Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

PHÂN LẬP VÀ SÀNG LỌC CÁC CHỦNG TRICHODERMA CÓ LỢI TỪ HAI VƯỜN QUỐC GIA BÙ GIA MẬP VÀ LÒ GÒ XA MÁT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.97 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
[\

BÙI ĐỨC CƯỜNG

PHÂN LẬP VÀ SÀNG LỌC CÁC CHỦNG
TRICHODERMA CÓ LỢI TỪ HAI VƯỜN QUỐC GIA
BÙ GIA MẬP VÀ LÒ GÒ XA MÁT

Chuyên ngành: VI SINH VẬT HỌC
Mã số chuyên ngành: 60 42 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. DƯƠNG HOA XÔ

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2012


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Quý Thầy (Cô) trường Đại học KHTN – ĐHQG TP. HCM đã nhiệt tình dạy dỗ,
truyền đạt kiến thức cũng như niềm đam mê nghiên cứu khoa học cho sinh viên chúng
tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
TS. Dương Hoa Xô, người luôn tận tình hướng dẫn, ủng hộ hướng nghiên cứu
và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
ThS. Đinh Minh Hiệp, người dẫn dắt tôi bước vào con đường nghiên cứu khoa
học và như là người hướng dẫn khoa học thứ hai giúp tôi hoàn thành luận văn này.
TS. Phạm Nguyễn Đức Hoàng luôn bên cạnh động viên, nhiệt tình giúp đỡ và


khơi gợi những hướng nghiên cứu mới, giúp tôi vững bước trên con đường nghiên cứu
khoa học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban Giám Đốc Trung tâm CNSH TP. HCM đã đồng ý cho triển khai và cấp
kinh phí thực hiện nghiên cứu này.
Các đồng nghiệp trong Trung tâm CNSH TP. HCM, đặc biệt là các cán bộ
phòng Công nghệ Vi sinh và tổ Sản xuất-Thử nghiệm, đã tạo điều kiện làm việc và
giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn.
BQL vườn quốc gia Bù Gia Mập, BQL vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát, Trung
tâm đa dạng sinh học và phát triển (Viện Sinh học nhiệt đới TP. HCM), Viện Công
nghệ sinh học và môi trường (trường Đại học Nông Lâm TP. HCM), Chi cục kiểm dịch
thực vật sau nhập khẩu vùng 2,… vì sự hợp tác rất nhiệt tình để tôi có thể hoàn thành
tốt luận văn.
Các bạn đại học khóa 2004-2008 và các học viên cao học khóa K20/2010,
trường Đại học KHTN – ĐHQG TP. HCM, đặc biệt là các bạn Mỹ Linh, Khoa My và
Lệ Chi, luôn bên cạnh và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Các bạn sinh viên trường Đại học KHTN TP. HCM và Đại học Bách khoa TP.
HCM đã có thời gian cùng cộng tác ở một số nội dung liên quan tới công trình nghiên
cứu này.
Cuối cùng, từ tận đáy lòng, con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Bố-Mẹ đã luôn
dành tình yêu thương vô vàn cho chúng con.
Cảm ơn gia đình đã luôn ủng hộ, động viên và tạo niềm tin để con luôn vững
bước trên con đường mình đã chọn./.


MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục

Danh mục các bảng ............................................................................................................ i
Danh mục các hình ........................................................................................................... iii
Danh mục các biểu đồ ...................................................................................................... iv
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt .......................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................................................1
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..............................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................3
1.1. Trichoderma ................................................................................................................3
1.2. Đặc điểm sinh lý, sinh hoá của các loài Trichoderma spp. .........................................4
1.2.1. Môi trường sống ...............................................................................................4
1.2.2. Chất chuyển hóa thứ cấp và kháng sinh ..........................................................5
1.3. Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên sự sinh trưởng của Trichoderma ..........6
1.4. Các cơ chế kiểm soát sinh học của Trichoderma ........................................................... 7
1.4.1. Ký sinh nấm (mycoparasitism) ........................................................................7
1.4.2. Kháng sinh (antibiosis) .....................................................................................8
1.4.3. Cạnh tranh (competition) ..................................................................................9


1.4.4. Thúc đẩy sự phát triển và gia tăng sức đề kháng của cây trồng .......................9
1.5. Một số hệ enzyme thủy phân của Trichoderma ........................................................10
1.5.1. Chitinase .........................................................................................................11
1.5.2. Glucanase .......................................................................................................11
1.5.3. Protease...........................................................................................................12
1.5.4. Cellulase, Xylanase và các hệ enzyme thủy phân khác .................................13
1.6. Định danh Trichoderma bằng sinh học phân tử ........................................................14
1.7. Một số nghiên cứu về Trichoderma tại Việt Nam ....................................................16
1.8. Địa điểm thu nhận các mẫu đất nghiên cứu ..............................................................18
1.8.1. Vườn quốc gia Bù Gia Mập ...........................................................................18
1.8.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................18
1.8.1.2. Diện tích ..........................................................................................18

1.8.1.3. Đa dạng sinh học về tài nguyên sinh vật .........................................18
1.8.2. Vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát ........................................................................19
1.8.2.1. Vị trí địa lý ......................................................................................19
1.8.2.2. Địa hình-địa mạo .............................................................................20
1.8.2.3. Địa chất-thổ nhưỡng........................................................................20
1.8.2.4. Đa dạng sinh học về tài nguyên sinh vật .........................................20
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP............................................................22
2.1. Vật liệu .....................................................................................................................22
2.2. Phương pháp ..............................................................................................................23


