Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Điều tra một số đặc điểm dịch tễ và xác định virus gây bệnh gumboro ở gà nuôi tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1009.43 KB, 67 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CHU THỊ THÁI
Tên đề tài:
ĐIỀU TRA MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ XÁC ĐỊNH VIRUS
GÂY BỆNH GUMBORO Ở GÀ NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khoá học : 2011 - 2015

Thái Nguyên, 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CHU THỊ THÁI
Tên đề tài:
ĐIỀU TRA MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ XÁC ĐỊNH VIRUS
GÂY BỆNH GUMBORO Ở GÀ NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Lớp: K43 - CNTY


Khoá học: 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn : 1. GS.TS Nguyễn Quang Tuyên
2. Th.s Đỗ Bích Duệ

Thái Nguyên, 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CHU THỊ THÁI
Tên đề tài:
ĐIỀU TRA MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ XÁC ĐỊNH VIRUS
GÂY BỆNH GUMBORO Ở GÀ NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Lớp: K43 - CNTY
Khoá học: 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn : 1. GS.TS Nguyễn Quang Tuyên
2. Th.s Đỗ Bích Duệ

Thái Nguyên, 2015


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu đánh giá mắc bệnh Gumboro................................................40
Bảng 4.1: Kết quả điều tra số lượng gà mắc bệnh Gumboro tại Thái Nguyên .........41
Bảng 4.2: Tỷ lệ mắc bệnh Gumboro ở gà có tiêm vaccine và không tiêm phòng
bệnh Gumboro ...........................................................................................................42
Bảng 4.3: Tỷ lệ gà mắc bệnh Gumboro ở các phương thức chăn nuôi .....................43
Bảng 4.4: Tỷ lệ gà mắc bệnh Gumboro ở các giống gà ............................................44
Bảng 4.5: Tỷ lệ gà mắc bệnh Gumboro ở các lứa tuổi .............................................44
Bảng 4.6: Triệu chứng ở gà mắc bệnh Gumboro ......................................................45
Bảng 4.7: Bệnh tích ở gà mắc bệnh Gumboro (n=170) ............................................46
Bảng 4.8: Kết quả chẩn đoán bệnh Gumboro trên phôi trứng ..................................48
Bảng 4.9: Kết quả phân lập virus cường độc Gumboro trên phôi trứng ...................49


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Cơ chế nhân lên - sinh bệnh của IBDV .......................................... 14
Hình 2.2: Biểu đồ diễn biến gà chết trong quá trình phát triển bệnh Gumboro .....17
Hình 3.1: Sơ đồ điều chế virus từ bệnh phẩm ................................................. 38


iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

IBD

: Infectious Bursal Disease


IBDV

: Infectious Bursal Disease virus

OIE

: Tổ chức y tế thế giới

vvIBDV

: very virulent Infectious Bursal Disease virus

E.coli

: Escherichia coli

RNA

: Ribonucleic acid

VP

: Viral protein

VPg

: Viral protein genome

ORF


: Overlapping open reading frame

ELISA

: Enzyme-Linked Immuno Sorbent Assay

CAM

: Chorioallantoic Membrane

Ig

: Immuno globulin

AGPT

: Agar Gel Precipitation test

AGP

: Agar Gel Precipitation

IB

: Infectious bronchitis

CRD

: Chronic respiratory disease


GS

: Group Specific

TS

: Type Specific

VN

: Virus Newtralization

Fa

: Fabricius

Nxb

: Nhà xuất bản

KHKT

: Khoa học kỹ thuật


v

MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1.


Đặt vấn đề ........................................................................................................1

1.2.

Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .........................................................................2

1.3.

Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................2

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................4
2.1.

Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................................4

2.1.1. Giới thiệu chung về bệnh Gumboro .................................................................4
2.1.2. Lịch sử và địa dư bệnh .....................................................................................5
2.1.3. Đặc điểm sinh học của virus Gumboro ............................................................6
2.1.4. Đặc điểm dịch tễ học ......................................................................................10
2.1.5. Lâm sàng học bệnh Gumboro ........................................................................16
2.1.6. Triệu chứng lâm sàng .....................................................................................18
2.1.7. Bệnh tích ........................................................................................................19
2.1.8. Chẩn đoán bệnh ..............................................................................................25
2.1.9. Miễn dịch học bệnh Gumboro........................................................................29
2.1.10. Điều trị và phòng bệnh Gumboro ................................................................32
2.2.

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .....................................................35


2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước....................................................................35
2.2.2. Tình hình nghiên cứu thế giới .........................................................................36
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....37
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................37
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .......................................................................37
3.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................37
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ............................................37
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu tình hình dịch tễ bệnh Gumboro ...........................37
3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm .......................................................................38
3.4.3. Phương pháp thu thập thông tin ...................................................................... 40
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ..............................................................................40


vi

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .....................................41
4.1.

Kết quả điều tra một số đặc điểm dịch tễ bệnh Gumboro tại tỉnh Thái Nguyên

...................................................................................................................................41
4.1.1. Kết quả điều tra số lượng gà mắc bệnh Gumboro tại các hộ chăn nuôi ........41
4.1.2. Tỷ lệ mắc bệnh Gumboro ở gà tiêm vaccine và không tiêm phòng bệnh Gumboro
...................................................................................................................................42
4.1.3 Tỷ lệ gà mắc bệnh Gumboro ở các phương thức chăn nuôi ...........................43
4.1.4. Tỷ lệ gà mắc bệnh Gumboro ở các giống gà ..................................................44
4.1.5. Tỷ lệ gà mắc bệnh Gumboro ở các lứa tuổi ....................................................44
4.1.6. Triệu chứng ở gà mắc bệnh Gumboro nuôi tại Thái Nguyên .........................45
4.1.7. Bệnh tích ở gà mắc bệnh Gumboro nuôi tại Thái Nguyên .............................46
4.2.


