Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Hoạt động quảng cáo sản phẩm xà bông cục Lifebouy của công ty Unilever

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (796.35 KB, 23 trang )

Tiểu luận Marketing Cơ bản

Lời mở đầu
Hiện nay, tất cả các công ty dù lớn hay nhỏ đều rất quan tâm không chỉ đến
sản xuất, cung ứng mà cả đến khâu tiêu thụ sản phẩm, cũng như khả năng cạnh
tranh của sản phẩm đó trên thị trường. Một trong những công cụ hiệu quả là hoạt
động quảng cáo. Các thông tin quảng cáo là cầu nối quan trọng giữa nhà cung cấp
và người tiêu dùng, là biện pháp hữu hiệu để thu hút, thuyết phục khách hàng,
thúc đẩy hoạt động bán hàng vì vậy trước khi tung sản phẩm ra thị trường các
công ty, nhà kinh doanh đều sử dụng quảng cáo để qua đó khách hàng thu thập
thông tin về sản phẩm làm cơ sở cho quyết định chi tiêu của mình, đồng thời nó
cũng là một vũ khí lợi hại nhằm thu hẹp khả năng chiếm lĩnh và đánh bại các đối
thủ cạnh tranh trên thị trường mà mình hoạt động.
Mặc dù Việt Nam mới bước vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế nhưng ngành quảng cáo Việt Nam đã có bước
phát triển đáng kể, dưới nhiều hình thức, mọi lúc, mọi chỗ như: trên TV, đài phát
thanh, báo chí, các biển quảng cáo ngoài đường phố, tờ rơi, bên ngoài xe bus,
máy bay trên trời... Tuy nhiên, do mới hình thành và phát triển nên hoạt động
quảng cáo hiện nay vẫn còn còn mang tính tự phát, diễn ra trong tình trạng lộn
xộn, kém hiệu quả, chưa đảm bảo về mặt thông tin và tính trung thực, gây hiểu
nhầm…. Vì vậy, cần phải có những biện pháp để cải thiện tình hình, nâng cao
hiệu quả quảng cáo thúc đẩy tiêu thụ tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp,
cũng như đem lại lợi ích cho người tiêu dùng và toàn xã hội. Nhận thức được vai
trò vấn đề này, em đã lựa chọn đề tài: “ Hoạt động quảng cáo sản phẩm xà
bông cục Lifebouy của công ty Unilever ” .
Trong quá trình làm bài, em còn nhiều thiếu sót do đây là lần đầu tiên làm
tiểu luận, khả năng còn hạn chế, cách nhìn nhận vấn đề còn mang tính chủ quan,
rất mong cô chỉ bảo thêm để em hoàn thiện hơn bài viết của mình cũng như rút
kinh nghiệm cho những bài viết sau.
Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Thu Hường đã hướng dẫn em hoàn
thành bài tiểu luận này.



Sinh viên
Đỗ Thị Minh

1

Sinh viên: Đỗ Thị Minh
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hường


Tiểu luận Marketing Cơ bản

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ “QUẢNG CÁO”
1.Quảng cáo là gì?
- Theo Philip Kotler, một trong những cây đại thụ ngành marketing nhận định:
“Quảng cáo là những hình thức truyền thông không trực tiếp, phi cá nhân,
được thực hiện thông qua các phương tiện truyền tin phải trả tiền và các chủ
thể quảng cáo phải chịu chi phí”
- Theo hiệp hội quảng cáo Mỹ : “ Quảng cáo là hoạt động truyền bá thông
tin, trong đó nói rõ ý đồ của chủ quảng cáo, tuyên truyền hàng hoá, dịch vụ
của chủ quảng cáo trên cơ sở có thu phí quảng cáo, không trực tiếp nhằm
công kích người khác”
- Ở Việt Nam, theo pháp lệnh về quảng cáo số 39/2001PL_UBTVQH10 quy
định: “Hoạt đông quảng cáo gồm việc giới thiệu và thông báo rộng rãi về
doanh nghiệp, hàng hoá, dịch vụ, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi, biểu tượng
theo nhu cầu hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh”.
Trong “Nghiệp Vụ Quảng Cáo và Tiếp Thị” nhận định: “Quảng cáo là dịch
vụ kinh doanh thông tin mang tính phi cá nhân về sản phẩm hay ý tưởng do
bên thuê mua thông báo qua các phương tiện thông tin đại chúng nhằm thuyết
phục hay ảnh hưởng đến hành vi mua của một số đối tượng nào đó.”…

Như vậy, các khái niệm về quảng cáo trên tuy có một số điểm khác nhau về
ngôn ngữ cũng như cách thể hiện song đều có đặc điểm: Là biện pháp truyền bá
thông tin, thường được đưa ra trên thông tin đại chúng, thông tin quảng cáo là
những thông tin đòi hỏi phải trả tiền và mục tiêu cuối cùng cùng là tăng lượng
bán, tối đa hoá doanh thu, lợi nhuận cho người cung ứng, đồng thời giúp cho
người tiêu dùng tối thiểu hoá được thời gian và thu nhập.
Tóm lại, trong tình hình kinh doanh hiện nay “thương trường cũng như chiến
trường” thì quảng cáo đã đang và sẽ vẫn là vũ khí đắc lực của Marketing hỗn
hợp.
2. Xác định mục tiêu Quảng cáo:
▪Theo yêu cầu của hỗn hợp truyền thông công ty:
-Tăng số lượng bán hàng;
-Mở ra thị trường mới;
-Giới thiệu sản phẩm mới;
- Xây dựng và củng cố uy tín của những nhãn hiệu hàng hoá và uy tín của công
ty;
2

Sinh viên: Đỗ Thị Minh
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hường


Tiểu luận Marketing Cơ bản

▪Theo ý muốn có 3 loại mục tiêu:
- Quảng cáo với mục tiêu thông tin: dùng nhiều trong giai đoạn đầu của chu kì
sống sản phẩm với việc tạo ra nhu cầu ban đầu (như mô tả chất lượng, dịch vụ,
tính năng của sản phẩm, đưa ra những thay đổi mới của sản phẩm, thông báo về
sự thay đổi giá tránh tâm lý băn khoăn ở khách hàng…)
- Quảng cáo với mục đích thuyết phục: dùng nhiều trong giai đoạn cạnh tranh

