Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Tiểu luận Chìa khóa thành công Nhật Ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.84 KB, 45 trang )

Lớp 4NB-15 Trường Đại học Hà Nội

Trường Đại học Hà Nội
Khoa tiếng Nhật

TIÊU
̉ LU ÂN
̣
MÔN PHƯƠNG PHAP
́ HOC
̣ T ÂP
̣ & NGHI ÊN CƯU
́ KHOA HOC
̣
Tên đề tài: Phương pháp học tập tiếng Nhật
Nhóm Sinh viên:

1. Lê Thị Lan Hương
2. Nguyễn Đình Nam
3. Trần Phương Nhung
4. Cao Thị Duyên
5. Nguyễn Thị Phương
6. Lương Phương Hoàng Anh
7. Nguyễn Thùy Linh

Lớp:4NB-15

Giảng viên hướng dẫn:TS Hoàng Thị Liên

Hà Nội 2015


MỤC LỤC
1


Lớp 4NB-15 Trường Đại học Hà Nội

ĐẶT VẤN ĐỀ:
Bối cảnh nghiên cứu
Tính cấp thiết của đề tài
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Ý nghĩa đề tài,đóng góp của tiểu luận
Kết cấu của bài tiểu luận
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Nhập môn và ngữ pháp( trình độ cơ bản)
a. 2 bảng chữ cái Hiragana và Katakana
b. Kanji
c. Trợ từ
d. Bổ ngữ
e. Cách kết thúc câu trong tiếng Nhật
f. Tiểu kết
2. Từ vựng
a. Vai trò của từ vựng
b. Giới thiệu khái quát về từ vựng trong tiếng Nhật
c. Thực trạng
d. Nguyên nhân
e. Giải pháp
f. Tiểu kết
3. Thực hành các kĩ năng

A. Kĩ năng Nghe
a. Giới thiệu khái quát về kĩ năng
b. Tầm quan trọng của kĩ năng
c. Thực trạng của kĩ năng
d. Nguyên nhân khó khăn
e. Giải pháp
B. Kĩ năng Nói
a. Giới thiệu khái quát về kĩ năng
b. Tầm quan trọng của kĩ năng
c. Thực trạng của kĩ năng
d. Nguyên nhân khó khăn
e. Giải pháp
f. Tiểu kết
C. Kĩ năng Đọc
a. Giới thiệu khái quát về kĩ năng
b. Tầm quan trọng của kĩ năng
c. Thực trạng của kĩ năng
d. Nguyên nhân khó khăn
e. Giải pháp
f. Tiểu kết
I.
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
II.
1.


2


Lớp 4NB-15 Trường Đại học Hà Nội
D. Kĩ năng Viết
a. Giới thiệu khái quát và tầm quan trọng của kĩ năng
b. Thực trạng của kĩ năng
c. Nguyên nhân khó khăn
d. Giải pháp
e. Tiểu kết
E. Mối liên hệ giữa các kĩ năng
III.
IV.
V.

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

3


Lớp 4NB-15 Trường Đại học Hà Nội

I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Bối cảnh nghiên cứu:

Toàn cầu hóa đang là xu thế lớn tác động một cách trực tiếp sâu rộng tới các lĩnh
vực đời sống xã hội của các quốc gia. Về bản chất, đây là quá trình tăng lên mạnh mẽ

của những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc nhau của tất cả
các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. Quan hệ thương mại quốc tế nhanh
chóng phát triển. Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển chiến lược
phát triển và lấy kinh tế làm trọng điểm, cùng sự tăng cường hợp tác và tham gia các
liên minh kinh tế khu vực và quốc tế. Từ đó, có sự giao lưu văn hóa , đời sống và đặc
biệt là kinh tế giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Với Việt Nam, đây là một
cơ hội lớn khi thu hút được nhiều cường quốc đầu tư cho nền kinh tế của nước nhà.Một
trong số đó là Nhật Bản.
2. Tính cấp thiết của đề tài:

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa của đất nước ta hiện nay và trong
thời đại bùng nổ thông tin trong bối cảnh toàn cầu. Làm thế nào để có thể đi tắt, đón
đầu, để con người Việt Nam có thể vươn lên tầm cao trí tuệ thế giới? Phải đầu tư, phát
triển giáo dục, phải biết ngoại ngữ.Ngoại ngữ có vai trò và vị trí quan trọng trong sự
nghiệp giáo dục đào tạo và trong sự phát triển của đất nước. Nói chung, không những
vì biết ngoại ngữ là yêu cầu tất yếu của lao động có kỹ thuật cao nhằm đáp ứng các quy
trình công nghệ thường xuyên được đổi mới, mà biết ngoại ngữ còn là một năng lực
cần thiết đối với người Việt Nam hiện đại.Để có thể tiếp cận tri thức thế giới, trước hết
là phải giỏi ngoại ngữ nhằm nuôi dưỡng hiểu biết ngang tầm thời đại, mỗi người cần
phải thông thạo ít nhất là một ngoại ngữ, thành thạo chứ không phải hiểu biết sơ sài,
chủ yếu chỉ nhằm ứng phó, lấy điểm trung bình để“qua ải” tại các kỳ thi như trình độ
của đa phần sinh viên tốt nghiệp đại học hoặc của một số viên chức nhằm hợp thức
hóa bằng cấp tại Việt Nam.Có cầu thì hẳn sẽ có cung: khi người Nhật đến trao đổi,
buôn bán , đàm phán với các công ti Việt, thậm chí hình thành các công ti liên minh
Việt –Nhật, xã hội cần những người có vốn tiếng Nhật cao chuyên sâu đủ để cung cấp
nguồn nhân lực cho hợp tác và phát triển. Biết tiếng Nhật, bạn sẽ có khả năng làm
phiên dịch, đi du lịch, tìm hiểu văn hóa và con người nơi đây hay có cơ hội đi du
học.Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin và sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng
như hiện nay ở nước ta, việc học ngoại ngữ thực sự trở nên cần thiết. Nó không chỉ cho
phép chúng ta có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm hơn mà còn giúp ta bổ sung thêm vốn

kiến thức văn hóa nhân loại, đóng góp quan trọng vào nhu cầu hội nhập, hợp tác giữa
nước ta với thế giới.
4


Lớp 4NB-15 Trường Đại học Hà Nội

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích:
Tìm hiểu tình hình tự học của sinh viên khoa Ngôn ngữ Nhật Bản.
Tìm hiểu về những khó khăn trong học tập mà sinh viên năm gặp phải trong quá trình
học.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kết quả học tiếng Nhật đối với sinh viên.
b. Nhiệm vụ:
Làm rõ tầm quan trọng của tiếng Nhật trong thời kì hội nhập.
4. Đối tượng nghiên cứu:
3.
a.
-

Đối tượng nghiên cứu trong bài là các phương pháp học tiếng Nhật dễ dàng và hiệu
quả.
5. Phương pháp nghiên cứu:

Để hiểu được các vấn đề , tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:







Lấy phương pháp duy vật biện chứng làm phương pháp chủ đạo.
Phương pháp khảo sát thực tiễn.
Phương pháp thống kê.
Phương pháp so sánh đối chiếu
Phương pháp tổng hợp phân tích.