Kết quả xác định virus gây bệnh Gumboro từ mẫu bệnh phẩm .....................47

4.2.1. Kết quả xác định virus Gumboro từ mẫu bệnh phẩm ....................................47
4.2.2. Kết quả phân lập virus Gumboro trên phôi trứng ..........................................48
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................................................50
5.1.

Kết luận ...........................................................................................................50

5.2.

Đề nghị ............................................................................................................51

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


i

LỜI CẢM ƠN
Sau khi học tập và rèn luyện tại trường, được sự phân công của khoa Chăn
nuôi Thú y, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên cùng với sự đồng ý của thầy,
cô giáo hướng dẫn GS.TS Nguyễn Quang Tuyên và Th.s Đỗ Bích Duệ, em đã tiến
hành thực hiện đề tài “Điều tra một số đặc điểm dịch tễ và xác định virus gây bệnh
Gumboro ở gà nuôi tại Thái Nguyên”. Dưới sự hướng dẫn, chỉ dạy tận tình cùng
với những kinh nghiệm quý báu của các thầy cô, đến nay em đã thực tập xong và
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Đại học của mình.
Để hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y

cùng toàn thể các quý thầy cô giáo trong khoa đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở trường.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô trong Viện Khoa học Sự
sống - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi cho em trong quá trình thực tập.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy, cô giáo hướng dẫn GS.TS Nguyễn
Quang Tuyên và Th.s Đỗ Bích Duệ đã hết lòng tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp
đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp đại học.
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè là chỗ dựa tinh
thần vững chắc nhất giúp em vượt qua những khó khăn trong thời gian thực tập.
Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, do thời gian có hạn và kiến
thức cũng như kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên bài khóa luận của em
không tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
thầy, cô giáo và các bạn để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái nguyên, tháng 6 năm 2015
Sinh viên

Chu Thị Thái


2

Nhưng do virus Gumboro có nhiều biến chủng, tính tương đồng kháng nguyên thấp
nên việc phòng chống bệnh chưa đạt hiệu quả cao.
Tại Việt Nam bệnh phát hiện từ trước những năm 1980 và đã gây tổn thất lớn
vì khi đó chúng ta chưa có kinh nghiệm và kiến thức về bệnh. Như vậy, ở nước ta
bệnh đã tồn tại nhiều năm nay ở hầu hết các tỉnh, tuy đã có vaccine phòng bệnh
nhưng bệnh vẫn xảy ra và gây thiệt hại đáng kể về kinh tế.
Thái nguyên là một tỉnh miền núi phía Bắc có ngành chăn nuôi khá phát triển,

trong đó chăn nuôi gà theo phương thức chăn nuôi bán công nghiệp và công nghiệp
đang được áp dụng rộng rãi trên địa bàn tỉnh với quy mô hộ gia đình hay trang trại
lớn ngày càng tăng. Tuy nhiên tình hình dịch bệnh Gumboro diễn ra khá mạnh làm
ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm vật nuôi. Bệnh gây tổn thương
điển hình ở túi Fabricius, làm túi bị sưng, xuất huyết và teo. Túi Fabricius là cơ
quan miễn dịch dịch thể của gia cầm do đó khi bị phá hủy, gà sẽ suy giảm miễn
dịch hoặc mất khả năng đáp ứng miễn dịch đối với các vaccine phòng bệnh khác và
dễ bị nhiễm các bệnh truyền nhiễm khác. Bệnh do virus gây ra, lây lan nhanh và
khó điều trị nếu không được chẩn đoán kịp thời.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế và để có thêm những hiểu biết về bệnh Gumboro
tại Thái Nguyên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Điều tra một số đặc điểm dịch tễ
và xác định virus gây bệnh Gumboro ở gà nuôi tại Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
- Đưa ra báo cáo về tỷ lệ mắc bệnh theo phương thức chăn nuôi, tuổi, giống,
có tiêm vaccine và không tiêm phòng bệnh Gumboro, triệu chứng và bệnh tích trên
đàn gà mắc bệnh Gumboro ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên, phân lập virus Gumboro trên phôi trứng xác định virus gây bệnh Gumboro.
- Là cơ sở, căn cứ cho các nghiên cứu tiếp theo ở mức cao hơn.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong khoa học:


3

Kết quả nghiên cứu của đề tài là những thông tin khoa học góp phần nâng cao hiểu
biết và làm phong phú thêm những kiến thức về đặc điểm tễ bệnh Gumboro và xác định
virus gây bệnh Gumboro phân lập ở gà nuôi tại Thái Nguyên.
Đóng góp một số thông tin, tư liệu mới cho khoa học.
- Ý nghĩa trong thực tiễn:
Kết quả đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn nuôi nên áp dụng

quy trình phòng, trị bệnh Gumboro cho gà một cách đầy đủ, nhằm hạn chế tỷ lệ và
cường độ mắc bệnh Gumboro ở gà từ đó giảm thiệt hại về kinh tế do bệnh gây nên,
đồng thời góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi, thúc đẩy ngành chăn nuôi gà nói
riêng và chăn nuôi gia súc gia cầm nói chung.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.

