Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

---------o0o---------

Công trình tham dự Cuộc thi
Sinh viên nghiên cứu khoa học Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng 2012

Tên công trình:
DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
– THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Nhóm ngành: Kinh doanh và Quản lý 1 (KD1)

Hà Nội , tháng 4 năm 2012


MỤC LỤC
Phần 1- Lời mở đẩu

1

Phần 2- Nội dung nghiên cứu

6

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về ngân hàng điện tử

6

I.



Khái niệm Ngân hàng điện tử

6

II.

Vai trò của Ngân hàng điện tử

15

III.

Xu hướng và kinh nghiệm phát triển của dịch vụ

24

ngân hàng điện tử trên thế giới
Chương 2: Thực trạng phát triển ngân hàng điện tử tại Việt

33

Nam
I.

Thực trạng triển khai và phát triển dịch vụ ngân

33

hàng điện tử tại Việt Nam

II.

Tiềm năng phát triển và những hạn chế của dịch

51

vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nhằm thúc đẩy dịch vụ ngân hàng điện

73

tử ở Việt Nam
I.

Thời cơ và thách thức của ngân hàng điện tử

73

II.

Giải pháp phát triển dịch vụ E-banking tại các

75

ngân hàng thương mại Việt Nam
Kết luận

91

Danh mục tài liệu tham khảo


92

Phụ lục

94


DANH MỤC VIẾT TẮT

ATM

Automated teller machine

POS

Point of sales

ECD

Electronic Data Capture (Thiết bị đọc thẻ điện tử)

NHNN

Ngân hàng nhà nước

TTKDT

Thanh toán không dùng tiền mặt


EDI

Electronic Data Interchange

EFT

Electronic Funds Transfer

ITU

International Telecommunications Union

ICT

Information and Communication Technologies

NSNN

Ngân sách nhà nước


PHẦN I – LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh ngân hàng đóng một
vai trò rất quan trọng. Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới của đất
nước, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã đạt được những thành công đáng khích
lệ. Xu hướng tự do hoá, toàn cầu hoá kinh tế và quốc tế hoá các luồng tài chính
cũng đã làm thay đổi căn bản những bước đi của hệ thống các ngân hàng. Nó đã
tạo ra một một trường tài chinh kinh tế đầy tính cạnh tranh và sôi động cho thị
trường liên ngân hàng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Sự phát triển

vượt bậc của công nghệ thông tin đã nhanh chóng đưa những ứng dụng của
“Thương mại điện tử” đến gần hơn với cuộc sống con người. Cuộc chạy đua
giữa các ngân hàng trở thành một cuộc cạnh tranh không ngừng nghỉ trên mảnh
đất “công nghệ số” như một cách để củng cố vị thế, nâng cao chất lượng hoạt
động dịch vụ để thu hút khách hàng của mình.
Và Electronic banking (E-banking) là được biết đến như một trong những
chiến lược của mỗi ngân hàng để có thể tồn tại và phát triển một cách toàn diện
hơn trong môi trường kinh tế đầy sôi động này. Trong những năm trở lại đây,
dịch vụ E- banking đã bắt đầu “xâm nhập” vào thị trường ngân hàng Việt Nam,
dần ổn định, và chiếm dần được một bộ phận nhỏ lòng tin của người tiêu dùng.
Không thể phủ nhận được rằng E- banking đã mang đến thuận tiện nhiều hơn
cho cuộc sống “nhanh” của xã hội hiện nay, và giúp đỡ ngân hàng rất nhiều
trong việc nâng cao vị thế, chất lượng dịch vụ của mình.
Chính vì thế, phát triển E-banking có thể tạm coi như là một hướng đi
tương đối hay cho bài toán khó của các ngân hàng. Nó trớ thành mối quan tâm
và đề tài nghiên cứu của các phòng ban phát triển cũng như marketing dich
vụ… Tuy nhiên, thực tế cũng chỉ ra rằng, từ khi ra đời đến nay, hệ thống ngân
hàng điện tử vẫn chưa phát huy hiệu quả được hết những ưu thế cũng như lợi


ích thực sự của nó đối với đông đảo các khách hàng, trong đó nguyên nhân chủ
yếu vẫn là từ thái độ hành vi của người tiêu dùng. Thêm vào đó là sự chưa hoàn
thiện của hệ thống hành lang pháp lý, khi mà Luật thương mại điện tử Việt Nam
vẫn chưa có những quy định rõ ràng, đã tạo nên những tâm lý lo lắng rất có cơ
sở về tình rủi ro, vấn đề an ninh, bảo mật của người tiêu dùng.
Chính vì vậy làm thế làm để có thể phát huy hết những tiềm năng, tận
dụng hết những cơ hội và loại bỏ những rào cản để phát triển hình thức dịch vụ
này một cách tốt nhất có lẽ đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều nhà kinh tế
nói chung và bộ phận phát triển hệ thống ngân hàng nói riêng. Nhóm nghiên
cứu nhận thấy đây là một vấn đề hết sức thiết thực và mang tính áp dụng thực

tiễn rất cao trong nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay. Chính vì thế,
nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài : “Dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam Thực trạng và giải pháp” và mạnh dạn đưa vào bài viết của mình những phân
tích đánh giá về tình hình phát triển ngân hàng điện tử tại Việt Nam - những cơ
hội và thách thức, và qua đó đưa ra một vài đề xuất đóng góp cho việc hoàn
thiện sự phát triển của hình thức dịch vụ này.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu.
Có thể nhân định rằng, đây không còn là một vấn đề còn xa lạ và quá mới
mẻ vì trên thực tế nó đã trở thành mối quan tâm cũng như đối tượng nghiên cứu
của rất nhiều các nhà phát triển ngân hàng, các chuyên gia phân tích kinh tế…
Trên thế giới, hình thái dịch vụ này ra đời và phát triển sớm hơn, nên ít
nhiều cũng để lại được những bài học kinh nghiệm của người đi trước, dựa trên
nhừng tổng hợp phân tích của nhiều đề tài nghiên cứu.
Trong giới hạn bài viết này, nhóm nghiên cứu xin một lần nữa đưa ra cái
nhìn toàn diện hơn về thực trạng phát triển của dịch vụ E- banking ở Việt Nam
trong những năm gần đây để có thêm những đánh giá làm toàn diện phong phú
hơn cho đề tài này.