2.2.1. Thu nhận mẫu đất ...........................................................................................23
2.2.2. Phân lập các chủng Trichoderma ...................................................................23
2.2.3. Giữ giống Trichoderma ..................................................................................24
2.2.4. Định danh Trichoderma bằng sinh học phân tử .............................................24
2.2.5. Khảo sát hoạt độ một số enzyme thủy phân của các chủng
Trichoderma, bao gồm chitinase, beta-glucanase, cellulase, xylanase,
mannanase, amylase và protease, dựa trên vòng phân giải cơ chất đặc
hiệu .................................................................................................................26
2.2.6. Khảo sát khả năng đối kháng của các chủng Trichoderma với một số
loài nấm gây bệnh cây trồng...........................................................................26
2.2.7. Xử lý, tổng hợp số liệu ...................................................................................27
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................29
3.1. Thu thập các mẫu đất từ hai vườn quốc gia Bù Gia Mập và Lò Gò Xa Mát ............29
3.2. Phân lập các chủng Trichoderma ..............................................................................31
3.3. Định danh một số chủng Trichoderma dựa trên vùng trình tự bảo tồn ITS15.8S-ITS2...................................................................................................................36
3.4. Đánh giá khả năng phân hủy chất hữu cơ của các chủng Trichoderma dựa vào
khả năng sinh tổng hợp một số enzyme thủy phân trên môi trường cơ chất đặc
hiệu ............................................................................................................................38
3.4.1. Hoạt độ chitinase ............................................................................................39

3.4.2. Hoạt độ β-glucanase .......................................................................................40
3.4.3. Hoạt độ cellulase ............................................................................................41
3.4.4. Hoạt độ xylanase ............................................................................................42


3.4.5. Hoạt độ mannanase.........................................................................................43
3.4.6. Hoạt độ amylase .............................................................................................44
3.4.7. Hoạt độ protease .............................................................................................44
3.4.8. Chọn lựa các chủng Trichoderma có tiềm năng sinh tổng hợp các hệ
enzyme thủy phân hoạt độ cao .......................................................................45
3.4.9. Khảo sát mối tương quan về hoạt độ trung bình giữa các hệ enzyme
phân giải polysaccharid ..................................................................................46
3.5. Đánh giá khả năng đối kháng của Trichoderma đối với một số loài nấm gây
bệnh cây trồng điển hình ...........................................................................................47
3.5.1. Khả năng đối kháng của Trichoderma đối với Sclerotium rolfsii ..................47
3.5.2. Khả năng đối kháng của Trichoderma đối với Rhizoctonia solani ................48
3.5.3. Khả năng đối kháng của Trichoderma đối với Phytophthora capsici ...........49
3.5.4. Khả năng đối kháng của Trichoderma đối với Fusarium sp. .........................50
3.5.5. Khả năng đối kháng của Trichoderma đối với Colletotrichum sp. ................51
3.5.6. Khả năng đối kháng của Trichoderma đối với Pythium sp. ...........................52
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.......................................................................55
4.1. Kết luận .....................................................................................................................55
4.2. Đề nghị ......................................................................................................................56
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ...............................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................58
PHỤ LỤC ..........................................................................................................................74


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Sơ lược đặc điểm hình thái khuẩn lạc đặc trưng của 47 chủng

Trichoderma phân lập trên môi trường PDA .................................................32
Bảng 3.2. Danh sách định danh loài Trichoderma dựa vào trình tự vùng bảo tồn
ITS1-5.8S-ITS2 ..............................................................................................36
Bảng 3.3. Đường kính vòng phân giải của 4 chủng Trichoderma cao nhất trên
nguồn cơ chất chitin huyền phù......................................................................39
Bảng 3.4. Đường kính vòng phân giải của 5 chủng Trichoderma cao nhất trên
nguồn cơ chất β-glucan...................................................................................40
Bảng 3.5. Đường kính vòng phân giải của 5 chủng Trichoderma cao nhất trên
nguồn cơ chất carboxymethyl cellulose .........................................................41
Bảng 3.6. Đường kính vòng phân giải của 6 chủng Trichoderma cao nhất trên
nguồn cơ chất xylan ........................................................................................42
Bảng 3.7. Đường kính vòng phân giải của 7 chủng Trichoderma cao nhất trên
nguồn cơ chất guargum ..................................................................................43
Bảng 3.8. Đường kính vòng phân giải của 2 chủng Trichoderma L5 và L7 trên
nguồn cơ chất tinh bột ...................................................................................44
Bảng 3.9. Đường kính vòng phân giải của 2 chủng Trichoderma cao nhất trên
nguồn cơ chất gelatin ......................................................................................45
Bảng 3.10. Hoạt tính cellulase, chitinase, β-glucanase, xylanase, mannanase,
protease của các chủng Trichoderma có tổ hợp hoạt tính các enzyme
cao...................................................................................................................46

i


Bảng 3.11. Mức độ đối kháng đối với tất cả 6 loài nấm bệnh của các chủng
Trichoderma đối kháng mạnh nhất ...............................................................54

ii



DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Khuẩn lạc đặc trưng của Trichoderma trên môi trường PDA và khuẩn
ty và cơ quan sinh bào tử của chúng . ..............................................................3
Hình 1.2. Những hoạt động thúc đẩy sự tăng trưởng cây trồng của Trichoderma
spp. .................................................................................................................10
Hình 1.3. Sơ đồ vùng rDNA-ITS của nấm .....................................................................15
Hình 1.4. Bản đồ hiện trạng thảm thực vật hai vườn quốc gia Gia Bù Gia Mập
và Lò Gò Xa Mát ...........................................................................................21
Hình 2.1. Phương pháp cấy đối kháng trực tiếp .............................................................25
Hình 3.1. Các địa điểm thu nhận mẫu đất tại hai VQG Bù Gia Mập và Lò Gò Xa
Mát ..................................................................................................................31
Hình 3.2. Hình ảnh sơ bộ định danh bằng phòng ẩm của một số chủng
Trichoderma phân lập được ...........................................................................36
Hình 3.3. Sơ đồ cây phát sinh loài của 13 chủng Trichoderma phân lập dựa vào
trình tự vùng bảo tồn ITS1-5.8S-ITS2 ...........................................................37
Hình 3.4. Khả năng đối kháng của Trichoderma với Sclerotium rolfsii ........................47
Hình 3.5. Khả năng đối kháng của Trichoderma với Rhizoctonia solani ......................48
Hình 3.6. Khả năng đối kháng của Trichoderma với Phytophthora capsici..................49
Hình 3.7. Khả năng đối kháng của Trichoderma với Fusarium sp. ...............................50
Hình 3.8. Khả năng đối kháng của Trichoderma với Colletotrichum sp. ......................51
Hình 3.9. Khả năng đối kháng của Trichoderma với Pythium sp. .................................52

iii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1.


