Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

PHÂN TÍCH ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT HÀN TRONG KHUÔN KHỔ MỐIQUAN HỆ:” ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.3 KB, 69 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của
GS.TS Hoa Hữu Lân người đã giúp tôi từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành đề tài.
Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Đông phương
học đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Hà Nội ngày 20 tháng 5 năm 2011
Sinh Viên:
Nguyễn Ngọc Quỳnh Trang

1


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN: Association ò Southeast Asia Nations
BOT: Build- Operation- Transfer
EDCF: Eonomic Development Cooperation Fund
EPS: Employment Permit System
FDI: Foreign Direct Investment
GDP: Gross Domestic Product
IT: Information Technology
IMF: International Monetary Fund
OECD: Organization for Economic Cooperation and Development
AFTA: Asean Free Trade Area
GATT: General Agreement on Tariffs anh Trade
WB: World Bank
WTO: World Trade Organization

2


DANH MỤC BẢNG



Bảng 1: Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam phân theo
ngành tính từ (1/1/2007 đến 20/12/2008) chỉ tính các dự án còn hiệu lực
Bảng 2: Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam theo địa
phương ( tính hết ngày 20/2/2008) chỉ tính các dự án có hiệu lực
Bảng 3: Số liệu hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc
trong 8 tháng đầu năm 2009
Biểu đồ 1: Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hàn
Quốc năm 2010 so với năm 2009
Bảng 4: Một số dự án có quy mô lớn của Hàn Quốc vào Việt Nam
từ năm 2001 đến nay

3


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................ 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................................. 2
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................................... 3
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................. 6
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................... 7
2. Mục đích của đề tài.......................................................................................................... 7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................................8
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................. 8
CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN CỦA MỐI QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT HÀN TRONG
KHUÔN KHỔ: “ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN” (TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2009)......................................9
1. Hoàn cảnh ra đời.............................................................................................................. 9
2. Nội dung của hiệp định quan hệ hợp tác toàn diện........................................................10
CHƯƠNG II PHÂN TÍCH QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT HÀN TRONG KHUÔN KHỔ MỐI QUAN HỆ ĐỐI

TÁC TOÀN DIỆN (2001-2009)................................................................................................. 13
I) VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CỦA HÀN QUỐC DÀNH CHO VIỆT NAM.........................................13
1. ODA HÀN QUỐC............................................................................................................. 13
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG.................................................................................................... 13
1.2 LĨNH VỰC VÀ HÌNH THỨC VIỆN TRỢ ODA CỦA HÀN QUỐC CHO VIỆT NAM................14
2) QUAN HỆ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA HÀN QUỐC DÀNH CHO VIỆT NAM (TỪ NĂM 2001 ĐẾN
2009)................................................................................................................................. 17
2.1 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA HÀN QUỐC DÀNH CHO VIỆT NAM.......................................18
2.2 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM SANG HÀN QUỐC................................................23
3) QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC TỬ NĂM 2001 ĐẾN 2009..........24
3.1 QUY MÔ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC..............................................24
3.2 CƠ CẤU XUẤT KHẨU.................................................................................................. 25
3.3 CƠ CẤU NHẬP KHẨU................................................................................................. 27
3.4 CÁN CÂN THƯƠNG MẠI.............................................................................................28
4) HỢP TÁC LAO ĐỘNG...................................................................................................... 29
5) DU LỊCH......................................................................................................................... 30
II PHÂN TÍCH ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT HÀN TRONG KHUÔN KHỔ MỐI
QUAN HỆ:” ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC”.....................................................................................31
4


1. Vài nét về nội dung của tuyên bố thiết lập quan hệ:”Đối tác hợp tác chiên lược”..........31
1.1 Hoàn Cảnh Ra đời...................................................................................................... 31
1.2Nội dung của hiệp định quan hệ hợp tác chiến lược...................................................32
2. Phân tích quan hệ kinh tế Việt Hàn trong khuôn khổ:” Đối tác hợp tác chiến lược” (từ
năm 2009 đến nay)............................................................................................................ 36
2.1 Viện trợ ODA............................................................................................................. 37
2.2 Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam............................................................38
2.3 Quan hệ thương mại................................................................................................. 42
2.4 Hợp tác lao động....................................................................................................... 47

2.5 Du Lịch...................................................................................................................... 48
CHƯƠNG III) MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ.....................................................................49
1. NHẬN XÉT VỀ ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT HÀN..............................................49
2. HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI THÔNG QUA ĐỘNG THÁI KINH TẾ PHÁT TRIỂN.....................54
a) Đối với Việt Nam......................................................................................................... 54
b) Đối với Hàn Quốc........................................................................................................ 56
3. HẠN CHẾ CỦA MỐI QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC.....................................57
4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MỐI QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT- HÀN
HIỆN NAY VÀ TƯƠNG LAI.................................................................................................... 62
KẾT LUẬN.............................................................................................................................. 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................. 69

5


MỞ ĐẦU
Hàn Quốc - một quốc gia nằm ở khu vực Đông Bắc Á nằm trên bán đảo Triều
Tiên là một quốc gia được cộng đồng thế giới biết đến với sự ngưỡng mộ và thán
phục trước sự vươn lên mạnh mẽ thần kỳ về kinh tế. Điểm xuất phát từ một nước
nghèo nàn lạc hậu với 3/4 là đồi núi, tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, Hàn quốc
đã vươn lên trở thành một con rồng Châu Á, trở thành một trong 10 nền kinh tế lớn
nhất thế giới hiện nay. ”Kỳ tích sông Hàn” hay:”Con rồng Đông á” là những danh
từ mà bạn bè quốc tế gọi nhằm để ngợi ca những thành tựu kỳ diệu vượt bậc mà
“xứ xở Kim Chi” đã làm được trong hơn một nửa thế kỷ qua. Ngày nay cả thế giới
biết đến Hàn Quốc với những sản phẩm điện tử nổi tiếng của những tập đoàn như:
Sam Sung, Daewoo, LG…..Hàn quốc đang dẫn đầu vị trí những nước có ngành
công nghệ thông tin hiện đại là một trong những thị trường nhiều sức hấp dẫn trên
tất cả các lĩnh vực.
Việt nam là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á- một trong những khu
vực có nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới. Vị trí địa lý của Việt Nam rất

