Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu nhu cầu, đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và thử nghiệm mô hình can thiệp cộng đồng tại huyện đông anh, hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.04 KB, 27 trang )

1

MỞ ĐẦU

Với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, sự phát triển của kinh
tế, xã hội, đời sống của con người ngày càng được nâng lên, tuổi thọ
trung bình ngày càng tăng, dân số Việt Nam đang có xu hướng già hoá
nhanh cả về tỷ lệ và số lượng tuyệt đối. Theo Tổng Điều tra biến động
Dân số và Kế hoạch hoá gia đình (01/4/2012), tỷ lệ người cao tuổi (từ 60
tuổi trở lên) chiếm 7,2% dân số vào năm 1989, 8,2% vào năm 1999, 9,9%
vào năm 2011 và 10,2% vào năm 2012. Dự báo tỷ lệ này có thể sẽ tăng đột
biến và đạt 16,8% vào năm 2029 và 22% vào năm 2050. Như vậy, các số
liệu thống kê cho thấy số lượng người cao tuổi (NCT) ở nước ta tăng
nhanh cùng với tiến trình già hóa dân số trong mười năm trở lại đây.
Hạn chế quá trình lão hóa và bệnh tật cho NCT nhằm kéo dài cuộc
sống khỏe mạnh là ước vọng ngàn đời của con người. Điều này phụ thuộc
vào một phần rất quan trọng là công tác dự phòng chăm sóc sức khỏe
(CSSK). Đông Anh là một huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội có diện
tích 18.230 ha, dân số 276.750 người. Trong những năm gần đây tốc độ
đô thị hóa của huyện diễn ra rất nhanh, số NCT cũng ngày một tăng cao,
câu hỏi đặt ra là: (1) Tình hình sức khỏe và nhu cầu sử dụng dịch vụ
CSSK của NCT Đông Anh ra sao? (2) Sự đáp ứng của gia đình và xã hội
đến công tác CSSK NCT như thế nào? (3) Chính quyền, các ban, ngành,
đoàn thể và y tế xã cần có những giải pháp nào để đáp ứng nhu cầu cơ
bản về CSSK của NCT tại tuyến xã? Xuất phát từ những lý do trên chúng
tôi tiến hành đề tài này nhằm các mục tiêu sau:
1. Mô tả nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ người cao
tuổi và thực trạng đáp ứng của trạm y tế xã tại huyện Đông Anh, Hà
Nội, năm 2012.
2. Đánh giá hiệu quả mô hình quản lý, tư vấn, chăm sóc sức
khoẻ người cao tuổi dựa vào cộng đồng tại 2 xã của huyện Đông Anh,


Hà Nội.
2

Những đóng góp mới của luận án
- Đề tài giúp đánh giá thực trạng nhu cầu, sử dụng dịch vụ CSSK của
NCT và khả năng đáp ứng của y tế tuyến xã tại huyện Đông Anh, Hà Nội.
- Xây dựng và thử nghiệm thành công mô hình quản lý, tư vấn,
CSSK NCT dựa vào cộng đồng. Người cao tuổi được khám chữa bệnh, tư
vấn và tham gia vào các hoạt động nâng cao sức khỏe của nghiên cứu.
Câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời với các hoạt động luyện tập dưỡng sinh,
thể dục thể thao, giao lưu thi đấu giúp NCT có sân chơi lành mạnh, bổ
ích, động viên, khích lệ tinh thần NCT hăng say luyện tập, giữ gìn sức khỏe.
- Dựa vào thông tin khách quan, khoa học và tin cậy thu được từ phía
NCT, cán bộ y tế xã, cán bộ Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn
thể… nghiên cứu sẽ giúp cho lãnh đạo ngành y tế, các ban ngành đoàn thể
trong huyện có những mô hình quản lý CSSK NCT phù hợp. Trên cơ sở
đó, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội có những luận cứ để tham mưu với
Thường trực Thành ủy ban hành các văn bản chỉ đạo nhằm nâng cao chất
lượng sức khỏe cho NCT trên địa bàn Thành phố, thỏa nguyện ước vọng
của NCT là được sống vui, sống khỏe, sống có ích.
CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm 137 trang với 40 bảng, 9 biểu đồ, 5 hình.
Gồm: Đặt vấn đề 2 trang, tổng quan 36 trang, đối tượng và phương
pháp nghiên cứu 24 trang, kết quả nghiên cứu 36 trang, bàn luận 32 trang,
kết luận 2 trang, kiến nghị 1 trang.
Có 101 tài liệu tham khảo, tiếng Việt (73), tiếng Anh (28).

Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. NHU CẦU SỬ DỤNG VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG DỊCH VỤ

CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƢỜI CAO TUỔI
1.1.1. Khái niệm ngƣời cao tuổi
Trong cuốn Bách khoa quốc tế về xã hội học (International
encyclopedia of sociology) phần Người cao tuổi và sự quan tâm của các
3

tổ chức xã hội khi đưa ra khái niệm về NCT các tác giả phân chia theo
độ tuổi như sau:
+ 65 -74: người cao tuổi trẻ; 75 - 84: trung cao tuổi; > 84: nhóm già.
- Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lại phân chia các lứa tuổi của người già:
+ 60 - 74: người cao tuổi; 75 - 90: người già; > 90: người già sống lâu.
Về mặt Pháp luật chung, theo Điều 2 trong Luật Người cao tuổi
(11/2009) qui định NCT là “Công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên”.
1.1.2. Ngƣời cao tuổi trên thế giới và ở Việt Nam
Theo qui ước của Liên Hợp Quốc, một quốc gia có tỷ lệ NCT từ
10% trở lên thì quốc gia đó được coi là dân số già. Pháp đạt tỷ lệ này từ
năm 1935, Thụy Điển năm 1950.
Nhịp độ già hoá dân số ở nước ta trong Thập niên 90 của Thế kỷ XX
và 10 năm đầu của Thế kỷ XXI đã nhanh hơn nhiều so với những năm
1980 (từ 25% lên 33% và 35%), cao hơn nhịp độ tăng dân số (dân số tăng
20% và dân số già tăng 25% giai đoạn 1979-1989; còn giai đoạn 1989-
1999 các tỷ lệ tương ứng là 18% và 33%). Nếu nhìn toàn bộ thời kỳ từ
1979 đến 2007, dân số tăng lên 1,61 lần còn dân số cao tuổi tăng 2,17 lần.
Tốc độ già hoá dân số nước ta khoảng 35 năm với tỷ lệ NCT tăng gấp đôi
từ 5,8% (1989) lên 14% (2025).
1.1.3. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi
Nhu cầu CSSK là những yêu cầu cấp thiết của NCT không chỉ phụ
thuộc vào ý muốn chủ quan mà còn phụ thuộc khá nhiều vào chất lượng,
giá thành, mức độ bệnh, khoảng cách và khả năng tiếp cận với các cơ sở
CSSK của từng người. Ở Việt Nam, nhu cầu CSSK của người cao tuổi là

rất lớn (chiếm 84,4%) trong khi điều kiện tự thân của NCT còn rất hạn chế.
Nhu cầu CSSK ở NCT không chỉ là đơn thuần là những chăm sóc hằng ngày
như nuôi dưỡng, chăm sóc khi ốm đau, NCT còn có nhu cầu rất cao đó là
được chăm sóc về tinh thần.
1.1.4. Tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh của ngƣời cao tuổi
Trong y tế, khái niệm tiếp cận có thể được xem là khả năng đến và
tiếp xúc được các dịch vụ CSSK, nơi đáp ứng việc khám chữa bệnh của
NCT. Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế (DVYT) hoàn toàn khác việc sử dụng
4

