Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Sử dụng phần mềm eviews để đánh giá ảnh hưởng các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu gạo của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 68 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI
GIẢI THƢỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”
NĂM 2014

Tên công trình: SỬ DỤNG PHẦN MỀM EVIEWS ĐỂ
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh doanh và quản lý 2

HÀ NỘI, 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI
GIẢI THƢỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”
NĂM 2014

Tên công trình: SỬ DỤNG PHẦN MỀM EVIEWS ĐỂ
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh doanh và quản lý 2

Họ và tên sinh viên: Trần Vân Anh - Nữ
Nguyễn Thị Phƣơng – Nữ
Viện: Thƣơng mại và Kinh tế quốc tế - Năm thứ: 4/4
Ngành học: Kinh tế Hải quan
Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Liên Hƣơng

HÀ NỘI, 2014





i

MỤC LỤC

MỤC LỤC .......................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................... iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................... v
CHƢƠNG 1....................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU........................................................... 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................ 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................... 3
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................ 4
1.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 4
1.5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................ 4
CHƢƠNG 2....................................................................................................... 6
CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................ 6
2.1. TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM .................. 6
2.1.1. Đặc điểm thị trƣờng xuất khẩu gạo của Việt Nam.......................... 6
2.1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu gạo đối với Việt Nam ................. 8
2.2. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
GẠO CỦA VIỆT NAM ................................................................................. 9
2.2.1. Các nhân tố chủ quan ...................................................................... 9
2.2.2. Các nhân tố khách quan ................................................................ 22
CHƢƠNG 3..................................................................................................... 27
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA ....................... 27
VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA ..................................................... 27

3.1. SẢN LƢỢNG VÀ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU ................................ 27


ii

3.2. CHẤT LƢỢNG GẠO XUẤT KHẨU .................................................. 30
3.3. GIÁ GẠO XUẤT KHẨU ..................................................................... 31
3.4. CƠ CẤU THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU ............................................. 34
CHƢƠNG 4..................................................................................................... 38
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................ 38
VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................ 38
4.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................... 38
4.1.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................... 38
4.1.2. Giả thiết và mô hình nghiên cứu ................................................... 39
4.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................. 40
4.2.1. Phân tích thống kê mô tả và tƣơng quan ....................................... 40
4.2.2. Mô hình hồi quy ............................................................................ 41
4.3. SỰ PHÙ HỢP CỦA MÔ HÌNH VỚI LÍ THUYẾT VÀ THỰC TẾ .... 47
CHƢƠNG 5..................................................................................................... 50
KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT
ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM ........................................... 50
5.1. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH ................................... 50
5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM .................................................................. 50
5.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách ..................................................... 50
5.2.2. Cải thiện chất lƣơng gạo Việt Nam............................................... 51
5.2.3. Một số giải pháp khác ................................................................... 53
5.3. HẠN CHẾ VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CỦA ĐỀ TÀI 54
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... i

PHỤ LỤC....................................................................................................... ii


iii

DANH MỤC BẢNG

Bảng

Trang

3.1

Sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam
(2004-2013)

28

4.1

Thống kê mô tả các biến số

40

4.2

Hệ số tƣơng quan các biến số

41


4.3

Kết quả hồi quy bội

42

4.4

Kết quả hồi quy đơn sản lƣợng xuất khẩu và sản lƣợng sản
xuất gạo

43

4.5

Kết quả hồi quy đơn sản lƣợng gạo xuất khẩu và diện tích
đất

44

4.6

Kết quả hồi quy đơn sản lƣợng gạo xuất khẩu và số lao
động

46


iv


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Trang

3.1

Sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam
(2004-2013)

28

3.2

Giá gạo xuất khẩu của các nƣớc

33

3.3

10 thị trƣờng xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam
năm 2012

35

4.1

Sản lƣợng gạo sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam
(giai đoạn 1990-2012)


48


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu
Long

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

EU

European Union

Liên minh Châu Âu

FAO

Food and Agriculture

Organization of the United
Nations

Tổ chức Nông lƣơng Liên
hợp quốc

FOB

Free On Board

Giao hàng trên tàu

GAP

Good Agricultural Practices

Các thông lệ sản xuất
nông nghiệp tốt

USD

United States Dollar

Đô la Mỹ

USDA

United States Department of
Agriculture


Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

VFA

Vietnam Food Association

Hiệp hội Lƣơng thực Việt
Nam


1

CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc, Việt
Nam đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực nông
nghiệp. Từ một nƣớc sản xuất nông sản không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
trong nƣớc, Việt Nam đã có thể xuất khẩu gạo ra thị trƣờng quốc tế và từng
bƣớc phát triển, vƣơn lên thành một trong những cƣờng quốc xuất khẩu gạo
hàng đầu thế giới. Để đạt đƣợc những thành công to lớn đó phải kể đến đƣờng
lối chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nƣớc và sự nỗ lực, cố gắng của hàng
triệu hộ nông dân, cũng nhƣ của những nhà doanh nghiệp và nhà nghiên cứu.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn
chế và vƣớng mắc. Mặc dù sản lƣợng gạo xuất khẩu của Việt Nam đứng thứ
hai thế giới nhƣng kim ngạch xuất khẩu lại không cao do giá gạo thấp hơn
nhiều so với các cƣờng quốc xuất khẩu gạo còn lại. Giá xuất khẩu bình quân

