TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------- --------------
CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI
GIẢI THƯỞNG "TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM"
NĂM 2014
Tên công trình:
“TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO
CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN-CHẾ TẠO ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN
KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 - 2013”
Thuộc nhóm ngành: Kinh doanh và quản lí 2
Hà Nội – 2013
MỤC LỤC
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG
1
LỜI MỞ ĐẦU
2
CHƯƠNG I: KHUNG LÍ THUYẾT VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
6
1.1, Khái niệm về FDI và FDI vào CNCBCT
6
1.1.1, Khái niệm về FDI
6
1.1.2, Khái niệm về CNCBCT
7
1.1.3, Khái niệm về FDI vào CNCBCT
8
1.1.4, Đặc điểm FDI vào CNCBCT
9
1.2, Khái niệm về phát triển kinh tế
9
1.2.1, Khái niệm về phát triển kinh tế
9
1.2.2, Các phương diện biểu hiện của phát triển kinh tế
1
0
1.3, Cơ sở lý thuyết về tác động của FDI vào CNCBCT tới phát triển kinh tế
1
3
1.3.1, FDI vào CNCBCT tác động đến cơ cấu ngành kinh tế
1
3
1.3.2, FDI vào CNCBCT làm tăng hiệu quả đầu tư
1
5
1.3.3, FDI vào CNCBCT góp phần giải quyết thất nghiệp
1
6
1.3.4, FDI vào CNCBCT tác động đến xuất khẩu hàng hóa
1
7
1.3. 5, FDI vào CNCBCT tác động đến nhập khẩu hàng hóa
1
8
1.3.6, FDI vào CNCBCT tác động đến nhập khẩu nguyên vật liệu
1
8
1.3.7, FDI vào CNCBCT tác động đến mức giá
1
9
1.3.8 FDI vào CNCBCT với các ngoại ứng khác
2
0
1.4, Kinh nghiệm thế giới về FDI vào CNCBCT
2
2
1.4.1, Một số bài học kinh nghiệm quản lý FDI vào CNCBCT hiệu quả
2
2
1.4.2, Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
2
6
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG FDI VÀO CNCBCT VÀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2013
2
7
2.1, Thực trạng FDI vào CNCBCT ở Việt Nam
2
7
2.1.1, Khái quát tình hình thu hút FDI
2
7
2.1.2, Thực trạng FDI vào CNCBCT giai đoạn 2008-2013
2
8
2.2, Thực trạng tác động FDI vào CNCBCT đến phát triển kinh tế ở Việt
Nam
2
9
2.2.1.FDI vào CNCBCT tác động đến cơ cấu kinh tế
2
9
2.2.2, FDI vào CNCTCB thúc đẩy phần nào xúc tiến chuyển giao công
nghệ, nâng cao hiệu quả đầu tư
3
2
2.2.3, FDI vào CNCBCT giải quyết vấn đề thất nghiệp
3
3
2.2.4, FDI vào CNCBCT tác động đến xuất khẩu hàng hóa
3
5
2.2.5, FDI vào CNCBCT tác động đến nhập khẩu hàng hóa
3
7
2.2.6, FDI vào CNCBCT tác động đến mức giá
3
9
2.2.7, FDI vào CNCBCT và các ngoại ứng tiêu cực khác
4
2
2.3, Ảnh hưởng của FDI vào CNCBCT đến một số chỉ số phát triển
3
kinh tế giai đoạn 2008-2013
2.3.1, Lạm phát
4
4
3
2.3.2. Tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán
4
4
2.3.3, Cơ cấu kinh tế
4
5
2.3.4, Thất nghiệp
4
6
2.3.5, Môi trường
4
6
2.4, Tổng quan về tác động của FDI vào CNCBCT
4
7
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP QUẢN LÍ FDI VÀO CNCBCT NHẰM
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG GIAI ĐOẠN 2014-2020
4
8
3.1, Bối cảnh kinh tế quốc tế và trong nước tác động tới FDI vào CNCBCT
4
8
3.1.1, Tình hình thế giới
4
8
3.1.2, Tình hình trong nước
4
9
3.2, Giải pháp nâng cao hiệu quả FDI vào CNCBCT nhằm định hướng phát triển
kinh tế
5
0
3.2.1. Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
5
0
3.2.2.Phát triển công nghiệp phụ trợ
5
1
3.2.3 Kiềm chế lạm phát
5
1
3.2.4. Kiểm soát quá trình xả thải nhằm giảm ô nhiễm môi trường
5
2
3.3.5. Các giải pháp khác
5
2
KẾT LUẬN
5
3
TÀI LIỆU THAM KHẢO
5
5
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu
đồ 1
Tình hình vốn đăng ký và thực hiện FDI giai đoạn 2004 – 2013
Biểu
đồ 2
Giá trị vốn FDI vào CNCBCT Việt Nam giai đoạn 2008-2013
2
7
Biểu
đồ 3
Tỉ trọng giá trị các khu vực giai đoạn 2008-2013
3
0
Biểu
đồ 4
Cơ cấu FDI vào CNCTCB ở Việt Nam giai đoạn 2008-2013
3
1
Biểu
đồ 5
Tỷ trọng xuất khẩu ngành CNCBCT giai đoạn 2008 – 2013
3
5
Biểu
đồ 6
Tỷ trọng xuất khẩu trong khu vực FDI trong giai đoạn 2008 –
3
6
Biểu
đồ 7
Tổng vốn FDI vào CNCBCT giai đoạn 2008 – 2013
3
6
Biểu
đồ 8
Tỷ trọng xuất khẩu ngành CNCBCT giai đoạn 2008 – 2013
3
7
Biểu
đồ 9
Mức tăng chỉ số giá bán sản phẩm nhóm hàng CNCBCT 2009-
4
1
Biểu
đồ 10
Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2001-2013
4
3
Biểu
đồ 11
Cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2006-2013
4
4
2013
2013
25
DANH MỤC BẢNG
Bảng
1
Tỷ lệ lao động có việc làm trong khu vực FDI giai đoạn 2008 – 2013
3
3
Bảng
Tỷ lệ lao động có việc làm trong ngành CNCBCT giai đoạn 20082
2013
3
4
Bảng
3
4
5
Một số chỉ số kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006-2013
Bảng
4
Tỷ lệ thất nghiệp giai đoạn 2008-2013
TỪ VIẾT TẮT
FDI
CNC
BCT
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Công nghiệp chế biến chế tạo
4
6
8
LỜI MỞ ĐẦU
1, Sự cần thiết của đề tài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có tác động tích cực tới tăng trưởng và phát triển
của một nền kinh tế như tăng lượng vốn đầu tư, nâng cao khả năng sản xuất và xuất khẩu,
góp phần chuyển giao kinh nghiệm quản lý, khoa học và công nghệ… Tuy nhiên, thực tế ở
nhiều nước trên thế giới cũng cho thấy nếu FDI tập trung quá nhiều vào một lĩnh vực có thể
đem lại những ngoại ứng tích cực và cả những ngoại ứng tiêu cực. Những bất ổn kinh tế vĩ
mô được biểu hiện dưới các khía cạnh gia tăng lạm phát, biến động mạnh tỷ giá hối đoái,
thâm hụt cán cân thanh toán lớn, bất ổn thị trường tài chính. Bên cạnh đó, những ngoại ứng
tích cực mà FDI mang lại như đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, giải quyết thất nghiệp,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế có thể đóng vai trò quyết định trong việc thu hút FDI của một
nền kinh tế.