DVYT. Việc có sử dụng DVYT hay không phụ thuộc vào mức độ bệnh tật,
sự sẵn có của DVYT và nhiều yếu tố khác. Tiếp cận bao gồm cả 2 phía,
phía NCT và DVYT, phụ thuộc vào nhiều yếu tố: không gian, thời gian,
chi phí, sự sẵn có, chất lượng dịch vụ, văn hóa xã hội và con người.
1.1.5. Sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở ngƣời cao tuổi
Sử dụng dịch vụ CSSK là khả năng và mức độ được cơ sở y tế
(CSYT) cung ứng các dịch vụ chăm sóc, phát hiện và điều trị bệnh khác
nhau theo nhu cầu và mức độ bệnh của mỗi người dân khi ốm đau. Điều này
không chỉ phụ thuộc vào ý muốn chủ quan mà còn phụ thuộc khá nhiều vào
chất lượng, giá thành, mức độ bệnh, khoảng cách và khả năng tiếp cận của
người dân. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ CSSK là kinh
tế, người sử dụng dịch vụ và người cung cấp dịch vụ.
1.1.6. Khả năng đáp ứng dịch vụ CSSK ngƣời cao tuổi của trạm y tế
Khả năng đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe là tổng hợp các điều
kiện, nguồn lực sẵn có của các cơ sở y tế tạo nên các DVYT nhằm thỏa
mãn nhu cầu CSSK của nhân dân. Khả năng đáp ứng nhu cầu CSSK của
các cơ sở y tế bao gồm các yếu tố: nhân lực y tế (cán bộ y tế, nhân viên y
tế) về cả số lượng và chất lượng; các điều kiện đảm bảo DVYT (cơ sở vật
chất, hạ tầng…); trang thiết bị y tế (thuốc, hóa chất, dụng cụ…); ngân sách
y tế (bao gồm ngân sách của nhà nước, địa phương và nguồn ngân sách xã

hội hóa…); cơ chế, chính sách.
1.2. MÔ HÌNH CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NGƢỜI CAO TUỔI
1.2.1. Chính sách chăm sóc ngƣời cao tuổi
Nhận thức rõ được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác CSSK
NCT, Đảng và Nhà nước đã coi việc quan tâm, chăm sóc đời sống vật
chất, tinh thần của NCT trong đó có chăm sóc sức khỏe là đạo lý của dân
tộc, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và các cấp chính quyền. Điều
này đã được thể hiện qua việc ban hành nhiều văn bản chính sách của
Nhà nước trong công tác chăm sóc NCT.
1.2.2. Các mô hình chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi
Một số mô hình CSSK NCT ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay:
5

- Mô hình chăm sóc người cao tuổi tại gia đình.
- Mô hình y tế viễn thông trong CSSK NCT.
- Mô hình CSSK NCT tại cộng đồng.
- Mô hình CSSK NCT tại bệnh viện.
- Mô hình câu lạc bộ sức khỏe.
Nhìn chung, các mô hình triển khai chưa đồng bộ, chưa toàn diện, có
nhiều yếu tố cản trở về nguồn lực, cơ sở vật chất để duy trì phát triển một
cách bền vững ở cộng đồng.

Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng, chất liệu nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
- Người cao tuổi tại địa bàn nghiên cứu.
- Người chăm sóc chính cho NCT trong gia đình.
- Cán bộ y tế: của TYT xã, cơ sở hành nghề y tư nhân, NVYT thôn.

- Cán bộ lãnh đạo, quản lý, theo dõi, chăm sóc NCT ở xã.
- Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế và thuốc…
* Chất liệu nghiên cứu:
- Các văn bản quy phạm pháp luật về chăm sóc sức khỏe NCT.
- Sổ sách, báo cáo hoạt động CSSK NCT của TYT xã.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu: nghiên cứu được tiến hành tại 4 xã của huyện
Đông Anh, Hà Nội gồm: xã Liên Hà, Cổ Loa, Uy Nỗ và Thụy Lâm.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 01/2012 - 06/2013, chia làm 2
giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Mô tả nhu cầu sử dụng dịch vụ CSSK NCT và khả năng
đáp ứng của TYT xã; xây dựng mô hình lý thuyết: từ tháng 01 - 06/2012.
- Giai đoạn 2: Triển khai mô hình can thiệp và đánh giá hiệu quả
của mô hình: từ tháng 07/2012 - 6/2013.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
6

- Nghiên cứu mô tả cắt ngang: mô tả nhu cầu sử dụng dịch vụ CSSK
NCT và khả năng đáp ứng của y tế tuyến xã tại huyện Đông Anh, Hà Nội.
- Nghiên cứu can thiệp (can thiệp cộng đồng có đối chứng): xây
dựng và thử nghiệm mô hình quản lý, tư vấn, CSSK NCT dựa vào cộng
đồng tại 2 xã, huyện Đông Anh, Hà Nội.
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu và chọn mẫu
2.2.2.1. Cỡ mẫu nghiên cứu mô tả
- Người cao tuổi: 1.025 NCT.
- Nhân viên y tế ở 4 xã nghiên cứu: 27 NVYT xã; 29 NVYT thôn.
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã: 4 xã x 9 người = 36 người.
- Người chăm sóc chính của NCT: 971 người.
- Công cụ nghiên cứu: Phiếu phỏng vấn cho từng nhóm đối tượng.

2.2.2.2. Khám sức khỏe
- Tổ chức KSK toàn diện cho 1.025 NCT ở 4 xã nghiên cứu.
2.2.2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu can thiệp
- Người cao tuổi: 512 NCT tại 2 xã can thiệp; 506 NCT tại 2 xã đối chứng.
- Nhân viên y tế ở 4 xã nghiên cứu: 56 người.
- Cán bộ lãnh đạo quản lý cấp xã: 36 người.
- Người chăm sóc chính của NCT: 971 người.
Mô hình "Quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào
cộng đồng" được triển khai gồm 3 nội dung chính:
- Nội dung 1: Quản lý, khám chữa bệnh tại TYT cho NCT.
- Nội dung 2: Truyền thông, hướng dẫn, tư vấn sức khỏe cho NCT.
- Nội dung 3: Thành lập CLB sức khỏe ngoài trời.
2.3. Các biến số, chỉ số nghiên cứu
2.3.1. Các biến số nghiên cứu
2.3.1.1. Các biến số mô tả
- Về đặc điểm nhân khẩu học NCT, gồm: tuổi, giới tính, trình độ
học vấn, nghề nghiệp hoạt động xã hội, sinh hoạt cá nhân, tình hình sức
khỏe, triệu chứng bệnh/ốm, thói quen sử dụng dịch vụ y tế, nguyện vọng
CSSK, luyện tập dưỡng sinh và các hoạt động TDTT, văn hoá
7

- Trạm y tế xã, gồm: nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế,
trình độ chuyên môn, hoạt động y tế về NCT, khă năng đáp ứng dịch vụ y
tế cho NCT (mức độ sẵn có, độ bao phủ).
- Đặc điểm về gia đình - xã hội gồm: sự quan tâm của gia đình đến
NCT về sức khỏe bệnh tật, chăm sóc tinh thần, phục vụ NCT, vai trò
trách nhiệm và sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền, ban, ngành, đoàn thể
cho hoạt động NCT.
2.3.1.2. Các biến số phân tích
- Nhu cầu CSSK của NCT gồm: nhu cầu quản lý sức khỏe, CSSK

tại cộng đồng; khám chữa bệnh tại nhà, tại TYT xã; nhu cầu được cung
cấp thông tin, truyền thông giáo dục sức khỏe, nhu cầu tập luyện dưỡng
sinh và hoạt động TDTT theo Câu lạc bộ.
- Khả năng đáp ứng của TYT xã: khả năng cung cấp dịch vụ quản lý
sức khỏe, CSSK và KCB cho NCT; khả năng cung cấp thông tin, truyền
thông giáo dục sức khỏe và hướng dẫn luyện tập dưỡng sinh cho NCT.
- Khả năng huy động cộng đồng: khả năng huy động sử dụng, ủng
hộ và tham gia của chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và gia đình vào
việc quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho NCT.
2.3.1.3. Các biến số can thiệp của mô hình quản lý, tư vấn, chăm sóc
sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng
Mô hình can thiệp vấn đề sức khỏe của NCT gồm 3 thành phần sau:
Đầu vào Quá trình điều hành Đầu ra
- Đầu vào là các chỉ số về nguồn lực bao gồm: nhân lực, cơ sở hạ
tầng, TTB y tế, thuốc, tài chính, NVYT xã, thôn, cán bộ lãnh đạo, quản lý
xã, NCT và người thân trong gia đình.
- Đầu ra là các chỉ số sử dụng dịch vụ CSSK của NCT; khả năng
đáp ứng dịch vụ CSSK NCT của y tế tuyến xã; sự quan tâm và trách
nhiệm tham gia của người thân NCT trong CSSK người cao tuổi tại cộng
đồng; sự quan tâm của cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể.
- Quá trình điều hành là các hoạt động của các nội dung can thiệp bao
gồm các chỉ số:
8

