Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Sự cần thiết việc hình thành phát triển số tập đoàn kinh tế nhà nước kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.43 KB, 48 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Tr-ờng đại học ngoại th-ơng
----------o0o-----------

Đề tài
Công trình dự thi cuộc thi:
Sinh viên nghiên cứu khoa học
tr-ờng đại học ngoại th-ơng năm 2006
Tên công trình:
Sự cần thiết của việc hình thành và phát triển một số tập đoàn kinh tế nhà n-ớc
trong nền kinh tế thị tr-ờng
định h-ớng xã hội chủ nghĩa
ở việt nam hiện nay

Nhóm ngành: xh1a

Hà Nội, tháng 7 năm 2006


LỜI NÓI ĐẦU
Trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trƣờng, trƣớc sự hội nhập quan hệ
quốc tế, việc hỡnh thành cỏc Tập đoàn kinh tế là một tất yếu khách quan. Điều này
đó đƣợc nêu trong Nghị quyết Trung Ƣơng khoá IX: “Hình thành một số tập đoàn
kinh tế mạnh trên cơ sở các Tổng công ty Nhà nước, có sự tham gia của các
thành phần kinh tế”.
6 doanh nghiệp trọng điểm đƣợc lựa chọn là:
-

Tổng công ty Than và Khoáng sản Việt Nam

-



Tổng cụng ty Bảo hiểm Việt Nam

-

Tổng công ty Bƣu chính viễn thông

-

Tổng công ty Điện lực

-

Tổng cụng ty Dệt may

-

Tổng cụng ty Công nghiệp Tàu thủy

Đây là một bƣớc đột phá quan trọng trong quản lý kinh tế ở tầm quốc gia,
đánh dấu mốc cho sự năng động và phát triển của doanh nghiệp nhà nƣớc ở Việt
Nam. Vì vậy, đề tài này sẽ đi vào nghiên cứu sự cần thiết của việc hình thành và
phát triển một số tập đoàn kinh tế nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng
Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.



2



CHƢƠNG 1

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN
TẬP ĐOÀN KINH TẾ
1.1

Khái niệm và đặc điểm Tập đoàn kinh tế.

1.1.1 Định nghĩa về Tập đoàn kinh tế :
1.1.1.1 Cơ sở lí luận cho sự ra đời của các tập đoàn kinh tế:
Kinh tế thị trƣờng phát triển dẫn đến nhu cầu tích tụ, tập trung, chuyên môn
hoá, hợp tác hoá trong quá trình sản xuất - kinh doanh. Do đó, đã từ lâu tại các nƣớc
có nền kinh tế thị trƣờng phát triển, nhiều doanh nghiệp đã tìm cách liên kết lại với
nhau để hình thành những tổ hợp doanh nghiệp có qui mô lớn hơn, đa dạng về
ngành nghề kinh doanh, mở rộng phạm vi hoạt động từ địa phƣơng đến cả quốc gia
và vƣơn ra nhiều nƣớc trên thế giới. Những tổ hợp này đƣợc gọi là tập đoàn kinh tế,
chúng có vai trò chi phối và tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế của nhiều
nƣớc, khu vực và thế giới.
Lịch sử hình thành và phát triển của các tập đoàn kinh tế cho thấy, chúng có
sức sống mãnh liệt và phát triển không ngừng; bởi vì nó phù hợp với những qui luật
tất yếu khách quan và những xu thế phát triển của nền sản xuất xã hội. Đó là:
- Qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của
lực lƣợng sản xuất : dƣới tác động của tiến bộ khoa học, công nghệ và liên kết kinh
tế quốc tế, lực lƣợng sản xuất đã có bƣớc phát triển mạnh mẽ :
+ phân công lao động xã hội sâu, rộng hơn;
+ qui mô sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mang tính xã hội hoá, toàn
cầu hoá cao hơn;
+ trình độ công nghệ và phƣơng tiện sản xuất đƣợc cải tiến rất
nhanh chóng.
Do đó, các tập đoàn kinh tế – một loại hình tổ chức kinh tế, một hình thức

biểu hiện của quan hệ sản xuất đã ra đời để đáp ứng yêu cầu và thúc đẩy sự phát
triển của lực lƣợng sản xuất.
- Qui luật tích tụ, tập trung vốn và sản phẩm: trong cơ chế thị trƣờng, mỗi
doanh nghiệp luôn cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Vì vậy, chúng phải không
ngừng tái sản xuất mở rộng, tích tụ, tập trung vốn vào sản xuất. Doanh nghiệp tích
luỹ vốn thông qua lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại hoặc từ việc
đi vay, liên kết kinh doanh, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, hoặc thông qua việc
doanh nghiệp mạnh thôn tính, tiếp nhận sự sáp nhập của các doanh nghiệp yếu và
nhỏ hơn; nhờ đó, vốn và năng lực sản xuất của doanh nghiệp đƣợc nâng lên. Quá
trình vận động khách quan này làm ra đời và phát triển các tập đoàn kinh tế.
- Qui luật cạnh tranh, liên kết và tối đa hoá lợi nhuận: qua trình cạnh tranh
khốc liệt để giành ƣu thế trong cơ chế thị trƣờng dẫn đến hai xu hƣớng chính là:


3


+ (1) các doanh nghiệp thất bại trong cạnh tranh sẽ bị sáp nhập vào
các doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh ( bằng nhiều biện pháp nhƣ: độc
chiếm nguồn nguyên liệu, nguồn nhân công, phƣơng tiện vận tải, tín dụng, hạ giá có
hệ thống... ), nhờ đó, trình độ tập trung hoá sản xuất và qui mô của doanh nghiệp
chiến thắng đƣợc nâng lên;
+ (2) nếu cuộc cạnh tranh bất phân thắng bại và kéo dài thì sẽ có một
số doanh nghiệp tìm đến sự thoả hiệp liên kết với nhau để tăng khả năng cạnh tranh
hơn nữa, đồng thời thông qua đó mà tối đa hoá lợi nhuận sản xuất kinh doanh.
- Tiến bộ khoa học và công nghệ, trong đó có khoa học quản lý: sự phát triển
mạnh mẽ và nhanh chóng của khoa học công nghệ làm cho việc nghiên cứu và ứng
dụng những tiến bộ khoa học công nghệ trở thành một trong những yếu tố quyết
định để nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để
đổi mới công nghệ một cách căn bản cần phải có nhiều vốn và một lực lƣợng cán bộ

nghiên cứu đủ mạnh để tiến hành nghiên cứu lâu dài và hệ thống, trong khi đó độ
rủi ro lại cao. Điều này một doanh nghiệp nhỏ riêng rẽ không thể đủ sức làm. Do
đó, cần phải có một doanh nghiệp lớn mà tập hợp các doanh nghiệp – tập đoàn
doanh nghiệp là một loại hình tiêu biểu.
1.1.1.2 Định nghĩa về Tập đoàn kinh tế:
Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về tập đoàn kinh tế: có quan điểm
cho rằng, tập đoàn kinh tế không phải là một hình thức pháp lí cụ thể (không có tƣ
cách pháp nhân ) mà chỉ là một tổ hợp các doanh nghiệp có tƣ cách pháp nhân, có
mối liên kết với nhau về vốn, tài chính, công nghệ, thị trƣờng, thƣơng hiệu, thông
tin, đào tạo, nghiên cứu; trong đó có một doanh nghiệp giữ quyền chi phối các
doanh nghiệp khác. Quan điểm khác cho rằng, tập đoàn kinh tế là một thực thể kinh
tế, thực hiện sự liên kết giữa các đơn vị thành viên là các doanh nghiệp có quan hệ
với nhau về mặt công nghệ và lợi ích. Nguyên nhân của những quan điểm khác
nhau này là do có sự khác nhau về phƣơng thức hình thành, nguyên tắc tổ chức hoạt
động và tƣ cách pháp nhân của tập đoàn.
Bản chất của tập đoàn kinh tế là sự liên kết của các doanh nghiệp có pháp
nhân độc lập, do đó không có hình mẫu chung về tập đoàn kinh tế trong cơ chế thị
trƣờng. Tuy nhiên, qua nghiên cứu mô hình các tập đoàn trên thế giới, có thể đƣa ra
một số định nghĩa có tính điển hình nhất về tập đoàn kinh tế nhƣ sau:
- Tập đoàn kinh tế là một cơ cấu sở hữu, có qui mô lớn; tổ chức va kinh
doanh đa dạng, vừa có chức năng sản xuất – kinh doanh, vừa có chức năng liên kết
kinh tế nhằm tăng cƣờng khả năng tích tụ tập trung cao nhất các nguồn lực ban đầu
( vốn, sức lao động, công nghệ, thông tin, ... ) để tăng khả năng cạnh tranh trên thị
trƣờng và tối đa hoá lợi nhuận. Tập đoàn kinh tế là một tổ hợp doanh nghiệp độc lập
về mặt pháp lý, trong đó có một doanh nghiệp ( đƣợc gọi là công ty mẹ ) nắm quyền
lãnh đạo, chi phối về nguồn lực ban đầu, chiến lƣợc phát triển, kinh doanh đa
ngành, hoạt động trên phạm vi nhiều vùng lãnh thổ khác nhau và nhiều công ty con
hoặc chi nhánh chịu sự chi phối của công ty mẹ. Tập đoàn kinh tế kiểu này không
có tƣ cách pháp nhân.



4


- Tập đoàn kinh tế là một tổ hợp các doanh nghiệp, có tƣ cách pháp nhân,
liên kết với nhau bằng vốn, tài chính, công nghệ, thị trƣờng, thƣơng hiệu, thông tin,
nghiên cứu, đào tạo và các liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các doanh nghiệp
tham gia liên kết , nhằm tăng cƣờng, tích tụ, tập trung, khả năng cạnh tranh và tối đa
hoá lợi nhuận, trong đó có một doanh nghiệp ( đƣợc gọi là công ty mẹ ) nắm quyền
lãnh đạo, chi phối hoạt động của các doanh nghiệp khác ( đƣợc gọi là công ty con )
về tài chính và chiến lƣợc phát triển.
Mặc dù có những cách định nghĩa khác nhau nhƣ trên, nhƣng có thể đƣa ra
một định nghĩa chung nhất về tập đoàn kinh tế nhƣ sau:
Tập đoàn kinh tế là tổ hợp doanh nghiệp hoạt động trong một hay nhiều lĩnh
vực khác nhau, ở phạm vi một hay nhiều nước; trong đó có một doanh nghiệp (
được gọi là công ty mẹ ) nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các doanh
nghiệp khác ( gọi là công ty con) về mặt tài chính và chiến lược phát triển. Tập
đoàn kinh tế là một cơ cấu tổ chức vừa có chức năng kinh doanh, vừa có chức năng
liên kết kinh tế nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, nâng cao khả năng cạnh tranh
và tối đa hoá lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1.2 Những đặc điểm cơ bản của Tập đoàn kinh tế:
1.1.2.1 Qui mô rất lớn về vốn, lao động ,doanh thu và phạm vi hoạt động:
- Về vốn: do tập đoàn kinh tế vừa có sự tích tụ của bản thân doanh nghiệp,
lại vừa có sự tập trung giữa các doanh nghiệp nên vừa nâng cao đƣợc trình độ xã
hội hoá sản xuất và trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất, vừa tạo ra năng lực
cạnh tranh mạnh hơn từng doanh nghiệp đơn lẻ. Cũng vì vậy, qui mô vốn của tập
đoàn là rất lớn vì nó đƣợc tích tụ, tập trung không ngừng từ nhiều nguồn khác nhau,
đƣợc bảo toàn và luôn luôn phát triển. Chẳng hạn nhƣ : vào năm 2000 trị giá cổ
phiếu của tập đoàn General Electric (Mỹ) là 298 tỷ USD, tập đoàn Exton là 197 tỷ
USD, tập đoàn Coca Cola là 165 tỷ USD, tập đoàn Philipmorit là 145 tỷ USD, tập

