Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

BẢI THẢO LUẬN BẢO HIỂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.69 KB, 28 trang )

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Bảo hiểm
1.1.1. Khái niệm, vai trò của bảo hiểm
- Khái niệm: Có rất nhiều khái niệm về bảo hiểm khác nhau và theo Luật kinh doanh
Bảo hiểm của Việt Nam thì “Kinh doanh Bảo hiểm là hoạt động của Doanh nghiệp bảo
hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó Doanh nghiệp bảo hiểm trên cơ sở bên mua bảo
hiểm đóng phí bảo hiểm để DN bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho ngươi thụ hưởng hoặc
bồi thường cho người được bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra.
-Bản chất của Bảo hiểm là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số người cheo tất
cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu. Bảo hiểm hoạt động dựa trên Quy luật số
đông.
- Vai trò của Bảo hiểm
+ Vai trò kinh tế
Ổn định tài chính và đảm bảo đầu tư;
Tạo kênh huy động vốn;
Tăng thu, giảm chi ngân sách.
+ Vai trò xã hội
Đảm bảo cuộc sống an toàn và ổn định;
Tạo việc làm, tăng hiệu quả và chất lượng cuộc sống;
Tạo chỗ dựa tinh thần và vật chất cho xã hội.
1.1.2. Phân loại bảo hiểm
- Phân loại căn cứ vào đối tượng bảo hiểm: Nếu căn cứ theo đối tượng bảo hiểm, các
loại sản phẩm bảo hiểm được xếp vào 3 nhóm: bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm
dân sự và bảo hiểm con người.


+ Bảo hiểm tài sản: bao gồm những nghiệp vụ bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là các
tài sản và những lợi ích liên quan. Có nhiều loại bảo hiểm tài sản thông dụng như là:
bảo hiểm hàng hoá vận chuyển trong nước; bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới; bảo
hiểm công trình xây dựng, lắp đặt; bảo hiểm máy móc thiết bị điện tử; bảo hiểm tàu
thuyền…


+ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: bao gồm những nghiệp vụ bảo hiểm có đối tượng bảo
hiểm là trách nhiệm bồi thường của người được bảo hiểm phát sinh theo quy định về
trách nhiệm dân sự của pháp luật. Có nhiều loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự như: bảo
hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu; bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động; bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm; bảo
hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba trong xây dựng, lắp đặt...
+ Bảo hiểm con người: bao gồm những nghiệp vụ bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là
tính mạng, sức khoẻ, khả năng lao động và tuổi thọ con người. Bảo hiểm con người
được chia thành bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm con người phi nhân thọ.
Bảo hiểm nhân thọ bảo hiểm cho trường hợp tử vong của người được bảo hiểm hoặc
bảo hiểm cho trường hợp còn sống của người được bảo hiểm hoặc bảo hiểm nhân thọ
hỗn hợp. Bảo hiểm con người phi nhân thọ có các dạng chính là bảo hiểm tai nạn, bảo
hiểm cho rủi ro bệnh tật, ốm đau.
-Phân loại theo phương thức quản lý: Bao gồm bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự
nguyện
+ Bảo hiểm tự nguyện: bao gồm những nghiệp vụ bảo hiểm mà hợp đồng bảo hiểm
được ký kết theo ý nguyện của bên mua bảo hiểm và hoàn toàn trên nguyên tắc thoả
thuận. Đại bộ phận các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại bảo hiểm tự nguyện.
+ Bảo hiểm bắt buộc: bao gồm những nghiệp vụ bảo hiểm mà pháp luật có quy định về
nghĩa vụ tham gia bảo hiểm của các tổ chức, cá nhân có mối quan hệ nhất định với loại
đối tượng bắt buộc phải được bảo hiểm. Đối với bảo hiểm bắt buộc, thông thường pháp
luật còn có quy dịnh thống nhất về các điều khoản cơ bản của hợp đồng bảo hiểm, giới


hạn trách nhiệm bảo hiểm và mức phí bảo hiểm tối thiểu mà doanh nghiệp bảo hiểm và
bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ tuân thủ khi giao kết hợp đồng bảo hiểm. Điểm cần lưu
ý là bắt buộc không làm mất đi nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng trong quan hệ hợp
đồng khi các bên được tự nguyện lựa chọn đối tác và thoả thuận những vấn đề không
phải tuân theo quy định thống nhất của pháp luật.
-Phân loại căn cứ vào kỹ thuật bảo hiểm: bao gồm bảo hiểm theo kỹ thuật phân chia và

bảo hiểm theo kỹ thuật tồn tích.
+ Bảo hiểm theo kỹ thuật phân chia: Bảo hiểm theo kỹ thuật phân chia bao gồm các loại
hình bảo hiểm có thợi hạn ngắn (thường là một năm), bảo đảm cho các rủi ro có tính
chất tương đối ổn định và độc lập với tuổi thọ con người. Khi rủi ro được bảo hiểm phát
sinh trong thời hạn hợp đồng thì quỹ bảo hiểm được sử dụng để chi trả luôn. Bảo hiểm
phi nhân thọ bao gồm các bảo hiểm về tài sản, về trách nhiệm dân sự và các bảo hiểm
con người phi nhân thọ khác chính là loại bảo hiểm theo kỹ thuật phân chia. Kết quả
thu chi của các bảo hiểm này được phân bổ hết hàng năm.
+ Bảo hiểm theo kỹ thuật tồn tích: Bảo hiểm theo kỹ thuật tồn tích có đặc trưng là thời
hạn dài, quỹ được tích tụ qua nhiều năm mới được sử dụng để chi trả. Bảo hiểm theo kỹ
thuật tồn tích thường bảo đảm cho các rủi ro có tính chất thay đổi rõ rệt theo thời gian
và đối tượng và gắn liền với tuổi thọ con người. Bảo hiểm nhân thọ thuộc loại bảo hiểm
có kỹ thuật tồn tích.
1.1.3. Khuôn khổ pháp lý hoạt động bảo hiểm
-Tổ chức, cá nhân muốn hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, hoạt
động môi giới bảo hiểm tại Việt Nam phải được Bộ Tài chính cấp Giấy phép thành lập
và hoạt động theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
- Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:
+ Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm;
+ Đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất;
+ Giám định tổn thất;


+ Đại lý giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn;
+ Quản lý quỹ và đầu tư vốn;
+ Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
-Doanh nghiệp bảo hiểm không được phép đồng thời kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và
bảo hiểm phi nhân thọ, trừ trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ kinh doanh
nghiệp vụ bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người bổ trợ cho bảo hiểm nhân
thọ."

