Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.02 KB, 23 trang )

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Thùy Dung (532389)
Nguyễn Thị Thúy Hà (532400)
Nguyễn Thị Thanh Huyền (532422)
Võ Thị Thu Hoài (532417)
A / Đặt vấn đề
Nước là nguồn tài nguyên quý báu và hết sức thiết yếu đối với sự sống trên trái đất. Thực
tiễn chỉ ra rằng quốc gia nào quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, trong đó có việc
khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước, thường xuyên bảo đảm cho nguồn nước trong sạch,
thì hạn chế được nhiều dịch bệnh, chất lượng cuộc sống được nâng lên. Bởi vậy, ở nước ta,
một mặt khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất, xây dựng, nhưng mặt khác cần coi trọng
việc bảo đảm nguồn nước sinh hoạt sạch. Nhà nước có chiến lược phát triển bền vững
nguồn nước, nhưng mỗi tổ chức, cá nhân trong cộng đồng cần nâng cao ý thức sử dụng
hợp lý và bảo vệ, giữ gìn sự trong sạch của nguồn nước sinh hoạt, hạn chế tình trạng nguồn
nước bị nhiễm bẩn không đáng có. Ðối với người dân vùng lũ lụt, sau nước rút, môi trường
sống, nhất là nguồn nước bị ô nhiễm nặng. Ði liền với công tác vệ sinh, dọn sạch bùn đất,
ngành y tế cung ứng đủ Clo-ra-min B cho các hộ gia đình diệt khuẩn, bảo đảm có nguồn
nước sinh hoạt. Ðiều đó cũng có nghĩa góp phần loại trừ các loại dịch bệnh nguy hiểm, bảo
vệ và nâng cao sức khỏe người dân.
Vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm nước nói riêng luôn là vấn đề nhức nhối
của toàn thế giới,mặc dù đã có nhiều biện pháp, nhiều chương trình hành động nhưng thực
sự vẫn chưa đạt được nhiều kết quả. Là những sinh viên khoa tài nguyên môi trường chúng
em lựa chon tìm hiểu về vấn đề này mong sẽ có thu thập thêm được nhiều thông tin bổ ích,
tích lũy thêm kiến thức cho bản thân và giúp mọi người hiểu nhiều hơn về sự ô nhiễm
nguồn nước hiện nay.
B / GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm ... bị các hoạt
động của con người làm nhiễm các chất có thể gây hại cho con người và cuộc sống các
sinh vật trong tự nhiên.
Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: nước ngầm, nước ở các sông


hồ, tồn tại ở thể hơi trong không khí... Nước bị ô nhiễm nghĩa là thành phần của nó tồn tại
các chất khác, mà các chất này có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật
trong tự nhiên. Nước ô nhiễm thường là khó khắc phục mà phải phòng tránh từ đầu.
Cơ chế và ảnh hưởng của ô nhiễm nước thì được biết rõ. Chủng loại các loại ô nhiễm,
cách tác động sinh học của chúng đã được nghiên cứu nhiều. Tuy nhiên, vấn đề là những
chất rắn có thể hoà tan hay lơ lững trong nước sẽ được mang đi xa nguồn thải. Do sự
đồng nhất của môi trường nước, các chất gây ô nhiễm gây tác động lên toàn bộ sinh vật ở
dưới dòng, đôi khi cả đến vùng ven bờ và vùng khơi của biển. Vấn đề đặc biệt nữa là nước
là dung môi của nhiều chất, nước chảy qua những địa hình thấp và vùng nghèo O2 hoà tan.
Nhiệt độ càng cao thì O2 hòa tan càng ít.
Nhiệt
độ
Nồng độ O2 bão hòa trong nước
ngọt
Trongnước biển
(2%NaCl)
(thể tích)cm3/l
Thể
tích( cm3/l)
Trọng lượng(mg/l)
0
o
C 10,24 14,16 7,97
5
o
C 8,98 12,37 7,07
10
o
C 7,96 10,92 6,35
15

