Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

giáo án văn minh thanh lịch lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.19 KB, 10 trang )

Tiết 1 ; 2
TIẾNG NÓI CỦA NGƯỜI HÀ NỘI
Ngày soạn : 18/10/2015
Ngày giảng : 21/10/2015 - 28/10/2015
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Học sinh hiểu về nét đẹp riêng của tiếng nói người Hà Nội.
- Tự hào về cách nói năng thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.
- Có ý thức thực hiện việc nói năng thanh lịch, văn minh thông qua việc rèn luyện
để nói đúng, nói lời hay và nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và đối tượng giao
tiếp.
II. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

1. Về nội dung
- Giải thích và phân tích để học sinh hiểu rõ đặc điểm của tiếng Hà Nội về ngữ âm,
từ vựng, ngữ pháp.
- Chứng minh được vẻ đẹp của tiếng Hà Nội chính là sự kết tinh những nét đẹp của
ngôn ngữ Việt Nam.
- Khơi gợi niềm tự hào trong học sinh bởi các em là người Hà Nội, được nói tiếng
Hà Nội. Từ đó các em tự ý thức rèn luyện cách nói năng của mình sao cho đúng,
cho hay, cho phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.
- Bài phân chia thời lượng là 2 tiết. Có thể tiết 1 dừng khi hết hoạt động 3.
2. Về phương pháp
- Cần kết hợp các phương pháp dạy học : thuyết trình, nêu vấn đề, động não, sắm
vai, thảo luận nhóm. Đặc biệt, chú ý sử dụng có hiệu quả phương pháp nêu vấn đề
và tổ chức thảo luận nhóm để học sinh có thể tự rút ra những yêu cầu cốt lõi trong
bài học (dưới sự hướng dẫn của giáo viên)
- Kết hợp với chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tọa đàm, trao đổi
để tổ chức các hoạt động nhằm hình thành ở học sinh tình yêu đối với Hà Nội và
con người Hà Nội để từ đó học sinh tự ý thức rèn luyện bản thân trở thành người
thanh lịch, văn minh.


3. Tài liệu và phương tiện


- Tư liệu, bài viết, mẩu chuyện, tranh ảnh… tham khảo về người Hà Nội và cách
nói năng của người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
- Phiếu thảo luận, bảng phụ, …
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Phần mở đầu : Giới thiệu bài
Giáo viên thuyết trình hoặc có hình thức phù hợp.
2. Hướng dẫn tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Thử phân biệt giọng nói Hà Nội với các địa phương khác.
- GV cho học sinh nghe giọng nói của phát thanh viên trên Đài tiếng nói Việt Nam
và giọng nói của phát thanh viên trên đài Hà Nội qua băng.
Hỏi:
+ Em có cảm nhận như thế nào về giọng nói và cách phát âm của phát thanh
viên trong băng?
+ Hãy so sánh hai giọng nói có gì giống và khác nhau?
- Giáo viên dẫn dắt vào bài: Hà Nội không chỉ đẹp về phong cảnh mà Hà Nội
còn đẹp bởi cốt cách con người. Một trong những yếu tố góp phần làm nên nét đẹp
của người Hà Nội chính là tiếng nói của người Hà Nội.
Hoạt động 2: Giúp học sinh hiểu về đặc điểm của tiếng nói người Hà Nội
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trả lời cá nhân theo gợi ý của giáo viên.
+ Em hãy cho biết, tiếng Hà nội có những đặc điểm gì về mặt ngữ âm, từ
vựng, ngữ pháp?
+ So sánh với ngôn ngữ toàn dân, em thấy tiếng Hà Nội có điểm giống và
khác như thế nào?
- Giáo viên kết luận kiến thức cơ bản: Tiếng Hà Nội là Tiếng Việt mang đặc
trưng của phương ngữ Bắc Bộ, về cơ bản tương đối chuẩn so với ngôn ngữ toàn
dân song cũng có những đặc thù riêng biệt. Cụ thể:

+ Về mặt ngữ âm: Các nguyên âm được phát ra rõ ràng. Sáu thanh điệu được
phát âm chính xác. Các phụ âm cuối được phát âm đúng chuẩn.
+ Về mặt từ vựng: Người nói tiếng Hà Nội sử dụng vốn từ toàn dân trong
mọi hoạt động giao tiếp.