1.2. Bảo hiểm tài sản
- Khái niệm: Bảo hiểm tài sản là loại bảo hiểm lấy tài sản làm đối tượng bảo hiểm. Khi
xảy ra rủi ro tổn thất về tài sản như mất mát, hủy hoại về vật chất, người bảo hiểm có
trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm căn cứ vào giá trị thiệt hại thực tế và
mức độ đảm bảo thuận tiện hợp đồng.
- Nguyên tắc trong Bảo hiểm tài sản
+ Chỉ bảo hiểm sự rủi ro, không bảo hiểm sự chắc chắn: Chỉ bảo hiểm một rủi ro xảy ra
bất ngờ, ngẫu nhiên, ngoài ý muốn của con người chứ không bảo hiểm một cái chắc
chắn xảy ra;
+ Nguyên tắc trung thực tuyệt đối: Tất cả các giao dịch kinh doanh cần được thực hiện
trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, trung thực tuyệt đối. Cả người được bảo hiểm và người bảo
hiểm đều phải trung thực trong tất cả các vấn đề.
+ Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm: Quyền lợi có thể được bảo hiểm là lợi
ích hoặc quyền lợi liên quan đến, gắn liền với, hay phụ thuộc vào sự an toàn hay không
an toàn của đối tượng bảo hiểm. Nguyên tắc này chỉ ra rằng người được bảo hiểm muốn
mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm. Quyền lợi có thể được bảo hiểm có thể là quyền
lợi đã có hoặc sẽ có trong đối tượng bảo hiểm.
+ Nguyên tắc bồi thường: Theo nguyên tắc bồi thường, khi có tổn thất xảy ra, người
bảo hiểm phải bồi thường như thế nào đó để đảm bảo cho người được bảo hiểm có vị trí
tái chính như trước khi có tổn thất xảy ra, không hơn không kém. Các bên không được
lợi dụng bảo hiểm để trục lợi.


+ Nguyên tắc thế quyền (subrobgation): Theo nguyên tắc thế quyền, người bảo hiểm
sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm, có quyền thay mặt người được bảo hiểm
để đòi người thứ ba trách nhiệm bồi thường cho mình.
Phần II : Giới thiệu một sản phẩm bảo hiểm tài sản được cung cấp bởi một công ty
bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam. So sánh sản phẩm đó với một sản phẩm
tương tự của một công ty Bảo hiểm khác trên thị trường.
2.1. Bảo hiểm tài sản vật chất Ô TÔ tại công ty Bảo hiểm PVI

2.1.1. Giới thiệu về Bảo hiểm PVI
Công ty Bảo hiểm PVI là công ty con của công ty cổ phần PVI - tiền thân là Công ty
Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam thành lập năm 1996, đến năm 2006, PVI là một trong
những doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam thực hiện cổ phần hóa trở thành Tổng công
ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam và niêm yết trên sàn chứng khoán năm 2007
với mã chứng khoán PVI. Tháng 8/2011, PVI đã tiếp tục thực hiện tái cấu trúc theo mô
hình công ty mẹ - công ty con. Trong đó, Công ty mẹ PVI Holdings thực hiện các chức
năng: quản trị vốn, đầu tư, chiến lược – kế hoạch, tổ chức nhân sự, thương hiệu và công
nghệ thông tin; các đơn vị thành viên thực hiện chức năng kinh doanh trong 4 lĩnh vực
cốt lõi:
 Tổng công ty Bảo hiểm PVI kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ
 Tổng công ty Cổ phần Tái bảo hiểm PVI kinh doanh tái bảo hiểm
 Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ PVI Sun Life kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
 Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ PVI hoạt động trong lĩnh vực quản lý tài sản và
đầu tư tài chính
Trải qua 19 năm hình thành và phát triển, PVI đã nhận được nhiều phần thưởng và danh
hiệu cao quý: danh hiệu Anh hùng Lao động; Huân chương Độc lập hạng Ba; Huân
chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; Forbes Việt Nam vinh danh trong Danh sách “50
Công ty Niêm yết Tốt nhất Việt Nam”; thường xuyên nằm trong Danh sách Top 500
Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, Thương hiệu Mạnh Việt Nam…


Hiện tại, Tổ chức xếp hạng quốc tế A.M Best xếp hạng năng lực tài chính của Bảo hiểm
PVI ở mức B++ (Tốt) và Tái bảo hiểm PVI ở mức B+ (Tốt).
Tầm nhìn và Sứ mệnh: Xây dựng PVI trở thành một định chế Tài chính - Bảo hiểm
chuyên nghiệp, thương hiệu quốc tế, phát triển bền vững dựa trên nền tảng tri thức,
công nghệ, hệ thống quản trị minh bạch mang lại hiệu quả cho các cổ đông, sự hài lòng
cho khách hàng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động và đóng góp
ngày càng nhiều hơn cho cộng đồng xã hội.
2.1.2. Quy định BH vật chất xe cơ giới và phiếu yêu cầu bồi thường tổn thất

* Quy định về Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới của Bảo hiểm PVI
a) Phạm vi bảo hiểm
-Bảo hiểm PVI sẽ bồi thường cho chủ xe/ Người được bảo hiểm/ Người thụ hưởng bảo
hiểm những thiệt hại vật chất đối với Xe xảy ra do:
+ Tai nạn, sự cố bất ngờ không lường trước được ngoài sự kiểm soát của chủ xe/ Người
được bảo hiểm/ Lái xe trong những trường hợp sau: đâm va (bao gồm cả va chạm với
vật thể khác ngoài xe), lật, đổ, rơi, chìm, bị các vật thể khác rơi vào;
+ Cháy, nổ;
+ Tai họa bất khả kháng do thiên nhiên như: bão, lũ, lụt, sét đánh, giông tố, động đất,
mưa đá, sụt lở, sóng thần;
+ Mất trộm, mất cắp hay bị cướp toàn bộ Xe;
+ Hành vi ác ý, cố tình phá hoại (loại trừ hành vi ác ý, cố tình phá hoại của Chủ xe/ đại
diện hợp pháp của chủ xe/ Người được bảo hiểm/ Lái xe/ Người được giao sử dụng
chiếc xe đó.
-Ngoài ra, Bảo hiểm PVI còn thanh toán những chi phí cần thiết và hợp lý để thực hiện
các công việc theo yêu cầu và chỉ dẫn của Bảo hiểm PVI khi xảy ra tai nạn (thuộc phạm
vi bảo hiểm) nhằm:
+ Ngăn ngừa, hạn chế tổn thất phát sinh thêm khi Xe bị thiệt hại do các nguyên nhân
trên.
+ Cứu hộ, vận chuyển xe bị thiệt hại đến nơi sửa chữa gần nhất.
+ Giám định tổn thất.
b) Không thuộc trách nhiệm bảo hiểm


-Bảo hiểm PVI sẽ không bồi thường cho Chủ xe/ Người được bảo hiểm/ Người thụ
hưởng hợp pháp những thiệt hại vật chất đối với Xe trong các trường hợp:
+ Những điểm loại trừ chung:
• Hành vi cố ý gây tai nạn, gây tổn thất hoặc thiệt hại của Chủ xa/ Người được bảo
hiểm, Lái xe, những người được giao sử dụng và bảo quản xe hoặc của người bị
thiệt hại trong bất kỳ trường hợp nào.

