Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 30 trang )

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA
MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
NHÓM 7.
I.

Dân số

II. Kinh tế
III. Chính trị pháp luật
IV. Văn hóa xã hội
V. Khoa học công nghệ
VI. Địa lí
VII. Tổng kết


Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đặc biệt khi
Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế
giới WTO thì việc mua bán, trao đổi hàng hoá ngày càng được chú trọng và
quan tâm. Người tiêu dùng ngày càng có nhiều sự lựa chọn, nhiều cơ hội để
tìm cho mình một loại sản phẩm phù hợp nhất và giá cả lại phải chăng.
Trong các bạn, có lẽ không ai là không biết đến sản phẩm bột giặt OMO của
tập đoàn Ulinever. Và chúng ta cũng biết rằng khi một thương hiệu đã chiếm
được khối óc của người tiêu dùng thì đích đến cho nó là chiếm trái tim của
họ. Điều này đúng với OMO - thương hiệu bột giặt nổi tiếng tại thị trường
Việt Nam. Đây là một trong những lí do quan trọng đầu tiên thu hút nhóm
chúng tôi tìm hiểu và nghiên cứu vế sản phẩm này.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, đối với mỗi gia đình, bột giặt là một trong
những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu. Điều kiện sống càng phát triển thì nhu
cầu của con người về những sản phẩm hoàn thiện cũng tăng lên. Theo chúng
tôi, OMO đã đáp ứng tốt được phần nào mong muốn của khách hàng về chất
lượng sản phẩm và việc phân phối đến tận tay khách hàng. Một sản phẩm


muốn đứng vững trên thị trường, muốn tạo được niềm tin về chất lượng nơi
người tiêu dùng không phải dễ. Song, OMO đã làm được điều ấy. Và giờ
đây, sản phẩm này đã, đang và sẽ càng khẳng định thương hiệu của mình
trên thị trường Việt Nam và nước ngoài.
Để đạt được những thành tựu như vậy không thể thiếu chiến lược
Marketing cho sản phẩm bột giặt của OMO. Đặc biệt là sự ảnh hưởng của
môi trường marketing.
Theo Philip Korler thì: “Môi trường marketing của doanh nghiệp là một
tập hợp những tác nhân và những lực lượng hoạt động bên ngoài chức năng


quản trị Marketing của doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến khả năng thiết lập
và duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng”.
Do tính chất luôn biến động, khống chế và hoàn toàn bất định, môi
trường marketing động chạm sâu sắc đến đời sống công ty. Những biến đổi
diễn ra trong môi trường này không thể gọi là chậm và có thể dự đoán trước
được. Nó có thể gây ra những điều bất ngờ lớn và những hậu quả nặng nề.
Vì thế công ty cần phải chú ý theo dõi tất cả những diễn biến của môi trường
bằng cách sử dụng vào mục đích này việc nghiên cứu marketing và những
khả năng thu thập thông tin marketing thường ngày bên ngoài công ty hiện
có.
Môi trường marketing gồm có môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.
Môi trường vi mô là những lực lượng có quan hệ trực tiếp với bản thân công
ty và những khả năng phục vụ khách hàng của nó, tức là những người cung
ứng, những người môi giới marketing, các khách hàng, các đối thủ cạnh
tranh và công chúng trực tiếp. Môi trường vĩ mô là những lực lượng trên
bình diện xã hội rộng lớn hơn, có ảnh hưởng đến môi trường vi mô, như các
yếu tố dân số, kinh tế, chính trị - pháp luật, văn hóa - xã hội, khoa học công
nghệ, địa lí.


I. Yếu tố dân số.
Lực lượng đầu tiên của môi trường cần theo dõi là dân số, bởi vì con
người tạo nên thị trường. Những người làm Marketing quan tâm sâu sắc đến
quy mô và tỷ lệ tăng dân số ở các thành phố, khu vực và quốc gia khác nhau,
sự phân bố tuổi tác và cơ cấu dân tộc, trình độ học vấn, mẫu hình hộ gia
đình, cũng như các đặc điểm và phong trào của khu vực. Chúng ta sẽ nghiên


cứu những đặc điểm và xu hướng chủ yếu về nhân khẩu và minh họa những
hàm ý của chúng đối với việc lập kế hoạch Marketing.
1. Tình hình dân số Việt Nam
Trong con số 7 tỷ người trên thế giới, Việt Nam cũng đóng góp một con
số không nhỏ: hơn 87 triệu người, đứng hàng thứ 13 về số nước đông dân
nhất thế giới.
Theo thống kê từ Quỹ dân số Liên hiệp quốc, với tốc độ tăng dân số hiện
tại, mỗi năm dân số toàn cầu sẽ tăng thêm khoảng 78 triệu người. Mức tăng
này sẽ làm tăng nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên và tạo ra những áp lực
ngày càng lớn cho hành tinh.
Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2009, dân số Việt Nam tiếp tục
tăng bình quân mỗi năm khoảng 90 vạn người, với mật độ cao (259 người
trên một km2), gấp 2 lần mật độ dân số của châu Á, cao hơn mật độ dân số
Trung Quốc, gấp gần 6 lần mật độ trung bình trên thế giới.
Dân số 2010 – 2100
Dân số Việt Nam dự báo sẽ đạt đỉnh vào năm 2050 và sẽ giảm dần sau
đó. Hiện nay, nước ta có 87.8 triệu người. So với năm 1960 (28.3 triệu),
dân số năm 2010 thể hiện một mức độ tăng trưởng hơn 3 lần. Đến năm
2025, dân số Việt Nam sẽ đạt con số 100 triệu, và sẽ đạt số tối đa vào năm
2050 với 104 triệu. Dự báo cho thấy sau 2050, dân số sẽ giảm dần đến năm
2010 là khoảng 83 triệu, tức tương đương với dân số năm 2005.



