Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI NHẠC SỐ THEO QUY ĐỊNH CỦA WTO VÀ GIẢI PHÁP THỰC THI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (658.45 KB, 105 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự kiện Việt Nam được kết nạp là thành viên thứ 150 của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) là một bước chuyển mình của Việt Nam thể
hiện bằng sự tăng trưởng vượt bậc của nền kinh tế, bằng những thành tựu xoá
đói giảm nghèo đầy ấn tượng, bằng nỗ lực trong cải cách hành chính và bằng
cả sự hoàn thiện của hệ thống chính sách, pháp luật. Đây cũng là điều kiện
tích cực đảm bảo quá trình phát triển ổn định và bền vững ở Việt Nam hiện tại
và tương lai.
Tuy nhiên đi cùng với những cơ hội to lớn mà việc gia nhập WTO
mang lại, Việt Nam cũng cần phải thực hiện nghiêm túc các cam kết đối với
WTO; phải điều chỉnh, sửa đổi pháp luật cho phù hợp với các quy định của
WTO. Gia nhập WTO phải chấp nhận cả gói các Hiệp định đa biên, trong đó
có Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí
tuệ (Hiệp định TRIPS).
Hiệp định TRIPS quy định các tiêu chuẩn để bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ mà bất cứ thành viên nào cũng phải tuân thủ trong đó có các quy định về
bảo hộ quyền tác giả. Như vậy, Việt Nam cũng phải tuân thủ việc bảo hộ sở
hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ quyền tác giả nói riêng.
Với thực trạng của Việt Nam hiện nay, vấn đề vi phạm quyền sở hữu trí
tuệ trong đó có vi phạm quyền tác giả tồn tại từ những năm trước và ngày


càng gia tăng hiện nay cũng là vấn đề nan giải chưa được giải quyết triệt để.
Đây cũng là vấn đề không chỉ riêng của Việt Nam, đặc biệt khi trình độ khoa
học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ thì việc vi phạm này càng tinh vi và biến hóa
khôn lường. Hiện nay, khi dữ liệu có thể số hóa từ những tác phẩm văn học,


khoa học đến nghệ thuật trong đó có tác phẩm âm nhạc, người ta có thể dễ
dàng chia sẻ, sao chép những giữ liệu này lưu trữ trong máy vi tính, đĩa
quang, qua internet … khiến việc quản lý và thực thi những cam kết này càng
khó khăn hơn. Thời gian gần đây, những vụ việc xoay quanh lĩnh vực bảo hộ
quyền tác giả đối với nhạc số đang là một trong những tâm điểm của giới
truyền thông và pháp luật.
Những vấn đề đặt ra: Các cam kết của Việt Nam trong WTO về bảo hộ
quyền tác giả đối với nhạc số có tác động như thế nào đến lĩnh vực sở hữu trí
tuệ này ở Việt Nam? Làm thế nào để khắc phục tình trạng hiện nay về vi
phạm quyền tác giả đối với nhạc số? Cần có những giải pháp nào để tăng
cường bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực này, vừa thực hiện tốt các cam kết
với WTO, vừa tạo điều kiện cho tác giả, nghệ sỹ, nhà sản xuất … có thể phát
huy tài năng, sáng tạo của họ? … Để giải quyết những câu hỏi này cần có sự
nghiên cứu nghiêm túc, cụ thể vấn đề của Việt Nam trong WTO về bảo hộ
quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc mà cụ thể là nhạc số, từ đó đề xuất
giải pháp tăng cường trong lĩnh vực này ở Việt Nam.
Với những điểm phân tích trên đây, người viết chọn vấn đề “CAM
KẾT CỦA VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI NHẠC
SỐ THEO QUY ĐỊNH CỦA WTO VÀ GIẢI PHÁP THỰC THI” làm đề tài
khóa luận tốt nghiệp.
Cam kết của Việt Nam về quyền bảo hộ quyền tác giả đối với nhạc số
theo quy định của WTO và giải pháp thực thi
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2


 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích những vấn đề chung nhất liên quan đến tác phẩm
âm nhạc, nhạc số, quyền tác giả, bảo hộ quyền tác giả cũng như các cam kết

của Việt Nam với WTO về bảo hộ quyền tác giả, cụ thể là nhạc số, thực trạng
thực thi cam kết, kinh nghiệm của một số nước trong vấn đề này, khóa luận
đề xuất giải pháp tăng cường thực thi cam kết bảo hộ quyền tác giả trong
WTO đối với nhạc số của Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
và tình hình thực tiễn ở Việt Nam.
 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nêu trên, khóa luận có các nhiệm vụ cụ thể sau:
(i)

Làm rõ khái niệm, đặc điểm của nhạc số;

(ii)

Làm rõ khái niệm, đặc điểm, đối tượng và nội dung của quyền tác giả;

(iii)

Làm rõ nội dung yêu cầu của việc bảo hộ quyền tác giả, cụ thể đối với
nhạc số và sự cần thiết phải bảo hộ quyền tác giả đối với nhạc số

(iv)

Phân tích các quy định về bảo hộ quyền tác giả của WTO, cụ thể đối
với nhạc số

(v)

Phân tích cam kết của Việt Nam trong WTO về bảo hộ quyền tác giả,
cụ thể đối với nhạc số


(vi)

Đánh giá thực trạng thực thi cam kết của Việt Nam trong thời gian qua

(vii) Bài học rút ra từ kinh nghiệm của một số nước thực thi bảo hộ quyền
tác giả đối với nhạc số
(viii) Đề xuất giải pháp tăng cường bảo hộ quyền tác giả đối với nhạc số
nhằm thực hiện tốt các cam kết của Việt Nam trong WTO.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận là các cam kết của
Việt Nam trong WTO về bảo hộ quyền tác giả cụ thể là nhạc số, cũng như