o
C 7,15 9,76 5,79
20
o
C 6,50 8,84 5,31
25
o
C 5,95 8,11 4,86
30
o
C 5,48 7,53 4,46
Ðiều này chứng tỏ rằng O2 là nhân tố hạn chế trong môi trường nước.
Từ đó ta thấy:
- Ðộng vật thuỷ sinh phải có sự trao đổi khí qua mang rất mạnh, dễ bị ảnh hưởng của ô
nhiễm hoá học.
- Chúng có thể thiếu O2 khi nhiệt độ gia tăng, nhất là vào mùa hè, lưu lượng nước sông ít,
nhiệt độ cao.
- Dao động nhiệt của nước sông ít, đa số sinh vật là hẹp nhiệt.
Các đặc điểm trên cho thấy là môi trường nước rất dễ bị ô nhiễm, các ô nhiễm từ đất,
không khí đều có thể làm ô nhiễm nước, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người và các sinh
vật khác.
1. Tình trạng ô nhiễm nước trên thế giới
Ô nhiễm nước đang là vấn đề đáng báo động trên thế giới hiện nay. Đặc biệt là các nước
phát triển.cùng với sự phát triển thì các khu công nghiệp.nhà máy…đã thải ra môi trường
hang loạt các lượng chất thải độc hại.làm cho nguồn nước ở đây bị ô nhiễm trầm trọng.
Đây là một số ví dụ điển hình:
Tại Sukinda, Ấn Độ, các nữ công nhân
phải tiếp xúc với nước nhiễm bẩn cực
nặng. Hậu quả của nó là tình trạng
vô sinh, thai nhi bị dị tật và chết lưu.



Hàm lượng thủy ngân trong nước ngầm ở Vapi, Ấn Độ, cao gấp
96 lần so với tiêu chuẩn sức khỏe do Tổ chức Y tế Thế giới
quy định.
\Những nơi ô nhiễm nhất trên thế giới


Năm 2000, vụ tai nạn hầm mỏ xảy ra tai công ty Aurul
( Rumani) đã thải ra 50-100 tấn xianu và kim loại nặng
(như đồng) vào dòng sông gần Baia Mare ( thuộc vùng
Đông- Bắc). Sự nhiễm độc này đã khiến các loài thuỷ
sản ở đây chết hàng loạt, tổn hại đến hệ thực vật và làm
bẩn nguồn nước sạch, ảnh hưởng đến cuộc sống của 2,5
triệu người.



Năm 1984, Bhopal (Ấn Độ) là nơi đã xảy ra một tai nạn
kinh hoàng khi nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu Union
Carbide India. thải ra ngoài môi trường 40 tấn izoxianat
và metila. Theo viiện Blacksmith, chính lượng khí độc
hại này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của
hàng trăm nghìn người dân và khiến 15.000 người tử
vong. Thật đáng lo ngại khi vấn đề ô nhiễm ở khu vực
này vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để. Người ta
nghi ngờ rằng các mạch nước ngầm đã bị nhiễm độc.


Nằm tại khu vực chính giữa đất nước Trung Quốc, dòng

sông Huai dài 1978 km được coi như nơi ô nhiễm nhất
của nước này do các chất thải công nghiệp, động vật và
nông nghiệp, Mức độ mắc các bệnh cao bất thường của
cộng đồng dân cư sống gần lưu vực sông đã khiến chính
phủ phải xếp nguồn nước của con sông ở mức độ ô
nhiễm độc hại nhất. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc
hiện đang cùng với Ngân hàng thế giới nỗ lực giải quyết
tình trạng này.


Marilao( Philipine) Hệ thống các sông gần vùng ngoại ô
tỉnh Bulacan ở Philipines là nơi lưu thông hàng hoá cho
các khu vực thuộc da, tinh chế kim loại, đúc chì. Các
chất ô nhiễm gây ra các vấn đề về sức khoẻ cho cư dân
trong vùng và xa hơn nó còn gây hại tới ngành đánh bắt
tại vịnh Manille.
2. Tình trạng ô nhiễm nước ở Việt Nam :
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện
chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề
rất đáng lo ngại.
Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày
càng nặng nề dối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô
thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải
rắn. ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi
trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất
công nghiệp là rất nặng. Ví dụ: ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và
bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ô xy sinh hoá
(BOD), nhu cầu ô xy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1; hàm lượng
chất rắn lơ lửng... cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép.
Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, H

