Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Phong trào chống toàn cầu hóa trên thế giới ( luận văn ths quan hệ quốc tế )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.21 KB, 86 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN DUY THÙY DƯƠNG

PHONG TRÀO CHỐNG TOÀN CẦU HÓA TRÊN
THẾ GIỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành:QUAN HỆ QUỐC TẾ

Hà Nội-2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN DUY THÙY DƯƠNG

PHONG TRÀO CHỐNG TOÀN CẦU HÓA
TRÊN THẾ GIỚI

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: QUAN HỆ QUỐC TẾ
Mã số: 60310206

Người hướng dẫn khoa học: TSKH. LƯƠNG VĂN KẾ

Hà Nội - 2014



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi.
Những thông tin trong luận văn là trung thực. Các số liệu và tài liệu tham
khảo sử dụng trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn tham khảo. Những kết
luận của luận văn chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu
nào khác.
Trần Duy Thùy Dương


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành
cảm ơn người thầy đã hướng dẫn tôi TSKH. Lương Văn Kế, thầy đã tận tình
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Thầy
đã góp ý, chỉ dẫn và chỉnh sửa cách hành văn, kiến thức và nội dung từ đề
cương đến luận văn để tôi có thể hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Quốc tế học, trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã hết sức
nhiệt tình trong quá trình giảng dạy, cung cấp cho tôi những kiến thức vô
cùng quý giá cũng như chỉ dẫn, đóng góp ý kiến về tư liệu quý báu cho quá
trình thực hiện luận văn của tôi.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã ủng hộ, động
viên tôi để tôi có thể vững tâm hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Hà Nội, 2014
Trần Duy Thùy Dương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1: Tổng quan về toàn cầu hóa và phong trào chống toàn cầu hóa

1.1 Toàn cầu hóa ………………………………………………………12
1.1.1 Khái niệm về toàn cầu hóa……………………………….. …..12
1.1.2 Những mặt tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa……………..16
1.2 Phong trào chống toàn cầu hóa …………………………………....20
1.2.1 Khái niệm về chống toàn cầu hóa……………………………...20
1.2.2 Nguyên nhân chống toàn cầu hóa ………………………..........28
Chương 2: Thực trạng một số phong trào chống toàn cầu hóa trên thế giới
2.1 Phong trào chống toàn cầu hóa ở các nước phát triển……………...39
2.1.1 Phong trào J18 – Lễ hội chống tư bản toàn cầu………………39
2.1.2 Phong trào N30 – Cuộc chiến ở Seattle……………………...42
2.1.3 Phong trào J20 – Genoa và các cuộc chống đối……………….45
2.2 Phong trào chống toàn cầu hóa ở các nước đang phát triển………...48
2.2.1 Phong trào chống đối toàn cầu đầu tiên từ Zapatista (EZLN)….48
2.2.2 Diễn đàn xã hội thế giới (WSF)………………………………...52
2.2.3 Phong trào nhân dân hành động toàn cầu (GPA)……………….56
Chương 3: Đánh giá sự tác động của phong trào chống toàn cầu hóa với thế
giới và Việt Nam và dự báo phong trào trong những năm tới
3.1 Tác động đối với thế giới và việt Nam……………………………..61
3.3.1 Tác động của phong trào với thế giới…………………………..61
3.3.2 Tác động của phong trào với Việt Nam………………………..66
3.2 Đánh giá về phong trào chống toàn cầu hóa trên thế giới………….70
3.3 Dự báo về phong trào chống toàn cầu hóa………………………. ..72
KẾT LUẬN

1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AFTAA: Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN

ASEAN: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
EZLN: Quân giải phóng quốc gia Zapatista
J20: Phong trào chống toàn cầu hóa tại Genoa ngày 20 tháng 7 2001
J18: Phong trào chống toàn cầu hóa tại London ngày 18 tháng 1999
IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế
GATTS: Hiệp định chung về thương mại và thuế
GDAs: Ngày toàn cầu hành động
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
GSF: Diễn đàn Xã hội Genoa
MNCs: Tập đoàn đa quốc gia
N30: Phong trào chống toàn cầu hóa tại Seattle ngay 30 tháng 11 năm 1999
NAFTA: Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ
NGOs: Tổ chức vô chính phủ
OECD: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
PGA: Tổ chức hành động nhân dân toàn cầu
RTS: Phong trào Reclaim the Street ở Anh
2


TPP: Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương
WB: Ngân hàng thế giới
WEF: Diễn đàn kinh tế thế giới
WSF: Diễn đàn xã hội thế giới
WTO: Tổ chức thương mại thế giới