với mục tiêu là làm tăng nhu cầu ( như khuyến khích khách hàng chuyển sang
thương hiệu của công ty, tạo sự ưa thích thương hiệu sản phẩm hơn các thương
hiệu khác như cải tiến mẫu mã, tạo nhiều tính năng sản phẩm hơn trong khi giá
thành không đổi…)
- Quảng cáo với mục tiêu nhắc nhở: rất quan trọng trong giai đoạn trưởng thành
của sản phẩm nhằm duy trì khách hàng, kéo dài chu kì sống của sản phẩm.
3.Xác định ngân sách Quảng cáo:
Cần căn cứ vào mục tiêu quảng cáo của công ty để xác định ngân sách, phải
xác định sao là cho vừa tránh gây lãng phí, cần chú ý cân đối ngân sách quảng
cáo và cho các hoạt động truyền thông khác.
Các nhân tố cần chú ý trong xây dựng ngân sách quảng cáo:
♦ Trong chu kì sống của sản phẩm: ở giai đoạn đầu có thể chi tiêu nhiều hơn,
giai đoạn sau có thể chi tiêu ít hơn dựa vào % doanh số bán.
♦ Thị phần: các thương hiệu có thị phần cao cần một lượng chi phí quảng cáo
vừa phải để duy trì thị phần, còn các thương hiệu có thị phần thấp muốn tăng thị
phần phải tăng mạnh chi phí quảng cáo.
♦ Tần số quảng cáo: để có thể thuyết phục được ngừơi tiêu dùng, người đó phải
được tiếp xúc với quảng cáo đó ít nhất 3 lần.
4.Quyết định nội dung truyền đạt:
♦ Trước hết, các doanh nghiệp cần có ý tưởng về thông điệp sắp trình bày, ý
tưởng này có thể dựa vào ý kiến, phản hồi của khách hàng,các nhà phân phối, nhà
khoa học hay các đối thủ cạnh tranh hoặc có thể dùng phương pháp suy diễn để
hình thành quảng cáo. Sau đó, doanh nghiệp sẽ thuê hoặc tự xây dựng các
phương án quảng cáo trên ý tưởng đã có và lựa chọn ra phương án tối ưu nhất.
Các thông điệp quảng cáo có thể trình bày theo nhiều phong thái khác nhau như
thể hiện dưới dạng một mẩu đời sống, một câu chuyện hay một sự tưởng tượng…
♦ Đánh giá nội dung quảng cáo dựa trên 3 yếu tố:
-Tính hấp dẫn: thông điệp quảng cáo phải nói lên được những điều đáng mong
ước hay thú vị về sản phẩm, sau khi xem quảng cáo khách hàng sẽ chú ý và ưa
thích sản phẩm hơn và muốn mua nhiều hơn.

-Tính đáng tin: sau khi xem quảng cáo, khách hàng nhận thấy những tình tiết
trong quảng cáo là có thể tin cây đựơc.

3

Sinh viên: Đỗ Thị Minh
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hường


Tiểu luận Marketing Cơ bản

-Tính độc đáo: cần thể hiện được những độc đáo khác biệt nổi bật so với cách
quảng cáo các sản phẩm cùng loại, tránh sự trùng lặp thông điệp truuền đạt của
những quảng cáo đã có, tạo ấn tượng sâu và lâu cho người tiếp nhận.
5.Quyết định phương tiện quảng cáo:
♦ Về phạm vi và tần suất:
Doang nghiệp cần căn cứ vào mục tiêu quảng cáo, đối tượng quảng cáo và đối
tượng nhận tin mà chọn phương tiện truyền thông quảng cáo cụ thể: phương tiện
truyền thông đại chúng, chuyên biệt hay bổ sung…
Phạm vi bao phủ R: số người được tiếp xúc với quảng cáo đó ít nhất 1 lần, tần
suất F: số lần bình quân 1 người được tiếp xúc với thông điệp quảng cáo trong
thời gian chiến dịch. Khi đưa ra một sản phẩm hay thương hiệu mới vào thị
trường chưa được khai thác thì R được ưu tiên hơn, còn F quan trọng hơn khi có
cạnh tranh mạnh, tỷ lệ từ chối cao của người tiêu dùng, do vậy cần phải có một số
lần tiếp xúc nhất định mới gây ảnh hưởng đến thái độ và để nhắc cho khách hàng
khỏi quên.
♦ Lựa chọn phương tiện truyền thông :
Để lựa chọn phương tiện truyền tin thích hợp người quảng cáo phải thông qua
quyết định về phạm vi tần suất, cường độ tác động của quảng cáo ( nếu mục tiêu
là R lớn thì cần chọn phương tiện có độ bao phủ rộng như Tivi, báo..) và đặc biệt

là mức độ trung thành của khách hàng mục tiêu đối với các phương tiện quảng
cáo nhất định, sự thích hợp với hàng hoá, đặc thù của thông tin ( cần hay không
cần sử dụng hình ảnh) và chi phí (CPM). Có nhiều phương tiện truyền thông
chung mà doanh nghiệp có thể lựa chọn : báo, tạp chí, truyền hình, phát thanh,
gửi thư trực tiếp, biển quảng cáo, tờ rơi…
▪ Báo: là phương tiện quảng cáo được sử dụng rộng rãi, đặc biệt ở một khu
vực địa lí, dễ sử dụng, kịp thời, tính chính xác cao lại truyền liên tục nhiều lần, do
đó gây được ấn tượng sâu sắc với người tiêu dùng, nâng cao hiệu quả quảng cáo.
Tuy nhiên, quảng cáo trên báo cũng có những hạn chế là tuổi thọ ngắn, số
lượng độc giả hạn chế, tin tức phức tạp nên khó gây được sự chú ý ở người tiêu
dùng, báo không thể thông tin đầy đủ hình dáng, phẩm chất của hàng hoá, gây sự
kích thích cho độc giả yếu nên có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả quảng cáo.
Như chúng ta đã biết báo là phương tiện tốt để tiếp cận đối tương trong một
khu vực địa lí, mỗi tờ đều có số lượng phát hành tập trung ở một khu vực nào đó
như báo Hà Nội Mới có số lượng phát hành 30000 tờ là ở Hà Nội và khu vực
miền Bắc, chỉ có 5000 tờ phát hành ở khu vực phía Nam. Nhưng có 1 số tờ báo
phát hành đều các miền như Lao Động, Thanh Niên, Tuổi Trẻ.. và Unilever đã
chọn các báo này với đặc điểm phần lớn phát hành ở các đô thị lớn, nơi tập trung
đủ các tầng lớp và thành phần trong xã hội với số lượng độc giả lớn.
▪Tạp chí: Với ưu điểm là có đối tương độc giả cụ thể nên có thể quảng cáo
nhằm thẳng vào người tiêu dùng cụ thể, quan hệ với người đọc lâu dài, hiệu suất
4

Sinh viên: Đỗ Thị Minh
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hường


Tiểu luận Marketing Cơ bản

quảng cáo cao ( nhờ quảng cáo được in một cách tinh tế, màu sắc đẹp, bắt mắt,

hình ảnh sát thực, có nhiều cách thể hiện hình ảnh của sản phẩm). Unilever đã
chọn tạp chí thời trang trẻ đối các sản phẩm làm đẹp, cao cấp như: Pond’s, sữa
tắm Lifebouy, Rexona, Hazeline, Lux, Dove... với các sản phẩm thông dụng
trong gia đình thì được Unilever quảng cáo trên tạp trí tiếp thị gia đình với sản
phẩm như: Omo, Suft, Cif, Lipton, Sunlife, PS, Comfort…
Nhược điểm là thời gian phát hành lâu, một số lượng phát hành lãng phí.
▪Tivi: với các nước kinh tế phát triển quảng cáo qua ti vi là rất thông
dụng. Ưu điểm là phạm vi thông tin quảng cáo rộng, năng lực thể hiện mạnh: do
có thể mô tả ngoại hình và phẩm chất của hàng hoá, kết hợp âm thanh và hình
ảnh khiến người tiêu dùng có ấn tượng sâu sắc về hàng hoá, sức tác động mạnh
nhờ có sự kết hợp hình ảnh sống động và âm thanh làm tăng sức thu hút của
quảng cáo.
Nhược điểm quảng cáo qua tivi là thời lượng có hạn, chi phí cao, khán giả
ít có sự chọn lọc.
Unilever quảng cáo trên tivi (quảng cáo Lifebouy, kem đánh răng PS, bột
nêm Knorr, dầu gội Clear, Pantine…) thông qua các chương trình sau thời sự, giờ
giãn của các bộ phim.. thì lúc đó logo và nhãn hiệu các sản phẩm nổi lên như một
sự “nhắc nhở” với người tiêu dùng
▪Đài phát thanh: ưu điểm là người nghe nhiều, chi phí quảng cáo thấp, linh
hoạt về địa lý, tốc độ nhanh kịp thời trong thời gian rất ngắn, thông tin được
truyền tới mọi nhà, mọi người, mọi hang cùng ngõ hẻm, thời gian phát thanh cố
định tiện theo dõi, tạo thuận lợi cho người tiêu dùng có được những phản ứng kịp
thời.
Nhược điểm là chỉ giới thiệu bằng âm thanh nếu như âm phát thanh không rõ thì
người nghe sẽ khó hiểu, khả năng gây chú ý thấp, ấn tượng để lại không sâu sắc.
▪Ngoài ra, Các công ty còn quảng cáo ngoài trời: panô, áp phích, bảng yết
thị…ưu điểm là thời gian tồn tại lâu, có khả năng lựa chọn địa lý cao. Có thể thay
đổi nội dung quảng cáo cho phù hợp. Hạn chế là thiếu tính sáng tạo, thông tin về
sản phẩm chưa đầy đủ, chỉ là phương tiện quảng cáo bổ sung.
Còn sử dụng tờ rơi, catalog, telemarketing, computermarketing, truyền