Cơ sở khoa học của đề tài

2.1.1. Giới thiệu chung về bệnh Gumboro
Bệnh Gumboro hay còn gọi là bệnh viêm túi huyệt truyền nhiễm (Infectious
Bursal Disease - IBD) là bệnh truyền nhiễm lây lan cấp tính ở gà con (3 - 6 tuần tuổi).
Nguyên nhân gây ra bệnh Gumboro là một loại virus có tên là virus gây viêm túi truyền
nhiễm (IBDV) hay còn gọi là virus Gumboro. Sự nhiễm IBDV có thể làm gia tăng
trầm trọng mức độ nhiễm bệnh với những tác nhân gây bệnh khác và làm giảm khả
năng đáp ứng miễn dịch của gia cầm.
Các chủng virus Gumboro có sự tương đồng kháng nguyên với chủng virus
“cổ điển” gây bệnh dịch Gumboro trong nhiều thập kỷ và có thể gây ra các tổn
thương bệnh tích đặc trưng (Eterradossi và cs, 1992) [17]. Đặc biệt, các chủng
IBDV có độc lực cao (vvIBDV) có khả năng “lẩn tránh” được đáp ứng miễn dịch
dịch thể sinh ra sau khi kích thích bằng chủng virus “cổ điển” (không bị trung hòa
bởi các kháng thể này), khi xâm nhiễm gây bệnh ở gà mẫn cảm.
Các tế bào lympho trong túi Fabricius là những tế bào đích của virus
Gumboro. Gà ở độ tuổi 3 - 6 tuần có tính nhạy cảm cao với virus, khi túi Fabricius
phát triển lớn nhất. Hậu quả của IBDV gây nhiễm ở gia cầm là làm teo nhỏ các mô

lympho và cuối cùng là phá hủy cấu trúc túi Fabricius làm cho cơ quan có thẩm
quyền miễn dịch này mất hoàn toàn hoặc mất một phần chức năng đáp ứng miễn
dịch dẫn đến suy giảm miễn dịch (immunosuppression) (Sharma và cs, 2000) [26].
Từ năm 1986 đến nay, các chủng IBDV độc lực cao đã gây ra nhiều vụ dịch lớn
ở Châu Âu, bao gồm nhiều chủng có thể gây chết tới 70% số gà nhiễm bệnh trong các
đàn gà mái đẻ (Van Den Berg, 2000) [29]; (Zorman-Rojs và cs, 2003) [33].
Virus ở các dạng độc lực cổ điển, nguyên nhân gây ra nhiều dịch xảy ra trước
đây, thường gây ra tỉ lệ chết khoảng từ 1 - 50% số gà nhiễm trong đàn. Ở những đàn
gà thịt thương phẩm bị nhiễm, tỉ lệ này có thể lên đến 50%, tuy nhiên ở các đàn gà
trong độ tuổi 3 - 6 tuần tỉ lệ chết ít khi vượt quá 5%. Người ta thấy rằng, khi thay


5

thế các đàn gà mái tơ Leghorn ở trong độ tuổi nhạy cảm với bệnh có thể làm gia
tăng tỉ lệ chết của số gà nhiễm bệnh trong đàn lên đến 20%. Trong các đàn đang ở
thời kì đẻ trứng, có sự giảm sút sản lượng trứng và cả chất lượng trứng (Muller và
cs, 2003) [23].
Bên cạnh khả năng gây chết, IBDV còn khả năng gây suy giảm miễn dịch ở gà
bị nhiễm bệnh. Ở các đàn gà thịt thương phẩm, sự suy giảm khả năng miễn dịch
được biểu hiện rõ rệt bởi tỷ lệ xâm nhiễm cao của các virus đường hô hấp và làm
gia tăng tỷ lệ chết do sự nhiễm trùng máu của vi khuẩn E. coli (trực khuẩn ruột già)
trong suốt một phần ba cuối chu kỳ phát triển 6 - 8 tuần. Vaccine sống nhược độc
có thể không phát huy tác dụng ở các đàn gà thịt và đàn gà mái tơ sau khi tiêm
chủng nhằm chống lại với các bệnh đường hô hấp như bệnh viêm phế quản và bệnh
Newcastle.
Được phát hiện lần đầu tiên cách đây hơn 50 năm, cho đến nay bệnh Gumboro
vẫn đang là mối đe dọa nguy hiểm với ngành chăn nuôi gà ở khía cạnh suy giảm
miễn dịch do virus gây ra. Sự thay đổi tính kháng nguyên cũng như sự xuất hiện các
chủng virus có tính gây bệnh cao trong nhiều đàn gia cầm được tiêm vaccine (Dozl

và cs, 2005) [16]; (Yuwen và cs, 2008) [32], đã kích thích nỗ lực quan tâm nghiên
cứu các chủng Gumboro mới xuất hiện cả về bệnh và nguyên nhân gây bệnh.
2.1.2.

Lịch sử và địa dư bệnh

Virus Gumboro là loại virus thuộc họ Birnaviridae, nhóm Birnavirus, được
phát hiện đầu tiên vào năm 1957 tại vùng Gumboro (thuộc bang Delaware - Mỹ)
mãi đến năm 1962 mới được Cosgrove miêu tả cặn kẽ. Năm 1970, Hitchner đề nghị
chính thức coi bệnh do Cosgrove phát hiện là bệnh viêm túi Fabricius truyền nhiễm
(IBD) hay còn gọi là bệnh Gumboro để ghi nhớ địa danh phát hiện bệnh đầu tiên.
Từ khi bệnh được phát hiện đến nay, bệnh đã lan truyền nhanh chóng và rộng
rãi trên nhiều nước có nên chăn nuôi gà công nghiệp phát triển. Ở Việt Nam bệnh
được phát hiện năm 1984.


