Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất giải pháp bảo tồn các loài thú lớn nguy cấp, quý hiếm ở vườn quốc gia pù mát, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.35 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH








VÕ CÔNG ANH TUẤN




NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP BẢO TỒN CÁC LOÀI THÚ LỚN NGUY
CẤP QUÝ HIẾM Ở VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT,
TỈNH NGHỆ AN




LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC














NGHỆ AN- 2014




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH









VÕ CÔNG ANH TUẤN





NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP BẢO TỒN CÁC LOÀI THÚ LỚN NGUY

CẤP, QUÝ HIẾM Ở VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT,
TỈNH NGHỆ AN



Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 62 420 103





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Cao Tiến Trung










NGHỆ AN - 2014
i



LỜI CẢM ƠN


Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, em đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm giúp đỡ để hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Nhân dịp này cho phép em bày tỏ tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc
đến thầy giáo PGS. TS. Cao Tiến Trung đã chỉ dạy, hướng dẫn khoa học tận tình, chu
đáo cho em để hoàn thành luận văn.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Vinh, Khoa Sinh
Học, Phòng Sau đại học, các phòng khoa của trường đã tạo điều kiện cho em được học
tập, nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm ơn đến Tập thể lãnh đạo Vườn quốc gia Pù Mát; các anh chị em
và các bạn đồng nghiệp Phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp Tác quốc tế; các Trạm
Quản lý bảo vệ rừng; bà con nhân dân địa phương đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trong thời gian thực hiện đề tài, em đã nhận được những ý kiến góp ý, chỉ bảo
của các thầy: PGS. TS. Hoàng Xuân Quang, TS. Ông Vĩnh An, PGS. TS. Nguyễn
Xuân Đặng. Em xin trân trọng cảm ơn.
Cuối cùng, xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia

đình và bạn bè đã hết lòng động viên, tạo mọi điều kiện trong suốt thời gian

học tập
và nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn này.
Nghệ An, ngày 20
tháng 10
năm 2014
Tác giả













ii



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
3. Đối tượng nghiên cứu 2
4. Nội dung nghiên cứu 2
Chương 1 3
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Sơ lược tình hình nghiên cứu thú ở Việt Nam và VQG Pù Mát 3
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu thú ở Việt Nam 3
1.1.2. Tình hình nghiên cứu thú ở VQG Pù Mát 8
1.2. Các giải pháp bảo tồn Đa dạng sinh học 10
1.3. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội khu vực nghiên cứu 12
1.3.1. Đặc điểm tự nhiên 12
1.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 23
Chương 2 29
ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 29

2.2. Tư liệu nghiên cứu 31
2.3. Phương pháp nghiên cứu 31
2.3.1. Kế thừa các tài liệu nghiên cứu 31
2.3.2. Phỏng vấn thu thập thông tin trong nhân dân 31
2.3.3. Khảo sát thực địa 31
2.3.4. Phương pháp xử lý mẫu vật và phân tích số liệu 32
Chương 3 36
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 36
3.1. Thành phần các loài thú lớn và các loài thú lớn nguy cấp, quý hiếm ghi nhận
được ở VQG Pù Mát 36
3.1.1. Thành phần các loài thú lớn ở VQG Pù Mát 36
3.1.2. Thành phần các loài thú lớn nguy cấp, quý hiếm ở VQG Pù Mát 45
3.2. Hiện trạng sinh cảnh và phân bố theo sinh cảnh của các loài thú lớn nguy
cấp, quý hiếm 47
3.2.1. Hiện trạng sinh cảnh rừng ở VQG Pù Mát 47
3.2.2. Sự phân bố của các loài thú nguy cấp, quý hiếm theo các dạng sinh cảnh 53
3.3. Hiện trạng quần thể và sinh cảnh một số loài thú lớn nguy cấp, quý hiếm có
ý nghĩa bảo tồn cao ở VQG Pù Mát 55
iii



3.3.1. Sao la Pseudoryx nghetinhensis Dung et al., 1993 55
3.3.2. Voi châu á Elephas maximus Linnaeus, 1758 56
3.3.3. Hổ Panthera tigris Linnaeus, 1758 58
3.3.4. Vượn đen má trắng Nomascus leucogenys Ogilby,1840 59
3.3.5. Chà vá chân nâu Pygathrix nemaeus Linnaeus, 1771 60
3.3.6. Sơn dương Capricornis sumatraensis Bechstein, 1799 60
3.3.7. Gấu ngựa Ursus thibetanus Cuvier, 1823 61
3.3.8. Gấu chó Helarctos malayanus Raffles, 1821 62

3.3.9. Mang trường sơn Muntiacus truongsonensis Giao et al., 1997 63
3.3.10. Voọc xám Trachypithecus crepusculus (Elliot, 1909) 64
3.4. Các mối đe đọa trực tiếp và gián tiếp đến quần thể và sinh cảnh của các loài
thú lớn nguy cấp, quý hiếm ở VQG Pù Mát 65
3.4.1. Các mối đe dọa trực tiếp 65
3.4.2. Các mối đe dọa gián tiếp 70
4.5. Đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển bền vững tài nguyên thú rừng ở
VQG Pù Mát. 75
4.5.1. Nâng cao năng lực quản lý 75
4.5.2. Tăng cường hiệu quả của các hoạt động thực thi pháp luật 77
4.5.3. Phối hợp với các cấp chính quyền địa phương 78
4.5.4. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức 78
4.5.5. Phát triển kinh tế cho dân cư vùng đệm 79
4.5.6. Cải thiện công tác cứu hộ và thả thú tịch thu được về rừng 80
4.5.8. Xây dựng các chương trình nghiên cứu khoa học, điều tra và giám sát thú. 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83
Kết luận 83
Đề nghị 84
BÀI ĐĂNG BÁO CỦA TÁC GIẢ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86








iv




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT

BTTN Bảo tồn thiên nhiên
CR Rất nguy cấp (theo Sách Đỏ Việt Nam 2007 và Danh Lục Đỏ IUCN
2014)
DD Thiếu dẫn liệu (theo Sách Đỏ Việt Nam 2007 và Danh Lục Đỏ IUCN
2014)
DLĐ IUCN Danh Lục Đỏ IUCN
ĐDSH Đa dạng sinh học
EN Nguy cấp (theo Sách Đỏ Việt Nam 2007 và Danh Lục Đỏ IUCN
2014)
FFI Tổ chức Bảo tồn Động thực vật Quốc tế
IB Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại theo Nghị
định 32/2006/NĐCP
IIB Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại theo Nghị định
32/2006/NĐ - CP
IUCN Hiệp hội Bảo tồn Thiên Nhiên Thế giới
KBT Khu bảo tồn
LR Ít nguy cấp (theo Sách Đỏ Việt Nam 2007 và Danh Lục Đỏ IUCN
2014)
Nxb Nhà xuất bản
QLBVR Quản lý bảo vệ rừng
SĐVN Sách Đỏ Việt Nam
SFNC Dự án Lâm nghiệp Xã hội và Bảo tồn Thiên nhiên tỉnh Nghệ An
VQG Vườn quốc gia
VU Sẽ nguy cấp (theo Sách Đỏ Việt Nam 2007 và Danh Lục Đỏ IUCN
2014)
UBND Ủy ban nhân dân

