Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

SỰ THAM GIA vào THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG của NGƯỜI CAO TUỔI ở VIỆT NAM (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.44 KB, 5 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI
GIẢI THƯỞNG “ TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”
NĂM 2014

Tên công trình: SỰ THAM GIA VÀO THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
CỦA NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM

Thuộc nhóm ngành khoa học: KT03

HÀ NỘI, 2014


Già hóa và việc làm cho Người cao tuổi
Nâng cao tuổi thọ là một trong những thành tựu của xã hội. Tuy nhiên, tuổi thọ cao dẫn
đến tình trạng già hóa dân số gây ra những thách thức không nhỏ. Quá trình già hóa diễn
ra ở nước ta cũng như các nước đang phát triển khác diễn ra nhanh hơn nhiều những gì
các nước phát triển đã trải qua. Không những có ít thời gian hơn để điều chỉnh, nền kinh
tế, cơ cấu chính sách, các chế độ BHXH của nước ta vẫn còn yếu và chưa có nhiều kinh
nghiệm.
Một trong những giải pháp mà các nước phát triển đã áp dụng là hỗ trợ người già tham
gia lực lượng lao động. Việc làm giúp NCT chủ động trong tài chính, tăng cường thể chất
và tinh thần. Tỉ lệ Người cao tuổi tham gia hoạt động kinh tế ở nước ta hiện nay khá cao,
tuy nhiên các chính sách hỗ trợ của nhà nước là chưa đầy đủ
Thuyết việc làm cố định
Các chính sách tăng sự tham gia của người già vào thị trường lao động được coi là một
giải pháp thích hợp nhằm giảm thiểu những áp lực đó. Tuy nhiên có những ý kiến cho
rằng các chính sách như vậy sẽ làm giảm đi cơ hội gia nhập thị trường lao động của
nhóm dân số trẻ.
Thuyết việc làm cố định dựa trên giả định là số công việc trên thị trường là giới hạn.
Samuelson trong cuốn sách giáo khoa “Kinh tế học” nổi tiếng của mình cho rằng :” Đúng


hơn là nền kinh tế có thể điều chỉnh để tạo công ăn việc làm cho bất cứ ai tham gia lao
động. Trong dài hạn khi giá và mức lương điều chỉnh theo công nghệ và sở thích, theo
cung và cầu, thì việc làm sẽ về với công nhân hoặc công nhân sẽ đến với việc làm”.
Mặc dù vấp phải sự hoài nghi của các nhà kinh tế, lí thuyết này vẫn thường xuyên được
sử dụng như một lập luận để phản đối các chính sách của chính phủ về giảm giờ làm,
giảm người nhập cư, tăng tuổi nghỉ hưu…
Một trong những lập luận để phản bác Lí thuyết việc làm cố định : Thứ nhất, khi một
người tham gia vào thị trường lao động, họ được trả tiền lương cho công sức họ bỏ ra. Số
tiền đó lại được dùng để mua hàng hóa và dich vụ sản xuất bởi một ai đó, người già hoặc
người trẻ, người nhập cư hay người bản xứ. Điều đó đến lượt nó lại tạo ra công ăn việc
làm. Thứ 2, lượng việc làm không cố định mà ngày càng đa dạng và phong phú. Đã có
thời hầu hết chúng ta đều làm nông nghiệp. Tiến bộ khoa học kĩ thuật đã tạo ra những


nhu cầu và việc làm mà trước đây chưa từng có, ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng
phát triển và chiếm tỉ trọng cao. Thứ 3, Trên thực tế, lao động không thay thế hoàn hảo
cho nhau, lao động trẻ không dễ dàng thay thế cho lao động cao tuổi.
Lý thuyết tân cổ điển về cung lao động là một trong những lí thuyết được sử dụng để
phân tích hành vi tham gia thị trường lao động. Lý thuyết này dựa trên mô hình một cá
nhân tối đa hóa lợi ích của mình trong việc tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ ( kí hiệu C ) và
tiêu thụ sự nghỉ ngơi ( kí hiệu L).
Một cá nhân tối đa hóa lợi ích của mình sẽ không tham gia lao động khi lương thấp và lao
động khi lương cao, mức lương vừa đủ để cá nhân chuyển từ nghỉ ngơi sang làm việc
được gọi là wr mức lương kì vọng tối thiểu ( reservation wage). Hàm ý của mức lương kì
vọng tối thiểu wr là cá nhân sẽ làm việc khi mức lương trên thị trường lao động lớn hơn
hoặc bằng wr.
Mức lương kì vọng tối thiểu phụ thuộc vào thời gian T, thu nhập ngoài lao động V, yếu tố
cá nhân U0, và mức lương trên thị trường w.
Ta chia các nhân tố ảnh hưởng đến tham gia thị trường lao động của người cao tuổi thành
3 nhóm:

-

Thị trường lao động: mức lương, điều kiện làm việc…
Các nguồn thu nhập khác : lương hưu, trợ cấp từ con cái, tiền tiết kiệm…
Yếu tố cá nhân : sức khỏe, tuổi tác, giáo dục…

Chính sách khuyến nghị
Để gia tăng lượng người cao tuổi vào lực lượng lao động, thì người cao tuổi cần có mong
muốn tham gia, tức là có cung cho thị trường lao động; còn chủ doanh nghiệp cũng phải
có mong muốn thuê họ, tức là có cầu lao động.
Chính phủ:
Có sự đánh giá lại các quy định về công việc linh động, bán thời gian. Có quyền đề nghị
các chủ doanh nghiệp cân nhắc đến sự thay đổi giờ làm việc hoặc mô hình làm việc có


thể bao quát hơn đến tất cả các công nhân, không chỉ đến những lao động trẻ mà còn đến
những người gần đến độ tuổi về hưu.
Chính phủ nên tính đến việc hỗ trợ tài chính cho việc đào tạo việc làm cho những người
trên 50 tuổi, những người thất nghiệp ít hơn 6 tháng. Bởi vì có bằng chứng cho rằng
những người cao tuổi mà thất nghiệp lâu hơn 6 tháng thì sẽ rất khó để khiến họ quay trở
lại thị trường lao động.
Cần thuyết phục nhà tuyển dụng tạo ra các cơ hội nghề nghiệp cho các nhóm yếu thế,
cung cấp các lợi ích sức khỏe cho nhận viên, cải thiện môi trường làm việc, nâng cao sức
khỏe công nhân viên.
Nhà tuyển dụng:
Có sự linh động về thời gian làm việc, mở rộng, cam kết các cơ hội việc làm cho người
cao tuổi.
Thiết kế lại việc làm cho phù hợp với lao động lớn tuổi.
Nhà tuyển dụng nên có những nỗ lực thay đổi về trợ cấp cũng như sức khỏe nghề nhiệp
đối với người cao tuổi, cần thúc đẩy sự cân bằng giữa việc làm và cuộc sống, sức khỏe

nghề nghiệp để bớt gánh nặng công việc và vẫn còn hấp dẫn lao động lớn tuổi. Chủ lao
động nên có những nỗ lực chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp, tính đến các vấn đề cá nhân
xảy ra với lao động lớn tuổi.
Chủ lao động cần có chính sách quản lý công việc và hiệu suất làm việc phù hợp, để cho
nhà quản lý và chủ lao động có thể ứng phó chủ động, kịp thời các trường hợp giảm ca
hay nghỉ hưu sớm… Để thực thi các quy định rõ ràng theo độ tuổi, doanh nghiệp cần thay
đổi quan điểm đối xử tuổi tác, văn minh nơi công sở
Cá nhân:
Cam kết tham gia vào thị trường lao động cao tuổi.
Cá nhân cần chắc chắn rằng họ biết được mức tiền lương tương lai và có được thông tin
còn thiếu hay không hiểu rõ từ Phòng việc làm và lương hưu hoặc chủ doanh nghiệp. Họ


cũng cần biết điều gì ảnh hưởng đến sự thay đổi mô hình làm việc có thể có trong quyền
lợi lương hưu sau này.
Cá nhân cũng cần cân nhắc vai trò của các công việc linh động, đặc biệt là công việc bán
thời gian có thể khiến họ có xu hướng lùi lại thời gian nghỉ hưu.
Cá nhân cũng nên chuẩn bị tính đến các cơ hội việc làm linh động về thời gian mà không
thuộc các lĩnh vực truyền thống của họ.
Cá nhân nếu có thể thì nên khuyến khích các chủ doanh nghiệp và công đoàn để thảo
luận và xây dựng các điều khoản về các nhu cầu của lao động lớn tuổi.
Công đoàn:
Công đoàn là 1 địa điểm đáng tin cậy, chỉ ra các lợi ích cũng như cạm bẫy của những
công việc linh động về thời gian cho người cao tuổi, đồng thời mở rộng các công việc
bán thời gian cho những nhóm lao động có chuyên môn.
Bên cạnh các giới hạn luật pháp và quyền lực của chủ lao động, công đoàn có thể khuyến
khích chủ doanh nghiệp đưa ra các cơ hội đào tạo nghề nghiệp còn các lao động lớn tuổi
tiếp cận, tham gia các cơ hội đó.
Công đoàn cũng có thể hợp tác với chủ lao động để thiết kế lại việc làm cho thuận tiện,
và chấp nhận sự thay đổi các tiêu chuẩn nghề nghiệp để phù hợp với các vấn đề chăm sóc

và sức khỏe cho lao động lớn tuổi.



×