Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Báo cáo khoa học: SINH VIÊN NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC, HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC TỰ HỌC NHƯ THẾ NÀO TRONG ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.9 KB, 12 trang )

SINH VIÊN NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC, HỌC VIỆN QUẢN LÝ
GIÁO DỤC TỰ HỌC NHƯ THẾ NÀO TRONG ĐÀO TẠO
THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ?
GV. Đậu Thị Hồng Thắm.
Bộ môn: Khoa học quản lý

LỜI MỞ ĐẦU
Năm học 2014- 2015, Học viện Quản lý giáo dục sẽ bắt đầu thay đổi phương
thức đào tạo chuyển từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
Đây là một sự thay đổi tích cực, phù hợp với quy định của Bộ giáo dục và đào tạo
cũng như xu thế phát triển của thời đại.
Việc chuyển đổi sang phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ sẽ tạo ra sự
thay đổi lớn về phương pháp, thói quen dạy – học của người dạy và người học. Đối
với hình thức dạy học này thì giờ giảng trên lớp của giảng viên giảm xuống đồng
thời tăng giờ tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Vì vậy, khi áp dụng đào tạo theo
hệ thống tín chỉ việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên có vai trò hết sức quan
trọng, mang tính quyết định đến hiệu quả chất lượng đào tạo.
Sinh viên Khóa 8 nói chung và sinh viên Khóa 8 ngành Quản lý giáo dục nói
riêng sẽ là khóa sinh viên đầu tiên của Học viện Quản lý giáo dục được đào tạo
theo hệ thống tín chỉ. Đây vừa là một cơ hội lại vừa là một thách thức không nhỏ vì
các em đang quen với cách học thời phổ thông có sự dìu dắt và giám sát của thầy
cô giáo nay lại phải hoàn toàn chủ động và tự chịu trách nhiệm về việc học tập của
mình. Nếu không được định hướng và hướng dẫn kịp thời các em sẽ dễ rơi vào tình
trạng bị động, mất phương hướng ảnh hưởng lớn tới chất lượng học tập.
1


Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn vấn đề “Sinh viên ngành Quản lý giáo dục,
Học viện Quản lý giáo dục tự học như thế nào trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ”
làm chủ đề nghiên cứu với mong muốn đề xuất được những gợi ý, những định
hướng giúp sinh viên tự học hiệu quả trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ.


NỘI DUNG
1. Một số khái niệm liên quan
1. 1.Tự học
Theo tác giả Nguyễn Hiến Lê trong quyển “Tự học – một nhu cầu thời đại”
cho rằng: Tự học là không ai bắt buộc mà mình tự tìm tòi, học hỏi để hiểu biết
thêm và có thầy hay không, ta không cần biết. Người tự học hoàn toàn làm chủ
mình, muốn học môn nào tùy ý, muốn học lúc nào cũng được, đó mới là điều kiện
quan trọng.
Tác giả Lê Khánh Bằng thì cho rằng“Tự học là tự mình suy nghĩ, sử dụng
các năng lực trí tuệ và phẩm chất tâm lý để chiếm lĩnh một lĩnh vực khoa học nhất
định”.
Theo tác giả Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử
dụng các năng lực trí tuệ và có cả cơ bắp cùng các phẩm chất của mình, cả động
cơ tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm một lĩnh vực hiểu biết nào đó
của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình. Việc tự học sẽ được tiến
hành khi sinh viên có nhu cầu muốn hiểu biết một kiến thức nào đó và bằng nỗ lực
của bản than cố gắng chiếm lĩnh được kiến thức đó”.
Như vậy, Tự học là quá trình tự tìm tòi ra tri thức mới, cách thức hành động
mới bằng chính sự nỗ lực của bản thân sinh viên. Khái niệm “tự học” mà tác giả
hướng đến trong bài viết này là “tự học” của sinh viên độc lập không có sự hướng
dẫn của giảng viên.
1.2 Khái niệm tín chỉ.
2


