Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Xuất khẩu sản phẩm nội thất tại Công ty Cổ phần Nội thất Hòa Phát – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.87 KB, 36 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, với xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa nền kinh tế, hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà ngày
càng được mở rộng thông qua hoạt động xuất nhập khẩu trên thị trường thế giới.
Thông qua hoạt động xuất khẩu, các quốc gia khai thác được lợi thế của mình trong
phân công lao động quốc tế, tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất nước,
chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đặc biệt là tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Đối với Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự
nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để thực hiện thắng lợi
mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Có đẩy mạnh xuất khẩu, mở cửa
nền kinh tế Việt Nam mới có điều kiện thực hiện thành công các mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội và ổn định đời sống nhân dân.
Công ty Cổ phần Nội thất Hòa Phát – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh là một công
ty chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng nội thất từ sắt, thép, gỗ công nghiệp
và gỗ tự nhiên đã nhận thức được vấn đề trên nên luôn nỗ lực khẳng định vị trí của
mình không những trong thị trường nội địa mà ngày càng mở rộng hoạt động kinh
doanh của mình trên thị trường quốc tế. Trong suốt thời gian tồn tại và phát triển,
Công ty đã tìm ra cho mình một hướng đi đúng trong hoạt động xuất khẩu và đạt
được những thành công nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được,
Công ty vẫn còn không ít khó khăn cần phải khắc phục.
Vì mục đích muốn tìm hiểu hoạt động xuất khẩu tại Công ty để từ đó đưa ra một
số giải pháp nhằm phát triển hơn nữa hoạt động xuất khẩu trong tương lai, tôi đã
chọn đề tài: “Xuất khẩu sản phẩm nội thất tại Công ty Cổ phần Nội thất Hòa
Phát – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh” là đề tài thu hoạch cho quá trình
thực tập của mình.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài thu hoạch của tôi gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về Công ty Cổ phần Nội thất Hòa Phát – Chi nhánh TP. Hồ
Chí Minh
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm nội thất của Công ty Cồ
phần Hòa Phát – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh
1




Chương 3: Một số giải pháp đối với hoạt động xuất khẩu sản phẩm nội thất của
Công ty Cổ phần Nội thất Hòa Phát – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong nhận được ý kiến nhận xét để giúp tôi có
thể hoàn thiện kiến thức chuyên môn cho mình.

2


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
NỘI THẤT HÒA PHÁT – CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH
I. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Nội thất Hòa Phát – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh được thành
lập ngày15/01/1996 dưới chủ trương mở rộng quy mô hoạt động ở miền Nam của
Công ty TNHH Nội thất Hòa Phát - Hà Nội với tên gọi ban đầu là Công ty TNHH
Nội thất Hòa Phát – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, ngày 30/03/1996 Công ty bắt đầu
khởi công xây dựng nhà máy sản xuất ghế xoay văn phòng tại Cát Lái và chính thức
đưa vào vận hành tháng 09/1996.
Năm 2003, Công ty đã đầu tư mở rộng quy mô nhà máy sản xuất hàng sơn PU
cao cấp và xây dựng nhà máy sản xuất đồ gỗ tự nhiên hiện đại đáp ứng nhu cầu cao
cấp và đa dạng của cả lĩnh vực văn phòng và gia đình.
Tháng 10 năm 2006, theo chủ trương tái cấu trúc Tập đoàn Hòa Phát, Công ty
Nội thất Hòa Phát chuyển đổi mô hình hoạt động của công ty Trách nhiệm hữu hạn
thành công ty Cổ phần và là Công ty thành viên của Tập đoàn Hòa Phát.
Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Nội Thất Hòa Phát – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh
Tên quốc tế: Hoaphat Furniture JSC
Website: www.hoaphat.com.vn
Địa chỉ: 121 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, Quận Bình Thạnh.
Điện thoại: (0084)8-8404613/87

Email:
Mã số thuế: 0100385089 – 001
Số đăng ký kinh doanh: 4113025054
Số tài khoản: 310 1000 0629185 tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh
Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 23/2/2008, tại thành phố Hồ Chí Minh, 485 doanh nghiệp đạt danh hiệu
Hàng Việt Nam chất lượng cao 2008 và 43 doanh nghiệp được người tiêu dùng tín
nhiệm “Dịch vụ hài lòng nhất”, đã được báo Sài Gòn Tiếp Thị chính thức công bố
và vinh danh. Trong danh sách đó, Nội thất Hòa Phát tự hào là một trong 35 doanh
nghiệp dành vị trí thương hiệu dẫn đầu.
3