của Việt Nam chỉ đạt khoảng 80% so với giá bình quân của thế giới, trong khi
đó giá gạo của 4 cƣờng quốc xuất khẩu còn lại là Thái Lan, Hoa Kỳ, Ấn Độ và
Pakistan thấp nhất cũng trên 90%, cao nhất là gần 120%. Hơn nữa, trải qua
hơn hai mƣơi năm xuất khẩu, gạo Việt Nam vẫn chƣa tạo đƣợc một thƣơng
hiệu và hình ảnh đến với ngƣời tiêu dùng trên thế giới do chỉ xuất qua các
nƣớc trung gian.
Có rất nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan, cho những bất
cập trên, tuy nhiên phải kể đến đầu tiên đó là chất lƣợng gạo thấp, môi trƣờng
pháp lí chƣa minh bạch, cơ chế tổ chức xuất khẩu gạo còn bất hợp lí và ảnh
hƣởng từ sự biến động hàng ngày của thị trƣờng gạo thế giới. Chất lƣợng gạo
Đại học Kinh tế Quốc dân


2

ảnh hƣởng rất lớn đến giá gạo xuất khẩu và cũng là một rào cản không nhỏ khi
gạo Việt Nam muốn thâm nhập vào các thị trƣờng yêu cầu khắt khe nhƣ Nhật
Bản và Châu Âu. Tuy đã có những biến chuyển tích cực nhƣng gạo xuất khẩu
của Việt Nam đa số vẫn là gạo chất lƣợng trung bình và thấp, do tác động trực
tiếp từ quá trình sản xuất và chế biến. Môi trƣờng pháp lí và cơ chế xuất khẩu
gạo cũng còn tồn tại nhiều bất cập, chƣa tạo đƣợc động lực và sự cạnh tranh
lành mạnh giữa các doanh nghiệp để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo đạt
hiệu quả cao. Hơn nữa, sự biến động hàng ngày của cung cầu gạo trên thị
trƣờng thế giới với những thay đổi trong chính sách xuất, nhập khẩu gạo của
các nƣớc, đặc biệt là các nƣớc xuất, nhập khẩu gạo với khối lƣợng lớn, đã tác
động mạnh mẽ đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam. Do vậy, chúng ta
cần nghiên cứu kĩ lƣỡng và có cái nhìn đầy đủ, chính xác về tầm ảnh hƣởng
của những nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam, để
qua đó đƣa ra những chính sách và chiến lƣợc phát triển đúng đắn trong thời
gian tới.

Gạo là ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, do đó cho đến nay
đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu gạo của Việt
Nam. Điển hình là cuốn sách “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 20 năm
đổi mới” của tác giả Phạm Văn Bính đề cập đến những thành tựu trong xuất
khẩu gạo, đồng thời chỉ ra những thuận lợi, khó khăn của phát triển nông
nghiệp, nông thôn, trong đó có vấn đề sản xuất và xuất khẩu gạo. Bài viết “Để
Việt Nam giữ vững vị trí nƣớc xuất khẩu gạo lớn trên thế giới” của tác giả
Nguyễn Trần Trọng đăng trên tạp chí nghiên cứu kinh tế số 3 (370) tháng 3
năm 2009 cũng đã nghiên cứu tổng quan tình hình xuất, nhập khẩu gạo của
Việt Nam trong lịch sử, đƣa ra một số nhận xét về xuất, nhập khẩu gạo trong
những năm gần đây và đề xuất một số giải pháp chủ yếu để Việt Nam giữ
Đại học Kinh tế Quốc dân


3

vững vị trí xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Tuy nhiên, do mục đích và khuôn
khổ của các công trình nghiên cứu, cho đến nay chƣa có công trình nào nghiên
cứu chuyên sâu và đƣa ra những đánh giá chi tiết về những nhân tố tác động
đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam, nhất là những nghiên cứu định
lƣợng và mô hình hóa.
Chính vì những lí do đó mà đề tài: “Sử dụng phần mềm Eviews để
đánh giá ảnh hƣởng của các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu
gạo của Việt Nam” đƣợc chọn để nghiên cứu.
1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng và các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu

gạo của Việt Nam thời gian qua. Sau đó sử dụng phần mềm Eviews để mô
hình hóa các nhân tố định lƣợng, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy
và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam thời gian tới.
 Mục tiêu cụ thể
Đề tài tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Những nhân tố nào tác động đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt
Nam?
- Các nhân tố định lƣợng có mối quan hệ toán học nhƣ thế nào với sản
lƣợng xuất khẩu gạo của Việt Nam?
- Các khuyến nghị chính sách nào phù hợp cho Việt Nam để thúc đẩy
hoạt động xuất khẩu gạo trong thời gian tới?

Đại học Kinh tế Quốc dân


4

1.3.