Biểu đồ 1. Dân số Việt Nam 1950 - 2100
Do đó, biến động dân số nước ta có thể mô tả bằng hai giai đoạn. Trong
giai đoạn 1, tính trung bình trong thời gian 1950 đến 2050, dân số Việt Nam
tăng khoảng 900 ngàn người mỗi năm. Giai đoạn 2 xảy ra từ năm 2050 đến
2100, dân số Việt Nam giảm khoảng 460 ngàn người mỗi năm.
Tỉ số nữ trên nam có xu hướng giảm theo thời gian và độ tuổi. Năm
1960, cứ 100 nam thì có 107 nữ. Đến năm 2010 tỉ số này là 102, và giảm
dần xuống còn 101 vào năm 2050 và 2100. Tuy nhiên tính trong độ tuổi 1539, tỉ số nữ-nam dao động rất lớn. Năm 2010, cứ 100 nam trong độ tuổi 1539 thì có 98 nữ cùng tuổi. Đến năm 2020, tỉ số này là 97, nhưng đến năm
2050 thì tăng lên 104 (nữ nhiều hơn nam 4%).
Cấu trúc tuổi của dân số
Cơ cấu dân số Việt Nam biến đổi rất lớn từ năm 1950 đến 2050 (Biểu đồ
2). Năm 1950, “tháp dân số” Việt Nam có hình tam giác cân, với số người


cao tuổi rất thấp và số người trẻ tuổi, kể cả niên thiếu, rất cao. Đến năm
2010, tháp dân số vẫn có hình dạng gần giống hình tam giác, nhưng dân số
trong độ tuổi 15-24 chiếm đa số so với các độ tuổi khác. Tháp dân số năm
2020 cũng không khác mấy so với năm 2010, nhưng số người trong độ tuổi
20-34 bắt đầu gia tăng đáng kể. Đến năm 2050 thì tháp dân số hoàn toàn
“biến dạng” so với năm 1950, với số người trên 50 tuổi bắt đầu chiếm đa số.
Hệ quả của sự biến động trong cơ cấu dân số này là sự lão hóa, với đặc điểm
tăng tuổi trung bình và tăng tuổi thọ.

Biểu đồ 2. Tháp dân số Việt Nam 1950, 2010, 2020, và 2050. Trong mỗi
biểu đồ, các thanh bên trái thể hiện phần trăm nữ, và bên phải là phần trăm
nam (tính trên toàn dân số)


Tuổi trung bình. Một cách để định lượng độ trẻ (hay già) của một dân số

là bằng cách tính độ tuổi trung bình của toàn dân số (median age). Tuổi
trung bình của dân số Việt Nam biến động trong 3 giai đoạn chính. Giai
đoạn một xảy ra trong thời gian chiến tranh (1950 đến 1970), khi tuổi trung
bình giảm từ 24.5 tuổi (năm 1950) đến chỉ còn 17.8 tuổi (1970). Giai đoạn
hai (sau chiến tranh), tuổi trung bình dân số Việt Nam tăng liên tục, đạt 24
tuổi vào năm 2000, 28 tuổi năm 2010. Tính trung bình mỗi năm tuổi trung
bình trong giai đoạn sau chiến tranh tăng khoảng 0.3 tuổi mỗi năm. Giai
đoạn 3 (sau 2010), tuổi trung bình có vẻ tăng nhưng chậm hơn, tính trung
bình khoảng 0.16 tuổi mỗi năm, và sẽ đạt 48 tuổi vào năm 2100.
Tuổi thọ trung bình. Tăng độ tuổi trung bình cũng có nghĩa là tăng tuổi
thọ trung bình (life expectancy). Tuổi thọ trung bình thường được tính từ
lúc mới sinh. Năm 2010-2015, một đứa bé mới sinh sẽ kì vọng sống đến
74.3 tuổi (nữ cao hơn nam). Tuổi thọ này thể hiện một sự gia tăng gần 34
tuổi so với năm 1950, và 4 tuổi so với năm 2000. Dự báo cho thấy đến năm
2050, tuổi thọ trung bình sẽ đạt 80 tuổi (tức tương đương với dân số Âu Mĩ
hiện nay), và đến năm 2100 sẽ đạt 85 tuổi (Biểu đồ 3), tương đương với
nhiều nước kĩ nghệ khác trên thế giới.