Năm 2009, công ty Cổ phần Nội thất Hòa Phát lần thứ 3 liên tiếp trở thành Công
ty nội thất tư nhân hàng đầu tại Việt Nam, đứng trong top VNR 500 – Bảng xếp
hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam do báo điện tử Vietnam.net dưới sự bảo
trợ và tư vấn của trường Đại học Harvard (Mỹ) bình chọn.
Năm 2010, năm thứ mười lăm được đánh dấu bằng sự phát triển cả về quy mô và
tầm vóc với chiến lược nâng tầm sản phẩm của Công ty, công ty CP Nội thất Hòa
Phát – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã xây dựng thêm nhà máy sản xuất tủ sắt, két
sắt tại Bình Dương với công nghệ hiện đại bậc nhất hiện nay.
II. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức hành chính và quản lý nhân sự
1. Chức năng
Công ty trực tiếp tổ chức sản xuất các mặt hàng nội thất như: các loại bàn ghế
phục vụ gia đình: bàn ghế khung sơn tĩnh điện, khung mạ Ni-Cr, các mặt hàng gia
dụng khác như kệ tivi, cầu là, mắc áo, ghế nghỉ, các loại giá, kệ…Các loại bàn ghế,
tủ phục vụ văn phòng làm từ gỗ, sắt, vải, mút nhựa như bàn gỗ, tủ gỗ, giá gỗ phủ
vật liệu chống cháy, chống xước, các loại ghế xoay nâng hạ, các loại tủ sắt, bàn sắt,
giá sắt…
Tổ chức kinh doanh các mặt hàng nội thất đã sản xuất cho các doanh nghiệp,

trường học, đại lý…trong nước.
Tổ chức xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp các mặt hàng nội thất ra thị trường nước
ngoài.
2. Nhiệm vụ
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về sản xuất kinh
doanh theo đúng luật pháp hiện hành của Nhà nước và chủ trương của Tập đoàn đề
ra.
-

Tổ chức nghiên cứu nâng cao năng suất lao động, đổi mới trang thiết bị, tổ chức

tiếp thị tốt để nâng cao năng lực kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh đảm bảo kinh
doanh có hiệu quả ngày càng cao.
-

Chấp hành pháp luật của Nhà nước, thực hiện các chế độ, chính sách về quản lý

và sử dụng tiền vốn, vật tư, tài sản, nguồn lực, hạch toán kinh tế và thực hiện nghĩa
vụ với Nhà nước.
4


-

Tổ chức tốt bộ máy doanh nghiệp, quản lý toàn diện, đào tạo và phát triển đội

ngũ cán bộ công nhân viên, chăm lo đời sống và tạo điều kiện thuận lợi cho người
lao động làm việc, thực hiện phân phối công bằng.
3. Cơ cấu tổ chức hành chính
GIÁM ĐỐC

CHI NHÁNH
PHÓ GIÁM ĐỐC
CHI NHÁNH

PHÒNG
TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÍNH

PHÒNG
KẾ
TOÁN
TÀI VỤ

PHÒNG
KINH
DOANH
TIẾP
THỊ

PHÒNG
VẬT


NHÀ MÁY

Gỗ
công
nghiệp


Gỗ sơn

Gỗ tự
nhiên

Cơ khí

Két sắt

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức tại Công ty CP Nội thất Hòa Phát
- chi nhánh TP. Hồ Chí Minh
(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính năm 2010)
Với mô hình tổ chức trực tuyến chức năng này, Công ty Cổ phần Nội thất Hòa
Phát – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh có sự năng động trong quản lý và điều hành.
Các mệnh lệnh và chỉ thị của cấp trên xuống cấp dưới được truyền đạt nhanh chóng
và tăng độ chính xác. Đồng thời Ban Giám đốc có thể nắm bắt được một cách cụ
thể, chính xác và kịp thời những thông tin ở các bộ phận cấp dưới, từ đó có những
chính sách, chiến lược điều chỉnh phù hợp cho từng bộ phận trong từng giai đoạn,
từng thời kỳ và tạo ra sự hoạt động ăn khớp giữa các phòng ban có liên quan với
5


nhau, giảm được chi phí quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công
ty. Theo cơ cấu tổ chức này, thông tin được phản hồi nhanh chóng giúp ban lãnh
đạo Công ty có thể kịp thời giải quyết các vấn đề bất trắc xảy ra.
 Chức năng, nhiệm vụ một số phòng ban
-