6. Ý nghĩa đề tài, đóng góp của tiểu luận:

Đem lại cái nhìn khách quan và tổng hợp toàn diện về việc học Nhật ngữ, từ đó
giúp các bạn sinh viên dễ dàng nhận ra các khó khăn trong việc học, và tìm được một
phương pháp học phù hợp.
7. Kết cấu của bài tiểu luận:

-

P1.Đặt vấn đề : Trong thời kì hội nhập, việc học tiếng Nhật là một điều cần thiết và
mang lại lợi ích to lớn.
P2.Giải quyết vấn đề: Nêu ra những khó khăn về việc học tiếng Nhật và đưa ra giải
pháp thiết thực về các vấn đề sau:
Ngữ pháp
Từ vựng
Thực hành kĩ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết
P3.Kết thúc vấn đề: Học tập luôn là một việc khó khăn, vậy nên cần có một phương
pháp học đúng đắn để giúp ta tiết kiệm thời gian và sức lực.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. NHẬP MÔN VÀ NGỮ PHÁP (TRÌNH ĐỘ CƠ BẢN)

a) 2 bảng chữ cái Hiragana và Katakana:
5



Lớp 4NB-15 Trường Đại học Hà Nội

Khi bắt đầu với ngôn ngữ Nhật, điều đầu tiên bạn phải làm đó chính là học bảng
chữ cái. Tiếng Nhật áp dụng 3 bảng chữ cái đó là: Hiragana (Chữ mềm), Katakana
(Chữ cứng) và Kanji (Hán tự). Ngoài ra còn có Romanji là chữ viết theo hệ Latinh
được phiên âm từ cách đọc của người Nhật.
 Hiragana:

Hiragana (ひひひひひひひひひひひひひ) là một dạng văn tự biểu âm truyền thống
của tiếng Nhật, một thành phần của hệ thống chữ viết Nhật Bản. Hiragana sử dụng hệ
thống kana, có đặc điểm là mỗi ký tự biểu diễn một âm tiết. Người Nhật thường dạy
bảng chữ cái này cho trẻ em đầu tiên và đây là bảng chữ cái được sử dụng khá thông
dụng. Chủ yếu được sử dụng khi:là tiếp vị ngữ của động từ, hình dung từ, hình dung
động từ; từ mô tả sự vật từ lâu, không có chữ Hán tương ứng. Hiragana gồm 106 chữ
cái, trong đó có 46 chữ cái chính, 25 chữ cái thêm dấu ‵‵ và ˚, 33 chữ kép và 2 chữ cái
đã được lược bỏ đó là wi (ひ) và we (ひ).
 Katakana:

Katakana (ひひひひひひひひひひひひひ) là một thành phần trong hệ thống chữ viết
truyền thống của Nhật Bản. Từ “katakana” có nghĩa là “kana chắp vá”, do chữ
Katakana được hợp thành từ nhiều thành phần phức tạp của Kanji. Katakana chủ yếu
được sử dụng để:phiên âm những từ có nguồn gốc ngoại lai;viết các từ tượng
thanh;những từ ngữ trong khoa học - kỹ thuật;đôi khi được sử dụng để viết tên các
công ty ở Nhật; biểu diễn cách đọc on’yomi của một từ kanji;dùng để viết những từ
kanji khó đọc...
 Phương pháp học thuộc 2 bảng chữ cái Hiragana và Katakana hiệu quả:
• Nên học theo thứ tự sau: nhận dạng mặt chữ  cách phát âm từng chữ  cách viết chữ
 ghép chữ thành từ để đọc. Nên chăm chỉ học theo từng bước để có thể học nhanh,


nhớ lâu.
• Học bảng chữ cái thông qua Flashcard: bốc ngẫu nhiên các lá để tự kiểm tra trí nhớ của
mình, xếp riêng các lá chưa thuộc và lại làm lại quy trình trên một lần nữa. Đây là một
cách học thông dụng và hiệu quả có thể học cả Kanji. Để trau dồi khả năng viết thì nên
vừa học qua flashcard vừa viết chữ ra giấy.
• Viết đi viết lại nhiều lần:nhưng chỉ tốt trong việc viết và nhớ mặt chữ chứ không giúp
người học nhớ lâu và nhanh, đồng thời khá tốn thời gian và công sức. Để phương pháp
này hiệu quả hơn, người học nên tập viết một số từ dễ nhớ, vừa là phương pháp để nhớ
được mặt chữ, vừa học được từ mới. Đồng thời nên kết hợp nhiều giác quan: mắt nhìn,
tay viết, miệng đọc, tai nghe để nhớ được lâu hơn.
• Học bảng chữ cái thông qua bài hát: khiến người học thích thú bằng cách tìm những
bài hát tiếng Nhật dễ thuộc, sau đó hãy hát chúng bằng cách nhìn lời tiếng Nhật và tra
6


Lớp 4NB-15 Trường Đại học Hà Nội

cứu ở phần lời bài hát. Không chỉ mang đến sự hứng khởi trong học tập, đồng thời
luyện cả kỹ năng nghe và nói, phương pháp này còn giúp bạn đọc tốt hơn, tiếp thu từ
mới nhanh hơn và hát hay hơn nữa đấy!
• Hãy chăm chỉ học mọi lúc mọi nơi! Hãy giành tất cả thời gian để học tập bảng chữ cái.
VD: trong lúc nấu ăn, làm việc nhà, hay thậm chí là đang ngồi trên xe bus,... Trong
những lúc như vậy, các bạn hãy nghĩ về những chữ cái mà mình đã học, hình dung ra
cách viết chúng như thế nào. Hãy luôn luôn có bảng chữ cái trong tay! Đây là một cách
học tập vô cùng hiệu quả và hữu ích.
b) Kanji: Kanji (ひひ, ひひひ) là chữ Hán dùng trong tiếng Nhật. Kanji là một trong 5 bộ kí

tự được dùng trong hệ thống chữ viết tiếng Nhật hiện nay.
Phân loại theo lịch sử, Kanji có thể được chia thành:

 ひひ (Kokuji - Quốc tự):

Trong khi một số chữ Hán trong tiếng Nhật và trong tiếng Trung có thể đọc qua
lại lẫn nhau, một số từ chữ kanji của tiếng Nhật không có chữ Hán tương đương trong
tiếng Trung. Ngoài những từ được dùng với nghĩa khác, những từ có cùng nghĩa nhưng
viết khác, cũng có những từ riêng của tiếng Nhật được gọi là Kokuji (ひひ) hoặc Wasei
Kanji (ひひひひ), tức Kanji được chế ra tại Nhật. VD: ひ (hatake - cánh đồng), ひ (tsuji ngã tư đường), v.v...
 ひひ (Kokkun - Quốc huấn):

Là những chữ kanji có nghĩa trong tiếng Nhật khác với nghĩa nguyên thủy trong
tiếng Trung. VD: ひ (oki - ngoài khơi, tiếng Trung: chōng - rửa), v.v...
ひひひ (Kyuujitai) và ひひひ (Shinjitai):
Một số chữ Kanji trong tiếng Nhật có thể được viết theo 2 cách khác nhau: cách
viết cũ “Kyuujitai” (ひひひ) và cách viết mới “Shinjitai” (ひひひ). VD: ひ và ひ (kuni quốc trong “quốc gia”), ひ và ひ (gō - hào, nghĩa là số, dấu hiệu), v.v...
Âm đọc của Kanji được chia ra làm 2 nhánh chính đó là âm kun’yomi (âm đọc khi
từ Kanji đứng một mình, thường do người Nhật sáng tạo ra) và âm on’yomi (âm đọc
khi từ Kanji kết hợp với các từ khác, được sáng tạo dựa theo âm tiếng Hán).
VD: Chữ ひ(Nhật) có âm kun’yomi là “hi/bi” và âm on’yomi là “nichi/jitsu” như
trongひひひひ(nichiyōbi - ngày Chủ nhật),...
 Phương pháp học Kanji hiệu quả
7


Lớp 4NB-15 Trường Đại học Hà Nội

Kanji là một bảng chữ khá khó đối với người học tiếng Nhật ở mọi cấp độ. Không
chỉ khó viết do có nhiều nét, khó nhớ mặt chữ, Kanji còn có nhiều từ đồng âm - nhiều
âm đọc khác nhau cho một chữ và nhiều chữ có chung cách phát âm - gây bối rối cho
người học. Nhưng đừng vì vậy mà nản chí! Sau đây chúng tôi xin được gợi ý một số
phương pháp giúp người học Kanji tiếp thu tốt hơn:

Học Kanji theo thứ tự: luyện viết để nhớ cách viết của chữ  Đặt chữ Kanji cần
học vào những từ, những câu ngắn để hiểu rõ cách sử dụng, âm kun’yomi và âm
on’yomi của chữ.
• “Biến” Kanji thành những hình ảnh thân thuộc, gần gũi trong đời sống


Kanji là chữ tượng thanh tượng hình xuất phát từ cái nhìn thực tế về sự việc hiện
tượng trong đời sống sau đó được viết lại thông qua trí tưởng tượng của họ. Vì vậy hãy
tưởng tượng, so sánh, liên tưởng chữ Kanji với hình ảnh trong cuộc sống. Sau khi thử
cách này xong các bạn sẽ thấy trí tưởng tượng của bản thân mình và những người xa
xưa ở Nhật Bản “bay cao bay xa” như thế nào.
VD: Từ ひ- Nguyệt (trăng) có thể được tưởng tượng như thế này:

Bằng cách này, việc ghi nhớ các chữ Kanji sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều!



