Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ÁP DỤNG CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (939.23 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
---------o0o---------

Công trình tham dự Cuộc thi
Sinh viên nghiên cứu khoa học Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng 2012

Tên công trình: MÔ HÌNH TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ

VÀ ÁP DỤNG CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Nhóm ngành: KD3

Hà Nội, tháng 4 năm 2012


SVNCKH

MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
ÁP DỤNG CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI

MỤC LỤC
Danh mục từ viết tắt: ......................................................................................... 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU: ............................................................................. 5
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 6
Chương I. Tổng quan về tăng trưởng và các mô hình tăng trưởng kinh tế..... 10
I. Lý thuyết chung về tăng trưởng kinh tế:................................................... 10
I.1.

Các khái niệm, quan niệm liên quan đến tăng trưởng kinh tế: .......... 10


I.1.1.

Tăng trưởng kinh tế và chất lượng tăng trưởng kinh tế: .............. 10

I.1.2.

Quan điểm của trường phái cổ điển về tăng trưởng kinh tế: ....... 11

I.1.3.

Quan điểm của Marc về tăng trưởng kinh tế: .............................. 13

I.1.4.

Quan điểm của trường phái Tân cổ điển về tăng trưởng kinh tế: 14

I.1.5.

Quan điểm của Keynes về tăng trưởng kinh tế: ........................... 14

I.1.6.

Quan điêm của kinh tế học hiện đại về tăng trưởng kinh tế: ....... 15

I.2.

Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế: ................................. 17

I.2.1.


Các nhân tố kinh tế:...................................................................... 18

I.2.2.

Các nhân tố phi kinh tế: ............................................................... 20

I.3.

Đo lường tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế: ......................... 22

I.3.1.

Các chi tiêu đo tốc độ tăng trưởng kinh tế: .................................. 22

I.3.2.

Các chỉ tiêu đo chất lượng tăng trưởng kinh tế: ........................... 22

I.3.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế: ............. 23
I.3.2.2. Nhóm chi tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế: ................................... 24
I.3.2.3. Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế: .......................................... 25
II. Một số mô hình tăng trưởng kinh tế: ........................................................ 26
II.1. Mô hình Harrod – Domar: ................................................................. 26
II.1.1. Các giả thiết của mô hình: ............................................................ 26
II.1.2. Nội dung mô hình ......................................................................... 26
Trang 1


SVNCKH


MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
ÁP DỤNG CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI

II.1.3. Nhược điểm của mô hình: ............................................................ 27
II.2. Mô hình Solow: ................................................................................... 28
II.2.1. Các giả thiết của mô hình: ............................................................ 28
II.2.2. Tiếp cận mô hình:......................................................................... 28
II.2.3. Mô hình tăng trưởng khi không có tác động của dân số: ............. 29
II.2.4. Tác động của tăng trưởng dân số đến tăng trưởng kinh tế:.......... 31
II.2.5. Vai trò của tiến bộ công nghệ trong tăng trưởng kinh tế: ............ 33
II.2.6. Hạn chế của mô hình: ................................................................... 35
II.3. Các mô hình tăng trưởng nội sinh: .................................................... 35
II.3.1. Nội dung các mô hình: ................................................................. 35
II.3.2. Ý nghĩa và hạn chế của các mô hình:........................................... 38
II.4. Phương pháp phi tham số - đo độ năng suất Malmquist: .................. 39
III.

Xây dựng mô hình kinh tế áp dụng cho cấp tỉnh, thành phố:................ 41

III.1. Mối quan hệ giữa địa phương và trung ương: ................................... 41
III.2. Mối quan hệ giữa các ngành, các yếu tố trong cấu trúc kinh tế - xã
hội địa phương: ............................................................................................ 41
III.3. Mối quan hệ tương tác giữa kinh tế và các nhân tố xã hội của địa
phương: ........................................................................................................ 42
III.4. Sử dụng mô hình kinh tế để phân tích, đánh giá ................................ 43
Chương II. Phân tích quá trình tăng trưởng kinh tế của thành phố Hà Nội giai
đoạn 2001-2010 ............................................................................................... 44
I. Các yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế TP Hà Nội. .......................... 44
I.1.


Vị trí địa lý và đặc điểm khí hậu ........................................................ 44

I.2.

Đặc điểm địa hình và đất đai: ............................................................ 45

I.3.

Sắp đặt hành chính hiện nay: ............................................................. 49

I.4.

Nguồn nhân lực của thành phố Hà Nội: ............................................ 52

II. Thực trạng tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng: ................................. 56
II.1. Tăng trưởng chung toàn thành phố Hà Nội: ...................................... 56
Trang 2


SVNCKH

MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
ÁP DỤNG CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chương III. Mô hình tăng trưởng kinh tế Thủ đô Hà Nội: ............................. 61
I. Mục tiêu và phạm vi áp dụng của mô hình:.............................................. 61
I.1.

Mục tiêu của mô hình: ........................................................................ 61


I.2.

Yêu cầu: .............................................................................................. 61

I.3.

Phạm vi áp dụng:................................................................................ 62

I.4.