Với việc chọn đề tài trên, nhóm nghiên cứu dự kiến đi từ khái quát tình
hình phát triển của hệ thống các ngân hàng nói chung đến khái quát về sự phát
triển của loại hình ngân hàng điện tử trong tình hình nền kinh tế cụ thể.
Đi sâu phân tích và tìm hiểu sẽ là sự so sánh, đánh giá những ưu nhược
của hệ thống ngân hàng điện tử tiêu biểu, đặt trong mối quan hệ liên quan chặt
chẽ giữa sự phát triển của hệ thống ngân hàng điện tử và sự phát triển của nền
kinh tế; trong mối quan hệ liên ngân hàng để giải thích nguyên nhân sự phát
triển cũng như những hạn chế.
Qua đó, nhóm nghiên cứu đề xuất những ý kiến, biện pháp để hoàn thiện
sự phát triển hệ thống ngân hàng trực tuyến
3. Mục tiêu nghiên cứu
Qua bài viết của mình, nhóm nghiên cứu mong muốn đóng góp thêm một

cái nhìn về sự phát triển của hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng điện tử
nói riêng tại Việt Nam hiện nay, và qua đó đóng góp những ý kiến của mình để
hoàn thiện hơn nữa sự phát triển của của nền kinh tế.
4. Phạm vi đối tƣợng nghiên cứu:
Thông qua việc nghiên cứu mô hình Electronic-banking của một số ngân
hàng thương mại cố phần tiểu biểu từ đó khái quát được thực trạng phát triển
dịch vụ E-Banking của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn
2008-2010
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu sử dụng số liệu từ các báo cáo thương mại điện tử,
website của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Bên cạnh đó sử dụng phương
pháp phân tích tình hình hình thực tế triển khai dịch vụ Electronic-banking
thông qua những số liệu thu thập được sử dụng số tuyệt đối, số tương đối để so


sánh giải quyết vấn đề. Phân tích nhưng ưu điểm và nhược điểm của dịch vụ
Electronic-banking từ đó đưa ra các đề xuất phù hợp
6. Kết quả dự kiến
Thông qua những phân tích của bài nghiên cứu, người đọc có được cái
nhìn hoàn thiện về quá trình phát triển cũng như tiềm năng to lớn của dịch vụ
Electronic-banking ở Việt Nam. Quan trọng hơn là kiến nghị các giải pháp để
thay đổi thói quen tiêu dùng tiền mặt sang tiền điện tử của hầu hết khách hàng
Việt Nam hiện nay, nâng cao tính bảo mật cũng như đảm bảo an toàn an ninh
mạng. Toàn bộ quá trình trên đều hướng đến một kết quả cuối cùng đó là đưa
Electronic -banking trở thành dịch vụ ngân hàng quen thuộc và thân thiện hơn
với bất cứ một khách hàng nào
7. Kết cấu công trình nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về Ngân hàng điện tử
I.


Khái niệm Ngân hàng điện tử

II.

Vai trò của Ngân hàng điện tử

III.

Xu hướng và kinh nghiệm phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử trên

thế giới
Chương 2: Thực trạng phát triển ngân hàng điện tử tại Việt Nam
I.

Thực trạng triển khai và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt

Nam
II.

Tiềm năng phát triển và những hạn chế của dịch vụ ngân hàng điện tử tại

Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nhằm thúc đẩy dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam
I.

Thời cơ và thách thức của ngân hàng điện tử


II.
Nam


Giải pháp phát triển dịch vụ E-banking tại các ngân hàng thương mại Việt


PHẦN 2 – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGÂN HÀNG
ĐIỆN TỬ
I.

Khái niệm Ngân hàng điện tử

1. Định nghĩa
Cách đây 16 năm, khi Internet bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam, ít ai có thể
ngờ rằng Internet lại có tốc độ phát triển nhanh chóng đến như vậy. Theo Cục
Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, năm 2010 tại Việt Nam có trên 30
triệu người truy cập Internet hàng ngày, chiếm gần 35% dân số, cao hơn mức
trung bình 32% của thế giới. Trong guồng quay liên tục của kỷ nguyên “ công
nghệ số ”, các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng không ngoại lệ, nhanh
chóng cập nhật xu thể mới trên thế giới để đưa ra dịch vụ “ ngân hàng điện tử”
dành cho những người tiêu dùng mới, hiện đại hơn, năng động hơn và bận rộn
hơn. Sự ra đời của Internet và máy vi tính mở ra cho chúng ta một hệ thống
thanh toán rộng khắp toàn thế giời, tiến tới một thế giới thanh toán không dùng
tiền mặt, nhanh gọn, an toàn, và chính xác. Mặc dù cho tới năm 2010 chỉ có
40% doanh nghiệp Việt Nam có website và số lượng giao dịch điện tử hiện chỉ
có khoảng 22 triệu tài khoản qua ngân hàng, chiểm khoảng 20% dân số nhưng
cũng không thể phủ nhận được tiềm năng to lớn mà các giao dịch điện tử sẽ
mang lại cho người dân nói riêng và cho nền kinh tế nói chung.
Nếu như cách đây khoảng bảy hoặc tám năm, cụm từ “ ngân hàng điện tử
E-Banking” vẫn còn lạ lẫm với rất nhiều người thì ngày nay nó được nhắc tới
thường xuyên hơn và tính tương tác với khách hàng được nâng cao nhiều hơn.

