Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Báo cáo y học: "Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và lâm sàng hành vi tư sát ở bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa tâm thần, bệnh viện 103" ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.93 KB, 4 trang )

Nghiờn cu mt s c im dch t v lõm sng hnh vi t sỏt
bnh nhõn iu tr ni trỳ ti khoa tõm thn, bnh vin 103

Bựi Quang Huy*
Tóm tắt
Nghiên cứu trên 45 bệnh nhân (BN) có hành vi tự sát đợc điều trị tại Khoa Tâm thần, Bệnh viện
103, tác giả nhận thấy:
75,56% BN là nam. Nhóm tuổi 21 - 30 chiếm tỷ lệ cao nhất (33,33%). 48,89% BN đã kết hôn.
Mùa xuân có tỷ lệ tự sát cao nhất (28,89%). 55,56% BN c trú ở thành thị. Ban ngày (6 - 18 giờ) có
đến 66,67% trờng hợp tự sát.
Tự gây chấn thơng chiếm tỷ lệ cao nhất (33,33%). 33,33% BN có tái phát hành vi tự sát. Tâm
thần phân liệt 42,22%, tiếp theo là trầm cảm (24,44%) và loạn thần do rợu (15,56%), ảo giác gặp
51,11% BN, tiếp theo là hoang tởng (42,22%) và trầm cảm (40%).
* Từ khóa: Hành vi tự sát; Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng.

Study of epidemiological and clinical characteristics of suicide behaviors
in psychiatric department of 103 Hospital

Summary
Studying 45 patients, who had tentative suicide, in Psychiatric Department of 103 Hospital, we
had the following conclusions:
75.56% of patients are male. Group of age 21 - 30 has the hightest suicidal rate with 33.33%.
48.89% of patients were married. Spring is time which has the hightest suicidal rate (28.89%).
55.56% of patients live in urban. Times from 6 am to 6 pm have 66.67% of suicidal cases.
Deliberates self-harm have hightest rate for tentative suicide (33.33%). 33.33% of patients have
two or more time of tentative suicide. 42.22% of patients are schizophrenia. 24.44% are depressive
disorder. 15.56% are alcoholism. 51.11% of patients have hallucinations, 42.22% of patients have
delusion and 40% of patients have depression.
* Key words: Suicidal behavior; Epidemiological, clinical characters.




* Bệnh viện 103
Phản biện khoa học: PGS. TS. Ngô Ngọc Tản
đặt vấn đề

Hành vi tự sát thể hiện những cố gắng không thành công của tự sát. Tỷ lệ hành vi tự sát ở
nữ/nam là 1,4 - 4,0 ở nhiều nơi trên thế giới. WHO khẳng định, tuổi có hành vi tự sát cao
nhất là 20 - 29. P. Picker cho rằng ngời cha kết hôn hoặc ly dị có tỷ lệ tự sát cao nhất.
Phơng pháp phổ biến nhất trong các trờng hợp tự sát là sử dụng thuốc quá liều (52 - 91%).
Theo H.I. Kaplan (1994), 95% số ngời có hành vi tự sát bị rối loạn tâm thần ngay tại thời
điểm tự sát. Trong đó, rối loạn trầm cảm, nghiện rợu, tâm thần phân liệt là những rối loạn
phổ biến nhất.
Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu: Tìm hiểu một
số yếu tố dịch tễ học của hành vi tự sát ở BN tâm thần điều trị nội trú tại Bệnh viện 103 và
khảo sát đặc điểm lâm sàng của hành vi tự sát ở những BN này.

Đối tợng và phơng pháp nghiên cứu
1. Đối tợng nghiên cứu.
45 BN có hành vi tự sát (từ 17 - 70 tuổi) đợc điều trị nội trú tại Khoa Tâm thần, Bệnh viện
103 từ 6 - 2007 đến 5 - 2010.
2. Phơng pháp nghiên cứu.
- Tiến cứu, cắt ngang.
- BN đợc các bác sỹ chuyên khoa tâm thần khám.
- Sử dụng mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất.
- Tiêu chuẩn chẩn đoán dựa vào ICD-10.
- Xử lý số liệu bằng phơng pháp thống kê toán học.

Kết quả nghiên cứu và bàn luận
1. Một số đặc điểm dịch tễ ở BN tâm thần có hành vi tự sát.
- Giới tính của BN: 34 BN nam (75,56%), 11 nữ (24,44%). Kết quả này không phù hợp với

