Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

kế hoạch tiếp thị cho công ty bánh kẹo á châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 47 trang )

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING
1.1. Khái niệm & bản chất Marketing:
1.1.1. Quan niệm về Marketing.
Có rất nhiều quan niệm về Marketing, tuy nhiên chúng ta có thể chia làm 2 quan
niệm đại diện cho quan niệm truyền thống và quan niệm hiện đại.
- Marketing truyền thống (traditional marketing): Bao gồm các hoạt động sản
xuất kinh doanh, liên quan đến việc hướng dòng sản phẩm từ nhà sản xuất đến người
tiêu thụ một cách tối ưu.
- Marketing hiện đại (modern Marketing): là chức năng quản lý công ty về mặt
tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ việc phát hiện ra và
biến sức mua của người tiêu thụ thành nhu cầu thật sự về một sản phẩm cụ thể, đến
việc chuyển sản phẩm đó đến người tiêu thụ một cách tối ưu.
* Quan niệm Marketing truyền thống phù hợp với giai đoạn thị trường là thị trường
của người bán. Và quan niệm Marketing hiện đại phù hợp với thị trường là thị trường
của người mua.
* Marketing được xem như là việc tổ chức và điều hành các hoạt động kinh tế
hướng vào việc thoả mãn nhu cầu tiêu dùng ở mức độ cao nhất. Như vậy phương châm
của Marketing là chỉ bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái có sẵn, xuất phát từ
lợi ích của người mua. Coi trọng khâu tiêu thụ, phải hiểu biết yêu cầu thị trường cùng
với sự thay đổi thường xuyên của yêu cầu đó cả về số lượng và chất lượng cần thoả
mãn. Muốn biết thị trường và người tiêu dùng cần gì phải tổ chức nghiên cứu tỉ mỉ và
phải có phản ứng linh hoạt.
1.1.2. Các định nghĩa về Marketing
- Hiệp hội Marketing Mỹ: “Marketing là tiến hành các hoạt động kinh doanh có liên
quan trực tiếp đến dòng vận chuyển hàng hoá và dịch vụ từ người sản xuất đến người
tiêu dùng”.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trang 1



-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Viện Marketing của Anh: “Marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ các
hoạt động sản xuất kinh doanh, từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu
dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể đến việc sản xuất ra và đưa các
hàng hoá đến người tiêu dùng cuối cùng, nhằm đảm bảo cho công ty thu được lợi
nhuận dự kiến”
- Học viện quản lý Malaysia: “Marketing là nghệ thuật kết hợp, vận dụng các
nguồn lực thiết yếu nhằm khám phá, sáng tạo, thoả mãn và gợi lên những nhu cầu của
khách hàng để tạo ra lợi nhuận”
- Philip Kotler: “Marketing – đó là một hình thức hoạt động của con người hướng
vào việc đáp ứng những nhu cầu thông qua trao đổi”
 Tóm lại: Marketing là tổng thể các hoạt động của doanh nghiệp hướng tới
thoả mãn, gợi mở những nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường để đạt được
mục tiêu lợi nhuận.
1.1.3. Bản chất của Marketing
Bản chất của hoạt động marketing là một hệ thống các hoạt động kinh tế - là tổng
thể các giải pháp của một công ty trong hoạt động kinh doanh nhằm đạt mục tiêu của
mình; là sự tác động tương hỗ hai mặt của một quá trình thống nhất: Một mặt nghiên
cứu thận trọng, toàn diện nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, định hướng sản xuất
nhằm đáp ứng những nhu cầu đó. Mặt khác, tác động tích cực đến thị trường, đến nhu
cầu hiện tại và tiềm tàng của người tiêu dùng.
1.1.4. Mục tiêu của Marketing

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trang 2


-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Hình 1.1: Mục tiêu của Marketing
1.1.5. Chức năng của Marketing

Hình 1.2: Chức năng của Marketing: phát hiện và thoả mãn nhu cầu khách hàng
1.1.6. Vai trò của Marketing :
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trang 3


-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trong quá trình chuyển từ nền kinh tế tập trung theo kế hoạch, sang nền kinh tế
hướng theo thị trường trong những năm gần đây ta thấy hoạt động của các tổ chức kinh
tế ở nước ta đã có những nét thay đổi rõ rệt. Vai trò chi phối của thị trường đối với hoạt
động của các xí nghiệp càng ngày càng mạnh mẽ.
Điều đó thôi thúc các xí nghiệp cần đến những biện pháp và kỹ thuật Marketing
trong việc tổ chức điều hành và kiểm soát mọi hoạt động của mình. Vai trò của
Marketing đối với hoạt động của xí nghiệp thể hiện trên những điểm sau :
- Giúp khảo sát thị trường, hoạt động sản xuất và tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu của
khách hàng một cách thiết thực.
- Giúp giải quyết tốt mối quan hệ giữa xí nghiệp và thị trường.
- Marketing chính là biện pháp cụ thể hoá kế hoạch kinh doanh tại xí nghiệp.
- Giúp dung hoà tốt các mục tiêu của xí nghiệp.
- Kích thích sự nghiên cứu và cải tiến sản xuất.
1.2. Marketing hỗn hợp
1.2.1. Khái niệm:
Marketing hỗn hợp là sự phối hợp hoạt động những thành phần Marketing sao
cho phù hợp với hoàn cảnh kinh doanh thực tế nhằm củng cố vững chắc vị trí của xí
nghiệp, hoặc của công ty trên thương trường. Nếu sự phối hợp hoạt động những thành
phần Marketing được nhịp nhàng và đồng bộ thích ứng với tình huống của thị trường
đang diễn tiến thì công cuộc kinh doanh của xí nghiệp hoặc của công ty sẽ trôi chảy,

hạn chế sự xuất hiện những khả năng rủi ro và do đó mục tiêu sẽ đạt được là lợi nhuận
tối đa. Nhà quản trị tài năng là nhà tổ chức, điều hành phối hợp các thành phần
Marketing trong một chiến lược chung, đảm bảo thế chủ động với mọi tình huống diễn
biến của thị trường.
1.2.2. Thành phần của Marketing hỗn hợp:
- Sản phẩm (product): Là cơ sở của những kết luận nghiên cứu thị trường nhằm
bảo đảm cung cấp sản phẩm thoả mãn nhu cầu, thị hiếu và các yêu cầu khác xuất hiện
trong quá trình lựa chọn sản phẩm cho người tiêu dùng.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trang 4