Tuy nhiên để định nghĩa một cách đầy đủ nhất cho thuật ngữ “ ngân hàng điện
tử E-Banking” thì vẫn chưa có một tài liệu khoa học chính thống nào thực hiện.
Chúng ta có thể tiếp cận thuật ngữ này trên nhiều phương diện khác nhau
Ta có thể hiểu khái niệm “ ngân hàng điện tử” thông qua hai ví dụ cụ thể
và sinh động như sau:


VD1: Từ Việt Nam người ta có thể đặt mua sách “ Internet Banking and
the Law in Europe” của đại học Cambridge ở Anh qua website của trường,thanh
toán trực tuyến bằng thẻ Visa, MasterCard, hay American Express. Sau đó cuốn
sách sẽ được chuyển phát nhanh tới tay người mua. Giao dịch này được thực
hiện một phần qua mạng và khâu giao nhận lại được thực hiện trong thế giới
thực.
VD2: Khi muốn thuê phim “ Harry Potter and the Deathly Hallow” các
khách hàng ở các bang khác nhau của Mỹ có thể thuê phim này qua website
www.amazon.com, thanh toán qua mạng và download phim về máy tính của
mình để xem. Giao dịch này được thực hiện hoàn toàn trong môi trường mạng
Internet , từ việc đặt hàng, thanh toán tiền hàng cho tới nhận hàng.
Hai giao dịch trên đều là giao dịch điện tử. Theo khoản 6 và khoản 10,
Điều 4, luật Giao dịch điện tử năm 2005, “giao dịch điện tử là giao dịch được
thực hiện bằng phương tiện điện tử”. Trong đó, “phương tiện điện tử là phương
tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn
không dây, quang học, điện từ, hoặc công nghệ tương tự”. Từ hai ví dụ trên ta
nhận thấy khái niệm giao dịch điện tử không chỉ giới hạn trong phạm vi mạng
Internet và các mạng thông tin khác, mà còn mở rộng ra đối với tất cả các giao
dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử. Do đó giao dịch điện tử trong
dịch vụ ngân hàng là giao dịch bằng phương tiện điện tử, nói cách khác là dịch
vụ ngân hàng được giao dịch bằng phương tiện điện tử ( gọi tắt là dịch vụ ngân
hàng điện tử).
Như vậy cũng có thể định nghĩa ngân hàng điện tử như là một phương

thức cung cấp các sản phấm mới và sản phẩm truyền thống tới khách hàng
thông qua các kênh phân phối điện tử tương tác.
Ngoài ra, E-Banking cũng được định nghĩa là các hoạt động bán hàng qua
các kênh:
Internet Banking (or Online Banking)
Mobile/SMS banking


Ví điện tử, Cổng thanh toán điện tử
ATM/POS/ Kiosk banking channel
Telephone banking
Web-tivi banking
Các thiết bị thanh toán trực tuyến chuyên dụng
( Nguyễn Đình Thắng 2010)

(Nguồn: Chai Lee Goi 2006)
Sơ đồ 1. Các kênh phân phối sản phẩm E-banking chính
2. Phân loại ngân hàng điện tử
Hiện nay có nhiều cách phân loại ngân hàng điện tử. Nhưng phổ biến
nhất là phân loại theo tiêu chí kênh phân phối sản phẩm:
a.Internet banking hoặc online banking ( ngân hàng trực tuyến)
Sự ra đời của Internet giúp khách hàng tiếp cận các sản phẩm dịch vụ của
ngân hàng ở nhà riêng, văn phòng, trường học, đến bất kỳ nơi đâu và bất cứ lúc
nào. Do đó việc trực tiếp đi đến ngân hàng được giảm thiểu một cách đáng
kể.Qua Internet banking khách hàng có thể gửi đến ngân hàng những thắc mắc,
góp ý với ngân hàng và được trả lời sau một thời gian nhất định.
Ưu điểm lớn nhất của Internet banking là tính tiện lợi của nó. Chỉ với một
chiếc máy tính được kết nối Internet, khách hàng chỉ cần truy cập website của
ngân hàng bằng các trình duyệt như Internet Explorer, Firefox, Google Chrome



vô cùng đơn giàn. Hiện tại các ngân hàng cũng đi sâu vào việc mở rộng các các
hình thức thanh toàn. Trong dịch vụ Internet banking nhiều ngân hàng đưa ra
giao diện tương đối rộng cho khách hàng tiện sử dụng, Giao diện Ebanking của
ngân hàng ANZ được phân chia thành nhiều hình thức thanh toán khác nhau,
phân chia thành nhiều đối tượng để khách hàng dễ lựa chọn.
Mọi giao dịch như chuyển tiền, mở thư tín dụng ( Letter of Credit- L/C)
cho hợp đồng mua bán giữa các nhà xuất nhập khẩu, mở thư bảo lãnh ( Letter of
Guarantee- LG) .. có thể thực hiện trực tuyến.
Tuy nhiên, với tính chất bảo mật không cao bằng các dịch vụ ngân hàng
tại nhà ( home banking) hoặc Kiosk banking. Dịch vụ Internet banking vẫn còn
được cung cấp khá hạn chế và đòi hỏi quá trình xác nhận giao dịch phức tạp hơn
b. Dịch vụ ngân hàng tự động qua điện thoại ( Phone banking).
Phone banking là hệ thống tự động trả lời hoạt động 24/24, khách hàng
chỉ việc nhấn vào các phím điện thoại theo mã được hướng dẫn bởi IVR
(Interactive Voice Response) để yêu cầu hệ thống trả lời thông tin cần thiết .
Dịch vụ ngân hàng Phone banking được cung cấp qua một hệ thống máy
chủ và phần mềm quản lý đặt tại ngân hàng, liên kết với khách hàng thông qua
tổng đài của dịch vụ. Thông qua các phím chức năng được định nghĩa trước,
khách hàng sẽ được phục vụ một cách tự động hoặc thông qua các CSR
(Customer Service Representatives).
Khi đăng ký sử dụng dịch vụ Phone banking, khách hàng sẽ được cung
cấp một mã khách hàng, hoặc mã tài khoản và tùy theo dịch vụ đăng ký, khách
hàng có thể sử dụng nhiều dịch vụ khác nhau. Nhìn chung, qui trình sử dụng
dịch vụ Phone banking như sau:
Bước 1: Đăng ký sử dụng dịch vụ
Khách hàng phải cung cấp các thông tin cần thiết và ký vào hợp đồng
đồng ý sử dụng dịch vụ Phone banking. Sau đó, khách hàng sẽ được cung cấp
hai số định danh duy nhất là mã khách hàng và mã khóa truy nhập hệ thống,



