TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LỚP ĐÀO TẠO CÔNG CHỨC NGUỒN CẤP XÃ – LỚP 8
-----------***------------
PHẦN HỌC CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài: “XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CÔNG DÂN KHIẾU NẠI VỀ VIỆC
THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ĐIỀU DƯỠNG VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG
LÀ THÂN NHÂN LIỆT SĨ”
(Nghiên cứu trường hợp tại xã H.H, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội)
Người thực hiện:
NGUYỄN THỊ TUYẾT
Chức danh:
VĂN HÓA – XÃ HỘI
Ngày, tháng, năm sinh:
13 – 4 - 1990
Hà Nội, tháng 12 - 2015
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tiểu luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ to lớn từ cô giáo
hướng dẫn và các thầy cô giáo trong Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong thành
phố Hà Nội, cũng như sự quan tâm giúp đỡ của gia đình và bạn bè thân hữu.
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Quý cô Hà Thị Kim
Nhung. Cô đã trực tiếp hướng dẫn, tận tâm chỉ dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành tiểu luận. Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn
các thầy cô giáo trong Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo Nguyễn Thị Bích Nga - Giáo
viên chủ nhiệm Lớp Công chức nguồn xã, phường, thị trấn - lớp 8 đã tận tình theo sát
tinh thần học tập và mọi hoạt động khác của lớp trong quá trình học viên được học
tập rèn luyện tại trường.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè thân hữu và đồng
nghiệp đã giúp đỡ, động viên tinh thần và tạo điều kiện trong suốt quá trình
nghiên cứu.
Do trình độ bản thân vẫn còn nhiều hạn chế nên tiểu luận khó tránh khỏi
những thiếu sót, kính mong nhận được sự quan tâm, đánh giá, góp ý của các thầy
cô giáo, bạn bè và những người quan tâm đến vấn đề này để tôi có thể rút kinh
nghiệm và hoàn thiện tốt hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu đó!
Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Thị Tuyết
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
LĐTB&XH
Lao động Thương binh và Xã hội
VHXH
Văn hóa – Xã Hội
UBND
Ủy ban Nhân dân
Phần 1. LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Dân tộc Việt Nam trải qua bao thăng trầm lịch sử với liên tiếp những cuộc
đấu tranh cam go, quyết liệt để giành lại và giữ vững Tổ quốc. Thắng lợi vĩ đại của
Dân tộc ta trong các cuộc kháng chiến giải phóng Dân tộc cũng như trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là sự hy sinh bằng xương máu, mồ hôi và
nước mắt của các thế hệ người Việt Nam. Hàng triệu đồng bào, đồng chí đã hy
sinh, hàng triệu người suốt đời mang trên mình thương tật, hoặc di chứng của chiến
tranh; hàng triệu người con ưu tú đã ngã xuống và vĩnh viễn yên nghỉ trên mọi
miền của đất nước, để lại cho người thân, gia đình và xã hội những mất mát đau
thương không gì bù đắp nổi. Sự hy sinh vì đất nước của đồng bào và chiến sĩ ta là
vô giá, không gì sánh nổi, đó là biểu thị lòng yêu nước oanh liệt của dân tộc ta
trong công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ
Tổ quốc.
Chứng kiến những hi sinh cao cả, những mất mát vô cùng to lớn đó và thấm
nhuần lời dạy của Hồ Chủ Tịch: "Máu đào của các liệt sỹ đã làm cho lá cờ cách
mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh của các liệt sỹ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa
độc lập, kết quả tự do, nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn liệt sỹ". . . "Anh em
thương binh đã hy sinh một phần xương máu đề giữ gìn Tổ quốc, bảo vệ đồng bào,
tận trung với nước, tận hiếu với dân, anh em đã làm tròn nhiệm vụ anh em không
đòi hỏi gì cả. Song đối với những người con trung hiếu ấy, Chính phủ và đồng bào
phải báo đáp thế nào cho xứng đáng". . ."Thương binh, bệnh binh, gia đình bộ đội,
gia đình liệt sỹ là những người có công với Tổ quốc. Bởi vậy, bổn phận của chúng
ta là phải: Biết ơn, thương yêu và giúp đỡ họ".
Cùng với tinh thần nhân văn cao cả và tấm lòng biết ơn sâu sắc đối với
những người đã hy sinh vì Tổ quốc, suốt mấy chục năm qua Đảng, Nhà nước đã
ban hành và thực hiện nhiều chính sách, chế độ đối với đối tượng người có công và
thường xuyên có sự điều chỉnh bổ sung phù hợp với từng thời kỳ cách mạng. Đến
nay đã hình thành hệ thống chính sách gắn liền với thực hiện chính sách Kinh tế
-Xã hội và liên quan đến đời sống hàng ngày của hàng triệu người có công. Đó là
1
chủ trương đúng đắn, là chính sách lớn của Đảng, Nhà nước ta. Chính sách đã góp
phần làm giảm đi phần nào những đau đớn, mất mát thể chất; đồng thời cổ vũ động
viên tinh thần giúp họ vượt lên trên những mất mát đau thương ấy, khắc phục
những khó khăn cản trở tiếp tục khẳng định mình, xây dựng cuộc sống mới cho
bản thân, gia đình, đóng góp công sức, trí tuệ vào công việc đổi mới và phát triển
quê hương đất nước. Người có công đa phần những người yếu thế, khó khăn về
kinh tế, là những người cần được Nhà nước xã hội chăm lo một cách đặc biệt. Vì
vậy, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công không chỉ là sự đền
ơn đáp nghĩa và không chỉ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, mà còn là trách
nhiệm của cộng đồng và của toàn xã hội. Thực hiện đạo lý truyền thống của dân
tộc “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” những năm qua Đảng và Nhà
nước ta đã ban hành nhiều chính sách, chế độ và tổ chức vận động toàn dân, toàn
quân chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và
người có công, giải quyết có hiệu quả những tồn đọng về chính sách sau chiến
tranh, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước, tăng thêm lòng
tin đối với Đảng, nhà nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được đời sống của một bộ phận
không nhỏ thương bệnh binh, thân nhân liệt sỹ còn nhiều khó khăn, nhất là đối
tượng ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng trước đây. Tình
hình đó đòi hỏi Đảng và Nhà nước và nhân dân ta phải tiếp tục làm tốt hơn công
tác chăm sóc, tiếp tục nâng cao mức sống, đảm bảo đời sống của họ ngày một tốt
hơn. Việc thực thi Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng còn nhiều phức
tạp và khó khăn, còn có những người khai man, giả mạo giấy tờ để được xác nhận
là Người có công, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái qui định hoặc gây thiệt
hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi của Người có công, vi phạm nguyên tắc
quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm thực hiện các chế độ ưu đãi Người có công với
cách mạng, quỹ đền ơn đáp nghĩa, lợi dụng chính sách ưu đãi Người có công để vi
phạm pháp luật.