+ Về mặt chính tả: Mặc dù thiếu vắng một số phụ âm đầu và một số vần
trong khi phát âm nhưng khi viết chính tả, người Hà Nội lại phân biệt rất chính xác
các từ ngữ đó.
Hoạt động 3: Tìm hiểu Tiếng Hà Nội- sự kết tinh những nét đẹp của ngôn ngữ Việt
Nam
- Có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi theo nhóm: Thi viết nhanh cách phát
âm và chính tả của các vùng miền trong cả nước
- GV gợi mở:
+ Em có nhận xét gì về cách phát âm và cách viết của người Hà Nội?
+ Vị trí của tiếng Hà Nội trong ngôn ngữ chung của cả nước?
- GV kết luận:
+ Người Hà Nội có cách phát âm nhẹ nhàng, mềm mại,“tròn vành rõ chữ”.
+ Cách uốn giọng ngọt ngào, uyển chuyển, tạo nên nét độc đáo và riêng biệt.
+ Là tiếng nói hội tụ tinh hoa của bốn phương đất nước, làm rạng rỡ mảnh đất
Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Hoạt động 4:
Tìm hiểu về cách nói năng thanh lịch, văn minh của người Hà Nội
- Có thể tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm nhằm giúp học sinh hiểu về cách nói
năng thanh lịch, văn minh của người Hà Nội:
+ Người Hà Nội có cách nói năng thanh lịch văn minh như thế nào (về cách phát
âm, dùng từ, xưng hô… trong giao tiếp)?
+ Nêu một vài ví dụ minh họa cụ thể mà em biết?
- Giáo viên kết luận kiến thức:
+ Người Hà Nội có cách nói năng nhẹ nhàng, dễ nghe.

+ Người Hà Nội có cách xưng hô đúng mực, cư xử nhã nhặn, lịch sự, tôn trọng
người đối thoại.
+ Người Hà Nội thường nói những lời tế nhị, không xô bồ.
+ Người Hà Nội luôn biết chon lọc từ ngữ để sử dụng khi giao tiếp.
Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh biết cách nói năng thanh lịch, văn minh


- Để hướng dẫn học sinh có ý thức nói năng thanh lịch, văn minh, giáo viên có thể
cho học sinh đóng tiểu phẩm theo nội dung câu chuyện “Làm đẹp tiếng Hà thành”
sau đó hướng dấn học sinh thảo luận:
+ Em có nhận xét gì cách sử dụng ngôn ngữ của Vân?
+ Thái độ và lời nói của bố Vân giúp cho em hiểu điều gì về cách nói năng của mỗi
người?
- Giáo viên kết luận: Để giữ gìn và làm đẹp thêm tiếng nói người Hà Nội, học sing
cần rèn luyện cho mình thói quen
+ Nói đúng: Phát âm chuẩn, dùng từ chính xác, viết đúng chính tả, đặt câu đúng
ngữ pháp.
+ Nói lời hay và cách nói hay: Biết thưa gửi, chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi khi giao
tiếp. Biết xưng hô phù hợp với đối tượng giao tiếp. Không nói lời tục tĩu. Biết kết
hợp lời nói với thái độ nét mặt, cử chỉ để gây thiện cảm với đối tượng giao tiếp.
Biết tiếp thu cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ khác nhưng không kệch cỡm, lai căng.
+ Nói phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp: tùy từng hoàn cảnh và đối
tượng giao tiếp mà có cách nói năng sao cho phù hợp.
Hoạt động 6: Liên hệ với cách nói năng của học sinh Hà Nội hiện nay.
- GV có thể đưa một số tình huống về cách nói năng của học sinh hiện nay để học
sinh trao đổi và thảo luận, phân tích những nét đẹp và chưa đẹp trong việc sử dụng
ngôn ngữ.
- Học sinh trình bày kết quả sưu tầm tục ngữ, ca dao, thành ngữ, châm ngôn…nói
về cách nói năng của con người (Có thể tổ chức theo hình thức trò chơi)
- Học sinh tự rút ra kết luận