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tƣợng nghiên cứu: sự ảnh hƣởng của các nhân tố tác động đến hoạt
động xuất khẩu gạo của Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: khoảng thời gian từ khi Việt Nam bắt đầu tham gia
xuất khẩu gạo ra thị trƣờng quốc tế đến nay (từ năm 1989 đến năm
2013).
1.4.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Đối với câu hỏi thứ nhất, chúng tôi dựa vào những lí thuyết kinh tế và
thực tiễn để đƣa ra những đánh giá và kết luận về sự ảnh hƣởng của các nhân
tố tác động đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam. Các phƣơng pháp
đƣợc sử dụng chủ yếu là phân tích, tổng hợp, thống kê, đánh giá và so sánh.
Đối với câu hỏi thứ hai, chúng tôi dựa vào bộ số liệu thống kê có sẵn
đáng tin cậy từ những nguồn nhƣ Tổng cục thống kê, Tổng cục Hải quan,
FAO và USDA để xây dựng mô hình hồi quy giữa sản lƣợng gạo xuất khẩu
của Việt Nam với các biến giải thích nhƣ sản lƣợng gạo sản xuất, diện tích đất
trồng lúa cả nƣớc và số ngƣời trong độ tuổi lao động làm việc trong ngành
nông.
1.5.

KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Công trình nghiên cứu ngoài phần danh mục bảng, biểu đồ, tài liệu
tham khảo và phụ lục, nội dung bao gồm 5 chƣơng:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu. Chƣơng 1 tập trung vào
những lí do, mục đích và phƣơng pháp nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lí thuyết và tổng quan nghiên cứu. Chƣơng 2 sẽ
đánh giá tổng quan về mặt lí thuyết chung, đƣợc chia thành 2 phần: i) Tổng

Đại học Kinh tế Quốc dân


5

quan về xuất khẩu gạo của Việt Nam, ii) Các nhân tố tác động đến hoạt động
xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Chương 3: Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong
thời gian qua. Chƣơng 3 sẽ trình bày tổng quan về tình hình xuất khẩu gạo

của Việt Nam trong thời gian 10 năm qua, từ năm 2004 đến năm 2013.
Chương 4: Mô hình nghiên cứu và đánh giá kết quả nghiên cứu.
Chƣơng 4 sẽ mô tả chi tiết các biến số, số liệu nghiên cứu, phƣơng pháp
nghiên cứu để xây dựng đƣợc mô hình hồi quy giữa các biến định lƣợng và
sản lƣợng xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Chương 5: Kết luận và một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động
xuất khẩu gạo của Việt Nam. Chƣơng 5 sẽ đƣa ra các kết luận chung cho
công trình nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu
gạo Việt Nam. Cuối cùng, nhóm tác giả sẽ đƣa ra các hạn chế của đề tài và các
hƣớng nghiên cứu cho các công trình nghiên cứu tiếp theo.

Đại học Kinh tế Quốc dân


6

CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1.

TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

2.1.1. Đặc điểm thị trƣờng xuất khẩu gạo của Việt Nam
Thị trƣờng là một tập hợp các thoả thuận giữa ngƣời mua và ngƣời bán,
tuy nhiên gạo là sản phẩm thiết yếu và là sản phẩm của ngành nông nghiệp
nên thị trƣờng gạo tồn tại một số khác biệt so với các thị trƣờng hàng hóa
thông thƣờng khác. Cũng nhƣ thị trƣờng gạo thế giới, thị trƣờng xuất khẩu gạo
của Việt Nam có những đặc điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, thị trƣờng xuất khẩu gạo của Việt Nam có tính thời vụ trong
trao đổi. Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, tính thời vụ đƣợc quy định

bởi đặc điểm khí hậu sinh thái kết hợp với đặc điểm kỹ thuật của cây trồng.
Lúa gạo cũng vậy, do có tính thời vụ trong sản xuất nên cũng hình thành tính
thời vụ trong trao đổi. Xuất khẩu gạo gắn liền với quá trình sản xuất, chế biến
và điều hành lúa gạo của từng nƣớc. Cứ sau thời điểm thu hoạch thì thị trƣờng
lúa gạo thế giới lại sôi động hơn. Tuy nhiên, sự liên tục và sôi động đó diễn ra
nhƣ thế nào và diễn ra trong bao lâu lại tuỳ thuộc vào khả năng dự trữ và điều
hành gạo của từng nƣớc. Ở Việt Nam, vụ đông xuân là vụ lúa có năng suất,
sản lƣợng và chất lƣợng tốt nhất, đƣợc tập trung cho xuất khẩu. Tuy nhiên, do
điều kiện về khả năng dự trữ, bảo quản nên chúng ta không thể phân bổ xuất
khẩu dàn trải đều vào tất cả các tháng trong năm mà thƣờng chỉ tập trung vào
sau khi thu hoạch.
Thứ hai, buôn bán giữa các Chính phủ là phƣơng thức chủ yếu. Gạo là
loại hàng hoá có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con ngƣời nên
có thể nói nhu cầu về gạo có tính chất ổn định hơn các loại hàng công nghiệp.
Đại học Kinh tế Quốc dân


7

Mặt khác, Chính phủ cũng phải có chính sách giữ sự ổn định trong cung cấp
lƣơng thực nói chung và gạo nói riêng, hay nói cách khác đó là sự đảm bảo an
ninh lƣơng thực quốc gia. Do đó, khối lƣợng gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ
yếu bị chi phối bởi các hiệp định hoặc hợp đồng của Chính phủ có tính chất
lâu dài và định lƣợng cụ thể hàng năm vào đầu các niên vụ.
Thứ ba, chủ thể nhập khẩu gạo không ổn định. Hàng năm, số lƣợng gạo
cung cấp ra thị trƣờng thế giới cùng với các chủ thể xuất khẩu và nhập khẩu là
không ổn định, sự không ổn định này là do sự tác động của thời tiết khí hậu và
chính sách của Chính phủ các nƣớc. Philippines, Malaysia và Indonesia là
những đối tác nhập khẩu gạo lâu dài của Việt Nam, tuy nhiên thời gian gần
đây cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu gạo của Việt Nam đã có sự thay đổi.

