Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Mô hình bếp trấu thông minh ở huyện ứng hòa, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 84 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÔ THỊ
----------

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài:

MÔ HÌNH BẾP TRẤU THÔNG MINH Ở HUYỆN
ỨNG HÒA, HÀ NỘI

Nhóm SV: Nguyễn Thị Tuyết Chinh
Mai Thị Hương Liên
Trần Minh Vương
Nguyễn Văn Thiết

HÀ NỘI, 07/2014


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.........................................................................................................1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN MÔ HÌNH BẾP TRẤU THÔNG MINH................3
1.1. Giới thiệu chung về mô hình bếp trấu thông minh........................................3
1.1.1.Cấu tạo của bếp..............................................................................................3
1.1.2. Nguyên tắc hoạt động của bếp......................................................................4
1.1.3. Giá thành và đặc điểm của bếp trấu thông minh..........................................5
1.2. Sự ra đời và phát triển của mô hình bếp trấu thông minh ở Việt Nam.........6
1.3. Lợi ích của mô hình bếp trấu thông minh.....................................................7
CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................9
2.1. Địa điểm nghiên cứu......................................................................................9
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- của huyện Ứng Hòa.........................................9


2.1.2. Tình hình sử dụng bếp trấu thông minh ở huyện Ứng Hòa.......................11
2.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................11
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu......................................................................11
2.2.2. Phương pháp xử lý, phân tích các số liệu...................................................12
2.2.3. Phương pháp thực nghiệm..........................................................................12
2.2.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế......................................................13
+ Thời gian hoàn vốn có xét tới yếu tố thời gian của tiền:...................................17
Khi đó, lợi nhuận của các năm phải được chiết khấu đưa về cùng thời gian so với
vốn đầu tư ở thời điểm đó.....................................................................................17
...............................................................................................................................17
Công thức gần đúng với t1 là thời điểm ứng với NPV1<0 và t2 là thời điểm
tương ứng với NPV2>0.........................................................................................17
Bước 4: Phân tích rủi ro và độ nhạy.....................................................................17
Trong thực tế, dự án có thể gặp rủi ro bất cứ lúc nào như các rủi ro do biến động
về kinh tế xã hội, biến động trên thị trường vốn, thay đổi trong chính sách và thể
chế… Những rủi ro này làm thay đổi phân tích của dự án, làm sai lệch tính toán
hiệu quả của dự án. Vì vậy, khi tính toán cần có những giả định về dữ liệu nhằm
đánh giá những thay đổi chỉ tiêu khi yếu tố thay đổi liên quan đến việc đánh giá
hiệu quả dự án.......................................................................................................17
Phân tích độ nhạy của dự án cho phép đánh giá tác động của sự không chắc chắn
thông qua việc:......................................................................................................17
+ Chỉ ra biến số ảnh hưởng nhiều nhất đến lợi ích xã hội ròng...........................17
+ Chỉ ra giá trị của một hay nhiều biến số cụ thể mà tại đó làm cho đánh giá hiệu
quả dự án thay đổi.................................................................................................17


+ Chỉ ra trong phạm vi của một hay nhiều biến số một phương án là đáng mong
muốn nhất về mặt kinh tế......................................................................................17
Phân tích rủi ro và độ nhạy giúp cho người phân tích hiểu được các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả của dự án. Những yếu tố tác động mạnh mẽ nhất cũng như

các yếu tố có ít ảnh hưởng sẽ trở nên rõ ràng hơn. Từ đó, các nhà đầu tư đưa ra
các phương án dự phòng để hạn chế những rủi ro trong quá trình thực hiện dự
án............................................................................................................................17
2.2.5. Phương pháp đánh giá tác động môi trường...............................................17
2.2.6. Phương pháp phân tích SWOT...................................................................20
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VÀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH BẾP
TRẤU THÔNG MINH Ở HUYỆN ỨNG HÒA, HÀ NỘI..................................23
3.1. Thực trạng các loại bếp và nguồn nhiên liệu dùng cho đun nấu của huyện
Ứng Hòa............................................................................................................... 23
3.2. Đặc điểm của mẫu điều tra...........................................................................25
3.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội của mẫu điều tra...............................................25
3.2.2. Đặc điểm của các hộ gia đình trong mẫu điều tra......................................27
3.3. Giới thiệu các loại bếp và nhiên liệu sử dụng tại các hộ trong mâu mẫu
điều tra.................................................................................................................29
3.4. Nhận thức của người dân địa phương về lợi ích của bếp trấu thông minh30
3.5. Phân tích Cchi phí và - lợi ích khi triển khai mô hình bếp trấu thông minh
.............................................................................................................................. 37
3.5.1. Xác định chi phí – lợi ích............................................................................37
3.5.2. Đánh giá các chi phí – lợi ích.....................................................................39
3.5.3. Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả...................................................................43
3.6. Những tác động đến môi trường khi sử dụng bếp trấu thông minh...........45
CHƯƠNG IV. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHÂN RỘNG VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ MÔ HÌNH BẾP TRẤU THÔNG MINH.........................................48
4.1. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả mô hình bếp trấu thông minh ở huyện Ứng
Hòa, Hà Nội và khả năng nhân rộng mô hình...................................................48
4.2. Phân tích SWOT trong việc triển khai và nhân rộng mô hình bếp trấu
thông minh...........................................................................................................49
4.2.1. Về điểm mạnh trong việc áp dụng mô hình bếp trấu thông minh gồm có:
...............................................................................................................................49
4.2.2. Về điểm yếu trong việc áp dụng mô hình bếp trấu thông minh:................50

4.2.3. Về thách thức trong việc áp dụng mô hình bếp trấu thông minh...............51
4.2.4. Về cơ hội trong việc áp dụng mô hình bếp trấu thông minh......................52