Hệ thống tín chỉ cho phép sinh viên đạt được văn bằng qua việc tích lũy các
kiến thức, kỹ năng khác nhau được đo lường bằng một đơn vị xác định căn cứ trên
khối lượng lao động học tập trung bình của một sinh viên, gọi là tín chỉ (credit).
“Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Một tín chỉ
được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc

thảo luận; 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc
đồ án, khoá luận tốt nghiệp”.
2. Đặc trưng của phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ và yêu cầu tự
học của sinh viên.
2.1. Đặc trưng của phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ bắt đầu được áp dụng tại trường Đại học
Harvard, Hoa kỳ vào năm 1872, sau đó dần được mở rộng ra khắp Bắc Mỹ và thế
giới. Ở Việt Nam, Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020
được Chính phủ phê duyệt đã khẳng định: “… xây dựng hệ thống tín chỉ thích hợp
cho giáo dục đại học ở nước ta và vạch ra lộ trình hợp lý để toàn bộ hệ thống giáo
dục đại học chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ…”. Tại Chỉ thị năm học
2008 – 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức yêu cầu các trường đại học và
cao đẳng “chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ vào năm học 2009 – 2010
hoặc muộn nhất là năm học 2010 – 2011”. Đây được coi là phương thức đào tạo
tiên tiến với những đặc trưng như sau:
- Kiến thức được cấu trúc thành những module (học phần)
- Qúa trình học tập là sự tích lũy kiến thức của sinh viên theo từng học phần.
- Đăng ký học vào đầu học kỳ, lớp học tổ chức theo từng học phần.
- Mỗi năm học có thể chia thành 2 kỳ chính, 1 kỳ hè.
3


- Đánh giá thường xuyên, thang điểm 4 bậc (A, B, C, D hay 4, 3, 2, 1)
- Quy định khối lượng kiến thức phải tích lũy cho từng văn bằng. Xếp năm
học của sinh viên theo khối lượng tín chỉ đã tích lũy.
- Có hệ thống cố vấn học tập để tư vấn cho sinh viên đăng ký môn học cũng
như trong quá trình học tập.
- Không có thi tốt nghiệp, không bảo vệ khóa luận tốt nghiệp đối với các
chương trình đào tạo cao đẳng và đại học.
- Phương thức quản lý sinh viên thay đổi (theo hệ thống cố vấn học tập, theo

số tín chỉ đã tích lũy)
- Thu học phí tỷ lệ với khối lượng các học phần đăng ký học.
- Triết lý cơ bản của đào tạo theo hệ thống tín chỉ là “ Tôn trọng người học,
xem người học là trung tâm của quá trình đào tạo”. Nói cách khác, đào tạo theo hệ
thống tín chỉ là hình thức đào tạo hướng về sinh viên, tất cả vì sinh viên.
2.2. Yêu cầu tự học của sinh viên.
Dạy học theo hệ thống tín chỉ với những đặc trưng như đã trình bày ở trên đã
đặt sinh viên vào vị trí người làm chủ quá trình học tập của mình, sinh viên phải là
người chịu trách nhiệm chính về kết quả hoạt động của mình. Chính vì thế, đào tạo
theo phương thức tín chỉ đặt ra những yêu cầu tự học cụ thể cho sinh viên, thể
hiện:
- Đào tạo theo hệ thống tín chỉ, sinh viên có 1/3 thời lượng được học tập trên
lớp với sự hướng dẫn của giảng viên, số thời gian còn lại sinh viên phải tự học ở
nhà. Thời gian tự học lớn đồng nghĩa với khối lượng nội dung, kiến thức sinh viên
phải tự học lớn. Nếu sinh viên không thực hiện tốt hoạt động tự học thì sinh viên

