Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch Đồng Tháp giai đoạn 2012 - 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206 KB, 36 trang )

Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch Đồng Tháp giai đoạn 2012 - 2013

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa....................................................................................................................i
Lời cam đoan...................................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................................1
Mục lục.............................................................................................................................2
Mục lục.............................................................................................................................3
Mục lục.............................................................................................................................4
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề nghiên cứu.................................................................................................5
1.1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................5
1.2. Căn cứ khoa học và thực tiển..............................................................................6
2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................7
2.1. Mục tiêu chung....................................................................................................7
2.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................................7
3. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................7

Phạm Thị Cẩm Tiên – ĐHQTKD08B

1

Hoàng Thị Doan


Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch Đồng Tháp giai đoạn 2012 - 2013

PHẦN 2: NỘI DUNG
Chương 1: Lí luận về marketing.


1.1. Khái niệm du lịch và sản phẩm du lịch....................................................................9
1.1.1. Khái niệm du lịch.............................................................................................9
1.1.2. Sản phẩm du lịch..............................................................................................9
1.2. Marketing trong du lịch..........................................................................................10
1.2.1. Khái niệm về Marketing du lịch....................................................................10
1.2.2. Vai trò của Marketing du lịch........................................................................10
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động marketing của du lịch
Đồng Tháp giai đoạn 2009 -2010.
2.1. Tình hình du lịch Việt Nam....................................................................................12
2.2. Môi trường Marketing du lịch Đồng Tháp.............................................................13
2.2.1. Môi trường Marketing du lịch Đồng Tháp....................................................13
2.2.2. Thị trường du lịch Đồng Tháp.......................................................................17
2.2.3. Đối thủ cạnh tranh..........................................................................................18
2.3. Thực trạng Marketing du lịch Đồng Tháp..............................................................20
2.3.1. Phân tích chức năng Marketing của ngành du lịch Đồng Tháp....................20
2.3.1.1. Sản phẩm du lịch...................................................................................20
2.3.1.2. Giá cả.....................................................................................................21
Phạm Thị Cẩm Tiên – ĐHQTKD08B

2

Hoàng Thị Doan


Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch Đồng Tháp giai đoạn 2012 - 2013

2.3.1.3. Tổ chức phân phối.................................................................................22
2.3.1.4. Truyền thông, chiêu thị.........................................................................22
2.3.1.5. Nhân sự..................................................................................................23
2.3.2. Thành tựu và những tồn tại của du lịch Đồng Tháp......................................23

2.3.2.1. Thành tựu của du lịch Đồng Tháp.........................................................23
2.3.2.2. Những tồn tại du lịch Đồng Tháp.........................................................25
Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Chương 3: Giải pháp Marketing nhằm phát triển du lịch Đồng Tháp giai
đoạn 2012 – 2013.
3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch Đồng Tháp...........................................28
3.1.1. Quan điểm phát triển......................................................................................28
3.1.2. Mục tiêu phát triển.........................................................................................28
3.2.2.1. Mục tiêu tổng quát.................................................................................28
3.2.2.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................29
3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch Đồng Tháp.....................................................30
3.2.1. Củng cố và đa dạng hóa sản phẩm du lịch....................................................30
3.2.1.1. Củng cố những sản phẩm du lịch hiện hữu...........................................30
3.2.2.2. Đa dạng hóa sản phẩm...........................................................................31
3.2.2. Đẩy mạnh hợp tác liên kết – hỗ trợ phát triển. .............................................32
Phạm Thị Cẩm Tiên – ĐHQTKD08B

3

Hoàng Thị Doan


Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch Đồng Tháp giai đoạn 2012 - 2013

3.2.3. Đẩy mạnh các hình thức quảng bá, xúc tiến du lịch......................................33
3.2.4 Thu hút và phát triển nguồn nhân lực.............................................................33
3.2.5. Tăng cường bảo vệ, phát triển tài nguyên du lịch.........................................34
3.3. Kiến nghị.................................................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................36


Phạm Thị Cẩm Tiên – ĐHQTKD08B

4

Hoàng Thị Doan


Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch Đồng Tháp giai đoạn 2012 - 2013

Phần 1: MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề nghiên cứu:
1.1. Lí do chọn đề tài.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng. Du lịch
không những là một ngành có khả năng tạo ra nguồn thu nhập rất lớn cho xã hội mà
còn góp phần thực hiện chính sách mở cửa, giao lưu văn hóa thúc đẩy sự đổi mới và
phát triển của nhiều ngành kinh tế khác giải quyết nhiều vấn đề xã hội, tạo thêm nhiều
việc làm cho mọi người.
Ngoài những trung tâm du lịch lớn của cả nước trong đó Đồng Tháp cũng là
một trong những điểm du lịch thiên nhiên khá hấp dẫn như: vườn Gia Tràm chim Tam
Nông - nơi trú ngụ của loài Sếu đầu đỏ đã từng ghi vào sách đỏ thế giới.
Bên cạnh đó còn có những khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, có thể xem đây là
Đồng Tháp Mười thu nhỏ, ngoài những cây tràm hiện hữu còn có những thảm thực vật
đặt trưng như lúa trời , năng, lác, bông súng, điên điển...
Động vật có các loài quý hiếm như Cồng Cộc, Trích , Le Le ….
Về tài nguyên du lịch nhân văn, Đồng Tháp là vùng đất giàu truyền thống yêu
nước nên có nhiều di tích văn hóa, lịch sử được xếp hạng cấp Quốc Gia như khu di tích
cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc (Thân sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh, khu di tích Gò
Tháp, là căn cứ của Thiên Hộ Dương, Đốc Binh Kiều trong kháng chiến chống Pháp).
Với những nét thiên nhiên ưu đãi đã tạo cho Đồng Tháp có những làng nghề hấp
dẫn khách du lịch như:

Làng hoa kiểng Tân Quí Đông (Thị xã Sa Đéc), làng làm bánh phồng tôm Sa
Giang (Thị xã Sa Đéc), làng dệt chiếu Định Yên (Huyện Lấp Vò), làng làm nem Lai
Vung (Huyện Lai Vung) ….
Phạm Thị Cẩm Tiên – ĐHQTKD08B

5

Hoàng Thị Doan


Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch Đồng Tháp giai đoạn 2012 - 2013