-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Giá cả (price): Sản phẩm hay dịch vụ cần phải đạt một mức giá mà trong thời
gian nhất định thuyết phục được trên thị trường người bán, người mua và kể cả đồng
nghiệp của mình.
- Phân phối (place): Là quá trình đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng
qua hai dạng: Các kênh phân phối và phân phối trực tiếp.
- Xúc tiến bán hàng (promotion): Là tập hợp những hoạt động mang tính chất
thông tin nhằm gây ấn tượng đối với người mua và tạo uy tín đối với xí nghiệp, công
ty. Nó được thực hiện thông qua những hình thức như quảng cáo, chào hàng, tổ chức
hội chợ, triển lãm... Những hoạt động yểm trợ phải thích hợp với từng hoàn cảnh, điều
kiện cụ thể nhằm hướng vào phục vụ tối đa những mong muốn của khách hàng. Vì
vậy, biết chọn lựa những hình thức và phương tiện thích hợp cho từng hoạt động yểm
trợ, tính toán ngân sách yểm trợ đối với từng mặt hàng có tầm quan trọng đặc biệt
trong kinh doanh.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trang 5



-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hình 1.3: 4P trong Marketing mix
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến Marketing hỗn hợp:
Hoạt động Marketing hỗn hợp trong kinh doanh được biểu hiện khá uyển chuyển và
linh hoạt. Vì lẽ trong quá trình vận dụng, cơ cấu của Marketing hỗn hợp chịu tác động
bởi nhiều nhân tố chi phối mang tính quyết định, những nhân tố ấy bao gồm :
1.3.1. Uy tín và vị trí của công ty, xí nghiệp trên thị trường: Tâm lý mua hàng của
khách hàng thường theo sự tín nhiệm về nhãn hiệu sản phẩm mà họ quen sử dụng. Sự
tín nhiệm của khách hàng đối với xí nghiệp hoặc công ty thông qua sản phẩm càng lớn
thì uy tín và vị trí của công ty hoặc xí nghiệp trên thị trường càng cao.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trang 6


-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chẳng hạn, cùng một loại sản phẩm do 2 công ty sản xuất ra; sản phẩm của công ty
A chất lượng có thể trội hơn, giá cả có phần rẻ hơn so với sản phẩm của công ty B song
lại khó bán, vì lẽ từ lâu khách hàng đã quen dùng sản phẩm của công ty B nên sản
phẩm của công ty này sản xuất ra dễ dàng chiếm lĩnh thị trường mạnh hơn sản phẩm
của công ty A.
1.3.2. Tình huống của thị trường: Sự hình thành và chuyển hoá từ hình thái thị
trường này sang hình thái thị trường khác trong nền kinh tế thị trường đối với một loại
hàng hoá nào đó sẽ tạo nên những tình huống kinh doanh khác nhau với những ứng
phó không giống nhau giữa các nhà kinh doanh. Chẳng hạn, đối với một loại sản phẩm
ở giai đoạn này nằm trong hình thái thị trường độc quyền, song ở thời kỳ khác có thể
nằm trong hình thái thị trường cạnh tranh. Vì vậy ứng với từng tình huống cụ thể của
thị trường, đòi hỏi nhà kinh doanh phải có những đối sách thích hợp để sao cho sản
phẩm của mình tham gia vào thị trường vừa đạt được lợi nhuận vừa thoả mãn được nhu
cầu.

1.3.3. Vòng đời sản phẩm: Một sản phẩm từ khi xuất hiện trên thị trường cho đến
khi rút khỏi thị trường đều phải trải qua những giai đoạn nhất định. Nội dung hoạt
động kinh doanh ở mỗi giai đoạn khác nhau đều không giống nhau. Sự nhận định sai
về giai đoạn của vòng đời sản phẩm tất yếu dẫn đến việc xây dựng nội dung hoạt động
kinh doanh không đúng và do đó sự thất bại là không thể tránh khỏi.
1.3.4. Tính chất hàng hoá: Căn cứ vào tính chất của mỗi loại hàng hoá mà nhà
kinh doanh có cách tổ chức những hoạt động kinh doanh thích hợp. Thật vậy, nếu tổ
chức kinh doanh mặt hàng thực phẩm, nhân viên bán hàng không cần thiết phải am
hiểu kỹ thuật chế biến và mặt hàng được bày bán trong các cửa hàng tổng hợp. Ngược
lại, nếu kinh doanh mặt hàng điện máy đòi hỏi phải có cửa hàng chuyên dụng và nhân
viên giới thiệu mặt hàng phải am hiểu kỹ thuật và công nghệ...
1.4. Khái niệm về chiến lược Marketing
1.4.1. Khái niệm chiến lược và hoạch định chiến lược
 Chiến lược là gì
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trang 7


-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp là một chương trình hành động
tổng quát hướng đến việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Chiến lược không
nhằm vạch ra một cách chính xác làm thế nào để có thể đạt được những mục tiêu vì đó
là nhiệm vụ vô số các chương trình hỗ trợ, các chiến lược chức năng khác. Chiến lược
chỉ tạo ra cái khung để hướng dẫn tư duy hành động.
Chiến lược là những mục tiêu chính sách cũng như các kế hoạch chủ yếu để đạt
được các mục tiêu đó, nó cho thấy rõ doanh nghiệp đang và sẽ thuộc vào lĩnh vực kinh
doanh nào.
 Hoạch định chiến lược
Hoạch định chiến lược là phân tích quá khứ để xác định trong hiện tại những
điều cần phải làm trong tương lai. Hoạch định chiến lược trình bày những mục tiêu mà

doanh nghiệp muốn đạt được, những cách thức và nguồn lực cần phải có để đạt được
những mục tiêu, nhân sự thực hiện và thời gian cần thiết để tiến hành. Nói cách khác
hoạch định chiến lược phải trả lời các câu hỏi: doanh nghiệp muốn cái gì? cần cái gì?
Làm như thế nào? Ai làm và khi nào?
 Bản chất của chiến lược Marketing.