4


không thể hoàn thành yêu cầu, mục tiêu của bài học, sẽ không đủ điều kiện để tiếp
cận, tiếp thu những hướng dẫn mới của giảng viên ở trên lớp.
- Trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ, sinh viên được tự chủ động xây dựng kế
hoạch học tập. Sinh viên sẽ chủ động đánh giá năng lực, điều kiện, hoàn cảnh của
bản thân để thiết kế một lộ trình học tập phù hợp nhất. Việc tự quyết định lộ trình
học tập này buộc sinh viên phải tự chịu trách nhiệm với kế hoạch của mình, mặt
khác nó tạo nên tâm lý “thua thầy một vạn không bằng kém bạn một ly” cho nên
sinh viên sẽ cố gắng nhiều hơn trong tự học để hoàn thành kế hoạch học tập và
không thua bạn bè.
- Học chế tín chỉ cho phép sinh viên rút ngắn thời gian học tập, tiết kiệm chi
phí... khuyến khích sinh viên tích cực, chủ động tự học để sớm hoàn thành chương

trình đào tạo.
- Học theo nhóm là phương pháp học tập phổ biến trong phương thức đào tạo
theo tín chỉ. Để tham gia thảo luận nhóm hiệu quả đòi hỏi mỗi sinh viên phải tích
cực tự học, tự tìm kiếm thông tin nghiên cứu vấn đề.
- Hoạt động kiểm tra, đánh giá trong học chế tín chỉ diễn ra với tần suất lớn,
thường xuyên, nhiều nội dung đòi hỏi sinh viên phải thật tập trung, lao động học
tập với hiệu suất lớn mới đáp ứng được yêu cầu và nâng cao kết quả học tập.
Từ những đặc điểm trên cho thấy, phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ
có nhiều điểm khác biệt so với phương thức đào tạo theo niên chế. Nếu như ở
phương thức đào tạo theo niên chế, kế hoạch cũng như mọi hoạt động đào tạo được
nhà trường sắp xếp sẵn buộc sinh viên phải “chạy theo”, thì ở phương thức đào tạo
theo tín chỉ lại ngược lại, phần chủ động và quyền lựa chọn thuộc về sinh viên.
Sinh viên được tự xây dựng một tiến độ học tập riêng trong khung thời gian cho
phép dựa trên hoàn cảnh và năng lực, được tự chọn môn học theo sở thích, thế
5


mạnh và nhu cầu của bản thân, dễ dàng liên thông, liên kết với các chương trình
học tập khác hay cùng lúc học hai chương trình…
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế thì phương thức đào tạo theo hệ thống tín
chỉ cùng đặt ra những yêu cầu nghiêm ngặt đối với sinh viên. Trước hết, sinh viên
phải xác định đúng mục tiêu học tập, từ đó nghiên cứu, xây dựng kế hoạch học tập
cho bản thân theo từng kỳ học và năm học. Kế hoạch này chính là “một bản đồ”
học tập trên đó sinh viên có thể chọn tuyến đi, cách đi và tốc độ đi tới đích của
mình căn cứ vào mục đích, sở thích và điểm mạnh – yếu cụ thể. Sinh viên phải suy
nghĩ nghiêm túc và có biện pháp phù hợp để hoàn thành được kế hoạch và mục
tiêu mình đặt ra. Đặc biệt, sinh viên phải chủ động tự học, tự nghiên cứu trau dồi
kiến thức cho mình vì trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ, số giờ giảng trên lớp
không nhiều như trong đào tạo theo niên chế, trong khi yêu cầu cao về chất lượng
do đó giờ tự học rất quan trọng. Ở phương thức đào tạo này, giảng viên chỉ là

người hướng dẫn, định hướng hoạt động học tập của sinh viên cho nên việc xác
định và lựa chọn phương pháp học tập hiệu quả là một vấn đề quan trọng hàng đầu
giúp sinh viên đạt được mục tiêu đã đề ra.
Sự khác biệt giữa phương thức đào tạo theo tín chỉ và đào tạo theo niên chế
khiến cho cách học trong hai loại hình đào tạo này có điểm khác nhau. Đào tạo
theo niên chế không yêu cầu sinh viên tự học cao như đào tạo theo tín chỉ. Trong
đào tạo theo niên chế sinh viên chỉ cần chăm chú nghe giảng, chăm chỉ làm bài tập
thầy cô yêu cầu là có thể đạt kết quả học tập cao. Còn trong đào tạo theo tín chỉ,
ngoài những hoạt động học tập trên sinh viên cần phải chủ động tự học, tự nghiên
cứu bài học trước khi đến lớp, tự tìm kiếm thông tin, hoàn thiện những vấn đề
nghiên cứu mà giảng viên yêu cầu... Do vậy để có kết quả học tập tốt trong đào tạo
theo tín chỉ đòi hỏi mỗi sinh viên phải tích cực, chủ động, có ý thức và trách nhiệm

