Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

Mối liên hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.99 KB, 70 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG "TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM"
NĂM 2014 DÀNH CHO SINH VIÊN

THE STUDY OF THE RELATIONSHIP BETWEEN ACCOUNTING
INFORMATION AND STOCK PRICES OF NON-FINANCIAL
COMPANIES LISTED ON VIET NAM STOCK EXCHANGE
(BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT)

Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh tế và Kinh doanh 1


2
Hà Nội, tháng 7 năm 2014

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
BVS

Chữ viết đầy đủ
Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu trên
mỗi cổ phiếu



EBIT

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

EBITDA

Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao

EC

Tiền và tương đương tiền cuối kì

EPS

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

SGDCK TPHCM

Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí
Minh

SGDCK HN

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội


MPS

Giá trị thị trường trên mỗi cổ phiếu

VNĐ

Việt Nam Đồng

TrVNĐ

Triệu Việt Nam Đồng


3
UNCKNN

Uỷ ban chứng khoán Nhà nước


4

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Số các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ
Chí Minh giai đoạn 2003 – 2012 ...................................................................................16
Bảng 2. Số các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
giai đoạn 2005 – 2012 ................................................................................................... 18
Bảng 3.Mô tả quan hệ giữa các biến trong mô hình Olson. ......................................... 27
Bảng 4. Bảng mô tả thống kê tổng quát chỉ tiêu MPS, EPS, BVS, EBIT, EBITDA,
EC của các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK HNgiai đoạn 2008-2012 ..... 35
Bảng 5. Bảng mô tả thống kê tổng quát chỉ tiêu MPS, EPS, BVS, EBIT, EBITDA, EC\

của các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TPHCM giai đoạn 2008-2012 .36
Bảng 6. Tổng hợp số liệu MPS, EPS, BVS của các công ty phi tài chính niêm yết trên
SGDCK TPHCM giai đoạn 2008-2012.......................................................................37.
Bảng 7. Tổng hợp số liệu EC, EBIT, EBITDA của các công ty phi tài chính niêm yết
trên SGDCK TPHCM giai đoạn 2008-2012..................................................................39
Bảng 8. Tổng hợp số liệu MPS, EPS, BVS của các công ty phi tài chính niêm yết trên
SGDCK HN giai đoạn 2008 – 2012...............................................................................41
Bảng 9. Tổng hợp số liệu EC, EBIT, EBITDA của các công ty phi tài chính niêm yết
trên SGDCK HN giai đoạn 2008 – 2012........................................................................43
Bảng 10.Hệ số phóng đại phương sai của các biến trong mô hình ở SGDCK TP.HCM
........................................................................................................................................46
Bảng 11.Hệ số phóng đại phương sai của các biến trong mô hình ở SGDCK HN.......46
Bảng 12.Bảng ANOVA của mô hình ở SGDCK TP.HCM...........................................47
Bảng 13.Bảng ANOVA của mô hình ở SGDCK HN....................................................48
Bảng 14. Kết quả phân tích thực nghiệm tác động của EPS đến MPS của các công ty
phi tài chính niêm yết trên SGDCK TPHCM giai đoạn 2008-2012..............................49
Bảng 15. Kết quả phân tích thực nghiệm tác động của chỉ tiêu EPS và BVS
đến MPS của các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TPHCM giai đoạn
2008-2012........................................................................................................................50
Bảng 16. Kết quả phân tích thực nghiệm tác động của EPS, EBIT và BVS đến MPS
của các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TPHCM giai đoạn 2008 – 2012. 51


5

Bảng 17. Kết quả phân tích thực nghiệm tác động của EPS, BVS, EBIT và EBITDA
đến MPS của các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM giai đoạn
2008-2012........................................................................................................................53
Bảng 18. Kết quả phân tích thực nghiệm tác động của EPS đến MPS của các công ty
phi tài chính niêm yết trên SGDCK HN giai đoạn 2008-2012......................................55

Bảng 19. Kết quả phân tích thực nghiệm tác động của EPS và BVS đến MPS của các
công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK HN giai đoạn 2008-2012.........................56
Bảng 20. Kết quả phân tích thực nghiệm tác động của EPS, BVS và EC
đến MPS của các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK HN giai đoạn 2008 –
2012.................................................................................................................................58
Bảng 21. Kết quả phân tích thực nghiệm tác động của EPS, BVS, EC v
à EBITDA đến MPS của các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK HN giai đoạn
2008 – 2012.....................................................................................................................59
Biểu 1. Số lượng công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ
Chí Minh giai đoạn 2003 – 2012....................................................................................16
Biểu 2. Số lượng công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
giai đoạn 2005 – 2012.....................................................................................................18


6

TÓM TẮT
Mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu là mối quan tâm của rất
nhiều đối tượng và đã được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới.Những nghiên cứu trước
đây chỉ ra rằng có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu nhưng chỉ tập trung
vào thông tin lợi nhuận kế toán và giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu. Để có cái nhìn
sâu sắc hơn về vấn đề này, bài nghiên cứu không chỉ đi theo xu hướng nêu trên mà còn
phát triển thêm một số chỉ tiêu mới. Như vậy, bài nghiên cứu sẽ đánh giá tác động của
năm chỉ tiêu kế toán: lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS), giá trị sổ sách của mỗi cổ
phiếu (BVS), lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT), lợi nhuận trước thuế, lãi vay và
khấu hao (EBITDA), tiền và tương đương tiền cuối kì (EC) đến giá cổ phiếu. Tác giả
khảo sát trên 281 công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ
Chí Minh và 361 công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà
Nội trong giai đoạn 2008-2012 và sử dụng mô hình Ohlson làm cơ sở lý thuyết.
Sau khi xử lý số liệu, kết quả thực nghiệm cho thấy chỉ tiêu lợi nhuận trên mỗi

cổ phiếu (EPS) là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất trong khi giá trị sổ sách trên mỗi cổ
phiếu (BVS) cũng có ảnh hưởng đáng kể đến giá cổ phiếu. Nghiên cứu cũng xác nhận
rằng mô hình Ohlson đã hình thành một khung lý thuyết và công cụ hữu ích trong việc


7
nghiên cứu mối quan hệ thực tế giữa giá cổ phiếu và số liệu kế toán. Cuối cùng,
nghiên cứu gợi ý phương hướng phát triển đề tài này thông qua việc thêm các biến mới
vào mô hình, mở rộng phạm vi nghiên cứu cũng như sử dụng các mô hình phân tích
khác.
Tất cả kết quả của bài nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo cho những người
quan tâm, các nhà nghiên cứu, nhà đầu tư, nhà quản trị vànhững người đang sử dụng
mô hình Ohlson như là công cụ đánh giá tình trạng hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.