ngoài ra khách hàng sẽ được cung cấp thêm một mã tài khoản nhằm tạo sự
thuận tiện trong giao dịch vũng như đảm bảo an toàn và bảo mật.
Bước 2: Xử lý giao dịch
Khi khách hàng quay số tới tổng đài, nhập mã khách hàng và khóa truy
cập dịch vụ, theo IVR, khách hàng chọn phím chức năng tương ứng với dịch vụ
mình cần thực hiện giao dịch. Khách hàng có thể thay đổi, chỉnh sửa trước khi
xác nhận giao dịch với ngân hàng, chứng từ giao dịch sẽ được in ra và gửi tới
khách hàng khi giao dịch được xử lý xong.
Qua Phone banking, khách hàng có thể sử dụng rất nhiều dịch vụ ngân
hàng như: hướng dẫn sử dụng dịch vụ, giới thiệu thông tin về dịch vụ ngân
hàng,cung cấp thông tin tài khoản và bảng kê các giao dịch, báo nợ báo có, cung
cấp thông tin ngân hàng như lãi suất, tỷ giá hối đoái, chuyển tiền, thanh toán
hóa đơn và dịch vụ hỗ trợ khách hàng,… thực hiện mọi lúc mọi nơi kể cả ngoài
giờ hành chính.
c. Dịch vụ ngân hàng qua ĐTDĐ (Mobile-banking):
Cùng với sự phát triển của mạng thông tin di động, dịch vụ ngân hàng tại
Việt Nam cũng đã nhanh chóng ứng dụng những công nghệ mới này.
Mobile - banking là một kênh phân phối sản phẩm dịch vụ ngân hàng qua
hệ thống mạng điện thoại di động. Mobile Banking là kênh phân phối hiện đại
giúp khách hàng truy cập các dịch vụ ngân hàng từ xa bằng cách sử dụng các
thiết bị di động kết nối với mạng viễn thông không dây. Về nguyên tắc, đây
chính là quy trình thông tin được mã hoá, bảo mật và trao đổi giữa trung tâm xử
lý của ngân hàng và thiết bị di động của khách hàng (ĐTDĐ, Pocket PC,
Palm…). Khách hàng có thể kiểm tra số dư tài khoản của họ và lịch sử giao
dịch, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, kinh doanh chứng khoán và quản lý danh
mục đầu tư tài chính của khách hàng.
d. Dịch vụ ngân hàng tại nhà (home-banking):
Nếu như sử dụng dịch vụ ngân hàng tại nhà thì cần phải có các phầm
mềm được thiết kế dành riêng cho việc kết nối với ngân hàng cung cấp dịch vụ



thì khách hàng sừ dụng Internet banking hầu như không cần phải có bất cứ một
phần mềm chuyên biệt nào
Home-banking là kênh phân phối dịch vụ của ngân hàng điện tử, cho
phép khách hàng thực hiện hầu hết các giao dịch chuyển khoản với ngân hàng
(nơi khách hàng mở tài khoản) tại nhà, tại văn phòng công ty mà không cần đến
ngân hàng.
Ứng dụng và phát triển Home-banking là một bước tiến nhanh chóng của
các ngân hàng thương mại Việt Nam trước sức ép rất lớn của tiến trình hội nhập
toàn cầu về dịch vụ ngân hàng. _ Đứng về phía khách hàng, Home-banking đã
mang lại những lợi ích thiết thực: nhanh chóng- an toàn- thuận tiện. Và khẩu
hiệu “Dịch vụ ngân hàng 24 giờ mỗi ngày, bảy ngày mỗi tuần” chính là ưu thế
lớn nhất mà mô hình ngân hàng “hành chính” truyền thống không thể nào sánh
được. Hiện nay, dịch vụ Home-banking tại Việt Nam đã được nhiều ngân hàng
tại Việt Nam ứng dụng và triển khai rộng rãi như: Ngân hàng Á Châu Ngân
hàng ngoại Thương VN Ngân hàng kỹ thương www.techcombank.com.vn,
Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam www.eximbank.com.vn …
Dịch vụ ngân hàng tại nhà được xây dựng trên một trong hai nền tảng: hệ
thống các phần mềm ứng dụng (Software Base) và nền tảng công nghệ web
(Web Base), thông qua hệ thống máy chủ, mạng Internet và máy tính con của
khách hàng, thông tin tài chính sẽ được thiết lập, mã hoá, trao đổi và xác nhận
giữa ngân hàng và khách hàng. Mặc dù có một số điểm khác biệt, nhưng nhìn
chung, chu trình sử dụng dịch vụ ngân hàng tại nhà bao gồm các bước cơ bản
sau đây:
Bước 1: Thiết lập kết nối.
Khách hàng kết nối máy tính của mình với hệ thống máy tính của ngân
hàng qua mạng Internet, sau đó truy cập vào trang web của ngân hàng phục vụ
mình (hoặc giao diện người sử dụng của phần mềm). Sau khi kiểm tra và xác
nhận khách hàng (User ID, Password…), khách hàng sẽ được thiết lập một