3


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài luận văn
Khoảng mười năm trước khi nhà báo Thomas Friedman người nổi tiếng
với những cuốn sách về toàn cầu hóa như “chiếc xe Lexus và cây ô
liu”(1999); “ Thế giới phẳng” (2004) đã cho rằng “thế giới bây giờ là một thế
giới phẳng...” Nhưng trong lần quay trở lại Việt Nam gần đây chính ông đã
phải phải thú nhận rằng chỉ trong mười năm, thế giới đã thay đổi quá nhiều do
tốc độ kết nối khủng khiếp của toàn cầu hóa mang lại khiến những gì viết
trong sách không còn bắt kịp “thế giới ngày càng phẳng hơn so với thời tôi
viết sách này. Chúng ta chuyển từ kết nối sang siêu kết nối. Quan hệ giữa
chúng ta chuyển từ liên kết thành phụ thuộc lẫn nhau chỉ trong vòng 1 thập
kỷ…Rất tiếc, thời đó tôi không đủ thật thà để viết "thế giới đang trở nên
phẳng hơn", thay vì chọn "thế giới phẳng”. 1
Những chia sẻ của Thomas cho thấy sự phát triển của toàn cầu hóa
chưa hề có dấu hiệu dừng lại thậm chí toàn cầu hóa vẫn ngày càng mạnh mẽ
lan tỏa khắp mọi con đường, ngõ hẻm trên thế giới, không trừ lĩnh vực nào,
không quốc gia tổ chức nào có thể đứng ngoài sự “siêu kết nối” và “phụ
thuộc lẫn nhau” của toàn cầu hóa. Thế giới dường như đã nhỏ lại rất nhiều so
với nhiều thập kỷ trước.
Tuy nhiên, khi toàn cầu hóa xâm nhập ngày càng sâu vào các lĩnh vực
của nhân loại bên cạnh những mặt tích cực toàn cầu hóa mang tới thì vẫn kèm
theo cả những mặt trái. Những mặt tiêu cực này cũng đã tác động và ảnh
hưởng nhiều tới văn hóa, chính trị, đời sống, xã hội của con người và gây nên
1

/>
4


những làn sóng phản đối, chống lại toàn cầu hóa gay gắt. Dẫn đến sự ra đời
của các phong trào chống đối toàn cầu hóa. Phong trào chống toàn cầu hóa có

nhiều thành phần tham gia khác nhau, có nhiều đặc điểm, tính chất, mục đích
khác nhau và diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Những phong trào này xuất
hiện không phải chỉ ở những nước đang phát triển, nơi chịu nhiều áp bức, đè
nén mà còn cả ở những nước phát triển, họ cũng phải chịu những tác động
nhất định trong quá trình hội nhập của toàn cầu hóa ảnh hưởng tới đời sống
kinh tế - xã hội như thất nghiệp hay ô nhiễm môi trường, phân hóa giàu nghèo
rõ rệt…
Ở Việt Nam, thuật ngữ “toàn cầu hóa” không còn xa lạ, và Việt Nam
cũng đang trong quá trình hội nhập từng phần với toàn cầu hóa. Tuy nhiên khi
nhắc tới các thuật ngữ “chống toàn cầu hóa” “phong trào chống toàn cầu hóa”
hay “phong trào chống mặt trái của toàn cầu hóa” thì dường như khá mới mẻ
và hầu như chưa nhiều các công trình nghiên cứu về đề tài này. Mặc dù Việt
Nam cũng nhận biết được những tác động gồm tích cực và tiêu cực, những
mặt trái của toàn cầu hóa. Nhằm làm rõ thêm kiến thức và hiểu biết về các
“phong trào chống đối toàn cầu hóa” giúp chúng ta nhận thức được những
điểm tích cực và những mặt chưa tích cực của toàn cầu hóa. Hơn nữa, làm đa
dạng góc nhìn, đánh giá chính xác về các phong trào chống toàn cầu hóa để
luôn vững vàng trước sự tác động của nó đối với các cá nhân, tổ chức và quốc
gia. Đồng thời đây cũng là đóng góp nhất định giúp cho sự phát triển của toàn
cầu hóa ngày một hoàn thiện hơn, giảm bớt các mặt tiêu cực hơn. Chính vì
vậy tôi quyết định chon đề tài “phong trào chống toàn cầu hóa trên thế giới”
để làm đề tài nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ của mình. Đồng thời, muốn
cung cấp thêm một lượng thông tin hữu ích cho việc nghiên cứu và tìm hiểu
sâu hơn về đề tài này.

5


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
 Tình hình nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu về toàn cầu hóa và những mặt trái của nó không còn là đề
tài mới, có rất nhiều công trình nghiên cứu, sách, tạp chí về đề tài này. Nhưng
nghiên cứu về hiện tượng và phong trào chống toàn cầu hóa trên thế giới thì
lại rất mới mẻ, chưa đi sâu và khái quát được về định nghĩa, nguyên nhân,
thực trạng và tác động của chống toàn cầu hóa với thế giới và đặc biệt với
Việt Nam. Trong các công trình nghiên cứu trong nước nổi bật một số sách,
bài viết sau :
Trước hết là cuốn Phong trào chống mặt trái của toàn cầu hóa và vấn
đề đặt ra với Việt Nam do TS. Nguyễn Thị Quế, PGS,TS. Nguyễn Hoàng
Giáp và ThS. Mai Hoài Anh đồng chủ biên (NXB Chính trị Quốc gia Hà nội –
2008) gồm 6 chương. Trong đó làm rõ định nghĩa khái quát về xu thế toàn cầu
hoá và tìm hiểu về sự ra đời phong trào chống mặt trái của toàn cầu hoá, cũng
như mục tiêu, tính chất, đặc điểm, nội dung và hình thức đấu tranh của phong
trào chống mặt trái của toàn cầu hoá. Đưa ra những kết quả và xu hướng của
phong trào chống mặt trái của toàn cầu hoá. Đánh giá Việt Nam với phong
trào chống mặt trái của toàn cầu hoá và những vấn đề đặt ra với Việt Nam
trước xu thế toàn cầu hoá. Đây cũng là một trong số ít những nghiên cứu về
chống đối toàn cầu hóa, nhưng còn chưa đi sâu vào thực trạng các phong trào.
Ở trong luận văn này sẽ có những điểm mới nhằm làm rõ những thực trạng
đấu tranh của phong trào chống đối toàn cầu hóa.
Ngoài ra, cuốn Toàn cầu hoá hôm nay và thế giới thứ ba của Trần Nhu
(NXB Trẻ, TP. HCM, 2001) cũng đã giới thiệu về những mặt trái của toàn
cầu hóa và những phản ứng cửa thế giới thứ ba đối với toàn cầu hóa và đưa ra
những khuyến nghị với các nước thế giới thứ ba.
6