2
S vượt
4,2 lần, hàm lượng NH
3
vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các
nguồn nước mặt trong vùng dân cư.
Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung
là rất lớn.
Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi
nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500.000 m3/ngày từ các nhà máy
giấy, bột giặt, nhuộm, dệt. ở thành phố Thái Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các
cơ sở sản xuất giấy, luyện gang thép, luyện kim màu, khai thác than; về mùa cạn tổng
lượng nước thải khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu;
nước thải từ sản xuất giấy có pH từ 8,4-9 và hàm lượng NH
4
là 4mg/1, hàm lượng chất hữu
cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi khó chịu…
Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dệt nhuộm ở Bắc Ninh cho
thấy có lượng nước thải hàng ngàn m3/ ngày không qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước
và môi trường trong khu vực.
Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh. ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà
trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản
xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử
lý nước thải; một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… là
những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh,
sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng.
ở thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố lên tới 300.000 -400.000
m3/ngày; hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải, chiếm 25% lượng
nước thải bệnh viện; 36/400 cơ sở sản xuất có xử lý nước thải; lượng rác thải sinh hoại

chưa được thu gom khoảng 1.200m3/ngày đang xả vào các khu đất ven các hồ, kênh,
mương trong nội thành; chỉ số BOD, oxy hoà tan, các chất NH
4
, NO
2
, NO
3
ở các sông, hồ,
mương nội thành đều vượt quá quy định cho phép ở thành phố Hồ Chí Minh thì lượng rác
thải lên tới gần 4.000 tấn/ngày; chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn là có xử lý nước thải; khoảng
3.000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời.
Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các đô thị khác như Hải Phòng, Huế,
Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương… nước thải sinh hoạt cũng không được xử lý độ ô nhiễm
nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiểu chuẩn cho phép (TCCP), các thông
số chất lơ lửng (SS), BOD; COD; Ô xy hoà tan (DO) đều vượt từ 5-10 lần, thậm chí 20 lần
TCCP.
Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện nay Việt
Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần
lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị
rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng
cao. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform
trung bình biến đổi từ 1.500-3.500MNP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu,
tăng lên tới 3800-12.500MNP/100ML ở các kênh tưới tiêu.
Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn nước
ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường nước và sức
khoẻ nhân dân.
Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản, tổng diện tích mặt nước sử dụng cho nuôi trồng
thuỷ sản đến năm 2001 của cả nước là 751.999 ha. Do nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt, thiếu quy
hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi
trường nước. Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hoá chất trong nuôi

trồng thuỷ sản, thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm cho môi trường
nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện
một số tảo độc; thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện thuỷ triều đỏ ở một số vùng ven biển
Việt Nam.
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường
nước, như sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ sở
hạ tầng yếu kém, lạc hậu: nhận thức của người dân về vấn đề môi trường còn chưa cao…
Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường. Nhận thức của nhiều
cấp chính quyền, cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ
môi trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ; chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại ô
nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối với đời sống con người
cũng như sự phát triển bền vững của đất nước. Các quy định về quản lý và bảo vệ môi
trường nước còn thiếu (chẳng hạn như chưa có các quy định và quy trình kỹ thuật phục vụ
cho công tác quản lý và bảo vệ nguồn nước). Cơ chế phân công và phối hợp giữa các cơ
quan, các ngành và địa phương chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa quy định trách nhiệm
rõ ràng. Chưa có chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước theo
lưu vực và các vùng lãnh thổ lớn. Chưa có các quy định hợp lý trong việc đóng góp tài
chính để quản lý và bảo vệ môi trường nước, gây nên tình trạng thiếu hụt tài chính, thu
không đủ chi cho bảo vệ môi trường nước.
Vấn đề môi trường đặc biệt là nguồn nước ở thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói
riêng đang ở mức đáng báo động.Đang cần kêu goi các tổ chức cá nhân chung tay góp sức
cần có những biện pháp giảm thiểu hạn chế…….
II/ Nguyên nhân gây ô nhiễm nước
II.1 / Ô nhiễm do hoạt động tự nhiên
Là sự ô nhiễm do mưa, tuyết tan, gió, bão, lũ lụt. Ô nhiễm này còn được gọi là ô nhiễm
không xác định nguồn gốc.
Nguyên nhân nguồn nước nhiễm bẩn là do thảm thực vật phục hồi sau khi rừng tự nhiên bị
chặt phá chưa đủ để giảm thiểu tác động của dòng chảy do nước mưa, dẫn đến đất bị xói
mòn, rửa trôi làm tăng độ đục của sông chảy qua địa bàn dân cư ảnh hưởng đến công trình
nước tự chảy cung cấp cho người dân.