đường truyền bảo mật (https) và đăng nhập (login) vào mạng máy tính của ngân
hàng.
Bước 2: Thực hiện yêu cầu dịch vụ.
Dịch vụ NHĐT rất phong phú và đa dạng, có thể là truy vấn thông tin tài
khoản, thiết lập nghiệp vụ chuyển tiền, hủy bỏ việc chi trả séc, thanh toán điện
tử … và rất nhiều các dịch vụ trực tuyến khác.
Trên website (hoặc giao diện người sử dụng) có sẵn hệ thống Menu chọn
lựa và hướng dẫn cụ thể các bước để thực hiện quá trình giao dịch. Tất cả mọi
việc khách hàng phải làm chỉ là chọn dịch vụ, cung cấp thông tin theo yêu cầu
của dịch vụ và của ngân hàng.
Bước 3: Xác nhận giao dịch, kiểm tra thông tin và thoát khỏi mạng (thông
qua chữ ký điện tử, xác nhận điện tử, chứng từ điện tử …) :
Khi giao dịch được thực hiện hoàn tất, khách hàng kiểm tra lại giao dịch
và thoát khỏi mạng, những thông tin chứng từ cần thiết sẽ được quản lí, lưu trữ
và gửi tới khách hàng khi có yêu cầu.
e. ATM ( Automatic Teller Machine)
Khách hàng dùng thẻ tín dụng ( credit card) hoặc thẻ ghi nợ trực tiếp (
direct debit card) để rút tiến mặt. Máy rút tiền tự động sẽ xác nhận thẻ sau khi
người sử dụng nạp mã số nhận dạng cá nhân ( Personal Indentity NumberPIN). Để hạn chế rủi ro trong trường hợp bị mất thẻ và lộ mã số nhận dạng cá
nhân, khách hàng và ngân hàng có thể điều chỉnh hạn mức rút tiền mặt phụ
thuộc vào số dư trong tài khoản thanh toán của khách hàng. Mỗi ngân hàng
thường đưa ra các loại máy ATM riêng của ngân hàng mình. Khách hàng rút
tiền tại máy ATM của ngân hàng mà mình có tài khoản. Tuy nhiên, họ cũng có
thể rút tiền mặt tại ATM của ngân hàng khác nếu như hai ngân hàng này có liên
kết với nhau nhưng khách hàng phải trả thêm một khoản phí khoảng 0,2 %
f. Kiosk banking
Là sự phát triển của dịch vụ ngân hàng hướng tới việc phục vụ khách
hàng với chất lượng cao nhất và thuận tiện nhất. Trên đường phố sẽ đặt các trạm



làm việc với đường kết nối Internet tốc độ cao. Khi khách hàng cần thực hiện
giao dịch hoặc yêu cầu dịch vụ, họ chỉ cần truy cập, cung cấp số chứng nhận cá
nhân và mật khẩu để sử dụng dịch vụ của hệ thống ngân hàng phục vụ mình.
Đây cũng là một hướng phát triển đáng lưu tâm cho các nhà lãnh đạo các ngân
hàng thương mại Việt Nam.
g. Dịch vụ ngân hàng qua vô tuyến truyền hình tương tác (Interactive TV)
Dịch vụ này thường được cung cấp trên cơ sở hệ thống truyền hình cáp (
cable TV). Ngân hàng sẽ tận dụng đường truyền truyền hình cáp để tích hợp
đường truyền tích hợp các dịch vụ của ngân hàng. Khách hàng sử dụng màn
hình TV thông thường để truy cập vào dịch vụ ngân hàng thông qua việc nhập
mã số nhận dạng cá nhân hoặc mật khẩu. Để truy cập vào các dịch vụ khác nhau
trên màn hình tivi, khách hàng sẽ sử dụng điểu khiển từ xa thông thường hoặc
thiết bị dành riêng cho việc sử dụng dịch vụ của ngân hàng thông qua vô tuyến
truyền hình tương tác. Đây cũng có thể xem là một hình thức dịch vụ tiện lợi
cho khách hàng vì hầu như gia đình nào cũng có tivi trong nhà. Tuy nhiên vì
tình chất bảo mật và riêng tư của các giao dịch nên dịch vụ này ít được khách
hàng chấp thuận
h. Dịch vụ ngân hàng qua mạng viến thông không dây ( wireless
communication network)
Đây là loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên công nghệ viễn
thông không dây của mạng di động (mobile network) bao gồm việc thực hiện
dịch vụ ngân hàng bằng cách kết nối điện thoại di động với trung tâm cung cấp
dịch vụ ngân hàng điện tử ( tương tự như home/PC banking) và kết nối Internet
trên điện thoại di động sử dụng giao thức truyền thông WAP ( Wireless
Application Protocol). Dịch vụ ngân hàng qua mạng viễn thông không dây yêu
cầu khách hàng cần được trang bị thiết bị kết nối thích hợp( điện thoại di động
hiện đại sử dụng công nghệ WAP, băng đa tần..) và được cài đặt chương trình
phần mềm phù hợp. Sự phổ biến của điện thoại di động trên thế giới cùng với sự

phát triền nhanh chóng của công nghệ viễn thông trong những năm gần đây cho


thấy việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng bằng điên thoại di động là một hướng
phát triển dài hạn của các ngân hàng trên thế giới


II.

Vai trò của ngân hàng điện tử.

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, những khái niệm về
ngân hàng điện tử, giao dịch trực tuyến, thanh toán trên mạng... đã trở nên quen
thuộc và trở thành xu thế phát triển, cạnh tranh của các ngân hàng. Lợi ích đem
lại của ngân hàng điện tử là rất lớn cho khách hàng, ngân hàng và cho nền kinh
tế nhờ những tiện ích, sự nhanh chóng, chính xác của các giao dịch.
Với những hiệu quả tích cực đã mang lại, ngân hàng điện tử đang ngày
càng khẳng định rõ hơn vai trò chiến lược của mình trong việc quyết định đến
sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng thương mại. Công nghệ thông tin
thâm nhập càng sâu, các ứng dụng về công nghệ càng trở nên mạnh mẽ, người
dùng không đã bắt đầu làm quen với loại hình dịch vụ này, và đã dần hình thành
nên thói quen sử dụng các tiện ích của ngân hàng điện tử để nâng cao chất
lượng cuộc sống. Những ảnh hưởng tích cực mang tính “dây chuyền” đó cũng
đã tác động không nhỏ đến sự phát triển vĩ mô của nền kinh tế - xã hội, góp
phần làm đa dạng hóa màu sắc cho bức tranh của nền kinh tế tài chính không
ngừng biến động nói chung và toàn bộ hệ thống ngân hàng nói riêng, góp phần
thúc đẩy nền kinh tế phát triển hội nhập kinh tế quốc tế.
1. Vai trò của ngân hàng điện tử đối với ngân hàng
Ngân hàng điện tử đóng vai trò là cầu nối trung gian giữa các ngân hàng
thương mại với nhu cầu sử dụng của người dùng. Chính vì những tiện ích và