Học thông qua flashcard
Tận dụng vốn hiểu biết về âm Hán Việt vào việc học Kanji

Bạn chắc chắn đã không còn xa lạ gì với những từ Hán Việt được sử dụng trong đời
sống hàng ngày bởi Việt Nam đã có một bề dày lịch sử sử dụng chữ Hán. Vậy sao lại
không tận dụng vốn hiểu biết về từ vựng rất tự nhiên ấy nhỉ? Tận dụng được điều này,
việc hiểu cách sử dụng của các chữ kanji sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều đấy!
VD:


品質 Hin Shitsu = Phẩm chất (trong đó có ひ (phẩm) và ひ (chất))

Học các bộ thủ chữ Hán:


Kanji hay chữ Hán là những chữ được ghép lại từ nhiều bộ phận. Thuộc được các
bộ phận ấy, việc nhớ cách viết của chữ Hán sẽ dễ dàng và thú vị hơn rất nhiều. Việc
thuộc các bộ thủ trong chữ Hán rồi ghép chúng lại cũng dễ dàng hơn việc ghi nhớ
những chữ kanji nhiều nét một cách vô tổ chức và còn giúp người học hiểu hơn về ý
nghĩa của chữ.
VD1: Một số bộ
竹 trúc 米 mễ = gạo 糸 mịch = sợi chỉ 缶 phẫu = đồ đựng
8


Lớp 4NB-15 Trường Đại học Hà Nội

羊 dương = con dê 羽 vũ = lông vũ 老 lão = già 而 nhĩ = "mà"
耳 nhĩ = tai 肉 nhục = thịt 臣 thần = bề tôi 自 tự 至 chí = đến
舌 thiệt = lưỡi 舟 thuyền 色 sắc 糸 trùng = côntrùng 血 huyết = máu
行 hành = đi 衣 y = y phục
VD2:

Tưởng 想 = 相 tương + 心 tâm = 木 mộc + 目 mục + 心 tâm

Vọng 望 = 亡 vong + 月 nguyệt + 王 vương
Xuân 春 = 三 tam +人 nhân +日 nhật


Hãy học những chữ kanji thông dụng nhất

Không cần phải bắt đầu với những từ khó nhằn mà chẳng bao giờ dùng tới, hãy học
ngay những chữ mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp phải ở mọi nơi xung quanh bạn! Đây là
một phương pháp giúp bạn học kanji cực kì hiệu quả bởi khi bạn đã quen với những từ

ở quanh mình, việc ghép chúng với những từ khác khó hơn trở nên dễ hiểu hơn rất
nhiều.
VD:

ひ Tự (tự bản thân)

ひ Chính (chính trị)
ひ Thời (thời gian, lúc)
ひ Nghiệp (sự nghiệp, công nghiệp)


Tự lập cho mình một bảng tra cứu

Khối lượng chữ, từ mới lớn, độ khó cao có thể khiến bạn quên đi những chữ cũ mà
bạn đã học qua. Để tránh điều này, hãy trang bị cho mình một bảng tra cứu bằng giấy.
Việc này sẽ giúp bạn có thể học kanji ở mọi lúc mọi nơi mà không cần đến công cụ hỗ
trợ như máy tính, smartphone,... Quan trọng hơn, bạn có thể học một cách trực quan và
so sánh được các chữ kanji với nhau.


Học giải nghĩa chữ Kanji

Học chữ kanji không những không khó, mà còn thú vị. Các chữ kanji đều có một
triết lý riêng của nó. Hãy tìm ra triết lý của chữ đó, hoặc nghĩ ra cách giải nghĩa riêng
để có thể nhớ được một cách dễ dàng.
(Nguồn: Nhật ngữ Cú Mèo - SAROMA LANG (saromalang.com) & AKIRA
(akira.edu.vn) & duhoc.thanhgiang.com.vn)

9



Lớp 4NB-15 Trường Đại học Hà Nội
c) Trợ từ: Tiếng Nhật phức tạp một phần chính là bởi hệ thống trợ từ phức tạp và dày

đặc. Nếu câu văn tiếng Nhật là một bộ khung thì những trợ từ chính là những phần liên
kết bộ khung ấy lại với nhau. Ví dụ như:

Trợ từ

Đi với / Mang
nghĩa / Chức năng

Câu ví dụ

Dịch

Gốc từ: dùng như liên từ của da. De có thể dùng như "ở, tại" hay
"bằng". Dùng thay cho da/desu khi nối vế câu.

+ Phương tiện

Jitensha
de ikimashō.
自転車で行きま

Let's go by bicycle.
Đi bằng xe đạp đi.

しょう。
+ Vị trí

de

Koko
de yasumitai.
ここで休みたい。


+ Ngôn ngữ

Nihongo
de tegami wo
kaita.
日本語で手紙を

I want to rest here.
Tôi muốn nghỉ ở đây.

I wrote the letter in Japanese.
Tôi viết thư bằng tiếng Nhật.

書いた。

+ Liên từ dạng te

kimi ga suki
de yokatta
君 が 好き で よ
かった。

ni



Pal, you are loved (and so) I
am glad. / I am glad
that I love you, pal.
Thật hay là anh đã yêu em.

Nghĩa: "tới, đến, ở, tại, vào lúc"
Chỉ phương hướng hành động, chỉ phương hướng
Làm trạng từ bằng cách theo sau tính từ đuôi na
+ Danh từ / Địa
điểm
+ Danh từ /
Phương hướng

Gakkō ni iru.
転校にいる。
Gakkō ni iku.
転校にいく。

I'm at/in school.
Tôi đang ở trường học.
I'm going to school.
Tôi đi tới trường.

10


Lớp 4NB-15 Trường Đại học Hà Nội


+ Danh từ /
Phương hướng hành
động
+ Danh từ / Chủ
thể bị động

Ore ni kaese.
俺に返せ。
Ka
ni sasareta.
蚊にさされた。

Eiga o mi
+ Danh từ, động
ni iku.
từ thể masu / Mục
đích
映糸を見に行く。
Tạo trạng từ tính
từ đuôi na
no


teinei, teinei
ni
丁寧、 丁寧に

Give it back to me.
Trả lại cho tao.
I was bitten by a mosquito.

Tôi bị muỗi cắn.
I'm going to see a movie.
Tôi đi xem phim.
polite, politely
lịch sự, một cách lịch sự

Chỉ sở hữu, nối danh từ, đánh dấu chủ đề ở vế phụ, danh từ hóa
Khi danh từ hóa toàn bộ vế câu, no có thể có chức năng như một sự nhấn
mạnh hay một câu hỏi tùy theo cách lên xuống giọng. No thường được phụ
nữ dùng cuối câu.
sensei
no kuruma
先生の車
watashi
no konpyuuta

+ Danh từ / Sở
私のコンピュ糸
hữu

the teacher's car
xe của cô giáo

My computer
Máy tính của tôi


anata
no shukudai
あなたの宿題

+ Danh từ / Nối

kuruma
no Toyota
車のトヨタ

+ Danh từ / Đánh
Kare
dấu chủ thể trong vế no tsukutta kēki
phụ
wa oishikatta.

your homework
bài tập của bạn
Toyota the car [company]
Xe hơi Toyota
The cake that he made was
tasty.
Cái bánh anh ấy làm rất ngon.

彼の作ったケ糸
キはおいしかっ
11


Lớp 4NB-15 Trường Đại học Hà Nội

た。
+ Tính từ đuôi i /
Danh từ hóa


Yasui no wa,
kore.
安いのは、これ。
Taberu no ga
daisuki.

+ Động từ / Danh
食べるのが大好
từ hóa

This is the cheap[er] one.
Cái rẻ tiền là cái này.