Philippines ban hành chính sách khuyến khích tƣ nhân tham gia nhập khẩu
gạo và phát triển sản xuất nông nghiệp, tiến tới hạn chế sự phụ thuộc quá lớn
vào xuất khẩu gạo của Việt Nam. Trung Quốc lại đẩy mạnh nhập khẩu gạo
của Việt Nam, do đó vƣơn lên chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu xuất khẩu
gạo của Việt Nam năm 2012. Mặt khác, điều kiện thời tiết thuận lợi cho sản
xuất lúa gạo cũng có thể làm giảm khối lƣợng nhập khẩu gạo của các nƣớc
này từ Việt Nam.
Thứ tư, thị trƣờng xuất khẩu gạo của Việt Nam chịu tác động lớn từ các
cƣờng quốc xuất khẩu gạo khác trên thế giới. Gạo là hàng hoá thiết yếu nên
các nƣớc đều trực tiếp có chính sách điều hành hoặc độc quyền, tập trung kinh
doanh và coi trọng xây dựng dự trữ quốc gia. Các nƣớc lớn có tác động trực
tiếp, chi phối đến chiều hƣớng của thị trƣờng gạo thế giới nhƣ Mỹ, Thái Lan
và Trung Quốc. Họ có thể điều tiết khối lƣợng mua vào hay bán ra trên thị
trƣờng quốc tế và qua đó ảnh hƣởng đến giá cả và các tác nhân tham gia thị
trƣờng. Với vị thế của cƣờng quốc xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, giá và sản
Đại học Kinh tế Quốc dân


8

lƣợng gạo xuất khẩu của Thái Lan từng thời kì sẽ gây nên những biến động về
giá cũng nhƣ cung cầu gạo của các nƣớc khác, trong đó có Việt Nam.
Thứ năm, chủng loại gạo xuất khẩu phong phú, tùy thuộc vào sự khác
biệt về thị hiếu của mỗi nƣớc. Ngày nay, do sự phát triển vƣợt bậc của khoa
học kỹ thuật đã đem lại những thành tựu to lớn cho ngành nông nghiệp nhất là
những thành tựu về công nghệ sinh học. Bằng việc áp dụng các loại giống
mới, Việt Nam đã sản xuất đƣợc gạo với nhiều chủng loại và mẫu mã khác
nhau phù hợp với thị hiếu đa dạng của ngƣời tiêu dùng. Với mỗi thị trƣờng
xuất khẩu, Việt Nam hƣớng đến đáp ứng các chủng loại gạo khác nhau, phù
hợp với yêu cầu và thị hiếu của từng nƣớc. Tuy nhiên, do điều kiện sản xuất,

gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn là gạo trung bình và cấp thấp. Gạo
cấp cao mới chỉ chiếm một tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu gạo xuất khẩu của
Việt Nam.
Những đặc điểm của thị trƣờng gạo nói trên có ảnh hƣởng rất lớn đến
quá trình kinh doanh xuất khẩu gạo, do vậy cần phải tìm hiều và phân tích sâu
các đặc điểm đó.
2.1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu gạo đối với Việt Nam
Xuất khẩu gạo là giải pháp quan trọng tạo nguồn ngoại tệ mạnh phục vụ
cho sự nghiệp phát triển kinh tế. Việt Nam có nền sản xuất lúa nƣớc từ lâu đời
và cũng là một trong những nƣớc nông nghiệp và công nghiệp kém phát triển,
muốn đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế phải thực hiện công nghiệp hoá
hiện đại hoá nền kinh tế. Để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh
tế phải có vốn, có thiết bị máy móc và công nghệ sản xuất tiên tiến. Trong
điều kiện kinh tế chƣa phát triển muốn có thiết bị máy móc, công nghệ tiên
tiến cần phải có ngoại tệ. Xuất khẩu nông sản, đặc biệt là xuất khẩu gạo, là
một trong các giải pháp tạo nguồn ngoại tệ mạnh cho Việt Nam.
Đại học Kinh tế Quốc dân


9

Xuất khẩu gạo không những góp phần cải thiện cán cân thƣơng mại mà
còn là điều kiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hƣớng ngoại.
Xuất khẩu gạo sẽ kéo theo sự phát triển sản xuất lúa theo hƣớng chuyên môn
hoá, phát triển của ngành chế tạo máy nông nghiệp, công nghiệp chế biến bảo
quản, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển để đáp ứng việc đẩy mạnh xuất khẩu.
Nhƣ vậy, xuất khẩu gạo đã tạo điều kiện cho các ngành liên quan phát triển
theo, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng có lợi cho sự tăng trƣởng
và phát triển của đất nƣớc.
Xuất khẩu gạo góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Cơ sở

kinh tế của xu hƣớng này là lợi ích của các tác nhân khi tham gia vào quá trình
thƣờng lớn hơn khi không tham gia vào giao thƣơng quốc tế, trong đó các
nƣớc xuất khẩu tìm cách khai thác lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, lao động
rẻ,...để phát triển kinh tế còn nhóm các nƣớc nhập khẩu lại tìm cách xuất khẩu
tƣ bản, tìm môi trƣờng đầu tƣ có lợi về mặt tài chính.
Xuất khẩu gạo giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực
này hoàn thiện hơn, năng động hơn bởi lẽ chỉ có sự luôn đổi mới thì mới làm
cho doanh nghiệp đứng vững đƣợc trƣớc sự cạnh tranh gay gắt của thị trƣờng
thế giới.
2.2.