6


với hoạt động học tập của mình. Đặc biệt, sinh viên phải có phương pháp tự học có
hiệu quả.
3. Sinh viên ngành Quản lý giáo dục tự học như thế nào trong đào tạo
theo hệ thống tín chỉ?
Sinh viên ngành Quản lý giáo dục học sẽ được học các vấn đề về quản lý nói
chung và quản lý giáo dục nói riêng trong khi đầu vào chủ yếu là học sinh phổ
thông, phần lớn sinh viên chưa được làm quản lý cho nên trong quá trình học họ sẽ
gặp phải những khó khăn nhất định nhất là khi đào tạo theo hệ thống tín chỉ đòi hỏi
tính tích cực, chủ đồng và tinh thần tự học cao. Nắm được đặc điểm này, tác giả
xin được có một số gợi ý về cách tự học để sinh viên ngành quản lý giáo dục có thể
thành công trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ:
- Trước mỗi kỳ học, sinh viên cần tìm hiểu xem kỳ này sẽ học những môn gì ?
Đặc điểm của từng môn là gì ? Tài liệu học tập cần có cho các môn là gì ? Cách
thức học tập hiệu quả của từng môn ra sao ? Sinh viên có thể tìm hiểu những thông

tin này thông qua đội ngũ thầy cô cố vấn học tập, qua đề cương chi tiết môn học.
Qua đó sinh viên có cơ sở cho việc đăng ký môn học phù hợp với năng lực, điều
kiện cá nhân.
- Xác định mục tiêu cho từng môn học trong học kỳ đó. Tức là học môn học
đó, sinh viên muốn đạt được những gì, ở mức độ nào. Lưu ý, mục tiêu cần phải cụ
thể, dễ hiểu, đo lường được, thực tế, vừa sức, khả thi và có hạn định. Mục tiêu mà
sinh viên xây dựng sẽ quyết định đến hành động của mỗi người.
- Tìm nguồn tài liệu phục vụ môn học: Dựa trên sự hướng dẫn của cố vấn học
tập, theo đề cương chi tiết, đặc biệt là sự giới thiệu của giảng viên trực tiếp đứng
lớp sinh viên có thể tìm kiếm nguồn tài liệu phục vụ môn học. Không nên giới hạn
địa chỉ tìm kiếm tài liệu ở Thư viện Học viện mà cần mở rộng phạm vi tìm kiếm
7


như ở Viện Khoa học giáo dục, Thư viện Đại học quốc gia… để có nguồn tài liệu
phong phú hơn.
- Sinh viên nên học từ đầu và chia đều thời gian cho các môn, không nên để
gần thi mới học vì bản chất của quá trình ghi nhớ là quá trình tái tạo đi, tái tạo lại
những hình ảnh của sự vật, hiện tượng lên vỏ não.
- Nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp: Việc nghiên cứu tài liệu trước khi đến
lớp sẽ giúp sinh viên nắm được một cách tổng quát nội dung bài học, từ đó có thể
hiểu và khắc sâu hơn những nội dung giảng viên giảng. Mặt khác, nghiên cứu tài
liệu trước khi đến lớp sẽ giúp sinh viên xác định được những vấn đề khó, hay
những băn khoăn trong quá trình đọc tài liệu, từ đó có thể hỏi giảng viên giải đáp
ngay trên lớp.
- Tập trung lắng nghe và tích cực trao đổi khi học trên lớp. Thời gian lên lớp
trong đào tạo tín chỉ không nhiều cho nên sinh viên cần tận dụng thời gian này, tập
trung lắng nghe bài giảng và sự hướng dẫn của giảng viên, ghi chép một cách hợp
lý những lý giải, phân tích của giảng viên. Đặc biệt để hiểu bài hơn, mạnh dạn hơn,
rèn luyện kỹ năng thuyết trình tốt hơn, sinh viên nên tích cực trao đổi, tương tác

