Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

MARKETING CỦA COCA COLA VIỆT NAM TRƯỚC SỰ BIẾN ĐỘNG VĨ MÔ GIAI ĐOẠN 2009 – 2011 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.25 KB, 22 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

MARKETING CỦA COCA COLA VIỆT
NAM TRƯỚC SỰ BIẾN ĐỘNG VĨ MÔ GIAI
ĐOẠN 2009 – 2011.
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC.

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Hữu Tùng (LT+NT)
Vũ Hà Thu
Đặng Thị Thanh Huyền
Đào Thủy Linh
Nguyễn Quỳnh Nga
Trịnh Hồng Nguyên

Giáo viên hướng dẫn:

N

Cô Thùy Dương

Hà Nội, tháng 3 năm 2012.


MARKETING CĂN BẢN

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
2.1. Yếu tố dân số....................................................................................................................3
2.2. Yếu tố kinh tế....................................................................................................................3


2.3. Yếu tố chính trị - pháp luật...............................................................................................4
2.4. Yếu tố văn hóa – xã hội.....................................................................................................5
Những giá trị văn hoá truyền thống.....................................................................................6
Những giá trị văn hoá thứ phát............................................................................................6
Các nhánh văn hoá...............................................................................................................6
2.5. Yếu tố khoa học công nghệ...............................................................................................6
2.6. Yếu tố môi trường tự nhiên..............................................................................................7
Ô nhiễm môi trường.............................................................................................................7
Tình hình khan hiếm nguyên, nhiên liệu..............................................................................8
Sự can thiệp của luật pháp...................................................................................................8
1. Giới thiệu chung về Coca – Cola..............................................................................................8
2. Điểm mạnh, điểm yếu của Coca cola.......................................................................................9
2.1. Điểm mạnh.......................................................................................................................9
2.2. Điểm yếu........................................................................................................................10
3. Phân tích các yếu tố môi trường vĩ mô ảnh hưởng tới hoạt động của Coca Cola tại Việt Nam
giai đoạn 2009-2011. Cơ hội và thách thức......................................................................................10
3.2. Kinh tế............................................................................................................................11
3.3. Chính trị - pháp luật........................................................................................................15
3.4. Văn hóa – xã hội..............................................................................................................15
3.5. Khoa học - Công nghệ.....................................................................................................17
3.6. Môi trường tự nhiên.......................................................................................................18
4. Mô hình SWOT của Coca cola................................................................................................19

KẾT LUẬN.....................................................................................................................20

LỜI MỞ ĐẦU
1


MARKETING CĂN BẢN

Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố, các lực lượng mang tính chất xã hội rộng
lớn, có tác động và ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động marketing của doanh nghiệp.Các
yếu tố thuộc môi trường vĩ mô có thể tạo ra những cơ hội hoặc là tiềm ẩn những nguy
cơ cho doanh nghiệp. Nhưng lại là những yếu tố mà doanh nghiệp không kiểm soát và
làm thay đổi được, do vậy doanh nghiệp phải tìm cách thích ứng với nó thì mới tồn tại
và phát triển được. Môi trường vĩ mô bao gồm sáu yếu tố: yếu tố dân số, yếu tố kinh
tế, yếu tố chính trị- pháp luật, yếu tố văn hóa- xã hội, yếu tố khoa học công nghệ, yếu
tố địa lý ( môi trường tự nhiên). Mỗi yếu tố có tác động, ảnh hưởng khác nhau tới
doanh nghiệp, mang lại cho doanh nghiệp những cơ hội và thách thức. Vấn đề của
doanh nghiệp là làm thế nào có thể tận dụng tốt những cơ hội cũng như vượt qua được
những thách thức. Đó chính là câu hỏi muôn thuở cho các nhà quản trị doanh nghiệp.
Nhận thức rõ được vai trò cũng như tầm quan trọng của yếu tố môi trường vĩ mô
của doanh nghiệp, nhóm nghiên cứu đã chọn cho mình đề tài: “Marketing của Coca
cola Việt Nam trước sự biến động của môi trường vĩ mô giai đoạn 2009-2011. Cơ
hội và thách thức”.

I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT
ĐỘNG MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP
1. Khái nhiệm môi trường vĩ mô
2


MARKETING CĂN BẢN
Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố, các lực lượng mang tính chất xã hội
rộng lớn, có tác động và ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động marketing của doanh
nghiệp.Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô có thể tạo ra những cơ hội hoặc là tiềm ẩn
những nguy cơ cho doanh nghiệp.
2. Các yếu tố của môi trường vĩ mô tác động tới hoạt động marketing của DN
2.1. Yếu tố dân số
Các nhà quản trị marketing quan tâm hàng đầu đến các yếu tố của môi trường

dân số vì con người hợp thành thị trường cho các doanh nghiệp. Các yếu tố dân số chi
phối quy mô, cơ cấu thị trường hành vi người tiêu dùng.
Quy mô và tốc độ tăng dân số: là 2 chỉ tiêu dân số học quan trọng tác động đến
quy mô nhu cầu. Dân số lớn và tăng cao tạo ra một thị trường tiềm năng rộng lớn cho
nhiều doanh nghiệp. Đây là các yếu tố quyết định quy mô thị trường hiện tại và tương
lai.
Cơ cấu dân số là yếu tố quyết định cơ cấu khách hàng tiềm năng. Có thể xem xét
cơ cấu dân số ở nhiều góc độ khác nhau như độ tuổi, giới tính, địa lý, trình độ học vấn.
Sự thay đổi quy mô hộ gia đình: đây là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu thị
trường nhiều hàng hoá.
Sự di chuyển chỗ ở trong dân cư: Quá trình đô thị hoá và phân bố lại dân cư diễn
ra mạnh mẽ. Các đô thị ngày càng mở rộng và đông đúc. Đây là yếu tố tạo ra cơ hội
kinh doanh cho nhiều doanh nghiệp.
Chính sách dân số: Mỗi quốc gia có chính sách dân số khác nhau. Yếu tố này sẽ
ảnh hưởng đến quy mô thị trường trong tương lai của doanh nghiệp.
2.2. Yếu tố kinh tế
Môi trường kinh tế bao gồm tất cả các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến sức mua của
người dân. Đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc dân, là lạm phát, thất nghiệp, lãi
suất ngânhàng. Các yếu tố kinh tế này ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua của người
dân, của Chính phủ và của các doanh nghiệp, và do vậy cũng ảnh hưởng trực tiếp đến
hoạt động Marketing của doanh nghiệp.
Vào thời kỳ tăng trưởng kinh tế, đầu tư mua sắm của xã hội không những tăng,
mà còn phân hoá rõ rệt. Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ cao cấp tăng. Người
ta hướng tới nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, du lịch. Đây là cơ
hội vàng cho các nhà sản xuất, kinh doanh cung cấp các dịch vụ du lịch, nghỉ ngơi, các
hàng hoá tiêu dùng đắt tiền. Ngược lại, khi tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút, nền
kinh tế suy thoái, đầu tư, mua sắm của Nhà nước, dân chúng và doanh nghiệp đều
giảm sút. Điều này ảnh hưởng lớn đến các hoạt động Marketing của các doanh nghiệp.
3