X Loài nằm trong Nghị định 160/2013/NĐ - CP



v



DANH LỤC BẢNG

Bảng 1.1. Thành phần các dân tộc sinh sống trong và quanh VQG Pù Mát 23
Bảng 1.2. Mật độ và dân số các xã 24
Bảng 1.3. Lao động và phân bố lao động của các xã 25
Bảng 1.4. Các loại đất đai trong khu vực 26
Bảng 1.8. Diện tích các loại đất nông nghiệp 27
Bảng 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu tại thực địa 29
Bảng 3.1: Danh sách các loài thú lớn ghi nhận được ở VQG Pù Mát 6
Bảng 3.2: Cấu trúc bộ, họ của các loài thú lớn ở VQG Pù Mát 43
Bảng 3.3: Danh sách các loài thú lớn nguy cấp, quý hiếm 45
Bảng 3.4. Sự phân bố của các loài thú lớn nguy cấp, quý hiếm theo các dạng sinh cảnh53
Bảng 3.5. Kết quả điều tra các mối đe dọa chính đối với động vật hoang dã 66
Bảng 3.6. Số vụ vi phạm về săn bắt động vật hoang dã bị xử lý qua các năm 67
Bảng 3.7. Số lượng các loài động vật được thu giữ và thả về rừng 69
Bảng 3.7. Biểu tổng hợp các vụ vi phạm 72
Bảng 3.9. Những khu vực thường bị khai thác gỗ 72
Bảng 3.10. Thu nhập của người dân địa phương 73
Bảng 3.11. Diện tích rừng chuyển đổi làm đường giao thông 74

DANH LỤC BẢN ĐỒ VÀ HÌNH


Bản đồ 1.1. Bản đồ vị trí VQG Pù Mát 13
Bản đồ 2.1. Bản đồ khu vực điều tra thú lớn – VQG Pù Mát 30
Hình 2.2. Tuyến chính và tuyến thứ cấp 32
Hình 2.3. Các số đo cơ bản của sọ thú 33
Hình 2.4. Cách đo các chỉ tiêu của sừng 34
Hình 2.5 Cách đo các chỉ tiêu chân, móng của thú Móng guốc ngón chn 34
Hình 3.1. Sự đa dạng về loài trong các bộ 44
Bản đồ 3.2. Bản đồ phân chia các dạng sinh cảnh rừng 52
Hình 3.3. Sự phân bố của các loài theo sinh cảnh 54


1



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khu hệ thú hoang dã của Việt Nam rất đa dạng về thành phần loài, phân bố ở
hầu hết các vùng địa lý và cảnh quan khác nhau. Ngày nay, người ta ngày càng nhận
thấy các loài thú hoang dã không những giữ vai trò nhất định trong hệ sinh thái mà còn
có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Điều đó được thể hiện
qua các mặt như: Thịt thú làm thực phẩm, nhiều sản phẩm của thú là những nguồn
dược liệu quý, là chất định hương trong kỹ nghệ sản xuất mỹ phẩm, da thú được dùng
làm quần áo, giầy dép, phục vụ cuộc sống của nhiều thế hệ từ lâu đời; ngoài ra, một
số loài thú hoang dã còn được nuôi làm cảnh, phục vụ cho các nghiên cứu về y học,
chăn nuôi và là nguồn gen quý (nhân giống, lai tạo giống ). Tuy nhiên, hiện nay
chúng bị khai thác quá mức nên nhiều loài đã bị suy giảm về số lượng, một số loài
đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Sách Đỏ Việt Nam (2007) đã thống kê có 5
loài thú đã bị tuyệt chủng hoàn toàn hoặc tuyệt chủng trong thiên nhiên (Cầy rái cá
Cynogale bennetti, Heo vòi Tapirus indicus, Tê giác hai sừng Dicerorhinus

sumatrensis, Hươu sao Cervus nippon, Bò xám Bos sauveli) và 85 loài đang bị

đe dọa
diệt vong ở các mức độ khác nhau, chiếm gần 28% tổng số loài thú hoang dã đã biết
của Việt Nam. Danh lục đỏ IUCN (2014) đã ghi nhận và đánh giá được 5.488 loài. Do
đó, vấn đề nghiên cứu và bảo tồn các loài thú lớn nguy cấp, quý hiếm đang là vấn đề
thời sự. Nhà nước Việt Nam, cũng như các nước trên thế giới đã vào cuộc; nhiều tổ
chức quốc tế được thành lập và hoạt động về bảo tồn, phát triển các loài này.
Vườn quốc gia Pù Mát (VQG Pù Mát) được thành lập vào năm 1995 với diện
tích 94.804,4 ha, là khu bảo tồn có diện tích rừng đặc dụng lớn nhất phía Bắc Việt
Nam, đại diện cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới và á nhiệt đới điển hình trên núi đất; độ
che phủ của rừng chiếm trên 90%, trong đó rừng nguyên sinh chưa bị tác động chiếm
gần 40%. VQG Pù Mát được xác định là khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao với
rất nhiều loài thú lớn nguy cấp, quý hiếm có giá trị bảo tồn cấp quốc tế và trong nước
(Hổ, Voi, Vượn đen má trắng, các loài linh trưởng ). Đặc biệt, trong thế kỷ 20 các
nhà khoa học đã ghi nhận 4 loài thú lớn mới cho khoa học tại Việt Nam thì cả 4 loài
đều có mặt tại VQG Pù Mát. Cụ thể: Sao La (Pseudoryx nghetinhensis), Mang Lớn
(Muntiacus vuquangensis), Mang trường sơn (Muntiacus truongsonensis), Thỏ Vằn
(Nesolagus timminsi). Chính vì vậy, VQG Pù Mát đóng vai trò rất quan trọng trong
2



chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam, cũng như thế giới. Bên cạnh đó,
Vườn có 61 km ranh giới tiếp giáp với một khu rừng nguyên sinh ít bị tác động của
nước bạn Lào (huyện Viengthong, tỉnh Bolikhamxay). Tổng diện tích VQG Pù Mát và
khu rừng nguyên sinh của Lào khoảng 250.000ha đã thành một khu vực rộng lớn và
quan trọng để thiết lập các chương trình bảo tồn liên quốc gia nhằm bảo tồn các loài
thú lớn có phạm vi hoạt động rộng như Hổ, Voi. Tuy nhiên, công tác quản lý VQG vẫn
còn gặp nhiều khó khăn vì các số liệu về hiện trạng, sinh học, sinh thái của các loài thú

lớn nguy cấp, quý hiếm chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ. Để đáp đáp ứng yêu
cầu đó, chúng tôi đã chọn và thực hiện đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất
một số giải pháp bảo tồn các loài thú lớn nguy cấp, quý hiếm ở Vườn quốc gia Pù
Mát, tỉnh Nghệ An”
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Xác định thành phần các loài thú lớn nguy cấp, quý hiếm ở VQG Pù Mát
- Xác định hiện trạng quần thể và sinh cảnh của một số loài có ý nghĩa bảo tồn
cao ở VQG Pù Mát
- Xác định các mối đe dọa đến quần thể và sinh cảnh của các loài thú lớn nguy
cấp, quý hiếm. Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý bảo tồn chúng ở VQG Pù
Mát
3. Đối tượng nghiên cứu
Các loài thú lớn nguy cấp, quý hiếm có ở VQG Pù Mát
4. Nội dung nghiên cứu
4.1. Điều tra bổ sung và và cập nhật danh sách các loài thú lớn cho VQG Pù Mát
4.2. Xác định các loài thú lớn nguy cấp, quý hiếm cần ưu tiên bảo tồn
4.3. Đánh giá hiện trạng quần thể của một số loài thú lớn nguy cấp, quý hiếm có
ý nghĩa bảo tồn cao ở VQG Pù Mát
4.4. Xác định các đe dọa trực tiếp, gián tiếp đến các loài thú lớn nguy cấp, quý
hiếm và sinh cảnh sống của chúng.
4.5. Xây dựng các giải pháp tăng cường quản lý bảo tồn các loài thú lớn nguy
cấp, quý hiếm ở VQG Pù Mát