Hoạt độ chitinase của các chủng Trichoderma sau 48 giờ nuôi cấy
trên môi trường TSM có bổ sung 1% chitin huyền phù ..........................39

Biểu đồ 3.2.

Hoạt độ β-glucanase của các chủng Trichoderma sau 48 giờ nuôi
cấy trên môi trường TSM có bổ sung 1% β-glucan .................................40

Biểu đồ 3.3.

Hoạt độ cellulase của các chủng Trichoderma sau 48 giờ nuôi cấy
trên môi trường TSM có bổ sung 1% carboxymethyl cellulose ..............41

Biểu đồ 3.4.

Hoạt độ xylanase của các chủng Trichoderma sau 48 giờ nuôi cấy
trên môi trường TSM có bổ sung 1% xylan ............................................42

Biểu đồ 3.5.

Hoạt độ mannanase của các chủng Trichoderma sau 48 giờ nuôi
cấy trên môi trường TSM có bổ sung 1% guargum.................................43

Biểu đồ 3.6.

Hoạt độ amylase của các chủng Trichoderma sau 48 giờ nuôi cấy
trên môi trường TSM có bổ sung 1% tinh bột .........................................44

Biểu đồ 3.7.


Hoạt độ protease của các chủng Trichoderma sau 48 giờ nuôi cấy
trên môi trường TSM có bổ sung 1% gelatin ..........................................44

Biểu đồ 3.8.

Mức độ đối kháng của các chủng Trichoderma đối với Sclerotium
rolfsii ........................................................................................................48

Biểu đồ 3.9.

Mức độ đối kháng của các chủng Trichoderma đối với
Rhizoctonia solani....................................................................................49

Biểu đồ 3.10.

Mức độ đối kháng của các chủng Trichoderma với Phytophthora
capsici ......................................................................................................50

Biểu đồ 3.11.

Mức độ đối kháng của các chủng Trichoderma với Fusarium sp. ..............51

iv


Biểu đồ 3.12.

Mức độ đối kháng của các chủng Trichoderma với Colletotrichum
sp. .............................................................................................................52


Biểu đồ 3.13.

Mức độ đối kháng của các chủng Trichoderma với Pythium sp..................53

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

B.

Botytris

CFU

colony forming unit

ITS

internal transcribed spacer

P.

Phytophthora

PDA

potato dextrose agar

R.


Rhizoctonia

rDNA

ribosomal deoxyribose nucleic acid

S.

Sclerotium

T.

Trichoderma

TSM

Trichoderma-selective medium

VQG

vườn quốc gia

vi


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ

Đặt vấn đề


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hơn 40 năm qua, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học được sử dụng rộng
rãi nhằm kiểm soát các loài gây hại cây trồng [117, 60, 105]. Tuy nhiên, việc sử
dụng chúng trong nông nghiệp đã và đang gây ra một số tác động xấu, như ô nhiễm
môi trường, làm giảm mật độ quần thể các vi sinh vật có ích và ảnh hưởng tới sức
khỏe con người [17, 23, 107, 116].
Nghiên cứu kiểm soát sinh học đối với các mầm bệnh cây trồng trong đất được đề
xuất từ những năm 1930 [125], với việc sử dụng các sinh vật sống thay cho thuốc
bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học nhằm hạn chế những nguy cơ về môi sinh
[64, 97]. Nhiều loài vi sinh vật đất được xem là những tác nhân kiểm soát sinh học
đầy tiềm năng, trong đó vi nấm trong đất được chứng minh có khả năng ức chế các
mầm bệnh cây trồng thông qua nhiều cơ chế như kháng sinh, ký sinh hay cạnh tranh
[102, 103, 107].
Trichoderma được quan tâm nghiên cứu nhiều trong số các nấm đối kháng vì chúng
hiện diện ở hầu khắp các loại đất trên thế giới [57] và có khả năng đối kháng hiệu
quả với các mầm bệnh cây trồng [125]. Tuy nhiên, tính đa dạng di truyền của giống
nấm này rất cao nên lợi ích của chúng trong các ngành nông-công nghiệp vẫn chưa
được khai thác đầy đủ [95].
Hiện nay, xu hướng nông nghiệp hữu cơ với việc sử dụng các chế phẩm vi sinh làm
phân bón đang ngày càng khẳng định vị trí của mình nhằm mang lại nền nông
nghiệp hữu cơ, xanh, bền vững và thân thiện với môi trường. Trong đó,
Trichoderma là giống nấm đối kháng được ứng dụng nhiều trong việc sản xuất các
loại chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh,… với hơn 100 sản phẩm và có
khoảng 60 quốc gia đã và đang sử dụng các sản phẩm này nhằm bảo vệ cây trồng
trong các điều kiện sản xuất khác nhau [95]. Thậm chí ở một số nước, như
Venezuela và Cuba, việc phát triển và sử dụng các sản phẩm từ Trichoderma còn
được hỗ trợ và đề nghị chính thức từ Chính phủ [71].