Dữ liệu và phương pháp ước lượng: .................................................. 62

II. Các kết quả ước lượng: ............................................................................. 63
II.1. Kết quả ước lượng hàm sản xuất Hà Nội:.......................................... 63
II.1.1. Ước lượng hàm sản xuất chung của Hà Nội giai đoạn 1955-2008:
63
II.1.2. Ước lượng hàm sản xuất cho khu vực công nghiệp giai đoạn
1955-2007: ................................................................................................ 64
II.1.3. Ước lượng hàm sản xuất cho khu vực nông nghiệp giai đoạn
1955-2007: ................................................................................................ 64
II.1.4. Ước lượng hàm sản xuất cho khu vực dịch vụ giai đoạn 19552007: 65
II.2. Đánh giá các kết quả ước lượng hàm sản xuất thủ đô Hà Nội:......... 65
Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 68
1.Về số liệu:.................................................................................................. 69
2.Về tăng trưởng kinh tế Thủ đô Hà Nội: .................................................... 69
a.Giải pháp về vốn: ................................................................................... 70
b.Giải pháp về công nghệ ......................................................................... 71
c. Giải pháp về nguồn nhân lực ................................................................ 71
d. Một số biện pháp khác .......................................................................... 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 73

Phụ lục số liệu đưa vào vẽ biểu đồ:................................................................. 76

Trang 3


MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
ÁP DỤNG CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI

SVNCKH

Danh mục từ viết tắt:
GDP: TỔNG SẢN PHẨM THÀNH PHỐ HÀ NỘI
GDPC: TỔNG SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP
GDPL: TỔNG SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP
GDPDV: TỔNG SẢN PHẨM DỊCH VỤ
K: NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ
L: LAO ĐỘNG
KC: NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CHO CÔNG NGHIỆP
LC: LAO ĐỘNG TRONG KHU VỰC CÔNG NGHIỆP
KN: NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CHO NÔNG NGHIỆP
LN: LAO ĐỘNG TRONG NÔNG NGHIỆP
KDV: NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CHO DỊCH VỤ
LDV: LAO ĐỘNG KHU VỰC DỊCH VỤ

Trang 4


SVNCKH

MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

ÁP DỤNG CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TP: THÀNH PHỐ
DANH MỤC BẢNG BIỂU:

- Bảng 1: Diện tích, dân số trung bình năm 2008 của Hà Nội
- Biểu đồ 1: dân số Hà Nội thời kỳ 1955-2008
- Biểu đồ 2: Mật độ dân số Hà Nội giai đoạn 1955-2008.
- Biểu đồ 3: số lượng sinh viên qua giai đoạn 1956 – 2008
- Biểu đồ 4: tốc độ phát triển giá trị sản xuất nông nghiệp thời kỳ 19622007
- Biểu đồ 5: tốc độ phát triển giá trị sản lượng công nghiệp thời kỳ 19582008
- Biểu đồ 6: tổng sản phẩm ( GDP) Hà Nội giai đoạn 1956-2008

Trang 5


MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
ÁP DỤNG CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI

SVNCKH

LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững đang là mục tiêu đặt ra cho mọi quốc
gia và các địa phương. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết để nâng
cao đời sống người dân, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao phúc lợi xã hội và
giải quyết nhiều vấn đề vĩ mô khác. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ban
hành Quyết định 1081/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với
quan điểm xây dựng và phát triển Thủ đô thành động lực thúc đẩy phát triển

đất nước. Theo Quy hoạch, Hà Nội đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế
bình quân thời kỳ 2011-2015 đạt 12-13%/năm, thời kỳ 2016-2020 đạt khoảng
11-12%/năm và khoảng 9,5-10%/năm thời kỳ 2021-2030. Đến năm 2015,
GDP bình quân đầu người của Hà Nội đạt 4.100 - 4.300 USD, đến năm 2020
đạt khoảng 7.100 - 7.500 USD và phấn đấu tăng lên 16.000-17.000 USD vào
năm 2030 (tính theo giá thực tế).
Để đạt được điều đó, thực tế có nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó việc
phân tích, dự báo quá trình tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế có vai trò
quan trọng. Kinh nghiệm nghiên cứu của nhiều nước trên thế giới cho thấy để
phân tích và dự báo có cơ sở khoa học, xu hướng hiện nay là phải sử dụng
những công cụ hiện đại của quản lý kinh tế trong cơ chế thị trường, trong đó
việc sử dụng các mô hình toán kinh tế và kinh tế lượng là một trong những
công cụ rất hiệu quả.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:

Trang 6


SVNCKH

MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
ÁP DỤNG CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề tăng trưởng kinh tế quốc gia, tăng trưởng
kinh tế địa phương đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà kinh tế với
nhiều cuốn sách, bài báo, luận án và các công trình khoa học ở cấp quốc gia
và quốc tế, trong và ngoài nước. Trong đó có thể nêu ra một số công trình tiêu
biểu gần đây như sau:
Đề tài: Nghiên cứu về duy trì chính sách: Mô hình tăng trưởng kinh tế của
Malaysia, tác giả Mutazhamdalla Nabulsi (2001), đại học Missouri Kansas.