I love eating.
Tôi rất thích việc ăn.

き。
Mō, tabeta
no?

+ Mệnh đề / Danh
もう、食べた
từ hóa

Have you eaten yet?
Anh đã ăn rồi à?

の?


(Nguồn: Nhật ngữ Cú Mèo - SAROMA LANG (saromalang.com) & Wikipedia Japanese Articles (en.wikipedia.org/wiki/Japanese_particles))

d) Bổ ngữ

Bổ ngữ (修飾語 shuushokugo, kanji: tu sức ngữ) là từ ngữ dùng để bổ nghĩa (làm
rõ nghĩa) cho một từ ngữ khác, tiếng Anh gọi là modifier.

12


Lớp 4NB-15 Trường Đại học Hà Nội

(Nguồn: Nhật ngữ Cú Mèo - SAROMALANG (saromalang.com))
e) Cách kết thúc câu trong tiếng Nhật :

13


Lớp 4NB-15 Trường Đại học Hà Nội

(Nguồn: Nhật ngữ Cú Mèo - SAROMA LANG (saromalang.com))

f)

Tiểu kết
Sau khi hoàn thành phần Nhập môn và Ngữ pháp (Trình độ cơ bản) phía trên,
chúng tôi mong rằng đã phần nào giúp được các bạn trong việc lựa chọn những phương
pháp học tập ngữ pháp tiếng Nhật hiệu quả nhất cho bản thân.
Tiếng Nhật là một ngôn ngữ khó, bởi vậy, người học cần phải chăm chỉ ngay từ
những bước đầu tiên. Nhiều bạn cảm thấy u sầu về khả năng tiếng Nhật của mình và

dành phần lớn thời gian để u sầu thay vì nâng cao nền tảng tiếng Nhật của mình. Đó là
vì các bạn nghĩ giỏi tiếng Nhật nghĩa là giao tiếp nhanh như gió và hiểu mọi thứ người
Nhật nói. Các bạn muốn ngay lập tức mình giao tiếp tốt tiếng Nhật mà không muốn
mất thời gian để xây dựng nền móng tiếng Nhật cho riêng mình. Bằng cách này, các
bạn không có nền tảng và mong muốn giỏi tiếng Nhật trong vô vọng.
Hãy chăm chỉ học tập, kiên trì vượt qua những thử thách để nhận ra tiếng Nhật là
một ngôn ngữ tuy khó nhưng lại thú vị và đẹp vô cùng, giống như bản thân đất nước và
con người Nhật Bản vậy.

14


Lớp 4NB-15 Trường Đại học Hà Nội

2.TỪ VỰNG TRONG TIẾNG NHẬT
a) Vai trò của từ vựng:

Trong bất kỳ một ngôn ngữ nào, vai trò của từ vựng cũng hết sức quan trọng. Có
thể thấy một ngôn ngữ là một tập hợp của các từ vựng. Không thể hiểu ngôn ngữ mà
không hiểu biết từ vựng, hoặc qua các đơn vị từ vựng. Nhưng điều đó không đồng
nghĩa với việc chỉ hiểu các đơn vị từ vựng riêng lẻ, độc lập với nhau, mà chỉ có thể
nắm vững được ngôn ngữ thông qua mối quan hệ biện chứng giữa các đơn vị từ vựng.
Như vậy việc học từ vựng và rèn luyện kĩ năng sử dụng từ vựng là yếu tố hàng đầu
trong việc truyền thụ và tiếp thu một ngôn ngữ nói chung và tiếng Nhật nói riêng.
Không chỉ là trở ngại với riêng những người học tiếng Nhật, từ vựng luôn là vật cản
với bất kì ai học ngôn ngữ. Kiến thức từ vựng là công cụ giúp người học có khả năng
thiết lập và thành công trong giao tiếp. Đây cũng chính là mục tiêu chính của việc học
và dạy ngoại ngữ. Có câu nói rằng: “Không có ngữ pháp, rất ít thông tin có thể được
truyền đạt. Không có từ vựng, không một thông tin nào có thể được truyền đạt cả”. Vì
thế trong việc học một ngoại ngữ, thì từ vựng có thể xem như các tế bào nhỏ hình

thành nên khả năng sử dụng ngoại ngữ của người học. Nếu bạn không biết ngữ pháp,
bạn vẫn có thể giải thích cho người khác hiểu ý mình đang muốn nói. Tuy nhiên, nếu
không có từ vựng, bạn sẽ không thể truyền đạt bất cứ thứ gì.Vì vậy, để có thể nắm bắt
được ngôn ngữ Nhật, học từ vựng hàng ngày luôn là điều cần thiết, đặc biệt với những
người bắt đầu học.
Ai trong chúng ta hẳn đã gặp phải những lúc muốn diễn dạt một vấn đề nhưng lại
cảm thấy bế tắc vì lượng từ vựng của bạn thân còn hạn hẹp. Hay có những lúc không
thể hiểu người đối thoại với mình, hoặc cũng có thể cảm thấy sợ khi đọc những trang
tài liệu dài mà toàn những từ mới ta chưa biết. Để tránh khỏi những điều trên, đòi hỏi
mỗi người cần sự nỗ lực và kiêm trì trong việc học từ mới.
b) Giới thiệu khái quát về từ vựng trong tiếng Nhật:

Tiếng Nhật là một ngôn ngữ có một vốn từ vựng rất lớn và vô cùng phong phú. Các
cuộc nghiên cứu của Nhật Bản được tiến hành nhằm mục đích so sánh tiếng Nhật ngôn
ngữ của một số nước trên thế giới để tìm hiểu xem người ta biết bao nhiêu từ của một
ngôn ngữ nào đó thì có thể hiểu nhau khi giao tiếp. Những chỉ số đưa ra từ cuốn sách
“Tiếng Nhật hiện đại” cho thấy: tiếng Pháp, nếu biết được khoảng 1000 từ thì khi hội
thoại có thể hiểu được 83,5%. Nhưng ở tiếng Nhật, nếu biết 1000 từ thì chỉ hiểu được
60% hội thoại. Ngoài ra, trong tiếng Nhật còn có rất nhiều từ xuất hiện trong thơ ca,
tiểu thuyết và những từ này lại chưa được thống kê ngay cả trong cuốn Đại từ điển
tiếng Nhật. Cuốn “Đại từ điển” của nhà xuất bản Heibonsha được coi là lớn nhất hiện
nay có tới hơn 720.000 từ.
Từ vựng Nhật chịu ảnh hưởng lớn bởi những từ mượn từ các ngôn ngữ khác.. Từ xa
xưa, người Nhật đã sớm có sự tiếp xúc và tiếp thu những ảnh hưởng của văn minh
Trung Hoa và điều này đã in dấu ấn ngay trong ngôn ngữ Nhật Bản. Lớp từ gốc Hán
đến ngày nay chiếm số lượng khổng lồ vốn từ vựng tiếng Nhật (chiếm 60%), tiếng
15


Lớp 4NB-15 Trường Đại học Hà Nội


Nhật đã mượn một lượng từ vựng đáng kể từ hệ ngôn ngữ Ấn-Âu, chủ yếu là tiếng
Anh. Trong đó có cả tiếng Hà Lan cũng có ảnh hưởng, với những từ như bīru (từ bier;
"bia") và kōhī (từ koffie; "cà phê").
Từ vựng tiếng Nhật là kết hợp các từ với nhau để tạo ra từ mới là rất lớn. Ví dụ từ
“xe” trong tiếng Nhật là “shya” (từ gốc Hán), nếu ghép với các từ gốc Hán khác sẽ tạo
ra được rất nhiều từ có nghĩa khác nhau. Sự đặc biệt của tiếng Nhật là trường âm và âm
ngắt. Còn có những từ khi phát âm phải đọc kéo dài hơn bình thường (khoảng 1 nhịp) gọi là trường âm và những từ phải ghép thêm với chữ tsu nhỏ ( っ)để đọc gọi là âm
ngắt. Nếu thiếu đi thì có thể người nghe sẽ hiểu sang một từ khác
ví dụ:

お ば さ ん -obasan : cô, dì (không có trường âm)
おばあさん-obaasan: bà (trường âm cột a - đọc kéo dài chữ ba)

hay

お じ さ ん -ojisan : chú, bác (không có trường âm) 、
おじいさん-ojiisan:ông(trường âm cột i-đọc kéo dài chữ ji)

c) Thực trạng:

Phần lớn các sinh viên được hỏi không rõ mình giành thời gian thế nào cho việc
học. Điều này có nghĩa là họ đã không dành đủ sự quan tâm tới việc học từ vựng, trong
khi từ vựng là 1 thành tố rất quan trọng của ngôn ngữ, cần được bồi dưỡng hàng
ngày.Phần lớn các sinh viên được hỏi nói rằng họ không hài lòng với phương pháp học
từ vựng hiện tại của mình và đang gặp nhiều khó khăn với việc này.Các sinh viên đều
đánh giá rất cao tầm quan trọng của từ vựng tới các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Nếu
không có từ vựng tốt, họ không thể nào tận dụng được tốt những kỹ năng ấy được.Hầu
hết mọi sinh viên được hỏi đều cho rằng những phương pháp họ đang sử dụng đã lỗi
thời và không hiệu quả. Họ mong muốn có được sự cách tân trong việc học từ vựng.

Cách học được các sinh viên sử dụng phổ biến nhất viết tất cả những từ mới thành một
danh sách rồi học thuộc. Phương pháp học từ vựng không những nhàm chán mà còn
kém hiệu quả.
Trong cuộc khảo sát nhỏ mà nhóm tôi thực hiện với các bạn sinh viên khoa Nhật
trường đại học Hà Nội với các sinh viên năm 1,2,3 và năm cuối. Có đến 90 % tổng số
phiếu khảo sát cho rằng việc học từ vựng rất khó nhớ và có 100/120 người cho rằng họ
thường rất hay quên sau khi đã học. Nhiều người có khả năng nhớ nhưng vẫn mắc phải
các lỗi như thiếu trường âm, âm ngắt trong từ vựng.
d) Nguyên nhân:
 Chủ quan:

Cũng như theo các nhà tâm lý học người Đức nghiên cứu thì trí não con người sau
khi tiếp nhận thông tin sẽ bắt đầu quá trình quên lãng. Quá trình quên lãng này bắt đầu
từ phút thứ 10 trở đi sau khi học, sau 20 phút não người chỉ nhớ 58% lượng thông tin
vừa học, sau 1 tiếng nhớ 44%, 9 tiếng nhớ 36%, sau 1 ngày nhớ 33%, sau 2 ngày nhớ
28% và cuối cùng sau 1 tháng chỉ nhớ khoảng 20%.
16


Lớp 4NB-15 Trường Đại học Hà Nội

Bên cạnh việc học không thực sự “sâu” cũng sẽ làm cho người học nhanh quên
Một nguyên nhân nữa khiến vốn từ vựng của người học không đa dạng là việc lười
giao tiếp bằng tiếng Nhật. Có thể trong thời gian học tiếp nhận được nhiều từ vựng,
nhưng nếu không thường xuyên ôn tập lại thì sẽ bị quên mất. Giao tiếp giúp chúng ta
sử dụng từ vựng nhiều hơn trong nhiều trường hợp cụ thể. Nó còn giảm đi sự bỡ ngỡ
khi giao tiếp với người khác, giúp người nói tự tin hơn. Với những người Việt Nam học
ngoại ngữ, phần lớn họ rất thích giao tiếp, nhưng lại ngại sai, ngại bị bỡ ngỡ hay chỉ
đơn giản là sợ bị cười. Tiếng Nhật chưa được vận dụng một cách tối đa.
 Khách quan:


Cơ sở vật chất của đất nước ta chưa đủ hiện đại và phát triển để cho sinh viên luyện
tập đầy đủ và thường xuyên. Đồng thời môi trường học tập chưa thật sự đủ tốt khi mà
người Nhật còn quá ít để các bạn sinh viên vận dụng được vốn học của mình vào giao
tiếp.
e) Giải pháp:

Từ những hạn chế ở trên, ta có thể thấy cách học từ vựng tiếng Nhật hiệu quả nhất
vẫn luôn là chăm chỉ luyện tập và ứng dụng thực từ vựng trong thực tế thật nhiều. Tuy
nhiên, nếu bạn biết cách học tập khoa học nhất, kho từ vựng tiếng Nhật đồ sộ sẽ không
gây cho bạn quá vất vả và khó khăn
 Học những từ vựng theo chủ đề yêu thích. Việc thích một thứ gì đó sẽ được coi là

động lực lớn trong quá trình học ngôn ngữ, việc học từ vựng cũng vậy. Giả sử, nếu bạn
thích chủ đề âm nhạc, những từ như “âm nhạc” hay “bài hát” sẽ giúp bạn dễ dàng hơn
trong việc tìm kiếm những bài hát. Hoặc ta cũng có thể học những từ liên quan đến
nhau.
 Ôn luyện từ vựng theo phim ảnh, truyện tranh hay phim hoạt hình Nhật Bản.

Tưởng chừng như là một công cụ giải trí, nhưng đây lại là một cách hay và đơn giản
nhất khi học từ vựng. Hoặc Dán từ vựng tương ứng với đồ vật trong nhà như bàn học,
giường, tủ, TV, xe đạp… và hàng ngày bạn tiếp xúc với chúng, nhìn thấy chúng thì
không lí nào lại không thể học thuộc chúng một cách nhanh chóng được.
 Tận dụng tối đa mọi giác quan trong quá trình học từ vựng. Ngoài việc đọc thầm còn

cần sử dụng thêm các tranh minh họa (hài hước, dễ thương,…) hay những đồ vật cụ
thể. Để nhớ từ mới được nhanh, khi học bạn cũng nên đọc to, chú ý phát âm thật chuẩn
theo người bản xứ (khi học ở nhà,các bạn có thể bật CD nghe và đọc theo). Bên cạnh
đó, chúng ta có thể làm flashcard (những thẻ nhỏ) ghi từ mới một mặt bằng tiếng Nhật
và nghĩa của chúng mặt sau.



Các bước làm flashcard:
Bước 1: Soạn danh sách từ vựng
Bộ sách này rất nổi tiếng đối với người học tiếng Nhật, thậm chí còn được dùng để
giảng dạy. Một điểm cộng nữa mà mình yêu thích đối với bộ sách này chính là danh
17


Lớp 4NB-15 Trường Đại học Hà Nội

sách từ vựng được soạn sẵn ở mỗi bài, kèm theo tập tin nghe từ vựng với giọng nữ rất
dễ nghe. Khi bạn học từ trên thẻ Flashcard, có thể vừa cầm thẻ từ vựng và nghe theo
giọng đọc từ, giúp chúng ta vừa nhớ rõ từ đồng thời thuộc cách phát âm chính xác.
Đối với các bạn đang học Hán tự Kanji thì có thể theo giáo trình Basic Kanji Book
với 2 cuốn là 45 bài học. Mỗi bài học có từ 10 đến 12 chữ Hán, được sắp xếp theo chủ
đề rất dễ học. Ngoài ra sau khi học bằng thẻ, các bạn có thể làm bài tập từ cuốn sách,
giúp bạn nhớ lâu hơn. Hoàn tất giáo trình này, các bạn có thể nắm cho mình khoản
chừng 450 đến 540 chữ Hán. Sau đó, chúng ta có thể nâng cấp lên giáo trình trung cấp
với nhiều chữ phức tạp hơn.
• Bước 2: cắt thẻ
• Bước 3: điền từ vào ảnh, vẽ hình minh họa ( nếu cảm thấy cần thiết)
Bạn sẽ xem từ ở mặt trước của thẻ và nhớ xem từ có nghĩa gì. Sau đó tự mình kiểm
tra bằng cách lật mặt sau của thẻ. Việc học sẽ rất hiệu quả nếu các bạn luôn nhớ những
nguyên tắc sau đây: Ngắn gọn, chữ to, rõ ràng và thường xuyên ôn luyện.
 Sử dụng trí tưởng tượng cũng góp phần làm cho từ mới trở nên đơn giản hơn. Mỗi

người có sự tưởng tượng khác nhau, do vậy, điều này tùy vào tính sáng tạo riêng của
mỗi người. Ví dụ, từ “Keppu” ( Vé), hãy nhớ câu “KEEP your TICKETS, don’t lose
them”.. Từ “karimasu” (mượn) thì dùng câu “You CAn’t REturn what you didn’t not