8
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1

Tính cấp thiết của đề tài

Trong công tác quản lý ở cấp độ vi mô cũng như vĩ mô, thông tin kế toán có vai
trò hết sức quan trọng. Hệ thống thông tin kế toán cung cấp thông tin tới người sử
dụng bên trong và bên ngoài công ty.Các nhà đầu tư thường xuyên sử dụng báo cáo tài
chính để phục vụ cho quyết định đầu tư của họ, các cơ quan nhà nước sử dụng thông
tin này trong lĩnh vực thuế và hoạch định chính sách kinh tế. Do đó, hệ thống thông tin
kế toán phải cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị doanh nghiệp cũng như
cho những quan tâm đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Đối với các công ty niêm yết, quyết định của các nhà đầu tư là mua, bán hay
nắm giữ cổ phiếu, vì vậy giá cổ phiếu được rất nhiều người quan tâm.Giá cổ phiếu
chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố và một trong những nhân tố quan trọng là thông tin
kế toán.Trên thế giới, mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu đã được
nghiên cứu rộng rãi, các nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào thông tin lợi nhuận kế
toán.Tuy nhiên xu hướng nghiên cứu gần đây đã mở rộng và chú trọng đến các biến
khác nữa.
Tại Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu nào đi theo xu hướng này, vì vậy tác giả
chọn đề tài “Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu của các
công ty phi tài chính niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam” làm đề tài
nghiên cứu. Trong bài nghiên cứu này, bên cạnh việc tiếp thu tiền đề từ nghiên cứu đi
trước là phân tích ảnh hưởng của chỉ tiêu lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) và giá trị
sổ sách của mỗi cổ phiếu (BVS), tác giả đưa thêm các biến mới vào mô hình: Lợi
nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT), Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao
(EBITDA), Tiền và tương đương tiền cuối kì (EC).
1.2

Mục tiêu nghiên cứu

Bài nghiên cứu có mục tiêu nghiên cứu chung là phân tích mối quan hệ giữa
thông tin kế toán và giá cổ phiếu của các công ty phi tài chính niêm yết trên Thị trường
chứng khoán Việt Nam.
Đi vào mục tiêu cụ thể, nhóm tác giả đặt ra 5 mục tiêu cụ thể như sau:
1. Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu(EPS) và giá cổ
phiếu các công ty phi tài chính niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam.


9
2. Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tinGiá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu (BVS) và giá
cổ phiếu các công ty phi tài chính niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam.

3. Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tinLợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) và giá
cổ phiếu các công ty phi tài chính niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam.
4. Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tinLợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao
(EBITDA) và giá cổ phiếu các công ty phi tài chính niêm yết trên Thị trường chứng
khoán Việt Nam.
5. Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tinTiền và tương đương tiền cuối kì (EC) và giá cổ
phiếu các công ty phi tài chính niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bên cạnh hai thông tin kế toán đã được sử dụng trong các nghiên cứu trước trên
thế giới là: Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu(EPS), Giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu (BVS),
tác giả chọn lọc thêm ba thông tin kế toán: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT),
Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao ( EBITDA), Tiền và tương đương tiền cuối
kì (EC) nhằm nghiên cứu mối quan hệ của chúng với giá cổ phiếu của các công ty phi
tài chính niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trong quá trình phân tích sẽ có sự so sánh và nhận xét mức độ ảnh hưởng giữa
các thông tin kế toán trên tới giá cổ phiếu, kết luận về thông tin có mức ảnh hưởng lớn
nhất đến giá cổ phiếu.
1.3

Câu hỏi nghiên cứu

Dựa vào mục đích nghiên cứu nêu trên, nhóm nghiên cứu đặt ra 5 câu hỏi
nghiên cứu như sau:
1. Thông tin Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) tác động đến giá cổ phiếu các công ty
phi tài chính niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam như thế nào?
2. Thông tin Giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu (BVS) tác động đến giá cổ phiếu các công
ty phi tài chính niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam như thế nào?
3. Thông tin Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) có ảnh hưởng như thế nào tới giá cổ
phiếu các công ty phi tài chính niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam?
4. Thông tin Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) tác động như thế nào
đến giá cổ phiếu các công ty phi tài chính niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt

Nam?
5. Thông tin Tiền và tương đương tiền cuối kì (EC) có ảnh hưởng như thế nào đến giá cổ
phiếu các công ty phi tài chính niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam?
1.4.

Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả hồi quy và mở rộng dựa trên lý
thuyết của các nghiên cứu trước đây trên thế giới. Với phương pháp định lượng để


10
phân tích dữ liệu thu thập được, tác giả chỉ mô tả các sự kiện thực tế với nội dung
chính sẽ là kết quả của phương pháp định lượng, mô tả và suy luận.
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình Ohlson. Tính đến thời điểm
hiện tại, mô hình Ohlson là mô hình có vai trò hữu ích trong các nghiên cứu thực
nghiệm, biểu hiện của giá cả hoặc giá trị thị trường vốn cổ phần về giá trị sổ sách của
vốn chủ sở hữu hiện hành, các khoản thu nhập hiện tại, cổ tức hiện tại và giá trị khác
có thông tin liên quan. Dựa trên xu hướng chung của các nghiên cứu trước đây trên thế
giới, EPS và BVS tiếp tục là hai biến độc lập trong mô hình. Bên cạnh đó, nhóm tác
giả phát triển thêm mô hình Ohlson bằng cách đưa thêm các biến độc lập vào mô hình
như EBIT, EBITDA và EC để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu một
cách toàn diện hơn.
Dữ liệu kế toán được thu thập trong giai đoạn 2008-2012, tập chung chủ yếu
vào ba báo cáo kế toán: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và
báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
1.5