3


kinh nghiệm thực thi ở một số nước và thực trạng thực thi hiện nay tại Việt
Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phương
pháp hệ thống hóa kết hợp với phương pháp so sánh, thống kê, tổng hợp, luận
giải. Phương pháp hệ thống hóa giúp có một cái nhìn tổng quan về các đối
tượng, về hệ thống quy phạm pháp luật liên quan … Phương pháp thống kê
được sử dụng nhằm phân tích số liệu giúp hiệu quả phân tích thực trạng khách
quan hơn. Phương pháp so sánh nhằm giúp tác giả đánh giá, bình luận, thấy
được nguyên nhân, ảnh hưởng của nguyên nhân đến lĩnh vực nghiên cứu.
Phương pháp tổng hợp, luận giải giúp đưa ra những nhận xét, đề xuất trong
lĩnh vực nghiên cứu.
5. Kết cấu của khóa luận
Ngoài lời nói đầu, tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận được chia
làm 03 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo hộ quyền tác giả đối với nhạc số
Chương 2: Các cam kết của Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với nhạc số
Chương 3: Kinh nghiệm của một số nước và giải pháp thực thi cam kết trong
WTO về bảo hộ quyền tác giả đối với nhạc số tại Việt Nam.
Tôi xin bày lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S Hồ Thúy Ngọc, giảng viên
trường Đại học Ngoại Thương đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và tạo mọi điều
kiện cho tôi thực hiện đề tài này.
Xin cảm ơn Cục Bản quyền tác giả Việt Nam, Trung tâm Bảo vệ quyền
tác giả âm nhạc Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong quá trình tìm kiếm tài liệu, thu
thập thông tin và hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này.
Xin trân trọng cảm ơn!

4


5


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HỘ
QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI NHẠC SỐ
I.

NHẠC SỐ

1.

Khái niệm, đặc điểm về nhạc số
Trước khi tìm hiểu về nhạc số, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm về âm

nhạc vì nhạc số là âm nhạc được số hóa. Theo Từ điển Tiếng Việt, âm nhạc là

nghệ thuật sắp xếp, tổ chức, phối kết hợp các âm thanh của giọng nói, các loại
nhạc cụ hoặc cả hai thành một bản chỉnh thể diễn đạt tư tưởng, tình cảm 1.
Hoặc cũng có thể định nghĩa âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng âm
thanh để diễn đạt tình cảm, cảm xúc của con người2.
Âm nhạc được chia ra hai loại chính: thanh nhạc và khí nhạc. Thanh
nhạc là âm nhạc dựa trên lời hát thể hiện rõ ý tưởng và tình cảm. Còn khí
nhạc là âm nhạc dựa trên âm thanh thuần tuý của các nhạc cụ, nên trừu tượng,
gây cảm giác và sự liên tưởng3.
Theo dòng thời gian công nghệ, chúng ta có thể phân âm nhạc ra làm
hai loại: nhạc truyền thống và nhạc số.
1.1.

Nhạc truyền thống
Nhạc truyền thống có thể được hiểu theo hai nghĩa:
(i) Nhạc có từ lâu đời, dân ca, nhạc cổ truyền, nhạc chơi bằng nhạc cụ

dân tộc (theo nghĩa đối nghịch với nhạc hiện đại)
(ii) Nhạc ghi theo kỹ thuật analog (theo nghĩa đối nghịch với nhạc số digital music).
Nhạc truyền thống trong phạm vi của bài khóa luận hiểu theo nghĩa đó
là nhạc ghi theo kỹ thuật cũ, kỹ thuật analog. Kỹ thuật analog được gọi là kỹ
Nguyễn Như Ý, Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa – Thông tin, tr. 63
Theo: />3 Theo: />1
2

6


thuật tương tự. Có thể hình dung kỹ thuật ghi này như sau: Giống như người
soi bóng mình trên một bức tường và thực hiện một động tác, bóng của người
đó cũng họa lại y nguyên động tác đó nhưng với một tỷ lệ khác nếu nó to

hoặc bé hơn. Đó là phương pháp truyền tải và lưu trữ hình ảnh và âm thanh
trước đây. Âm nhạc được ghi theo kỹ thuật này có thể lưu trữ trên đĩa nhạc
than, băng catssette…
Nhược điểm của kỹ thuật này là không cho ta nhiều khả năng can thiệp,
chỉnh sửa, và rất dễ bị tác động của những yếu tố bên ngoài làm cho bản sao
sai chạy so với bản chính. Thí dụ trong thí nghiệm trên, ngọn đèn soi bóng
cho bạn lại lay động chập chờn.
1.2.

Nhạc số và những đặc điểm của nhạc số
Hiện nay chưa có định nghĩa chính xác về nhạc số, ta có thể hiểu nhạc

số (digital music) được hiểu là các tác phẩm âm nhạc được lưu trữ dưới dạng
số trong các thiết bị nghe nhìn như máy vi tính, điện thoại di động, các thiết bị
nghe nhạc cầm tay, các loại đĩa quang... Như mô tả về kỹ thuật thu ở trên,
động tác của bạn được chia thành rất nhiều điểm khác nhau được đánh số
trong tọa độ không gian và thời gian. Hình ảnh và âm thanh chỉ còn là những
dãy số hệ nhị phân 1,0. Chúng được truyền tải và lưu giữ dưới dạng số, và sẽ
được giải mã và tái hiện nhờ bộ xử lý.
Ưu điểm của kỹ thuật này là có thể can thiệp, chỉnh sửa những khuyết
tật ban đầu như lọc bỏ các họa âm xấu trong giọng hát một ca sĩ, cắt ghép
những đoạn âm nhạc với nhau ... Ngoài ra, ưu điểm nổi trội của nhạc số lầ
tính năng không bị những biến dạng không mong muốn trong quá trình
chuyển tải và lưu giữ. Và là vì được lưu trữ dưới dạng số, nên nhạc số còn có
thể được sao chép, truyền tải trực tiếp giữa các thiết bị số (đĩa quang, máy
nghe nhạc số…) hay qua mạng máy tính.

7



2.