Ban Giám đốc: Giám đốc chi nhánh có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của


chi nhánh, thực hiện mối quan hệ, giao dịch ký kết hợp đồng. Chịu trách nhiệm
trước pháp luật và là người quyết định tổ chức bộ máy quản lý và phương hướng
hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Bên cạnh đó, Giám đốc được hỗ trợ đắc lực
bởi một Phó Giám đốc, Phó Giám đốc là người đóng vai trò tham mưu cho giám
đốc trong các công tác hàng ngày đồng thời có trách nhiệm thay mặt giám đốc lúc
cần thiết.
- Phòng Tổ chức Hành chính: Giúp Giám đốc thực hiện chức năng quản lý thống
nhất, tổ chức nhân sự, quản lý công tác hành chính, bảo vệ tài sản cho Công ty và
các hoạt động đoàn thể theo đúng định hướng và kế hoạch.
-

Phòng Kế toán tài vụ: Tổ chức thực hiện công tác hạch toán, quyết toán, quản lý

vốn. Xác định, phân tích và đánh giá kết quả kinh doanh, thường xuyên báo cáo với
Giám đốc. Chịu trách nhiệm quản lý vốn và tài sản, hàng hóa, giám sát thu chi tại
Công ty.
-

Phòng Kinh doanh Tiếp thị: Thực hiện công tác kinh doanh và xuất nhập khẩu.

Triển khai thực hiện các chiến lược kinh doanh, xúc tiến bán hàng, tổng hợp các
thông tin phản hồi về hoạt động kinh doanh.
* Cơ cấu tổ chức và nhân sự của phòng kinh doanh – tiếp thị
- Trưởng phòng Kinh doanh – Tiếp thị có nhiệm vụ lập kế hoạch tiếp thị và tiêu
thụ hàng hóa, giao dịch, đàm phán, đề xuất Ban Giám đốc ký kết hợp đồng mua bán
hàng hóa. Ngoài ra, Trưởng phòng cũng thường xuyên nghiên cứu và đề nghị các
mục tiêu để thỏa mãn yêu cầu khách hàng, nghiên cứu thị trường để đề xuất phát
triển mặt hàng mới.
-


Phó phòng Kinh doanh – Tiếp thị: Giúp trưởng phòng lập kế hoạch tiếp thị, tiêu

thụ hàng hóa. Thay mặt trưởng phòng giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng, nghiên
cứu và đề nghị các mục tiêu để thỏa mãn khách hàng.
6


-

Nhân viên nghiệp vụ xuất nhập khẩu: Lập và theo dõi hợp đồng xuất nhập khẩu,

tiến độ thực hiện hợp đồng (làm lệnh sản xuất cho các nhà máy, thông báo lịch giao
hàng với khách hàng, chuyển giao chứng từ cho khách hàng…) Thống kê số liệu trì
hoãn việc giao nhận hàng (nếu có) và xác định nguyên nhân trong sổ theo dõi hợp
đồng. Gửi và nhận thư từ giao dịch với khách hàng, theo dõi và thống kê những
khiếu nại của khách hàng.
-

Nhân viên nghiệp vụ biên dịch: Làm nhiệm vụ phiên dịch cho lãnh đạo công ty,

biên dịch các hồ sơ xuất nhập khẩu. Truy cập Internet tìm các thông tin cần thiết
phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh của công ty.
4. Hoạt động quản lý nguồn nhân sự
Từ bảng 1.1 về cơ cấu lao động ta có thể thấy rằng qua các năm Công ty đã
tuyển dụng thêm nhiều nhân sự mới chứng tỏ quy mô hoạt động của Công ty ngày
càng mở rộng và phát triển. Cụ thể, năm 2008 tổng số nhân viên Công ty là 495
người thì qua năm 2009 là 533 người, tăng 38 người so với năm 2008, năm 2010 đã
tăng 253 người so với năm 2009 tương ứng với tỷ lệ tăng là 47,46% do Công ty đã
mở thêm nhà máy két sắt tại Bình Dương nên nhu cầu tuyển dụng cao.