Biểu đồ 3. Tuổi thọ trung bình 1960 - 2050

Hiện quy mô dân số nước ta hiện nay là 87 triệu người, là nước đông dân
thứ 13 trên thế giới. Tuy nhiên chất lượng dân số vẫn còn thấp, chỉ số phát
triển con người đạt mức trung bình là 0,725 điểm, xếp thứ 116/182 nước
tham gia xếp hạng. Các tố chất về tầm vóc, thể lực của người Việt Nam, đặc
biệt là chiều cao, cân nặng, sức bền còn thấp xa so với nhiều nước trong khu
vực.
Tuy nhiên, ông Bruce Campbell, Trưởng đại diện UNFPA cũng cho rằng,
bên cạnh những khó khăn thì Việt Nam đang có thuận lợi, bởi lẽ Việt Nam
đã bước vào thời kỳ cơ cấu dân số vàng với nhóm dân số trẻ nhất trong lịch

sử của đất nước. Hiện nay nhóm dân số từ 10-24 tuổi chiếm gần 1/3 dân số
cả nước. Trong khi thời kỳ dân số vàng tiếp tục duy trì, Việt Nam có cơ hội
tận dụng nguồn nhân lực dồi dào này bằng việc đảm bảo cho mọi thanh niên


có cơ hội được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, giáo dục và đào tạo. Điều
này sẽ góp thanh niên chuẩn bị tốt hơn để có thể đóng góp đáng kể tăng
trưởng và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
2. Thuận lợi và khó khăn
-thuận lợi
+Việt Nam hiện có khoảng 87tr người ,tốc độ tăng dân số nhanh , là nước
đông dân đứng t13 trên thế giới.
Dân đông=> thị trường tiêu thụ rộng lớn
+trình độ dân trí tương đối cao nhất là ở khu vực thành thị nên cung cấp 1
nguồn nhân lực dồi dào cho công ty
+cơ cấu dân số trẻ, trẻ em nhiều nên cần 1 lượng bột giặt lớn
+hiên nay Việt Nam đang có xu hướng nhiều nam hơn nữ nhưng bột giặt
là loại hàng hóa thông dụng thiết yếu trong mỗi gia đình nên chỉ ảnh hưởng
đến số lượng dân cư chứ không ảnh hưởng tới cơ cấu giới tính
+dân cư tập trung sống ở thành thị và đồng bằng nên thuận tiện vận
chuyển hàng hóa
+Việt nam là 1 quốc gia tự do về tôn giáo nên thuận lợi cho những mẫu
quảng cáo độc đáo thu hút khách hàng
-khó khăn
+vấn đề di dân


Không chỉ Việt Nam mà ở hầu hết các nước đang phát triển vấn đề di
dân là việc rất quan trọng và đáng chú ý. Việc di dân ồ ạt từ nông thôn ra
thành thị để tìm việc đã trở thành quen thuộc . sự di dân ảnh hưởng rất lớn

đến thị trường và marketing của doanh nghiệp: nó làm thay đổi cơ cấu thị
trường, thay đổi nguồn nhân lực,…

I. YẾU TỐ KINH TẾ.
Thị trường cần có sức mua và công chúng. Sức mua hiện có trong một
nền kinh tế phụ thuộc vào thu nhập hiện có, giá cả, lượng tiền tiết kiệm, nợ
nần và khả năng có thể vay tiền. Những người làm Marketing phải theo dõi
chặt chẽ những xu hướng chủ yếu trong thu nhập và các kiểu chi tiêu của
người tiêu dùng.
1. Khái quát chung về thực trạng nền kinh tế.
Môi trường kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự vận động và phát
triển của thị trường.Có sức mua mới có thị trường.Tổng sức mua phụ thuộc
vào sự tăng trưởng kinh tế.
Thực trạng của nền kinh tế và xu hướng của nó thông qua các nhân tố
kinh tế,có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với hoạt động chiến lược của các
ngành và các doanh nghiệp. Thông thường các doanh nghiệp sẽ dựa trên yếu
tố kinh tế để quyết định đầu tư vào các ngành, các khu vực.
+ Tình trạng của nền kinh tế: Bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ,
trong mỗi giai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ có
những quyết định phù hợp cho riêng mình.


+ Các yếu tố tác động đến nền kinh tế: Lãi suất, lạm phát,
+ Các chính sách kinh tế của chính phủ: Luật tiền lương cơ bản, các
chiến lược phát triển kinh tế của chính phủ, các chính sách ưu đãi cho các
ngành: Giảm thuế, trợ cấp....
+Triển vọng kinh tế trong tương lai:Tốc độ tăng trưởng, mức gia tăng
GDP, tỉ suất GDP trên vốn đầu tư...
Tốc độ tăng trưởng hay suy giảm của nền kinh tế trong các giai đoạn đều
có ảnh hưởng đến hoạt động chiến lược của các ngành và các doanh nghiệp

cụ thể như sau:
GDP tác động đến nhu cầu của gia đình,DN và Nhà nước Theo tính toán,
tỷ trọng đầu tư toàn xã hội đã tăng liên tục trong vòng hơn một thập kỷ qua
từ mức 28,4% của GDP năm 1996 đến mức cao kỷ lục là 43,1% năm 2007
và 42,2% năm 2008. Nếu năm 1997, chỉ với mức đầu tư chiếm 28,7% GDP
Việt Nam đạt được mức tăng trưởng 8,2% thì năm 2008 chúng ta đạt tốc độ
tăng trưởng tương tự 8,5% nhưng với lượng vốn đầu tư tới 43,1% GDP.
Đồng thời, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thấp và hầu như không được
cải thiện từ năm 2001 đến nay. Năm 2009, Việt Nam bị tụt 5 hạng so với
năm 2008, trong khi các nước trong khu vực lại cải thiện được vị thế cạnh
tranh của mình trong bảng xếp hạng. Bên cạnh đó, cấu trúc đầu vào của tăng
trưởng, những bất ổn về môi trường và hệ số co giãn giảm nghèo đang giảm
dần và bất bình đẳng đều có xu hướng tăng mạnh… cũng là những nguyên
nhân tác động không nhỏ tới chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế. Có 4
dấu hiệu chính để nhận biết một nền kinh tế tăng trưởng nóng là lạm phát và
giá chứng khoán tăng nhanh, đầu tư trong nước và nhập khẩu hàng tiêu dùng