Là công chức Văn hóa - xã hội tương lai, phụ trách lĩnh vực Lao động
Thương binh và Xã hội tại UBND cấp xã, phường, thị trấn tôi nhận thấy, trong quá
2
trình thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công vẫn còn một số bất cập
trong công tác quản lý mang tính chất tiêu cực. Với những kiến thức được tích lũy
trong quá trình học tập Chương trình bồi dưỡng ngạch Chuyên viên, tại Trường
Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, tôi lựa chọn đề tài: "Xử lý tình huống công dân
khiếu nại về việc thực hiện chế độ điều dưỡng đối với người có công là thân nhân
liệt sĩ" - Nghiên cứu trường hợp tại xã H.H, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Xử lý tình huống công dân khiếu nại về việc thực hiện chế độ điều dưỡng
đối với người có công là thân nhân liệt sĩ tại xã H.H, huyện Thanh Trì, thành phố
Hà Nội.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân đảm bảo hợp lý, hợp tình
và hiệu quả, linh hoạt về cách thức giải quyết trong khả năng, điều kiện cho phép.
- Đề tài cũng nhằm giúp chỉ ra những bất cập trong công tác quản lý nhà
nước về lĩnh vực Lao động Thương binh và Xã hội, đảm bảo việc thực hiện đúng
chế độ ưu đãi đối với người có công, làm tốt công tác quản lý cán bộ, công chức
trong quá trình thực thi công vụ.
- Từ thực tiễn (xã H.H, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội) đưa ra các giải
pháp và kiến nghị chủ yếu để góp nâng cao chất lượng công tác thực hiện chính
sách người có công, phát huy tốt vai trò, phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức
làm công tác chính sách ở địa phương.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp dùng để nghiên cứu sau:
- Phương pháp điều tra, thu thập, phân tích số liệu, tài liệu thông tin cần
thiết phục vụ cho mục đích đề tài nghiên cứu. Đây là bước đầu tiên rất quan trọng
của đề tài nhằm thu thập những thông tin cần thiết trong quá trình xử lý tình huống
từ nhiều nguồn tin khác nhau và tìm hiểu các văn bản pháp luật, chủ trương, đường
lối của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực chính sách người có công, để dựa trên cơ sở
3
những nguồn tin đã có, sẽ phân tích thông tin một cách khác quan, làm rõ nguyên
nhân, diễn biến của tình huống hướng tới giải quyết vấn đề mang tính chính xác.
- Phương pháp quan sát: Dựa vào tình huống đã diễn ra, tôi tiến hành quan
sát những diễn biến trong tình huống, không bỏ sót sai phạm trong quá trình xử lý.
- Phương pháp phối hợp: Kết hợp với các cán bộ, công chức có liên quan để
tiến hành giải quyết tình huống có tính trung thực, khách quan.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên tình hình thực tế của xã H.H, huyện Thanh
Trì, thành phố Hà Nội. Xã H.H, huyện Thanh Trì là một địa phương nằm ở khu
vực ngoại thành của thành phố Hà Nội, đây là một xã thuần nông vì phần lớn
người dân nơi đây làm nông nghiệp. Ngoài việc tập trung xây dựng và thúc đẩy
phát triển kinh tế thì UBND xã H.H cũng rất chú trọng đến việc phát huy truyền
thống văn hóa, tập trung thực hiện các chính sách An sinh xã hội, chính sách cho
các đối tượng bảo trợ xã hội và quan tâm đến chính sách ưu đãi đối với người có
công. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các chế độ chính sách, UBND xã H.H
vẫn còn lỏng lẻo trong công tác quản lý các cán bộ chuyên môn.
5. Tên đề tài
“Xử lý tình huống công dân khiếu nại việc thực hiện chế độ điều dưỡng đối
với người có công là thân nhân liệt sỹ” – Nghiên cứu trường hợp tại xã H.H,
huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài danh mục chữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 3
phần như sau:
- Phần 1: Lời nói đầu (Lý do lựa chọn đề tài; mục tiêu của đề tài; phương
pháp nghiên cứu; phạm vi nghiên cứu; bố cục đề tài đề tài).
- Phần 2: Nội dung (Mô tả tình huống; xác định mục tiêu xử lý tình huống; phân
tích nguyên nhân – hậu quả của tìn huống; xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án
giải quyết tình huống; lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn).
- Phần 3: Kết luận và kiến nghị
Phần 2. NỘI DUNG
4
1. Mô tả tình huống
Tháng 1 năm 2014 chị T nhận công tác tại UBND xã H.H, huyện Thanh Trì,
thành phố Hà Nội với chức danh cán bộ Văn hóa – Xã hội, phụ trách lĩnh vực Lao
động Thương binh và Xã hội của xã. Trước khi chị T nhận công tác, bà Trần Mai P
đang phụ trách lĩnh vực này. Đến cuối tháng 3/2014, UBND xã H.H quyết định
chấm dứt hợp đồng lao động với bà Trần Mai P, trước khi nghỉ việc bà Trần Mai P
đã tiến hành bàn giao lại công việc cho chị T.