Sự phát triển của nhạc số trong những năm gần đây

2.1. Sự phát triển nhạc số ở các nước phát triển
Thời kì kỹ thuật digital bắt đầu từ phòng thí nghiệm Bell Labs khi ông
Claude Shannon phát minh thông tin bằng tiếng nói. Và hiện nay, kỹ thuật
digital xuất hiện mọi nơi trên thế giới với hàng loạt tiện ích mà nó mang lại.
Sự phát triển của nhạc số được đánh dấu bằng mốc năm 1982 khi đĩa
CD4 âm nhạc đầu tiên được bán ở Mỹ và năm 1997 khi máy nghe nhạc MP3 5
đầu tiên được bán trên thị trường.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, âm nhạc cũng như
nhiều dữ liệu khác được truyền tải sang dạng số dễ dàng lưu trữ tại các CD,
thiết bị máy tính và truyền tải lên mạng internet.
Bảng 1: Một số mốc quan trọng trong quá trình phát triển nhạc số trên thế giới6
Năm
Sự kiện
1982
Năm đầu tiên đĩa âm nhạc CD được bán ở Mỹ
1984
Năm đầu tiên đĩa CD-ROM xuất hiện
1988
Năm đầu tiên đĩa CD-ROM được bán trên thị trường
1991
Năm đầu tiên máy tính có CD-ROM7 bán ở cửa hàng
1997
Đầu DVD8 bán ở Mỹ, máy nghe nhạc MP3 bán ở Mỹ
Đối với các nghệ sỹ nổi tiếng, họ kết hợp với công nghệ sản xuất băng
đĩa và bán được hàng triệu bản CD âm nhạc của mình. Thí dụ như ca sĩ diễn
show để tạo danh tiếng rồi mới giàu có bằng các album tung ra sau đó. Có

Đĩa CD (tiếng Anh: Compact Disc) là một trong các loại đĩa quang, chúng thường chế tạo bằng chất dẻo,
đường kính 4,75 inch, dùng phương pháp ghi quang học để lưu trữ khoảng 80 phút âm thanh hoặc 700 MB
dữ liệu máy tính đã được mã hóa theo kỹ thuật số. Nguồn />5 MP3 là một dạng file đã được nén bằng cách nén dữ liệu mất đi (lossy). Nó là một dạng âm thanh PCM
pulse-code modulation-encoded nhỏ hơn rất nhiều so với dữ liệu ban đầu do nó bỏ đi những phần âm thanh
được cho là không quan trọng trong khoảng nghe được của con người, tương tự như cách nén JPEG dành cho
hình ảnh, Nguồn />6 Nguồn: AT&T, Digital background, p2
7
CD-ROM (Compact Disc Read Only Memory) là loại đĩa CD chứa dữ liệu chỉ đọc, chứa được các loại dữ
liệu khác của máy tính. Loại đĩa này thường được ghi dữ liệu bằng các thiết bị ghi đĩa chuyên dụng (có thể
sản xuất nhiều đĩa trong một thời gian ngắn). Người sử dụng không thể ghi thêm dữ liệu vào các loại đĩa này.
Nguồn />4

DVD (còn được gọi là “Digital Versatile Disc” hoặc “Digital Video Disc”) là một định dạng lưu trữ đĩa
quang phổ biến. Công dụng chính của nó là lưu trữ video và lưu trữ dữ liệu. Nguồn:
/>8

8


được những doanh thu khổng lồ này cũng là nhờ ở các nước phát triển áp
dụng pháp luật sở hữu trí tuệ từ rất sớm và ý thức người dân ở mức cao.
Theo thống kê, đang có hơn 1 tỷ người dùng Internet, với hơn 50 triệu
người hàng ngày lướt web trên 245 quốc gia. Đây quả là một con số lý tưởng
cho các hoạt động quảng bá trên diện rộng. Nhạc số, nhạc trực tuyến theo đó
phát triển như vũ bão. Hàng loạt tập đoàn lớn vào cuộc, hàng loạt kho nhạc đồ
sộ đã mở ra cho cả thế giới lắng nghe, thưởng thức. Internet đang thực sự là
một đại lộ mới rộng thênh thang cho những ai muốn đưa âm nhạc của mình ra
thế giới. Và thực tế, có tới hơn 45% số người Mỹ chọn Internet là phương tiện
truyền thông số một, vượt trên cả TV9.
Cách đây vài năm người ta đã có những trang web bán nhạc số, sau đó

họ bị kiện vì vi phạm bản quyền. Gần đây, chỉ có mạng của hệ thống iTunes
của hãng máy tính Apple và Amazon.com được hiệp hội bản quyền của Mỹ
cho phép khai thác các bài theo dạng nén MP3, được bán trên mạng và nó
mang lại thành công rất lớn cho Apple. Với chi phí khoảng từ vài USD cho
một bản nhạc bạn hoàn toàn có thể download được các bản nhạc mình thích
mà không phải mua cả một CD với chất lượng âm thanh tuyệt hảo , ngang
bằng chất lượng trong các Studio nhạc (Cỡ khoảng vài chục đến vài trăm MB/
File) .
2.2. Sự phát triển của nhạc số ở Việt Nam
Cùng với làn sóng phát triển chung của thế giới và sự hội nhập về mọi
mặt, chỉ trong thời gian ngắn nhạc số cũng đã du nhập vào Việt Nam, ban đầu
chỉ là những đĩa CD âm nhạc. Internet phát triển cũng kéo theo sự phát triển
của nhạc số và thị trường nhạc số.
Những năm 2001 – 2002, dần từ bỏ băng cassette, khi sử dụng đến
phương tiện lưu trữ âm thanh, người dân Việt Nam bắt đầu làm quen với
9

Nguồn: Theo thống kê của hãng Apple năm 2007

9


những chiếc CD âm nhạc và máy nghe CD, đài đĩa tiện dụng sau này là máy
vi tính với ổ đĩa... Các ca sỹ, nhạc sỹ, nhà sản xuất âm nhạc bắt kịp với thế
giới đã bắt đầu lưu trữ tác phẩm âm nhạc trên đĩa quang và sản xuất hàng loạt
để bán. Đối với các nghệ sỹ nổi tiếng, cho ra một album là đánh dấu bước
phát triển về con đường âm nhạc. Ca sĩ tên tuổi ra album thường phải cẩn
thận từ khâu chọn bài hát, chọn người phối, hòa âm, chọn phòng thu đạt chất
lượng tốt nhất để đảm bảo cho “thương hiệu” của mình. Cũng vì thế, tiền đầu
tư cho album là không thể tính được. Có khi vài chục (trung bình cũng 70 đến