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO
CỦA VIỆT NAM

2.2.1. Các nhân tố chủ quan
2.2.1.1. Môi trường pháp lý
Nhóm nhân tố này thể hiện sự tác động của Nhà nƣớc tới hoạt động
xuất khẩu gạo. Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam mới
tham gia thị trƣờng xuất khẩu rất cần tới sự quan tâm hƣớng dẫn của nhà
Đại học Kinh tế Quốc dân


10

nƣớc. Đặc biệt hiện nay khả năng marketing, tiếp cận thị trƣờng, sự am hiểu
luật kinh doanh, khả năng quản lý của doanh nghiệp còn hạn chế, vì thế việc
tác động của Nhà nƣớc vào hoạt động xuất khẩu gạo là rất quan trọng. Cơ chế
quản lý, chính sách kinh tế và các quan hệ đối ngoại là các yếu tố rất nhạy
cảm, tác động trực tiếp nền kinh tế nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng.
Sự tác động của cơ chế chính sách đến xuất khẩu gạo có thể theo hai

hƣớng: kìm hãm xuất khẩu nếu chính sách đó không phù hợp và thúc đẩy xuất
khẩu nếu chính sách đó phù hợp. Đối với xuất khẩu gạo, các chính sách tác
động mạnh mẽ nhất là chính sách đầu tƣ, chính sách vốn tín dụng, chính sách
bảo hiểm và trợ giá, chính sách Marketing.
Ở mỗi một giai đoạn, Nhà nƣớc có những chính sách khác nhau để điều
chỉnh và quản lí hoạt động xuất khẩu gạo sao cho phù hợp với nhu cầu tiêu
dùng trong nƣớc và thế giới, cũng nhƣ định hƣớng phát triển của đất nƣớc
trong từng thời kì.
 Giai đoạn 1989 - 2000
Năm 1991, chế độ hạn ngạch xuất khẩu gạo đƣợc thiết lập.
Năm 1994 bắt đầu thực hiện chế độ thu gom đầu mối xuất khẩu nhằm
hạn chế tình trạng tranh mua - tranh bán.
Năm 1996, Chính phủ đã chấn chỉnh việc xuất khẩu gạo, ngừng hoạt
động xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và phân tán, chỉ định các doanh
nghiệp thực sự đủ điều kiện xuất khẩu gạo làm đầu mối xuất khẩu nhằm nâng
cao trình độ tập trung và chuyên môn hóa.
Năm 1998, hạn ngạch đã đƣợc lới lỏng dần. Hạn ngạch đƣợc phân bố từ
đầu năm dựa trên cơ sở kết quả hoạt động thực tế trong năm trƣớc và sự xem
xét tình hình sản xuất của năm.
Đại học Kinh tế Quốc dân


11

 Giai đoạn 2001 - 2005
Nhà nƣớc thực hiện chính sách thƣởng kim ngạch xuất khẩu, hỗ trợ lãi
suất vay ngân hàng đã góp phần làm tăng số lƣợng gạo xuất khẩu, giúp nông
dân tiêu thụ đƣợc sản phẩm. Giá gạo đã tăng khiến cho ngƣời nông dân yên
tâm hơn trong sản xuất. Bên cạnh đó nhờ các cơ chế, chính sách khuyến khích
xuất khẩu, các doanh nghiệp đã giảm bớt đƣợc khó khăn về tài chính.

 Giai đoạn 2006 đến nay
Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ sau khi ban hành nghị quyết
Trung ƣơng 7 khóa X, nhiều chính sách đƣợc ban hành và thực thi nhƣ đầu tƣ
mạnh cho nghiên cứu, chọn lọc, phân nhánh các loại lúa có năng suất cao, chất
lƣợng tốt để đảm bảo cho xuất khẩu; ƣu tiên đầu tƣ cho nghiên cứu, chế tạo,
nhập khẩu, phổ biến các loại máy móc phục vụ sấy, bảo quản, chế biến lúa
gạo phù hợp với từng vùng; hỗ trợ tín dụng để các doanh nghiệp thu mua lúa
của nông dân phục vụ cho xuất khẩu, để ngƣời nông dân không phải bán lúa
với giá rẻ ngay sau khi thu hoạch, nhất là ngƣời dân ở ĐBSCL.
Nhìn chung, những chính sách đúng đắn của Nhà nƣớc đã góp phần
thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam trong hơn hai thập kỉ qua, từng bƣớc
đƣa Việt Nam trở thành một trong những nƣớc xuất khẩu gạo hàng đầu thế
giới.
2.2.1.2. Nhóm các nhân tố tác động đến chất lượng gạo
Chất lƣợng gạo là một trong những yếu tố quyết định tới sự cạnh tranh
trên thị trƣờng, đồng thời cải thiện đƣợc hiệu quả xuất khẩu. Chất lƣợng gạo
xuất khẩu cần đƣợc hiểu một cách rộng hơn với ý nghĩa là một chỉ tiêu tổng
hợp phản ánh mức độ thoả mãn nhu cầu của gạo xuất khẩu về quy cách, phẩm
chất, kiểu dáng, sở thích, tập quán tiêu dùng. Chất lƣợng gạo phụ thuộc vào
Đại học Kinh tế Quốc dân