Tuy có những tiềm năng du lịch lớn như vậy nhưng du lịch Đồng Tháp vẫn
chưa thu hút được nhiều khách du lịch trong nước và nước ngoài, khách du lịch vẫn
còn thờ ơ với du lịch Đồng Tháp, du lịch địa phương phát triển còn chậm, chất lượng
và hiệu quả thấp, chưa phát huy hết những tiềm năng và lợi thế của mình. Thực lực
kinh tế và cơ sở vật chất còn hạn chế, sản phẩm du lịch đơn điệu, chất lượn dịch vụ còn
yếu kém.
Quy mô và chất lượng các loại hình du lịch chưa ngang tầm với tiềm năng…
Nhìn chung hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành du lịch rất thấp,
chưa quảng bá được hình ảnh của Đồng Tháp rộng khắp để thu hút càng nhiều du
khách.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài “Giải pháp Marketing nhằm phát
triển du lịch tỉnh Đồng Tháp năm 2012 – 2013” với mong muốn góp phần cùng
chính quyền địa phương quảng bá hình ảnh của mình trong nhận thức của du khách
một cách chủ động, toàn diện và bền vững.
1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn.
Trên cơ sở khai thác tiềm năng du lịch đa dạng, sẵn có, độc đáo và đặc trưng
của địa phương, xác lập căn cứ khoa học và thực tiễn nhằm phát triển sản phẩm du lịch
đặc trưng của Tỉnh.

Định hướng cụ thể về những giải pháp phát triển sản phẩm du lịch theo đặc
trưng của địa phương, gắn kết giữa các tài nguyên du lịch đơn lẻ, tạo thành sản phẩm
du lịch có tính tổng hợp, phát triển theo cụm, đảm bảo tính liên ngành và liên vùng của
hoạt động du lịch, đồng thời góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử và nhân
văn tại địa phương.
Hướng dẫn chi tiết các nguyên tắc và phương pháp xây dựng sản phẩm du lịch
đặc trưng của đại phương cho các đối tượng quản lý và tổ chức kinh doanh. Tạo được

Phạm Thị Cẩm Tiên – ĐHQTKD08B

6

Hoàng Thị Doan


Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch Đồng Tháp giai đoạn 2012 - 2013

nhận thức và phương thức phối hợp thực hiện phát triển sản phẩm du lịch của địa
phương.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
2.1. Mục tiêu chung:
Đề tài phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch và và việc
ứng dụng marketing trong du lịch của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn
tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua. Qua đó đề xuất những giải pháp phát triển ngành
du lịch Đồng Tháp trong những năm tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá thực trạng kinh doanh du lịch từ năm 2009 đến năm 2010.
- Đề xuất các giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch Đồng Tháp trong giai
đoạn 2012 – 2013.
3. Phạm vi nghiên cứu.

- Phạm vi không gian: được giới hạn trên địa bàn tỉnh.
- Về thời gian: sử dụng số liệu thống kê hoạt động của ngành du lịch Đồng Tháp
năm 2009 - 2010.
- Đối tượng nghiên cứu: của đề tài là hoạt động du lịch tại Đồng Tháp, ứng dụng
marketing trong du lịch Đồng Tháp và khách thăm quan. Nghiên cứu đánh giá thực
trạng quản lý và phối hợp tổ chức khai thác du lịch tại địa phương, nghiên cứu đánh giá
thực trạng phát triển sản phẩm du lịch tại Đồng Tháp.
4. Phương pháp nghiên cứu.

Phạm Thị Cẩm Tiên – ĐHQTKD08B

7

Hoàng Thị Doan


Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch Đồng Tháp giai đoạn 2012 - 2013

Việc phân tích và đánh giá các vấn đề trong đề tài chủ yếu dựa trên các cơ sở khoa
học và phương pháp luận sau:
- Hệ thống lý thuyết về du lịch và marketing du lịch.
- Phương pháp phân tích, thống kê, trên cơ sở nghiên cứu các số liệu, dữ liệu, các
yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, vi mô tác động vào hoạt động kinh doanh của ngành du
lịch Đồng Tháp.
- Tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, kết hợp lý luận với thực tiễn, thu thập và
xử lý thông tin, số liệu chỉ tiêu ngành du lịch Đồng Tháp, thu thập thông tin qua các tài
liệu tham khảo: sách, mạng internet…

Phạm Thị Cẩm Tiên – ĐHQTKD08B


8

Hoàng Thị Doan


Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch Đồng Tháp giai đoạn 2012 - 2013

Phần 2: NỘI DUNG
Chương 1: Lý luận về Marketing du lịch.
1.1. Khái niệm du lịch và sản phẩm du lịch.
1.1.1. Khái niệm du lịch.
- Tổ chức Du lịch Thế giới đã định nghĩa:
“Du lịch bao gồm tất cả các hoạt động của một cá nhân đi đến là lưu trú tại
những điểm ngoài nơi ở thường xuyên của họ trong thời gian không dài hơn
một năm với mục đích nghỉ ngơi, công vụ và mục đích khác”
- Ở Việt Nam, khái niệm du lịch được nêu trong Pháp lệnh du lịch như sau:
“Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình
nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian
nhất định”.
Từ các định nghĩa trên cho ta thấy du lịch là một hoạt động liên quan đến một
cá nhân, một nhóm hay một tổ chức đi ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ bằng
các cuộc hành trình ngắn ngày hoặc dài ngày ở một nơi khác với mục đích
chủ yếu không phải là kiếm lời. Quá trình đi du lịch của họ được gắn với các
hoạt động kinh tế, các mối quan hệ, hiện tượng ở nơi họ đến.
1.1.2. Sản phẩm du lịch.
Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất
hữu hình và vô hình, đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất kỹ
thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch.
Phạm Thị Cẩm Tiên – ĐHQTKD08B


9

Hoàng Thị Doan


Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch Đồng Tháp giai đoạn 2012 - 2013

Theo Michael M. Coltman
Sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thể như thức ăn, hoặc một món
hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu không khí tại nơi nghỉ mát.