80 triệu đồng), nhưng cũng có lúc lên hàng tỷ đồng. Ngược lại, đối với ca sĩ
mới chỉ cần có album là được, nên hạn chế chi phí đến mức tối đa. Các ca sĩ
của Việt Nam, đặc biệt là ca sĩ ngôi sao thì diễn show để bù lại chi phí sản
xuất băng đĩa. Một phần nguyên nhân cũng là do nạn băng đĩa lậu hoành hành
nhưng họ vẫn cứ làm khi biết mình lỗ chỉ để đánh dấu tên tuổi của mình.
Về các website âm nhạc, mở đầu là các website o,
vào những năm cuối 2003 và đột phá là .
Nhacso.net là sản phẩm của dự án FPT Music, ra đời từ năm 2005, với mục
tiêu trở thành hệ thống âm nhạc bản quyền trực tuyến. Đây cũng là đơn vị đầu
tiên thực hiện việc ký bản quyền với Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc
Việt Nam vào tháng 6/2005. Thị trường nghe nhạc số Việt Nam chứng kiến
một bước phát triển mạnh mẽ về tổng nhu cầu. Trong khi nhacso.net vẫn giữ
vững được số lượng truy cập của mình thì hàng chục site nghe nhạc khác đều
phát triển dữ dội.
Nhưng thay đổi đột phá chỉ tới trong năm 2007, được đánh dấu bởi sự
ra đời của phần mềm mã nguồn mở XtreMedia. Giá hosting rẻ, kết hợp với sự
thuận lợi, dễ dàng trong việc cài đặt/quản lý/khai thác của phần mềm
XtreMedia đã khiến cho một người hầu như không có kiến thức về IT có thể
dựng lên cả một site cộng đồng nhạc nghe trong vòng vài ngày. Từ năm 2007
đến nay, chưa có số liệu thống kê chính thức nhưng người thưởng thức âm

10


nhạc có thể biết đến hàng chục website tìm kiếm, nghe nhạc, download nhạc
trực tuyến ở Việt Nam như baamboo.com, www.mp3.zing.vn, chacha.vn,
khonhacso.com,
nhac.vui.vn,

amnhac.timnhanh.com,


hayso1.com,

socbay.com,

music.yeucahat.vn,

nhaccuatui.com,

www.vnmusic.com.vn,

sannhac.com … trong số đó, hầu hết các website đều vi phạm quyền tác giả
đối với tác phẩm âm nhạc.

II. BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ
1.

Quyền tác giả và nội dung quyền tác giả

 Khái niệm, đặc điểm quyền tác giả
Để hiểu được quyền tác giả là gì, ta cần làm rõ khái niệm về tác giả, đối
tượng quyền tác giả, nội dung quyền tác giả


Tác giả:

Tại Điều 736 Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định tác giả là:
Người sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học (sau đây gọi
chung là tác phẩm) là tác giả của tác phẩm đó. Trong trường hợp có hai
người hoặc nhiều người cùng sáng tạo ra tác phẩm thì những người đó là các

đồng tác giả.
Người sáng tạo ra tác phẩm phái sinh từ tác phẩm của người khác, bao
gồm tác phẩm được dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm
phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn là tác giả của
tác phẩm phái sinh đó.
Như vậy tác giả là người sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất kĩ
thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm. Sáng tạo là việc tạo ra tác phẩm từ
lao động trí óc. Sáng tạo trong quan hệ pháp luật dân sự về quyền tác giả
được coi là việc sử dụng sức lao động và khả năng suy xét để tạo ra tác phẩm.

11


Đối với một tác phẩm do nhiều người cùng sáng tạo thì những người đó được
coi là đồng tác giả. Những cá nhân hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu
cho người sáng tạo ra tác phẩm không được coi là tác giả. Nếu căn cứ vào
nguồn gốc của tác phẩm sẽ có hai loại tác giả: Tác giả của tác phẩm gốc và
tác giả của tác phẩm phái sinh (bao gồm tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên,
chuyển thể biên soạn, chú giải, tuyển chọn)


Quyền tác giả:

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình
sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả cho phép tác giả và chủ sở hữu tác
phẩm được độc quyền khai thác tác phẩm, chống lại việc sao chép bất hợp
pháp.
Về mặt pháp lý, quyền tác giả là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy
định quyền của tác giả đối với tác phẩm do họ sáng tạo. Các quy phạm pháp
luật này do Nhà nước ban hành nhằm xác nhận bảo vệ và phát triển các quyền

(gồm quyền nhân thân và quyền tài sản) của tác giả đối với tác phẩm của họ.
Những người khác phải có nghĩa vụ tôn trọng các quyền đó của tác giả.
Như vậy, quyền tác giả là quyền và lợi ích của tác giả đối với các tác
phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Vì quyền tác giả còn liên quan đến các
chủ sở hữu tác phẩm nên trong thực tế, quyền tác giả còn được gọi là Bản
quyền (Copyright). Ngoài việc có thể đem lại giá trị kinh tế cho tác giả, bản
quyền giống như quyền sở hữu công nghiệp còn đảm bảo quyền nhân thân,
tức là đảm bảo uy tín, danh dự của tác giả đối với tác phẩm.