Phạm vi nghiên cứu


• Không gian nghiên cứu: Bài nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa chỉ số kế toán và
giá cổ phiếu của các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán
TP.Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Sở dĩ nghiên cứu chỉ tập trung vào các công ty phi tài chính vì hiện nay trên Thị
trường chứng khoán Việt Nam có rất nhiều loại hình công ty, ngoài công ty phi tài
chính ra còn có các công ty tài chính và ngân hàng với đặc điểm ngành nghề kinh
doanh mang tính đặc biệt.
Do đó, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu 642 công ty phi tài chính niêm yết trên
Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
• Thời gian nghiên cứu: 5 năm từ năm 2008 đến 2012.
Nhóm tác giả chọn khoảng thời gian nghiên cứu từ năm 2008, thời điểm Thị
trường chứng khoán Việt Nam ổn định trở lại sau khi bùng nổ “bong bóng chứng
khoán” vào năm 2007, khi các luồng tiền nóng được nhanh chóng bơm vào và rút ra
khỏi nền kinh tế. Đỉnh điểm là khi chỉ số VN-index đạt mức kỉ lục tại 1170.67 điểm
vào ngày 12-3-2007, giá cổ phiếu và khối lượng cổ phiếu giao dịch được đẩy lên kịch
trần rồi sụp đổ vào vài tháng sau. Chính vì tính bất thường của thị trường trong giai
đoạn này và sự thiếu sót trong công bố báo cáo tài chính của các công ty từ năm 2007
trở về trước, nhóm nghiên cứu quyết định chọn khoảng thời gian bắt đầu từ năm 2008
và kết thúc vào năm 2012.


11
• Nội dung nghiên cứu: nghiên cứu mối liên hệ giữa 5 thông tin kế toán tới giá cổ phiếu
của các công ty phi tài chính niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam: bên
cạnh hai thông tin kế toán cũ là chỉ tiêu Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) và Giá trị
sổ sách của mỗi cổ phiếu (BVS), tác giả đưa thêm các biến mới vào mô hình: Lợi
nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT), Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao
(EBITDA), Tiền và tương đương tiền cuối kì (EC).
1.6


Đóng góp dự kiến của nghiên cứu

• Đóng góp về mặt khoa học: Đề tài sẽ tổng hợp, đánh giá những vấn đề lý luận về mối
quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu. Đề tài sẽ chắt lọc và đưa ra định hướng
về mô hình lý thuyết giúp thiết lập mối quan hệ giữa thông tin kế toán và quyết định
đầu tư nhằm bổ sung thông tin cho các công ty phi tài chính niêm yết nói chung và chủ
thể tham gia thị chứng khoán nói riêng.
• Đóng góp về mặt thực tiễn: Bài nghiên cứu sẽ đưa ra những phương hướng và ý kiến
khoa học về mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu. Từ đó giúp nhà đầu
tư, nhà quản lý và các đối tượng quan tâm đưa ra quyết định đúng đắn.
• Đóng góp về phương pháp nghiên cứu: Bài nghiên cứu có thể mở ra dòng nghiên cứu
thực chứng trong kế toán tại Việt Nam. Cụ thể ở đây đã sử dụng Ohlson để kiểm định
giả thuyết.
1.7

Kết cấu bài nghiên cứu

Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu
Chương này trình bày ngắn gọn thông tin chung và vấn đề thảo luận, mục đích
nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cuối
cùng nêu lên những thành công mà đề tài nghiên cứu được.
Chương 2: Tổng quan về Thị trường chứng khoán Việt Nam và cơ sở lý luận
về thông tin kế toán và giá cổ phiếu
Trong chương này, tác giả trình bày về Thị trường chứng khoán Việt Nam và
hai sở giao dịch chứng khoán ở Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả trình bày khuôn khổ lý
thuyết mà nghiên cứu tiến hành, bao gồm các nghiên cứu trước đây và các lý thuyết
liên quan.
Chương 3: Giả thuyết và phương pháp nghiên cứu
Chương này trình bày giả thuyết và giải thích các biến số sử dụng trong mô
hình.

Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu, kết luận và kiến nghị
Chương này trình bày về phương thức thu thập dữ liệu. Tiếp theo, mô tả về quá
trình phân tích kết quả dựa trên thực nghiệm và giải thích mối quan hệ giữa thông tin


12
kế toán và giá cổ phiếu cũng như sự so sánh, đánh giá hai sở giao dịch chứng khoán.
Cuối cùng, tác giả sẽ trình bày một số kiến nghị, cũng như bổ sung một số đề xuất. Kết
quả của nghiên cứu này sẽ tốt hơn bằng cách tăng kích thước mẫu và nghiên cứu thêm
các biến mới để phân tích đạt được kết quả chính xác hơn.

CHƯƠNG 2:
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA THÔNG TIN KẾ TOÁN VÀ GIÁ CỔ PHIẾU
2.1.