thuận lợi trong việc giao lưu với các nước Đông Bắc Á trong đó có Hàn Quốc.
Trong quá trình đổi mới và mở cửa nền kinh tế hiện nay, Việt Nam rất cần phương
thức quản lý mới, vốn và công nghệ, mở rộng thị trường để hội nhập quốc tế và
khu vực. Việt Nam cần có sự hợp tác và giúp đỡ của những nước phát triển đi
trước như Hàn Quốc. Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiên nay, mỗi quốc
gia không thể phát triển trong vòng tròn khép kín mà phải mở rộng giao lưu liên
kết với các quốc gia khác. Thế kỷ 21 là thế kỷ của công nghệ thông tin của cuộc
cách mang khoa học kỹ thuật của xu thế hội nhập cùng phát triển, đồng nghĩa với
việc phải thắt chặt quan hệ ngoại giao giữa các nước với nhau. Ra đời trong bối
cảnh ấy mối quan hê hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc tuy mới thiết lập
(22/12/1992) nhưng đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực như chính trị,
6


văn hóa giáo dục, hợp tác lao động và du lịch đặc biệt là kinh tế, thương mại.
Trong đó quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc trước khi thành lập chính
thức cho đến nay đã phát triển theo khuynh hướng đi lên toàn diện hợp tác chiến
lược. Hàn Quốc hiện là 1 trong 5 nước dẫn đầu về FDI tại Việt Nam và là bạn hàng
lớn có lưu lượng thương mại lớn nhất tại Việt Nam.
1. Tính cấp thiết của đề tài

Với xu thế hội nhập chung trên toàn thế giới cùng đường lối mà Đảng và Nhà
Nước Việt Nam đã nêu ra rằng: Việt Nam sẽ trở thành đối tác tin cậy làm bạn với
tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển
khu vực và thế giới thì chắc chắn mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ đạt
được những thành quả tốt đẹp trong tương lai. Từ việc nhận thức được xu hướng
phát triển và vai trò quan trọng của mối quan hê này đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế
tôi quyết định chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình với tên gọi: Phân tích
động thái phát triển trong quan hệ kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc từ năm 2001 đến
nay”. Hi vọng với những gì tìm hiểu chúng ta sẽ có cái nhìn cụ thể toàn diện và sâu

sắc hơn về động thái phát triển của mối quan hệ kinh tế Việt Hàn trong khuôn khổ
mối quan hệ chính trị từ: “Quan hệ Đối tác toàn diện thế kỷ 21” tới mối quan hệ:”
Đối tác hợp tác chiến lược”vào năm 2009.
2. Mục đích của đề tài

Mục đích của luận văn này phân tích chiều hướng phát triển của mối quan hệ
kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc thông qua hai giai đoạn đựơc coi là dấu mốc quan
trọng trong mối quan hệ chính trị giữa hai quốc gia: từ năm 2001 đến năm 2009 và
từ năm 2009 đến nay. Từ đó tìm hiếu hiệu quả kinh tế xã hội cũng như những mặt
còn hạn chế đối với mỗi quốc gia thông qua động thái phát triển kinh tế Việt_ Hàn
từ 2001 đến nay. Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển của mối quan hệ
kinh tế Việt Hàn trong hiện tại và tương lai
7


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng của đề tài này này là tập trung phân tích và đánh giá động thái phát
triển của mối quan hệ kinh tế Việt Hàn trên các lĩnh vực kinh tế như: Viện trợ phát
triển, Đầu tư trực tiếp, Quan hệ thương mại, Hợp tác lao động và Du lịch trong
khuôn khổ của mối quan hệ chính trị: Đối tác toàn diện và Đối tác hợp tác chiến
lược
4. Phương pháp nghiên cứu

Ở luân văn này tôi sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứư tổng hợp và
phân tích các nguồn thông tin dữ liệu, đánh giá số liệu trên cơ sở tham khảo các tài
liệu có liên quan phục vụ cho đề tài
Tổng hợp so sánh phân kỳ quan hệ kinh tế Việt Hàn trong hai giai đoạn với
hai khuôn khổ chính trị khác nhau: quan hệ đối tác toàn diện và quan hệ đối tác
hợp tác chiến lược

5. Bố cục và nội dung khóa luận
Ngoài lời mở đầu và lời kết bố cục của luận văn gồm có 3 chương
Chương 1: Phân tích động thái phát triển quan hệ kinh tế Việt Hàn trong
khuôn khổ mối quan hệ:”Đối tác toàn diện” từ năm 2001 đến năm 2009
Chương 2: Phân tích động thái phát triển kinh tế Việt Hàn trong khuôn khổ
mối quan hệ:” Đối tác hợp tác chiến lược”
Chương 3: Một số giải pháp và đánh giá về quan hệ kinh tế của hai nước

8


CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN CỦA MỐI QUAN HỆ KINH
TẾ VIỆT HÀN TRONG KHUÔN KHỔ: “ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN” (TỪ NĂM
2001 ĐẾN NĂM 2009)
1. Hoàn cảnh ra đời

Có thể khẳng định mối quan hệ Việt Nam và Hàn Quốc đã có từ rất lâu đời
mang tính truyền thống. Từ trong lịch sử trung đại đã có những dấu tích minh
chứng cho sự hợp tác giao lưu đó. Tại Việt Nam vào thế kỷ 12 - 13, khi nhà Trần
lên thay nhà Lý, một hoàng tử của nhà Lý là Lý Long Tường đã sang Cao Ly tức
Hàn Quốc ngày nay và định cư ở đây.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, quan hệ giao lưu giữa hai nước bị gián đoạn
trong một thời gian dài. Từ năm 1975 đến năm 1982, Nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Hàn Quốc bắt đầu có quan hệ buôn bán tư nhân qua trung gian.
Từ năm 1983 Việt Nam và Hàn Quốc bắt đầu có quan hệ buôn bán trực tiếp và một
số quan hệ phi chính phủ. Ngày 20/4/1992, Việt Nam và Hàn Quốc ký thỏa thuận
trao đổi văn phòng liên lạc giữa hai nước. Ngày 22/12/1992, Bộ trưởng ngoại giao
Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm đã cùng bộ trưởng ngoại giao Hàn Quốc Lee Sang
Ok kí tuyên bố chung thiết lập ngoại giao quan hệ giữa hai nước cấp đại sứ, mở
đầu một chương mới cho quan hệ Việt - Hàn. Kể từ khi ký hiệp định hai nuớc đã

