Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Các nâng cao lợi nhuận tại công ty công trình giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.94 KB, 50 trang )

CHƯƠNG I: LỢI NHUẬNLỜI
VÀ NỚI
CÁCĐẦU
NHÂN Tố ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI
NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP.
I. khái niệm và bản chất của lợi nhuận trong doanh nghiệp xây ỉắp.
1. Khái niệm :
doanh
một
bào
của :nền kinh tế quốc dân, là nơi tổ chức
2.Mỗi
nguồn
gốcnghiệp
và bảnlàchất
củatếlợi
nhuận
tiêutốphản
nhuận
kết 3.hợpCác
cácchỉ
yếu
của ánh
quá lợi
trình
sản xuất để tạo của cải vật chất cho xã hội,
II. Vai trò của lợi nhuận trong doanh nghiệp xây ỉắp.
tạo III.
nguồnCác
tíchnhân
luỹ chủ


yếu thúc
đẩyđến
xã lợi
hộinhuận
phát triển.
tô ảnh
huỏng
trong doanh nghiệp xây láp
1. đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trong giai đoạn hiện nay, trước những đòi hỏi của cơ chế hạch toán kinh
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trong doanh nghiệp xây lắp
doanh, để đáp ứng nhu cầu cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người
CHƯƠNG II : TÌNH HÌNH THựC HIỆN LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CTGT 208
lao động thì vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đã trở thành mục
Khái
chung
về hoạtnghiệp.
động kinh doanh của công ty CTGT 208.
tiêuI.hàng
đầuquát
đối với
các doanh

II.Nói
Tình
hình
thựcmột
hiệndoanh
lợi nhuận
tại công

CTGT
208phát
.
cách
khác,
nghiệp
muốntytồn
tại và
triển trong nền
hình thành
và phương
pháp sản
xác định
nhuận
của công
kinh 1tế.nguồn
thị trường
thì mọi
hoạt động
xuất lợi
kinh
doanh
phải ty
có. lãi, phải
tích tình hình
lợi kinh
nhuậndoanh
của công
mang2.lạiphân
lợi nhuận.Sản

xuất
đượcty.coi là có hiệu quả khi toàn bộ
cácthu
nhân
tố chủ
đếnđã
lợibỏ
nhuận
của công
doanh3. thu
được
đủ yếu
bù ảnh
đắphưởng
chi phí
ra trong
sảnty.xuất kinh doanh,
III.thành
Đánh
chung
hình
nhuận
ty CTGT
hoàn
mọigiá
nghĩa
vụ về
tàitình
chính
vớilợinhà

nướctạivàcông
có lãi.
Có lợi 208.
nhuận doanh
1. mới
Mộtcó
số thành
công
nghiệp
thể đầu
tư của
mởcông
rộngty.quy mô sản xuất, nâng cao đời sống của
2. công
Một sốnhân
tồn tại
của trong
công tytoàn
. doanh nghiệp, đảm bảo khả năng thanh
cán bộ
viên
CHƯƠNG HI
GIẢIvà PHÁP
LỢItạoNHUẬN
TẠIluỹ CÔNG
TY
toán :MỘT
với nhàsốnước
các đơnNÂNG
vị kinh CAO

tế khác,
nguồn tích
quan trọng
CTGT
208kinh tế, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường thì lợi nhuận đã và đang
cho
nền

trở thành
mục đích
tối hoạt
cao động
của sản
xuất kinh
doanh.
Các
1. phương
hướng
của công
ty trong
những
nămdoanh
tới . nghiệp có lợi
nhuận2. cao
thường
sung
định tại
cũng
nhưtyvốn
lưu 208

động,.
mộtcósốthểbiện
phápxuyên
nhằm bổ
nâng
caovốn
lợi cốnhuận
công
CTGT
mở rộng quy mô sản xuất, chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ, chiến thắng các đối
KẾT LUẬN
thủ
tranh
từ đó KHẢO
càng có điều kiện tăng thêm lợi nhuận.
TÀIcạnh
LIỆU
THAM
Trong nền kinh tế thị trường, ở nước ta tồn tại rất nhiều các loại hình
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, do đó sự chi phối của
nó đến lợi nhuận cũng khác nhau.
Việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận
luôn là vấn đề cấp bách có tầm quan trọng đặc biệt đối với các doanh
nghiệp. Với nhận thức đó , trong thời gian thực tập tại công ty công trình giao
thông 208, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo : Nguyễn Hữu Tư và sự chỉ bảo
tận tình của các bác, cô chú, anh chị trong phòng tài chính - kế toán Công ty
21


công trình giao thông 208 cùng với những kiến thức đã tích luỹ được sau bốn

năm học tập tại trường,em đã đi sâu nghiên cứu đề tài “ Các giải pháp nhằm
nâng cao lợi nhuận tại công ty công trình giao thông 208 “ trực thuộc Tổng
Công ty xây dựng công trình giao thông 4.
NỘI DUNG CỦA ĐỂ TÀI ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG 3 CHƯƠNG :
CHƯƠNG I: Lợi nhuận và các nhân tô ảnh hưởng đến lợi nhuận trong
doanh nghiệp xây láp
CHƯƠNG II: Tinh hình thực hiện lợi nhuận - Thực trạng của công ty
CTGT 208.
CHƯƠNG III :Một



giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty

CTGT 208

3


CHƯƠNG I
LỢI NHUẬN VÀ CÁC NHÂN Tố ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN
TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP

I.

Khái niệm và các chỉ tiêu lợi nhuận trong doanh nghiệp xây lắp :

1 .khai niệm
Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế được đặt lên hàng đầu. Để cung cấp hàng
hoá, dịch vụ cho nhu cầu thị trường, nhu cầu của xã hội các doanh nghiệp

phải bỏ ra những chi phí nhất định cho quá trình sản xuất kinh doanh như
chi phí thuê đất đai, lao động, vốn sản xuất kinh doanh... Do đó khi tiêu thụ
hàng hoá , doanh nghiệp phải đảm bảo thu nhập bù đắp được chi phí bỏ ra và
có lợi nhuận để có thể đầu tư sản xuất trở lại. Nếu không tạo ra được lợi
nhuận thì doanh nghiệp cũng không muốn sẵn sàng cung cấp cho nhu cầu xã
hội, nhu cầu tiêu dùng của con người những hàng hoá dịch vụ mong muốn.
Lợi nhuận chính là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất
kinh doanh, là chỉ tiêu chất lượng đánh giá kết quả kinh tế của các hoạt động
của doanh nghiệp.
Về thực chất, lợi nhuận chính là bộ phận thặng dư vượt qua phần lao động
tất yếu do người lao động sáng tạo ra cho doanh nghiệp trong quá trình sản
xuất và được đo bằng phần chênh lệch giưã tổng doanh thu và toàn bộ chi phí
bỏ ra để có được doanh thu.
2. Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận :
Ngay từ khi có hoạt động sản xuất, trao đổi, mua bán hàng hoá, lợi nhuận
trong kinh doanh là đề tài nghiên cứu, tranh luận của nhiều trường phái,
nhiều nhà lý luận kinh tế.
Adam.Smith là người đầu tiên trong số các nhà kinh tế học cổ điển đã
nghiên cứu khá toàn diện về bản chất, nguồn gốc của lợi nhuận. Ông xuất
phát từ quan điểm : Gĩa trị trao đổi của mọi hàng hoá là do lao động sản xuất
ra hàng hoá quyết định, để từ đó đặt nền tảng cho các lý thuyết về kinh tế thị

4


trường. Ông đã bác bỏ quan điểm cho rằng gía trị trao đổi được quyết định
bởi tính hữu ích của hàng hoá. Ông khẳng định : Gía trị của một hàng hoá
quy định gía trị trao đổi, trong cấu thành của hàng hoá có tiền lưong, địa tô
và lợi nhuận. Theo A.Smith : Lợi nhuận của nhà tư bản được tạo ra trong quá
trình sản xuất là biểu hiện khác của giá trị thặng dư tức là giá trị do người lao