Sau khi được bàn giao công việc, dưới sự phân công và chỉ đạo của UBND
xã H.H, chị T đã trực tiếp giải quyết các công việc liên quan đến lĩnh vực chuyên
môn, đặc biệt trong quá trình công tác khi chuẩn bị cho kế hoạch kỉ niệm ngày
thương binh liệt sỹ 27/7 và lập danh sách người có công của xã H.H được hưởng
chế độ đi điều dưỡng tại trung tâm và điều dưỡng tại nhà năm 2014 là một phần
quan trọng trong Kế hoạch kỷ niệm ngày 27/7 của UBND xã H.H nói riêng và của
UBND huyện Thanh Trì nói chung chị T đã căn cứ theo Công văn hướng dẫn ngày
21/6/2014 của Phòng LĐTB&XH huyện Thanh Trì về việc thực hiện chế độ điều
dưỡng phục hồi sức khỏe đối với người có công; Căn cứ theo sổ theo dõi danh sách
người có công đã được đi điều dưỡng các năm ở địa phương để làm cơ sở thực
hiện theo đúng chỉ tiêu người có công được đi điều dưỡng của xã mà huyện giao.
Ngày 10/7/2014, chị T chốt danh sách 12 đối tượng người có công bao gồm
cả thương binh, bệnh binh, thân nhân chủ yếu của liệt sĩ (bố, mẹ, vợ liệt sĩ) đủ điều
kiện hưởng chế độ điều dưỡng tại nhà và tại trung tâm, trình chủ tịch UBND xã ký
và nộp về phòng LĐTB&XH huyện Thanh Trì. Ngày 12/7/2014, ông Nguyễn
Quốc H thường trú tại thôn Th.O, xã H.H đến gặp chị T để hỏi về điều kiện để
hưởng chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe cho người có công là như nào? Và tại
sao mẹ ông là bà Lã Thị L, sinh năm 1925 - là mẹ liệt sĩ, theo ông biết, chế độ đã
có từ năm 2007 nhưng đến nay mẹ ông mới chỉ được hưởng một lần duy nhất là
năm 2008. Chị T đã trả lời thắc mắc của ông H theo Khoản 1, Điều 5, Thông tư số
13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC, ngày 03 tháng 06 năm 2014 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc “Hướng dẫn chế độ điều
dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với
5
người có công với cách mạng và thân nhân; quản lý các công trình ghi công liệt
sĩ”, thì với đối tượng là mẹ liệt sỹ như bà Lã Thị L sẽ được hưởng chế độ điều
dưỡng 02 năm một lần, nếu tuổi cao sức yếu, bà sẽ được hưởng chế độ điều dưỡng
tại nhà bằng tiền mặt trị giá 1.110.000 đồng. Sau đó, chị kiểm tra sổ gốc lưu lại
danh sách người đã được hưởng chế độ, thì bà Lã Thị L đã được hưởng 03 lần,
trong đó năm 2008 bà hưởng chế độ điều dưỡng tại trung tâm, còn năm 2010, 2012
hưởng chế độ điều dưỡng tại nhà. Ông H sau khi nghe câu trả lời của chị T đã bộc
lộ sự bức xúc và một mực cho rằng, mẹ ông chỉ được đi điều dưỡng tại trung tâm
duy nhất một lần là vào năm 2008.
Sáng ngày 8/7/2014, UBND xã H.H nhận được đơn khiếu nại của ông H về
việc thực hiện chế độ điều dưỡng cho người có công là thân nhân liệt sỹ. Nội dung
đơn của ông H thể hiện: mẹ ông là mẹ liệt sỹ, hiện nay đã 90 tuổi, được hưởng chế
độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe cho người có công, nhưng đến nay, gia đình ông
mới chỉ nhận một lần được hưởng chế độ đó là vào năm 2008. Tuy nhiên, chị T –
cán bộ LĐTB&XH lại cho biết, mẹ ông đã được hưởng 03 lần, vậy thì ai là người
nhận số tiền đó, mẹ ông tuổi cao, đau ốm 4 năm nay, không thể nhận chế độ điều
dưỡng tại trung tâm được nhưng cũng không nhận được chế độ điều dưỡng tại nhà.
Ông H đề nghị UBND xã H.H giải quyết và trả lại mẹ ông đúng chế độ mà bà được
hưởng.
Nhận thấy đây là một tình huống mang tính chất nhạy cảm, cần giải quyết
kịp thời, Chủ tịch UBND xã H.H đã yêu cầu Phó chủ tịch UBND phụ trách Văn
hóa – Xã hội xã cùng với chị T, phụ trách lĩnh vực LĐTB&XH, trực tiếp giải quyết
mảng chính sách người có công tiến hành xem xét kỹ nội dung đơn và tìm cách
giải quyết vấn đề một cách thấu đáo.
2. Xác định mục tiêu giải quyết tình huống
2.1. Giải quyết vấn đề do tình huống đặt ra
Cần xác định lại tính trung thực nội dung đơn thư khiếu nại của ông H bằng
cách đối chiếu lại hồ sơ lưu tại UBND xã H.H về danh sách người có công đã được
hưởng chế độ điều dưỡng. Để làm rõ hơn, tiếp tục mời bà Trần Mai P cán bộ phụ
trách lĩnh vực chính sách tại địa phương trước đó để đối chiếu thông tin về quá
6
trình lập danh sách và quá trình thực hiện trao – nhận tiền chế độ. Trên cơ sở
những thông tin thu thập được, tiến hành giải quyết đơn thư khiếu nại của ông H.