Hoạch định chiến lược marketing là một tiến trình quản trị, nhằm phát triển và
duy trì sự thích nghi chiến lược giữa một bên là các mục tiêu và khả năng của doanh
nghiệp, và bên kia là các cơ hội marketing đầy biến động. Nó dựa vào sự triển khai ý
định kinh doanh vững chắc, những mục tiêu marketing phù hợp, trên cơ sở phân tích
môi trường marketing (sản phẩm, thị trường và cạnh tranh) thiết lập những chiến lược
hoạt động có tính liên kết.
Chiến lược marketing là sự lí luận (logic) m nhờ đó một đơn vị kinh doanh hy
vọng đạt được các mục tiêu marketing của mình. Chiến lược marketing bao gồm các
chiến lược chuyên biệt liên quan đến những thị trường mục tiêu, marketing-mix và
ngân sách marketing
Do chịu tác động của nhiều yếu tố, nên khi xây dựng chiến lược marketing phải
xuất phát từ nhiều căn cứ khác nhau. Có 3 căn cứ chủ yếu người ta gọi là tam giác
chiến lược là:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trang 8


-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Căn cứ vào khách hàng;
- Căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp;
- Căn cứ vào đổi thủ cạnh tranh.
1.4.2. Vai trò của chiến lược Marketing
Chiến lược marketing vạch ra những nét lớn trong hoạt động marketing của một
doanh nghiệp, từ việc lựa chọn chiến lược phát triển, chiến lược cạnh tranh cho đến

việc xây dựng các chương trình hoạt động cụ thể thích hợp, nhờ đó một đơn vị kinh
doanh hy vọng đạt được các mục tiêu marketing của mình.
Chiến lược marketing là một chiến lược chức năng, nó được xem là một nền
tảng có tính định hướng cho việc xây dựng các chiến lược chức năng khác trong doanh
nghiệp như chiến lược sản xuất, chiến lược tài chính...
1.5. Tiến trình hoạch định chiến lược Marketing
Hoạch định chiến lược marketing của doanh nghiệp là một bộ phận của hoạch
định chiến lược doanh nghiệp, được thực hiện theo một tiến trình thống nhất bao gồm
các giai đoạn chủ yếu sau: Xác định nhiệm vụ kinh doanh, xác định mục tiêu kinh
doanh, định dạng chiến lược phát triển, hoạch định chiến lược marketing.
1.5.1. Xác định nhiệm vụ của doanh nghiệp
Nhiệm vụ kinh doanh tổng quát của doanh nghiệp thường được nêu lên ngay từ
lúc khởi đầu. Một doanh nghiệp ra đời là để thực hiện một sứ mệnh nào đó. Nhưng
cùng với sự biến của môi trường kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp về qui
mô về thị trường thì nhiệm vụ đặt ra cho nó cũng thay đổi.
Theodore Levitt cho rằng, công việc kinh doanh phải được xem như một tiến
trình thoả mãn khách hàng, chứ không phải một tiến trình làm ra sản phẩm. Cùng với
thời gian, sản phẩm và kỷ thuật chế tạo nó sẽ trở nên lỗi thời, nhưng những nhu cầu cơ
bản của con người có thể vẫn tồn tại mãi mãi.
Cần tránh việc xác định nhiệm vụ kinh doanh quá rộng hay quá hẹp. Mỗi bước
mở rộng có thể mang lại những cơ may mới nhưng đồng thời nó cũng đưa doanh
nghiệp đi đến những cuộc phiêu lưu thiếu thực tế, vượt quá khả năng của mình.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trang 9


-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1.5.2. Xác định mục tiêu của doanh nghiệp
Nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp cần phải được chuyển thành một loạt
các các mục tiêu cho các cấp quản trị. Mỗi nhà quản trị có những mục tiêu và có trách

nhiệm thực hiện chúng ở cấp của mình.
Hệ thống mục tiêu này được gọi là quản trị theo mục tiêu.
1.5.3. Định dạng chiến lược kinh doanh
Xuất phát từ nhiệm vụ và mục tiêu của doanh nghiệp, các nhà quản trị cần quyết
định xem nên kinh doanh trong ngành nào và sản phẩm gì?- tức là xác định danh mục
kinh doanh phù hợp nhất với điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp trước các cơ
hội và đe doạ từ môi trường kinh doanh. Doanh nghiệp phải tiến hành: (1) Phân tích
tình hình kinh doanh hiện tại, (2) Triển khai các chiến lược phát triển nhằm đưa thêm
những sản phẩm mới vào danh mục kinh doanh của doanh nghiệp.
* Phân tích tình hình kinh doanh hiện tại
Mục đích của việc phân tích danh mục kinh doanh là nhằm xác định xem các
ngành và các sản phẩm nào hiện đang tăng trưởng mạnh và có khả năng sinh lời cao để
tập trung nguồn lực phát triển chúng, đồng thời phát hiện ra những ngành và những sản
phẩm đang suy giảm và mức sinh lời thấp cần rút dần ra hay phải loại bỏ chúng ra khỏi
doanh mục kinh doanh của doanh nghiệp.
- Bước đầu tiên là doanh nghiệp cần nhận dạng những đơn vị kinh doanh chiến
lược (SBU) tức là các ngành hay các sản phẩm chủ yếu đang tạo nên sự thành công
- Tiếp theo, doanh nghiệp cần xác định được tính hấp dẫn của các SBU khác
nhau, trên cơ sở đó quyết định sẽ đầu tư cho SBU bao nhiêu là thích đáng.
- Cuối cùng là chỉ ra cho doanh nghiệp khả năng sử dụng tốt nhất sức mạnh của
mình, để khai thác có hiệu quả nhất các cơ hội thị trường
Có nhiểu phương pháp để đánh giá tính hấp dẫn của SBU và phải quyết định
xem phải hỗ trợ cho các SBU ấy bao nhiêu là thích đáng.
* Phương pháp phân tích ma trận SWOT
Thực chất của phương pháp này là phân tích điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và đe
doạ đối với hoạt động marketing của doanh nghiệp.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trang 10