Tổng quan về Thị trường chứng khoán Việt Nam

2.1.1. Sự ra đời Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước (UBCKNN)
Xây dựng và phát triển TTCK là mục tiêu đã được Đảng và Chính phủ Việt
Nam định hướng từ những năm đầu thập kỷ 90 (thế kỷ 20) nhằm xác lập một kênh huy
động vốn mới cho đầu tư phát triển. Việc nghiên cứu, xây dựng đề án thành lập TTCK
đã được nhiều cơ quan Nhà nước, các Viện nghiên cứu phối hợp đề xuất với Chính
phủ.
Một trong những bước đi đầu tiên có ý nghĩa khởi đầu cho việc xây dựng
TTCK ở Việt Nam là việc thành lập Ban Nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường
vốn thuộc Ngân hàng Nhà nước (Quyết định số 207/QĐ-TCCB ngày 6/11/1993 của
Thống đốc Ngân hàng nhà nước) với nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng đề án và chuẩn
bị các điều kiện để thành lập TTCK theo bước đi thích hợp. Theo sự uỷ quyền của
Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức

nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của TTCK, đề xuất với Chính phủ
về mô hình TTCK Việt Nam, đào tạo kiến thức cơ bản về chứng khoán và TTCK cho
một bộ phận nhân lực quản lý và vận hành thị trường trong tương lai; nghiên cứu,
khảo sát thực tế một số TTCK trong khu vực và trên thế giới… Tuy nhiên, với tư cách
là một tổ chức thuộc NHNN nên phạm vi nghiên cứu, xây dựng đề án và mô hình
TTCK khó phát triển trong khi TTCK là một lĩnh vực cần có sự phối hợp, liên kết của
nhiều ngành, nhiều tổ chức. Vì vậy, tháng 9/1994, Chính phủ quyết định thành lập Ban
soạn thảo Pháp lệnh về chứng khoán và TTCK do một đồng chí Thứ trưởng Bộ Tài
chính làm Trưởng Ban, với các thành viên là Phó Thống đốc NHNN, Thứ trưởng Bộ


13
Tư pháp. Trên cơ sở Đề án của Ban soạn thảo kết hợp với đề án của NHNN và ý kiến
của các Bộ, ngành liên quan ngày 29/6/1995, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định
số 361/QĐ-TTg thành lập Ban Chuẩn bị tổ chức TTCK giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ
đạo chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc xây dựng TTCK ở Việt Nam.
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) được thành lập ngày 28/11/1996
theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ, là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức
năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Việc
thành lập cơ quan quản lý thị trường chứng khoán (TTCK) trước khi thị trường ra đời
là bước đi phù hợp với chủ trương xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam, có ý
nghĩa quyết định cho sự ra đời của TTCK sau đó hơn 3 năm.
Ngày 19/2/2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2004/NĐ-cp chuyển
UBCKNN vào bộ tài chính. Việc chuyển UBCKNN vào Bộ tài chính là một bước hợp
lý trong quá trình phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam.
Với vị thế là cơ quan quản lý chuyên ngành về chứng khoán và TTCK,
UBCKNN có vai trò rất quan trọng trong việc chuẩn bị các điều kiện cho sự ra đời của
TTCK, đồng thời tổ chức và quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK với mục tiêu
chính là tạo môi trường thuận lợi cho việc huy động vốn cho đầu tư phát triển, đảm
bảo cho TTCK hoạt động có tổ chức, an toàn, công khai, công bằng và hiệu quả, bảo

vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư.
2.1.2. Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
Thực hiện chủ trương xây dựng và phát triển kinh tế thị trường, từ đầu những
năm thập niên 90 Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước nghiên
cứu đề án xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Trên cơ sở đề
án của các Bộ, Ngành, ngày 28//11/1996 Chính phủ đã ban hành Nghị định số
75/1998/NĐ-CP về việc thành lập Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và giao cho đơn vị
này chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc ra đời thị trường chứng khoán.
Ngày 11/07/1998, với Nghị định số 48/CP về Chứng khoán và Thị trường
chứng khoán, Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức được khai sinh.Cùng
ngày, Thủ tướng Chính phủ cũng ký Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg thành lập Trung
tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Hai năm sau, vào ngày


14
28/07/2000, phiên giao dịch đầu tiên với 2 mã cổ phiếu niêm yết đã chính thức được tổ
chức tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, đánh dấu một bước ngoặt lịch
sử của Thị trường chứng khoán Việt Nam.
Sau 7 năm hoạt động, đến thời điểm tháng 08/2007 đã có 111 doanh nghiệp
niêm yết và 55 công ty chứng khoán thành viên, 18 công ty quản lý quỹ, 61 tổ chức
lưu ký. Cấu trúc thị trường đã được rõ ràng và chuyên biệt hơn với sự tách ra hoạt
động độc lập của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam trong năm 2005.
Tên gọi đầy đủ: Sở Giao Dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
- Tên giao dịch quốc tế: Hochiminh Stock Exchange.
- Tên viết tắt: HOSE.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh có quyền hạn và nghĩa vụ như
sau:
Quyền hạn:
• Ban hành các quy chế về niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán, công bố
thông tin và thành viên giao dịch sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

chấp thuận;
• Tổ chức và điều hành hoạt động giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng
khoán;
• Tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ giao dịch chứng khoán theo Quy chế giao dịch
chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán trong trường hợp cần thiết để bảo vệ
nhà đầu tư;
• Chấp thuận, huỷ bỏ niêm yết chứng khoán và giám sát việc duy trì điều kiện niêm
yết chứng khoán của các tổ chức niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán;
• Chấp thuận, huỷ bỏ tư cách thành viên giao dịch; giám sát hoạt động giao dịch
chứng khoán của các thành viên giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán;
• Giám sát hoạt động công bố thông tin của các tổ chức niêm yết, thành viên giao
dịch tại Sở giao dịch chứng khoán;
• Cung cấp thông tin thị trường và các thông tin liên quan đến chứng khoán niêm
yết;
• Thu phí theo quy định của Bộ Tài chính.
• Làm trung gian hoà giải theo yêu cầu của thành viên giao dịch khi phát sinh tranh
chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán;.
Nghĩa vụ:
• Bảo đảm hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường được tiến hành công
khai, công bằng, trật tự và hiệu quả;
• Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê, nghĩa vụ tài chính theo quy định


15
của pháp luật;
• Thực hiện công bố thông tin về giao dịch chứng khoán, thông tin về tổ chức niêm
yết tại Sở giao dịch chứng khoán, thông tin về công ty chứng khoán, công ty quản
lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và thông tin giám sát
hoạt động của thị trường chứng khoán;
• Cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong

công tác điều tra và phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán
và thị trường chứng khoán;
• Phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và
thị trường chứng khoán cho nhà đầu tư;
• Bồi thường thiệt hại cho thành viên giao dịch trong trường hợp Sở giao dịch
chứng khoán gây thiệt hại cho thành viên giao dịch, trừ trường hợp bất khả kháng.
Cho đến nay, Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh đã đạt được
những thành quả rất đáng khích lệ. Trước sự tăng trưởng của Thị trường chứng
khoán, số lượng công ty chứng khoán thành viên cũng không ngừng tăng lên về số
lượng, quy mô và chất lượng dịch vụ. Tính đến tháng 12 năm 2012, toàn thị
trường đã có 93 công ty chứng khoán đăng kí làm thành viên của Sở giao dịch
chứng khoán TP.Hồ Chí Minh; với tổng cộng 281 công ty phi tài chính niêm yết.