Tác giả đã nêu ra những thành tựu trong tăng trưởng kinh tế của Malaysia,
những thách thức mà Malaysia tiếp tục phải vượt qua để duy trì tốc độ tăng
trưởng kinh tế.
Đề tài: Phân tích kinh nghiệm về tăng trưởng kinh tế, tác giả Winford
Henderson Musanjala (2003) , Louisiana State University. Tác giả cũng nêu
ra một số mô hình tăng trưởng kinh tế ở Châu Phi và phân tích một số yếu tố
ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ở các nước trên.
Đề tài: Giáo dục và tăng trưởng kinh tế: Phân tích nguyên nhân, tác giả
Sharmistha Self (2002), Southerm Illinois University at carbondate. Trong
luận án này tác giả đã đi sâu phân tích yếu tố giáo dục như là một trong những
nguyên nhân trực tiếp tác động tới tăng trưởng kinh tế ở một số nước Châu
Âu.
Trong các công trình trên, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu các mô hình tăng
trưởng của một số nước trên thế giới. Tuy nhiên các đề tài này không sử dụng
nhiều các công cụ định lượng đồng thời các tác giả cũng không xây dựng các
mô hình có thể áp dụng để dự báo tăng trưởng kinh tế.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Đề tài này nhằm giải quyết các vấn đề sau đây:

Trang 7


SVNCKH

MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
ÁP DỤNG CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI

- Nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về tăng trưởng kinh tế, áp dụng
để phân tích tăng trưởng, phát triển kinh tế ở thành phố Hà Nội.
- Phân tích thực trạng tăng trưởng và phát triển kinh tế của Hà Nội.

- Thiết lập, sử dụng các mô hình phân tích và dự báo tăng trưởng và phát
triển kinh tế Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho Hà Nội
trong thời gian tới.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp: phương pháp
tiếp cận hệ thống, phương pháp tiếp cận tăng trưởng, phương pháp mục tiêu
tăng trưởng, phương pháp kinh tế lượng, các phương pháp thống kê, xây dựng
mô hình … Đề tài kế thừa và phân tích khách quan các kết quả nghiên cứu
của các tác giả trong và ngoài nước. Đề tài cũng sử dụng một số phần mềm tin
học như Excel, Eviews 4 để vẽ đồ thị và ước lượng mô hình.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
a. Đối tƣợng nghiên cứu:
Nghiên cứu quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế thành phố Hà Nội giai
đoạn 1986-2011.
b. Phạm vi nghiên cứu:

Trang 8


SVNCKH

MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
ÁP DỤNG CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Trên cơ sở hệ thống số liệu thống kê thành phố Hà Nội giai đoạn 1955-2008,
đề tài tập trung xác định những mô hình kinh tế phù hợp, có thể sử dụng các
mô hình này trong phân tích tăng trưởng, phát triển kinh tế và dự báo cho
tương lai. Đồng thời đề tài cũng sử dụng các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của cả
nước và một số tỉnh, thành phố để so sánh.

6. Đóng góp khoa học và điểm mới của đề tài:
- Hệ thống hoá các lý thuyết về các mô hình tăng trưởng kinh tế.
- Sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống để phân tích định lượng tình hình
kinh tế, xã hội Hà Nội.
- Áp dụng mô hình tăng trưởng cho một quốc gia và điều kiện cụ thể của
thành phố.
- Đề xuất một số mô hình tăng trưởng phù hợp với thực tiễn Hà Nội, trên cơ
sở đó sử dụng các mô hình này phân tích định lượng đề xuất giải pháp thích
hợp tăng trưởng kinh tế của thành phố.

Trang 9


SVNCKH

MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
ÁP DỤNG CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chƣơng I. Tổng quan về tăng trƣởng và các mô hình tăng trƣởng kinh tế
I. Lý thuyết chung về tăng trƣởng kinh tế:
I.1. Các khái niệm, quan niệm liên quan đến tăng trưởng kinh tế:
I.1.1. Tăng trƣởng kinh tế và chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế:

Tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế
trong một khoảng thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thường được đo
lường thông qua các chỉ số:
 Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product - GDP): là giá trị
thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra
trong phạm vi một lãnh thổ trong một thời kỳ nhất định, thường là
một năm.

 Tổng thu nhập quốc dân (Gross National Income - GNI): là chỉ số
kinh tế xác định tổng thu nhập của một quốc gia trong một thời gian,
thường là một năm.
 Thu nhập bình quân đầu người (GNI per capital).
Tăng trưởng kinh tế được phản ánh qua qui mô và tốc độ tăng trưởng.
Qui mô tăng trưởng cho thấy sự gia tăng nhiều hay ít của nền kinh tế thời kỳ
sau so với thời kỳ trước, trong khi tốc độ tăng trưởng phản ánh sự gia tăng
nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Cả hai yếu tố qui mô và tốc độ tăng trưởng
đều phản ánh về mặt số lượng của tăng trưởng.
Ngày nay, tăng trưởng kinh tế chủ yếu được gắn với chất lượng tăng
trưởng. Chất lượng tăng trưởng được hiểu là bản chất, sự liên hệ hữu cơ giữa
các nhân tố tạo nên tăng trưởng và giữa tăng trưởng và các nhân tố bên ngoài.
Trang 10


MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
ÁP DỤNG CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI

SVNCKH

Theo quan điểm của ngân hàng thế giới, chương trình phát triển lien hiệp
quốc và một số nhà kinh tế học như G. Becker, R. Lucas, chất lượng tăng
trưởng được biểu hiện ở một số tiểu chuẩn chính sau:
 Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định trong dài hạn và tránh được
những tác động từ bên ngoài.
 Tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, sự đóng góp của yếu tố năng
suất nhân tố tổng hợp TFP.
 Tăng trưởng đi đôi với nâng cao hiệu quả kinh tế và nâng cao
năng lực cạnh tranh.
 Tăng trường đi kèm với bảo vệ môi trường

 Tăng trưởng phù hợp, hỗ trợ cho thể chế chính trị, thuc đẩy sự
hoàn thiện hơn của thể chế.
 Tăng trưởng đi kèm với gia tăng phúc lợi xã hội và giảm đói
nghèo
Khi nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế phải xem xét trên cả hai phương
diện là số lượng và chất lượng của tăng trưởng. Tăng trưởng với tốc độ và
chất lượng cao luôn là mục tiêu hướng đến của các quốc gia và là đối tượng
nghiên cứu của các nhà kinh tế từ trước đến nay.

I.1.2. Quan điểm của trƣờng phái cổ điển về tăng trƣởng kinh tế:

Hai nhà kinh tế học thuộc trường phái cổ điển là Adam Smith và David
Ricardo là những nhà kinh tế học đầu tiên đưa ra những lý luận mang tính hệ
thống về tăng trưởng kinh tế. Trong cuốn “Của cải của các nước”, Adam
Smith đã đưa ra các học thuyết như sau:

Trang 11


SVNCKH

MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
ÁP DỤNG CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI

- Học thuyết về “Giá trị lao động”: ông cho rằng lao động chứ không
phải đất đai, tiền bạc mới là nguồn gốc tạo ra sự giàu có của một
quốc gia, hay nói cách khác tạo ra mọi của cải cho đất nước.
- Học thuyết “Bàn tay vô hình”: theo ông, các cá nhân trong xã hội
biết rõ cái gì là có lợi cho mình, vậy nên để thị trường phát triên tối
ưu thì nhà nước không nên nhúng tay vào can thiệp nền kinh tế mà

để cho thì trường tự do điều tiết.
- Lý thuyết về phân phối thu nhập: theo Adam Smith, thu nhập được
phân phối dựa vào sự đóng góp của các cá nhân, theo đó nhà tư bản
có vốn thì được lợi nhuận, địa chủ có đất thì được địa tô, người lao
động có lao động thì được tiền công. Đồng thời ông cũng cho rằng
sự phân phối trên là công bằng.
Tóm lại, theo Adam Smith, nguồn gốc của tăng trưởng là từ lao động.
Sự tăng về số lượng của đội ngũ người lao động và năng suất lao động của họ
chính là yếu tố hình thành nên sự tăng trưởng.
Thừa kế những tư tưởng của A. Smith, Ricardo đã hoàn thiện và phát
triển những lý thuyết kinh tế trên. Những quan điểm cơ bản của Ricardo bao
gồm:
- Theo Ricardo, nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất, do đó
yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế là vốn, lao động và đất đai.
Trong từng ngành, với những yếu tố kỹ thuật đặc trưng, các yếu tố
này được kết hợp với tỷ lệ là không đổi.
- Trong ba yếu tố kể trên, đất đai là yếu tố quan trọng nhất. Khi mở
rộng sản xuất nông nghiệp, người ta sẽ phải sản xuất ở những mảnh
đất kém màu mỡ hơn, dẫn đến năng suất lao động giảm sút, gây ra
sự tăng giá lương thực. Khi đó, tiền lương danh nghĩa của công nhân
cũng phải tăng lên, làm lợi nhuận tư bản giảm xuống. Khi đó, động
Trang 12


MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
ÁP DỤNG CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI

SVNCKH

cơ sản xuât của các nhà tư bản giảm sút, làm cho tăng trưởng kinh tế

chững lại.
Như vậy, lập luận của Ricardo là: tăng trưởng là kết quả của tích lũy,
tích lũy là hàm của lợi nhuận, lợi nhuận phụ thuộc vào chi phí sản xuất lương
thực, chi phí này là phụ thuộc vào đất đai. Do đó, đất đai là giới hạn của sự
tăng trưởng.