Trong những năm vừa qua, theo đuổi mục tiêu tăng trưởng cao đã thúc đẩy Việt Nam
tăng cường thu hút đầu tư mạnh mẽ trong đó có FDI. Trong giai đoạn 2008 – 2013, đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào CNCBCT không ngừng gia tăng và trở thành lĩnh vực được nhà
đầu tư nước ngoài quan tâm nhiều nhất. Có thể nói, kinh doanh hàng công nghệ với các
doanh nghệp FDI trở thành nhân tố quan trọng nhất góp phần tăng nhanh nguồn vốn vào
nước ta trong giai đoạn …. Tuy nhiên, bên cạnh sự gia tăng FDI vào ngành, kinh tế Việt
Nam cũng chịu hai luồng ngoại ứng. Thực tế này, đặt câu hỏi liệu FDI vào CNCBCT có tác
động tới phát triển kinh tế trên phương diện nào.
Trong thời gian qua đã có một số bài viết và báo cáo đề cập đến những lo ngại về FDI
vào CNCBCT ở Việt Nam tuy nhiên chưa có công trình nào phản ánh rõ hai luồng tác động
(tích cực, tiêu cực) đến phát triển kinh ở nước ta. Thực tế này đòi hỏi cần phải nghiên cứu,
đánh giá tác động của FDI vào CNCBCT đến việc ổn định kinh tế vĩ mô và xem xét trong
mối liên quan tác động của FDI đến nền kinh tế để từ đó có đối sách quản lý phù hợp và hạn
chế tác động tiêu cực của FDI vào CNCBCT và tận dụng tối đa tác động tích cực của FDI
đối với toàn ngành.
Trước thực tế đó, em đã chọn đề tài “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
công nghiệp chế biến-chế tạo đối với phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008-2013”
9
với mong muốn xây dựng khung lý thuyết về cơ chế tác động của FDI vào CNCB tới nền
kinh tế và vận dụng phân tích vào thực tế ở Việt Nam trong giai đoạn 2008-2013, từ đó đề
xuất những giải pháp thu hút và sử dụng FDI vào CNCB nhằm tận dụng tối đa tác động tích
cực và hạn chế tác động tiêu cực.
2,Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1, Nghiên cứu ở nước ngoài
Một số nghiên cứu ở nước ngoài đã chỉ ra vai trò của vốn FDI tới công nghiệp chế biến như
1,Heterogeneity and the FDI versus export decision of Japanese manufacturers
(Nguồn: Tạp chí kinh tế quốc tế Nhật Bản) điều tra xem liệu sự khác biệt về năng suất
ngành công nghiệp chế biến giải thích tại sao một số nhà sản xuất chỉ cung thị trường trong
nước trong khi những nhà sản xuất khác lại chọn cung thị trường nước ngoài thông qua xuất
khẩu. Dữ liệu cho 1070 công ty chế biến lớn của Nhật Bản cho thấy các công ty cung trong
nước và suất khẩu có năng suất hơn các công ty chỉ xuất khẩu.
2, Foreign outsourcing, exporting, and FDI: A productivity comparison at the firm
level
(Nguồn: Tạp chí Kinh tế Quốc tê) chỉ ra rằng gia công và xuất khẩu nước ngoài
có thường ít hiệu quả hơn so với các công ty FDI hoặc trong chế độ toàn cầu hóa nhưng
hiệu quả hơn doanh nghiệp trong nước.
3,Outsourcing
versus
FDI
in
industry
equilibrium
(Nguồn: Tạp chí Cộng đồng Kinh tế châu Âu) chỉ ra rằng các yếu tố quyết định của đầu tư
trực tiếp nước ngoài tới các ngành công nghiệp sản xuất chuyên môn hóa.
4,
Foreign
direct
investment
in
developing
countries
and
growth:
(Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển) chỉ ra những ưu điểm trong tác động của đầu tư
trực tiếp nước ngoài(FDI) đối với tăng trưởng ở các nước đang phát triển. Nói chung, FDI
đượccoi như là một bộ tổng hợp của các cổ phiếu vốn, bí quyết, công nghệ và do đó tác
động của nó đối với tăng trưởng dự kiến sẽ được đa dạng và khác nhau rất nhiều giữa các
quốc gia công nghệ tiên tiến và phát triển. Tác động cuối cùng của FDI tới tăng trưởng sản
lượng trong nền kinh tế nhận phụ thuộc vào phạm vi lan truyền hiệu quả cho các công ty
10
trong nước mà FDI dẫn đến lợi nhuận tăng trong sản xuất trong nước và tăng hàm lượng
giá trị gia tăng của sản xuất có liên quan đến FDI.
2.2.Nghiên cứu ở trong nước
1, Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một địa phương ở
Việt Nam của NguyễnMạnhToàn (2010, Đại học Đà Nẵng) đã chỉ ra 4 các nhân tố ảnh
hưởng đến dòng vốn vào. Qua đó, tác giả đã chỉ ra cơ sở hạ tầng, sự ưu đãi và hỗ trợ của
chính quyền địa là những nhân tố quan trọng, mang tính quyết định khi nhà đầu tư nước
ngoài xem xét lựa chọn địa điểm đầu tư tại Việt Nam.
2, Một số hạn chế trong thu hút và sử dụng FDI ở Việt Nam hiện nay của Ngô Quang
Trung (2012, Luận văn Thạc sĩ) trình bày một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của đầu tư
trực tiếp nước ngoài. Làm rõ những tác động tiêu cực của các dự án FDI, những thủ thuật của
các nhà đầu tư gây ảnh hưởng xấu đến phát triển củaViệt Nam và đề xuất kiến nghị mang tính
giải pháp nhằm tăng cường huy động và sử dụng vốn đầu tư FDI ở Việt Nam.
3, Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam của Nguyễn Tú Phụ và Huỳnh Công Minh (2010) đánh giá mối quan hệ tương tác giữa
FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giaiđoạn 1988-2000.
4,Chiến lược đổi mới chính sách huy động các nguồn vốn nước ngoài phục vụ sự
nghiệp phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2010 của TS Trương Thái Phiên (Vụ Tài
chính Đối ngoại, Bộ Tài chính) đưa ra các giải pháp chủ yếu thu hút nguồn vốn FDI như:
Đổi mới cơ cấu FDI nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng xây dựng quy
hoạch đối với FDI, hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách quản lý, tăng cường
công tác bảo hộ sở hữu trí tuệ, phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
trong nước, phục vụ có hiệu quả cho hoạt động sử dụng FDI.
2, Mục tiêu nghiên cứu
-
Đề tài được thực hiện nhằm mục đích:
Xây dựng khung lý thuyết về tác động tích cực, tác động tiêu cực của FDI của CNCB tới
-
phát triển kinh tế ở Việt Nam
Phân tích và đánh giá thực trạng FDI vào CNCB và các tác động trong giai đoạn 2008-1013
11
-
Đề xuất một số giải pháp thu hút và sử dụng có hiệu quả FDI vào CNCB nhằm đảm bảo
phát triển kinh tế ở Việt Nam
3, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
•
•
Đối tượng nghiên cứu: FDI vào CNCB và tác động của nó tới phát triển kinh tế
Phạm vi nghiên cứu:
+ Nội dung nghiên cứu: Đề tài xem xét tác động của FDI vào CNCB đến phát triển
kinh tế ở Việt Nam qua các tác động tích cực tới thất nghiệp, cơ cấu kinh tế, công nghệ
và các tác động tiêu cực đến lạm phát, cán cân xuất nhập khẩu.
+ Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong giai đoạn 2008 – 2013 đặc biệt là
giai đoạn 2010 – 2013 vì đây là giai đoạn ngành công nghiệp chế biến ở Việt Nam thu
hút FDI mạnh
4, Phương pháp nghiên cứu
Từ mục đích và đối tượng phạm vi nghiên cứu, đề tài sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh;
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Nguồn số liệu chủ yếu là số liệu thứ cấp từ Tổng
cục thống kê, Cục đầu tư nước ngoài, Ngân hàng nhà nước, Bộ tài chính, Ủy ban giám sát
tài chính quốc gia và các nguồn số liệu từ các trang web và bài nghiên cứu đã được công bố.
5, Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu
gồm 3 chương:
Chương 1: Khung lí thuyết về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng FDI vào CNCBCT và phát triển kinh tế ở Việt Nam
(2008-2013)
Chương 3: Giải pháp quản lý FDI vào CNCB nhằm định hướng phát triển kinh tế ở
Việt Nam trong giai đoạn tới
CHƯƠNG I
KHUNG LÍ THUYẾT VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
12
1.1 Khái niệm về FDI và FDI vào công nghiệp chế biến - chế tạo
1.1.1 Khái niệm về FDI
Do có nhiều cách tiếp cận khác nhau về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và để giúp
các quốc gia hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô về FDI, nhiều tổ chức kinh tế đưa ra
những khái niệm khác nhau về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Quỹ tiền tệ thế giới
(International Moneytary Fund – IMF), trong Báo cáo cán cân thanh toán hàng năm đã đưa
ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư
có lợi ích lâu dài của một doanh nghiệp tại một nước khác (nước nhận đầu tư – hosting
country), không phải tại nước mà doanh nghiệp đang hoạt động (nước đi đầu tư – source
country) với mục đích quản lý một cách có hiệu quả doanh nghiệp”.
Ở Việt Nam, Luật Đầu tư năm 2005 không nêu ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước
ngoài nhưng có đề cập đến hai khía cạnh đó là: “đầu tư trực tiếp” và “đầu tư nước ngoài”.
Điều 3 Luật Đầu tư định nghĩa:
Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý
hoạt động đầu tư.
Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền
và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư.
Theo giáo trình đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt Nam: “Đầu tư
trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn, tài sản, công nghệ hoặc bất kỳ tài sản nào từ nước
đi đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư để thành lập hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhằm mục
đích kinh doanh có lãi”.
Qua các cách định nghĩa trên, một cách khái quát, đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức
nhà đầu tư chuyển vốn, tài sản, công nghệ hoặc bất cứ tài sản nào sang nước khác để tiến hành
hoạt động đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó nhằm đạt được lợi ích lâu dài.
FDI cũng là một hoạt động đầu tư nên nó mang đầy đủ những đặc điểm cơ bản của đầu
tư nói chung, ngoài ra FDI còn có những đặc điểm riêng khác, cụ thể như:
-
FDI là một dự án có sự tham gia quản lý của các nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư trực tiếp
nước ngoài có quyền tham gia hoạt động quản lý trong cácdoanh nghiệp FDI, tuy nhiên nhà đầu
13
tư nước ngoài phải đảm bảo đủ số phần trăm cổ phần mới được phép tham gia quản lý. Theo
hướng dẫn của OECD và Bộ Thương mại Hoa Kỳ thì nhà đầu tư nước ngoài phải chiếm tối thiểu
-
10% cổ phiếu thường hoặc quyền bỏ phiếu trong các doanh nghiệp FDI.
Có sự dịch chuyển tài sản kinh doanh giữa các quốc gia. Đó có thể là tài sản hữu hình (máy
móc, thiết bị, công nghệ…) hoặc tài sản vô hình (thương hiệu, bằng phát minh, sáng chế…).
Qua đó có thể thấy FDI không chỉ đưa vốn vào nước nhận đầu tư mà kèm theo đó là kỹ
thuật, công nghệ sẽ góp phần thúc đẩy sự ra đời của các ngành nghề mới và nâng cao chất
-
lượng sản phẩm – một nhân tố thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Việc tiếp nhận FDI không phát sinh nợ cho nước nhận đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài nhận
được lợi nhuận thích đáng khi hoạt động đầu tư có hiệu quả.
Đầu tư FDI tồn tại dưới nhiều hình thức, song chủ yếu có các hình thức sau:
-
Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là văn bản được ký kết giữa hai hoặc nhiều bên trong đó xác
định rõ trách nhiệm, phân chia kết quả kinh doanh cho từng bên để tiến hành đầu tư sản xuất
-
kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư mà không thành lập một pháp nhân.