với thầy cô và bạn học.
- Tích cực làm bài tập mà giảng viên giao: Thời gian lên lớp không đủ cho
giảng viên giảng dạy mọi vấn đề, nên thầy cô thường sẽ yêu cầu sinh viên tự
nghiên cứu theo từng chủ đề cụ thể. Khi đó sinh viên cần tích cực thực hiện để tự
trau dồi kiến thức cho mình.
- Thường xuyên cập nhật thông tin, liên hệ thực tiễn trong quá trình tự học.
Bởi vì, yếu tố quan trọng của sinh viên hiện nay là ra trường làm được việc, mà
muốn làm được việc thì sinh viên cần có những kiến thức thực tiễn, có kỹ năng và
có khả năng liên hệ, vận dụng tốt. Để làm được điều này sinh viên cần có ý thức
8


thường xuyên cập nhật thông tin, tìm hiểu về hoạt động quản lý nói chung và quản
lý giáo dục nói riêng trong thực tiễn để có cơ sở phân tích và hiểu thấu đáo hơn nội
dung lý luận trong quá trình học tập, đồng thời cũng biết thực tiễn đặt ra những yêu
cầu gì cho người lao động để có phương hướng học tập, bổ sung cho bản thân.
Những thông tin và kiến thức thực tế này sinh viên có thể học qua chương trình
thời sự trên vô tuyến, qua sách, báo, anh chị bạn bè đang làm việc trong một tổ
chức nào đó...
- Học theo nhóm học: Học theo nhóm sẽ là một hình thức học phổ biến trong
đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Tuy nhiên ngoài những lúc làm bài tập theo nhóm
theo yêu cầu của giảng viên, sinh viên cũng nên tự xây dựng các nhóm học cho
mình để cùng trao đổi bài, chia sẻ tài liệu, cùng thúc đẩy nhau cố gắng. Sinh viên
nên xây dựng nhóm với những bạn giỏi hơn để bản thân có thể học hỏi được nhiều
hơn.
- Tích cực liên hệ với giảng viên, cố vấn học tập: Dù không trực tiếp lên lớp
nhiều nhưng giảng viên và những thầy cô cố vấn học tập luôn luôn sẵn sàng để hỗ
trợ sinh viên trong quá trình học tập. Vì vậy, sinh viên khi gặp những khó khăn
trong học tập nên liên hệ với giảng viên để được hướng dẫn, hỗ trợ giải quyết.
Trên đây là những định hướng tự học cho sinh viên, nhưng để đạt kết quả cao

trong đào tạo tín chỉ theo những định hướng này, sinh viên cần phải lưu ý đến một
số vấn đề sau:
1. Mỗi sinh viên cần phải biết, hiểu đúng và nắm chắc các quy định của quy
chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ và những quy định của Học viện, của Khoa về
việc đăng ký lớp, lựa chọn môn học, về kiểm tra – đánh giá… nhằm đảm bảo việc
thực hiện đúng, đầy đủ và kịp thời.

9


2. Mỗi sinh viên cần phải xác định đúng hoàn cảnh và năng lực của bản thân
để xây dựng mục tiêu và kế hoạch học tập phù hợp, tránh tình trạng không hiểu rõ
về bản thân, đăng ký quá nhiều môn học dẫn đến quá tải, bỏ dở một số môn gây
mất thời gian, công sức…
3. Vì đào tạo theo hệ thống tín chỉ là sinh viên hoàn toàn chủ động trong kế
hoạch học tập của mình nên mỗi sinh viên cần có ý thức cập nhật thông tin về học
tập từ Khoa, từ Học viện thông qua nhiều kênh khác nhau.
4. Những điều kiện hỗ trợ sinh viên trong quá trình tự học trong đào tạo
theo hệ thống tín chỉ.
Để sinh viên tự học hiệu quả trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ, ngoài sự nỗ
lực của bản thân sinh viên thì những yếu tố bên ngoài cũng rất quan trọng. Cụ thể:
- Về phía giảng viên: Trong phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ số giờ
giảng dạy trực tiếp trên lớp của giảng viên sẽ giảm đi, nhưng điều đó không có
nghĩa là vai trò của giảng viên giảm xuống. Ngược lại, sinh viên có tự học thành
công hay không phụ thuộc rất nhiều vào người giảng viên. Trước hết, giảng viên
phải cung cấp cho sinh viên đề cương chi tiết môn học trong đó mô tả rõ mục tiêu,
nội dung chính, hệ thống học liệu, cách kiểm tra – đánh giá... đặc biệt giảng viên
phải hướng dẫn cách học môn học đó cho sinh viên. Đồng thời, giảng viên cần đề
xuất những chủ đề thảo luận yêu cầu sinh viên tìm hiểu trước, sau đó dành thời
gian để sinh viên được thể hiện kết quả tìm hiểu của mình... Muốn sinh viên tích