I.1.3. Quan điểm của Marc về tăng trƣởng kinh tế:

K. Marx được coi là một trong những nhà kinh tế học vĩ đại nhất trong
lịch sử. Trong tác phẩm “Tư bản” của mình, Marx đã đưa ra những quan điểm
của ông về kinh tế và tăng trưởng:
- Marx chia lao động xã hội ra hai lĩnh vực là sản xuất vật chất và
phi sản xuất. Theo ông, chỉ có lĩnh vực sản xuất vật chất mới tạo
ra sản phẩm xã hội và tạo ra sự giàu có.
- Theo Marx, quá trình tái sản xuất lao động xã hội chịu tác dộng
của bốn yếu tố là lao động, vốn, đất đai và tiến bộ kỹ thuật, đặc
biệt là yếu tố lao động vì nó tạo ra giá trị thặng dư cho sản xuất.
Ngoài ra, để tăng giá trị thặng dư thì nhà tư bản không ngừng gia
tăng yếu tố kỹ thuật nhằm tăng cấu tạo hữu cơ (C/V) của tư bản.
Để tạo ra vốn, nhà tư bản phải tiết kiệm một phần lợi nhuận để
đầu tư tạo ra tư bản mới.

Trang 13


SVNCKH

MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
ÁP DỤNG CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI


I.1.4. Quan điểm của trƣờng phái Tân cổ điển về tăng trƣởng kinh
tế:

Cuối thế kỷ 19 đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ
thuật với sự ra đời và mở rộng của hàng loạt các phát minh khoa học, sự ra
đời của máy móc với trình độ kỹ thuật cao. Vào thời kỳ này, các quan điểm
của trường phái cổ điển đã bộc lộ những hạn chế nhất định vào phát sinh
những yêu cầu mới về những quan điểm kinh tế nghiên cứu về hành vi các cá
nhân trong xã hội vã những mối quan hệ cung cầu trong sản xuất và tiêu
dùng. Điều này đã dẫn đến sự ra đời của trường phái kinh tế học tân cổ điển
với những điểm mới về tăng trưởng kinh tế.
Trong mô hình tân cổ điển, các nhà kinh tế bác bỏ quan điểm của các
nhà kinh tế học cổ điển cho rằng sản xuất trong một tình trạng nhất định đòi
hỏi những tỷ lệ kết hợp nhất định của lao động và vốn. Họ cho rằng các yếu tố
đầu vào có thể kết hợp theo nhiều tỷ lệ khác nhau. Theo đó, việc lựa chọn
công nghệ phù hợp nhằm kết hợp có hiệu quả nhất các yếu tố đầu vào để cho
năng suất cao sẽ tạo ra sự gia tăng về sản phẩm. Hay nói các khác tiến bộ kỹ
thuật là yếu tố cơ bản để thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

I.1.5. Quan điểm của Keynes về tăng trƣởng kinh tế:

Cuộc khủng hoảng kinh tế vào những năm 30 của thế kỷ XX đã chỉ ra
mặt yếu kém trong mô hình nền kinh tế thị trường tự do điều tiết của A.
Smith. Điều này đặt ra nhu cầu phải đưa ra những học thuyết kinh tế mới phù
hợp với tình hình kinh tế. Năm 1936, John Maynard Keynes đã đưa ra tác
Trang 14


SVNCKH


MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
ÁP DỤNG CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI

phẩm “Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ” đã đáp ứng được nhu
cầu của nền kinh tế. Trong tác phẩm của mình, Keynes đã chỉ ra những quan
điểm của mình.
Keynes cho rằng nền kinh tế luôn đạt mức sản lượng ở dưới mức tiềm
năng mà cân bằng ở một mức sản lượng nhỏ hơn mức tiềm năng. Theo ông,
sự trì trệ trong hoạt động kinh tế có nguyên nhân chính là do xu hướng tiêu
dùng cận biên của hộ gia đình giảm khi thu nhập tăng lên. Để đạt được ổn
định và tăng trưởng trong dài hạn thì cần phải có sự thúc đẩy đầu tư và tăng
hiệu suất cận biên của tư bản so với lãi suất.
Để đạt được tăng trưởng, theo Keynes, nhà nước là nhân tố đóng vai trò
vô cùng quan trọng. Ông cho rằng nhà nước cần phải tạo động lực cho nền
kinh tế bằng các gói kích cầu đầu tư quy mô lớn, ổn định kinh tế vĩ mô nhằm
tạo môi trường ổn định cho sản xuất, đồng thời thực hiện chính sách tiền tệ
mở rộng, lạm phát cao nhằm mở rộng khối lượng tiền tệ trong lưu thông.

I.1.6. Quan điêm của kinh tế học hiện đại về tăng trƣởng kinh tế:

Việc áp dụng chính sách của Keynes đã giúp các nước thoát ra khỏi
khủng hoảng. Tuy nhiên, quá lạm dụng vai trò của nhà nước đã một phần làm
cho nền kinh tế thiếu đi sự linh hoạt của thị trường. Do đó, sự xích lại gần
nhau của hai trường phái kinh tế đang là xu hướng chung của các lý thuyết
kinh tế hiện đại, với đại diện tiêu biểu là P.A. Samuelson với mô hình nền
kinh tế hỗn hợp.
Quan niệm về sự cân bằng của kinh tế học hiện đại là giao điểm của
tổng mức cung và tổng mức cầu hàng hóa. Mức cân bằng này thường không
Trang 15



MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
ÁP DỤNG CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI

SVNCKH

đạt mức tiềm năng, mà ở dưới mức sản lượng tiềm năng, trong điều kiện nền
kinh tế hoạt động bình thường, có thất nghiệp và lạm phát.
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại thống nhất với cách xác định của
mô hình kinh tế tân cổ điển về các yếu tố sản xuất, tức là tổng mức cung của
nền kinh tế được xác định bởi cac yếu tố đầu vào của sản xuất, đó là lao động,
vốn, tài nguyên thiên nhiên và khoa học công nghệ:
Y = f(K, L, R, T)

(1.1)

Và thống nhất với sự phân tích của hàm Cobb – Douglas về sự tác động
của các yếu tố vốn, lao động, tài nguyên đến sản lượng:

Trong đó:

Y = T.Kα.Lβ.Rγ

(1.2)

g = t + αk + βl + γr

(1.3)

g: Tốc độ tăng trưởng của GDP

k, l, r: tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào
t: phần còn lại, phản ánh tác động của khoa học

Lý thuyết tăng trưởng hiện đại cũng thống nhất với tân cổ điển về mối
quan hệ giữa các yếu tố. Các nhà sản xuất có thể lựa chọn sử dụng công nghệ
nhiều vốn hay công nghệ nhiều lao động. Do đó lý thuyết này cũng chỉ ra vai
trò của vốn đến tăng trưởng kinh tế, bởi vì vốn là tiền đề cho lao động và vốn
cũng là cơ sở để tạo ra công nghệ mới.Trong tính toán kinh tế ngày nay ICOR
vẫn được coi là cơ sở để xác định tỷ lệ đầu tư cần thiết phù hợp với tốc độ
tăng trưởng của nền kinh tế
(1.4)

Trang 16


MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
ÁP DỤNG CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI

SVNCKH
Và g =
Trong đó:

k: hệ số ICOR – tỷ số gia tăng vốn và đầu vào
s: tỷ lệ tiết kiệm
g: tốc độ tăng trưởng

Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại cho rằng thị trường là yếu tố cơ
bản điều tiết hoạt động của nền kinh tế.Sự tác động qua lại giữa tổng cung,
tổng cầu tạo ra mức thu nhập thực tế, công ăn việc làm – tỷ lệ thất nghiệp,
mức giá – tỷ lệ lạm phát, đó là cơ sở để giải quyết ba vấn đề lớn của nền kinh

tế. Mặt khác, chiều hướng phát triển của các nền kinh tế trên thế giới là nhà
nước ngày càng chiếm một vai trò quan trọng hơn trong đời sống kinh tế.
Việc mở rộng nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự can thiệp của chính
phủ để đảm bảo cơ chế thị trường được hoạt động tốt và tránh được những
khuyến tật vốn có.

I.2. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế:

Tăng trưởng kinh tế về số lượng là sự tăng thêm về qui mô sản lượng
của nền kinh tế, cho nên quá trình sản xuất mới chính là quá trình tạo ra sự
tăng trưởng của nền kình tế. Mặt khác bản thân quá trình sản xuất lại chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố khác. Do đó khi nghiên cứu tăng trưởng kinh tế chúng
ta phải nghiên cứu những nguồn lực đầu vào cho sản xuất, cũng như các nhân
tố có ảnh hưởng đến sản xuât. Người ta chia các nhân tố đó thành hai loại
chính là các nhân tố kinh tế và các nhân tố phi kinh tế.

Trang 17


MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
ÁP DỤNG CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI

SVNCKH
I.2.1. Các nhân tố kinh tế:

Các nhân tố kinh tế chính là các yếu tố sản xuất – sự biến đổi trực tiếp
của nó làm thay đổi sản lượng đầu ra. Mối quan hệ giữa các nhân tố này và
sản lượng có thể được biểu diễn bởi công thức:
Y = F (XI)


(1.5)

Với Y là sản lượng và Xi là các biến số biểu thị giá trị của các đầu vào
sản xuất.
Qua nhiều nghiên cứu và thực tiễn từ các nước trên thế giới, các nhà
kinh tế học đã tổng hợp các yếu tố có liên quan đến sản xuất và kết luận: việc
gia tăng sản lượng ở các quốc gia bắt nguồn từ sự gia tăng đầu vào của các
yếu tố sản xuất theo quan hệ hàm số với sản lượng, các yếu tố này bao gồm
vốn (K), lao động (L), đất đai tài nguyên (R) và công nghệ kỹ thuật (T).


Vốn là một yếu tố được trực tiếp sử dụng vào quá trình sản

xuất. Vốn bao gồm các máy móc, thiết bị, phượng tiện vận tải,
nhà xưởng và cơ sở hạ tầng máy móc kỹ thuật .
Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì tăng tổng số vốn sẽ làm
tăng sản lượng.


Lao động là nguồn lực sản xuất, được đánh giá bằng tiền

trên cơ sở thị trường để chi trả cho nhân công. Lao động là nhân
tố sản xuất đặc biệt, không chỉ đơn thuần là số lượng hay thời
gian lao động mà còn được thể hiện qua chất lượng lao động, hay
còn gọi là vốn nhân lực. Vốn nhân lực bao gồm trình độ tri thức,
học vấn, kỹ năng và kinh nghiệm lao động nhất định.

Trang 18



MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
ÁP DỤNG CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI

SVNCKH


Đất đai, tài nguyên là một yếu tố đầu vào cho sản xuất.