tiến hành rất nhiều cuộc thăm viếng giữa lãnh đạo cấp cao hai nước và ký nhiều
hiệp định quan trọng nhằm thúc đẩy hơn nữa hiệu quả của mối quan hệ này trên tất
cả các lĩnh vực văn hóa giáo dục chính trị kinh tế thương mại.
Trên cơ sở sự thành công nhanh chóng và toàn diện của mối quan hệ Việt Hàn
trên nhiều lĩnh vực, lãnh đạo cấp cao của hai nước đã quyết định nâng cấp mối
quan hệ ngoại giao từ quan hệ song phương lên thành: Quan hệ đối tác toàn diện
trong thế kỷ 21” vào tháng 8 năm 2001.Từ ngày 22 tới ngày 25/8/2001 Chủ Tịch
9


Nước Trần Đức Lương cùng Tổng Thống Hàn Quốc Kim Te Chung ra tuyên bố
chung trong việc thiết lập khuôn khổ quan hệ đối tác mới là:”Quan hệ đối tác toàn
diện trong thế kỷ 21”. Với tuyên bố chung này quan hệ Việt Hàn được mở rộng
nâng cao lên một bước mới.
2. Nội dung của hiệp định quan hệ hợp tác toàn diện

Trong tuyên bố chung khi hai nước quyết định thiết lập mối quan hệ:” Đối tác
toàn diện trong thế kỷ 21” đã nêu rõ:
_ Hai bên tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực thương mại đầu tư văn hóa,
giáo dục nghệ thuật báo chí, thể thao du lịch và giao lưu thanh niên của hai nước
_Thỏa thuận gặp gỡ cấp Bộ trưởng Ngoại giao thường niên và phối hợp thúc
đẩy Việt Nam gia nhập WTO. Hai bên thể hiện sự tin tưởng cho rằng: Cuộc gặp gỡ
cấp cao lần này cùng với tuyên bố chung nâng cấp mối quan hệ ngoại giao từ quan
hệ song phương trở thành quan hệ đối tác toàn diện trong thế kỷ 21sẽ đánh dấu
mốc mới trong quan hệ Việt Nam và Hàn Quốc sẽ thúc đẩy và phát triển hơn nữa
quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia
_ Hai bên đã nhất trí cùng nhau tăng cường trao đổi các đoàn công tác tiếp tục
khuyến khích các ngành, các địa phương và doanh nghiệp 2 nước đảy mạnh sự hợp
tác trên các lĩnh vực đầu tư, thương mại, lao động khoa học kỹ thuật, dầu khí, điện
lực.

_ Về phía chính phủ Hàn Quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ giúp đỡ Việt Nam trong quá
trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thông qua nguồn vốn ODA thông qua
các dự án đầu tư trực tiếp qua các chương trình chuyển giao công nghệ từ phía Hàn
Quốc.
_ Chính phủ Hàn Quốc đưa ra những chính sách khuyến khích các doanh
nghiệp Hàn Quốc mở rộng đầu tư vào Việt Nam, khuyến khích các thành phố của
Hàn Quốc ký kết hợp tác với các thành phố của Việt Nam, Hàn Quốc tiếp tục viện
10


trợ không hoàn lại và cho vay ưu đãi với Việt Nam để phía Việt Nam thực hiện các
dự án cơ sở hạ tầng về kinh tế xã hội.
_ Hai bên hướng tới một số mục tiêu chủ yếu đó là xây dựng lòng tin thông
qua việc mở rộng các cuộc viếng thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo cấp cao tạo
động lực phát triển và khắc sâu sự hợp tác toàn diện của Việt Nam và Hàn Quốc
trong thế kỷ mới, đảm bảo sự hợp tác của Việt Nam vì một bán đảo Triều Tiên
Kết luận: Quan hệ đối tác toàn diện Việt Hàn là một bộ phân của chiến lược
đối ngoại của Nhà Nước mục tiêu trước hết là đảm bảo lợi ích trước mắt và lâu dài
của nhà nước Việt Nam, cụ thể là tăng trưởng kinh tế phát triển bền vững, thịnh
vượng và tiến bộ xã hội của Việt Nam và Hàn Quốc dựa trên các nguyên tắc: tôn
trọng chủ quyền quốc gia lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau,
bình đẳng thúc đẩy hòa bình ổn định an ninh và thịnh vượng trong khu vực Châu Á
Thái Bình Dương và trên thế giới.
Mối quan hệ đối tác toàn diện là quan hệ hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh
vực trong tất cả các quan hệ đa phương và song phương. Quan hệ này nhằm đối
phó với những thách thức thức lớn các vấn đề lớn của thế giới, khu vực trong đó
hai bên là đối tác của nhau thể hiện qua sự điều hòa, phối hợp ủng hộ lẫn nhau
trong phạm vi quốc tế và khu vực về phương hướng quan hệ hợp tác toàn diện.
Mối quan hệ này được xác định dựa trên nhu cầu lợi ích chiến lược của hai nước
Việt Nam và Hàn Quốc: mối quan hệ giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, mối

quan hệ giữa lợi ích kinh tế và lợi ích an ninh chính trị phù hợp vói các quy định
của WTO, của các định chế quốc tế và luật pháp của Việt Nam và Hàn Quốc khác.
Tuyên bố chung đã mở ra một trang mới cho mối quan hệ Việt Nam và Hàn Quốc,
thúc đẩy sự hợp tác giao lưu chặt chẽ giữa hai quốc gia một cách toàn diện trên tất
cả các lĩnh vực kinh tế chính trị văn hóa giáo dục, công nghệ thông tin…..,Đặc biệt
trong lĩnh vực kinh tế sau khi hai nước ký kết tuyên bố chung nâng cấp mối quan