+ Chỉ số đánh giá tình hình KCB người cao tuổi (tỷ lệ sẵn có, tỷ lệ tiếp
cận, tỷ lệ sử dụng, tỷ lệ bao phủ đủ, tỷ lệ bao phủ hiệu quả).
+ Chỉ số đánh giá hiệu quả của mô hình can thiệp:
 Đánh giá sự thay đổi về quản lý sức khỏe, KCB cho người cao
tuổi: dựa vào các chỉ số điều hành CSSK dựa vào cộng đồng
(Community Based Monitoring: CBM).

 Đánh giá kết quả TT - GDSK.
 Đánh giá hiệu quả mô hình can thiệp dựa vào CSHQ.
2.3.2. Các chỉ số nghiên cứu
2.3.2.1. Sử dụng dịch vụ CSSK của người cao tuổi
* Sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của NCT:
- Tỷ lệ % NCT có khám, không khám sức khỏe định kỳ
- Tỷ lệ % NCT lựa chọn các cách sử trí khi ốm
- Tỷ lệ % NCT lựa chọn nơi KCB khi bị ốm
* Mức độ tiếp cận với dịch vụ y tế và thầy thuốc khi bị ốm:
- Tỷ lệ % NCT mời thầy thuốc đến nhà
- Tỷ lệ % NCT đi khám ngay
- Tỷ lệ % NCT được hướng dẫn cách chăm sóc, theo dõi và điều trị.
* Mức độ tiếp cận thông tin liên quan đến sức khỏe, bệnh tật ở NCT:
- Tỷ lệ % NCT nghe nói về chế độ ăn uống và luyện tập
- Tỷ lệ % NCT nghe nói về bệnh tim - mạch, bệnh tăng huyết áp
- Tỷ lệ % NCT nghe nói về cơ xương khớp, ung thư …
* Nguyện vọng của người cao tuổi về chăm sóc sức khỏe:
- Tỷ lệ % NCT có nguyện vọng được cung cấp dịch vụ KCB tại nhà
- Tỷ lệ % NCT được khám sức khỏe định kỳ
- Tỷ lệ % NCT được CBYT cung cấp thông tin phòng bệnh
- Tỷ lệ % NCT được luyện tập thể dục thể thao, dưỡng sinh
2.3.2.2. Khả năng đáp ứng dịch vụ CSSK NCT của y tế tuyến xã
- Một số chỉ tiêu y tế:
+ Số lượng, cơ cấu NVYT.
+ Chỉ số NVYT/TYT.
+ Số dân trung bình /bác sỹ.
9

+ Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế, thuốc thiết yếu.
- Tỷ lệ % NVYT trả lời đúng hoặc sai các câu hỏi trắc nghiệm đánh

giá kiến thức, hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật và CSSK - NCT tại cộng đồng.
- Thông tin về cơ sở hạ tầng, TTB y tế và thuốc phục vụ công tác
KCB của TYT xã.
2.3.2.3. Sự quan tâm và trách nhiệm tham gia của người chăm sóc
chính cho NCT trong CSSK NCT tại cộng đồng
- Tỷ lệ % người chăm sóc chính quan tâm đến NCT theo các hình thức.
- Tỷ lệ % người chăm sóc chính thường xuyên đưa NCT đi KCB.
- Tỷ lệ % người chăm sóc chính được hướng dẫn CSSK cho NCT.
- Tỷ lệ % người chăm sóc chính tiếp tục đăng ký sử dụng dịch vụ
CSSK cho NCT tại nhà.
2.3.2.4. Sự quan tâm của cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể
- Tỷ lệ % cán bộ hiểu rõ vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền,
đoàn thể về CSSK người cao tuổi.
- Tỷ lệ % cán bộ đề xuất các biện pháp KCB cho NCT tại cộng đồng.
- Tỷ lệ % số cán bộ nêu dược những thuận lợi, khó khăn của địa
phương trong việc CSSK NCT.
2.4. Hạn chế của đề tài nghiên cứu
- Do nguồn lực có hạn nên đề tài mới chỉ nghiên cứu tại một số xã của
huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, vì vậy tính đại diện chưa cao.
- Đề tài mới chỉ nghiên cứu các giải pháp tác động của cộng đồng đến
công tác CSSK NCT, chưa tập trung nghiên cứu đến các yếu tố của TYT.

Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm, thực trạng nhu cầu, sử dụng dịch vụ CSSK của NCT và
khả năng đáp ứng của TYT xã tại huyện Đông Anh, Hà Nội năm 2012
3.1.1. Một số đặc điểm của ngƣời cao tuổi
Trong số 1025 NCT tại 4 xã nghiên cứu, NCT nữ chiếm tỷ lệ cao hơn
nhiều so với NCT nam (63,2% và 35,9%). Về cơ cấu nhóm tuổi, có 707

NCT ở nhóm tuổi 60 - 74 (69,0%). Đa số NCT đều biết chữ (96%), trong đó
10

NCT biết đọc, biết viết chiếm tỷ lệ cao nhất (33,7%). Số NCT có trình độ đại
học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp chiếm tỷ lệ thấp (2,9% và 5,0%).
3.1.2. Thực trạng sức khoẻ và nhu cầu CSSK của NCT
3.1.2.1. Tự đánh giá sức khỏe người cao tuổi
Có 56,1% NCT tự đánh giá tình trạng sức khỏe là bình thường,
22,0% NCT cảm thấy tinh thần thoải mái, dễ chịu. 83,7% NCT vẫn đi
lại, sinh hoạt, chỉ có 15,9% NCT cho rằng đi lại gặp nhiều khó khăn.
3.1.2.2. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi
Tỷ lệ NCT tự đánh giá bị mắc triệu chứng/bệnh hô hấp là 52,5%,
tim mạch 46,1% (trong đó THA là 40,0%), tâm thần kinh (43,7%), cơ
xương khớp (37,1%).
Bảng 3.1. Phân bố số đợt ốm trên một NCT tại 4 xã nghiên cứu

Nội dung
Uy Nỗ
(n=256)
Thụy Lâm
(n=254)
Liên Hà
(n= 260)
Cổ Loa
(n=255)
Chung
(n=1025)
Số lượt người ốm
trong 3 tháng
68,4

64,2
68,8
53,7
63,5
Số đợt
ốm
1 đợt
79,0
73,9
72,8
70,2
73,6
2 đợt
13,6
20,3
22,2
23,2
20,2
 3 đợt
7,4
5,8
5,0
6,6
6,3

Có 63,5% NCT cho biết có bị ốm trong thời gian 3 tháng trước
điều tra. Số người cao tuổi bị ốm 1 đợt là 73,6%, 2 đợt (20,2%) và từ 3
đợt trở lên là 6,3%.
Bảng 3.2. Số triệu chứng/bệnh mắc trên NCT tại 4 xã nghiên cứu (%)


Tần suất mắc triệu
chứng/ bệnh
Uy Nỗ
(n=256)
Thụy Lâm
(n=254)
Liên Hà
(n= 260)
Cổ Loa
(n=255)
Chung
(n=1025)
Chưa phát hiện
12,9
15,0
15,8
17,3
15,3
Một triệu chứng/bệnh
13,7
12,6
17,3
24,7
17,1
Hai triệu chứng/bệnh
43,0
12,2
38,1
35,7
32,3

