Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất giải pháp bảo tồn côn trùng thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera) tại VQG Xuân Sơn – Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 71 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình học của mình sau 4 năm học tại Trường Đại
học Lâm Nghiệp, được sự đồng ý của nhà trường và khoa Quản lý Tài nguyên
rừng và Môi trường, tôi đã tiến hành thực hiên khóa luận tốt nghiệp:
“Nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất giải pháp bảo tồn côn trùng
thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera) tại VQG Xuân Sơn – Phú Thọ”
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận của mình, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ và tạo điều kiên thuận lợi của Ban giám hiệu. Ban chủ nhiệm
khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường, Bộ môn Bảo vệ thực vật trường
Đại học Lâm Nghiệp và sự giúp đỡ tận tình của tập thể cán bộ công nhân viên,
các hộ gia đình trong VQG Xuân Sơn – Phú Thọ.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Lê Bảo Thanh, người
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa
luận này.
Trong quá trình thực tập, tôi đã cố gắng thực hiện nghiêm túc các yêu cầu
của khóa luận nhưng do hạn chế về mặt thời gian, khí hậu và trình độ chuyên
môn của bản thân còn có hạn, nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu
sót và tồn tại nhất định. Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến
của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2014
Sinh viên thực hiện

ĐẶNG QUANG HUY


MỤC LỤC


DANH LỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt


ÔTC
VQG
STT

Nguyên nghiã
Ô tiêu chuẩn
Vườn quốc gia
Số thứ tự


ĐẶT VẤN ĐỀ
Côn trùng bộ cánh cứng là bộ lớn nhất trong lớp côn trùng, khoảng 40%
đã được biết đến và có trên 250.000 loài đã được mô tả. Côn trùng thuộc bộ
cánh cứng có kích thước rất thay đổi, từ rất nhỏ (nhỏ hơn 1 mm) đến rất lớn
(trên 75 mm), một số loài thuộc vùng nhiệt đới thì chiều dài cơ thể có thể đạt
đến 125 mm. Bộ này phân bố rất rộng rãi, hầu như hiện diện ở những cánh rừng
rậm với hệ sinh thái đa dạng và những nơi có nguồn thức ăn dồi dào. Bộ Cánh
cứng có vai trò rất to lớn trong hệ sinh thái, chúng là một mắt xích trong chuỗi
thức ăn và tham gia vào quá trình phân giải chất hữu cơ, trả lại môi trường nguồn
dinh dưỡng cho các sinh vật khác sử dụng, làm tơi xốp đất. Một số loài côn trùng
cánh cứng là thiên địch cuả nhiều loài sâu hại. Nhờ có các loài thiên địch này mà
hạn chế được tác hại do các loài sâu hại gây ra cho con người cũng như môi trường
sống nói chungBên cạnh những loài có lợi cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp,
bảo vệ và làm sạch môi trường còn tồn tại một số lượng ít các loài gây hại cho
nền công – nông nghiệp.Từ thực tế đó, trong chiến lược bảo tồn đa dạng sinh
học cần quan tâm đến bảo tồn đa dạng sinh học của côn trùng cánh cứng.
Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm ở điểm cuối của dãy Hoàng Liên Sơn,
thuộc trung tâm đa dạng sinh học của vùng Đông Bắc. Với sự đa dạng về địa
hình, địa chất đã tạo cho Vườn quốc gia Xuân Sơn sự đa dạng về các hệ sinh
thái, thảm thực vật. Vì vậy đã mang lại sự đa dạng và đặc trưng đối với hệ thực

vật nơi đây. Tuy nhiên, đi cùng với việc bảo tồn ngồn tài nguyên rừng quý giá
ấy, các hoạt động của con người như: du lịch, tham quan, quy hoạch sản xuất
đang ảnh hưởng không ít tới hệ sinh thái rừng nơi đây. Hậu quả là làm ảnh
hưởng tới môi trường sống của các loài động thực vật gây suy giảm đáng kể số
lượng động thực vật. Các loài côn trùng nói chung và côn trùng bộ Cánh cứng
(Coleoptera) có thành phần loài lớn và có ảnh hưởng lớn tới hệ sinh thái rừng
như: Vòi voi hại măng (Cyrtotrachelus longimanus), các loài Bọ hung hại rễ
(Banhmina pavula Moser), Mọt tre nứa (Dinoderus minnutus Fabricius) hay là


loài thiên địch thuộc họ Bọ rùa (Coccinellidae) ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh
thái rừng.
Qua phân tích vai trò, ảnh hưởng của côn trùng bộ Cánh cứng tới hệ sinh
thái rừng, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tính đa dạng và đề
xuất giải pháp bảo tồn côn trùng thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera) tại VQG
Xuân Sơn – Phú Thọ”