Bảng 1.
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012

Số lượng công ty phi tài chính niêm
Năm
Số các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng
yết
khoán TP.Hồ Chí Minh giai đoạn

2003

2012
4
6
24
80
108
133
173
244
269
281


16
Nguồn: www.hsx.vn
Biểu 1.

Số lượng công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng
khoán TP.Hồ Chí Minh giai đoạn2003 – 2012
Nguồn: www.hsx.vn

2.1.3. Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (Sở GDCK Hà Nội) được thành lập theo
Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở chuyển đổi, tổ
chức lại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (thành lập theo Quyết định số
127/1998/QĐ-TTg và khai trương hoạt động vào ngày 08/03/2005). Ngày 24/06/2009,
SGDCK Hà Nội chính thức ra mắt, hoạt động với mô hình Công ty TNHH một thành
viên do Nhà nước (đại diện là Bộ Tài chính) làm chủ sở hữu.

Với chức năng là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức quản lý và điều hành thị
trường giao dịch chứng khoán, SGDCK Hà Nội đã tổ chức hoạt động đấu giá cổ phần,
tổ chức đấu thầu trái phiếu Chính phủ, huy động vốn cho ngân sách Nhà nước và vận
hành 3 thị trường giao dịch thứ cấp trên một nền công nghệ: thị trường cổ phiếu niêm
yết, thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP) chuyên biệt và thị trường giao dịch cổ
phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM).
Mục tiêu hoạt động của SGDCK Hà Nội là tổ chức vận hành thị trường giao
dịch chứng khoán minh bạch, công bằng, hiệu quả; phát triển hạ tầng cơ sở và các sản
phẩm mới phục vụ cho thị trường, tăng cường thu hút đầu tư trong nước và quốc tế,
thể hiện vai trò là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế, đảm bảo lợi ích cao
nhất cho nhà đầu tư và doanh nghiệp tham gia thị trường.
Năm 2005, số công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Hà Nội chỉ có 12
công ty; tuy nhiên, con số này đã tăng lên gấp 8 lần- 91 công ty - chỉ sau một năm.
Đến 2012, số công ty phi tài chính niêm yết đã tăng lên chóng mặt với 361 công ty.
Như vậy, mặc dù ra đời sau sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, tuy
nhiên, sở giao dịch chứng khoán Hà Nội lại có số lượng công ty niêm yết nhiều hơn
hẳn.


17

Bảng 2.

Số các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán
Hà Nội giai đoạn 2005 – 2012

Năm

Số lượng công ty phi tài chính niêm yết


2005

12

2006

91

2007

116

2008

166

2009

230

2010

326

2011

353

2012


361
Nguồn: www.hnx.vn

Biểu 2.

Số lượng công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng
khoán Hà Nội giai đoạn 2005 – 2012
Nguồn: www.hnx.vn

2.2

Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu

của các công ty phi tài chính
Theo lý thuyết, giá trị kinh tế của một tài sản có thể được xác định bằng việc
chiết khấu các lợi ích kinh tế kì vọng của tài sản đó với tỷ suất chiết khấu là chi phí cơ
hội vốn. Người đầu tiên ứng dụng và đưa phương pháp này vào thực tiễn là Williams
vào năm 1938. Ông đã đưa ra lý thuyết đầu tư và chỉ ra gốc rễ của nó là ứng dụng
phương pháp giá trị hiện tại thuần để đánh giá tính khả thi của các dự án.Tuy nhiên,
khi sử dụng phương pháp này cho toàn bộ công ty thì dòng tiền có thể được xác định
bằng nhiều cách khác nhau và điều này dẫn đến các mô hình khác nhau dựa trên nền
tảng mô hình cơ bản.


18
2.2.1 Mô hình chiết khấu cổ tức
Phương pháp tiếp cận trực tiếp để định giá cổ phiếu là dựa trên những lợi ích
mà nhà đầu tư nắm giữ, bao gồm cổ tức và giá bán cổ phiếu.Khi cổ phiếu được đem
bán, giá bán hợp lý được xác định bằng cách chiết khấu các dòng tiền trong tương lai
mà người mua kỳ vọng sẽ nhận được trong thời gian họ nắm giữ cổ phiếu.

Giả sử thị trường hoạt động hiệu quả và công ty không giới hạn tuổi thọ, giá
hiện tại của cổ phiếu P được tính bằng cách chiết khấu các dòng tiền cổ tức trong
tương lai theo công thức sau:

Trong đó,

là giá trị kỳ vọng của biến số liên quan tại thời điểm 0
t là tiền thanh toán cổ tức
là chi phí cơ hội của dòng tiền tại thời điểm t