-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------


SWOT được ghép từ các chữ Strenght (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu),
Opportunities (cơ hội), Threats (đe doạ).
Mục đích của phân tích SWOT là so sánh từ những cặp phối hợp từ các điểm
mạnh, điểm yếu với cơ hội và đe doạ thích ứng tác động đến doanh nghiệp.
Ma trận SWOT được xây dựng bằng cách liệt kê, đánh giá và tổng hợp các yếu
tố nội tại của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (điểm mạnh, điểm yếu) và các
yếu tố bên ngoài của môi trường kinh doanh (những cơ hội, đe doạ). Sau đó sẽ so sánh
những cặp kết hợp có liên quan đến tìm ra những cặp phối hợp logic. Các cặp phối hợp
logic sẽ cho phép xem xét những phương án khác nhau của chiến lược doanh nghiệp.
Doanh nghiệp do đó, SWOT là sự tóm lược các yếu ảnh hưởng để phân tích chiến lược
doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY BÁNH KẸO Á CHÂU
& CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY
2.1. Công ty bánh kẹo Á Châu
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trang 11


-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2.1.1. Lịch sử hình thành công ty
Khởi đầu là một cơ sở nhỏ ở Q.11 Tp HCM từ năm 1989 với cách làm bánh theo
kiểu thủ công, sản xuất và quản lý là những thành viên trong gia đình. Thời kỳ đầu
khởi nghiệp, toàn bộ từ khâu trộn bột cho đến nướng bánh đều làm bằng tay và sử dụng
lò nướng tự chế bằng đất sét. Khi sản xuất ra sản phẩm, hằng ngày ông chủ phải trực
tiếp mang đi chào bán ở thị trường.
Với quy mô nhỏ, thủ công, năng suất thấp, trình độ tay nghề hạn chế nhưng dần dần
từng bước, qua một quá trình tích luỹ vốn và kinh nghiệm DN đã tự đầu tư nâng cấp
trong tất cả các mặt, trang bị máy móc hiện đại, tiếp thu trình độ kỹ thuật chuyên ngành

bánh của các nước trên thế giới để đạt chất lượng và năng suất cao.
Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa, các doanh nghiệp trong nước được phép ra
nước ngoài để học hỏi, giao lưu kinh nghiệm. Năm 1993, Ông Kao Siêu Lực đã được
tập đoàn Rheon mời sang Nhật tham quan. Trong thời gian ở Nhật, Ông được giới
thiệu máy móc thiết bị và cung cấp kỹ thuật làm bánh hiện đại .
Trở về Việt Nam, Ông áp dụng công nghệ kỹ thuật mới của Nhật vào sản xuất tại
cơ sở của mình nhưng Ông còn phải nghiên cứu để phù hợp vơi khẩu vị Việt Nam.
Chiếc bánh “ Dừa lưới” của Ông lúc đó là một thành công tuyệt vời mà nhiều cơ sở
làm bánh tại thành phố Hồ Chí Minh mơ ước.
Danh tiếng của Ông Kao Siêu Lực gắn liền với thương hiệu Đức Phát thời ấy. Các
cửa hàng của Ông phát triển theo từng năm rồi từng tháng nhưng vẫn không đáp ứng
đủ cho nhu cầu thị trường thời bấy giờ. Khách hàng muốn nhận bánh của Ông về phân
phối lẻ lại phải xếp hàng và chờ đợi rất lâu.
Từ thực tế đó, Ông tự nhận thấy phải xây dựng nhiều cửa hàng hơn nữa và nâng
cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội ngày càng cao. Ông tiếp tục đi
ra nước ngoài học hỏi nhiều hơn nữa vì tiêu chí “ Chất lượng”.
Năm 2000, Ông đã tham dự khoá học về Công nghệ Bánh mì 6 tuần do Hội Lúa
mạch Mỹ tổ chức tại Thái Lan. Trở về nước, kiến thức về nghề Bánh càng thêm phong
phú dồi dào. Ông là một trong rất ít người vừa là Chủ vừa là Thợ ở Việt Nam nắm
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trang 12


-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

được nguyên tắc chọn nguyên liệu và bột mì thích hợp cho từng loại bánh để vừa đạt
chất luợng vừa thu lợi nhuận cao.
Các tiệm bánh của Ông càng ngày càng phát triển nhiều hơn với kỹ thuật và công
thức bánh thống nhất do Ông điều hành.
Sự nghiệp phát triển vang dội nhưng Ông chủ Kao Siêu Lực lại không may mắn
trong chuyện gia đình. Một bước ngoặt lớn xảy ra trong đời, Ông chia tay thương hiệu

Đức Phát và để lại cho người vợ cũ. Một lần nữa Ông phải khởi nghiệp lại từ một
thương hiệu mới mang đầy tâm huyết của Ông và cô con gái đầu lòng vừa trở về từ
Singapore với bằng chuyên ngành Công nghệ Thực phẩm.
DNTN BÁNH KẸO Á CHÂU được sáng lập bởi ông Kao Siêu Lực, hiện là tổng
giám đốc của ABC Bakery. ABC Bakery gọi tắt từ những chữ ASIA BAKERY &
CONFECTIONERY ( BÁNH KẸO Á CHÂU ).
Địa Chỉ : 545 Kinh Dương Vương - P. An Lạc, Q. Bình Tân, TP. HCM
Điện Thoại : 84.8.7 520 857 / Fax: 84.8.7 520 858
E-mail :
Website :
Logo công ty

Hệ Thống Các Cửa Hàng Của ABC Bakery


Quận Bình Tân



Quận 11



Quận 1



Bạch Đằng - Q. BT




Quận Thủ Đức



Âu Cơ - Quận Tân Phú



Quận 5



Quận Tân Bình

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trang 13


----------------------------------------------------------------------------------------------------------------•