11


hệ ngoại giao lên mức:” Đối tác toàn diện trong thế kỷ 21” đã tạo động lực giúp
quan hệ kinh tế phát triển nhanh chóng với tốc độ cao và đạt hiệu quả mang tính
toàn diện ở nhiều lĩnh vực

12


CHƯƠNG II PHÂN TÍCH QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT HÀN TRONG KHUÔN KHỔ
MỐI QUAN HỆ ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN (2001-2009)
Sau khi hai nước Việt Nam và Hàn Quốc ký kết hiệp định hợp tác toàn diện
(25/8/2001), từ năm 2001 đến năm 2009 quan hệ kinh tế hai bên đã được phát triển
cả chiều rộng lẫn chiều sâu, mở rộng toàn diện trên nhiều lĩnh vực: từ viện trợ
ODA, Đầu tư trực tiếp, Quan hệ thương mại. Hợp tác lao động và Du lịch.
I) VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CỦA HÀN QUỐC DÀNH CHO VIỆT NAM
1. ODA HÀN QUỐC
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG

Sau những thập kỷ tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và trở thành nền kinh tế
lớn thứ 10 trên thế giới, kể từ những năm 1970 Hàn Quốc đã thành lập các quỹ hỗ
trợ phát triển với mục đính hỗ trợ và giúp đỡ các nền kinh tế kém phát triển và

đang phát triển trên thế giới. Kể từ khi quan hệ ngoại giao giữa hai nuớc được thiết
lập (22 /12/1992) Việt Nam đã trở thành một trong những nước nhận viện trợ của
Hàn Quốc. Điều đáng nói là quy mô vốn ODA của Hàn Quốc không lớn như Nhật
Bản và Trung Quốc nhưng số lượng viện trợ của Hàn Quốc dành cho Việt Nam
vẫn tăng lên theo từng năm và Việt Nam trở thành một trong số những nước nhận
nhiều viện trợ của Hàn Quốc.
ODA là từ viết tắt trong tiếng Anh của:” Official Development Asistance” có
nghĩa là phát triển chính thức. Định nghĩa sớm nhất về ODA được đưa ra bởi tổ
chức hợp tác kinh tế Châu Âu nay là OECD từ những năm 60 của thế kỷ 20. Định
nghĩa này như sau: ” ODA là nguồn tài chính do các cơ quan chính thức chính
quyền nhà nước hay địa phương của một nước viện trợ cho các nước đang phát
triển và các tổ chức nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và phúc lợi của những nước
này. Nó mang tính chất trợ cấp ít nhất là cho không 25%”( từ ngày 1/1/1973). Định
13


nghĩa nêu trên đã đề cập được khá đầy đủ các khía cạnh của ODA đó là nước nhận
viện trợ, hình thức nhận viện trợ và mục đích viện trợ. Nói cách khác ODA
hay:”hỗ trợ phát triển chính thức” là một hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là:” hỗ
trợ” vì các khoản vay này thường không có lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian
vay dài, đôi khi còn gọi là:”viện trợ”. Gọi là:” phát triển” vì mục tiêu danh nghĩa
của những đầu tư này là phát triển và nâng cao phúc lợi xã hội ở các nước được
đầu tư. Gọi là “chính thức” vì nó thường cho nhà nước vay.
Từ sau khi quan hệ ngoại giao giữa hai nước được thiết lập năm 1992 thì Việt
Nam luôn trở thành một nước nhận viện trợ nhiều nhất từ Hàn Quốc điều này
khẳng định Hàn Quốc rất coi trọng mối quan hệ với Việt Nam. Vào năm 2000
trước khi hai nước ký kết hiệp đinh ngoại giao:” Đối tác toàn diện” viện trợ ODA
của Hàn Quốc dành cho Việt Nam là: 4.864 triệu USD thì đến năm 2008 chỉ tính
riêng viện trợ không hoàn lại của Hàn Quốc dành cho Việt Nam đạt khoảng 17, 5
triêu USD.

1.2 LĨNH VỰC VÀ HÌNH THỨC VIỆN TRỢ ODA CỦA HÀN QUỐC CHO VIỆT NAM

Những lĩnh vực ưu tiên của Hàn Quốc dành cho Việt Nam gồm có:
Thứ nhất: Phát triển nguồn nhân lực và những nhu cầu cơ bản của con người
như giáo dục đào tạo và y tế
Thứ hai : Hỗ trợ nhân đạo cho các vùng sâu vùng xa và các vùng khó
khăn,nghèo đói.
Thứ ba: Xây dựng thể chế cho các khu vực đang trong quá trình chuyển đổi
sang nền kinh tế thị trường
Thứ tư: Phát triển nông nghiệp và nông thôn
Về hình thức viện trợ ODA của Hàn Quốc dành cho Việt Nam thông qua hai
hình thức cơ bản đó là: Viên trợ không hoàn lại và Cho vay tín dụng ưu đãi. Các
nguồn viện trợ chủ yếu của Hàn Quốc dành cho Việt Nam được thông qua 2 tổ
14


chức chủ yếu:
Cục hợp tác quốc tế Hàn Quốc KOICA: quản lý số viện trợ không hòan lại.
Qũy hợp tác và phát triển kinh tế Hàn Quốc EDCF: Quản lý các khoản vay ưu
đãi
Thứ nhất về viện trợ không hoàn lại.
Tính đến năm 2009 chính phủ Hàn Quốc đã dành cho Việt Nam khoảng 80tr
USD không hoàn lại tập trung cho các lĩnh vực như phát triển nguồn nhân lực và
những nhu cầu cơ bản của con người như: y tế, dạy nghề tăng cường năng lực
nghiên cứu, chính sách, khoa học công nghệ, gửi chuyên gia thanh niên sang công
tác tại Việt Nam. Hằng năm Hàn Quốc nhận khoảng 150 học viên của Việt Nam
sang học tập và nghiên cứu tại Hàn Quốc. Ngoài ra còn hỗ trợ đào tạo giáo dục
(xây dựng trường dạy nghề tại Nghệ An), (xây dựng các bệnh viện tuyến huyện tại
miền Trung). Trong những năm gần đây Hàn Quốc đã tập trung ưu tiên đào tạo cán
bộ Việt Nam về công nghệ thông tin bao gồm cả việc hoạch định xây dựng chính