Trong bài viết “Khảo sát và suy nghĩ về hiện tượng “chống toàn cầu
hóa””, (tạp chí Kinh tế và chính trị thế giới (Trung Quốc), số 2, 2001) của
Long Trung Anh đã khái quát hóa hiện tượng chống toàn cầu hóa trên thế

giới, qua đó đưa ra các đánh giá của mình về phong trào.
Một số bài báo như Những nét mới của phong trào phản toàn cầu hóa
hiện nay của Nguyễn An Ninh đưa ra những góc nhìn về các sắc thái chính trị
, hình thức tập hợp lực lượng của phong trào.
Ngoài ra còn có một trang web cũng viết khá ngắn gọn về những phong trào
chống toàn cầu hóa.
Có thể thấy, các nghiên cứu trong nước còn chưa nhiều những nghiên
cứu về vấn đề này.Trong khi đó các nguồn tài liệu nước ngoài thì khá dồi dào
và đa dạng hơn rất nhiều hơn so với tình hình nghiên cứu ở trong nước.
 Tình hình nghiên cứu nước ngoài
Phong trào chống toàn cầu hóa đã thu hút rất nhiều sự quan tâm nghiên
cứu trên thế giới từ khi bắt đầu hình thành và khi trở thành một phong trào
toàn cầu. Trong đó đáng chú ý là các tác giả:
Thomas Friedman, với hai cuốn sách đã được dịch sang tiếng Việt bao
gồm Chiếc xe Lexus và cây Ôliu (1999) miêu tả khá kỹ các nguyên nhân của
sự chống đối, tâm lý chống đối và hành vi chống đối toàn cầu hóa. Phân tích
hiện tượng chống đối một cách khái quát, toàn diện và đưa ra các định hướng
giúp nhân loại có thể thích nghi được với toàn cầu hóa, không bị lùi lại phía
sau. Còn cuốn Thế giới phẳng (2004) cho thấy những đặc điểm, tính chất toàn
cầu hóa dẫn tới những tác động đối với con người và tốc độ đổi thay rất nhanh
của toàn cầu hóa.
Bên cạnh Thomas Friedman, các tác giả viết về các phong trào chống
đối rất nổi tiếng bao gồm:

7


AK Thompson có cuốn sách Black Bloc, White Riot: AntiGlobalization and the Genealogy of Dissent, xuất bản năm 2010. Trong cuốn
sách của ông, ông đã viết về các cuộc biểu tình chống lại toàn cầu hóa với
những cuộc chiến bạo lực thực sự . Qua đó, cho thấy những góc tối của toàn

cầu hóa và sự bùng nổ của con người những mặt trái mà toàn cầu hóa mang
tới.
Với cuốn The battle of the story of: The battle of Seattle, David Solnit
and RBbBeca Solnit đã miêu tả rất kỹ về cuộc chiến ở Seattle, để cho thấy rõ
bức tranh chống đối của toàn cầu hóa tại nơi được coi là dấu ấn lịch sử chống
lại mặt trái của toàn cầu hóa, một mảng tối của nhân loại trong những năm
đầu thế kỉ XXI.
Luis A. Fernadez với cuốn Policing Dissent Social Control and the
Anti-Globalization Movement đã đưa các phong trào xã hội liên quan tới việc
chống đối toàn cầu hóa phân tích cụ thể, sau đó đã chỉ ra những phương thức
để kiểm soát nó không biến những cuộc chống đối hòa bình thành những
cuộc bạo loạn trên toàn thế giới.
Cuốn Globalizations from below: Transnational Activists and Protest
Networks cũng viết rất hay về sự toàn cầu hóa từ bên dưới, đó là những tầng
lớp thấp kém hơn, chịu nhiều tác động của toàn cầu hóa và các mạng lưới
chống đối toàn cầu hóa. Đây được cho là những thành phần chính yếu trong
các phong trào chống đối toàn cầu hóa.Các tác giả này đã cho thấy một góc
nhìn khác nhau về các phong trào chống toàn cầu hóa trên toàn cầu.
Viết về các phong trào xã hội trong đó nổi bật là Diễn đàn Xã hội Thế
giới, tác giả Teivo Teivainen đã giới thiệu cuốn sách The World Social Forum
and global democratisation: learning from Porto Alegre, nói về diễn đàn,

8


hình thức hoạt động và những thành viên tham gia trong cuộc gặp tại Porto
Alegre tại Braxin, qua đó cung cấp thêm những thông tin về diễn đàn này cho
người đọc có thêm những kiến thức.
Bên cạnh các cuốn sách viết về sự chống đối toàn cầu hóa, có rất nhiều
những bài báo, tham luận của các tác giả khắp nơi trên thế giới. Đây cũng là

một nguồn tư liệu hữu ích để tôi tham khảo và có thể hoàn thành luận văn của
mình. Ngoài ra còn một lượng lớn các website với những thông tin góp phần
làm rõ những đặc điểm, hiện trạng của các phong trào.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
 Mục đích
Tìm hiểu về hiện tượng chống toàn cầu hóa ở trên thế giới, nghiên cứu
vấn đề nhằm một mặt tìm hiểu rõ hơn quá trình toàn cầu hóa và phong trào
đấu tranh chống toàn cầu hóa, cụ thể là sự ra đời, phát triển, tổ chức và hoạt
động của toàn cầu hóa và phong trào đấu tranh chống toàn cầu hóa. Từ đó
thấy rõ tầm quan trọng của phong trào chống toàn cầu hóa hiện nay.
Góp phần phân tích, làm rõ và thấy được thực trạng của phong trào đấu
tranh chống toàn cầu hóa hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng.
Tổng quát được các vấn đề đặt ra và triển vọng của phong trào đấu
tranh chống toàn cầu hóa.
 Nhiệm vụ
Từ những cơ sở của mục đích, luận văn sẽ có những nhiệm vụ sau:
 Một là, đưa ra khái quát định nghĩa, khái niệm về toàn cầu hóa, hiện
tượng chống toàn cầu hóa và phong trào chống toàn cầu hóa.