gia tăng mạnh. Từ thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay,i, 4 dấu hiệu
này đã xuất hiện.
Trong thời kỳ 2002-2005, lạm phát trung bình của các nước đang phát
triển là 4,5%/năm, thấp hơn mức 6,6% của Việt Nam. Chênh lệch về lạm
phát trung bình giữa 2 thời kỳ 1999-2001 và 2002-2004 ở các nước đang
phát triển là âm 5.6% (lạm phát giảm). Ngược lại, mức chênh lệch này ở
Việt Nam là 6.4% (lạm phát tăng) lạm phát tăng ở Việt Nam không chỉ bởi
giá cả các mặt hàng nhập khẩu chiến lược (như dầu mỏ) tăng, theo các cơ
quan hữu trách, mà còn bởi thâm hụt ngân sách có xu hướng tăng kể từ năm
2000, và tốc độ tăng cung VND ở mức cao.
Cũng giữa 2 thời kỳ này, mức chênh lệch về tốc độ tăng trưởng đầu tư
của Việt Nam là 4.7% GDP so với mức chung của các nước đang phát triển

là 1.3%. Lưu ý thêm rằng mức chênh lệch này của Việt Nam chỉ thấp hơn
của Trung Quốc (5.8%) - nước có nền kinh tế hiển nhiên được coi là tăng
trưởng quá nóng - và một hai nền kinh tế nhỏ khác trên thế giới.
Về giá chứng khoán, nguồn vốn tư nhân (bao gồm vốn đầu tư nước ngoài
gián tiếp) đổ vào ồ ạt thường sẽ làm tăng mạnh giá các loại chứng khoán,
trong khi tổng doanh thu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cổ phần
chỉ tăng ở mức thấp hơn nhiều. Thực tế là chỉ số trên thị trường chứng khoán
Việt Nam đã tăng nhiều lần kể từ khi thành lập, hiện đã xấp xỉ ngưỡng 1.000
điểm. Đây là một sự tăng trưởng rất nóng, trong khi doanh thu của đa phần
các doanh nghiệp niêm yết chỉ tăng khoảng trên dưới 10%/năm.


Điều này có nghĩa là thị trường chứng khoán đang bùng nổ theo kiểu
bong bóng và đang đối mặt với rủi ro bong bóng xì hơi, mà hậu quả có thể là
việc các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn ra khỏi Việt Nam.
Tài khoản vãng lai của Việt Nam bị thâm hụt liên tục suốt từ năm 2002,
có lúc lên tới 4.9% GDP, trong khi ở các nước đang phát triển nói chung
khác là thặng dư liên tục từ năm 2000. Chênh lệch về thặng dư trên tài
khoản vãng lai của các nước đang phát triển giữa 2 thời kỳ 1999-2001 và
2002-04 là 1.3%, so với mức của Việt Nam là âm 6.2% (tức cán cân thương
mại đã bị xấu đi nhanh chóng).
Nói cách khác, tăng trưởng xuất khẩu không đủ bù đắp được sự tăng
mạnh mẽ của nhập khẩu ở Việt Nam trong mấy năm qua. Điều này là do tiền
VND đã bị lên giá ở mức nhẹ trong thời kỳ 2002-2006, trong khi đồng bản
tệ của đa phần các nước đang phát triển bị phá giá, ở các cấp độ khác nhau.
Thunhập của người dân tăng nhanh trong những năm gần đây
điềunày (năm2008 thu nhập bình quân đầu người trên 1000USD trong khi
đónăm 2007 là 835USD) làm thay đổi cơ cấu chi tiêu cho các sản phẩm
KẾT LUẬN
Thị trường Việt Nam có tiềm năng tương đương với Trung Quốc và

Indonesia. FMCG Việt Nam đã và đang tiếp tục xu hướng thuận lợi từ sự
phát triển kinh tế ổn định trong 15 năm qua và chính nhờ sự phát triển này
đã dẫn đến thu nhập của người tiêu dùng tăng, cơ sở vật chất được cải thiện
và mạng lưới phân phối ngày càng được hiện đại hóa.


2.