những thuận tiện mà nó mang lại, ngân hàng điện tử đã tạo ra những bước đệm
mang tính chiến lược cao đối với sự phát triển của mỗi ngân hàng.
Tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu
Phí giao dịch E-Banking được đánh giá là ở mức rất thấp so với giao dịch
truyền thống, đặc biệt là giao dịch qua Internet. Ví dụ, phí chuyển tiền nội địa
cho khách hàng cá nhân khi chuyển qua Dịch vụ ngân hàng điện tử ANZ giảm
50% so với dịch vụ truyền thống:


Phí chuyển tiền nội địa tại Chi nhánh

: 30,000 VNĐ/giao dịch

Phí chuyển tiền nội địa qua dịch vụ NHĐT :15,000 VNĐ/giao dịch
Có được sự cắt giảm chi phí như vậy do một số đặc trưng riêng mà
NHĐT đã mang lại. Bản chất của giao dịch qua ngân hàng điện tử là ứng dụng
công nghệ để sử dụng dịch vụ tại bất cứ đâu và tại bất cứ thời điểm nào. Với
việc sử dụng ngân hàng điện tử, vai trò của các quầy giao dịch bị giảm bớt, giao
dịch qua mạng giúp rút ngắn thời gian tác nghiệp, chuẩn hóa các thủ tục, quy
trình, nâng cao hiệu quả tìm kiếm và xử lý chứng từ. Các chi phí cho việc xây
dựng chi nhánh văn phòng cũng được giảm đáng kể.
Thêm vào đó, với sự tự động hóa của loại hình dịch vụ này, tầm quan
trọng của các nhân viên đứng quầy hay các vị trí chuyên môn cho loại hình
truyền thống trước kia cũng bị đẩy xuống. Thay vào đó là sự hoạt động được lập
trình sẵn một cách hiệu quả mà không cần thông qua nhân viên giao dịch. Cụ
thể, một máy rút tiền tự động có thể làm việc 24 trên 24 giờ và tương đương
một chi nhánh ngân hàng truyền thống. Chi phí nhân viên từ đó cũng được giảm
xuống.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Xét về mặt kinh doanh của ngân hàng, E-Banking sẽ giúp nâng cao hiệu

quả sử dụng vốn. Thông qua các dịch vụ của ngân hàng điện tử, các lệnh về chi
trả, nhờ thu của khách hàng được thực hiện nhanh chóng, tạo điều kiện cho vốn
tiền tệ chu chuyển nhanh, thực hiện tốt quan hệ giao dịch, trao đổi tiền - hàng.
Qua đó đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá, tiền tệ, nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn.
Đa dạng hoá dịch vụ và sản phẩm
Ngày nay, dịch vụ ngân hàng đang vươn tới từng người dân. Đó là dịch
vụ ngân hàng tiêu dùng và bán lẻ. "Ngân hàng điện tử", với sự trợ giúp của công


nghệ thông tin cho phép tiến hành các giao dịch bán lẻ với tốc độc cao và liên
tục. Các tiện ích mà ngân hàng điện tử mang lại đã ngày càng trở lên đa dạng và
phong phú. Sự ra đời của hàng loạt các loại hình dịch vụ mới như: F@stIbank
của Techcombank, VIB4U của VIBank cho khách hàng doanh nghiệp... đã đang
kết nối gần hơn giữa ngân hàng điện tử và thói quen của người dùng.
Một điểm đặc biệt khác nữa của dịch vụ ngân hàng điện tử là có thể cung
cấp dịch vụ trọn gói. Theo đó các ngân hàng có thể liên kết với các công ty bảo
hiểm, công ty chứng khoán, công ty tài chính khác để đưa ra các sản phẩm tiện
ích đồng bộ nhằm đáp ứng căn bản các nhu cầu của một khách hàng hoặc một
nhóm khách hàng về các dịch vụ liên quan tới ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư,
chứng khoán...
Nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo nét riêng trong kinh doanh
E-Banking là một giải pháp của NHTM để nâng cao chất lượng dịch vụ
và hiệu quả hoạt động, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của NHTM. Thông
qua Internet/Web Ngân hàng có khả năng cung cấp dịch vụ mới thuận tiện cho
khách hàng và thu hút thêm nhiều khách hàng giao dịch thường xuyên hơn,
giảm chi phí bán hàng và tiếp thị.
Chính sự tiện ích có được từ công nghệ ứng dụng, từ phần mềm, từ nhà
cung cấp dịch vụ mạng, dịch vụ Internet đã thu hút và giữ khách hàng sử dụng,
quan hệ giao dịch với ngân hàng, trở thành khách hàng truyền thống của ngân

hàng. Với mô hình ngân hàng hiện đại, kinh doanh đa năng thì khả năng phát
triển, cung ứng các dịch vụ cho nhiều đối tượng khách hàng, nhiều lĩnh vực
kinh doanh của E-banking là rất cao. Thế mạnh về dịch vụ ngân hàng điện tử
cũng là một đặc điểm để các ngân hàng hiện đại tạo dựng nét riêng của mình.
Thực hiện chiến lƣợc toàn cầu hóa.