đoàn Toyota Motor là 92 tỷ USD.
- Về lao động: do quá trình tập trung của các doanh nghiệp thành viên hoạt
động trong nhiều lĩnh vực khác nhau và phạm vi rộng lớn nên tập đoàn có một số
lƣợng lao động rất lớn; đƣợc tuyển chọn và đào tạo một cách nghiêm ngặt nên chất
lƣợng lao động khá cao. Năm 2000, tập đoàn Sam Sung có 350.000 ngƣời, tập đoàn
LG có 444.000 ngƣời, tập đoàn General Motor có 360.000 ngƣời.
- Về doanh thu: do có vốn rất lớn, phạm vi hoạt động rộng, tập đoàn có khả
năng nhanh chóng mở rộng qui mô sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất
lao động và chất lƣợng sản phẩm, củng cố và mở rộng chiếm lĩnh các thị trƣờng
mới nên đạt đƣợc doanh thu rất lớn. Năm 2000, tập đoàn Exton đạt 115 tỷ USD, tập
đoàn dầu lửa Royal Dutch – Shell (Anh – Hà Lan) đạt 145 tỷ USD, tập đoàn Toyota
(Nhật) đạt 67 tỷ USD, tập đoàn General Motor (Mỹ) đạt 212 tỷ USD. Đến năm
2005, tập đoàn Toyota đã đạt 120 tỷ USD, tập đoàn General Motor đạt 306 tỷ USD,
tập đoàn Royal Dutch – Shell đạt gần 307 tỷ USD.



5


- Về phạm vi hoạt động: tập đoàn không chỉ hoạt động trong phạm vi lãnh
thổ một quốc gia mà còn mở rộng sang nhiều quốc gia hoặc trên toàn cầu. Với qui
mô lớn, nhiều lao động, có khả năng áp dụng nhanh chóng các tiến bộ khoa học kĩ
thuật hiện đại, nắm bắt kịp thời thông tin, các tập đoàn kinh tế đã thực hiện phân
công lao động một cách hợp lí trong nội bộ tập đoàn thông qua việc bố trí các điểm
sản xuất, xây dựng mạng lƣới tiêu thụ sản phẩm, các công đoạn sản xuất khác nhau
của sản phẩm trên phạm vi toàn thế giới.
Thực hiện chiến lƣợc cạnh tranh, chiếm lĩnh và khai thác thị trƣờng quốc tế,
các tập đoàn kinh doanh còn mở rông phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia bằng
cách tăng cƣờng hợp tác, liên doanh, liên kết, thực hiên phân công quốc tế, do đó,

phạm vi hoạt động của tập đoàn ngày càng đƣợc mở rộng. Năm 2000, tập đoàn dầu
hoả Royal Dutch – Shell có vốn đầu tƣ ở 2000 công ty trên 130 quốc gia, tập đoàn
Honda của Nhật Bản có 490 công ty ở 45 quốc gia.
1.1.2.2 Hoạt động kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực:
Hầu hết các tập đoàn kinh tế trên thế giới ngày nay đều hoạt động kinh doanh
đa ngành, đa lĩnh vực hoặc phát triển dần từ đơn ngành lên đa ngành, có chiến lƣợc
sản phẩm và định hƣớng đầu tƣ luôn thay đổi phù hợp với yêu cầu của thị trƣờng,
môi trƣờng kinh doanh và sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, mỗi tập đoàn
đều có ngành, lĩnh vực chủ đạo với những sản phẩm có thƣơng hiệu đặc trƣng của
tập đoàn. Ví dụ nhƣ, tập đoàn Mitsubishi – là một trong những tập đoàn kinh tế lớn
của Nhật Bản, hoạt động kinh doanh trải rộng trên nhiều lĩnh vực nhƣ sắt thép, cơ
khí, đóng tàu, điện, hoá chất và các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, ngoại thƣơng, vận
tải, năng lƣợng, trong đó có ngành mũi nhọn là công nghiệp nặng và phát triển tài
nguyên; tập đoàn Petronas (Malaysia) hoạt động trong nhiều lĩnh vực nhƣ: thăm dò
và khai thác dầu khí, lọc dầu, hoá dầu, kinh doanh thƣơng mại các sản phẩm dầu
khí, hàng hải, kinh doanh bất động sản, siêu thị, vui chơi giải trí, trong đó có ngành
mũi nhọn là công nghiệp khai thác và chế biến dâu khí. Bên cạnh các doanh nghiệp
sản xuất, tập đoàn kinh tế thƣờng có các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,
thƣơng mại, dịch vụ, nghiên cứu, đào tạo,... với xu hƣớng chung là các tổ chức này
ngày càng đƣợc chú ý hơn vì đó là đòn bẩy cho sự phát triển của tập đoàn kinh tế
hiện đại.
Hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực của tập đoàn nhằm phân tán rủi ro cho
nhiều ngành, lĩnh vực kinh doanh khác nhau, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh
của tập đoàn luôn đƣợc an toàn và hiệu quả, đồng thời tận dụng đƣợc cơ sở vật chất
và khả năng lao động phong phú của toàn tập đoàn. Song cũng có một số tập đoàn
kinh tế chỉ hoạt động trong một vài lĩnh vực tƣơng đối hẹp nhằm khai thác thế mạnh
về chuyên môn, bí quyết công nghệ, uy tín đặc biệt trong ngành.
1.1.2.3 Có sự liên kết bằng quan hệ về tài sản và quan hệ hiệp tác giữa các
doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn:
Đây là đặc trƣng cơ bản, là tiền đề cần thiết để hình thành tập đoàn kinh tế.

Nó cũng thể hiện xu thế tất yếu trong việc nâng cao trình độ xã hội hoá và phát triển


6


của lực lƣợng sản xuất; liên kết thành tập đoàn có thể là tự nguyện hoặc bắt buộc
theo qui luật cạnh tranh. Quá trình xã hội hoá sản xuất theo các cấp độ từ thấp đến
cao là tất yếu khách quan nhằm hợp lí hoá về kinh tế, phối hợp thống nhất phân
công và chuyên môn hoá, trong đó sự liên kết giữa các doanh nghiệp xuất phát từ
nhu cầu kinh doanh và lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp là cơ sở của quan hệ xã
hội hoá. Liên kết này là tiền đề hình thành nên những tập đoàn kinh tế.
- Về phạm vi liên kết:
+ Liên kết các doanh nghiệp trong cùng một ngành nghề kinh doanh
(Cartel, Syndicate, Trust, Keiretsu – Nhật Bản) hay còn gọi là liên kết ngang. Hình
thức này không còn phổ biến do các doanh nghiệp phải đáp ứng nhu cầu của thị
trƣờng ngày càng phong phú, đa dạng và biến đổi nhanh chóng nên khó đem lại
hiệu quả cao khi chỉ liên kết với nhau thuần tuý trong một ngành, lĩnh vực kinh
doanh; nguồn vốn tập trung vào một ngành sẽ đem lai rủi ro lớn; các chính phủ
thƣờng ngăn cấm, hạn chế vì nó thƣờng tạo ra xu hƣớng độc quyền, đi ngƣợc lại
nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trƣờng( dựa trên nguyên tắc tự do cá nhân) .
+ Liên kết các doanh nghiệp giữa các ngành trong cùng dây chuyền
công nghệ (Concern, Conglomerate, Keiretsu, Chaebol) hay còn gọi là liên kết dọc.
Hình thức này hiện vẫn còn phổ biến trên thế giới vì chúng hoạt động có hiệu quả
cao và bành trƣớng hoạt động sản xuất kinh doanh sang hầu hết các nƣớc trên thế
giới. Để hình thành tập đoàn kinh tế loại này cần phải có một công ty đủ lớn và đủ
uy tín để có thể quản lý và kiểm soát các công ty khác; có một ngân hàng đủ khả
năng đảm bảo phần lớn tín dụng cho toàn tập đoàn; có mối liên hệ nhiều mặt và
vững chắc với Nhà nƣớc; có thị trƣờng chứng khoán phát triển mạnh mẽ; có hệ
thống thông tin toàn cầu đủ khả năng xử lí tổng hợp những thông tin về thị trƣờng,

đầu tƣ, vì vậy, các nƣớc đang phát triển ( nhƣ Việt Nam ) chỉ mới có khả năng hình
thành các tập đoàn chủ yếu ở lĩnh vực sản xuất và thƣơng mại.
+ Liên kết các doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực kể cả
những ngành, lĩnh vực không liên quan đến nhau, hay là liên kết hỗn hợp. Hình
thức này đang đƣợc ngày một ƣa chuộng trên thế giới và trở thành xu hƣớng phát
triển các tập đoàn hiện nay. Cơ cấu tập đoàn bao gồm một ngân hàng hoặc một công
ty tài chính lớn và nhiều doanh nghiệp sản xuất, thƣơng mại, trong đó hoạt động tài
chính, ngân hàng xuyên suốt, bao trùm mọi hoạt động kinh doanh của tập đoàn.
- Về trình độ liên kết: bao gồm những kiểu liên kết sau:
+ Liên kết “mềm”, xuất phát từ Châu Âu, đƣợc biết đến nhƣ các
Cartel và Syndicate. Đây là hình thức tập đoàn của các doanh nghiệp độc lập, cùng
sản xuất, kinh doanh một loại sản phẩm hoặc dịch vụ hiệp tác sản xuất – kinh doanh
với nhau thông qua một Hiệp định chung nhằm hạn chế cạnh tranh (lũng đoạn thị
trƣờng) bằng việc thống nhất về giá cả, phân chia thị trƣờng tiêu thụ, thống nhất về
chuẩn mực, mẫu mã, chủng loại, kích cỡ sản phẩm, dịch vụ (Cartel), hoặc thoả
thuận về lƣợng sản phẩm tiêu thụ chung, giá nguyên liệu cung ứng (Syndicate).
Nguyên nhân thúc đẩy sự liên kết và liên minh giữa các doanh nghiệp là do những
thay đổi của nền kinh tế trong nƣớc và thế giới, môi trƣờng cạnh tranh ngày càng
gay gắt, các hoạt động kinh doanh không ngừng mở rộng, đòi hỏi qui mô lớn hơn về


7


vốn và trình độ cao hơn về công nghệ. Vì vậy, các doanh nghiệp liên kết lại để lợi
dụng đƣợc ƣu thế của tính kinh tế nhờ qui mô.
Do Cartel dẫn đến độc quyền, hạn chế cạnh tranh, đi ngƣợc lại xu thế của cơ
chế thị trƣờng nên Chính phủ nhiều nƣớc đã ngăn cấm hoặc hạn chế hinh thành loại
tập đoàn này bằng cách ban hành các đạo luật kiểm soát độc quyền hay còn gọi là
Luật Cartel.