• Xe không có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hợp lệ (áp dụng khi xe đang tham gia giao
thông).
• Lái xe không có giấy phép lái xe (hoặc giấy điều khiển xe) hợp lệ (áp dụng khi
xe đang hoạt động có người điều khiển)
• Lái xe điều khiển xe trong tình trạng có nồng độ cồn,rượu bia hoặc có chất kích
thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.
• Xe vận chuyển hàng trái phép, Xe chở chất cháy,chất nổ trái phép hoặc không
thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa.
• Xe sử dụng để tập lái,đua thể thao, đua xe (kể cả hợp pháp hoặc trái phép), chạy
thử sau khi sửa chữa.
• Xe đi vào đường cấm, đường ngược chiều, khu vực cấm, chuyển hướng Xe tại
nơi bị cấm, vượt đèn đỏ hoặc không chấp hành theo tín hiệu giao thông/ hiệu lệnh
của người điều khiển giao thông, Xe đi đêm không có đèn chiếu sáng theo quy định.
• Tai nạn hay tổn thất hoặc thiệt hại xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam.
• Những thiệt hại có tính chất hậu quả gián tiếp như: Giảm giá trị thương mại,
ngừng sản xuất, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.
• Tổn thất hay thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, tiền,
các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt (trừ khi
có thỏa thuận khác).
• Chiến tranh khủng bố và các lý do tương tự như nội chiến, bạo động, đình công.
+ Hao mòn, hư hỏng tự nhiên phát sinh từ việ hoạt động bình thường của Xe. Hư hỏng
do lỗi kỹ thuật, khuyết tật, ẩn tỳ, mất giá trị, giảm dần chất lượng cho dù có Giấy chứng
nhận kiểm định an toàn kỹ thuật bảo vệ môi trường.


+ Tổn thất đối với săm lốp, ắc quy, bạt thùng Xe, đề can, trừ trường hợp tổn thất xảy ra
do cùng một nguyên nhân và đồng thời với các bộ phận khác của Xe trong cùng một vụ
tai nạn.
+ Hư hỏng hoặc tổn thất thêm đối với Xe hay bộ phận của Xe xảy ra do sửa chữa, phục

hồi, thay thế (bao gồm cả chạy thử).
+ Hư hỏng về điện hoặc bộ phận máy móc thiết bị (kể cả máy thu thanh, điều hòa nhiệt
độ) không phải do các nguyên nhân quy định tại Phần Phạm vi bảo hiểm.
Hư hỏng về điện hoặc động cơ do Xe hoạt động trong vùng/ đường đang bị ngập nước.
+ Mất trộm, mất cắp hay bị cướp bộ phận của Xe.
+ Hư hỏng hay thiệt hại các thiết bị lắp thêm trên Xe (không phải là bộ phận cấu thành
Xe khi xuất xưởng) không bao gồm các thiết bị mang tính chất bảo vệ cho xe như hệ
thống báo động, cản trước, cản sau trừ khi có thỏa thuận bổ sung bảo hiểm phần giá trị
thiết bị lắp ráp thêm.
+ Mất do hành vi lừa đảo, chiếm dụng, tranh chấp dân sự.
+ Những vụ tổn thất nhỏ hơn mức miễn thường.
c) Bảo hiểm dưới giá trị
Trường hợp Chủ xe/ Đại diện hợp pháp của Chủ xe/ Người được bảo hiểm yêu cầu
tham gia Bảo hiểm dưới giá trị thực tế của xe tại thời điểm tham gia bảo hiểm, trách
nhiệm của Bảo hiểm PVI cũng được giảm theo tỷ lệ tương ứng giữa số tiền bảo hiểm và
giá trị thực tế của xe tại thời điểm tham gia bảo hiểm.
d) Bồi thường tổn thất
-Bảo hiểm PVI chịu trách nhiệm thanh toán chi phí thực tế để sửa chữa, thay thế
(trường hợp không thể sửa chữa được) bộ phận bị tổn thất hoặc trả bằng tiền cho Chủ
xe/ Người được bảo hiểm/ Người thụ hưởng hợp pháp để bù đắp tổn thất thuộc phạm vi
bảo hiểm trên cơ sở xác định được chi phí sửa chữa, khắc phục tổn thất có thể phải trả.
- Trường hợp Bảo hiểm PVI chấp nhận bồi thường thay mới (bộ phận hư hỏng hoặc
toàn bộ Xe), những bộ phận hư hỏng hoặc xác Xe (bao gồm toàn bộ giấy tờ Xe) sẽ
thuộc quyền sở hữu của Bảo hiểm PVI (kể cả trường hợp Xe bị mất tìm lại được); hoặc
Bảo hiểm PVI có quyền thu hồi giá trị còn lại của những bộ phận hư hỏng hoặc xác xe
theo tỷ lệ giữa số tiền bồi thường của Bảo hiểm PVI và giá trị bảo hiểm (trường hợp
bảo hiểm dưới giá trị, bảo hiểm trùng hoặc có sự tham gia bồi thường củ bên thứ 3)
- Bồi thường tổn thất bộ phân:



+ Bảo hiểm PVI chỉ chấp nhận thay thế mới đối với những hạng mục bị tổn thất không
thể khắc phục được hoặc chi phí khắc phục vượt quá 50% giá trị thay mới của hạng
mục đó.
+ Bảo hiểm PVI bồi thường chi phí sơn lại toàn bộ Xe nếu trên 50% diện tích sơn của
Xe bị hư hỏng do tai nạn.
- Bồi thường tổn thất toàn bộ thực tế hoặc ước tính:
+ Xe được coi là tổn thất toàn bộ khi bị mất trộm, bị cướp sau 60 ngày không tìm lại
được hoặc chi phí sửa chữa thực tế của Xe bị thiệt hại vượt quá 75% giá trị thực tế của
Xe tại thời điểm ngay trước khi xảy ra tổn thất.
+ Số tiền bồi thường toàn bộ bằng giá trị thực tế của xe trước khi xảy ra tai nạn (tổn
thất) và không vượt quá số tiền ghi trên GCNBH/HĐBH.
-Nguyên tắc bồi thường tổn thất bộ phận
+ Trường hợp Xe tham gia Bảo hiểm dưới giá trị, số tiền bồi thường của Bảo hiểm PVI
sẽ được tính theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm với Giá trị thực tế của Xe tại thời điểm
tham gia bảo hiểm;
+ Trường hợp xe được bảo hiểm bằng hoặc trên giá trị thực tế thì bảo hiểm PVI bồi
thường theo giá trị thực tế của bộ phận đó ngay trước khi xe bị tai nạn.
+ Trường hợp chấp nhận thay mới các hạng mục bị tổn thất, Bảo hiểm PVI sẽ tính khấu
hao theo bảng tỷ lệ khấu hao dưới đây cho những hạng mục vật tư được thay thế nếu
Xe không tham gia điều khoản bổ sung “ ĐKBS 006/XCG-PVI Bảo hiểm thay thế
mới”.