PHẦN 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1Nghiên cứu về côn trùng bộ Cánh cứng trên thế giới.
Ngay từ khi con người bắt đầu các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, người
nông dân đã phải đối mặt với sự phá hoại nhiều mặt của côn trùng. Vì vậy, con
người đã bắt tay vào tìm hiểu và nghiên cứu về côn trùng.
Trong cuốn sách cổ của Xeri viết vào năm 3000 TCN đã nhắc tới những
cuộc bay khổng lồ và sự phá hoại khửng khiếp của những đàn châu chấu sa
mạc.
Nhà triết học cổ Hy Lạp Aristoteles (384 – 322 TCN) đã hệ thống hóa
được hơn 60 loài côn trùng, ông gọi tất cả những loài côn trùng ấy là những loài
chân có đốt.
Nhà tự nhiên học vĩ đại người Thụy Điển Carlvon Linne được coi là người

đầu tiên đưa ra đơn vị phân loại và đã tập hợp xây dựng được bảng phân loại về
động vật và thực vật trong đó có côn trùng. Tiếp đó, thế kỷ XIX có Lamarck,
thế kỷ XX có Handlirich, Krepton (1904), Ma-tư-nốp (1928), Weber (1938) tiếp
tục cho ra những bảng phân loại côn trùng của.
Năm 1745, hội Côn trùng học trên thế giới được thành lập ở nước Anh.
Năm 1859, hội Côn trùng ở Nga được thành lập. Nhà Côn trùng học Nga
Keppen (1882 – 1883) đã xuất bản cuốn sách gồm 3 tập côn trùng lâm nghiệp
trong đó đề cập khá nhiều tới côn trùng bộ Cánh cứng.
Những cuộc du hành của các nhà nghiên cứu Nga như Potarin (1899 –
1976), Provorovski (1895 – 1979), Kozlov (1883 – 1921) đã xuất bản những tài
liệu về côn trùng ở trung tâm châu Á, Mông Cổ, và miền Tây Trung Quốc. Đến
thế kỉ XIX đã xuất bản nhiều tài liệu về côn trùng ở Châu Âu, Châu Mỹ (gồm
40 tập). Các tài liệu đề cập tới côn trùng bộ Cánh cứng chủ yếu là Mọt, Xén tóc
và các loài cánh cứng khác.


Ở Nga trước Cách mạng tháng Mười vĩ đại đã xuất hiện nhiều nhà côn
trùng nổi tiếng. Họ đã xuất bản những tác phẩm có giá trị về những loài như:
Sâu róm thông, Sâu đo ăn lá, Ong ăn lá, các loài thuộc bộ Cánh cứng ăn lá thuộc
họ Chrysomelidae, Mọt, Vòi voi, Xén tóc đục thân…
Về phân loại, năm 1910 – 1940, Volka và Sonkling đã xuất bản tài liệu về
côn trùng thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera) gồm 240.000 loài, được in trong 31
tập với hàng nghìn loài thuộc bộ Cánh cứng thuộc họ Bọ cánh cứng ăn lá
(Chrysomelidae).
Mã Triệu Tuấn (1934 – 1935) nghiên cứu về hình thái sinh vật học và biện
pháp phòng trừ Vòi voi (Otidognathus davidis), Vòi voi đục thẳng măng
(Cyrtotrachelus thomsom), sâu đục măng (Oligia vulgaris).
Năm 1948, A.I Ilinski đã xuất bản cuốn “Phân loại côn trùng bằng trứng,
sâu non và nhộng của các loài sâu hại rừng” trong đó đề cập đến phân loại một
số loài thuộc họ Bọ lá.

Năm 1959, Trương Chấp Trung đã cho ra đời cuốn “Sâm lâm côn trùng
học” liên tiếp từ năm 1965 giáo trình được viết lại nhiều lần, tác phẩm đó đã
giới thiệu hình thái, tập tính sinh hoạt và các biện pháp phòng trừ nhiều loại bọ
lá phá hoại cây rừng.
Ở Rumani năm 1962, M.A Ionescu đã xuất bản cuốn “Côn trùng học”
trong đó đề cập đến phân loại họ Bọ lá (Chrysomelidae), trong đó trên thế giới
đã phát hiện được 24.000 loài bọ lá và tác giả mô tả cụ thể được 14 loài.
Năm 1964, giáo sư V.N Xegolop viết cuốn “Côn trùng học” giới thiệu về
sâu cánh cứng khoai tây (Leptinotasa decemlineata Say) là loại côn trùng gây
hại rất nguy hiểm cho khoai tây và một số loài cây nông nghiệp khác.
Năm 1965, Viện hàn lâm khoa học Nga đã xuất bản 11 tập phân loại côn
trùng thuộc châu Âu, trong đó có tập thứ 5 về bộ Cánh cứng (Coleoptera). Năm