Xô Viết Nghệ Tĩnh - Q. BT



TP Mỹ Tho



Lê Văn Sỹ - Quận 3




Q. Bình Chánh



Quận 6



Nha Trang



Vũng Tàu



Campuchia



Quận 9



Bến Tre

2.1.2. Những hoạt động của công ty
2.1.2.1. Hoạt động chính:

 Cung ứng bên trong: Các nguyên liệu thô được chuyển đến công ty bằng xe tải
trước đó phải được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ hợp lý
 Hoạt động: Hầu hết bánh mì tươi của ABC được sản xuất trong cửa hàng. Các sản
phẩm đóng gói sẵn được sản xuất tại một nhà máy đặt tại Bình Tân.
 Cung ứng bên ngoài: tất cả sản phẩm tươi làm ra được bán ngay trong các cửa
hàng ABC. Các sản phẩm đóng gói sẵn được lưu trữ trong nhà kho cũng ở Bình
Tân. Tất cả đều được phân phối cho các siêu thị (Co.op Mart, Maximart, Lotte
mart) và các nhà bán lẻ xung quanh khu vực nông thôn và thành thị
 Tiếp thị và bán hàng: các chương trình khuyến mãi cho khách hàng được áp dụng
trực tiếp cho khách hàng, nhiều chương trình xúc tiến thương mại cho các nhà bán
lẻ và các hoạt động PR để tăng sự nhận biết thương hiệu .
 Dịch vụ: Giao hàng miễn phí cho các đơn đặt hàng lớn, cung cấp dịch vụ thiết kế
bánh mì tươi trong các bữa tiệc buffet và cung cấp bột đông lạnh cho các tiệm
bánh khác
2.1.2.2. Những hoạt động hỗ trợ:
 R&D & Q&C: Chất lượng & sự nghiên cứu được kiểm soát chặt chẽ bởi các phòng
thí nghiệm tiên tiến được trang bị nhiều máy móc hiện đại.
 Quản lý nguồn nhân lực: tất cả nhân viên lành nghề đều được đi tâp huấn ở nước

ngoài, được đào tạo bởi các chuyên gia bánh mì nước ngoài. Ngoài ra, để đảm bảo
chất lượng, những kỹ sư Công nghệ Thực phẩm Singapore được mời để giám sát
các phòng thí nghiệm.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trang 14


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Quản lý công nghệ : Hầu hết máy móc và thiết bị được nhập khẩu, đặc biệt là các

lò máy và cán bột được kiểm soát bởi chương trình của Thụy Sĩ. Phòng thí nghiệm
được đầu tư $ 200.000 USD đáp ứng tiêu chuẩn ISO.

 Đấu thầu: mua nguyên liệu đầu vào chủ yếu là từ nước ngoài và các nhà cung cấp
đáng tin cậy. (ví dụ như Vissan, CP, Vinamilk)..
2.1.2.3. Thị trường:
• Trong nước:
- Bánh mì tươi của ABC Bakery chiếm tỉ trọng không nhỏ trên thị trường, được
tiêu thụ rộng khắp trong TP HCM và các tỉnh miễn Đông, miền Tây Nam bộ.
- ABC Bakery là nhà cung cấp bánh Hamburger, Hotdog, Pie cho hệ thống tập
đoàn kinh doanh thức ăn nhanh nổi tiếng trên thế giới đặt tại TP. HCM và Hà Nội như :
KFC, LOTTERIA, JOLLIBEE…..
- ABC Bakery còn cung cấp bánh mì tơi ( Bread crumb ) cho các công ty Thuỷ sản
trong nước và nước ngoài có trụ sở tại VN.
• Ngoài nước:
- Chất lượng của thương hiệu ABC Bakery đã được thị trường quốc tế chấp nhận,
sản phẩm bánh mì baguette đặt theo quy cách của khách hàng đã xuất đều đặn vào thị
trường Nhật từ năm 2005 đến nay. Bánh Trung Thu cũng đã thâm nhập vào thị trường Úc,
Mỹ, nhiều lô hàng đặc biệt như bánh kem đã vào thị trường Mỹ và được phân phối ở các
nhà hàng Buffet. Bánh đông lạnh xuất sang Campuchia và dự kiến tháng 9/ 2007, ABC
Bakery sẽ xuất lô hàng đầu tiên sang Anh Quốc

2.1.3. Phân tích PEST tác động đến ngành công nghiệp bánh kẹo

• Kể từ khi được là thành viên WTO, một số
mức thuế nhập khẩu đặc quyền thi hành chính
sách của WTO chẳng hạn như giảm thuế cho
13,4% trên tất cả các mặt hàng nhập khẩu
(vietnamembassy-usa.org))
 thuận lợi cho nhập khẩu đầu vào của ABC.
• Do vấn đề melamine quan trọng, nhập khẩu
• bánh
Dân số

trẻ ngày càng tăng  sẵn sàng để ăn
của Trung Quốc và Malaysia bị cấm
thức
ăn
được
ưa trong
chuộng
 thương
hiệu
nước được ưa thích
• Nhóm
này
cũng
đánh
giá cao vấn đề xanh
hơn.



Lãi suất cho vay được hạ xuống và chương
trình trợ cấp cho vay được cung cấp để
giúp nền kinh tế thông qua cuộc suy thoái
tài chính toàn cầu  tăng cạnh tranh trong
nước
• Lạm phát các sản phẩm bán ra đều giá cao
 ảnh hưởng đến quá trình định giá
Ngày nay, các cửa hàng bánh chạy đua với
nhau để áp dụng các công nghệ tốt nhất để
cho môi trường  ưu tiên ABC vì không
sản xuất các sản phẩm với chất lượng tốt

dùng bao bì nhựa
nhất
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------• Con người có xu hướng thích các sản phẩm
 ABC phải cập nhật, thay đổi và cách
lành mạnh và tươi
mạng hóa các hoạt động..
Trang 15


-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trang 16


2.1.4. Mục tiêu của công ty
2.1.4.1 Mục tiêu chung :
- Mở ít nhất 3 cửa hàng / thị trường / năm ở các thị trường miền Trung và Bắc
- Tiếp cận hơn 10.000 nhà bán lẻ trên toàn quốc vào cuối năm 2013
- Tăng khối lượng xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, và Vương quốc Anh
30% vào năm 2012