Thời gian tính từ năm sản xuất đến khi

Xe không kinh

Xe kinh doanh

tổn thất
doanh vận tải

vận tải
Đến 3 năm
0%
15%
Từ trên 3 năm đến 6 năm
15%
25%
Từ trên 6 năm đến 10 năm
25%
35%
Từ trên 10 năm đến 15 năm
35%
45%
Từ trên 15 năm đến 20 năm
45%
55%
+ Không khấu hao đối với mặt gương, kính chắn gió.
+ Tính khấu hao tối thiểu 30% ngay sau năm đầu tiên (kể từ năm sản xuất) đối với săm
lốp, ắc quy, bạt phủ thùng (xe tải).


+ Đối với các trường hợp xe có tham gia ĐK BS006/XCG- PVI sẽ khogn tính các khấu
hao vật tư/ phụ tùng bị tổn thất khi phải thay mới.
e) Mức miễn thường
-Áp dụng Mức miễn thường không khấu trừ tối thiểu 500.000 đồng cho mỗi vụ tổn thất
bộ phận thuộc phạm vi bảo hiểm.
-Mức miễn thường không áp dụng trong trường hợp tổn thất toàn bộ.
2.1.3. Dịch vụ Bảo hiểm tài sản vật chất ô tô của PVI
Bảo hiểm vật chất xe: Bảo hiểm này không bắt buộc, tuy nhiên đây là loại bảo hiểm
phổ biến mà hầu như những người sở hữu xe ô tô thường mua. Với loại bảo hiểm này

người sở hữu xe có thể bảo đảm cho tài sản của mình là chiếc xe khỏi những tổn thất
khi gặp rủi ro hoặc sự cố khi sử dụng.
Đối tượng bảo hiểm: Xe ô tô hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam, bao gồm thân,
khung, vỏ, máy móc và các trang thiết bị khác trên xe.
Phạm vi Bảo hiểm: Được nêu cụ thể trong Quy định về bảo hiểm vật chất xe cơ giới.

Phí bảo hiểm:
Theo biểu phí của PVI:
Bảo hiểm vật chất xe
Xe không kinh
doanh

Bảo hiểm vật chất xe

Ghi chú

Xe kinh doanh

Đóng 1,4% giá trị xe Đóng 1,5% giá trị xe
Đóng 1,6% giá trị xe Đóng 1,8% giá trị xe
Đóng 1,8% giá trị xe Đóng 1,9% giá trị xe

Xe đã sử dụng dưới 3 năm, còn 85% giá
trị trở lên.
Xe đã sử dụng 3-6 năm, còn 65-85% giá
trị.
Xe đã sử dụng 6-9 năm, còn 50-65% giá
trị.



Với các đơn vị có vốn đầu tư liên doanh nước ngoài (Biển số xe thường là LD;NN)
- Tham gia toàn bộ xe : Tỷ lệ phí = 3.0% giá trị xe miễn thuế / năm
Thời hạn Bảo hiểm

Phí Bảo hiểm

Nếu đóng bảo hiểm trong 2 năm

Giảm 10% phí BH

Nếu đóng bảo hiểm trong 3 năm

Giảm 30% phí BH

Số tiền bảo hiểm:
Bảo hiểm dưới giá trị, là trường hợp chủ xe/ Đại diện hợp pháp của chủ xe/ Người
được bảo hiểm yêu cầu tham gia Bảo hiểm dưới giá trị thực tế của xe tại thời điểm tham
gia bảo hiểm, trách nhiệm của Bảo hiểm PVI cũng được giảm theo tỷ lệ tương ứng giữa
số tiền bảo hiểm và giá trị thực tế của xe thời điểm tham gia bảo hiểm.
Thời hạn bảo hiểm: PVI bảo hiểm cho tài sản vật chất ô tô từ 3 – 20 năm và được
phân chia thành các loại bảo hiểm sau:
+ BH 3 năm
+ Từ 3 – 6 năm
+ Từ 6 – 10 năm
+ Từ 10 – 15 năm
+ Từ 15 – 20 năm
Người tham gia Bảo hiểm khi có nhu cầu thì có thể đến trực tiếp các địa điểm giao dịch
của PVI để nhận được tư vấn về các gói dịch vụ Bảo hiểm của DN. Ngoài ra, nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho khách hàng, PVI đã lập một Website riêng của công ty, tại đó
các chủ xe có nhu cầu mua bảo hiểm có thể tham khảo các gói dịch vụ bảo hiểm do

công ty cung cấp, các ưu đãi khi tham gia gói bảo hiểm, định lượng các khoản chi phí
khi tham gia Bảo hiểm,….Khi chủ xe có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin cũng có thể
gọi điện thoại trực tiếp cho các tư vấn viên để được giải đáp thắc mắc. Tất cả các hoạt
động, các nội dung phục vụ quá trình đăng ký bảo hiểm trên Website đều được thực
hiện một cách chi tiết, cụ thể và đầy đủ giúp người tham gia bảo hiểm dễ dàng tìm kiếm
thông tin, đăng ký nhanh chóng, thủ tục gọn nhẹ và đặc biệt là tiết kiệm được chi phí về
thời gian cũng như công sức cho người tham gia bảo hiểm rất nhiều.


Tuy nhiên, hiện tại website chỉ tính phí và áp dụng chương trình ưu đãi cho xe dưới 12
chỗ ngồi và không kinh doanh vận tải theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật
và bảo vệ môi trườn phương tiện cơ giới được bộ có giá trị trên 200 triệu VNĐ. Các
loại xe khác để tham gia Bảo hiểm, người tham gia vẫn phải trực tiếp tới các địa điểm
giao dịch của PVI. Thời hạn bảo hiểm đối với các gói dịch vụ đăng ký trên website là 1
năm kể từ khi cấp giấy chứng nhận bảo hiểm và/hoặc sau thời hạn thanh toán phí.
Khi có một thiệt hại nào đối với xe, người tham gia Bảo hiểm thông báo với Bên Bảo
hiểm về thiệt hại của xe, đồng thời tiến hành các thủ tục pháp lý xác nhận các thiệt hại
trên xe và tổng thiệt hại đối với xe. Bên bảo hiểm sẽ dựa trên các căn cứ thu thập được,
dựa theo Luật bảo hiểm Việt Nam cùng các điều khoản trong hợp đồng Bảo hiểm sẽ
xác định tổn thất và tiến hành bồi thường cho Người tham gia Bảo hiểm.
Trước thời điểm hết hạn Hợp đồng Bảo hiểm 01 tháng, Bên Bảo hiểm sẽ thông báo về
thời điểm kết thúc hợp đồng cho bên tham gia bảo hiểm. Nếu bên tham gia bảo hiểm
vẫn muốn tiếp tục tham gia Bảo hiểm thì sẽ tiến hành ký kết hợp đồng bảo hiểm mới.
Thời hạn giải quyết bồi thường thiệt hại cho bên tham gia Bảo hiểm trong vòng 15 ngày
kể từ ngày bên Bảo hiểm nhận được đầy đủ các giấy tờ liên quan tới thiệt hại của xe.
Dưới đây là Hợp đồng Bảo hiểm xe cơ giới và phiếu thông báo tai nạn và yêu cầu bồi
thường.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------------------HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI
Số: .............
Căn cứ Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000,
Luật số 61/2010/QH12 ngày 24/11/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh
doanh bảo hiểm và các văn bản pháp luật có liên quan;
Căn cứ Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/06/2005;
Căn cứ Quy tắc Bảo hiểm kết hợp xe cơ giới ban hành kèm theo Quyết định số .............


