Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Giáo án mầm non chủ đề gia đình của bé

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.81 KB, 34 trang )

CHỦ ĐỀ NHÁNH 5:

ÔN TẬP: CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH
Thời gian thực hiên: 1 tuần.(Từ ngày 5/11-10/11/2015)

I)YÊU CẦU:
1/Kiến thức:
-Trẻ có vốn hiểu biết về chủ đề gia đình : Gia đình, họ hàng, đồ dung trong gia
đình…
2/Kỹ năng:
-Phát triển tư duy ngôn ngữ, ghi nhớ, tưởng tượng và chú ý có chủ định cho trẻ.
-Rèn kỹ năng giao tiếp ứng xử phù hợp với chuẩn mực văn hoá cho trẻ.
-Mô tả về gia đình, đồ dùng trong gia đình, mối quan hệ họ hàng, cách xưng hô chào
hỏi mọi người bằng lời nói
3/Giáo dục:
-Quan tâm giúp đỡ người trong gia đình: kính trọng người lớn, nhường nhịn các em
nhỏ.
-Giữ gìn đồ dùng gia đình
-Biết cách chào hỏi, xưng hô phù hợp với truyền thống gia đình.


MẠNG HOẠT ĐÔNG
-. Vận động: “ Ném xa bằng 2 tay, chạy
nhanh 15m”
-Dinh dưỡng, sức khỏe, lao động:thực
hiện các vận động khéo léo của bàn tay,
ngón tay: tết tóc, cầm kéo….

-Ôn 1 số đồ dùng trong gia đình
-Nhận biết, phân biệt các khối: cầu, vuông,
trụ, chữ nhật



PT nhận thức

PT thể chất

GIA ĐÌNH

PT ngôn ngữ

- Tập tô chữ cái u, ư
-Thơ: “ Thương ông”

PT thẩm mĩ

-Biểu diễn: “Bàn tay
mẹ”
-Nghe hát : “chỉ có một
trên đời ”
-Trò chơi âm nhạc:
“Hát theo nội dunh
hình vẽ ”
-Xếp dán bàn ghế.

PT tình cảm- xã hội

-Biết cách ứng xử lễ phép, lịch
sự với người thân trong gia
đình, họ hàng nhà bé…
-Chơi đóng vai gia đình: bố, mẹ,
con…

-Trò chơi: phòng khám bệnh,
bán hàng


KẾ HOẠCH TUẦN
THỂ DỤC SÁNG
1/NỘI DUNG:
*Hô hấp: hít vào thở ra.
*Tay: hai tay đưa ra trước mặt bằng vai, lên cao.
*Bụng:cúi người về phía trước
*Chân: đứng khuỵu gối
*Bật: tách khép
2/ Mục đích yêu cầu:
a/ Kiến thức:
- Trẻ biết tập từng động tác kết hợp lời ca bài: “Cả nhà thương nhau”
- Biết phối hợp tay chân nhịp nhàng khi tập các động tác.
b/ Kỹ năng:
- Rèn và phát triển các nhóm cơ và hô hấp cho trẻ.
c/ Giáo dục:
- Trẻ có ý thức tập luyện, không xô đẩy nhau.
3/ Chuẩn bị:
- Sân tập bằng phẳng không có vật cản.
4/ Hướng dẫn:
Hoạt động của cô
Hoạt động cuả trẻ
*Hoạt động 1: Khởi động.
+ Cho trẻ xếp hàng theo tổ =>Tập bài đi đều=>dãn
-trẻ khởi động.
cách hàng tập BTPTC
* Hoạt động 2: Trọng động.

+ Cô cho trẻ tập BTPTCkết hợp bài : “Cả nhà thương
-trẻ tập 2-3lần
nhau” cùng cô 2 lần.
*Hoạt động 3: Hồi tĩnh.
- Cho trẻ hát:Đôi bàn tay xinh
-Trẻ hát
- Cho trẻ kiểm tra vệ sinh
- Cô nhận xét –tuyên dương trẻ


II/ CHƠI Ở CÁC GÓC
1/ Nội dung:
- Góc phân vai:
+ “Gia đình”, “bác sĩ”, “ bán hàng”.
- Góc xây dựng:
+ “Xây dựng nhà của bé có vườn hoa”.
- Góc nghệ thuật:
+Vẽ các thành viên trong gia đình.
+ Hát, múa các bài hát về gia đình bé.
- Góc học tập:.
+ Tìm chữ u, ư trong từ. Xếp chữ cái u, ư bằng hạt na.
+ Hoàn thành vở.
- Góc thiên nhiên:
+ Tưới cây, nhặt cỏ, nhặt lá vàng.
2/ Mục đích yêu cầu:
a/ Kiến thức: -Trẻ biết thỏa thuận và đưa ra nội dung chơi, vai chơi.
-Trẻ thực hiện đúng hành động của vai chơi, giao tiêp đúng vai chơi của mình.
-Biết thực hiện đúng yêu cầu của cô và tạo sản phẩm trong góc chơi.
-Biết đóng vai những người thân trong gia đình như bố, mẹ , con...
- Trẻ biết thể hiện một số hành động của vai chơi: Vai bố mẹ chăm sóc con cái, vai

người bán, người mua, vai bác sĩ…
- Trẻ biết xây dựng khu tập thể làng xóm của bé có ngôi nhà, hàng rào, cây xanh, đồ
chơi ngoài trời…
-Biết sử dụng các nét vẽ để vẽ người thân trong gia đình.
-Biết chăm sóc cây xanh.
- Biết tạo ra sản phẩm phù hợp với chủ đề.
b/ Kỹ năng:
-Rèn và phát triển khả năng giao tiếp, tư duy, ngôn ngữ, ghi nhớ cho trẻ
c/ Giáo dục:
- Trẻ chơi đoàn kết, chia sẻ với bạn bè.
- Biết lấy, cất và sử dụng đồ chơi nhẹ nhàng.
3/ Chuẩn bị:
- Bộ đồ nấu ăn, búp bê, giường búp bê., đồ chơi bác sĩ… .
- Ghép nút to, bộ lắp ghép ngôi nhà, lắp ghép hàng rào, đồ chơi ngoài trời….
- Giấy vẽ, bút màu
-Hạt na cho trẻ.
- Bộ đồ chơi ở góc thiên nhiên.