MARKETING CĂN BẢN
Khi lạm phát tăng, giá cả tăng nhanh hơn thu nhập cá nhân, nhu cầu tiêu dùng
của dân chúng cũng thay đổi. Một số tạm gác lại các chi tiêu lớn. Số những người
nhiều tiền lại vội vã đầu cơ vàng, đô la hoặc nhà đất để giữ của.
Khi lãi suất tiền gửi cao sẽ làm giảm sức mua các hàng hoá lâu bền và thu hút
dân chúng gửi tiết kiệm hơn là đầu tư hoặc tiêu dùng. Khi lãi suất giảm, các công ty
thường kích thích tiêu thụ bằng cách bán trả chậm với lãi suất thấp hơn thị trường hoặc
không lãi.
Việt Nam đang chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường, đồng thời từng bước
chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Việt Nam đã ký hiệp định thương mại
Việt - Mỹ, là thành viên ASEAN, APEC và đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO
vào cuối năm 2006. Trong điều kiện đó, cạnh tranh sẽ ngày càng gia tăng cả về quy
mô và mức độ. Nhà nước buộc các ngành phải xây dựng lộ trình hội nhập để thích
nghi với môi trường cạnh tranh trên phạm vi quốc tế. Trong điều kiện đó, các doanh
nghiệp phải tái cấu trúc, đổi mới công nghệ, sản phẩm dịch vụ, thay đổi tư duy kinh
doanh, hướng tới khách hàng thì mới có thể tồn tại và phát triển.
2.3. Yếu tố chính trị - pháp luật
Môi trường chính trị pháp luật có ảnh hưởng lớn tới các hoạt động Marketing của
doanh nghiệp. Môi trường chính trị pháp luật bao gồm hệ thống luật và các văn bản
dưới luật, các công cụ, chính sách nhà nước, các cơ quan pháp luật, các cơ chế điều
hành của Nhà nước. Tác động của môi trường chính trị pháp luật đến doanh nghiệp thể
hiện vai trò quản lý nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân.
Hệ thống pháp luật điều tiết các hoạt động của doanh nghiệp ở Việt Nam như:
Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài, Luật hải quan, Luật chống độc quyền,
Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Bưu chính, Luật Viễn thông... Các văn bản pháp
luật này nêu rõ lĩnh vực mà doanh nghiệp được phép kinh doanh và lĩnh vực cấm
không được kinh doanh cũng như nghĩa vụ và quyền lợi đối với doanh nghiệp. Các
nhà quản trị Marketing cần nắm vững luật pháp để tránh vi phạm sai lầm. Mặt khác,
kinh doanh trong một môi trường pháp luật hoàn chỉnh giúp cho doanh nghiệp hoạt

động an toàn, bình đẳng. Hội nhập quốc tế, tham gia kinh doanh trên thị trường toàn
cầu đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải hiểu biết luật pháp quốc tế để tránh xảy
ra những sai lầm đáng tiếc.
Hệ thống các công cụ chính sách Nhà nước có tác động lớn đến các hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là: Chính sách tài chính, tiền tệ, Chính sách thu
nhập, Chính sách xuất nhập khẩu, Chính sách đa dạng hoá sở hữu, Chính sách khuyến
khích đầu tư nước ngoài, Chính sách phát triển nông thôn, miền núi... Đảng và Nhà
nước ta đang thực hiện đường lối chủ động hội nhập khu vực và quốc tế theo tinh thần
4


MARKETING CĂN BẢN
"Hội nhập để phát triển". Chủ trương đường lối này cũng đang được thực thi bằng các
lộ trình hội nhập của các ngành kinh tế Việt Nam đến năm 2020.
Cơ chế điều hành của Chính phủ quyết định trực tiếp đến tính hiệu lực của pháp
luật và đường lối, chính sách kinh tế của Nhà nước, và do vậy đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Một Chính phủ mạnh, trong sạch sẽ khuyến khích thúc đẩy
kinh doanh lành mạnh, khuyến khích kinh tế phát triển. Việt Nam đang đẩy mạnh cải
cách hành chính Nhà nước, thông qua đạo luật chống tham nhũng, thành lập Cục
chống tham nhũng... nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp phát triển, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Ngược lại, một Chính phủ tham nhũng sẽ làm méo mó các chính sách, luật pháp,
làm giảm hiệu quả đầu tư, làm thui chột các nỗ lực phát triển của xã hội.
Chính phủ cũng không được can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp thiếu quyền tự chủ sản xuất kinh
doanh.
Chính sách bảo vệ người tiêu dùng
Chính phủ luôn có trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng thông qua luật pháp, hoặc
cho phép thành lập các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng. Trong điều kiện đó, các doanh
nghiệp phải điều chỉnh các hoạt động Marketing sao cho đáp ứng được quyền lợi của

người tiêu dùng.
Môi trường chính trị ổn định, không có mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, chiến tranh
là điều kiện lý tưởng cho việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Hiện nay, Việt Nam
được xem như một quốc gia ổn định chính trị và an toàn để thu hút các nhà đầu tư
nước ngoài.
2.4. Yếu tố văn hóa – xã hội
Văn hoá là một hệ thống giá trị, quan niệm, niềm tin, truyền thống và các chuẩn
mực hành vi được một tập thể giữ gìn, được hình thành trong những điều kiện nhất
định về vật chất, môi trường tự nhiên, lịch sử của cộng đồng và dưới tác động của các
nền văn hoá khác.
Hành vi tiêu dùng của khách hàng chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hoá của
dân tộc họ. Nói cách khác, các yếu tố văn hoá có tác động lớn đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần hiểu biết môi trường văn hoá mà
họ đang kinh doanh để làm cho hoạt động kinh doanh của họ phù hợp với môi trường
văn hoá đó.
Những biểu hiện của môi trường văn hoá bao gồm:

5


MARKETING CĂN BẢN
Những giá trị văn hoá truyền thống
Giá trị văn hoá truyền thống là các chuẩn mực và niềm tin trong xã hội, được
truyền từ đời này sang đời khác, được duy trì và thừa kế trong môi trường gia đình, xã
hội. Giá trị văn hoá truyền thống tác động mạnh đến hành vi ứng xử, tiêu dùng hàng
ngày của con người. Đồng thời giá trị văn hoá truyền thống có tính bền vững, khó thay
đổi. Các nhà quản trị Marketing không thể thay đổi được các giá trị văn hoá truyền
thống mà buộc phải thích nghi với các yếu tố này.
Những giá trị văn hoá thứ phát
Đây là những xu hướng văn hoá mới hình thành, tính bền vững của nó không