Đặc điểm quyền tác giả

Quyền tác giả có hai đặc điểm sau:
(i) Quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức sáng tạo, không bảo hộ nội dung
sáng tạo. Nếu hình thức thể hiện của một ý tưởng trùng với nội dung ý tưởng

12


đó thì hình thức cũng không được bảo hộ. Quyền tác giả bảo hộ hình thức thể
hiện tác phẩm, tác phẩm là sự hình thành một ý tưởng dưới một hình thức
nhất định, quyền tác giả không bảo vệ nội dung tác phẩm. Vì thế, quyền tác
giả được phát sinh kể từ khi tác phẩm được thể hiện dưới một hình thức nhất
định. Nói cách khác, căn cứ phát sinh quan hệ pháp luật dân sự về quyền tác
giả là các hành vi pháp lý. Điều này có ý nghĩa là cơ quan nhà nước sẽ không
xem xét nội dung tác phẩm, việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả chỉ có giá trị
chứng cứ chứ không có giá trị pháp lý như đăng ký bảo hộ sở hữu công
nghiệp.
(ii)Tác phẩm bảo hộ phải có tính nguyên gốc. Điều đó không có ý nghĩa là

ý tưởng của tác phẩm phải là mới mà có nghĩa là hình thức thể hiện của ý
tưởng phải do chính tác giả sáng tạo ra. Như vậy một tác phẩm muốn được
bảo hộ, phải do sức lao động trí óc sáng tạo của tác giả tạo ra.
 Đối tượng và nội dung quyền tác giả
• Đối

tượng quyền tác giả

Đối tượng quyền tác giả được quy định tại điều 737 Bộ Luật Dân sự
Việt Nam 2005 bao gồm: Mọi sản phẩm sáng tạo trong các lĩnh vực văn học,
nghệ thuật, khoa học được thể hiện dưới bất kỳ hình thức và bằng bất kỳ
phương tiện nào, không phân biệt nội dung, giá trị và không phụ thuộc vào
bất kỳ thủ tục nào.
Tại Điều 2 Công ước Bern quy định tác phẩm được bảo hộ:
(i) Các tác phẩm văn học và nghệ thuật bao gồm tất cả các sản phẩm
trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật, bất kỳ được biểu hiện theo
phương thức hay dưới hình thức nào, chẳng hạn như sách, sách pample và
các bài viết khác, các bài giảng, bài phát biểu, bài thuyết giáo và các tác
phẩm khác cùng chủng loại; các tác phẩm kịch, hay nhạc kịch, các tác phẩm
hoạt cảnh và kịch câm, các bản nhạc có lời hay không lời, các tác phẩm điện

13


ảnh trong đó có các tác phẩm tương đồng được thể hiện bằng một quy trình
tương tự quy trình điện ảnh, các tác phẩm đồ họa, hội họa, kiến trúc, điêu
khắc, bản khắc, thạch bản; các tác phẩm nhiếp ảnh trong đó có các tác phẩm
tương đồng được thể hiện bằng một quy trình tương tự quy trình nhiếp ảnh;
các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, minh họa, địa đồ, đồ án, phác họa và các
tác phẩm thể hiện không gian ba chiều liên quan đến địa lý, địa hình, kiến

trúc hay khoa học. (Khoản 1)
(ii) Các tác phẩm dịch, mô phỏng, chuyển thể nhạc và các chuyển thể
khác từ một tác phẩm văn học nghệ thuật đều được bảo hộ như các tác phẩm
gốc mà không phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc. (Khoản 3)
(iii) Các tuyển tập các tác phẩm văn học nghệ thuật, chẳng hạn như các
bộ bách khoa từ điển và các hợp tuyển, nhờ phương pháp chọn lọc và kết cấu
tư liệu mà tạo thành một sáng tạo trí tuệ, cũng được bảo hộ như một tác phẩm
mà không phương hại đến quyền tác giả của các tác phẩm tạo nên các hợp
tuyển này. (Khoản 5)
(iv) Tác phẩm nghệ thuật ứng dụng, thiết kế công nghiệp và các mô
hình công nghiệp; quyết định những điều kiện để các tác phẩm này được bảo
hộ, miễn là phải phù hợp với Điều 7 (4) của Công ước này. Những tác phẩm
nào chỉ được bảo hộ như một thiết kế và mô hình công nghiệp ở quốc gia
gốc, thì cũng chỉ được hưởng quyền bảo hộ đặc biệt dành cho loại đó ở một
quốc gia khác trong Liên hiệp. (Khoản 7)
Tuy nhiên đối với các tác phẩm được bảo vệ quyền tác giả thì đó phải
là nguyên tác. Ý tưởng tác phẩm không cần phải mới nhưng loại hình biểu
hiện dù văn học, nghệ thuật hoặc khoa học phải nguyên bản của tác giả. Và
việc bảo hộ không phụ thuộc vào chất lượng hoặc giá trị của tác phẩm, tác
phẩm đó sẽ được bảo hộ cho dù nó được đánh giá là hay hay dở - và cả mục
đích mà tác phẩm hướng tới, bởi vì việc bảo hộ tác phẩm không liên quan tới
việc sử dụng tác phẩm như thế nào.

14


Ngoài ra theo “Quy định mẫu cho luật quốc gia về bảo hộ các tác
phẩm dân gian chống lại việc khai thác trái phép những hành động gây
phương hại khác” thông qua năm 1982 dưới sự bảo trợ của WIPO và
UNESCO thì “các biểu hiện nghệ thuật truyền thống dân gian” cũng nằm

trong đối tượng được bảo hộ.


Nội dung quyền tác giả
Nội dung quyền tác giả bao gồm: quyền nhân thân và quyền tài sản đối

với tác phẩm.
Quyền nhân thân thuộc quyền tác giả
Quyền nhân thân là quyền gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển
giao cho người khác trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Sự biểu hiện
của quyền nhân thân được xác định vào thời điểm tác phẩm được tạo ra và
cũng theo đó, quyền tài sản của tác giả được xác lập. Quyền nhân thân gồm
quyền nhân thân không được phép chuyển giao và quyền nhân thân được
phép chuyển giao.
Theo Quy định tại khoản 2 điều 738 Bộ Luật Dân sự Việt Nam, quyền
nhân thân không được phép chuyển giao thuộc quyền tác giả bao gồm:
+

Ðặt tên cho tác phẩm;

+

Ðứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút
danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

+

Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt
xén, xuyên tạc tác phẩm.
Tác giả có quyền yêu cầu những người sử dụng tác phẩm của mình như


ca sỹ, diễn viên, tổ chức xuất bản, ghi âm, ghi hình phải truyền đạt toàn bộ
sản phẩm mà không được cắt xén, xuyên tạc hoặc sửa chữa nội dung của tác
phẩm. Chỉ có tác giả mới có quyền thay đổi hoặc cho phép người khác thay
đổi nội dung tác phẩm.

