tấn công gọng kìm là
chiếm giữ một phần rộng lãnh địa của đối phương bằng việc tấn công chớp
nhoáng, toàn diện.
Tấn công vu hồi
Đây là chiến lược tấn công gián tiếp. Có nghĩa là đi vòng qua đối
phương để tấn công vào những thị trường dễ dàng hơn nhằm mở rộng cơ sở
tài nguyên của mình. Chiến lược này có ba phương án. Đa dạng hoá hướng
vào những sản phẩm không có liên quan, đa dạng hoá vào thị trường thuộc

Nguyễn Việt Hải

Lớp: KTPT 47A_QN


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

địa bàn mới và nhảy vào những công nghệ mới để gạt bỏ những sản phẩm
hiện có.
Tấn công du kích
Là phương án của người xâm lấn thị trường, đặc biệt là của người ít vốn
và công ty nhỏ. Người tiến hành chiến tranh du kích, sử dụng những phương
tiện thông thường lẫn những phương tiện hiện đại để tấn công đối thủ như: cắt
giảm giá có chọn lọc, tăng cường những đợt khuyến mãi chớp nhoáng và đôi
khi cả những hoạt động pháp luật. Vấn đề then chốt là tập trung tấn công vào
một địa bàn hẹp.
2.2.3. Chiến lược tấn công của những người thách thức.
Những người thách thức thị trường có thể lựa chọn một trong những
chiến lược tấn công sau:

+ Chiến lược chiết khấu giá: người thách thức có thể bán sản phẩm
tương đương với giá thấp hơn. Nhưng để cho liến lược này có hiệu quả người
thách thức phải thuyết phục được với người mua rằng, sản phẩm dịch vụ của
mình tương đương với người dẫn đầu thị trường. Đồng thời người mua phải
nhạy cảm với sự chênh lệch giá và người dẫn đầu không cắt giảm giá của
mình dù bị đối thủ cạnh tranh tấn công.
+ Chiến lược hàng rẻ hơn: đưa ra một sản phẩm chất lượng trung bình
với giá rẻ hơn. Điều này phù hợp với một đoạn thị trường người mua khá lớn
và họ chỉ quan tâm đến giá rẻ.
+ Chiến lược hàng có uy tín
Người thách thức có thể tung ra thị trường một sản phẩm có chất lượng
cao hơn người dẫn đầu thị trường.
+ Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm: công ty luôn phải chú trọng đến
việc đổi mới sản phẩm để phù hợp với người tiêu dùng.
+ Chiến lược cải tiến dịch vụ: sự giành giật khách hàng không chỉ bằng
giá cả và sản phẩm mà công ty còn phải sử dụng dịch vụ để lôi keó khách

Nguyễn Việt Hải

Lớp: KTPT 47A_QN


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

hàng về phía mình bằng cách tăng cường dịch vụ cũng như chất lượng dịch
vụ.
+ Chiến lược đổi mới phân phối: khi kênh phân phối của công ty đã sử
dụng lâu thì việc các đối thủ cạnh tranh bắt chước là điều hoàn toàn dễ dàng,
vì vậy công ty nên khám phá hay phát hiện một kệnh phân phối mới.
+ Chiến lược giảm giá thành sản xuất: người sản xuất có thể theo đuổi giá

