Tải bản đầy đủ (.pdf) (195 trang)

Đánh giá tác động của các yếu tố nội sinh đến kết quả hoạt động của các hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 195 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học kinh tế quốc dân
---------------

MAI ANH BảO

MAI ANH BảO

Đánh giá tác động của các yếu tố nội sinh
đến kết quả hoạt động của các Hợp Tác Xã trong
lĩnh vực nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng

Ngời hớng dẫn khoa học: pGS.TS. ngô kim thanh

Hà nội, 2015


i

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học kinh tế quốc dân
---------------

MA MAI ANH BảO
I ANH BảO

Đánh giá tác động của các yếu tố nội sinh
đến kết quả hoạt động của các Hợp Tác Xã trong
lĩnh vực nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng
Chuyên ngành: quản lý kinh tế (khoa học quản lý)
Mã số: 62 34 04 10



Ngời hớng dẫn khoa học: pGS.ts Đỗ thị hải hà
Pgs. Ts chu tiến quang

Hà nội, 2015


ii

LỜII CAM ĐOAN
OAN

Tôi xin cam đoan luận án “Các yếu tố tác động đến kết quả hoạt động của
các hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp” là công trình nghiên cứu của tôi. Các dữ
liệu nêu trong luận án là hoàn toàn trung thực. Các phân tích, đánh giá, kết luận
khoa học của luận án chưa từng được tác giả khác công bố trong bất cứ công trình
nào khác.
Tác giả luận án


iii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà, PGS.TS Chu Tiến Quang
đã tận tình hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành bản luận án này. Những kiến thức
về phương pháp nghiên cứu, về lý thuyết cũng như thực tế về hợp tác xã nông
nghiệp của các thầy cô đã giúp tôi có nền tảng vững chắc để hoàn thành luận án.
Tôi xin cảm ơn Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Tổ chức Lao động Quốc tế
(ILO) đã tạo điều kiện để tôi phối hợp thực hiện việc điều tra, thu thập dữ liệu phục

vụ cho luận án.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của khoa Khoa học Quản
lý, các thầy cô giáo tại đại học Kinh tế Quốc dân, thầy cô phụ trách của Viện Đào
tạo Sau đại học đã có những góp ý về mặt khoa học, có những trợ giúp về quy trình,
thủ tục để tôi có thể hoàn thành luận án.
Tôi cũng xin cảm ơn gia đình đã luôn động viên, khích lệ, tạo mọi điều kiện
để tôi có thể hoàn thành luận án
Tôi xin chân thành cảm ơn!


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... x
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................ 1
1.1. Giới thiệu luận án ............................................................................................ 1
1.2. Sự cần thiết của đề tài ..................................................................................... 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 5
1.4. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 6
1.5. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 6
1.6. Khái quát tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................... 7
1.6.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài. ........................................................7
1.6.2. Các công trình nghiên cứu trong nước. ........................................................9
1.6.3. Tổng quan về các phương pháp đánh giá tác động trong các nghiên cứu về
HTX trên thế giới và tại Việt Nam .......................................................................11

1.7. Cách tiếp cận và Mô hình nghiên cứu ......................................................... 12
1.7.1. Cách tiếp cận của luận án ...........................................................................12
1.7.2. Mô hình nghiên cứu ....................................................................................13
1.7.3. Đo lường các biến nghiên cứu ....................................................................14
1.8. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu ........................................ 19
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC
YẾU TỐ NỘI SINH ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HỢP TÁC XÃ
TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP ................................................................... 22
2.1. Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp ....................................................... 22
2.1.1. Khái niệm hợp tác xã và hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp ...............22
2.1.2. Đặc điểm của các hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp ..........................23
2.1.3. Vai trò của hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp ....................................24


v

2.1.4. Nguyên tắc hoạt động của các hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp ......27
2.2. Hoạt động và kết quả hoạt động của hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp ..... 29
2.2.1. Hoạt động của các hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp ........................29
2.2.2. Kết quả hoạt động của các hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp ............41
2.3. Phân loại hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp ....................................... 42
2.4. Các yếu tố nội sinh ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của các hợp tác xã
trong lĩnh vực nông nghiệp. ................................................................................. 43
2.4.1. Các yếu tố hữu hình (Các yếu tố về quy mô hợp tác xã)............................43
2.4.2. Năng lực quản lý của ban chủ nhiệm hợp tác xã ........................................44
2.4.3. Các yếu tố đến từ xã viên hợp tác xã ..........................................................49
2.5. Các yếu tố ngoại sinh tác động đến kết quả hoạt động của hợp tác xã .... 52
2.5.1. Môi trường địa lý nơi hợp tác xã hoạt động ...............................................53
2.5.2. Khung pháp lý của quốc gia .......................................................................53
2.5.3. Chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với hợp tác xã....................................54

2.5.4. Sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ.....................................................56
2.6. Mô hình quản trị hợp tác xã theo truyền thống và theo kiểu mới ............ 56
2.6.1. Hợp tác xã truyền thống và và những khó khăn tất yếu của hợp tác xã
truyền thống ..........................................................................................................56
2.6.2. Mô hình hợp tác xã kiểu mới. .....................................................................60
2.7. Phương pháp đánh giá tác động của các yếu tố đến kết quả hoạt động của
các hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp......................................................... 63
2.7.1. Phương pháp định tính ................................................................................63
2.7.2. Phương pháp định lượng.............................................................................64
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 67
CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC XÃ TRONG LĨNH VỰC NÔNG
NGHIỆP TẠI VIỆT NAM VÀ TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG .................. 68
3.1. Sự hình thành và phát triển của các hợp tác xã trong lĩnh vực nông
nghiệp tại Việt Nam qua các giai đoạn ............................................................... 68
3.1.1. Sự hình thành và phát triển của các hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp
tại Việt Nam trong giai đoạn trước đổi mới 1955-1988 .......................................69


vi

3.1.2. Sự hình thành và phát triển của các hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp
tại Việt Nam trong giai đoạn 1988-1996 ..............................................................73
3.1.3. Sự hình thành và phát triển của các hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp
tại Việt Nam trong giai đoạn 1997 đến năm 2004 ................................................75
3.1.4. Sự hình thành và phát triển của các hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp
tại Việt Nam trong giai đoạn 2004 đến năm 2013 ...............................................77
3.1.5. Sự hình thành và phát triển của các hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp
tại Việt Nam trong giai đoạn 2013 đến nay ..........................................................79
3.2. Thực trạng các hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp ở đồng bằng sông
Hồng ....................................................................................................................... 80