1



Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ

Đặt vấn đề

Trong khi đó ở Việt Nam, Trichoderma chỉ mới bắt đầu được quan tâm nghiên cứu
từ những năm 1987 [6], nhằm ứng dụng khả năng đối kháng của chúng vào sản xuất
nông nghiệp. Cho đến nay, trên thị trường đã xuất hiện nhiều dòng sản phẩm phân
bón hữu cơ vi sinh từ Trichoderma, như BIOPROMOT, TRICHO, TriB1, TRICÔĐHCT, Vi-ĐK, BIMA,… Trong đó, một số chủng Trichoderma dùng sản xuất các
sản phẩm này được phân lập tại Việt Nam, nhưng cũng có những sản phẩm sử dụng
các chủng giống có nguồn gốc ngoại nhập, do đó sẽ có những hạn chế nhất định về
việc thích nghi với các điều kiện sản xuất thực tiễn ở Việt Nam. Do vậy, nghiên cứu
“Phân lập và sàng lọc các chủng Trichoderma có lợi từ hai vườn quốc gia Bù Gia
Mập và Lò Gò Xa Mát” được thực hiện nhằm sưu tập các chủng Trichoderma có
tính bản địa từ hai vườn quốc gia nói trên, từ đó tiến hành sàng lọc các chủng tiềm
năng trong việc phân giải chất hữu cơ, xác bã thực vật và phòng, trị một số nấm gây
bệnh cây trồng nhằm phát triển thành các sản phẩm dùng trong sản xuất nông
nghiệp ở Việt Nam.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Phân lập, định danh sơ bộ theo hình thái và bảo quản các chủng Trichoderma
từ các mẫu đất thu thập tại hai vườn quốc gia Bù Gia Mập và Lò Gò Xa Mát.
- Định danh một số chủng Trichoderma bằng sinh học phân tử.
- Khảo sát hoạt độ một số hệ enzyme thủy phân ngoại bào (chitinase, betaglucanase, cellulase, xylanase, mannanase, amylase và protease) của các chủng
Trichoderma phân lập, từ đó sàng lọc một số chủng Trichoderma tiềm năng trong
việc phân giải chất hữu cơ, xác bã thực vật.
- Khảo sát khả năng đối kháng của các chủng Trichoderma phân lập với một
số nấm gây bệnh cây trồng (Sclerotium rolfsii, Rhizoctonia solani, Phytophthora
capsici, Fusarium sp., Pythium sp. và Colletotrichum sp.), từ đó sàng lọc một số
chủng Trichoderma tiềm năng trong việc phòng, trị một số nấm gây bệnh cây trồng.


2


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ

Tổng quan tài liệu

1.1. Trichoderma
Trichoderma là giống nấm phát triển nhanh [110] và phân bố rộng [42, 57, 86].
Chúng hiện diện ở hầu khắp các loại đất và thường chiếm ưu thế trong các hệ vi
sinh vật đất [82]. Các loài Trichoderma thuộc bộ Hypocreales, ngành Ascomycota
[87].
Persoon mô tả giống nấm Trichoderma lần đầu tiên vào năm 1794 [108]. Tuy vậy,
sự phân loại của chúng vẫn chưa rõ ràng và còn gây nhiều tranh cãi cho đến năm
1969, khi Rifai lần đầu tiên thực hiện thí nghiệm thực tế nhằm tạo ra một hệ thống
phân loại khả thi cho giống nấm này. Hệ thống này dựa trên hình thái học và khái
niệm “loài gộp chung”. Năm 1991, hệ thống phân loại mới của giống Trichoderma
được đề xuất bởi Bissett, chủ yếu dựa trên những đặc điểm hình thái và chia thành
bốn nhóm (section) phân loại: Trichoderma, Pachybasium, Longibrachiatum và
Hypocreanum [13-15]. Mặc dù vậy, việc định danh của giống nấm này vẫn gặp
nhiều khó khăn do sự tương đồng về hình thái giữa các loài thuộc giống nấm này.

Hình 1.1. Khuẩn lạc đặc trưng của Trichoderma trên môi trường PDA (A) và khuẩn
ty và cơ quan sinh bào tử của chúng (B).
Trong những năm gần đây, các phương pháp sinh học phân tử cũng phần nào giúp
hiểu sâu hơn về giống nấm này, đặc biệt là ở mức độ loài. Hiện nay, khoảng 75 loài
Trichoderma đã được định danh, nhiều loài trong số chúng là những tác nhân kiểm
soát sinh học quan trọng, chẳng hạn như T. hamatum, T. harzianum, T. koningii, T.
polysporum và T. virens [70, 98, 110].

3


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ

Tổng quan tài liệu

Giống nấm Trichoderma có những đặc điểm hình thái quan trọng, được sử dụng để
định danh các loài thuộc giống nấm này. Trichoderma là giống nấm có vách ngăn
(septate fungus) và cuống sinh bào tử phân nhánh, có dạng hình nón hoặc hình kim
tự tháp [108]. Thể bình (phialide) được tạo thành ở đỉnh cuống sinh bào tử. Các bào
tử đính (conidia) được tạo ra tại đầu mút của các thể bình, nơi chúng tích lũy để
hình thành các đỉnh bảo tử đính (conidial head) [57]. Dạng teleomorph của
Trichoderma, Hypocrea, chứa tất cả các đặc điểm chính của Trichoderma dạng
anamorph, tuy nhiên, chúng có thể sinh sản hữu tính để tạo thành các nang bào tử
(ascospore). Các loài Trichoderma tạo khuẩn lạc có dạng cụm, bông (floccose) hay
mọc thành búi (tufted) với màu sắc khác nhau (trắng, vàng, lục), là những đặc điểm
được sử dụng để định danh loài trước đây [108]. Hiện nay, việc sử dụng những đặc
điểm hình thái để định danh các loài Trichoderma đang dần được thay thế bởi các
công cụ phân tử, nhanh và dễ dàng hơn nhất là đối với những người ít kinh nghiệm
[91].
1.2. Đặc điểm sinh lý, sinh hoá của các loài Trichoderma spp.
1.2.1. Môi trường sống
Trichoderma spp. là nhóm vi nấm phổ biến ở đất nông nghiệp, đồng cỏ, rừng, đầm
muối và đất sa mạc. Hầu hết chúng là những vi sinh vật hoại sinh, nhưng chúng
cũng có khả năng tấn công các loài nấm khác [57, 86]. Chúng có thể tồn tại trong tất
cả các vùng khí hậu từ miền cực Bắc đến những vùng núi cao cũng như miền nhiệt
đới. Tuy nhiên, có sự tương quan giữa sự phân bố các loài và các điều kiện môi
trường.
T.polysporum và T.viride có mặt ở vùng khí hậu lạnh, trong khi T.harzianum có ở

các vùng khí hậu nóng. Điều này tương quan với nhu cầu nhiệt độ tối đa cho từng
loài [57, 86].
Các loài Trichoderma thường xuất hiện ở đất acid và Gochenaur (1970) cho rằng có
thể có tương quan giữa sự hiện diện của T.viride với đất acid trong vùng khí hậu rất
lạnh ở Peru [57, 86]. Trichoderma phát triển tốt ở bất cứ pH nào nhỏ hơn 7 và có
4