4.3. Các giải pháp nhằm nhân rộng và nâng cao hiệu quả của mô hình bếp trấu
thông minh...........................................................................................................55
4.3.1. Giải pháp thiết lập thị trường và mạng lưới cung cấp bếp.........................55
4.3.2. Đối với việc nhân rộng mô hình ra các vùng nông thôn khác trong cả nước
...............................................................................................................................55
4.3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả của mô hình bếp trấu thông minh................56
4.4. Kiến nghị.......................................................................................................57
4.4.1. Kiến nghị đối với nhà nước và các cấp quản lý.........................................57
4.4.2. Kiến nghị với các đơn vị sản xuất...............................................................57
4.4.3. Kiến nghị với người dân.............................................................................58
KẾT LUẬN............................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................62
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................11
LỜI NÓI ĐẦU.........................................................................................................1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN MÔ HÌNH BẾP TRẤU THÔNG MINH................3
1.1. Giới thiệu chung về mô hình bếp trấu thông minh........................................3
1.1.1.Cấu tạo của bếp............................................................................................3
1.1.2. Nguyên tắc hoạt động của bếp.....................................................................4
1.1.3. Giá thành và đặc điểm của bếp trấu thông minh........................................5
1.2. Sự ra đời và phát triển của mô hình bếp trấu thông minh ở Việt Nam.........6
1.3. Lợi ích của mô hình bếp trấu thông minh.....................................................7
CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................9
2.1. Địa điểm nghiên cứu......................................................................................9
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- của huyện Ứng Hòa......................................9
2.1.2. Tình hình sử dụng bếp trấu thông minh ở huyện Ứng Hòa....................11
2.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................11

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu...................................................................11
2.2.2. Phương pháp xử lý, phân tích các số liệu.................................................12
2.2.3. Phương pháp thực nghiệm........................................................................12
2.2.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế...................................................13
+ Thời gian hoàn vốn có xét tới yếu tố thời gian của tiền:.................................17
Khi đó, lợi nhuận của các năm phải được chiết khấu đưa về cùng thời gian so
với vốn đầu tư ở thời điểm đó..............................................................................17
.............................................................................................................................. 17


Công thức gần đúng với t1 là thời điểm ứng với NPV1<0 và t2 là thời điểm
tương ứng với NPV2>0........................................................................................17
Bước 4: Phân tích rủi ro và độ nhạy...................................................................17
Trong thực tế, dự án có thể gặp rủi ro bất cứ lúc nào như các rủi ro do biến
động về kinh tế xã hội, biến động trên thị trường vốn, thay đổi trong chính sách
và thể chế… Những rủi ro này làm thay đổi phân tích của dự án, làm sai lệch
tính toán hiệu quả của dự án. Vì vậy, khi tính toán cần có những giả định về
dữ liệu nhằm đánh giá những thay đổi chỉ tiêu khi yếu tố thay đổi liên quan
đến việc đánh giá hiệu quả dự án.......................................................................17
Phân tích độ nhạy của dự án cho phép đánh giá tác động của sự không chắc
chắn thông qua việc:............................................................................................17
+ Chỉ ra biến số ảnh hưởng nhiều nhất đến lợi ích xã hội ròng........................17
+ Chỉ ra giá trị của một hay nhiều biến số cụ thể mà tại đó làm cho đánh giá
hiệu quả dự án thay đổi.......................................................................................17
+ Chỉ ra trong phạm vi của một hay nhiều biến số một phương án là đáng
mong muốn nhất về mặt kinh tế..........................................................................17
Phân tích rủi ro và độ nhạy giúp cho người phân tích hiểu được các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả của dự án. Những yếu tố tác động mạnh mẽ nhất cũng
như các yếu tố có ít ảnh hưởng sẽ trở nên rõ ràng hơn. Từ đó, các nhà đầu tư
đưa ra các phương án dự phòng để hạn chế những rủi ro trong quá trình thực

hiện dự án............................................................................................................17
2.2.5. Phương pháp đánh giá tác động môi trường............................................17
2.2.6. Phương pháp phân tích SWOT.................................................................20
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VÀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH BẾP
TRẤU THÔNG MINH Ở HUYỆN ỨNG HÒA, HÀ NỘI..................................23
3.1. Thực trạng các loại bếp và nguồn nhiên liệu dùng cho đun nấu của huyện
Ứng Hòa............................................................................................................... 23
3.2. Đặc điểm của mẫu điều tra...........................................................................25
3.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội của mẫu điều tra.............................................25
3.2.2. Đặc điểm của các hộ gia đình trong mẫu điều tra....................................27
3.3. Giới thiệu các loại bếp và nhiên liệu sử dụng tại các hộ trong mâu mẫu
điều tra.................................................................................................................29
3.4. Nhận thức của người dân địa phương về lợi ích của bếp trấu thông minh30
3.5. Phân tích Cchi phí và - lợi ích khi triển khai mô hình bếp trấu thông minh
.............................................................................................................................. 37
3.5.1. Xác định chi phí – lợi ích...........................................................................37


3.5.1.1. Chi phí triển khai mô hình bếp trấu thông minh...................................37
3.5.1.2 Lợi ích từ mô hình bếp trấu thông minh.................................................38
3.5.2. Đánh giá các chi phí – lợi ích....................................................................39
3.5.2.1. Tổng chi phí cho mô hình bếp trấu thông minh....................................39
3.5.2.2. Mô tả quá trình thực nghiệm so sánh lợi ích kinh tế của bếp trấu thông
minh so với bếp truyền thống..............................................................................40
3.5.2.3. Lợi ích do mô hình bếp trấu thông minh đem lại..................................41
3.5.3. Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả.................................................................43
3.6. Những tác động đến môi trường khi sử dụng bếp trấu thông minh...........45
CHƯƠNG IV. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHÂN RỘNG VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ MÔ HÌNH BẾP TRẤU THÔNG MINH.........................................48
4.1. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả mô hình bếp trấu thông minh ở huyện Ứng