BORROW”. Các câu ở đây vừa bao hàm được cách đọc cũng như nghĩa của từ. Ngoài
tiếng Việt, hãy tận dụng vốn tiếng Anh của bản thân để làm từ vựng trở nên đơn giản
hơn
 Sử dụng từ vựng ngay sau khi học ngữ pháp và đặt từ vựng vào trong các tình huống

cụ thể. Làm việc này nhiều lần giúp chúng ta quen với từ mới, tăng khả năng ghi nhớ
từ vựng. Giả sử, tự đặt ra cho bản thân tình huống đến siêu thị mua đồ, những từ mới,
lạ về các dụng cụ nhà bếp hay thực phẩm được thêm vào trong các lời thoại sẽ giúp
chúng ta ôn tập đồng thời cả ngữ pháp và từ vựng
 Thời gian học, nghỉ ngơi và số lượng từ mới cho một buổi học cũng rất quan trọng.

Một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời điểm “Vàng” để ghi nhớ là khi chúng ta vừa
mới thức dậy vào buổi sáng và trước khi đi ngủ vào buổi tối. Vào thời điểm này, chúng
ta sẽ ghi nhớ kiến thức sâu hơn. Do vậy, nên dành ra 10 phút trước khi đi ngủ và sau
khi thức dậy mỗi sáng đọc lại từ mới. Ngoài ra, việc duy trì thói quen học tập đều đặn
mỗi ngày sẽ ảnh hưởng không ít đến kết quả học tập của các bạn. Tần suất học cũng
được đánh giá là cần thiết để có thể học tiếng Nhật một cách hiệu quả. Khi học, không
nên nhồi nhét quá nhiều từ mới trong một khoảng thời gian. Có thể ở thời điểm ban
đầu việc ghi nhớ sẽ rất dễ dàng, nhưng chỉ sau vài tiếng đồng hồ, khả năng ghi nhớ sẽ
giảm và rồi lại tốn thêm thời gian để học hơn nữa. Do đó, cứ sau khi học được 30 phút
đến 45 phút, các bạn hãy nghỉ giải lao khoảng 5-10 phút. Thời gian này bộ não của
chúng ta sẽ được nghỉ ngơi và củng cố lại những gì vừa mới học. Cho nên, chúng ta
hãy sắp xếp thời gian học và nghỉ ngơi một cách khoa học.
18


Lớp 4NB-15 Trường Đại học Hà Nội
 Học từ vựng trong nhiều giáo trình. Với trình độ sơ cấp, có rất nhiều loại giáo trình,

nhưng trong đó phổ biến hơn cả là Minna No Nihongo. Bên cạnh đó bạn có thể tham

khảo thêm các giáo trình khác như Genki. Dù số lượng từ vựng trong Genki ít hơn
nhưng ở mỗi chủ đề đều được phân ra chi tiết và đầy đủ.
 Biết chọn lọc sách và sử dụng từ điển một cách thông minh. Trên thị trường có vô

vàn cuốn sách cũng như các loại từ điển. Cần phải chọn lọc sao cho phù hợp với trình
độ, khả năng của bản thân. Bắt đầu từ cơ bản đến phức tạp, từ những từ phổ biến hơn
sẽ giúp cho người học có hứng thú
 Bên cạnh đó, tận dụng những chiếc điện thoại thông minh đem lại hiệu quả rất cao

trong việc học từ. Nó cung cấp rất nhiều công cụ hỗ trợ trong việc học ngoại ngữ nói
chung và từ vựng tiếng Nhật nói riêng. Có rất nhiều phần mềm miễn phí, nhưng ở đây
tôi sẽ giới thiệu một phần mềm phổ biến có tên Memrise.

Phần mềm cung cấp nhiều giáo trình tiếng Nhật cho người dùng. Trong mỗi giáo
trình được chia ra thành nhiều chủ đề nhỏ với lượng từ vựng tương ứng. Với mỗi từ
mới, bạn phải làm đủ 2 kĩ năng: viết, nghe và chon đáp án đúng.
Bên cạnh đó, hằng ngày phần mềm sẽ nhắc bạn xem lại những từ đã học. Đặt ra
mục tiêu mà bạn muốn. Mỗi người sẽ có một tài khoản riêng với số điểm tích trữ mà
bạn đạt được khi hoàn thành mỗi chủ đề.

19


Lớp 4NB-15 Trường Đại học Hà Nội

Lợi ích của việc học từ vựng bằng Memrise là bạn không mất công học theo kiểu
“học thuộc lòng”. Với Memrise bạn sẽ học theo quy tắc “gặp đi gặp lại” nhiều lần.
Ngoài ra, các khoảng cách lặp lại được sắp xếp ở những thời điểm tối ưu sao cho bạn
nhớ được lâu nhất. Ví dụ như thay vì lặp lại mỗi ngày, mỗi tuần một lần như thông
thường, Memrise sẽ lặp lại 1 ngày, 3 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng..

f)

Tiểu kết
Tóm lại, học từ vựng khó mà đơn giản nếu mỗi người tìm được phương pháp phù
hợp với bản thân. Cộng với sự chăm chỉ thì việc học từ vựng hẳn sẽ dễ dàng hơn. Do
vậy, ngay từ lúc bắt đầu học, ngay từ bây giờ, hãy xây dựng cho bản thân một kho từ
vựng cho mình nhé.
3.THỰC HÀNH CÁC KĨ NĂNG:

A. KĨ NĂNG NGHE:
a) Giới thiệu khái quát về kĩ năng :

Thực chất việc dạy-học ngoại ngữ là dạy-học kiến thức và đặc biệt là các kĩ năng
thực hành tiếng:nghe, nói, đọc, viết để người học có thể nắm vững ngôn ngữ như một
phương tiện giao tiếp nhằm để thỏa mãn nhu cầu bản thân cũng như nhu cầu xã hội và
của nghề nghiệp.Tất cả các kĩ năng đều có những mối quan hệ khăng khít gắn bó với
nhau. Bởi vậy, ta không thể xem nhẹ kĩ năng này hay kĩ năng kia mà phải quan tâm đến
các kĩ năng như nhau. Tuy nhiên mỗi kĩ năng đều có những đặc điểm riêng biệt đòi hỏi
chúng ta phải chú ý nghiên cữu kĩ lưỡng để nâng cao hiệu quả học tập mỗi kĩ năng. Và
với kĩ năng nghe cũng vậy. Trong các kĩ năng thực hành, nghe hiểu là một kĩ năng là
giao tiếp thụ động , là quá trình mã hóa và giải mã. Trong đó nghe thuộc phạm trù tiếp
nhận ,mã hóa các tín hiệu ngôn ngữ dưới dạng âm thanh phát ra với tư cách là yếu tố
có nghĩa.Hiểu là quá trình giải mã các thông tin ngôn ngữ vừa được tiếp nhận. Có một
sự liên kết chặt chẽ giữa việc nghe và hiểu đó là ghi nhớ và lưu trữ thông tin. Có thể
nói nghe và hiểu là hai mặt biện chứng của một quá trình phức hợp chế định lẫn nhau.
Nghe là cơ sở quyết định hiểu, ngược lại hiểu lại có tính độc lập tương đối tác động trở
lại bổ sung cho nghe.Ta có thể tóm tắt quá trình nghe-hiểu như sau :
 Nghe gồm hai giai đoạn: cảm nhận và tri nhận các tín hiệu ngôn ngữ dưới dạng âm

thanh. Giai đoạn cảm nhận đòi hỏi sự nhạy cảm của cơ quan thính giác và diễn ra rất

nhanh chóng, song nó là cơ sở không thể thiếu được của tri nhận. Tri nhận là giai đoạn
cơ bản nhất song cũng phức tạp nhất. Mở đầu giai đoạn này là các thao tác khu biệt và
ghi nhận các âm và các yếu tố cận ngôn đi kèm, rồi đến các thao tác phân tích và xử lí
các âm thanh khu biệt nhằm mã hoá và lưu trữ các tín hiệu ngôn ngữ trên cơ sở những
kiến thức về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, văn hoá văn minh đã tiếp thu được từ trước.
Sau giai đoạn tri nhận, ghi nhớ đóng một vai trò rất quan trọng, nó cho phép các tín
hiệu ngôn ngữ dưới dạng âm thanh mã hoá được lưu trữ dưới dạng hình ảnh làm cơ sở
cho việc giải mã.
20