1966, Bey – Bienko đã phát hiện và mô tả được 300.000 loài côn trùng thuộc bộ
Cánh cứng.
Năm 1965 và năm 1975, N.N Padi và A.N Boronxop viết giáo trình “Côn
trùng rừng” đề cập nhiều tới côn trùng bộ cánh cứng như Mọt, Xén tóc, Sâu
đinh và Bọ lá…
Năm 1966, Bey – Bienko đã phát hiện và mô tả được 300.000 loài côn
trùng thuộc bộ Cánh cứng.
Ở Trung Quốc, việc nghiên cứu côn trùng lâm nghiệp được thúc đẩy mạnh
từ năm 1952.
Năm 1959, Trương Chấp Trung đã cho ra đời cuốn “Sâm lâm côn trùng
học” liên tiếp từ năm 1965 giáo trình được viết lại nhiều lần, tác phẩm đó đã
giới thiệu hình thái, tập tính sinh hoạt và các biện pháp phòng trừ nhiều loại bọ
lá phá hoại cây rừng trong đó có các loài: Ambrostoma quadriimpressum
Motsch, Gazercella aenescens Fairemaire, Gazercella maculli colis Motsch,
Chrysomela populi Linnaeus, Chrysomela zutea Oliver…
Năm 1987, Thai Bang Hoa và Cao Thu Lâm đã xuất bản cuốn “Côn trùng

rừng Vân Nam” đã xây dựng một bảng tra của 3 họ phụ của họ Bọ lá
(Chrysomelidae).
Năm 1996, ba họ mới Nam Phi về loài bọ cánh cứng đã được chính thức
mô tả và đặt tên.
Năm 1992, Tòa Nhất Nam đã đưa ra các tài liệu về thiên địch gây hại tại
“Tạp chí Bọ rùa Vân Nam”.
Năm 2003, các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và giải mã gen của bọ
cánh cứng đỏ.


Năm 2009, CSIRO tiến hành nghiên cứu về bọ cánh cứng (Coleoptera) tại
Úc bộ sưu tập côn trùng Quốc gia, có trụ sở tại thủ đô Canberra ước tính khoảng
80.000 – 100.000 loài.
Gần đây, theo báo khoa học ngày 02/04/2013, các nhà khoa học Đức đã
phát hiện ra 101 loài côn trùng bọ cánh cứng ở Papua New Guinea và không
biết làm thế nào để đặt tên chúng.
1.2 Nghiên cứu về côn trùng bộ Cánh cứng ở Việt Nam
Các tài liệu nghiên cứu về côn trùng bộ Cánh cứng ở nước ta còn khá tản
mạn, các tài liệu này chỉ là các con số thống kê hay chỉ nghiên cứu một số loài
đại diện.
Năm 1897, đoàn nghiên cứu tổng hợp người Pháp tên là Mission Parie đã
điều tra côn trùng Đông Dương, đến năm 1904 kêt quả đã được công bố, phát
hiện được 1020 loài trong đó có 541 loài thuộc bộ Cánh cứng.
Năm 1921, Vitalis de Salvza chủ biên tập “Faune Entomologi que de
Lindochine” đã công bố thu thập 3612 loài côn trùng. Riêng miền Bắc Việt
Nam có 1196 loài.
Từ năm 1954, sau khi hòa bình được lặp lại, do nhu cầu sản xuất nông lâm
nghiệp nên việc điều tra cơ bản về côn trùng được chú ý. Năm 1961, 1965, 1967
và 1968, Bộ Nông nghiệp đã tổ chức các đợt điều tra cơ bản xác định được 2962
loài côn trùng thuộc 223 họ và 20 bộ khác nhau.

Năm 1968, Medvedev đã công bố một công trình về họ Bọ lá
(Chrysomelidae) ở Việt Nam trong đó có 8 loài mới đối với khoa học.
Năm 1973, Đặng Vũ Cẩn đã xuất bản cuốn sách “Sâu hại rừng và cách
phòng trừ”. Trong đó giới thiệu một số loài sâu bọ hung hại lá bạch đàn, bọ
hung nâu lớn (Holotrichia sauteri Mauer); Bọ hung nâu xám bụng dẹt
(Adoretus comptessus); Bọ hung nâu nhỏ (Maladera sp), sâu trưởng thành…


Ngoài ra, còn có một số loài côn trùng khác như Bọ vừng (Lepidota bioculata),
Bọ sừng (Xylotrupes Gideon L.), Bọ cánh cam (Anomala cupripes Hope)…
Năm 1982, Hoàng Đức Nhuận cho sản xuất 2 cuốn sách “Bọ rùa ở Việt
Nam”.
Năm 2004, tạp chí sinh học, đặc san nghiên cứu về côn trùng, trang 100 –
108, của Đặng Thị Đáp, Trần Thiếu Dư: “Kết quả nghiên cứu côn trùng cánh
cứng ăn lá (Coleoptera, Chrysomelidae) tại 2 khu vực bảo tồn thiên nhiên
Mường Phăng, Hang Kia – Pà Cò và VQG Ba Bể”.
Năm 2007, báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật của Đặng
Thị Đáp và cộng sự: “Phân tích số lượng côn trùng cánh cứng (Coleoptera)
theo sinh cảnh, thời gian, thời thiết và độ cao ở VQG Tam Đảo – Vĩnh Phúc”.
Năm 2008, thông tin khoa học lâm nghiệp số 2, khoa Quản lý tài nguyên
rừng và môi trường, Bùi Trung Hiếu: “Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của
Vòi voi lớn (Cyrtotrachelus buqueti) và đề xuất các biện pháp phòng trừ tại khu
vực Mai Châu – Hòa Bình” đã kết luận chúng gây hại nhiều nhất vào tháng 6 –
8, trong đó biện pháp bọc bảo vệ mang lại hiệu quả cao.
Năm 2011, nghiên cứu thạc sỹ của Bùi Quang Tiếp: “Điều tra thành phần
các loài côn trùng bộ cánh cứng (Coleoptera) ở rừng keo lai, thong caribe và
bạch đàn dòng PNL bằng phương pháp bẫy”.
Phần lớn các nghiên cứu về côn trùng Cánh cứng trên thế giới và Việt
Nam đang chỉ dừng lại ở những nghiên cứu về những loài côn trùng thuộc các
phân họ: Xén tóc, Họ Bọ lá, Họ Bọ rùa, Họ Bọ hung, Họ Vòi voi…. chưa hoặc