ngày ............ của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bảo hiểm .............
Căn cứ Giấy yêu cầu Bảo hiểm ngày ............. của Công ty .................
Căn cứ chức năng, nhu cầu và khả năng của các bên.
Hôm nay, ngày … tháng … năm …., tại Công ty bảo hiểm…………….., chúng tôi
gồm:
BÊN A: .........................
(Sau đây gọi là Bên A hay Người được bảo hiểm)
Địa chỉ : .................
Điện thoại : ...................

Fax : ..................

Tài khoản : ...................

tại ...............

Mã số thuế : ...............
Do Bà : ............... Chức vụ: Tổng Giám Đốc làm đại diện.
BÊN B: CÔNG TY BẢO HIỂM ..............
(Sau đây gọi là Bên B hay Người bảo hiểm)

Địa chỉ : ...................
Điện thoại : ..............

Fax: ................

Tài khoản : ....................

tại: ..................

Mã số thuế : ...............
Do Bà : ..............

Chức vụ: .................... làm đại diện

Hai bên cùng thoả thuận ký kết Hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới theo những nội dung và
điều khoản cụ thể như sau:
ĐIỀU 1: NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM
Người được bảo hiểm theo hợp đồng này là …………………
ĐIỀU 2: ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC BẢO HIỂM
Trên cơ sở yêu cầu bảo hiểm của Bên A, Bên B đồng ý nhận bảo hiểm cho xe ô tô với
các
thông tin cụ thể như sau:
STT Biển

kiểm Nhãn hiệu

Loại xe

Số chỗ/trọng tải


Năm sản xuất


soát

ĐIỀU 3: PHẠM VI ĐỊA LÝ ĐƯỢC BẢO HIỂM:
Trong phạm vi lãnh thổ Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
ĐIỀU 4: PHẠM VI BẢO HIỂM, ĐIỀU KIỆN, ĐIỀU KHOẢN BẢO HIỂM VÀ ĐIỀU
KHOẢN LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM BẢO HIỂM
Phạm vi bảo hiểm, điều kiện, điều khoản bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo
hiểm của Hợp đồng bảo hiểm này được áp dụng theo: Quy tắc bảo hiểm kết hợp xe cơ
giới ban hành theo theo Quyết định số ........... ngày .............. của Tổng Giám đốc
Tổng Công ty bảo hiểm ............. và các điều khoản bổ sung sau:
 Có khấu hao (áp dụng cho xe đầu kéo)
ĐIỀU 5: THỜI HẠN BẢO HIỂM
……...năm, Từ … giờ, ngày … tháng … năm … Đến … giờ, ngày … tháng … năm …
ĐIỀU 6: SỐ TIỀN BẢO HIỂM
Đơn vị:
STT Số xe

Gía trị thực tế xe

Số tiền bảo hiểm

ĐIỀU 7: MỨC MIỄN THƯỜNG/KHẤU TRỪ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI BẢO HIỂM VẬT
CHÁT XE
Mức miễn thường không khấu trừ là giá trị mỗi và mọi tổn thất bộ phận xảy ra dưới
mức tiền này thì Bên A phải tự gánh chịu. Trong trường hợp giá trị tổn thất lớn hơn số
tiền này thì Bên B sẽ thanh toán toàn bộ giá trị tổn thất trong phạm vi đơn bảo hiểm.
Mức miễn thường không khấu trừ áp dụng: ……….. VNĐ/vụ tổn thất

Trong trường hợp áp dụng mức khấu trừ:
Mức khấu trừ là khoản tiền Bên A bằng các chi phí của mình phải tự gánh chịu/sửa
chữa trong
mỗi và mọi tổn thất bộ phận của xe xảy ra, trong trường hợp xảy ra sự cố.
Mức khấu trừ áp dụng: ……….. VNĐ/vụ tổn thất


ĐIỀU 8: PHÍ BẢO HIỂM
Đơn vị: VNĐ
STT

Số xe

Tỷ lệ phí

Vật chất xe

VAT

Tổng

(Bằng chữ:………………………………..)
ĐIỀU 9: THANH TOÁN PHÍ BẢO HIỂM
− Bên A cam kết sẽ thanh toán phí bảo hiểm cho Bên B theo 2 kỳ:
+ Kỳ 1: 60% số phí bảo hiểm tương ứng với ……….. VND sẽ được Bên A thanh toán
cho Bên B chậm nhất vào ngày ……………
+ Kỳ 2: 40% số phí bảo hiểm tương ứng với ………….. VND sẽ được Bên A thanh
toán cho Bên B chậm nhất vào ngày ……………
− Trong mọi trường hợp, nếu quá ngày nộp phí theo các kỳ hạn nêu trên, Bên A không
nộp phí bảo hiểm hoặc nộp phí bảo hiểm không đầy đủ cho Bên B và hai bên không có

thoả thuận bằng văn bản về việc gia hạn nộp phí thì Hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt
hiệu lực hiệu lực một phần (liên quan đến phần bảo hiểm tự nguyện) vào ngày kế tiếp
ngày cuối cùng của kỳ phí đến hạn thanh toán nói trên theo đúng các quy định của Luật
kinh doanh bảo hiểm.
− Trường hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực và phí bảo hiểm chưa đến kỳ hạn thanh
toán mà tổn thất xảy ra thì Bên A phải có trách nhiệm nộp toàn bộ tổng số phí bảo hiểm
còn lại của Hợp đồng này cho Bên B trong vòng 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày xảy ra
tổn thất trước khi Bên B xem xét bồi thường.
− Trường hợp Hợp đồng bảo hiểm đã chấm dứt một phần hiệu lực theo quy định tại
điểm
trên nhưng sau đó Bên A đóng phí bảo hiểm và yêu cầu tiếp tục được bảo hiểm các xe
của mình, Bên B sẽ không có trách nhiệm bồi thường đối với các tổn thất xảy ra tính từ
ngày Hợp đồng bảo hiểm đã ký kết tự động chấm dứt hiệu lực trước thời hạn đến thời