Mục tiêu đầu tiên là ưu tiên vì ABC muốn có độ bao phủ lớn trên toàn quốc

2.1.4.2 Mục tiêu Marketing:
- Thương hiệu ABC được nhận biết 100% vào cuối năm 2010
- Tăng 10% thị phần vào năm 2012
- Đạt 50% doanh số bán hàng từ nhóm khách hàng mới vào năm 2013
 Mục


tiêu đầu tiên là quan trọng nhất để hoàn toàn loại bỏ sự nhầm lẫn giữa Đức

Phát và ABC
2.1.4.3 Mục tiêu tài chính
- Nâng cao doanh số bán hàng hàng gấp 6 lần trong quý II năm 2011
- Duy trì tỷ lệ ROI trong phạm vi 30% - 40% vào cuối năm 2013
- Tăng 150% thu nhập ròng năm 2013
 Mục

tiêu ban đầu là quan trọng để góp phần mở rộng thị phần

2.1.4.4. Tình hình lợi nhuận công ty qua 3 năm

Biểu
hìnhdùng
lợi nhuận
của công
năm
2.1.5. Những
yếuđồtố2.1:
dẫnTình
đến tiêu
sản phẩm
bánh ty
mìqua
tươi3 tại
HCM


- Thị trường: Mặc dù ngành bánh kẹo của Việt Nam đã tồn tại trong nhiều thập kỷ,

nhưng nó chưa được coi là một ngành công nghiệp phát triển bởi vì hầu hết các nhà sản
xuất không có các quy trình sản xuất cũng như không được trang bị đầy đủ lực lượng lao
động có tay nghề. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sự xuất hiện của hai tiệm bánh
địa phương và nước ngoài đã được đáng chú ý hơn như Kinh Đô, Hỷ Lâm Môn, Tous Les
Jous, và Broadard. Tất cả đều đầu tư lớn về vốn, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cùng
với sự đa dạng các chiến lược tiếp thị làm cho thị trường bánh kẹo hiện nay cạnh tranh
hơn bao giờ hết.
Căn cứ vào biểu đồ dưới đây, ngành công nghiệp hiện nay là độc quyền, trong đó có
một số lượng lớn các công ty nhỏ, sản phẩm không giống hệt nhau và các rào cản nghành
tương đối thấp. Chiếm 11,5% tổng thị phần bánh kẹo, phân khúc bánh mì tươi hứa hẹn
mở rộng trong tương lai gần.

Hình 1.4: Tỷ trọng bánh mì tươi trong thị trường bánh kẹo năm 2008
(Sao chép lại từ Công ty Cổ phần Chứng khoán Hồ Chí Minh 2008)
- Địa lý: Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố đông đúc nhất tại Việt Nam với
dân số dày đặc khoảng 7,2 triệu (Theo tổng cục Thống kê Việt Nam, 2009), là một vùng
đất giàu đầy tiềm năng cho mọi doanh nghiệp. Vì vậy, sự nổi lên theo cấp số nhân của
nhiều công ty bánh kẹo trong nước và quốc tế đã nói lên một thị trường rất sôi động &
tiềm năng.


- Dân số: Biểu đồ kim tự tháp dưới đây cho thấy rằng dân số của Việt Nam đa số là
dân số trẻ khi nhóm dưới 15 đến 34 tuổi chiếm gần 65% tổng dân số (MindShare, 2009).
Người lớn có đam mê với công việc của họ và thanh thiếu niên thì bận rộn với việc học
tập & nghiên cứu, vì vậy đa số họ sẵn sàng dính vào các bữa ăn nhanh để tiết kiệm thời
gian đáng kể. Phần còn lại thì bỏ qua bởi vì họ có xu hướng ý thức về các loại thực phẩm
tinh bột, giàu năng lượng được coi là dễ dàng gây ra các bệnh như tiểu đường, hoặc
cholesterol cao.

Hình 1.5: Biểu đồ dân số theo độ tuổi tại Việt Nam

(Nguồn từ MindShare (2009))
- Thu nhập: Căn cứ trên biểu đồ thanh, tầng lớp trung lưu có thu nhập trong phạm vi 2
- 7 triệu đồng chiếm 62% của tốc độ tăng trưởng trong tổng thu nhập, đặc biệt là lớp trên
trung bình (4 - 7 triệu) sẽ mở rộng trong tương lai gần (theo ACNielsen, 2009). Hơn nữa,
GDP bình quân đầu người Việt Nam là khoảng 2.900 USD (theo CIA, 2009). Những yếu
tố này thúc đẩy các tiêu chuẩn sống và sức mua cao trên hầu hết các lĩnh vực, và do đó,
việc thoải mái chi tiêu cho các sản phẩm đã sẵn sàng để ăn. Dưới 2 triệu đồng nhóm là
loại bỏ những người này có xu hướng rộng tiền một cách khôn ngoan vào thức ăn nhanh.
Cho đến nay, các lớp còn lại (> 7 triệu đồng) luôn luôn thích các sản phẩm cao cấp, cũng
sẽ được bỏ qua.


Hình 1.6: Khảo sát mức thu nhập tại HCM & Hà Nội
Nguồn từ AcNielsen (2009)
- Tâm lý: Ăn uống bên ngoài để không tốn nhiều thời gian nấu nướng đã trở thành một
thói quen. Thỉnh thoảng, họ muốn thưởng thức một bữa ăn ngắn và thuận tiện chứ không
phải là một tốn nhiều thời gian trong việc nấu ăn. Với một số gia đình hiện đại ngày này
thì bữa ăn tức thời và nhanh chóng là một lựa chọn tối ưu, do đó bánh mì tươi được chọn
để đa dạng hoá các bữa ăn và tiết kiệm thời gian.
- Hành vi: Những dịp đặc biệt như Ngày Quốc tế Thiếu nhi, Ngày gia đình và Giáng
sinh nhiều chương trình được xúc tiến để đẩy nhanh việc bán bánh. Khách hàng có thể
tìm đến thương hiệu ABC vì hương vị ngon miệng, nhiều chủng loại bánh mì và các
chương trình giảm giá thú vị. Tình trạng trung thành của người mua bánh mì được thì
thấp do đó việc chuyển đổi giữa các thương hiệu là dễ dàng.
2.1.6. Phân tích những đối thủ cạnh tranh của công ty
* Đối thủ cạnh tranh không trực tiếp


Đức


Phát

được Cũng cung cấp các loại Tầng lớp trung • Tên thương hiệu lâu đời và • Mạng lưới phân phối nhỏ

thành lập vào năm bánh mì tươi.