+ Liên kết “cứng”: xuất phát là hình thức Trust ở Mỹ. Trong tập đoàn
loại này, các doanh nghiệp thành viên kết hợp trong tổ chức thống nhất và mất tính
độc lập về tài chính, sản xuất và thƣơng mại. Tập đoàn đƣợc cấu tạo dƣới dạng đa
sở hữu theo kiểu công ty cổ phần với sự góp vốn của nhiều chủ sở hữu khác nhau.
Các doanh nghiệp thành viên hoạt động trong cùng một ngành nghề hoặc có liên
quan với nhau về chu kì công nghệ sản xuất, bổ sung cho nhau trong quá trình sản
xuất, kinh doanh liên tục, thống nhất theo chiến lƣợc chung của tập đoàn, trong đó
doanh nghiệp có lợi thế (công ty mẹ) nắm giữ cổ phần chi phối các doanh nghiệp
thành viên khác (công ty con) để giữ quyền lãnh đạo, ra quyết định quan trọng tại
các doanh nghiệp khác. Ví dụ, tập đoàn General Motor sản xuất – kinh doanh rất
nhiều loại sản phẩm, dịch vụ khác nhau nhƣng sản xuất ô tô là hạt nhân của tập
đoàn.
+ Liên kết “hỗn hợp”: là sự liên kết của cả hai loại liên kết trên, đây
là hình thức phát triển cao của tập đoàn kinh tế. Tập đoàn đƣợc hình thành trên cơ
sở xác lập và kiểm soát thống nhất về tài chính, các doanh nghiệp thành viên chịu
sự chi phối về tài chính của một công ty gọi là Holding Company (công ty mẹ của
cả tập đoàn). Sự phát triển cao của thị trƣờng tài chính và công nghệ thông tin cho
phép công ty mẹ chi phối các công ty con về tài chính thông qua quyền sở hữu cổ
phiếu chi phối; hoạt động của cả tập đoàn và các công ty con đƣợc mở rộng ra rất
nhiều lĩnh vực từ tài chính đến các hoạt động sản xuất, thƣơng mại, dịch vụ khác
nhau và giữa các công ty con trong tập đoàn không nhát thiết phải có mối liên hệ về
sản phẩm, công nghệ hay kĩ thuật. Hình thức công ty mẹ thuộc loại này đang trở
nên phổ biến.
- Về hình thức biểu hiện: có các kiểu sau đây:
+ Cartel (Các-ten): là một tập đoàn kinh tế bao gồm các công ty cùng
sản xuất một loại sản phẩm hoặc dịch vụ kinh doanh, thực hiện mối liên kết theo
chiều ngang nhằm hạn chế sự cạnh tranh bằng sự thoả thuận thống nhất về giá cả,
phân chia thị trƣờng tiêu thụ, nguyên liệu, thống nhất về chuẩn mực, kiểu cách, mẫu
mã. Trong Cartel, các công ty thành viên đều có tính pháp lý độc lập. Họ chỉ cam
kết làm đúng hiệp nghị, nếu làm sai sẽ bị phạt tiền theo qui định của hiệp nghị. Vì

vậy, sự liên minh của Cartel thƣờng không vững chắc. Trong nhiều trƣờng hợp,
những thành viên thấy ở vào vị trí bất lợi đã rút ra khỏi Cartel, làm cho Cartel
thƣờng tan vỡ trƣớc thời hạn.
+ Syndicate (Xanh-đi-ca): là tổ chức thực hiện mối liên kết theo chiều
ngang, thành lập một tổ chức thƣơng mại chung để đảm trách toàn bộ việc tiêu thụ
sản phẩm. Các công ty thành viên độc lập về pháp lí nhƣng không độc lập về
thƣơng mại. Mục đích của Syndicate là thống nhất đầu mối mua và bán để mua


8


nguyên liệu với giá rẻ, bán hàng hoá với giá đắt nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.
Đây là loại liên minh độc quyền cao hơn, ổn định hơn so với Cartel.
+ Trust (Tờ-rớt): là một hình thức tổ chức độc quyền cao hơn Cartel
và Syndicate, nhằm thống nhất cả việc sản xuất, tiêu thụ, tài vụ đều do một ban
quản trị thống nhất quản lý. Trust mang hình thức công ty cổ phần. Các thành viên
tham gia Trust trở thành những cổ đông thu lợi nhuận theo số lƣợng cổ phần.
+ Cosortium (Công-xoóc-xiom): là hình thức phổ biến hiện nay với
mô hình công ty mẹ đầu tƣ vào các công ty khác thành các công ty con, nhằm tạo
thế lực tài chính mạnh để kinh doanh. Việc đầu tƣ vào nhiều lĩnh vực là để hạn chế
rủi ro, đồng thời hỗ trợ mạnh mẽ trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ
mới, phƣơng pháp quản lý hiện đại. Các công ty con là doanh nghiệp thành viên
hoạt động trên nhiều lĩnh vực sản xuất nhƣng có quan hệ gần gũi về mặt công nghệ,
độc lập về mặt pháp lý, chịu trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn kinh doanh, nhƣng
không đƣợc độc lập về mục tiêu hoạt động nhằm thực hiện lợi ích chung giữa công
ty mẹ và công ty con. Mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con chủ yếu là chiến
lƣợc kinh doanh và tài chính, gồm cả liên kết dọc và liên kết ngang giữa các doanh
nghiệp sản xuất cùng loại sản phẩm.
+ Conglomerate: là tập đoàn kinh doanh đa ngành. Các công ty thành

viên có ít mối quan hệ hoặc không có quan hệ về công nghệ nhƣng có quan hệ chặt
chẽ về tài chính. Tập đoàn này thực chất là một tổ chức tài chính đầu tƣ vào các
công ty kinh doanh để tạo ra một tổ hợp doanh nghiệp tài chính – công nghiệp để hỗ
trợ vốn đầu tƣ cho các công ty thành viên hoạt động có hiệu quả.
+ Concern : là một tổ chức tập đoàn kinh tế đƣợc áp dụng phổ biến
hiện nay ở nhiều nƣớc dƣới hình thức công ty mẹ đầu tƣ vào các công ty con và
điều hành hoạt động của tập đoàn. Mục tiêu hình thành tập đoàn là tạo sức mạnh tài
chính để phát triển kinh doanh, hạn chế rủi ro, hỗ trợ mạnh mẽ nghiên cứu khoa
học, ứng dụng công nghệ mới, phƣơng pháp quản lý hiện đại. Các công ty con hoạt
động trong nhiều lĩnh vực nhƣ sản xuất, thƣơng mại, ngoại thƣơng, dịch vụ có liên
quan; chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ của mình, có địa vị pháp
lí độc lập, phụ thuộc vào tập đoàn về mục tiêu hoạt động nhằm thực hiện lợi ích
chung của cả tập đoàn thông qua các hợp đồng kinh tế, các khoản vay tín dụng hoặc
đầu tƣ. Mô hình này có nhiều tác dụng tích cực và khả năng hoạt động tốt, thúc đẩy
đƣợc sự phát triển và liên kết giữa các doanh nghiệp thành viên, đẩy mạnh nghiên
cứu khoa học, công nghệ, xuất nhập khẩu của cả tập đoàn.
+ Tập đoàn đa quốc gia (TNC): là tổ chức tập đoàn tƣ bản độc quyền,
thực hiện chiến lƣợc chiếm lĩnh thị trƣờng thế giới và tìm kiếm lợi nhuận độc quyền
bằng cách thiết lập hệ thống chi nhánh ở nƣớc ngoài để tiến hành hoạt động sản
xuất kinh doanh dƣới sự kiểm soát của công ty mẹ. Vốn của công ty mẹ có thể của
một nƣớc hoặc của nhiều nƣớc khác nhau.
+ Tập đoàn xuyên quốc gia: trong những thập kỷ gần đây, việc hợp
nhất, liên kết các doanh nghiệp đã vƣợt ra khỏi biên giới một quốc gia, dẫn đến việc
hình thành các tập đoàn xuyên quốc gia. Đây là sản phẩm của sự liên minh giữa
những nhà tƣ bản có thế lực nhất.Các tập đoàn này có qui mô mang tầm cỡ quốc tế,
có hệ thống chi nhánh dày đặc ở nƣớc ngoài với mục đích nâng cao tỉ suất lợi nhuận


9



thông qua việc bành trƣớng quốc tế. Cơ cấu tổ chức của tập đoàn này gồm có công
ty mẹ thuộc sở hữu của các nhà tƣ bản nƣớc chủ nhà và hệ thống các công ty con ở
nƣớc ngoài. Mối quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty con ở nƣớc ngoài là quan
hệ phụ thuộc lẫn nhau, chủ yếu về tài chính, công nghệ, kỹ thuật. Các công ty con ở
nƣớc ngoài có thể mang hình thức công ty 100% vốn nƣớc ngoài, cũng có thể mang
hình thức công ty hỗn hợp, công ty liên doanh với hình thức góp vốn cổ phần. Tuy
nhiên, dù dƣới hình thức nào thì các công ty con đó thực chất cũng là những bộ
phận của một tổ hợp, quyền kiểm soát chủ yếu về đầu tƣ, sản xuất kinh doanh vẫn
thuộc về những nhà tƣ bản nƣớc mẹ.
- Về liên kết và tổ chức: Tổ chức liên kết trong hầu hết các tập đoàn kinh tế
đều thông qua mối liên kết chính yếu là liên kết công ty mẹ – công ty con, trong đó:
+ Công ty mẹ đầu tƣ toàn bộ hoặc một phần vốn chi phối vào các
công ty con, mức độ chi phối tuỳ thuộc vào tỷ lệ vốn đầu tƣ; các công ty con sẽ đầu
tƣ tiếp vào các công ty cháu...
+ Công ty con, công ty cháu đều có tƣ cách pháp nhân, hạch toán độc
lập với công ty mẹ.
+ Mối liên kết đƣợc duy trì hoặc chấm dứt qua việc công ty mẹ tiếp
tục duy trì hay rút vốn đã đầu tƣ vào công ty con.
+ Quyền và mức độ chi phối của công ty mẹ với các công ty con đƣợc
qui định trong điều lệ của công ty con phù hợp với pháp luật về loại hình công ty
của nƣớc mà công ty con đăng kí. Tuy nhiên, hầu hết các công ty mẹ trong tập
đoàn, thƣờng nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các công ty con về mặt
tài chính và chiến lƣợc phát triển. Quyền lợi kinh tế của công ty mẹ đƣợc đảm bảo
thông qua chế độ phân chia lợi nhuận theo phần vốn góp.
Ngoài liên kết bằng vốn theo hình thức công ty mẹ – công ty con, một số tập
đoàn còn liên kết bằng tài chính nhƣng chƣa đến mức độ quan hệ công ty mẹ – công
ty con ( tỷ lệ góp vốn chƣa đến mức độ chi phối các công ty tham gia liên kết) và
thu hút các doanh nghiệp không có liên kết về vốn vào các quan hệ kinh tế với các
doanh nghiệp trong tập đoàn nhƣ gia công, cung cấp bán thành phẩm, phân phối,

tiêu thụ sản phẩm hoặc chuyển giao công nghệ, thƣơng hiệu của tập đoàn.
1.1.2.4 Cơ cấu tổ chức đa dạng :
Tập đoàn kinh tế là một tổ hợp các doanh nghiệp liên kết với nhau gồm công
ty mẹ và các công ty con, công ty cháu phần lớn đƣợc mang họ của công ty mẹ,
trong đó công ty mẹ sở hữu đa số vốn cổ phần của các công ty con, chi phối các
công ty con về mặt tài chính và chiến lƣợc phát triển. Cơ cấu tổ chức của tập đoàn
kinh tế rất đa dạng: có loại tập đoàn trong đó các công ty con độc lập về tính pháp
lý, việc huy động vốn và các hoạt động kinh tế trong tập đoàn đƣợc duy trì bằng các
hợp đồng kinh tế; có loại tập đoàn trong đó các công ty con mất quyền độc lập về
tính thƣơng mại và sản xuất, các chủ sở hữu trở thành cổ đông của công ty mẹ.
1.1.2.5 Đa sở hữu :