Ba triệu chứng/bệnh
14,5
13,8
11,2
13,7
13,3
Từ bốn triệu
chứng/bệnh trở lên
16,0


46,5

17,7
8,6
22,0
Số triệu chứng/bệnh
mắc trung bình/1NCT
2,30
2,31
2,28
2,24
2,28
11


Có 15,3% NCT chưa phát hiện bệnh. Tính chất đa bệnh lý càng thể
hiện rõ khi số NCT mắc từ hai triệu chứng trở lên chiếm tỷ lệ rất cao (gần
70%), trung bình mỗi NCT mắc 2,28 bệnh.
Trong các nguyện vọng về chăm sóc sức khỏe, NCT mong muốn

được KCB tại nhà với chi phí phải chăng chiếm tỷ lệ cao nhất (87,8%). Có
75,3% NCT muốn được KSK định kỳ tại TYT xã và 18,8% NCT có những
mong muốn khác.
3.1.3. Sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của ngƣời cao tuổi
Có 77,9% người cao tuổi không đi khám sức khỏe định kì. Lý do
không thuận tiện, mất thời gian (40,1%) và cảm thấy không cần thiết
(31,8%). Người cao tuổi lựa chọn bệnh viện, PKĐKKV và TYT để khám
chữa bệnh ban đầu (54,0% và 32,2%). Người cao tuổi nam đến bệnh viện,
PKĐKKV để KCB chiếm tỷ lệ cao hơn NCT nữ (58,9% so với 51,5%).
Trong khi đó tỷ lệ NCT nữ đến trạm y tế và y tế tư nhân lại cao hơn NCT
nam (33,5% so với 30,0% và 12,2% so với 8,0%). Lý do người cao tuổi sử
dụng dịch vụ KCB tại trạm y tế: thái độ phục vụ tận tình, chu đáo (33,0%),
thuận tiện và gần nhà (32,1%), tốn ít tiền (29,4%)… Tỷ lệ người cao tuổi
lựa chọn các lý do sử dụng dịch vụ KCB tại trạm y tế là tương đối đồng
đều ở cả 4 xã.
3.1.4. Thực trạng đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho ngƣời cao
tuổi của y tế xã
Tất cả các TYT trên địa bàn nghiên cứu đều có bác sỹ với đầy đủ
trang thiết bị, thuốc và các phương tiện khác (8/8 tiêu chuẩn). Tính điểm
10 tiêu chuẩn theo Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020
thì cả 4 trạm đều đạt tiêu chuẩn (với số điểm từ 92-96 so với 100 điểm).
Hệ thống y tế tư nhân phát triển khá mạnh ở xã Uy Nỗ (20 phòng khám,
15 hiệu thuốc) và Cổ Loa (12 phòng khám, 13 hiệu thuốc), trong khi tại
xã Liên Hà chỉ có 6 phòng khám, 11 hiệu thuốc; con số này ở xã Thuỵ
Lâm là 4 phòng khám, 3 hiệu thuốc. Số lượt NCT đến KCB tại trạm y tế
12

xã Uy Nỗ là 520 (chiếm 6,1%); xã Thuỵ Lâm là 405 (chiếm 5,8%); xã
Liên Hà là 413 (chiếm 5,9%); xã Cổ Loa là 391 (chiếm 5,7%).
3.2. Kết quả triển khai mô hình can thiệp và đánh giá hiệu quả can thiệp

3.2.1. Kết quả thực hiện và hiệu quả hoạt động quản lý, khám chữa
bệnh cho ngƣời cao tuổi
Cơ cấu triệu chứng/bệnh ở NCT: bệnh tim mạch (22,5%), hô hấp
(18,5%), cơ xương khớp (18,3%), răng hàm mặt (15,2%), mắt (13,8%).
Các triệu chứng/bệnh về tim mạch, hô hấp, tiết niệu- sinh dục và tiêu hóa ở
NCT nam chiếm tỷ lệ cao hơn NCT nữ; các bệnh nội tiết, cơ xương khớp ở
NCT nữ lại cao hơn NCT nam. Trung bình mỗi ngày có 4,5 lượt NCT đến
khám chữa bệnh tại 2 TYT xã Uy Nỗ và Liên Hà.
Bảng 3.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý, KCB cho NCT
tại trạm y tế xã trước và sau can thiệp

Chỉ số đánh giá

Nhóm can thiệp
Nhóm đối chứng
HQCT
(%)
Trƣớc
(1)
Sau
(2)
CSHQ

Trƣớc
(3)
Sau
(4)
CSHQ

Tỷ lệ sẵn có (%)

100,0
100,0
0,0
100,0
100,0
0,0
0,0
Số NCT đến TYT
dưới 1 giờ
516
512
-
509
506
-
-
Tỷ lệ tiếp cận (%)
100,0
100,0
0,0
100,0
100,0
0,0
0,0
Số NCT được KCB
tại TYT
256
474

-

251
252
-
-
Tỷ lệ sử dụng (%)
49,6
92,5
86,5
49,3
49,8
1,0
85,5
Số NCT có đủ thuốc
theo đơn
256
474
-
251
252
-

Tỷ lệ sử dụng đủ (%)
49,6
92,5
86,5
49,3
49,8
1,0
85,5
Số NCT được điều trị

hiệu quả
32
238
-
31
34
-
-
Tỷ lệ sử dụng hiệu quả
12,5
50,2
301,6
12,3
13,5
9,7
291,9
So sánh: p
1-2
<0,05; p
1-3
>0,05; p
3-4
>0,05; p
2-4
<0,05

Sau can thiệp, tỷ lệ sẵn có đều đạt 100%, toàn bộ NCT ở các xã đều
có khả năng tiếp cận, tỷ lệ tiếp cận 100%; tỷ lệ sử dụng đủ và tỷ lệ sử dụng
hiệu quả của nhóm can thiệp đều tăng so với trước từ 49,6% và 12,5% lên
92,5% và 50,2%, CSHQ là 86,5% và 301,6% (p< 0,05); trong khi, hai chỉ số

trên ở nhóm đối chứng chỉ tăng nhẹ từ 49,3% và 12,3% lên 49,8% và 13,5%.
13

Hoạt động quản lý, tư vấn sức khoẻ, KCB cho NCT ở nhóm can thiệp tốt
hơn nhóm chứng với HQCT là 85,5% và 291,9% (p < 0,05).
3.2.2. Kết quả thực hiện và hiệu quả hoạt động truyền thông, hƣớng
dẫn, tƣ vấn sức khoẻ cho ngƣời cao tuổi
3.2.2.1. Kết quả thực hiện hoạt động truyền thông, hướng dẫn, tư vấn
sức khoẻ cho người cao tuổi
Trong 12 tháng can thiệp, tại 2 xã Liên Hà và Uy Nỗ đều có 78 buổi phát
thanh với 20 nội dung khác nhau liên quan đến CSSK NCT. Thời gian trung
bình 1 buổi là 9,7 ± 0,7 (phút); đã phát 8086 tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền về các
bệnh thường gặp ở NCT, cách dự phòng CSSK và sinh hoạt hàng ngày…
Chương trình can thiệp đã tổ chức được 12 buổi tập huấn cho NVYT,
trung bình 1 tháng tổ chức 1 buổi tập huấn, mỗi buổi khoảng 150 phút. Tổng
số thời gian tập huấn là 1800 phút. Hầu hết NVYT xã và thôn đều được tham
gia tập huấn, trong đó NVYT xã đạt 90,5%, NVYT thôn đạt 90,1%.
Về truyền thông trực tiếp: Với NCT, mô hình đã tổ chức được 8 buổi
với các hình thức: nói chuyện chuyên đề, thảo luận nhóm và hướng dẫn
thực hành, đã thu hút được 4068 lượt NCT đến tham dự, trong đó xã Liên
Hà là 2051 lượt, xã Uy Nỗ là 2036 lượt. Với lãnh đạo cộng đồng và người
thân của NCT: đã thu hút được 1369 lượt người tham gia (154 lượt lãnh
đạo cộng đồng và 1215 lượt người chăm sóc chính). Trong tổng số
người thân tham gia các buổi sinh hoạt, nói chuyện về sức khỏe và
CSSK NCT thì con chiếm tỷ lệ 93,2%.
3.2.2.2. Hiệu quả nâng cao nhận thức của cấp uỷ Đảng, chính quyền,
đoàn thể, NVYT xã, thôn, người thân về CSSK người cao tuổi
Bảng 3.4. Hiệu quả nâng cao hiểu biết của NVYT xã, thôn về cách
CSSK người cao tuổi trước và sau can thiệp (%)