Trên cơ sở mô hình này, Modigliani and Miller (1961) đã nghiên cứu và chỉ ra
rằng, với điều kiện không xét tới chi phí giao dịch và thuế, giá trị của một doanh
nghiệp không bị ảnh hưởng bởi cổ tức kì vọng . Ý kiến này được Penman (1992) gọi là
câu đố cổ tức, ông cho rằng giá cổ phiếu phụ thuộc vào dòng cổ tức kì vọng. Hơn nữa,
cổ tức không phải là thước đo trực tiếp về hoạt động kinh doanh bởi chúng đơn thuần
chỉ phản ánh quyết định về phân bổ tài sản.
Bên cạnh đó, Damodaranal (1996) đã đưa ra các công thức mới để định giá cổ
phiếu mà không cần dựa trên giả định công ty có tỉ lệ tăng trưởng vĩnh viễn bằng cách
chia tuổi thọ công ty thành hai hoặc ba giai đoạn với tỉ lệ tăng trưởng khác nhau. Bằng
cách này, các công thức định giá cổ phiếu của Damodaranal có tính thực tiễn cao hơn,
tuy nhiên việc ước tính cổ tức mà công ty trả cho các cổ đông trong tương lai là rất
khó xác định vì công ty có nhiều cơ hội đẩy mạnh tỉ lệ tăng trưởng cao nhưng không
thể trả cổ tức cho cổ đông.
Mô hình thu nhập ròng
Trên thế giới, rất nhiều tác giả như Ewards và Bells (1961), Peasnell (1982),
Preinreich (1938) đã chỉ ra rằng mô hình chiết khấu cổ tức có thể được chuyển đổi để
biểu thị giá trị kinh tế của vốn chủ sỡ hữu và thu nhập khác biệt hơn là chỉ sử dụng chỉ
tiêu cổ tức.



19
Trong công thức trên, xa là thu nhập khác biệt, là phần chênh lệch của thu nhập
thông thường sai khi đã trừ đi chi phí vốn chủ sở hữu. Thu nhập khác biệt được tính
như sau:
Với

y là giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu
r là chi phí vốn chủ sở hữu
Vào năm 1965, Solomons đã sử dụng mô hình này và cho rằng thu nhập khác
biệt biểu thị cho phần thu nhập vượt trội so với thu nhập thông thường.
Trong công thức trình bày ở trên, giá trị hiện tại của cổ phiếu bằng giá trị hiện
tại của vốn chủ sở hữu cộng giá trị hiện tại của tất cả các khoản thu nhập ròng hay thu
nhập khác biệt trong tương lai.
Mô hình Ohlson
Năm 1995, Ohlson phát triển mô hình chiết khấu cổ tức tổng quát và đưa ra mô
hình nhận xét mối tương quan giữa giá cổ phiếu với giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu,
thu nhập ròng, cổ tức và các thông tin hữu ích khác.
Khi so sánh với mô hình thu nhập ròng, điểm khác nhau căn bản giữa mô hình
Ohlson và mô hình này là quá trình biến động của thông tin tuyến tính đã chỉ ra thu
nhập khác biệt theo thời gian. Điểm khác biệt này là ưu điểm thu hút các học giả do ở
mô hình thu nhập ròng tổng quát hay đơn giản đều chỉ giả định mô hình tăng trưởng
cố định để cung cấp ước tính cụ thể về xu hướng tương quan và giá trị các thông số.
Bên cạnh đó, như những mô hình khác, mô hình Ohlson cũng tồn tại một số
nhược điểm.Thứ nhất, mô hình hướng đến một công ty cụ thể và không dự báo các
thông số giống nhau cho tất cả các công ty. Tiếp theo, biến v trong mô hình đại diện
cho các thông tin hữu ích khác không được xác định một cách cụ thể. Do vậy nghiên
cứu thực nghiệm thường bỏ qua biến này với giả định chúng nằm trong hệ số góc và
sai sót ngẫu nhiên. Tuy nhiên việc này làm giảm nội dung thực nghiệm của mô hình.
2.2.2. Mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu.
Vai trò của thông tin kế toán rất quan trọng với những hoạt động chứng khoán,

đặc biệt là giá cổ phiếu. Trên thế giới, sau sự sụp đổ của tập đoàn Erron và Arthur
Andersen - một công ty kiểm toán Mỹ, thì sự ưu tiên hàng đầu của nhà đầu tư và
Chính phủ là sự công bố rộng rãi thông tin kế toán từ những công ty được niêm yết.
Cơ quan quản lý thị trường chứng khoán của các nước trong đó có Việt Nam đều bổ
sung các quy định mới chặt chẽ hơn đối với việc quản lý các công ty niêm yết về công
khai tài chính và thông tin kế toán, cũng như các hoạt động kiểm toán.


20
Mục đích căn bản của các công ty niêm yết là tối đa hóa lợi ích cho các cổ
đông. Những công ty này có những chính sách riêng để phân phối lợi nhuận; tuy
nhiên, nếu họ thất bại trong việc tạo ra lợi nhuận, họ sẽ gặp khó khăn trong việc huy
động vốn cần thiết để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của họ. Do vậy, việc tạo
ra lợi nhuận là nhiệm vụ quan trọng đối với không chỉ nhà đầu tư mà còn đối với các
nhà quản trị công ty. Giá trị tạo ra cho các cổ đông của công ty niêm yết có thể được
xác định trực tiếp từ giá cổ phiếu; tuy nhiên thị giá cổ phiếu luôn luôn thay đổi vì sự
xuất hiện của các công ty mới có thể được hoặc không được các nhà quản lý kiểm
soát. Do đó các nhà quản lý thường dựa vào thông tin kế toán để đo lường những kết
quả từ hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, thông tin kế toán cũng giúp các nhà đầu tư
trong việc đưa ra quyết định. Vì thế, mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ
phiếu là chủ đề đáng được quan tâm trong thực tế.
Trong khi những nghiên cứu trước đây thường tập trung chủ yếu vào thông tin
lợi nhuận kế toán, những nghiên cứu gần đây quan tâm nhiều hơn đến giá trị sổ sách
của vốn chủ sở hữu.Với giá trị sổ sách báo cáo và dự báo lợi nhuận một cách thống
nhất đã ước tính giá cổ phiếu trong các công ty niêm yết.Sau đó, giá trị ước tính của cổ
phiếu này, cùng với giá trị sổ sách, và lợi nhuận sẽ được sử dụng như là các chỉ tiêu
trong mô hình Ohlson.
Bằng cách phân chia các khoản lợi nhuận vào cổ tức và lợi nhuận giữ lại, đồng
thời bằng cách cho rằng giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu là tổng vốn chủ sở hữu nhỏ
hơn tổng nợ phải trả và các khoản chi tiêu hàng năm về tài sản cố định như một biến