cao, dễ thay đổi. Nếu thay đổi hay tao ra các giá trị văn hoá thứ phát sẽ tạo ra các
khuynh hướng tiêu dùng mới, cơ hội kinh doanh mới có thể khai thác. Thông thường,
thành viên của các nhánh văn hoá thứ phát là thanh niên chịu ảnh hưởng của các ngôi
sao ca nhạc, thể thao, màn bạc. Họ muốn đối lập với văn hoá truyền thống. Họ thể hiện
quan điểm qua cách ăn mặc, đầu tóc, qua thái độ về quan hệ nam nữ. Hãng Pepsi từng
nắm lấy tư tưởng trỗi dậy của giới trẻ, khuyến khích họ qua khẩu hiệu quảng cáo:
"Pepsi, sự lựa chọn của thế hệ mới!"
Các nhánh văn hoá
Trong một nền văn hoá luôn luôn tồn tại các nhóm dân cư với các sắc thái văn
hoá đặc trưng riêng ngoài các đặc trưng chung của nền văn hoá. Các thành viên trong
nhóm cùng chia sẻ các hệ thống giá trị văn hoá, đạo đức nào đó. Đó là các nhóm tôn
giáo, dân tộc, thanh niên... Các nhà quản trị Marketing nên xem các nhánh văn hoá này
như là các đoạn thị trường đặc thù để khai thác nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh
của mình.
Xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế sẽ dẫn tới sự giao thoa giữa các nền
văn hoá khác nhau, nhưng cũng có thể tạo ra các xung đột. Muốn cho sản phẩm của
mình được chấp nhận tại Việt Nam và vươn ra toàn cầu, các doanh nghiệp phải hiểu
biết môi trường văn hoá nơi mình đang kinh doanh để lựa chọn các chiến lược
Marketing phù hợp. Mặt khác, khi đời sống vật chất được nâng cao, văn hoá tiêu dùng
cũng thay đổi theo. Từ tâm lý ăn tiêu tiết kiệm, ăn chắc mặc bền chuyển sang tiêu pha
thoải mái và chú trọng tới mẫu mã và chất lượng hơn.
2.5. Yếu tố khoa học công nghệ
Công nghệ ngày càng thay đổi nhanh chóng, mang lại cho con người nhiều điều
kỳ diệu, nhưng cũng đặt ra các thách thức mới cho các doanh nghiệp.
Công nghệ là một vũ khí cạnh tranh. Công nghệ mới sẽ tạo ra các sản phẩm mới
cạnh tranh với sản phẩm hiện tại. Do vậy công nghệ tạo ra cơ hội cho các doanh
nghiệp mới giúp cho các doanh nghiệp mới cạnh tranh với các doanh nghiệp cũ chậm
6



MARKETING CĂN BẢN
chạp. Các doanh nghiệp mới thường dùng công nghệ mới để cạnh tranh với doanh
nghiệp cũ như là một chiến lược thọc sườn.
Trong lĩnh vực điện tử viễn thông, các con chíp nhỏ với giá cả ngày càng hạ, các
tuyến cáp quang dung lượng ngày càng lớn với giá ngày càng rẻ đã tạo ra cuộc cách
mạng trong tin học và viễn thông. Điều này dẫn đến một loạt các dịch vụ mới ra đời
làm thay đổi bộ mặt xã hội.
Ngày nay công nghệ thay đổi nhanh chóng. Công nghệ truyền thông số hoá, tin
học hoá, quang hoá phát triển nhanh chóng làm cho giá cả giá cả các thiết bị viễn
thông giảm nhanh, và chất lượng lượng được nâng cao, có khả năng tạo ra các dịch vụ
đa dạng.
Xu hướng hội tụ giữa các công nghệ: Viễn thông - Tin học - Truyền thông đã và
đang tạo ra nhiều dịch vụ mới, nhiều đối thủ cạnh tranh mới, đặc biệt là Internet mang
lại nhiều dịch vụ viễn thông mới cạnh tranh với các dịch vụ viễn thông truyền thống.
Tương tự như vậy, xu hướng hội tụ giữa Bưu chính truyền thống, Tin học và Viễn
thông cũng mang lại cho xã hội các dịch vụ mới là bưu chính điện tử.
Các công ty và Nhà nước ngày càng chú trọng đến đầu tư nghiên cứu công nghệ
mới, sản phẩm mới. Điều này giúp tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp,
cho quốc gia. Để nâng cao khả năng cạnh tranh, các nhà quản trị Marketing phải luôn
theo dõi sự biến đổi của công nghệ mới để giữ vị trí tiên phong trên thị trường. Việc
Vietel mở dịch vụ 178 trước so với VNPT là một bước đột phá thắng lợi của Vietel
vào thị trường điện thoại liên tỉnh ở Việt Nam.
2.6. Yếu tố môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên là hệ thống các yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng đến các nguồn
lực đầu vào cần thiết cho hoạt động của các doanh nghiệp, do vậy cũng ảnh hưởng đến
hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Đó là các yếu tố như khí hậu, thời tiết, vị trí
địa lý, tài nguyên thiên nhiên, môi trường...
Ô nhiễm môi trường
Vào những năm 60 dư luận thế giới đã cảnh báo về vấn đề ô nhiễm môi trường
do hoạt động sản xuất và tiêu dùng của con người gây ra. Nhiều tổ chức bảo vệ môi

trường ra đời và đã hoạt động tích nhằm hạn chế những ô nhiễm do chất thải của các
ngành công nghiệp và chất thải tiêu dùng gây ra. Trước tình thế đó, các ngành sản xuất
hàng hoá cũng bắt đầu phải thay đổi công nghệ sản xuất nhằm giảm ô nhiễm môi
trường như sử dụng bao bì dễ tái chế, sử dụng xăng không chì, sử dụng hệ thống lọc
nước, khí thải. Các sản phẩm "thân thiện với môi trường" như xe đạp điện, ô tô điện, ô
tô khí ga, xăng không chì...ngày càng xuất hiện nhiều và đang chiếm được thiện cảm
của người tiêu dùng và xã hội.
7


MARKETING CĂN BẢN
Kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường
cũng trở nên ngày càng trở nên nặng nề, được xã hội quan tâm lo lắng.
Tình hình khan hiếm nguyên, nhiên liệu
Các nguyên, nhiên liệu truyền thống như vàng, bạc, sắt, thép, đồng, dầu mỏ, than
đá... ngày càng cạn kiệt. Điều này buộc các công ty sử dụng các nguyên, nhiên liệu đó
phải chi phí nhiều hơn do thuế tài nguyên tăng lên đồng thời với chi phí cho các đầu tư
nghiên cứu tìm các nguyên liệu mới thay thế. Năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt ngày
càng được sử dụng nhiều hơn. Điều này mở ra cơ hội kinh doanh cho các ngành sản
xuất mới.
Trong những năm gần đây, giá dầu trên thế giới đã tăng nhanh chóng. Đây là
thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nhiều xăng dầu, nhưng cũng là
động lực để các doanh nghiệp nghiên cứu đưa ra nhiều sản phẩm mới như xe chạy
bằng ga, điện...
Sự can thiệp của luật pháp
Nhà nước ngày càng can thiệp bằng pháp luật vào công cuộc bảo vệ môi trường
và đảm bảo cho xã hội sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lý. Các bộ luật mới
ra đời nhằm bảo vệ nguồn nước, không khí, đất đai, biển, rừng, chim muông, thú quý
hiếm. Nhiều khu vườn quốc gia mới ra đời tạo nên những môi trường bình yên cho các
loài động thực vật phát triển.

Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chịu sự điều tiết nghiêm ngặt của
các cơ quan nhà nước, đồng thời chịu sự theo dõi, giám sát chặt chẽ của dư luận xã hội
và của các tổ chức bảo vệ môi trường. Điều này buộc các doanh nghiệp cũng phải tìm
kiếm các giải pháp mới tránh vi phạm luật lệ bảo vệ tài nguyên, môi trường.
II.