động không được trả công tạo ra. Ông đã định nghĩa : “Lợi nhuận là khoản
khấu trò thứ hai vào sản phẩm của người lao động “
(khoản khấu trừ thứ nhất là địa tô, tức là tiền cho việc sử dụng mộng đất).
Ông cho rằng không chỉ có lao động nông nghiệp mà cả lao động công
nghiệp cũng tạo ra lợi nhuận : Nhà tư bản tiền tệ cho nhà tư bản sản xuất vay
vốn, nhận được lợi tức cho vay đó cũng là biểu hiện khác của lợi nhuận đã
được tạo ra trong sản xuất chính là các nhà tư bản (tư bản cho vay và tư bản
sản xuất ) sẽ thoả thuận để phân chia giá trị thăng dư được tạo ra từ sản xuất
kinh doanh TBCN, tư bản ngân hàng thu được lợi nhuận ngân hàng khi kinh
doanh nghiệp vụ ngân hàng...
Tuy còn có những sai lầm trong hệ thống lý luận của mình nhưng
A.Smith đã chỉ ra được rằng : Nguồn gốc thực sự cho giá trị thặng dư là do
lao động tạo ra còn lợi nhuận, điạ tô, lợi tức chỉ là biến thể , là hình thái biểu
hiện khác nhau của giá trị thăng dư mà thôi.
David.Ricardô và những người kế tục đã xây dựng học thuyết kinh tế của
mình trên cơ sở những tiền đề và phát kiến của A.Smith.
D.Ricardô cũng hoàn toàn dựa vào lý luận giá trị lao động để phân tích,
chí rõ nguồn gốc , bản chất của lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh TBCN.
D.Ricardô cũng đã khẳng định : Lao động là nguồn gốc của giá trị và gía trị
hàng hoá, sản phẩm, lao động cũng được phân thành nguồn thu nhập tiền
lương , địa tô, lợi nhuận. Cũng như A.Smith D.Ricardô cho rằng phần giá trị
do công nhân làm thuê tạo ra lớn hơn số tiền công mà họ nhận được, tức là
trong gía trị mới sáng tạo từ lao động có thăng dư là giá trị do công nhân làm
ra không được trả công. Từ đó ông kết luận : “ Lợi nhuận chính là phần gía
trị lao động thừa ra ngoài tiền công, lợi nhuận là lao động không được trả

5


công của công nhân Phân tích sâu hon sự vận động của lợi nhuận trong sản

xuất TBCN D.Ricardô đã nhận định : Nếu tư bản được đầu tư vào sản xuất
những đại lượng bằng nhau, sẽ nhận được những lợi nhuận như nhau và bình
quân hoá lợi nhuận là một xu hướng khách quan của sản xuất kinh doanh
TBCN. Về quan hệ giữa tiền công và lợi nhuận ông cho rằng : Lợi nhuận phụ
thuộc vào mức tăng năng suất của lao động và đối nghịch với tiền công. Khi
năng suất lao đông tăng lên thì tiền công của công nhân giảm và lợi nhuận
của tư bản tăng lên. về mặt chính trị xã hội, ông nêu rõ : Lượng hàng hoá mà
công nhân có thể mua được từ tiền công của mình chưa quyết định địa vị xã
hội của người đó, tự quyết định tình cảnh của giai cấp công nhân phụ thuộc
vào mối tương qua giữa tiền lương và lợi nhuận.
Khác biệt với các học thuyết giá trị lao động ở trên là lý luận “ Tính hữu
dụng “ của Jan.Batitxây, LBatitxây cho rằng hoạt động sản xuất tạo ra “ tính
hữu dụng “ hay giá trị sử dụng, còn tính hữu dụng lại truyền giá trị cho các
vật phẩm. Giá trị trở thành thước đo tính hữu dụng có nghĩa là ông đồng nhất
giá trị và giá trị sử dụng.
Ông cho rằng không những lao động tạo ra giá trị mà tư bản cũng tạo ra
giá trị. Để thực hiện quá trình sản xuất TBCN có ba yếu tố tham gia : lao
động, ruộng đất, tư bản. Mỗi yếu tố đều có “ công phục vụ “ , mà cái gì tạo ra
sự phục vụ đều là sản xuất. Đây là tiền đề quan trọngmà LBatitxây đề ra
trong nguyên tắc phân phối thu nhập trong xã hội tư sản :
-

Công nhân làm thuê nhận được tiền công từ sản phẩm lao động

- Chủ mộng đất nhận được lợi nhuận từ việc nhượng quyền sử dụng cho
các tư bản công nghiệp
- Chủ tư bản nhận được lợi nhuận từ các hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình
Theo LBatitxây về bản chất lợi nhuận là phần thưởng thích đáng cho
việc đầu tư vào kinh doanh, là một hình thức tiền công đặc biệt mà nhà tư bản

tự trả cho mình. Quan điểm này của LBatitxây rất gần với quan điểm “ mọi
lao động đều được trả công sòng phẳng “ của kinh tế tư bản hiện đại.
6


Kế thừa những nguyên lý đúng đắn, khoa học của những nhà lý luận
tiền bối. Các Mác đã nghiên cứu một cách toàn diện, triệt để về nguồn gốc và
bản chất của lợi nhuận trong kinh doanh TBCN.Dựa trên lý luận giá trị lao
động, C.Mác đã khẳng định : về nguồn gốc lợi nhuận là do lao động làm
thuê tạo ra, về bản chất : Lợi nhuận là hình thái biểu hiện của giá trị thặng
dư, là kết quả lao động không được trả công, do nhà tư bản chiếm lấy, là
quan hệ bóc lột và nô dịch lao động trong xã hội TBCN. Khi truy tìm nguồn
gốc, bản chất cuả lợi nhuận, C.Mác đã viết “ giá trị thặng dư được quan niệm
là quan niệm là con đẻ của tư bản ứng trước, mang hình thái chuyển hoá la
lợi nhuận “ và “ giá trị thặng dư (hay lợi nhuận ) là phần giá trị doi ra của giá
trị hàng hoá so với chi phí sản xuất cuả nó, nghĩa là phần giá trị dôi ra của
tổng số lượng lao động chữa đựng trong hàng hoá so với số lượng lao động
được trả công chứa đựng trong hàng hoá “
Để vạch rõ sự hình thành lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh TBCN,
C.Mác đã bắt đầu từ chi phí sản xuất TBCN. Để sản xuất ra hàng hoá có giá
trị la

c

+ V +m ;trong đó

c

là giá trị bất biến , là bộ phận tư bản tồn tại dưới


hình thức nguyên , nhiên vật liệu, máy móc thiết bị. V là tư bản khả biến , là
bộ phận tư bản dùng đê mua sức lao động và m là giá trị thặng dư, là giá trị
do người lao động tạo ra không được trả công, nhà tư bản chí phải bỏ ra
lượng là

c

+ V.

c

+ V được gọi là chi phí sản xuất TBCN ( ký hiệu là không

. Khi đưa hàng hoá ra trao đổi trên thị trường thì theo quy luật giá trị,giá bán
nhất trí với giá trị của hàng hoá là

c

+ V + m. Do vậy, nhà tư bản thu được

một khoản tiền lớn hơn chi phí mà họ đã bỏ ra. Số chênh lệch này được gọi là
lợi nhuận ( ký hiệu là p ). Giá trị hàng hoá có thể viết lại thành k + p. Như
vậy, dường như lợi nhuận là do tư bản ứng trước sinh ra nhưng thực chất nó
chỉ là một hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư mà thôi. Dưới tác động của
quy luật cung cầu, giá bán không phải luôn luôn bằng giá trị mà nó dao động
xung quanh giá trị, do vậy mà lợi nhuận không phải lúc nào cũng bằng giá trị
thặng dư.