ít đề cập đến những phân họ: họ Bổ củi, họ Bóng tối, họ Bổ củi giả, họ Ánh
kim… Các nghiên cứu về côn trùng bộ cánh cứng ở nước ta không nhiều, chủ
yếu tập trung vào các loài côn trùng thuộc nhóm côn trùng gây hại, từ đó đưa ra
các biện pháp phòng trừ, một số ít nêu ra các biện pháp bảo tồn các loài côn


trùng có ích. Nhận thấy chưa có đề tài nghiên cứu, đánh giá, phân lọa côn trùng
bộ Cánh cứng tại VQG Xuân Sơn – tỉnh Phú Thọ.


PHẦN II
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Như chúng ta đã biết, đặc điểm hình thái của các loài sinh vật nói chung
và các loài côn trùng nói riêng là sự biểu hiện tính thích nghi của chúng với điều
kiện của hoàn cảnh sống, là kết quả của một quá trình tiến hóa lâu dài, sự phát
sinh phát triển của chúng phụ thuộc rất lớn vào điều kiện của môi trường. Vì
vậy khi nghiên cứu về các loài côn trùng chúng ta cần phải tìm hiểu về điều kiện
cơ bản của khu vực nghiên cứu.
2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý
Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm về phía Tây của huyện Tân Sơn, trên vùng
tam giác ranh giới giữa 3 tỉnh: Phú Thọ, Hoà Bình và Sơn La.
* Toạ độ địa lý:
- Từ 21003’ đến 21012’ vĩ độ Bắc;
- Từ 104051’ đến 105001’ kinh độ Đông.
* Ranh giới Vườn quốc gia:
- Phía Bắc giáp xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ;
- Phía Nam giáp huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình;
- Phía Tây giáp huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La;
- Phía Đông giáp xã Tân Phú, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.

2.1.2 Địa hình, địa thể
Địa hình Vườn quốc gia Xuân Sơn có độ dốc lớn với nhiều chỗ dốc, núi
đất xen núi đá vôi, cao dần từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc. Có 3 dạng địa
hình chính:


Kiểu địa hình núi trung bình, độ cao ≥700m, chiếm khoảng 30% tổng
diện tích tự nhiên của Vườn, cao nhất là đỉnh núi Voi 1.386 m, núi Ten 1.244m,
núi Cẩn 1.144m;
Kiểu địa hình núi thấp và đồi, độ cao <700m, chiếm khoảng 65% tổng
diện tích tự nhiên của Vườn, phần lớn là các dãy núi đất, có xen lẫn địa hình
caster, phân bố phía Đông và Đông Nam Vườn, độ dốc trung bình từ 25 - 30 0,
độ cao trung bình 400m;
Địa hình thung lũng, lòng chảo và dốc tụ, chiếm khoảng 5% tổng diện tích
tự nhiên của Vườn, nằm xen giữa các dãy núi thấp và trung bình, phần lớn diện
tích này đang được sử dụng canh tác nông nghiệp.
2.1.3 Địa chất, thổ nhưỡng
* Địa chất
Theo tài liệu địa chất miền Bắc Việt Nam năm 1984 cho thấy: Khu vực
Vườn quốc gia Xuân Sơn có các quá trình phát triển địa chất phức tạp. Các
nhà địa chất gọi đây là vùng đồi núi thấp sông Mua. Toàn vùng có cấu trúc
dạng phức nếp lồi. Nham thạch gồm nhiều loại và có tuổi khác nhau nằm xen
kẽ thành các dải nhỏ hẹp.
* Đất đai
- Đất feralit có mùn trên núi trung bình (FeH): Phân bố từ 700-1386m,
tập trung ở phía Tây của Vườn, giáp với huyện Đà Bắc (tỉnh Hoà Bình), huyện
Phù Yên (tỉnh Sơn La).
- Đất feralit đỏ vàng phát triển ở vùng đồi núi thấp (Fe): Phân bố dưới
700m, thành phần cơ giới nặng, tầng đất dầy, ít đá lẫn, đất khá mầu mỡ, thích
hợp cho các loài cây lâm nghiệp phát triển.