MARKETING CỦA COCA COLA VIỆT NAM TRƯỚC SỰ BIẾN ĐỘNG
VĨ MÔ GIAI ĐOẠN 2009 – 2011. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
1. Giới thiệu chung về Coca – Cola
Vào năm 1886, lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu tới công chúng đã thu hút
được sự chú ý của hầu hết những người thưởng thức bởi hương thơm và màu sắc hấp
dẫn. Coca-cola là công ty sản xuất nước giải khát có gas số 1 thế giới. Ngày nay, tên
nước giải khát Coca-cola gần như được coi là 1 biểu tượng của nước Mỹ, không chỉ ở
Mỹ mà hầu như ở 200 nước trên thế giới. Công ty phấn đầu làm “tươi mới” thị trường,
làm phong phú nơi làm việc, bảo vệ môi trường và củng cố truyền thông công chúng.
Trên thế giới Coca-cola hoạt động tại 5 vùng: Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Châu Âu, Âu
Á & Trung Đông, Châu Á và Châu Phi.
Ở Châu Á Coca-Cola hoạt động tại 6 khu vực:
8


MARKETING CĂN BẢN







Trung Quốc

Ấn Độ
Nhật Bản
Philipin
Nam Bình Dương và Hàn Quốc
Khu vực Tây và Đông Nam Á

Coca-Cola lần đầu tiên được giới thiệu đến Việt Nam năm 1960 và quay trở lại
vào tháng 2 năm 1994 sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại.
2. Điểm mạnh, điểm yếu của Coca cola
2.1. Điểm mạnh
 Quy mô sản xuất lớn, mạng lưới phân phối rộng
Trên thế giới Coca-cola hoạt động tại 5 vùng: Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Châu Âu, Âu
Á & Trung Đông, Châu Á và Châu Phi
Ở Châu Á Coca-Cola hoạt động tại 6 khu vực:







Trung Quốc
Ấn Độ
Nhật Bản
Philipin
Nam Bình Dương và Hàn Quốc
Khu vực Tây và Đông Nam Á

Coca-Cola lần đầu tiên được giới thiệu đến Việt Nam năm 1960 và quay trở lại
vào tháng 2 năm 1994 sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại.

Coca cola Việt Nam có ba nhà máy đóng chai trên toàn quốc: Hà Tây- Đà NẵngHồ Chí Minh vơi vốn đầu tư trên 163 triệu USD. Coca cola có các đại lý phân phối trải
dài từ bắc vào nam với hơn 360000 của hàng lớn nhỏ.
 Sản phẩm đa dạng, phong phú, có uy tín, có thương hiệu
Coca cola là thương hiệu được định vị trong đầu khách hàng như nước ngọt có
gas giải khát số một thế giới. Hiện nay, Coca cola vẫn giữ vững ngôi đầu trong bảng
danh sách các thương hiệu hàng đầu với giá trị là 68.734 tỷ USD. Coca cola là thương
hiệu toàn cầu, nhãn hiệu Coca cola được 98% dân số thế giới biết đến.
Coca cola tạo ra rất nhiều loại đồ uống với mùi vị và mẫu mã khác nhau để đáp
ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng như: Coke ít gas, Spite, Fanta, nước trái cây,
Coke hương Vani…Trong thời gian vừa qua công ty đã không ngừng nghiên cứu phát
triển thêm nhiều sản phẩm mới phục vụ người tiêu dùng Việt Nam như nước đóng
chai Joy, nước tăng lực Samurai…đồng thời bổ sung nhiều hương vị mới cho các sản
phẩm truyền thống đáp ứng thị hiếu và khẩu vị của người Việt Nam như Fanta chanh,
Fanta dâu…
 Nhân lực dồi dào, đào tạo bài bản
9


MARKETING CĂN BẢN
Số lượng lao động ở Việt Nam trên 160000 người. Mỗi năm công ty tạo ra hàng
nghìn việc làm cho người dân Việt Nam.
2.2. Điểm yếu
 Nguyên vật liệu nhập khẩu:
Nguồn nguyên vật liệu phải nhập khẩu => phụ thuộc vào nguồn cung ứng của
nước ngoài:
 Uy tín của công ty đang bị giảm sút do dính phải một số vụ việc như
đóng thiếu, chai bị rêu mốc, hết hạn…Đặc biệt thời gian gần đây Coca cola đã bị nghi
ngờ có chứa chất có thể gây ung thư 4-methylimidazole (4-MEI). Điều này đã ảnh
hưởng lớn tới uy tín của doanh nghiệp trên toàn cầu.
3. Phân tích các yếu tố môi trường vĩ mô ảnh hưởng tới hoạt động của Coca Cola tại

Việt Nam giai đoạn 2009-2011. Cơ hội và thách thức.
3.1. Dân số
Quy mô và tốc độ tăng dân số:
Theo kết quả sơ bộ của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số cả
nước tại thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2009 là 85,789 triệu người. Tốc độ tăng
dân số bình quân thời kỳ 1999-2009 là 1,2%. Việt Nam là nước đông dân thứ 3 ở
ASEAN và thứ 13 trên thế giới.
Cơ cấu dân số theo tuổi tác (năm 2009):
• Nhóm dưới 15 tuổi: 25%
• Nhóm 15-59 tuổi: 66%
• Nhóm từ 60 tuổi trở lên: 9%
Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa giáo dục của dân cư:
Sau 10 năm, tỷ lệ biết chữ của số người từ 15 tuổi trở lên đã tăng (từ 90,3% năm
1999 lên 94% năm 2009); gần 4 triệu người chưa từng đi học, chiếm 5% tổng dân số
từ 5 tuổi trở lên. Trong gần 86 triệu người ở Việt Nam thì nông dân chiếm gần khoảng
73% .
Quá trình đô thị hóa và phân bổ lại dân cư:
Dân số thành thị 25,4 triệu người, chiếm 29,6% tổng dân số; dân số nông thôn
60,4 triệu người, chiếm 70,4%. Tỷ lệ tăng dân số ở thành thị bình quân là 3,4%/năm, ở
khu vực nông thôn chỉ là 0,4%/năm.
Dân số Việt Nam phân bố không đều và có sự khác biệt lớn theo vùng: Hai vùng
đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có tới 43% dân số của cả nước
sinh sống. Hai vùng trung du, miền núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên chỉ có 19% dân
số cả nước sinh sống. Đông Nam Bộ là vùng có tỷ lệ tăng dân số cao nhất với
10


MARKETING CĂN BẢN
3,2%/năm; Tây Nguyên là vùng có tỷ lệ nhập cư rất cao, do vậy dân số đã tăng nhanh
với tỷ lệ bình quân 2,3%/năm.