3.2.1. Thực trạng số lượng và lĩnh vực hoạt động các hợp tác xã trong lĩnh vực
nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng ...................................................................80
3.2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý hợp tác xã và học vấn ban chủ nhiệm
HTX trong lĩnh vực nông nghiệp tại đồng bằng sông Hồng ................................81
3.2.3. Thực trạng về doanh thu của các hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp ở
đồng bằng sông Hồng ...........................................................................................83
3.2.4. Thực trạng về tài sản và nguồn vốn của các hợp tác xã trong lĩnh vực nông
nghiệp ở đồng bằng sông Hồng ............................................................................86
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 91
CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ NỘI SINH
ĐẾN HOẠT ĐỘNG VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HỢP TÁC XÃ
TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP ................................................................. 92
4.1. Nghiên cứu định tính về các yếu tố nội sinh tác động đến kết quả hoạt
động của các hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp ........................................ 92
4.1.1. Đối với các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp .............................................92
4.1.2. Đối với các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp .............................................93
4.1.3. Đối với các hợp tác xã chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp...........97
4.2. Nghiên cứu định lượng về các yếu tố nội sinh tác động đến kết quả hoạt
động của các hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp ...................................... 100
4.2.1. Thống kê mô tả về biến nghiên cứu..........................................................100


vii

4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá với biến phụ thuộc .......................................102
4.2.3. Phân tích tương quan giữa các biến nghiên cứu .......................................105
4.2.4. Mô hình hồi quy tuyến tính với biến phục thuộc là kết quả kinh tế của
HTX ....................................................................................................................107
4.2.5. Hồi quy với biến phụ thuộc là “Kết quả kinh tế của xã viên do HTX đem
lại” .......................................................................................................................109

4.2.6. Phân tích tương quan giữa biến số “Kết quả kinh tế của hợp tác xã” và
“Kết quả kinh tế hợp tác xã đem lại cho xã viên” ..............................................112
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ........................................................................................ 115
CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA HTX TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG
HỒNG ..................................................................................................................... 116
5.1. Quan điểm tiếp cận trong phát triển các hợp tác xã trong lĩnh vực nông
nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới .............................................................. 116
5.2. Một số giải pháp tác động vào nhân tố nội sinh nhằm nâng cao kết quả
hoạt động của hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp tại đồng bằng sông
Hồng ..................................................................................................................... 118
5.2.1. Quan điểm đối với các giải pháp tác động vào nhân tố nội sinh ..............118
5.2.2. Một số giải pháp tác động vào các nhân tố tác động đến kết quả hoạt động
của hợp tác xã .....................................................................................................119
5.2.3. Các giải pháp đối với từng hoạt động của hợp tác xã trong lĩnh vực nông
nghiệp..................................................................................................................135
5.2.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp .............................................................138
KẾT LUẬN CHƯƠNG V ..................................................................................... 144
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................ 145
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ.. 147
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 148
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 156


viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1:

Số lượng mẫu nghiên cứu phân theo địa bàn và phân theo loại hình HTX 20


Bảng 2.1.

So sánh hợp tác xã kiểu mới và hợp tác xã truyền thống......................61

Bảng 3.1:

Trung bình doanh thu theo hoạt động của HTX trong năm 2012 .........84

Bảng 3.2:

Nguồn thu và trích lập quỹ của HTX 4 tỉnh đồng bằng sông Hồng .....85

Bảng 3.3.

Doanh thu, lợi nhuận HTX phân theo loại hình HTX ..........................86

Bảng 3.4.

Tình hình đất đai, tài sản hiện có của các HTX năm 2012 ở đồng bằng
sông Hồng .............................................................................................87

Bảng 3.5.

Cơ cấu nguồn vốn của HTX ở đồng bằng sông Hồng năm 2012* .......89

Bảng 3.6.

Trung bình tổng vốn phân theo loại hình HTX.....................................90


Bảng 4.1:

Tổng hợp các yếu tố tác động đến kết quả hoạt động của các HTX
trong lĩnh vực nông nghiệp ...................................................................99

Bảng 4.2.

Trung bình các biến nghiên cứu ..........................................................100

Bảng 4.3:

Ma trận xoay nhân tố với biến “Kết quả hoạt động kinh tế của HTX” ....102

Bảng 4.4:

Ma trận xoay nhân tố với biến độc lập “Các kỹ năng quản lý” ..........103

Bảng 4.5:

Ma trận xoay nhân tố các biến độc lập “Cam kết cảm xúc”, “cam kết
duy trì” và “Tham gia vào quản trị HTX” ..........................................105

Bảng 4.6.

Hệ số tương quan giữa các biến nghiên cứu .......................................106

Bảng 4.7.

Tóm tắt mô hình 1 ...............................................................................108


Bảng 4.8.

Hệ số tác động mô hình 1....................................................................109

Bảng 4.9.

Tóm tắt mô hình 2 ...............................................................................111

Bảng 4.10. Hệ số tác động mô hình 2....................................................................111
Bảng 4.11: Phân tích tương quan đối với các HTX sản xuất ................................113
Bảng 4.12: Phân tích tương quan đối với các HTX dịch vụ nông nghiệp .............113
Bảng 4.13: Phân tích tương quan đối với các HTX chế biến và tiêu thụ sản phẩm ....114
Bảng 5.1.