Cơ cấu của sản phẩm du lịch:
+ Những thành phần tạo lực hút (lực hấp dẫn đối với du khách) gồm nhóm tài
nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn.
+ Cơ sở du lịch (điều kiện vật chất để phát triển ngành du lịch) gồm cơ sở hạ
tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.
+ Dịch vụ du lịch: là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa những
tổ chức cung ứng du lịch và khách du lịch và thông qua các hoạt động tương tác đó để
đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích cho tổ chức cung ứng du lịch.
1.2. Marketing trong du lịch.
1.2.1. Khái niệm về marketing du lịch.
Marketing trong du lịch là một tiến trình tuần tự liên tục, thông qua đó cấp
quản trị trong ngành lưu trú và lữ hành nghiên cứu, hoạch định, triển khai, kiểm soát và
đánh giá các hoạt động được thiết kế để thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của khách
hàng và mục tiêu của những tổ chức du lịch.
Để đạt hiệu quả cao nhất, marketing đòi hỏi nổ lực của tất cả mọi người
trong tổ chức, và hiệu quả có thể tăng hay giảm do hoạt động của các tổ chức bên
ngoài.
1.2.2. Vai trò của marketing du lịch.


Phạm Thị Cẩm Tiên – ĐHQTKD08B

10

Hoàng Thị Doan


Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch Đồng Tháp giai đoạn 2012 - 2013

Vai trò của marketing trong du lịch là liên kết có hệ thống giữa cung với cầu
trong thị trường du lịch và tác động điều tiết nhu cầu của du khách. Vai trò này được
thể hiện qua sơ đồ sau:

Các tổ chức lữ hành

Tổ chức điểm đến

Nhà điều hành tour, đại lý du lịch…

Cơ quan du lịch Chính phủ
Cơ quan du lịch vùng
Cơ quan du lịch địa phương

Nhu cầu thị trường
Du khách quốc tế
Du khách nội địa

Cung cấp sản phẩm
Công cụ marketing


Hoạt động
Điểm du lịch
Chỗ trọ
Tiện nghi khác

Vận chuyển
Hàng không
Đường bộ
Đường biển
Đường sắt

Phương tiện đến điểm tham quan
Sơ đồ thể hiện vai trò của marketing là liên kết giữa cung và cầu
trong thị trường du lịch.

Phạm Thị Cẩm Tiên – ĐHQTKD08B

11

Hoàng Thị Doan


Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch Đồng Tháp giai đoạn 2012 - 2013

Sơ đồ này cho thấy mối quan hệ giữa nhu cầu thị trường hình thành tại những
địa phương mà du khách sinh sống và nguồn cung cấp sản phẩm du lịch ở những điểm
đến. Sơ đồ này giúp giải thích phương thức tương tác giữa năm khu vực chính của
ngành du lịch để tác động điều tiết nhu cầu của du khách qua những công cụ
marketing.


Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động Marketing của du
lịch Đồng Tháp năm 2009 -2011.
2.1. Tình hình du lịch Việt Nam.
Có thể nhận thấy, hoạt động du lịch của nước ta phát triển với chiều hướng
tích cực trong thời gian vừa qua. Việc tổ chức một loạt các sự kiện quốc tế như:
Seagames 22, ASEM 5… tại Việt Nam một cách thành công cùng với sự hợp tác toàn
diện hơn với khối ASEAN và các nước khác trên thế giới đã tạo nên một khí thế mới
và tạo điều kiện rất thuận lợi cho du lịch Việt Nam phát triển.
Về môi trường pháp lý, chính phủ đã rất quan tâm và chỉ đạo sát sao việc phát
triển ngành du lịch vì đây là một ngành du lịch có khả năng đóng góp vô cùng to lớn
vào công cuộc xây dựng đất nước. Hiệp hội du lịch được thành lập, luật du lịch cũng
được ban hành, tạo cơ sở pháp lý ổn định cho các hoạt động trong ngành.
Tình hình an ninh thế giới và khu vực những năm gần đây bất ổn. Trong khi
đó tình hình chính trị Việt Nam ổn định, an ninh được đánh giá thuộc loại tốt nhất trên
thế giới. Điều kiện này có tác động làm giảm nhu cầu du lịch của du khách các nước,
tuy nhiên lại nâng cao sức hút của du lịch Việt Nam. Sự an toàn của điểm đến được
nhấn mạnh hơn trong các nội dung quảng bá đã tạo ra một lợi thế cạnh tranh ở khía
cạnh này.

Phạm Thị Cẩm Tiên – ĐHQTKD08B

12

Hoàng Thị Doan


Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch Đồng Tháp giai đoạn 2012 - 2013

Nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của Việt Nam khá phong phú
và đa dạng, rất thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch. Nguồn tài nguyên

này phân bố tương đối đồng đều thuận tiện cho việc khai thác, hình thành các tuyến,
điểm du lịch bổ sung cho nhau giữa các vùng, có sức hấp dẫn khách du lịch trong và
ngoài nước.
Kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển và duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Việc
đầu tư xây dựng cao ốc, khách sạn được triển khai sôi động hơn. Cơ sở hạ tầng gắn liền
với du lịch không ngừng được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp…Ngoài ra, nhiều dự
án khai thác tiềm năng du lịch to lớn của đất nước ở cấp quốc gia cũng được hình thành
và chuẩn bị triển khai, tập trung ở một số khu vực trọng điểm như: Vịnh Hạ Long,
Huế….
2.2. Môi trường Marketing du lịch Đồng Tháp.
2.2.1. Môi trường Marketing du lịch Đồng Tháp.
a) Vị trí địa lý:
Đồng Tháp là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong giới hạn
10°07’ - 10°58’ vĩ độ Bắc và 105°12’ - 105°56’ kinh độ Đông, phía bắc giáp tỉnh Prây
Veng (Campuchia) trên chiều dài biên giới 47,8 km với 4 cửa khẩu: Thông Bình, Dinh
Bà, Mỹ Cân và Thường Phước, phía nam giáp Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía
tây giáp An Giang, phía đông giáp Long An và Tiền Giang. Tỉnh lỵ của Đồng Tháp
hiện nay là thành phố Cao Lãnh, cách thành phố Hồ Chí Minh 162 km. Đồng Tháp có
hai đô thị loại III là thành phố Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc. Thành phố Cao Lãnh được
nâng cấp lên thành phố vào năm 2010.
b) Địa hình:
Địa hình Đồng tháp tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1 - 2 m so
với mặt biển. Dòng sông Tiền chảy qua 132 km chia Đồng Tháp thành hai vùng:
Phạm Thị Cẩm Tiên – ĐHQTKD08B