miệng…để quảng cáo, mỗi loại đều có những lợi thế và tác dụng nhất định.
♦ Về lịch quảng cáo:
Sau khi đã lựa chọn một phương tiên cụ thể, doanh nghiệp cần xác định lịch tổng
thể ( lịch phân bố các khoảng thời gian quảng cáo trong quan hệ với xu thế mùa
vụ trong năm) và lịch chi tiết cho các thông điệp quảng cáo của mình (lịch phân
bố trong một giai đoạn nhỏ như trong tháng, ngày nào trong tuần, giờ nào trong
ngày) để đạt hiệu quả cao nhất.
6. Đánh giá hiệu quả chương trình quảng cáo:
Đánh giá hiệu quả quảng cáo là rất cần thiết nhưng cũng rất khó khăn.
5

Sinh viên: Đỗ Thị Minh
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hường


Tiểu luận Marketing Cơ bản

Thứ nhất, có thể dựa vào doanh số bán hàng, phương pháp hiệu quả là so
sánh khối lượng bán gia tăng với chi phí quảng cáo trong thời kì đã qua.
Thứ hai, có thể đánh giá dựa vào hiệu quả truyền thông qua các phỏng vấn,
bảng hỏi bằng các chỉ tiêu như: bao nhiêu người biết? bao nhiêu người nhớ? bao
nhiêu người ưa thích thông điệp quảng cáo ?

PHẦN II : TÌM HIỂU MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO XÀ
BÔNG CỤC LIFE BOUY CỦA CÔNG TY UNILEVER VIỆT NAM.
I.Giới thiệu về công ty Unilever Việt Nam

Unilever là một tập đoàn toàn cầu của Anh và Hà Lan nổi tiếng thế giới trên
lĩnh vực sản xuất các sản phẩm tiêu dùng nhanh. Xếp ở vị trí thứ 3 trong Top 20
doanh nghiệp lớn nhất hoá chất Việt Nam. Năm 1995, Unilever chính thức hoạt

động tại thị trường Việt Nam là tập hợp của 3 công ty riêng biệt: : Liên doanh
Lever Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội, Elida P/S và Công ty Best Food tại Thành
phố Hồ chí Minh chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm chăm sóc cá nhân
và gia đình có chất lượng quốc tế với giá cả phù hợp với người tiêu dùng Việt
Nam. Với sự cải tiến và sáng tạo không ngừng, đến nay những nhãn hàng chính
của Unilever Việt Nam bao gồm OMO, Comfort, Sunlight, Dove, Lifebuoy, Fa,
Pond’s, Hazeline, Sunsilk, Hazeline, Lipton, Knorr…đã trở thành sự lựa chọn
hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam. Và Lifebouy là 1 trong những sản phẩm
nổi tiếng của công ty Unilever.

6

Sinh viên: Đỗ Thị Minh
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hường


Tiểu luận Marketing Cơ bản

●Tình hình phát triển:
Unilever được thành lập vào năm 1995 và đến nay đã đầu tư hơn 140 triệu
USD vào Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng bình quân 15 năm qua đạt mức bình
quân hai chữ số/năm, thể hiện trong bảng sau:
Công ty

Vốn
đầu
tư( Tr
iệu
USD)


Liên doanh
Unilerver
56
Vietnam
(1995)

LD
P/S

Elida 17,5

Unilerver
Bestfood
(1996)

37,1

Phần vốn
góp của Địa điểm Lĩnh vực Hãng sản phẩm
Unilerver
hđộng
(%)

66,66

100

100

Comfor, Omo, Viso,

Sunlight, Vin, Clear,
Lux, Dove, Lifebouy,
Organics,
Sunsilk,
Pond,
Hazeline,
Vaszeline, Rexona…
Tp.HCM Chăm
Kem và bàn chải
sóc răng đánh răng:
miệng
Close up, P/S
Chăm

Hà Nội, sóc
Tp.HCM nhân, gia
đình

Tp.HCM Thực
Knorr,
phẩm,
Suntea, Lipton,
trà, các
Cây đa
đồ uống
từ trà
(Nguồn: veer.vn new)

7


Sinh viên: Đỗ Thị Minh
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hường


Tiểu luận Marketing Cơ bản

Tháng 9 năm 2009, Công ty liên doanh Unilever Việt Nam công bố đã chính
thức được cấp giấy chứng nhận chuyển đổi thành công ty 100% vốn nước ngoài
sau khi mua lại cổ phần của đối tác trong liên doanh là Tổng công ty Hóa chất
Việt Nam (Vinachem).
Unilever Việt Nam hiện nay có 5 nhà máy tại Hà Nội, Củ Chi, Thủ Đức và
khu công nghiệp Biên Hoà. Mạng lưới phân phối và bán hàng của công ty bao
gồm hơn 350 nhà phân phối với gần 180.600 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc.
Ngoài ra công ty còn hợp tác với nhiều nhà máy xí nghiệp nội địa trong các hoạt
động sản xuất gia công, cung ứng nguyên vật liệu sản xuất và bao bì thành phẩm.
Các hoạt động hợp tác kinh doanh này đã giúp Unilever Việt Nam tiết kiệm chi
phí nhập khẩu hạ giá thành sản phẩm, để tăng cường sức cạnh tranh của các sản
phẩm của công ty tại thị trường Việt Nam, đồng thời công ty cũng giúp đỡ các
đối tác Việt Nam phát triển sản xuất, đảm bảo thu nhập cho các nhân viên và tạo
thêm khoảng 5500 việc làm.
Ngay sau khi đi vào hoạt động năm 1995, các sản phẩm của công ty Omo,
Dove, Closeup… cùng các nhãn hiệu hàng truyền thống như Viso, P/S đã được
giới thiệu rộng rãi với ưu thế về chất lượng và giá cả hợp với túi tiền người Việt
nên các sản phẩm này đã nhanh chóng trở thành hàng hoá tiêu dùng nhiều nhất
tại thị trường Việt Nam do vậy việc kinh doanh của Unilever đã nhanh chóng có
lãi. Trong đó Liên doanh Lever Việt Nam làm ăn có lãi bắt đầu từ năm 1997 tức
chỉ sau 2 công ty này năm thành lập, Công ty Elida P/S cũng làm ăn có lãi từ
năm 1997. Best Food cũng rất thành công trong việc đưa ra nhãn hiệu kem nổi
tiếng là Paddle Pop Năm 1997( sau này đã chuyển nhượng nhãn hiệu cho Kinh
Đô) và công ty cũng mở rộng kinh doanh các mặt hàng trà lipton, nước măm