Tác động của yếu tố kinh tế tới OMO.

a. Thuận lợi:
• Nền kinh tế phát triển thu nhập bình quân của dân chúng tăng nên nhu
cầu sử dụng sản phẩm tốt, đạt kết quả cao, tiện dụng-> bột giặt Omo nổi
tiếng không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới.
• Lãi suất ngân hàng phù hợp, không có biến động lớn ảnh hưởng đến
sức mua của sản phẩm vì đây là mặt hàng thiết yếu của gia đình
• Nhận biết 80% người tiêu dùng Việt Nam sống ở vùng nông thôn có
thu nhập thấp, Unilever VN đã đề ra mục tiêu giảm giá thành sản xuất nhằm
đem lại mức giá cả hợp lý cho người tiêu dùng
• Nhờ chiến lược marketing, quảng bá mà Omo đã chiếm được niềm tin
trong khác hàng, và vì thế nắm giữ 60% khác hàng sữ dụng sản phẩm, đánh
bại đối thủ cạnh tranh
• Được sự hỗ trợ của tập đoàn Unilever toàn cầu nên có nền tài chính
vững mạnh việc điều tiết giá và loại bỏ đối thủ cạnh tranh dễ dàng hơn.
• Thị trường trong nước(bán buôn, bán lẻ, lưu chuyển hàng hoá…)đã
phát triển nhiều hơn. Và cơ sở hạ tầng ở các thành phố lớn, nhất là Tp HCM
đã và đang được đầu tư thích đáng, trước mắt là ngang bằng với các nước
trong khu vực.
• Giá tương đối chấp nhận được, trong khi chất lượng rất cao, không
thua hàng ngoại nhập.



• Thị trường phân bổ rộng: Họ thường chọn các địa điểm gần gũi,
truyền thống, giá rẻ, dễ tìm: chợ, tạp hóa. Những người có thu nhập cao
thường tìm đến siêu thị, các đại lý bán buôn, bán lẻ (tuy nhiên cũng không ít
người mua ở chợ và tạp hóa hoặc ở gần nơi làm việc vì địa điểm thuận lợi,
nhanh chóng). Vậy nên chợ và tạp hóa vẫn là nơi phân phối nhiều nhất, là
nơi được nhiều người tiêu dùng chọn lựa. Người mua khối lượng lớn, nhất là
sản phẩm dùng riêng cho máy giặt, họ thường mua ở siêu thị, đại lý.
b. Khó khăn:
• Việt Nam chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường, đồng thời từng
bức chủ động hội nhập khu vực tạo điều kiện cho doanh nghiệp hợp tác phát
triển nhưng mở ra thêm nhiều đối thủ cạnh tranh
• Gần đây công ty đã cắt giảm ngân sách ít nhiều do những khó khăn
mà sự kiện 11-9 gây ra cho nền kinh tế thế giới.
• Giá cả của Unilever còn khá cao so với thu nhập của người Việt Nam,
nhất là những vùng nông thôn.
• Tài chính, tín dụng của Việt Nam không phát triển, thị trường chứng
khoán còn manh mún. Thêm vào đó, hệ thống viễn thông, thông tin liên lạc,
cước điện thoại, bưu điện và internet có mức giá thuộc hàng cao nhất thế
giới. Do đó, việc đưa internet vào kinh doanh là không thể thực hiện được
đối với Unilever, mặc dù công ty đã nhiều lần đề cập đến mục tiêu này như
một cách tiếp cận khách hàng và quảng bá sản phẩm thành công ở các nước
công nghiệp phát triển.
• Thực tế


Tác động đến khả năng tiêu dùng của khách hàng và tạo ra những biến
thể của sản phẩm Omo đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng: tiện dụng, chất
lượng, thẩm mỹ… Omo của Unilever đã phần nào đáp ứng được nhu cầu đó:

+Tính tẩy trắng Omo
+Đa dạng mẫu mã, trọng lượng : 100g, 800g, 3kg
Cùng tình hình hiện nay thu nhập dân chúng tăng lên, thời gian hạn
hẹp do đó cần sản phẩm tiện dụng giúp tiết kiệm chi phí, thời gian, nhưng
hiệu quả cao dẫn đến sự ra đời của Omo hương ngàn hoa giúp bà nội trợ tiết
kiệm thời gian cho việc mua sắm, phù hợp chi tiêu của họ.
II. Yếu tố chính trị - pháp luật.
Những quyết định Marketing chịu tác động mạnh mẽ của những diễn
biến trong môi trường chính trị. Môi trường này gồm có luật pháp, các cơ
quan nhà nước và những nhóm gây sức ép có ảnh hưởng và hạn chế các tổ
chức và cá nhân khác nhau trong xã hội.
Hiện nay có khá nhiều đạo luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh, gây cản
trở đến hoạt động kinh doanh. Luật kinh doanh có một số mục đích. Thứ
nhất là bảo vệ các công ty trong quan hệ với nhau. Các giám đốc điều hành
doanh nghiệp đều ca ngợi cạnh tranh nhưng lại cố gắng vô hiệu cạnh tranh
khi nó động chạm đến mình. Khi bị đe dọa, một số người đã tham gia vào
việc định giá rất chi li hay khuyến mãi hãy những mưu toan xiết chặt việc
phân phối. Cho nên đã phải thông qua những đạo luật xác định và ngăn chặn
cạnh tranh không lành mạnh.