Thực tế sau khi tiếp nhận đơn của ông H, chủ tịch UBND xã đã chỉ đạo
đồng chí Phó chủ tịch UBND phụ trách mảng Văn hóa – Xã hội phải có trách
nhiệm tìm hiểu rõ sự việc và giải quyết kịp thời. Chị T được giao nhiệm vụ xem
xét lại tất cả các hồ sơ còn lưu tại UBND xã thể hiện việc gia đình ông H đã được
hưởng chế độ, tuy nhiên, chị chỉ tìm thấy giấy kí nhận tiền năm 2008, còn năm
2010 và 2012 là không có. Chị T tiếp tục lên Phòng LĐTB&XH huyện Thanh Trì,
phối hợp với chuyên viên phụ trách mảng Người có công của phòng để đối chiếu
hồ sơ xem sự trùng khớp, tại đây, hồ sơ lưu thể hiện bà P đã kí nhận tiền cho các
đối tượng điều dưỡng để về thực hiện việc chi trả và bà L có tên trong danh sách
trên ở cả 3 năm 2008, 2010 và 2012.
Hồ sơ lưu ở xã thể hiện bà L đã được hưởng chế độ 03 lần vào các năm
2008, 2010 và 2012 theo danh sách theo dõi, thời gian này chị T chưa về UBND xã
H.H công tác nên đồng chí Phó chủ tịch UBND đã yêu cầu chị T viết giấy mời bà
P – cán bộ trước đó đến để làm việc, tìm hiểu vấn đề.
Ngày 10/7/2014, bà P sau khi biết sự việc, cho rằng trong thời gian công
tác, bà P luôn làm tốt vai trò của mình, không những thế bà còn quan tâm đặc biệt
đến gia đình chính sách ở địa phương nên không thể có chuyện như ông H khiếu
nại. Còn về việc không có chứng từ ký nhận tiền còn lưu, bà P giải thích rằng, bà
làm đúng nên không cần lưu làm gì.
Như vậy, vấn đề là nội dung đơn khiếu nại của ông H có hoàn toàn chính
xác không? Và bà P đã thực sự làm công tác chi trả chế độ cho bà L hay chưa? Nếu
đã trả thì chứng từ nào thể hiện? Còn nếu chưa thì số tiền đó ở đâu? UBND xã H.H
sẽ giải quyết vấn đề như thế nào?
2.2. Đối với chính quyền địa phương
Mục tiêu quan trọng nhất là giải quyết đơn khiếu nại một cách công bằng,
đảm bảo hợp lý, hợp tình và phải nhìn nhận vấn đề một cách trực diện, không né
tránh, nếu không sẽ dẫn tới hậu quả gây bất bình trong dân và làm mất lòng tin của
nhân dân vào chính quyền địa phương.
7
Thực hiện tốt công tác quản lý và thực hiện các chính sách đối với người có
công, góp phần đảm bảo sự công bằng, giữ gìn truyền thống, đạo lý “Uống nước
nhớ nguồn” của dân tộc. Nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực chuyên môn của
đội ngũ cán bộ, công chức trong thi hành công vụ. Trong đó đặc biệt lưu ý đến tính
dân chủ, công khai, minh bạch, đảm bảo thực hiện đúng, đủ các chế độ chính sách
tới đúng người hưởng, điều này không những quan trọng trong công tác thực hiện
chính sách đối với người có công mà còn thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác trong hệ
thống chính sách nhà nước.
Thông qua giải quyết vụ việc, góp phần tuyên truyền, nâng cao hiểu biết
của người dân về chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước trong lĩnh vực
chính sách Người có công cũng như các vấn đề An sinh xã hội được thực hiện ở
địa phương.
Tích cực lắng nghe những ý kiến đóng góp, phản hồi từ người dân trên địa
bàn xã. Việc cán bộ lắng nghe những phản hồi từ người dân và tích cực tìm hiểu,
giải quyết các vấn đề còn vướng mắc trong dân sẽ đảm bảo được một chính quyền
sát sao, gần gũi với dân, hiểu dân và đáp ứng những nhu cầu mong muốn nguyện
vọng của người dân. Từ đó, nâng cao uy tín của đội ngũ cán bộ, công chức trong
lòng dân.
3. Phân tích nguyên nhân – hậu quả
3.1. Nguyên nhân
* Cơ sở pháp lý để phân tích nguyên nhân vấn đề:
- Luật khiếu nại số 02/2011/QH13 kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 11 tháng 11
năm 2011 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2012;
- Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban
thường vụ Quốc hội về việc “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi
người có công với cách mạng”;
- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 04 năm 2013
về việc “Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi
người có công với cách mạng”;
- Thông tư liên tịch số 25/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT ngày 11 tháng
09 năm 2010 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính – Bộ Y tế
8
về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 17/2006/TTLT-BLĐTBXH-BTCBYT ngày 21 tháng 11 năm 2006 và thay thế Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLTBLĐTBXH-BTC-BYT ngày 12 tháng 4 năm 2007 của liên Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội – Bộ Tài chính – Bộ Y tế hướng dẫn chế độ chăm sóc sức khỏe đối
với người có công với cách mạng;
- Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 03 tháng 06
năm 2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính – Bộ Y tế về
việc “Hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp,
dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng và thân nhân; quản lý
các công trình ghi công liệt sĩ”;
- Công văn hướng dẫn ngày 21/6/2014 của Phòng LĐTB&XH huyện Thanh
Trì về việc thực hiện chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe đối với người có công.
3.1.1. Nguyên nhân chủ quan
UBND xã H.H chưa sát sao với công tác thực hiện chi trả chế độ chính sách
đối với Người có công. Việc làm chậm chế độ hoặc không thực hiện đúng chế độ
ưu đãi đối với Người có công không còn là hiện tượng mới trong công tác thực
hiện chính sách, tuy nhiên, chỉ đến khi ông H đưa đơn khiếu nại thì lúc này lãnh
đạo UBND xã H.H mới nhìn nhận lại công việc chuyên môn, điều này đã thể hiện
sự lỏng lẻo, thiếu sót trong công tác lãnh đạo, quản lý cán bộ, công chức của
UBND xã H.H.