Hoạt động 7: Củng cố
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt nội dung bài học
- Giải đáp thắc mắc (nếu có)


Tit 3 ; 4
GIAO TIếP, ứng xử trong gia đình
Ngy son : 8/11/2015
Ngy ging : 11/10/2015 - 25/11/2015
I. MụC TIÊU CầN ĐạT

Giúp HS :
- Nắm đợc những nét cơ bản về tổ chức gia đình của ngời Hà Nội (các thế hệ
trong một gia đình, quan hệ họ hàng); những mối quan hệ trong gia đình.
- Rèn luyện kĩ năng, hành vi giao tiếp ứng xử thanh lịch, văn minh đối với
các mối quan hệ trong gia đình nói riêng và đối với dòng họ nói chung, có hớng
điều chỉnh và có ý thức thực hiện hành vi ở mức độ đúng, dần dần nâng lên mức độ
hành vi đẹp. Từ đó, xây dựng, hình thành thói quen và lối sống đẹp.
- Luôn có ý thức rèn luyện cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh trong
gia đình.
II. NHữNG ĐIểM CầN LƯU ý


1. Nội dung của tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh lớp 7 bao gồm 6
tiết cho 3 bài. Cụ thể :
- Bài 1 (2tiết) : Tiếng nói của ngời Hà Nội.
- Bài 2 (2tiết): Giao tiếp, ứng xử trong gia đình.
- Bài 3 (2tiết): Giao tiếp, ứng xử trong nhà trờng.
Đây là bài thứ 2 ở lớp 7, là bài thứ 6 trong nội dung giáo dục nếp sống thanh
lịch, văn minh cấp THCS (lớp 6 có 4 bài). Qua bài học, học sinh đợc cung cấp đặc

điểm trong tiếng nói ngời Hà Nội, những kĩ năng, những hành vi chuẩn mực và cao
hơn là những hành vi đẹp về giao tiếp, ứng xử trong các mối quan hệ ở gia đình.
Với những nội dung đã học, các em ít nhiều đã đợc trang bị những khả năng ứng
phó với tình huống, mâu thuẫn xảy ra trong cuộc sống thờng ngày và có thể tự điều
chỉnh hành vi sao cho đúng và đẹp. Những nội dung tiếp sẽ đợc mở rộng, nâng cao
và giới thiệu ở lớp 8 và chơng trình Giáo dục Nếp sống thanh lịch, văn minh cho
HS cấp THPT theo tinh thần đồng tâm, tiệm tiến. GV có thể tìm đọc và giới thiệu
để HS cùng biết, tạo tâm thế cho bài học.
2. ở bài này, việc hớng dẫn và định hớng các hành vi cụ thể trong giao tiếp, ứng xử
trong gia đình là nhiệm vụ cơ bản nhất. Do đó, nội dung đợc đa ra khá phong phú,
toàn diện. Có thể, trong thời lợng 2 tiết không thể hớng dẫn hết các nội dung mà
tài liệu đa ra. Vì thế, GV cần chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong giờ dạy của mình.
Xác định mục tiêu cụ thể trong từng phần của mỗi bài, chọn nội dung phù hợp, nổi
bật, đáng chú ý để giảng dạy. Ngoài ra, để giờ học thêm phong phú, GV cần su tầm
những tình huống, bài tập, băng hình minh hoạ để giờ học không biến thành giờ
giảng đạo đức khô khan, nhàm chán.
III. TIếN TRìNH Tổ CHứC các hoạt động dạy học