Doanh nghiệp liên doanh: là loại hình doanh nghiệp do hai hay nhiều bên nước ngoài hợp
tác với nước tiếp nhận đầu tư cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận, chia
-
sẻ rủi ro theo tỷ lệ vốn góp.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước
ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước tiếp nhận đầu tư, tự quản lý và tự chịu
trách nhiệm về hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
1.1.2 Khái niệm về công nghiệp chế biến - chế tạo
Hiện nay vẫn chưa có một khái niệm cụ thể về công nghiệp chế biến – chế tạo, tuy nhiên
để tiếp cận khái niệm này có thể đi từ hai khái niệm của công nghiệp và chế biến - chế tạo:
Công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà
sản phẩm được “chế biến - chế tạo” cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh
doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ
của các tiến bộ về công nghệ, khoa học và kỹ thuật. Chế biến - chế tạo, chế tạo gồm các
hoạt động nhằm biến đổi về mặt vật lý, hóa học của vật liệu, chất liệu hoặc làm biến đổi các
thành phần cấu thành của nó để tạo ra sản phẩm mới.
Như vậy, công nghiệp chế biến - chế tạo, chế tạo là một phần của ngành công nghiệp,
một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất bằng các hoạt động
14
nhằm biến đổi vật liệu, chất liệu về mặt vật lý, hóa học để tạo ra sản phẩm mới phục vụ nhu
cầu tiêu dùng.
Ngành công nghiệp chế biến - chế tạo bao gồm tất cả các xí nghiệp công nghiệp, các cơ
sở sản xuất thủ công nghiệp chuyên chế biến - chế tạo những sản phẩm của công nghiệp
khai thác và sản phẩm của nông nghiệp. Ngoài ra công nghiệp chế biến - chế tạo còn bao
gồm cả việc sửa chữa máy móc thiết bị và sửa chữa vật phẩm tiêu dùng.
Về lĩnh vực, công nghiệp chế biến - chế tạo bao gồm: công nghiệp nhiệt điện, công
nghiệp chế biến - chế tạo nhiên liệu, công nghiệp luyện kim, công nghiệp chế tạo thiết bị máy
móc, công nghiệp hóa chất, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến - chế tạo gỗ,
tre, nứa, lá mây, song, cói…công nghiệp sành, sứ, thủy tinh, đồ gốm, công nghiệp dệt, da,
may, nhuộm, công nghiệp chế biến - chế tạo thực phẩm, công nghiệp sản xuất sản phẩm phục
vụ ngành y tế, văn hóa, giáo dục và các ngành công nghiệp chế biến - chế tạo khác.
1.1.3
Khái niệm về FDI vào công nghiệp chế biến - chế tạo
Việt Nam hiện nay chưa có một văn bản nào đưa ra một khái niệm rõ ràng về hoạt động
đầu tư trực tiếp nước ngoài đến công nghiệp chế biến - chế tạo. Tuy nhiên dựa vào khái
niệm, đặc điểm FDI và công nghiệp chế biến - chế tạo, có thể hiểu một cách tổng quát:
FDI vào công nghiệp chế biến - chế tạo là hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
các lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp chế biến - chế tạo.
Cụ thể hơn, FDI vào công nghiệp chế biến - chế tạo là hình thức nhà đầu tư di chuyển tài
sản, vốn, công nghệ và bất kỳ tài sản nào khác vào các lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp chế
biến - chế tạo ở nước khác để tiến hành hoạt động đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư đó.
1.1.4
Đặc điểm FDI vào công nghiệp chế biến - chế tạo - chế tạo
FDI vào công nghiệp chế biến - chế tạo - chế tạo mang đầy đủ đặc điểm chung của
dòng vốn FDI.
- Có sự dịch chuyển vốn bằng tiền, công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao giữa
các quốc gia, làm phát sinh ngành nghề mới, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ tại
15
quốc gia sở tại đồng thời giải quyết vấn đề thất nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
tại nước đó.
- Việc tiếp nhận FDI không phát sinh nợ cho nước nhận đầu tư, nhà đầu tư nước
ngoài nhận được lợi nhuận thích đáng khi hoạt động đầu tư có hiệu quả tuy nhiên cũng sẽ
lãnh phần nào hậu quả do môi trường đầu tư, kế hoạch đầu tư kém hiệu quả gây ra
- Đáp ứng một phần nhu cầu tiêu dùng trong nước đối với hàng hóa công nghệ cao
được sản xuất bởi công nghiệp CB-CT trong nước mặt khác đẩy mạnh xuất khẩu.
- Cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư nói chung cũng như cơ sở hạ
tầng, cơ sở vật chất của nước nhận đầu tư trong quá trình sản xuất, kinh doanh
1.2, Khái niệm về phát triển kinh tế
1.2.1, Khái niệm về phát triển kinh tế
Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật: hướng đi lên
từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn . Vì vậy có thể hiểu: “Phát triển kinh
tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh
tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống.”
Các tiêu thức đánh giá trình độ phát triển kinh tế:
- Một là, Sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình
quân trên đầu người. Đây là tiêu thức thể hiện quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế,
là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất của một quốc gia và thực hiện những mục
tiêu khác của phát triển. Nói các khác tăng trưởng là điều kiên cần của phát triển.
- Hai là, sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế. Đây là tiêu thức phản ánh sự
biến đổi về chất kinh tế của một quốc gia.
- Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. Mục tiêu cuối cùng của
sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không phải là tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, mà là việc xóa đói giảm nghèo, suy dinh dưỡng, sự tăng lên của tuổi thọ bình quân,
khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ dân trí giáo dục của quảng đại
quần chúng nhân dân…
16
Kinh tế vĩ mô nghiên cứu hoạt động của tổng thể nền kinh tế. Những biến số then chốt
được kinh tế vĩ mô quan tâm nghiên cứu bao gồm mức sản xuất, mức giá chung, cán cân
thanh toán, hệ thống tài chính, tiết kiệm, đầu tư, thất nghiệp… có ý nghĩa quan trọng trong
việc đánh giá một nền kinh tế, rộng hơn là một khu vực và toàn thế giới. Các biến số này có
tính chất đại biểu cho nền kinh tế, phản ánh xu hướng của nền kinh tế. Chính phủ điều hành
chính sách vĩ mô của mình thông qua việc xem xét các biến số kinh tế vĩ mô. Định hướng của
Chính phủ luôn mong muốn các biến số kinh tế vĩ mô ổn định, tránh biến động lớn. Vì vậy,
xét về góc độ quản lí Nhà nước, có thể nói, Chính phủ định hướng phát triển kinh tế luôn gắn
với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô trên cơ sở tăng trưởng cả về chất và lượng.
