Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Thực trạng việc phân loại rác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.02 KB, 16 trang )

Phần I - Mở đầu
Phần II – kết quả nghiên cứu
1. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
a- Ý nghĩa lí luận:
b- Ý nghĩa thực tiễn:
2. Thực trạng việc phân loại rác
a- Phân loại chất thải rắn và cải tạo dây chuyền ủ phân vi sinh của bãi
chôn lấp rác tại huyện Gia Lâm.
b- Phân loại rác thải tại nguồn
3. Giải pháp
Phần III – Kết luận
Phần I - Mở đầu
Môi trường luôn đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người.
Nó đảm nhận 3 chức năng chính: Cung cấp tài nguyên, cung cấp không gian sống
và là nơi chứa đựng rác thải. Môi trường xanh sạch không chỉ đơn thuần tạo nên vẻ
mỹ quan cho xã hội mà còn ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của con người. Tuy
nhiên, trong hoạt động sống thường ngày con người đã thải ra môi trường một khối
lượng rác rất lớn và ngày càng nhiều. Điều này đã làm cho môi trường bị ô nhiễm
nghiêm trọng.
Theo thống kê của Hội thảo xây dựng chiến lược kiểm soát ô nhiễm ở
Việt Nam vào tháng 12 năm 2004, trung bình tổng lượng chất thải hàng năm trên 49
ngàn tấn thì trong đó có 55% chất thải công nghiệp, 1% chất thải y tế và 44% chất
thải gia cư
i
. Bên cạnh đó, ở Đô thị trong cả nước số chất thải rắn mỗi năm là
9.939.103 tấn rác thải rắn, trong đó có tới 76,31% là chất thải rắn sinh hoạt từ các
khu dân cư. Điều này cho thấy, ngoài tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải từ
các khu công nghiệp, nhà máy, khu chế xuất thì một vấn đề đáng báo động hiện nay
là tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt chưa được phân loại, thu gom
và xử lý theo đúng quy định. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu dân cư, khu đô thị.( Nguồn: trích theo TS.


Mai Thanh Truyết, tạp chí khoa học và môi trường, vnn.)
i
Ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt không phải là một đề tài mới được nêu ra để gây
sự chú ý cho xã hội, mà nó đã là một vấn đề rất nghiêm trọng cần được sự quan tâm của cả cộng
đồng. Không cần các phương tiện kỹ thuật để đo lường hay các nhà chuyên môn mà ngay cả
người dân cũng nhận thấy được tình trạng ô nhiễm đang ngày càng trầm trọng hơn. Chính vì vậy,
tôi xin chọn đề tài :
“Tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về ô nhiễm môi trường trong việc
phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt”.
Đề tài tập trung vào “ tìm hiểu về thái độ, nhận thức và hành vi của người dân trong việc
phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt”, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao nhận
thức của người dân, đồng thời, từng bước thay đổi thái độ, hành vi của người dân trong việc thu
gom, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt hàng ngày góp phần bảo vệ môi trường đất, nước và
không khí tại tổ dân phố An Đào – Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội. Trên cơ sở nghiên cứu, chúng
ta có thể đưa ra một bức tranh chung về nhận thức, thái độ và hành vi của người dân trong vấn đề
môi trường.
Phần II – kết quả nghiên cứu
1. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
a- Ý nghĩa lí luận:
Việc nghiên cứu “Tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về ô nhiễm môi
trường trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt”. Trường hợp nghiên cứu tổ dân
phố An Đào – Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội, Trong bối cảnh kinh tế cũng như xã hội ngày càng
phát triển, mong muốn tôi thực hiện:
Học được phương pháp nghiên cứu, cách nêu vấn đề và giải quyết vấn đề theo cách hiểu.
Thông qua những khía cạnh nghiên cứu việc thực hiện đề tài nhằm thu thập những thông tin
định tính và định lượng về nhận thức và thái độ của người dân trong việc phân loại, thu gom và
xử lý rác thải sinh hoạt. Đóng góp một phần nào đó cho hệ thống lí luận và phương pháp luận về
nhận thức, thái độ và hành vi trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác của người dân đối với
môi trường.
Qua các số liệu thu thập từ cuộc khảo sát thực tế của tôi thông qua việc sử dụng các công