12

nhiều yếu tố, trong đó giống, môi trƣờng sinh thái, kỹ thuật canh tác và chế
biến, bảo quản là những nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng gạo.
a. Giống
Những năm qua, Việt Nam đã đƣa vào canh tác nhiều giống lúa khác
nhau, bao gồm bộ giống lúa chủ lực, chất lƣợng cao gồm OM1490,
OMCS2000, OM3536, OM2517, OM2717, OM2718, VNĐ95-20, MTL250,

TNĐB100; bộ giống lúa đặc sản Jasmine 85, VĐ20, nhóm lúa Thơm, nhóm
lúa nếp (OM85, Nếp Bè,v.v..); bộ giống cao sản chất lƣợng thấp OM576,
IR50404. Những giống triển vọng đang có xu hƣớng phát triển nhƣ OM4495,
OM4498, OM2514,…Trong số hàng chục giống lúa cao sản ngắn ngày không
những thơm ngon mà còn kháng đƣợc sâu rầy, cho năng suất cao có hơn 30
giống đã đƣợc thuần chủng gieo cấy đại trà và đƣợc ngƣời dân đón nhận. Một
bộ mƣời giống chủ lực "dẻo cơm thơm hạt" nhƣ IR64, OM1490, OM2031,
MTL250, VND95-20, Khao39...có phẩm chất gạo cao, hạt dài trong, không
bạc bụng, thơm ngon đáp ứng nhu cầu xuất khẩu đang đƣợc nhân rộng ra sản
xuất đại trà. Bên cạnh việc đƣa vào nhiều bộ giống lúa phong phú, công nghệ
hạt giống của Việt Nam cũng có những bƣớc tiến vƣợt bậc.
Gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn là loại gạo tẻ hạt dài, đƣợc
sản xuất chủ yếu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Gạo chất lƣợng cao đƣợc sản
xuất phục vụ xuất khẩu ở đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là lúa có hạt dài,
thon, trong, dẻo nhƣ IR64, OMCS 2000…Ngoài ra, nhu cầu thị trƣờng quốc tế
về loại gạo đặc sản, nhƣ Basmati, Khaodokmali, Jasmine,...chiếm tỷ lệ
khoảng 6 - 7% gạo hàng hóa thế giới, với mức giá lại rất cao, cũng đã đƣợc
đƣa vào sản xuất tại đồng bằng sông Cửu Long. Vùng đồng bằng sông Hồng,
gạo chất lƣợng cao đƣợc sản xuất để xuất khẩu chủ yếu là các giống lúa đặc
sản truyền thống nhƣ tám thơm, dự hƣơng, nếp cái hoa vàng. Tuy nhiên, với
Đại học Kinh tế Quốc dân


13

lƣợng xuất khẩu quá nhỏ và không thƣờng xuyên nên nhìn chung xuất khẩu
gạo đặc sản của Việt Nam chƣa đem lại hiệu quả cao.
b. Môi trường sinh thái
Nhân tố này gồm các điều kiện về đất đai, khí hậu, nguồn nƣớc, vị trí
địa lí của mỗi quốc gia, tạo nên thuận lợi cũng nhƣ khó khăn cho nông nghiệp

nói chung và sản xuất gạo nói riêng. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là
chịu tác động mạnh của các yếu tố tự nhiên, do đó mức độ rủi ro trong kinh
doanh xuất khẩu gạo là rất lớn. Sự bất ổn định về thời tiết và điều kiện tự
nhiên cũng gây khó khăn trong việc vận chuyển và giao hàng. Mỗi quốc gia và
doanh nghiệp hiểu và nắm bắt đƣợc tính bất ổn về thời tiết thì không những
hạn chế đƣợc rủi ro, tổn thất mà còn nâng cao đƣợc hiệu quả xuất khẩu gạo.
Việt Nam đƣợc hƣởng nhiều ƣu đãi về điều kiện tự nhiên thuận lợi cho
phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nƣớc, nhờ đó có đƣợc lợi thế so
sánh về mặt hàng gạo so với nhiều nƣớc trên thế giới.
 Đất đai
Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên trên 33,1 triệu ha, trong đó có
khoảng 4,1 triệu ha đất đang đƣợc sử dụng để trồng lúa. Diện tích đất có khả
năng nông nghiệp ở nƣớc ta có trên 10 triệu ha, trong đó đất có khả năng trồng
lúa khoảng 8,5 triệu ha, nhƣ vậy quỹ đất chƣa sử dụng vẫn còn rất lớn.
Việt Nam có hai vùng trồng lúa chính là Đồng bằng sông Hồng và
Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng lớn có diện
tích 1,5 triệu ha đƣợc bồi đắp do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, là
vùng đồng bằng cổ màu mỡ trên thế giới, độ PH đạt trị số 6-6.5 đƣợc xem nhƣ
trung tính. Đồng bằng sông Cửu Long đƣợc hình thành chủ yếu do phù sa của
hệ thống sông Mê Kông bồi tụ hàng năm, đất phù sa nơi đây có rất nhiều tính
Đại học Kinh tế Quốc dân