Phân tích SWOT đối với các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp .........122


ix

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến “Kết quả kinh tế của HTX” ..14
Hình 1.2: Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến “Kết quả kinh tế của xã
viên do HTX đem lại” .............................................................................14
Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu định tính với phương pháp tình huống ................63
Hình 2.2: Quy trình nghiên cứu định lượng kiểm định sự tác động của các biến
nghiên cứu ...............................................................................................64
Hình 3.1: Số lượng HTX qua các thời kỳ ...............................................................68
Hình 3.2. Số lượng các HTX năm 2014 phân theo khu vực...................................81
Hình 3.3. Cấp học cao nhất hoàn thành của chủ nhiệm HTX ................................82
Hình 3.4. Các khóa đào tạo ban chủ nhiệm HTX đã tham gia ...............................83

Hình 3.5. Tỷ trọng giá trị tài sản cố định của HTX năm 2012 ...............................88
Hình 5.1. Chức năng, hoạt động của HTX trong lĩnh vực nông nghiệp ...............124
Hình 5.2. Mô hình Thomas và Kilmann nhằm giải quyết mâu thuẫn ..................128
Hình 5.3. Mô hình kiểm soát chất lượng sản phẩm của xã viên ...........................130
Hình 5.4. Cung cầu hàng hóa nông dân sản xuất trong ngắn hạn, không có HTX ....139
Hình 5.5. Cung cầu hàng hóa nông dân sản xuất có vai trò của HTX..................139


x

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HTX

Hợp tác xã

NHTM

Ngân hàng thươngmại

PCP

Phi chính phủ

TSCĐ

Tài sản cố định

UBND


Ủy ban nhân dân


1

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Giới thiệu luận án
Luận án nghiên cứu về đề tài “Đánh giá tác động của các yếu tố nội sinh đến kết
quả hoạt động của các hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng”.
Dự kiến những đóng góp mới về khoa học của luận án:
- Luận án áp dụng các lý thuyết về quản trị tổ chức nói chung như lý thuyết
người đại diện (Agency theory), lý thuyết về chi phí giao dịch (transaction cost theory),
vấn đề kẻ hưởng không (Free-rider problem) vào bối cảnh của các HTX để thấy được
các vấn đề mà HTX trong lĩnh vực nông nghiệp đang gặp phải. Luận án cũng chỉ ra
một số yếu tố đến từ phía ban chủ nhiệm, xã viên như việc cam kết của xã viên có tác
dụng giúp HTX vượt qua những khó khăn tất yếu trong quá trình hoạt động.
- Từ lý luận và thực tiễn về các hoạt động của các hợp tác xã trong lĩnh vực
nông nghiệp và các yếu tố nội sinh tác động đến các hợp tác xã này, Luận án làm rõ
cơ sở lý luận, từ đó xây dựng mô hình các yếu tố nội sinh tác động đến kết quả hoạt
động của các hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, cụ thể :
Thứ nhất, các yếu tố năng lực quản trị HTX bao gồm năng lực lập kế hoạch,
năng lực tổ chức, năng lực lãnh đạo và năng lực kiểm soát có tác động đến kết quả
hoạt động của các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
năng lực lãnh đạo và năng lực kiểm soát của ban chủ nhiệm HTX có tác động thuận
chiều đến kết quả hoạt động của các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó
năng lực kiểm soát có tác động rất mạnh. Điều này được giải thích do môi trường
kinh doanh, môi trường hoạt động của các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp luôn có
sự biến động lớn, do vậy việc kiểm soát trong đó có kiểm soát sự thay đổi là rất
quan trọng đối với các HTX.
Thứ hai, các yếu tố thuộc về xã viên HTX bao gồm sự cam kết của xã viên, sự

tham gia của xã viên vào hoạt động quản trị HTX có tác động đến kết quả hoạt
động của các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy cam


2

kết cảm xúc, cam kết duy trì và việc tham gia quản trị của xã viên HTX có tác động
thuận chiều tới kết quả hoạt động của các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp, trong
đó nhân tố tham gia vào quản trị HTX có tác động mạnh nhất.
- Từ kết quả nghiên cứu, Luận án đưa ra đề xuất để tăng cường kết quả hoạt
động cho các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp cần có sự phối hợp của các cơ quan
quản lý nhà nước, ban chủ nhiệm và xã viên HTX. Ban chủ nhiệm HTX cần tích
cực, chủ động tăng cường năng lực quản trị. Mặt khác ban chủ nhiệm HTX cần
nhận thức rõ vai trò của xã viên từ đó có cách thức phù hợp để tăng cường sự tham
gia vào quản trị HTX cũng như sự cam kết của xã viên vào quản trị HTX. Về phía
nhà nước, những hỗ trợ chỉ nên tập trung vào chính sách đào tạo với đối tượng là ban
chủ nhiệm và xã viên HTX để nâng cao năng lực quản trị HTX, sự cam kết của xã
viên. Nhà nước cần rất thận trọng với các chính sách hỗ trợ khác như chính sách hỗ
trợ vốn, đất đai vì rất dễ hình thành nên các hợp tác xã mà bản chất là doanh nghiệp,
đồng thời cũng tạo sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
Luận án được kết cấu gồm 5 chương
Chương I. Phần mở đầu
Chương II. Cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của các yếu tố nội sinh đến
kết quả hoạt động của các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp
Chương III. Tổng quan về quá trình phát triển HTX trong lĩnh vực nông
nghiệp tại Việt Nam
Chương IV. Thực trạng tác động của các yếu tố nội sinh đến hoạt động và
kết quả hoạt động của các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp
Chương V. Một số giải pháp nâng cao kết quả hoạt động của các HTX trong
lĩnh vực nông nghiệp.