4/ Hướng dẫn:
Hoạt động của cô
Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề
- Cho trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau ” và hỏi trẻ:
+ Các con vừa hát bài hát nói về ai?
+Con hãy kể về những người than của con?
+Tình cảm của những người thân trong gia đình?
+Tất cả mọi người trong gia đình cùng chung sống ở
đâu?
-Dẫn dắt vào bài.
Hoạt động 2: a) Thỏa thuận trước khi chơi

* Con hãy kể về ngôi nhà mà gia đình con đang chung
sống?
-Xung quanh ngôi nhà có gì?
-Muốn xây dựng được ngôi nhà có vườn hoa các con
chơi ở góc chơi nào?
+Cô đã chuẩn bị những đồ chơi gì?
+Với những đồ chơi đó con sẽ xây dựng như thế nào?
+ Bạn nào muốn chơi ở góc xây dựng?
+ Chơi ở góc xây dựng con đóng vai chơi nào?
+Ai làm kĩ sư trưởng?
+ Công việc của chú kỹ sư là gì?
+Kĩ sư trưởng cần tuyển bao nhiêu công nhân để thiết
kế công trình này?
+ Chú công nhân làm công việc gì?
+Hôm nay góc xây dựng cần tuyển tất cả bao nhiêu
bạn?
+ Bạn nào muốn chơi ở góc xây dựng cùng với bạn,
xếp thành một hàng.
*Trong gia đình con có những ai?
+Bố mẹ con làm gì?
+Ai là người chăm sóc các con?
+Để có bữa cơm ngon mẹ phải làm gì?
+Mẹ thường nấu những món ăn nào?
+Mẹ mua thực phẩm ở đâu?
+Người bán có nhiệm vụ gì?
+Người mua phải làm gì?

Hoạt động cuả trẻ
Trẻ hát
2-3 trẻ trả lời

2-3 trẻ kể

Trẻ trả lời
2-3 trẻ trả lời
1 trẻ trả lời

Trẻ xếp hàng

2-3 trẻ trả lời


+Người bán và người mua giao tiếp với nhau như thế
nào?
+Khi trong gia đình có người bị ốm bố mẹ con làm thế
nào?
+Bác sĩ sẽ làm nhiệm vụ gì?
+Vậy hôm nay ở góc phân vai cô sẽ tuyển bao nhiêu
bạn?
+Bạn nào đóng vai bố mẹ con?
+Ai là người nấu ăn?
+Bạn nào đóng vai người bán hàng?
+Ai làm bác sĩ?
+Các bạn ở góc phân vai xếp thành 1 hàng.
*Các góc khác thỏa thuận tương tự.
Hoạt động 3: Quá trình chơi
- Cô cho trẻ về góc chơi và thực hiện các nội dung chơi
như đã dự định. Cô bao quát trẻ chởi các góc , phát
hiện tình huống và xử lý tình huống.
Hoạt động 4: Nhận xét sau khi chơi
- Cô đến từng góc gợi ý cho trẻ nhận xét bạn chơi trong

nhóm xem:
+ Bạn nào hôm nay tích cực làm việc?
+ Bạn nào đã làm ra sản phẩm đẹp?
+ Ai chưa tích cực làm việc?
-Cô kéo trẻ đến góc xây dựng để nhận xét sản phẩm.
=> Cô cho trẻ cất dọn đồ dùng vào các góc và chuyển
hoạt động.

Trẻ trả lời

Trẻ về góc chơi
Trẻ thực hiện chơi

Trẻ nhận xét bạn chơi


DỰ KIẾN CÁC TRÒ CHƠI TRONG TUẦN
+TC học tập
-Truyền tin
-Trò chơi: “Bữa ăn gia đình”- TC mới
-Trò chơi: “Gia đình ai” -TC mới
+TC vận động:
-Tìm đúng nhà
-Chuyền bóng qua đầu
+TC dân gian:
-Dệt vải
-Nu na nu nống
-Trời mùa thu mát mẻ

-Kéo co



KẾ HOẠCH NGÀY

THỨ HAI: ( ngày 05/11).
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH:
(Lĩnh vực phát triển thể chất)
1/NỘI DUNG:
-Vận động cơ bản: “Ném xa bằng 2 tay, chạy nhanh 15m”
-Bài tập phát triển chung:
*Tay: hai tay ra ngang ôm bờ vai.(3l+8n)
*Chân: bước khuỵu gối.(3l+8n)
*Lườn: nghiêng người 2 bên ( 2l+8n)
*Bật: Hai tay chống hông, bật tiến lùi.(2l+8n)
2/YÊU CẦU:
a:Kiến thức:
-Trẻ biết cách cầm bóng bằng 2 tay và đưa lên cao, dùng sức của tay và thân để ném
bóng đi xa
-Tập tốt BTPTC
b:Kỹ năng
-Rèn, phát triển vận động và chú ý có chủ định cho trẻ.
c:Giáo dục:
-Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật tốt.
-Yêu thích tập luyện môn thể dục..
3/CHUẨN BỊ:
-6 quả bóng
-Sân tập sạch, rộng, mát.
-Kiểm tra sức khỏe trước khi tập.
4/HƯỚNG DẪN:
Hoạt động của cô

* Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề
- Cô cho trẻ hát bài “ Cháu yêu bà”
-Con vừa hát bài gì? Bài hát nói về ai?
-Bà con thường làm những công việc gì?
Buổi sáng thức dậy bà thường làm gì?
-Dẫn dắt vào bài
* Hoạt động 2:
a) Khởi động:

Hoạt động của trẻ
3-4 trẻ kể


-Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi, chạy
nhanh, chạy chậm....
b): Trọng động:
a/-Bài tập phát triển chung:
-Cho trẻ tập theo nhịp đếm các động tác như phần nội
dung.
-Cho trẻ tập theo nhịp đếm của cô.
b/Vận động cơ bản: “ném bóng bằng 2 tay, chạy nhanh
15m”
-Cho trẻ đứng theo đội hình 2 hàng ngang đối diện cách
nhau 3-4m.
-Cô giới thiệu tên bài tập.
-Làm mẫu 2lần:
*L1: kèm hiệu lệnh, không phân tích.
*L2:phân tích động tác:Cô đi từ đầu hàng ra đến vạch
“Chuẩn bị” , khi có hiệu lệnh chuẩn bị cô cúi xuống nhặt
1 quả bóng lên, cô cầm bóng bằng 2 tay, đứng chân trước

chân sau ( hoặc 2 chân rộng bằng vai), khi có hiệu lệnh
ném cô cầm bóng đưa cao trên đầu, dùng sức của tay và
thân để ném mạnh về phía trước.
-Gọi 1 trẻ lên tập thử
-Gọi 1 trẻ khác nhận xét, cô sửa sai khái quát cách tập
-Cho lầnlượt từng trẻ lên tập
-Thi đua 2 đội
-Cô chú ý sửa sai cho trẻ
*VĐCB:Chạy nhanh 15m
-Cô giới thiệu tên VĐ, cách tập: đứng chân trước chân
sau , tay trước tay sau ngược chiều với chân, khi có hiệu
lệnh chạy các con chạy nhanh về phía trước, chạy bằng
nửa bàn chân trên.
-Cho 3-5 trẻ chạy 1 lần
-Cô chú ý quan sát sửa sai cho trẻ
* -Củng cố: hỏi lại trẻ tên bài tập
Cho một trẻ tập tốt lên tập lại 1 lần.Cô nhận xét giờ tập.
.* Hoạt động 4: Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng

Trẻ đi chạy theo tín
hiệu của cô.
Trẻ tập các động tác

Trẻ chú ý quan sát cô
làm mẫu
1 trẻ lên làm thử
Trẻ thực hiện

-Trẻ chạy theo nhóm


2 trẻ trả lời
1 trẻ tập
Trẻ đi nhẹ nhàng 1-2
vòng


HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
1/Nội dung:
-Quan sát tranh vẽ “gia đình bé ”.
-Tổ chức trò chơi:
+Trò chơi: “Trời mùa thu mát mẻ ”.
+Hướng dẫn trò chơi: Bữa cơm gia đình
-Chơi tự do: vẽ phấn, tung bóng, chơi đồ, chơi đồ chơi ngoài trời.

2/Yêu cầu:
a: Kiến thức:
-Trẻ nêu được nội dung tranh vẽ.
-Biết được gia đình mình có những ai, gia đình đông con hay ít con, công việc của các
thành viên trong gia đình.
-Nắm được luật chơi và cách chơi các trò chơi.
b: Kỹ năng:
-Rèn, phát triển vận động và chú ý có chủ định cho trẻ.
-Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
c: Giáo dục: Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật tốt.
- Yêu quý những người ruột thịt trong gia đình của mình.
3/Chuẩn bị:
-Tranh vẽ gia đình.
-Địa điểm quan sát, đồ chơi cho trẻ chơi các trò chơi: dây thừng, phấn, bóng,….
4/Hướng dẫn:

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HĐ1: Trò chuyện về chủ đề:
-Cô nêu tên chủ đề đang học.
-Cho trẻ kể về "gia đình nhà bé".
HĐ2: Quan sát tranh “ gia đình”.
-Cô có tranh vẽ gì?
-Con nhận xét gì về bức tranh này?
-Tranh vẽ những ai? Cho trẻ lên chỉ và nêu: bố mẹ, anh, chị
và em bé.
-Gia đình trong tranh có tất cả bao nhiêu người?
-Là gia đình đông con hay ít con?
-Có mấy thế hệ?
-Còn gia đình con có những ai?
-Bố , mẹ con làm nghề gì?
-Gia đình con có tất cả bao nhiêu người?
-Là gia đình đông con hay ít con?

HĐ CỦA TRẺ
2trẻ trả lời
3-5trẻ nhận xét
2trẻ trả lời
3trẻ nêu


-Có mấy thế hệ cùng chung sống?
-Con yêu quý gia đình của mình không? Vì sao?
=>Cô tổng quát lại và giáo dục trẻ.
HĐ3: Tổ chức trò chơi:
*Trò chơi: “Trời mùa thu mát mẻ”: cô nêu tên TC.
-Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi..