Yếu tố dân số Việt Nam đem lại cho Coca cola những cơ hội:
• Việt Nam với quy mô và tôc độ tăng dân số cao sẽ luôn là thị trường rộng lớn,
hấp dẫn và sôi động, đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ.
• Dựa vào cơ cấu dân số theo tuổi tác, trình độ, vùng miền, Coca cola có thể có
được những phân khúc thị trường hợp lý, tạo ra được những sản phẩm đáp ứng
được nhu cầu của các nhóm khách hàng khác nhau.
• Trình độ văn hóa dân cư ngày càng được cải thiện sẽ giúp người dân Việt có
được mức thu nhập cao hơn, nhu cầu chi tiêu, thói quan tiêu dùng thay đổi,có
thể họ sẽ đòi hỏi những sản phẩm nước giải khát chất lượng cao hơn.
• Quá trình đô thị hóa và một dòng người lớn từ nông thôn đổ xô ra thành thị làm
ăn tạo nên một thị trường tập trung, sôi động và rông lớn hơn đối với Coca cola
ở khu vực thành thị và khiến cho các chiến lược kinh doanh được thực thi một
cách hiệu quả và tập trung hơn.
• Thị trường nông thôn Việt Nam hiện nay vẫn là một thị trường vẫn đang bị bỏ
ngỏ. Trong tương lai, theo dự báo của các chuyên gia kinh tế thì thị trường này
sẽ là một kênh đầu tư hấp dẫn đối với các doanh nghiệp, kể các trong ngành
công nghiệp nước uống.
Bên cạnh những cơ hội là những thách thức:
• Thị trường càng rộng lớn thì khả năng nắm bắt, bao quát thị trường càng trở
nên phức tạp và đòi hỏi Coca cola phải đầu tư nhiều hơn vào công tác nghiên
cứu, phát triển và quản lý thị trường.
• Thị trường càng rộng lớn với cơ cấu dân số đa dạng về độ tuổi, về trình độ dẫn
đến sự đang dạng về nhu cầu sẽ là một thách thức lớn đối với Coca cola trong
việc đáp ứng tốt nhất mong muốn của khách hàng.
• Khi trình độ nhận thức của người dân được nâng cao thì đối với nước giải khát
nhu cầu không chỉ dừng lại ở mức uống và thỏa mãn cơn khát mà còn là thưởng
thức và cảm nhận.
3.2. Kinh tế
Tốc độ và quy mô tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm quốc

nội GDP danh nghĩa
GDP – PPP/đầu người
Tỉ lệ tăng trưởng GDP

2008
89

2009
91

2010
101

2011
122

1052
6,2

1064
5,3

1168
6,78

1361
5,89

11



MARKETING CĂN BẢN
Mặc dù trong điều kiện cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra hết sức
phức tạp, tình hình kinh tế thế giới biến động liên tục, đặc biệt cuộc khủng hoảng nợ
công ở châu Âu, tuy nhiên Việt Nam vẫn đạt được con số tăng trưởng khá ấn tượng so
với trong khu vực.
Lạm phát :
Năm
2008
2009
2010
2011
Tỷ lệ lạm
19.9
6.5
11,7
18,58
phát
Mức lạm phát kỷ lục lên đến 20% ở năm 2008 đã lặp lại ở năm 2011 đã dẫn đến
rất nhiều hệ lụy cho nền kinh tế Việt Nam. Giá cả leo thang ảnh hưởng tới cả phía
cung và cầu của nền kinh tế.
Thất nghiệp :
Ước đạt 2.9% năm 2009, tuy nhiên tỷ trọng người lao động trong khu vực nông
nghiệp vaanc chiến trên 50%. Do vậy, vẫn xuất hiện nhiều tình trạng thất nghiệp tạm
thời.
Lãi suất :
Cả lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay trong những năm gần đây đều liên tục gia
tăng. Cả nước đều biết thời gian qua bằng lệnh hành chính Thống đốc NHNN đã giảm
lãi suất huy động (đầu vào) của các NHTM từ 17% xuống 14% và từ ngày 13/3/2012
là 13%. Lãi suất đầu vào được kiểm soát chặt chẽ và có xu hướng giảm nhẹ, tuy vậy

rất nhiều doanh nghiệp sản xuất vẫn phải vay ngân hàng với lãi suất từ 18% - 22%.
Cơ sơ hạ tầng :
Theo Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á - ADB, thách thức số 1 của Việt
Nam là thiếu hụt hạ tầng cơ sở. Tổng đầu tư cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam trong
những năm gần đây giữ ở mức 10% GDP, cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế,
trong đó các tài trợ từ nguồn vốn quốc tế chiếm 40% tổng mức đầu tư. Nhưng cơ sở hạ
tầng của Việt Nam đang thiếu và đang trở nên quá tải.
Cơ sở hạ tầng là một trong những trở ngại lớn nhất của phát triển kinh tế tại Việt
Nam. Cơ sở hạ tầng Việt Nam bị đánh giá là yếu kém, thiếu thốn. Việc nâng cấp hạ
tầng vật chất của Việt Nam vẫn còn nhiều thiếu sót và trậm trễ. Nhất là trong việc phát
triển cơ sở hạ tầng trọng yếu, như các tuyến đường liên tỉnh, cầu… Những hạn chế về
cơ sở hạ tầng tại Việt Nam theo đánh giá bởi các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đe doạ các
dự án FDI đối với xuất khẩu và sản xuất. Chừng nào Việt Nam còn chưa cải thiện hạ
tầng và cơ sở hậu cần thì Việt Nam còn tụt hậu.
Chi phí vận tải ở Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Việt
Nam chưa có cảng biển mang tầm cỡ quốc tế. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chi
phí sản xuất hàng hóa ở Việt Nam, vì phải vận chuyển qua cảng trung gian. Vấn đề bất
12


MARKETING CĂN BẢN
cập trong cơ sở hạ tầng hiện nay là thiếu một quy hoạch phát triển đồng bộ, chi phí
đầu tư cao, chất lượng đầu tư thấp và thất thoát lớn trong quá trình đầu tư.
Tình trạng ách tắc giao thông, giá đất cao, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao
thông đắt đỏ tại các đô thị lớn như Hà Nội và Tp. HCM là một trong những bước cản
lớn cho phát triển của 2 thành phố lớn nhất nước này.
Theo WorldBank, một trong các trở ngại của môi trường đầu tư là thủ tục quan
liêu. Trong Báo cáo “Môi trường Kinh doanh 2008” của Ngân hàng Thế giới và Tập
đoàn Tài chính Quốc tế, Việt Nam đứng thứ 91 trong số 178 nền kinh tế về mức độ
thuận lợi kinh doanh, trong khi Trung Quốc đứng thứ 83 và Thái Lan thứ 15.

Cơ cấu chi tiêu của dân cư
Năm

Chi tiêu chính
Chi tiêu cá nhân
Chi tiêu cuối cùng
phủ
2000
6,42
66,45
72,87
2001
6,33
64,86
71,19
2002
6,23
65,10
71,33
2003
6,32
66,26
72,58
2004
6,39
65,08
71,47
2005
6,15
63,53

69,68
2006
6,03
63,35
69,38
2007
6,05
64,76
70,81
2008
6,12
67,40
73,53
2009
6,30
66,47
72,77
Chi tiêu cá nhân đạt 66,45% GDP năm 2000 và tăng nhẹ lên 66,47% trong GDP
năm 2009. Từ năm 2006 đến 2008, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, nên chi tiêu cá
nhân liên tục tăng. Nhưng đến cuối năm 2008 thì xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính,
bất động sản bắt đầu từ Mĩ và lan ra toàn cầu nên chi tiêu tư nhân có xu hướng giảm.
Chi tiêu cuối cùng đạt 72,87% GDP năm 2000 và giảm xuống còn 72,77% GDP
năm 2009.
Tiêu thụ trong nước tăng do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan
trọng là thu nhập và sức mua có khả năng thanh toán của dân cư tăng tuy giá tiêu dùng
tăng cao (tăng 8,4% so với năm 2004).
Năm 2005, sức mua hàng hóa và dịch vụ của người dân sống tại Việt Nam tăng
khá mạnh, bình quân chi tiêu đầu người lên đến 438.000 đồng/tháng, cao hơn nhiều so
với mức 378.000 đồng/tháng của năm ngoái và gấp hơn 2 lần so với năm 2000.
Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả

nước trong năm 2005 đạt trên 475.000 tỷ đồng, tăng 20,5% so với năm trước và tăng
khoảng 12% nếu loại trừ yếu tố tăng giá. Trong khi đó, dân số trung bình năm 2005
của cả nước ước tính khoảng 83,12 triệu người, tăng 1,33% so với năm 2004.
13