Knorr-Phú Quốc, bột nêm Knorr…và hiện tại công ty này hoạt động cũng rất có
lãi:
Kinh doanh:
Tính trung bình mỗi năm doanh thu và lợi nhuận vủa Unilever Việt Nam
tăng khoảng từ 30-35% /năm kể từ khi công ty đi vào hoạt động ổn định, tốc độ
tăng trưởng thị phần của công ty trên 7%/ năm . Nếu năm 1995 doanh số của
công ty là 20 triệu USD tăng lên 40 triệu USD( 1996) tăng 2lần trong 1 năm, lên
85 triêu USD(1998) như vậy là tăng gấp 4,25 lần so năm 1995 đạt đến triệu hơn
287 triệu USD(2009).
Giá trị xuất khẩu của Unilever Việt Nam tăng trưởng 250% trong 5 năm qua.
Hàng năm, công ty đều hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước và được
nhận bằng khen của Bộ Tài chính. Tổng số lũy kế từ năm 1995-2009 công ty đã
nộp cho nhà nước hơn 3.841 tỷ đồng. Để ngày càng đáp ứng nhu cầu phong phú
của người tiêu dùng, Unilever Việt Nam không ngừng cải tiến và cho ra đời
8

Sinh viên: Đỗ Thị Minh
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hường


Tiểu luận Marketing Cơ bản

những sản phẩm mới như: Sunsilk, nước mắm Phú Quốc, hạt nêm Knorr, Viso
trắng sáng…Hàng năm, công ty đưa ra thị trường khoảng 40-50 sản phẩm mới.
Hiện nay, mạng lưới phân phối và bán hàng của công ty được coi là một
trong những mạng lưới hiệu quả nhất tại Việt Nam với hệ thống phân phối rộng
khắp đảm bảo cho người tiêu dùng có thể mua sản phẩm của Unilever Việt Nam
mọi lúc, mọi nơi.
Để đạt được những kết quả trên công ty đã đưa ra những mục tiêu và biện
pháp chiếm lĩnh khoảng 50-60% thị trường Việt Nam trong cung cấp các loại sản

phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình, đưa công ty trở thành người dẫn đầu trong
lĩnh vực kinh doanh này đó là chiến lược giá rẻ để chiếm lĩnh thị trường hàng hoá
giá rẻ ở nước ta. Tốc độ tăng doanh số hàng năm cho các loại sản phẩm này hàng
năm đạt khoảng 20-25%. Tiếp cận tới hầu hết các khách hàng thuộc đối tượng có
thu nhập trung bình và chiếm đại đa số trong xã hội Việt Nam. Tìm cách làm
thích nghi hoá, “ Việt Nam hoá” các sản phẩm của công ty, làm cho người tiêu
dùng cảm thấy và đánh giá cao sản phẩm của công ty so với các sản phẩm cùng
loại trên thị trường tiêu biểu nhất là Omo.
Xã hội:
Bên cạnh đó, từ năm 1995 đến nay, công ty đã đóng góp hơn 206 tỷ đồng cho
các hoạt động xã hội nhằm cải thiện về sức khỏe, vệ sinh, giáo dục, môi trường
tại Việt Nam thông qua các dự án: Vì ánh mắt trẻ thơ, Làng Hy vọng, Trường
dành cho trẻ em khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu, Học bổng OMO dành cho trẻ em
nghèo vượt khó, Chương trình vệ sinh rửa tay sạch sẽ với Lifebouy, trao tặng 300
nhà tình thương cho người nghèo…Đáng chú ý, năm 2004, Unilever Việt Nam đã
thành lập Quỹ Unilever Việt Nam, từ đó đến nay, Unilever Việt Nam thông qua
Quỹ Unilever Việt Nam cam kết đóng góp hơn 70 tỷ đồng mỗi năm cho các hoạt
động xã hội cộng đồng. Theo đó, Quỹ sẽ thống nhất và hỗ trợ tích cực những
hoạt động cộng đồng và xã hội nhằm mang lại những lợi ích thiết thực hơn nữa
cho người dân Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em ở vùng nông thôn.
Với những kết quả trên, Unilever Việt Nam đã vinh dự được Đảng và Nhà nước
trao tặng Huân chương Lao Động hạng Ba (năm 2001), Huân chương Lao Động
hạng Nhì (2005) và tại Lễ kỷ niệm ngày 06.4.2010, Unilever đã vinh dự được
nhận Huân chương Lao Động hạng Nhất của Chủ tịch nước về những đóng góp
nổi bật cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và các hoạt động xã
hội, nhân đạo, giáo dục và sức khỏe cộng đồng tại nhà hát lớn Hà Nội.
Hơn nữa, Unilever đã kêu gọi các đối tác gây quỹ được 15 tỷ đồng để 3 xây
trường học cho trẻ em 3 miền thuộc tỉnh Vĩnh Long, Hòa Bình và Quảng Trị. 3
trường gồm: Trường tiểu học Ngãi Tứ - huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long;
Trường tiểu học Thanh Hối – huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình; trường Lê Thế Tiết

– huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Sáng kiến đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình
của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
9

Sinh viên: Đỗ Thị Minh
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hường


Tiểu luận Marketing Cơ bản

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Hữu Hào
trao Huânchương Lao Động hạng Nhất
cho đại diện Unilever Việt Nam
ông Marijn Van Tiggelen,
Chủ tịch Unilever Việt Nam

Ông Marijn Van Tiggelen chủ tịch Unilerver
Việt Nam trao mô hình trường học cho 3
hiệu trưởng

Tại Lễ kỷ niệm, ông Marijn Van Tiggelen - Chủ tịch Unilever Việt Nam khẳng
định: “Trong thời gian tới, Unilever Việt Nam sẽ không ngừng cải tiến để đáp
ứng nhu cầu của người tiêu dùng, để xứng đáng là doanh nghiệp nước ngoài
thành công hàng đầu tại Việt Nam. Unilever Việt Nam cũng sẽ đóng góp tích
cực cho sự phát triển kinh tế xã hội thông qua các chương trình Hỗ trợ cộng
đồng đặc biệt trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, vệ sinh, giáo dục, xóa đói,
giảm nghèo và bảo vệ môi trường”.
► Đánh giá những điểm mạnh của công ty:
+ Được sự hỗ trợ của tập đoàn Unilerver toàn cầu nên có tài chính vững mạnh;
+ Giá cả tương đối hợp lý, chất lượng đảm bảo cũng không thua kém hàng

ngoại nhập;
+ Tình hình nghiên cứu và phát triển công nghệ của Unilever Việt Nam luôn
được chú trọng và đầu tư thoả đáng, công nghệ hiện đại kế thừa từ Unilever toàn
cầu được chuyển giao nhanh chóng và có tác động tích cực, đặc biệt công tác R
& D rất hiệu quả như chương trình: “Áo trắng ngời sáng tương lai” của bột giặt
Omo; “P/S bảo vệ nụ cười” của kem đánh răng P/S đã khám chữa răng miễn phí
cho rất nhiều người khác nhau , hay trong việc khai thác tính truyền thống của
sản phẩm như dầu gội đầu bồ kết, kem đánh răng P/S muối…
+ Môi trường văn hoá của doanh nghiệp mạnh, có đội ngũ cán bộ, nhân viên trí
thức có tinh thần trách nhiệm cao, linh hoạt vì sự phát triển chung của công ty,
quan hệ công chúng được đặc biệt quan tâm;
+ Công ty có những chính sách thu hút tài năng hiệu quả, với quan điềm phát
triển thông qua con người, thông qua các ngày hội việc làm cho sinh viên sắp ra
trưòng của các trường danh tiếng để từ đó đào tạo nên các quản trị viên tập sự
10