- Đất Rangin (hay đất hình thành trong vùng núi đá vôi)-R: Đá vôi là loại
đá cứng, khó phong hoá, địa hình lại dốc đứng nên khi phong hoá đến đâu lại bị


rửa trôi đến đó, nên đất chỉ hình thành trong các hang hốc hoặc chân núi đá.
- Đất dốc tụ và phù sa sông suối trong các bồn địa và thung lũng (DL):
Là loại đất phì nhiêu, tầng dầy, màu nâu, thành phần cơ giới chủ yếu là limon
(L). Hàng năm thường được bồi thêm một lớp phù sa mới khá màu mỡ.
2.1.4 Khí hậu thủy văn
* Khí hậu
Theo tài liệu quan trắc khí tượng thủy văn của trạm khí tượng Minh Đài
và Thanh Sơn, khí hậu tại khu vực Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm trong vùng
nhiệt đới gió mùa; mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, đó là mùa mưa và mùa khô.
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 90% tổng lượng mưa
cả năm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8,9 hàng năm. Lượng mưa bình
quân năm là 1.826 mm, lượng mưa cực đại có thể tới 2.453 mm (năm 1971)
- Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; thường chịu ảnh
hưởng của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ xuống thấp, lượng mưa ít và có nhiều
sương mù.
- Nhiệt độ trung bình cả năm là 22,50C; nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt
đối vào các tháng 6 và 7 hàng năm, có khi lên tới 40,7 0C; nhiệt độ không khí thấp
nhất tuyệt đối xảy ra vào tháng 11 đến tháng 2 năm sau, có khi xuống tới 0,50C.
- Độ ẩm không khí trung bình cả năm là 86%, tháng có độ ẩm cao nhất
vào tháng 7, 8 (trên 87%), thấp nhất vào tháng 12 (65%).
* Thủy văn
Vườn quốc gia Xuân Sơn có các hệ thống suối như: suối Thân, suối
Thang, suối Chiềng các suối này đổ ra hệ thống sông Vèo và sông Dày. Hai
sông này hợp lưu tại Minh Đài, rồi đổ vào sông Hồng tại Phong Vực. Tổng
chiều dài của sông 120km, chiều rộng trung bình 150m, thuận lợi cho việc vận
chuyển đường thủy từ thượng nguồn về sông Hồng.



2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.2.1 Nguồn nhân lực (Theo thống kê năm 2012)
Nằm trong Vườn quốc gia Xuân Sơn và khu vực vùng đệm có 29 thôn
thuộc địa giới hành chính của 6 xã Xuân Sơn, Tân Sơn, Lai Đồng, Đồng Sơn,
Kim Thượng và Xuân Đài, huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ. Các Xóm phân bố chủ
yếu dưới chân các dãy núi đá vôi và núi đất, ở độ cao từ 200 - 400 m so với mực
nước biển, tập trung ở phía Đông, một phần phía Bắc và Nam của Vườn quốc gia.
- Dân số: Theo kết quả thống kê tại các xã năm 2012, Vườn quốc gia
Xuân Sơn và khu vực vùng đệm (29 thôn/xóm) có 12.559 người với 2.908 hộ;
trong đó nằm trong vùng lõi Vườn quốc gia có 2.984 người với 794 hộ.
- Lao động: Tổng số lao động trong Vườn quốc gia và khu vực vùng đệm
là 7.391 người, chiếm 58,8% tổng dân số Vườn quốc gia và khu vực vùng đệm;
trong đó số lao động có trong Vườn quốc gia là 1.647 người, chiếm 22,3 % tổng
số lao động; số lao động khu vực vùng đệm là 5.744 người, chiếm 77,7% tổng
số lao động.
- Dân tộc: Vườn quốc gia Xuân Sơn và khu vực vùng đệm có 3 dân tộc
đang sinh sống. Trong đó: Dân tộc Mường có 2.324 hộ, chiếm 79,9%; Dân tộc
Dao có 546 hộ, chiếm 18,7 %; Dân tộc Kinh có 38 hộ, chiếm 1,4 %.
+ Dân tộc Mường: Dân tộc Mường là nhóm dân tộc có dân số lớn nhất và
vùng phân bố rộng nhất trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Người Mường
sinh sống hầu hết ở các tỉnh trung du và miền núi từ Thanh Hoá trở ra. Tại
Vườn quốc gia Xuân Sơn, người Mường sống thành từng xóm riêng biệt tại các
xóm Lấp, Lạng và Nước Thang, một số ít sinh sống trong xóm Dù. Trong sản
xuất, người Mường vẫn giữ được tính cộng đồng.
+ Dân tộc Dao: Người Dao hay còn gọi là người “Mán” là một trong
những dân tộc phân bố rộng ở miền Bắc nước ta. Tại Vườn quốc gia, người Dao
phân bố ở các xóm Dù, Cỏi, Xoan, Tân Ong, Hạ Bằng và xóm Thân. Người Dao