MARKETING CĂN BẢN
Cơ cấu sử dụng sản phẩm theo ngành cho tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình
cũng chuyển biến theo xu hướng tích cực. Trong tiêu dùng của hộ gia đình thì tiêu
dùng sản phẩm từ khu vực nông, lâm nghiệp-thuỷ sản chỉ còn chiếm trên dưới 20%, từ
khu vực công nghiệp-xây dựng đã tăng lên khoảng 53% và từ khu vực dịch vụ đã
chiếm trên 27%.
Từ 2000 đến 2009, chi tiêu cuối cùng tăng từ 321853 tỉ đồng lên đến 1206818 tỉ
đồng, tăng 884965 tỉ đồng, năm 2009 gấp hơn 3,7 lần năm 2000. Chi tiêu cuối cùng
đạt 72,87% GDP năm 2000 và giảm xuống còn 72,77% GDP năm 2009.
Tỷ lệ tiêu dùng so với GDP của Việt Nam đạt khoảng trên 70%, thuộc loại cao so
với các nước trong khu vực (Singapore đạt khoảng 57%, Malaysia khoảng 59%, Thái
Lan khoảng 68%). Đây cũng chính là một trong những tiền đề quan trọng để tạo lực
cho tăng trưởng kinh tế và sản xuất phát triển.
Cơ hội:
 Nền kinh tế thế giới và khu vực đang trong giai đoạn phục hồi sau cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu, cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu cung đang
được tháo gỡ là cơ hội giúp các doanh nghiệp, trong đó có Coca cola, lấy lại đà phục
hồi và tung ra các chiến lược kinh doanh mới nhằm kích thích tiêu dùng.
 Tổng thu nhập quốc dân, thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam
không ngừng được cải thiện và lần đầu tiên đạt mức thu nhập trung bình trên 1000$
khiến cho việc đầu tư mua sắm, chi tiêu của xã hội gia tăng. Người dân hướng tới các
nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ cao cấp hơn, kể cả về đồ uống.
 Việt Nam sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế chuyển dịch theo hướng
thị trường và mức độ hội nhập quốc tế ngày càng sâu. Điều này tạo điều kiện cho các

doanh nghiệp được tiếp cận với công nghệ, khoa học kỹ thuật hiện đại hơn. Đặc biệt,
với Coca cola là một công ty đa quốc gia thì việc nhận hỗ trợ từ công ty mẹ về tất cả
các phương diện sẽ trở nên dễ dàng hơn.
 Cơ cấu chi tiêu cá nhân ở Việt Nam tương đối cao điều này chứng tỏ thị
trường bán lẻ rất phát triển sẽ là một điều kiện rất lý tưởng đối với mặt hàng nước giải
khát.
Thách thức:
 Lạm phát liên tục gia tăng trong những năm gần đây, thậm chí tốc độ
tăng giá cả nhanh hơn tốc độ tăng thu nhập, điều này khiến nhu cầu tiêu dùng của
người dân giảm. Hơn nữa, một lượng thu nhập lớn được chuyển sang đầu cơ vào vàng,
đôla, bất động sản.

14


MARKETING CĂN BẢN
 Lãi suất tiền gửi tăng cao thu hút dân chúng gửi tiết kiệm hơn là đầu tư
hay tiêu dùng. Lãi suất cho vay tăng cao gây khó khăn cho doanh nghiệp, trong đó có
Coca cola trong việc tiếp cân nguồn vốn từ ngân hàng để đầu tư và mở rộng sản xuất.
 Lạm phát ở mức hai con số, lãi suất cho vay lên đến 22% làm cho chi
phí đầu vào của doanh nghiệp tăng, giá cả sản phẩm tăng cao gây khó khăn trong việc
tiêu thụ và bán hàng.
 Cơ sở hạ tầng yếu kém làm tăng chi phí, giảm đầu tư và đặc biệt đối với
kênh phân phối.
3.3. Chính trị - pháp luật
Trước năm 1998, pháp luật Việt Nam chưa cho phép việc các công ty liên doanh
trở thành các công ty 100% vốn nước ngoài nên Coca-cola đã phải liên doanh với các
công ty Việt Nam để trở thành công ty Coca-cola Đông Dương ở miền Bắc, Coca-cola
Chương Dương ở miền Nam và Coca-cola Non nước ở miền Trung.
Ngày nay, hệ thống pháp luật ở Việt Nam ngày càng được hoàn thiện, tạo điều

kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển và cạnh tranh lành mạnh.
Hệ thống pháp luật tác động đến các doanh nghiệp ngày càng gia tăng: luật
chống độc quyền, quyền sở hữu trí tuệ, bằng phát minh sáng chế…sẽ tạo ra cơ hội
cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty trong ngành.
Việt Nam đang xây dựng thể chế kinh tế thị trường, hàng năm đều có nhiệm vụ
xây dựng các bộ luật mới, các pháp lệnh mới, chỉnh sửa đổi lại các văn bản pháp luật
cũ. Điều này chứng tỏ Nhà nước ta cũng đang có những chính sách khuyến khích các
doanh nghiệp đầu tư kinh doanh. Để thu hút đầu tư, các địa phương tạo ra tính hấp dẫn
riêng của địa phương mình. Chính phủ chuyển từ cơ chế can thiệp trực tiếp sang cơ
chế điều hành gián tiếp bằng pháp luật thông qua tác động đến môi trường kinh doanh.
Điều này làm cho môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và thuận lợi hơn cho các doanh
nghiệp, tránh phiền hà cho các doanh nghiệp.
Với sự phát triển hiện nay của các nhóm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng sẽ là một
đe dọa đối với các công ty vì điều này sẽ làm tăng vị thế của người tiêu dùng lên, buộc
công ty phải có trách nhiệm hơn về an toàn sản phẩm, quảng cáo trung thực và có văn
hóa,…
3.4. Văn hóa – xã hội
Đặc điểm của giới trẻ là yêu thích âm nhạc, thể thao đặc biệt là bóng đá. Họ rất
thích thể hiện bản thân sáng tạo, muốn thể hiện bản thân và thử nghiệm những điều
mới mẻ. Đây là những đặc điểm chính của giới trẻ thế giới nói chung và giới trẻ Việt
Nam nói riêng. Coca cola cần tận dụng điều này để thâm nhập và tạo dựng vị thế trong
lòng giới trẻ. Đây là thị trường tiềm năng cho hãng.
15


MARKETING CĂN BẢN
Tận dụng điểm này, Coca cola đã đưa ra một số chiến lược Marketing nhằm nâng
cao doanh số của công ty như việc sử dụng ca khúc Wavin′ the Flag đã giúp doanh số
của Coca Cola tăng vọt nhờ biết cách gắn thương hiệu của mình với hai điều mà giới
trẻ quan tâm nhất: bóng đá và nhạc pop.