Hòa, Hà Nội và khả năng nhân rộng mô hình...................................................48
4.2. Phân tích SWOT trong việc triển khai và nhân rộng mô hình bếp trấu
thông minh...........................................................................................................49
4.2.1. Về điểm mạnh trong việc áp dụng mô hình bếp trấu thông minh gồm có:
.............................................................................................................................. 49
4.2.2. Về điểm yếu trong việc áp dụng mô hình bếp trấu thông minh:..............50
4.2.3. Về thách thức trong việc áp dụng mô hình bếp trấu thông minh.............51
4.2.4. Về cơ hội trong việc áp dụng mô hình bếp trấu thông minh....................52
4.3. Các giải pháp nhằm nhân rộng và nâng cao hiệu quả của mô hình bếp trấu
thông minh...........................................................................................................55
4.3.1. Giải pháp thiết lập thị trường và mạng lưới cung cấp bếp.......................55
4.3.2. Đối với việc nhân rộng mô hình ra các vùng nông thôn khác trong cả
nước..................................................................................................................... 55
4.3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả của mô hình bếp trấu thông minh.............56
4.4. Kiến nghị.......................................................................................................57
4.4.1. Kiến nghị đối với nhà nước và các cấp quản lý........................................57
4.4.2. Kiến nghị với các đơn vị sản xuất.............................................................57
4.4.3. Kiến nghị với người dân............................................................................58
KẾT LUẬN............................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................62
8. CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NĂNG
LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM.......................................................................62


DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................11
LỜI NÓI ĐẦU.........................................................................................................1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN MÔ HÌNH BẾP TRẤU THÔNG MINH................3
1.1. Giới thiệu chung về mô hình bếp trấu thông minh........................................3
1.1.1.Cấu tạo của bếp............................................................................................3

1.1.2. Nguyên tắc hoạt động của bếp.....................................................................4
Hình 1: Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bếp trấu thông minh............................5

1.1.3. Giá thành và đặc điểm của bếp trấu thông minh........................................5
Hình 2. Hình ảnh bếp trấu thông minh................................................................................6

1.2. Sự ra đời và phát triển của mô hình bếp trấu thông minh ở Việt Nam.........6
1.3. Lợi ích của mô hình bếp trấu thông minh.....................................................7
CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................9
2.1. Địa điểm nghiên cứu......................................................................................9
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- của huyện Ứng Hòa......................................9
Hình 3: Bản đồ huyện Ứng Hòa, Hà Nội............................................................................9

2.1.2. Tình hình sử dụng bếp trấu thông minh ở huyện Ứng Hòa....................11
2.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................11
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu...................................................................11
2.2.2. Phương pháp xử lý, phân tích các số liệu.................................................12
2.2.3. Phương pháp thực nghiệm........................................................................12
2.2.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế...................................................13
+ Thời gian hoàn vốn có xét tới yếu tố thời gian của tiền:.................................17
Khi đó, lợi nhuận của các năm phải được chiết khấu đưa về cùng thời gian so
với vốn đầu tư ở thời điểm đó..............................................................................17
.............................................................................................................................. 17
Công thức gần đúng với t1 là thời điểm ứng với NPV1<0 và t2 là thời điểm
tương ứng với NPV2>0........................................................................................17
Bước 4: Phân tích rủi ro và độ nhạy...................................................................17
Trong thực tế, dự án có thể gặp rủi ro bất cứ lúc nào như các rủi ro do biến
động về kinh tế xã hội, biến động trên thị trường vốn, thay đổi trong chính sách
và thể chế… Những rủi ro này làm thay đổi phân tích của dự án, làm sai lệch
tính toán hiệu quả của dự án. Vì vậy, khi tính toán cần có những giả định về

dữ liệu nhằm đánh giá những thay đổi chỉ tiêu khi yếu tố thay đổi liên quan
đến việc đánh giá hiệu quả dự án.......................................................................17


Phân tích độ nhạy của dự án cho phép đánh giá tác động của sự không chắc
chắn thông qua việc:............................................................................................17
+ Chỉ ra biến số ảnh hưởng nhiều nhất đến lợi ích xã hội ròng........................17
+ Chỉ ra giá trị của một hay nhiều biến số cụ thể mà tại đó làm cho đánh giá
hiệu quả dự án thay đổi.......................................................................................17
+ Chỉ ra trong phạm vi của một hay nhiều biến số một phương án là đáng
mong muốn nhất về mặt kinh tế..........................................................................17
Phân tích rủi ro và độ nhạy giúp cho người phân tích hiểu được các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả của dự án. Những yếu tố tác động mạnh mẽ nhất cũng
như các yếu tố có ít ảnh hưởng sẽ trở nên rõ ràng hơn. Từ đó, các nhà đầu tư
đưa ra các phương án dự phòng để hạn chế những rủi ro trong quá trình thực
hiện dự án............................................................................................................17
2.2.5. Phương pháp đánh giá tác động môi trường............................................17
Bảng 1: Bảng đánh giá tình trạng môi trường trước và sau khi có bếp trấu......................18
thông minh.........................................................................................................................18
Bảng 2: Thang điểm tầm quan trọng của mỗi nhân tố môi trường...................................19
Bảng 3: Thang điểm đánh giá mức độ tác động của việc sử dụng bếp trấu thông minh lên
các nhân tố môi trường:................................................................................................................20

2.2.6. Phương pháp phân tích SWOT.................................................................20
Hình 4: Sơ đồ phân tích SWOT.........................................................................................22

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VÀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH BẾP
TRẤU THÔNG MINH Ở HUYỆN ỨNG HÒA, HÀ NỘI..................................23
3.1. Thực trạng các loại bếp và nguồn nhiên liệu dùng cho đun nấu của huyện
Ứng Hòa............................................................................................................... 23

Bảng 4: Ước lượng sinh khối hiện có ở huyện Ứng Hòa, Hà Nội....................................23

3.2. Đặc điểm của mẫu điều tra...........................................................................25
3.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội của mẫu điều tra.............................................25
Biểu đồ 1: Cơ cấu ngành kinh tế của 3 xã được chọn điều tra..........................................27

3.2.2. Đặc điểm của các hộ gia đình trong mẫu điều tra....................................27
Bảng 5: Tổng quanThông tin chung về các hộ trong mẫu điều tra...................................28
Nguồn: Xử lý từ kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu...................................................28

3.3. Giới thiệu các loại bếp và nhiên liệu sử dụng tại các hộ trong mâu mẫu
điều tra.................................................................................................................29
Biểu đồ 3: Tình hình sử dụng nhiên liệu và các loại bếp..................................................30