7



Tư bản hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp thuần tuý mặc dầu không
tạo ra giá trị và giá trị thặng dư nhưng vẫn thu được lợi nhuận. Sỡ dĩ tư bản
thương nghiệp vẫn thu được lợi nhuận là vì tư bản công nghiệp nhường cho
tư bản thương nghiệp một phần giá trị thặng dư tạo ra trong quá trình sản
xuất để tư bản thương nghiệp thực hiện giá trị hàng hoá cho tư bản công
nghiệp. Do vậy , nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận thương nghiệp cũng tự phía
giá trị thặng dư mà thôi.
Như vậy từ sự phân tích của C.Mác về lợi nhuận của sản xuất kinh doanh
theo phương thức TBCN có thể nêu lên một số nhận xét:
C.Mác phân tích cấu thành giá trị của một hàng hoá để tìm ra quy luật
hình thành lợi nhuận của toàn bộ quá trình kinh doanh tư bản chủ nghĩa.
Chi phí sản xuất là đại lượng thực tế đã chi phí của các chủ doanh nghiệp,
còn giá trị hàng hoá tồn tại dưới dạng khả năng . Việc thực hiện giá trị của
hàng hoá là giả định để tạo thành đại lượng so sánh được với chi phí thực,
còn trên thực tế nó lại phụ thuộc căn bản vào sự vận động của thị trường hàng
hoá, các quy luật cung cầu và sự cạnh tranh của các hàng hoá cùng loại đem
ra bán.
Chi phí sản xuất được đem tách ra theo tính chất của chúng khi chuyển
hoá giá trị vào sản xuất hàng hoá. Việc phân thành chi phí khả biến và chi
phí bất biến chủ yếu nhằm xác định yếu tố nào đóng vai trò sản sinh ra giá trị
mới lớn hơn giá trị cũ, tức là giá trị thặng dư được tạo ra từ đâu.
Chi phí sản xuất được nghiên cứu dưới hình thức một quan hệ sản
xuất(hay mang bản chất của quan hệ sản xuất ), đó là chi phí tư bản chủ
nghĩa. Tính chất TBCN thể hiện ở chỗ : Chi phí sản xuất của chủ doanh
nghiệp phải được bù đắp và tạo ra lợi nhuận. Chi phí sản xuất che đậy quan
hệ bóc lột và nô dịch lao động. Chi phí mà nhà tư bản bỏ ra để sản xuất hàng
hoá được đo bằng chi phí về tư bản mà tư bản là một quan hệ xã hội, quan hệ
bóc lột lao động làm thuê. Vì vậy chi phí sản xuất TBCN cũng mang bản chất
quan hệ xã hội.


8


Lợi nhuận được xem như là một cực độc lập với tiền lương trong cơ chế
phân phối thu nhập TBCN. C.Mác viết: Giả sử sức lao động biểu hiện ra dưới
hình thái chuyến hoá là tiền công, nên ở cực đối lập, giá trị thặng dư biểu
hiện ra dưới hình thức chuyển hoá là lợi nhuận. Trong doanh nghiệp TBCN,
để theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, tiền trả cho việc thuê sức lao động có xu
hướng giám sút. C.Mác đã tóm tắt như sau : “tiền công và lợi nhuận là tỷ lệ
nghịch với nhau “. Giá trị trao đổi của tư bản tức là lợi nhuận tăng lên theo tỷ
lệ mà giá trị trao đổi của lao động tức là tiền công giảm xuống và ngược lại.
Lợi nhuận tăng lên theo mức độ mà tiền công giảm xuống và giảm xuống theo
mức độ tiền công tăng lên”.Và “ lợi nhuận tăng lên không phải vì tiền công đã
giảm xuống nhung tiền công giảm xuống vì lợi nhuận tăng lên “.
Tóm lại, hầu hết các nhà lý luận khi xây dựng học thuyết kinh tế của
mình đều cố gắng vạch rõ bản chất, nguồn gốc của lợi nhuận trong nền kinh
tếTBCN.
Kết luận :
- Lợi nhuận là một phạm trù kinh tế của nền kinh tế hàng hoá nói chung,
một nền kinh tế mà trong quan hệ sản xuất của nó tồn tại dưới hình thức sỡ
hữu khác nhau về tư liệu sản xuất.
- Lợi nhuận của sản xuất kinh doanh là một hình thái biểu hiện của giá trị
thăng dư, tức là phần giá trị dôi ra ngoài tiền công, do lao động làm thuê tạo
ra. Trong nền sản xuất xã hội có sự đối lập giữa chủ doanh nghiệp và người
làm thuê. Lợi nhuận biểu hiện mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế giữa chủ và
giới nợ, biểu hiện quan hệ bóc lột và nô dịch lao động.
- Trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế hàng hoá có sự chuyển
hoá lợi nhuận và hình thành tỷ suất lợi nhuận cùng với sự phát triển của lực
lượng sản xuất, sự thay đổi của cấu tạo hữu cơ TBCN, vịêc tăng đầu tư tư bản

cố định vào xản xuất, việc thay thê lao động sống bằng hệ thống máy móc
làm cho tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm sút.
- Lợi nhuận của sản xuất kinh doanh có quan hệ chặt chẽ với tiền công trả
cho việc thuê lao động, với tư cách là một yếu tố của chi phí sản xuất, tiền

9


công có xu hướng vận động ngược chiều với lợi nhuận doanh nghiệp. Khi
năng suất lao động tăng lên, lợi nhuận tăng lên nhưng tiền công lại giảm
xuống .
3.

Các chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận :
-

Tỷ suất lợi nhuận của vốn :

Đây là quan hệ tỷ lệ giữa số lợi nhuận đạt được với số vốn đã chi ra bao
gồm các vốn cố định và vốn lưu động.
Công thức :
Tỷ suất lợi
nhuận của vốn =

Tổng số lợi nhuận
--------------------------------------Tổng vốn sản xuất kinh doanh

Tổng số vốn sản xuất kinh doanh bao gồm vốn cố định và vốn lưu động
đã chi ra ( trong đó vốn cố định là nguyên giá tài sản cố định trừ đi số đã
khấu hao và vốn lưu động là vốn dữ trữ sản xuất, vốn thành phẩm dở dang,

vốn thành phẩm)
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của vốn cho thấy hiệu quả sử dụng một đồng
vốn sản xuất tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Để nâng cao chỉ tiêu này đòi
hỏi các doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm vốn trong các
khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.
-

Tỷ suất lợi nhuận của giá thành :

Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận tiêu thụ so với giá thành toàn bọ của sản
phẩm hàng hoá và dịch vụ tiêu thụ.
Công thức :
Tỷ suất lợi nhuận
của giá thành

Tổng số lợi nhuận
=

-----------------------------------Giá thành toàn bộ sản phẩm
hàng hoá dịch vụ tiêu thụ

10


Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả của một đồng chi phí sử dụng trong việc
tao ra lợi nhuận. Điều này cho phép doanh nghiệp tìm biện pháp hạ giá thành
đế nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu bán hàng :
Là một chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, biểu hiện quan hệ giữa tỷ lệ lợi nhuận tiêu thụ và doanh thu

bán hàng.
Công thức :
Tổng số lợi nhuận
Tỷ suất doanh lợi
Tổng doanh thu tiêu thụ
hàng hoá và dịch vụ
Qua công thức cho thấy hiệu quả của một đồng doanh thu thì tạo ra được
bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ sở hữu :
Công thức :
Tỷ suất lợi