1. Phần mở đầu : Giới thiệu bài
Gia đình - hai tiếng gọi thân thơng ấy đều in đậm trong tâm trí của mỗi ngời.
Trớc sóng gió của cuộc đời, gia đình luôn là chỗ dựa yên bình nhất, là nơi chia sẻ
mọi nỗi buồn vui, sự thành đạt cũng nh nỗi bất hạnh. Có thể nói, gia đình là nguồn
cội. Gốc có vững bền, cây mới phát triển xanh tốt. Một gia đình có văn hoá, nề nếp,
gia phong sẽ là môi trờng tốt nhất đễ mỗi cá nhân phát triển. Vậy, đối với các mối
quan hệ trong gia đình, đòi hỏi chúng ta phải có một cách giao tiếp, ứng xử sao cho


khéo léo, tế nhị, văn minhCó rất nhiều tình huống để chúng ta học và rèn luyện,
dù chỉ là thông qua những điều bình dị nhất. Bài học hôm nay sẽ hớng dẫn những
hành vi cụ thể để các em có đợc cách giao tiếp, ứng xử khéo léo với các mối quan

hệ trong gia đình của mình.
2. Phần tổ chức các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1 : Hớng dẫn HS tìm hiểu về tổ chức gia đình của ngời Hà Nội.
- Phần I gồm có 2 phần, mục đích giới thiệu cho HS biết về các mối quan
hệ trong gia đình, thông qua việc tìm hiểu về các thế hệ trong 1 gia đình.
Ngoài ra, còn giúp HS hiểu đợc mối quan hệ gia đình nằm trong phạm vi
rộng hơn. Đó là quan hệ họ hàng.
- Phần này, GV nên giới thiệu qua, không nên quá đi sâu, chi tiết :
+ Có thể cho HS lấy ví dụ trực tiếp về các thế hệ trong gia đình mình...Từ đó,
nhấn mạnh ý : Các mối quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong gia đình qui tụ lại
thành nếp sống gia đình mà ta gọi đó là gia phong.
+ Về quan hệ họ hàng : GV nhấn mạnh sự khác nhau giữa quan hệ họ hàng ở
ngoại thành với quan hệ họ hàng ở nội thành. Từ đó, đặt ra vấn đề : Ngời Hà Nội
bao giờ cũng giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đợc duy trì từ đời này
qua đời khác của dòng họ mình. Vậy, HS phải làm gì ? Câu trả lời sẽ đợc mở trong
phần II.
Hoạt động 2 : Hớng dẫn HS các hành vi giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh
trong gia đình
- Trớc khi đi vào hớng dẫn hành vi cụ thể, GV có thể khái quát hoá kiến
thức bằng 1 sơ đồ nh sau :



- Đối với phần 1 : Giao tiếp, ứng xử trong gia đình :
+ GV cần xác định đợc trọng tâm: Nên chú trọng các hành vi giao tiếp, ứng
xử đối với ông bà. Vì trong xã hội hiện đại, ngời già thờng rất hay rơi vào tình trạng
cô đơn, sống xa lạ ngay giữa con cháu, gia đình mình. Hơn nữa, tuổi già thờng hay
trái tính, trái nết, nhiều khi gây ra sự hiểu lầm, khó chịu cho con cháu. Do vậy,
việc giáo dục, hớng dẫn hành vi cho HS sao cho HS có cách giao tiếp, ứng xử khéo
léo, tế nhị với ông bà là cả một nghệ thuật.

+ GV có thể lựa chọn các phơng pháp giảng dạy phù hợp nhng chú trọng vào
các ý sau:
Con cháu phải tôn kính, hiếu thảo đối với ông bà.
Quan sát, lắng nghe, học cách thấu hiểu đối với ông bà.
Từ đó, đa ra những tình huống cụ thể để hớng dẫn hành vi cho HS.
+ Có thể đa ra dạng bài tập để HS dựa vào tài liệu và thực hành, sau đó lên
trình bày trớc lớp. Ví dụ:
Bài tập thực hành theo nhóm (chuẩn bị trớc ở nhà):


Dựa vào định hớng của tài liệu, em hãy lập một bảng thống kê tìm hiều về tâm lý,
lối sống, sở thích của ông bà mình. Sau đó, thảo luận và tìm ra những



×