sách, các lĩnh vực kỹ thuật cụ thể. Trong các dự án phát triển của Hàn Quốc dành
cho Việt Nam nổi bật có hai dự án
-Dự án xây dựng bệnh viện đa khoa trung ương tại miền Trung phía Hàn
Quốc hỗ trợ khoảng 35 tr USD
-Xây dựng trường cao đẳng công nghệ thông tin hữu nghị Việt Nam và Hàn
Quốc do bộ bưu chính viễn thông làm chủ quản.
_ Hàn Quốc viện trợ cho Việt Nam xây dựng các nhà trường tiểu học tại hai
tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Đây là chương trình tài trợ không hoàn lại trị giá
2 triệu USD để xây dựng 40 trường tiểu học tại các tỉnh Miền Trung như : Quảng
Bình, Quảng Ngãi và kéo dài trong vòng 2 năm
Thứ hai hình thức cung cấp tín dụng ưu đãi.
Tính đến năm 2009 chính phủ Hàn Quốc đã cấp và cam kết 188tr USD tín
15


dụng ưu đãi cho 06 dự án trong đó có 3 dự án thuộc về lĩnh vực xử lý môi trường
đang được triển khai, tiến độ cụ thể như sau:
Quản lý chất thải rắn tại Hải Phòng ( 20tr USD)
Vào cuối tháng 9 năm 2003, công ty môi trường đô thi Hải Phòng đã chính
thức triển khai dự án” quản lý và xử lý chất thải rắn ở đô thị Hải Phòng” với tổng
vốn đầu tư gần 24, 8 tr USD nhằm xây dựng chương trình tổng hợp quản lý thu
gom, xử lý chất thải rắn theo công nghệ mới, chống ô nhiễm môi trường. Phần lớn
vốn đầu tư được lấy hơn 19, 6 tr USD được lấy từ vốn vay ưu đãi của chính phủ
Hàn Quốc.Khoản còn lại được lấy từ vốn đối ứng trong nước. Dự án trang bị thùng
rác 60 phương tiện thu gom rác, 1bãi đổ rác mới với tiêu chuẩn hợp vệ sinh và một
nhà máy xử lý chất thải rắn công suất 200 tấn rác trong 1 ngày.Ngoài việc thi công
các hạng mục công trình, nhà thầu Hàn Quốc sẽ bàn giao công nghệ về quản lý và
xử lý chất thải cho công ty môi trường đô thi Hải Phòng.
Dự án đầu tư xây dựng khu xử lý rác thải Vĩnh Phúc
Ngày 23/6/2006 tại Hà Nội Bộ trưởng Bộ tài chính và ngân hàng xuất nhập

khẩu Hàn Quốc đã ký hiệp định vay 19,5 tr usd của Qũy hợp tác và phát triển Hàn
Quốc (EDCF) cho dự án xử lý chất thải tại Vĩnh Phúc. Dự án này có tổng số vốn
đầu tư lên tới 20tr USD =314 tỉ VND trong đó vốn ODA của Hàn Quốc chiếm
khoảng80%. Địa phương được hưởng lợi trực tiếp từ dự án này là xã miền núi
Minh Quang, huyện Tam Đảo nơi có đồng bào dân tộc Sán Dìu. Với mục tiêu giảm
thiểu tối đa những thiệt hại của ô nhiễm môi trường do phương thức phân loại chất
thải được sử dụng trước đây, dự án sẽ xây dựng dự án chất thải rắn với việc sử
dụng hệ thống rác hữu cơ với công suất hữu cơ 200 tấn/ngày.
Dự án xử lý chất thải rắn tại tỉnh Ninh Bình
Đây là một dự án được sử dụng vốn vay của EDCF cho vay với mức vốn là
20, 97 USD để thực hiện dự án thiết lâp một hệ thống quản lý và thu gom rác thải
16


nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay do các bãi chứa rác hiện
có gây nên
Trong thời gian qua phía Hàn Quốc đã cử đoàn thẩm định đến 3 dự án trong
danh mục 2006-2008 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bao gồm:
Dự án xây dựng bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh Thừa Thiên Huế.
Dự án mở rộng nhà máy nước Thiện Tân (Đồng Nai)
Dự án xây dựng đường hành lang ven biển phía Nam đồng tài trợ với ADB
Các dự án sử dụng vốn ODA của Hàn Quốc từ năm 2001 đến năm 2009 đã
góp phần tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam như: xây dựng
cơ sở hạ tầng kỹ thuật, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho công nhân
Việt Nam
2) QUAN HỆ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA HÀN QUỐC DÀNH CHO VIỆT NAM (TỪ
NĂM 2001 ĐẾN 2009)

* ĐỊNH NGHĨA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
Theo định nghĩa của tổ chức thương mại thế giới WTO tại trang web chính

thức của của tổ chức này: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): (Foreign Direct
Investment) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một
tài sản ở một nước khác là (nước thu hút vốn đầu tư) cùng với quyền quản lý tài
sản đó.
Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI đối với những công cụ tài chính
khác. Trong phần lớn trường hợp cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở
nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong trường hợp đó nhà đầu tư thường là:”
Công ty mẹ” và các tài sản được gọi là:” Công ty con” hay:” Chi nhánh công ty”.
Hàn Quốc là một trong số các quốc gia đầu tư trực tiếp lớn nhất nước ngoài
vào Việt Nam. Đặc biệt sau khi hai nước trở thành đối tác toàn diện trong thế kỷ 21
quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Hàn Quốc diễn ra sôi nổi và có hiệu quả. Tính
17