Tổng số lợi nhuận

nhuận của vốn =

----------------------------

chủ sỡ hữu

Tổng vốn chủ sỡ hữu

- Tỷ suất lợi nhuận theo lao động :
Là so sánh giữa tổng lợi nhuận với số lượng lao động tham gia vào quá
trình sản xuất kinh doanh hoặc với tổng chi phí về tiền lương (tiền công ) sử
dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Điều này có tác dụng khuyến
khích các doanh nghiệp theo các họp đồng lao động .
Công thức :
Tỷ suất lợi
nhuận theo lao =

động

Tổng số lợi nhuận
-------------------------------------------Tổng lao động sử dụng trong kỳ
11


II. Vai trò của lợi nhuận trong doanh nghiệp xây láp :
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh
doanh, là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
lợi nhuận được coi là mọt trong những đòn bẫy kinh tế quan trọng, nó tác
độne đến tất cả mọi mặt hoạt độne của doanh nghiệp, việc thực hiện được
các chỉ tiêu lợi nhuận là điều quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của
doanh nghiệp được vững chắc. Ọua đó ta thấy lợi nhuận đóng vai trò quan
trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân nói chung và đối với sự
tồn tại và phát triển của daonh nghiệp nói riêng. Điều đó thể hiện ở các điểm
sau :
- Đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân : Lợi nhuận đạt được
phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước ,
đây là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước tạo ra nguồn tích luỹ để
tái sản xuất mở rộng trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Bất kỳ nền
sản xuất nào đi chăng nữa cũng cần có sự tích luỹ để mở rộng tái sản xuất,
nhà nước động viên 30% - 40% lợi nhuận của doanh nghiệp dưới hình thức
thuế lợi tức. Qua đó nhà nước có điều kiện tập trung thêm vốn để xây dựng
cơ sở hạ tầng kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, xây dựng các công
trình phúc lợi nhằm nâng cao đời sống nhân dân, thành lập các đội sản xuất
mới giải quyết vấn đề lao động , giảm số lượng thất nghiệp trong xã hội...
tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội. Những vấn đề này chỉ
có thể thực hiện được khi doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả với doanh lợi
ngày càng cao

- Đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp : Lợi nhuận là nguồn
tích luỹ quan trọng để bổ sung vốn cố định và vốn lưu động tạo điều kiện để
mở rộng sản xuất kinh doanh, bù đắp những thiệt hại rủi ro trong kinh doanh
vì có lợi nhuận mới có thể trích lập các quỹ của doanh nghiệp như quỹ đầu tư
phát triển sản xuất, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng tài chính mất việc
làm , quỹ khen thưởng, phúc lợi... thì các quỹ trên doanh nghiệp mới có thể
đáp ứng được các đòi hỏi của việc mở rộng sản xuất kinh doanh như mua
12


sắm thêm máy móc thiết bị, khuyên khích cải tiến đổi mới quy trình công
nghệ và cũng chính từ các quỹ này doanh nghiệp không ngừng nâng cao đời
sống cán bộ CNV về mọi mặt góp phần kích thích người lao động gắn bó với
doanh nghiệp, tận tâm tận lực đế thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
Mặt khác, lợi nhuận nhiều hay ít nói lên khả năng tăng trưởng và đầu tư
của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp làm ăn có lợi nhuận nhiều thì khả năng
đầu tư và mở rộng sản xuất sẽ cao còn ngược lại doanh nghiệp làm ăn thua lỗ
thì thứ nhất không hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước và cũng không có
khả năng đầu tư phát triển... Như vậy vai trò của lợi nhuận đối với sự phát
triển của một doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung là rất
quan trọng và cần thiết. Song trong suốt thời gian trước đây, lợi nhuận - nguồn
tích luỹ cho nền kinh tế quốc dân còn ở mức rất thấp, nguồn tích luỹ chủ yếu
tích luỹ từ các nghành kinh tế hầu như không đáng kể, nguyên nhân của thực
trạng này là các xí nghiệp, các co sở sản xuất kinh doanh làm ăn chưa có hiệu
quả, mà nguyên nhân dẫn tới làm ăn chưa có hiệu quả xuất phát từ :
+ Thứ nhất : Thời gian trước đây chúng ta thường áp dụng quy luật giá
trị, xuất phát theo kế hoạch cứng nhắc chứ không theo nhu cầu của thị
trường, có giá cả thì mua như “ chóp “ bán như “ cho không “ dẫn đến nhiều
xí nghiệp có “ lãi giả, lỗ thật “ . Tinh trạng đó đã làm thủ tiêu các động lực
phát triển sản xuất. Đó chính là một hậu quả của cơ chế bao cấp trước đây.

+ Thứ hai : Chúng ta chưa có chính sách kinh tế tài chính đúng đắn phù
hợp với khả năng và đặc thù của nền kinh té lúc đó. Các doanh nghiệp nhà
nứơc đều sản xuất theo kế hoạch nhà nước giao chỉ tiêu, nếu lỗ thì nhà nước
cấp bù còn lãi thì nộp ngân sách nhà nước, phần còn lại đế khuyên khích xí
nghiệp thì không đáng kể.
Xem xét lại vấn đề này ta thấy rằng với các chính sách kinh tế tài chính “
thu đủ, chi đủ “ trên trong khi chúng ta có hàng trăm tỷ đồng hàng hoá tồn
kho không tiêu thụ được nhưng các doanh nghiệp vẫn ra sức phấn đấu để
hoàn thành vượt mức kế hoạch dẫn đến ngày càng tăng số hàng tồn kho
không còn khả năng thu hồi vốn chứ chưa tính đến việc có lãi hay không.
13


Như vậy, trong cơ chế bao cấp, lợi nhuận chưa thực sự trở thành vấn đề
sống còn quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các
doanh nghiệp nhà nước phần lớn còn ỷ lại bao cấp của nhà nước cả về vốn,
nguồn hàng, nơi tiêu thụ... làm cho doanh nghiệp không chủ động trong sản
xuất kinh doanh dẫn đến kinh doanh kém hiệu quả. Từ khi chuyển sang cơ
chế mới đến nay, hầu hết các doanh nghiệp nhạy bén trong cơ chế thị trường
làm ăn có lãi, không phải không có những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, nhất
là doanh nghiệp nhà nước làm ăn còn kém hiệu quả, lợi nhuận chưa nhiều.
Tuy nhiên hiện nay ta vẫn khẳng định doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò
chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Do vậy hơn lúc nào hết DNNN phải nỗ
lực phấn đấu làm ăn ngày càng có hiệu quả hơn nữa để tồn tại và phát triển
song song với các loại hình doanh nghiệp khác. Tức là phải có lãi, có lợi
nhuận, ngày càng nâng cao lợi nhuận theo thời gian.
Bên cạnh đó, đối với người lao động, lợi nhuận là đòn bẫy kinh tế quan
trọng kích thích người lao động sản xuất, nâng cao năng suất lao động.
Để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành một cách liên tục có
hiệu quả ngày càng cao, doanh nghiệp phải quan tâm đến người lao động một

cách thoả đáng. Nguồn cơ bản để doanh nghiệp thực hiện sự quan tâm của
mình đến người lao động đó là lợi nhuận. Lợi nhuận là nguồn tích lập các
quỹ khen thưởng, phúc lợi... từ đó doanh nghiệp từng bước giải quyết nhu
cầu vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp
nhằm khuyến khích và kích thích người lao động tạo nên động lực thúc đẩy
sản xuất kinh doanh phát triển mạnh mẽ. Thực tiễn đã chứng minh rằng việc
áp dụng tiền thưởng bằng lợi nhuận đã khuyến khích công nhân hăng say lao
động,giảm bớt ngày nghỉ, có trách nhiệm đến chất lượng sản phẩm và phát
huy tốt nhất sức sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động...
Như vậy, lợi nhuận có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tăng trưởng
của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung. Nền kinh tế
tăng trưởng nhanh hay chậm phụ thuộc vào tích luỹ, mà quy mô tích luỹ lại
được quyết định bởi quy mô tăng trưởng. Vì vậy, doanh nghiệp muốn tăng