thành sản xuất thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh của mình thông qua việc mua
sắm hiệu quả hơn, chi phí nhân công rẻ hơn và thiết bị sản xuất hiện đại hơn.
+ Tăng cường quảng cáo và khuyến mại
2.3. Chiến lược nép góc thị trường.
Một cách để trở thành người theo sau trên một thị trường lớn thì làm
người dẫn đầu trên một thị trường nhỏ hay ở nơi ẩn khuất. Những công ty nhỏ
thường cạnh tranh với công ty lớn bằng cách nhằm vào thị trường nhỏ mà các
công ty lớn ít hoặc không quan tâm. Nhưng ngày càng nhiều những công ty
lớn thành lập các đơn vị kinh doanh để phục vụ nơi ẩn khuất. Điều chủ yếu là
những công ty có thị phần nhỏ trên toàn bộ thị trường có khả năng sinh lời lớn
vì họ biết bám chặt những góc nhỏ có giá trị cao và tăng được doanh số bán
và lợi nhuận cũng tăng lên rất nhiều.
Tại sao chiến lược nép góc lại có khả năng sinh lời? Lý do chủ yếu là
người núp bóng thị trường hiểu rõ nhóm khách hàng mục tiêu đến mức họ đáp
ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng so với công ty khác tình cờ bán hàng trên
khu vực ẩn khuất đó. Kết quả là người nép góc có thể tính giá cao hơn nhiều
so với giá thành vì có giá phụ thêm. Người núp bóng đạt được lợi nhuận cao,
trong khi người kinh doanh đại trà đạt dược khối lượng lớn.
Nơi nép góc lý tưởng có những đặc điểm gì? Một nơi nép góc lý tưởng
thường có những đặc điểm sau:
+ Chỗ nép góc có quy mô và sức mua đủ để có thể sinh lời
+ Chỗ nép góc có khả năng tăng trưởng
+ Chỗ nép góc ít được các đối thủ cạnh tranh quan tâm
Nguyễn Việt Hải

Lớp: KTPT 47A_QN


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


+ Công ty có đủ tài nguyên và kỹ năng để phục vụ tốt nhất nhu cầu nép góc
+ Công ty có thể phòng thủ tốt trước đòn tấn công của đối thủ cạnh tranh
Người nép góc có ba nhiệm vụ
+ Tạo ra nơi nép góc
+ Mở rộng nơi nép góc
+ Bảo vệ nơi nép góc
3. Xây dựng định vị chiến lược cạnh tranh.
Sau khi đã xác định được đối thủ cạnh tranh và chiến lược tấn công, công
ty cần xây dựng chiến lược định vị nhằm xây dựng hình ảnh khác biệt của sản
phẩm so với đối thủ cạnh tranh khác. Song không phải tất cả những điểm khác
biệt của nhãn hiệu đều có ý nghĩa hay có giá trị và cũng không phải mọi thứ
khác biệt đều tạo nên đặc điểm khác biệt. Mỗi đặc điểm khác biệt đều có khả
năng gây ra chi phí cho công ty cũng như tạo ra lợi ích cho khách hàng. Vì vậy
công ty phải lựa chọn một cách cẩn thận trong cách tạo ra đặc điểm khác biệt.
Chỉ nên tạo ra điểm khác biệt khi nó thoả mãn các tiêu chuẩn sau:
+ Quan trọng: điểm khác biệt đó đem lại lợi ích có giá trị lớn cho một số
đông người mua.
+ Đặc điểm: điểm khác biệt đó không có ai đã tạo ra hay được công ty tạo
ra một cách đặc biệt.
+Tốt hơn: điểm khác biệt đó là cách tốt hơn so với những cách khác để đạt
được ích lợi như nhau.
+Dễ truyền đạt: điểm khác biệt đó dễ truyền đạt và đập vào mắt người mua.
+ Đi trước: điểm khác biệt đó không dễ dàng bị các đối thủ cạnh tranh
sao chép.
+ Vừa túi tiền: người mua có thể có đủ tiền để trả cho điểm khác biệt đó.
+ Có lời: công ty thấy rằng tạo điểm khác biệt đó là có lời
Công ty không những phải xây dựng một chiến lược định vị rõ ràng, mà
còn phải truyền bá một cách có hiệu quả. Nếu một công ty chọn chiến lược
định vị "chất lượng tốt nhất", thì chất lượng được xác nhận bằng cách lựa
Nguyễn Việt Hải


Lớp: KTPT 47A_QN


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

chọn những dấu hiệu hữu hình nào mà người ta thường căn cứ vào đó để đánh
giá chất lượng. Chất lượng cũng được truyền bá thông qua hoạt động
Marketing. Giá cao thường báo hiệu cho người mua về một sản phẩm chất
lượng cao. Hình ảnh chất lượng cao cũng chịu tác động của bao bì, cách phân
phối, quảng cáo và khuyến mãi... Như vậy các yếu tố trên cùng truyền bá và
hỗ trợ hình ảnh nhãn hiệu. Bên cạnh đó, danh tiếng của nhà sản xuất cũng góp
phần vào sự nhận thức về chất lượng. Một số công ty luôn truyền bá chất
lượng như các công ty Nhật Bản, Hàn Quốc; điều đó hướng khách hàng đến
hình ảnh về một sản phẩm tốt.