3



Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Sơ lược tình hình nghiên cứu thú ở Việt Nam và VQG Pù Mát
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu thú ở Việt Nam
Theo “Động vật chí Việt Nam” (2008) [2]: Lịch sử nghiên cứu khu hệ thú
hoang dã Việt Nam gắn liền với lịch sử nghiên cứu động vật giới Việt Nam và có thể
chia thành 3 thời kỳ như sau: Trước 1954; từ 1955 đến 1975 và từ 1975 đến nay.
* Thời kỳ trước 1954
Nghiên cứu khu hệ thú ở Việt Nam được bắt đầu vào đầu thế kỉ 18 với các
công trình của Lê Quý Đôn (1724-1784): Sách “Văn đài loại ngữ” và “Phủ biên tạp
lục”, sách “Đại Nam nhất thống chí” của các nhà bác học Triều Nguyễn (1865-
1882), Trong thời kỳ này, việc nghiên cứu tập trung vào thống kê những loài thú có
sản phẩm quí giá (như voi, tê giác, hươu, nai, hươu xạ, gấu, hổ, báo,…) liên quan
đến việc khai thác các sản phẩm của chúng làm đồ mỹ nghệ trang trí các lâu đài
chùa chiền hoặc cống nạp cho các triều đại phong kiến nước ngoài (ngà voi, sừng tê
giác, móng trâu bò, vuốt và da hổ, báo, ) và làm thuốc chữa bệnh trong nhân dân
(mật gấu, mật các loài khỉ, vảy tê tê, xạ hương, nhung hươu,…).
Đến thế kỉ 19, các nhà khoa học nước ngoài bắt đầu các cuộc khảo sát về
động vật giới Việt Nam, đã thu thập các mẫu vật thú chuyển về các bảo tàng tự nhiên
ở Pari (Pháp) và Luân Đôn (Anh) để phân tích. George Filayson (Anh) đã tiến
hành các cuộc khảo sát thú đầu tiên ở Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam vào
những năm 1821-1822. Các tiêu bản thú thu được trong các đợt khảo sát này dần dần
được M.E. Dustales (1874, 1893, 1898), R. Germain (1887) và J. H. Gurney (1889)
phân tích và công bố.
Đến cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, việc khảo sát động vật giới Việt Nam tiếp
tục được hàng loạt các nhà khoa học nước ngoài thực hiện: Milne-Edwards (1867-
1874), Morice (1875), Billet (1896-1898); Butan (1900-1906), Kloss (1920-1926),
Delacour (1925-1933), Kelley-Roosevelt (1928-1929), Đoàn nghiên cứu lịch sử tự
nhiên ở Đông Dương của Pavie (1879-1895) đã tiến hành khảo sát tại Lào,
Cămpuchia, Thái Lan và Việt Nam. Ở Việt Nam, đoàn chủ yếu khảo sát ở Nam Bộ.
Các tiêu bản thú của đoàn Pavie được Pousargues phân tích và công bố (1904).
4




Cùng thời gian này (1900-1906), có đoàn khoa học thường trú Đông Dương Bộ do
Boutan dẫn đầu đã khảo sát ở Bắc Bộ, thu thập các tiêu bản thú gửi về

Pari và được
Ménégaux (1905-1906) phân tích. Tiếp đến, là đoàn Delacour (1925-1933) khảo sát ở
nhiều địa phương trên toàn quốc và đoàn nghiên cứu của Kelley-Roosevelt (1928-
1929) đã tiến hành nghiên cứu thú tại Lào Cai, Quảng Trị và Huế. Các tiêu bản thú
của 2 đoàn trên được Thomas (1925 - 1929) và Osgood (1932) phân tích và công bố.
Một số công trình tiêu biểu trong thời kỳ này: Bộ sách của A. Pavie xuất bản
năm 1904 nói về các loài thú ở Đông Dương; công trình của Boutan (1906)
“Decades zoologiques, mammiferes, Miss. Sc. Per. Explor. Indoch., Hanoi” nói về
thú ở miền Bắc Việt Nam. Đặc biệt, Osgood (1932) “Mammals of the Kelley-
Roosevelts and Delacour Asiatic Expeditions” đã thống kê ở Việt Nam có 172 loài và
loài phụ thú. Đây là một công trình khoa học đầy đủ nhất về khu hệ động vật có vú ở
Việt Nam trong thời kỳ này.
Từ năm 1945 đến 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp diễn ra ác liệt
trên toàn quốc đã làm gián đoạn các hoạt động khảo sát động vật hoang dã ở Việt Nam.
* Thời kỳ từ 1955 đến 1975
Sau khi miền Bắc được giải phóng và hoà bình được lập lại (1954), do yêu
cầu của thực tiễn phát triển kinh tế đất nước cần phải nắm vững nguồn tài nguyên
thiên nhiên, trong đó có tài nguyên sinh vật. Công tác điều tra động vật nói chung và
thú nói riêng được thực hiện bởi các nhà khoa học Việt Nam.
Vào những năm 1955-1960, việc nghiên cứu nguồn lợi thú rừng còn ít: Khoa
Sinh vật Trường Đại học tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học tự nhiên thuộc
Đại học Quốc gia Hà Nội) nghiên cứu để phục vụ cho giảng dạy và học tập của sinh
viên. Dần dần công tác nghiên cứu được mở rộng hơn, đội ngũ cán bộ ngày càng đông,
việc nghiên cứu thú được đẩy mạnh. Vào những năm 1960 – 1975, công tác nghiên

cứu thú ở miền Bắc Việt Nam do 3 cơ

quan chính đảm nhận là: Ban Sinh vật địa
học - Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà Nước; Trường Đại học tổng hợp Hà Nội và
Tổng Cục Lâm nghiệp. Ngoài ra, còn có một số cơ quan khác cũng tiến hành cứu:
Viện Sốt rét – Ký sinh trùng và Côn trùng, Viện Vệ sinh Dịch tễ, Trường Đại học
quân y thuộc Bộ Y tế và Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội. Thời kỳ này, nghiên cứu
động vật được tiến hành rộng rãi ở khắp các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Nhiều kết quả lần
lượt được công bố trên các tạp chí trong và ngoài nước.
5



Về thú có những công trình của Đào Văn Tiến đã được công bố trên tạp chí Sinh
vật – Địa học, tạp chí Hoạt động khoa học v.v và một số tạp chí nước ngoài như: Tạp
chí động vật học của Liên Xô cũ, Zoologischer Azeiger Mitt Mus. Berlin, zeitr. Saugetier
Kunde v.v Về các loài thú ăn thịt và thú móng guốc ngón chn, có công trình của Đặng
Huy Huỳnh (1968); nghiên cứu về khu hệ sinh hoc, sinh thái của một số loài thú có công
trình của Võ Quý, Mai Đình Yên, Lê Hiền Hào, Nguyễn Thạnh (1961); Lê Hiền Hào
(1962,1964, 1969, 1973); Lê Hiền Hào và Trần Hải (1970, 1971); Đặng Huy Huỳnh và
Vũ Đình Tuân (1964); Đặng Huy Huỳnh, Đỗ Ngọc Quang và Sablina (1964); Đặng Huy
Huỳnh, Cao Văn Sung (1965); Cao Văn Sung (1971); Đặng Huy Huỳnh, Phạm Trọng
Ảnh (1973-1974); Đặng Huy Huỳnh, Phạm Trọng Ảnh, Bùi Kính (1975) …
Đáng chú ý là việc điều tra khu vực xã Thường Tiến (Kim Bôi, Hòa Bình) để lập
thành Khu bảo vệ thiên nhiên do Cục bảo vệ - Tổng cục Lâm nghiệp tiến hành (Nguyễn
Thanh Sơn, Phạm Mộng Giao, 1973).
Đặc biệt đáng kể, từ năm 1962 – 1966 Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
tổ chức một đoàn nghiên cứu liên hợp động vật – ký sinh trùng, côn trùng, gồm nhiều cơ
quan phối hợp đã tiến hành điều tra trên 12 tỉnh ở miền Bắc Việt Nam, trong đó có
nhóm nghiên cứu thú.