9


 Hai là, chỉ ra các điểm tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa dẫn đến
các nguyên nhân chính dẫn tới các phong trào chống toàn cầu hóa trên
thế giới hiện nay.
 Ba là, đánh giá thực tiễn các phong trào chống toàn cầu hóa trên thế
giới hiện nay qua đó đưa ra được những tác động của phong trào đối
với thế giới và Việt Nam.
 Bốn là, đề xuất những dự báo về phong trào này trên thế giới trong

những năm tới đây .
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của đề tài nghiên cứu tập trung vào một số các quốc gia phát
triển và đang phát triển, các nhóm, tổ chức nổi để làm rõ được thực trạng đấu
tranh của các phong trào này trên thế giới.
 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu được bắt đầu từ khi các phong trào chống toàn cầu
hóa hình thành từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX cho tới nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
 Phương pháp luận
Phương pháp luận được vận dụng trong luận văn là các lý luận quan hệ
quốc tế, lý luận kinh tế học chính trị và xã hội học về xung đột xã hội nhằm
làm rõ các nguyên nhân, đặc điểm, thực trạng của phong trào.
 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phối kết hợp các phương pháp nghiên cứu lịch sử, phân tích,
case-study, so sánh, tổng hợp để làm rõ sự hình thành, phát triển, thực trạng
10


của hiện tượng chống đối toàn cầu hóa cũng như đưa ra các dự báo cho tương
lai của phong trào.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Làm rõ các khái niệm và nguồn gốc của phong trào chống toàn cầu hóa,
phân tích các nguyên nhân và đánh giá thực trạng của phong trào qua đó chỉ
ra các tác động của các phong trào đối với thế giới và đặc biệt với Việt Nam.
Đồng thời đưa ra những dự báo của phong trào đối với thế giới trong một số
năm tới đây.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn có thể cung cấp một mảng kiến thức nhỏ cho những ai chưa

hiểu về mặt trái của toàn cầu hóa và chưa hiểu về các phong trào chống toàn
cầu hóa. Để có cái nhìn đúng đắn với các phong trào và tầm quan trọng của
một lực lượng chính trị mới đang nổi lên chống lại những bất bình đằng,
mong muốn có được sự dân chủ, công bằng trên thế giới.
Đồng thời, có thể đóng góp trở thành tài liệu tham khảo phục vụ cho
công tác giảng dạy hay nghiên cứu.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phần phụ lục , kết cấu luận văn gồm
có 3 chương:
 Chương 1: Tổng quan về toàn cầu hóa và hiện tượng chống toàn cầu
hóa
 Chương 2: Thực trạng phong trào chống toàn cầu hóa trên thế giới
 Chương 3: Tác động của phong trào Chống toàn cầu hóa đối với đời
sống kinh tế, chính trị và văn hóa thế giới.

11


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TOÀN CẦU HÓA VÀ HIỆN TƯỢNG
CHỐNG TOÀN CẦU HÓA
1.1. Toàn cầu hóa
1.1.1 Khái niệm về toàn cầu hóa
Bước sang giữa thập kỉ thứ hai của thế kỉ XXI toàn cầu hóa vẫn đang là
thuật ngữ rất nóng và đang tiếp tục được nghiên cứu. Chưa có một định nghĩa
nhất quán nào để giải thích cho thuật ngữ “toàn cầu hóa” một cách chuẩn mực
nhất. Các định nghĩa của toàn cầu hóa đến nay chỉ mang tính chất tương đối,
giải thích một cách khái quát nhất nguồn gốc, tính chất, đặc điểm...của toàn
cầu hóa, giúp con người có thể dễ dàng khái quát hơn về toàn cầu hóa.
Có thể thấy rằng toàn cầu hóa không phải là một hiện tượng mới xuất
hiện. Toàn cầu hóa thực chất là một quá trình. Từ thời xa xưa các quốc gia

sống biệt lập với nền kinh tế tự cung tự cấp cho chính quốc gia mình. Chỉ khi
kinh tế hàng hóa ra đời và phát triển các quốc gia mới bắt đầu có nhu cầu
quan hệ, buôn bán, giao thương nhưng chủ yếu dưới hình thức thương mại lẻ
tẻ, từng khu vực, từng vùng chứ chưa trao đổi, giao thương trên toàn thế giới.
Tới thế kỷ XVI với sự phát triển của CNTB, với nhiều phát minh mới
trong khoa học kỹ thuật đã giúp cho sự giao lưu, giao tiếp của con người trên
toàn thế giới tăng lên. Sang tới thế kỉ XVIII cuộc đại cách mạng khoa học đầu
tiên biến nền sản xuất kinh tế thủ công lên nền đại công nghiệp cơ khí. Các
nước lớn như Anh, Pháp, Đức, Hoa Kỳ đòi hỏi nguồn lực sản xuất lớn, bắt
đầu đi tìm kiếm và xâm lược thuộc địa lẫn nhau và quá trình quốc tế hóa đã
dần bắt đầu.