điểm Bên A thanh toán đầy đủ phí bảo hiểm đến hạn theo quy định của Hợp đồng và
yêu cầu khôi phục hiệu lực của Hợp đồng bảo hiểm.
ĐIỀU 10: LUẬT ÁP DỤNG
Theo Luật của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
ĐIỀU 11: TRÁCH NHIỆM CÁC BÊN
11.1. Trách nhiệm của Bên A
− Kê khai trung thực, chính xác và đầy đủ các thông tin có liên quan đến xe cơ giới
tham gia bảo hiểm theo yêu cầu của Bên B;
− Thanh toán phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn cho Bên B theo đúng thoả thuận tại
Điều 9 nêu trên.
− Trong thời hạn có hiệu lực bảo hiểm, khi có tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm bên A
phải thông báo ngay theo số điện thoại đính kèm trên giấy chứng nhận bảo hiểm và
thông báo bằng văn bản cho Bên B trong vòng 05 (năm) ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn,
Bên B sẽ cử chuyên gia giám định độc lập hoặc cùng Bên A thực hiện giám định thiệt
hại.

− Cung cấp toàn bộ hồ sơ, chứng từ và các tài liệu khác có liên quan đến đối tượng bị
tổn thất theo yêu cầu của Bên B để Bên B có cơ sở giải quyết bồi thường khi có tổn thất
xảy ra.
11.2. Trách nhiệm của Bên B
− Bên B có trách nhiệm phối hợp cùng Bên A và các bên liên quan thu thập hồ sơ bồi
thường khi có tổn thất hay thiệt hại xảy ra.
− Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ khiếu nại bồi thường hợp lệ,
nếu rủi ro tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm, Bên B có trách nhiệm giải quyết việc
bồi thường Hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới.
-Số tiền bồi thường cho bên A nếu không thuộc bảo hiểm, bên B có trách nhiệm gửi
thông báo bằng văn bản cho bên A, nêu rõ lý do từ chối bồi thường.
ĐIỀU 12: CÁC TÀI LIỆU CẤU THÀNH HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM VÀ THỨ TỰ ƯU
TIÊN
12.1. Hợp đồng bảo hiểm và các thỏa thuận sửa đổi, bổ sung


Hợp đồng bảo hiểm được ký kết bởi hai bên tại từng thời điểm.
12.2. Quy tắc Bảo hiểm
Bảo hiểm kết hợp xe cơ giới: Quy tắc Bảo hiểm kết hợp xe cơ giới ban hành kèm theo
Quyết định số……….của Tổng giám đốc công ty Bảo hiểm và các điều khoản bổ sung
đính kèm Hợp đồng.
12.3. Giấy chứng nhận Bảo hiểm
12.4. Giấy yêu cầu bảo hiểm của bên A
12.5. Các tài liệu có liên quan khác (nếu có)
ĐIỀU 13: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu có vướng mắc phát sinh hoặc tranh chấp, hai
bên cùng nhau bàn bạc giải quyết trên tinh thần hợp tác, thương lượng. Trường hợp hai
bên không giải quyết được bằng thương lượng, mọi tranh chấp phát sinh từ/hoặc liên
quan đến Hợp đồng này sẽ được đưa ra giải quyết tại Tòa án Thành phố.
ĐIỀU 14: CAM KẾT CHUNG

14.1. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các vấn đề quy định trong hợp
đồng này.
14.2. Các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên neueskhoong được đề
cập trong Hợp đồng và Quy tắc bảo hiểm đính kèm Hợp đồng này sẽ được thực hiện và
tuân thủ theo quy định của pháp luât Việt Nam, trong đó Luật kinh doanh bảo hiểm sẽ
được ưu tiên áp dụng đầu tiên.
14.3. Mọi sự thay đổi bất cứ nội dung nào của Hợp đồng này phải được các bên ký kết
bằng văn bản và là một bộ phận không thể tách rời của Hợp đồng này.
14.4. Hợp đồng này lập thành 04 (bốn) bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 02 (hai)
bản để thực hiện.


TỔNG CTCP BẢO HIỂM DẦU KHÍ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THÔNG BÁO TAI NẠN VÀ YÊU CẦU BỒI THƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 126 /2008/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2008 của
Bộ Tài chính)
1. Ngày giờ thông báo tai nạn Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam
2. Nội dung thông báo
(Lưu ý quan trọng: Người kê khai phải kê khai đầy đủ và trung thực các nội dung dưới
đây. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể từ chối một phần số tiền bồi thường nếu nhận được
nội dung kê khai thiếu trung thực).
Tên chủ xe: ………………………………………………Điện thoại:………………….
Địa chỉ liên hệ:……………………………………………………………………………
Họ tên lái xe: …………………….Giấy phép lái xe số: ..………Hạng:………...............
Địa chỉ liên hệ: …………………………………………...Điện thoại: ………..……….
Biển số xe gây tai nạn:………………….Trọng tải/số chỗ ngồi (tấn/chỗ): ……………
Giấy chứng nhận bảo hiểm số:……………………………………………………………
Có hiệu lực từ……/……./……..đến…../……/………

Tên doanh nghiệp bảo hiểm:………………………………Nơi cấp:……………….……
Ngày, giờ, nơi xảy ra tai nạn……………………………………….…………………….
Cơ quan công an giải quyết tai nạn: …………………………………………………….


Diễn biến và nguyên nhân tai nạn:……………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
Tình hình thiệt hại về người………………........................................................................
…………………………………………………………………………………………….
Tình hình thiệt hại về tài sản (nếu là xe ô tô phải ghi rõ biển số xe; họ và tên, địa chỉ,
điện thoại của chủ xe, số giấy chứng nhận bảo hiểm, nơi tham gia bảo hiểm:
…………………………………………………………………………………………….
Người làm chứng (ghi rõ họ và tên, địa chỉ người chứng kiến tai nạn):……………
Yêu cầu bồi thường và đề xuất khác của chủ xe cơ giới:…………………………………
…………………………………………………………………………………………….
Cam đoan: Tôi xin cam đoan những kê khai trên đây là đúng sự thực và theo sự hiểu
biết của tôi. Nếu có gì sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
………ngày………tháng……....năm……
Người khai
Chủ xe
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)
2.2. So sánh Bảo hiểm vật chất ô tô của PVI và BIDV
 Bảo hiểm vật chất xe:
Giống nhau:
Đây bảo hiểm này không bắt buộc, tuy nhiên đây là loại bảo hiểm phổ biến mà hầu
như những người sở hữu xe ô tô thường mua. Với loại bảo hiểm này người sở hữu xe
có thể bảo đảm cho tài sản của mình là chiếc xe khỏi những tổn thất khi gặp rủi ro hoặc
sự cố khi sử dụng.
• Đối tượng bảo hiểm: Xe ô tô hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam, bao gồm thân,

khung, vỏ, máy móc và các trang thiết bị khác trên xe.
• Phạm vi bảo hiểm:
Bồi thường cho chủ xe trong các trường hợp sau:
+ Tai nạn do đâm va, lật đổ
+ Cháy nổ, bão lụt, sét đánh
+ Mất cắp toàn bộ
+Tai nạn rủi ro bất ngờ khác
+ Những phí phát sinh hợp lý