lưu, trẻ em và

nổi tiếng tại thành phố Hồ

dù được thành lập lâu đời

1989.Đối
Hiện
thanh
thiếuhàng
niên
thủ nay,
Sản phẩm
Khách
Điểm
yếuhàng trên
Chí Minh
từ mạnh
giai đoạn đầu.
(chỉ có Điểm
10 cửa
Kinh
thành
lập Phục vụ các loại bánh: Tầng lớp trung •• Đạt

gia nhiều ngành công
nhiềuthức
giải thương
thưởng quan
Nhận
hiệu Tham
nó là Đô
thuộc
sở hữu
toàn quốc)
vào
tài chính, bất
Không như
có website.
trọng
Cúpkhách
vànghàng
của •nghiệp
mạnh,như
nhiều
của năm
vợ cũ1996.
của ông bánh mì tươi, bánh mì lưu, trẻ em và
•động
Thương
hiệu
ảnh hưởng
sản và
thựcbịphẩm
bánh

mìthành.
Việt..
trung
Kao Siêu Lực sau ngọt, bánh mì muối. thanh thiếu niên
• Sở hữu một trang web tiêu
cựctrung
sau vụ
ly phân
hôn. khúc
Ngoài ra còn có bánh
Ít tập
vào
vụ ly hôn.
• Các chiến dịch của công ty
đầy đủ thông tin & hữu bánh mì tươi và trong dài
trung thu, bánh nướng,
bị giới hạn
ích
bánh cookies, đồ ăn nhẹ,
hạn, chất lượng sản phẩm có
• Sở hữu mạng lưới phân
và bánh quy giòn…
thể sẽ giảm.
phối lớn nhất với 200
nhà phân
phối
và • Kênh phân phối nhỏ (chỉ có
Môn Cung cấp một lượng lớn Khách hàng có • Thương
hiệu lâu
đời và

200.000
nhà bán
lẻ trên
được thành lập bánh mì tươi với mức thu nhập thấp &
mạnh
mẽ trong
cả khu
vực 6 cửa hàng ở thành phố Hồ
toàn thịquốc.
(Kinhdo.vn
vào 10/ 1984.
giá tương đối cạnh tranh. thích các sản
thành
và nông
thôn.
Chí Minh và một số tỉnh)
Hỷ

Lâm

nhiều sản phẩm mới • Website thì không có nhiều
2010)
phẩm có tính kinh • Rất
• được
Xuấttung
khẩu
ra sản
hàngphẩm
năm. đến thong tin & kém hấp dẫn.
tế.

• Chiến
dịchgiatiếp
35 quốc
trênthị
toànđược
thế
đổi
mớinhư
và Hoa
thực Kỳ,
hiện Châu
hàng
giới
năm.
dụ như
bánhĐông,
Noel
Âu, (víÚc,
Trung
lớn
nhất trong
năm Loan.
2005
Singapore
và Đài
và(Kinhdo.vn
bánh trung2010)
thu khổng lồ
• trong
Các năm

nhà 2007)
máy được trang

Tous

Les

Jours Phục vụ nhiều lựa chọn Tầng lớp trung • Một
thương
rấtđược
nổi • Chưa có website cho thị
bị công
nghệhiệu
tối ưu

chính thức thâm đa dạng của châu Á và lưu trở lên vì giá
nhập Việt Nam phương Tây: bánh mì thành

cao

nhất

tiếng
bấtnhận
chấpcủaviệc
xâm
chứng
tổ chức

nhập

thị trường
BVQI
và đạt muộn.
ISO 9001
trí cửa hàng bắt mắt.
vào giữa tháng 6 tươi, bánh mì và đồ trong
số
các • Trang
(vào năm 2000)
• Phong cách phục vụ
năm 2007. Đó là uống.
thương hiệu khác..
chuyên nghiệp & tất cả
một tiệm bánh
nhân viên đều thân thiện.
Hàn Quốc.
• Vệ sinh thực phẩm được

trường Việt Nam.
• Giá cao phần nào thu hẹp
sự phân đoạn thị trường.


* Đối thủ cạnh tranh không trực tiếp:
Đối thủ
Sản phẩm
Khách hàng
Điểm mạnh
Điểm yếu
Pizza Hut chính thức Chủ yếu cung cấp các Tầng lớp trung lưu và • Cửa hàng nằm tại các • Không cung cấp giao hàng

bước vào Việt Nam loại bánh pizza, và thượng lưu, gia đình,

khu vực đông đúc

trong tháng một năm thức ăn phương Tây trẻ em và thanh thiếu

(Quận 1, 5, Diamond,

miễn phí.
• Hạn chế quảng cáo trên các

2007. Đây là một như

Now Zone, Maximark,

phương tiện thông tin đại

Lotte Mark, Big C,

chúng .
• Chiến lược giá cả và chất



ống,

mì niên.

trong những thương spaghetti, salad, và thịt
hiệu nổi tiếng nhất gà.

Hoa Kỳ & thế giới về
bánh pizza…

Parkson, Vincom).
• Trang web có nhiều
thông tin và thân thiện
với người sử dụng.
• Được hỗ trợ mạnh bởi
công

ty

mẹ-YUM!

Brand.
• Nhập khẩu thiết bị và
nguyên liệu đầu vào.
• Hệ thống phân phối
rộng rãi (12 cửa hàng
trong tổng số và kế
hoạch sẽ mở rộng)

lượng cao làm cho nó khó
khăn để tiếp cận với tầng
lớp thấp hơn.


Bánh mì Bistro được Phục vụ nhiều lựa Tầng lớp trung lưu và • Cung cấp giao hàng • Mạng lưới phân phối yếu
thành lập vào ngày 1 chọn như bánh mì, thanh thiếu niên
tháng 6 năm 2007.


món ăn phụ, đồ uống,
và tổ chức party

miễn phí qua số điện

(chỉ có 2 cửa hàng ở RMIT

thoại miễn phí.
và Phú Mỹ Hưng)
• Công nghệ & nguyên • nhận thức thương hiệu yếu
liệu được nhập khẩu
do thiếu chiến thuật tiếp thị.
• Phương pháp phương • Không có website.
Tây được áp dụng để

nướng bánh mì
Bready được thánh Chủ yếu là cung cấp Tầng lớp trung lưu, gia • Cung cấp giao hàng • Số cửa hàng còn hạn chế
lập vào năm 2007.

sự đa dạng của bánh đình và thanh thiếu
mì tươi, món ăn phụ, niên.
thực

phẩm

phương

Tây và đồ uống.


miển phí.
• Bánh mì tươi sẽ được

(chỉ có 3 cửa hàng ở Võ

nướng khi khách hàng

Văn Sỹ)
• Website vẫn chưa xây dựng

đặt hàng.