Đất đai là yếu tố không thể thiếu cho sản xuất. Cùng với sự mở
rộng của các ngành công nghiệp hiện đại, đất đai càng ngày càng
khan hiếm và buộc người ta phải tìm mọi cách tiết kiệm diện tích
sử dụng bằng cách nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Các tài
nguyên cũng đóng góp một phần lớn vào sự phát triển kinh tế.
Nguồn tài nguyên phong phú sẽ cung cấp lượng đầu vào cần thiết
cho sản xuất kịp thời, giúp nền kinh tế phát triển một cách nhanh
chóng. Hiện nay lượng tài nguyên trên thế giới ngày càng trở nên
khan hiếm, cho nên một vấn đề đặt ra cho các quốc gia là phải sử
dụng một cách hiệu quả nhất để tạo ra lượng giá trị gia tăng lớn
nhất mà nó có thể tạo ra.


Công nghệ là kết quả của sự tích lũy kinh nghiệm, tiến bộ

kỹ thuật và sự ứng dụng các phát minh khoa học vào sản xuất.
Công nghệ ngày càng trở thành một nhân tố quan trọng trong quá
trình tăng trưởng. Hiện nay các nước phát triển nói riêng và tất cả
các quốc gia nói chung đang tích cực nghiên cứu và áp dụng các
thành tựu nghiên cứu, khoa học kỹ thuật vào việc đẩy nhanh tốc
độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên các nước đang phát triển luôn
là các nước lạc hậu hơn trong việc ứng dụng công nghệ và

thường phải chịu sự phụ thuộc về công nghệ, kỹ thuật được
chuyển giao từ các nước phát triển

Trang 19


MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
ÁP DỤNG CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI

SVNCKH
I.2.2. Các nhân tố phi kinh tế:

Các nhân tố kinh tế chính là các yếu tố sản xuất – sự biến đổi trực tiếp
của nó làm thay đổi sản lượng đầu ra. Mối quan hệ giữa các nhân tố này và
sản lượng có thể được biểu diễn bởi công thức:
Y = F (XI)

(1.5)

Với Y là sản lượng và Xi là các biến số biểu thị giá trị của các đầu vào
sản xuất.
Qua nhiều nghiên cứu và thực tiễn từ các nước trên thế giới, các nhà
kinh tế học đã tổng hợp các yếu tố có liên quan đến sản xuất và kết luận: việc
gia tăng sản lượng ở các quốc gia bắt nguồn từ sự gia tăng đầu vào của các
yếu tố sản xuất theo quan hệ hàm số với sản lượng, các yếu tố này bao gồm
vốn (K), lao động (L), đất đai tài nguyên (R) và công nghệ kỹ thuật (T).


Vốn là một yếu tố được trực tiếp sử dụng vào quá trình sản


xuất. Vốn bao gồm các máy móc, thiết bị, phượng tiện vận tải,
nhà xưởng và cơ sở hạ tầng máy móc kỹ thuật .
Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì tăng tổng số vốn sẽ làm
tăng sản lượng.


Lao động là nguồn lực sản xuất, được đánh giá bằng tiền

trên cơ sở thị trường để chi trả cho nhân công. Lao động là nhân
tố sản xuất đặc biệt, không chỉ đơn thuần là số lượng hay thời
gian lao động mà còn được thể hiện qua chất lượng lao động, hay
còn gọi là vốn nhân lực. Vốn nhân lực bao gồm trình độ tri thức,
học vấn, kỹ năng và kinh nghiệm lao động nhất định.

Trang 20


MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
ÁP DỤNG CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI

SVNCKH


Đất đai, tài nguyên là một yếu tố đầu vào cho sản xuất.

Đất đai là yếu tố không thể thiếu cho sản xuất. Cùng với sự mở
rộng của các ngành công nghiệp hiện đại, đất đai càng ngày càng
khan hiếm và buộc người ta phải tìm mọi cách tiết kiệm diện tích
sử dụng bằng cách nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Các tài
nguyên cũng đóng góp một phần lớn vào sự phát triển kinh tế.

Nguồn tài nguyên phong phú sẽ cung cấp lượng đầu vào cần thiết
cho sản xuất kịp thời, giúp nền kinh tế phát triển một cách nhanh
chóng. Hiện nay lượng tài nguyên trên thế giới ngày càng trở nên
khan hiếm, cho nên một vấn đề đặt ra cho các quốc gia là phải sử
dụng một cách hiệu quả nhất để tạo ra lượng giá trị gia tăng lớn
nhất mà nó có thể tạo ra.