Số câu trả
lời đúng
Nhóm can thiệp (n=30)
Nhóm đối chứng (n=26)
HQCT
(%)
Trƣớc
(1)
Sau
(2)

CSHQ

(%)
Trƣớc
(1)
Sau
(2)

CSHQ

(%)
16-18 câu
13,3
50,0
275,9
11,5
11,5
0,0

275,9
13-15 câu
20,0
50,0
150,0
15,4
15,4
0,0
150,0
10-12 câu
10,0
0,0
100,0
19,2
23,0
19,8
80,2
≤ 9 câu
56,7
0,0
100,0
53,8
50,0
7,1
92,9
So sánh: p
1-2
< 0,01; p
1-3
> 0,05; p

2-4
< 0,01; p
3-4
> 0,05

14

Sau can thiệp, tỷ lệ NVYT ở nhóm can thiệp trả lời đúng các câu
hỏi về kiến thức CSSK cho NCT từ 16-18 câu và từ 13-15 câu tăng từ
13,3% và 20,0% lên 50% với HQCT là 275,9% và 150,0% (p <0,01).
Bảng 3.5. Hiệu quả nâng cao hiểu biết của NVYT xã, thôn về các bệnh chống
chỉ định luyện tập thể dục ở NCT trước và sau can thiệp


Số câu trả lời
đúng

Trƣớc can thiệp
(n= 30)

Sau can thiệp
(n=30)
CSHQ
(%)
9 – 10 câu
30,0
53,3
77,6
7 – 8 câu
16,6

30,0
80,7
5 – 6 câu
16,6
16,6
-
≤ 5 câu
36,6
0,0
-
So sánh: p <0,01

Tỷ lệ NVYT trả lời đúng các câu hỏi về các bệnh chống chỉ định
luyện tập thể dục ở NCT từ 9-10 câu và từ 7-8 câu trước và sau can thiệp
tăng từ 30,0% và 16,6% lên 53,3% và 30,0% với CSHQ từ 77,6% đến
80,7%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,01).
Bảng 3.6. Hiệu quả nâng cao kiến thức của NVYT về phương pháp
luyện tập TDTT, cách xử trí ban đầu khi bị chấn thương (%)


Nội dung kiến thức
Số câu trả lời đúng
(n= 30)
Trƣớc
can thiệp
Sau
can thiệp
CSHQ
(%)
PP luyện tập ở NCT có

bệnh mạch vành
53,3
96,6
81,2
PP luyện tập ở NCT bị béo phì
53,3
93,3
75,0
PP luyện tập cho người bị
bệnh khớp
46,7
90,0
92,7
Cách xử trí ban đầu sau khi
bị chấn thương phần mềm
40,0
100,0
150,0
So sánh: p < 0,01

Kiến thức về luyện tập TDTT và cách xử trí ban đầu khi bị chấn
thương của NVYT trước và sau can thiệp đều tăng lên với CSHQ từ
75,0% đến 150,0%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,01.
Bảng 3.7. Hiệu quả nâng cao sự quan tâm của cán bộ Đảng, chính quyền,
đoàn thể chính trị - xã hội về CSSK NCT trước và sau can thiệp
15

Nội dung
Trƣớc can
thiệp (n= 18)

Sau can
thiệp (n= 18)
CSHQ
(%)
SL
%
SL
%
1. Hiểu rõ vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị trong CSSK NCT
1.1. Ban hành nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch
và các văn bản hướng dẫn CSSK NCT
9
50,0
18
100,0
100,0
1.2. Hỗ trợ kinh phí cho y tế xã CSSK NCT
11
61,1
18
100,0
63,7
1.3. Hỗ trợ kinh phí KCB cho NCT thuộc
diện nghèo, tàn tật, cô đơn không nơi
nương tựa
11
61,1
18
100,0
63,7

1.4. Dành một phần ngân sách xã cho các
hoạt động CSSK NCT
13
72,2
18
100,0
38,5
1.5. Tổ chức các CLB sức khoẻ NCT
15
83,3
18
100,0
20,0
2. Tổ chức khám chữa bệnh cho NCT tại cộng đồng
2.1. Tổ chức KSK định kỳ cho NCT
15
83,3
18
100,0
20,0
2.2. Tổ chức KCB tại nhà cho NCT
11
61,1
18
100,0
63,7
2.3. Tổ chức truyền thông, TVSK cho NCT
11
61,1
18

100,0
63,7
3. Tham mưu, đề xuất các chính sách CSSK cho NCT
3.1. Cấp thẻ BHYT miễn phí cho NCT
15
83,3
18
100,0
20,0
3.2. Có chế độ đãi ngộ với NCT nghèo,
tàn tật, cô đơn không nơi nương tựa
14
77,7
18
100,0
28,7
3.3. Người lao động được nghỉ để chăm
sóc bố/mẹ là NCT bị bệnh phải điều trị
7
38,9
11
61,1
57,0
4. Nêu được những thuận lợi, khó khăn của địa phương trong công tác CSSK NCT
4.1. Thuận lợi
- Pháp lệnh NCT, Luật NCT và các văn
bản của Đảng, Nhà nước về NCT
6
33,3
18

100,0
200,3
- Sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính
quyền, đoàn thể đến CSSK NCT
10
55,6
18
100,0
79,9
- Sự nhiệt tình, tích cực của Hội NCT xã
14
77,8
18
100,0
28,5
- Sự nhiệt tình, khả năng CSSK NCT của y tế
9
50,0
18
100,0
100,0
- Nhận thức của gia đình, người thân
trong CSSK NCT ngày càng cao
7
38,9
18
100,0
157,0
- Sự quan tâm, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân
7

38,9
17
94,4
142,7
4.2. Khó khăn
- Chưa huy động được sự vào cuộc của
cả hệ thống chính trị
17
94,4
18
100,0
5,9
- Thiếu kinh phí cho các hoạt động CSSK NCT
17
94,4
18
100,0
5,9
- Môi trường sống, sinh hoạt cho NCT chưa
được quan tâm
14
77,8
18
100,0
28,5
- Sự quan tâm, chăm sóc NCT thuộc diện
nghèo, tàn tật, cô đơn chưa nhiều
14
77,8
18

100,0
28,5
- Đời sống gia đình NCT còn nhiều khó khăn
13
72,2
18
100,0
38,5
So sánh: p < 0,01
16

100% cán bộ đã hiểu rõ vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn
thể trong CSSK NCT, đề xuất các biện pháp tổ chức KCB cho NCT tại cộng
đồng. Các cán bộ được phỏng vấn đều nhận thấy được khó khăn và thuận lợi
của địa phương trong công tác CSSK NCT, 100% đồng ý với ý kiến cấp thẻ
bảo hiểm miễn phí cho NCT và có cơ chế đãi ngộ đối với NCT nghèo, tàn
tật, cô đơn không nơi nương tựa. CSHQ từ 5,9% - 200,3%.
Bảng 3.8. Hiệu quả nâng cao sự quan tâm của người chăm sóc chính
trong gia đình trong CSSK NCT trước và sau can thiệp (%)
Tiêu chí
Nhóm can thiệp
(n= 506)
Nhóm đối chứng
(n= 505)
HQCT
(%)
Trƣớc
(1)
Sau
(2)