14


trưởng và phát triển thì phải có nhiều lợi nhuận. Nhiều doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh đạt lợi nhuận cao sẽ đưa nền kinh tế nước ta ngày càng tăng
trưởng và phát triển hon nữa.
Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, đế phù hợp với giai đoạn
phat triển kinh tế mới, nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách tài chính nhằm
từng bước cải thiện môi trường kinh doanh, buộc mọi doanh nghiệp thực hiện
nguyên tắc hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường lấy thu bù chi và có
lãi. Trên thực tế, khi chuyển đổi nền kinh tế, có nhiều doanh nghiệp quốc
doanh đã rất năng động, linh hoạt kịp thời thích nghi với điều kiện kinh
doanh mới . Các doanh nghiệp này luôn luôn quan tâm đến việc tìm kiếm lợi
nhuận siêu ngạch, lấy lợi nhuận làm mục tiêu phấn đấu. Kết quả là các doanh
nghiệp này đã phát triển mạnh, đứng vững trên thị trường cạnh tranh gay gắt.
Nhưng bên cạnh đó cũng không ít doanh nghiệp nhà nước còn rất lúng túng

trong việc tháo gỡ khó khăn, khó thích nghi với cơ chế thị trường. Hậu quả
của phong cách kinh doanh cũ, tâm lý ỷ lại, trông chờ vào nhà nước đã làm
cho các doanh nghiệp này làm ăn kém hiệu quả , lợi nhuận thu được ít, thậm
chí còn thua lỗ dẫn đến phải ngừng sản xuất kinh doanh, giải thể doanh
nghiệp. Điều đó đã dẫn đến nhiều khó khăn cho xã hội : Công nhân bị thất
nghiệp, đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn, nảy sinh nhiều tệ nạn
xã hội phức tạp , nguy hiểm...
Như vậy, trong điều kiện hiện nay, đối với doanh nghiệp nhà nước vấn đề
lợi nhuận không chỉ là mục tiêu hàng đầu mà còn là điều kiện quyết định sự
tồn tại phát triển của doanh nghiệp
III. Các nhân tô ảnh hưởng đến lợi nhuận trong doanh nghiệp xây láp
l.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất
công nghiệp nhằm tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế
quốc dân. Do vậy nguồn vốn sử dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản chiếm
tỷ trọng tương đối lớn trong tổng thu nhập quốc dân và vốn đầu tư tài trợ từ
nước ngoài .
15


Đối với ngành xây dựng cơ bản, những đặc thù riêng về kinh tế kỹ thuật
thể hiện rất rõ ở quá trình tạo ra sản phẩm xây lắp .Đặc thù trong xây dựng
cơ bản là :
Sản phẩm xây lắp là những công trình ,vật kiến trúc... có quy mô lớn, kết
cấu phức tạp mang tính chất đơn chiếc, thời gian sản xuất kéo dài qua nhiều
kỳ kinh doanh. Do vậy, việc tổ chức quản lý nhất thiết phải có dự toán thiết
kế thi công. Mỗi một công trình xây dựng cơ bản gắn liền với một vị trí địa lý
nhất định, nó thường cố định tại nơi thi công và trở thành nơi sử dụng tài sản
cố định sau này.Các điều kiện sản xuất cơ bản như lao động vật tư, thiết bị
luôn phải phải di chuyển theo mặt bằng và vị trí thi công. Mặt khác hoạt

động xây dựng cơ bản lại tiến hành ngoài trời chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp
của khí hậu, thiên nhiên dễ dẫn đến tình trạng hao hụt, mất mát, lãng phí vật
tư làm tăng thiệt hại và dẫn đến tăng tổng chi phí sản xuất.
Phương thức tiêu thụ sản phẩm rất đặc biệt, sản phẩm hoàn thành không
nhập kho mà được tiêu thụ ngay theo giá dự toán hoặc gía thoả thuận với chủ
đầu tư từ trước. Do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm thể hiện không rõ và
thị trường tác động đến sản phẩm xây lắp qua yếu tố gía cả là rất hạn chế
.Điều này đòi hỏi những người lập dự toán phải hết sức thận trọng và phải dự
tĩnh trứơc được những khoản chi phí sẽ phát sinh trong tương lai, trong đó có
chứa yếu tố thị trường.
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất xây lắp có thể là các hạng mục công
trình, đơn đặt hàng, giai đoạn công việc hoàn thành. Vì vậy phải tiến hành
lập dự toán chi phí và tĩnh giá thành theo từng đối tượng, về cơ bản việc hạch
toán các thành phần kế toán như tài sản cố định, công cụ, chi phí nhân
công... trong doanh nghiệp kinh doanh xây dựng cơ bản cũng tương tự như
doanh nghiệp công nghiệp.Tuy nhiên, do đặc điểm của hoạt động sản xuất
kinh doanh và quản lý xây dựng cơ bản mà nội dung của chi phí kinh doanh
tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm có một số khác biệt. Cụ thể là : Gía
thành lắp đặt không bao gồm giá trị thiết bị do đơn vị chủ đầu tư bàn giao.
Gía thành công tác xây dựng và lắp đặt vật kết cấu bao gồm gía trị vật kết cấu

16


và giá trị thiết bị kèm theo như thiết bị vệ sinh, thông gió , thiết bị sưởi ấm,
điều hoà nhiệt độ...
2. Các nhân tô ảnh hưởng đến lợi nhuận trong doanh nghiệp xây láp
Trong nền kinh tế thị trường, nội dung hoạt động sản xuất kinh doanh rất
phong phú, đa dạng do vậy có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
thành nhiều tiêu thức khác nhau. Song để đánh giá một cách chính xác nhất

các nhà phân tích thường phân tích các nhân tố theo nhân tố chủ quan và
nhân tố khách quan
2.1. Các nhân tô khách quan ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh
nghiệp xây lắp :
- Sự thay đổi về điều kiện địa lý, điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn
đến lợi nhuận : Trong nhiều trường hợp do điều kiện khí hậu , thời tiết bất lợi
: mưa, lũ lụt, nắng hạn kéo dài... ảnh hưởng lớn đến kế hoạch kinh doanh của
doanh nghiệp nhiều khi kế hoạch kinh doanh bị huỷ bỏ. Mặt khác, nếu điều
kiện địa lý phức tạp : Đường xá xa xôi, khó đi, quá trình vận chuyển khó
khăn thì doanh nghiệp sẽ gặp nhiều rủi ro từ đó lợi nhuận của doanh nghiệp
sẽ bị giảm đi và ngược lại.
- Sự thay đổi chế độ, chính sách nhà nước cũng ảnh hưởng rất lớn đến lợi
nhuận của doanh nghiệp : khi nhà nước ban hành các thông tư, chỉ thị quyết
định mới, thay đổi sắc thuế...đều có tác động lớn đến doanh nghiệp. Nhiều
khi doanh nghiệp phải thay đổi kế hoạch kinh doanh, phương thức kinh
doanh, ngành hàng, nguồn hàng kinh doanh mà việc thay đổi lại không đơn
giản và dễ dàng chút nào. Do vậy doanh nghiệp cần phải năng động, nhạy
bén, linh hoạt trong kinh doanh, xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh
thích hợp để thu lợi nhuận.
- Sự thay đổi sở thích, thị hiếu người tiêu dùng dẫn đến thị trường tiêu thụ
của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do vậy nếu doanh nghiệp không xây
dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh, tìm kiếm thị trường tiêu thụ thích hợp
thì doanh nghiệp sẽ không thu được lợi nhuận và doanh nghiệp có thể bị phá
sản.
17


- Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của
doanh nghiệp. Do có sự tiến bộ của khoa học kỹ thuât, các dây truyền công
nghệ,


CO’ sở

vật chất của doanh nghiệp trở nên lạc hậu, lỗi thời do đó các sản

phẩm mà doanh nghiệp cung ứng ra thị trường rất khó được người tiêu dùng
chấp nhận. Chính vì vậy doanh nghiệp cần phải nghiên cún kỹ, xem xét kỹ
lưỡng đầy đủ khi đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật đế sao cho phù
hợp và tối un đối với doanh nghiệp nhất.
2.2. Nhân tô chủ quan :
2.2.1.Tài sản của doanh nghiệp : Đối với mỗi doanh nghiệp, tài sản là
yếu tố quan trọng hàng đầu trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài
sản là điều kiện vật chất không thể thiếu, doanh nghiệp không thể có lợi
nhuận nếu thiếu tài sản. Vì vậy, việc tăng tài sản, mở rộng khai thác thêm
nguồn vốn, tăng nhanh vòng quay của vốn là yếu tố quan trọng góp phần
nâng cao lợi nhuận và ngược lại.
2.2.2.
-

Nhân tô ảnh đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm :

Thứ nhất: Khối lượng sản phẩm hàng hoá đưa ra tiêu thụ :

Đây là nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ, từ đó ảnh hưởng đến
doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên nếu khối lưọng sản phẩm đưa ra càng
nhiều thì khả năng doanh thu càng lớn, nhưng chỉ mới là khả năng. Vấn đề là
phải phù hợp với thị hiếu, hấp dẫn thị hiếu người tiêu dùng. Nếu khối lượng
đưa ra quá lớn thì dù sản phẩm đưa ra có hấp dẫn,giá cả có hợp lý nhưng sức
mua có hàn do vậy không thể tiêu thụ hết được. Ngược lại nếu đưa xản phẩm
ra thị trường một khối lượng sản phẩm nhỏ hơn nhu cầu thị trường thì tất yếu

doanh thu sẽ giảm. Mặt khác bộ phận khách hàng không được đáp ứng nhu
cầu sẽ phải tìm đến những sản phẩm cùng loại trên thị trường của doanh
nghiệp khác. Như vậy doanh nghiệp sẽ mất đi một bộ phận khách hàng.
Trong những kì kinh doanh tiếp theo doanh nghiệp có số sản phẩm cung ứng
cho thị trường cũng chưa chắc đã thu hút được bộ phận khách hàng đó trở lại.
Do đó doanh nghiệp cần phải đánh giá đúng nhu cầu thị trườngvà khả năng

18


sản xuất của mình để đưa ra thị trường khối lượng sản phẩm thích hợp, nhằm
đảm bảo doanh thu tiêu thụ, tối đa hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp mình.
-

Tlĩứ hai: Chất lượng sản phẩm tiêu thụ :

Ngày nay, xã hội đã phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng
cao, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng sản phẩm.Những
doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại nhằm cải
tiến sản phẩm sẽ có khả năng tăng giá cao từ đó thu được nhiều lợi nhuận.
Bên cạnh đó, những sản phẩm đảm bảo chất lượng mà giảm giá bán một cách
hợp lý sẽ tiêu thụ nhanh chóng và cũng sẽ tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Có thể nói, nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp thiết thực để tăng giá
bán sản phâmả, tăng khối lượng sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ, tạo điều kiện
tiêu thụ nhanh và thuận lợi trong công tác thanh toán tiền hàng, trên cơ sở đó
doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp được tăng lên.
-

Thứ ba : Kết cấu mặt hàng tiêu thụ :


Hiện nay, để nâng cao hiệu quả kinh tế, tránh rủi ro trong kinh doanh.
Doanh nghiệp thường đưa ra nhiều loại ản phẩm khác nhau, đáp ứng những
thị hiếu tiêu dùng khác nhau, do đó nếu tăng tỷ trọng của mặt hàng có giá
cao, giảm tỷ trọng mặt hàng có giá thấp làm tăng doanh thu tiêu thụ. Tuy
nhiên, các doanh nghiệp cũng đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh những
mặt hàng mà doanh nghiệp đã kí họp đồng sản xuất, tránh vì chạy theo lợi
nhuận mà thay đổi kết cấu mặt hàng, làm tổn hại đến lợi ích của bạn hàng,
làm tổn hại đến lợi ích bạn hàng. Việc ngiên cứu nhân tố này giúp doanh
nghiệp lựa chọn được kết cấu mặt hàng họp lý, tối ưu khi quyết định phương
hướng sản xuất kinh doanh ở đầu kỳ.
-

Thứ tư: Giá bán sản phẩm :

Về nguyên tắc giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá và giá cả
xoay quanh giá trị hàng hoá. Với cơ chế thị trường hiện nay, giá cả hình
thành tự phát dựa trên cơ sở người mua và người bán do đó doanh nghiệp có
thể hoàn toàn sử dụng giá cả như một công cụ sắc bén để đẩy mạnh tiêu thụ
sản phẩm từ đó tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
19


Đối với những thị trường mà sức mua có hạn thì giá cả có ý nghĩa cực kỳ
quan trọng trong tiêu thụ sản phẩm, với mức giá chỉ thấp hơn một chút đã có
thể thu hút được đông đảo người mua. Nhưng với mức giá chỉ cao lên một
chút đã làm giảm đi sức mua rất nhiều. Điều này có thể thấy được ở thị
trường nông thôn, miền núi nơi có sức mua thấp hay nói rộng hơn tương lai
thị trường của những của những nước chậm phát triển.
Như vậy, với chính sách giá cả của doanh nghiệp có thể đẩy mạnh hay
hạn chế tiêu thụ sản phẩm. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi

nhuận của doanh nghiệp.
- Thứ năm : Thị trường tiêu thụ :
Khi thị trường ổn định thì sản phẩm được tiêu thụ bình thường, nhưng khi
cung hoặc cầu về sản phẩm trên thị trường thay đổi nó sẽ làm cho giá cả biến
động, khi đó khối lượng sản phẩm tiêu thụ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến
lợi nhuận của doanh nghiệp.
Ngoài ra, việc tổ chức công tác kiểm tra tình hình chấp hành những điều
khoản về thanh toán cũng ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ, doanh nghiệp
cần có những biện pháp tăng cường thu hồi, quay vòng vốn nâng cao khả
năng sinh lời vốn đầu tư.
2.2.3.

Giá thành toàn bộ :

Giá thành toàn bộ bao gồm giá thành sản xuất, chi phí bán hàng , chi phí
quản lý doanh nghiệp. Khi giá thành tăng thì lợi nhuận doanh nghiệp giảm và
ngược lại. Do đó, việc đưa ra các biện pháp làm giảm giá thành có ý nghĩa
quan trọng trong việc nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Chi phí vật liệu trực tiếp : Khoản mục vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong tổng giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ cũns như từns loại sản phẩm,
do đó ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm từ đó tác động lớn đến lợi
nhuận của doanh nghiệp. Khoản mục này lại chịu ảnh hưởng của mức tiêu
hao vật liệu, giá mua vật liệu, phế liệu thu hồi và sử dụng vật liệu thay thế.
Cần phải xem xét mức độ ảnh hưởns của từng nhân tố đến khoản chi vật liệu

20


để có biện pháp quản lý cần thiết nhằm tiết kiệm chi phí vật liệu trong giá
thành sản phẩm.

- Chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất:
Các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật
chưa cao, nên khoản mục tiền lương của công nhân trực tiếp còn chiếm tỷ
trọng cao trong tổng giá thành sản phẩm. Do đó muốn hạ thấp giá thành thì
phải giảm chi phí tiền lương trên một đơn vị sản phẩm. Tuy nhiên việc hạ
thấp tiền lương phải hợp lý bởi tiền lương là một hình thức thù lao trả cho
người lao động, thù lao họp lý sẽ kích thích người lao động hăng say với
công việc. Tỷ suất tiền lương chỉ được haj thấp trong điều kiện tốc độ tăng
của sản phẩm nhanh hơn tốc độ tăng của quỹ tiền lương. Điều đó khẳng định
quy luật tốc độ tăng năng suất lao động phải nhanh hơn tốc độ tăng tiền
lương bình quân là một nhu cầu khách quan.
- Chi phí về quản lý sản xuất kinh doanh ( gồm chi phí sản xuất chung và
chi phí quản lý doanh nghiệp ) :
Ọuản lý sản xuất kinh doanh gồm hai mặt : Tổ chức quản lý hành chính
và tổ chức hành chính . Nếu người lãnh đạo tổ chức được một hệ thống quản
lý khoa học, cắt giảm hợp lý lao động, tổ chức bộ máy nhân viên gọn nhẹ,
tăng hiệu suất công tác sẽ giảm được chi phí quản lý, góp phần giảm giá
thành tăng lợi nhuận.
Còn trong công tác tổ chức hành chính , yêu cầu phải đảm bảo tiền vốn
vật liệu hợp lý, kịp thời , đầy đủ. Nếu ở bất cứ khâu nào đó của quá trình sản
xuất kinh doanh, nhu cầu về vốn không đáp ứng đầy đủ, kịp thời hoặc có sự
dư thừa về vốn thì sẽ xảy ra tình trạng sản xuất ngưng trệ hoặc ứ đọng vốn, cả
hai trường hợp đều làm phát sinh chi phí ngoài dự kiến dẫn đến tăng giá
thành sản phẩm tiêu thụ.
- Chi phí bán hàng :
Chi phí bán hàng là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong
quá trình tiêu thụ sản phẩm, nó đảm bảo quá trình tiêu thụ sản phẩm được

21



nhanh chóng. Doanh nghiệp phải chú ý cắt giảm chi phí này mà không ảnh
hưởng đến chất lượng dịch vụ và uy tín của doanh nghiệp.
2.2.4. Người lao động :
Nhân tố này có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Số lượng,
trình độ và ý thức của người lao động luôn là vấn đề doanh nghiệp cần phải
quan tâm. Doanh nghiệp phải trả lương cho người lao động khi thuê họ làm
việc, chi phí này càng cao thì lợi nhuận càng giảm và ngược lại. Tuy nhiên
doanh nghiệp cũng phải tiết kiệm một cách hợp lý chi phí này ( trả lương
theo năng lực, trình độ ) . Trình độ và ý thức phục vụ của người lao động có
ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi trình độ của người lao
động cao, ý thức phục vụ tốt thì chắc chắn làm cho lợi nhuận của doanh
nghiệp tăng lên và ngược lại. Do đó , việc tuyển chọn lao động, bố trí lao
động họp lý luôn là vấn đề mà mọi doanh nghiệp đều phải quan tâm.
2.2.5 Biện pháp điều hành, quản lý, chỉ đạo của ban lãnh đạo, phương
hướng, chiến lược, mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp đều ảnh hưởng lớn
đến lợi nhuận. Muc tiêu cuối cùng của mọi doanh nghiệp là lợi nhuận, nếu
ban lãnh đạo của doanh nghiệp năng động, nhạy bén , có trình độ hiểu biết
sâu rộng, quan tâm đến người lao động thì lợi nhuận của doanh nghiệp tăng
lên và ngược lại. Việc đề ra chiến lược, kế hoạch, mục tiêu kinh doanh, hàng
hoá, dịch vụ có thích hợp hay không đều ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh
nghiệp, làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp cao hay thấp.

22


Năm 2001
1. Tổng

Chí tiêu


42.700

Năm 2002
53.576

doanh thu

làm mới nâng cấp và mở rộng đường bộ, xây dựng cầu bê tông cốt thép. Sản
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CÔNG
xuất và2.135
rải thảm atphal, lắp 2.678,8
ráp các cầu phao khi xảy ra bão lụt, phạm vi hoạt
2. Nộp Ngân sách
TRÌNH GIAO THÔNG 208
động của Công ty trên toàn quốc và cả nước ngoài, thông qua đấu thầu dự án.
3. Lợi nhuận
488 I. Khái quát chung
749về hoạt động kinh doanh của công ty
Nguồn vốn kinh doanh của Công ty là: 5.843.068.057 đồng.
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty :
Trong, đó:
Công ty Công trình Giao thông 208 là doanh nghiệp Nhà nước hạch
- Vốn do Ngân sách cấp : 1.623.766.038 đồng
toán độc lập -trực
Công trình Giao
Vốnthuộc
tự bổTổng
sung Công ty: 4.209.302.019
đồng.thông 4 - Bộ Giao

thông Vận tải. Tiền thân của Công ty là trạm quản lý quốc lộ Hà Nội thuộc
Năm 1992, hoàn thiện việc tách Công ty thành 1 Công ty kinh doanh
Sở Giao thông Vận tải, được thành lập năm 1965. Nhiệm vụ chính của trạm
và một Công ty quản lý nên Công ty Công trình Giao thông 208 là Công ty
là đảm bảo giao thông thông suốt tất cả các cửa ngõ trong Thủ đô Hà Nội mà
sản xuất đã gặp nhiều khó khăn trong việc tìm việc làm. Việc làm chủ yếu
lúc đó chủ yếu là các bến phà, cầu phao.
của Công ty lúc này được Tổng Công ty giao là chính, trong đó cơ chế đấu
Nămra 1971,
Công
ty thuộc
Cụcchặt
Quảnchẽ.
lý đường
bộ Việt
Nam
tên
thầu mới
đời nên
quản
lý không
Năm 1998,
Công
ty và
giảiđổi
quyết
là Xí 80%
nghiệpviệc
Quản
Sửacông

chữanhân,
Giao năm
thông1999
TrungCông
ươngty208.
Nhiệm
được
làmlýcho
thắng
thầu vụ
và chính
được
của

nghiệp

đảm
bảo
giao
thông
thông
suốt
khu
vực

Nội

ứng
Tổng Công ty giao nên đã giải quyết được 90% việc làm và đến năm 2000cứu
đã

đảm
giao 100%
thông việc
trên làm
phạm
toàn quốc khi có lịch điều động. Ngoài ra,
lo
đầybảo
đủ được
choviCBCNV.
Xí nghiệp còn quản lý một số lượng lớn các thiết bị giao thông phục vụ cho
Tổng số CBCNV của Công ty: Năm 2001
: 332 người
quốc phòng và chỉ Xí nghiệp này mới được giao nhiệm vụ đó. Xí nghiệp
: 355lộngười
cũng có nhiệm vụ duy tu và bảo dưỡngNăm
1252002
Km quốc
từ Hà Nội đến dốc
xây Thanh
DướiHóa.
đây là kết quả hoạt động SXKD của Công ty năm 2001 - 2002.
Năm 1992, Xí nghiệp đổi tên thành phân khu quản lý đường bộ 208
thuộc khu quản lý đường bộ 2. Nhiệm vụ là bảo dưỡng
giao. phà,
Đơncác
vị:thiết
triệubịđồng
ứng cứu đảm bảo giao thông trên toàn quốc khi có lệnh, tiến hành xây dựng
các công trình cơ bản nhỏ. Đại tu sửa chữa các cầu đường bộ, rải thảm bê