14

trội, lƣợng đạm, lân và các nguyên tố vi lƣợng khác khá cao, đây là vùng đồng
bằng lớn nhất cả nƣớc. Với chất lƣợng đất nhƣ trên, cả hai vùng đồng bằng
lớn này đều có những ƣu điểm nổi trội phù hợp với sự phát triển của cây lúa
nƣớc theo hƣớng thâm canh cho năng suất. Độ màu mỡ và đặc điểm khí hậu
thời tiết mùa vụ cho phép cả hai vùng đồng bằng này sản xuất lúa quanh năm

trên diện tích rộng và thích nghi với nhiều lúa giống lúa cao sản, lúa đặc sản
có năng suất cao.
 Khí hậu và nguồn nước
Tài nguyên nƣớc dồi dào là một trong những lợi thế nổi bật trong nghề
trồng lúa ở Việt Nam. Số ngày mƣa lý tƣởng 120-140 ngày trong một năm ở
hai đồng bằng lớn, lƣợng mƣa hàng năm trung bình 1500-2000mm, không chỉ
cung cấp cho lúa nguồn nƣớc trời phú quý giá mà còn bồi bổ cho lúa một
nguồn đạm tự nhiên dễ hấp thụ. Ngoài ra hệ thống thuỷ lợi nƣớc ta với 10%
ngân sách nhà nƣớc đầu tƣ hằng năm đã đạt đƣợc những thành quả to lớn.
Hơn nữa Việt Nam còn sở hữu một hệ thống sông, hồ, kênh rạch phong phú
phù hợp với cây lúa nƣớc, thuận lợi cho thu hoạch, vận chuyển và thực hiện
xuất khẩu gạo.
Ngoài lợi thế về đất đai và nguồn nƣớc,Việt Nam còn có khí hậu nhiệt
đới gió mùa rất phù hợp cho hai vựa lúa ĐBSH và ĐBSCL có điều kiện lý
tƣởng trồng cây lúa nƣớc, cùng với sự kết hợp chặt chẽ các yếu tố khí hậu nhƣ
nhiệt độ, độ ẩm, lƣợng mƣa cũng nhƣ nắng gió. Điều kiện khí hậu ƣu đãi hiếm
có này còn là lợi thế tuyệt vời cho phép ở ĐBSCL và ĐBSH sản xuất lúa
quanh năm trên diện rộng và thích nghi với nhiều giống lúa cao sản, lúa đặc
chủng có năng suất cao.

Đại học Kinh tế Quốc dân


15

c. Kĩ thuật canh tác
Kĩ thuật canh tác là tổng thể các biện pháp bao gồm các khâu gieo cấy,
bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh hại và thu hoạch. Đây là các nhân tố
ảnh hƣởng mạnh mẽ đến quá trình sinh trƣởng và phát triển của cây lúa, việc
thực hiện đúng qui trình kỹ thuật là vô cùng quan trọng đối với việc tạo ra một

loại gạo phẩm chất cao.
Những năm qua, tỷ lệ cơ giới hóa đã đƣợc nâng cao; hệ thống thủy lợi,
khuyến nông đƣợc xây dựng và củng cố; máy móc cũng đƣợc trang bị nhiều
hơn nhƣ máy suốt lúa, máy gặt đập liên hợp. Tuy nhiên, kỹ thuật canh tác
chƣa đều và chƣa vững. Tại ĐBSH và các tỉnh miền Trung, trình độ canh tác
theo mô hình truyền thống, sử dụng lao động thủ công và sức kéo trâu bò vẫn
còn phổ biến. Hơn nữa, quy mô ruộng đất nhỏ, manh mún, tổ chức sản xuất
phân tán đã khiến hiệu quả của sản xuất lúa gạo giảm đi.
d. Kĩ thuật chế biến, bảo quản
Về khâu phơi sấy, giai đoạn này phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống kho
chứa và cách thức bảo quản, nhất là đối với một nƣớc có khí hậu nhiệt đới nhƣ
ở Việt Nam. Kỹ thuật phơi nói chung thƣờng rất lạc hậu, nông dân thƣờng làm
theo cách thủ công rất bị động, gây tình trạng lẫn lộn, lẫn tạp và nhất là hạt
thóc không khô đều từ ngoài vào trong nên khi xay xát tỷ lệ gạo gãy, gạo tấm
cao làm giảm giá trị hạt gạo. Hiện nay trong nƣớc đã có nhiều loại máy sấy có
chất lƣợng tốt, song vì chi phí cao (cả đầu tƣ ban đầu cũng nhƣ năng lƣợng
cho quá trình sấy), thời gian sử dụng lại ngắn, chỉ phù hợp với điều kiện sản
xuất hàng hoá lớn nên chƣa phát triển.
Về khâu thu gom và bảo quản, hình thức giao dịch gạo phổ biến hiện
nay là mua bán tự do giao hàng ngay và không có hợp đồng, mua bán thông
Đại học Kinh tế Quốc dân