6

2.1.3.

Đặc điểm sinh học của virus Gumboro

2.1.3.1. Đặc điểm hình thái, cấu trúc và phân loại virus Gumboro
Phân loại
Virus Gumboro thuộc họ Birnaviridae, giống Avibirnavirus gây bệnh cho gà.
Họ này gồm có 3 giống: giống Aqubirnavirus gây bệnh hoại tử tuyến tụy cho
cá, loài giáp xác; giống Avibirnavirus trong đó có IBDV gây bệnh cho gà; giống
Entomobirnavirus trong đó có virus Drosophia X gây bệnh cho côn trùng. Các virus
thuộc họ này đều đặc trưng bởi cấu tạo nhân gồm 2 đoạn ARN sợi đôi, vì vậy tên
gọi của họ virus là Birnavirus. Trước đây, do hình thái và cấu trúc của virus chưa

được nghiên cứu đầy đủ nên IBDV đã từng được xếp vào họ Picornaviridae hoặc
Reoviridae (Lê Văn Năm, 2004) [13].
Hình thái, cấu trúc
Virus Gumboro có kích thước khoảng 58 - 60 nm, dạng hình khối đa diện cấu
trúc đối xứng 20 mặt, phân tử khối 2.106 Dalton. Trong nguyên sinh chất tế bào bị
nhiễm có thể quan sát dưới kính hiển vi điện tử thấy tập hợp virus Gumboro giống
như tổ ong xếp đều đặn cạnh nhau. Mỗi nguyên sinh chất tế bào bị nhiễm có thể
chứa một vài tập hợp IBDV.
Virus Gumboro không có vỏ bọc ngoài (envelop), mà chỉ là virus dạng trần,
hay còn gọi là nucleocapsid, bao gồm nhân chứa ribonucleic acid (RNA) và bao
quanh hệ gen có lớp vỏ protein hay còn gọi là capsid. Vỏ capsid của virus bao gồm
32 đơn vị hình thái, mà mỗi một đơn vị hình thái còn được gọi là capsomer đan
chéo nhau tạo thành. Mỗi capsomer được tạo thành bởi 5 loại protein cấu trúc khác
nhau VP1, VP2, VP3, VP4, VP5 với khối lượng phân tử lần lượt khoảng 90kDa,
41kDa, 32kDa, 28kDa, 21kDa, trong đó VP2 và VP3 là hai loại protein chính( ví dụ
serotype I có 51% VP2, 40% VP3, 3% VP1, 6% VP4), VP5 chưa rõ vai trò, có thể
đóng vai trò trong quá trình nhân lên và tái tổ hợp của virus. Vì không có lớp vỏ bọc
lipit nên virus có sức đề kháng cao trong tự nhiên, không mẫn cảm với ether và
chloroform. Virus Gumboro được liệt kê vào hàng thứ 18 trong hệ thống phân loại
virus gây bệnh thuộc họ Birnaviridae cho người và động vật.


7

Hệ gen của virus Gumboro chứa acid ribonucleic không giống hệ gen của
nhiều loại virus khác, chúng bao gồm 2 sợ phân làm 2 đoạn riêng biệt, cả 2 phân
đoạn RNA của virus đều mang thông tin di truyền và có nhiệm vụ tổng hợp 4 loại
protein cấu trúc khác nhau, cũng như một số loại men cần thiết trong quá trình tự
nhân đôi theo cơ chế bổ sung để tổng hợp ARN mới, nguyên liệu cho các virus mới.
Các nucleotide trong ribonucleic acid (RNA) của virus Gumboro được xếp

thành đôi cuộn tròn và phân làm hai đoạn riêng biệt; đây là một đặc điểm hết sức
đặc trưng của loại virus này. Đoạn nhỏ (segment B) mã hóa VP1 - là ARN
polymerase của virus. Polypeptide này hiện diện trong virus nghỉ ở ngoài tế bào chủ
(virion), mang bản chất của một protein tự do và protein liên kết genome (còn gọi là
VPg) VPg được cố định vào đuôi 5’ sợi dương của 2 mạch trong genome (Dobos,
1993) [15]. Đoạn lớn (segment A) có hai khung đọc mở (ORF). Khung lớn là một
đoạn monocistron mã hóa một tiền protein được phân cắt thành VP2, VP3, VP4.
VP2 và VP3 là protein cấu trúc chính, trong đó VP2 được coi là kháng nguyên bảo
vệ (host protective antigen) đồng thời là kháng nguyên đặc hiệu type (serotype
specific antigen) và chịu trách nhiệm cảm ứng tạo kháng thể trung hòa. VP3 là
kháng nguyên đặc hiệu nhóm (group specific antigen) của 2 serotype và chỉ được
phát hiện bởi các kháng thể không trung hòa (non-neutralising antibodies) trong
phản ứng chéo giữa serotype 1 và serotype 2. VP4 là protease của virus tham gia
vào quá trình phân cắt polyprotein (cắt serine-lysine). Khung nhỏ sẽ mã hóa cho
protein không cấu trúc VP5, không cần thiết cho quá trình sao chép virus in vitro
nhưng lại quan trọng đối với khả năng gây bệnh của virus (Mundt và cs, 1997)[24].
Theo sự phân loại mới nhất hiện nay IBDV được xếp vào nhóm virus có chứa RNA
và là thành viên đại diện đầu tiên của nhóm Avibirnavirus (Leong và cs, 2000) [21]
2.1.3.2. Phân type huyết thanh học
Căn cứ vào trọng lượng phân tử protein và nơi vật chủ để phân lập virus mà
người ta chia virus Gumboro thành ít nhất type 1 ở gà, type 2 ở gà tây. 3 serotype,
type 3 là type phụ của type 1 trong đó serotype 1 đóng vai trò chủ yếu trong quá
trình chủ yếu gây bệnh vì chúng chứa VP2 và VP3.