13

Hoàng Thị Doan



Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch Đồng Tháp giai đoạn 2012 - 2013

- Vùng Đồng Tháp Mười phía bắc sông Tiền, dọc theo hướng tây bắc đông
nam, nơi cao nhất không quá 4 m nơi thấp nhất chỉ có 0,7 m.
- Vùng phía nam, nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, có địa hình lòng
máng dốc từ hai phía sông vào giữa với độ cao phổ biến 0,8 - 1,0 m. Do địa hình thấp
nên mùa lũ tháng 9, tháng 10 hàng năm thương bị ngập nước khoảng 1 m.
Ngoài sông Tiền và sông Hậu, Đồng Tháp còn có sông Sở Thượng và sông
Sở Hạ bắt nguồn từ Campuchia đổ vào sông Tiền ở phía bắc tỉnh. Phía nam tỉnh cũng
có một số sông như sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ và sông Sa Đéc. Các sông
này cùng với 20 kênh rạch tự nhiên, 110 kênh đào cấp I, 2400 km kênh đào cấp II và
III đã hình thành hệ thuỷ nông hoàn chỉnh phục vụ thoát lũ, tiêu úng và đưa nước ngọt
vào đồng.
c) Điều kiện tự nhiên:
Đồng Tháp nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là một trong ba
tỉnh của vùng Đồng Tháp Mười, phía bắc giáp Campuchia, phía nam giáp Vĩnh Long
và Cần Thơ, phía tây giáp An Giang, phía đông giáp Long An và Tiền Giang.
Tỉnh có hệ thống sông, ngòi, kênh, rạch chằng chịt, nhiều ao, hồ lớn.
Sông chính là sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) chảy qua tỉnh với chiều dài
132 km. Dọc theo hai bên bờ sông Tiền là hệ thống kênh rạch dọc ngang. Đường liên
tỉnh giao lưu thuận tiện với trên 300 km đường bộ và một mạng lưới sông rạch thông
thương.
d) Khí hậu:
Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chia 2 mùa rõ rệt: mùa mưa
từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung
bình 26,6ºC.
e) Dân tộc, tôn giáo:
Ở Đồng Tháp có nhiều tôn giáo như Cao Đài, Hòa Hảo, Phật giáo và Công
giáo. Tính cách người dân Đồng Tháp mang đậm nét đặc trưng chung của đồng bằng
Nam Bộ: cần cù, hiền lành, phóng khoáng, cởi mở và giàu lòng mến khách.

Phạm Thị Cẩm Tiên – ĐHQTKD08B

14

Hoàng Thị Doan


Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch Đồng Tháp giai đoạn 2012 - 2013

f) Giao thông:
Thành phố Cao Lãnh cách quốc lộ 1A 36 km, cách thành phố Hồ Chí Minh
162 km. Nằm trên bờ sông Cao Lãnh (một nhánh nhỏ của sông Tiền tách ra sau 15 km
lại chảy vào sông Tiền), ở ngay sát Đồng Tháp Mười mênh mông, từ xa xưa Cao Lãnh
đã là một đô thị sầm uất và là trung tâm kinh tế của Đồng Tháp.
Có tuyến xe khách trực tiếp từ thành phố Hồ Chí Minh, Mỹ Tho, Cần Thơ,
Vĩnh Long và Long Xuyên tới Cao Lãnh.
g) Sinh thái:
Đồng Tháp có 2/3 diện tích tự nhiên thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười
nên cảnh quan và sinh thái có nhiều nét đặc sắc. Đến khu vực Đồng Tháp Mười, người
ta sẽ bắt gặp những cánh rừng tràm bạt ngàn, những hồ sen, đầm sung, những vườn cò,
sân chim mênh mông và hoang sơ không phải nơi nào cũng có. Đáng chú ý là, Đồng
Tháp có Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc hệ sinh thái Đồng Tháp Mười, đang được
nhiều tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế quan tâm.
h) Tài nguyên du lịch tự nhiên
● Vườn chim gáo giồng Đồng Tháp.
Nằm ở một vị trí khá lý tưởng với ba bên bốn bề là nước, cây cỏ, lá hoa
và chim muông...Với những hình ảnh mộc mạc như: màu vàng của bông điên điển,
màu đỏ của bông súng, màu tím của hoa bằng lăng, sắc hồng của những cánh sen hòa
lẫn màu xanh mượt mà của rừng tràm và xa xa trên nền trời xanh ngắt điểm xuyết
những cánh cò trắng rập rờn chao lượn... Tất cả hòa quyện vào nhau tạo thành một bức

tranh thiên nhiên toàn mỹ.
● Làng hoa kiểng Sa Đéc.
Hoa kiểng không chỉ cho màu sắc, hưng thơm mà còn dùng để trang trí
nội thất, tạo cảnh quan cho công viên, cơ quan, công sở, công trình văn hoá, nhà ở.
Ngoài ra một số loài có dược tính dùng để chữa bệnh.
Phạm Thị Cẩm Tiên – ĐHQTKD08B

15

Hoàng Thị Doan


Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch Đồng Tháp giai đoạn 2012 - 2013

Làng hoa kiểng Sa Đéc, một trong những điểm du lịch hấp dẫn, chắc
chắn sẽ làm thoả lòng du khách khi đến với tỉnh Đồng Tháp.
● Khu du lịch Tràm Chim.
Trong cả nước, duy nhất khu du lịch Tràm Chim ở Đồng Tháp là có bầy
sếu đầu đỏ quý hiếm được đưa vào danh sách đỏ.
Hiện nay số lượng sếu đầu đỏ về Tràm Chim tuy có giảm, song khách du
lịch lại tăng cao hơn so với thời điểm cùng kỳ các năm qua. Mỗi năm có trên 300 đoàn
với 2000 lượt người vào thăm quan khu du lịch này.
● Khu bảo tồn dược liệu Đồng Tháp Mười.
Đồng Tháp Mười từng nổi tiếng về di tích lịch sử văn hóa và nhiều khu
du lịch sinh thái... Tuy nhiên, trong đó còn có một khu du lịch “mới toanh” cũng thuộc
về vùng Đồng Tháp Mười (Long An), khá đẹp và có nhiều nét độc đáo. Đó là ngọn giả
sơn (hay còn gọi là Núi Đất) và khu bảo tồn dược liệu Đồng Tháp Mười, nằm gần biên
giới Mộc Hóa – Campuchia.
● Khu di tích Xẻo Quýt
Khu du lịch Xẻo Quýt với hệ sinh thái rừng tràm nguyên sinh ngập nước