10


Tập đoàn kinh tế là một tổ hợp các công ty bao gồm công ty mẹ và các công
ty con, công ty cháu phần lớn đƣợc mang họ của công ty mẹ. Công ty mẹ sở hữu đa
số cổ phần trong các công ty con, công ty cháu. Nhƣ vậy, sở hữu vốn của tập đoàn
là sở hữu hỗn hợp (nhiều chủ) nhƣng có một chủ sở hữu lớn, đó là công ty mẹ đóng
vai trò khống chế, chi phối về mặt tài chính. Dạng phổ biến của doanh nghiệp trong
tập đoàn kinh tế là các công ty cổ phần để dễ dàng huy động vốn, tăng năng lực
cạnh tranh và phân tán rủi ro.
1.1.2.6 Quản lí điều hành tập đoàn :
Các tập đoàn kinh tế thƣờng xây dựng một “Holding company” và một ngân
hàng độc quyền lớn - hoặc công ty tài chính, hoặc công ty mẹ. Đó là dạng các công
ty khống chế, nắm cổ phần chi phối với các công ty thành viên. Tập đoàn kinh tế
tiến hành hoạt động và quản lý tập trung vào một số mặt nhƣ: điều hoà, huy động
vốn, quản lý vốn, nghiên cứu triển khai xây dựng chiến lƣợc phát triển, chiến lƣợc
thị trƣờng, chiến lƣợc sản phẩm, chiến lƣợc đầu tƣ, đào tạo nhân sự... cho tập đoàn.

Các chiến lƣợc này đƣợc soạn thảo từ cơ quan đầu não của tập đoàn và thực hiện
thống nhất trong các công ty thành viên. Việc thực hiện chiến lƣợc chung tổng quát
vừa tạo ra sức mạnh tập trung, thống nhất lại vừa tạo ra sự năng động, linh hoạt của
các công ty thành viên trong việc lựa chọn chiến lƣợc phát triển riêng cho mình và
tự chủ trong sản xuất kinh doanh.
Tập đoàn kinh tế đƣợc hình thành từ sự phát triển các quan hệ liên kết kinh tế
giữa các chủ thể kinh tế, trong đó quan trọng nhất là sự liên kết về tài chính. Các tập
đoàn kinh tế thông qua ngân hàng độc quyền hoặc công ty tài chính hoặc công ty
mẹ (trƣờng hợp không có công ty tài chính) thực hiện vai trò chủ đạo, chi phối và
kiểm soát các công ty thành viên . Các công ty thành viên trong tập đoàn phải thông
qua công ty đứng đầu (công ty mẹ) mới có thể vay đƣợc các khoản vốn với những
điều kiện ƣu đãi của các ngân hàng trong nƣớc và ngân hàng quốc tế, do vậy họ
chịu sự chi phối của công ty mẹ. Đối với các công ty con mà tập đoàn sở hữu 100%
vốn, hàng năm tập đoàn phê duyệt kế hoạch, dự án đầu tƣ, nguồn vốn đầu tƣ thuộc
các công ty con, quy định tỷ lệ sinh lời để các công ty con căn cứ vào đó mà hoạch
định mức doanh thu, chi phí...Tập đoàn còn quản lý tập trung cả lợi nhuận và trực
tiếp điều hành dòng tiền luân chuyển của các công ty con này. Đối với các công ty
con mà tập đoàn có góp vốn, tập đoàn thực hiện việc bảo lãnh để các công ty này
vay vốn ngân hàng. Điều này làm ràng buộc quyền lợi và trách nhiệm giữa các
thành viên trong tập đoàn.
Nhƣ vậy, tập đoàn kinh tế làm cả hai chức năng cơ bản là kinh doanh nhƣ
một doanh nghiệp và thực hiện liên kết kinh tế.
Cơ quan quyền lực của tập đoàn bao gồm: Đại hội cổ đông, hội đồng quản trị
hoặc hội đồng giám đốc, ban giám đốc ở cả công ty mẹ, công ty con, cháu ( tuỳ
thuộc vào loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu
hạn...). Hội đồng quản trị do Đại hội cổ đông bầu, có thể có cả các thành viên là
ngƣời của chính phủ nếu chính phủ có vốn góp. Các thành viên hội đồng quản trị
không đƣợc hƣởng lƣơng, chỉ đƣợc hƣởng phụ cấp. Hội đồng quản trị có thể cử 1
hoặc nhiều thành viên tham gia điều hành công ty, hoặc làm giám đốc điều hành,



11


nếu cử theo nhiệm kỳ thì nhiệm kỳ đó không đƣợc quá 5 năm. Chủ tịch hội đồng
quản trị có thể kiêm tổng giám đốc công ty. Công ty mẹ cử cán bộ của mình tham
gia Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng giám đốc các công ty thành viên theo tỷ lệ vốn
góp của công ty mẹ trong các công ty thành viên.

1.2 Vai trò và xu hƣớng phát triển của Tập đoàn kinh tế:
1.2.1 Vai trò và vị trí của tập đoàn kinh tế :
Trong nền kinh tế của một quốc gia, hoạt động của các tập đoàn kinh tế có
vai trò và ý nghĩa hết sức to lớn, thể hiện chủ yếu trên những mặt sau đây:
1.2.1.1 Tập đoàn kinh tế tạo điều kiện huy động và phát huy rộng rãi các
nguồn lực trong xã hội đầu tƣ vào phát triển kinh tế. Thông qua mô hình tập đoàn,
Nhà nƣớc có điều kiện hơn đê điều chỉnh kết cấu ngành, kết cấu sản phẩm và kết
cấu tổ chức doanh nghiệp. Việc hình thành các tập đoàn kinh tế lớn đã hạn chế tối
đa sự canh tranh giữa các doanh nghiệp thành viên, tối đa hóa lợi nhuận, từ đó nâng
cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Mô hình tập đoàn cũng có lợi cho việc lƣu động tài sản, phân phối hợp lí các
yếu tố sản xuất trong phạm vi rộng, thúc đẩy sự tự điều chỉnh tài sản trong xã hội;
nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản. Có lợi cho việc lấy dài bù ngắn, bổ sung lợi thế
cho nhau, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy nâng cao trình độ quản lí chung.
Với các nƣớc đang ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, mở cửa, hội
nhập, có nền công nghiệp trong nƣớc chƣa mạnh, hình thành các tập đoàn kinh tế
mạnh còn là giải pháp chiến lƣợc để chống lại sự thâm nhập một cách ồ ạt của các
tập đoàn khổng lồ trên thế giới, giúp cho sản xuất trong nƣớc đứng vững và từng
bƣớc vƣơng ra thị trƣờng khu vực và thế giới.
1.2.1.2 Với phạm vi và qui mô tổ chức sản xuất – kinh doanh rất lớn, TĐKT
có khả năng tập trung đƣợc nguồn vốn đầu tƣ vào những lĩnh vực đòi hỏi đầu tƣ

lớn, nhất là những ngành công nghệ hiện đại mà các doanh nghiệp đơn lẻ với nguồn
vốn hạn hẹp không đủ sức đầu tƣ để tạo ra những bƣớc phát triển nhảy vọt và trở
thành động lực của tiến bộ khoa học kỹ thuật trong các ngành công nghệ mới, là
trung tâm giáo dục các tri thức về khoa học – công nghệ và quản lí tiên tiến cho cả
nền kinh tế.
Với tiềm lực kinh tế mạnh có sự phân công, phối hợp của các doanh nghiệp
thành viên hoạt động trong nhiều lĩnh vực và phạm vi rộng lớn, tập đoàn có khả
năng liên tục chiếm lĩnh, mở rộng và củng cố thị trƣờng; nâng cao khả năng cạnh
tranh của tập đoàn và các doanh nghiệp thành viên; đồng thời có thể giảm bớt và
phân tán rủi ro cho các doanh nghiệp thành viên kinh doanh trong các ngành và
vavs quốc gia khác nhau do những bất trăvs của thị trƣờng và thay đổi cơ cấu gây
ra. Thông qua vai trò điều hòa vồn của tập đoàn, vốn của các doanh nghiệp thành
viên đƣợc sử dụng vào những dự án tốt nhất, tránh tình trạng vốn bị phân tán đầu tƣ
tràn lan, trùng lặp, hiệu quả không cao, từ đó nâng cao tính hiệu quả của nền kinh
tế.


12


Phát huy lợi thế của kinh tế qui mô lớn, khai thác một cách triệt để thƣơng
hiệu tập đoàn, hệ thống tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp thành
viên trong tập đoàn không những không bị phụ thuộc vào các nhà cung cấp nguyên
liệu độc quyền mà còn có thể nhận đƣợc nguyên vât liệu cần thiết một cách đều đặn,
với chất lƣợng và khối lƣợng theo yêu cầu. Các doanh nghiệp thành viên trong tập
đoàn có thể dễ dàng chia sẻ thông tin và nguồn nhân lực khan hiếm, đẩy nhanh ứng
dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học – công nghệ, đồng thời từ đó tạo điều kiện mở
ra các nguồn vốn và cơ hội kinh doanh mới.
1.2.1.3 Với tiềm lực mạnh, TĐKT có khả năng tổ chức nghiên cứu các đề tài
khoa học – công nghệ đòi hỏi vốn đầu tƣ lớn và cần sự phối ợp của nhiều nhà khoa