giải thích thêm, thì có thể kết luận rằng thông tin kế toán có ý nghĩa lớn trong mô hình
hồi quy. Ngoài ra, nếu các khoản lợi nhuận được tạo ra trong năm sau đại diện cho các
khoản lợi nhuận dự kiến, thì khi đó cổ tức cung cấp thông tin hữu ích để dự đoán lợi
nhuận còn lại trong tương lai. Cổ tức lớn đi kèm với lợi nhuận cao trong tương lai, đặc
biệt đúng trong các công ty hiện đang làm ăn thua lỗ.
Khi tiến hành nghiên cứu này, tác giả nhận ra rằng thông tin lợi nhuận không
chỉ tác động đến giá cổ phiếu, mà các thông tin kế toán cũng tác động đến giá cổ
phiếu.Như vậy, tác giả nghi ngờ về tính chính xác của giá trị lợi nhuận được báo
cáo.Trong thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn yếu kém trong việc công
bố thông tin.Một số doanh nghiệp không muốn công bố thông tin, hoặc nếu có thì nội


21
dung công bố đều rất sơ sài. Mặc dù có nghiên cứu chứng minh rằng lợi nhuận là số
liệu quan trọng trong việc xác định giá cổ phiếu, nhưng tác giả cho rằng thông tin lợi
nhuận bị giới hạn vì mối quan hệ giữa lợi nhuận và giá cổ phiếu là không bền vững và
ổn định trong thời gian dài. Do đó, những thông tin kế toán như giá trị sổ sách của vốn
chủ sở hữu (BVS), lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT), lợi nhuận trước thuế, lãi
vay và khấu hao (EBITDA), tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ (EC) vv… sẽ
được sử dụng để đánh giá và ước tính giá cổ phiếu với sự trợ giúp của các mô hình.

CHƯƠNG 3
GIẢ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.

Các giả thuyết nghiên cứu

Việc xây dựng các giả thiết được dựa vào những tìm hiểu trước đó của nhiều
tác giả.Sau đây sẽ là vài học thuyết đề cập đến mối quan hệ giữa thông tin kế toán và
giá cổ phiếu:

Vào năm 1997, các học giả Colins, Maydew và Weiss đã điều tra những sự thay
đổi trong giá trị của các khoản lợi nhuận và giá trị sổ sách tại Hoa Kỳ trong khoảng 40
năm.Mô hình lợi nhuận ròng được sử dụng như là cơ sở lý thuyết.Các học giả này
nhận thấy có một sự đối lập với những tuyên bố trong các tài liệu của chuyên gia. Đó
chính là giá trị liên quan của các khoản lợi nhuận và giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu
kết hợp với nhau đã thực sự tăng nhẹ trong bốn mươi năm qua. Các học giả đã sử
dụngmô hình trong việc sử dụng giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu và các khoản lợi
nhuận tương ứng là các biến số giải thích duy nhất, và sử dụng kết quả ước tính đó để
tính toán sức thuyết phục của mô hình. Các học giả này thấy rằng sức thuyết phục của
các khoản lợi nhuận đã giảm theo thời gian và được thay thế bởi sức thuyết phục của
giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu. Sau đó, nhóm học giả này đã đề xuất một số giải
thích cho sự thay đổi này. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Scott Pirie và Malcolm Smith


22
về mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
Malaysia (2008) cũng đã kết luận rằng chỉ tiêu giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu có tác
động cùng chiều với giá cổ phiếu.
Như vậy, nghiên cứu trên đã chỉ ra rằng chỉ số giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu
có tác động cùng chiều đối với giá cổ phiếu. Từ kết quả nghiên cứu của các học giả,
nhóm nghiên cứu dự đoán mối quan hệ của giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu và giá cổ
phiếu là mối quan hệ cùng chiều:
H1: Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu có mối quan hệ cùng chiều với giá cổ
phiếu của các công ty phi tài chính niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt
Nam
Vào năm 1998, Barth, Beaver, và Landsman kiểm tra khẳng dự đoán của giá trị
sổ sách và lợi nhuận với khả năng tài chính của công ty. Trong trường hợp này, các
học giả sử dụng trái phiếu như một biện pháp kiểm tra khả năng tài chính của công ty
và sử dụng hai mẫu dữ liệu từ Hoa Kỳ. Mẫu dữ liệu đầu tiên bao gồm những công ty
phải đối mặt với tình trạng phá sản, và mẫu thứ hai bao gồm những công ty ở trong

nhiều điều kiện tài chính khác nhau. Kết quả chỉ ra rằng khi thu nhập trên mỗi cổ
phiếu của công ty giảm, giá cổ phiếu của công ty cũng sụt giảm. Bên cạnh đó, nhóm
học giả này cũng tiến hành một nghiên cứu khác thuộc hệ thống các ngành công
nghiệp, dựa vào tầm quan trọng tương đối của các tài sản vô hình để kiểm tra kết quả
ước tính.Một lần nữa, kết quả của nghiên cứu này càng làm tăng sức thuyết phục cho
các dự đoán của các học giả này.Ngoài ra, nghiên cứu của Scott Pirie và Malcolm
Smith trên thị trường chứng khoán Malaysia (2008) cũng đã kết luận rằng chỉ tiêu lợi
nhuận trên mỗi cổ phiếu có tác động cùng chiều với MPS.
Như vậy, các học giả Barth, Beaver, và Landsan và nhóm nghiên cứu gồm Scott
và Malcolm đều đã kết luận được mối quan hệ cùng chiều của lợi nhuận trên mỗi cổ
phiếu và giá cổ phiếu. Từ đó, nhóm nghiên cứu cũng đã dự đoán mối quan hệ của hai
chỉ tiêu kế toán này như sau:
H2: Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu có mỗi quan hệ cùng chiều với giá cổ phiếu
của các công ty phi tài chính niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam


23
Năm 2013, trong một bài nghiên cứu của mình, học giả Vera Yuan đã chỉ ra tác
động của lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao đối với giá trị cổ phiếu. Trước hết,
học giả này đã tính toán tỉ suất thay đổi giá cổ phiếu theo từng giai đoạn nhỏ, sau đó
lấy logarit cơ số 10 của tỉ suất đó. Tiếp theo, tiếp tục tính toán các tỉ suất thay đổi lợi
nhuạn trước thuế, lãi vay và khấu hao của hoạt động kinh doanh theo mỗi giai đoạn và
lấy logarit cơ số 10 của tỉ suất tìm được. Cuối cùng, hồi quy cả hai tỉ suất đã tìm được
bên trên cho từng giai đoạn và kết luận liệu lợi nhuận trước thuế và lãi vay có tác động
đến sự thay đổi giá cổ phiếu hay không. Kết quả thu được đã chỉ ra rằng chỉ số lợi
nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao thực sự tác động đến sự thay đổi giá cổ phiếu,
tuy nhiên sự tương quan giữa hai đại lượng này là nhỏ. Cũng trong nghiên cứu này,
học giả đã chỉ ra được rằng khi biến số lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao càng
giảm thì giá cổ phiếu cũng giảm theo. Như vậy, mối quan hệ giữa lợi nhuận trước
thuế, lãi vay và khấu hao và giá cổ phiếu là cùng chiều.

Từ nghiên cứu trên, nhóm nghiên cứu dự đoán mối quan hệ giữa lợi nhuận
trước thuế, lãi vay và khấu hao và giá cổ phiếu như sau:
H3: Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao có mối quan hệ cùng chiều
với giá cổ phiếu của các công ty phi tài chính niêm yết trên Thị trường chứng
khoán Việt Nam
Bên cạnh việc nghiên cứu sức ảnh hưởng của chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế, lãi
vay và khấu hao tới giá cổ phiếu, các học giả cũng nghiên cứu về thông tin lợi nhuận
trước thuế và lãi vay và coi đây là một công cụ có thể thay thế tốt. Theo biên tập tờ
báo tài chính uy tín Financial Management, Ijaz Muhammad, vì chỉ tiêu lợi nhuận
trước thuế, lãi vay và khấu hao đã bỏ qua chi phí cố định là khấu hao vô hình và hữu
hình của tài sản, các công ty với bảng báo cáo tài chính có giá trị tài sản lớn sẽ trở nên
hấp dẫn và tiềm năng hơn khả năng thực của chúng. Nhà đầu tư, trùm tài phiệt nổi
tiếng người Mỹ, Warrant Buffett cũng cùng có quan điểm này, ông cho biết mình lưu
tâm nhiều đến chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và lãi vay trong mỗi công ty mình định đầu
tư. Ông cho rằng chỉ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay đã bao gồm tất cả chi phí hoạt
động, do đó đưa đến cho nhà đầu tư cái nhìn rõ ràng về sức mở rộng, khả năng chi trả
bằng tiền mặt của công ty. Trong thực tiễn trên thế giới, tập đoàn Metro của Đức cũng
thường xuyên phân tích chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và lãi vay trong báo cáo thường


24
niên của công ty và nhận định rằng, giá cổ phiếu và lợi nhuận trước thuế, lãi vay của
họ thường biến động cùng chiều. Dựa trên những phát hiện trên, nhóm tác giả đặt giả
thuyết về mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và thông tin lợi nhuận trước thuế, lãi vay như
sau:
H4: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay có mối quan hệ cùng chiều với giá cổ
phiếu của các công ty phi tài chính niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt
Nam
Qua tìm hiểu đề xuất của các nghiên cứu trước đây, cũng như việc tham khảo
tài liệu khoa học và dựa trên cơ sở thực tiễn, nhóm nghiên cứu đã quyết định nghiên

cứu thêm thông tin kế toán: tiền và tương đương tiền cuối kì, nhằm xác định mức độ
ảnh hưởng tới giá cổ phiếu của chỉ tiêu này. Vì lí do đó, nhóm nghiên cứu đã đưa ra
một giả thiết mới liên quan đến mối quan hệ của tiền và các khoản tương đương tiền
cuối kì và giá cổ phiếu:
H5: Tiền và các khoản tương đương tiền cuối kì có mối quan hệ cùng chiều
với giá cổ phiếu của các công ty phi tài chính niêm yết trên Thị trường chứng
khoán Việt Nam
3.2.

Phương pháp nghiên cứu- ứng dụng mô hình Ohlson.

3.2.1. Phương pháp nghiên cứu cụ thể.
Nếu thông tin lợi nhuận và giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu tác động lớn đến
giá trị thị trường của cổ phiếu thì sẽ tồn tại mối tương quan chặt chẽ giữa thông tin kế
toán, cụ thể là thông tin lợi nhuận và giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu với giá trị cổ
phiếu. Trong nghiên cứu này, ngoài ba biến cũ đã được áp dụng từ trước, tác giả sẽ mở
rộng mô hình Ohlson với ba chỉ tiêu mới, đó là: EBIT, EBITDA, và EC. Những chỉ
tiêu này sẽ là những yếu tố phản ánh mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ
phiếu.
Theo lý thuyết, mô hình Ohlson có dạng:
MPS= f (BVS, EPS, EBIT, EBITDA, EC).
Trong đó: MPS:

Giá trị thị trường của mỗi cổ phiếu.


25
BVS:

Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu.


EPS:

Lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi cổ phiếu.

EBIT:

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

EBITDA:

Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao.

EC:

Tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ.

Bảng 3.

Mô tả quan hệ giữa các biến trong mô hình Olson.
Quan hệ với biến phụ
thuộc (lý thuyết)

Biến

Đặc trưng

MPS

Biến phụ thuộc


BVS

Biến độc lập

+

EPS

Biến độc lập

+

EBIT

Biến độc lập

+

EBITDA

Biến độc lập

+

EC

Biến độc lập

+


Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu có quan hệ cùng chiều (+)
với giá trị thị trường của mỗi cổ phiếu. Khi mối quan hệ đó là cùng chiều, tức là chỉ
cần nhà đầu tư hoặc bất cứ lý do gì làm cho vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên sẽ
kéo theo sự tăng lên của giá trị thị trường của mỗi cổ phiếu.


×