12


Thế kỉ XX vào giai đoạn phát triển cao nhất của CNTB và tiếp tục của
quá trình quốc tế hóa trong điều kiện mới, mức độ cao.2 Trong thời gian này,
với nhu cầu phát triển và sự thiếu hụt các nguồn lực tăng lên một cách nhanh
chóng, các quốc gia phát triển tìm mọi cách để thâu tóm các nguồn lực ở các
nước kém phát triển hơn và đẩy thế giới vào hai cuộc chiến tranh với quy mô
chưa từng có trong lịch sử nhân loại đó là hai cuộc chiến tranh thế giới I và II.
Sau các cuộc chiến đó, các quốc gia bắt đầu phân chia các khu vực ảnh
hưởng, xây dựng những luật lệ buôn bán quốc tế và đồng thời có những quy
định về việc cắt giảm hàng rào thuế quan. Đồng thời, với sức sản xuất lớn đòi
hỏi phải có một lực lượng sản xuất hùng hậu, nên các cuộc di dân Âu – Mỹ,
Úc, Á- Âu, Phi- Âu, Mỹ đã trở nên phổ biến và làm cho sự giao lưu trao đổi
hàng hóa, nhận lực đã bắt đầu chạm tới phạm vi toàn cầu.
Với sự phát triển mạnh mẽ của thế giới, những thập niên cuối của thế kỉ
XX và những năm đầu của thế kỉ XXI, gắn liền với sự bùng nổ cuộc cách
mạng thông tin. Làn sóng toàn cầu hóa hiện nay có nhiều yếu tố chưa từng có

tiền lệ. Nhờ sự vươn xa của internet đã làm thay đổi cuộc sống của con người
ở nhiều nơi hơn, với chi phí rẻ hơn bao giờ hết – và tốc độ thay đổi đó nhanh
chóng đến mức khó có thể hi vọng ghi chép lại được.
Và giai đoạn này đánh dấu một sự thay đổi về lịch sử, khi toàn cầu hóa
đã bắt đầu len lỏi vào từng quốc gia khu vực trên thế giới. Các dòng vốn chảy
đi khắp nơi trên toàn thế giới, các công ty xuyên quốc gia có mặt khắp mọi
nơi. Giờ đây, khó để biết một chiếc máy tính xách tay từ khâu sản xuất, lắp
ráp và viết phần mềm đã qua bao nhiêu quốc gia, đó là những quốc gia nào
trước khi đến tay người sử dụng. Bởi sự hội nhập và liên kết toàn cầu đã làm
cho mọi thứ được chuyên môn hóa với từng khu vực, từng quốc gia khác
nhau. Với sự phát triển của mạng lưới thông tin và quản trị mạng, con người
2

Nguyễn Đức Bình, Toàn cầu hóa và phương pháp tiếp cận nghiên cứu, NXB CTQG , tr 13

13


cũng dễ dàng quản lý thông qua mạng lưới này, dù có cách nơi làm việc nửa
vòng trái đất.
Số liệu thống kê về thương mại cho thấy, từ năm 1950 đến năm 1997,
kim ngạch thương mại hàng hóa toàn cầu trung bình mỗi năm tăng lên 6%.
Một yếu tố đáng ghi nhận nữa là sự bùng nổ các hoạt động sát nhập và thôn
tính của các công ty. Theo Hội nghị Liên hiệp quốc tế về thương mại và phát
triển: “tổng giá trị các phi vụ sát nhập này lên tới 411 tỷ USD vào năm 1998,
có nghĩa là tăng 74% so với năm 1997 và ngay con số của năm 1997 cũng đã
tăng 47% so với năm 1996”3. Như vậy, toàn cầu hóa đã diễn ra như một quá
trình do nhu cầu phát triển cấp thiết do chính con người tạo ra trong một thời
gian dài và bùng nổ ở cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI.
Nếu nhìn từ lý thuyết, toàn cầu hóa không phải xuất hiện một cách tự

nhiên mà nó phát sinh và phát triển từ chủ nghĩa tự do mới đi kèm là nền kinh
tế thị trường của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tự do mới nghĩa luôn hướng tới
sự cam kết cao nhất về tự do cá nhân, niềm tin vào thị trường tự do và phản
đối sự can thiệp của nhà nước trong đó. Chủ nghĩa tự do cho rằng việc can
thiệp của nhà nước quá sâu vào thị trường sẽ làm cho thị trường bị trì trệ và
không phát triển được đồng nghĩa với việc các yếu tố xã hội khác cũng bị suy
giảm theo. Để thị trường được tự do phát triển và tự điều phối sẽ làm cho các
tầng lớp trong xã hội được cạnh tranh lành mạnh, người nghèo sẽ được giàu
hơn, xã hội sẽ là một xã hội dân chủ và văn minh.
Các “lực lượng chính của chủ nghĩa tự do mới là IMF, WB, WTO”4.
Đây chính là các tổ chức hỗ trợ cho thị thị trường, giúp đỡ cho các thị trường
gặp khó khăn và bất ổn bằng cách cho mượn các khoản vay ưu đãi, các khoản
trợ cấp và ràng buộc họ bởi một số các điều khoản, yêu cầu. Do đó, đây cũng
3

Roland Blum, Toàn cầu hoá, Báo cáo điều tra 1963, Quốc hội, Uỷ ban đối ngoại, 1999, tr. 7

4

George Ritzer, The globalization: The essentials, John Wiley & Sons Ltd, 2011, tr. 42