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ

Tổng quan tài liệu

thể phát triển tốt ở đất kiềm nếu như ở đó có sự tập trung một lượng CO2 và
bicarbonat [102].
Trichoderma là vi nấm ưa độ ẩm, chúng đặc biệt chiếm ưu thế ở những nơi ẩm ướt,
những khu rừng khác nhau. T. hamatum và T.pseudokoningii có thể chịu điều kiện
có độ ẩm cao hơn so với những loài khác. Tuy nhiên, Trichoderma spp. thường
không chịu được độ ẩm thấp và điều này được cho là một yếu tố góp phần làm cho
số lượng Trichoderma giảm rõ rệt ở những nơi có độ ẩm thấp, song các loài
Trichoderma spp. khác nhau thì yêu cầu về nhiệt độ và độ ẩm cũng khác nhau [62,
102].
Trichoderma spp. có thể được phát hiện trong đất bởi mùi hương của chúng, hương
dừa (6-pentyl-α-pyrone dễ bay hơi) thường được tạo ra trong quá trình sinh trưởng
của Trichoderma.
Với phương pháp pha loãng trải đĩa, người ta ước tính Trichoderma có thể đạt đến
3% tổng số vi nấm hiện diện trong các loại đất rừng và 1,5% số lượng nấm trong
đất đồng cỏ [57, 86].
Turner và cs (1997) [121] chỉ ra rằng T.longibrachiatum và T.citrinoviride có nhiều
sự trùng nhau về khu vực phân bố địa lí. Sự phân bố rộng khắp này có lẽ do sự phát
tán hiệu quả (nhờ gió hoặc côn trùng) hoặc biểu hiện một quá trình tiến hóa rất sớm

[57, 86].
1.2.2. Chất chuyển hóa thứ cấp và kháng sinh [57, 86]
Trichoderma spp. sản xuất nhiều loại kháng sinh. Ngày nay, danh sách của các chất
này đang được kéo dài ra thêm, bao gồm đa dạng các chất có hoạt tính: glioviridin
(một diketopiperazin), sesquiterpenoids, trichothecenes (trichodermin), cyclic
peptides, isocyanid-bao gồm các chất chuyển hóa (trichoviridin). Bên cạnh khả
năng ức chế vi sinh vật khác, chắc chắn những chất chuyển hóa này liên quan đến
sự tăng trưởng yếu kém của thực vật bậc cao và cũng là nguyên nhân gây ra bệnh
còi ở cừu thông qua hoạt động ức chế vi sinh vật phân giải cellulose trong dạ cỏ của

5


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ

Tổng quan tài liệu

chúng. Các chủng Trichoderma cũng sinh ra nhiều loại hợp chất ức chế dễ bay hơi
có thể trợ giúp cho sự hình thành khuẩn lạc của chúng trong đất.
Trichoderma và Gliocladium sản xuất đa dạng chất chuyển hóa thứ cấp. Những chất
này bao gồm sắc tố anthroquinon (pachybasin-[1,8-dihydroxy-3-methyl-9,10anthraquinon]; emodin-[1,6,8-trihydroxy-3-methyl-9,10-anthroquinon]), chức năng
của chúng vẫn chưa được biết, một số chất khác như benzoquinon (thermophyllin),
cardinan (avocettin); dihydrocoumarins, polyacetylen mạch nhánh (trichodermen)
và dẫn xuất các acid béo (methyl-2,4,6-triene-1-1-carboxylat). Những chất này cũng
chưa được biết rõ về hiệu quả của chúng trong sự hình thành khuẩn lạc.
1.3. Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên sự sinh trưởng của
Trichoderma
Thành phần, số lượng và hoạt động sinh học của các quần xã vi sinh vật trong đất
phụ thuộc vào các đặc tính vật lý và hóa học của đất [58, 82, 90]. Nấm nói chung và
các loài Trichoderma nói riêng cũng không phải là ngoại lệ. Các chỉ tiêu như nhiệt

độ đất, độ ẩm đất, không khí đất, pH đất, chất hữu cơ đất, thành phần dinh dưỡng
đất và loại thực vật là những nhân tố chính ảnh hưởng tới sự phân bố của các loài
Trichoderma [35, 86, 128].
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiệt độ đất có ảnh hưởng tới sự phân bố rộng của
Trichoderma. Các loài, như T. harzianum, thường được phân lập từ những vùng đất
nhiệt đới ấm áp, trong khi đó T. polysporum và T. viride lại chủ yếu được tìm thấy ở
những vùng có nhiệt độ lạnh [32, 86]. Các loài Trichoderma có thể sinh trưởng
trong khoảng giới hạn nhiệt độ tương đối rộng, ở nhiệt độ thấp 0oC đối với T.
polysporum hay ở nhiệt độ cao 40oC đối với T. koningii [42]. Nhiệt độ không chỉ
ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của các loài Trichoderma mà còn tác động tới hoạt
động biến dưỡng của chúng, đặc biệt là sự sinh tổng hợp các chất kháng sinh dễ bay
hơi và các enzyme.
Độ ẩm đất hay điện thế nước đất cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự
thiết lập các quần thể Trichoderma cũng như các vi sinh vật khác trong đất [90].
6