1.2.2, Các phương diện biểu hiện của phát triển kinh tế
1.2.2.1. Lạm phát
Lạm phát là tình trạng mức giá cả chung của nền kinh tế tăng liên tục kéo dài. Tiêu chí
đánh giá lạm phát là tỷ lệ lạm phát. Tỷ lệ lạm phát được tính dựa vào chỉ số giá tiêu dùng
(CPI), mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một người tiêu dùng điển hình
mua. Tỷ lệ lạm phát là phần trăm thay đổi mức giá chung so với thời kỳ trước đó, thường
-
được tính theo 1 năm.
Về mặt định lượng, lạm phát thường được chia thành những loại sau:
Lạm phát cân bằng (lạm phát vừa phải): mức lạm phát có tỷ lệ lạm phát một con số (dưới
10%).
Lạm phát phi mã: xảy ra khi tỷ lệ lạm phát ở mức 2 con số (ở mức từ 10% tới dưới 100%).
Siêu lạm phát: khi tỷ lệ lạm phát trên 100%.
Ở mức lạm phát cao, gồm lạm phát phi mã và siêu lạm phát, giá hàng hóa tăng lên nhanh
chóng. Thu nhập thực tế của người dân vì thế giảm mạnh còn chi phí sản xuất đầu vào của
doanh nghiệp như vốn và lao động tăng mạnh. Điều này khiến chất lượng cuộc sống người
dân giảm sút; các doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, có thể dẫn tới phá sản; đe dọa tới
tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy, các nước đang phát triển luôn đặt mục tiêu tăng trưởng
kinh tế (phát triển kinh tê) đi kèm với mức lạm phát vừa phải.
Lạm phát cao cũng khiến đồng nội tệ mất giá so với đồng ngoại tệ, gia tăng gánh nặng nợ
quốc gia. Người dân có xu hướng nắm giữ và giao dịch bằng đồng ngoại tệ nhiều hơn làm
giảm tính thanh khoản của đồng nội tệ.
1.2.2.2. Cán cân thanh toán
Một biến số kinh tế vĩ mô cần được quan tâm đó là cán cân thanh toán (BOP). Cán cân
thanh toán gồm 2 tài khoản chính là tài khoản vãng lai và tài khoản vốn; 2 thành phần phụ
là: tài khoản dự trữ chính thức thực hiện giao dịch của Chính phủ; và sai số và bỏ sót ròng
17
nhằm đảm bảo cán cân thanh toán. Hai thành phần chính của cán cân thanh toán được tính
như sau:
Cán cân tài khoản vãng lai = Cán cân thương mại(Xuất khẩu - Nhập khẩu) + Thu
nhập yếu tố (ròng) + Chuyển giao từ nước ngoài (ròng)
Cán cân tài khoản vốn = Đầu tư FDI ròng + nguồn vốn vay + đầu tư gián tiếp.
Để không ảnh hưởng tới dự trữ ngoại hối quốc gia; về nguyên tắc, dòng vốn vào ròng
phải bằng thâm hụt tài khoản vãng lai. Vì vậy, bất ổn cán cân thanh toán xảy ra khi không
đảm bảo dự trữ ngoại hối quốc gia do hiện tượng thâm hụt tài khoản vãng lai lớn trong khi
thặng dư tài khoản vốn giảm mạnh.
Thứ nhất, về tài khoản vãng lai, thâm hụt tài khoản vãng lãi chủ yếu đến từ thâm hụt
cán cân thương mại (còn gọi là nhập siêu). Để xác định mức độ nhập siêu của một quốc gia,
tiêu chí được sử dụng đó là tỷ lệ nhập siêu:
Tỷ lệ nhập siêu (theo GDP) = Độ lớn thâm hụt cán cân thương mại/ GDP
Theo thông lệ, tỷ lệ nhập siêu phù hợp khoảng 5 - 10% đối với các nước đang phát
triển. Tỷ lệ nhập siêu lớn hơn 10% chứng tỏ kinh tế trong nước phụ thuộc lớn vào hàng hóa
nhập khẩu. Kinh tế trong nước chịu nhiều ảnh hưởng từ các nước khác trên thế giới. Thêm
vào đó, nhập siêu tăng cao làm giảm nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia, Nhà nước phải đi vay
nợ nước ngoài để bù đắp làm gia tăng nợ công.
Thứ hai, về bất ổn cán cân tài khoản vốn xảy ra khi các nguồn vốn đầu tư ngắn hạn, có
khả năng thu hồi và quay vòng vốn nhanh gia tăng trong cán cân như các khoản đầu tư vào
BĐS, chứng khoán, vay nợ ngắn hạn. Các nguồn vốn này được coi là các nguồn vốn “mạo
hiểm” vì chúng dễ bị rút ra. Và nếu điều này xảy ra do một tác động tiêu cực từ trong nước,
dự trữ ngoại hối sẽ bị cạn kiệt, tỷ giá cũng bị biến động mạnh mẽ; gây khó khăn trong hoạt
động thương mại quốc tế và có thể gây suy thoái kinh tế.
Vì vậy, một trong những mục tiêu quan trọng của phát triển kinh tế là hạn chế thâm
hụt cán cân vãng lai (giảm nhập siêu) và bình ổn cán cân tài khoản vốn (hạn chế thoái vốn,
đầu tư ngắn hạn không hiệu quả)
1.2.2.3, Cơ cấu kinh tế
18
Cơ cấu kinh tế được hiểu là một hệ thống các tỷ trọng thành phần kinh tế trong nền
kinh tế xét về một lĩnh vực nào đó. Như vậy, cơ cấu kinh tế bao gồm nhiều loại như: cơ cấu
ngành kinh tế, cơ cấu vốn đầu tư, cơ cấu vùng kinh tế…
Cơ cấu kinh tế bất hợp lý thể hiện qua các cơ cấu kinh tế thành phần có dấu hiệu bất
ổn như vốn tập trung vào các thị trường mang tính rủi ro, không đi vào sản xuất; tập trung
vào các ngành kinh tế sử dụng nguồn lực theo chiều rộng, không đi vào chiều sâu; phát triển
kinh tế vùng một cách tràn lan, không có qui hoạch cụ thể…
Cơ cấu kinh tế bất hợp lý ảnh hưởng lớn tới tăng trưởng kinh tế dài hạn. Cơ cấu vốn
đầu tư không hiệu quả dẫn tới vốn đầu tư tăng nhanh nhưng tổng sản phẩm quốc nội tăng
chậm, gia tăng nguy cơ lạm phát. Không những thế, nếu không điều tiết kịp thời cơ cấu vốn,
kinh tế có thể bị suy thoái.