Điều quan trọng hơn là E-Banking còn giúp NHTM thực hiện chiến lược
“toàn cầu hóa”, chiến lược “bành trướng” mà không cần mở thêm chi nhánh ở
trong nước cũng như ở nước ngoài. Ngân hàng có thể vừa tiết kiệm chi phí do
không phải thiết lập quá nhiều các trụ sở hoặc văn phòng, nhân sự gọn nhẹ hơn,
đồng thời lại có thể phục vụ một khối lượng khách hàng lớn hơn. Internet một
phương tiện có tính kinh tế cao để các ngân hàng có thể mở rộng hoạt động kinh
doanh của mình ra các quốc gia khác mà không cần đầu tư vào trụ sở hoặc cơ sở
hạ tầng. Theo cách này, các ngân hàng lớn đang vươn cánh tay khổng lồ và dần
dần thiết lập cơ sở của mình, thâu tóm dần nền tài chính toàn cầu. Đây là một
chiến lược mở rộng thị trường thông qua Internet để mở rộng phạm vi cung cấp
dịch vụ hết sức tiết kiệm và hiệu quả.
Xúc tiến thƣơng mại, quảng bá thƣơng hiệu toàn cầu
E-Banking cũng là công cụ quảng bá, khuyếch trương thương hiệu của
NHTM một cách sinh động, hiệu quả. Thông quan Internet, ngân hàng có thể
đăng tải tất cả những thông tin tài chính, tổng giá trị tài sản, các dịch vụ của
ngân hàng mình, để phục vụ cho mục đích xúc tiến quảng cáo. Có thể ngân
hàng chưa thể tiến hành các giao dịch tài chính trực tuyến, song bằng cách thiết
lập các trang web của riêng mình với chức năng ban đầu là cung cấp thông tin
và giải đáp ý kiến thắc mắc của khách hàng qua mạng, ngân hàng cũng được coi
là đã bước đầu tham gia áp dụng dịch vụ ngân hàng điện tử và hoà mình vào xu
thế chung
2. Vai trò đối với khách hàng
E-banking là một kênh giao dịch trung gian hết sức an toàn, nhanh chóng mà

các ngân hàng thương mại đã mang đến cho người dùng. Đối với từng đối tượng
khách hàng, NHĐT lại càng bộc lộ những vai trò ưu việt riêng.
a. Đối với khách hàng cá nhân.


Khách hàng có thể tiết kiệm đƣợc chi phí:
Phí giao dịch ngân hàng điện tử hiện được đánh giá là ở mức thấp nhất so
với các phương tiện giao dịch khác. Điều này hoàn toàn có thể lý giải được bởi
một khi các ngân hàng có thể tiết kiệm được chi phí khi triển khai ngân hàng
điện tử nhất là với các ngân hàng ảo (chỉ hoạt động trên Internet mà không cần
tới văn phòng, trụ sở), các chi phí mà khách hàng phải trả cũng theo đó mà giảm
đi rất nhiều. Ví dụ: Ngân hàng ảo Wingspan.com và ngân hàng theo kiểu truyền
thống Bank One. Đối với những tài khoản tiền gửi, Wingspan cho khách hàng
hưởng mức lãi suất là 4,5%/năm trong khi ở Bank One là 1%/năm. Đối với
trường hợp khách hàng muốn kiểm tra chi phí của các hoá đơn thanh toán điện
tử của mình, Wingspan không đòi bất cứ một khoản phí nào, trong khi đó khách
hàng phải trả phí cho Bank One là 4,95 Đô la Mỹ một tháng.
Khách hàng tiết kiệm thời gian:
Thật vậy, nhờ sự hỗ trợ của công nghệ, ngân hàng đang bước một bước
tiến dài trong lịch sử phát triển của mình. Ngân hàng đã đến gần hơn với người
tiêu dùng nhờ mạng lưới Internet hay viễn thông. E-Banking là một kênh giao
dịch, giúp cho khách hàng có thể liên lạc với ngân hàng một cách nhanh chóng,
thuận tiện để thực hiện một số nghiệp vụ ngân hàng tại bất kỳ thời điểm nào (24
giờ mỗi ngày, 7 ngày một tuần) và ở bất cứ nơi đâu. Khách hàng không cần phải
tới tận văn phòng giao dịch của ngân hàng, không phải mất thời gian đi lại hoặc
nhiều khi phải xếp hàng để chờ tới lượt mình. Giờ đây việc trao đổi thông tin
giữa khách hàng và ngân hàng được giản lược chỉ qua một cái click chuột hay
bàn phím điện thoại. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các khách hàng có ít
thời gian để đi đến văn phòng trực tiếp giao dịch với ngân hàng, các khách hàng
nhỏ và vừa, khách hàng cá nhân có số lượng giao dịch với ngân hàng không

nhiều, số tiền mỗi lần giao dịch không lớn. Đây là lợi ích mà các giao dịch kiểu


ngân hàng truyền thống khó có thể đạt được với tốc độ nhanh, chính xác so với
ngân hàng điện tử.
Trong nhịp sống nhanh của cuộc sống hiện nay, việc tiết kiệm được thời
gian càng trở nên ngày càng quan trọng. chính vì vậy việc tích hợp được các
tiện ích thanh toán dịch vụ công cộng như điện, nước, viễn thông, các dịch vụ
thanh toán phí bảo hiểm ....là các dịch vụ quan trọng hàng đầu. Hiện tại, trên hệ
thống Ngân hàng điện tử của Techcombank, F@stIbank, bạn đã có thể thanh
toán tiền điện với Điện lực HCM, thanh toán hóa đơn thuê bao trả sau của
Viettel, Mobifone, thanh toán hóa đơn bảo hiểm cho Prudential, Prudential
Finance...và rất nhiều dịch vụ khác.
Thông tin liên lạc với ngân hàng nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Khi khách hàng sử dụng ngân hàng điện tử, họ sẽ nắm được nhanh chóng,
kịp thời những thông tin về tài khoản, tỷ giá, lãi suất. Chỉ trong chốc lát, qua
máy vi tính được nối mạng với ngân hàng, khách hàng có thể giao dịch trực tiếp
với ngân hàng để kiểm tra số dư tài khoản, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn dịch
vụ công cộng, thanh toán thẻ tín dụng, mua séc du lịch, kinh doanh ngoại hối,
vay nợ, mở và điều chỉnh, thanh toán thư tín dụng và kể cả kinh doanh chứng
khoán với ngân hàng.
Với nhừng tiện ích đem lại, ngân hàng điện tử đang dần khẳng định vai
trò của mình trong cuộc sống hiện đại. Một minh chứng cụ thể cho ứng dụng
của ngân hàng điện tử đó là việc nở rộ các hình thức thương mại điện tử trong
những năm gần đây. Hàng loạt các trang groupon (mua theo nhóm) muachung;
nhommua; hotdeal; hay các gian hàng trên các trang thương mại điện tử như
Rồng bay hay Én bạc ra đời kéo theo những nhu cầu giao dịch mạng ngày một
phong phú hơn. Thêm vào đó, dự báo số lượng người dùng Mobile banking trên
toàn cầu đang tăng nhanh với tốc độ 125% một năm. Đây là kênh thanh toán