15


Quyền nhân thân có thể chuyển giao gồm:
+

Công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.

Tác giả có quyền công bố hoặc cho người khác công bố tác phẩm. Thông
thường việc chuyển giao quyền nhân thân này sẽ được thực hiện dưới hình
thức hợp đồng bằng văn bản, tác giả được nhận một khoản lợi ích vật chất
nhất định. Một tác phẩm được coi như là đã công bố khi tác phẩm đó được
trình bày trước công chúng bằng một trong các cách: xuất bản, tái bản, sao
chép, biểu diễn, trưng bày tác phẩm trước công chúng, phát thanh, truyền
hình, phân phối bản sao của các tác phẩm … Tác giả hoàn toàn có quyền lựa
chọn hình thức trình bày của tác phẩm, việc dịch, cải biên, chuyển thể đều
phải được sự cho phép của tác giả.
Quyền tài sản thuộc quyền tác giả
Quyền tài sản là quyền được hưởng những lợi ích vật chất khi tác phẩm
được sử dụng dưới các hình thức như: biểu diễn trưng bày, phát thanh, truyền
hình … Quyền tài sản của tác giả phát sinh kể từ khi tác giả công bố tác phẩm
hoặc cho phép người khác sử dụng tác phẩm của mình. Theo khoản 3 điều
738 Bộ luật Dân sự năm 2005 quyền tài sản bao gồm:
+


Sao chép tác phẩm;

+

Cho phép tạo tác phẩm phái sinh;

+

Phân phối, nhập khẩu bản gốc và bản sao tác phẩm;

+

Truyền đạt tác phẩm đến công chúng;

+

Cho thu bản gốc hoặc bản sao chương trình máy tính.
Khác với quyền nhân thân không được chuyển giao thì quyền tài sản có

thể do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép
người khác thực hiện theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân khi khai
thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ quyền tài sản của tác giả phải xin
phép trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu

16


quyền tác giả. Tổ chức phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất
cứ hình thức nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao

cho chủ sở hữu quyền tác giả.
Chủ sở hữu một tác phẩm được bảo hộ có thể sử dụng tác phẩm của
mình theo ý muốn, nhưng không phải là không cần xem xét đến quyền và lợi
ích được công nhận hợp pháp của người khác và có thể ngăn cấm người khác
sử dụng tác phẩm khi không được phép của chủ sở hữu. Do vậy, các quyền
mà luật pháp dành cho chủ sở hữu một tác phẩm đã được bảo hộ thường được
mô tả là các “độc quyền” cho phép người khác sử dụng tác phẩm được bảo
hộ. Những hành vi cần phải có sự cho phép của chủ sở hữu tác phẩm thường
bao gồm: sao chép hoặc tái bản tác phẩm, biểu diễn tác phẩm nơi công cộng,
ghi âm tác phẩm, chuyển thể và dịch thuật …
Ngoài các độc quyền mang tính kinh tế, các luật về quyền tác giả cho
phép tác giả có các quyền trợ lý. Những quyền này tạo điều kiện cho tác giả,
thậm chí ngay sau khi chuyển các quyền kinh tế để đòi quyền tác giả đối với
tác phẩm và phản đối với bất kỳ sự bóp méo hoặc các hành động xâm phạm
nào đối với tác phẩm gây nên tổn hại đến danh tiếng của tác phẩm.
 Các quyền liên quan đến quyền tác giả
Các tác phẩm văn học nghệ thuật được sáng tạo nhằm phục vụ công
chúng. Thông thường thì tác giả không thể thực hiện được việc phổ biến tác
phẩm, một hoạt động đòi hỏi những người trung gian sử dụng các kỹ năng
chuyên môn thể hiện tác phẩm bằng phương thức phù hợp nhằm làm cho tác
phẩm này tiếp cận được với đông đảo công chúng.
Các quyền liên quan đến tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là
quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình,
chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa
(Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005). Như vậy quyền liên quan bao gồm: Quyền

17


của người biểu diễn (nghệ sỹ, đạo diễn); Quyền của tổ chức ghi âm, ghi hình

(lưu giữ âm thanh, hình ảnh biểu diễn dưới một hình thức hữu hình); Quyền
của tổ chức phát thanh, truyền hình (truyền tải chương trình biểu diễn bằng hệ
thống thông tin vô tuyến) …
 Đặc điểm của quyền liên quan
Các quyền của chủ thể nói trên (người biểu diễn, tổ chức ghi âm, ghi
hình, tổ chức phát thanh truyền hình) được gọi là quyền liên quan vì chúng bổ
sung và tồn tại song song với quyền tác giả, giúp tác giả thể hiện nội dung tác
phẩm. Quyền liên quan có những đặc điểm sau đây:
Quyền liên quan được hình thành dựa trên việc sử dụng tác phẩm gốc,
ví dụ: ca sỹ trình bày một bài hát của nhạc sỹ sáng tác, vì thế chủ thể quyền
liên quan có nghĩa vụ phải tôn trọng các quyền nhân thân và quyền tài sản của
tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm gốc. Việc công nhận và bảo hộ quyền liên
quan không làm ảnh hưởng đến quyền tác giả đối với tác phẩm.
Chương trình biểu diễn, ghi âm, ghi hình, phát thanh truyền hình cũng
phải có tính nguyên gốc, nghĩa là do chính công sức của người biểu diễn đầu
tư, sáng tạo ra.
 Quyền của người biểu diễn
Tương tự như quyền tác giả, pháp luật cũng ghi nhận nội dung bảo hộ
quyền nhân thân và quyền tài sản trong quyền của người biểu diễn, được quy
định tại điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ 2005:
Quyền nhân thân bao gồm:
+

Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình,
phát sóng cuộc biểu diễn;

+

Bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa
chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại

đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.

