Tải bản đầy đủ (.pptx) (42 trang)

BÀI THUYẾT TRÌNH LUẬT DÂN SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 42 trang )

PHÁP LUẬT
ĐẠI CƯƠNG
LUẬT DÂN SỰ


BÀI THUYẾT TRÌNH

NHÓM 10




PHẦN 1: Những quy định chung
của bộ Luật Dân sự năm 2005
PHẦN 2: Một số nội dung cơ bản
của Luật Dân sự


NỘI DUNG PHẦN 1:

1. Khái niệm Luật Dân sự
2. Đối tượng điều chỉnh
3. Phương pháp điều chỉnh.


1/ KHÁI NIỆM:
Luật Dân sự Việt Nam là một ngành luật độc 
lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao 
gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm 
điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất 
hàng hóa - tiền tệ và các quan hệ nhân 


thân trên cơ sở bình đẳng, độc lập của các chủ 
thể khi tham gia vào các quan hệ đó và có hiệu 
lực pháp lý trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.



Luật Dân sự bao gồm 7 phần, 36 chương và 777 
điều


2/ ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH:
Đối tượng điều chỉnh là các quan hệ về TÀI
SẢN, NHÂN THÂN trong quan hệ dân sự, hôn
nhân và gia đình, thương mại, lao động (Điều
1 Bộ Luật Dân sự năm 2005).




2.1/ Quan hệ tài sản:
Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với
người thông qua một
tài sản dưới dạng tư
liệu sản xuất, một tư liệu tiêu dùng hoặc
dịch vụ nhằm tạo ra một tài sản nhất
định. Tài sản trong luật Dân sự Việt Nam
được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm:
TÀI SẢN, QUYỀN VỀ TÀI SẢN VÀ
NGHĨA VỤ VỀ TÀI SẢN



Tài sản



Quan hệ 
tài sản

Quyền 
về tài 
sản

Nghĩa 
vụ về 
tài sản


2.2/ Quan hệ nhân thân:
Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với
 kinh tế, không tính
người không mang tính
được thành tiền, nó phát sinh do một giá trị
tinh thần gắn liền với một người hoặc một tổ
chức và không chuyển dịch được. Bao gồm:
QUAN HỆ NHÂN THÂN KHÔNG GẮN
VỚI TÀI SẢN VÀ QUAN HỆ NHÂN
THÂN GẮN VỚI TÀI SẢN


Quan hệ nhân thân



Không gắn với 
tài sản

Gắn với tài sản


3/ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH:
Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự
biện pháp mà nhà
là những cách thức,
nước tác động lên các quan hệ tài sản,
các quan hệ nhân thân làm cho các quan
hệ này phát sinh, thay đổi, chấm dứt
theo ý chí của nhà nước phù hợp với ba
lợi ích (nhà nước, xã hội và cá nhân) trên
cơ sở bình đẳng, tự do, thỏa thuận.


PHẦN 2:
Một số nội dung
 cơ bản của
Luật Dân sự


NỘI DUNG
PHẦN 2

1. Quyền sở hữu




2. Quyền giao kết hợp đồng dân sự
3. Quyền thừa kế
4. Trách nhiệm dân sự


1/ QUYỀN SỞ HỮU:
Điều 164 Bộ Luật 
Dân sự năm 2005 của
Việt Nam quy định: “Quyền sở hữu bao
gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và
quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu
theo quy định của pháp luật”. Bao gồm:
quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và
quyền định đoạt tài sản.


Quyền sở hữu

Quyền chiếm 
hữu


Quyền sử dụng

Quyền định đoạt



1.1/Quyền chiếm hữu
Điều 182. Quyền chiếm hữu
Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản.



Điều 183. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật

Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong các trường hợp sau
đây:
1. Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
2. Người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản;
3. Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp
với quy định của pháp luật;
4. Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở
hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều
kiện do pháp luật quy định;
5. Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp
với các điều kiện do pháp luật quy định;
6. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.