-Cho trẻ chơi trò chơi 3-4 lần.
*Hướng dẫn TC: “Bữa cơm gia đình”
-cách chơi:.có rất nhiều đồ dùng cho bữa ăn, trẻ hãy xếp đồ
dùng cho 1 người, các bạn khác cùng tham gia xếp đồ dùng
cho từng thành viên khác trong gia đình.Cho trẻ thảo luận
về thức ăn, và đồ uống nào đựng vào dụng cụ nào
HĐ4: Chơi tự do: Gợi ý trẻ về các nhóm chơi như phần nội
dung. Cô đảm bảo an toàn cho trẻ.

cả lớp chơi

trẻ chơi theo nhóm

HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1/Nội dung:
-Thơ: “Thương ông”
-Tổ chức chơi TC.
-Vệ sinh trả trẻ.
2/Yêu c ầu:
a: Kiến thức:
-Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả
-Nắm đượcnội dung bài thơ
-Trẻ thuộc thơ
-Nắm được cách chơi,luật chơi trò chơi cô tổ chức.
b: Kỹ năng
-Rènkhả năng đọc diễn cảm cho trẻ.
-Tăng khả năng vận động, phản xạ nhanh và ngôn ngữ cho trẻ.
c: Giáo dục:
-Yêu quí chăm sóc người than trong gia đình
-Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật tốt.

3/Chuẩn bị:
-tranh thơ
-Đồ dùng đồ chơi
4/Hướng dẫn:


HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
Hoạt động 1:trò chuyện gây hứng thú
-Lớp mình đang thực hiện chủ đề gì?
-Các con hãy kể về gia đình mình
-Dẫn dắt vào bài
Hoạt động 2:
a)Cô đọc thơ
-Lần 1:cô đọc diễn cảm+giới thiệu tên bài thơ.
-Lần 2:cô đọc kết hợp tranh thơ
-Cô vừa đọc bài thơ gì, do ai sáng tác?
-Giang nội dung:bài thơ nói về tình yêu thương của
cháu dành cho ông khi ông bị đau ốm.
b)Đàm thoại
-Bài thơ nói về ai?
-Ông bị làm sao?
-Khi bị đau chân, lúc đi ông phải dùng cái gì?
-Bước chân của ông như thế nào?

HĐ CỦA TRẺ
-trẻ trả lời
-trẻ kể về gia đình
trẻ
-lắng nghe cô đọc


-bị đau chân
-cái gậy
-Khập khiễng khập
khà

-Khi bước chân lên thềm nhà khuôn mặt ông như thế
nào?
-nhăn nhó
-Ban nào đang chơi ngoài sân?
-Thấy ông nhăn nhó Việt đã làm gì?
-Lon ton lại gần
-Thái độ của bạn Việt?
-Việt nói với ông như thế nào?
-Nếu con có ông con sẽ làm gì khi ông , bà con bị đau
chân?
-Cô khái quát lồng giáo dục:trẻ yêu quí chăm sóc ông
bà khi ông bà bị đau ốm.
c)Cho trẻ đọc thơ
-Cô đọc cùng trẻ 2-3 lần, lúc đầu cô đọc to sau đó cô
đọc nhỏ dần
-Trẻ đọc thơ
-Đọc xen kẽ tổ nhóm cá nhân
-Cô chú ý sửa sai cho trẻ
-Đọc nâng cao


THỨ BA (ngày 06/11)
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH:
(Lĩnh vực phát triển nhận thức)
1/NỘI DUNG: Ôn- Một số đồ dùng trong gia đình

2/YÊU CẦU:
a:Kiến thức:
. a/ Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, chất liệu, công dụng của một số đồ dùng gia đình.
- Qua trò chơi trẻ biết phân loại một số đồ dùng theo công dụng, chất liệu.
b/ Kỹ năng:
- Rèn luyện và phát triển khả năng quan sát, ngôn ngữ, ghi nhớ, nhận xét cho trẻ.
- Phát triển khả năng làm việc theo nhóm cho trẻ.
c/ Giáo dục:
- Trẻ yêu biết sử dụng và giữ gìn đồ dùng của gia đình.
3/ Chuẩn bị:
- Một số đồ dùng gia đình để trong túi vải
-2 tranh vẽ đồ dùng gia đình , bút.
- Một số đồ dùng để đựng đồ ăn, đồ uống bằng đồ chơi, 4 vòng thể dục.
4/ Hướng dẫn:
Hoạt động của cô
* Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề
-Các con đang thực hiện chủ đề gì?
-Con kể về các đồ dùng của gia đình con?
-Chúng phục vụ nhu cầu gì?
-Dẫn dắt vào bài
* Hoạt động 2:
1) Trò chơi: chiếc túi kì lạ
-Cách chơi: cô chuẩn bị nhiều đồ dùng gia đình và để vào
trong một túi vải, bịt mắt 1 trẻ lại và yêu cầu trẻ lên lấy đồ
dung trong túi theo miêu tả của cô, sau đó giơ lên cho cả
lớp kiểm tra.
-Cô hỏi trẻ:
+ Đó là cái gì?
+Con có nhận xét gì về đồ dùng đó?

+Có dạng hình gì?
+Được làm từ nguyên liệu gì?

Hoạt động của trẻ

2-3 trẻ trả lời

-Trẻ giải đố
3-4 Trẻ trẻ lời
2-3 Trẻ trả lời


+Ai làm ra nó?
+Người ta làm đồ dung đó để làm gì?
+Là đồ dùng phục vụ nhu cầu gì trong cuộc sống?
=>Cô khái quát
*các đồ dùng khác tương tự
+ Các đồ dùng đó có đặc điểm gì chung?
=>cùng phục vụ cho các nhu cầu của con người
* Mở rộng:
+ Ngoài các đồ dùng các con vừa quan sát, các con còn
biết đồ dùng nào khác cũng là đồ dùng trong gia đình.
+ Tác dụng của từng loại đồ dùng là gì?
2) Trò chơi: “Thi xem tổ nào nhanh”
- Cho trẻ đứng làm 2 tổ, cô yêu cầu từng tổ chọn đồ dùng
theo yêu cầu của cô.
+ Chọn đồ dùng để đựng đồ ăn, đồ uống.
+ Chọn đồ dùng để nấu…
- Thi đua trong cùng thời gian xem tổ nào chọn nhanh và
chính xác là chiến thắng.