tông atphal, sửa chữa và làm mới một số cầu và đường ở các tỉnh phía Bắc,
xây dựng các công trình dân dụng.
Tháng 7/1992, phân khu quản lý đường bộ 208 tách làm đôi, một nửa
thành lập phân khu quản lý đường bộ 234 trực thuộc khu quản lý đường bộ 2,
còn lại một nửa trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam có tên là Công ty Sửa
chữa Công trình Giao thông 208.
Từ năm 1995 trở lại đây, Công ty Sửa chữa Công trình Giao thông 208
được đổi
2. Đặc
tên điểm
thànhtổ Công
chức sản
ty xuất
Côngkinh
trình
doanh.
Giao thông 208, trực thuộc Tổng
Công
ty Công
trình Giao
Nhiệm
vụ tổ
củachức
Công hoạt
ty lúcđộng
này làvới
đại tu,
Công
ty công
trình thông

giao 4.
thông
208
một số các
nghành nghề sản xuất kinh doanh trong đó chủ yếu là xây dựng mới đường
bộ , cầu bê tông cốt thép , rải thảm bê tông atphal . Với đặc điểm riêng của
24
23


sản phẩm xây dựng , nó tác động trực tiếp lên công tác tổ chức quản lý . Quy
1Ĩ1Ô

công trình giao thông thường là rất lớn , sản phẩm mang tính đon chiếc ,

thời gian sản xuất kéo dài , chủng loại yếu tố đầu vào đa dạng và đòi hỏi
phải có nguồn vốn đầu tư lớn .
Để đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này , một yêu cầu bắt buộc
đối với các doanh nghiệp xây lắp là phải xây dựng được giá dự toán cho từng
công trình (dự toán thiết kế và dự toán thi công ) . Trong quá trình sản xuất ,
thi công , giá dự toán trở thành thước đo và được so sánh với các khoản chi
phí thực tế phát sinh . Sau này khi công trình hoàn thành , giá dự toán lại là
cơ sở nghiệm thu , kiểm tra chất lượng công trình , xác định giá thành quyết
toán và thanh lý hợp đồng đã ký kết.
Bên cạnh sự ảnh hưởng của đặc điểm sản phẩm xây dựng thì việc tổ chức
quản lý sản xuất , hạch toán các yếu tố đầu vào còn chịu ảnh hưởng của
quy trình công nghệ . Ở công ty hiện nay gôm có 3 quy trình công nghệ
chính là : Làm đường mới , vá đường và rải thảm đường bê tông atphal .
Có thể khái quát quy trình công nghệ của công ty qua 3 sơ đồ sau :
+Dây chuyền làm đường mới :

Đào khuôn đường
Lu nèn

Trồng đá hộc
Rải đá 1x2

Rải đá 4x6

Tưới nhựa nhũ tương 2 lớp .

+Vá sửa đường :
Vệ sinh mặt đường
2x4 Lu nèn

Cuốc sửa vuông chỗ vá
rải đá 1x2

Rải đá

Tưới nhựa nhũ tương 2 lớp .

+ Rải thảm bê tông đường atphal :
Vệ sinh mặt đường

Bổ lỗ châm chim

dính bám

Rải nhựa bê tổng atphal


Lu nặng 10 tấn

Đập mép đường

25

Tưới nhựa
Lu bánh lốp


Trên cơ sở nắm chắc quy trình công nghệ của quá trình thi công sẽ
giúp cho việc tổ chức quản lý và hạch toán các yếu tố chi phí đầu vào họp lý,
theo dõi từng buớc quá trình tập hợp chi phí sản xuất đến giai đoạn cuối cùng
. Từ đó góp phần làm giảm chi phí sản xuất một cách đáng kể , nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh của công ty . Với tư cách pháp nhân của mình , công
ty có thể đứng ra vay vốn , thay mặt các xí nghiệp sản xuất đứng ra ký kết
các họp đồng cũng như tham gia đấu thầu tìm việc làm cho đơn vị .Trên cơ
sở các hợp đồng kinh tế , công ty tiến hành giao khoán và điều hành sản xuất
các đơn vị thành viên là : xí nghiệp thi công cơ giới , xí nghiệp công trình
giao thông I,II,III. Đội 281 , 282,283 ,284, trạm bê tông Phú Viên , trạm bê
tông Phủ Lý , trạm bê tông Văn Lâm .
Bên cạnh các xí nghiệp trên , trạm sản xuất nhựa bê tông atphal hoạt động
lại mang tính chất của một nghành sản xuất để tạo ra sản phẩm chuyên phục
vụ cho công tác rải nhựa và nâng cấp đường .
Sơ đồ tổ chức hoạt động sản xuất - kinh doanh .
Công ty

XN
công
trình

giao
thông
I.

XN
công
trình
giao
thông
II

XN
công
trình
giao
thông
III

XN thi
công
cơ giới

Đội
281

Đội
282

Đội
283


Đội
284

Đê duy trì tốt bộ máy sản xuất, công ty đã xây dựng và hoạt động theo
cơ chế điều hành sản xuất kinh doanh cuả mình .
Kế hoạch sản xuất mang tính pháp lệnh , các phòng ban bằng các nỗ lực
chủ quan phải chấp hành nghiêm túc , tổ chức thực hiện đem lại hiệu quả cao
nhất . Kế hoạch sản xuất mang các nội dung : nhiêm vụ công trình, khối
lượng công việc , chất lượng sản phẩm , tiến độ hoàn thành bàn giao .

26


Giá trị sản lượng và kinh phí cho từng công trình chia theo giai đoạn hoàn
thành . Mọi hợp đồng kinh tế với các chủ đầu tư , các co quan trong và ngoài
nghành đều do giám đốc trực tiếp ký kết, không uỷ quyền cho các xí nghiệp
thành viên ký kết và tổ chức thực hiện . Tuy nhiên , bản hợp đồng đã ký phải
nộp về phòng kinh doanh và tài vụ của công ty để công ty theo dõi .
Công ty giao kế hoạch kèm theo các điều kiện đảm bảo thực thi kịp
thời : hồ sơ , mặt bằng , tiền vốn (theo từng giai đoạn nếu công trình kéo dài).
Các xí nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện , huy động nhân lực , vật tư thiết bị
đưa vào sản xuất, chịu trách nhiệm về chất lượng công trình , giá thành xây
dựng cũng an toàn trong sản xuất , phải giao nộp sản phẩm theo đúng kế
hoạch ấn định được giao. Công ty theo dõi , giám sát hướng dẫn , tập hợp và
lập hồ sơ để thanh toán dứt điểm đối với xí nghiệp đồng thời bàn giao ngay
công trình cho chủ đầu tư . Khi giao việc làm cho các xí nghiệp , công ty có
các hình thức khoán sau đây : khoán gọn công trình , khoán theo dự toán ,
khoán nhân công thiết bị. Nguyên tắc của khoán là đảm bảo chất lượng , tiến
độ động viên công nhân viên hăng hái trong lao động sản xuất.

Tỷ lệ công ty thu theo từng loại công trình : từ 5% đến 20% của doanh
thu .
+ Đối với công trình chọn thầu , chỉ định thầu , công ty tìm kiếm thi
thu tối đa 20% .
+ Đối với công trình đấu thầu : tuỳ theo tình hình cụ thể , giám đốc
công ty quyết định mức thu hợp lý nhưng không thấp hơn 8% .
+ Công trình do cá nhân , hoặc xí nghiệp tìm kiếm để công ty ký kết
hợp đồng đế giao lại cho cá nhân hoặc đơn vị chịu trách nhiệm thi công và
giao nộp sản phẩm cho bên A thì công ty thu 5% ( không kể các khoản thuế)
Chi phí tại công ty bao gồm chi phí cho bộ máy quản lý của công ty, nộp
thuế giá trị gia tăng , lợi tức , tiền thuê sử dụng vốn, phân phối lợi nhuận, các
quỹ doanh nghiệp . Đảm bảo tích luỹ chung và các hoạt động xã hội khác.
Các khoản chi BHYT , BHXH , KPCĐ , bảo hộ lao động tiện sẽ tập trung tại

27


×