Tiếp đó, tháng 2- 1968 đoàn nghiên cứu động vật của Ủy ban Khoa học và Kỹ
thuật Nhà nước phối hợp với Viện Sốt rét – Ký sinh trùng và Côn trùng đã tiến hành
nghiên cứu ở Hà Bắc. Từ tháng 5/1969 - 5/1970, đoàn đã tiến hành nghiên cứu một cách
có hệ thống trên toàn tỉnh Quảng Ninh. Kết quả được tổng kết dưới dạng báo cáo “Kết
quả điều tra khu hệ động vật có xương sống trên cạn, ký sinh trùng và côn trùng tỉnh
Quảng Ninh, 1970”, trong đó có công bố các loài thú phân bố ở tỉnh Quảng Ninh.
Tháng 10 – 1971, đoàn nghiên cứu động vật của Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật
Nhà nước tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống về giới động vật ở tỉnh Hòa Bình.
Kết quả nghiên cứu đã xuất bản thành cuốn sách chuyên khảo “Động vật kinh tế tỉnh
Hòa Bình, 1974”.
Trong thời kỳ này (1955-1975), các nhà khoa học đã thống kê được ở miền
Bắc Việt Nam có 169 loài thú (202 loài và phân loài) thuộc 32 họ và 11 bộ
(UBKHKTNN, 1981).
Tại miền Nam Việt Nam có công trình nghiên cứu về thú của F.F.D Van
Peenen et al. (1965 – 1969) đã công bố 164 loài và phân loài thú ở Nam Việt Nam.
6



* Thời kỳ từ 1975 đến nay
Đất nước hoàn toàn giải phòng, Nam Bắc một nhà. Đây là thời kỳ thuận lợi nhất
trong việc tổ chức nghiên cứu động vật hoang dã nói chung và khu hệ thú nói riêng
trong phạm vi cả nước. Lực lượng tham gia cũng được phát triển mạnh cả về số lượng
và chất lượng nghiên cứu, bao gồm các Viện nghiên cứu (Viện Sinh vật học nay là
Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Điều tra Qui hoạch Rừng, Viện Sinh
học Nhiệt đới, ), các trường đại học trong cả nước (Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại
học Sư Phạm Hà Nội, Đại học Lâm Nghiệp, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, ).
Không những các cơ quan đã độc lập tổ chức các đợt điều tra nghiên cứu, mà Nhà
nước cũng có một số chương trình trọng điểm quốc gia: Chương trình 52-02 điều tra
tổng hợp Tây Nguyên (1981-1986), Chương trình CT-48C (1987-1990), chương

trình nghiên cứu điều tra động vật vùng đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh miền
Đông Nam Bộ do Viện Khoa học Việt Nam chủ trì, Chương trình kiểm kê tài nguyên
rừng do Bộ Lâm nghiệp chủ trì; chương trình Động vật chí Việt Nam do Viện Khoa
học và Công nghệ Việt Nam chủ trì (1996-2005); Đặc biệt, trong thời kỳ này có sự
phát triển đáng kể về hợp tác quốc tế trong điều tra nghiên cứu động vật ở nước ta.
Trước hết là sự hợp tác với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây (Trung
Quốc, Hungary, Ba Lan, Đức, ). Đáng kể nhất là Chương trình hợp tác Việt-Xô
nghiên cứu tổng hợp hệ sinh thái rừng nhiệt đới Kon Hà Nừng (Gia Lai) giữa Viện
Sinh vật học thuộc Viện Khoa học Việt Nam và Viện Hình thái Tiến hoá và Sinh
thái động vật thuộc Viện hàn lâm Khoa học Liên Xô (1981-1985). Sau những năm
1985, với chính sách đổi mới và mở cửa, sự hợp tác được mở rộng sang các nước
không phải xã hội chủ nghĩa (Mỹ, Anh, Pháp, Hà Lan, Nhật, ). Một số tổ chức chính
phủ và phi chính phủ đã mở văn phòng đại diện và có những đóng góp tích cực vào
công tác điều tra nghiên cứu động vật ở Nước ta: Hiệp hội Bảo tồn Thiên Nhiên Thế
giới (IUCN), Quĩ Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), Tổ chức Birdlife Quốc tế,
Tổ chức Bảo tồn động thực vật Quốc tế (FFI), Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga,
Kết quả nghiên cứu thú trong thời kỳ này là rất to lớn với hàng nghìn công
trình được công bố trong nước và trên quốc tế của rất nhiều nhà khoa học: Đào Văn
Tiến, Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sung, Lê Vũ Khôi, Hà Đình Đức, Trần Hồng
Việt, Phạm Trọng Ảnh, Hoàng Minh Khiên, Nguyễn Xuân Đặng, Lê Xuân Cảnh,
Phạm Nhật, Đặng Ngọc Cần, Nguyễn Minh Tâm, Vũ Ngọc Thành, Nguyễn Trường
7



Sơn, Lê Đình Thống, Ngoài ra, còn rất nhiều các luận án tiến sỹ của các khoa học
Việt Nam cũng góp phần tổng kết các kết quả

nghiên cứu thú ở Việt Nam.
Các công trình đã công bố về thống kê thành phần loài thú ở Việt Nam phải kể

đến là:
- “Khảo sát thú miền Bắc Việt Nam” của Đào Văn Tiến (1985) đã phân tích các
mẫu vật thú sưu tầm được ở 12 tỉnh miền Bắc Việt Nam từ năm 1957-1971 và đưa ra
danh lục thú miền Bắc Việt Nam gồm 129 loài và phân loài thú thuộc 32 họ, 11 bộ.
- "Những loài gặm nhấm ở Việt Nam” của Cao Văn Sung và cs. (1980) đã
thống kê ở Việt Nam có 64 loài gậm nhấm thuộc 7 họ.
- “Kết quả điều tra cơ bản động vật miền Bắc Việt Nam” của Đặng Huy Huỳnh
và cs. (1981) đã tập hợp các tư liệu điều tra thú ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam, lập
danh sách thú miền Bắc Việt Nam gồm 169 loài thú (202 loài và phân loài) thuộc 32
họ và 11 bộ.
- “Danh lục các loài thú (Mammalia) Việt Nam” của Đặng Huy Huỳnh và cs.
(1994) đã thống kê ở Việt Nam 223 loài thú thuộc 12 bộ, 37 họ (không thống kê
các loài thú biển).
- “Danh lục các loài thú Việt Nam” của Lê Vũ Khôi (2000) thống kê 252 loài
(289 loài và phân loài) thú ở Việt Nam (không thống kê các loài thú biển).
- “Danh lục các loài thú hoang dã Việt Nam” của Đặng Ngọc Cần và cs. (2008)
thống kê 295 loài (298 loài và phân loài) thú thuộc 37 họ và 13 bộ ở Việt Nam
(không thống kê thú biển).
Một số công trình chính nghiên cứu về các đặc điểm khu hệ và sinh học sinh
thái của các loài thú Việt Nam:
- “Khảo sát thú miền Bắc Việt Nam” của Đào Văn Tiến (1985), phân tích
một số đặc điểm khu hệ và sinh thái học thú miền Bắc Việt Nam.
- “Những loài gặm nhấm ở Việt Nam” của Cao Văn Sung và cs. (1980), phân
tích một số đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài gậm nhấm Việt Nam.
- “Sinh học và sinh thái các loài thú móng guốc ở Việt Nam” của Đặng
Huy Huỳnh (1986), mô tả đặc điểm sinh học, sinh thái của 19 loài thú móng guốc ở
Việt Nam.
- “Voọc Cát Bà: Quá khứ, hiện tại và tương lai” của Nadler et al., (2000),
giới thiệu một số nghiên cứu hiện trạng quần thể và sinh học, sinh thái của loài
8




Vượn đầu trắng ở Cát Bà.
- “Thú linh trưởng của Việt Nam” của Phạm Nhật (2002) mô tả đặc điểm sinh
học, sinh thái của 25 loài thú Linh trưởng ở Việt Nam.
- “Thú Việt Nam” của Kyznetsov (2006) ngoài việc xây dựng danh lục thú
hoang dã Việt Nam gồm 310 loài thú thuộc 44 họ và 14 bộ (kể cả các loài thú biển)
còn cung cấp nhiều tư liệu quan trọng về đặc điểm khu hệ và sinh học, sinh thái của
nhiều loài thú Việt Nam.
- “Sách Đỏ Việt Nam. Phần Động Vật” (2007), mô tả hình trạng và đặc điểm
sinh học sinh thái của 90 loài thú đang bị đe doạ diệt vong ở Việt Nam.
- “Thú rừng (Mammalia) Việt Nam - Hình thái và sinh học sinh thái một số
loài”, tập 1 của Đặng Huy Huỳnh và cs. (2008), môt tả đặc điểm sinh học sinh thái
của nhiều loài thú nhỏ (thú ăn sâu bọ Insectivora, Dơi Chiroptera) ở Việt Nam.
- “Động vật chí Việt Nam. Tập 25: Lớp Thú –Mammalia” của Đặng Huy
Huỳnh và cs. (2008) mô tả đặc điểm hình thái phân loại và sinh học sinh thái của 145
loài thú ở Việt Nam thuộc các bộ Linh trưởng (Primates), Ăn thịt (Carnivora),
Móng guốc ngón lẻ