cụ như: Bảng hỏi, phỏng vấn sâu…Thông qua việc xử lý và phân tích dựa trên số liệu thu thập
được cho thấy thực trạng việc xử lý, thu gom và phân loại rác thải sinh hoạt của người dân hiện
nay. Từ đó phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của người dân trong việc
phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt. Cho thấy được ý thức cộng đồng của người dân
hiện nay qua nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về việc phân loại, thu gom và xử lý rác
thải sinh hoạt nói chung.
Thông qua các số liệu đã thu thập được giúp cho người dân nói chung và các cơ quan nhà
nước nói riêng có những chỉnh đốn kịp thời phù hợp hoàn cảnh đất nước hiện nay.
b- Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài này cho thấy rõ thái độ, nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường thông
qua việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải. Cung cấp những thông tin và giải pháp nhằm nâng
cao hơn nữa nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường.
Đề tài mang tính chất thăm dò nhận thức và thái độ của người dân về vấn đề ô nhiễm môi
trường thông qua việc phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt hàng ngày và qua công tác xử lý rác
thải sinh hoạt.
Qua đó cũng đề xuất một số khuyến nghị để địa phương tạo điều kiện và cung cấp một số
kiến thức về môi trường giúp cho người dân nâng cao nhận thức, có trách nhiệm với môi trường
qua những hành động cụ thể.
2. Thực trạng việc phân loại rác
a- Phân loại chất thải rắn và cải tạo dây chuyền ủ phân vi sinh của bãi chôn lấp rác
tại huyện Gia Lâm.
Bãi chôn lấp chất thải rắn của huyện Gia Lâm (với dân số toàn huyện khoảng 220 000
người) hiện nằm trên địa bàn xã Kiêu Kỵ. Đây là một trong những mục tiêu ưu tiên trong hoạt
động hợp tác của IMV nhằm cải thiện môi trường huyện Gia Lâm. Bãi chốn lấp rác Kiêu Kỵ
hiện do Xí nghiệp môi trường đô thị Gia Lâm quản lý. Từ năm 2008, xí nghiệp đã được Thành
phố đầu tư một dây chuyền ủ phân vi sinh với tổng kinh phí đầu tư khoảng 1 triệu USD. Tuy
nhiên, ngay từ những sản phẩm thử nghiệm ban đầu của dây chuyền này đã không đạt yêu cầu
như thiết kế do rác thải chưa được phân loại tại nguồn dẫn đến không dễ ràng tách riêng được rác
thải hữu cơ để ủ phân vi sinh. Mặt khác, quy trình ủ phân vi sinh khá nhạy cảm với sự thay đổi
của một số thông số hoá lý liên quan đến điều kiện môi trường của bãi chôn lấp. Do thiếu sự theo

dõi thường xuyên các thông số này nên kết quả đạt được còn rất hạn chế. Dự án kết hợp phân
loại rác thải tại nguồn và cải thiện hiệu quả dây chuyền ủ phân vi sinh của Xí nghiệp môi trường
đô thị Gia Lâm đã được triển khai từ tháng 10/2009.
b- Phân loại rác thải tại nguồn
Ba xã Trâu Quỳ, Dương Xá và Cổ Bi đã được chọn là các địa bàn thí điểm cho hoạt động
phân loại rác thải tại nguồn trên cơ sở đặc điểm kinh tế-xã hội, năng lực quản lý chất thải rắn của
địa phương cũng như thành phần chất thải tại đây. Mặt khác, chỉ có các xã đã được trang bị hệ
thống thu gom chất thải một cách chuyên nghiệp mới được lựa chọn để thí điểm. Đây cũng chính
là khu vực tạo ra nhiều chất thải – nguyên nhân chính là do mật độ dân cư ơ đây rất đông, sinh
viên của trường ĐH Nông Nghiệp - đặc biệt là chất thải hữu cơ, thành phần ảnh hưởng lớn đến
sự hoạt động của dây chuyền ủ phân vi sinh. Khu vực lựa chọn của dự án bao gồm khoảng 9000
hộ dân với tổng lượng rác thải tạo ra mỗi ngày khoảng 26 tấn và ít nhất 45% trong số đó có thể
lên men để ủ phân vi sinh.
Ngày 17/10/2009, nhân chuyến thăm huyện Gia Lâm của Ngài Phó Chủ tịch vùng Ile-de-
France, IMV và UBND huyện Gia Lâm đã chính thức khởi động dự án thí điểm phân loại rác tại
nguồn và ủ phân vi sinh tại huyện Gia Lâm. Dự án được triển khai trên địa bàn ba xã Cổ Bi,
Dương Xá và Trâu Quỳ với sự hỗ trợ 50% tổng kinh phí của Vùng Ile -de -France và 50 % còn
lại từ ngân sách địa phương.
Trong khuôn khổ dự án, mỗi hộ gia đình đã được phát miễn phí 2 thùng rác để thuận lợi cho
việc phân loại rác, trong đó thùng màu xanh chứa rác hữu cơ và màu vàng chứa rác vô cơ. Đồng
thời, IMV đã cấp kinh phí cho việc xây dựng hai điểm tập kết và trung chuyển rác tại xã Trâu
Quỳ. Về phần mình, tổ chức EAST đảm bảo tốt việc triển khai dự án và tiến hành giám sát các
hoạt động thông tin – giáo dục – tuyên truyền cho người dân địa phương và giám sát việc xây
dựng các hạng mục công trình của dự án.
Từ ngày 26 đến ngày 29/10/2009, tổ chức EAST đã lần lượt tổ chức các buổi tập huấn cho
người dân tại ba xã Cổ Bi, Dương Xá và Trâu Quỳ về phân loại rác. Các buổi tập huấn này được

×