1.2. Sự cần thiết của đề tài
Cả nước hiện có 8.326 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp,
trong đó số HTX ở đồng bằng sông Hồng là 3.943, số lượng xã viên lên tới 2 triệu


3

người1. Các HTX nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng chiếm tới gần 50% số lượng
HTX nông nghiệp tại Việt Nam, các HTX này đã và đang có vai trò quan trọng
trong kinh tế và đời sống xã hội của Việt Nam, là mô hình đem lại những lợi ích
cho các xã viên – những người nông dân.
Các HTX nông nghiệp giúp tăng cường sức mạnh của xã viên, những người
nông dân (Hồ Văn Vĩnh, 2005). Nếu các xã viên là người sản xuất, họ có cơ hội tiếp
cận các sản phẩm đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu với giá hợp lý, được hưởng
các dịch vụ tư vấn, kỹ thuật nông nghiệp theo yêu cầu với chất lượng cao và giá
thành thấp hơn so với thị trường. Và quan trọng hơn cả, các xã viên được hợp tác xã
bao tiêu hoặc trợ giúp tiếp cận thị trường, không còn mối lo bị tư thương ép giá.
Ngoài ra, xã viên còn chính là người chủ thực sự của hợp tác xã, sự phát triển của
hợp tác xã, các hoạt động, dịch vụ của HTX đều do các xã viên quyết định trên cơ
sở của pháp luật. Có thể nói rằng, HTX là của xã viên và phục vụ vì xã viên. Chính
HTX đã đem lại sức mạnh cho các xã viên, giúp những người nông dân nhỏ lẻ, yếu
thế trở thành một tập thể lớn có sức mạnh trong nền kinh tế thị trường.
HTX nông nghiệp giúp mở rộng liên kết kinh tế theo cơ chế vận hành của
nền kinh tế thị trường. Hầu hết các HTX hiện đại ngày nay đã và đang hình thành
những mối liên kết mới mà trước đây chưa có hoặc mới chỉ manh nha xuất hiện
trong diện hẹp, mối liên kết giữa các hộ xã viên với doanh nghiệp nhà nước, với các
trang trại và với các hộ xã viên thuộc các HTX khác nhau ngày một mở rộng và
nâng cao chất lượng, hiệu quả của dịch vụ. Mối liên kết giữa các HTX với các thành
phần khác trong nền kinh tế được xuất phát từ nhu cầu của nền sản xuất hàng hoá,

ví dụ tại đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long đã thành lập nhiều
HTX nông nghiệp để làm cầu nối liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp và
các ngành tài chính, ngân hàng.
Ngoài ra, các HTX đã góp phần giải quyết các vấn đề xã hội theo hướng tích
cực. Nhiều HTX đã phát huy được tinh thần tương thân tương ái trong việc hỗ trợ các

1

Tổng cục thống kê (2013)


4

hộ xã viên tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo ở khu vực nông thôn. Nhiều HTX đã ứng
trước không lấy lãi cho các hộ xã viên nghèo, gia đình chính sách một số vật tư chủ yếu
như giống, phân bón, thuốc trừ sâu, để họ phát triển sản xuất. HTX nông nghiệp góp
phần tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động tại khu vực nông thôn, nâng cao
thu thập và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn.
Mặc dù có những đóng góp vào sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở
nông thôn cũng như nhiều lợi ích xã hội khác, các HTX nông nghiệp còn đang gặp
rất nhiều khó khăn, chưa phát huy được hết thế mạnh, tiềm năng của mình2. Các
hoạt động dịch vụ của các HTX nông nghiệp có quy mô và doanh số nhỏ, dịch vụ
cho các xã viên, hộ nông dân mới chỉ dừng lại ở dịch vụ đầu vào, một số khâu trong
quá trình sản xuất, chưa đáp ứng được về đầu ra cho các xã viên. Nhìn chung hiệu
quả sản xuất, kinh doanh của HTX nông nghiệp còn thấp, các HTX nông nghiệp
chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường, chưa có sức lôi cuốn, hấp dẫn xã viên tham
gia và đóng góp xây dựng HTX.
Các nghiên cứu hiện nay về hoạt động của HTX nông nghiệp tại Việt Nam
đã tập trung vào việc phân tích nguyên nhân và giải pháp cho các thành công trong
hoạt động của HTX nông nghiệp, trong đó nổi bật lên hai trường phái đó là (1) phân

tích yếu tố nội sinh của các hợp tác xã như nguồn nhân lực, phương thức quản trị,
cơ chế hoạt động của HTX và (2) phân tích tác động từ chính sách nhà nước. Với
hai hướng nghiên cứu nói trên, các nghiên cứu đã đưa ra một hệ thống các nguyên
nhân và giải pháp cho sự phát triển của hợp tác xã. Tuy nhiên các nghiên cứu tập
trung nhiều ở việc phân tích tác động từ chính sách nhà nước, hơn thế nữa việc phân
tích mới dừng ở phương pháp định tính, chưa chỉ rõ được đâu là nguyên nhân cốt
lõi, mức độ quan trọng của các yếu tố. Do vậy, nguyên nhân và giải pháp có nhiều
nhưng chưa thật đúng và thật trúng (Bùi Văn Huyền, 2010).

2

Nguyễn Phượng Vỹ, “Đóng góp của các hộ gia đình và các hợp tác xã trong sự phát triển nông nghiệp nông

thôn Việt Nam”


5

Với quan điểm các yếu tố đến từ bên trong tổ chức là các yếu tố nòng cốt tạo
nên sự thành công hay thất bại của tổ chức, các yếu tố môi trường có tác động nhiều
hay ít đến tổ chức, tuy nhiên trong những lúc môi trường khó khăn, kinh tế suy
thoái, cạnh tranh mạnh mẽ, vẫn có những tổ chức HTX nông nghiệp hoạt động hiệu
quả về mặt kinh tế, như vậy những yếu tố bên trong HTX mới là những yếu tố quan
trọng tác động đến hoạt động của HTX.
Mặc khác các chính sách của nhà nước có thể hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển của các HTX, tuy nhiên chính bản thân các HTX phải chủ động,
sử dụng hiệu quả các chính sách hỗ trợ của nhà nước. Như vậy cần có nghiên cứu
về tác động của các yếu tố nội sinh đến kết quả hoạt động của các HTX. Do đó NCS
chọn đề tài: ‘‘Đánh giá tác động của các yếu tố nội sinh đến kết quả hoạt động
của các hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng’’ nhằm

kiểm định các giả thuyết, tìm ra các nhân tố bên trong tác động đến kết quả hoạt
động của các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp.