(Perissodactyla), Móng guốc ngón chn (Artiodactyla) và bộ
Gậm nhấm (Rodentia).
Như vậy, trong suốt 3 thế kỷ qua, các nghiên cứu về khu hệ thú Việt Nam đã
từng bước phát triển cả về lượng và về chất. Theo danh lục đầy đủ nhất [2] [23], đến
nay ở Việt Nam đã thống kê được 322 loài thú thuộc 43 họ và 15 bộ (kể cả các loài
thú biển). Các nghiên cứu về các đặc điểm sinh học sinh thái của các loài cũng đã thu
được những kết quả đáng kể góp phần quan trọng vào việc quy hoạch quản lý, bảo
tồn, phát triển và sử dụng hợp lý khu hệ thú hoang dã Việt Nam. Tuy vậy, trong thiên
nhiên Việt Nam kỳ vọng rằng còn nhiều điều bí ẩn về khu hệ thú, cần được tiếp tục
nghiên cứu, tìm hiểu cả về mặt phân loại học, về sinh thái học, về giá trị và các giải

pháp để tổ chức bảo tồn nguồn tài nguyên quý hiếm này.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu thú ở VQG Pù Mát
Năm 1992 các chuyên gia của viện điều tra quy hoạch rừng đã tiến hành điều tra
nghiên cứu đa dạng sinh học tại các khu vực rừng tự nhiên, nằm dọc theo biên giới Việt
– Lào (huyện Thanh Chương, Anh Sơn và Con Cuông) để làm sở sở thành lập Khu
BTTN Pù Mát. Thông qua đợt điều tra này, bước đầu đã xác định được 64 loài thú, 137
loài chim, 25 loài bò sát, 15 loài lưỡng thê [35]. Sau khi thành lập Khu BTTN Pù Mát
9



(nay là VQG Pù Mát) năm 1995, được sự hỗ trợ của Dự án Lâm nghiệp xã hội và bảo
tồn thiên nhiên Nghệ An (SFNC), đã có rất nhiều chương trình điều tra nghiên cứu về
động vật, trong đó có các loài thú được thực hiện trong thời gian từ năm 1998 – 2004:
- Tài liệu “Pù Mát, Điều tra đa dạng sinh học của một khu bảo vệ ở Việt Nam”
(2001) [9], báo cáo trình bày chi tiết kết quả các chương trình điều tra, nghiên cứu về
đa dạng sinh học của VQG Pù Mát từ năm 1998 đến 2001. Đối với khu hệ thú, chủ
yếu là tổng hợp kết quả của hai chương trình: Chương trình điều tra đa dạng sinh học
đối với khu hệ thú do FFI chủ trì thực hiện với sự hỗ trợ về kinh phí của Dự án SFNC
và chương trình bẫy ảnh tự động do phòng khoa học phối hợp với chuyên gia của Dự
án SFNC thực hiện từ năm 1998 – 2001. Tài liệu đã thống kê được 20 loài thú nhỏ, 39
loài dơi và 42 loài thú lớn. Các chương trình nghiên cứu về thú nhằm mục đích xây
dựng danh lục thành phần loài phân bố ở VQG Pù Mát.
- Báo cáo “Chương trình điều tra thú lớn” (2002) [11], do Phòng Khoa học và
HTQT, VQG Pù Mát thực hiện đã điều tra được 30 loài thú lớn, thuộc 15 họ, 6 bộ
gồm: Bộ Scandentia có 1 loài, bộ Proboscidea có 1 loài, bộ Lagomorpha có 1 loài, bộ
Pholidota có 2 loài, bộ Primates có 8 loài, bộ Rodentia có 5 loài, bộ Artiodactyla có 9
loài và bộ Carnivora có 21 loài.
- Báo cáo “Điều tra nhanh đa dạng sinh học một số điểm trong Khu BTTN Pù
Mát” (2003) [17], do tổ chức Birdlife thực hiện đã ghi nhận được 41 loài thú, trong đó

có 38 loài ghi nhận bằng quan sát trực tiếp và phân tích các di vật còn được lưu giữ
trong nhà các thợ săn gồm Tupaiidae có 1 loài, Cynocephalidae có 1 loài,
Cercopithecidae có 5 loài, Hylobatidae có 1 loài, Canidae có 1 loài, Ursidae có 2 loài,
Mustelidae có 3 loài, Vierridae có 7 loài, Herpestidae có 1 loài, Felidae có 4 loài,
Elephantidae có 1 loài, Suidae có 1 loài, Cervidae có 3 loài, Bovidae có 3 loài,
Sciuridae có 5 loài, Pteromyidae có 1 loài, Hystricidae có 1 loài.
- Năm 2007 một đoàn công tác của Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật do PGS.
TS. Nguyễn Xuân Đặng trưởng đoàn đã phối hợp với Phòng Khoa học và HTQT thực
hiện điều tra nghiên cứu nơi cư trú và thức ăn Sao la tại VQG Pù Mát. Kết quả điều tra
đã tiếp tục khẳng định: Khu vực suối khoáng (salt lick) thuộc Khe Bống là nơi có sự
phân bố của Sao La và cũng là nơi dễ ghi nhận nhất dấu vết của Sao La tại hiện trường.
Cho đến nay đã ghi nhận được có 133 loài thú, thuộc 29 họ, 11 bộ phân bố ở
VQG Pù Mát. Trong đó có 46 loài nằm trong SĐVN (2007) bao gồm 3 loài ở mức CR
10



(Rất nguy cấp), 18 loài ở mức EN (Nguy cấp),19 loài ở mức VU (Sẽ nguy cấp), 3 loài
ở mức LR (Ít nguy cấp), 3 loài ở mức DD (Thiếu dẫn liệu). Thực tế tư liệu về đặc điểm
sinh học sinh thái, hiện trạng về khu hệ thú, đặc biệt là đối với các loài thú lớn nguy
cấp, quý hiếm còn rất nghèo nàn, dẫn đến thiếu cơ sở để đề ra các giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý VQG Pù Mát. Do vậy, việc nghiên cứu tính đa dạng, các đặc điểm
sinh học sinh thái, cũng như các mối đe dọa đến các loài thú lớn nguy cấp, quý hiếm
và đưa ra các giải pháp tăng cường quản lý bảo tồn nguồn tài nguyên thú rừng là rất
cần thiết và cấp bách.
1.2. Các giải pháp bảo tồn Đa dạng sinh học
Để bảo tồn, phát triển các loài đang bị đe dọa tuyệt chủng có 2 giải pháp quan
trọng nhất đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới là bảo tồn tại chỗ và bảo tồn
chuyển chỗ.