3.4. Nhận thức của người dân địa phương về lợi ích của bếp trấu thông minh30
Bảng 6: Đánh giá của hộ gia đình về vật dụng nấu ăn khi sử dụng bếp............................31
Biểu đồ 4: Không gian bếp khi sử dụng bếp trấu không khói...........................................32
Bảng 7: Đánh giá của hộ gia đình về mức độ tiện dụng khi sử dụng bếp.........................32
Biểu đồ 5: Khả năng giữ nhiệt của bếp.............................................................................33


Bảng 8: Đánh giá của hộ gia đình về mức độ an toàn khi sử dụng bếp............................34
Biểu đồ 6: Mức độ an toàn khi sử dụng bếp......................................................................34
Bảng 9: Đánh giá của hộ gia đình về việc giảm khói bụi khi sử dụng bếp.......................35
Bảng 10: Đánh giá của hộ gia đình về mức độ hài lòng khi sử dụng bếp.........................36
Biểu đồ 7: Mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng bếp.............................................36

3.5. Phân tích Cchi phí và - lợi ích khi triển khai mô hình bếp trấu thông minh
.............................................................................................................................. 37
3.5.1. Xác định chi phí – lợi ích...........................................................................37

3.5.1.1. Chi phí triển khai mô hình bếp trấu thông minh...................................37
3.5.1.2 Lợi ích từ mô hình bếp trấu thông minh.................................................38
3.5.2. Đánh giá các chi phí – lợi ích....................................................................39
3.5.2.1. Tổng chi phí cho mô hình bếp trấu thông minh....................................39
3.5.2.2. Mô tả quá trình thực nghiệm so sánh lợi ích kinh tế của bếp trấu thông
minh so với bếp truyền thống..............................................................................40
Bảng 11: Kết quả thực nghiệm được cung cấp cho thí nghiệm so sánh bếp trấu không
khói và bếp truyền thống..............................................................................................................41

3.5.2.3. Lợi ích do mô hình bếp trấu thông minh đem lại..................................41
Bảng 12: Thời lượng sử dụng bếp trấu thông minh một ngày..........................................42

3.5.3. Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả.................................................................43
3.6. Những tác động đến môi trường khi sử dụng bếp trấu thông minh...........45
Bảng 13: Bảng kết quả đánh giá tác động môi trường......................................................45

CHƯƠNG IV. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHÂN RỘNG VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ MÔ HÌNH BẾP TRẤU THÔNG MINH.........................................48
4.1. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả mô hình bếp trấu thông minh ở huyện Ứng
Hòa, Hà Nội và khả năng nhân rộng mô hình...................................................48
4.2. Phân tích SWOT trong việc triển khai và nhân rộng mô hình bếp trấu
thông minh...........................................................................................................49
4.2.1. Về điểm mạnh trong việc áp dụng mô hình bếp trấu thông minh gồm có:
.............................................................................................................................. 49
4.2.2. Về điểm yếu trong việc áp dụng mô hình bếp trấu thông minh:..............50
4.2.3. Về thách thức trong việc áp dụng mô hình bếp trấu thông minh.............51
4.2.4. Về cơ hội trong việc áp dụng mô hình bếp trấu thông minh....................52
4.3. Các giải pháp nhằm nhân rộng và nâng cao hiệu quả của mô hình bếp trấu
thông minh...........................................................................................................55
4.3.1. Giải pháp thiết lập thị trường và mạng lưới cung cấp bếp.......................55

4.3.2. Đối với việc nhân rộng mô hình ra các vùng nông thôn khác trong cả
nước..................................................................................................................... 55
4.3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả của mô hình bếp trấu thông minh.............56


4.4. Kiến nghị.......................................................................................................57
4.4.1. Kiến nghị đối với nhà nước và các cấp quản lý........................................57
4.4.2. Kiến nghị với các đơn vị sản xuất.............................................................57
4.4.3. Kiến nghị với người dân............................................................................58
KẾT LUẬN............................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................62
8. CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NĂNG
LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM.......................................................................62


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài này nhóm chúng tôi đã nhận được sự
giúp đỡ của rất nhiều cá nhân. Đầu tiên, chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu
sắc tới cô giáo hướng dẫn PGS.TS. Lê Thu Hoa – Trưởng khoa Môi trường và
Đô thị trường đại học Kinh tế Quốc dân. Cô đã rất nhiệt tình giúp đỡ và giải
đáp tất cả các mắc vướng liên quan đến đề tài này cũng như động viên khuyến
khích chúng tôi trong quá trình hoàn thiện đề tài để chúng tôi hoàn thành đề
tài một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, chúng tôi xin cảm ơn UBND xã, các cán bộ của Hội Nông
dân, Hội Phụ nữ xã và các hộ gia đình ở Thị trấn Vân Đình, xãViên An, xã
Viên Nội, huyện Ứng Hòa, Hà Nội đã tận tình cung cấp thông tin cũng như
đóng góp ý kiến cho đề tài được hoàn chỉnh.
Một lần nữa chúng tôi xin chân thành cảm ơn những người đã tận tụy giúp
đỡ để nhóm nghiên cứu hoàn thành nhiệm vụ.