1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát của luận án là: Đánh giá tác động của các nhân tố nội sinh
đến kết quả hoạt động của HTX và đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao kết quả
hoạt động của HTX trong lĩnh vực nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng
- Các mục tiêu cụ thể:
+ Luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn về các nhân tố nội sinh và tác động của
chúng đến kết quả hoạt động của HTX trong lĩnh vực vực nông nghiệp ở đồng bằng
sông Hồng;
+ Nhận diện và đánh giá tác động của các nhân tố nội sinh đến kết quả hoạt
động của HTX trong lĩnh vực nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng
+ Đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao kết quả hoạt động của HTX thông
qua phát huy các nhân tố nội sinh có tác động đến HTX trong lĩnh vực nông nghiệp
ở đồng bằng sông Hồng


6

1.4. Câu hỏi nghiên cứu
- Kết quả hoạt động của HTX trong lĩnh vực nông nghiệp ở đồng bằng sông
Hồng được thể hiện qua các tiêu chí đánh giá nào?
- Các yếu tố nội sinh tác động đến kết quả hoạt động của các HTX trong lĩnh
vực nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng như thế nào?
- Đánh giá mức độ quan trọng của mỗi yếu tố nội sinh nói trên đối với kết quả hoạt
động của từng loại hình HTX trong lĩnh vực nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng?

1.5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố

nội sinh thuộc về con người trong HTX tác động đến kết quả hoạt động của HTX
trong lĩnh vực nông nghiệp. Các yếu tố nội sinh thuộc về con người này được chia
làm hai nhóm: Nhóm yếu tố về năng lực quản trị của ban chủ nhiệm HTX và nhóm
yếu tố về đến từ xã viên HTX
Đề tài không nghiên cứu phân tích các yếu tố nội sinh hữu hình (đất đai, cơ sở
vật chất, máy móc trang thiết bị v.v...) tác động đến kết quả hoạt động của các HTX.
Kết quả hoạt động của HTX bao gồm các kết quả về kinh tế của HTX và kết
quả về kinh tế của xã viên do HTX đem lại.
Trong luận án này, thuật ngữ “tác động” và thuật ngữ “ảnh hưởng” được sử
dụng với nội hàm như nhau, là những động từ có ý nghĩa chỉ hoạt động làm cho một
sự vật, hiện tượng nào đó có những biến đổi nhất định.
Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: Đề tài có đối tượng nghiên cứu là các
tác động của biến số nội sinh đến kết quả hoạt động của các HTX trong lĩnh vực
nông nghiệp
Phạm vi về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện 4 tỉnh,
thành phố ở đồng bằng sông Hồng bao gồm: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định và Thái
Bình. Lý do lựa chọn 4 tỉnh, thành phố này bao gồm:


7

• Tại khu vực này tập trung nhiều hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp
nông nghiệp.
• Các hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp tại khu vực này mang tính đa
dạng và phong phú về quy mô cũng như hình thức tổ chức: có hợp tác xã quy mô
toàn xã, có hợp tác xã quy mô liên thôn, có hợp tác xã quy mô thôn, có HTX có cơ
cấu một bộ máy, có HTX có cơ cấu hai bộ máy.
• Các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp tại khu vực này có các hoạt động đa
dạng như hoạt động sản xuất nông nghiệp, hoạt động cung cấp dịch vụ nông nghiệp,
hoạt động chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

• Các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp tại khu vực này đa dạng về kết quả
hoạt động. Có HTX hoạt động có kết quả tốt, doanh thu từ hoạt động lớn, đông đảo
xã viên tham gia, có những HTX hoạt động chưa tốt, nguồn thu chính đến từ một số
hoạt động nhà nước giao (vd thủy lợi), xã viên tham gia ít.

1.6. Khái quát tổng quan tình hình nghiên cứu
1.6.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài.
Các trường phái lý thuyết và nghiên cứu nước ngoài làm cơ sở lý luận cho
nghiên cứu có thể kể đến như:
Trường phái lý luận về vai trò của các yếu tố nội sinh của HTX tác động
đến hoạt động của các HTX nông nghiệp
Van Der Walt (2005) nghiên cứu về sự thất bại của các hợp tác xã đã đưa ra
các yếu tố nguyên nhân đó là sự quản lý yếu kém, mâu thuẫn giữa các thành viên
hợp tác xã về quyền lợi và nghĩa vụ và sự thiếu hụt về tài chính.
Tiến sĩ Daman Prakash (2000), trong nghiên cứu “Development of Agricultural
Cooperatives - Relevance of Japanese Experiences to Developing Countries” đưa ra
các yếu tố giúp cho các HTX nông nghiệp có thể thành công đó là (1) các xã viên là
những người chủ thực sự của HTX, thông qua ban quản trị, ban chủ nhiệm, các xã viên
điều hành hoạt động của HTX nhằm phục vụ cho nhu cầu của chính xã viên, (2) Hợp
tác xã được quản lý hiệu quả bởi ban quản trị, ban kiểm soát và ban chủ nhiệm được