Sinh viên: Đỗ Thị Minh
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hường


Tiểu luận Marketing Cơ bản

đáp ứng được cho yêu cầu công việc. Hơn nữa công ty cũng có chế độ lương
bổng, phúc lợi thoả đáng cho các khoá đào tạo tập trung và tu nghiệp sinh nhằm
nâng cao chuyên môn nghiệp vụ…
►Mặt hạn chế:
+ Giá cả một số mặt hàng của Unilever còn khá cao so với thu nhập của người
Việt Nam, đặc biệt khu vực nông thôn đây là thi trường tiềm năng khai thác chưa
hiệu quả;
+ Là một công ty có nguồn gốc từ Châu Âu nên chiến lược quảng bá sản phẩm

của Unilever còn chưa phù hớp với văn hoá của người Á Đông;
+ Còn nhiều công nghệ chưa áp dụng được tại Việt Nam do chi phí sản xuất cao
đòi hỏi trình độ chuyên môn sâu nên chưa tận dụng được hết nguồn lao động dồi
dào có năng lực như hiện nay;
+ Gần đây Unilever đã phải cắt giảm ngân sách;
+ Các vị trí chủ chốt trong công ty vẫn do nước ngoài nắm giữ.
II. Sản phẩm xà bông cục Lifebouy:

Năm 1999, nhãn hiệu Lifebouy được giải thưởng Unilever toàn cầu bởi liên
tục tăng trưởng trong 3 năm, và đạt giải đồng ở hạng mục “Chiến dịch truyền
thông có ngân sách hiệu quả” cho chiến dịch “Phòng chống dịch cúm H1N1 và
các bệnh truyền nhiễm” của nhãn hàng Lifebuoy (Unilever) do Công ty JWT Việt
Nam thực hiện, là một trong những sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình nổi
tiếng của Unilever, hiện đang có mặt hơn 120 quốc gia trên thế giới đặc biệt đang
phát triển mạnh ở thị trường Châu Âu nơi mà có các thương hiệu về xà phòng
tắm và sữa tắm đang phát triển mạnh mẽ.
Trong vài năm gần đây xà bông Lifebouy đã có vị trí trong lòng người tiêu
dùng Việt Nam, là một trong những mặt hàng xà bông không chỉ các chị, các mẹ
tin dùng mà được cả các em nhỏ rất hưởng ứng. Tính riêng 2008 – 2009,
Lifebouy được đánh giá có những thành công vượt bậc trong kinh doanh, với
doanh thu tăng trung bình hơn 10% so với cùng kì năm trước, chỉ với 5000 đồng
đến 6.500 đồng là bạn có thể sở hữu 1 bánh xà bông có khối lượng tịnh 90 gam
chất lượng đảm bảo, thị phần của xà bông Lifebouy trên thị trường xà bông tăng
lên đáng kể. Các nhãn hiệu xà bông cục Lifebouy được cá biệt hoá và phục vụ
nhiều phân khúc thị trường khác nhau như: Lifebouy dịu nhẹ với tinh dầu hoa
11

Sinh viên: Đỗ Thị Minh
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hường



Tiểu luận Marketing Cơ bản

hướng dương hay Lifebouy thiên nhiên ( hình 2; 6) có thể dùng cho cả trẻ em diệt
khuẩn tối đa có mùi hương nhẹ nhàng dễ chịu; Lifebouy total (hình 1; 3) dùng
được cho cả nhà với những tác động toàn diện diệt khuẩn bảo vệ cả gia đình bạn,
Lifebouy năng động hay Lifebouy sảng khoái ( hình 5) diệt tới 99,99% vi khuẩn
với hương thơm sảng khoái đặc biệt dành cho giới trẻ…

Hình

(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
Đánh giá về chất lượng của sản phẩm: Lifebouy được coi là thương hiệu xà
bông cục có chất lượng cao, hợp với người Châu Á trong đó có Việt Nam, trên
thực tế sản phẩm không chỉ được truyền bá qua quảng cáo tiếp thị, sự đánh giá
của các nhà khoa học mà gần đây nhất thực hiện thông qua chiến dịch “ Phòng
chống dịch cúm H1N1 và các bệnh truyền nhiễm” phối hợp với Cục Y tế dự
phòng và môi trường tổ chức, và “ Hành trình xuyên Việt gây quỹ 1 triệu bánh xà
phòng - Vì một Việt Nam khỏe mạnh”, còn nhận được đánh giá cao của người
tiêu dùng.
Thành công của Lifebouy một phần là nhờ thực hiện quảng cáo qua các
phương tiện truyền thông hiệu quả, với những đổi mới và linh hoạt.

III. Tìm hiểu về một số quảng cáo xà bông cục Lifebouy trên
truyền hình của Unilever Việt Nam

1.Mục tiêu quảng cáo:
Nhà sản xuất muốn thông báo cho khách hàng biết về loại xà bông có tính
năng mới trong sưu tập Lifebouy, với giá rất ưu đãi:
+ Lifebouy sảng khoái : diệt tới 99.99% vi khuẩn gây bệnh với hương thơm
sảng khoái chỉ với giá 6000đ;
+ Lifebouy dịu nhẹ( chỉ với 5.800d) với tinh dầu hoa hướng dương làm sạch
nhẹ nhàng đưa lại mùi hương dễ chịu;
+ Lifebouy diệt trùng có tinh chất sữa bảo vệ 2 lần chỉ với giá 6.500đ;
+ Lifebouy diệt khuẩn năng động giá 6.000đ giảm xuống còn 5.000đ, “mua
ngay số lượng có hạn”;
+ Lifebouy tăng cường bảo vệ vượt trội diệt 99,99% vi khuẩn gây bệnh và bảo
Nhà sản xuất muốn thông báo cho khách hàng biết về các thông tin khuyến mãi
như khi mua 1 hộp 3 bánh xà bông Lifebouy 270g giá sẽ được giảm từ 18.000đ
xuống còn 15.500đ (siêu thị 360.vn) hoặc kèm theo các tặng phẩm khác …
12

Sinh viên: Đỗ Thị Minh
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hường