-Chơi theo luật tiếp sức
3) Trò chơi: “Kể đủ 3 thứ”
- Cô yêu cầu trẻ kể tên ba loại đồ dùng theo công dụng và
chất liệu.
4) Trò chơi “Nối đồ dùng theo đúng công dụng”
- Cô phát cho mỗi đội một bức tranh vẽ đồ dùng => cô yêu
cầu trẻ nối đồ dùng có cùng công dụng (Đồ dùng để ăn, để
uống, để ngồi..)
-Chơi theo luật tiếp sức
-Cho trẻ kiểm tra lẫn nhau
5)Trò chơi: Đồ dùng nào biến mất
-Cách chơi:Cô chuẩn bị nhiều đồ dùng bày trên bàn, cho
trẻ nêu tên, ích lợi của đồ dùng đó, sau đó cho trẻ chơi
“trời tối- trời sáng” , cô cất từng đồ dùng và hỏi:
+ đồ dùng nào biến mất?
+ đồ dùng đó có đặc điểm gì?
+Ích lợi của đồ dùng ?
-Kết thúc tiết học : cô tuyên dương trẻ

3-4 trẻ trả lời
2-3 trẻ trả lời

-Chơi 2 đội thi đua

-Trẻ kể 3 đồ dùng theo
yêu cầu của cô

-2 đội thi đua



HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
1/Nội dung:
-Trò chuyện về họ hàng nhà bé
-Tổ chức trò chơi:
+TC: “dệt vải”.
+TC: Truyền tin
+TC:Chuyền bóng qua đầu
-Chơi tự do: nhảy dây, tung bóng, chơi đồ chơi ngoài trời.
2/Yêu cầu:
a: Kiến thức:
-Trẻ biết đánh giá nhận xét về từng người trong tranh.
-Trẻ hiểu được mối quan hệ, cách xưng hô giữa những người thân trong gia đình bên
ngoại, bên nội.
-Nắm được luật chơi và cách chơi các trò chơi vận động.
b: Kỹ năng:
-Rèn, phát triển vận động, chú ý có chủ định và ngôn ngữ cho trẻ.
c: Giáo dục: Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật tốt.
- Yêu quý những người thân trong gia đình, họ hàng nhà bé.
3/Chuẩn bị:
-Tranh vẽ cây gia đình
- 3 quả bóng cho trẻ chơi trò chơi.
-Địa điểm quan sát,dây chun, bóng nhựa, đ/c ngoài trời..
4/Hướng dẫn:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HĐ1: Trò chuyện về chủ đề:
-Cô nêu tên chủ đề đang học.
-Cho trẻ kể về gia đình nhà bé".
HĐ2: Quan sát tranh cây gia đình.
-Cô có tranh vẽ gì?
-Con nhận xét gì về bức tranh này?

-Tranh vẽ những ai?
-Cho trẻ lên chỉ và nêu: ông, bà,bố mẹ, các con, các cậu, dì
-Ông, Bà mà sinh ra mẹ các con gọi bằng gì?
-Anh, chị của mẹ các con gọi bằng gì?
-Em trai của mẹ các con gọi bằng gì?
-Em gái của mẹ các con gọi bằng gì?
-Tình cảm của mọi người?

HĐ CỦA TRẺ
2trẻ trả lời
3-5trẻ nhận xét
2trẻ trả lời
3trẻ nêu
-bác
-Cậu
-Dì


-Trẻ tự liên hệ với gia đình bên ngoại của mình xem trong
họ hàng bên ngoại có những ai?
-Con yêu quý gia đình bên ngoại của mình không? Vì sao?
*Trò chuyện về gia đình bên nội cô đặt câu hỏi tương tự.
=>Cô tổng quát lại và giáo dục trẻ.
HĐ3: Tổ chức trò chơi:
-Cô nêu tên TC , cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
-Cho trẻ chơi 3-4 lần.
HĐ4: Chơi tự do: Gợi ý trẻ về các nhóm chơi như phần nội
dung. Cô đảm bảo an toàn cho trẻ.

2-3 trẻ liên hệ


cả lớp chơi
trẻ chơi theo nhóm

HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1/Nội dung:
-Chơi trò chơi : Bữa ăn gia đình
-Xếp hột hạt các chữ cái đã học.
-Vệ sinh trả trẻ.
2/Yêu c ầu:
a:Kiến thức: -Trẻ nắm được cách chơi trò chơi .
-Biết xếp tạo các chữ cái đã học từ hạt na.
b:Kỹ năng
-Rèn, phát triển vận động và chú ý có chủ định cho trẻ.
-Tăng khả năng tạo hình, trí tưởng tượng cho trẻ.
c:Giáo dục:
-Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật tốt.
3/Chuẩn bị:
Hạt na, bàn ghế ngồi cho trẻ.
4/Hướng dẫn:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HĐ1: Xếp hột hạt các chữ số, chữu cái đã học.
Cô phát vật liệu cho trẻ làm.
-Cô gợi ý trẻ yếu.
-Cho trẻ phát âm lại chữ vừa xếp.
HĐ2: Chơi trò chơi: Bữa ăn gia đình
-Cô nhắc lại cách chơi .
Cho trẻ chơi 3-4 lần mỗi trò chơi.
HĐ3:Vệ sinh trả trẻ