8

bầu cử dân chủ, những thành viên quản trị này là những người có kinh nghiệm, được
đào tạo, (3) Các HTX cần phải đối thoại về chính sách với chính phủ.
Machethe (1990) khi nghiên cứu về những hợp tác xã không thành công tại
Nam Phi đã chỉ ra rằng nguyên nhân chính đó là các thành viên hợp tác xã không hiểu
rõ về mục đích của hợp tác xã, quyền và nghĩa vụ của các xã viên và cách thức quản lý
hoạt động kinh doanh của hợp tác xã. Các xã viên không hiểu việc tồn tại và phát triển

của hợp tác xã là do những đóng góp của chính xã viên. Rất nhiều xã viên chỉ quan tâm
đến quyền lợi mà quên đi nghĩa vụ của họ với HTX. Chính vì nguyên nhân này khiến
cho HTX hoạt động còn cầm chừng, chưa đem lại lợi ích thật sự cho xã viên.
Osterbeg và Nilson (2009) trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng sự tham
gia của xã viên vào hoạt động quản trị HTX có tác động đến kết quả hoạt động của
các HTX. Sự tham gia của xã viên trong HTX bao gồm việc tham gia các cuộc họp;
làm việc trong ủy ban; tham gia vào việc tuyển chọn các thành viên mới; và quyền
bổ nhiệm (Osterbeg và Nilson, 2009). Sự tham gia một cách bình đẳng của các
thành viên trong việc quản trị của HTX là điều tạo nên sự khác biệt của HTX với
các tổ chức kinh tế khác. Sự tham gia này có thể là một nhân tố quan trọng trong
việc nâng cao hiểu biết chung của nông dân và mang lại giá trị gia tăng cho HTX
(Gray, Kraenzle, và USDA, 1998).
Adrian và Thomas (2001) đã đề cập đến vai trò của ban chủ nhiệm hợp tác
xã tác động đến sự phát triển của các hợp tác xã nông nghiệp. Ban chủ nhiệm phải
có nhận thức và kiến thức về (1) Các nguyên tắc hoạt động của HTX; (2) Quyền
hạn, trách nhiệm của ban chủ nhiệm; (3) Quản lý một HTX với tư cách là một
doanh nghiệp: kiến thức tài chính; ra quyết định kinh doanh; quản lý và đào tạo
nhân viên.
Trường phái lý luận về vai trò của các yếu tố môi trường bên ngoài HTX
tác động đến kết quả hoạt động của các HTX nông nghiệp: Daman Prakash
(2000) chỉ ra rằng trong giai đoạn đầu phát triển các HTX nông nghiệp, chính phủ
cần có các chính sách về vốn, công nghệ cho các HTX, ngược lại, các HTX nông
nghiệp cũng cần phải trao đổi, đề xuất để các chính sách của nhà nước đem lại hiệu


9

quả cao nhất. Aimin Chen và Shunfeng Song (2006) trong nghiên cứu “China’s
Rural Economy after WTO: Problems and Strategies”, đề cập về sự cần thiết hay
vai trò của chính quyền trong việc cung cấp tài chính cho khu vực nông thôn và các

hợp tác xã nông nghiệp, các chính sách hỗ trợ lãi suất cho khu vực này.

1.6.2. Các công trình nghiên cứu trong nước.
Phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế tập thể và HTX từ lâu đã nhận được sự
quan tâm của nhiều chuyên gia, nhiều nhà nghiên cứu nước ta. Vấn đề này vừa
mang ý nghĩa chính trị, vừa mang ý nghĩa kinh tế, xã hội sâu sắc. Tiêu biểu là các
công trình nghiên cứu sau:
Công trình nghiên cứu “Mô hình phát triển HTX nông nghiệp ở Việt Nam”,
GS.TS Hồ Văn Vĩnh, TS Nguyễn Quốc Thái (2005) đã xây dựng mô hình phát triển cho
HTX nông nghiệp ở Việt Nam đến năm 2020 sẽ ở hai dạng (1) kinh doanh đơn thuần
dịch vụ nông nghiệp cho kinh tế hộ nông dân, (2) HTX nông nghiệp tổng hợp với nội
dung hoạt động bao gồm các hoạt động dịch vụ cho kinh tế hộ nông thôn nói chung và
một số hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến
nông sản. Để phát triển hai mô hình này nghiên cứu chỉ ra rằng cần thực hiện 5 nhóm
giải pháp bao gồm: (1) nhóm giải pháp về nhận thức, (2) nhóm giải pháp thúc đẩy kinh tế
hộ nông dân phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển các ngành nghề phi nông
nghiệp ở nông thôn và cả nước, (3) nhóm giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác
cán bộ HTX nông nghiệp,(4) nhóm giải pháp lựa chọn mô hình HTX nông nghiệp phù
hợp với đặc điểm cụ thể của từng địa bàn và (5) nhóm giải pháp về kiện toàn bộ máy
quản lý nhà nước và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với các HTX nông nghiệp.
Trong nghiên cứu về “Vai trò và giải pháp nâng cao vai trò của hợp tác xã đối với
xã viên trong nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam”, Tiến sỹ Chu Tiến Quang (2012) sau
khi phân tích sâu sự thành công của một số hợp tác xã điển hình, đã chỉ ra các nhân tố
nội sinh và ngoại sinh tác động đến hoạt động của từng loại HTX trong lĩnh vực nông
nghiệp phân theo ngành nghề. Tác giả đã phân loại HTX nông nghiệp thành 5 nhóm
HTX theo ngành nghề bao gồm: HTX nông nghiệp có hoạt động tín dụng nội bộ, HTX
nông nghiệp cung ứng vật tư, HTX cung ứng dịch vụ nông nghiệp, HTX chế biến và tiêu