* Bảo tồn tại chỗ (in-situ)
Bảo tồn tại chỗ là bảo tồn các hệ sinh thái và nơi cư trú tự nhiên, duy trì và
khôi phục số lượng các loài trong môi trường tự nhiên của chúng. Phương thức bảo
tồn này

giúp duy trì được tiềm năng tiến hoá của các thế hệ sinh vật trong môi
trường. Bảo tồn

tại chỗ được xem là phương thức bảo tồn phù hợp nhất, vì nó
đảm bảo được điều kiện

sống phù hợp cho các loài, duy trì tiềm năng tiến hoá của
các loài và các thế hệ

sinh thái tự nhiên

Một trong các hình thức bảo tồn tại chỗ hiệu quả nhất hiện nay trên thế giới
là xây

dựng hệ thống các khu BTTN. Ngoài ra, bảo tồn tại chỗ còn bao
gồm cả
bảo tồn các hệ
sinh thái bên ngoài các khu BTTN.
Trong vài thập kỷ qua, các khu BTTN trên thế giới đang có xu hướng tăng
cả về số lượng và diện tích. Hiện nay trên thế giới có hơn 100.000 khu BTTN
(Tạp chí Khu BTTN, Tập 14, số 3, năm 2004) chiếm 11,7% diện tích đất liền toàn
thế giới. VQG chiếm số lượng và diện tích lớn nhất, tiếp đến là các khu bảo tồn
loài và sinh cảnh.
Công ước ĐDSH (1992) xác định các khu BTTN là công cụ hữu hiệu và có
vai trò quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học “tại chỗ”. Tại điều 8 “Bảo tồn tại

chỗ” của Công Ước có các mục (a), (b) và (c) qui đinh rõ các nước tham gia công
ước ĐDSH có trách nhiệm thành lập hệ thống khu BTTN, xây dựng các hướng dẫn
11



lựa chọn, thành lập và quản lý các khu BTTN, và quản lý các tài nguyên sinh học
bên trong các khu BTTN để đảm bảo bảo tồn và sử dụng bền vững.
Ở Việt Nam đến nay đã có 30 VQG và khoảng 70 khu bảo tồn loài, sinh
cảnh. Đa dạng sinh học tập trung chủ yếu tại đây, nên các VQG, khu BTTN đóng
vai trò rất quan trọng trong công tác bảo tồn nguồn tài nguyên này tại Việt Nam.
* Bảo tồn chuyển chỗ (ex-situ)
Bảo vệ chuyển chỗ là bảo vệ các loài ngoài nơi chúng cư trú tự nhiên. Nói cách
khác, là đưa đại diện của các loài có nguy cơ diệt vong vào nhân nuôi trong điều kiện
nhân tạo để bảo tồn, phát triển chúng thành các quần thể mới nhằm đảm bảo sự tồn tại
của loài và tạo nguồn con giống để bổ sung cho các quần thể tự nhiên đó đang bị suy
giảm hoặc thả

lại vào thiên nhiên để hình thành những quần thể tự nhiên mới ở những
nơi mà trước đây loài đó tồn tại. Nhân nuôi nhân tạo chỉ là phương pháp bổ trợ chứ
không thể thay thế

cho phương thức bảo tồn tại chỗ.

Bảo tồn chuyển chỗ là một bộ phận quan trọng trong chiến lược tổng hợp
nhằm

bảo tồn các loài đang có nguy cơ bị tuyệt diệt (Falk, 1991). Bảo tồn chuyển
chỗ và bảo


tồn tại chỗ là những cách tiếp cận có tính bổ sung cho nhau (Kennedy,
1987; Robinson,

1992). Những cá thể từ các quần thể được bảo tồn chuyển chỗ sẽ
được thả định kỳ ra

ngoài thiên nhiên để tăng cường cho các quần thể được bảo tồn
nguyên tại chỗ. Nghiên

cứu trên các quần thể nhân nuôi có thể cung cấp cho ta
những hiểu biết về đặc điểm

sinh học của loài và gợi ra những chiến lược bảo tồn
mới cho các quần thể được bảo

tồn tại chỗ. Các quần thể chuyển chỗ mà có thể tự
duy trì quần thể thì sẽ làm giảm bớt

nhu cầu phải bắt các cá thể từ ngoài thiên
nhiên để phục vụ mục đích trưng bày và

nghiên cứu. Cuối cùng, việc nhân nuôi
và trưng bày các con vật sẽ góp phần giáo dục

quần chúng về sự cần thiết phải
bảo tồn loài cũng như bảo vệ các thành viên khác của

loài đó trong thiên nhiên.

Các cơ sở để bảo tồn chuyển chỗ động vật hoang dã gồm vườn thú, trại

nuôi

động vật, bể nuôi và các chương trình nhân giống động vật hoang dã. Tuy
nhiên, bảo

tồn chuyển chỗ khá tốn kém. Chi phí cho việc nuôi các con voi châu Phi
và các con tê giác

trong vườn thú lớn gấp 50 lần chi phí cho việc bảo tồn một số
lượng tương đương cá

thể tại các VQG ở Đông Phi (Leader-Williams, 1990).

Theo bản “Tuyên bố chính sách của IUCN về nhân nuôi nhân tạo” (1987) thì
tất

cả các taxon mà có số lượng cá thể ngoài thiên nhiên dưới 1000 cá thể đều cần có
12



chương trình nhân nuôi nhân tạo. Trên quan điểm đó, ở Việt Nam có rất nhiều loài
cần tiến hành nhân nuôi nhân tạo: Voi, Bò xám, Tê giác, Nai cà toong, Hươu vàng,
Hươu xạ, Voọc mông trắng, Voọc vá, Voọc đen, Voọc mũi hếch, Cầy giông sọc,
Cầy vằn, Mèo rừng, Hổ, nhiều loài công, trĩ, cá sấu và các loài bò sát, ếch nhái khác.
Tuy nhiên, nhân nuôi động vật hoang dã, nhất là động vật quý hiếm là công
việc

rất khó khăn và tốn kém vì những lý do dưới đây:
- Chúng ta cần có những hiểu biết đầy đủ về đặc điểm sinh học, sinh thái của

loài, trong khi đó các nghiên cứu về sinh học sinh thái các loài thường quá ít

hoặc
hầu như chưa có.
- Cần có đủ kinh phí để tạo ra cho động vật nuôi điều kiện sống gần với thiên nhiên.
- Phải biết tổ chức tốt và có kinh nghiệm trong nhân nuôi động vật hoang dã.
Ngoài ra, việc nuôi dưỡng nhiều thế hệ liên tục trong điều kiện nuôi sẽ gây ra
những biến đổi bất lợi trong tập tính hoạt động và di truyền học của loài như:
- Mất đi những tập tính rất cần thiết cho việc trở lại sống trong điều kiện tự
nhiên như khả năng tìm mồi, tránh kẻ thù, cạnh tranh nơi trú ngụ, khả năng tìm
bạn phối

giống,
Những tập tính này cần được luyện

tập cho động vật trước khi
thả chúng trở lại thiên nhiên.

- Động vật qua nhiều thế hệ nuôi khi thả lại thiên nhiên thường không có khả
năng sinh sản.
- Trong điều kiện nuôi, do chủng quần có số lượng cá thể quá ít nên thường
dẫn đến hiện tượng cận giao, suy thoái di truyền làm giảm khả năng chống bệnh
tật, giảm

tuổi thọ, Theo các chuyên gia của IUCN thì để một chủng quần tránh
khỏi những hậu quả di truyền thì số lượng cá thể cần có không dưới 500. Các quần
thể động vật

lớn trong điều kiện nuôi thường có số lượng dưới 500 cá thể.
1.3. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội khu vực nghiên cứu

1.3.1. Đặc điểm tự nhiên
* Vị trí địa lý:
VQG Pù Mát được thành lập vào năm 1995, tiền thân là Khu BTTN Pù Mát,
nằm về phía Tây Nam của tỉnh Nghệ An, có độ cao tuyệt đối giao động từ 100m đến
1841m. Đỉnh cao nhất trong toàn khu vực là đỉnh Pù Mát, được lấy đặt tên cho VQG.
Toạ độ địa lý của Vườn trong khoảng: 18
0
46'30'' - 19
0
19' 42'' độ vĩ bắc và
104
0
31'57'' - 105
0
03'08'' độ kinh đông. Ranh giới hành chính: Ranh giới phía Nam của
13



vườn chạy dọc theo đường ranh giới quốc gia Việt - Lào; ranh giới các phần còn lại
của Vườn được xác định như sau:
- Phía Đông giáp với các xã Phúc Sơn, Hội Sơn thuộc huyện Anh Sơn.
- Phía Tây giáp với xã Tam Hợp, Tam Đình, Tam Quang thuộc huyện Tương
Dương.
- Phía Bắc giáp với xã Lạng Khê, Châu Khê, Lục Dạ, Môn Sơn thuộc huyện Con
Cuông (Bản đồ 1.1).