học, phòng thí nghiệm, thiết bị nghiên cứu mà từng doanh nghiệp đơn lẻ không thể
thực hiên đƣợc. Mặt khác, qui mô và phạm vi hoạt động rộng lớn của tập đoàn sẽ
làm cho việc triên rkhai ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất có
hiệu quả cao hơn với chi phí giảm. Tập đoàn có tác dụng lớn trong việc cung cấp,
trao đổi thông tin, trao đổi ngững kinh nghiệm tốt trong các hoạt động sản xuất,
kinh doanh, nghiên cứu triển khai kết quả nghiên cứu vào sản xuất giữa các doanh
nghiệp thành viên.
1.2.1.4 Với các nƣớc phát triển, sự thống nhất trong tập đoàn sẽ góp phần thúc
đẩy chuyển giao công nghệ ra nƣớc ngoài một cách có hiệu quả nhất, thay đổi cơ
cấu sản xuất một cách hợp lí.
Với các nƣớc đang phát triển, các tập đòan kinh tế mạnh là cầu nối để tiếp
thu nhanh chóng cấcthnhf tựu khoa học công nhệ trên thế giới, làm thu hẹp khoảng
cách về trình độ với các nƣớc phát triển, thúc đẩy công nghiệp hóa – hiện đại hóa
nền kinh tế. Các tập đòan công nghiệp giữ vai trò quan trọng để các nƣớc đi sau tiến
kịp các quốc gia phát triển về kinh tế. Đây là bài học thành công của Nhật Bản, Hàn
Quốc và một số nƣớc trong phát triển kinh tế vào những năm của thập kỉ 70, 80 thế
kỉ XX.
1.2.1.5 Việc hình thành các tập đoàn kinh tế lớn sẽ giải quyết đƣợc việc làm
cho một bộ phận dân cƣ tại khu vực, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyên môn
hóa các ngành nghề, thúc đẩy phát triển các đặc khu kinh tế, các khu công nghiệp,
qua đó làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội cho từng địa phƣơng hay một quốc gia.
1.2.2 Xu hướng phát triển các Tập đoàn kinh tế trên thế giới.
1.2.2.1 Xu hướng phát triển các Tập đoàn kinh tế trên thế giới:
Việc hình thành và phát triển các Tập đoàn kinh tế trên thế giới nói chung là
tự nhiên ( không có sự can thiệp của Nhà nƣớc nhƣ ở Việt Nam). Từ một công ty
mẹ ban đầu phát triển dần lên với hình thức công ty cổ phần. Khi đã phát triển
tƣơng đối, Công ty này bắt đầu đầu tƣ hay thôn tính những công ty nhỏ hơn cùng
ngành để giảm cạnh tranh. Đồng thời, Công ty mẹ này có xu hƣớng thành lập các
công ty tài chính riêng để tăng sức mạnh tài chính và khả năng chi phối thông qua
vốn với các công ty con.




13


Tuy nhiên, việc hình thành và phát triển của các Tập đoàn kinh tế là khác
nhau và cũng khác nhau ở mỗi nƣớc do điều kiện cụ thể của từng công ty mẹ.
Nói chung là các Tập đoàn kinh tế điều có xu hƣớng phát triển là phình to ra
bằng việc tăng cƣờng đầu tƣ và phát triển hệ thống các công ty con. Ban đầu thƣờng
là trong một lĩnh vực chính mà Công ty mẹ tham gia, sau đó là mở rộng ra nhiều
lĩnh vực có liên quan hoặc không liên quan gì để mở rộng tầm ảnh hƣởng của tập
đoàn và giảm bớt rủi ro khi đầu tƣ mạo hiểm vào một lĩnh vực nào đó.
* Vốn : quay vòng từ lợi nhuận và huy động từ thị trƣờng cổ phiếu ( các
công ty đều là công ty cổ phần – đa sở hữu) và vốn vay ngân hàng.
* Hoạt động kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực : các TĐKT có xu hƣớng mở
rộng phạm vi hoạt động của mình trong nhiều ngành, lĩnh vực để không những tận
dụng đƣợc về liên kết cứng về công nghệ giữa các công ty thành viên, còn để tăng
tầm ảnh hƣởng và giảm rủi ro khi đầu tƣ vào một ngành.
* Mở rộng, phình to qua việc mua lại các công ty nhỏ hơn và đầu tƣ vào một
số công ty và dần nắm quyền chi phối hoạt động.
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều các Tập đoàn kinh tế với nhiều hình thức
tổ chức khác nhau nhƣng điều mang bản chất chung là “một tổ hợp các doanh
nghiệp có tư cách pháp nhân, có mối liên kết với nhau về vốn, tài chính, công nghê,
thị trường, thương hiệu, thông tin, nghiên cứu, đào tạo; trong đó có một doanh
nghiệp giữ quyền chi phối các doanh nghiệp khác.” Và xu hƣớng phát triển của các
Tập đoàn kinh tế trên thế giới là ngày càng phình to và mở rộng tầm ảnh hƣởng và
thị trƣờng ra toàn cầu.
Một số ví dụ về các Tập đòan kinh tế thế giới đƣợc đề cập và phân tích ở
mục 1.2.3.

1.2.2.2 Vai trò của Nhà nước với sự hình thành và phát triển của các tập
đoàn kinh tế:
Lịch sử hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế trên thế giới cho thấy,
Nhà nƣớc có vài trò to lớn đối với sự tồn tại vầphts triển của các tập đoàn kinh tế,
thể hiện qua việc tạo dựng, duy trì và thúc đẩy môi trƣờng kinh tế, xã hội cần thiết
cho sự ra đời và hoạt động của các TĐKT. Bằng những chính sách, công cụ quản lí,
Nhà nƣớc đã tác động đến TĐKT để phát huy những mặt tích cực của nó, hạn chế
những mặt tiêu cực mà TĐKT có thể gây ra cho nền kinh tế, xã hội. Vai trò đó đƣợc
thể hiện ở các nội dung chủ yếu :
* Tạo tiền đề cho sự ra đời các TĐKT thông qua những chính sách thúc đẩy
sự phát triển của nền kinh tế nhƣ những cơ chế, chính sách về kinh doanh, thị
trƣờng, xuất nhập khẩu, khuyến khích áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, qui
định về bỏa vệ bản quyền đối với những phát minh, sáng chế, chiính sách bỏa hộ
công nghiệp, cung cấp các khoản tài chính ƣu đãi và dành độc quyền hco một số
công ty của chính phủ…v..v.. Điều này đã làm các doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn
trong việc tồn tại và phát triển, buộc phải tìm cách liên kết lại với nhau, đã tạo điều
kiện cho các loại hình kinh doanh lớn ( tập đoàn ) ra đời và phát triển.


14


Chẳng hạn nhƣ ở Hàn Quốc: chiến lƣợc phát triển của Hàn Quốc là định
hƣớng xuất khẩu vào cho rằng các doanh nghiệp lớn là không thể thiếu đƣợc cho sự
tăng trƣởng kinh tế, chính định hƣớng này đã gây trở ngại cho các doanh nghiệp
nhỏ. Vào những năm 1950, viện trợ nƣớc ngoài, những khoản hỗ trợ đặc biệt của
Chính phủ đƣợc phân bố ƣu tiên cho những doanh nghiệp lớn, có quan hệ gần gũi
với chính phủ, các doanh nghiệp lớn cũng đƣợc ƣu tiên mua cổ phần của các doanh
nghiệp khác và phát triển thành các “Chaebo”.
ở Malaysia, để thực hiện kế hoạch kinh tế quốc gia và tạo điều kiện phát

triển các ngành công nghiệp mới nhƣ ngành chế tạo ô tô, điện tử,…Chính phủ đã
thành tlập các công ty quốc doanh bao gồm các công ty cảu chính phủ và các công
ty theo luật công ty ban hành năm 1965. Năm 1969, một công ty nhà nƣớc lớn
(Petronas) đƣợc thành lập đã thâu tóm cổ phần của nhiều công ty nƣớc ngoài mạnh,
tham gia vào việc nâng cấp hạ tầng cơ sở kinh tế và đã trở thành tập đoàn kinh tế
mạnh của Malaysia.
* Xây dựng môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, khuyến khích các
doanh nghiệp trong đó có các TĐKT phát triển theo các định hƣớng chiến lƣợc của
đất nƣớc. Chính phủ các nƣớc đã hỗ trợ các TĐKT với nhiều hình thức khác nhau
nhƣ tạo khung pháp lí kinh doanh thuận lợi ở cả trong nƣớc và ở nƣớc ngoài; sử
dụng các chính sách tài chính, tiền tệ, hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp về vốn, công
nghiệ, kĩ thuật, đào tạo nhân lực, thực hiện chính sách bảo hộ sản xuất trong nƣớc,
nâng cao khả năng canh tranh của các TĐKT…. Đã tạo điều kiện để các TĐKT
ngày càng lớn mạnh, tham gia vào phát triển kinh tế đất nƣớc.
Để khuyến khích các công ty lớn và các tập đòan trong các ngành công
nghiệp nặng (nhƣ hóa chất cơ bản, luyện thép, chế tạo, điện tử..v..v) Chính phủ Hàn
Quốc đã cho phép miễn thuế, giảm thuế, cấp các khoản tín dụng ƣu đãi, bảo lĩnh tín
dụng, trợ cấp xuất khẩu…. Chính phủ còn lập riêng một quĩ đầu tƣ quốc gia
chuyeen cấp tín dụng dài hạn cho việc nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ cho sự
phát triển các ngành trên. ……
Đồng thời, Nhà nƣớc cũng sẵn sàng can thiệp vào hoạt động của các TĐKT
nhằm hạn chế những mặt tiêu cực của nó. Sự phát triển của các TĐKT thƣờng dẫn
đến độc quyền, gây những tác hại cho nên kinh tế, xã hội. Để hạn chế tính độc
quyền của chúng, Chính phủ ở các nƣớcđã ban hành nhiều đạo luật chống độc
quyền. Và nói chung hiện nay thì hầu hết các nƣớc có nền kinh tế phát triển theo cơ
chế thị trƣờng đã áp dụng các đạo luật đó nhằm tạo môi trƣờng kinh doanh cạnh
tranh lành mạnh, bình đẳng.
* Quản lí vĩ mô nền kinh tế, thể hiện trƣớc hết ở việc định hƣớng phát triển
nền kinh tế của đát nƣớc. Mối tập đoàn kinh tế đều phải xây dựng chiến lƣợc phát
triển của mình trên cơ sở định hƣớng phát triển kinh tế chung này. Trên thực tế cho

thấy định hƣớng phát triển kinh tế của Chính phủ ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát
triển của các tập đoàn kinh tế. Chính phủ Nhật Bản, Hàn Quốc khi chuyển hƣớng
chiến lƣợc ƣu tiên phát triên công nghiệp nặng thì hàng loạt các tập đoàn thƣơng