3.1.2. Nguyên nhân khách quan
Chính sách ưu đãi đối với người có công được thể hiện qua nhiều hệ thống
văn bản pháp luật, với nhiều chế độ khác nhau và nhiều đối tượng hưởng. Bên
cạnh đó, số lượng đối tượng hưởng ở các xã là khác nhau, có địa phương rất nhiều
đối tượng nên công tác thực hiện chế độ cho các đối tượng thường mang tính chất
xoay vòng. Xã H.H cũng vậy, do số lượng đối tượng trong diện hưởng chế độ điều
dưỡng phục hồi sức khỏe nhiều, nên sẽ phải theo dõi sát sao để đảm bảo các đối
tượng đều được hưởng đúng chế độ, tuy nhiên, sẽ không tránh khỏi sự thiếu sót vì
còn phải căn cứ vào số lượng chỉ tiêu ở cấp trên giao cho địa phương để cân nhắc.
9
Đây cũng là một mặt khó khăn cho cán bộ cơ sở khi làm công tác chính sách ở địa
phương.
3.2. Hậu quả
Nếu như tình huống này không được làm sáng tỏ và giải quyết một cách kịp
thời sẽ dẫn tới khiếu kiện trong thời gian dài, vượt cấp, gây nên sự bức xúc trong
nhân dân, dẫn tới sự mất uy tín của cơ quan nhà nước, của cán bộ công chức làm
giảm sút lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, gây bất
bình trong nhân dân.
Nếu xác minh được chính xác vấn đề và xử lý thấu đáo, sẽ tạo được lòng tin
trong nhân dân về bộ máy chính quyền cơ sở. Và ngược lại, nếu không giải quyết
được sẽ trở thành tiền lệ xấu về sự quan liêu, tác trách của cán bộ, công chức trong
quá trình thực thi công vụ.
Không những thế, khi tình huống khiếu nại về việc thực hiện các chính
sách này diễn ra ngày càng nhiều, nó thể hiện sự yếu kém của chính cán bộ công
chức, đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến xã hội, làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp của
các chính sách ưu đãi cho người có công nói riêng và các chính sách tốt đẹp
khác nói chung.
4. Xây dựng, phân tích phương án xử lý và lựa chọn phương án tối ưu giải quyết
tình huống
4.1. Các phương án và phân tích phương án xử lý
Phương án 1: UBND xã H.H không đồng ý với đơn khiếu nại của ông H
về việc thực hiện chế độ điều dưỡng đối với bà L – mẹ liệt sĩ vì lý do: Sau khi tìm
hiểu sự việc, được biết ông H không phải là người được bà L ủy quyền đứng ra
nhận các chế độ ưu đãi cho người có công, mà là em trai ông H – ông Nguyễn Văn
M mới là người trực tiếp nuôi dưỡng và được bà L ủy quyền.
- Ưu điểm: Với phương án này sẽ giúp giải quyết nhanh đơn khiếu nại, do
có cơ sở là bà L không ủy quyền cho ông H và ông H không phải là người trực tiếp
nhận các chế độ chính sách nên sẽ không thể nắm rõ được việc bà L đã được
hưởng hay chưa được hưởng chế độ điều dưỡng.
10
- Nhược điểm: Sẽ gây bức xúc cho ông H vì ông H sẽ không thỏa mãn được
câu hỏi của ông là nếu mẹ ông đã nhận chế độ những năm 2010, 2012 thì ai là
người nhận và bằng chứng nhận ở đâu? Từ đây có thể ông H sẽ tiếp tục làm đơn
khiếu nại vượt cấp để tìm hiểu rõ ràng mọi chuyện.
Nếu chọn phương án này, có thể thấy, chính quyền xã và cán bộ chuyên môn
cũng không có đủ cơ sở chắc chắn được việc thực hiện chế độ đối với bà L đã đúng
chưa, liệu còn vấn đề nào đằng sau hay không, đây là cách giải quyết thể hiện sự
né tránh, không dám chịu trách nhiệm.
Phương án 2: UBND xã H.H yêu cầu bà P phải chịu trách nhiệm hoàn
trả số tiền số tiền theo đúng chế độ bà L được hưởng năm 2010 và 2012 vì việc bà
không lưu giữ các chứng từ chi trả chế độ nên không thể chứng minh bà L đã
nhận, bà P phải tự dàn xếp để ông H rút đơn khiếu nại về.
- Ưu điểm: Phương án này giúp giải quyết nhanh gọn vấn đề, đáp ứng được
đúng yêu cầu, nguyện vọng của ông H về việc hoàn trả lại đúng chế độ mẹ ông
được hưởng, tránh được khiếu kiện vượt cấp.
- Nhược điểm: Nếu thực hiện phương án này, sẽ không xem xét được bản
chất của sự việc, dẫn đến giải quyết sai quy trình luật khiếu nại; thực hiện bỏ qua
nhiều bước xác minh tính chân thật của vấn đề, dễ gây ức chế cho bà P nếu bà
không giữ lại số tiền đó mà đã trả gia đình bà L.
Việc chỉ trả lại số tiền chế độ cho bà L và để bà P tự đứng ra dàn xếp mọi
chuyện, dễ gây tâm lý tự ái cho phía gia đình bà L vì vấn đề không chỉ đơn giản là
tiền mà còn thể hiện sự thiếu quan tâm, tôn trọng của chính quyền xã H.H đến
người có công, khi người ta đã hi sinh một phần máu thịt vì đất nước. Bên cạnh đó,
việc thực thi phương án này còn tạo ra tiền lệ xấu đối với cán bộ công chức, họ sẽ
vẫn lợi dụng để làm việc sai, còn chính quyền không dám nhận sai trong công tác
quản lý, dẫn tới yếu kém về mặt lãnh đạo, tổ chức.