18


Quyền tài sản bao gồm độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác
thực hiện các quyền sau đây:
+

Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình;

+

Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã được định
hình trên bản ghi âm, ghi hình;

+

Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn
của mình chưa được định hình mà công chúng có thể tiếp cận được, trừ
trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng;

+

Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình
thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương
tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.
Quyền nhân thân và quyền tài sản thuộc về người biểu diễn nếu người

đó đồng thời là chủ đầu tư, trong trường hợp người biểu diễn không đồng thời

là chủ đầu tư thì người biểu diễn có các quyền nhân thân và chủ đầu tư có các
quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn.
Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các quyền nêu trên phải trả tiền thù
lao cho người biểu diễn theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận
trong trường hợp pháp luật không quy định.
 Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình
Theo quy định tại Điều 30 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, nhà sản xuất
bản ghi âm, ghi hình độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện
các quyền sau đây:
+

Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình của mình;

+

Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm, ghi hình của
mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ
phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.
Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được hưởng quyền lợi vật chất khi

19


bản ghi âm, ghi hình của mình được phân phối đến công chúng.
Trên thực tế, quyền cho phép người khác thực hiện sao chép trực tiếp
hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình của mình là quyền thường xuyên bị xâm
phạm hiện nay
 Quyền tổ chức phát sóng
Theo quy định tại Điều 31 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, tổ chức phát
sóng có quyền phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng của mình;

phân phối đến công chúng chương trình phát sóng của mình; định hình
chương trình phát sóng của mình; sao chép bản định hình chương trình phát
sóng của mình.
Theo quy định này bất cứ tổ chức, cá nhân nào muốn sử dụng chương
trình phát sóng đều phải được sự đồng ý của tổ chức phát sóng. Tổ chức phát
sóng được hưởng quyền lợi vật chất khi chương trình phát sóng của mình
được ghi âm, ghi hình, phân phối đến công chúng.
2.

Bảo hộ quyền tác giả
Bảo hộ quyền tác giả là việc Nhà nước thông qua hệ thống pháp luật

đưa ra các quy định để thừa nhận xác lập, bảo vệ quyền và lợi ích của chủ thể
(có thể là tổ chức hay cá nhân) đối với đối tượng quyền tác giả tương ứng và
bảo vệ quyền đó chống lại bất kỳ sự vi phạm nào của phía thứ ba. Ở hầu hết
các nước, luật quyền tác giả đều tuyên bố tác giả của tác phẩm gốc có quyền
cấm người khác sao chép tác phẩm của mình khi không được phép.
Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị định 100/2006/NĐ-CP
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Dân sự, Luật
Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan, bảo hộ quyền tác giả là
bảo hộ các quyền của tác giả đối với các loại hình tác phẩm văn học, nghệ
thuật và khoa học được quy định tại Điều 738 của Bộ luật Dân sự và Điều 18,
19 và Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ.

20


Còn bảo hộ quyền liên quan là bảo hộ các quyền của người biểu diễn
đối với cuộc biểu diễn; các quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình đối
với bản ghi âm, ghi hình; các quyền của tổ chức phát sóng đối với chương

trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được quy
định tại Điều 745 (Chủ sở hữu và nội dung quyền đối với cuộc biểu diễn), 746
(Chủ sở hữu và nội dung quyền đối với bản ghi âm, ghi hình), 747 (Chủ sở
hữu và nội dung quyền đối với cuộc phát sóng) và Điều 748 (Chủ sở hữu và
nội dung quyền đối với tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hóa)
của Bộ luật Dân sự và Điều 29, 30 và Điều 31 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
 Vai trò của bảo hộ quyền tác giả
Bảo hộ quyền tác giả là một công cụ hữu hiệu nhất nhằm khuyến khích,
làm giàu và phổ biến di sản văn hóa quốc gia. Sự phát triển của một đất nước
phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động sáng tạo của người dân và việc khuyến
khích sáng tạo đó là điều kiện thiết yếu đối với quá trình phát triển.
Quyền tác giả, nếu được thực thi một cách hiệu quả sẽ là sự khích lệ
đối với tác giả và những người được chuyển nhượng để sáng tạo và phổ biến
kiến thức. Xã hội cần phải chấp nhận điều đó nếu muốn khuyến khích sáng
tạo trí tuệ, đảm bảo cho sự phát triển của khoa học, nghệ thuật và kiến thức
nói chung, để thúc đẩy nền công nghiệp sử dụng tác phẩm của các tác giả và
để có thể phân phối tác phẩm theo một cách có tổ chức tới nhóm người có liên
quan một cách rộng rãi nhất.
Theo quan điểm của người sáng tạo tác phẩm thì bảo hộ quyền tác giả
chỉ có ý nghĩa nếu người sáng tạo thực sự được hưởng lợi từ tác phẩm đó.
Điều này không thể xảy ra nếu không có việc công bố, phổ biến tác phẩm và
tạo điều kiện thuận lợi cho việc phổ biến đó. Đây là vai trò cơ bản của luật
bản quyền. Đi cùng với lợi ích kinh tế của cá nhân người sở hữu quyền tác giả
thì còn là lợi ích kinh tế của cả một tổ chức, quốc gia khi ngành công nghiệp

21


liên quan đến tác giả, tác phẩm được phát triển. Ngoài ra còn tạo uy tín cho
các nước khác đầu tư, hợp tác làm ăn.