Bài hát này là trung tâm trong chiến dịch marketing lớn nhất từ trước đến giờ của
Coca Cola và đã được phổ biến tại 160 quốc gia trên thế giới. 4 năm trước, tại World
Cup 2006 ở Đức, chiến dịch marketing cũng đã giúp tăng doanh số của Coca Cola tại
các thị trường chủ chốt lên trung bình 6%. Ông Emmanuel Seuge, người điều hành các
hoạt động marketing giải trí và thể thao của Coca Cola cho biết. Mục tiêu của họ là đạt
được mức tăng trưởng doanh thu lớn hơn thế trong kì Worldcup 2010. Họ cũng hi
vọng sẽ càng ngày càng được nhiều người biết đến.
Nhân dân Việt nam có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý
báu của dân tộc ta. Tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc không chỉ được thể hiện
trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước mà nó còn được thể hiện ở sự quan
tâm, cổ vũ nước nhà trong các sự kiện thể thao quốc tế. Coca cola cần tận dụng cơ hội
này để ghi dấu ấn trong lòng người dân Việt Nam, tạo vị thế vững chắc trên thị trường.
Coca Cola đã thành công trong việc này khi trở thành một trong những nhà tài
trợ chính cho SEA Games 21 diễn ra tại Việt Nam với khoản tiền 230.000 USD. Điều
này đã giúp quảng bá hình hảnh của hãng sâu rộng tới toàn bộ người dân Việt Nam.
Quan tâm hơn đến vấn đề sức khỏe: ngoài chuyện ăn ngon, người Việt còn chú ý
đến ăn uống sao cho có lợi cho sức khỏe. Một kết quả khảo sát của công ty TNS trên
1200 người, sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà nội, cho thấy có đến 85%
người được phỏng vấn trả lời rằng sức khỏe đối với học còn quan trọng hơn cả sự giàu
có.
Với thay đổi, công ty trong ngành cũng cần có những chính sách đảm bảo an
toàn chất lượng sản phẩm, quan tâm hơn đến vấn đề sức khỏe người tiêu dùng. Trong
hoạt động Marketing cần nhấn mạnh vấn đề sức khỏe.
• Theo một giả thuyết khoa học thì uống Coca-Cola có thể giúp hạn chế chứng
thiếu máu. Trong thử nghiệm lâm sàng tại Đại học East Anglia (Anh), một nhóm
nam giới và nữ giới ăn pizza - loại thực phẩm được coi là không cân đối về
thành phần dinh dưỡng và uống Coca cola. Sau đó, họ được thử máu. Các nhà
khoa học dự đoán khi vào dạ dày, Coca-Cola sẽ giúp giải phóng sắt trong thực
phẩm, khiến cơ thể dễ hấp thụ hơn. Tổ chức Y tế thế giới ước chừng khoảng 1 tỉ
người trên thế giới bị thiếu máu do thiếu sắt. Sắt là nguyên tố có nhiều trong

thực phẩm, nhưng cần phải được tách ra thì cơ thể mới hấp thụ được.
16


MARKETING CĂN BẢN
• Tuy nhiên, Coca cola đã bị nghi ngờ có chứa chất có thể gây ung thư 4methylimidazole (4-MEI). Gần đây coca cola đã tuyên bố sẽ thay đổi thành phần
tạo màu cho sản phẩm. Coca cola đã gắn bó với công thức pha chế của mình
trong hơn 125 năm nhưng vì sức khỏe của cộng đồng Coca Cola đã tuyên bố sẽ
thay đổi.
Trong giới trẻ Việt Nam ngày càng có nhiều người thích trò chơi điện tử để giải
trí hơn là xem truyền hình, điều này mang lại cơ hội cho các nhà quảng cáo trên thế
giới. Ở Mỹ, một số hãng quản cáo cho McDonald’s, Coca-cola, Pepsi, Nestle hay
Volvo đã bắt đầu tìm cách đưa các sản phẩm vào quảng cáo trong các trò chơi điện tử.
Nắm bắt được yếu tố này, đây sẽ là cơ hội cho các nhà Marketing thu hút và nhận
được sự quan tâm của giới trẻ nhiều hơn.
Hiện nay thị trường Game Online ở Việt Nam đang phát triển cực kỳ sôi nổi, đa
phần thanh thiếu niên trong độ tuổi hoc sinh-sinh viên thường xuyên tham gia thị
trường game-online này Chiếm khoảng 70% trong số Tỷ lệ sử dụng mạng trực tuyến
hơn 16 triệu người( cấp 1 khoảng 15%, cấp 2 khoảng 20%, cấp 3 khoảng 35%) còn lại
là độ tuổi đi làm. Độ tuổi người lao động chiếm 50% tổng dân số việt nam. Mà thị
trường Quảng cáo trên game - online hiện nay đang còn bỏ ngỏ. Thiết nghĩ, Coca cola
cần có những chiến lược cụ thể nhằm khai thác có hiệu quả kênh truyền thông này.
3.5. Khoa học - Công nghệ
- Thế giới vẫn đang trong cuộc cách mạng của công nghệ, hàng loạt các công
nghệ mới được ra đời và được tích hợp vào các sản phẩm, dịch vụ.
- Với yêu cầu thân thiện với môi trường và sự phát triển của công nghệ kĩ thuật
trong các ngành sản xuất tái chế các loại vỏ chai bao bì, Coca-cola đã đưa ra ý tưởng
sản xuất vỏ chai thân thiện vs môi trường dễ tái chế như: vỏ chai plantbotter được làm
từ nhựa và 30% làm từ cây mía và mật đường tinh chế có thể tái chế 100% giúp giảm
lượng khí thải 30%.

Tuy nhiên với việc thiết kể ra những loại vỏ chai được lập trình sẽ chỉ dẫn đến
một dây chuyền sản xuất và tạo ra một hương vị cơ bản như cola. Những hương liệu
khác sẽ đựng trong những nút nhựa hàn kín, gắn xung quanh rìa cổ chai giúp doanh
nghiệp giảm giá thành, tốn ít không gian để chứa đựng những sản phẩm. Nó giúp công
ty đưa ra nhiều lựa chọn nhưng lại tiêu thụ ít sản phẩm hơn.
- Ngoài ra pepsi vừa tuyên bố, họ thành công trong việc sử dụng công nghệ để
tạo ra loại vỏ chai được làm hoàn toàn từ các loại cây, điều này đặt ra cho Coca-Cola
một thử thách phải nghiên cứu tìm tòi tổ chức tiến hành nghiên cứu trong việc sử dụng
các vật liệu thân thiện với môi trường.
17