8

Cho đến nay người ta coi tất cả các loại IBDV thuộc 2 serotype: 1 và 2. Hai
serotype của IBDV có thể được phân biệt bằng phản ứng trung hòa virus.
Những nghiên cứu sau này đã chứng minh rằng các kháng thể đơn dòng đối

với VP3 được coi là đặc trưng cho cả 2 serotype và VP2 đặc hiệu có tính quyết định
độc lực của virus. Trên VP2 người ta phát hiện ra có một thể cấu tạo epitope trung
hòa phụ thuộc (gián đoạn) và một thể cấu tạo epitope độc lập (liên tục) ở trên VP3
qua việc phát hiện ra kháng thể đối các epitope kể trên ở gà con khi có miễn dịch
thụ động bảo hộ.
Một lần nữa càng chứng tỏ VP2 là thành phần protein kháng nguyên chủ yếu
của virus. Loại protein này kích thích cơ thể vật chủ sinh ra kháng thể kết tủa nên
được gọi là kháng nguyên đặc hiệu nhóm (GS kháng nguyên). Loại kháng nguyên
này khi kết hợp với kháng thể đặc hiệu sẽ tạo nên phản ứng kết tủa dùng để chẩn
đoán và phát hiện bệnh. Ngoài ra, có kháng nguyên kích thích cơ thể sinh ra loại
kháng thể trung hòa và được gọi là kháng nguyên đặc hiệu type (TS kháng nguyên).
Khi TS kháng nguyên kết hợp với kháng thể đặc hiệu sẽ tạo ra phản ứng trung hòa
làm vô hiệu hóa hoạt động của virus, do vậy người ta dùng phản ứng này vào định
tính, định lượng kháng thể đặc hiệu trong việc chẩn đoán kiểm tra miễn dịch bệnh.
Điều quan trọng hơn cả là trong phức hợp TS protein có một thành phần quyết định
tính gây bệnh của virus, nói cách khác TS kháng nguyên quyết định độc lực của
virus theo type huyết thanh giúp con người giám định và phân biệt virus.
Serotype 1 bao gồm các chủng virus cường độc Gumboro gây bệnh cho gà,
tùy thuộc vào mức độ độc lực, người ta phân ra làm 4 nhóm chính: nhóm cường độc
cao (very virulent group), nhóm cổ điển (classical group), nhóm biến đổi (variant
group) và nhóm nhược độc (attenuated group) (Wu và cs, 2007) [30]. Giữa các
chủng trong cùng một serotype 1 có thể có mức độ cộng đồng kháng nguyên không
đều nhau, nhiều trường hợp chủng này chỉ cho 30% miễn dịch chéo với chủng khác.
Serotype 2 bao gồm tất cả các chủng IBDV gây nhiễm và được phân lập ở gà
tây. Chúng không gây bệnh ở gà nhưng có thể gây nhiễm, cũng tương tự các chủng


9

ở type 1 không gây bệnh cho gà tây nhưng có thể tồn tại ở gà tây để lan truyền bệnh

cho gà.
Hai serotype này có sự khác biệt nhau về kháng nguyên (đoạn B của hai
serotype tương đồng cao nhưng mức độ tương đồng của đoạn A rất thấp), vì vậy
chúng không gây miễn dịch chéo cho nhau. Hơn nữa sự tương đồng về kháng
nguyên giữa các biến chủng trong cùng một serotype cũng chỉ đạt khoảng 30%.
Hai serotype 1 và 2 chỉ có thể phân biệt bằng các phản ứng trung hòa virus mà
không phân biệt được bằng các phản ứng huyết thanh học khác như kháng thể
huỳnh quang hoặc miễn dịch đánh dấu enzyme (ELISA). Miễn dịch chống serotype
2 không bảo hộ được gà với serotype 1. Thử nghiệm ngược lại không thực hiện
được vì không có chủng độc lực serotype 2 nào có thể sử dụng để công cường độc.
2.1.3.3. Tính chất nuôi cấy
Virus có thể nuôi cấy trên phôi gà (9 - 11 ngày tuổi) bằng cách tiêm vào màng
nhung niệu (chorioallantoic membrance - CAM). Virus gây chết phôi sau 3 - 5
ngày. Bệnh tích đặc trưng: màng liệu sung huyết, xuất huyết, sưng dầy lên, phôi còi
cọc, xuất huyết dưới da, gan xuất huyết và hoại tử, thận hoại tử, lách nhạt màu và có
các điểm hoại tử.
Nuôi cấy trên môi trường tế bào phôi gà, gà tây, vịt, thận thỏ, thận khỉ nhưng
virus không thích ứng ngay trong lần nuôi cấy đầu tiên và phải qua vài lần cấy
chuyển mù (blind passage) (các chủng phân lập từ gà: 2 - 3 lần; các chủng phân lập
từ gà tây: 3 - 10 lần). Nếu cấy chuyển tiếp đời nhiều lần trên môi trường tế bào tổ
chức thì độc lực của virus giảm dần, có thể sư dụng làm giống vaccine.
Nuôi cấy trên động vật: gà 3 - 6 tuẩn tuổi, bằng cách nhỏ mắt, nhỏ mũi hay nhỏ vào
hậu môn. Sau 2 - 3 ngày gà có các triệu chứng, bệnh tích như ngoài tự nhiên (Nguyễn Bá
Hiên và cs, 2012) [5].
2.1.3.4. Sức đề kháng
Virus có sức đê kháng cao trong tự nhiên, có thể sống sót trong những điều
kiện chăn nuôi và khí hậu rất khác nhau. Có thể sống bốn tháng trong điều kiện
chăn nuôi bình thường, bị vô hoạt ở độ pH ≥ 12 và pH ≤ 2. Virus bị hủy diệt ở nhiệt