CSHQ
(%)
Trƣớc
(3)
Sau
(4)
CSHQ

(%)
Quan tâm, dành thời
gian CSSK cho NCT
22,7
92,5
307,5
20,4
21,2
3,9
303,6
Tham gia các buổi nói
chuyện về CSSK NCT
22,3
85,0
281,1
19.8
20.8
5,0
276,1
Phối hợp với y tế
trong CSSK NCT
18.4

79.8
333,6
18,0
18,4
2,2
331,4
Đóng góp nguồn lực
cho CSSK NCT
16,6
72.5
336,7
17,8
18,0
1,1
335,6
So sánh: p
1-2
<0,05 ; p
1-3
> 0,05; p
2-4
<0,05; p
3-4
>0,05

Sau can thiệp, đã khơi dậy sự quan tâm của người thân trong gia đình
đối với việc CSSK cho NCT ở nhóm can thiệp bằng những hành động như
quan tâm, dành thời gian đi nghe các buổi nói chuyện (từ 22,3% lên 85,0%),
dành thời gian cho CSSK NCT (từ 22,7% lên 92,5%), tham gia đóng góp với
cộng đồng về mặt kinh tế (từ 16,6% lên 72,5%)…, sự khác biệt có ý nghĩa

thống kê với p<0,05. CSHQ đạt từ 281,1% đến 336,7%.
Bảng 3.9. Hiệu quả nâng cao kiến thức của NCT về mục đích của
luyện tập dưỡng sinh và TDTT trước và sau can thiệp (%)
Mục đích

Nhóm can thiệp
Nhóm đối chứng
HQC
T (%)
Trƣớc (1)
n= 107
Sau (2)
n= 512
CSHQ
(%)
Trƣớc (3)
n= 102
Sau (4)
n= 506
CSHQ
(%)
Giữ gìn, NCSK
66,3
100,0
50,8
65,7
70,1
6,7
44,1
Giải trí

43,0
91,4
112,6
51,0
52,2
2,4
110,2
Chữa bệnh
28,9
83,6
189,2
30,4
35,4
16,4
172,8
Theo phong trào
20,5
53,3
160,0
22,5
20,3
9,7
150,3
Không biết
8,4
00,0
-
7,8
7,1
9,0

-
So sánh: p
1-2
<0,05; p
1-3
> 0,05; p
2-4
<0,05; p
3-4
>0,05
17


Tỷ lệ NCT có kiến thức đúng về mục đích của luyện tập dưỡng
sinh và TDTT tại nhóm can thiệp đã tăng từ (28,9%-66,9%) trước can
thiệp lên (83,6%-100%) sau can thiệp, cao hơn so với nhóm chứng cùng
thời điểm nhưng không can thiệp với CSHQ từ 50,8%-189,2%.
3.2.2.3. Kết quả và hiệu quả hoạt động của CLB sức khoẻ ngoài trời
Bảng 3.10. Số NCT tham gia CLB sức khỏe ngoài trời trước và sau can thiệp

Chỉ số
đánh giá
Trƣớc can thiệp
Sau can thiệp

CSHQ
(%)
Liên Hà
(n= 260)
Uy Nỗ

(n=256)
Chung
(n=516)
Liên Hà
(n=258)
Uy Nỗ
(n=254)

Chung
(n=512)

Số NCT tham
gia CLB sức
khỏe ngoài trời
82
60
142
250
248
499

-
Tỷ lệ % NCT
tham gia CLB
SK ngoài trời
31,5
23,1
27,5
96,9
97,6

97,5
254,5
So sánh: p <0.01

Sau can thiệp, số NCT tham gia CLB sức khoẻ ngoài trời đã tăng từ
27,5% lên 97,5%, CSHQ là 254,5%. Hầu hết những cảm giác chủ quan của
NCT khi tham gia CLB sức khoẻ ngoài trời đều giảm so với trước can thiệp, tỷ
lệ giảm từ 70,8% đến 95,7%. Trong đó, cảm giác chủ quan giảm nhiều nhất là
mệt mỏi (95,7%), đau mỏi lưng (93,4%), buồn ngủ ban ngày (88,9%).
Bảng 3.11: Đánh giá lại tình trạng sức khỏe NCT sau 12 tháng can thiệp

Cảm giác chủ quan
Nhóm can thiệp
(n=512)
Nhóm đối chứng
(n= 506)
HQCT
(%)
Trƣớc
(1)
Sau
(2)
CSHQ
(%)
Trƣớc
(3)
Sau
(4)
CSHQ
(%)

Thể
chất

Khỏe mạnh
15,7
32,6
107,6
13,3
14,8
11,2
96,4
Bình thường
56,9
66,2
16,4
55,2
56,1
1,6
14,8
Yếu
26,1
1,2
95,4
30,3
28,2
6,9
88,5
Rất yếu
1,1
0,0

100,0
1,2
0,9
25,0
75,0
Tinh
thần
Thoải mái, dễ chịu
24,4
45,3
85,6
19,6
19,8
13,3
72,3
Bình thường
51,2
52,9
3,3
60,9
65,4
1,2
2,1
Không thoải mái
20,5
1,8
91,2
17,3
13,6
21,3

69,9
Lo lắng, buồn phiền
3,9
0,0
100,0
2,1
1,2
42,8
57,2
So sánh: p
1-2
<0,05; p
1-3
> 0,05; p
2-4
<0,05; p
3-4
>0,05

18

Sau 12 tháng tham gia CLB, sức khỏe của NCT đã được cải thiện rất
nhiều, số người khỏe mạnh đã tăng lên rõ rệt so với trước can thiệp và với
nhóm đối chứng, HQCT là 59,4% và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p<0,05. Tỷ lệ NCT có cảm giác thoải mái, dễ chịu tăng (CSHQ=85,6%),
không còn NCT lo lắng buồn phiền, số người không thoải mái chỉ còn
1,8% giảm 20,5% so với trước can thiệp.
CHƢƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. Thực trạng nhu cầu, sử dụng dịch vụ CSSK NCT và khả năng đáp

ứng của TYT xã tại huyện Đông Anh, Hà Nội năm 2012
4.1.1. Thực trạng sức khoẻ và nhu cầu CSSK của ngƣời cao tuổi
Việc tự đánh giá tình trạng sức khỏe của NCT còn mang tính chủ
quan do sự cảm nhận và khả năng thích nghi của mỗi người. Một tỷ lệ
không nhỏ NCT cảm thấy tinh thần không thoải mái. Có thể do cuộc sống
đô thị hóa đã chiếm phần lớn thời gian của mỗi gia đình nên sự quan tâm
tới NCT cũng ít hơn so với trước. Mặt khác, tâm lí chung NCT dễ tủi thân,
mặc cảm, lo sợ bản thân là thừa, là gánh nặng của con cháu.
Trong nghiên cứu này, phần lớn NCT đều có khả năng đi lại, sinh
hoạt bình thường (83,7%), các nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương
tự. Điều này cho thấy một tỷ lệ lớn NCT trong cộng đồng vẫn còn khả
năng đi lại, tự phục vụ bản thân cũng như còn khả năng đóng góp cho gia
đình và xã hội.
Đời sống ngày một nâng cao cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới mô
hình bệnh tật của NCT. Tỷ lệ NCT không có bệnh chỉ chiếm 15,3%. Tính
chất đa bệnh lý được thể hiện càng rõ khi số NCT mắc 2 bệnh chiếm tỷ lệ
cao nhất (32,3%), tiếp đến là từ 4 bệnh trở lên (22,0%), một bệnh (17,1%)
và 3 bệnh (13,3%). Trung bình mỗi NCT mắc 2,28 bệnh. Kết quả này cũng
phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả khác về bệnh tật ở NCT. Như
vậy, có thể nhận thấy mặc dù già không phải là bệnh, nhưng do bị nhiều
yếu tố tác động nên dễ tạo điều kiện phát sinh các bệnh tật ở các mức độ
khác nhau khiến sức khỏe NCT ngày càng giảm sút. Đây không chỉ là
thách thức đối với cả hệ thống y tế mà còn là toàn xã hội.
19