Công nghệ là kết quả của sự tích lũy kinh nghiệm, tiến bộ

kỹ thuật và sự ứng dụng các phát minh khoa học vào sản xuất.
Công nghệ ngày càng trở thành một nhân tố quan trọng trong quá
trình tăng trưởng. Hiện nay các nước phát triển nói riêng và tất cả
các quốc gia nói chung đang tích cực nghiên cứu và áp dụng các
thành tựu nghiên cứu, khoa học kỹ thuật vào việc đẩy nhanh tốc
độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên các nước đang phát triển luôn
là các nước lạc hậu hơn trong việc ứng dụng công nghệ và
thường phải chịu sự phụ thuộc về công nghệ, kỹ thuật được
chuyển giao từ các nước phát triển

Trang 21


SVNCKH

MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
ÁP DỤNG CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI

I.3. Đo lường tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế:
I.3.1. Các chi tiêu đo tốc độ tăng trƣởng kinh tế:


Các thước đo thường được dùng để đánh giá tăng trưởng kinh tế là các
chỉ tiêu trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA), bao gồm các chỉ tiêu:
GO: Tổng giá trị sản xuất: là tổng giá trị sản xuất vật chất và dịch vụ
được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất
định.
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội: là tổng giá trị sản xuất vật chất và dịch
vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ của một quốc
gia trong một thời kỳ nhất định.
GNI: Tổng thu nhập quốc dân: là chỉ tiêu tương tự như GNP – tổng thu
nhập quốc nội, tuy nhiên GNI tiếp cận dưới góc độ thu nhập chứ không phải
dưới góc độ sản phẩm.
Ngoài ra, để đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế dưới góc độ mức
sống người dân, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu bình quân đầu người, ví
dụ như GNI/ người, GDP/ người.v.v.

I.3.2. Các chỉ tiêu đo chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế:

Khi đánh giá tăng trưởng của một quốc gia người ta thường sử dụng
thước đo là GDP – tổng sản phẩm quốc nội cùng một số thước đo khác. Tuy
nhiên khi đánh giá chất lượng tăng trưởng người ta còn xem xét trên nhiều

Trang 22


MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
ÁP DỤNG CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI

SVNCKH


yếu tố. Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế đã được sử dụng ở Việt Nam
và trên thế giới có thể được chia thành ba nội dung cơ bản:
 Tăng trưởng kinh tê xét theo các yếu tố bên trong của quá trình
sản xuất xã hội như tăng trưởng gắn liền với thay đổi cơ cấu kinh tế,
tăng trưởng gắn liền với hiệu quả sử dụng nguồn lực, hay nói chung là
xem xét tăng trưởng theo góc độ các yếu tố kinh tế.
 Tăng trưởng gắn liền với nâng cao chất lượng đời sống người
dân, cải thiện các chỉ số xã hội, gắn với công bằng, xóa đói giảm nghèo
và giảm thất nghiệp...
 Tăng trưởng gắn với bảo vệ môi trường và sử dụng hiêu quả tài
nguyên thiên nhiên.
Xét dưới góc độ kinh tế, có ba nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng
trưởng kinh tế: chuyển dịch cơ cấu, hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh
của nền kinh tế

I.3.2.1.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu kinh tế là cấu trúc bên trong của nền kinh tế và các mối quan hệ
bộ phận hợp thành. Cơ cấu kinh tế được xem xét dưới ba góc độ:
 Cơ cấu kinh tế ngành: sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tiến bộ:
tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp.
 Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ: quá trình chuyển dịch cần đảm bảo
sự phát triển cân đối giữa các vùng, có sự bổ trợ lẫn nhau đồng thời
phải tạo ra những vùng kinh tế đầu tàu để tạo mũi nhọn cho nền kinh tế.

Trang 23



MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
ÁP DỤNG CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI

SVNCKH

 Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế: cần xem xét vai trò của
từng loại hình kinh tế và ảnh hưởng của nó để cân bằng một cách hợp
lý tỷ trọng đóng góp của từng thành phần.

I.3.2.2.

Nhóm chi tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế:

Hiệu quả sản xuất của nền kinh tế thường được thể hiện dưới các góc
độ: năng suất sử dụng các đầu vào là vồn và lao động, đóng góp của TFP với
tăng trưởng kinh tế.
 Chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả sử dụng lao động: năng suất lao động.
Để tính năng suất lao động bình quân ta có thể lấy GDP chia cho số giờ
lao động. GDP bình quân trên mỗi lao động càng lớn thì năng suất lao
động càng cao, chứng tỏ hiệu quả của lao động càng lớn. Ngoài ra ta
cũng có thể sử dụng một số chỉ tiêu như số sản phẩm trung bình trên
giờ lao động hoặc chỉ số giá thành lao động trên giá thành sản xuất
 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn: hệ số ICOR. Hệ số
ICOR càng thấp, chứng tỏ đầu tư càng hiệu quả. Tuy nhiên theo quy
luật năng suất cận biên giảm dần, khi nền kinh tế càng tăng trưởng thì
ICOR ngày càng tăng lên.
 Tốc độ tăng TFP và tỷ phần đóng góp của tốc độ tăng TFP
Trên thực tế, có ba yếu tố chính làm tăng GDP, đó là lao động, vốn và
TFP. Khi trừ đi vai trò của hai yếu tố đầu trong phần tăng GDP ta được một
phần thặng dư có tính chất lượng. Phần thặng dư này phản ánh việc tăng chất

lượng tổ chức lao động, chất lượng máy móc, vai trò của quản lý và tổ chức
sản xuất, được gọi chung là năng suất nhân tố tổng hợp TFP. Như vậy, bản

Trang 24


×