Lớp 4NB-15 Trường Đại học Hà Nội
 Hiểu là quá trình giải mã hay xác lập nghĩa của các tín hiệu ngôn ngữ đã được mã hoá

và lưu trữ, tức là xác lập các mối liên hệ giữa vỏ âm thanh ghi nhận được với các yếu
tố đã tiếp thu được từ trước đó liên quan tới việc xác lập nghĩa như: tri thức về ngữ âm,
từ vựng, ngữ pháp trong ngữ cảnh, lôgic ngữ nghĩa, các yếu tố văn hoá‐văn minh, ngữ
dụng, kiến thức chuyên ngành, nhằm đưa ra và kiểm định các giả định về nghĩa. Một
khi hội tụ đủ các kiến thức cần thiết cho việc giải mã thì nghĩa của các tín hiệu ngôn
ngữ mới được xác lập.
b) Tầm quan trọng của kĩ năng :

Nghe là một kĩ năng quan trọng và không thể thiếu đối với người học ngoại ngữ và
muốn thành thạo ngôn ngữ nào đó. Nghe để lấy thông tin,có nghe hiểu thì ta mới có thể
trò truyện, giao tiếp bằng ngôn ngữ ấy. Không chỉ vậy việc nghe tốt còn hỗ trợ chúng ta
trong việc học các kĩ năng còn lại.Từ việc nghe tốt ta có thể nói bắt chước theo ngữ
điệu, phát âm sẽ tốt hơn và khả năng nói sẽ tốt hơn.
c) Thực trạng :

Trong thực tế hiện nay, việc học nghe nói riêng, do đặc thù môn học đã gây ra

không ít khó khăn cho mỗi sinh viên nên mặc dù người học đã tập trung và đầu tư
không ít thời gian nhưng hiểu quả thì vẫn chưa thỏa mãn mong đợi. Sinh viên rất ngại
nếu không muốn nói là sợ học, thi, kiểm tra nghe.Qua việc khảo sát các bạn sinh
viên(của tất cả các khóa)đang học khoa ngôn ngữ Nhật Bản trường đại học Hà Nội thì
có 60 trong tổng số 80 bạn sợ nghe.Sau đây là một số trở ngại trong quá trình nghe
hiểu tiếng nước ngoài nói chung và tiếng nhật nói riêng.
Khi bắt đầu học ngoại ngữ thì mỗi chúng ta đều có rất nhiều năm sử dụng tiếng mẹ
đẻ, do vậy thói quen và kĩ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ đã trở nên bền vững và có ảnh
hưởng không tốt, gây trở ngại đến quá trình tiếp thu, rèn luyện các kĩ năng thực hành
mới của tiếng nước ngoài. Trong quá trình nghe hiểu học sinh gặp rất nhiều khó khăn
trong việc khu biệt nhằm mã hóa các tín hiệu ngôn ngữ mới do tiếng mẹ đẻ đã lấn át.
Hơn nữa trong giai đoạn đầu học ngoại ngữ học sinh ít được chú trọng trong việc học
nghe, ít có cơ hội tiếp xúc với người bản xứ, có được học thì cũng chỉ là học nghe qua
băng catset.Bên cạnh đó tâm lí chung của mỗi sinh viên khi học nghe là khi nghe phải
nghe và nhớ được cả 100% thông tin và dịch ra được bằng tiếng việt nhưng lại không
hiểu được trọng tâm của đoạn phát ngôn, không hiểu được nội dung cốt lõi của đoạn
hội thoại. Điều này gây nên sự mệt mỏi và nỗi sợ trong việc học nghe.Về trang thiết bị
giảng dạy ở các trường học cũng có trang bị nhiều thiết bị tốt hữu ích song lại chưa
được khai thác đúng cách, việc bảo trì còn kém nên hay gây gián đoạn. Một số trang
thiết bị còn chưa đồng bộ, phong phú( băng, đĩa,...). Ngoài những thực trạng trên,sinh
viên còn gặp phải một số trở ngại khác.Sau đây ta sẽ điểm qua một số vấn đề gây nên
điều này:
21


Lớp 4NB-15 Trường Đại học Hà Nội

 Ngữ âm:

Khi học một ngoại ngữ, chúng ta phải làm quen với một hệ thống âm mới, luyện tập

để có thể quen với những âm mà không có trong hệ thống âm của thứ tiếng mình đã
quen(tiếng mẹ đẻ).Trong hệ thống ngữ âm của tiếng nhật có những âm mà tiếng việt
không có. Việc này khiến học sinh cần phải luyện tập kĩ, phân biệt giữa các âm trong
tiếng nhật, để từ đó có thể nhận diện các âm tạo nền tảng cho việc nghe.Mặt khác các
yếu tố như trọng âm, ngữ điệu, hiện tượng nuốt âm, đồng âm khác nghĩa hay giọng
của người phát âm cũng gây không ít khó khăn cho không chỉ những người học cơ bản
mà còn cho cả những người học ở trình độ cao.Bởi vậy việc học nghe hiểu của học
sinh cần sự siêng năng kiên trì bền bỉ của cả học sinh và giáo viên dạy.
 Từ vựng:
Từ vựng tiếng việt và tiếng nhật khác nhau bởi tiếng việt thì có một âm tiết còn
tiếng nhật thì có nhiều âm tiết. Trong khi nghe có những lúc học sinh có thể nghe được
những âm tiết phát ra nhưng lại phải mất một thời gian ghép thì mới hiểu ý nghĩa của
từ đó.Vốn từ của sinh viên còn hạn chế cũng là một trở ngại trong việc học tiếng
Nhật.Trong khi nghe gặp một từ mới nào đó sinh viên lại dừng lại suy nghĩ xem nghĩa
của nó như thế nào. Và kết quả là không thể tập trung nghe tiếp được đoạn tiếp
theo.Tuy nhiên có những phát ngôn mà khi học sinh nghe hiểu được hết những từ trong
đó rồi mà không hiểu được ý nghĩa phát ngôn đó bởi nó còn liên quan đến văn hóa văn
minh của nước đó mà học sinh không biết.Khi sinh viên không có ý thức về văn hóa thì
sẽ rất dễ áp đặt văn hóa của đất nước mình dẫn đến việc giải mã nội dung thông tin
trong bài học không đúng dắn, vì thế sẽ hiểu sai ý tưởng của nội dung cần truyền tải.
Ví dụ khi nghe câu hỏi “ひひひひひひひひひひひひひ”ひHọc sinh có thể hiểu đó là “ trường
của bạn ở đâu?” nhưng đơn giản nó cũng là câu hỏi “bạn học trường nào?”.Một trở
ngại nữa trong việc nghe hiểu cần quan tâm khi học ở trình độ cao là sẽ xuất hiện
những thuật ngữ mà chúng ta khó có thể hiểu được nếu không học các từ chuyên
ngành.
 Về mặt ngữ pháp:

Đây là một trong những trở ngại cơ bản của quá trình giải mã các tín hiệu ngôn
ngữ. Giữa tiếng nhật và tiếng việt có rất nhiều sự khác nhau về ngữ pháp.Cách biểu đạt
thời thế, trật tự sắp xếp của danh từ, động từ trong câu, hình thái cú pháp, trợ từ và một

loạt các quy tắc ngữ pháp khác thực sự là thách thức đối với học sinh việt nam trong
quá trình học tiếng nhật.Tuy nhiên trong quá trình học ngoại ngữ, sự tiếp thu các kiến
thức về ngữ âm, từ vựng ngữ pháp sẽ bổ trợ lẫn nhau để phát triển khả năng thực hành
nghe để có thể nhận biết , hiểu giải mã các phát ngôn, ngôn đoạn và ngôn bản.
22