ở đây còn giữ được nhiều phong tục tập quán và truyền thống đặc trưng của
người Dao ở Việt Nam và đây cũng là nguồn tài nguyên nhân văn quý giá còn
lưu giữ lại được ở nơi đây.
2.2.2 Thực trạng kinh tế
* Trồng trọt
- Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lúa nước, khoai sắn, một số sản phẩm
cây trồng phục vụ cho chăn nuôi. Do thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn nên
thời gian sinh trưởng của cây trồng kéo dài hơn. Bên cạnh đó, phần lớn nguồn
nước tưới phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên những tháng mùa khô thường
xảy ra thiếu nước nên diện tích lúa nước ít, chủ yếu canh tác 1 vụ.
- Diện tích khoai, sắn canh tác ở các sườn đồi, nơi đất ít dốc và hoàn toàn
phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên năng suất và sản lượng chưa cao.
- Các loại cây trồng khác: ngô, đậu, lạc... được trồng ở những khu đất
cao, bằng phẳng không đủ điều kiện để làm ruộng nước.
* Chăn nuôi
Cùng với trồng trọt, chăn nuôi luôn được chú trọng trong mỗi gia đình.
Nhìn chung hình thức chăn nuôi còn nhỏ lẻ theo hộ gia đình, chủ yếu phục vụ
nhu cầu tại chỗ, chưa hướng tới sản xuất hàng hoá tập trung. Tuy nhiên, có một
số hộ gia đình chăn nuôi theo mô hình gia trại, trang trại. Một số nơi, người dân
còn duy trì phong tục chăn thả tự do vào rừng, ảnh hưởng không nhỏ đến công
tác chăm sóc, bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng non mới trồng.
* Các hoạt động dịch vụ thương mại
- Du lịch sinh thái là thế mạnh của Vườn quốc gia Xuân Sơn, mang lại
thu nhập đáng kể cho nhân dân trong vùng. Các loại hình du lịch chính gồm: Du
lịch sinh thái; du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa; du lịch thăm quan nghỉ
dưỡng.


- Những hoạt động du lịch vừa mang lại thu nhập cho người dân sinh sống

trong vùng, vừa nâng cao ý thức trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, sinh
thái, cảnh quan. Tuy nhiên, các hoạt động dịch vụ du lịch mới tập trung ở trung
tâm xã Xuân Sơn, hoạt động dịch vụ thương mại chủ yếu là bán lẻ hàng hóa tiêu
dùng thiết yếu hàng ngày và nhà nghỉ tạm cho khách đến tham quan du lịch nên
số lượng khách đến thăm Vườn chưa nhiều. Số lượng khách thăm quan chưa
tương xứng với tiềm năng do một số nguyên nhân sau:
+ Chưa có hệ thống tổ chức quản lý, hướng dẫn và dịch vụ phù trợ như:
Nhà hàng, nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí...
+ Các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu vực còn nhỏ lẻ, tự
phát và chưa phát triển.
+ Sản phẩm du lịch chưa đa dạng, lực lượng tham gia làm dịch vụ du lịch
còn mỏng, chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có.
* Đời sống và thu nhập của người dân
- Thu nhập bình quân trên đầu người trong khu vực vùng lõi và vùng đệm
Vườn quốc gia khoảng 7,9 triệu đồng/người/năm. Nguồn thu nhập chính của người
dân trong khu vực chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc...
- Tỷ lệ hộ nghèo của 6 xã thuộc Vườn quốc gia Xuân Sơn chiếm (35,9%)
thấp hơn mức trung bình của huyện Tân Sơn. Tỷ lệ hộ nghèo vùng lõi cao hơn
vùng đệm. Đây là thách thức cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững Vườn
quốc gia Xuân Sơn giai đoạn 2013-2020.
2.2.3 Cơ sở hạ tầng
* Giao thông:
Hệ thống đường giao thông vào vùng lõi và vùng đệm Vườn quốc gia luôn
được quan tâm đầu tư. Tính đến năm 2012, có 94 km đường nhựa và đường bê tông
đến trung tâm các xã; 67,7 km đường bê tông được trải đến thôn.