Văn Tần, Mạc Đĩnh Chi, Lê

xong.
• Thiếu chiến thuật tiếp thị
nhận biết thương hiệu yếu.
Nhìn chung, Kinh Đô nắm giữ thị phần lớn nhất, hệ thống phân phối mạnh mẽ và nhận thức thương hiệu mạnh, là đối thủ
cạnh tranh trực tiếp lớn nhất với ABC. Nếu ABC có thể vượt qua đối thủ lớn nhất này, các đối thủ còn lại là không đáng kể. Hơn
nữa, hương vị bánh mì ABC nên được thường xuyên đổi mới, chăm sóc khách hàng tốt hơn để ngăn chặn các khách hàng mục tiêu
chuyển đổi sang sản phẩm thay thế khác.


2.2. Phân tích thực trạng công ty
2.2.1. Phân tích SWOT của công ty & môi trường xung quanh
Là công ty đầu tiên của Việt Nam dám đầu tư 200,000$ cho việc
nghiên cứu & kiểm định
Sau khi chia tách từ Đức Phát Bakery thương hiệu nổi tiếng nhất
ở Sài Gòn trong những năm 1980 ABC kế thừa danh tiếng
trong quá khứ và một số lượng khách hàng trung thành nhất

Thiếu nỗ lực tiếp thị không thể có được nhận thức
định
của khách hàng một cách tối đa nhất
Chủ sở hữu ABC, ông Kao Siêu Lực, là một thợ làm bánh có tay
Dịch
vụ khách hàng và thái độ của nhân viên với
nghề  sản phẩm chất lượng cao & được đảm bảo
khách
hàng không chuyên nghiệp so với Tous Les
Sở hữu đội ngũ nhân viên trung thành đã theo ông từ những ngày
Jours và các đối thủ tiềm năng khác
đầu thành lập, đặc biệt với 2 người con, một người có kiến thức
về quản trị kinh doanh và một người có kiến thức về thương
Ngân sách hạn chế để mở rộng hệ thống phân phối
mại Bakery Cam kết mạnh mẽ để thành côn
ở miền Bắc và Trung của Việt Nam
Là một công ty duy nhất đã được cấp phép sử dụng hình ảnh
Disney trong các sản
Cửa hàng đang có chiến lược nằm ở các khu vực đông đúc của
thành phố Hồ Chí Minh  lợi thế vị trí

GDP bình quân đầu người tiếp tục  định mức tiêu xài
cũng tăng lên
Jollibee, Lotteria, KFC có ý định tăng số lượng các cửa
hàng khoảng 100 trên toàn quốc. ABC là nhà cung
cấp chính của các chuỗi thức ăn nhanh. ABC có
triển vọng rất lớn là một trong những nhà cung cấp
bánh mì tươi lớn nhất trong thị trường Việt Nam
Thị trường bánh mì tươi vẫn rất hấp dẫn tại một số
thành phồ như Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, hải Phòng

Người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang một lối sống
lành mạnh trong đó bao gồm các sản phẩm tươi và bổ
dưỡng mà ABC sẽ cung cấp

Sự cạnh tranh của ngành công nghiệp bánh kẹo là
khốc liệt hơn bao giờ hết khi các công ty đa quốc
gia ngày càng tăng
Giá cả leo thang dẫn đến việc định giá các sản phẩm bán
ra tăng
“Dịch heo tai xanh”  giảm doanh số bán hàng của bánh
mì muối
Hầu hết các đại siêu thị (ví dụ như Metro, Big C) bán
tiệm bánh trong cửa hàng của riêng họ và do đó họ
không muốn bán các sản phẩm ABC  gia tăng cạnh
tranh trực tiếp

Nhìn chung, sức mạnh quan trọng nhất của ABC là sở hữu phòng thí nghiệm chuyên
sâu qua mặt các đối thủ khác, hình ảnh sản phẩm nổi bật trong mắt của khách hàng. Trong
khi đó, điểm yếu quan tâm nhất là việc thiếu các chiến dịch tiếp thị có thể dẫn đến sự lãng
quên thương hiệu với khách hàng trong dài hạn. Về cơ hội, sự kết hợp của nền kinh tế
thay đổi nhanh chóng và GDP bình quân đầu người ngày càng tăng cao dẫn đến lực lượng
khách hàng chi tiêu để mua các sản phẩm tăng nhanh chóng. Việt Nam gia nhập WTO
kêu gọi chính phủ cởi mở trong hoạt động kinh doanh và do đó, ABC sẽ có một tiềm năng
rất lớn để lấy thị phần và tấn công thị trường tiềm năng. Ngược lại, ABC phải đối mặt với


các mối đe dọa ngày càng tăng trước các đối thủ cạnh tranh nước ngoài luôn nổi bật tại
các thành phố lớn.
2.2.2. Phân khúc thị trường
Nhìn chung, khách hàng mục tiêu của công ty là thanh thiếu niên & trẻ em ( từ 15 – 34

tuổi), mức thu nhập trung bình (2-4 triệu) & trên trung bình (4-7 triệu).

Hình 1.7: Chiến lược tiếp thị dựa trên phân khúc thị trường
Chiến lược tiếp thị không khác biệt giữa các nhóm đã được lựa chọn. Có nhiều lý do
để lựa chọn phương pháp này. Thứ nhất, nó tiết kiệm chi phí cho ABC nhưng vẫn truyền
tải hình ảnh & thông điệp đến đại đa số khách hàng. Thứ hai, sản phẩm của ABC là
không phân loại riêng biệt cho bất kỳ nhóm khách hàng cụ thể.
Tuy nhiên, rất khó để thiết kế một loại bánh mì tươi và công cụ tiếp thị phù hợp với sở
thích của tất cả các khách hàng, nên sản phẩm cần đa dạng và cần kết hợp nhiều chương
trình xúc tiến bán hàng.
2.2.3. Thị trường mục tiêu


×