20 ha cùng các di tích như công sự chiến đấu, hầm tránh bom, hầm bí mật… đã được
phục chế và giữ gìn nguyên vẹn. Du khách đến đây sẽ được đắm mình vào khoảng
xanh thơ mộng của một vùng quê yên ả, thanh bình và phảng phất chút sắc thái của U
Minh.
● Khu di tích Gò Tháp
Khu di tích Gò Tháp là khu di tích cấp quốc gia chứa đựng nhiều giá trị
văn hóa - lịch sử của dân tộc và nhân loại. Tính từ con lộ Mỹ Hoà đi vào, quần thể di
tích Gò Tháp gồm có 5 di tích tiêu biểu: Gò Tháp Mười, tháp Cổ Tự, mộ và đền thờ cụ
Phạm Thị Cẩm Tiên – ĐHQTKD08B

16

Hoàng Thị Doan


Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch Đồng Tháp giai đoạn 2012 - 2013

Đốc Binh Kiều, gò Minh Sư, miếu Bà Chúa Xứ. Tại đây, giới khảo cổ học phát hiện
được nhiều di vật cổ rất giá trị, chứng tích của nền văn minh Óc Eo xưa.
● Khu di tích cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là công trình ghi ơn cụ
Nguyễn Sinh Sắc – người đã sinh thành ra Chủ tịch Hồ Chí Minh. Toàn bộ khu di tích
chia làm ba khu vực: Khu mộ cụ Phó bảng, nhà sàn Bác Hồ và ao sen. Hằng năm cứ
vào ngày 27/10 âm lịch, bà con xa gần ở các nơi hội tụ về đây tổ chức lễ giỗ cụ Phó
bảng Nguyễn Sinh Sắc trong không khí trang nghiêm, trọng thể như một ngày hội lớn
mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.
● Chợ chiếu Định Yên..
Làng chiếu Định Yên (Huyện Lấp Vò) là một địa chỉ được giới thiệu
trong số các điểm tham quan cho khách du lịch của tỉnh Đồng Tháp.
Chợ chiếu đêm Định Yên là một chợ khá độc đáo: Chợ chỉ nhóm vào ban
đêm. Đến thăm chợ khách được chứng kiến một khung cảnh chợ búa nhộn nhịp nhưng

khá thi vị: Các cô gái trẻ ngược xuôi đon đả mời chào sản phẩm chiếu đủ loại, đa dạng
về màu sắc, hoa văn…
● Chùa Kiến An Cung
Chùa Kiến An Cung hay còn gọi là chùa Ông Quách tọa lạc tại trung
tâm thị xã Sa Đéc. Đây là công trình văn hoá đã được công nhận là di tích lịch sử quốc
gia năm 1990.
Chùa khởi công xây dựng từ năm Giáp Tý (1924) khánh thành năm Đinh
Mậu (1927) do nhóm người Hoa ở tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) định cư tại Sa Đéc
xây dựng để thờ cúng tổ tiên và dạy dỗ con cháu.
Ngoài ra còn có nhiều tài nguyên du lịch khác như: Cả Cát - Lai Vung,
tượng đài vô tuyến điện Nam Bộ - Tam Nông, tượng đài Giồng Thị Đam - Gò Quảng
Phạm Thị Cẩm Tiên – ĐHQTKD08B

17

Hoàng Thị Doan


Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch Đồng Tháp giai đoạn 2012 - 2013

Cung - Tân Hồng, bia tưởng niệm Bình Thành - Thanh Bình, đài liệt sĩ Cao Lãnh,
tượng đài Chủ Tịch Hồ Chí Minh tại quảng trường trung tâm thị xã Sa Đéc…B
2.2.2. Thị trường du lịch Đồng Tháp.
Trong những năm qua, kinh tế du lịch của Đồng Tháp ngày càng phát triển,
kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề hỗ trợ khác, đặc biệt, văn hóa bản địa đặc
thù của Đồng Tháp có cơ hội được quảng bá, giao lưu với văn hóa vùng, miền trong cả
nước và khu vực. Số lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến với Đồng Tháp ngày
càng tăng. Năm 2010, du lịch Đồng Tháp đã đón tiếp trên 1,1 triệu lượt khách, trong đó
có gần 21.000 khách nước ngoài với tổng doanh thu đạt khoảng 118 tỷ đồng. Dự kiến
năm 2011, Đồng Tháp đón 1,55 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 30.000 lượt khách

quốc tế; tổng doanh thu du lịch đạt khoảng 107,4 tỷ đồng.
Các khu di tích như Khu di tích mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ở thành phố
Cao Lãnh, Khu di tích Gò Tháp ở huyện Tháp Mười, lễ hội kỷ niệm ngày giỗ hai vị
anh hùng Đồng Tháp Mười là Thiên hộ Võ Duy Dương và Đốc binh Nguyễn Tấn
Kiều... là những điểm đến và sự kiện thu hút hàng trăm ngàn lượt khách tham quan
hàng năm. Ngoài ra, những ngôi nhà cổ ở Sa Đéc và các loại hình du lịch sinh thái ở
Gáo Giồng, Xẻo Quít, Vườn Quốc gia Tràm Chim cũng đang ngày càng thu hút nhiều
khách du lịch trong và ngoài nước.
Hầu hết du khách đến Đồng Tháp là khách nội địa đến từ thành phố Hồ Chí
Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay chưa có cuộc điều tra chính thức
nào của ngành du lịch về du khách nước ngoài đến Đồng Tháp. Theo thống kê từ các
công ty du lịch của địa phương, du khách nước ngoài đến địa phương chủ yếu dưới
hình thức tự túc riêng lẻ. Đây chính là lý do khiến cho việc thống kê và điều tra về du
khách nước ngoài đến địa phương gặp nhiều khó khăn.
2.2.3. Đối thủ cạnh tranh.