14


chính là một nguyên nhân dẫn đến việc chống đối nhằm vào các tổ chức này ở
nhiều nơi trên thế giới. Vì họ cho rằng các tổ chức này đại diện cho một số
nước, dùng tiền thông qua các tổ chức để buộc các nước khác phải có những
điều chỉnh hay có những chính sách không hợp lý để làm lợi cho các nước
thâu tóm thông qua các tổ chức kia. Nghĩa là để nhận được viện trợ từ các tổ
chức, các quốc gia tiếp nhận phải tái cấu trúc nền kinh tế và xã hội của họ phù

hợp với lý thuyết của chủ nghĩa tự do mới và điều này gây ra sự cưỡng ép, bất
bình đẳng, thiếu dân chủ cho các nước chịu viện trợ từ các tổ chức này.
Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan. Toàn cầu hóa là một lực lượng
quá đa dạng, phổ biến và mạnh mẽ đến nỗi sự sụp đổ kinh tế quy mô lớn hiện
nay cũng không thể làm chậm tiến trình hay đảo chiều hoàn toàn được nó. Dù
là được ủng hộ hay phê phán, toàn cầu hóa vẫn đang tồn tại. Giống như
Thomas Friedman đã viết trong “chiếc cây Lexus và cây ôliu” cả “sư tử” và
“linh dương” trước khi ngủ đều phải nghĩ làm sao sáng mai mình phải chạy
thật nhanh, nếu “sư tử” không muốn bị chết đói vì không săn được con mồi và
“linh dương” không muốn bị ăn thịt bởi “sư tử”. Mỗi con người quốc gia chỉ
có thể hoặc chấp nhận toàn cầu hóa và thích nghi để có thể sống cùng với toàn
cầu hóa hoặc sẽ bị toàn cầu hóa làm cho lạc hậu hơn.
Mặc dù là xu thế khách quan, tất yếu nhưng nhân loại không hề đơn
độc trong quá trình này. Xét về bản chất toàn cầu hóa là “quá trình tăng lên
mạnh mẽ các mối liên hệ, sự ảnh hưởng lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất
cả các quốc gia, các khu vực trên thế giới”5. Ngôi “làng toàn cầu” mà nhà văn
Canada McLuhan đã từng nói đến trong những năm 1960 đang trở thành hiện
thực. Những cuộc khủng hoảng tài chính 1997 hay 2008 là những ví dụ rõ nét
nhất cho tính chất phụ thuộc và ràng buộc của toàn cầu hóa. Giờ đây sự khủng

5

Tài liệu tham khảo đặc biệt, TTXVN, (3/2001) tr.3

15


hoảng của một nước có thể kéo theo sự sụp đổ của thị trường chứng khoán
hay nền tài chính của một quốc gia.
Tóm lại, toàn cầu hóa là một quá trình xuyên suốt và phát triển mạnh

mẽ nhất vào cuối thể kỷ XX và đầu thế kỉ XXI, nó đề cao phát triển theo chủ
nghĩa tự do mới, và tự do thị trường . Qua đó các hoạt động thương mại được
mở rộng, giao lưu trên nhiều lĩnh vực với quy mô toàn cầu. Là xu thế khách
quan và phụ thuộc lẫn nhau về nhiều mặt giữa các quốc gia và khu vực trên
toàn thế giới.
Tới nay, định nghĩa được cho là phổ biến nhất của toàn cầu là: “Toàn
cầu hóa là quá trình phổ biến các giá trị chung trên quy mô toàn cầu.”
1.1.2 Những mặt tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa
 Xét về những mặt tích cực của toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa mang tới một sự đổi mới về kinh tế rất nhanh và mạnh
mẽ so với trước đây. Mậu dịch gia tăng, dòng vốn đầu tư chảy xuyên các biên
giới. Tạo ra một thị trường cạnh tranh tự do, thúc đẩy hội nhập và phát triển
nền kinh tế toàn thế giới. Chính vì vậy, toàn cầu hóa đã tạo điều kiện cho các
nước đang phát triển có cơ hội được thử sức mình ở sân chơi lớn với quy mô
toàn cầu.
Sự hội nhập kinh tế toàn cầu mang tới những ưu đãi hấp dẫn cho các
khu vực, quốc gia. Việc tham gia các tổ chức, nhóm, hiệp hội là cơ hội để các
nước kém phát triển, đang phát triển nói lên những quan điểm, ý kiến, quyền
lợi chính đáng của mình và nhận được sự ủng hộ của các nước trong hội,
nhóm, tổ chức đó.
Toàn cầu hoá kinh tế mở ra khả năng cho các quốc gia chậm phát triển
nhanh chóng tham gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế, từ đó hình
thành một cơ cấu kinh tế – xã hội, đẩy nhanh, rút ngắn tiến trình hiện đại hoá.

16


Có thể nói, việc phát triển nhanh chóng của kinh tế toàn cầu do lực đẩy
mạnh mẽ từ sự phát triển khoa học công nghệ mà đặc biệt là internet, góp
phần làm cho quá trình giao lưu, buôn bán giữa các khu vực, quốc gia được