Mục đích thứ hai của việc điều chỉnh của chính quyền là bảo vệ tiêu dùng
trước tình trạng kinh doanh gian dối. Nếu chỉ còn lại một mình, một số công
ty sẽ giảm chất lượng sản phẩm của mình, quảng cáo sai sự thực, đánh lừa
bằng bao bì và dùng giá để câu khách. Nhiều cơ quan đã xác định và ngăn
chặn những hành vi gian dối đối với người tiêu dùng. Nhiều nhà quản trị đã
giận dữ mỗi khi có thêm một đạo luật bảo vệ người tiêu dùng, chỉ có một số
rất ít đã cho rằng phong trào bảo vệ người tiêu dùng có thể là một việc tốt
nhất đã làm được.
Mục đích thứ ba của quy định của chính quyền là bảo vệ lợi ích của xã

hội chống lại những hành vi bừa bãi trong kinh doanh. Có thể xảy ra trường
hợp tổng sản phẩm quốc gia của một nước tăng lên, nhưng chất lượng cuộc
sống lại giảm sút. Mục đích chính của những đạo luật mới và/ hay việc
cưỡng chế thi hành là nhằm buộc các doanh nghiệp phải gánh vác những chi
phí xã hội do quá trình sản xuất hay sản phẩm của họ gây ra.
Tuy vậy, phận sự của những người làm Marketing là phải nắm vững
những đạo luật bảo vệ cạnh tranh, người tiêu dùng và xã hội. Nói chung, các
công ty đều xây dựng những thủ tục xem xét tính hợp pháp và ban hành
những tiêu chuẩn đạo đức để hướng dẫn những nhà quản trị Marketing của
mình. Song có một số những người làm Marketing vẫn phàn nàn rằng có quá
nhiều quyết định Marketing là do bộ phận pháp lý đưa ra và họ muốn có
được quyền tự do hơn một chút trong việc thông qua quyết định gây trở ngại
cho các hoạt động của marketing.
III. CHÍNH TRỊ PHÁP LUẬT
1. Thuận lợi.


a. Tình hình an ninh chính trị ổn định được coi là điểm mạnh nhất để thu
hút đầu tư và phát triển kinh tế
- Với hệ thống chính trị vận hành theo cơ chế:” Đảng lãnh đạo, nhà nước
quản lý, nhân dân làm chủ”; trong đó, Đảng vừa là một bộ phận của hệ
thống chính trị, vừa là “hạt nhân” lãnh đạo hệ thống ấy, hoạt động trong
khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật. Không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa
đảng đối lập.
Và chỉ có một Đảng duy nhất “ Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Vì có tình hình chính trị ổn định, nên mục tiêu phát triển kinh tế rất
được chú trọng và nguồn lực xã hội cũng được tập trung phát triển. Bởi vậy,
nó mang lại sự an tâm cho các nhà đấu tư nước ngoài.
b. Chủ trương đường lối của Đảng để phát triển kinh tế
-Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập

tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp.
Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, trước hết là độc lập, tự chủ về
đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, không lệ thuộc
vào những điều kiện kinh tế - chính trị do người khác áp đặt, đồng thời có
tiềm lực kinh tế đủ mạnh; có mức tích luỹ ngày càng cao từ nội bộ nền kinh
tế…có năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ; bảo đảm an ninh lương
thực, an toàn năng lượng, tài chính, môi trường…Xây dựng nền kinh tế độc
lập, tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, từ đó
phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại.


- Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn ngoại lực và chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững.
Trong bối cảnh khu vực hoá và toàn cầu hoá kinh tế, Đảng ta chỉ rõ phải
phát huy cao độ nội lực, coi nội lực là quyết định, nhưng không được coi nhẹ
nguồn ngoại lực, tranh thủ nguồn vốn, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm
quản lý…được xem là nguồn bổ sung quan trọng cho sự phát triển của đất
nước.
-Để thực hiện tốt chủ trương đường lối trên. Luật doanh nghiệp, luật đầu
tư và các chính sách kinh tế nhằm điều chỉnh hành vi kinh doanh và thu hút
đầu tư nước ngoài.
c. Để cải thiện môi trường đầu tư ngày càng tốt hơn, Chính phủ Việt
Nam đang có một số chủ trương chính sách mới, đó là:
-Chính phủ Việt Nam đã thông qua Luật đầu tư chung cho các loại hình
doanh nghiệp, đối xử bình đẳng quốc gia, không phân biệt giữa đầu tư trong
nước và đầu tư nước ngoài, hoàn toàn xóa bỏ phân biệt về gias và lệ phí đối
với nhà đầu tư nước ngoài. Nhằm mở cửa thị trường, tự do hóa hoạt động
đầu tư nước ngoài.
-Chính phủ cho phép chuyển đổi một số Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, và đang có chủ trương mở
rộng tỉ lệ mua cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp
-Về chính sách ưu đãi đầu tư: thực hiện miễn giảm tiền thuê đất, miễn
giảm phí sử dụng hạ tầng...đối với các dự án đầu tư vào các xã nghèo, các
vùng miền, vùng sâu, vùng xa, các nghành nghề khuyến khích đầu tư.


KL: Các chính sách này tạo điều kiện thuận lợi cho omo mở rộng hệ
thống phân phối và thị trường tiêu thụ
d.Pháp luật
Nền kinh tế của nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ,hội nhập sâu
hơn vào nền kinh tế thế giới, do vậy việc sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp
luật sao cho phù hợp với các luật lệ quốc tế là điều vô cùng cấp thiết.Trong
thời gian vừa qua,việc xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả.Một khối lượng lớn các văn bản
quy phạm pháp luật, nhất là trong lĩnh vực xây dựng thể chế kinh tế thị
trường đã được ban hành.Các văn bản quy phạm pháp luật đã bao quát một
phạm vi rộng lớn các quan hệ xã hội cần điều chỉnh.Quy trình xây dựng
được thực hiện đúng luật và dân chủ hơn.Chất lượng các văn bản được nâng
cao hơn.Những kết quả đã đạt đựoc trong việc xây dựng hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật thời gian qua không chỉ đáp ứng những thông lệ quốc tế
khi Việt Nam gia nhập WTO mà còn góp phần nâng cao hiệu lực,hiệu quả
quản lý nhà nước.Vì thế đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nứơc ngoài
đầu tư đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh.Hơn thế nữa, chính sách
tôn giáo của ta là tự do tín ngưỡng.Điều đó đã giúp cho việc phân phối,
quảng cáo sản phẩm không bị ràng buộc như ở một số nứơc khác trên thé
giới.
Đưa ra luật bảo vệ bản quyền chống hàng giả, hàng nhái để bảo vệ
quyền lợi nhà sản xuất và mang lại cảm giác an toàn cho người tiêu dùng.
e.Chủ trương của Đảng trong hội nhập kinh tế quốc tế



-Độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ
quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng
đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển.
-Việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế giúp chúng ta rút ngắn
khoảng cách chênh lệch với các nước trong khu vực và trên thế giới, thuận
lợi trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá trong nước (những mặt
hàng có lợi thế). Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có
hiệu quả và bền vững trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, cả
trước mắt cũng như lâu dài.
2. Khó khăn.
-Bộ máy hành chính còn nhiều tầng nấc làm cho việc quản lý các quá
trình kinh tế - xã hội chưa thật nhanh, nhạy và có hiệu quả cao. Tình trạng
quan liêu, hách dịch, nhũng nhiễu của một bộ phận công chức nhà nước
chưa được khắc phục.
- Mặc dù có nhiều tiến bộ nhưng hệ thống thể chế pháp luật nhất là thể
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn còn nhiều bất
cập,vướng mắc.Các văn bản pháp luật của Việt Nam hiện nay có thể nói
đang trong tình trạng vừa thừa vừa thiếu,thiếu hệ thống,thiếu sự tập trung
thống nhất,thiếu đồng bộ,chồng chéo.
- Bộ luật thương mại còn nhiều bất lợi cho nhà đầu tư nước ngoài,nhất
là chính sách thuế quan cao làm giá thành sản phẩm tăng lên, khiến khách
hàng có nhiều cân nhắc khi mua sản phẩm.

IV. Yếu tố văn hóa- xã hội.


Văn hóa là hệ thống giá trị, quan điểm, niềm tin, truyền thống và các
chuẩn mực hành vi đơn nhất với một nhóm người cụ thể nào đó được chia sẻ

một cách tập thể. Văn hóa là một vấn đề khó nhận ra và hiểu thấu đáo, mặc
dù nó tồn tại khắp nơi và tác động thường xuyên tới kinh doanh của doanh
nghiệp. Các yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến OMO bao gồm:
1/ Khả năng hội nhập, trào lưu tiêu dùng mới
- Cùng với sự phát triển và hội nhập kinh tế, người tiêu dùng cũng có
nhiều sự lựa chọn hơn về sản phẩm. Tuy nhiên hiện nay, người tiêu dùng
Việt Nam vẫn đang có xu hướng lựa chọn sản phẩm theo trào lưu, trong đó
có các sản phẩm về bột giặt. Không chỉ dừng lại ở sản phẩm bột giặt thuần
túy như trước, OMO ngày càng cải tiến bằng cách kết hợp với các sản phẩm
khác như OMO – Comfort, OMO matic… Trào lưu tiêu dùng các loại máy
giặt cửa trước cũng được OMO đáp ứng bằng cách tung ra các sản phẩm bột
giặt dành riêng cho máy giặt cửa trước. Và mới đây nhất, khi bột giặt đã trở
nên quá quen thuộc với người tiêu dùng, sản phẩm nước giặt ra đời nhằm
đáp ứng trào lưu mới với những tính năng ưu việt hơn và dễ dàng hơn. OMO
cũng sản xuất sản phẩm nước giặt để phục vụ nhu cầu này. Giới trẻ Việt
Nam ngày càng hội nhập với thế giới do đó muốn hưởng thụ một lối sống
ngày càng Tây hóa. Vì vậy những sản phẩm bột giặt không gây hại cho da
tay, giá cả hợp lý được Unilever chú trọng và đẩy mạnh. Chính những xu
hướng hội nhập và tiêu dùng theo trào lưu là một cơ hội để Unilever tìm tòi
và phát triển những sản phẩm bột giặt mới, dễ bắt kịp với nhu cầu khách
hàng. Đây là một cơ hội tuy nhiên cũng đem lại thách thức cho dòng sản
phẩm này. Vì cùng với sự hội nhập, giới trẻ cũng bị nhiều chỉ trích từ phía
xã hội do xu hướng ăn chơi hưởng thụ của không ít thanh niên đã gây bất
bình trong người lớn tuổi. Một số ý kiến đã cho rằng, chính những công ty