HĐ CỦA TRẺ
trẻ xếp
trẻ đọc.
trẻ chú ý cô
cả lớp chơi


THỨ TƯ , (ngày 07/11)
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH
(Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ)
1/ NỘI DUNG:
-Xếp dán bàn ghế (Mẫu)
2/ YÊU CẦU:
a: Kiến thức: -Trẻ biết sắp xếp hình hợp lý trên trang giấy
-Trẻ biết phết hồ ra mặt sau của giấy để dán
b: Kỹ năng
-Rèn ,phát triển khả năng tạo hình cho trẻ.
-Rèn kỹ năng phết hồ để dán
-Rèn tư thế ngồi
c: Giáo dục:
-Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật tốt.
-Yêu thích và biết giư gìn sản phẩm tạo hình của mình.
-Yêu quý bảo vệ đồ dùng trong gia đình.
3/ CHUẨN BỊ:
-Tranh mẫu: xếp dán bàn ghế
-Vở, hồ dán, bàn ghế ngồi cho trẻ.
4/ HƯỚNG DẪN:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HĐ1: Trò chuyện về chủ đề:
-Cô đố:

Một mẹ thường có 6 con
Yêu thương mẹ sẻ nước non vơi đầy?.
-Đó là đồ dùng gì?
-Phục vụ nhu cầu gì của con người?
-Dẫn dắt vào bài
HĐ2: Quan sát tranh mẫu và đàm thoại về tranh mẫu:
-Cô có bức tranh gì đây?
-Con nhận xét gì về bộ bàn ghế trong bức tranh này?
-Để có bức tranh này cô phải làm gì?
-Con nhìn xem chiếc ghế này gồm những bộ phận nào?
Hình dạng, màu sắc?

HĐ CỦA TRẺ

Trẻ trả lời

4-5trẻ nhận xét
2trẻ trả lời
2-3 trẻ trả lời


-Cô khái quát
HĐ3: Cô dán mẫu:
-Để có bức tranh này đầu tiên cô phải làm gì?
=>Cô xếp các hình đã chuẩn bị lên trang giấy.
-Cô sử dụng những hình nào để dán được cái bàn? Màu
gì?
=>Để có cái bàn đầu tiên cô lấy mảnh giấy hình chữ
nhật to màu xanh dán làm mặt bàn,tiếp theo đến mảnh
giấy hình chữ nhật bé cô dán ở phía dưới hinh chữ nhật

to, cuối cùng lấy 2 hình tam giác dán ở 2 bên phía dưới
làm chân bàn
-Cô sử dụng những hình nào, màu gì để dán cái ghế tựa?
=>Cô dùng 1 mảnh giấy hình chữ nhật màu tím dán
thẳng từ trên xuống, phía trên cô dán 1 hình tam giác
màu tím, 1 mảnh giấy hình vuông dán bên cạnh hình
chữ nhật làm mặt ghế, phía dưới là 2 mảnh giấy hình
tam giác làm chân ghế.
-Bức tranh của cô đã giống tranh mẫu chưa?
-Còn thiếu gì nữa?
=>Để có cái ghế này cô dán hình chữ nhật ở phía trên
làm mặt bàn, 2 hình tam giác ở phàm 2 chân ghế.
HĐ3: Trẻ xếp dán
-Cô đến bên trẻ nhắc nhở trẻ xếp sao cho cân đối rồi mới
phết hồ
HĐ4: Trưng bày và nhận xét sản phẩm:
-Cho trẻ mang sản phẩm lên và quan sát khoảng 1
phút.--Cho trẻ nhận xét:
+Con thích bài của bạn nào nhất ? Vì sao?
+Bạn đã xếp dán như thế nào?
+ Bạn nào xếp dán giống tranh vẽ của cô nhất??
->Cô nhận xét chung, cùng trẻ cất dọn đồ dùng.

-Xếp các hình đã chuẩn
bị lên trang giấy cho cân
đối

-Trẻ xếp dán bàn ghế
-Trẻ nhận xét bài của
mình của bạn



HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1/ Nội dung:
- Quan sát “nhà 1 tầng ”, “ nhà nhiều tầng”
- Tổ chức trò chơi:
+Trò chơi: “Gia đình ai ”-TC mới
+ Trò chơi: kéo co
- Chơi tự do:
+ Vẽ, tung bóng, cắp cua, chơi với đồ chơi ngoài trời.
2/ Mục đích yêu cầu:
a/ Kiến thức:
- Trẻ gọi đúng tên, đặc điểm, cấu tạo, hình dáng của ngôi nhà.
- Biết nguyên vật liệu , nghề làm lên ngôi nhà. Trẻ biết tác dụng của ngôi nhà.
-Biết so sánh sự giống và khác nhau giữa nhà 1 tầng- nhà nhiều tầng.
b/ Kỹ năng:
- Rèn và phát triển khả năng quan sát ghi nhớ, tư duy có chủ định cho trẻ.
c/ Giáo dục:
- Trẻ biết giữ gìn ngôi nhà của gia đình mình.
3/ Chuẩn bị:
-tranh nhà 1 tầng, nhà nhiều tầng.
- Đồ dùng, đồ chơi cho trẻ chơi trò chơi.
4/ Hướng dẫn:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề
+ Hát:”Nhà của tôi”
+Con hãy kể về ngôi nhà mà con đang ở?
+ Con biết gì về các kiểu nhà?
+Dẫn dắt vào bài
* Hoạt động 2: Quan sát “Nhà 1 tầng”, “Nhà nhiều

tầng”
*Cô đưa tranh nhà 1 tầng cho trẻ quan sát và hỏi:
+Cô có tranh vẽ gì đây?
+Con có nhận xét gì về ngôi nhà trong tranh?