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ

Tổng quan tài liệu

Điện thế nước phụ thuộc rất chặt chẽ với nhiệt độ đất và càng đi về cực âm hơn khi
nhiệt độ tăng lên [40]. Sự phát triển sợi nấm, sự tạo và nảy mầm của bào tử và hoạt
động kiểm soát sinh học của các loài Trichoderma thường bị ảnh hưởng xấu bởi
mức điện thế nước âm cao [30, 45]. Hầu hết các loài Trichoderma đều cần có một
điện thế nước đất thấp để đạt được sự phát triển tối ưu và các quần thể thường ưu
thế hơn ở những vùng đất ẩm, đặc biệt là xác bã ẩm [32].
Giống nấm Trichoderma dường như thích hợp với các cơ chất có tính acid, vì hầu
hết các loài đều có khoảng pH tối ưu từ 3,5 tới 5,6 [42] cho cả sự tăng trưởng lẫn
nảy mầm bào tử [34] và thậm chí còn có thể phát triển ở độ pH 2,1 [124]. Tuy

nhiên, pH đất phụ thuộc rất nhiều vào thành phần carbon dioxide không khí có
trong đất [102]. Carbon dioxide sẽ kết hợp với nước tạo thành axit yếu, acid
carbonic. Acid này dễ dàng phân ly tạo ion H+ và HCO3-, qua đó có thể dẫn đến việc
giảm pH rất lớn [82]. Điều này được thể hiện qua thực tế rằng một số loài
Trichoderma phát triển tốt hơn trên các chất nền cơ bản ở nồng độ CO2 cao [35].
Nồng độ của các ion H+ cũng ảnh hưởng đến sự hòa tan các muối trong dịch đất và
nhờ đó có sẵn các ion và chất dinh dưỡng cho các loài Trichoderma [40].
Tóm lại, người ta thừa nhận rằng nhiệt độ đất, độ ẩm đất và pH đất là những nhân tố
môi trường quan trọng nhất quyết định sự tập hợp và phân bố của các loài
Trichoderma [32]. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng đất là một môi trường rất
phức tạp và những nhân tố môi trường khác như chất dinh dưỡng có sẵn, điện thế
phản ứng oxi hóa khử (Eh), cấu trúc và kết cấu đất, thành phần không khí đất và
bức xạ mặt trời có thể đóng vai trò quyết định hoạt động của các vi sinh vật, trong
đó có các loài Trichoderma.
1.4. Các cơ chế kiểm soát sinh học của Trichoderma
1.4.1. Ký sinh nấm
Ký sinh nấm là sự tấn công trực tiếp của một loài nấm trên loài nấm khác và thường
được định nghĩa là sự đối kháng trực tiếp [40], bao gồm 4 bước liên tiếp [29]. Bước
đầu tiên được gọi là sự phát triển có tính chất hướng hóa (chemotrophic growth),
7


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ

Tổng quan tài liệu

tức sự tiết một tác nhân kích thích hóa học gây ra bởi nấm ký chủ đã hấp dẫn chủng
nấm ký sinh (nấm đối kháng) [27, 119]. Bước thứ hai được gọi là sự nhận diện đặc
hiệu (specific recognition), tức chủng nấm ký sinh nhận diện được bề mặt tế bào
của nấm ký chủ [11]. Bước thứ ba bao gồm hai quá trình tách biệt nhau. Quá trình

thứ nhất được gọi là sự quấn (coiling), tức sợi nấm ký sinh Trichoderma bao quanh
sợi nấm ký chủ [27, 102]. Quá trình thứ hai bao gồm sự tương tác và tiếp xúc sợi
nấm gắn kết với nhau (intimate hyphal interaction and contact), tức sợi nấm
Trichoderma phát triển hoàn toàn dọc theo sợi nấm ký chủ. Bước thứ tư và cũng là
bước cuối cùng bao gồm sự tiết các enzyme phân giải đặc biệt, chúng sẽ phân hủy
vách tế bào của nấm ký chủ [29].
Các nghiên cứu cấu trúc siêu vi (ultrastructural) và mô hóa học (histochemical) đã
chứng minh rằng các enzyme của Trichoderma gây ra sự phân giải vách tế bào nấm
ký chủ tại vị trí tiếp xúc giữa sinh vật đối kháng và ký chủ [12, 24, 48, 49]. Sự hiện
diện của chitin và/hoặc các sợi β-glucan, gắn chặt trong chất nền protein, trong vách
các tế bào nấm bệnh đề xuất rằng sự phân giải hệ sợi nấm của chúng trong quá trình
ký sinh có thể được thực hiện nhờ β-glucanase, chitinase và protease [25, 26, 104,
126]. Sự hình thành các enzyme này đã được nghiên cứu trong quá trình tương tác
vật ký sinh – ký chủ giữa các loài Trichoderma spp. với một số nấm gây bệnh cây
trồng nhất định [67], cũng như dưới điều kiện mô phỏng nhân tạo của quá trình ký
sinh nấm (khi Trichoderma spp. được cho phát triển trên các môi trường có chứa hệ
sợi nấm vô trùng hoặc các vách tế bào nấm bệnh) [21, 38, 59]. Nghiên cứu cho
thấy, hoạt động thủy phân của các chủng Trichoderma khảo sát đối với vách tế bào
nấm bệnh có tương quan với mức độ mà chúng bị ức chế [102]. Bên cạnh đó, hoạt
động phối hợp giữa các enzyme phân giải với chất kháng sinh là một nhân tố khác
có thể nâng cao khả năng ức chế mầm bệnh cây trồng của Trichoderma [81, 119].
1.4.2. Kháng sinh
Kiểu tương tác này được định nghĩa là sự đối kháng gián tiếp vì ở đây sự đối kháng
diễn ra mà không yêu cầu phải có sự tiếp xúc [40]. Người ta đã chứng minh rằng