15


mại của Nhật đang hoạt động mạnh trên thị trƣờng thế giới cũng lâm vào tình trạng
bế tắc và suy yếu.
* Nhà nƣớc thực hiện chức năng chủ sở hữu về vốn tại các doanh nghiệp có
vốn của Nhà nƣớc với vai trờ là nhà đầu tƣ trực tiếp hoặc gián tiếp, cổ phần đặc
biệt, cổ phần chi phối hoặc chỉ là cổ đông bình thƣờng.
Qua đây ta thấy, Nhà nƣớc có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hình
thành và phát triển của các tập đoàn kinh tế. Tuy nhiên, sự tác động của mỗi Chính
phủ đối với sự phát triển của tập đoàn kinh tế ở các nƣớc cũng khác nhau, có thể chỉ
là chất xúc tác nhƣng cũng có thể là chi phối mang tính chiến lƣợc.
1.2.3 Một số tập đoàn kinh tế trên thế giới:
1.2.3.1 Tập đoàn Microsoft:
Tập đoàn Microsoft là một tập đoàn công nghệ máy tính quốc tế với doanh
thu năm 2005 vừa qua là gần 40 tỉ đô la và khoảng 64 000 nhân công trên 85 nƣớc
và vùng lãnh thổ. Tập đoàn này phát triển, sản xuất và cung cấp rất nhiều các sản
phẩm phần mềm cho máy vi tính.
Đây là một tập đoàn về phần mềm, phần cứng máy tính của Mỹ. Ra đời và
phát triển một cách tự nhiên từ một công ty nhỏ về phần mềm từ năm 1975. Đến
nay, sau hơn 30 năm phát triển đã trở thành một tập đoàn khổng lồ thâu tóm thị
trƣờng phần mềm không chỉ của nƣớc Mỹ mà còn trên toàn thế giới. Đến hơn 90%
các máy tính trên thế giới đều sử dụng hệ điều hành Windows của Microsoft.
Tập đoàn Microsoft đã vƣơn tầm toàn cầu. Liên kết giữa các công ty thành
viên rất đa dạng, hỗn hợp cả Liên kết cứng và Liên kết mềm. Công ty mẹ là Công ty

phần mềm Microsoft và đầu tƣ vào các công ty con với tỉ lệ vốn là 100% hoặc một
phần vồn. Các công ty con, công ty thành viên tƣơng đối độc lập với nhau, hạch
toán độc lập.
Công ty Microsoft đƣợc điều hành bởi một Ban Giám đốc gồm 10 ngƣời,
đƣa ra hầu hết các quyết định của công ty. Ban Giám đốc đƣơng nhiệm gồm có:
Steve Ballmer, James Cash, Jr., Dina Dublon, Bill Gates, Raymond Gilmartin, Ann
Korologos, David Marquardt, Charles Noski, Helmut Panke, and Jon Shirley. Ban
Giám đốc này đƣợc bầu chọn lại mỗi năm trong Hội nghị cổ đông.
Từ năm 1994 đến nay, Microsoft đã mua lại 60 công ty, trong đó có nhiều
công ty khá nổi tiếng trên thị trƣờng. Microsoft cũng đã đầu tƣ vào hơn 140 công ty
trên toàn cầu với nhiều dự án đem lại lợi nhuận khổng lồ.
1.2.3.2 Tập đoàn Sony :
Tập đoàn Sony là một trong những tập đoàn lớn nhất không chỉ ở Nhật mà
còn trên toàn thế giới. Công ty mẹ của tập đoàn Sony là Sony Co. với 6 lĩnh vực
chính là : Điện tử, Trờ chơi, Âm nhạc, Hình ảnh, Dịch vụ tài chính và một số lĩnh
vực khác.


16


Doanh thu của Công ty Sony năm 2004 là 71,216 tỉ đô la với khoảng 151
400 nhân công trên toàn cầu.
Tổng giám đốc và chủ tịch hội đồng quản trị : Howard Stringer và Ryoji
Chubachi. Trụ sở chính tại thành phố Shinagawa, Nhật Bản.
Sony Co. đƣợc thành lập vào tháng 5 năm 1946 và đến năm 1958 thì chính
thức lấy tên hiện tại – Sony. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển từ đó đến nay thì
Sony Co. ngày càng lớn mạn và phình to ra, vƣơn tầm ảnh hƣởng và mở rộng thị
trƣờng ra toàn thế giới.
Sony đã mua lại khá nhiều công ty làm công ty con và phát triển tầm ảnh

hƣởng của mình trên trƣờng quốc tế. Các công ty con : tập đoàn truyền thông CBS
(Columbia), nay là Sony Music Entertainment; Hãng phim Columbia ( mua lại từ
tập đoàn Coca Cola với giá 3,4 tỉ đô la năm 1989), nay là Sony Picture
Entertainment; Công ty Aiwa….. Tập đoàn Sony còn đầu tƣ vốn vào một số công
ty giải trí khác nhƣ BMG mà nay là Sony BMG Music và Universal Music
Group.....



17


CHƢƠNG 2

SỰ HÌNH THÀNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƢỚC
Ở VIỆT NAM
2.1 Tính tất yếu của việc hình thành Tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc
ở Việt Nam :
2.1.1. Sự cần thiết và tất yếu hình thành Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam

trong giai đoạn hiện nay :
Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động hội nhập
ngày càng sâu rộng vào kinh tế quốc tế. Do đó, yêu cầu phát triển kinh tế thời kỳ tới
không chỉ là nâng cao tốc độ tăng trƣởng, mở rộng kinh tế đối ngoại mà còn cần chủ
động tạo ra và phát huy những lợi thế so sánh để đi tắt, đón đầu tạo ra những bƣớc
đột phá về kinh tế, tránh khỏi nguy cơ tụt hậu so với các nƣớc trong khu vực và
quốc tế. Thực tiễn khách quan này đặt ra yêu cầu cần sớm hình thành những Tập
đoàn kinh tế mạnh trong một số lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế với những lý do
sau:
- Xu hƣớng mở của, hội nhập, hợp tác trong phạm vi toàn cầu đã là

một yêu cầu tất yếu khách quan đối với nƣớc ta trong việc tổ chức, sắp xếp lại các
doanh nghiệp nhỏ bé, phân tán và manh mún thành những doanh nghiệp lớn để đủ
khả năng đối tác cũng nhƣ cạnh tranh với các doanh nghiệp nƣớc ngoài đầu tƣ vào
Việt Nam. Xu hƣớng phát triển khoa học công nghệ cũng nhƣ việc áp dụng các
thành tựu khoa học công nghệ mới và đào tạo nhân lực có trình độ cao cũng đòi hỏi
chỉ có những doanh nghiệp qui mô đủ lớn, tiềm năng đủ mạnh hoạt động trong nƣớc
và quốc tế mới có thể phát triển đƣợc.
- Đảng và Nhà nƣớc chủ trƣơng xây dựng một nền kinh tế thị trƣờng
định hƣớng XHCN ở nƣớc ta mà một trong những đặc trƣng cơ bản của nền kinh tế
thị trƣờng là phải chấp nhận cạnh tranh. Tính chất cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
trong mọi thành phần kinh tế tất yếu dẫn đến quá trình tích tụ và tập trung. Việc tích
tụ và tập trung vốn vào sản xuất giữa các doanh nghiệp tất yếu dẫn đến hình thành
các doanh nghiệp lớn. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và bối cảnh quốc tế
các doanh nghiệp lớn không chỉ ra đời mà còn phát triển mạnh về qui mô và hình
thức tổ chức thành những tập đoàn kinh tế hoạt động trong nhiều ngành, nhiều lĩnh
vực trong nƣớc và xuyên quốc gia.
- Để tăng cƣờng vị trí của DNNN trong việc bảo đảm vai trò chủ đạo,
dẫn dắt các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác hoạt động theo định
hƣớng XHCN, Nhà nƣớc cần có các DNNN mạnh, hoạt động trong một số lĩnh vực
ngành nghề quan trọng có mối liên kết với nhau chặt chẽ về lợi ích kinh tế, công
nghệ, từ những yêu cầu đó đòi hỏi phải hình thành các tập đoàn kinh tế hoạt động
có hiệu quả và làm nòng cốt trong nền kinh tế xã hội nƣớc ta.



18


2.1.2 Phát triển các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam có sự điều tiết của Nhà


nƣớc
Tập đoàn kinh tế nhƣ trên đã phân tích, ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu khách
quan của nền kinh tế thị trƣờng, xã hội hóa nền sản xuất cà toàn cầu hóa nền kinh
tế. Việc các tập đoàn ra đời sẽ cho phép sử dụng hiệu quả kinh tế quy mô, kết hợp
các yếu tố sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ, giúp lƣu chuyển dòng
vốn một cách có hiệu quả, sử dụng nguồn vốn hợp lý, phát huy đƣợc ƣu thế kinh tế,
kỹ thuật, khai thác thị trƣờng để nhanh chóng tích lũy vốn tạo điều kiện phát triển ra
các lĩnh vực mới. Đó là điều mà doanh nghiệp cá thể hay những sự liên kết lỏng lẻo
không thể có đƣợc.
ở Việt Nam trong những năm vừa qua, một số tập đoàn đã đƣợc hình thành ở
những lĩnh vực trọng yếu. Các tập đoàn này hình thành là do sự điều tiết của Nhà
nƣớc. Đây là sự hình thành tập đoàn không tự nhiên, không giống với chiều hƣớng
tập đoàn hóa chung của các nƣớc khác trên thế giới. Tuy nhiên, với điều kiện cụ thể
của Việt Nam hiện tại là phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN thì các
tập đoàn lớn đi đầu đó phải có sự điều tiết của Nhà nƣớc. Có nhƣ vậy mới đảm bảo
cho nền kinh tế phát triển đúng hƣớng. Bên cạnh đó còn có tác dụng thúc đẩy nền
kinh tế phát triển nhƣ đã trình bày ở trên. Do đó, việc thành lập các Tập đoàn kinh
tế Nhà nƣớc ở Việt Nam là một tất yếu, phù hợp với quá trình phát triển hiện nay
của nền kinh tế trong nƣớc và để thâm nhập vào thị trƣờng thế giới.
2.2 Sự

hình thành tập đoàn kinh tế ở Việt Nam

2.2.1 Quá trình nhận thức của Đảng và Nhà nƣớc về tập đoàn kinh tế
2.2.1.1 Những điều kiện cơ bản hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế
ở Việt Nam.
- Về trình độ tích tụ, tập trung hoá sản xuất kinh doanh:
Đa số các tập đoàn kinh tế thế giới đều có quy mô lớn về vốn, doanh thu, lao
động, máy móc thiết bị, số các doanh nghiệp thành viên. So với các tập đoàn kinh tế
trên thế giới và khu vực, các TCT của ta chƣa thực sự là tập đoàn kinh tế xét theo

tiêu chí quy mô (trƣớc hết là về vốn). Do mỗi nƣớc có trình độ tích tụ, tập trung hoá
sản xuất và có những mục tiêu, yêu cầu cụ thể riêng, nên sự so sánh đơn giản ấy sẽ
có thể dẫn tới nghi ngờ hoặc phủ định khả năng hình thành và phát triển loại hình
doanh nghiệp này.
- Về mối quan hệ liên kết:
Về thực chất, tập đoàn kinh tế là công ty cổ phần với mối liên kết kiểu công
ty mẹ - công ty con. Hiện nay, mô hình công ty mẹ - công ty con là hình thức liên
kết phổ biến của tập đoàn kinh tế ở các nƣớc trong khu vực và trên thế giới, đồng
thời cũng phù hợp với yêu cầu, mục đích xây dựng tập đoàn kinh tế ở nƣớc ta.
- Về môi trường kinh doanh:
Bất cứ một loại hình tổ chức nào muốn ra đời, tồn tại và phát triển đều đòi
hỏi phải có môi trƣờng thích hợp. Môi trƣờng kinh doanh vừa tác động tích cực,


19


vừa tác động tiêu cực đến tập đoàn. Vì lẽ đó, tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi
cho hoạt động của tập đoàn là đòi hỏi búc xúc và quan trọng. Đó chính là điều kiện
sống còn để hình thành và phát triển tập đoàn. Môi trƣờng để tập đoàn kinh tế hình
thành và hoạt động có hiệu quả bao gồm:
+ Môi trƣờng pháp lý: Gồm hệ thống pháp lý và các văn bản pháp quy, trong
đó đặc biệt quan trọng là các luật về kinh doanh, chống độc quyền và các quy chế
khung về tổ chức và hoạt động của các loại hình tổ chức kinh doanh. Chúng ta cần
phải có hệ thống pháp luật tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh tự do liên kết
kinh tế để hình thành lợi nhuận bình quân, và có chính sách phân phối lợi nhuận
theo vốn đầu tƣ. Hệ thống pháp luật có liên quan đến tập đoàn kinh tế phải có tác
dụng tạo điều kiện cần thiết, khuyến khích tập đoàn kinh tế phát triển, đồng thời
ngăn ngừa, hạn chế và xử lý các mặt tiêu cực phát sinh trong hoạt động của tập
đoàn kinh tế.