HĐ CỦA TRẺ
-Trẻ hát
-Trẻ kể về ngôi nhà của
trẻ

-Ngôi nhà
-Trẻ nhận xét


+Là nhà mấy tầng?
+Nhà có màu sắc, hình dáng như thế nào?
+Còn nhà con đang ở có mấy tầng?
+ Nghề gì đã xây lên ngôi nhà ?
+ Các chú thợ xây đã dùng những nguyên vật liệu nào
để xây lên ngôi nhà?
+ Xây nhà để làm gì?
+ Muốn ngôi nhà của gia đình luôn sạch sẽ phải làm gì?
*Tương tự với ngôi nhà nhiều tầng đặt câu hỏi tương tự.
*Nhà 1 tầng và nhà nhiều tầng có gì giống và khác
nhau?
=>Nhà có từ 2 tầng trở lên gọi là nhà cao tầng, nhà 1
tầng và nhà cao tầng tuy khác nhau nhưng cùng là nơi
mà gia đình cùng chung sống. vì vậy phải giữ gìn ngôi
nhà sạch sẽ.
* Hoạt động 3: Tổ chức trò chơi

* Cô nêu tên trò chơi “Kéo co” => tổ chức cho trẻ chơi
trò chơi 2-3 lần.
*Hướng dẫn TC:Gia đình ai
-Cách chơi: cho trẻ xếp các bức ảnh của mỗi gia đình,
sau đó cho trẻ giới thiệu về gia đình mình với các bạn
trong lớp: bố, mẹ, anh, chị…Sở thích và hoạt động yêu
thích của gia đình=> Cho trẻ mô tả bất kì 1 bức ảnh nào
đó về hình dạng, số lượng người trong ảnh và các trẻ
khác đoán đó là bức ảnh của gia đình bạn nào.
* Hoạt động 4: Chơi tự do
- Côi gợi ý cho trẻ chơi vào các nhóm như phần nội
dung. Cô bao quát trẻ chơi đảm bảo sự an toàn cho trẻ

HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1/Nội dung:
- Ôn trò chơi: “Gia đình ai”.
-Đọc thơ: “Thương ông”.
-Vệ sinh trả trẻ.
2/Yêu c ầu:
a:Kiến thức:

-Nhà 1 tầng

-Trẻ nêu điểm giống và
khác nhau

-Chơi 2-3 lần

-Chơi TC


-Chơi theo nhóm


-Trẻ biết chơi đúng luật chơi và cách chơi.
-Đọc thuộc bài thơ và hiểu nội dung bài thơ..
b:Kỹ năng
-Rèn, phát triển vận động và chú ý có chủ định cho trẻ.
-Tăng khả năng ghi nhớ cho trẻ.
c:Giáo dục:
-Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật tốt.
3/Chuẩn bị: Sàn nhà sạch, rộng, mát…
4/Hướng dẫn:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HĐ1: Ôn trò chơi: “Gia đình ai”
Cô nhắc lại cách chơi và cho trẻ chơi 5-6 lần..
HĐ2: Đọc thơ: “Thương ông”
-Cô nêu tên bài thơ, tác giả. Cho trẻ đọc 3-4 lần.
-Gọi tổ, nhóm, cá nhân đọc.
HĐ3: Vệ sinh trả trẻ.

HĐ CỦA TRẺ
cả lớp chơi
trẻ đọc theo nhiều hình
thức

THỨ NĂM (ngày 08/11)
. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH:
(Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ)
1/Nội dung
- Tập tô chữ cái u, ư

2/ Mục đích yêu cầu:
a/ Kiến thức:
- Trẻ nắm được chữ cái u, ư và nắm được cách tô
- Biết tô trùng khít các dấu chấm mờ của chữ u,ư.
b/ Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng cầm bút, ngồi đúng tư thế cho trẻ khi tô.
c/ Giáo dục:
- Trẻ biết giữ gìn đồ dùng học tập, trẻ tích cực hoạt động.


3/ Chuẩn bị:
- Tranh mẫu, vở tập tô bút chì, bút màu cho trẻ
4/ Hướng dẫn:
Hoạt độngcủa cô
* Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề
- Hỏi trẻ tên chủ đề đang học.
- Cho trẻ kể về 1 số đồ dùng trong gia đình trẻ?
-Dẫn dắt vào bài
* Hoạt động 2: Dạy trẻ tập tô chữ cái u, ư.
a/ Ôn chữ: u, ư
-Cho trẻ tìm chữ cái u, ư trong từ cô viết trên bảng và
gạch chân chữ cái cô yêu cầu. Cô gắn chữ trẻ tìm được
lên bảng => cho cả lớp p/ âm.
-Tìm và khoanh tròn từ có chữ cái u, ư trongtrong đoạn
thơ.
b/ Hướng dẫn trẻ tô:
*Hướng dẫn trẻ tô chữ u:
-Nối chữ u trong các từ :đôi đũa,quyển lịch, cái tủ, cái
quạt với chữ cái u ở giữa tranh
-Tô chữ u in rỗng ở giữa tranh.

-Cô cùng trẻ đếm chữ u in mờ trong 1 dòng
- Cô tô mẫu hết 1 dòng cho trẻ tô
-Cô bao quát trẻ và hoàn thiện nốt
* Trẻ tô: Cô nhắc trẻ về tư thế ngồi, cách cầm bút, cách
để vở…
* Chữ ư cô hướng dẫn tương tự chữ u
* Cô hướng dẫn trẻ tô bài tổng hợp.
=> Kết thúc: Cô chọn 1-2 vở đẹp cho cả lớp xem => cho
trẻ nhận xét.