 Thời điểm phát sinh quyền tác giả
Theo quan điểm của Civil Law thì quyền tác giả ra đời từ khi tác giả
sáng tạo ra tác phẩm. Tác giả được nhà nước bảo hộ ngay từ lúc đó chứ không
phải đợi đến lúc tác phẩm được công bố, phổ biến.
Còn theo quan điểm của Common Law để khuyến khích tác giả công
bố tác phẩm của mình trước người khác, người ta chỉ bảo hộ quyền tác giả khi
tác giả đăng ký và nộp lưu chiểu. Sau này, quan điểm nói trên đã mất dần,
Luật quyền tác giả của Mỹ ban hành năm 1976 tuy không bỏ hết các thủ tục
nhưng cũng bỏ đi phần lớn các thủ tục này.
 Điều kiện được bảo hộ quyền tác giả
Sự bảo hộ bằng quyền tác giả không phải được cấp không hạn chế cho
mọi sáng tạo. Có những điều kiện chủ yếu sau hạn chế tác phẩm bảo hộ bằng
quyền tác giả:
Một là: Để được bảo hộ trước hết phải là một tác phẩm cụ thể hóa dưới
một hình thức chứ không phải là một ý tưởng. Luật pháp chỉ bảo hộ các sáng
tạo đã cụ thể hóa thành hình thức, ngay cả khi tác giả tiến hành thực hiện ý
tưởng thì không phải ý tưởng được bảo hộ mà chính sự cụ thể hóa thành hình
thức mới được bảo hộ.
Hai là: Tác phẩm đó phải là sáng tạo mới. Bên cạnh đó pháp luật loại bỏ
bốn yếu tố không bao giờ được tính đến để xác định xem một tác phẩm có
được hay không được bảo hộ, đó là (i) Thể loại (ii) Sự thể hiện (iii) Giá trị
(iv) Mục đích của tác phẩm.
 Thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan

22


Theo Điều 7 Công ước Berne, quyền tác giả được bảo hộ suốt cuộc đời
của tác giả và 50 sau khi tác giả chết. Đối với những tác phẩm điện ảnh, tác
phẩm khuyết danh, tác phẩm điện ảnh thì thời hạn bảo hộ là 50 năm; đối với

tác phẩm nhiếp ảnh và mỹ thuật ứng dụng coi như tác phẩm nghệ thuật thời
hạn bảo hộ kéo dài ít nhất là 25 năm kể từ khi tác phẩm thực hiện.
Thời hạn bảo hộ quyền liên quan được quy định tại Điều 34 Luật Sở
hữu trí tuệ 2005 như sau:
(i) Quyền của người biểu diễn được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm
tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình.
(ii) Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ năm
mươi năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc năm mươi năm kể từ năm
tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình
chưa được công bố.
(iii) Quyền của tổ chức phát sóng được bảo hộ năm mươi năm tính từ
năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện.
(iv) Thời hạn bảo hộ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này chấm
dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ
các quyền liên quan.
 Bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan
 Quyền tự bảo vệ
Quyền tự bảo vệ là việc các chủ thể có quyền áp dụng biện pháp công
nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan bằng
cách đưa các thông tin quản lý quyền gắn với bản gốc hoặc bản sao tác phẩm,
bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, đưa thông tin quản lý quyền
xuất hiện cùng với việc truyền đạt tác phẩm tới công chúng nhằm xác định tác
phẩm, tác giả của tác phẩm, chủ sở hữu quyền, thông tin về thời hạn, điều
kiện sử dụng tác phẩm và mọi số liệu hoặc mã, ký hiệu thể hiện thông tin đó

23


để bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan. Đồng thời các chủ thể quyền có thể
áp dụng các biện pháp công nghệ để bảo vệ các thông tin quản lý quyền, ngăn

chặn các hành vi tiếp cận tác phẩm, khai thác bất hợp pháp quyền sở hữu của
mình theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, các chủ thể quyền có thể áp dụng các biện pháp khác để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình như: Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành
vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan phải chấm dứt hành vi xâm
phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại; Yêu cầu cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
theo luật định.
 Quyền khởi kiện dân sự về quyền tác giả, quyền liên quan
Các chủ thể quyền sau đây có quyền khởi kiện tại Tòa án có thẩm
quyền để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến quyền tác giả, quyền
liên quan:
Tác giả; chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan; người thừa kế hợp
pháp của tác giả hoặc của chủ sở hữu quyền tác giả; quyền liên quan; Tổ
chức, cá nhân được chuyển giao quyền của chủ sở hữu quyền tác giả, quyền
liên quan; Cá nhân, tổ chức sử dụng tác phẩm theo hợp đồng; người biểu diễn,
nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình; Tổ chức phát sóng, tổ chức đại diện tập thể
quyền tác giả, quyền liên quan được ủy quyền; Các chủ thể quyền khác theo
quy định của pháp luật.
Cơ quan nhà nước, tổ chức liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi
ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên
quan.
 Khiếu nại, tố cáo liên quan đến đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan

24


Những người sau đây có quyền nộp đơn khiếu nại, tố cáo: Tác giả, chủ
sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan; tổ chức, cá nhân được ủy

quyền có quyền khiếu nại việc cấp, cấp lại, đổi, hủy bỏ giấy chứng nhận đăng
ký quyền tác giả; Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan; Bất kỳ người
thứ ba nào cũng có quyền tố cáo về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền
tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
 Giới hạn bảo hộ quyền tác giả
Tiêu chí này nhằm nhấn mạnh việc sử dụng tác phẩm hoàn toàn không
vì mục đích kinh doanh, không làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường
tác phẩm và không xâm hại đến các quyền lợi khác của tác giả, việc sử dụng
đó hoàn toàn cho phép cá nhân có thể thưởng thức, nghiên cứu thì không phải
xin phép tác giả và trả tiền thù lao cho tác giả.
Tuy vậy, thực tế việc quản lý những quy định trong điều này gặp rất
nhiều khó khăn vì có nhiều trường hợp ngưởi ta sao chép tác phẩm với danh
nghĩa là dùng trong nội bộ, phát cho sinh viên nhưng thực chất là bán thu
tiền…
Việc trích dẫn tác phẩm của người khác để đưa vào tác phẩm của mình
ngoài việc phải ghi tên tác giả và nguồn gốc tác phẩm thì việc trích dẫn ấy
cũng chỉ cho phép giới hạn trong việc giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ
vấn đề trong tác phẩm của mình, phần trích dẫn không được tạo nên phần
chính trong tác phẩm mới.

III. BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI NHẠC SỐ
1.


Nội dung bảo hộ quyền tác giả đối với nhạc số
Bảo hộ quyền tác giả đối với nhạc số

25



×