Bản đồ 1.1. Bản đồ vị trí VQG Pù Mát
* Đặc điểm địa hình:
Địa hình VQG Pù Mát rất phức tạp và hiểm trở, bị chia cắt bởi các hệ suối chính:

Khe Thơi, Khe Choăng, Khu Bu (hợp lưu với khe Choăng) và Khe Khặng. Các hệ suối
này đều bắt nguồn từ biên giới Việt - Lào và đổ về Sông Cả, có độ dốc bình quân 25
0
-
35
0
, độ cao so với mặt nước biển giao động trong khoảng 100m đến 1841m, bình quân
từ 800- 1500m, trong đó 90% diện tích ở độ cao dưới 1000m, khu vực cao nhất nằm ở
14



phía Nam, càng về phía Tây - Nam các dông núi cao dần, gồm những đỉnh núi cao trên
1000m kế tiếp nhau kéo dài như Cao Vều, Pù Huổi Ngoã, Đỉnh Pù Mát, cũng từ các
dông núi đó có các thung lũng dốc trải dài xuống tạo thành một hệ thống các dông đồi
vuông góc với các dông núi chính, các dông này có độ dốc cao, tạo thành các đỉnh có độ
cao từ 800 - 1500m và tạo thành đường mòn cho một số loài thú lớn (có vùng sống,
vùng kiếm ăn rộng) như: Voi, Bò tót, di chuyển qua lại giữa các vùng, nhất là mùa khô
khi thức ăn khan hiếm hoặc nơi sống bị tác động. Toàn khu vực có rất ít nơi bằng phẳng,
những khu vực đồi bằng và thấp có dân sinh sống, sản xuất nông nghiệp [16].
* Địa chất và thổ nhưỡng:
- Địa chất: VQG Pù Mát nằm trên sườn của dải Trường Sơn Bắc. Quá trình
kiến tạo địa chất được hình thành qua các kỷ Palêzôi, Đềvôn, Cácbon-Pecmi,Triat,
Hexini… đến Miroxen cho đến ngày nay. Trong suốt quá trình phát triển lâu dài của
Trường Sơn thì chu kỳ tạo núi Hecxini, địa hình luôn bị ngoại lực tác động mạnh mẽ
tạo nên 4 dạng địa mạo chủ yếu.
+ Núi cao trung bình: Uốn nếp khối nâng lên mạnh, tạo nên một dải cao và hẹp
nằm ngay biên giới Việt – Lào (có vài đỉnh cao trên 2000m như Pulaileng 2711m, Rào
cỏ 2286m), địa hình hiểm trở, qua lại rất khó khăn.
+ Kiểu địa hình núi thấp và đồi cao chiếm phần lớn diện tích của miền và có độ

cao từ 1000m trở xuống. Tuy cấu trúc tương dối phức tạp, được cấu tạo bởi các trầm
tích, biến chất, địa hình có phần mềm mại và ít dốc hơn.
+ Thung lũng kiến tạo, xâm thực tuy chiếm một diện tích nhỏ nhưng lại thuận
lợi cho sản xuất nông nghiệp, độ cao nhỏ hơn 300m bao gồm thung lũng các sông
suối: Khe Thơi, Khe Choăng, Khe Khặng (Sông Giăng) và bờ phải Sông Cả. Cấu tạo
bằng các trầm tích bở rời dễ bị xâm thực. Trong đó phổ biến là các dạng địa hình đồi
khá bằng phẳng, bãi bồi và thềm sông khá phát triển.
+ Các khối đá vôi nhỏ, phân tán dạng khối uốn nếp có quá trình Karst trẻ phân
bố hữu ngạn Sông Cả cao chừng 200-300m, cấu tạo phân phiến dầy màu xám sáng
đồng nhất và tinh khiết [35].
- Thổ nhưỡng
Qua công tác khảo sát ngoài thực địa và tham khảo bản đồ thổ nhưỡng, trong
khu vực có các loại đất chính như sau:
15



- Đất Feralit mùn trên núi trung bình (FH): Đất có màu vàng đỏ hoặc vàng xám,
tầng mùn dầy thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình. Phân bố từ độ cao 800, 900m đến
1800m dọc biên giới Việt Lào.
- Đất Feralit đỏ vàng vùng đồi và núi thấp (F): Đất có màu đỏ vàng hay vàng
đỏ, tầng tích tụ dày. Phân bố phía Bắc và Đông Bắc VQG.
- Đất dốc tụ và đất phù sa (D, P): Đất có màu nâu xám, thành phần cơ giới trung
bình, tơi xốp giàu dinh dưỡng. Phân bố ven sông suối trong VQG.
- Núi đá vôi (K2): Núi đá vôi dốc đứng có cây gỗ nhỏ che phủ thấp dưới 700m.
Phân bố thành dải nhỏ xen kẽ nhau bên hữu ngạn Sông Cả
* Khí hậu thủy văn
VQG Pù Mát nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu
sắc của gió mùa Đông Bắc và Tây Nam. Các yếu tố khí hậu mang tính chất phân cực
mạnh, hình thành hai mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô lạnh

từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
- Chế độ nhiệt:
Nhiệt độ trung bình năm 23,5 – 23,7
0
C, tương đương với tổng nhiệt năng 8.500
- 8.700
0
C.
Mùa khô lạnh, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ trung bình
trong các tháng này dao động ở 20
0
C và nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất xuống
dưới 18
0
C (vào tháng giêng).
Ngược lại trong mùa nóng ẩm, do có sự hoạt động của đới gió Tây nên thời tiết
rất khô và nóng, nhiệt độ trung bình lên trên 25
0
C, tháng nóng nhất là tháng 6 và 7,
nhiệt độ trung bình là 29
0
C.
- Chế độ mưa ẩm:
Lượng mưa từ ít tới trung bình, 90% lượng nước tập trung trong mùa mưa. Hai
tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9 và 10, thường kèm theo lũ lụt. Tuy lượng mưa
lớn nhưng phân bố không đều, khu vực phía Bắc (Nam Kỳ Sơn – Mường Xén) có
lượng mưa là 1.300mm, khu vực núi Cao Vều (Anh Sơn – Thanh Chương) có lượng
mưa là 1.790 mm.
Độ ẩm không khí trong vùng đạt 85 - 86%, trong mùa mưa độ ẩm lên tới 90%.
Ở các khu vực trên 1.000m và tại các thung lũng trong mùa mưa độ ẩm có khi đạt tới

16



100%. Tuy vậy những giá trị cực thấp về độ ẩm vẫn thường đo được trong thời kỳ khô
nóng kéo dài.
- Chế độ gi: Hai hướng chính vào 2 mùa:
+ Gió Tây Nam (gió Lào) từ tháng 4 đến tháng 10, tập trung vào các tháng 6, 7
khô nóng và có ngày nhiệt độ không khí lên đến 41
0
C, gây ảnh hưởng xấu đến đời
sống động thực vật trong vùng.
+ Gió mùa Đông Bắc lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, hàng năm thường
có 16-17 đợt gió mùa Đông Bắc, mỗi đợt thường có mưa phùn nhất là vào cuối mùa.
Vì vậy, về mùa này ở huyện Anh Sơn và vùng thấp của Con Cuông có độ ẩm không
khí lớn hơn và không bị khô kiệt như Tương Dương và vùng cao của Con Cuông [39].
- Hệ thống sông ngòi
Sông suối trong VQG khá đa dạng và hiểm trở, các dốc cao và bờ đá đã tạo nên
nhiều ghềnh thác ở đây. Tất cả các sông suối thuộc VQG Pù Mát đều bắt nguồn từ mái
phía Đông của dãy Pù Xai Lai Leng và tất cả đều đổ vào Sông Cả. Các khe suối lớn
như: Khe Thơi bắt nguồn từ núi Pù Vàn, chảy theo hướng Đông Bắc qua các huyện
Tương Dương và Con Cuông đổ vào Sông Cả tại xã Lạng Khê; Khe Choăng bắt nguồn
từ núi Pù Đen Đinh và Khe Bu bắt nguồn từ núi Pù Đón Cắn chảy theo hướng Đông
Bắc trong địa phận huyện Con Cuông. Hai khe này hợp lưu ở cuối nguồn và đổ ra
Sông Cả tại xã Châu Khê; Khe Khặng (sông Giăng) bắt nguồn từ núi M-6 nằm trong
địa phận huyện Con Cuông, chảy theo hướng Đông Nam qua huyện Anh Sơn và đổ
vào Sông Cả tại địa phận huyện Thanh Chương.
- Chế độ thủy văn
Đặc điểm địa hình và khí hậu ảnh hưởng đến chế độ thuỷ văn, mạng lưới sông
suối và dòng chảy: Các khe, suối nhiều, lượng nước thay đổi theo mùa, có nhiều nơi