Hoạt động của trẻ
2-3 trẻ nêu
2-3 trẻ kể

2 tổ lên chơi, tổ còn lại
quan sát

Trẻ chú ý quan sát cô tô
mẫu
Trẻ tô


HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1/ Nội dung:
- Quan sát 1 số đồ dùng trong gia đình .
- Tổ chức trò chơi:
+ Trò chơi: “Kéo co”.
+ Trò chơi: “Kể đủ 3 thứ”.
+Trò chơi:Chuyền bóng qua đầu
- Chơi tự do:

+ Vẽ, xếp hình, thổi bong bóng xà phòng.
2/ Mục đích yêu cầu:
a/ Kiến thức:
- Trẻ biết chơi trò chơi.
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, chất liệu, công dụng của một số đồ dùng gia đình.
b/ Kỹ năng:
- Rèn luyện và phát triển khả năng quan sát, ngôn ngữ, ghi nhớ, nhận xét cho trẻ.
c/ Giáo dục:
- Trẻ yêu biết sử dụng và giữ gìn đồ dùng của gia đình.
3/ Chuẩn bị:
-1 số đồ dung gia đình cho trẻ quan sát: cái phích , ti vi
-Dây thừng, bóng
4/ Hướng dẫn:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề
-Các con đang thực hiện chủ đề gì?
2-3 trẻ trả lời
-Con kể về các đồ dùng của gia đình con?
-Chúng phục vụ nhu cầu gì?
-Dẫn dắt vào bài
* Hoạt động 2:a) Quan sát tìm hiểu 1 số đồ dùng trong
gia đình
- Cô đố trẻ : “Mình tròn hình trụ
Bụng chứa nước sôi
Mọi người dùng tôi
Chứa cho nước nóng
+ Đó là cái gì?
-Trẻ giải đố
+Con có nhận xét gì về cái phích?

+Có dạng hình gì?
3-4 Trẻ trẻ lời
+Được làm từ nguyên liệu gì?
+Ai làm ra cái phích?
+Người ta làm cái phích để làm gì?
2-3 Trẻ trả lời


+Là đồ dung phục vụ nhu cầu gì trong cuộc sống?
=>Cô khái quát: phích là đồ dùng để chứa nước sôi phục
vụ nhu cầu ăn uống, nó được các cô chú công nhân làm
bằng thủy tinh và nhựa. vì vậy các con không được đến
gần phích dễ gây bỏng hoặc vỡ.
*Cho trẻ quan sát cái ti vi:
-Con có nhận xét gì về cái ti vi?Hình dạng, màu sắc?
-Nguyên liệu làm ti vi là gì?
-Ai là người làm ra cái ti vi?
-Làm thế nào để ti vi có thể hoạt động được?
-Người ta làm ti vi để làm gì?
-Là đồ dùng phục vụ nhu cầu gì của con người?
-Ngoài ti vi là đồ dùng phục vụ nhu cầu giải trí còn có đồ
dùng nào nữa?
=>Cô khái quát: ti vi là đồ dùng phục vụ nhu cầu giải trí
của con người, nó được các cô chú công nhân sử dụng rất
nhiều nguyên liệu để chế tạo như: đồng nhôm, sắt ,
nhựa…khi xem các con ngồi xa tránh hỏng mắt, không tự
ý cắm điện…
*các đồ dùng khác tìm hiểu tương tự
+ Các đồ dùng đó có đặc điểm gì chung?
=>cùng phục vụ cho các nhu cầu của con người

+ Ngoài các đồ dùng các con vừa quan sát, các con còn
biết đồ dùng nào khác cũng là đồ dùng trong gia đình.
+ Tác dụng của từng loại đồ dùng là gì?
Hoạt động 3. -Cô nêu tên TC , cho trẻ nhắc lại cách chơi,
luật chơi.
-Cho trẻ chơi 3-4 lần.
HĐ4: Chơi tự do: Gợi ý trẻ về các nhóm chơi như phần
nội dung. Cô đảm bảo an toàn cho trẻ.

3-4 trẻ trả lời
2-3 trẻ trả lời

-Cả lớp chơi
-Chơi theo nhóm


HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1/Nội dung:
- Hoạt động tạo hình theo nhóm về chủ đề: “Gia đình"
-Chơi TC: “Kéo co”
-Vệ sinh trả trẻ.
2/Yêu cầu:
a:Kiến thức:
-Trẻ biết vẽ, nặn, cắt dán theo trí tưởng tượng của mình về chủ đề.
b:Kỹ năng
-Rèn, phát triển cho trẻ óc sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú.
-Tăng khả năng tạo hình, ngôn ngữ và ghi nhớ cho trẻ.
c:Giáo dục:
-Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật tốt.
3/Chuẩn bị: Giấy vẽ, sáp màu, bàn ghế ngồi cho trẻ.

4/Hướng dẫn:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

HĐ CỦA TRẺ

HĐ1: Cho trẻ hoạt động tạo hình theo nhóm theo chủ trẻ tự làm
đề
-Cô cho trẻ cùng vẽ, nặn, cắt dán theo tưởng tượng của
mình về chủ đề.
trẻ chú ý cô
-Cô gợi ý trẻ làm.
=>Tuyên dương một số bài đẹp.
trẻ hát
HĐ2: Chơi TC: Kéo co
HĐ3: Vệ sinh trả trẻ.


×