Phương án 3: UBND xã H.H sẽ tiến hành điều tra xác minh nội dung đơn
thư khiếu nại của ông H bằng cách kiểm tra chéo tất cả các thông tin có được từ
hồ sơ lưu bên bộ phận chuyên môn LĐTB&XH tại xã, sau đó đối chiếu với hồ sơ
theo dõi tại Phòng LĐTB&XH huyện để xem sự trùng khớp. Nếu dữ liệu lưu thể
11
hiện bà L đã hưởng đúng 03 lần, tiếp tục xác minh năm 2010, 2012 gia đình bà L
đã nhận chế độ chưa bằng cách tìm hiểu ông M, em trai ông H – người được ủy
quyền chăm sóc và nhận các chế độ chính sách cho bà L. Từ đây, sẽ tiến hành các
bước tiếp theo để làm rõ sự việc. Hướng tới mục đích giải quyết được vấn đề ông
H thắc mắc và ông H sẽ rút đơn khiếu kiện về.
- Ưu điểm: Thể hiện trách nhiệm và việc xem xét vấn đề một cách thấu đáo
của UBND xã để tìm ra sự thật của vấn đề. Nếu vấn đề được giải quyết và cách
thức xử lý vấn đề thể hiện được sự linh hoạt sẽ làm cho ông H thỏa mãn, gây dựng
được niềm tin trong nhân dân về sự lãnh đạo, quản lý của chính quyền đối với cán
bộ, công chức.
- Nhược điểm: Quá trình giải quyết mất nhiều thời gian, đòi hỏi phải có sự
công tâm, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan để làm đến cùng của vấn
đề.
4.2. Lựa chọn phương án giải quyết tối ưu
Với phương án 1 và phương án 2 như đã phân tích ở trên, chưa thể đáp ứng
được hết bản chất của vấn đề, chưa trả lời được những câu hỏi ở phần mục tiêu giải
quyết vấn đề trong tình huống đơn thư khiếu nại này. Vì vậy, phương án 3 sẽ được
lựa chọn để giải quyết tình huống này, bởi nó mang tính khả thi nhất, nó thể hiện
được rõ cách thức xử lý vấn đề một cách minh bạch, không né tránh, nhìn thẳng
vào thực tế đang xảy ra tại xã H.H trong công tác thực hiện chính sách ưu đãi đối
với người có công.
5. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn
Dự kiến đơn thư khiếu nại của ông H sẽ được giải quyết trong vòng 13 ngày,
kể từ ngày UBND xã H.H tiếp nhận đơn. Trình tự và nội dung công việc cần làm
để đạt được mục tiêu trên, cụ thể như sau:
12
Trình tự
công
Nội dung công việc
việc
1
Tiếp nhận đơn thư khiếu nại
2
Chủ thể
Thời gian
thực hiện
thực hiện
Đồng chí Phó chủ tịch Ngày
của ông H
UBND xã
8/7/2014
Lập tổ công tác và phân công Đồng chí Phó chủ tịch Ngày
nhiệm vụ tìm hiểu tính xác thực
UBND xã
8/7/2014
của ông H
Tìm hồ sơ lưu và danh sách
Đồng chí T – cán bộ
Từ ngày
theo dõi đối tượng hưởng chế
VHXH phụ trách lĩnh
9/07/2014 đến
độ điều dưỡng tại UBND xã để
vực LĐTB&XH của
ngày
làm căn cứ; Liên hệ với chuyên
xã
trong nội dung đơn khiếu nại
3
4
11/07/2014
viên phụ trách mảng chính sách
(Dự phòng
người có công của Phòng
trường hợp
LĐTB&XH huyện để đối chiếu
chuyên viên
hồ sơ;
phòng đi
Mời bà P – Cán bộ LĐTB&XH
Đồng chí T – cán bộ
vắng)
Ngày
cũ đến trụ sở UBND xã để tìm
VHXH phụ trách lĩnh
14/7/2014 –
hiểu sự việc
vực LĐTB&XH của
15/7/2014
xã viết giấy mời.
(Dự phòng
Đồng chí Phó chủ tịch trường hợp bà
5
6
UBND xã sẽ làm việc
P đi vắng)
Liên lạc trước với ông M để tới
trực tiếp với bà P
Đồng chí T – cán bộ
Dự kiến gặp
nhà ông M, người trực tiếp
VHXH phụ trách lĩnh
ngày
đang chăm sóc và nhận chế độ
vực LĐTBXH của xã
17/7/2014
thay bà L, để xác định tính chân
và bà P – cán bộ cũ có
thật trong nội dung đơn
Họp bàn kết luận vụ việc và
liên quan
Đồng chí Phó chủ tịch Ngày
chốt phương án giải quyết đơn
UBND xã và đồng chí 18/7/2014
T – cán bộ VHXH và
bà P - cán bộ cũ có
7
13
Mời ông H, ông M và bà P đến
liên quan
Đồng chí Phó chủ tịch Ngày
trụ sở UBND xã để đối chất và UBND xã và đồng chí 21/7/2014
Kết quả giải quyết:
Ông M cũng khẳng định bà L ngoài một lần được đi điều dưỡng tại trung
tâm năm 2008 thì từ đó đến nay chưa được nhận một lần nào nữa, ông có thể cam
kết là hoàn toàn đúng sự thật. Và cho rằng ông không muốn khiếu kiện nhưng ông
H – bản thân là thương binh, hiểu biết về chính sách nên bức xúc làm đơn.
Bà P sau khi được mời lên trụ sở UBND xã H.H để tìm hiểu sự việc, lúc đầu
bà P cho rằng mình làm đúng nhưng do không lưu chứng từ nên không thể chứng
minh được. Nhưng sau khi đến nhà ông M, bà P cũng nhận ra được sai sót của
mình trong việc lưu giữ chứng từ đối chiếu, nên không có cách nào chứng minh
được là bà đã trao trả đúng chế độ.