10


thụ sản phẩm, HTX nông nghiệp sản xuất tập trung. Với mỗi loại hình HTX tác giả phân
tích các nhân tố nội sinh và ngoại sinh tác động vào HTX, có yếu tố đó bao gồm năng
lực quản trị, kinh doanh của ban chủ nhiệm HTX, năng lực sản xuất của xã viên HTX, sự
cam kết, sự đồng thuận của xã viên, vốn và vốn xã hội của HTX.
Trong công trình nghiên cứu “Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển
hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI”, Vũ Văn
Phúc (2004) đưa ra một trong những vai trò quan trọng của chính quyền địa
phương mà cụ thể là huyện ủy, UBND các huyện là thường xuyên tham gia vào
công tác thanh kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng như xử lý các sai phạm
ở nội bộ HTX. Điều này làm trong sạch bộ máy lãnh đạo của HTX kịp thời ổn
định tình hình tại địa phương.
Dự án Aid Coop (2010) “Sổ tay chính sách hỗ trợ hợp tác xã” đã tổng hợp một
cách hệ thống các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với các hợp tác xã nói chung
bao gồm 7 nhóm chính sách: (1) Chính sách bồi dưỡng đào tạo, (2) Chính sách đất
đai, (3) Chính sách tín dụng, (4) Chính sách ưu đãi thuế, (5) Chính sách hỗ trợ hoạt
động xúc tiến thương mại, (6) Chính sách hỗ trợ ứng dụng đổi mới, nâng cao trình độ
công nghệ, khuyến nông, khuyến ngư và khuyến công, (7) Chính sách ưu đãi về đầu
tư cơ sở hạ tầng và tham gia các chương trình phát triển kinh tế xã hội.
Như vậy có thể nói rằng, đến thời điểm này, có khá nhiều công trình nghiên
cứu về hợp tác xã nông nghiệp, những công trình này đã làm sáng tỏ được khái
niệm, sự cần thiết của các hợp tác xã nông nghiệp, cơ chế quản trị hợp tác xã, sản
phẩm và dịch vụ mà hợp tác xã nên cung cấp. Ngoài ra các đề tài cũng phân tích vai
trò của nhà nước trong việc phát triển hợp tác xã nông nghiệp, tuy nhiên việc phân
tích mới dừng ở phương pháp định tính, phạm vi nghiên cứu còn rộng, còn thiếu các
nghiên cứu định lượng về các yếu tố nội sinh của HTX để xác định được được đâu
là nguyên nhân cốt lõi, mức độ quan trọng của các yếu tố tác động đến kết quả hoạt
động của hợp tác xã nông nghiệp.



11

1.6.3. Tổng quan về các phương pháp đánh giá tác động trong các nghiên
cứu về HTX trên thế giới và tại Việt Nam
Dựa trên căn cứ về phương pháp nghiên cứu khoa học, các nghiên cứu về
HTX trên thế giới và Việt Nam đang sử dụng hai phương pháp đánh giá tác động
của các yếu tố nghiên cứu đến các yếu tố phụ thuộc, đó là: Phương pháp định tính;
phương pháp định lượng.
Phương pháp định tính nhằm phát hiện ra các quy luật thông qua việc nghiên
cứu sâu về một số mẫu nghiên cứu có đặc tính nổi trội. Chu Tiến Quang (2012) sử
dụng phương pháp quan sát, phỏng vấn và phân tích các số liệu về kết quả hoạt
động kinh doanh của các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp có kết quả hoạt động tốt
để phát hiện ra yếu tố tác động đến sự thành công của các HTX này như các yếu tố
về năng lực của ban chủ nhiệm HTX, sự đồng thuận của xã viên.
Phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm chứng minh các quy luật đã được
nghiên cứu định tính phát hiện trước đó trên cơ sở phân tích mẫu nghiên cứu số lượng
lớn, có tính ngẫu nhiến. Dữ liệu có thể do nhà nghiên cứu tự điều tra hoặc sử dụng bộ dữ
liệu đã được điều tra trước đó. Các quy luật tác động được chứng minh qua việc kiểm
định các giả thuyết nghiên cứu (hypothesis). . Có thể kể ra các ví dụ như Azzeddine
M.Azzam và Michael Turner (1991) sử dụng các 58 biến quan sát để đo lường 10 chỉ
tiêu về quản lý như quản lý nhân sự, quản lý marketing, quản lý chiến lược, quản lý hoạt
động,… và đo lường biến phụ thuộc kết quả hoạt động HTX thông qua chỉ tiêu tài chính
như doanh thu, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Nghiên cứu này tiến hành thu thập dữ liệu
từ 100 hợp tác xã tại Iowa, Nebraska và Soth Dakota, Mỹ. Tiếp theo, nghiên cứu tiền
hành sử dụng mô hình kinh tế lượng, hồi quy để đánh giá tác động, kiểm nghiệm giả
thuyết về năng lực quản lý có tác động như thế nào đến kết quả hoạt động của HTX.
Sanjib Bhuyan (2009) đánh giá tác động của sự tham gia vào HTX của xã
viên và lợi ích mà họ thu được tại các HTX bò sửa ở Mỹ. Nghiên cứu sử dụng
phương pháp định lượng, kiểm định giả thuyết về việc lợi nhuận mà các xã viên có
được là một hàm số với các biến số như đặc điểm nông trại, năng lực quản lý rủi ro,

quản lý tài chính của xã viên. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu đã được thu thập trước


12

với công cụ thống kê như kiểm tra sự khác biệt về trung bình (Mean Difference
Test) và phương pháp hồi quy đa biến (multivariate regressions).

1.7. Cách tiếp cận và Mô hình nghiên cứu
1.7.1. Cách tiếp cận của luận án
Đề tài tiếp cận theo hướng các yếu tố đến từ bên trong HTX (các yếu tố nội
sinh) là các yếu tố có tác động mạnh đến hoạt động của các HTX. Trong các yếu tố
nội sinh, yếu tố về con người bao gồm ban chủ nhiệm HTX, xã viên HTX là yếu tố
nòng cốt, bởi con người có thể tạo ra (hoặc làm mất đi) các lợi thế, các yếu tố cần
thiết (đất đai, máy móc, nhà xưởng v.v…) cho quá trình hoạt động của HTX. Chính
vì vậy đề tài tập trung nghiên cứu tác động của 7 yếu tố nội sinh đến từ 2 nhóm đối
tượng là ban chủ nhiệm HTX và xã viên HTX đến kết quả hoạt động của HTX. 7
yếu tố nội sinh bao gồm năng lực lập kế hoạch, năng lực tổ chức, năng lực lãnh đạo,
năng lực kiểm soát của ban chủ nhiệm HTX, sự cam kết tình cảm, sự cam kết duy
trì của xã viên, sự tham gia vào hoạt động quản trị của xã viên.
Cơ sở lý luận của việc lựa chọn 7 yếu tố nội sinh để đánh giá tác động đến
kết quả hoạt động của HTX bắt nguồn từ cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn. Việc
phân tích cơ sở lý thuyết về các yếu tố tác động được thực hiện trong chương 2,
mục 2.4. Kết quả phân tích cho thấy các yếu tố nội sinh có tác động mạnh đến kết quả
hoạt động của HTX. Các yếu tố ngoại sinh cũng có tác động đến kết quả hoạt động
của HTX, tuy nhiên trong bối cảnh môi trường luật pháp, chính sách, đối thủ cạnh
tranh tác động khá tương đồng, việc một HTX có tận dụng được thời cơ và vượt qua
thách thức hay không là nhờ có chính các yếu tố nội sinh của HTX. Hay nói cách
khác yếu tố nội sinh là yếu tố sâu xa, gốc rễ để một HTX hoạt động có hiệu quả.
Cũng từ việc phân tích cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu đã cho thấy một HTX