* Y tế:
Trong khu vực Vườn quốc gia có 1 trạm y tế được xây kiên cố tại trung
tâm xã Xuân Sơn (xóm Dù) với 4 giường bệnh, 1 y sỹ, 2 y tá. Mỗi xóm có 01 y

tá xóm. Dụng cụ khám chữa bệnh ở trạm y tế được trang bị đơn giản, chỉ khám,
chữa những loại bệnh thông thường. Tuy nhiên, công tác y tế ở đây đã có nhiều
cố gắng như phát thuốc sốt rét, sốt xuất huyết, tim phòng dịch, tuyên truyền vệ
sinh phòng bệnh...
* Giáo dục
- Giáo dục trong khu vực Vườn quốc gia đã được chú trọng, hầu hết các xã
có trường tiểu học và trường trung học cơ sở. Các xóm đều có lớp cắm bản từ lớp
1 đến lớp 5, giáo viên hầu hết là người trên địa bàn huyện. Trên 90% học sinh
trong độ tuổi tiểu học được đến trường. Tuy nhiên, số học sinh trong độ tuổi trung
học cơ sở đi học chỉ có khoảng 50% và trung học phổ thông chỉ có 25%.
- Hầu hết các phòng học và phòng ở của giáo viên đều là nhà tạm, chỉ có
phòng học ở xóm Lấp là mới được xây dựng kiên cố.
- Trường Trung học cơ sở tại trung tâm xã Xuân Sơn đã có dự án 135 dự
kiến đầu tư xây dựng trường đủ phòng, lớp học. Nhà giáo viên và khuôn viên
trường cũng sẽ được nâng cấp và cải tạo.
* Hệ thống điện, bưu chính viễn thông
Các thôn, xã trong khu vực vùng đệm và nằm trong VQG Xuân Sơn đều có
hệ thống điện lưới, đảm bảo phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân. Hiện nay,
các xã đều có điểm bưu chính viễn thông, các hộ gia đình trong các xã đã có máy
điện thoại cố định và phủ sóng mạng di động.
2.3 Hiện trạng rừng và cách sử dụng đất
- Diện tích các loại đất, loại rừng


Theo kết quả điều tra hiện trạng rừng và sử dụng đất của Phân viện Điều
tra quy hoạch rừng Đông Bắc bộ tháng 1 năm 2013, tổng diện tích tự nhiên là
15.048 ha; trong đó đất sản xuất nông nghiệp 312,4 ha; đất lâm nghiệp 14.617,5
ha; đất phi nông nghiệp 118,1 ha; Cụ thể xem trong bảng 2.1 sau:




Bảng 2.1: Hiện trạng rừng và các loại đất đai Vườn quốc gia Xuân Sơn
Phân theo xã

Loại đất loại rừng

Diện tích
(ha)

Đồng Sơn

Tổng diện tích tự nhiên

15.048,00

1.128,80

455,4

26,4

A. Đất nông nghiệp

14.929,90

1.122,10

455,4

312,4


28

II. Đất lâm nghiệp

14.617,50

1. Đất có rừng

Kim Thượng

Xuân Sơn

2.817,40

4.060,00

6.560,00

26,4

2.790,10

4.043,70

6.492,20

-

-


45,6

68,6

170,2

1.094,10

455,4

26,4

2.744,50

3.975,10

6.322,00

12.715,30

892,4

450,6

26,4

2.598,00

3.228,00


5.519,90

a. Rừng tự nhiên

10.498,80

871,4

430,1

26,4

1.192,30

2.512,60

5.466,00

b. Rừng trồng

2.216,50

21

20,5

-

1.405,70


715,4

53,9

2. Đất chưa có rừng

1.902,20

201,7

4,8

-

146,5

747,1

802,1

596,5

39,4

-

-

62,6


211,5

283

1.305,70

162,3

4,8

-

83,9

535,6

519,1

118,1

6,7

-

-

27,3

16,3


67,8

-

-

-

-

-

-

-

I. Đất SX nông nghiệp

- Không có cây gỗ tái sinh
- Có cây gỗ tái sinh
B. Đất phi Nông nghiệp
C. Đất chưa sử dụng

Tân Sơn Lai Đồng Xuân Đài


- Trữ lượng các loại rừng ở Vườn quốc gia Xuân Sơn được tổng hợp như sau:
Bảng 3.2: Hiện trạng trữ lượng các loại rừng Vườn quốc gia Xuân Sơn
Phân theo xã

Tổng
cộng

Loại rừng

Đồng
Sơn

Tân
Sơn

Lai
Đồng

Xuân
Đài

Kim
Thượng

Xuân Sơn

766.397

45.967

22.475

2.089


83.247

261.733

350.886

1.025

-

51

-

603

224

147

732.682

45.298

22.475

2.089

61.650


250.792

350.379

1.025

-

51

-

603

224

147

- Rừng gỗ lá rộng

459.577

11.880

6.979

1.770

41.531


220.947

176.470

+ Rừng giầu

159.045

-

-

-

-

84.397

74.648

+ Rừng trung bình

163.459

-

-

1.299


4.540

96.037

61.583

+ Rừng nghèo

60.324

3.082

1.044

152

19.136

11.914

24.996

+ Rừng phục hồi

76.749

8.798

5.935


319

17.855

28.599

15.243

4.775

-

339

-

2.264

1.245

927

Tổng trữ lượng rừng

a. Rừng tự nhiên

- Rừng hỗn giao

Gỗ
Tre nứa

Gỗ
Tre nứa

Gỗ


Tre nứa

723

-

51

-

343

188

140

- Rừng tre nứa

302

-

-


-

260

35

7

- Rừng núi đá

191.581

24.619

9.223

-

-

-

157.739

33.715

669

-


-

21.597

10.942

508

-

-

-

-

-

-

-

33.715

669

-

-


21.597

10.942

508

- Rừng tre nứa

-

-

-

-

-

-

-

- Rừng đặc sản

-

-

-


-

-

-

-

b. Rừng trồng

Gỗ
Tre nứa

- Rừng gỗ có trữ lượng

(Nguồn: Kế thừa các chỉ tiêu bình quân về trữ lượng rừng tự nhiên, rừng trồng trong Chương trình điều tra, đánh giá và theo dõi
diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc chu kỳ 4 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn năm 2005 –
2010).