đến hết tháng 9/2009 số dự án đầu tư còn hiệu lực là 2284 dự án với tổng số vốn
đầu tư đăng ký là 22, 4 tỷ USD, đứng vị trí thứ nhất về số dự án và thứ 2 về vốn
đăng ký trong tổng số 88 nền kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt
Nam.
2.1 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA HÀN QUỐC DÀNH CHO VIỆT NAM

a. PHÂN THEO NGÀNH
Nếu như trước năm 2001 giai đoạn (1992- 2000) Hàn Quốc chủ yếu đầu tư
vào các lĩnh vực: dệt may, lắp ráp điện tử sau khi hai nước nâng cấp quan hệ ngoại
giao trở thành đối tác toàn diện từ ( 2001- 2009) Các nhà đầu tư Hàn Quốc tập
trung chủ yếu trong các lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với 1873 dự án có tổng
vốn đầu tư trên trên 14,4 tỷ USD, chiếm 78,4% trong tổng số dự án và 56,8% tổng
vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ với 412 dự án, tổng vốn đầu tư
đăng ký dịch vụ là 6,7 tỷ USD chiếm 20% về số dự án và 42,5% về tổng vốn đầu
tư đăng ký. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chiếm 4,6% về số dự án
và 1,1% về tổng vốn đầu tư (số liệu tính đến hết ngày31/12/2008 ). Giai đoạn 1992

đến 2000 trước khi thiết lập mối quan hệ đối tác toàn diện số dự án cũng như vốn
đầu tư của Hàn Quốc tăng nhẹ năm 1992 có 9 dự án với tổng vốn đầu tư 108,6
triệu USD năm 2000: 36 dự án với số vốn đầu tư là: 67,4 triệu USD thì năm 2001
sau 1 năm thiết lập quan hệ ngoại giao đối tác toàn diện số dự án đã tăng lên gấp
đôi là 75 dự án với số vốn 109,3 triệu USD. Số vốn đầu tư và số dự án tăng lên
nhanh chóng mạnh mẽ nhất từ năm 2007 có 1655 dự án với tổng vốn đầu tư là:
11,5 tỷ USD. Với những số liệu trên đây cho thấy tốc độ đầu tư trực tiếp của Hàn
Quốc vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng cả về số lượng dự án cũng như quy mô
vốn sau khi Việt Nam và Hàn Quốc nâng cấp quan hệ ngoại giao trở thành đối tác
toàn diện vào năm 2001
Bảng 1: Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam theo ngành (tính từ
18


ngày 01/01/2007 đến 20/12/2008- chỉ tính các dự án có hiệu lực)
STT

Chuyên ngành

1

Nông Lâm nghiệp

2

CN nặng

3

Số dự án


Vốnđiều

tư(USD)

lệ(USD)

9900000

4050000

140

651925307

350957042

CN nhẹ

231

819542771

416901259

4

Dịch vụ

181


257325150

96988970

5

Xây dựng

92

986651814

154316814

650

2725345042

1023214085

Tổng Số

6

Tổngvốn đầu

Nguồn Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư-Cục đầu tư nước ngoài
Qua số liệu trên cho thấy đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam đang đi đúng tiến
độ của kế hoạch thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là chú trọng thu hút đầu

tư công nghiệp và xây dựng. Ngành công nghiệp dầu khí cũng là ngành đang được
khuyến khích đầu tư vào Việt Nam
Trong lĩnh vực dịch vụ, Hàn Quốc cũng là một quốc gia đi đầu và đạt được
nhiều thành tựu tốt đặc biệt phải kể đến dự án Công Ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên Keangnam-Vina xây dựng khu khách sạn nhà ở văn phòng cho thuê cao
70 tầng với tổng vốn đầu tư 500 tr USD
Trong lĩnh vực Nông Lâm Ngư Nghiệp dòng vốn đầu tư của Hàn Quốc trong
lĩnh vực này là ít bởi tính rủi ro của đầu tư cao.Bởi thời tiết và khí hậu của Việt
Nam thất thường dễ gây mất mùa, hạn lụt. Cả hai năm 2007-2008, nguồn vốn của
Hàn Quốc cho lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp gần 16 triệu USD chiếm 0,14% tổng
số vốn đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam
b. PHÂN THEO HÌNH THỨC ĐẦU TƯ
Các dự án đầu tư của Hàn Quốc dành cho Việt Nam chủ yếu tập trung theo
hình thức 100% vốn nước ngoài với 1698 dự án có tổng vốn đăng ký 11,8 tỷ USD
19


chiếm 84,7% về số dự án và 74,2% về tổng vốn đầu tư đăng ký
Tiếp đến là hình thức liên doanh với 250 dự án có tổng vốn đăng ký với trên 3
tỷ USD chiếm 12,5% số dự án và 19%số vốn đăng ký. Số còn lại theo hình thức
Hợp đồng hợp tác kinh doanh và công ty cổ phần. Năm 2007 đã xuất hiện thêm
loại hình thức đầu tư mới đó là: BOT. Đây là hình thức đầu tư được ký kết giữa
các nhà đầu tư với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xây dựng cơ sở hạ tầng
công nghiệp (giao thông, cấp nước, điện dầu khí). Hình thức đầu tư mang lại hiệu
quả tương đối lớn và cũng thu hút nhiều nhà đầu tư. Dự án BOT duy nhất của Hàn
Quốc vào Việt Nam cho đến nay là dự án của tập đoàn Kỹ Sư và Xây Dựng GS,với
dự án xây dựng công trình đường bộ dân dụng và kinh doanh bất động sản tại
thành phố Hồ Chí Minh vào 12/2007
Tuy nhiên đến năm 2008 các hình thức đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam
còn 3 hình thức mà vắng mặt 2 hình thức đầu tư vốn đã từng có số lượng vốn và

thu hút được nhiều sự quan tâm đó là: hợp đồng hợp tác kinh doanh và hình thức
BOT. Về thời hạn kinh doanh, phần lớn các dự án liên doanh và 100% vốn đầu tư
nước ngoài có thời hạn từ 10 đến 15 năm trong khi đó hợp đồng hợp tác kinh
doanh là từ 3 đến 25 năm. Trong số các dự án đã đăng ký tỷ lệ các dự án có thời
hạn kinh doanh là từ 40 đến 50 năm là các dự án lớn có mức vốn từ 50 đến 100
triệu USD.
c. PHÂN BỔ CÁC DỰ ÁN THEO ĐỊA BÀN LÃNH THỔ
Tính đến hết ngày 20/12/2008 Theo Cục đầu tư và Bộ kế hoạch Đầu tư Trừ
02 dự án khai thác thăm dò dầu khí, các nhà đầu tư Hàn Quốc đã có mặt ở 42 địa
phương của cả nước, tập trung tại các tỉnh có điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối
phát triển theo thứ tự sau
(1) Thành phố Hồ Chí Minh với 610 dự án có tổng vốn đăng ký 3,19 tỷ USD
chiếm 30,4% về số dự án và 20% tổng vốn đầu tư