16

qua kí kết hợp đồng giữa doanh nghiệp với hộ nông dân, giao dịch qua chợ
đầu mối. Vì vậy, việc thu gom lúa gạo rất manh mún với số lƣợng nhỏ và gây
hao hụt trong quá trình vận chuyển. Hệ thống kho chứa gạo cũng chỉ mang
tính tạm thời, không thể tồn trữ và bảo quản để đảm bảo chất lƣợng gạo tốt
nhất. Gạo chỉ chứa trong bao nhựa PP, bao bố hoặc chất trong kho có mái che

đƣợc xây dựng khá đơn giản. Chất lƣợng gạo vì thế cũng bị ảnh hƣởng khá
nhiều.
Về khâu chế biến, công nghệ chế biến thiếu và lạc hậu dẫn đến lúa gạo
xuất khẩu chủ yếu mới ở dạng thô và sơ chế. Phần lớn các cơ sở xay xát sử
dụng máy xát do các doanh nghiệp nhà nƣớc cung cấp, một số khác thì nhập
khẩu từ nƣớc ngoài. Tỷ lệ thu hồi gạo ở các cơ sở xay xát tƣ nhân chỉ đạt 60 62%, trong đó gạo nguyên chiếm 42 – 45%, tấm 18 – 20%. Chỉ các nhà máy
thuộc Tổng công ty lƣơng thực và công ty lƣơng thực ở các tỉnh đƣợc trang bị
máy tốt, các công đoạn đƣợc thực hiện hoàn chỉnh từ đầu đến cuối (loại bỏ tạp
trƣớc khi xay, bóc vỏ trấu, xát trắng, đánh bóng gạo, phân loại gạo, tách màu
và đóng bao) nên đạt tỷ lệ thu hồi gạo tới 75 – 76% (gạo nguyên 52 – 55%).
Về khâu kiểm tra trƣớc khi xuất khẩu, cơ quan quan trọng nhất của Việt
Nam trong lĩnh vực kiểm tra chất lƣợng là Vinacontrol, cơ quan chịu trách
nhiệm kiểm tra tới 95% lƣợng gạo xuất khẩu. Tiến trình kiểm tra chất lƣợng
bao gồm các bƣớc sau:
- Kiểm tra chất lƣợng kho chứa gạo
- Kiểm tra chất lƣợng đóng bao
- Kiểm tra chất lƣợng trƣớc khi xuất khẩu
Theo kết quả nhận định của Vinacontrol, trong xuất khẩu gạo tồn tại hai
vấn đề chính, đó là chất lƣợng yếu kém của các kho gạo dẫn đến tăng tỷ lệ gạo
Đại học Kinh tế Quốc dân


17

ẩm mốc trong mùa mƣa và các kho chứa phải di chuyển đến nơi khác gây khó
khăn cho việc vận chuyển gạo xuất khẩu.Việc khắc phục những nhƣợc điểm
về chất lƣợng gạo là một vấn đề không đơn giản. Tuy nhiên, chúng ta phải cố
gắng nỗ lực tìm ra mấu chốt và giải quyết hợp lý, nâng cao chất lƣợng gạo, từ
đó tăng sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu.
2.2.1.3. Hệ thống tổ chức xuất khẩu gạo

Hiện nay, Tổ điều hành xuất khẩu gạo của Chính phủ điều hành xuất
khẩu gạo của Việt Nam. Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 quy định
định hƣớng điều hành xuất khẩu gạo là “Bộ Thƣơng mại phối hợp với Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh có sản lƣợng
lúa hàng hóa lớn và Hiệp hội Lƣơng thực Việt Nam, điều hành việc xuất khẩu
gạo hàng năm theo nguyên tắc bảo đảm về an ninh lƣơng thực, tiêu thụ hết lúa
hàng hóa và bảo đảm giá lúa có lợi cho nông dân, đồng thời phù hợp mặt bằng
giá cả hàng hóa trong nƣớc, kiến nghị Thủ tƣờng chính phủ các giải pháp xử
lý khi các nguyên tắc này không đƣợc bảo đảm hài hòa.” Trong đó, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ dự báo và tính toán khối lƣợng gạo hàng hóa
có thể xuất khẩu sau khi trừ đi tiêu dùng nội địa và dự trữ. Bộ Thƣơng mại và
Hiệp hội Lƣơng thực Việt Nam sẽ giao dịch, kí kết hợp đồng và giao hàng đối
với các hợp đồng Chính phủ, hoặc có thể chỉ định giao dịch dự thầu, lựa chọn
thƣơng nhân dự thầu. Thƣơng nhân đƣợc cử tham gia dự thầu và trúng thầu
hoặc đƣợc chỉ định để ký hợp đồng tập trung sẽ đƣợc xuất khẩu trực tiếp 20%
số lƣợng hàng hóa của hợp đồng đã ký. 80% số lƣợng hàng hóa còn lại của
hợp đồng, Hiệp hội sẽ phân giao cho các thƣơng nhân thành viên có năng lực
khác ủy thác xuất khẩu. Còn lại khoảng dƣới 50% tổng lƣợng xuất theo hợp
đồng thƣơng mại, do các doanh nghiệp tự quyết định, tự tìm nguồn hàng và
đăng kí với Hiệp hội. Hiệp hội trên cơ sở chỉ tiêu xuất khẩu gạo của Chính
Đại học Kinh tế Quốc dân


×