cực, chủ động và tự học hiệu quả giảng viên cũng cần phải thay đổi cách dạy theo
quan điểm “lấy sinh viên làm trung tâm”, sử dụng các phương pháp dạy học tích
cực...
- Về phía Khoa Quản lý và Học viện Quản lý giáo dục:

10


+ Cần xây dựng đội ngũ cố vấn học tập – những người am hiểu cấu trúc
chương trình đào tạo, nội dung của các khối kiến thức có trong chương trình, nội
dung và vị trí của từng môn học được nhà trường tổ chức giảng dạy. Các cố vấn
học tập sẽ hướng dẫn sinh viên lựa chọn các môn học để xây dựng kế hoạch học
tập phù hợp với yêu cầu của ngành đào tạo và điều kiện riêng của sinh viên (năng
lực, sở thích, điều kiện sinh hoạt, hoàn cảnh kinh tế). Đồng thời, các thầy cô cố vấn
học tập còn là những người luôn quan tâm, động viên, khích lệ, giúp đỡ sinh viên
phát huy năng lực của bản thân để có thể tự giải quyết các vấn đề nảy sinh trong
quá trình học tập. Như vậy, mỗi cố vấn học tập được xem là một bộ phận không
thể tách rời nhằm đảm bảo đào tạo theo tín chỉ vận hành hiệu quả, họ là những
chuyên gia tư vấn học tập và việc làm cho sinh viên, cùng đồng hành với sinh viên
trong suốt quá trình đào tạo.
+ Học viện cần phải đảm bảo hệ thống cơ sở vật chất – thiết bị phục vụ cho
hoạt động dạy học theo tín chỉ và hoạt động tự học của sinh viên như: hệ thống
phòng học, thư viện, sách, giáo trình trong thư viện...
+ Kế hoạch năm học, điều kiện đăng ký môn học, thời gian đăng ký... trong
từng học kỳ, từng năm học cần cụ thể, rõ ràng, cung cấp đến sinh viên kịp thời...
KẾT LUẬN
Phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ với triết lý “Lấy sinh viên làm trung
tâm” luôn dành quyền chủ động cho sinh viên trong quá trình đào tạo đồng thời
cũng buộc sinh viên phải chủ động, tích cực, tự ý thức, tự chịu trách nhiệm về hoạt
động học tập của mình. Ở phương thức đào tạo này, vấn đề tự học là vô cùng quan

trọng, có thể coi nó là yếu tố quyết định hiệu quả học tập của sinh viên. Chính vì
vậy, mỗi sinh viên cần có ý thức rèn luyện, trau dồi và phát huy khả năng tự học
trong quá trình tích lũy tín chỉ, nhằm đạt được mục tiêu bản thân đã đặt ra.
11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD&ĐT (2007), Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng chính quy theo hệ
thống tín chỉ, ban hành theo quyết định số 43/2007/QĐ/BGDĐT ngày 15 tháng 8
năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
2. Lê Khánh Bằng, Tổ chức phương pháp tự học cho sinh viên đại học, Đại
học sư phạm Hà Nội.
3. Nguyễn Cảnh Toàn (1999). Qúa trình dạy, tự học, NXB giáo dục, Hà Nội).

12



×