Cơ cấu vùng kinh tế và ngành kinh tế không phù hợp làm Cơ
giacấu
tăng
trạng
kinhtình
tế thay
đổithất
nghiệp, tác động xấu tới qui hoạch phát triển vùng. Sử dụng các nhân tố chiều rộng để phát
triển kinh tế làm chậm quá trình công nghiệp hóa, không cải thiện được năng suất lao động.
Kinh tế vì thế tăng trưởng với hiệu suất thấp, luôn có nguy cơ bị suy thoái, đồng thời đời
sống nhân dân không được cải thiện đáng kể.
Phát triển kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí giữa các ngành kinh tê,s
các vùng kinh tế, phương thức phân bổ và quản lí vốn đầu tư hợp lí.
Ngoài ra phát triển kinh tế còn được thể hiện qua các chỉ tiêu khác như bội chi NSNN;
nợ nước ngoài; tỷ lệ thất nghiệp; môi trường đầu tư; …Tuy nhiên, phạm vi của đề tài này
chỉ đề cập và phân tích tác động của dòng vốn FDI vào công nghiệp chế tạo - chế biến tới
một số góc độ nhất định
1.3, Cơ sở lý thuyết về tác động của FDI vào CNCBCT tới phát triển kinh tế
1.3.1, FDI vào CNCB tác động đến cơ cấu ngành kinh tế
Tác động tích cực của FDI vào công nghiệp chế biến trước hết phải kể đến việc giải
quyết thất nghiệp, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển giao công nghệ
FDI vào CNCBCT
Tỷ trọng công
nghiệp tăng
Công nghệ được
nhập khẩu
Việc làm tăng
19
Cơ cấu kinh tế
thay đổi
ICOR giảm
Thấtnghiệpgiảm
Tỉ trọng khu vực I (nông, lâm, ngư nghiệp), sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bị giảm
sút do gặp hạn chế trong việc huy động vốn sản xuất, bên cạnh đó diện tích sản xuất một
phần giảm sút do các nhà đầu tư tập trung mở rộng hạ tầng cơ sở của ngành công nghiệp
chế biến.
Tỉ trọng khu vực II (công nghiệp, xây dựng), tình trạng nguồn vốn đầu tư, công nghệ
được đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến làm cho năng suất lao động tăng nhanh, điều
tất yếu dẫn đếnlà sản lượng tăng nhanh. Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào
Việt Nam sẽ chú trọng đến xây dựng, mở rộng cơ sở hạ tầng chế biến nhằm mở rộng quy
mô, tạo những điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất. Quá trình này góp phần làm tăng
tỷ trọng khu vực II trong cơ cấu ngành kinh tế.
Tỉ trọng khu vực III (dịch vụ), khi FDI vào công nghiệp chế biến, các doanh nghiệp có
vốn FDI cũng sẽ chú trọng đầu tư vào các ngành dịch vụ như: cung cấp điện nước, dịch vụ
xây dựng, dịch vụ phân phối, dịch vụ vận tải…để hoàn thiện quá trình kinh doanh, đáp ứng
tính cần thiết, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy, dòng vốn FDI vào công nghiệp chế biến góp phần làm chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, cụ thể, tỉ trọng khu vực II (công nghiệp, xây dựng), khu vực III (dịch vụ)có xu
hướng tăng và tỉ trọng khu vực I (nông, lâm, ngư nghiệp)có xu hướng giảm.
Hơn nữa, nếu xét ở góc độ cơ cấu vốn FDI, khi đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy
mạnh vào ngành sản xuất sẽ làm giảm bớt phân nào rủi ro khi chảy vào ngành phi sản xuất
như bài học ở thị trường chứng khoán và bất động sản.
1.3.2, FDI vào CNCB làm tăng hiệu quả đầu tư
Công nghệ có một vai trò hết sức quan trọng đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Công nghệ
làm chu kỳ sống của sản phẩm rút ngắn hơn, sản phẩm mới được áp dụng công nghệ sản xuất tiên
20
tiến, có hàm lượng khoa học cao sẽ kích thích tiêu dùng do tính mới và giá thành hạ, dẫn đến kích
thích sản xuất và tăng thu nhập của nền kinh tế quốc dân.
Hơn nữa, khi quá trình sản xuất được áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến sẽ làm
tăng sự chuyên môn hóa dẫn đến năng suất lao động tăng lên, sản xuất phát triển nhanh và
qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Hệ số ICOR (Incremental Capital Output Ratio- tỷ số gia tăng của vốn so với sản
lượng) là tỷ số giữa quy mô đầu tư tăng thêm so với mức gia tăng sản lượng, hay là vốn đầu
tư tăng thêm cần thiết để tạo ra một đơn vị sản lượng (GDP) tăng thêm.
Về tổng quát, hệ số ICOR được tính như sau:
ICOR = =
ICOR phản ánh trình độ của công nghệ sản xuất, công nghệ cần nhiều vốn hệ số
ICOR sẽ cao và công nghệ cần ít vốn, nhiều lao động thì hệ số ICOR thấp. Sự phát triển của
khoa học và công nghệ có xu hướng ảnh hưởng đến hệ số ICOR. Gia tăng nguồn vốn đầu tư
cho khoa học công nghệ, một mặt sẽ làm tăng tử số của công thức, mặt khác sẽ tạo ra nhiều
ngành mới, công nghệ mới, làm máy móc hoạt động hiệu quả hơn, năng suất cao hơn, kết
quả đầu tư tăng lên (tăng mẫu số của công thức). Như vậy, hệ số ICOR tăng hay giảm phụ
thuộc vào xu thế nào chiếm ưu thế.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công nghiệp chế biến góp phần vào quá trình phát
triển công nghệ trong ngành chế biến. Từ những phân tích ở trên có thể thấy, FDI vào sẽ
làm cho sản xuất trong ngành công nghiệp chế biến tăng nhanh, điều này dẫn đến tốc độ
tăng trưởng kinh tế tăng cao. Mặt khác, ngành công nghiệp chế biến ở Việt Nam sử dụng
lao động tham gia vào quá trình sản xuất là chủ yếu. Hơn nữa, do trình độ nguồn nhân lực ở
khu vực chế biến vẫn còn thấp so với mặt bằng chung, từ đó có thể thấy việc đầu tư công
nghệ cao sẽ gặp phải vấn đề trình độ chưa tương thích với công nghệ, dẫn tới giảm năng
suất. Thêm vào đó, trình độ phát triển công nghệ của Việt Nam còn kém so với thế giới nên
công nghệ bình thường của nước ngoài khi vào Việt Nam sẽ là công nghệ mới, hiện đại đối
với nước ta. Do vậy, dòng FDIvào Việt Nam chủ yếu là những công nghệ cần ít vốn, chi phí
không lớn.