10

độ 56°C trong 5 giờ, 60°C trong 30 phút, 70°C virus chết nhanh chóng. Các chất hóa
học thong thường có thể diệt được virus như formalin 0,5% (sau 6 giờ); phenol
0,5% (sau 1 giờ); chloramin 0,5% (sau 10 phút). Trong phân rác, chất độn chuồng
virus có thể tồn tại khá lâu (122 ngày), đây chính là nguồn tàng trữ virus khiến cho
bệnh hay sảy ra (Nguyễn Bá Hiên và cs, 2012) [5].
2.1.4.

Đặc điểm dịch tễ học

2.1.4.1. Tính gây bệnh của virus Gumboro
Trong tự nhiên: gà nhà và gà tây là hai loại mẫn cảm với virus Gumboro, trong
đó type 1 gây bệnh cho gà nhà và type 2 gây bệnh cho gà tây.
Bệnh xảy ra quanh năm nhưng tập chung nhiều vào mùa lạnh, tỷ lệ mắc bệnh
trong đàn cao có thể lên tới 100%, tỷ lệ chết từ 0 - 30% có thể >50% nếu không có
biện pháp phòng trị kịp thời (Phạm Sĩ Lăng và Nguyễn Thiện, 2004) [9].
Khi mắc bệnh chúng đều có biểu hiện lâm sàng và bệnh tích điển hình của
Gumboro. Khi virus xâm nhập vào đúng loại gà mẫn cảm nào thì bệnh Gumboro ở
gà đó trầm trọng hơn. Nói như vậy không có nghĩa virus gây bệnh Gumboro ở gà
nhà không gây bệnh ở gà tây và virus gây bệnh Gumboro ở gà tây không gây bệnh
cho gà nhà, mà trong thiên nhiên nhiều trường hợp khi phân lập căn nguyên gây
bệnh Gumboro ở gà nhà, người ta lại tìm thấy serotype 2 ở gà tây. Do vậy có thể nói
gà nhà và gà tây là hai nguồn tàng trữ tiềm tàng của 2 type virus Gumboro. Người ta
cũng đã phát hiện thấy IBDV ở gà Nhật và chim bồ câu sống hoang dã ở Châu Phi
(Kasanga và cs, 2008) [ 19]. Một số loài chim hoang dã như vịt trời, ngỗng trời, chim ác
cũng có thể bị nhiễm virus Gumboro, bị bệnh và chết. virus Gumboro phân lập từ những
loài chim hoang dã này có thể gây bệnh trở lại cho gà mẫn cảm, gây chết tới 60% và làm
teo túi Fabricius (Jeon và cs, 2008) [18].
Trong phòng thí nghiệm: khác với một số virus gây bệnh ở động vật khác là có

thể gây bệnh dễ dàng trên chính động vật mẫn cảm hoặc trên một số động vật cảm
thụ phòng thí nghiệm như chuột lang, chuột bạch, thỏ và một số động vật khác. Với
virus Gumboro, ngoài gia cầm mẫn cảm (gà 3 - 6 tuần tuổi), virus chỉ có khả năng


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu đánh giá mắc bệnh Gumboro................................................40
Bảng 4.1: Kết quả điều tra số lượng gà mắc bệnh Gumboro tại Thái Nguyên .........41
Bảng 4.2: Tỷ lệ mắc bệnh Gumboro ở gà có tiêm vaccine và không tiêm phòng
bệnh Gumboro ...........................................................................................................42
Bảng 4.3: Tỷ lệ gà mắc bệnh Gumboro ở các phương thức chăn nuôi .....................43
Bảng 4.4: Tỷ lệ gà mắc bệnh Gumboro ở các giống gà ............................................44
Bảng 4.5: Tỷ lệ gà mắc bệnh Gumboro ở các lứa tuổi .............................................44
Bảng 4.6: Triệu chứng ở gà mắc bệnh Gumboro ......................................................45
Bảng 4.7: Bệnh tích ở gà mắc bệnh Gumboro (n=170) ............................................46
Bảng 4.8: Kết quả chẩn đoán bệnh Gumboro trên phôi trứng ..................................48
Bảng 4.9: Kết quả phân lập virus cường độc Gumboro trên phôi trứng ...................49


12

Qua con đường tiêu hóa, do thức ăn, nước uống virus xâm nhập vào hệ tiêu
hóa. Tại đây, chúng được các tế bào đại thực bào tiếp nhận, đồng thời tiếp xúc với
tế bào lympho B còn non là loại mẫn cảm với virus, bắt đầu thực hiện quá trình
nhân lên, quá trình này là sự nhân lên cục bộ, hay sự nhân lên sơ cấp.
Chỉ sau 6 - 8 giờ, một số lượng virus Gumboro đáng kể được giải phóng và
xâm nhập vào hệ tuần hoàn. Đây là lần thứ nhất virus xuất hiện trong máu, nhưng
người ta không gọi là sự nhiễm trùng máu vì số lượng virus không nhiều.