• Tùy chọn bổ xung:
-Giống nhau:
PVI và BIC đưa ra một số tùy chọn
+ Không khấu hao phụ tùng vật tư thay mới
+ Bảo hiểm lựa chọn cơ sở sửa chữa
+Bảo hiểm thiết hại do xe bị ngập nước
-Khác nhau:
Ngoài ra PVI còn đưa ra nhiều tùy chọn bổ xung khác mang lại cho khách hàng
nhiều lựa chọn hơn
+ Bảo hiểm vật chất xe cơ giới lưu hành tạm thời tại lãnh thổ Việt Nam
+ Bảo hiểm vật chất xe cơ giới lưu hành tạm thời
+ Bảo hiểm mất cắp bộ phận
+ Bảo hiểm thuê xe tạm thời trong thời gian sửa chữa
+ Bảo hiểm bồi thường theo giới hạn trách nhiệm
+ Bảo hiểm vật chất cho xe cơ giới trong thời gian chờ được cấp đăng kiểm
Mức miễn thường:
-Giống nhau
PVI, BIDV áp dụng mức miễn thường không khấu trừ
Mức miễn thường không khấu trừ: là khoản tiền chủ xe/ Người được bảo hiểm phải
tự chịu trách nhiệm đối với những tổn thất có thể khiếu nại theo HĐBH trừ khi chi phí

khắc phục tổn thất cao hơn khoản tiền này
-Khác nhau
PVI áp dụng mức miễn thường không khấu trừ tối thiểu 500 nghìn đồng cho mỗi vụ
tổn thất bộ phận thuộc phạm vi bảo hiểm.
Không áp dụng mức miễn thường trong trường hợp tổn thất toàn bộ.
BIDV áp dụng mức miễn thường không khấu trừ: cụ thể
Xe < = 1 tỉ: miễn thường không khấu trừ 500.000.
Xe > = 1 tỉ: miễn thường không khấu trừ 1 triệu


• Phí bảo hiểm:
Theo biểu phí của PVI:
BH vật chất xe
không Kinh doanh

BH vật chất xe
kinh doanh

Đóng 1,4% giá trị xe Đóng 1,5% giá trị xe

Ghi chú
Xe đã sử dụng dưới 3 năm, còn 85% giá trị trở
lên.

Đóng 1,6% giá trị xe Đóng 1,8% giá trị xe Xe đã sử dụng 3-6 năm, còn 65-85% giá trị.
Đóng 1,8% giá trị xe Đóng 1,9% giá trị xe Xe đã sử dụng 6-9 năm, còn 50-65% giá trị.

Với các đơn vị có vốn đầu tư liên doanh nước ngoài (Biển số xe thường
là LD;NN)
- Tham gia toàn bộ xe : Tỷ lệ phí = 3.0% giá trị xe miễn thuế / năm


-

Thời hạn bảo hiểm

Phí bảo hiểm

Nếu đóng bảo hiểm trong 2 năm

Giảm 10% phí bảo hiểm

Nếu đóng bảo hiểm trong 3 năm

Giảm 30% phí bảo hiểm

Biểu phí của BIDV

Biểu phí bảo hiểm vật chất (chưa gồm VAT)
NIÊN HẠN SỬ DỤNG
STT

LOẠI XE

Ô tô không kinh doanh từ
1 15 chỗ trở xuống, xe bán tải
(pick-up)
+ Mức miễn thường:

Từ 2 năm Từ 3 năm Từ 6 năm Từ 9 năm
trở xuống đến 5 năm đến 8 năm đến 10 năm

1,4

1,6

1,8

2,0




Xe < = 1 tỉ: Miễn thường không khấu trừ 500.000.



Xe > 1 tỉ: Miễn thường không khấu trừ 1 triệu.

+ Bảo hiểm lựa chọn cơ sở sửa chữa
Phụ phí bảo hiểm:
Số năm tính từ năm sản xuất

Phí bảo hiểm

đến năm tham gia bảo hiểm
Đến 05 năm

0,2% x Số tiền bảo hiểm

Trên 05 năm đến 10 năm


0,3% x Số tiền bảo hiểm

+ Bảo hiểm thủy kích
Phụ phí bảo hiểm: 0,1% x Số tiền bảo hiểm.
Tổng phí bảo hiểm: được BIDV tính toán theo công thức sau:


Tổng phí (bảo hiểm vật chất) = Số tiền bảo hiểm x Tỉ lệ phí.



Tỉ lệ phí = Tỉ lệ phí cơ bản +/- Tỉ lệ phí lựa chọn mở rộng (lựa chọn gara sửa

chữa, bảo hiểm thủy kích, ...) +/- Tỉ lệ phí biến đổi theo mức miễn thường
• Số tiền bảo hiểm:
PVI và BIDV giống nhau. Số tiền bảo hiểm (giá trị tham gia bảo hiểm) Giá trị xe do
chủ xe và công ty bảo hiểm thỏa thuận theo giá trị thực tế của xe trên thị trường tại thời
điểm tham gia bảo hiểm. Chủ xe có thể lựa chọn bảo hiểm cho xe bằng hoặc thấp hơn
giá trị thực tế của xe .Với bảo hiểm dưới giá trị trách nhiệm của Bảo hiểm công ty bảo
hiểm cũng được giảm theo tỷ lệ tương ứng giữa số tiền bảo hiểm và giá trị thực tế của
xe thời điểm tham gia bảo hiểm.
• Bồi thường tổn thất:
- Bồi thường tổn thất bộ phận:
Giống nhau
+ chỉ chấp nhận thay thế mới đối với những hạng mục bị tổn thất không thể khắc
phục được hoặc chi phí khắc phục vượt quá 50% giá trị thay mới của hạng mục đó.


+ bồi thường chi phí sơn lại toàn bộ Xe nếu trên 50% diện tích sơn của xe bị hư
hỏng do tai nạn.