20


(2) Đồng Nai với 221 dự án có tổng vốn đăng ký 2,5 tỷ USD, chiếm 11,8%
về số dự án và 15,8 % tổng số vốn đầu tư
(3) Hà Nội với tổng số dự án là 242 dự án có tổng vốn đăng ký là 2,35 tỷ
chiếm 12,2% về số dự án và 14,7% về số vốn đầu tư
(4) Bà Rịa Vũng Tàu với 23 dự án có tổng vốn đăng ký 1,21 tỷUSD chiếm
1,1% Về số dự án và 7,6% tổng số vốn đầu tư
(5) Bình dương với 355 dự án có tổng vốn đăng ký 971 trUSD chiếm 17,7%
về số dự án và 6,1% tổng số vốn đầu tư
Riêng 5 địa phương này đã chiếm 72,4% về số dự án. Ngoài ra còn có các địa
phương như: Hải Dương, Hưng yên, Vĩnh phúc, Nam định, Bắc Giang
BẢNG 2: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM THEO ĐỊA
PHƯƠNG (TÍNH ĐẾN HẾT NGÀY 20/12/2008 - CHỈ TÍNH CÁC DỰ ÁN CÒN HIỆU
LỰC)

STT

ĐỊA PHƯƠNG

SỐ DỰ ÁN

TỔNG VỐN ĐẦU

VỐNĐIỀU

TƯ(USD)

LỆ(USD)

1

THỪA THIÊN HUẾ

1

481740000

20000000

2

HÀ NỘI

72


279838781

82475781

3

ĐÀ NẴNG

1

200100000

30100000

4

LONG AN

10

199951079

66600000

5

ĐỒNG NAI

18


190562082

186257082

6

BẮC NINH

10

130700000

38350000

7

BÌNH DƯƠNG

34

95862866

42163395

8

TP HỒ CHÍ MINH

102


77604717

48910570

9

HẢI DƯƠNG

7

36488208

9440000

10

HƯNG YÊN

12

27444300

15812500

11

VĨNH PHÚC

2


19225000

6125000

12

NAM ĐỊNH

1

17000000

17000000

13

BẮC GIANG

5

12600000

5200000

21


14

BÌNH THUẬN


4

10900000

10700000

15

LÂM ĐỒNG

3

6925000

4300000

16

HẢI PHÒNG

3

5993000

2400000

17

HÒA BÌNH


2

5000000

5000000

18

TÂY NINH

2

3000000

2700000

19

NINH BÌNH

2

2300000

700000

20

CẦN THƠ


1

200000

200000

293

1804435033

595434328

TỔNG SỐ

Nguồn: Cục đầu tư và Bộ kế hoạch đầu tư
d. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Trong số các dự án của Hàn Quốc có hiệu lực nói trên đã có khoảng 1200 dự
án đi vào sản xuất kinh doanh và có doanh thu. Trong số các dự án của Hàn Quốc
vào Việt Nam có một số dự án lớn tập trung vào ngành công nghiệp như:
1.

Dự án công ty TNHH Posco-Việt Nam, sản xuất thép tại tỉnh Bà Rịa

Vũng Tàu, tổng vốn đầu tư 1,12 tỷ USD
2.

Dự án công ty TNHH một thành viên Keangnam-Vina xây dưng khu

khách sạn cao cấp văn phòng cho thuê tại Hà Nội tổng vốn đầu tư 500 tỷ USD hiện

dự án đang trong quá trình xây dựng
3.

Dự án xây dựng đường cao tốc tại thành phố Hồ Chí Minh của tập

đoàn GS Hàn Quốc, tổng vốn đầu tư lên tới 340 tr USD
4.

Công ty sản xuất đèn hình ORION-HANEL tại Hà Nội (vốn đầu tư

178,58tr USD)
5.

Công ty trách nhiệm hữu hạn DAEHA kinh doanh khách sạn 5 sao tại

Hà Nội vốn đầu tư lên tới 177,4 triệu USD
6.

Trong công nghiệp sản xúất ô tô có công ty ô tô Việt Nam - DaeWoo

tại Hà Nội, vốn đầu tư đăng ký là 32,3tr USD, vốn pháp định là 10tr USD. Là công
ty 100% vốn của Daewoo hoạt động từ năm 1996 có hiệu quả có sản phẩm xuất
22


khẩu, thị phần xe DAEWOO tại Việt Nam chiếm 15%, công ty có lãi từ năm 2000
7.

Đặc biệt trong lĩnh vực sửa chữa đóng tầu biển có công ty TNHH tầu


biển HUYNDAI-VINASIN tại Khánh Hòa vốn đầu tư có 149,49 tr USD giữa 4
công ty thuộc tập đoàn HUYNDAI (chiếm 70% vốn pháp định) với tổng công ty
đóng tàu Việt Nam (có 30% vốn pháp định) Nhà máy hoạt động từ năm 1999 và là
một trong những trọng điểm đóng tàu của Việt Nam
8.