+ Môi trƣờng kinh tế: Bao gồm sự phát triển của thị trƣờng và các quan hệ
kinh tế trên thị trƣờng, sự phát triển của các quan hệ cạnh tranh và liên kết kinh tế
giữa các chủ thể, sự khẳng định các quan hệ sở hữu tồn tại hợp pháp, sự phát triển
của các quan hệ phân công, hiệp tác.
- Về trình độ cán bộ quản lý:
Tập đoàn kinh tế có quy mô lớn và độ phức tạp cao trong tổ chức quản lý,
nên đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành thực sự có năng lực, trình độ
cao, phong cách lãnh đạo và phẩm chất đạo đức tốt, để quản lý điều hành bộ máy
của tập đoàn hoạt động có hiệu quả. Sẽ là vô cùng nguy hiểm khi Nhà nƣớc trao
một lƣợng vốn lớn hàng ngàn tỷ đồng vào tay nhà quản lý, kinh doanh chƣa đủ tầm,
chƣa đủ tài và kinh nghiệm để tổ chức quản lý quy mô tập đoàn kinh tế. Mặt khác,
sẽ là quá mạo hiểm khi doanh nghiệp tƣ nhân nào lại đem doanh nghiệp và vốn của
mình gia nhập tập đoàn kinh tế nhà nƣớc mà đội ngũ cán bộ ở đó yếu kém. Cho nên,
một trong những điều kiện cơ bản để hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế là
phải có đội ngũ chủ doanh nghiệp, cũng nhƣ đội ngũ các nhà quản lý điều hành có
tài, giàu kinh nghiệm quản lý và quản trị kinh doanh trong môi trƣờng cạnh tranh
của nền kinh tế thị trƣờng để ngang tầm với quy mô tập đoàn kinh tế.

2.2.1.2 Quá trình nhận thức của Đảng và Nhà nước về tập đoàn kinh tế:
Vào những năm 1990, 1991, chúng ta đã thực hiện một cuộc cải tổ rất cơ bản
đối với các Doanh nghiệp nhà nƣớc. Hàng loạt Tổng công ty nhà nƣớc đƣợc thành
lập, gọi là tổng công ty 90-91. Nhƣng sau gần 15 năm hoạt động các tổng công ty
đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết nội tại:
- Sự minh bạch về sở hữu vẫn không đƣợc tôn trọng, tình trạng tham ô, tham
nhũng trong các DNNN nói chung, trong các TCT nói riêng xẩy ra ngày càng nhiều,
càng nghiêm trọng. (nhƣ tình trạng ở TCT vàng, bạc, đá quí; TCT dâu tằm tơ; TCT
dầu khí Việt Nam; Tổng TCT hàng hải Việt Nam...)
- Phần lớn TCT ở nƣớc ta là đơn ngành và đƣợc hình thành theo mệnh lệnh
hành chính.



20


- Vai trò của TCT ty đối với các công ty thành viên rất mờ nhạt. Bởi lẽ, vốn
của TCT chính là vốn nhà nƣớc trên sổ kế toán của các công ty thành viên cộng lại.
Mỗi công ty thành viên là một pháp nhân độc lập. Vì vậy, vai trò điều phối vốn từ
nơi thừa sang nơi thiếu của TCT chỉ tồn tại trên văn bản. Việc hỗ trợ về công nghệ,
tạo thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm cho các công ty thành viên của TCT cũng không
đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn.
- Mặc dù đã có khá nhiều văn bản pháp qui dƣới luật nhằm hƣớng dẫn hoạt
động của các TCT. Và để kiểm soát hoạt động của bộ máy điều hành, ở một số TCT
có thêm tổ chức là Hội đồng quản trị nhƣng hiện tƣợng tham ô, tham nhũng, gian
lận trong kinh doanh... vẫn cứ xảy ra. Hơn nữa, một hệ thống quản lí hành chính,
cồng kềnh đã tác động xấu đến hoạt động kinh doanh ở các công ty thành viên.
Nói tóm lại, trong việc hình thành và quản lí các TCT, chúng ta đã sử dụng
các biện pháp hành chính, xa lạ với những qui luật khách quan của kinh tế thị
trƣờng. Vì vậy, phù hợp với yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày
càng sâu sắc và toàn diện và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
Việt Nam, tìm ra một phƣơng án khắc phục những yếu kém nội tại của các TCT nhà
nƣớc là một tất yếu khách quan. Một trong những biện pháp quan trọng đang đƣợc
thực hiện nhằm cải tổ hoạt động của các Doanh nghiệp nhà nƣớc nói chung và các
TCT nói riêng, là thành lập các tập đoàn kinh tế. Dựa vào những điều kiện cơ bản
trong việc hình thành tập đoàn kinh tế ở Việt Nam nói trên, Đảng và nhà nƣớc đã
có những nhận thức mới về yêu cầu hình thành tập đoàn kinh tế.
Tập đoàn kinh tế đối với các nƣớc phát triển không có gì là mới lạ, nhƣng
đối với nƣớc ta thì hoàn toàn mới. Mới ở cấp độ lãnh đạo, điều hành vĩ mô, mới về
cách xây dựng thƣơng hiệu mạnh, mới về cách kinh doanh và cạnh tranh thị trƣờng
trong nƣớc và quốc tế… Ơ các nƣớc, các tập đoàn hình thành qua cả một quá trình,
nhƣ một kết quả tất yếu của cạnh tranh và phát triển kinh doanh; ngay cả thôn tính

lẫn nhau theo kiểu “cá lớn nuốt cá bé” hay sát nhập hoặc mua lại cũng đều phải tuân
thủ những quy luật của thị trƣờng, cũng đều xuất phát từ phục vụ cho lợi tích kinh
tế của các công ty là chính”. Trong bối cảnh nền kinh tế nƣớc ta còn đang thời kỳ
chuyển đổi, khi sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế theo sở hữu còn rất
đáng kể, tƣ duy, phƣơng thức quản lý Nhà nƣớc đối với các tổ chức kinh doanh còn
nhiều chỗ cần đƣợc cải thiện, thì vấn đề tổ chức mô hình, quản lý các tập đoàn nhƣ
thế nào cho phù hợp với xu thế phát triển kinh tế ở nƣớc ta và có đủ sức cạnh tranh
với thị trƣờng quốc tế là chuyện đáng quan tâm nhất, đòi hỏi các nhà hoạch định
chính sách phải hiểu thấu đáo mọi vấn đề.
Trong hơn 10 năm qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã thực hiện nhiều chủ trƣơng,
biện pháp tích cực nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nƣớc.
Trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp và nền kinh tế còn nhiều khó
khăn , doanh nghiệp nhà nƣớc đã vƣợt qua nhiều thử thách, đứng vững và không
ngừng phát triển, góp phần quan trọng vào thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới
và phát triển đất nƣớc; đƣa nƣớc ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, chuyển
sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hƣớng xã hội chủ
nghĩa. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhà nƣớc cũng còn những mặt hạn chế, yếu kém, có
mặt rất nghiêm trọng nhƣ; quy mô còn nhỏ, cơ cấu còn nhiều bất hợp lý, chƣa thật


21


tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt; nhìn chung, trình độ công nghệ còn
lạc hậu, quản lý còn yếu kém, chƣa thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản
xuất kinh doanh; kết quả sản xuất kinh doanh chƣa tƣơng xứng với các nguồn lực
đã có và sự hỗ trợ, đầu tƣ của Nhà nƣớc; hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp, nợ
không có khả năng thanh toán tăng lên, lao động thiếu việc làm và dôi dƣ còn lớn.
Hiện nay, doanh nghiệp nhà nƣớc đang đứng trƣớc thách thức gay gắt của yêu cầu
đổi mới, phát triển và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. 1 trong các biện pháp để

cải thiện tình hình đó là đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổng công
ty nhà nƣớc; hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh.
Theo Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ 3 ban chấp hành TW Đảng khóa IX:
“TCT nhà nước phải có vốn điều lệ đủ lớn, có thể huy động vốn từ nhiều nguồn,
trong đó vốn nhà nước là chủ yếu; thực hiện kinh doanh đa ngành, có ngành chính
chuyên sâu; có liên kết giữa các đơn vị thành viên về sản xuất, tài chính, thị
trường...; có trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến, năng suất lao động cao, chất
lượng sản phẩm tốt, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế”.
“Hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước, có
sự tham gia của các thành phần kinh tế, kinh doanh đa ngành, trong đó có ngành
kinh doanh chính, chuyên môn hóa cao và giữ vai trò chi phối lớn trong nền kinh tế
quốc dân, có quy mô rất lớn về vốn, hoạt động cả trong và ngoài nước, có trình độ
công nghệ cao và quản lý hiện đại, có sự gắn kết trực tiếp, chặt chẽ giữa khoa học
công nghệ, đào tạo, nghiên cứu triển khai với sản xuất kinh doanh. Thí điểm hình
thành tập đoàn kinh tế trong một số lĩnh vực có điều kiện, có thế mạnh, có khả năng
phát triển để cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả như; dầu khí, viễn
thông, điện lực, xây dựng...”
2.2.2 Tình hình hoạt động của các tập đoàn kinh tế Việt Nam hiện nay:
Chính Phủ Việt Nam đã phê duyệt 1 số đề án thí điểm hình thành tập đoàn
kinh tế dựa trên cơ sở các TCT nòng cốt. Dƣới đây chúng tôi xin đƣa ra 6 tập đoàn
kinh tế, đó là:
1. Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam
2. Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Việt Nam
3. Tập đoàn Bƣu chính viễn thông Việt Nam
4. Tập đoàn Điện lực
5. Tập đoàn Dệt may Việt Nam
6. Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam
Trong phần này chúng tôi sẽ khái quát những đặc điểm cơ bản của việc hình
thành và tình hình của 6 tập đoàn kinh tế trên ở VN.
1. Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Tập đoàn công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam đƣợc hình thành trên cơ
sở xát nhập Tập đoàn than Việt Nam với TCT khoáng sản Việt Nam.