Ngoài ra, còn có một số quyền chiếm hữu khác
như: Quyền chiếm hữu tài sản bị đánh rơi, bị bỏ
quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm, tài sản không
xác định được ai là 
chủ sở hữu, Chiếm hữu
không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình,
Chiếm hữu liên tục, Chiếm hữu công khai,…



1.2/Quyền sử dụng
Điều 192. Quyền sử dụng
Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng,
hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.



Điều 193. Quyền sử dụng của chủ sở hữu
Trong trường hợp chủ sở hữu thực hiện quyền sử
dụng tài sản thuộc sở hữu của mình thì chủ sở
hữu được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi,
lợi tức từ tài sản theo ý chí của mình nhưng
không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng
đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng,
quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.


Điều 194: Quyền sử dụng của người không
phải là chủ sở hữu
1. Quyền sử dụng tài sản có thể được chuyển
giao cho người khác thông qua hợp đồng
hoặc theo quy định của pháp luật.
Người không phải là chủ sở hữu có quyền sử
dụng tài sản đúng tính năng, công dụng,
đúng phương thức.
2. Người chiếm hữu không có căn cứ pháp
luật nhưng ngay tình cũng có quyền khai thác
công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản
theo quy định của pháp luật.








1.3/Quyền định đoạt

Điều 195. Quyền định đoạt

Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ
bỏ quyền sở hữu đó.
Điều 196. Điều kiện định đoạt



Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự
thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt
tài sản thì phải tuân theo trình tự, thủ tục đó.
Bao gồm: Quyền định đoạt của chủ sở hữu và Quyền định đoạt của
người không phải là chủ sở hữu


Điều 199. Hạn chế quyền định đoạt
1. Quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong
trường hợp do pháp luật quy định.




2. Khi tài sản đem bán là di tích lịch sử, văn
hoá thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua.


1.4/ Các hình thức:
Các hình thức sở hữu hiện nay:
Sở hữu Nhà nước
Sở hữu tập thể



Sở hữu tư nhân
Sở hữu chung
Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị
xã hội
Sở hữu của tổ chức chính trị xã hội – nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề
nghiệp


2/ QUYỀN GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
DÂN SỰ:



2.1/ Khái niệm hợp đồng dân sự: quy định tại
Điều 388, BLDS 2005:“Hợp đồng dân sự là sự
thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay
đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

Hợp đồng dân sự không chỉ là sự thỏa thuận
để một bên chuyển giao quyền, nghĩa vụ đó.
Hợp đồng dân sự là hành vi có ý thức của chủ
thể nhằm đạt được mục đích nhất định nên
hành vi này mang tính ý chí của chủ thể tham
gia hợp đồng với mục đích nhất định.


2.2/ Khái niệm giao kết hợp đồng dân sự
Giao kết hợp đồng dân sự có thể hiểu là quá trình bày
tỏ, thống nhất ý chí giữa các bên theo hình thức, nội
dung, nguyên tắc, trình tự nhất định được pháp luật
thừa nhận nhằm xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự đối với
nhau
Theo quy định Điều 389 BLDS 2005 có quy định về
các nguyên tắc giao kết hợp đồng:
1. Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không
được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
2. Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác,
trung thực, thẳn thắn khi giao kết hợp đồng dân sự.




2.3/ Địa điểm và hiệu lực
của giao kết hợp đồng dân sự
Địa điểm giao kết hợp đồng dân sự: Điều 403 BLDS 2005 quy
định về địa điểm giao kết hợp đồng: “Địa điểm giao kết hợp đồng
dân sự do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì địa
điểm giao kết hợp đồng dân sự là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ

sở của pháp luật đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng”.



Việc xác định địa điểm giao kết hợp đồng có ý nghĩa pháp lý hết
sức quan trọng: Xác định địa điểm giao kết hợp đồng là căn cứ để
xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ
hợp đồng, lựa chọn luật áp dụng (xung đột luật) trong tư pháp
quốc tế…
 Hiệu lực của giao kết hợp đồng dân sự: Điều 405 BLDS 2005
quy định: “Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực kể từ
thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp
luật có quy định khác”.


×