Phạm Thị Cẩm Tiên – ĐHQTKD08B

18

Hoàng Thị Doan


Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch Đồng Tháp giai đoạn 2012 - 2013

- An Giang là một tỉnh miền Tây Nam Bộ, bắt đầu từ chỗ sông Mê Kông chảy
vào nước ta được chia làm đôi. Phía đông An Giang giáp Đồng Tháp, phía đông nam
giáp thành phố Cần Thơ, phía tây nam giáp Kiên Giang, phía tây và tây bắc giáp nước
Campuchia.
Khác với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, bên cạnh vùng đồng bằng phù

sa, An Giang còn có một miền núi nhỏ, dài 30 km, rộng 13 km. Đó là dãy Bảy Núi
(Thất Sơn) ở các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn. Phía tây tỉnh, chạy song song với biên giới
là kênh Vĩnh Tế, được đào năm 1823 nối từ Châu Đốc đến Hà Tiên.
An Giang được nhiều du khách biết đến với các lễ hội độc đáo như lễ hội miếu
Bà Chúa Xứ, Chôl Chnam Thmây, Dolta và hội đua bò..., các danh lam thắng cảnh: núi
Sam, miếu Bà Chúa Xứ, Núi Cấm và hệ thống hang động Thủy Đài Sơn, Anh Vũ Sơn,
Sơn viên Cô Tô, đồi Tức Dụp anh hùng trong chống Mỹ và nhiều di tích lịch sử, kiến
trúc nghệ thuật khác.
- Kiên Giang là một tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Kiên Giang có những
cánh đồng lúa phì nhiêu, có rừng vàng, biển bạc, có hải đảo và đồi núi với nguồn tài
nguyên phong phú và đa dạng về nông sản, hải sản, khoáng sản và du lịch. Nằm ven
vịnh Thái Lan, Kiên Giang lưu thông với quốc tế bằng đường biển rất thuận lợi. Nghề
chính của tỉnh là nghề nông, nhưng nghề cá cũng rất phát triển. Biển Kiên Giang có
những bãi tôm và luồng cá rất lớn với nhiều loại cá ngon: thu, chim, nhám, bạc má,
chép, he, cá thiều. Kiên Giang còn nổi tiếng về nghề làm nước mắm.
Kiên Giang có nhiều địa danh nổi tiếng đi vào lịch sử là rừng U Minh, Hòn
Đất, Hà Tiên, Phú Quốc... Thiên nhiên đã ưu đãi cho Kiên Giang nhiều danh lam thắng
cảnh như “Non nước Hà Tiên”, “Biển trời Phú Quốc”. Địa danh Hà Tiên (cách Rạch
Giá 90km về hướng tây bắc) được đánh giá là nơi có nhiều cảnh đẹp (chỉ sau Hạ Long)
với nhiều núi non hang động, chùa chiền, lăng mộ và nhiều hòn đảo gần xa.

Phạm Thị Cẩm Tiên – ĐHQTKD08B

19

Hoàng Thị Doan


Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch Đồng Tháp giai đoạn 2012 - 2013


- Thành phố Cần Thơ là cửa ngõ giao lưu quan trọng về giao thông đường bộ,
đường sông, đường biển và đường hàng không. Giao thông đường bộ theo quốc lộ 1A
về hướng Đông Bắc, thành phố Cần Thơ cách thành phố Hồ Chí Minh 169 km, đến các
tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ 60 - 190 km. Cuối năm 2008, sân bay
đưa vào hoạt động tuyến Cần Thơ - Hà Nội và trong năm 2010 nhiều chuyến bay nội
địa đã được mở, phát huy hiệu quả. Ngoài ra, thành phố có địa hình tương đối bằng
phẳng với thời tiết 2 mùa mưa nắng, nước ngọt quanh năm, môi trường sinh thái với
nhiều kênh rạch đã tạo nên một vẽ đẹp hiền hòa của con người Cần Thơ nhân ái và
thanh lịch.
Bến Ninh Kiều nằm trong trung tâm thành phố Cần Thơ, Bến Ninh Kiều là
khu vui chơi giải trí của người dân địa phương và du khách, được trang trí rất nhiều
loại cây hoa kiểng quý và đẹp. Chiều xuống ngồi trên bến Ninh Kiều sẽ đón nhận được
những luồng gió mát từ sông Hậu thổi vào mang theo hơi nước, mà nghe lòng man
mác giữa một miền sông nước thanh bình và hữu tình. Đặc biệt, có nhà hàng nổi trên
sông sẽ đưa du khách tham quan vùng sông nước Cần Thơ và thưởng thức các món ăn
đặc sản cùng với những tiết mục Đờn ca tài tử Nam Bộ. Bên cạnh đó còn có các địa
điểm thăm quan hấp dẫn khác: Vườn cò Bằng Lăng, chợ cổ Cần Thơ, đình Bình Thủy,
du lịch sinh thái ở Cần Thơ…
2.3. Thực trạng Marketing du lịch Đồng Tháp.
2.3.1. Phân tích chức năng Marketing của ngành du lịch Đồng Tháp.
2.3.1.1. Sản phẩm du lịch.
Ngành du lịch Đồng Tháp chủ yếu dựa vào loại hình sản phẩm là du lịch
sinh thái và du lịch nhân văn.
Tham khảo tour du lịch của các tỉnh, thành phố ĐBSCL chúng ta thấy, cách
khai thác tiềm năng, sản phẩm du lịch của các công ty đều na ná như nhau. Chẳng hạn,
đến Tiền Giang gặp tour “Về với ĐBSCL”, sang Bến Tre chỉ cách đó một dòng sông
Phạm Thị Cẩm Tiên – ĐHQTKD08B

20


Hoàng Thị Doan


Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch Đồng Tháp giai đoạn 2012 - 2013