Đồng chí Phó chủ tịch UBND xã đứng ra xin lỗi ông H và nhận sai sót về
phía Ủy ban đã không sát sao trong công tác thực hiện chế độ cho bà L, dẫn đến
việc để chế độ không đến được với bà L trong 2 năm. Bà P cũng xin lỗi gia đình
ông H vì sự việc này và mong muốn ông H bình tĩnh để giải quyết một cách ôn
hòa, dù sao cũng là người cùng thôn, trong thời gian làm việc, bà P cũng đã thực
sự quan tâm đến các chế độ đối với bà L, chỉ trừ chế độ này. Bà P cũng đề nghị
ông H chấp nhận lời xin lỗi, thông cảm và sẽ nhận lại số tiền 2 năm bà L chưa
được nhận.
Chị T cũng làm công tác hòa giải, giải thích cho ông H hiểu về quá trình lập
danh sách đối tượng người có công hưởng chế độ, do nhiều người nên phải thực
hiện xoay vòng. Vì căn cứ vào sổ sách được lưu, nên năm nay chưa đưa bà L vào
danh sách nên sẽ lưu ý thực hiện đúng chế độ.
Sau quá trình đối chất, Phó chủ tịch chốt phương án giải quyết trong êm đẹp,
không kéo dài kiện tụng vượt cấp. Do bà P không còn công tác tại xã, nên UBND
xã chỉ có thể cảnh cáo hành động của bà P. Về phía ông H – người đứng đơn khiếu
nại, được mời lên đối chất với bà P và lãnh đạo UBND xã, cũng đã hiểu và chấp
nhận cách giải quyết của UBND xã, rút đơn khiếu kiện về.
14
15
Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Người có công cách mạng là những người đã hy sinh tuổi thanh xuân, sức
lực, một phần thân thể và cả tính mạng của họ vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo
vệ nền độc lập tự do của đất nước, để đất nước độc lập nở hoa thơm, kết trái ngọt,
cho thế hệ hôm nay và mai sau. Ngày nay họ trở thành những người gặp khó khăn
trên mọi lĩnh vực từ hoạt động đời sống vật chất đến hưởng thụ văn hoá tinh thần.
Vì vậy, Đảng và Nhà nước, nhân dân và toàn xã hội phải có trách nhiệm tạo những
điều kiện tốt nhất để người có công nâng cao đời sống, đó là thực hiện lời dạy của
Chủ tịch Hồ Chí Minh “Máu đào của các liệt sỹ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở
hoa độc lập, kết quả tự do”, “Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ
những người con anh dũng ấy...”. Thực hiện tốt các chính sách đối với người có
công qua đó cải thiện đời sống vật chất và tinh thần đối với họ không chỉ đơn
thuần là vấn đề mang ý nghĩa kinh tế mà còn là vấn đề chính trị sâu sắc ảnh hưởng
to lớn đến anh ninh chính trị của đất nước, góp phần giáo dục truyền thống đấu
tranh cách mạng của các thế hệ cha anh đi trước đối với thế hệ hôm nay và mai
sau, phát huy lòng tự hào dân tộc, tinh thần tự tôn dân tộc, ra sức rèn luyện trau dồi
trí tuệ, tỏ rõ bản chất con người Việt Nam trong sự nghiệp xoá đói giảm nghèo, thu
hẹp khoảng cách tụt hậu xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh công bằng dân
chủ, văn minh.
Tình huống trên chính là bài học trong công tác quản lý hoạt động công vụ
của cán bộ chuyên môn ở chính quyền địa phương. Nếu không quản lý chặt từng
bộ phận chuyên môn, sẽ dẫn tới việc cán bộ, công chức chuyên môn thiếu trách
nhiệm trong thực thi nhiệm vụ của mình. Đặc biệt, đối với chính sách người có
công là chính sách mang tính nhạy cảm, phức tạp, là chính sách của Đảng và Nhà
nước thể hiện sự quan tâm đến những người đã hi sinh máu thịt để bảo vệ độc lập
tổ quốc nên càng không thể lơ là trong quá trình thực hiện.
Trước thực tế một số cán bộ chuyên môn thiếu năng lực chuyên môn và sa
sút về mặt đạo đức, thiếu trách nhiệm trong công tác thì càng đòi hỏi sự quản lý
chặt chẽ, sát sao của chính quyền các cấp, nhất là chính quyền địa phương. Trong
16
thời gian tới, nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu sót còn tồn tại, đồng thời để
thực hiện tốt chủ trương của Đảng đối với thương binh, liệt sĩ và người có công với
cách mạng cũng như làm tốt công tác quản lý, lãnh đạo, cần thực hiện tốt các giải
pháp sau:
Một là, tiếp tục nghiên cứu xây dựng Luật Ưu đãi người có công với cách
mạng. Kế thừa những quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công và các quy
định pháp luật khác có liên quan để nghiên cứu, xây dựng Luật Ưu đãi người có
công. Văn bản luật sẽ điều chỉnh một cách tổng thể, toàn diện và thống nhất các
vấn đề liên quan đến tổ chức và thực hiện chính sách ưu đãi người có công, tăng
cường công tác quản lý nhà nước nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác ưu
đãi đối với người có công,...
Hai là, nghiên cứu điều chỉnh chế độ trợ cấp ưu đãi, cải tiến phương pháp
quản lý và chi trả. Thực hiện điều chỉnh trợ cấp ưu đãi theo quy định của Pháp lệnh
ưu đãi người có công với cách mạng, tách độc lập với cải cách chính sách tiền
lương và bảo hiểm xã hội. Tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh cơ cấu tỷ lệ mức trợ cấp
giữa các đối tượng người có công bảo đảm công bằng, hợp lý; cải cách căn bản
phương thức chi trả trợ cấp ưu đãi. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào
hoạt động quản lý và thực hiện chi trả chế độ trợ cấp ưu đãi người có công.