có nguồn lực lớn nhưng nếu không có năng lực quản trị, không thu hút được xã viên
có thể dẫn tới thua lỗ. Các yếu tố về năng lực quản trị của ban chủ nhiệm HTX, về
sự cam kết và sự tham gia vào hoạt đông quản trị của xã viên HTX có tác động lớn
và rõ ràng hơn những yếu tố về vật chất hữu hình như vốn, tài sản, máy móc trang


13

thiết bị. Mặt khác, các yếu tố về năng lực quản trị của ban chủ nhiệm HTX, sự cam
kết của xã viên hay sự tham gia vào hoạt động quản trị của xã viên chính là các
nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân gốc rễ dẫn đến việc HTX có được tài sản, vốn
hay máy móc trang thiết bị hay không. Như vậy trong các yếu tố nội sinh, các yếu
tố đến từ năng lực quản trị của ban chủ nhiệm, sự cam kết của xã viên, sự tham gia
quản trị HTX của xã viên lại có vai trò quan trọng, sâu xa hơn các yếu tố khác.
Cơ sở thực tiễn của việc lựa chọn 7 yếu tố nội sinh được thực hiện ở chương IV,
muc 4.1. Các nghiên cứu định tính tại Việt Nam, nghiên cứu định tính của luận án về các
yếu tố tác động đến kết quả hoạt động của HTX qua việc sử dụng phương pháp phỏng vấn
sâu các HTX cũng đã chỉ ra các yếu tố thuộc 7 yếu tố nội sinh đã được đề cập đến

1.7.2. Mô hình nghiên cứu
Với những lập luận từ lý luận đến thực tế nghiên cứu định tính tác động của các
yếu tố đến kết quả hoạt động của các HTX trong lĩnh nông nghiệp, nghiên cứu sinh đưa
ra 2 mô hình nghiên cứu định lượng để kiểm chứng sự tác động của các biến số. Mô hình
thứ nhất kiểm chứng sự tác động của các biến số thuộc năng lực quản trị HTX và yếu tố
đến từ xã viên HTX đến kết quả kinh tế của HTX trong lĩnh vực nông nghiệp (bảng 1.1).
Trong nghiên cứu này, năng lực quản trị HTX sẽ được chia thành 4 kỹ năng cụ thể: (1)
Năng lực lập kế hoạch; (2) Năng lực tổ chức; (3) Năng lực lãnh đạo và (4) Kỹ năng kiểm
soát. Các yếu tố đến từ xã viên bao gồm 3 biến số (1) Sự cam kết cảm xúc của xã viên,
(2) Sự cam kết duy trì của xã viên và (3) Sự tham gia vào hoạt động quản trị của xã viên
tới kết quả hoạt động của HTX

Mô hình thứ hai kiểm chứng sự tác động của các biến số thuộc năng lực quản trị HTX
và yếu tố đến từ xã viên HTX đến kết quả kinh tế của xã viên do HTX đem lại (bảng 1.2).


14

Nhóm biến nội sinh độc lập
(7 biến nghiên cứu- 35 biến quan sát )

Biến phụ thuộc:

1. Năng lực lập kế hoạch ( 4 biến quan sát)
2. Năng lực tổ chức (5 biến quan sát)
3. Kỹ năng lãnh đạo (6 biến quan sát)
4. Năng lực kiểm soát (4 biến quan sát)

Kết quả kinh tế của HTX
(8 biến quan sát)

5. Sự cam kết cảm xúc của xã viên (6 biến quan sát)
6. Sự cam kết duy trì của xã viên (6 biến quan sát)
7. Sự tham gia vào hoạt động quản trị HTX của xã
viên (4 biến quan sát)
Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến “Kết quả kinh tế của HTX”
Nhóm biến nội sinh độc lập
(7 biến nghiên cứu- 35 biến quan sát )

Biến phụ thuộc:

1. Năng lực lập kế hoạch ( 4 biến quan sát)

2. Năng lực tổ chức (5 biến quan sát)
3. Kỹ năng lãnh đạo (6 biến quan sát)

Kết quả kinh tế của xã

4. Năng lực kiểm soát (4 biến quan sát)

viên do HTX đem lại (6

5. Sự cam kết cảm xúc của xã viên (6 biến quan sát)

biến quan sát)

6. Sự cam kết duy trì của xã viên (6 biến quan sát)
7. Sự tham gia vào hoạt động quản trị HTX của xã
viên (4 biến quan sát)
Hình 1.2: Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến “Kết quả kinh tế
của xã viên do HTX đem lại”

1.7.3. Đo lường các biến nghiên cứu
Hệ thống các biến nghiên cứu trong nghiên cứu này được đo lường thông
qua các biến quát sát đã được sử dụng từ các nghiên cứu đi trước. Phương pháp
Likert được sử dụng, trong đó các biến quan sát sẽ được hỏi đối tượng được điều


×