lại gặp “Du thuyền trên sông Mekong”, đến Vĩnh Long vẫn “Về cùng văn minh sông
nước miệt vườn”, rồi sang Cần Thơ (cách một con sông) lại tiếp tục là du lịch sông
nước và du lịch nhà vườn…
Với những tuyến đi và các sản phẩm du lịch giống nhau như vậy, chắc chắn
du khách chỉ đi một lần và sẽ không chọn lại tour đó khi đến một tỉnh khác. Mô hình
du lịch đó, sản phẩm du lịch gần như là duy nhất, không có gì thêm mới, ngoài nguồn
tài nguyên sinh thái sông nước được khai thác thô năm này qua năm khác. Không làm
mới được một sản phẩm du lịch đã tồn tại khắp các địa phương trên cùng một địa bàn
thì chắc chắn, chất lượng và khả năng thu hút sản phẩm sẽ sụt giảm trầm trọng và
không được chú ý như khi nó mới ra đời.
Đồng Tháp sản phẩm chính là du lịch sinh thái tại các khu rừng đặc dụng
ngập nước nội địa Đồng Tháp Mười nhưng địa phương chỉ mới dừng lại ở việc tổ chức
các loại hình dã ngoại. Thực tế vẫn chưa khai thác có hiệu quả sản phẩm đặc trưng của
vùng đúng quy hoạch du lịch (địa phương cần tập trung đầu tư nâng cấp, xây dựng khu
điểm du lịch mang tầm cỡ khu vực để có sản phẩm đặc trưng, sản phẩm liên kết để
chào bán trong các tour lữ hành. Sản phẩm ra đời từ nguồn tài nguyên du lịch địa
phương, đúng theo định hướng quy hoạch, được đầu tư đúng mức và tích cực tham gia
của cộng đồng - mang thương hiệu địa phương, đậm bản sắc dân tộc, chắc chắn làm hài
lòng du khách và phát triển bền vững).
Vì vậy việc xây dựng được sản phẩm du lịch đặc trưng của Tỉnh, để sản
phẩm không trùng lắp và đơn điệu, tạo ra sản phẩm độc đáo hấp dẫn du khách, góp
phần phát triển du lịch, để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xoá đói giảm
nghèo.
2.3.1.2. Giá cả.
Lượng du khách đến Đồng Tháp ngày càng tăng bình quân 18%/năm, nhưng

chủ yếu là khách nội địa, lượng du khách quốc tế tăng trưởng rất chậm và ngày càng
chiếm tỷ lệ thấp.
Phạm Thị Cẩm Tiên – ĐHQTKD08B

21

Hoàng Thị Doan


Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch Đồng Tháp giai đoạn 2012 - 2013

Giá cả du lịch tại Đồng Tháp trong các mùa cao điểm thường cao.
Còn trong những mùa vắng khách thì các công ty du lịch cũng như khách
sạn lại đua nhau giảm giá, sử dụng môi giới…gây tình trạng bất ổn trong lĩnh vực kinh
doanh này. Như vậy, chức năng sử dụng giá cả để tác động đến nhu cầu của Đồng
Tháp mang tính tự phát, không có định hướng và không có tác dụng tốt đến việc xay
dụng và phát triển hình ảnh của địa phương.
2.3.1.3. Tổ chức phân phối.
Phân phối trực tiếp trong du lịch diễn ra khi ngành du lịch địa phương tự
thực hiện toàn bộ trách nhiệm quảng bá và cung cấp dịch vụ trực tiếp đến du khách.
Phân phối gián tiếp trong du lịch là giao một phần hay toàn bộ trách nhiệm
chiêu thị cho một hay nhiều tổ chức du lịch khác. Đó là những tổ chức có tính chất môi
giới.
Nhìn chung khâu phân phối của ngành du lịch địa phương chưa hiệu quả,
thiếu tính chủ động vì chủ yếu dựa vào những nhà điều hành tour trung gian.
2.3.1.4. Truyền thông, chiêu thị.
Thường xuyên tổ chức các hội thảo kêu gọi đầu tư liên doanh liên kết vào du
lịch Đồng Tháp: tại thành phố Cần Thơ, TP. HCM, An giang…
Tham dự các hội chợ du lịch thương mại trong nước.
Tổ chức các lễ hội để tạo điểm nhấn thu hút khách đến Đồng Tháp: lễ hội Gò

Tháp, lễ giỗ cụ Nguyễn Sinh Sắc, lễ vía Bà Chúa Xứ…
Địa phương chưa có những chương trình chiêu thị du lịch như: tạo những
mùa bán hàng giảm giá, hoạc tung ra những chương trình tour khuyến mãi vào những
thời gian nhu cầu du lịch thấp…
Phạm Thị Cẩm Tiên – ĐHQTKD08B

22

Hoàng Thị Doan


Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch Đồng Tháp giai đoạn 2012 - 2013

Tuy rất chú trọng đến hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch nhưng hiệu quả
marketing của ngành du lịch vẫn chưa được như mong đợi. Nguyên nhân cơ bản là
những hoạt động này được triển khai một cách rời rạc, thiếu tính liên kết và hệ thống,
cũng như chưa thật sự có tính chuyên nghiệp so với một số địa phương trong nước.
2.3.1.5. Nhân sự.
Hiện nay, lực lượng lao động trong ngành du lịch tỉnh Đồng Tháp còn thiếu
về số lượng và yếu về chất lượng, nhìn chung còn bất cập so với qui mô cơ sở vật chất
kỹ thuật hiện có với 21 khách sạn, có 513 phòng và 8 nhà hàng, tổng sức chứa là 3.700
ghế.
Tỷ lệ nhân viên đã qua đào tạo còn thấp: bộ phận lễ tân có 25,8%, phục vụ
buồng có 17,8%, phục vụ bàn chiếm 42,22%, nấu ăn có 22,72%. Số có trình độ đại học
là 27 người, trong đó có 4 chuyên ngành du lịch, trình độ cao đẳng và trung cấp có 33
người, trong đó chuyên ngành du lịch chỉ có 11 người, trình độ sơ cấp (đào tạo từ 1 – 6
tháng) có 114 người, trong đó chuyên ngành du lịch có 103 người. Trình độ ngoại ngữ:
đại học 4 người, chứng chỉ B có 16 người, chứng chỉ A có 14 người.
Như vậy, cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ chuyên ngành du lịch còn rất
thấp, chiếm tỷ lệ 37,58% so với số lao động hiện có, phần lớn lao động được chuyển

đến từ các ngành nghề khác, chưa qua đào tạo cơ bản chuyên môn nghiệp vụ. Nhất là ở
các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh du lịch, có đến 90% lao động chưa qua đào tạo
chuyên ngành.
Thực tế cho thấy, để sản phẩm du lịch có chất lượng, có sức cạnh tranh cao
và phát triển đều phụ thuộc vào con người và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của họ.
Với chất lượng lao động hiện nay, chưa thể đáp ứng nhu cầu của ngành, ảnh hưởng
không nhỏ tới chất lượng dịch vụ, hiệu quả kinh doanh và tốc độ phát triển du lịch của
tỉnh.
2.3.2. Thành tựu và những tồn tại của du lịch Đồng Tháp.
Phạm Thị Cẩm Tiên – ĐHQTKD08B