1

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, nhu cầu về năng lượng
ngày càng tăng trong khi đó nguồn năng lượng: than, dầu khí… đang dần cạn
kiệt. Vì thế đòi hỏi phải tìm kiếm, sử dụng nguồn năng lượng sạch năng lượng
tái tạo nhằm mục tiêu phát triển ổn định kinh tế đất nước. Trong khi đó nước
ta là quốc gia có nền nông nghiệp phát triển. Cùng với việc tăng trưởng về giá
trị nông sản thì vấn đề đặt ra là “bãi chứa” cho phế phẩm đầu ra của nông
nghiệp: vỏ trấu, vỏ bã mía... Nếu không được xử lý hợp lý nó sẽ trở thành mối
đe dọa cho môi trường ở những vùng có nền nông nghiệp phát triển. Ước tính
nếu tổng số sản phẩm trong nông nghiệp tạo ra là trên 50 triệu tấn thì trong đó
phế phẩm nông nghiệp chiếm khoảng 10 triệu tấn. Vỏ trấu, vỏ lạc, vỏ cà
phê… là những chất đốt rẻ tiền và tiềm năng cần được nghiên cứu sâu hơn.
Huyện Ứng Hòa, Hà Nội là một trong những nơi được ưu tiên phát
triển trồng lúa nước, với diện tích đất nông nghiệp lớn. Vì thế tạo ra lượng
phế phẩm nông nghiệp tương đối nhiều. Một năm lượng vỏ trấu mà người dân
Ứng Hòa tạo ra khoảng 206.807 tấn. Đây là một trong những nguồn nguyên
liệu lớn dành cho đun nấu. Tuy nhiên nếu không sử dụng hợp lý thì vừa lãng
phí nguyên liệu, lại gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra đây còn là quê hương
của làng nghề trạm khắc, mây tre đan, nhiều gia đình làm thợ mộc nên chất
thải từ gỗ vụn, mùn cưa sinh ra là tương đối lớn. Một trong những giải pháp
đang được người dân Ứng Hòa thực hiện đó là sử dụng mô hình “ bếp trấu
thông minh” trong đun nấu. Với loại bếp này tận dụng được nguồn nguyên
liệu: vỏ trấu, vỏ mùn cưa… lại không sinh ra khói bụi gây ô nhiễm môi
trường, tuy nhiên mức độ triển khai mô hình còn chậm, nhiều hộ gia đình vẫn
chưa biết đến hoặc không sử dụng loại bếp này.
Vậy thực tế hiệu quả của bếp trấu thông minh như thế nào? có nên nhân

rộng mô hình này ra các địa phương khác hay không? Để trả lời cho những


2

câu hỏi này, nhóm chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Mô hình bếp trấu thông
minh ở huyện Ứng Hòa, Hà Nội”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng mô hình bếp trấu thông minh (bếp trấu
không khói) huyện Ứng Hòa, Hà Nội.
- Bước đầu nghiên cứu đánh giá tác động kinh tế, xã hội, môi trường
của mô hình bếp trấu thông minh tại huyện Ứng Hòa, Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả và nhân
rộng mô hình.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Thị trấn Vân Đình, xã Viên An, xã Viên Nội
huyện Ứng Hòa, Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng bếp trấu
thông minh từ năm 2013 đến tháng 4/2014. Đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng và nhân rộng mô hình cho giai đoạn 2015-2020.
- Giới hạn nội dung: đề tài tập trung vào đánh giá thực trạng và hiệu
quả mô hình bếp trấu thông minh ở các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi
trường.
4. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục, nội dung chính của đề tài
được chia thành 3 chương:
Chương I. Tổng quan mô hình bếp trấu thông minh
Chương II. Địa điểm và phương pháp nghiên cứu
Chương III: Thực trạng và các tác động của mô hình bếp trấu không
khói ở huyện Ứng Hòa, Hà Nội

Chương IV. Giải pháp và kiến nghị nhằm nhân rộng và nâng cao hiệu
quả của mô hình bếp trấu thông minh


3

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN MÔ HÌNH BẾP TRẤU THÔNG MINH
1.1. Giới thiệu chung về mô hình bếp trấu thông minh
Bếp trấu thông minh còn được gọi là “bếp trấu không khói”.Loại bếp
này được thiết kế dựa trên tập quán đun nấu, tận dụng các phế phẩm nông
nghiệp của bà con nông dân làm chất đốt.
1.1.1.Cấu tạo của bếp
Cấu tạo của bếp trấu thông minh được mô phỏng như trong hình 1. Bếp
có chiều cao từ 40cm đến 100cm, đường kính từ 10cm đến 30cm tùy loại bếp
to hay nhỏ. Cấu tạo của bếp gồm hai bộ phận chính: Buồng đốt và quạt gió.
• Buồng đốt
Buồng đốt là bộ phận chính của bếp, vừa là buồng chứa trấu, vừa là
buồng đốt tạo ra nhiệt để đun nấu.
Cấu tạo của buồng đốt gồm thân buồng đốt, vỉ ngăn trấu và nắp miệng
bếp.
Thân buồng đốt được làm bằng một ống Inox, hình trụ dày khoảng
3mm, có đường kính 150mm, vỏ ngoài cách nhiệt có đường kính 300mm.
Mặt dưới của ống được đậy bởi vỉ ngăn trấu, phía trên được đậy bởi
nắp miệng lò.
Vỉ ngăn trấu: Vỉ ngăn trấu được khoan nhiều lỗ thông gió hình tròn có
đường kính 4mm, lỗ cách lỗ 10mm, có tác dụng ngăn trấu và tro nằm lại trong
buồng đốt không bị rơi xuống và đưa gió vào buồng đốt bằng các lỗ thông đó.
Nắp miệng bếp: Làm bằng Inox tấm dày khoảng 2mm có đường kính
300mm, giữa tâm khoét lỗ tròn có đường kính 100mm để nhiệt thoát ra cung
cấp cho dụng cụ nấu. Phía trên được gắn các thanh đỡ nồi và kiềng tròn có tác

dụng chắn gió, giữ nhiệt.
Ở đáy bếp có một lỗ nhỏ thông với đầu quạt gió


4

Quạt gió
Hệ thống cung cấp gió có tác dụng cung cấp oxy cho quá trình cháy,
đây là điểm khác biệt so với các loại bếp đun trấu thông thường. Ở bếp đun
trấu thông thường việc cung cấp oxy dựa vào sự chuyển động không khí từ
nơi có áp suất cao (ở khu vực xung quanh đám cháy) đến nơi có áp suất thấp
(khu vực đám cháy). Đối với loại bếp này việc cung cấp oxy cho đám cháy
được thực hiện bởi 1 quạt điện (tạo ra áp suất không khí cao) nên quá trình
cháy diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn, hoàn toàn hơn (ngọn lửa màu xanh, ít
khói và tro màu bạc).
Quạt gió dùng dòng điện AC 220V, 12W, không khí từ bên ngoài được
đẩy vào buồng gió qua các lỗ thông gió để cung cấp cho đám cháy trong
buồng đốt. Gió cung cấp cho buồng đốt từ các lỗ ở phía dưới của vỉ ngăn trấu.
1.1.2. Nguyên tắc hoạt động của bếp
Nguyên tắc chính của bếp trấu thông minh là đốt trấu với lượng ít khí
oxy (đốt yếm khí), khi đó, không khí, hơi nước, cacbon tro than, sẽ tạo ra
phản ứng hóa học và sinh ra khí gas dễ cháy CO, Hydro H 2, Metan CH4. Khi
điều khiển lượng không khí từ quạt gió, sẽ cho ra điều kiện tốt nhất để sinh
khí gas dễ cháy nói trên.
Quá trình cháy bao gồm các phản ứng như sau:
C + O2 = CO2
C + H2O = CO + H2
CO + H2O = CO2 + H2
C + CO2 = 2CO
C + 2H2 = CH4( Metan)