được công ty Edgar Dunn cho là tiên tiến nhất trong vòng 5 năm tới. Qua đây có
thể nhận thấy những tín hiệu giúp ngân hàng điện tử ngày càng khởi sắc.
b. Đối với khách hàng là doanh nghiệp
Ngoài những vai trò và tiện ích cớ bản nói trên, ngân hàng điện tử cũng có
những vai trò ảnh hưởng tích cực riêng đối với khách hàng doanh nghiệp. Đó là
khả năng quản lý tài sản tối ưu.
Ví dụ với dịch vụ của ngân hàng ACB:
Các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ ACB Online không chỉ an toàn mà
còn được cung cấp thêm những tiện ích có lợi như: mở tài khoản tiền gửi có kỳ
hạn, cập nhật chỉ thị tái tục và tất toán trước hạn tài khoản tiền gửi có kỳ hạn,
chuyển vốn, lãi về tài khoản tiền gửi thanh toán tự động chỉ trong một phút. Với
tiện ích này, doanh nghiệp có thể hưởng lãi suất cao hơn gấp 2-3 lần đối với số
tiền nhàn rỗi của mình, dù chỉ trong một tuần và doanh nghiệp hoàn toàn chủ
động nếu đột xuất cần khoản tiền này. Đặc biệt, doanh nghiệp có thể vay tiền
trực tuyến thế chấp bằng số dư tài khoản tiền gửi có kỳ hạn với 2 hình thức vay
món và vay theo hạn mức thấu chi để đáp ứng nhu cầu vốn đột xuất của doanh
nghiệp. Không cần thủ tục, không cần đến ngân hàng, doanh nghiệp có thể giải
ngân ngay vào tài khoản tiền gửi thanh toán chỉ trong vài phút (tính năng này áp
dụng cho doanh nghiệp đang dùng ACB Online và có tài khoản tiền gửi có kỳ
hạn mở online). Khi trả nợ, doanh nghiệp có thể trả nợ vay online: đặt lệnh tự
động trích tiền gửi thanh toán để trả nợ vay.
Không chỉ giao dịch hiện tại, doanh nghiệp có thể giao dịch trong tương
lai: đặt lệnh chuyển khoản một lần trong tương lai với số tiền định trước hoặc
đặt lệnh chuyển khoản định kỳ trong tương lai. Điểm khác biệt so với giao dịch
trực tiếp tại quầy là sử dụng giao dịch qua ACB Online cho phép chủ doanh
nghiệp, kế toán trưởng ủy quyền xác nhận lệnh cho nhân sự khác của doanh


nghiệp với hạn mức giao dịch do doanh nghiệp chỉ định cho từng người được ủy

quyền.
Một khía cạnh khác cũng có thể nhắc tới ở đây, đó là sự hợp tác của các
doanh nghiệp, cơ quan trường học… với các ngân hàng thương mại qua hệ
thống cung cấp thẻ ATM, giao dịch qua POS trong việc trả tiền lương cho nhân
viên, nộp học phí…. Hình thức hợp tác này dưới hình thức giúp các NHTM huy
động vốn nhưng cũng không thể phủ nhận tính thuận lợi của nó đối với các cơ
quan, doanh nghiệp.
Có thể nói, ngân hàng điện tử không chỉ góp phần tạo ra môi trường kinh
tế thuận tiện và hiệu quả giữa các doanh nghiệp mà đóng vai trò trong việc giúp
quản lý tài chính và đẩy nhanh vòng quay của vốn 1 cách hiệu quả hơn. Những
tác động đó đã có những ảnh hưởng tích cực đối với sự phát triển của cá nhân
các doanh nghiệp nói riêng và toàn thể nền kinh tế nói chung.
c. Lợi ích đối với nền kinh tế nói chung
Ngoài những lợi ích chính đối với các bên tham gia "Ngân hàng điện tử"
nói trên, "Ngân hàng điện tử" còn đem lại những lợi ích to lớn tiềm tàng đối với
toàn thể nền kinh tế.
Việc tiêu dùng chủ yếu bằng tiền mặt có rất nhiều điều hạn chế. Nhà
nước phải bỏ ra một chi phí nhất định hàng năm trong việc in và quản lý số
lượng tiền in ra cho thị trường. Việc khó xác định chính xác lượng tiền lưu hành
trong dân khiến cho nhà nước gặp nhiều khó khăn trong việc đưa ra các chính
sách tài khoá nhằm đảm bảo một thị trường tài chính ổn định. "Ngân hàng điện
tử" với sự phổ biến sử dụng tài khoản cá nhân và tiền điện tử sẽ góp phần không
nhỏ trong việc tháo gỡ khó khăn này. Chính tiền điện tử và giao dịch tài khoản
làm cải thiện khả năng thanh toán trong thị trường tài chính.
"Ngân hàng điện tử" giúp cho nhà nước có thông tin đầy đủ về việc thực
hiện thu nộp thuế một cách nhanh chóng và cập nhật. Cụ thể, nhằm quản lý chặt


×