Ba là, rà soát các chế độ ưu đãi ngoài trợ cấp để điều chỉnh cho phù hợp. Ưu
đãi về giải quyết việc làm cho con liệt sĩ; con của thương binh, bệnh binh, người
hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (suy giảm khả năng lao động từ
81% trở lên). Xây dựng mô hình và cơ chế thích hợp trong ưu đãi về nhà ở cho
thân nhân liệt sĩ; thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm
chất độc hóa học (suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên) có khó khăn về nhà
ở. Thực hiện chính sách ưu đãi về nhà ở theo lộ trình phù hợp, thường xuyên được
quan tâm tu bổ, nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới bảo đảm nhu cầu nhà ở của
người có công và thân nhân liệt sĩ; tiếp tục quan tâm đến công tác xây dựng, sửa
chữa các công trình ghi công liệt sĩ. Cần có một chương trình, kế hoạch tổng thể để
xây dựng, tôn tạo các công trình ghi công liệt sĩ bảo đảm tính lịch sử, bền vững và
có giá trị văn hóa, tinh thần lâu dài.
17
Bốn là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản, chính sách; quán triệt, triển
khai thực hiện tốt các chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có công với cách
mạng. Trọng tâm là quán triệt, triển khai thực hiện tốt Pháp lệnh ưu đãi người có
công với cách mạng, Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt
Nam anh hùng” và các văn bản hướng dẫn thi hành; thực hiện tốt các quy định mới
về đối tượng, điều kiện, chế độ, chính sách, thủ tục hồ sơ xác nhận đối tượng ưu
đãi người có công; triển khai chặt chẽ Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLTBLĐTBXHBQP của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng
dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong
chiến tranh không còn giấy tờ. Đồng thời, chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam triển khai thực hiện tốt đợt tổng rà soát chính sách ưu đãi người có công.
Năm là, tăng cường kiểm tra, kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm,
kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác chính sách, bảo đảm đầy đủ yêu cầu về
phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, có đủ khả năng tham mưu cho cấp ủy,
chính quyền vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể nhằm thực hiện tốt nhất đường lối, chủ
trương của Đảng vào thực tiễn đời sống xã hội.
Sáu là, tập trung giải quyết dứt điểm những vấn đề tồn đọng trong chính
sách sau chiến tranh. Hoàn thành cơ bản công tác xác nhận thương binh, liệt sĩ và
một số đối tượng khác; tiếp tục tiến hành khảo sát, tìm kiếm, phát hiện, quy tập hài
cốt liệt sĩ, nhất là ở các xã biên giới, các vùng căn cứ cách mạng, vùng xảy ra các
trận đánh lớn trong kháng chiến, các phần mộ liệt sĩ trên đất nước bạn Lào và
Campuchia.
Bẩy là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong nhân dân,
nhất là thế hệ trẻ về truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, xã hội hóa công
tác chăm sóc thương binh, gia đình chính sách và người có công, mở rộng các
chương trình tình nghĩa phong phú, đa dạng, thiết thực, tập trung thực hiện có hiệu
quả các chương trình tình nghĩa, như xây dựng “Quỹ đền ơn đáp nghĩa”, nhà tình
nghĩa; chăm sóc, giúp đỡ thương, bệnh binh nặng, bố mẹ liệt sĩ già yếu, cô đơn,
phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, ưu tiên đào tạo và tạo việc làm đối với
con thương binh, bệnh binh, con liệt sĩ và người có công.
18
Tám là, khuyến khích, động viên và tạo điều kiện để anh chị em thương,
bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công tích cực tham gia các hoạt động xã hội,
phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần ổn định và nâng cao đời
sống của gia đình, xứng đáng người công dân kiểu mẫu, gia đình cách mạng gương
mẫu.
Chín là, tổ chức sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá
nhân làm tốt phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, thương binh, gia đình liệt sĩ và người
có công có nhiều cố gắng trong học tập, công tác, phát triển kinh tế và tham gia
hoạt động xã hội, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước, phát huy truyền thống cách mạng là những tấm gương sáng cho thế
hệ con cháu noi theo. Nhân rộng điển hình tiên tiến của phong trào, phát huy dân
chủ, công khai mọi chính sách về lĩnh vực người có công.
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Luật khiếu nại số 02/2011/QH13 kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 11 tháng 11
năm 2011 ngày 11/11/2011 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
2.
Việt Nam khóa XIII có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2012.
Nghị định số 31/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 04 năm 2013 về
việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi
3.
người có công với cách mạng.
Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban
thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi
người có công với cách mạng.
4.
Tài liệu bồi dưỡng ngạch Chuyên viên, Quyển I, II (2014), Bộ Nội vụ, Học
viện Hành chính Quốc Gia, NXB Bách Khoa – Hà Nội.
5.
Thông tư liên tịch số 25/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT ngày 11 tháng 09
năm 2010 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính – Bộ Y
tế về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 17/2006/TTLT-BLĐTBXHBTC-BYT ngày 21 tháng 11 năm 2006 và thay thế Thông tư liên tịch số
06/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT ngày 12 tháng 4 năm 2007 của liên Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính – Bộ Y tế hướng dẫn chế
độ chăm sóc sức khỏe đối với người có công với cách mạng.
6.
Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 03 tháng 06 năm
2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính – Bộ Y tế về
việc hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ
giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng và thân nhân;
quản lý các công trình ghi công liệt sĩ.
7.
Công văn hướng dẫn ngày 21/6/2014 của Phòng LĐTB&XH huyện Thanh Trì
về việc thực hiện chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe đối với người có công.
8.
/>distribution=34407&print=true
9.
/>distribution=34362&print=true
20