5

Hình 1: Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bếp trấu thông minh
Nguồn: Bài dự thi “Hành trang Kinh tế xanh của tôi”- tác giả Nguyễn
Văn Định
Từ sơ đồ ở hình 1, có thể mô tả quá trình trấu đốt bên trong lò theo 1
chuỗi như sau. Nhiên liệu được nhóm lửa từ trên cùng bằng những mẩu giấy
vụn. Sau đó sẽ cháy từ từ theo từng lớp, qua vùng dễ cháy, và di chuyển dần
xuống bên dưới với tốc độ khoảng 1cm đến 2cm /1phút. Tốc độ cháy phụ
thuộc vào quạt gió. Càng nhiều gió, thì tốc độ càng nhanh. Khi vùng đốt di
chuyển xuống, sẽ tiếp tục đốt cháy trấu thành than. Chính than nóng này, kết
hợp với không khí từ dưới đi lên, sẽ xảy ra phản ứng hóa học, biến thành khí
gas dễ cháy (CO, H2, CH4).
1.1.3. Giá thành và đặc điểm của bếp trấu thông minh
Giá bán của bếp trấu thông minh trên thị trường hiện nay là từ 220-250
nghìn đồng/1 bếp.
Đặc điểm của bếp trấu không khói: Sử dụng chất đốt có sẵn ở vùng
nông thôn, khi đun không có khói bụi, nhiệt độ cao 700-900 0C. Khi đun tất cả
lượng nhiệt tập trung vào trong buồng đốt, không bị phát tán ra ngoài nên đồ
ăn chín rất nhanh, đặc biệt vì không tạo khói nên vừa bảo vệ được môi trường


6

đồng thời không ảnh hưởng đến sức khỏe của người đun nấu. Bếp này rất
gọn, nhẹ dễ di chuyển.
Khác với bếp kiềng khi đun tạo ra lượng tro rất lớn, cần phải sắp xếp vị
trí bếp kiềng sao cho có chỗ chứa tro sau khi đun, rất tốn diện tích và còn ảnh

hưởng đến không gian bếp. Với bếp trấu thông minh, tro sau khi đun ở luôn
trong buồng bếp sạch sẽ, dễ dàng cho việc đem thải bỏ. Hầu hết tro này được
sử dụng lại cho sản xuất nông nghiệp.

Hình 2. Hình ảnh bếp trấu thông minh
1.2. Sự ra đời và phát triển của mô hình bếp trấu thông minh ơ
Việt Nam
Ở Việt Nam, khoảng 90% chất đốt mà người dân đã và đang sử dụng là
từ phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp. Hầu hết các hộ gia đình nông thôn đun
nấu bằng bếp kiềng – loại bếp truyền thống từ xa xưa. Khi đun bếp này tốn rất
nhiều nhiên liệu hiệu suất chỉ đạt tầm 15%- 20% đồng thời nó tạo ra rất nhiều
khói, bụi gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử
dụng. Đặc biệt là người già, phụ nữ thường xuyên phải tiếp xúc với việc đun
nấu rất dễ bị các bệnh về mắt, hô hấp. Vì thế đòi hỏi phải có sự nghiên cứu,
cải tiến tạo ra một loại bếp mới để thay thế bếp truyền thống.
Bếp trấu thông minh đã khắc phục được những nhược điểm nêu ở trên.
Các cơ sở cung ứng bếp trấu thông minh trải dài từ Bắc vào Nam nhằm đáp


7

ứng nhu cầu cho người sử dụng. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông
Cửu Long là hai vựa lúa lớn nhất cả nước, song song với đó lượng trấu tạo ra
rất nhiều, ở đó bếp trấu thông minh đã và đang được người dân đưa vào sử
dụng nhưng vẫn còn nhỏ lẻ phân tán.
1.3. Lợi ích của mô hình bếp trấu thông minh
Tuy được sử dụng chưa lâu ở một số địa phương, nhưng bếp trấu thông
minh đã chứng tỏ môt số lợi ích so với mô hình bếp trấu truyền thống. Các lợi
ích chính của bếp trấu thông minh so với bếp truyền thống bao gồm:
Việc sử dụng mô hình bếp trấu thông minh đã và đang mang lại hiệu

quả kinh tế- xã hội môi trường rất lớn đối với người sử dụng nói riêng và đối
với môi trường nói chung.
Giảm được đáng kể khối lượng chất đốt cho mỗi gia đình. Mỗi ngày chỉ
dùng hết tầm một thúng trấu nên hầu như các hộ gia đình không phải mua
thêm trấu.
Nhiên liệu sau quá trình đun nấu có thể sử dụng để làm phân bón ruộng
tiết kiệm được phân lân, đem lại hiệu quả kinh tế.
Trong nhà bếp không có khói, bụi tạo không gian thông thoáng, sạch sẽ
cho nhà bếp, tốt cho sức khỏe người nội trợ.
Dùng bếp trấu thông minh trong nấu nướng xoong nồi không bị bám
muội than, rất sạch sẽ vì vậy làm hài lòng người sử dụng.
Khác với bếp kiềng cần diện tích chứa tro sau khi đun thì bếp trấu
thông minh chứa luôn tro trong khoang bếp, dễ dàng đem đi thải bỏ.
Diện tích bếp nhỏ gọn, lại dễ dàng di chuyển vì thế thuận lợi cho việc
sắp xếp khu vực bếp ngăn nắp hơn.
Tiết kiệm được thời gian đun nấu do khi đun bếp kiềng truyền thống,
người nội trợ phải túc trực bên cạnh bếp nấu ăn để tiếp nhiên liệu nhưng với
bếp trấu này thì chỉ việc đặt nồi lên bếp trong thời gian đó có thể tận dụng làm
việc khác dọn dẹp, giặt giũ…Chị em phụ nữ có thêm nhiều thời gian để chăm
sóc con cái, nghỉ ngơi.
Với những lợi ích mà bếp trấu thông minh mang lại nên nhân rộng mô
hình này đến nhiều địa phương khác nhau để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh


8

tế cho bà con nông dân, đồng thời tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

\



9

CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- của huyện Ứng Hòa
Ứng Hòa là một huyện nằm nằm cách trung tâm Hà Nội 40km về phía
Nam với tổng diện tích là 183.72 km 2 với số dân năm 2012 khoảng 198.000
người với 56.788 hộ gia đình. Huyện gồm 28 xã và một thị trấn.

Hình 3: Bản đồ huyện Ứng Hòa, Hà Nội
Nguồn:
Về kinh tế, huyện Ứng Hòa là một huyện thuần nông, với điểm xuất
phát thấp tuy nhiên thời gian gần đây đã có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế,
nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, khôi phục và phát triển các làng
nghề truyền thống.
Về nông nghiệp, Ứng Hòa đã tập trung chỉ đạo nhân rộng các mô hình
nông nghiệp giá trị kinh tế cao nhằm phát huy tối đa hiệu quả giá trị sử dụng
đất ở địa phương. Đẩy mạnh chương trình chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây
trồng, theo các mô hình chuyên canh, đa canh, nuôi thủy sản (lúa, gà, vịt).


10

Hiện tại, tổng đàn gia súc, gia cầm của huyện duy trì khoảng gần 900.000
con. Ngoài ra ở Ứng Hòa, nuôi trồng thủy sản là một ngành mũi nhọn và cho
thu nhập cao.
Về công nghiệp - dịch vụ: nhóm ngành tiểu thủ công nghiệp chiếm ty
trọng cao, các loại hình kinh doanh dịch vụ tương đối đa dạng. Đây là nơi có
nhiều di tích lịch sử và danh lam, thắng cảnh như Đình chùa Tử Dương, Đình

Hoàng Xá, Đình Đông Lỗ, Đền Thái Bình, Đền Đức Thánh Cả, khu Cháy với
Bảo tàng và Tượng đài lịch sử lưu giữ nhiều hiện vật của thời kháng chiến
chống Pháp nên du lịch cũng là thế mạnh của huyện Ứng Hòa.
Theo báo cáo thành tựu kinh tế - xã hội hàng năm của Ủy ban nhân dân
Ứng Hoà, trong năm 2013, giá trị sản xuất của huyện được đóng góp bởi 41%
trong nông nghiệp ( lúa , rau , động vật), 37% trong ngành công nghiệp (giấy,
đúc kim loại, dệt may) và 22 % trong kinh doanh và dịch vụ (bán lẻ, xuất
khẩu hàng may mặc).
Nơi đây là quê hương của nhiều làng nghề truyền thống, trong đó có
làng nghề khảm trai truyền thống Cao Xá, nhiều hộ gia đình làm mây tre đan,
làm nghề mộc có thể tận dụng phế phẩm gỗ vụn, mùn cưa để dùng làm
nguyên liệu đun nấu.
Nơi đây, nam giới giữ vai trò là chủ gia đình, trình độ dân trí của người
dân nơi đây thì ngày càng được cải thiện, nhiều trường đạo tạo nghề được
thành lập. Riêng trong 2 năm 2012-2013, huyện đã tổ chức 70 lớp dạy nghề
cho 2.461 học viên, ty lệ lao động qua đào tạo đạt 30%. Bên cạnh nguồn thu
nhập chính từ sản xuất nông nghiệp, trong những ngày nhàn rỗi, người dân có
thể làm nghề phụ để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Ứng Hòa là một trong
những huyện nghèo nhất tại Hà Nội. Thu nhập bình quân năm 2012 là 13 triệu
đồng/người. Theo số liệu thống kê năm 2013, huyện Ứng Hoà có 3.730 hộ
nghèo và cận nghèo, chiếm 6,5 % tổng số hộ trong huyện. Ty lệ hộ nghèo ở
các xã khảo sát năm dao động từ 4 % đến 20%. Điều kiện kinh tế của các hộ
gia đình cũng phản ánh chi phí nấu ăn của họ (80% dành ít hơn 300 nghìn


11

một tháng ). Trung bình một hộ gia đình trong huyện Ứng Hoà dành 100
nghìn mỗi tháng để nấu ăn. Vì vậy việc tìm ra giải pháp đun nấu vừa tiết
kiệm, lại hiệu quả là cần thiết.

2.1.2. Tình hình sử dụng bếp trấu thông minh ở huyện Ứng Hòa
Theo tìm hiểu của nhóm nghiên cứu, tại huyện Ứng Hòa hiện nay các
loại bếp sử dụng cho đun nấu trong sinh hoạt hàng ngày và sản xuất kinh
doanh là rất đa dạng và phong phú. Người dân không chỉ dùng một, hai mà
thậm chí là ba loại bếp khác nhau. Bên cạnh bếp đun truyền thống, bếp trấu
thông minh cũng đã được đưa vào sử dụng tuy nhiên số lượng khá ít và lẻ tẻ.
Ngoài ra, một số loại bếp cải tiến khác đã và đang được sử dụng ở Ứng Hòa
như bếp hóa khí, bếp củi…được Ủy ban nhân dân kết hợp với các cơ sở sản
xuất tăng cường triển khai nhân rộng nhưng chưa đạt được kết quả cao do cấu
tạo của bếp chưa phù hợp, chất lượng cũng như giá thành chưa đáp ứng được
nhu cầu của người dân. Bếp trấu thông minh tuy không được các cấp chính
quyền triển khai nhưng nó đã thể hiện được ưu thế của mình trong quá trình
sử dụng, mặc dù không được hỗ trợ nhưng người dân vẫn mua bếp từ những
người bán hàng rong để sử dụng. Đây chính là nền tảng tốt cho quá trình phát
triển và nhân rộng bếp sau này.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu trong chuyên đề này bao gồm các số liệu thứ cấp và sơ cấp.
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu nghiên cứu khoa học và
các công trình, bài báo đã công bố; các thông tin kinh tế - xã hội được thu
thập từ báo cáo của địa phương (UBND huyện và các xã).
Số liệu sơ cấp được thu thập từ thực tế khảo sát, quan sát và trao đổi tại
các hộ nông dân; trao đổi với một số cán bộ Hội Phụ nữ, Hội Nông dân các
xã, thôn.
Bên cạnh đó, một bảng hỏi điều tra hộ gia đình đã được thiết lập để thu
thập các thông tin chi tiết liên quan đến mô hình bếp thông minh. Việc sử