Lớp 4NB-15 Trường Đại học Hà Nội
 Các yếu tố ngữ dụng liên quan đến việc xác định ý nghĩa xác thực của ngôn bản

chính là vấn đề khó nhất đặt ra cho giáo viên khi dạy nghe hiểu bởi lẽ chỉ khi đặt phát
ngôn cụ thể vào một ngữ cảnh giao tiếp- văn hóa của ngôn ngữ đích xác mới có thể xác
định được ý nghĩa xác thực của ngôn bản, mới hiểu được ý đồ và thái độ của người
nói, tình cảm của người nói trong giao tiếp. Thế nhưng khi nghe một đoạn hội thoại
trong băng catset(phương tiện dạy nghe phổ biến hiện nay) chúng ta lại không có đủ
các yếu tố về ngữ cảnh, biểu cảm,...Điều này thật sự gây ra khó khăn cho người học
nghe.
d, Các giải pháp khắc phục :
Do nghe hiểu là một kĩ năng thuộc dạng thụ động, nghe là yếu tố quyết định hiểu,
các nhà giáo học ngoại ngữ đã đưa ra một mô hình nghe tích cực nhằm khắc phục
những hạn chế của tính thụ động của kĩ năng này, cải thiện khả năng nghe của người
đọc và nâng cao hiệu quả của việc dạy-học kĩ năng nghe hiểu.Cái cốt lõi của mô hình
này là người học tiếng nước ngoài phải tăng mức độ tập trung chú ý để nghe và hiểu
bằng tiếng nước ngoài, phải thay đổi cách thức, thói quen và quá trình mã hóa và giải
mã.
 Mô hình nghe tích cực có thể được chia thành ba giai đoạn:
• Giai đoạn 1:(GĐ 1): neo, bám có nghĩa là muốn hiểu một phát ngôn trước hết ta phải
nghe được một hoặc vài từ trong phát ngôn đó để làm chỗ dựa cho việc tìm hiểu và xác
lập nghĩa của phát ngôn.
• Giai đoạn 2 (GĐ 2) : xác lập nghĩa của phát ngôn. Sau một hoặc nhiều lần nghe, học

sinh nghe được một phần hoặc toàn bộ phát ngôn.Giai đoạn xác lập nghĩa của phát
ngôn được tiến hành thông qua việc lập ra và lựa chọn các giả định về nghĩa.
• Giai đoạn 3(GĐ 3): ấn định nghĩa của phát ngôn.Việc ấn định nghĩa của phát ngôn diễn
ra khi học sinh tự cho là mình đã nghe được toàn bộ phát ngôn. Nếu thực tế là đúng
như vậy thì học sinh đã hiểu đúng nghĩa của phát ngôn.Nếu ngược lại, học sinh chỉ
hiểu được một phần của phát ngôn đó. Trong trường hợp này, qui trình phải quay trở lại
giai đoạn 2 hoặc thậm chí giai đoạn 1.

23


Lớp 4NB-15 Trường Đại học Hà Nội

 Đề xuất cách tiến hành một bài luyện kĩ năng nghe hiểu:

Để ứng dụng mô hình Nghe tích cực, chúng tôi thử đề xuất cách thức tiến hành
một bài luyện nghe hiểu một cách khái quát như sau:
• Bước 1 : Khởi động trước khi nghe. Mục tiêu của bước này là đặt người học vào tình
huống chủ động. Tình huống chủ động có nghĩa là tình huống đòi hỏi người học huy
động mọi nguồn lực sẵn có( những kiến thức về ngữ âm, từ vựng, hình thái, cú pháp,
văn hóa văn minh) để có thể tiếp cận nội dung bài nghe một cách chủ động.Các hoạt
động trong bước này có thể là:
- Trả lời một vài câu hỏi của giáo viên về chủ điểm sẽ được đề cập trong bài nghe.
- Quan sát một bức tranh, ảnh có cùng chủ điểm với bài nghe và yêu cầu học sinh
phát biểu về chủ điểm của bức tranh, ảnh.
- Giới thiệu các yêu cầu trong bài luyện nghe: nghe tổng quát, nghe chi tiết và các
yếu tố cần xác định trong khi nghe lần 1, lần 2, lần 3.
• Bước 2: Nghe khái quát nội dung bài. Mục tiêu của bước này là xác định tình huống
giao tiếp, chủ điểm đề cập và loại hình ngôn bản trong bài nghe. Việc xác định tình
huống giao tiếp cho phép xác định chu cảnh không gian, thời gian xảy ra sự việc, mỗi

quan hệ giữa các chủ thể giao tiếp, ý định giao tiếp của họ.Trước khi nghe lần 1 giáo
viên cần nói rõ yêu cầu cần xác định những thông tin về tình huống giao tiếp, chủ
điểm, loại hình ngôn bản của bài nghe trên cơ sở một bảng đã kẻ sẵn trên bảng:
Ai nói với (ai)
Ở đâu
Về vấn đề gì
Khi nào

Bao nhiêu giọng khác nhau(đàn
ông, đàn bà, trẻ em,...)
Quốc tịch, nghề nghiệp
Địa điểm giao tiếp(trong nhà,
ngoài phố, nhà ăn, công viên,...)
Chủ đề chính
Sáng, trưa, chiều, tối, năm ngoái,
năm nay,...
24


Lớp 4NB-15 Trường Đại học Hà Nội

Như thế nào
Để làm gì

Kênh giao tiếp(đối thoại trực
tiếp, phỏng vấn, trên đài, truyền
hình,...)
Ý định giao tiếp(thông báo, kể
chuyện, bình luận,miêu tả, giải
thích,...)


Sau lần nghe thứ nhât, giáo viên yêu cầu học sinh cho biết những thông tin
nghe được và giáo viên điền lên bảng tất cả những thông tin đó. Nếu học sinh chưa
nghe được hoặc nghe được rất ít, thì cho các em nghe tiếp lần 2, lần 3... cho đến khi đã
điền tương đối đủ các thông tin nghe được lên bảng. Lần tiếp theo là lần nghe để kiếm
chứng những thông tin nào là đúng là sai? Việc nêu rõ yêu cầu nghe trước khi nghe lần
1 và lần nghe kiểm chứng cho phép đặt người học vào một tình huống nghe tích cực,
buộc họ phải tập trung chú ý để xác định những thông tin liên quan. Cuối bước hai,
giáo viên có thể gọi một vài em tóm tắt miệng những thông tin đã chốt lên bảng nhằm
mục đích khắc sâu ghi nhớ của cả lớp về những thông tin đó.
• Bước 3: Nghe hiểu chi tiết nội dung bài. Mục tiêu cảu bước này là xác định những
thông tin chủ yếu và thông tin phụ, cho phép xác lập nghĩa trọn vẹn của bài nghe.Giáo
viên có thể đặt câu hỏi về các nội dung chính, thông tin phụ trong bài cho cả lớp trước
mỗi lần nghe hiểu chi tiết, sau khi nghe,yêu cầu một vài em trả lời và lấy ý kiến cả lớp
xem câu trả lời nào đúng. Để hiểu chi tiết nội dung bài nghe, học sinh cần phải xác
định được những thông tin sau:
Cấu trúc bài
Các từ nối

Từ vựng
Chỉ dẫn cần thiết

Bài gồm mấy ý chính? được tổ chức thế
nào? Các ý khẳng định hay phản bác? Lập
luận, minh hoạ, ví dụ?...
Trong bài có
‐ Các từ nối chỉ ý nghĩa lôgic không?
‐ Các từ nối chỉ trình tự thời gian không?
‐ Các từ nối chỉ sự đối lập hay nhượng bộ
không?

‐ Các từ nối chỉ nguyên nhân, kết quả
không?
Cần xác định những từ có ý nghĩa chủ chốt
về chủ điểm, về các ý chính,các thực từ.
‐ Những con số,
‐ Tên địa lí,
‐ Địa điểm,
‐ Ngày tháng,
‐ Từ viết tắt
25


×