cạn nước vào mùa khô. Bốn dòng chảy chính là Khe Thơi, Khe Bu, Khe Choăng và
Khe Khặng. Trong đó, Khe Khặng có lưu lượng nước lớn nhất, tiếp đến là Khe Bu,
Khe Thơi và cuối cùng là khe Choăng. Sông Cả có nhiều phụ lưu, nước chảy trung
bình 363m3/s, tối đa 13.750m3/s (Phòng Khoa học, 2011).
* Khu hệ thực vật và động vật
- Thảm thực vật rừng
VQG Pù Mát là khu vực có nhiều quần xã thực vật đặc sắc, cần được bảo tồn,
mặt khác sự phân hóa về điều kiện tự nhiên, là những nhân tố sinh thái phát sinh thảm
17



thực vật đã tạo tiền đề cần thiết cho những đánh giá đa dạng hệ sinh thái. Công tác
phân tích đánh giá thảm thực vật và thành lập bản đồ VQG Pù Mát theo phương pháp
viễn thám đã được Dự án lâm nghiệp và bảo tồn thiên nhiên Nghệ an (SFNC) hỗ trợ
thực hiện. Tư liệu này đã được GS. TS. Nguyễn Nghĩa Thìn và cán bộ VQG Pù Mát
nghiên cứu, đánh giá mang nội dung khoa học tổng hợp phục vụ cho công tác bảo tồn.
Kết quả thảm thực vật VQG Pù Mát được chia thành các kiểu rừng như sau.
+ Kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa chưa bị tác động ở đai cao:
++ Phân kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa trên núi thấp:
Rừng thường xanh núi thấp chưa bị tác động phân bố ở đai cao từ 800m trở lên,
độ tàn che trung bình đạt 79% và chỉ số tán đạt 1,05. Các loài có vai trò quan trọng
nhất trong cấu trúc thảm thực vật là các loài thuộc họ Dẻ - Fagacaceae (Lithocarpus
pseudosundaicus), họ Sim - Myrtaceae (Syxzygium cochinchinense) và các loài: Hopea
mollissima, Vatica cinerea, Madhuca pasquieri, Canarium thorelii, Pterospermum
heterophyllum, Gironniera subaequalis…
++ Phân kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa hỗn giao cây lá rộng - cây lá kim:
Phân bố ở độ cao trên 1000m ở phí Bắc và trên 900m ở phía Nam VQG. Loại
rừng này chiếm 25% diện tích của VQG và giữ được tính nguyên sinh rất cao vì chưa
có các hoạt động khai thác, phá hoại. Hoạt động khai thác ở đây mới chỉ dừng lại ở các

nhóm đi tìm trầm. Trong một số vùng của Vườn, đặc biệt là khu vực biên giới Việt -
Lào, loại rừng này chiếm ưu thế.
++ Phân kiểu rừng lùn:
Rừng lùn ở Pù Mát xuất hiện ở độ cao trên 1500m, diện tích rừng lùn khoảng
1.450ha, chiếm 1,6% diện tích vùng lõi của VQG, phân bố trên các giông và chỏm núi
dốc có đá nổi và hướng gió mạnh.
+ Kiểu rừng thường xanh mưa mùa bị tác động mạnh ở đai cao:
Thảm thực vật thường xanh ở đai độ cao trên 800m so với mực nước biển, khu
vực bị tác động mạnh bởi nhiều hoạt động của con người, thuộc kiều này gồm phân
kiểu: Rừng thường xanh thứ sinh mưa mùa hỗn giao cây lá rộng trên núi thấp. Thảm
thực vật đạt độ tàn che trung bình 78% với độ chỉ tán là 1,93. Các loài ưu thế trong các
quần xã thảm thực vật kiểu nay là Hopea hainanensis, Syzygium sp. và Aidia sp., họ
Dẻ - Fagaceae.
+ Kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa trên đất thấp chưa bị tác động:
18



Thảm thực vật thường xanh thuộc đai độ cao dưới 800m so với mặt nước biển,
khu vực chưa bị tác động và thảm thực vật còn giữ được cấu trúc đặc trưng của kiểu
rừng kín thường xanh mưa mùa. Thuộc kiểu này có các phân kiểu: Phân kiểu rừng kín
thường xanh mưa mùa trên đất dốc địa đới đất thấp; phân kiểu rừng kín thường xanh
mưa mùa trên đất đá vôi.
+ Kiểu rừng thường xanh mưa mùa trên đất thấp bị tác động mạnh:
++ Phân kiểu rừng thường xanh mưa mưa mùa hỗn giao cây lá rộng:
Kết quả từ quá trình tái sinh thảm thực vật sau tác động của con người. Với các
hình thức tác động khác nhau và mức độ tác động cũng khác nhau nên các thảm cũng
có các hình thức tái sinh và mức độ phục hồi khác nhau. Kiểu rừng này bao gồm diện
tích rừng sau khi khai thác chọn và diện tích rừng phục hồi sau nương rẫy bỏ hóa trong
một thời gian dài.

++ Rừng hỗn giao cây lá rộng – tre nứa:
Diện tích phân bố khoảng 10.843ha, chiếm 11,89% diện tích VQG, đây cũng là
kết quả tái sinh từ rừng bị tác động sau nương rẫy trên đất bị bỏ hóa nhưng không phải
từ loại hình tái sinh trên đất sau nương rẫy đã bị quay vòng nhiều lần.
Độ che phủ của các cây gỗ ban đầu khoảng 10%, khi phát triển thành rừng hỗn
giao thì độ che phủ cũng như trữ lượng gỗ đã tăng lên, trung bình khoảng 90 -120m
3

gỗ/ha:
++ Rừng thường xanh mưa mùa đơn ưu trên đất khô cằn: Rừng đơn ưu tre nứa
Sự có mặt của rừng tre nứa là yếu tố quan trọng để giới hạn sự tái sinh hay mở
rộng của các cây gỗ trong rừng thường xanh. Rừng đơn ưu tre nứa cũng được phát
triển trên đất canh tác chưa bị bào mòn, trải qua quá trình diễn thế tự nhiên. Tuy nhiên
mức độ tác động trước đó là khá nhiều, đất trở nên suy yếu về nhiều mặt, độ ẩm giảm
đất trở nên khô cằn. Vì thế có rất ít loài cây lá rộng có thể phát triển thuận lợi được.
++ Rừng thường xanh mưa mùa đơn ưu trên đất tơi xốp: Rừng đơn ưu Bục bạc:
Cũng là kết quả của rừng tái sinh sau nương rẫy, nhưng đó là trên đất ít bị quay
vòng trong canh tác Nông nghiệp, nương rẫy, quá trình diễn thế tái sinh diễn ra theo
hướng thứ nhất. Đất ẩm tơi xốp là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loài
cây lá rộng. Bục bạc Mallotus paniculatus là một trong những cây tiên phong của quá
trình xâm nhập cây gỗ trong diễn thế tái sinh
+ Trảng thường xanh nhiệt đới đai thấp:

×