12


dụng bảng hỏi để thu thập thông tin sơ cấp được thực hiện qua các bước như
sau:
Bước 1: Thiết lập bảng hỏi sơ bộ, bao gồm 3 nội dung
Phần 1: Thông tin chung về hộ gia đình và các loại bếp đang được sử dụng
Phần 2: Nhận thức và đánh giá chung về bếp trấu thông minh
Phần 3: Các thông tin chi tiết về tác động Kinh tế - Xã hội và Môi
trường của bếp trấu thông minh
Bước 2: Tiến hành phỏng vấn thử, lấy ý kiến sơ bộ của một số hộ gia
đình ở huyện Ứng Hòa nhằm chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện bảng hỏi
Bước 3: Tiến hành điều tra chi tiết bằng bảng hỏi
Điều tra chi tiết bằng bảng hỏi hoàn thiện đối với 40 hộ gia đình tại 3
địa điểm chính là thị trấn Vân Đình, xã Viên An và xã Viên Nội.
Trong 40 hộ điều tra chi tiết thì có 15 hộ ở thị trấn Vân Đình (13 hộ có
bếp, 2 hộ không có), 14 hộ ở Viên Nội (12 hộ có bếp, 2 hộ không có), 11 hộ
ở Viên An (10 hộ có bếp, 1 hộ không có bếp).
2.2.2. Phương pháp xử lý, phân tích các số liệu
Các số liệu thu thập từ bảng hỏi được xử lý bằng phần mềm Excel
nhằm tính toán các giá trị trung bình, ty lệ %, thông tin chi phí – lợi ích, …
v.v…
2.2.3. Phương pháp thực nghiệm
Thí nghiệm hay thực nghiệm, là một bước trong phương pháp khoa
học dùng để phân tích giả thuyết khoa học. Thí nghiệm cũng được sử dụng để
kiểm tra tính chính xác của một lý thuyết hoặc một giả thuyết mới để ủng hộ
chúng hay bác bỏ chúng. Thí nghiệm hoặc kiểm nghiệm có thể được thực
hiện bằng phương pháp khoa học để trả lời một câu hỏi hoặc khảo sát vấn đề.
Trước tiên đó là thực hiện quan sát. Sau đó đặt ra câu hỏi, hoặc nảy sinh vấn
đề. Sau đó, giả thuyết được hình thành. Tiếp đến thí nghiệm được đưa ra để
kiểm tra giả thuyết. Kết quả thí nghiệm được phân tích, rồi vạch ra kết luận.



13

Điều quan trọng là chúng ta phải biết mọi yếu tố trong một thí nghiệm.
Và cũng rất quan trọng kahi các kết quả thí nghiệm càng chính xác càng tốt.
Nếu thí nghiệm được thực hiện cẩn thận, thì các kết quả thường là ủng hộ
hoặc bác bỏ giả thuyết. Và thí nghiệm không bao giờ có thể "chứng minh"
một giả thuyết, nó chỉ có thể ủng hộ thêm mà thôi. Tuy nhiên, nếu một ai đó
lặp lại thí nghiệm mà thu được kết quả mâu thuẫn với các thí nghiệm trước thì
nó có thể bác bỏ được lý thuyết hay giả thuyết. Thí nghiệm cũng phải kiểm
soát được các yếu tố gây nhiễu, bất kỳ yếu tố nào làm ảnh hưởng đến độ
chính xác hoặc tính lặp lại của thí nghiệm hoặc khả năng giải thích kết quả thí
nghiệm.
Thí nghiệm không phải là phương pháp duy nhất mà các nhà khoa học
sử dụng để kiểm tra giả thuyết. Thí nghiệm thường dựa vào quan sát mà các
điều kiện có thể được kiểm soát và điều chỉnh bởi người làm thí nghiệm nhằm
loại bỏ các yếu tố không liên quan, thường thực hiện trong phòng thí nghiệm
khoa học. Thông tin về tự nhiên (bản chất) cũng được thu thập và kiểm tra giả
thuyết trong các nghiên cứu quan sát ngoài thực tế, đó là những quan sát về
các hiện tượng trong thiên nhiên, mà không bị kiểm soát bởi người làm thí
nghiệm.
Phương pháp thực nghiệm trong đề tài này được áp dụng để xác định
và ước tính mức tiết kiệm củi và trấu, thời gian đun nấu khi sử dụng bếp trấu
thông minh so với bếp truyền thống .Thực nghiệm tiến hành tại gia đình anh
Đặng Viết Trung, xóm Hồng Thanh, thôn Hoàng Xá, thị trấn Vân Đình. Thực
nghiệm chỉ ra với cùng thể tích nước cần phải nấu sôi thì chi phí của lượng
củi tiêu tốn trên bếp truyền thống nhiều hơn hay ít hơn so với chi phí bỏ ra khi
đun bằng trấu trên bếp trấu không khói. Cùng với đó thời gian và hiệu suất
đun nấu cũng được quan sát để có những so sánh nhất định về hai loại bếp
này.
2.2.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế

Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích (CBA - Cost Benefit Analysis)


14

được dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế do mô hình bếp trấu không khói đem
lại. Trong trường hợp cụ thể này phương pháp chi phí lợi ích giúp ta lượng
hóa được hiệu quả của việc sử bếp thành tiền, đây là một nhân tố quan trọng
quyết định có nên nhân rộng mô hình ra hay không?


×