II.2 /Ô nhiễm do hoạt động nhân tạo
Là sự thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng. Chủ yếu do xả nước thải từ các vùng
dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón
trong nông nghiệp
II.2.1 / Ô nhiễm nước do hoạt động của các khu công nghiệp
Nguyên nhân gây ô nhiễm là do các nhà máy thải các chất cặn bã ra sông làm ô nhiễm
nước mặt, nước ngầm và các vùng cửa sông, bồ biển
Nhiều chất thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu hữu cơ, làm giảm
giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ.
Ngoài ra các chất thải công nghiệp còn chứa nhiều hợp chất hoá học như muối sắt,
mangan, clor tự do, hydro sulfur, phènol... làm cho nước có vị không bình thường. Các
chất amoniac, sulfur, cyanur, dầu làm nước có mùi lạ. Thanh tảo làm nước có mùi bùn, một
số sinh vật đơn bào làm nước có mùi tanh của cá.
Các nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất đồ hộp, thuộc da, lò mổ, đều có nước thải
chứa protein. Khi được thải ra dòng chảy, protein nhanh chóng bị phân hủy cho ra acid
amin, acid béo, acid thơm, H2S, nhiều chất chứa S và P, có tính độc và mùi khó chịu. Mùi
hôi của phân và nước cống chủ yếu là do indol và dẫn xuất chứa methyl của nó là skatol.
Các nhà máy giấy thải ra nước có chứa nhiều glucid dễ dậy men. Một nhà máy trung bình
làm nhiễm bẩn nước tương đươngvới một thành phố 500.000 dân.
II.2.2 / Ô nhiễm nước do nước thải từ các khu dân cư
Sự ô nhiễm này là do sự thải các chất hữu cơ có thể lên men được: sự thải sinh hoạt hoặc
kỹ nghệ có chứa chất cặn bã sinh hoạt, phân tiêu.
Cuộc sống của nhân dân được cải thiện, nhu cầu xả rác cũng không ngừng tăng, trong khi
đó, ý thức vệ sinh công cộng của bộ phận dân chưa thực sự tốt, cơ sở hạ tầng yếu kém,
dịch vụ môi trường chưa phát triển nên khả năng xử lý ô nhiễm môi trường hạn chế.
Theo số liệu thống kê tại Hà Nội, tổng lượng nước thải ngày đêm lên tới (350 – 45) ngàn
m3, trong đó lượng nước thải công nghiệp là (85 – 90) ngàn m3. Tổng khối lượng chất thải
sinh hoạt từ (1.800 – 2.000) m3/ngày đêm, trong khi đó lượng thu gom chỉ được 850
m3/ngày, phần còn lại được xả vào các khu đất ven các hồ, kênh mương trong nội thành,
nói chung các chất thải đều không qua xử lý nên gây ô nhiễm; chỉ số oxy sinh hoá (BOD);

oxy hoà tan; các chất NH4; NO2; NO3; vượt quá quy định nhiều lần. nước ở các sông nội
thành như Tô Lịch, sông Sét, sông Lừ, sông Kim Ngưu có màu đen và hôi thối. Sông Nhuệ
chịu ảnh hưởng nước thải của thành phố Hà Nội có các loại độc chất như: phenol hàm
lượng cao gấp 10 lần so với tiêu chuẩn nước ăn uống sinh hoạt; hàm lượng chất hữu cơ, có
vi khuẩn gây bệnh cao; oxy hoà tan thấp... Có thể nói nước sông Nhuệ đoạn thuộc Hà Nội
– Hà Tây là không bảo đảm chất lượng cấp nước cho ăn uống sinh hoạt.
II.2.3 / Ô nhiêm nước do các hoạt động nông nghiệp
Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân bón hóa học cũng đáng lo ngại. Khi phân
bón được sử dụng một cách hợp lý thì làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng của sản
phẩm cũng được cải thiện rõ rệt. Nhưng các cây trồng chỉ sử dụng được khoảng 30 - 40%
lượng phân bón, lượng dư thừa sẽ vào các dòng nước mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây hiện
tượng phì nhiêu hoá sông hồ, gây yếm khí ở các lớp nước ở dưới.
Sự sử dụng nông dược để trừ dịch hại, nhất là phun thuốc bằng máy bay làm ô nhiễm
những vùng rộng lớn. Các chất này thường tồn tại lâu dài trongmôi trường, gây hại cho
nhiều sinh vật có ích, đến sức khỏe con người. Một số dịch hại có hiện tượng quen thuốc,
phải dùng nhiều hơn và đa dạng hơn các thuốc trừ sâu.

×