MARKETING CĂN BẢN
- Công nghệ truyền thông, internet, quảng cáo trên thiết bị di động, mạng xã hội
hiện đại đã giúp Coca-cola đến được nhiều hơn cung cấp nhiều thông tin hơn về sản
phẩm của mình đưa ra những chiến dịch quảng cáo phù hợp với khách hàng ko kể
khoảng cách về địa lý và chức năng truyền tải
- Hệ thống công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ cocacola trong vấn đề cơ cấu lại toàn bộ phân phối thiết lập để đạt được cấp độ dịch vụ
cao hơn và hàng tồn kho thấp hơn và chi phí chuỗi cung ứng thấp hơn.
- Tốc độ, chu kỳ của công nghệ phát triển: nếu trước đây các hãng sản xuất phải
mất rất nhiều thời gian để tăng tốc độ sản xuất sản phẩm nhưng bây giờ với sự phát
triển của công nghệ về khả năng xử lý ,tốc độ nên sản phăm sản xuất nhanh hơn
- Phát triển quản lý thông tin số
Hiện nay, hầu hết nội dung và thông tin được tạo ra và lưu trữ dưới dạng số
hóa. Với sự phất triển của nội dung số hóa giúp cho coca-cola quản lý bảo mật nội
dung của mình an toàn và nắm bắt các thông tin cũng như kiểm soát hoạt động của các
chi nhánh thành viên,các đại lý phân phối sản phẩm của mình .Giúp doanh nghiệp tiết
kiệm chi phí, cũng như nguồn nhân lực.
3.6. Môi trường tự nhiên
Các vấn đề tự nhiên hiện nay gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh doang

của công ty như:
• Việt Nam là nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có mùa hè rất nóng và
mùa đông rất lạnh. Thời tiết nóng và nắng vào mùa hè tạo ra sức tiêu thụ rất lớn cho
sản phẩm nước giải khát đây là mùa đem lại doanh thu cao nhất cho sản phẩm của
Coca cola.
• Môi trường ô nhiễm: lượng khí và chất thải công nghiệp do các công ty thải ra
môi trường ngoài là vẫn đề rất được quan tâm hiện nay. Các sản phẩm từ thiên nhiên
và thân thiện với môi trường ngày càng được phổ biến và được nhiều người ưa thích
ủng hộ.
• Sự khan hiếm nguồn nguyên liệu: Nguyên liệu ngày càng khan hiếm vì vậy đối
với các sản phẩm giải khát trong ngành thì việc tái chế hiệu quả vỏ lon nước ngọt là
cần thiết.
• Chi phí năng lượng ngày càng gia tăng: vì thế các công ty trong ngành cần tìm
kiếm nguồn năng lượng mới thay thế, vận hành hiệu quả, tiết kiệm chi phí sản xuất.
Coca Cola đang áp dụng chiến lược phát triển bền vững tại Việt Nam có tên là
Live Positively:
Tại Việt Nam, Coca Cola tập trung nâng cao hiệu năng sử dụng điện của các tủ
làm lạnh nước giải khát và thực hành tiết kiệm điện tại cả ba nhà máy đóng chai. Từ
năm 2004, Coca cola đã giảm 50% điện sử dụng tại các nhà máy và sẽ giảm thêm 10%
18


MARKETING CĂN BẢN
điện năng sử dụng trước năm 2015. Công ty cũng sẽ ngừng sử dụng hydrofluorocarbon (HFC) trong tất cả tủ ướp lạnh mới vào năm 2015. Bên cạnh việc cung
cấp các thông tin cơ bản về dinh dưỡng của sản phẩm, Công ty còn đưa các thông tin
về năng lượng lên nhãn của hầu hết chai và lon của Coca-Cola vào cuối năm 2011.
Coca-Cola đang góp phần duy trì “sự cân bằng về nước” tại Việt Nam, hoàn trả
nước sạch về cho thiên nhiên, cho con người nhiều hơn lượng nước dùng để sản xuất.
Cty tập trung mục tiêu bền vững về nước trên 3 phương diện: Phát triển kinh doanh đi
đôi với tiết kiệm nước, xử lý nước đã sử dụng và sử dụng nguồn nước an toàn cho con

người để sản xuất.
Từ năm 2004, Coca cola đã nâng mức tiết kiệm nước tại các nhà máy ở Việt
Nam lên 47%, dự định sẽ nâng mức này thêm 10% trước năm 2015. Nhà máy đang xử
lý 100% nước đã sử dụng trong sản xuất, hoàn trả lại cho môi trường một cách an toàn
và bù đắp lượng nước đã sử dụng bằng cách tham gia vào các dự án liên quan tới việc
bảo tồn nguồn nước tại địa phương, tăng khả năng tiếp cận nước sạch cho cộng đồng.
Thời gian qua, Coca cola đã liên kết với các tổ chức như Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên
nhiên (WWF), Tổ chức Định cư con người của Liên hợp quốc (UN-HABITAT), Trung
tâm Nghiên cứu sức khỏe gia đình - phát triển cộng đồng (CEFACOM) triển khai
nhiều dự án mang lại nguồn nước sạch cho hơn 30.000 người. Coca-Cola cam kết sẽ
duy trì điều này trong những năm tới.
Đến nay, công ty đã đầu tư hơn 2,1 triệu USD Mỹ vào các dự án dành cho cộng
đồng Việt Nam, bao gồm dự án nước sạch, tổ chức Tết cho các gia đình khó khăn và
cứu trợ đồng bào gặp thiên tai.

4. Mô hình SWOT của Coca cola
MÔ THỨC SWOT CỦA CÔNG TY Coca cola tại Việt Nam

19


MARKETING CĂN BẢN
Điểm mạnh
S1: Nhân lực có tay
nghề
S2: Quy mô sản xuất
lớn
S3: Sản phẩm đa dạng,
phong phú có uy tín,
thương hiệu

S4: Luôn có chiến
dịch đầu tư hợp lý
S5: Hệ thống phân
phối rộng
Cơ hội
Chiến lược SO
O1 O1: Chính sách mở cửa nền kinh
Phát triển thị trường
tế của nhà nước
O2 O2: Thu nhập người dân tăng, đời
sống cải thiện
O3 O3: Khí hậu nhiệt đới gió mùa =>
nhu cầu tiêu thụ nước giải khát
cao
O5 O4: Lợi thế nguồn nhân lực
O5: Thị trường rộng lớn
Thách thức
Chiến lược ST
T1: Áp lực cạnh tranh toàn
Tập trung vào chi phí
cầu. Coca có nhiều đối thủ cạnh thấp cùng với đó cải tiến
tranh mạnh trên thị trường như sản phẩm
Pepsi, Numberone,…
T2: Áp lực luôn phải cải tiến
công nghệ, nghiên cứu thị
trường, phát triển sản phẩm mới.

KẾT LUẬN

20


Điểm yếu
W1: Nguyên vật liệu phải
nhập khẩu
W2: Mất dần uy tín do
vướng phải một số vụ việc như
đóng thiếu, rêu mốc, chứa hóa
chất ung thư…

Chiến lược WO
Phát triển, cải tiến, nâng cao
chất lượng sản phẩm

Chiến lược WT
Liên minh, liên kết


MARKETING CĂN BẢN
Thông qua việc phân tích những biến đổi của môi trường vĩ mô trong giai đoạn
này cũng như các chính sách Marketing mà Coca cola đã đưa ra nhằm tận dụng những
cơ hội và vượt qua những thách thức, chúng ta thấy được rằng các yếu tố môi trường
vĩ mô tồn tại khách quan, nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp do đó bộ phận
Marketing của doanh nghiệp cần phải chủ động nghiên cứu để thấy sự tác động của nó
và dự báo được sự biến động của môi trường vĩ mô để điều chỉnh hoạt động kinh
doanh cho phù hợp. Bằng việc thực hiện những chính sách Marketing đúng đắn, hợp
lý, Coca cola đã trở thành hãng đồ uống có gas số một thế giới, được hơn 98% dân số
thế giới biết tới. Kinh nghiệm từ Coca cola có thể coi là bài học quý cho các doanh
nghiệp Việt Nam đặc biệt trong thời kỳ hội nhập.

21




×