Tiểu luận Marketing Cơ bản

Nhà quảng cáo đưa ra lý luận thuyết phục người tiêu dùng phải rửa tay bằng xà
phòng mỗi lần trước khi chế biến thức ăn, său khi ăn và său khi đi vệ sinh qua các
khuyến cáo của bác sĩ, bởi mỗi 1 cm 2 đôi bàn tay có thể mang đến 40.000 vi
khuẩn gây bệnh, và Bộ Y Tế khuyến cáo rửa tay bằng xà phòng. Việc rửa tay
thường xuyên với xà phòng có thể giảm 47% nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới
đường tiêu hoá và hơn 30% các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp cấp. Ở Việt
Nam, chỉ có 12 – 15% người dân rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi
đi vệ sinh. Vì vậy, để nâng cao sức khoẻ cộng đồng, mọi người cần thay đổi thói

quen cố hữu “ không rửa tay bằng xà phòng” bằng thói quen mới “Rửa tay với xà
phòng” đồng thời cũng làm ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm cúm A/H1N1…
2.Ngân sách quảng cáo
Với ưu thế về tài chính Unilever đã thực hiện những chương trình marketing
một cách rầm rộ nhằm nhanh chóng xây dựng vị thế vững chắc trên thị trường
Việt Nam.
Trong tất cả các phương tiện truyền thông mà Lifebouy đã sử dụng để quảng
cáo sản phẩm thì việc quảng cáo trên truyền hình có thể coi là thành công nhất, ở
Việt Nam:
Giá quảng cáo trên kênh VTV3: có thể lên đến 3500 USD/ 30 giây
Giá quảng cáo trên kênh HTV7: có thể lên đến 3000 USD/ 30 giây
Các đài địa phương khoảng: dưới 500 USD …
Để hoàn thành một thước phim quảng cáo trên ti vi với thời lương 30 giây thì
chi phí tối thiểu là 2500 USA, nhưng đối với Lifebouy thì con số không dừng lại
ở đó .
Tần số quảng cáo của xà bông cục Lifebouy: không tuỳ thuộc vào thời điểm
nhất định thường quảng cáo nhiều vào buổi tối, vào giờ dãn của các bộ phim, sau
chương trình khuyến cáo của Bộ Y Tế về rửa tay bằng xà phòng để ngăn ngừa vi
khuẩn, song song với các quảng cáo trên ti vi là quảng cáo chăm sóc cá nhân, gia
đình khác như: Knorr, Sunsilk, Pond’s, P/S, … góp phần xây dựng thương hiệu
Unilever nói chung cũng như của Lifebouy nói riêng.
3.Nội dung truyền đạt
Trước đây, quảng cáo xà bông cục lifebouy chủ yếu đưa ra trực tiếp các tính
năng, tác dụng chủ yếu như: Lifebouy sảng khoái, Lifebouy diệt khuẩn.
Nhà quảng cáo Lifebouy đã linh hoạt đưa ra những spot quảng cáo phù hợp
với thị trường, phù hợp với tâm lí khách hàng theo từng thời điểm. Cốt truyện
quảng cáo trở nên hấp dẫn hơn và không chỉ giới hạn ở việc giới thiệu sản phẩm
mà còn chú trọng hơn đến đối tượng cụ thể, các mẫu quảng cáo thường xoay

13


Sinh viên: Đỗ Thị Minh
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hường


Tiểu luận Marketing Cơ bản

quanh các tinh huống thường gặp hàng ngày, dưới đây là một số ví dụ quảng cáo
Lifebouy trên truyền hình:
▪Ví dụ 1:
Với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường Việt Nam nhằm cải thiện thói quen vệ sinh
cá nhân, nâng cao chất lượng môi trường sống và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng,
nhà sản xu ất đã đưa ra quảng cáo Lifebouy total với lời khuyên nên rửa tay ít
nhất 5 thời điểm trong ngày:
“ Một là hãy tắm với Lifebouy thường xuyên ;
Hai…ba…bốn chưa rửa tay là chưa được ăn đó
nghe bữa sáng, bữa trưa, bữa tối ;
Năm nhớ rửa kĩ hai tay sau mỗi lần vệ sinh bạn nhé;
Năm quy định của bác sĩ nhí.
Lifebouy ! Vì mội Việt Nam khoẻ mạnh hơn”

Quảng cáo lifebouy tại VNam

Bà Anbellemans đại diện Unilever Vnam
trao tặng 1125785 bánh xà phòng cho đại
diện Cục y tế dự phòng

Các em học sinh hưởng ứng ngày hội “Vì một mái trường không dịch bệnh”

Quảng cáo này rất hài hước, dễ nhớ, gần gũi bởi đựơc tổ chức tại trường học với

sự tham gia của các em học sinh và nghệ sĩ quen thuộc Hồng Vân với mục tiêu
hướng đến đối tượng chủ yếu là lớp trẻ đặc biệt là học sinh, các em thiếu nhi là
rất hiệu quả đây là độ tuổi các em còn non nớt chưa đủ nhận thức và khả năng
chống lại các loại vi khuẩn gây bệnh để bảo vệ sức khoẻ, nếu tạo cho đối tượng
14

Sinh viên: Đỗ Thị Minh
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hường


Tiểu luận Marketing Cơ bản

này được niềm tin và thói quen sử dụng xà bông lifebouy ngay từ khi còn nhỏ thì
cũng là tạo một thị trường lớn của sản phẩm này trong tương lai, vì để làm thay
đổi thói quen sử dụng 1 sản phẩm nào đó ngay từ nhỏ là rất khó, đồng hành cùng
việc tạo quảng cáo này là chương trình phát động ngày 15.10 hàng năm( kể từ
2008) “Ngày thế giới rửa tay với xà phòng” trong đó cuộc thi “Chúng em hưởng
ứng ngày thế giới rửa tay với xà phòng – Vì một mái trường không dịch bệnh” đã
được tổ chức hơn 30 trường tiểu học trên toàn quốc được sự ủng hộ nhiệt tình các
em , thầy cô, ban ngành thành phố và chương trình “Hành trình xuyên Việt gây
Quỹ 1 triệu bánh xà phòng - Vì một Việt Nam khỏe mạnh” => tăng hiệu quả cho
quảng cáo trên.
Và Unilever cũng sử dụng những quảng cáo với cách thức truyền đạt thông tin
tương tự ở quốc gia khác như Idonexia, Philippin, Ấn Độ… “Với 5 quy định của
bác sĩ nhí” đều tiến hành ở trường học ( hình 1 ).

Hình
(1)
(2)
▪Ví dụ 2:

Hình 2: Quảng cáo “xà bông Lifebouy tăng cường” ở Việt Nam
Một cô giáo hỏi vì sao bạn nghỉ học, một bạn ngồi gần trả lời với cô vì bạn bị
bệnh. Một cảnh khác là hai khu dân cư tại Ấn Độ được một tổ chức nghiên cứu
1000 hộ.
Khu A không sử dụng xà bông loại thường, khu B sử dụng xà bông Lifebouy.
Sau 1 năm nghiên cứu cho kết quả là số trẻ em ở khu B đi họ nhiều hơn so với
khu A hơn 40%, giảm tỷ lệ mắc các bệnh về tiêu chảy… tới 25%.
Đánh giá: Quảng cáo này có thể tin tưởng được, tuy nhiên việc sử dụng mẫu
quảng cáo này ở Việt Nam không thích hợp bởi vì các yếu tố môi trường của Ấn
Độ liệu có tương đồng với Việt Nam, nên không thể áp đặt kết quả nghiên cứu ở
Ấn Độ cho nước ta được vì thế lý do thuyết phục người tiêu dùng Việt Nam nên
sử dụng lifebouy không được hiệu quả lắm.
▪ Ví dụ 3: ( hình 3; 4)

15

Sinh viên: Đỗ Thị Minh
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hường