8


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ


Tổng quan tài liệu

Trichoderma có khả năng tiết lượng lớn các chất chuyển hóa thứ cấp khác nhau có
đặc tính ức chế nấm và vi khuẩn. Cơ chế kháng sinh thường diễn ra phối hợp với ký
sinh nấm [112]. Theo đó, các chất kháng sinh có thể ức chế sự thành lập vách tế
bào, do đó làm gia tăng hoạt động của những enzyme thủy phân [93]. Các chất
kháng sinh cũng có thể tác động tới nấm mục tiêu thông qua một loạt các cơ chế
khác nhau như kìm hãm sự phát triển, sự sản xuất các chất chuyển hóa, sự hấp thu
các chất dinh dưỡng và sự hình thành bào tử [77, 129]. Cũng giống như cơ chế ký
sinh nấm, kháng sinh có đặc trưng cho từng loài và các loài Trichoderma khác nhau
có khả năng kiểm soát sinh học không giống nhau. Thậm chí, điều này có thể còn
được thể hiện ở cấp độ chủng, nghĩa là các chủng Trichoderma khác nhau trong
cùng một loài có thể biểu hiện những hoạt tính tiêu diệt nấm mục tiêu khác nhau
[61, 76].
1.4.3. Cạnh tranh
Tương tác cạnh tranh giữa Trichoderma và vi sinh vật đất có thể được xem là sự đối
kháng gián tiếp. Trichoderma có thể ức chế hoặc làm giảm sự phát triển của mầm
bệnh cây trồng thông qua việc cạnh tranh về không gian, cơ chất enzyme, chất dinh
dưỡng và oxygen [40]. Với bản chất phát triển nhanh và khả năng sinh trưởng tốt
trên nhiều loại cơ chất khác nhau Trichoderma chính là những sinh vật chiếm lĩnh
môi trường sống trong đất rất hiệu quả và có khả năng thay thế cho các sinh vật có
khả năng xâm chiếm kém hơn [102]. Tuy nhiên, khả năng xâm chiếm của chúng bị
ảnh hưởng rất lớn bởi những nhân tố môi trường đất, bao gồm pH , nhiệt độ và điện
thế nước [33, 42, 86, 128].
1.4.4. Thúc đẩy sự phát triển và gia tăng sức đề kháng của cây trồng
Khả năng thúc đẩy sự phát triển cây trồng của các loài Trichoderma đã được công
bố đối với một số loại cây trồng khác nhau như dưa leo, cà chua, củ cải, đậu và các
cây hoa [22, 79, 85, 101]. Trichoderma thúc đẩy sự phát triển của cây trồng thông
qua việc kích thích trực tiếp sự hấp thu các chất dinh dưỡng của chúng [85, 101]
hoặc việc tiết các chất chuyển hóa có khả năng đẩy nhanh sự phát triển cây trồng


9


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ

Tổng quan tài liệu

như các hormone tăng trưởng [130]. Với bản chất đối kháng nấm bệnh cây trồng
của hầu hết các loài Trichoderma, chúng có thể thúc đẩy sự phát triển của cây trồng
một cách gián tiếp thông qua việc ức chế các mầm bệnh và vì thế, làm gia tăng sự
biến dưỡng của cây trồng [50].

Hình 1.2. Những hoạt động kích thích sự tăng trưởng cây trồng của Trichoderma
spp. Trực tiếp: (a) ký sinh nấm, (b) cạnh tranh; gián tiếp: (c) sự phát triển hệ sợi
xung quanh vùng bầu rễ cây trồng và sản xuất các chất chuyển hóa [123].
1.5. Một số hệ enzyme thủy phân của Trichoderma
Việc các loài Trichoderma khai thác được nhanh và hiệu quả đối với hầu như bất kỳ
loại hợp chất hữu cơ hay chất dinh dưỡng nào là nhờ vào lượng enzyme thủy phân
mà chúng có khả năng tạo ra. Các vật liệu hữu cơ bao gồm một loạt các đường,
homo- và heteropolysaccharide. Vài loại enzyme thủy phân của các loài
Trichoderma đối kháng khác nhau đã được tạo dòng. Vai trò và phương thức hoạt
động của chúng trong cơ chế ký sinh nấm cũng đã được công bố. Trình tự bộ gen
10


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ

Tổng quan tài liệu


hoàn chỉnh của T. reesei đã cung cấp dữ liệu cho một nghiên cứu chi tiết trên các
gen mã hóa cho những enzyme này và phương thức chúng được điều khiển. Bên
cạnh đó, bộ gen của T. atroviride cũng đã được giải trình tự hoàn chỉnh, tạo cơ sở
cho việc nghiên cứu xa hơn về những gen liên quan đến các cơ chế kiểm soát sinh
học.
1.5.1. Chitinase
Trichoderma là những vật sản xuất hệ enzyme chitinase hiệu quả và có khả năng
phân giải vách tế bào nấm túi (Ascomycetes) và nấm đảm (Basidiomycetes) [28, 29,
46, 94]. Hệ enzyme chitinase của các loài Trichoderma dường như có liên quan đến
hoạt động đối kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh cây trồng cũng như các hoạt
động kiểm soát sinh học của chúng [131].
Hệ enzyme chitinase được phân thành ba loại [69, 109]: Endochitinase (EC
3.2.1.14) phân cắt các liên kết nội bên trong chitin, giải phóng chitotetraose,
chitotriose và chitobiose. Exochitinase (chitobiosidase) xúc tác tạo chitobiose mà
không hình thành các oligo- hay mono-saccharide. β-N-Acetylhexosaminidase (Nacetyl-β-D-Glucosaminidases, EC 3.2.1.52) phân cắt chitobiose, chitotriose và
chitotetraose thành các monomer N-Acetylglucosamine theo cách tương tự như
exochitinase. Ngoài ra, hệ enzyme chitinase còn có một cách phân loại khác là dựa
trên sự giống nhau giữa các chuỗi acid amin của chúng [73-75].
Tùy thuộc vào chủng cụ thể, hệ enzyme chitinase của T. harzianum có thể chứa 5-7
enzyme riêng biệt [66]. Ví dụ như ở chủng T. harzianum TM, hệ enzyme này bao
gồm hai β-(1,4)-N-acetylglucosaminidase (102 và 73 kDa), bốn endochitinase (52,
42, 33 và 31 kDa), và một exochitinase (40 kDa) [66, 68]. Thành phần khác nhau
của hệ enzyme phân giải chitin ở T. harzianum có thể bao gồm các enzyme bổ sung
lẫn nhau về cơ chế hoạt động [92].
1.5.2. Glucanase
Chitin và β-1,3-glucan là các đơn vị chủ yếu cấu tạo nên vách tế bào nấm.
Trichoderma sở hữu một loạt các chitinase và β-1,3-glucanase đóng vai trò là những
11



Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ

Tổng quan tài liệu

enzyme chính phân giải các vách tế bào nấm ký chủ [96]. Sau khi phá hủy vách tế
bào ký chủ, Trichoderma spp. có khả năng kìm hãm ký chủ, không cho chúng nảy
mầm hay phát triển hơn nữa bằng cách tạo ra β-1,3-glucanase [13]. Cho tới nay,
một vài β-1,3-glucanase đã được phân lập và tạo dòng, như bgn 13.1 [37] và lam
1.3 [31] từ T. harzianum, glu78 từ T. atroviride [43] và Tv-bgn1 và Tv-bgn2 từ T.
virens [83]. Tuy vậy, quá trình đối kháng hiệu quả cần một số enzyme khác để phân
hủy được cấu trúc của các thành phần khác của vách tế bào như β-1,6-glucan, α-1,3glucan, hoặc sử dụng được chitin như một nguồn carbon chính. Cho tới nay, ba β1,6-glucanse từ T. harzianum (BGN16.1, BGN16.2, BGN16.3) đã được tinh sạch và
được cho rằng chúng là những yếu tố trong quá trình tấn công vách tế bào nấm [36,
39, 100]. Cơ chất của α-1,3-glucanase là những polymer có chứa các glucose liên
kết với nhau bởi α-1,3-glucosid. α-1,3-glucanase có thể được chia thành endo- (sản
phẩm cuối của sự phân giải là một polymer glucose ngắn) và exo-glucanase (sản
phẩm cuối của sự thủy phân là một monomer glucose). Các nghiên cứu về exo-α1,3-glucanase agn13.1 và agn13.2 từ T. harzianum đã chứng minh được vai trò của
chúng trong cơ chế ký sinh nấm [8, 56, 111].
1.5.3. Protease
Hệ enzyme protease ngoại bào của Trichoderma có thể đóng một phần quan trọng
trong việc phân giải vách tế bào nấm ký chủ, vì chitin và/hoặc các sợi β-glucan (cấu
tạo nên vách tế bào) được gắn vào trong chất nền protein [104, 126]. Hoạt động
phân giải protein là điều kiện tiên quyết để phân hủy toàn bộ các tế bào nấm ký chủ
[9, 114]. Protease kiềm Prb1 là một trong số các enzyme thủy phân được sản xuất
bởi T. harzianum. Nghiên cứu tinh sạch và đặc tính hóa enzyme này chứng minh
rằng nó là một protease serine với trọng lượng phân tử 31 kDa và pI 9.2, được sinh
tổng hợp như một tiền proenzyme (preproenzyme). Sự cảm ứng của enzyme này
được gây ra bởi sự gia tăng hàm lượng mRNA. Gen mã hóa cho enzyme này (prb1)
đã được tạo dòng và mô tả, nó hoạt động nếu nấm ký sinh được nuôi cấy trên các
môi trường có chứa vách tế bào R. solani vô trùng hoặc chitin như là nguồn carbon
duy nhất. Glucose đóng vai trò như là một chất kìm hãm (repressor) prb1 [59].

12


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ

Tổng quan tài liệu

Sự phát triển của các phương pháp biến nạp đã tạo ra các chủng T. harzianum mang
nhiều bản sao prb1, qua đó gia tăng hoạt tính diệt nấm của chúng. Trong điều kiện
nuôi cấy ngập chìm các chủng T. harzianum biến nạp mang 2-10 bản sao prb1,
protease được cảm ứng bởi các vách tế bào R. solani. Khảo sát đối kháng trực tiếp
giữa các chủng T. harzianum biến nạp và R. solani trong điều kiện in vitro chứng
minh rằng sự tương tác giữa chúng tạo nên sự biểu hiện prb1 với hàm lượng cao.
Việc đưa các chủng biến nạp vào đất nhiễm bệnh trong điều kiện nhà kính nhà lưới
cũng làm giảm đáng kể sự xuất hiện các bệnh ở cây trồng [54, 99].
Một vài protease được tiết ra bởi Trichoderma có thể liên quan tới quá trình bất hoạt
các enzyme ngoại bào của nấm ký chủ [53]. Sự sinh tổng hợp các enzyme thủy
phân ở nấm ký sinh gây bệnh B. cinerea khí sinh trong suốt giai đoạn đầu của sự
tương tác với các cây ký chủ là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển
bệnh [51, 52]. Những enzyme này bao gồm cutinase (thủy phân liên kết este trong
các polymer của cutin) [115] và các enzyme phân hủy pectin (thủy phân vách tế
bào) [122]. Sự nảy mầm của bào tử B. cinerea trên bề mặt lá đậu bị ức chế bởi các
loài Trichoderma spp., trong đó T. harzianum T39 là chủng hoạt động mạnh nhất
[80]. Hàm lượng enzyme thủy phân được tiết ra bởi B. cinerea bị giảm xuống khi
đồng nuôi cấy trong điều kiện in vitro (nuôi cấy lỏng) hoặc in vivo (bề mặt lá đậu)
với T. harzianum. T. harzianum T39 làm giảm hàm lượng các enzyme esterase
cutin,

exopolygalacturonase,


methylesterase

pectin,

lyase

pectate



carboxymethylcellulase. Khi phát triển trên bề mặt lá đậu, T. harzianum T39 ức chế
tất cả các enzyme này, ngoại trừ carboxymethylcellulase [80]. Hiệu quả ức chế của
T. harzianum trên sự hoạt động enzyme của B. cinerea có thể là do việc tiết các
enzyme thủy phân protein, làm bất hoạt các enzyme thủy phân của B. cinerea, từ đó
làm giảm khả năng gây bệnh của nó [53].
1.5.4. Cellulase, Xylanase và các hệ enzyme thủy phân khác
Họ enzyme cellulase bao gồm exo-(cellobiohydrolase) và endo-β-1,4-glucanase và
β-glucosidase và các cấu trúc isozyme khác nhau của chúng. Vì cellulose không

13


×