đa quốc gia đã cổ động, mang lại lối sống hưởng thụ phương tây vốn xa lạ
với người châu Á mà nhất là một nước còn ít nhiều tư tưởng phong kiến lễ
giáo như Việt Nam. Do đó những quảng cáo của OMO cũng cần xem trọng
vấn đề hòa nhập nhưng không hòa tan, vừa phản ánh giá trị truyền thống,

vừa nêu bật được trào lưu hội nhập của xã hội.
2/ Tôn giáo
Việt Nam là một quốc gia tự do về tôn giáo nên đem lại nhiều cơ hội
trong việc phân phối, quảng cáo sản phẩm, không phải chịu ràng buộc khắt
khe như nhiều nước châu Á khác.
3/ Văn hóa Á Đông
Người Việt Nam mang nét văn hóa Á Đông, coi trọng tình cảm gia đình,
cha mẹ quan tâm đến con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho
co cái mình. Nhận thấy được điều này, OMO đã tung ra nhiều chiến lược
Marketing hiệu quả. Nhiều quảng cáo gắn liền với hình ảnh gia đình, người
phụ nữ giặt quần áo cho chồng con. Với ý tưởng là mọi người ngày nay do
sợ dơ nên sẽ không để cho con cái họ cho những trò năng động để học hỏi
và phát triển, Omo gửi đi thông điệp: “Học hỏi điều hay, ngại gì vết bẩn”,
khơi dậy ý thức trong các ông bố bà mẹ về việc để cho con cái mình tự do
nghịch dơ để học hỏi. Họ tìm cách làm cho người dân quan tâm đến vấn đề
này và cùng đem ra bàn luận trên báo (thực chất vấn đề được đưa ra ở mục ý
kiến đọc giả lại là những bài viết của dân PR dưới những tên người gởi khác
nhau). Khi dư luận nóng lên với đề tài : “Sẽ cho con cái làm gì trong mùa hè
này- vui chơi hay học” thì Omo tung ra event “Ngày hội những chiếc túi tài
năng” tại công viên Lê Văn Tám. Thế là chương trình đã thành công tốt đẹp
do họ đã biết cách tạo xu hướng bình luận của người dân để truyền đi thông


điệp “bạn không còn sợ con cái nghịch dơ vì đã có Omo tẩy bay mọi vết bẩn
rồi”.
Bột giặt OMO là một trong những hãng giặt tẩy được các bà nội trợ Việt
Nam rất tin dùng và ưa chuộng. Đồng thời nhắm vào tâm lý người Việt luôn
đề cao lòng nhân ái, các bậc phụ huynh mong con em mình học được những
điều tốt đẹp nhất nên những chương trình như: “Omo – áo trắng ngời sáng
tương lai”, “ Triệu tấm lòng vàng”, “ Tết làm điều phúc sung túc cả năm”…

càng làm tăng uy tín cho thương hiệu bột giặt Omo. Mặc dù hai thương hiệu
Omo và Tide đều dễ nhớ, ngắn gọn nhưng nhiều bà nội trợ Việt Nam cho
biết họ lựa chọn bột giặt Omo vì nhãn hiệu Omo dễ nhớ trong khi đó thì
Tide lại mang lại cho họ cảm giác ngại ngùng khi đọc tên nhãn hiệu bột giặt
Tide.
=> thị trường mục tiêu để phân đoạn dựa vào yếu tố này: chủ yếu dựa
vào hình thức quảng cáo trên truyền hình và các phương tiện thông tin đại
chúng nhằm quảng bá hình ảnh văn hóa, xã hội Việt Nam, những truyền
thống Á Đông đến trực tiếp người tiêu dùng để họ theo dõi, đánh vào tâm lý
của người tiêu dùng, nhất là các bà nội trợ và những người phụ nữ đã có gia
đình.

V. Yếu tố khoa học công nghệ.
Cơ sở lý thuyết:
Khoa học công nghệ đã tạo ra những điều kì diệu cho cuộc sống con
người.Công cuộc cạnh tranh về công nghệ mới không những đảm bảo cho
doanh nghiệp phát triển trên thị trường mà còn làm thay đổi bản chất của


sự cạnh tranh.Môi trường khoa học – công nghệ bao gồm các nội dung chủ
yếu sau:
- Sự phát triển của thị trường khoa học – công nghệ : tiến bộ của khoa
học công nghệ góp phần to lớn vào việc tạo ra các sản phẩm mới để
tạo ra các thế lực cạnh tranh trên thị trường nên các nước đầu tư cho
việc nghiên cứu và phát triển.
- Hệ thống các tổ chức tiến hành các hoạt động nghiên cứu, áp dụng tiến bộ
khoa học công nghệ bao gồm các tổ chức nghiên cứu triển khai, các tổ chức
tư vấn dịch vụ khoa học – công nghệ.
Những biến đổi diễn ra trong môi trường khoa học công nghệ đòi hỏi các
chuyên gia Marketing, chuyên gia thị trường phải tư vấn cho lãnh đạo các

doanh nghiệp có sự hợp tác chặt chẽ với các viện, các chuyên gia tư vấn về
khoa học công nghệ và đồng thời phải hướng các kỹ sư ở các ty hành động
theo quan điểm Marketing.
Tác động của yếu tố công nghệ đối với sản phẩm OMO:
giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều dòng sản phẩm và tăng tính cạnh tranh vì
vậy Unilever Việt nam luôn chú trọng áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt
động bán hàng; sản xuất sản phẩm làm cho Omo ngày càng đa dạng, giá
thành lại không cao, thông tin sản phẩm ngày càng nhiều trên báo chí,
truyền hình, internet..do vậy Omo ngày càng gần gũi hơn với người tiêu
dùng.
Thuận lợi:
Việc chuyển giao công nghệ trực tiếp được tiến hành đối với chuyển giao
máy móc và hệ thống công thức cũng như đảm bảo chất lượng và những


×