Trong lĩnh vực y tế có dự án bệnh viện đa khoa Kwang Myung Việt

Nam quy mô 1000 giường bệnh có khả năng khám chữa bệnh cho 6000 -7000
người trên một ngày
2.2 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM SANG HÀN QUỐC

Tính đến hết tháng 10 năm 2009, các doanh nghiệp Việt Nam mới đầu tư sang
Hàn Quốc 6 dự án với tổng vốn đầu tư 1, 96 triệu USD bao gồm:
_ Công ty trách nhiệm hữu hạn đồ biển Sài Gòn, Giấy phép số 2311/GP cấp
ngày 17/2/2003 là liên doanh giữa Công ty TNHH Thiên Lộc Phát với Ông HagYeol Ryu để kinh doanh nhà hàng Việt Nam tại Seoul Hàn Quốc, tổng vốn đầu tư
là: 144000 USD, trong đó bên Việt Nam góp thêm là: 72.000 USD
_ Công ty VEAM Korea, giấy phép số 2465/GP cấp ngày 21/3/2005 là liên
doanh giữa Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp và Công ty Hans Part
Co.., Ltd. P&H INC Hàn Quốc để thu mua linh kiện, phụ tùng ô tô cho VEAM, hỗ
trợ phát triển sản phẩm mới và những hoạt dộng kinh doanh khac liên quan đến
ôtô, dự án có tổng vốn đầu tư là : 970000 USD
_ Công ty TNHH Công nghiệp ShinSung, Giấy chứng nhận đầu tư số:
11/BKH-ĐTRNN cấp ngày 8/12/2006 là dự án 100% vốn Việt Nam của công ty
trách nhiệm hữu hạn Đạt Thành đẻ sản xuất nhựa PE, PP, HA tổng số vốn đầu tư
150.000 USD
_ Công ty liên doanh K& V số giấy chứng nhận đầu tư 19/BKH –ĐTRNN
23



cấp ngày 2/2/2007 là dự án 100% vốn Việt Nam của Công ty Hoàng Ngcoj Sơn
Hàn với mục tiêu sản xuất thép, tiếp thị, xúc tiến kinh doanh xuất khẩu và phân
phối sản phẩm nhựa tái sinh, tổng vốn đầu tư lên đến : 300.000 USD
_ Công ty liên doanh JPC số giấy chứng nhận đầu tư là : 25 BKH- ĐTRNN,
cấp ngày 7/3/2007 với tổng vốn đầu tư là 147.000 USD, mục tiêu sản xuất, kinh
doanh, tiếp thị và phân phối sản phẩm, thuê thiết bị máy móc
_ Công ty TNHH thương mại và môi giới Hàn Việt, số giấy chứng nhận đầu
tư 71/BKH-ĐTRNN, cấp ngày 12/10/2007 với tổng vốn đầu tư 250.000 USD mục
tiêu: buôn bán lẻ các loại thực phẩm nông sản, sợi vải quần áo, phụ liệu
3) QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC TỬ NĂM 2001 ĐẾN
2009
3.1 QUY MÔ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC

. Ngay sau khi Việt Nam và Hàn Quốc quyết định nâng cấp mối quan hệ song
phương lên thành mối quan hệ: “Đối tác toàn diện trong thế kỷ 21” quan hệ thương
mại hai nước tiếp tục có những bước phát triển nổi bật. Năm 2006, kim ngạch buôn
bán giữa hai nước đạt 4, 71 tỷ USD gấp 10 lần so với kim ngạch hai nước từ hồi
mới thiết lập quan hệ vào năm 1992. Kim ngạch thương mại giữa hai nước không
ngừng tăng lên. Tính đến cuối tháng 11/2008 kim ngạch buôn bán song phương đạt
trên 9,213 tỷ USD, tăng 44,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu của
Việt Nam sang Hàn Quốc là xấp xỉ 2tỉ USD, tăng 49,5 % và kim ngạch xuất khẩu
từ Hàn Quốc đạt 7, 135 tỷ USD tăng 41, 47 %. Bất chấp những biến động trong thị
trường kinh tế và tài chính nhưng về cơ bản trao đổi thương mại hai chiều vẫn duy
trì ở mức cao. Hàn Quốc trở thành đối tác trao đổi thương mại lớn thứ 6 của Việt
Nam sau Trung Quốc, Nhật, Mỹ, Singapo, Đài loan. Quy mô trao đổi thương mại giữa
hai bên gấp 20 lần so với năm 1992

24



3.2 CƠ CẤU XUẤT KHẨU

Tính đến hết năm 2009 Hàn Quốc đang chiếm giữ vị trí là thị trường xuất
khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam sau Mỹ, Nhật Bản và EU. Kể từ sau khi FTA Hàn
Việt (năm 2007) được ký kết cả số lượng và kim ngạch một số mặt hàng xuất khẩu
của Việt Nam gia tăng mạnh.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Hàn Quốc gồm có: thủy
hải sản, dầu thô, than đá, máy móc thiết bị điện và phụ tùng, đồ gia dụng quần áo
giầy dép, đồ gỗ, thủy sản chế biến, cao su, sắn lát cà phê. Trong đó các mặt hàng
thủy sản vẫn là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có kim ngạch cao
nhất, chiếm 23% tổng kim ngạch xuất khẩu cao nhất của ta. Năm 2001 Việt Nam
và Hàn Quốc đã ký kết được thỏa thuận về kiểm dịch hàng thủy sản với Hàn Quốc,
theo đó Hàn Quốc công nhận giấy chứng nhận vệ sinh thực phẩm do Cục Quản lý
Chất lượng và Vệ sinh thú y Thủy Sản Việt Nam cấp. Mặt khác Hàn Quốc là một
thị trường có nhu cầu lớn, trong khi sản lượng đánh bắt trong nước liên tục suy
giảm và nhu cầu tiêu dùng trong nước tương đối cao. Việt nam đã tiếp cận được thị
trường thủy sản tại Hàn Quốc. Tính chung 6 tháng đầu năm 2009 Hàn Quốc đã
nhập khẩu 43,776 tấn hải sản từ Việt Nam với giá trị lên tới 128,7 triệu USD trong
đó cá là mặt hàng chiếm tỉ trọng cao nhất trong nhóm mặt hàng hải sản xuất khẩu
sang Hàn Quốc (12,8%).
Tiếp theo là các mặt hàng giày dép cao su, đồ gỗ, cà phê, cao su, than đá là
những mặt hàng có mức tăng trưởng cao trong những tháng đầu năm 2009. Theo
thống kê của Tổng cục Hải Quan, doanh số nhập khẩu than đá từ Việt Nam của
Hàn Quốc là tăng lên 221% trong vòng 2 năm từ 29/6/2007 đến 29/6/2009.
Theo số liệu thống kê của tổng cục Hải Quan cho biết trong 8 tháng đầu năm
2009 kim ngạch xúât khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 1,3 tỷ USD
tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước

25



×