4.1.2. Những yếu tố liên quan đến sức khoẻ ngƣời cao tuổi
Nghiên cứu này đã chỉ ra những yếu tố mang tính đặc thù liên quan
đến sức khoẻ NCT như giới tính, tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp hiện tại
thì lối sống mà cụ thể là thói quen sinh hoạt, người thân, gia đình và xã hội là
những yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ NCT. Những thói quen lành

mạnh sẽ là cầu nối tốt nhất đến một tuổi già khỏe mạnh, trong đó quan trọng
nhất là thói quen về ăn uống, tập luyện thể dục thể thao Việc tạo lập được
những thói quen tốt là một phương pháp hữu hiệu và rẻ tiền nhất để gìn giữ
sức khỏe. Vì vậy, để chăm sóc và nâng cao sức khỏe NCT cần phải tác động
tổng thể tới tất cả nhóm yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe NCT. Điều này cần
có sự phối hợp của bản thân NCT và gia đình cũng như sự quan tâm của cấp
uỷ Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp.
4.1.3. Sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ngƣời cao tuổi
Nghiên cứu tình hình sử dụng dịch vụ CSSK và những yếu tố tác
động đến quyết định lựa chọn dịch vụ ở NCT là vấn đề được rất nhiều tác
giả quan tâm. Đây cũng là vấn đề then chốt để tổ chức hệ thống cung ứng
DVYT phù hợp hơn, đáp ứng nhu cầu CSSK của NCT. Một điều quan
trọng là người sử dụng DVYT sẽ có tác động đến hoạt động của hệ thống
cung ứng DVYT chứ không phải do những người cung ứng DVYT quyết
định. Do đó, để nâng cao hiệu quả của hệ thống cung ứng DVYT cho
NCT cần phải nắm bắt được nhu cầu, nguyện vọng và xu hướng thay đổi
cách sử dụng của NCT trong cộng đồng.
Tuy nhiên, thực trạng hiện nay là công tác y tế cơ sở chưa thực sự
được các cấp ủy đảng và chính quyền quan tâm đúng mức, chưa tạo được
niềm tin trong nhân dân. Bằng chứng là đa phần NCT đến KCB tại TYT
chưa nhiều, lý do chủ yếu là thuận tiện, gần nhà, không phải chờ đợi lâu…
4.1.4. Khả năng đáp ứng dịch vụ CSSK của trạm y tế xã
Trạm y tế xã là tuyến y tế gần dân nhất, là nơi đầu tiên người dân
tiếp xúc với hệ thống y tế, phát hiện những vấn đề sức khoẻ sớm nhất.
Mặc dù Đảng và nhà nước đã ban hành những cơ chế, chính sách nhằm
củng cố và phát triển mạng lưới y tế cơ sở, tuy nhiên, vẫn còn nhiều TYT
20

xã thiếu nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác KCB,
CSSK ban đầu cho người dân, đặc biệt là người cao tuổi.

Sự phát triển hệ thống y tế tư nhân cũng đã tạo ra một sự cạnh tranh
lành mạnh thúc đẩy sự phát triển của hệ thống y tế nhà nước nói chung và
y tế xã nói riêng. Đây là điều kiện thuận lợi để người dân có thể tiếp cận
nhiều loại hình dịch vụ y tế phù hợp, chất lượng với chi phí thấp.
Căn cứ vào các đặc điểm kinh tế - xã hội, nhu cầu, nguồn lực và khả
năng đáp ứng của TYT xã trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội,
chúng tôi tiến hành xây dựng thử nghiệm mô hình “Quản lý, tư vấn, CSSK
người cao tuổi dựa vào cộng đồng” và bước đầu đạt được một số kết quả.
4.2. Xây dựng và thử nghiệm mô hình Quản lý, tƣ vấn, chăm sóc sức
khỏe ngƣời cao tuổi dựa vào cộng đồng
4.2.1. Xây dựng mô hình can thiệp
Hiện nay, có rất nhiều mô hình CSSK NCT được áp dụng ở nhiều
nơi, tuy nhiên, những mô hình này đều mang tính đặc thù, phụ thuộc vào
hoàn cảnh kinh tế của từng địa phương và mới chỉ phục vụ cho một nhóm
đối tượng NCT nhất định như NCT nghèo, cô đơn, không nơi nương tựa
hoặc nhóm NCT có điều kiện kinh tế. Vì vậy, để đảm bảo cho mọi NCT
đều được CSSK, chúng tôi xây dựng mô hình “Quản lý, tư vấn, CSSK
NCT dựa vào cộng đồng ”. Các hoạt động can thiệp được tiến hành tại 2 xã
Uy Nỗ và Liên Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội với các nội dung:
tổ chức quản lý sức khỏe, khám chữa bệnh cho NCT; truyền thông, hướng
dẫn, tư vấn sức khoẻ và thành lập CLB sức khỏe ngoài trời.
4.2.2. Về kết quả và hiệu quả của mô hình
4.2.2.1. Kết quả và hiệu quả hoạt động quản lý sức khỏe, khám chữa
bệnh cho ngƣời cao tuổi
Thông qua hoạt động quản lý sức khỏe và KCB sẽ giúp TYT phát
hiện và ngăn chặn kịp thời những bệnh tật mới phát sinh, góp phần nâng
cao chất lượng cuộc sống và tuổi thọ cho NCT. Để đánh giá hiệu quả hoạt
động quản lý sức khỏe và KCB cho NCT, chúng tôi sử dụng các chỉ số
Điều hành dựa vào cộng đồng (CBM). Tại nhóm can thiệp, tỷ lệ sử dụng
21


tăng hơn so với trước can thiệp và so với nhóm đối chứng với HQCT là
85,5% (p< 0,05). Tỷ lệ sử dụng đủ, tỷ lệ sử dụng hiệu quả cũng tăng từ
49,6% lên 92,5% và 12,5% lên 50,2% với HQCT là 85,5% và 291,9% (p<
0,05). Những thay đổi trên tuy không lớn nhưng đã góp phần quan trọng
khích lệ, động viên các NVYT hoàn thành nhiệm vụ trong CSSK cho nhân
dân và NCT tại trạm y tế xã ngày một tốt hơn.
4.2.2.2. Kết quả và hiệu quả hoạt động truyền thông, tập huấn, tƣ
vấn sức khoẻ
Hoạt động TT-GDSK là một nội dung quan trọng được triển khai
trong mô hình. Thông qua TT-GDSK nhằm nâng cao kiến thức chăm sóc
và bảo vệ sức khỏe, giúp NCT xác lập và duy trì những hành vi có lợi cho
sức khỏe, đồng thời hướng dẫn kỹ năng thực hành để thực hiện được
những hành vi sức khỏe đạt hiệu quả cao nhất. Trong nghiên cứu này, mô
hình can thiệp không chỉ TT-GDSK cho đối tượng NCT mà còn cho các
đối tượng khác như người thân trong gia đình NCT; cấp uỷ đảng, chính
quyền; các ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội, NVYT tạo nên sức
mạnh to lớn để cùng chung tay góp phần nâng cao sức khỏe cho NCT.
Hoạt động truyền thông đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, đã bổ
sung, cải thiện kiến thức của người dân xung quanh vấn đề CSSK NCT. Đây
là một chiến lược nhằm tạo dựng sức mạnh to lớn từ cộng đồng đến công tác
này trong những năm tiếp theo.
4.2.2.3. Kết quả và hiệu quả hoạt động của Câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trời
Mô hình đã thành lập CLB sức khoẻ ngoài trời thông qua hoạt động
củng cố và duy trì CLB dưỡng sinh tổ chức thành 4 điểm luyện tập ở xã
Liên hà, 3 điểm ở xã Uy Nỗ; thành lập các đội “bóng chuyền hơi”, “cầu
lông” duy trì chế độ luyện tập 2 buổi/ngày, đã huy động sự tham gia của
499 NCT, tăng từ 27,5% lên 97,5% (CSHQ là 254,5% với p<0,01). Câu
lạc bộ sức khoẻ ngoài trời không những đã mang lại hiệu quả về mặt thể
chất mà còn là một môi trường tốt để người cao tuổi giao lưu, sinh hoạt,