Hệ tuần hoàn chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển virus đi khắp cơ thể mà trước hết
là đến lách, túi Fabricius và một số cơ quan khác. Thông thường 9 - 11 giờ sau khi
vào hệ tiêu hóa, một số lượng lớn virus Gumboro đã có mặt trong túi Fabricius và
bắt đầu tấn công các loại hình tế bào lympho B, đây là quá trình nhân lên toàn phần
hay sự nhân lên thứ cấp.
Số lượng lớn virus Gumboro được giải phóng đã xâm nhập vào hệ tuần hoàn
lần thứ hai, lúc này người ta coi sự có mặt của virus Gumboro trong máu là sự
nhiễm trùng máu (viremia).
Khi virus xâm nhiễm không những gây tổn thương túi Fabricius, gây suy giảm
khả năng tạo kháng thể, mà khi nhập vào đường huyết ồ ạt gây nên hiện tượng
nhiễm trùng máu, làm gà sốt cao phải uống nhiều nước để tỏa nhiệt.
Vì sốt cao, háo nước, sinh loạn khuẩn đường ruột… làm cho cơ thể mất cân bằng
vi sinh, cho nên hầu như 100% các trường hợp gà bị Gumboro đều bị bệnh thứ phát.
Gà cảm nhiễm quá sớm với virus Gumboro thì rất dễ thụ cảm đối với viêm
phế quản truyền nhiễm, thương hàn,…
virus Gumboro tác động gây nên hiện tượng bệnh lý đông máu, do vậy trong
hệ tuần hoàn xuất hiện các cục huyết khối, làm nghẽn mạch mao quản, chủ yếu là
vùng niêm mạc túi Fabricius và ở một số nơi khác, dẫn đến hiện tượng sung huyết.
Khi không chịu nổi áp suất gia tăng của máu, mao mạch bị đứt gây nên hiện
tượng xuất huyết.


13

Sự xuất huyết thường gặp ở các vùng cơ đùi, cơ lườn thành tia, thành vệt dài
và có màu tím, màu hồng, đồng thời ở túi Fabricius, lách, gan cũng có thể xảy ra
trường hợp tương tự.
Cứ như vậy, sự sung huyết, xuất huyết từ quy mô nhỏ (từng điểm li ti) đến quy
mô lớn (vệt, mảng) và có màu sắc đa dạng từ hồng đến tím hoặc nâu đen.
Một số biến đổi bệnh lý trong một số cơ quan có thể dần dần mất đi và dần hồi

phục chức năng vốn có, nhưng đối với túi Fabricius sự phục hồi không xảy ra. Do
virus Gumboro phá hủy túi một cách trầm trọng, virus nhân lên trong tế bào lympho
B, phá hủy chúng làm giảm đáng kể số lượng tế bào này (Sharma và cs, 2000) [27].
Số lượng tế bào lympho mất đi không được bì đắp nên chức năng miễn dịch
của túi bị mất một phần hoặc hoàn toàn dẫn đến sự suy giảm miễn dịch
(immunosuppression).
Kết quả là hệ thống tạo miễn dịch bị tổn thương, không đủ khả năng chống lại
các yếu tố gây bệnh, cũng như việc đáp ứng miễn dịch bằng vaccine làm cho sức đề
kháng của cơ thể giảm sút một cách nghiêm trọng, vì thế bệnh Gumboro đã được
một số tác giả gọi là “bệnh suy giảm miễn dịch”.
Một số tác giả khác gọi là bệnh “SIDA” của gà. Mức độ suy giảm miễn dịch
phụ thuộc vào độc lực của virus, thời gian và điểm xâm nhập vào cơ thể gà
(Terasaki và cs, 2008) [28].


14

IBDV
Xâm nhập qua đường tiêu hóa
Hệ tiêu hóa
Đại thực bào, Lympho B
(virus nhân lên cục bộ)
Giải phóng
Xâm nhập hệ tuần hoàn lần 1
Theo hệ tuần hoàn
Túi Fabricius cùng với các quan khác
(virus nhân lên mạnh, tiêu diệt lympho B, các tế bào
có thẩm quyền miễn dịch, phá hủy túi Fabricius)

Xâm nhập hệ tuần hoàn lần thứ 2

(nhiễm trùng máu)
Xâm nhập các cơ quan thích ứng
Phá hủy gây bệnh tích ở các cơ quan
(túi Fabricius, lách, gan, thận, hệ cơ)

Triệu chứng lâm sàng, bệnh tích, chết
Hình 2.1: Cơ chế nhân lên - sinh bệnh của IBDV
2.1.4.5. Sự mẫn cảm của giống gia cầm đối với virus Gumboro
Trước đây, trong các tài liệu thông báo gà bị bệnh Gumboro thường ở lứa tuổi
3 - 6 tuần tuổi, ngoài lứa tuổi từ 3 - 6 tuần ở thể lâm sàng bệnh đã nổ ra ở gà 8 ngày
tuổi và 96 ngày tuổi, tác giả cho biết gà Rốt Ri chuyên dụng được lai tạo từ nên gà
Ri Việt Nam và gà Rốt của Hungari có sức đề kháng tốt nhất đối với bệnh Gumboro
so với các giống khác. Điều đáng chú ý trong cùng một giống gà có cùng phẩm chất
về năng suất giống thì những giống mới lai tạo có xu hướng dễ mắc bệnh Gumboro