thuận lợi hơn, mau lẹ hơn, và tiết kiệm các chi phí để hàng hóa rẻ hơn so với
trước đây.
Toàn cầu hóa về kinh tế cũng kéo theo toàn cầu hóa về các lĩnh vực
khác của nhân loại. Với việc ngày càng hội nhập về kinh tế đồng nghĩa với
việc các khu vực các quốc gia phải thay đổi mà đẩy mạnh hội nhập về chính
trị, xã hội và văn hóa…Các quốc gia muốn hòa mình vào làn sóng đang lên
cao của toàn cầu hóa kinh tế không thể thu mình trong quốc gia của mình hay
trong khu vực của mình mà xu thế bắt họ phải thay đổi, thích nghi trước
những đổi thay của toàn cầu. Ví dụ, Nhật Bản là một quốc gia ở khu vực
Đông Á, nhưng có thể tham gia vào hiệp hội các nước Đông Nam Á mở rộng
(gọi tắt là ASEAN+3) để thiết lập các mối quan hệ khăng khít hơn với các
quốc gia ở Đông Nam Á trong kinh tế - chịnh trị. Từ đó giành được những lợi
ích và ảnh hưởng nhất định ở khu vực này.
Với sự phát triển cao độ của khoa học kỹ thuật trong kỷ nguyên toàn
cầu hóa, giờ đây cuộc sống của nhân loại cũng được nâng cao hơn bao giờ
hết. Mười lăm năm trước khi internet chưa được phổ biến cuộc sống con
người vẫn bị bó hẹp trong từng quốc gia, từng khu vực. Còn giờ đây các hoạt
động kết nối con người thường diễn ra tức thì và gần như không mất chi phí.
Ví dụ, để liên lạc quốc tế ngày nay chỉ cần một chiếc điện thoại có kết nối
wifi hoặc 3G đã có thể gọi đi khắp nơi trên thế giới với các dịch vụ giá rẻ hay
thậm chí là miễn phí. Những thuận lợi này giúp đời sống, dịch vụ, sự hiểu biết
của con người tăng lên và sự giao lưu kết nối con người cũng trở nên dễ dàng
hơn. Sự trao đổi về văn hóa giữa các khu vực và quốc gia trên thế không còn
sự cản trở. Đồng thời, những yếu tố thuận lợi này còn thúc đẩy việc học tập,
17


giao lưu và cải cách giữa các nền văn hóa với nhau, làm cho xã hội con người
ngày càng văn minh tiến bộ hơn.
Như vậy, những sự thay đổi về lượng trong mỗi cấu phần của toàn cầu

hóa về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và quân sự, vv…cũng lớn tới mức
tạo ra sự thay đổi về chất. Mở ra cho thế giới những cơ hội hoàn toàn mới và
đương nhiên cả những “hệ quả chưa từng có trong lịch sử loài người”6.
 Xét về những mặt tiêu cực của toàn cầu hóa
`“Khi tôi nói rằng thế giới đang được làm phẳng không có nghĩa là tất cả
chúng ta đều bình đẳng. Mà tôi muốn nói rằng hơn bao giờ hết có nhiều người
hơn, có nhiều cách thức hơn, để tiếp cận với nền tảng thế giới phẳng, để liên
kết, cạnh tranh phối hợp và đáng tiếc là cả hủy diệt nữa”7. Đó là nhận định
của Thomas Friedman khi nói về các yếu tố hội tụ của thế giới phẳng. Và
dường như đó là một nhận định đúng cho toàn cầu hóa.
`Toàn cầu hóa tới, mặt tích cực là mang theo nhiều điều tốt đẹp cũng như
lợi ích nhiều hơn cho con người, giúp các khu vực các quốc gia trên thế giới
có cơ hội được mở mang, đổi mới, giao lưu hội nhập và phát triển. Tuy nhiên
cũng mang tới cả những điều tiêu cực và những thách thức cho các quốc gia,
khu vực.
`Toàn cầu hóa tạo cơ hội mở rộng thị trường, tạo ra sự cạnh tranh, song đó
là các cuộc cạnh tranh, chạy đua không cân sức giữa các nước giàu, các tập
đoàn tư bản khổng lồ với các nước kém phát triển hơn. Trong cuộc chạy đua
đó, chắc chắn các nước đang và kém phát triển hơn sẽ bị thua thiệt.

6
7

/>Thomas L. Friedman, Thế giới phẳng, NXB Trẻ, TP.HCM, 2005, tr 310

18


`Trong các lý thuyết thương mại quốc tế, các nhà kinh tế cho rằng các
quốc gia có lợi thế riêng của mình, nếu tập trung phát huy lợi thế đó và đổi

lấy những mặt hàng bất lợi thế của mình với các quốc gia khác sẽ mang lại lợi
ích cao hơn cho các bên tham gia.Vì vậy, cần mở cửa rộng rãi, để đón nhận
luồng hàng hóa từ các quốc gia khác. Thực sự, nếu hai bên tham gia với một
vị thế bình đẳng thì có thể lý thuyết này thật hoàn hảo. Nhưng trên thực tế,
các nước giàu, các nước phát triển luôn luôn dùng những cụm từ hoa mỹ như
“thương mại bình đẳng” “tự do hóa thương mại” lại chính là những các quốc
gia đang duy trì sự bất bình đẳng đó.
Trong hội nghị chính sách đối với các nền kinh tế chuyển đổi, tổ chức
tại Hà Nội năm 2004, Alan Deardorff, giáo sư kinh tế quốc tế, đại học
Michigan – Mỹ, phát biểu: “Hiệp định thương mại song phương thường đưa
đến những thỏa thuận rất không tương xứng giữa các nước nhỏ với Mỹ hoặc
châu Âu. Trong loại hiệp định này, các nước lớn hay các khối thương mại như
EU có xu hướng giành lợi thế về mình chứ không phải lúc nào cũng vì lợi ích
của các nước đối tác. Các hiệp định song phương không phải là thương mại tự
do xét trên khía cạnh như là thành quả truyền thống của thương mại. Chúng là
những thỏa thuận phân biệt đối xử hoặc ưu đãi giữa một số nước với các nước
khác trên thế giới”8.
Vì thế, không phải quốc gia nào cũng khai thác, tận dụng được các mặt
tích cực của toàn cầu hóa mà phần lớn chỉ các nước phát triển mới thụ hưởng
được những lợi thế đó tối đa. Còn các nước kém phát triển hơn thường phải
chịu thiệt thòi giống như việc xuất khẩu hàng hóa với giá rẻ do các nước phát
triển trợ giá sản phẩm của họ. Nhưng lại phải nhập hàng hóa với giá đắt.
Việc hội nhập mở cửa về kinh tế đồng thời cũng mang đến những điểm
tiêu cực về chính trị, đó là sự suy giảm dần việc quản trị của các quốc gia. Để
8