Nguyễn Việt Hải

Lớp: KTPT 47A_QN


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG II :THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY MINH CHÂU TRONG THỜI GIAN QUA
I) Giới thiệu tổng quan về công ty Minh Châu
1) Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Công Ty Minh Châu
Công ty TNHH Đầu Tư XNK Minh Châu được thành lâp bởi 2 thành
viên: Ông Đào Thế Thông và bà Phan Thị Lan Hương vào 10/2 /2002 với vốn
hoạt động là 700.000,00 USD và vốn pháp định là 95.000,00 USD.

2. Giới thiệu chung về công ty
+ Nhãn hiệu:

+Tên tiếng Việt : Công ty TNHH Đầu Tư XNK Minh Châu
+Tên tiếng Anh : Minh Chau Investment Import co., LTD.
+ Địa chỉ trụ sở chính : Số 38 Phố Sài Đồng - Phường Sài Đồng-Quận
Long Biên - TP. Hà Nội
+Điện thoại : 04 - 3 8759690
+Fax : 04 – 38756738
+Website :www.MinhChau.com.vn
+Vốn điều lệ của Công ty TNHH Đầu Tư XNK Minh Châu tại thời điểm
23/02/2009 là 85.000.000.000 VNĐ (Tám mươi năm tỷ đồng).
Công ty TNHH Đầu Tư XNK Minh Châu thuộc kiểu công ty TNHH có
hai thành viên trở lên. Công ty hiện đang kinh doanh 3 lĩnh vực:
+ Kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây là lĩnh vực kinh doanh
chính của công ty. Công ty kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu để chế
biến thực phẩm và thuốc thú y cho gia súc gia cầm.

Nguyễn Việt Hải

Lớp: KTPT 47A_QN


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

+ Kinh doanh trong linh vực xây dựng. Đây chỉ là lĩnh vực kinh doanh
phụ. Công ty bán vật liệu xây dựng, các chất dung môi để sản xuất sơn, nhựa
làm bao bì…
+ Kinh doanh trong linh vực cây cảnh. Đây cũng là lĩnh vực kinh doanh
phụ của công ty. Công ty hiện có 1 vườn cây rộng 2000m2 chuyên trồng các

loại cây như cau vua, cây giống…để cung cấp cho các nhà thầu xây dựng, các
dự án công trình….
Trong từng thời kỳ hoạt động, tuỳ theo yêu cầu phát triển, Công ty có thể
mở rộng sang các lĩnh vực khác mà Pháp luật không cấm.
3) Sơ đồ tổ chức nhân sự
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức nhân sự của công ty
GIÁM ĐỐC
Ông Đào Thế Thông

Phó Giám Đốc
Bà Phan Thị Lan Hương

Phòng
Tiếp thị

Phòng
Kinh

Phòng nhân

Phòng Xuát

Doanh

sự

nhập khẩu

Phòng
CN TT


Phòng
Tài
chính

Cơ chế hoạt động của các bộ phận trong Công ty XNK Minh Châu là
giám đốc được sự giúp đỡ của các phòng ban trong việc nghiên cứu, bàn bạc,
tìm giải pháp tối ưu cho những vấn đề phức tạp. Tuy nhiên quyền quyết định
vẫn thuộc về giám đốc.
Nguyễn Việt Hải

Lớp: KTPT 47A_QN


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Những quyết định quản lý do các phòng chức năng nghiên cứu đề xuất. Khi
được giám đốc thông qua, mệnh lệnh được truyền đạt từ trên xuống dưới theo
quy định. Các phòng chức năng có trách nhiệm tham mưu cho toàn hệ thống.
Mỗi phòng có nhiệm vụ và quyền hạn riêng, có các mặt hoạt động
chuyên môn độc lập. Tuy nhiên các phòng ban này có mối liên hệ qua lại lẫn
nhau, Từ đó, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Với cơ chế hoạt động như trên vừa phát huy tính độc lập sáng tạo của
các phòng ban chuyên môn, các bộ phận chức năng, vừa đảm bảo tính thống
nhất, tập trung của toàn bộ hệ thống tổ chức giúp cho tổ chức hoạt động hiệu
quả.
4) Lĩnh vực kinh doanh
Công ty kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Các hoạt động chính là
nhập khẩu và kinh doanh nguyên liệu để chế biến thực phẩm và thức ăn chăn
nuôi cho gia súc . Hiện nay công ty chủ yếu nhâp khẩu là chính, để cung cấp

nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước.Công ty
có thể nhâp khẩu các sản phẩm này sang nhiều nước ở châu Á như
Philippines, Malaysia, và Trung Quốc.Ngoài ra công ty còn kinh doanh trong
lĩnh vực cây cảnh ..,
Các sản phẩm chính:
- Đường Lactose
- Whey powder (bột sữa)
- MCP (monocanxiphosphat)
- DDGS (phụ phẩm của quá trình sản xuất Ethanol)
- L – Threonine
- Bột huyết (Blood meal)
- Bột thịt xương (meat and bone meal)
- Choline cloride
- Sunphat đồng
- Sunphat kẽm
Nguyễn Việt Hải

Lớp: KTPT 47A_QN


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

- DCP (dicanxiphosphat)
- Khô đậu tương
- Khô cải đắng
- Khô cải ngọt
- Cám mỳ chiết li
- Cám gạo chiết li
- Bột cá (Fish Meal)
- L - Tryptophan

- DL - Methionine
-Các chất phụ gia như sữa replacers (Hi-Prolac),HP 300, Lysine,
Methionine, vv… (sử dụng cho các con lợn, gà)
- Bột thịt,Bột cá, Bột thịt xương, Bột huyết, vv… (sử dụng cho các con
lợn và gà) (Slaughtered sản phẩm động vật)
- Sữa thành phần: Lactose (đường mà không có Cholesterols), Whey (sử
dụng cho con người trong thực phẩm như làm bánh, vv…)
Hầu như các sản phẩm Công ty TNHH Minh Châu nhập khẩu từ nhiều
nước và với nhiều nhà cung cấp như bảng sau:
Bảng 1 : Các nhà cung cấp sản phẩm cho Cty Minh Châu
STT
1

Tên nước nhập khẩu
USA (Mỹ)

Tên công ty
- Davisco
- Hilmar
- F&A
- Ajinomoto

2

BRAZIL (Braxin)

- Semix

3


Belgium (Bỉ)

4

Thailand (Thái Lan)

5

India (Ấn độ)

6

Singapore

Nguyễn Việt Hải

-APP
International
BVBA
- Ajinomoto
THE
COMPANY

SCOULAR

- Sojitz Asia PTE .Ltd
Lớp: KTPT 47A_QN


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


7

Chile (Chi lê)

- Uzabin .Ltd

8

Uruguay

9
10

Paraguay
Italia (Ý)

11

Germany (Đức)

12

New Zealand

13

Argentina

- Gavilon


14
15

Australia (Úc)
France (Pháp)

- Nipon
- Ajinomoto
- Adisseo

J.D
Heiskell
Holdings .Ltd
- CTCID .Ltd
- Giancud .Ltd
International .Ltd
- Simba .Ltd

Kingside

5) Đối thủ cạnh tranh của công ty Minh Châu :
a) Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông nghiệp khác: Đây là đối thủ cạnh
tranh lớn nhất đối với công ty .Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ; việc có
ngày càng nhiều công ty ; doanh nghiệp tham gia vào thị trường nông
nghiệp :”xuất nhập khẩu thức ăn chăn nuôi gia súc “ tạo ra sự cạnh tranh về
nhiều mặt đối với công ty Minh Châu : về thị phần ; thị trường ; khách hàng ;
chất lượng và giá cả …
b) Các doanh nghiệp nước ngoài :
Doanh nghiệp nước ngoài là nguồn cung cấp sản phẩm chính ; quan trọng

đối với công ty Minh Châu. Đa số các sản phẩm nông nghiệp; thức ăn chăn nuôi
được công ty nhập về từ các doanh nghiệp nước ngoài . Hiện nay các doanh
nghiệp nước ngoài này không chỉ dừng lại ở việc cung cấp sản phẩm cho thị
trường Việt Nam , họ còn muốn thâm nhập vào thị trường để tìm lấy cơ hội kinh
doanh cho mình.

II ) Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Minh Châu trong thời
gian qua
Nguyễn Việt Hải

Lớp: KTPT 47A_QN


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Thực trạng kết quả kinh doanh của công ty Minh Châu:
Bảng 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2006-2008
(Đơn vị: VND)
Tổng chi tiêu

năm 2008

năm 2007

(5)

năm 2006

(1)


(4)

(5)

1. Tổng doanh thu bán hàng

35,894,837,176 26,868,515,134 7,471,557,720

2. Các khoản giảm trư
3. Doanh thu thuần

35,894,837,176 26,868,515,134 7,471,557,720

4. Giá vốn bán hàng

31,501,082,133 22,451,171,650 6,177,246,176

5. Lãi gộp

4,393,755,043

4,417,343,484

6. Doanh thu hoạt động tài chính

15,390,148

8,411,909

7. Chi phí hoạt động tài chính


740,360,055

463,705,495

Trong đó: Lãi vay phải trả
740,360,055
8. Chi phí bán hàng và chi phí

463,705,495

QLDN

3,866,972,821

2,424,668,420

244,857,440

9. Lãi thuần hoạt động kinh doanh

(198,187,685)

1,537,381,478

821,447,204

10. Thu nhập khác

177,441,286


0

11. Chi phí khác

0

0

12. Lợi nhuận khác

177,441,286

0

13. Tổng lợi nhuận trước thuế

(20,746,399)

1,537,381,478

821,447,204

430,466,814

230,005,217

1,106,914,664

591,441,987


14. Thuế thu nhập phải nộp
15. Lợi nhuận sau thuế

(20,746,399)

1,294,311,544

228,006,900

1) Lợi nhuận trước thuế và sau thuế của công ty :
Năm 2007 lợi nhuận trước thuế của công ty là 1,537,381,478 VND
Nguyễn Việt Hải

Lớp: KTPT 47A_QN


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

lợi nhuận sau thế của công ty là : 1,106,914,664
Đến năm 2008 , do ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế thế giới nên
công ty chỉ đạt lơi nhuận 20,746,399 VND , việc công ty không bị lỗ do ảnh
hưởng của suy thoái kinh tế thế giới đã là một thành công của công ty
2) Thuế nộp ngân sách nhà nước :
Năm 2006 công ty nộp thuế thu nhập 230,005,217 VND
Năm 2007 công ty nộp thuế thu nhập 430,466,814 VND
Năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế thế giới công ty đạt
lợi nhuận thấp nên không nộp thuế thu nhập
3) Tiền lương bình quân của công nhân viên :
Tiền lương bình quân của CNV công ty tính đến năm 2008 là ~ 4 triệu

VND/người
Do đặc điểm kinh doanh của công ty là bán hàng tìm kiếm lợi nhuận nên
việc tiêu thụ được sản phẩm hay không cũng ảnh hưởng đến lương của CNV
4) Tổng doanh thu bán hàng của công ty
Năm 2006 là 7,471,557,720 VND
Năm 2007 là 26,868,515,134 VND
Năm 2008 là 35,894,837,176
Như vậy quy mô của tổng doanh thu bán hàng của công ty năm 2008
tăng
>4 lần năm 2006
Điều này chứng tỏ công ty đang đi đúng hướng
* Nhìn vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty cho ta thấy kết
quả kinh doanh của Công ty tăng rất nhanh. Năm 2007 tăng gấp đôi so với
năm 2006. Nguyên nhân có thể là do những năm trước đó đã xảy ra cuộc
khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực Đông Nam Á, làm cho đồng USD
tăng cao và không ổn định, gây ra tâm lý lo lắng cho các chủ đại lý lớn đại
diện cho Minh Châu. Các khoản thuế nộp ngân sách nhà nước không ngừng
tăng lên do lợi nhuận của Công ty cũng tăng lên qua các năm. Năm 2006 là
Nguyễn Việt Hải

Lớp: KTPT 47A_QN


×