22


a)Tập đoàn Than Việt Nam đƣợc hình thành trên cơ sở TCT Than Việt
Nam theo quyết định số 198/2005/QĐ-TTg ngày 01/8/2005 của Thủ tƣớng Chính
phủ.
Năm 2004, sau 10 năm hoạt động, Tổng công ty Than Việt Nam đã thu đƣợc
những kết quả đáng khích lệ. Một trong những thành tựu quan trọng TCT Than Việt
Nam đạt được đó là đã hình thành rõ nét cơ cấu kinh doanh đa ngành bao gồm:
công nghiệp than - điện lực - cơ khí - vật liệu nổ công nghiệp - xây dựng, vật liệu
xây dựng - thương mại dịch vụ, trong đó công nghiệp than chiếm 64,8%, các ngành
khác chiếm 35,2% trong tổng doanh thu 15.178 tỷ đồng.
Trên cơ sở những kết quả đã đạt đƣợc và xu thế phát triển của TCT Than
Việt Nam hiện nay, Thủ tƣớng Chính phủ đã có Quyết định số 198/2005/QĐ-TTg
ngày 08/8/2005 về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Than Việt
Nam với mục đích “nhằm tạo ra một tập đoàn kinh tế mạnh, có trình độ công nghệ
cao, quản lý hiện đại, kinh doanh đa ngành trên nền sản xuất than, nhiệt điện đốt
than, vật liệu nổ công nghiệp, cơ khí năng lƣợng và mỏ, đóng tàu và ô tô, khai thác,
chế biến khoáng sản”.
b)TCT Khoáng sản Việt Nam ( VIMICO ) là doanh nghiệp sở hữu Nhà
nƣớc, đƣợc thành lập theo quyết định số 1118/QĐ-TCCBĐT ngày 27/10/1995 của
Bộ Công nghiệp, trên cơ sở hợp nhất TCT Khoáng sản quí hiếm Việt Nam và TCT
Phát triển khoáng sản. TCT khoáng sản Việt Nam đƣợc chuyển sang mô hình công
ty mẹ – con theo Quyết định số 12/2006 QĐ- BCN của Bộ công nghiệp ra ngày
27/4/2006.
Ngày 14/7/2006, Thủ Tƣớng Chính phủ chính thức công bố Quyết định số

345/2005/QĐ-TTg ra ngày 26/12/2005 về việc thành lập Tập đoàn Công nghiệp
Than - Khoáng sản Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con với
nội dung nhƣ sau:
- Đổi tên công ty mẹ - Tập đoàn Than Việt Nam thành công ty mẹ - Tập
đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; Chuyển TCT Khoáng sản Việt
Nam thành công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
- Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam là công ty nhà nƣớc,
có tƣ cách pháp nhân, con dấu, biểu tƣợng, điều lệ tổ chức và hoạt động; đƣợc mở
tài khoản tại Kho bạc Nhà nƣớc, ngân hàng theo quy định của pháp luật, đƣợc tự
chủ kinh doanh, có chức năng đầu tƣ tài chính vào các doanh nghiệp khác; giữ
quyền chi phối các công ty con thông qua vốn, tài nguyên khoáng sản đƣợc Nhà
nƣớc giao quản lý, công nghệ, thƣơng hiệu và thị trƣờng...
- Ngành nghề kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản
Việt Nam: là khảo sát, thăm dò, đầu tƣ xây dựng, khai thác, sàng tuyển, chế biến,
vận tải, mua, bán, xuất nhập khẩu các sản phẩm than, khí mỏ, nƣớc ngầm và khoáng
sản khác đi cùng với than.
- Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam có trách nhiệm kế
thừa các quyền và nghĩa vụ pháp lý của Tập đoàn Than Việt Nam và TCT Khoáng
sản Việt Nam theo quy định của pháp luật...


23


Năm 2005, tổng doanh thu ƣớc của tập đoàn đạt trên 21.500 tỷ đồng và lợi
nhuận trƣớc thuế dự kiến đạt 2.600 tỷ đồng, sản lƣợng than thƣơng phẩm bán ra
tăng 21% so với năm 2004. Song trong năm 2005 doanh nghiệp còn để xảy ra nhiều
tai nạn lao động, số ngƣời chết và thƣơng tật còn cao. Trong đầu năm 2006, giá
thành sản xuất than tăng 7% so với thời gian này năm 2005 (tăng 10.000 đồng/tấn)
do ảnh hƣởng chủ yếu của yếu tố đầu vào

Có thể thấy rằng khai thác than và khoáng sản là 1 ngành công nghiệp quan
trọng trong nền kinh tế của đất nƣớc. Nhƣng đến thời điểm này, khai thác than và
khoáng sản vẫn đang là họat động kinh doanh độc quyền dƣới sự quản lý và giám
sát của nhà nƣớc. Dƣới sự bảo hộ của nhà nƣớc, TCT than Việt Nam đã đa dạng
hóa đƣợc ngành nghề kinh doanh của mình – điều kiện thuận lợi để phát triển lên
theo mô hình tập đoàn kinh tế mạnh. Nhƣng điều bất cập ở đây là Tập đoàn chƣa
có công ty tài chính nội bộ, lãnh đạo chủ chốt còn kiêm nhiệm... Điều đó có thể dẫn
đến những khó khăn trong việc hình thành 1 tập đoàn vững mạnh , đồng thời nguy
cơ tham nhũng của các quan chức là rất cao- đây cũng chính là căn bệnh đã ăn sâu
vào các quan chức của các TCT 90-91.
2. Tập đoàn Tài chính Bảo hiểm Bảo Việt ( BAOVIET HOLDINGS )
Ngày 17/1/2006 tại Hà Nội, TCT bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) đã công bố
chính thức Quyết định số 310/2005 QĐ-TTg ngày28/11/2005 của Thủ tƣớng Chính
phủ về việc phê duyệt Đề án cổ phần hoá TCT Bảo hiểm Việt Nam và thí điểm
thành lập Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt (gọi tắt là tập đoàn Bảo Việt)
hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
Tiền thân của Bảo Việt ngày nay là Công ty bảo hiểm Việt Nam đƣợc thành
lập theo quyết định số 179/CP ngày 17/12/1964. Trong thời gian đầu hoạt động kinh
doanh của Công ty chỉ trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa xuất - nhập khẩu, bảo
hiểm tàu biển.Năm 1989:Công ty bảo hiểm Việt Nam đƣợc Chính phủ chuyển đổi
thành TCT bảo hiểm Việt Nam.Trong giai đoạn tiếp theo Bảo Việt tiếp tục phát
triển mở rộng mạng lƣới , đa dạng hóa hoạt động kinh doanh trên phạm vi toàn
quốc và phát triển ra thị trƣờng quốc tế( Thành lập Công ty đại lý bảo hiểm
BAVINA tại Vƣơng Quốc Anh năm 1992). Đến giai đoạn này Bảo Việt trở thành
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ hàng đầu của
Việt Nam. Với nguồn tài chính mạnh mẽ, Bảo Việt tiếp tục tham gia vào thị trƣờng
đầu tƣ tài chính (Thành lập Công ty Chứng khoán Bảo Việt - Công ty chứng khoán
đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1999). Kể từ tháng 10-2003 hoạt độnh kinh doanh của
Bảo Việt đã đƣợc tổ chức lại theo mô hình tập đoàn tài chínhvới vốn điều lệ 3000 tỷ
đồng (200 triệu USD).

Theo chiến lƣợc phát triển thị trƣờng Bảo hiểm Việt Nam, đến năm 2010 của
Chính phủ, Bảo Việt sẽ đƣợc xây dựng thành một Tập đoàn tài chính đa ngành sau
năm 2005. Cụ thể là:
- TCT Bảo hiểm Việt Nam (BHVN) sẽ đƣợc cổ phần hoá theo hình thức phát
hành cổ phiếu ra công chúng, trong đó Nhà nƣớc giữ tối thiểu 51% vốn điều lệ, các
nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sở hữu không quá 30% vốn điều lệ.


24


- Tập đoàn Bảo Việt đƣợc hình thành sau khi thực hiện cổ phần hoá Tổng
công ty BHVN, có ngành nghề chính là kinh doanh bảo hiểm, tổ chức theo mô hình
công ty mẹ - công ty con. Tập đoàn Bảo Việt kế thừa các quyền và nghĩa vụ pháp lý
của Tổng công ty BHVN theo quy định của pháp luật. Công ty mẹ - Tập đoàn Bảo
Việt (tên giao dịch quốc tế là BAOVIET HOLDINGS) là công ty cổ phần, có chức
năng đầu tƣ vốn vào các công ty con, công ty liên kết; kinh doanh dịch vụ tài chính
và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật; giữ quyền chi phối các công ty
con thông qua vốn, công nghệ, thƣơng hiệu, thị trƣờng.
Thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam giai đoạn từ 1964 -1995 chỉ có Công ty bảo
hiểm Việt Nam dƣới quyền kiểm soát của chính phủ hoạt động. Nhƣng sau năm
1995, xuất hiện cạnh tranh với sự ra đời của 1 số các công ty kinh doanh bảo hiểm
khác trên thị trƣờng .Đến nay trên thị trƣờng Việt Nam đã xuất hiện ngày càng
nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính và bảo hiểm gồm cả doanh
nghiệp trong và ngoài nƣớc. Tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm
hiện diễn ra gay gắt và Bảo Việt mặc dù vẫn giữ vị trí mạnh trên thị trƣờng nhƣng
cũng đã mất vị trí dẫn đầu ở 1 số lĩnh vực. Hiện nay bảo hiểm không nằm trong
danh mục bảo hộ lớn của nhà nƣớc, nhƣng việc chính phủ phê duyệt đề án thành lập
tập đoàn Tài chính – bảo hiểm Bảo Việt cũng gây ra nhiều ý kiến khác nhau . Đặc
biệt đối với các doanh nghiệp cạnh tranh: liệu có phải đây là 1 sự hậu thuẫn quá

mức cho Bảo Việt? Hành động đó có gây ra tình trạng độc quyền cho Bảo Việt ở 1
số lĩnh vực vốn đã là thế mạnh độc tôn của Bảo Việt nhƣ bảo hiểm nhân thọ và phi
nhân thọ?
Năm 2005 doanh thu của Bảo Việt là 6.100 tỷ đồng trong đó 3100 tỷ từ kinh
doanh bảo hiểm nhân thọ, chiếm 39% thị phần bảo hiểm và đang dẫn đầu thị
trƣờng. Nhƣng đến năm 2006 thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam gặp nhiều khó khăn
với sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp. Theo hiệp hội bảo hiểm số hợp
đồng khai thác mới của cả thị trƣờng trong quý I năm 2006 giảm 27% so với cùng
kì năm ngoái (Manulife 56%, AIA 14%, Prudential 30%, Bảo Việt 13%). Nguyên
nhân chủ yếu là do chất lƣợng dịch vụ còn chƣa linh hoạt, cộng thêm vấn đề lạm
phát và lãi suât. Nếu các nhà cung cấp dịch vụ không cải thiện dịch vụ để thu hút
khách hàng thì chắc chắn thị trƣờng bảo hiểm sẽ lâm vào tình trạng khủng hoảng
nghiêm trọng hơn.
Vấn đề đáng quan tâm nữa là việc chính phủ cho phép trong quá trình cổ
phần hóa, Bảo Việt có thế bán tối đa 30% cổ phần của mình cho nhà đầu tƣ nƣớc
ngoài. Đây là 1 tiền lệ chƣa từng có ở Việt Nam.Điều này biểu hiện mong muốn
hội nhập , thu hút nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài của chính phủ vào Việt Nam, nhƣng
chính Tập Đoàn Bảo Việt cũng đang lúng túng trong việc thực hiện chủ trƣơng này.
3. Tập đoàn Bƣu chính viễn thông Việt Nam
(Vietnam Posts and Telecommunications Group)
Ngày 26/3/2006 tập đoàn VNPT đã tổ chức lễ công bố quyết định số
06/2006/QĐ-TTg ngày 09-01-2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thành lập Tập
đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam. Theo quyết định này:


25


×