Tiểu luận Marketing Cơ bản

Hình :
(3)
(4) Nguồn: Youtube- Lifebouy
(5)
Người chị đang nằm ở ghế sopa đọc tạp chí, đứa em chơi bóng về quần áo,
người đầy vết bẩn ngạc nhiên hỏi chị: Tại sao chị lại trốn trong nhà vậy?
Người chị bỏ quyển tạp chí xuống, nhăm mặt: “Nhìn mình đi !”
Đứa em nhìn xuống chân mình sau đó nhòm vào mặt chị và chỉ tay: “A, Ui! Tại

mặt chị nhiều mụn quá kìa !”
Người chị lo lắng sờ nhẹ tay lên mặt, được tư vấn chuyên gia chị đã dùng xà
bông Lifebouy Clear skin với 3 tác động với tính năng làm sạch, tinh chất sữa
dưỡng ẩm nuôi dưỡng da và lớp màng bảo vệ, sau một thời gian sử dụng người
chị làn da đã hết mụn, mịn màng hơn, sáng hơn và tự tin hơn.
Đánh giá: Bộ phim quảng cáo cốt truyện nhẹ nhàng, đưa ra các thông tin về sản
phẩm khá đầy đủ, có chỉ dẫn của chuyên gia nên làm tăng thêm sự tin tưởng ở
người xem phần lớn xà bông chỉ có tác động là làm sạch nhưng lifebouy lại cho
ra đời 1 sản phẩn có tính năng mới là ngừa mụn đây chính là nét mới tính độc đáo
trong quảng bá xà bông, quảng cáo này rất thích hợp với đối tượng là các bạn trẻ,
khơi dậy mong muốn làm đẹp khi đứng trước người khác giới, đặc biệt là các bạn
nữ.
▪ Ví dụ 4: hình 5
Hai đứa trẻ đi học về gần nhà nghe thấy tiếng con chó kêu như cầu cứu, một
đứa trẻ chạy lại phía có tiếng kêu và phát hiện ra có 1 con cún bị ngã xuống rãnh
dẫn nước bẩn, xung quanh bừa bộn rác thải của khu nhà tập thể, đứa trẻ đã cứu
con chó dính đầy bùn bẩn lên và đưa nó cùng về nhà, cậu bé cũng bị con cún vẩy
bẩn khắp người, bác hàng xóm nhìn thấy vậy nói với mẹ cậu bé với vẻ không hài
lòng, vì chỗ đó rất bẩn ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn, người mẹ đã đưa cho cậu bé
bánh xà phòng vào tắm: Lifebouy total với 5 tác động diệt 100% vi khuẩn gây
bệnh, kết cảnh cậu bé bế con cún đi ra phòng tắm người đã sạch sẽ, với mùi
hương thơm mát trước mặt bà mẹ và bác hàng xóm, bà mẹ khuyên bac hàng xóm
nên sử dụng xà bông Lifebouy để diệt khuẩn 100%, cho bé năng làm điều hay
không sợ bị vi khuẩn tấn công.
Đánh giá: Quảng cáo này đơn giản, dễ hiểu, nội dung có thể tin cậy được.
▪ Ví dụ 5:
Lifebouy: You eat what you touch
16

Sinh viên: Đỗ Thị Minh

GVHD: Nguyễn Thị Thu Hường


Tiểu luận Marketing Cơ bản

Thương hiệu Lifebouy của Unilever với sứ mệnh: Bảo vệ sức khoẻ người tiêu
dùng khỏi vi khuẩn gây bệnh. Đối tác quảng cáo Lowe Jakata đã có một thông
điệp thú vị trong cuộc chiến chống vi khuẩn của Lifebouy. Dưới đây là những
mẫu “print ads” minh hoạ rất hiệu quả việc vi khuẩn bám vào tay bạn sau khi
chơi đùa với con mèo hay con hamter của mình, mà sau đó không rửa sạch tay
trước khi ăn. Điều này cảnh báo chúng ta nên rửa tay sạch sẽ và thường xuyên
hơn:

“ You eat what you touch - Bạn đã ăn trúng những thứ mà tay bạn đụng tới”, vì
thế trước khi ăn, hãy nghĩ đến một thứ mà bạn phải dùng trước đó: Xà bông diệt
khuẩn Lifebouy. Đây quả là một cách thức truyền tải thông điệp sáng tạo.
=►Qua các ví dụ trên ta thấy nét chung trong nội dung và cách thể hiện quảng
cáo của Lifebouy trên truyền hình là:
+ Đều nhấn mạnh vào tính năng của sản phẩm diệt khuẩn là chủ yếu, đề cao
lợi ích của sản phẩm bằng cách đưa ra những thông điệp đáng tin cậy, kết quả
nghiên cứu của chuyên gia nhà khoa học hay là dựa vào các nghệ sĩ được nhiều
người mến mộ ( như nghệ sĩ Hồng Vân… ) để chứng thực cho sản phẩm.
+ Tính chân thật: các quảng cáo của Lifebouy về cơ bản phù hợp với văn hoá
và nhận thức của người Việt Nam. Các tình huống trong các quảng cáo có thể
xảy ra ở ngoài đời tạo niềm tin trong lòng khán giả.
+ Từ ngữ sử dụng : ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thu hút sự chú ý của người xem
( một là..hai là…
+ Về hình ảnh: nhìn chung hình ảnh trong các quảng cáo của Lifebouy tạo
được cảm giác dễ chịu, bối cảnh hợp lý, nhân vật nổi bật và bắt mắt gần gũi với
người xem. Cùng với việc xử lý hình ảnh như thay đổi phông nền, chỉnh sửa màu

sắc, tạo dòng chữ chìm, chữ chạy trên màn hình… khiến các quảng cáo trở nên
rất chuyên nghiệp, đạt hiệu quả hơn.
+ Về âm thanh:
Nhạc điệu là 1 đoạn nhạc hay một bài hát ngắn thì rất dễ nhớ, được lặp lại
nên thường in sâu vào trí nhớ của khách hàng nếu được nghe thường xuyên trong
một giai đoạn , nhà quảng cáo đã sử dụng giai điệu nhạc nhanh, vui tươi làm nền
cho các quảng cáo. Thông thường, khán giả truyền hình chỉ thật sự chú ý trong 10
17

Sinh viên: Đỗ Thị Minh
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hường


Tiểu luận Marketing Cơ bản

giây đầu tiên khi xem một quảng cáo, nếu trong 10 giây đầu tiên mà quảng cáo
của bạn không gây được ấn tượng nào thì họ sẽ chuyển sang kênh khác nhau,
Lifebouy đã biết cách tận dụng khoảng thời gian ngắn ngủi này.
4. Đánh giá hiệu quả của chương trình quảng cáo
1.Theo kết quả bình chọn, đánh giá của 40 người, độ tuổi từ 18 đến 40, ở thành
thị và nông thôn: “Bạn đánh chất lượng của xà bông Lifebouy như thế nào? ”
Xuất sắc: 0%
Tốt: 75%
Khá: 12,5%
Trung bình: 12.5%
Chưa đạt: 0%
2. Số người biết đến sản phẩm xà bông Lifebouy của công ty Unilever: 100%
3. Trên 90% số người biết đến Lifebouy qua quảng cáo truyền hình, còn lại biết
đến qua panô, áp phích, tạp chí,..
4. 100% số người được phỏng vấn đều đã được xem ít nhất 1 phim quảng cáo