giảm bớt căng thẳng, buồn chán nảy sinh trong cuộc sống.
22

4.2.3. Đánh giá tính khả thi, bền vững của mô hình
Mô hình thí điểm “Quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao
tuổi dựa vào cộng đồng” được triển khai tại 2 xã Uy Nỗ và Liên Hà,
huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội tuy có những hạn chế nhất định
nhưng nếu được duy trì sẽ đáp ứng nhu cầu cơ bản về CSSK của NCT tại
cộng đồng qua đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho NCT,
góp phần giúp NCT sống khỏe, sống vui, sống có ích. Để đảm bảo tính
công bằng trong CSSK cho tất cả NCT thì mô hình cần được triển khai,
nhân rộng trong toàn xã, đặc biệt cần chú trọng đến đối tượng là NCT tàn
tật, cô đơn không nơi nương tựa. Tuy nhiên, với thực trạng chất lượng
nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị… của các TYT như hiện nay
thì để mô hình có tính khả thi, bền vững cần phải có những giải pháp hỗ
trợ tích cực, cụ thể và phù hợp.
KẾT LUẬN
1. Thực trạng nhu cầu, sử dụng dịch vụ CSSK của ngƣời cao tuổi và
đáp ứng của y tế tuyến xã tại huyện Đông Anh, Hà Nội năm 2012
- Kết quả điều tra 1025 NCT ở 4 xã huyện Đông Anh, thành phố Hà
Nội năm 2012 cho thấy, có 28,2% NCT tự đánh giá sức khoẻ yếu; chỉ có
14,5% NCT tự đánh giá là khỏe mạnh và 56,1% NCT cảm thấy bình
thường; 83,7% NCT vẫn đi lại được bình thường, tự phục vụ bản thân và
không bị phụ thuộc vào người khác.
- Bệnh của NCT thường là mạn tính và đa bệnh lí: 84,7% NCT
mắc các triệu chứng/bệnh mạn tính; số NCT mắc 2 bệnh chiếm tỷ lệ cao
(32,3%). Những bệnh mạn tính NCT hay mắc là hô hấp, tăng huyết áp,
tâm thần kinh và cơ xương khớp. Trung bình mỗi NCT mắc 2,28 bệnh.
- Tỷ lệ NCT bị ốm 3 tháng trước điều tra là 63,5%, trong đó có
73,6% NCT bị ốm 1 đợt. Các triệu chứng/bệnh cấp tính hay gặp ở NCT

là ho, đau đầu, mất ngủ, đau lưng, xương khớp và tăng huyết áp.
- Nhu cầu CSSK của NCT là rất lớn, NCT có nhu cầu được chăm
sóc sức khoẻ toàn diện cả về thể chất và tinh thần; nguyện vọng chủ yếu
23

của NCT là được KCB với chi phí phải chăng (87,8%), được cung cấp
thông tin về phòng bệnh, CSSK (82,7%).
- Về tình hình sử dụng dịch vụ khi bị ốm: chỉ có 22,1% người cao
tuổi đi KSK định kỳ và khi đi khám NCT có xu hướng lựa chọn bệnh
viện, PKĐKKV (54,0%) và TYT xã (32,2%) là chủ yếu. NCT lựa chọn
TYT xã là do thuận tiện, gần nhà (32,1%) và không phải chờ đợi lâu
(26,1); bệnh viện, PKĐKKV là do có thẻ BHYT (51,9%) và chuyên môn
giỏi (49,2%).
- Cả 4 TYT xã đều có bác sỹ với đầy đủ nhân lực, cơ sở hạ tầng,
trang thiết bị và đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn
2011-2020; có khả năng thực hiện các xử trí ban đầu và KCB thông
thường song tỷ lệ sử dụng hiệu quả còn thấp.
2. Hiệu quả mô hình “Quản lý, tƣ vấn, chăm sóc sức khỏe ngƣời cao
tuổi dựa vào cộng đồng”
Mô hình thí điểm “Quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao
tuổi dựa vào cộng đồng” lấy đối tượng trọng tâm là người cao tuổi và
người thân trong gia đình ở 4 xã nghiên cứu là một mô hình hiệu quả,
có tính khả thi và bền vững do không đòi hỏi chi phí cao, dễ tiến hành,
phù hợp với văn hóa của người Việt Nam và thiết thực với chính người
cao tuổi.
Sau 12 tháng can thiệp, tỷ lệ sử dụng, tỷ lệ sử dụng đủ và tỷ lệ sử
dụng hiệu quả tại TYT xã can thiệp tăng lên với HQCT từ 85,5% đến
291,9% (p<0,05). Trạm y tế xã có khả năng đáp ứng tốt các dịch vụ
CSSK cho người cao tuổi trên địa bàn.
Việc triển khai mô hình “Quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người

cao tuổi dựa vào cộng đồng” với 3 nội dung can thiệp của nghiên cứu cho
thấy nhóm hoạt động can thiệp đã tác động trực tiếp tới đối tượng là NCT,
người thân trong gia đình NCT, NVYT, cán bộ Đảng, chính quyền, ban,
ngành, đoàn thể. Các nội dung truyền thông, hướng dẫn, tư vấn sức khoẻ có
tính khả thi, hiệu quả và bền vững. Nhận thức của cấp uỷ Đảng, chính quyền
và cộng đồng về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác CSSK NCT đã
24

được tăng cường. Kiến thức về CSSK NCT của NVYT xã đã được nâng lên
với HQCT từ 80,2% đến 275,9%.
Hoạt động Câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trời thiết thực, phù hợp đã
động viên, khơi dậy, kích thích được nhiều NCT tham gia. Sau 12 tháng
luyện tập dưỡng sinh, TDTT, sức khỏe NCT đã được cải thiện rõ rệt.
Các triệu chứng khó chịu của NCT hầu hết đều giảm sau can thiệp,
trong đó giảm nhiều nhất là mệt mỏi (95,7%), đau mỏi lưng (93,4%),
buồn ngủ ngày (88,9%), đau đầu (87,0%). Tỷ lệ NCT đánh giá khỏe
mạnh về thể chất và thoải mái về tinh thần tăng cao với HQCT là 96,4%
và 72,3% với p< 0,05.
KIẾN NGHỊ
Qua triển khai mô hình can thiệp và từ kinh nghiệm thực tiễn thu
được trong thử nghiệm nghiên cứu can thiệp - đối chứng tại 4 xã, chúng
tôi đề xuất một số kiến nghị sau:
1. Tiếp tục hoàn thiện và mở rộng mô hình quản lý, tư vấn, chăm sóc
sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng tại các xã khác của huyện Đông Anh và
trên toàn thành phố Hà Nội. Trong đó chú trọng đến các hoạt động nâng
cao năng lực quản lý, kiến thức, kỹ năng trong CSSK cho NCT của TYT
xã. Tăng cường tập huấn kiến thức và kỹ năng chăm sóc NCT cho cộng
đồng và những người thân trong gia đình. Tuyên truyền nâng cao nhận
thức của các nhà lãnh đạo cộng đồng đối với công tác CSSK người cao
tuổi; tăng cường nguồn lực trong công tác CSSK người cao tuổi.

2. Tăng cường các hoạt động văn hóa, thể dục – thể thao, vui chơi
giải trí phù hợp với NCT; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình
thành các câu lạc bộ văn hóa, thể thao của người cao tuổi ở địa phương.





25

Công trình đƣợc hoàn thành tại:
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƢƠNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS. TS Nguyễn Duy Luật
2. PGS. TS Hoàng Văn Tân

Phản biện 1: PGS. TS Lương Ngọc Khuê – Bộ Y tế
Phản biện 2: PGS. TS Phan Văn tường – Đại học Y tế công cộng
Phản biện 3: TS Hoàng Đức Hạnh – Sở Y tế Hà Nội

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện tổ chức
tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
Vào hồi: giờ ngày tháng năm 2014


Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương

×