23

Hoàng Thị Doan


Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch Đồng Tháp giai đoạn 2012 - 2013

2.3.2.1. Thành tựu của du lịch Đồng Tháp.
Tận dụng lợi thế tiềm năng đặc thù của mình, Đồng Tháp đã lập quy hoạch
tổng thể phát triển 19 khu - điểm du lịch trong đó 5 khu, điểm du lịch trọng điểm thuộc
cấp tỉnh quản lý và ưu tiên đầu tư. Còn lại là các khu, điểm du lịch thuộc các huyện, thị
quản lý, tuy chưa hoàn chỉnh nhưng bước đầu một số đã khai thác và đón khách du
lịch. Trong những năm qua, kinh tế du lịch của Đồng Tháp ngày càng phát triển, kéo
theo sự phát triển của nhiều ngành nghề hỗ trợ khác, đặc biệt, văn hóa bản địa đặc thù
của Đồng Tháp có cơ hội được quảng bá, giao lưu với văn hóa vùng, miền trong cả
nước và khu vực. Số lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến với Đồng Tháp ngày
càng tăng.
Những năm qua, ngành du lịch Đồng Tháp đã có nhiều cố gắng đáng kể, cơ
sở hạ tầng ở các khu, điểm du lịch được nâng cấp, các dịch vụ phục vụ du lịch ngày

càng tốt hơn. Từ đó, lượng du khách đến Đồng Tháp ngày càng tăng, trung bình
18%/năm. Năm 2000, lượng du khách đến chỉ khoảng 68.800 lượt, đến năm 2005, đạt
615.000 lượt, tăng 900%. Đặc biệt, tháng 08 - 2007, tỉnh đón 450.000 lượt khách, tăng
30% so với cùng kỳ năm 2006; trong đó, khách quốc tế đạt 10.000 lượt. Năm 2009,
ngành du lịch Đồng Tháp đã đón và phục vụ 1.130.000 lượt khách, trong đó khách
quốc tế 14.000 người, doanh thu đạt 76,2 tỷ đồng . Thị trường du lịch bắt đầu được mở
rộng, sản phẩm du lịch có chuyển biến, kết cấu hạ tầng du lịch có bước cải thiện đáng
kể. Tỉnh đã quy hoạch 19 khu du lịch, trong đó có 5 khu du lịch trọng điểm do tỉnh
quản lý và 14 điểm, khu du lịch do các huyện, thị, thành phố quản lý.
Năm 2010, du lịch Đồng Tháp đã đón tiếp trên 1,1 triệu lượt khách, trong đó
có gần 21.000 khách nước ngoài với tổng doanh thu đạt khoảng 118 tỷ đồng. Dự kiến
2011 Đồng Tháp đón 1,5 triệu lượt khách du lịch trong đó có 30.000 lượt khách quốc
tế, tổng doanh thu du lịch đạt khoảng 107.4 tỷ đồng.
Các khu di tích như Khu di tích mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ở thành
phố Cao Lãnh, Khu di tích Gò Tháp ở huyện Tháp Mười, lễ hội kỷ niệm ngày giỗ hai
vị anh hùng Đồng Tháp Mười là Thiên hộ Võ Duy Dương và Đốc binh Nguyễn Tấn
Phạm Thị Cẩm Tiên – ĐHQTKD08B

24

Hoàng Thị Doan


Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch Đồng Tháp giai đoạn 2012 - 2013

Kiều... là những điểm đến và sự kiện thu hút hàng trăm ngàn lượt khách tham quan
hàng năm. Ngoài ra, những ngôi nhà cổ ở Sa Đéc và các loại hình du lịch sinh thái ở
Gáo Giồng, Xẻo Quít, Vườn Quốc gia Tràm Chim cũng đang ngày càng thu hút nhiều
khách du lịch trong và ngoài nước. Đặc biệt vườn quốc gia Tràm Chim (thuộc huyện
Tam Nông tỉnh Đồng Tháp) cũng vừa được Chính phủ đồng ý về nguyên tắc và Bộ Tài

nguyên và Môi trường làm thủ tục với Ban Thư ký Công ước Ramsar đăng ký Vườn
quốc gia Tràm Chim vào danh sách các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế
(danh sách Ramsar). Vườn có diện tích hơn 7.500ha, là vùng đất ngập nước, sinh cảnh
duy nhất còn sót lại ở Đông Dương và là 1 trong 8 vùng bảo tồn chim quan trọng nhất
của Việt Nam.
Trong những năm gần đây, vượt lên khó khăn của một tỉnh vùng xa, Đồng
Tháp đã có những cố gắng nhất định trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành
du lịch. Năm 2001, Sở du lịch Đồng Tháp phối hợp với Trường trung học nghiệp vụ du
lịch Vũng Tàu tổ chức lớp tập huấn phục vụ bàn tại thị xã Cao Lãnh cho 30 học viên.
Năm 2003, các doanh nghiệp du lịch đã cử 6 cán bộ quản lý đi Vĩnh Long học lớp bồi
dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà hàng, khách sạn. Năm 2004, được Tổng cục hỗ trợ nguồn
kinh phí từ Chương trình hành động quốc gia về du lịch, Sở tiếp tục phối hợp với
Trường nghiệp vụ du lịch Vũng Tàu mở lớp quản trị nhà hàng, khách sạn cho 40 học
viên thuộc các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh.
2.3.2.2. Những tồn tại du lịch Đồng Tháp.
Du lịch Đồng Tháp cũng còn một số vấn đề tồn tại đã nhiều năm, gây ảnh
hưởng không nhỏ tới hiệu quả của hoạt động du lịch.
- Về cơ sở lưu trú du lịch, hiện nay trên địa bàn Đồng Tháp có 23 khách sạn
đang hoạt động, trong đó chỉ có 1 khách sạn 3 sao, 11 khách sạn từ 1 đến 2 sao và 752
phòng, trong đó 561 phòng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế. Ngoài ra, còn có gần
1.000 nhà nghỉ, nhà khách, nhà trọ với tổng số là gần 8.000 phòng ở, trang thiết bị ở
mức bình thường. Công suất sử dụng phòng bình quân hàng năm đã tăng lên, song vẫn
Phạm Thị Cẩm Tiên – ĐHQTKD08B

25

Hoàng Thị Doan



×