UN, Kỷ yếu hội nghị quốc về chính sách đối với các nền kinh tế chuyển đổi ,Hà Nội, 2004, tr. 91

19



có được những ưu đãi về kinh tế các quốc gia phải chấp nhận nơi lỏng các
chính sách, phải dân chủ hơn và chịu nhiều tác động của các tổ chức, các tập
đoàn nước ngoài hơn.
Toàn cầu hoá đặt các nước chậm phát triển, đang phát triển trước “nguy
cơ tụt hậu” nhất là nguy cơ tụt hậu ngày càng xa, không thể theo kịp các nước
phát triển về sự phát triển kinh tế yếu tố vật chất, kỹ thuật.
Ngoài những dòng nước trong nó cũng mang tới những dòng nước đục
như các vấn đề lạm phát, phát triển không bền vững, khai thác cạn kiệt các
nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các nước. Ô nhiễm môi trường một cách trầm
trọng. Gia tăng tỉ lệ thất nghiệp do sự chuyển đổi đầu tư, khoét sâu thêm hố
ngăn cách giàu nghèo, làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội trong từng
nước và giữa các nước với nhau.
Toàn cầu hóa cũng tạo ra những sự lai căng về văn hóa và tạo ra nguy
cơ làm biến dạng hoặc mất đi bản sắc dân tộc, mất độc lập tự chủ của các
quốc gia, xuất hiện sự chống đối, ly khai giữa các quốc gia dân tộc. Mâu
thuẫn sắc tộc, tôn giáo sẽ còn phức tạp hơn và đồng thời nó cũng tạo ra khả
năng quốc tế hóa các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội. Do đó đời sống con
người và an ninh xã hội kém an toàn, con người luôn phải sống trong lo sợ,
các quốc gia luôn phải cảnh giác lẫn nhau.
Có thể nói toàn cầu hóa mang tới khá nhiều những mặt tiêu cực và tác động
không hề nhỏ tới đời sống con người và góp phần dẫn tới những nguyên nhân
và những hiện tượng chống đối toàn cầu hóa.
1.2. Chống toàn cầu hóa và nguyên nhân của phong trào chống toàn cầu
khóa
1.2.1 Khái niệm về chống toàn cầu hóa
Trước hết cần làm rõ định nghĩa “phong trào xã hội”, để hiểu được sự
chống đối toàn cầu hóa có phải một phong trào hay không. Theo Catherine
20



Eschle phong trào xã hội là "một hệ thống hành động tổng hợp, trong đó
phương tiện khác nhau, mục đích và hình thức đoàn kết, tổ chức hội tụ một
cách nhiều hay ít bền vững. Nói cách khác, phong trào là các quá trình đang
diễn ra trong đó các diễn viên khác nhau xây dựng một khung tham chiếu,
hình thành một bản sắc chung. Qua đó thiết lập mối quan hệ với nhau, định vị
bản thân mình trong môi trường đó, và được công nhận như một tập thể”9
Nguồn gốc của phong trào xã hội theo Steve Charnovitz cho thấy rằng
trong làn sóng hội nhập quốc tế mạnh mẽ từ cuối thế kỷ XIX đến những năm
1920, việc thành lập cơ quan như Liên đoàn các quốc gia và các các tổ chức
liên chính phủ đi kèm với các tổ chức quốc tế phi chính phủ (NGOs) đều rất
phát triển với việc huy động các cuộc họp xã hội dân sự. “Tại một số hội nghị
của chính phủ và của Liên đoàn các quốc gia, các nhóm xã hội dân sự thường
trình bày rõ các đề xuất về một loạt các chủ đề, trong đó có hòa bình, giải
phóng dân tộc, kinh tế, xã hội và quyền của phụ nữ. Trong một số trường hợp,
họ đã tham gia vào hoạt động chính thức, mở đường cho việc công nhận
chính thức của các tổ chức NGOs trong Hiến chương của Liên Hiệp Quốc vào
năm 1945.”10 Các phong trào xã hội xuyên quốc gia và mạng lưới của các tổ
chức hoạt động về các vấn đề quốc tế nằm trong "phong trào xã hội mới" có
nguồn gốc từ những năm 1970 xung quanh các chủ đề về hòa bình, nhân
quyền, đoàn kết, phát triển, sinh thái học, và các vấn đề của phụ nữ.
Bước sang những năm 80 của thế kỷ XX những phong trào xã hội
nhằm tập hợp nhau lại để tìm phương án khắc phục hạn chế của toàn cầu hóa
đã bắt đầu hình thành. Ở cấp độ xuyên quốc gia có rất ít nghi ngờ rằng họ có
thể tập hợp và trở thành một phong trào lớn mạnh chống lại sự bùng nổ mạnh
Catherine Eschle, Constructing “the anti-globalization movement, International Journal of Peace
Studies, 2004, tr 65
10
B. N. Ghosh, Halil M. Guven, Globalization and the third world : A study of negative
9


consequences, New York: Palgrave Macmilan, 2006, tr. 30

21


×