21
Vì vậy, có thể đánh giá rằng: FDI vào công nghiệp chế biến dẫn đến tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao hơn so với vốn đầu tư tăng thêm, từ đó làm giảm hệ số ICOR, tức nguồn
vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả.
1.3.3, FDI vào CNCB góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công nghiệp chế biến đã góp phần tạo việc
làm, nâng cao trình độ, thu nhập cho một bộ phận người lao động, qua đó làm giảm tỷ lệ
thất nghiệp, tăng trình độ nguồn lực đất nước.
Thứ nhất, trực tiếp tạo việc làm bằng cách tuyển lao động địa phương trong các
doanh nghiệp có vốn FDI hoặc trong các doanh nghiệp vệ tinh cung cấp nguyên vật liệu và
dịch vụ cho các doanh nghiệp FDI.
Thứ hai, hoạt động đầu tư trực tiếp sẽ yêu cầu một trình độ nguồn nhân lực ở một mức
nhất định, điều này làm thay đổi cơ bản, nâng cao trình độ, chất lượng lao động trong khu vực
chế biến thông qua các hoạt động đào tạo lao động trong các doanh nghiệp có vốn FDI.
Thứ ba, nguồn nhân lực trong doanh nghiệp chế biến có vốn đầu tư nước ngoài sẽ
được trả lương cao hơn so với các doanh nghiệp trong nước khác do: sản lượng sản xuất của
các doanh nghiệp này thường cao hơn so với các doanh nghiệp khác; lao động được tuyển
dụng thường là những người có trình độ cao và đối với những lao động trình độ thấp sẽ có
quá trình đào tạo, nâng cao trình độ lành nghề.
Mặt khác, FDI vào CNCBCT còn có tác động không nhỏ đến cán cân xuất nhập khẩu
FDI vào CNCB
Vốn lĩnh vực sản xuất tăng
Kĩ thuật xử lí NVL thô trong nước còn
Sảnkém
xuất được mở rộng
Nhậpkhẩu NVL, link kiện
Xuất khẩu hàng hóa
Nhập khẩu hàng hóa
22
1.3.4, FDI vào CNCBCT tác động đến xuất khẩu hàng hóa
Dòng vốn FDI vào công nghiệp chế biến bổ sung một nguồn vốn lớn cho hoạt động
sản xuất xuất khẩu. Việt Nam là một nước có lợi thế về nguồn lao động dồi dào, giá rẻ song
lại thiếu vốn để phát triển sản xuất. Vì vậy có thể thấy dòng vốn FDI là một nguồn vốn rất
quan trọng giúp khắc phục tình trạng thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, từ đó kích thích các
doanh nghiệp mở rộng sản xuất.
Bên cạnh đó, dòng vốn FDI vào góp phần tăng năng suất và sản lượng trong khu vực chế
biến. Với kinh nghiệm quản lý và trình độ công nghệ được cải thiện, năng suất khu vực chế
biến tăng lên rõ rệt. Hơn nữa, hàng hóa chế biến vừa đạt được chất lượng cao vừa có sự đa
dạng, phong phú. Trước kia, quá trình chế biến sản phẩm tốn rất nhiều thời gian do thiếu công
nghệ hiện đại, khi dòng FDI vào cùng với quá trình chuyển giao công nghệ đã làm rút ngắn
khoảng thời gian này làm chu kỳ sản xuất giảm, tăng hiệu quả sản xuất.
Tóm lại có thể thấy, dòng vốn FDI vào công nghiệp chế biến góp phần mở rộng sản
xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Khi đó sản phẩm trong nước có thể cạnh
tranh với sản phẩm ngoại, làm tăng kim ngạch xuất khẩu quốc gia.
1.3.5, FDI vào CNCBCT tác động đến nhập khẩu hàng hóa
Dòng vốn FDI vào công nghiệp chế biến cùng với quá trình chuyển giao công nghệ
tác động đến nhu cầu tiêu dung hang trong nước và hang nước ngoài thay đổi, dẫn đến kim
ngạch nhập khẩu quốc gia giảm, cụ thể là:
Thứ nhất, trước đây Việt Nam phải nhập khẩu những hang hóa mà các doanh nghiệp
nội chưa có khả năng sản xuất do chưa có đủ trình độ. Hiện nay, dòng vốn FDI vào ngành
công nghiệp chế biến đi kèm với quá trình chuyển giao công nghệ, cùng với đó trình độ sản
xuất sẽ tăng lên rõ rệt, những hàng hóa trước đây trong nước chưa chế biến được nay đã phổ
biến trong các doanh nghiệp nội. Nhu cầu của người tiêu dùng phần nào sẽ được giải quyết
ngay ở các doanh nghiệp FDI trong nước. Tuy nhiên, cung hàng háo trong nước có hạn,
những mặt hàng thuộc công nghiệp chế tạo-chế biến bị các daonh nghiệp xuất khẩu quá
mức (cung nước ngoài nhiều) là cho phần nào cũng có thiếu hụt hàng hóa công nghệ ở thị
23
trường nội địa. Số liệu thức tế đã cho thầy, giá trị hàng hóa nhập khẩu ở một số mặt hàng
Giá chi phí sản
xuấtnghệ
chungnhư
tăng
(điện,
nước)
công
điện
thoại,
máy móc… chưa có dấu hiệu giảm tỉ trọng nhập khẩu.
Thứ hai, khi các nhà đầu tư đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, lĩnh vực này sẽ
phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. Những ngành cần sử dụng đến những tư liệu sản
xuất trước đây phải nhập khẩu của nước ngoài, hiện nay các doanh nghiệp FDI chỉ giải
quyết phần nào bằng nguồn cung trong nước.