15

hơn các dòng được lại tạo trước. Tuy nhiên tác giả chưa phát hiện ra sự khác nhau,
độ mẫn cảm đối với bệnh Gumboro giưa gà siêu thịt và siêu trứng.
Cũng theo Lê Văn Năm (1996) [11] tại xã Hiệp Thuận - Đức Thọ - Sơn Tây
có một gia đình nuôi khá nhiều gà các loại cùng một lúc, trong đó cơ hơn 100 gà
giống AA, hơn 300 gà giống BE và gần 200 gà Ri Việt Nam. Chúng được nuôi
chung cùng một dãy chuồng, ngăn cách nhau bằng liếp tre. Tại thời điểm điều tra
gia đình, đàn gà công nghiệp AA + BE đang bị bệnh Gumboro rất nặng, nhưng đàn
gà Ri vẫn khỏe mạnh, ăn uống bình thường. Xác định đàn gà công nghiệp có độ tuổi từ
24 và 39 ngày, còn đàn gà Ri gồm nhiều lứa khác nhau từ 22 - 35 ngày. Điều đó chứng
tỏ gà Ri Việt Nam có sức đề kháng khá tốt với bệnh Gumboro trong cùng một điều kiện
chăn nuôi.
2.1.4.6. Ảnh hưởng của tuổi gà và giới tính đối với bệnh Gumboro

Ngày nay, do căn nguyên gây bệnh Gumboro thay đổi dễ thích nghi và tồn tại
nên sinh ra khá nhiều biến chủng và lưu hành rộng khắp, khiến nguy cơ gà bị nhiễm
mầm bệnh này một cách dễ dàng hơn và phụ thuộc vào tính độc lực của virus gây bệnh
như tuổi gà bị nhiễm mầm bệnh mà biểu hiện lâm sàng ngày càng phức tạp hơn.
Nếu như trước đây gà bị bệnh thường ở thể lâm sàng là chủ yếu và gà thường
bị bệnh ở lứa tuổi từ 3 - 6 tuần, thì ngày nay thể lâm sàng có thể bị sớm hơn dưới 3
tuần tuổi gà thường bị bệnh có biên độ lớn. Ngoài thể lâm sàng ra, bệnh còn khá
phổ biến ở thể ẩn bệnh và gà thường bị bệnh ở dưới 3 tuần tuổi.
Sau gần 15 năm nghiên cứu (1982 - 1997), Lê Văn Năm (2004) [13] kết luận
không có sự khác biệt nhau về độ mẫn cảm đối với mầm bệnh, tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ
chết ở bệnh Gumboro gà trống và gà mái.


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Cơ chế nhân lên - sinh bệnh của IBDV .......................................... 14
Hình 2.2: Biểu đồ diễn biến gà chết trong quá trình phát triển bệnh Gumboro .....17
Hình 3.1: Sơ đồ điều chế virus từ bệnh phẩm ................................................. 38


17

- Bệnh xảy ra hết sức nhanh chóng, đột ngột, tỷ lệ gà ốm cao, tỷ lệ chết theo
biểu đồ hình chuông, 100% số đàn gà bị bệnh đều bị bội nhiễm bởi bệnh thứ phát,
nên biểu hiện lâm sàng phức tạp hơn.
- Dù có hay không có sự can thiệp của bác sĩ thú y, những con gà sống sót hồi
phục nhanh, chỉ sau 8 - 10 ngày kể từ khi phát bệnh gà đã khỏe hoàn toàn trở lại.
Quá trình diễn biến bệnh như sau:

- Ngay sau khi virus vừa mới xâm nhập túi Fabricius gà đã có biểu hiện: cơ
vùng hậu môn co bóp nhanh, mạnh không bình thường, gà có phản xạ như muốn đi
ngoài như khó đi hay không thực hiện được. Đây là triệu chứng đặc trưng đầu tiên
giúp chúng ta phát hiện bệnh Gumboro sớm.
- Sau đó không lâu gà bắt đầu có biểu hiện sốt rất cao. Đó là lúc virus gây
bệnh đã nhập vào đường huyết, tế bảo lympho B. Tại thời điểm này chúng sinh sản
rất nhanh và tằng gấp nhiều lần về số lượng IBDV, các biểu hiện của nhiễm trùng
áu thể hiện khá rõ.
- Do sốt cao gà uống nhiều nước sinh ra rối loạn tiêu hóa, mất cân bằng sinh
thái đường ruột, dẫn đến gà có biểu hiện tiêu chảy, viêm ruột, bội nhiễm kế phát.
- Phân gà trắng lúc này trở nên loãng, lúc đầu có màu trắng ngà sau chuyển
sang trắng vàng, vàng xanh nhớt, đôi khi lẫn máu. Phân nhớt vàng xanh là đặc điểm
nổi bật của bệnh Gumboro.
% chết
7
6
5
4
3
2
1
0
0

1

2

3


4

5

6

7

8

9

1

Ngày bị bệnh

Hình 2.2: Biểu đồ diễn biến gà chết trong quá trình phát triển bệnh Gumboro


×