H.I. Kaplan (1994) khi cho rằng BN có hành vi tự sát ở nữ cao hơn ở nam từ 1,4 - 4 lần.
- Tuổi của BN: nhóm tuổi 21 - 30 có tỷ lệ hành vi tự sát cao nhất (33,33%), tiếp theo là
nhóm 31 - 40 tuổi và 41 tuổi (24,44%). Còn nhóm tuổi 20 chiếm 17,78%. Theo M.
Gelder (1988), tỷ lệ hành vi tự sát cao nhất ở lứa tuổi < 30.
- Nơi c trú của BN: 55,56% BN c trú ở thành thị, 44,44% c trú ở nông thôn. Theo G.
Ionescu (1995), tỷ lệ hành vi tự sát ở thành thị cao hơn ở nông thôn, sự khác biệt này có xu
hớng nhỏ lại.
- Tình trạng hôn nhân: 48,89% BN đã kết hôn, 44,44% độc thân. Những ngời ly hôn
hoặc góa chiếm tỷ lệ rất nhỏ (4,44% và 2,22%). Nguyễn Hữu Kỳ (1996) cũng cho rằng,
những ngời có hành vi tự sát là độc thân (nam 51%, nữ 55%) và có gia đình chiếm tỷ lệ cao
(nam 45%, nữ 43%).
- Tự sát tính theo mùa trong năm: mùa xuân là mùa có tỷ lệ hành vi tự sát cao nhất
(28,89%). Mùa đông có tỷ lệ thấp nhất (20%). M. Gelder (1988) cho rằng, hành vi tự sát tăng
cao vào lúc đổi mùa cuối xuân sang hè, giảm thấp nhất vào cuối thu, đầu đông.
- Thời gian tiến hành hành vi tự sát: 66,67% BN tiến hành hành vi tự sát vào ban ngày (từ
6 - 18 giờ), 33,33% tiến hành vào ban đêm (18 giờ đến 6 giờ). Theo Nguyễn Hữu Kỳ (1996),
64% trờng hợp tiến hành hành vi tự sát vào ban ngày.
2. Đặc điểm lâm sàng của BN có hành vi tự sát.
* Phơng pháp tự sát: tự gây chấn thơng: 15 BN (33,33%); thắt cổ: 9 BN (20,0%); ngộ
độc thuốc: 9 BN (20,0%); dùng dao: 8 BN (17,78%); điện giật: 4 BN (8,89%).
Tự gây chấn thơng là phơng pháp phổ biến nhất (33,33%). Tiếp theo là phơng pháp
thắt cổ tự tử và ngộ độc thuốc (20%). Kết quả này khác hẳn nghiên cứu của F. Davidson
(1988) khi cho rằng 91% trờng hợp dùng biện pháp ngộ độc thuốc.
* Sự tái phát của hành vi tự sát: 1 lần: 30 BN (66,67%); 2 lần: 8 BN (17,78%); 3 lần: 5 BN
(11,11%) và 4 lần: 2 BN (4,44%). 66,67% BN cha có tái phát hành vi tự sát (chỉ có 1 hành
vi tự sát). 33,33% BN có 2 hành vi tự sát trở lên. Theo B. Barraclough (1974), 22 - 33% BN
có tái phát hành vi tự sát.
* Các rối loạn tâm thần gây ra tự sát: 19 BN (42,22%) tâm thần phân liệt, tiếp theo là trầm
cảm (11 BN = 24,44%), loạn thần do rợu (7 BN = 15,56%), hội chứng paranoid cấp (4 BN =
8,89%) và các rối loạn tâm thần khác (5 BN = 11,11%). Theo H.I. Kaplan (1994), đa số BN

có hành vi tự sát là trầm cảm (64%), tiếp theo là nghiện rợu (25%) và tâm thần phân liệt
(5%).
* Các triệu chứng rối loạn tâm thần: 23 BN (51,11%) có ảo giác. 42,22% BN có hoang
tởng. Trong khi đó có 40% (18 BN) có triệu chứng trầm cảm. Tỷ lệ này lớn hơn do nhiều BN
khác cũng có hội chứng trầm cảm đi kèm. M.Gelder (1988) nhấn mạnh vai trò của trầm cảm
trong tự sát. Trầm cảm có thể là bệnh (trong rối loạn trầm cảm), hoặc là triệu chứng (trong
tâm thần phân liệt).

kết luận
Qua nghiên cứu 45 BN có hành vi tự sát, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Một số yếu tố dịch tễ học của hành vi tự sát.
- Giới: 75,56% BN là nam giới.
- Tuổi: nhóm tuổi 21 - 30 chiếm tỷ lệ cao nhất (33,33%).
- Tình trạng hôn nhân: 48,89% BN đã kết hôn; 44,44% BN cha kết hôn.
- Mùa: mùa xuân có tỷ lệ tự sát cao nhất (28,89%), thấp nhất vào mùa đông (20%).
- Nơi c trú: 55,56% BN c trú ở thành thị.
- Thời gian tiến hành hành vi tự sát: ban ngày (6 - 18 giờ) có đến 66,67% trờng hợp tự
sát.
2. Đặc điểm lâm sàng hành vi tự sát.
- Phơng pháp tự sát: tự gây chấn thơng chiếm tỷ lệ cao nhất (33,33%), tiếp theo là thắt
cổ và ngộ độc thuốc (20%).
- Sự tái phát của hành vi tự sát: 33,33% BN có tái phát hành vi tự sát, trong đó 17,78% có
2 lần tự sát, 11,11% có 3 lần.
- Các rối loạn tâm thần gây ra hành vi tự sát: tâm thần phân liệt (42,22%), tiếp theo là
trầm cảm (24,44%) và loạn thần do rợu (15,56%).
- Các triệu chứng rối loạn tâm thần: ảo giác gặp tỷ lệ cao nhất (51,11%), tiếp theo là
hoang tởng (42,22%) và trầm cảm (40%).

Tài liệu tham khảo
1. Coryell N., Tsuang M.T. Primary unipolar depression and the prognostic importance of

delusions. Arch Gen Psychiatry. 1992, 39.

2. Diestra R.F.W, Gulbinat W. The epidemiology of suicidal behavior: a review of three continent.
University of Leiden, Netherlands. World Health Stat Q. 1993, 46 (1), pp.52-68.
3. Guze S.B, Robin E. Suicide and primary affective disorders. Br J Psychiatry. 1970, 117, pp.437-
438.
4. Hawton K. Repetition suicide following attempted suicid. William and Wilkins. 1991.
5. Kaplan. H.I., Sadock B.J. Grebb J. A. Synopsis of psychiatry. Sixth edition. Williams and Wilkins.
Wasington D.C. 1994, pp.830-831
6. Gelder M., Gath D. and Mayon R. Oxford Textbook of Psychiatry. Oxford Medical Publications.
1988, pp.478-506.

×