của Lifebouy;
5. 40% số người có thể tin được vào quảng cáo, 8% thì không tin, 52% thì tin
quảng cáo khoảng 75%;
6. 100% số người được phỏng vấn thấy rằng các nhân vật trong quảng cáo đều
rất gần gũi,nhạc nền quảng cáo hay phù hợp với nội dung truyền tải;
7. 30% số người nhận xét số lần xuất hiện quảng cáo là nhiều,có lần trong một
bộ phim bắt gặp 3 lần. Còn 70% còn lại không biết vì họ ít có thời gian xem ti vi;
8. 82,5% số người điều tra hiên đang sử dụng xà bông cục Lifebouy, còn lại
đang sử dụng sản phẩm khác và 9,5% người có ý định định dùng thử sản phẩm
sau khi xem quảng cáo.
9. Theo khảo sát, chỉ khoảng 12-15% người dân rửa tay với xà phòng trước
khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đặc biệt chỉ 5% người chăm sóc trẻ rửa tay với xà
phòng trước khi cho trẻ ăn. Điều này đã ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển
toàn diện của người dân, nhu cầu cải thiện cuộc sống và bảo vệ môi trường.
Lifebuoy đã phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam triển khai chương
trình “Hãy rửa với xà phòng cho đôi tay sạch khuẩn” kéo dài từ năm 2009 đến
năm 2012, với mục tiêu biến rửa tay với xà phòng thành một thói quen của cả
cộng đồng. Ngoài ra, Lifebuoy cũng phối hợp với Thành đoàn TP.HCM trong
chiến dịch Mùa hè xanh 2009, trong đó, ngoài các hoạt động giúp nâng cao đời
sống người dân, nội dung “Vì vệ sinh và sức khoẻ cộng đồng” cũng được chú
trọng thực hiện nhằm mang đến cho họ những kiến thức thiết thực về việc giữ gìn
18

Sinh viên: Đỗ Thị Minh
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hường


Tiểu luận Marketing Cơ bản

vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng để thay đổi hành vi của họ, giúp phòng

chống các dịch bệnh lây lan nguy hiểm. Hai dự án tiêu biểu này, cùng hàng loạt
các dự án cộng đồng thiết thực khác, đã giúp nhận thức của người dân về vệ sinh
cá nhân, vệ sinh môi trường đang tăng lên rõ rệt.

Phần III: Một số định hướng hoàn thiện sản phẩm đối với công ty
♦ Chiến dịch Marketing quảng cáo của Lifebouy đặc biệt trong mảng quảng cáo
trên truyền hình được đánh giá là khá thành công. Song ta vẫn nhận được những
lời đóng góp đối với việc quảng cáo sản phẩm này:
Đối quảng cáo ở ví dụ 1: người xem chưa hiểu nhiều lắm về tính năng của sản
phẩm, ở đây chỉ đưa ra 5 thời điểm cần rửa tay , hơn nữa trong quảng cáo có cảnh
nghệ sĩ Hồng Vân xếch áo kéo cậu bé sau khi đi vệ sinh vào bồn nước rửa tay,
liệu đây có phải là một hành động hơi mạnh tay hay thiếu văn hoá không? Tuy
nhiên sau một thời gian đăng chiếu trên truyền hình, cảnh này đã được cắt đi.
Làm cho quảng cáo hay hơn, gần gũi hơn…
♦ Một số định hướng, giải pháp cho quảng cáo sản phẩm trên truyền hình:
+ Tiếp tục khai thác các lợi thế đã có từ trước cho các spot quảng cáo;
+ Mạnh dạn đưa các hình ảnh của các cô gái trẻ đẹp, ca sĩ, nghệ sĩ, hay các nhân
vật nổi tiếng .. vào các quảng cáo nhằm tạo tính hấp dẫn, đem lại phong cách mới
cho các quảng cáo;
+ Trong quảng cáo cần chú ý nhấn mạnh hơn tính năng sản phẩm, đồng thời
phải có những yếu tố bất ngờ, mới lạ trong quảng cáo;

19

Sinh viên: Đỗ Thị Minh
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hường


Tiểu luận Marketing Cơ bản


+ Sử dụng chiến lược Marketing toàn cầu một cách hiệu quả, linh hoạt áp dụng
với tình hình cụ thể từng quốc gia, tránh áp đặt (như quảng cáo tại Việt Nam với
kết quả nghiên cứu tại Ấn Độ).
+ Kết hợp giữa quảng cáo với việc thực hiện các chương trình xã hội nhằm tính
tăng hiệu quả hơn.

20

Sinh viên: Đỗ Thị Minh
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hường


Tiểu luận Marketing Cơ bản

Phụ lục
I. Bản câu hỏi ngắn điều tra về quảng cáo Lifebouy
Chào các bạn, tôi đang tiến hành một cuộc khảo sát nhỏ về mức độ nhận biết của
người tiêu dùng về sản phẩm Lifebouy qua các quảng cáo trên truyền hình, rất
mong quí vị vui lòng hợp tác giúp tôi hoàn thành kế hoạch này!
Họ tên người phỏng vấn:
Độ tuổi:
Giới tính:
1. Bạn có biết đến sản phẩm xà bông cục Lifebouy không?

Không
2. Bạn biết về xà bông cục Lifebouy qua phương tiện nào?
Truyền hình
Tạp chí
Truyền thanh
Khác……..

3.Bạn đa xem 1 bộ phim quảng cáo nào của xà bông lifebouy chưa?
Chưa
Rồi
4.Bạn thấy nội dung quảng cáo dễ nhớ không?

Không
5. Bạn thấy quảng cáo của Lifebouy có đáng tin không?

…%
Không
6. Bạn thấy các nhân vật trong quảng cáo có gần gũi bắt mắt không?

Không
7. Về nhạc điệu của phim quảng cáo có phù hợp với nội dung, cuốn hút người
xem không?

Không
8.Tần số phát sóng của quảng cáo như thế nào?
Ít
Bình thường
Nhiều
Chỉ nên quảng cáo…lần/ngày
9. Sau khi xem quảng cáo bạn có muốn sử dụng xà bông lifebouy không?

Không
Cám ơn chân thành sự hợp tác của các bạn !
21

Sinh viên: Đỗ Thị Minh
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hường



Tiểu luận Marketing Cơ bản

II. Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Marketing căn bản biên soạn: GS.TS Trần Minh Đạo
2. Phòng tư vấn khách hàng Lifebouy
3. />4. doanhnghiep.net ; doanhnghiep1000ty.com
5. Tindachieu.com
6. 60s.com; 24h.com.vn
7. Báo Thương mại
8. tintuc.xalo.vn ; Vietnambranding.com

22

Sinh viên: Đỗ Thị Minh
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hường


Tiểu luận Marketing Cơ bản

Mục Lục
Trang

Phần I: Cơ sở lý thuyết về “Quảng cáo”
Phần II: Tìm hiểu một số hoạt động quảng cáo xà bông cục
Lifebouy của công ty Unileaer Việt Nam
I.
II.
III.


Giới thiệu về công ty Unilever Việt Nam
Sản phẩm xà bông cục Lifebouy
Tìm hiểu một số quảng cáo xà bông cục Lifebouy trên
truyền hình của Unilever Việt Nam
Phần III: Một số định hướng cho sản phẩm đối với công ty
Phụ lục

23

2
6
11
12
19
21,22

Sinh viên: Đỗ Thị Minh
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hường



×