2.4 Thảm thực vật và hệ sinh thái Vườn quốc gia Xuân Sơn
2.4.1 Thảm thực vật rừng
Theo hệ thống phân loại Thảm thực vật Việt Nam của GS – TS Thái
Văn Trừng, rừng ở đây thuộc kiểu “Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới
và á nhiệt đới” với các kiểu chính sau:
-Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp: Phân bố ở độ
cao dưới 700m. Kiểu rừng này phân bố thành mảng lớn tại khu vực phía
Đông và phía Nam của Vườn. Kiểu rừng này đã bị tác động nhưng phần ớn
vẫn giữ được cấu trúc nguyên sinh.
-Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình: Phân

bố ở độ cao từ 700 - 1386 m. Kiểu rừng này bao phủ phần phía trên của núi
Voi, núi Ten, núi Cần và phía Tây của Vườn.
2.4.2 Hệ sinh thái
- Rừng kín hường xanh mưa ẩm nhiệt đới: Phân bố thành các mảng
tương đối lớn ở độ cao dưới 700m tại khu vực phía Nam của Vườn. Thực
vật tạo rừng khá phong phú, phổ biến là các loài trong họ Dầu
(Dipterocarpaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Trinh nữ (Mimosaceae),
họ Vang (Caesalpiniaceae)…
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình: Phân bố
tập trung ở khu vực núi Ten, núi Voi và phần đất phía Tây của Vườn từ độ
cao 700m trở lên. Thực vật chủ yếu là các loài cây lá rộng thuộc các họ Dẻ
Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae), họ Thích
(Aceraceae), họ Chè (Theraceae), họ Sến (Sapotaceae)…
- Rừng kín thường xanh nhiệt đới trên đất đá vôi xương xẩu: Phân bố
tập trung ở hai đầu dãy núi Cẩn. Các loài đại diện chính như: Nghiến
(Excentrodendron tonkinense), Trai (Garcinia fagraeoides), Mậy tèo, Ô rô,


Teo nông (Streblus spp.), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Sâng (Pometia
pinnata)…
- Rừng kín thường xanh á nhiệt đới trên đát đá vôi xương xấu: Phân
bố thành những mảng tương đối rộng ở khu vực núi Cần từ độ cao 700m trở
lên. Các loài lá kim như: Sam bông ((Amentotaxus argotaenia), Thông tre
(Podocarpus neriifolius) và sự gia tăng của các loài thực vật á nhiệt đới như
Re, Dẻ, Chè…
- Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy: Phân bố rải rác trong Vườn
quốc gia. Bao gồm rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy nhiệt đới và rừng
thứ sinh phục hồi sau nương rẫy á nhiệt đới núi trung bình.
- Rừng thứ sinh Tre nứa: Rừng tre nứa chỉ chiếm một diện tích nhỏ,
nằm trong vành đai rèng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở khu vực phía

Đông của Vườn. Thực vật tạo rừng chủ yếu là loài Nứa lá nhỏ và một số loài
cây gỗ mọc rải rác. Dưới tán cây gỗ, thảm tươi là các loài cây thuộc họ Cỏ
(Poaceae) và họ Cói (Cyperaceae) khá phát triển. Ngược lại, dưới tán Nứa
thảm tươi ít phát triển thường là một số loài trong họ Gừng (Zingiberaceae).
- Rừng trồng: Việc trồng các loại cây nhập nội với các mục tiêu kinh
tế tại Vườn quốc gia là không phù hợp. Tuy nhiên, do trong Vườn có một số
diện tích đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên người dân tự
đầu tư trồng rừng. Loài cây gây trồng chủ yếu là Bồ đề, Keo. Diện tích rừng
trồng phân bố chủ yếu ở vùng thấp nằm ở phía Đông và phía Nam của
Vườn. Việc phục hồi lại rừng ở đây ngoài biện pháp khoanh nuôi bảo vệ lợi
dụng tái sinh tự nhiên, có thể tiến hành trồng rừng bằng các loài cây bản địa
như: Lát hoa, Chò chỉ, Chò nâu, Giổi ăn quả, Giổi xanh, Mỡ, Chò xanh.
- Trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ rải rác: Phân bố rải rác khắp các khu vực
ở cả 2 đai độ cao, nhưng tập trung phía Đông của Vườn. Phần lớn loại thảm
này là các trảng cỏ như: cỏ tranh, lau lách..


×