1.3.6, FDI vào CNCB làm tăng kim ngạch nhập khẩu nguyên vật liệu
FDI là một hình thức di chuyển nguồn lực giữa các quốc gia. Các nguồn lực này không
chỉ tồn tại dưới dạng tiền tệ mà còn là những máy móc thiết bị công nghệ, nguyên vật liệu
mà nhà nước ngoài chuyển vào nước nhận đầu tư để tiến hành sản xuất kinh doanh. Việc di
chuyển những nguồn lực sản xuất này vào công nghiệp chế biến đồng nghĩa với nước ta
phải nhập khẩu hàng hóa này. Hơn nữa Việt Nam là một nước có trình độ công nghệ thấp
nên trong giai đoạn chế biến nguyên vật liệu thô thành sản phẩm hoàn chỉnh còn ngặp khó
khăn. Để giải quyết vấn đề này nước ta phải nhập khẩu máy móc, thiết bị phụ trợ từ nước
ngoài. Bên cạnh đó, quá trình chế biến nguồn vật liệu nguyên thủy thành nguyên vật liệu thô
(đầu vào của quá trình chế biến ra sản phẩm cuối cùng) cũng gặp vấn đề về công nghệ và sự
khan hiếm về tài nguyên nên nguồn nguyên liệu thô cần dùng cho giai đoạn chế biến cuối
cùng trong nước còn thiếu hụt, cần phải nhập nguyên vật liệu thô từ nước khác làm đầu vào
chế biến. Cùng với đó, vấn đề nhập khẩu máy móc, linh kiện, nguyên liệu… làm giá hàng
hóa cuối cùng tăng do chi phí tăng.
Như vậy, dòng FDI vào CNCB một mặt làm tăng kim ngạch nhập khẩu nguyên vật liệu
thô đầu vào dùng cho chế biến, mặt khác lại làm giảm kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tiêu
dùng cuối cùng, đẩy mạnh xuất khẩu
1.3.7, FDI vào CNCBCT tác động đến mức giá
CPI
FD
24
Các tổng công ty Nhà
FDI vào CNCB tác động đến lạm phát qua ba kênh chính, thể hiện qua sơ đồ 1.2.
Thứ nhất, FDI vào CNCB kích thích sự phát triển thị trường CNCB tuy nhiên, phần lớn
sản phẩm công nghệ được sản xuất trong khu vực FDI được đem xuất khẩu. Giá được qui
định bởi quan hệ cung cầu. Có thể nói, nguồn cung và nguồn cầu khá đặc biệt.
•
Về cung: Cung trên thị trường là toàn bộ khối lượng hàng hóa được ra thị trường để trao đổi
tại một thời điểm.
Nguồn cung thứ nhất là nguồn cung trong nước sở tại. Một phần hàng hóa sản xuất ở
Việt Nam được bán ngay trong thị trường Việt Nam
Nguồn cung thứ hai là cung nước ngoài. Phần nhiều hàng hóa FDI được sản xuất trong
khu vực được đem đi xuất khẩu
• Về cầu: Cầu là khối lượng hàng hóa mà người tiêu dùng sẵn sàng chấp nhận và có khả năng
thanh toán trên thị trường tại một thời điểm nhất định.
Hàng hóa công nghiệp là một nhu cầu thiết yếu đối với người dân trong nước. Với một
quy mô dân số lớn như ở Việt Nam, nhu cầu về các mặt hàng công nghệ là không nhỏ. Mặt
khác, với chi phí nhân công, chi phí sản xuất rẻ ở thị trường Việt Nam, những mặt hàng này
khi được xuất khẩu cũng sẽ tạo nguồn cung lớn cho nhu cầu mua hàng của người nước
ngoài
Như vậy, một phần do nhu cầu lớn về các mặt hàng công nghiệp trong nước, một phần do
nguồn cung chủ yếu của những mặt hàng này là nước ngoài nên giá mua trong nước cao do
nguồn cung trong nước khan hiếm.
25
Thứ hai, FDI vào CNCB làm tăng giá nguyên vật liệu. Khi các doanh nghiệp đầu tư kinh
doanh tại Việt Nam, một lượng nguyên vật liệu thô và nguyên vật liệu đã qua tinh chế được
nhập khẩu và được trưng mua trong nước. Tuy nhiên, hầu hết nhưng nguyên vật liệu tinh
chế được nhập khẩu hoặc không sẵn có ở Việt Nam. Chính yếu tố này đã làm tăng giá
nguyên vật liệu đầu vào.Trong thời gian ngắn, hiện tượng cầu kéo làm tăng giá nguyên vật
liệu. Từ đó, chỉ số giá tiêu dùng cũng tăng lên.
Thứ ba, FDI vào CNCB làm tăng giá của các mặt hàng nhập khẩu. Sau khi sản xuất ở thị
trường Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu thu được lợi nhuận và chuyển lợi nhuận đó
về nước, một số nhà đầu tư đồng thời rút vốn khỏi thị trường. Điều này đặt áp lực phá giá
đồng nội tệ. Một số mặt hàng thiết yếu nhập khẩu sẽ tăng giá như xăng, dầu, ga... cùng với
những công nghệ nhập khẩu dùng để sản xuất điện tăng làm giá các mặt hàng cơ bản như
điện, dầu, xăng, phân bón… tăng. Quan trọng đây chính là những mặt hàng thiết yếu của
người dân và là yếu tố đầu vào trong dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp. Lạm phát như
vậy sẽ tăng do chi phí đẩy. Mặt khác, trong quá trình sản xuất, một số nhà đầu tư thua lỗ sẽ
rút vốn về nước. Áp lực phá giá đồng nội tệ càng gia tăng bởi hiện tượng thoái vốn trên.
1.3.8 FDI vào CNCBCT với các ngoại ứng khác
FDI vào CNCBCT có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái. Đây có
thể coi như một trong những tác động tiêu cực biểu hiện rõ rệt nhất nếu ngành công nghiệp
Việt Nam phát triển bởi trình độ xử lí ô nhiễm môi trường của Việt Nam có hạn, việc đánh
đổi chi phí cơ hội giữa chi phí xử lí ô nhiễm môi trường và phát triển công nghiệp chế tạo,
chế biến cần nhận thức một cách đúng đắn.
Tác động của việc phát triển công nghiệp chế tạo-chế biến qua dòng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài đến môi trường qua các yếu tố sau:
Thứ nhất: về nguồn xả thải, khí thải, nước thải và các chất thải rắn không hoàn toàn
được xử lí toàn bộ và chỉ được xử lí một phần, xử lí chưa hoàn thiện va được thải trực tiếp
vào khí quyển, sông hồ, môi trường lộ thiên không qua xử lí gây ô nhiễm không khí, ô
nhiễm nguồn nước, nguồn đất
Thứ hai: về phương thức kiểm soát và xử lí sau xả thải , hầu hết quá trình kiểm soát xả
thải ở các khu công nghiệp không được giám sát chặt chẽ. Do trình độ xử lí chất thải sau khi