- Bồi thường tổn thất toàn bộ thực tế hoặc ước tính:
Giống nhau:
+ Số tiền bồi thường toàn bộ bằng giá trị thực tế của xe trước khi xảy ra tai nạn (tổn
thất) và không vượt quá số tiền ghi trên HĐBH
Khác nhau:
PVI:Xác định xe được coi là tổn thất toàn bộ khi bị mất trộm,sau 60 ngày không tìm
lại được hoặc chi phí sửa chữa thực tế của xe bị thiệt hại vượt quá 75% giá trị thực tế
của xe tại thời điểm ngay trước khi xảy ra tổn thất.
BIDV: Xác định xe được coi là tổn thất toàn bộ khi bị mất trộm,sau 60 ngày không
tìm lại được hoặc chi phí sửa chữa thực tế của xe bị thiệt hại vượt quá 70% giá trị thực
tế của xe tại thời điểm ngay trước khi xảy ra tổn thất
Phần III: Với tư cách là người sử dụng dịch vụ, các bạn có mong muốn gì để các
dịch vụ trên hấp dẫn hơn với khách hàng?
3.1. Thực trạng chung về các dịch vụ Bảo hiểm ô tô
Ô tô là tài sản có giá trị lớn và rất quan trọng đối với mỗi người. Chính vì vậy việc giữ
gìn, bảo quản ô tô cẩn thận luôn là điều cần thiết. Mua bảo hiểm ô tô là một trong
những cách được các chủ xe lựa chon nhằm đảm bảo cho “xế yêu” luôn được bảo vệ và
các chủ xe cần tìm hiểu kỹ để chọn được gói bảo hiểm tốt nhất với chi phí hợp lý. Tuy
nhiên các rủi ro bất ngờ như va quẹt, tai nạn, trộm cắp phá hoặc ném đồ vật làm bể kính
xe có thể xảy ra với chiếc xe của bạn bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, bạn sẽ không phải lo
lắng nếu như đã mua bảo hiểm cho xe ô tô của mình.
- Hiện nay trên thị trường có khá nhiều nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm ô tô uy tín và
chất lượng như Bảo Dầu khí Việt Nam (PVI), Bảo hiểm Petrolimex(PJICO), Bảo hiểm
Bảo Việt, Bảo hiểm Lyberty, Bảo hiểm BIDV,…
- Các dịch vụ bảo hiểm ô tô chủ yếu bao gồm:
+ Bảo hiểm vật chất xe;


+Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe và lái, phụ xe;
+ Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với hàng hóa trên xe;

+ Bảo hiểm TNDS đối với bên thứ 3;
…….
-Bảo hiểm ô tô cho bạn rất nhiều lợi ích , khi tham gia bảo hiểm ô tô bạn sẽ được bồi
thường chi phí khi chẳng may xe bị tai nạn hoặc gặp sự cố ngoài ý muốn. Bạn. Khi xe
gặp tai nạn chủ nhân thường phải bồi thường thiệt hại nên không đủ khả năng chi trả
bồi thường cho người bị nạn, chi phí sửa chữa xe…việc tham gia bảo hiểm xe ô tô rất
cần thiết trong những trường hợp như thế này.
- Có ý kiến cho rằng việc tham gia bảo hiểm ô tô cũng chính là cách thể hiện tình yêu
với xe của mình. Thông thường sau khi xe gặp sự cố tai nạn, chủ nhân thường
không đủ khả năng tài chính để thực hiện sửa xe thay thế phụ tùng đúng như ý
mình muốn, tuy nhiên khi tham gia bảo hiểm ô tô, nhận được bồi thường của
doanh nghiệp bảo hiểm bạn hoàn toàn đủ khả năng để thực hiện các dịch vụ sửa
chữa cao cấp, bảo vệ xe.
- Ngày càng có nhiều chủ xe lựa chọn mua bảo hiểm có mức miễn thường để được
giảm phí đến trên 40%. Mức miễn thường là khoản tiền mà khách hàng chia sẻ rủi ro
với công ty bảo hiểm trong mỗi vụ tổn thất. Nhờ tiết kiệm thời gian và chi phí giải
quyết những yêu cầu bồi thường lặt vặt, công ty bảo hiểm có thể mang đến cho khách
hàng những quyền lợi và dịch vụ bảo hiểm tốt hơn với chi phí thấp hơn. Vì vậy, mức
miễn thường càng cao thì phí bảo hiểm càng thấp.
- Hiện nay, một nguyên tắc chung trong bảo hiểm là giảm phí cho những khách hàng
không có bồi thường (no claim discount). Mức giảm phí cụ thể phụ thuộc vào chi phí
bồi thường thực tế của mỗi công ty bảo hiểm và khả năng thống kê của họ. Chẳng hạn,
những khách hàng trung thành của của công ty nếu giữ xe an toàn có thể được giảm phí
đến 50% so với mức phí chuẩn cùng nhiều ưu đãi khác như tăng hạn mức chi phí cứu
hộ hay thêm quyền lợi bảo hiểm. Ngay cả những chủ xe ôtô đã qua sử dụng khi lần đầu


tham gia bảo hiểm với cũng có thể được giảm phí đến 20% nếu có lịch sử lái xe an
toàn.( cụ thể là Liberty đã áp dụng)
- Những người có hiểu biết nhiều về bảo hiểm thường chọn hình thức mua bảo hiểm

thông qua website hoặc điện thoại để được hưởng ưu đãi vì công ty bảo hiểm có thể tiết
kiệm được chi phí bán hàng. Trang web của một số công ty còn cho phép khách hàng
có thể tính phí, mua bảo hiểm, thanh toán phí, yêu cầu bồi thường, chọn garage sửa
chữa hay bệnh viện, phòng khám một cách dễ dàng đồng thời nhận giấy chứng nhận
bảo hiểm qua e-mail hoặc bưu điện.
-Bên cạnh những mặt tích cực của Bảo hiểm mang lại cho người tham gia bảo hiểm,
vẫn còn tồn tại những khuyết điểm khiến chủ các phương tiện không muốn tham gia
Bảo hiểm hoặc không chiếm được cảm tình của người tham gia. Cụ thể:
+ Một thực trạng là hầu hết các công ty bảo hiểm đều đang áp dụng một tỷ lệ phí bảo

hiểm duy nhất bất kể dòng xe hay kinh nghiệm của người lái xe. Phí bảo hiểm được
tính bằng cách lấy tỷ lệ phí này nhân với giá trị xe. Việc tính phí một cách "cào bằng"
như vậy sẽ khiến cho những chủ xe có mức độ rủi ro thấp hơn phải đóng phí cao hơn và
ngược lại.
+ Hiện tại vẫn có một số DN lợi dụng hoạt động bảo hiểm để sinh lợi cá nhân nhiều gây
thiệt hại về tài sản của người tham gia bảo hiểm. Đặc biệt là hiện tượng “công ty ma”
xuất hiện ngày càng nhiều khiến chủ xe không khỏi lo lắng.
+ Các dịch vụ trong Bảo hiểm chưa thực sự làm hài lòng khách hàng khi có rất nhiều ý
kiến của khách hàng phản ánh dịch vụ của công ty Bảo hiểm không tốt, các điều khoản
chưa rõ ràng khiến người tham gia bảo hiểm hiểu nhầm hay không hiểu rõ.
+ Thủ tục yêu cầu bồi thường rắc rối khiến cho người tham gia Bảo hiểm gặp khó khăn
trong quá trình hoàn thiện thủ tục, hồ sơ để nhận tiền bồi thường.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×