Theo phân loại trình độ ta có thể nhận thấy rõ là trình độ của nhân viên ngày
càng được chú trọng chứng tỏ Công ty đã quan tâm hơn tới vấn đề phát triển nhân
sự, tuyển dụng những người có trình độ học vấn vào những phòng ban quản lý để
nhằm mục đích giúp cho hoạt động kinh doanh của mình ngày càng tốt hơn. Cụ thể
năm 2008 trình độ đại học và cao đẳng là 32 người thì qua năm 2009 đã tăng thêm
15 người, tức tăng thêm 46,8%, trình độ trung cấp cũng đã tăng thêm 11 người năm
2009 và qua năm 2010 tăng thêm 14 người. Còn lao động phổ thông thì qua năm
2010 do nhu cầu cần phân bố lao động vào các phân xưởng sản xuất tại nhà máy
mới nên đã tăng thêm 234 người so với năm 2009 tương ứng với tỷ lệ tăng là
53,4%.
Bên cạnh đó dựa vào tỷ lệ phân loại theo giới tính ta thấy sở dĩ số nhân viên nam
luôn nhiều hơn nhân viên nữ do đặc trưng công việc tại các nhà máy cần những
người khỏe mạnh và làm việc với cường độ cao thì nam đáp ứng được yếu tố này
tốt hơn nữ, cụ thể năm 2008, số nam là 317 người, chiếm 64% trong khi số nhân
7


viên nữ là 178 người, chỉ chiếm 36%. Qua năm 2009 cũng vậy, số nhân viên nữ
được tuyển dụng là 26 người, số nam được tuyển dụng là 12 người, mặc dù số nữ
nhiều hơn số nam vì Công ty muốn phân bổ nữ vào phòng kế toán và phân xưởng
gỗ sơn, những công việc cần những người khéo léo và cẩn thận nhưng nếu xét về
tổng số thì số nam vẫm chiếm trên 60%. Năm 2010, vì có nhà máy mới nên số nhân
viên nam được tuyển dụng thêm là 148 người, đã tăng 44,98% so với năm 2009, và
số nữ là 105 người, tăng 51,47% , tỷ lệ số nữ vẫn chiếm dưới 40% trong tổng số
nhân viên của công ty.
Cơ cấu nhân sự như trên hiện tại thì phù hợp với yêu cầu của công ty nhưng số
người trên đại học vẫn giữ nguyên là 2 người qua 3 năm, và trình độ đại học, cao
đẳng hay trung cấp mặc dù tăng nhưng tỷ lệ tăng vẫn còn thấp.
III. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2006 – 2010
Dựa vào bảng 1.2 kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Nội thất Hòa

Phát tại Hồ Chí Minh qua 5 năm ta thấy năm 2007 là bước chuyển mình quan trọng
khi công ty trở thành công ty cổ phần. Công ty đã đầu tư vốn vào việc mua các máy
móc mới hiện đại và mở rộng quy mô sản xuất, một loạt sản phẩm mới chất lượng
được tung ra thị trường, mặc dù chi phí tăng lên 55.193 triệu đồng tương ứng với tỷ
lệ tăng 38,05% nhưng mức doanh thu tiêu thụ hàng hóa của công ty năm 2007 cũng
đã tăng lên 40,86% so với năm 2006 và đem lại lợi nhuận đáng kể, tăng 9.156 triệu
đồng tương ứng với mức tăng trưởng 70,56% so với 2006, một con số khiến cho các
nhà sản xuất nội thất khác trong nước khâm phục.
Những năm tiếp theo doanh thu và lợi nhuận đều tăng đều theo thời gian do
Công ty đã ổn định được sản xuất từ khi trở thành công ty Cổ phần, năm 2008 và
2009 chi phí cho hoạt động kinh doanh cũng không tăng nhiều, doanh thu tăng
không cao như năm 2007 so với năm 2006, cụ thể doanh thu năm 2008 tăng thêm
13,24% so với năm 2007, năm 2009 tăng 13,53% so với năm 2008 và lợi nhuận
năm 2008 chỉ tăng 1.797 triệu đồng tương ứng với 8,12% so với năm 2007, năm
2009 cũng không chênh lệch là mấy so với năm 2008, chỉ tăng 2.082 triệu đồng tức
tăng 8,7%.
Tuy nhiên qua năm 2010, công ty đã mở rộng quy mô sản xuất bằng việc xây
8


dựng xong nhà máy sản xuất tủ sắt, két sắt tại Bình Dương với hệ thống máy móc
và dây chuyền công nghệ hiện đại nhất hiện nay, đồng thời một loạt các dòng sản
phẩm nội thất cao cấp sau một thời gian dài nghiên cứu, thiết kế, chế thử đã được
tung ra thị trường và nhận được nhiều phản hồi tích cực, nhiều đơn đặt hàng mới
liên tiếp tới với Công ty, điều này đem lại mức doanh thu tăng thêm 44.246 triệu
đồng, tăng 16,27% so với 2009, lợi nhuận cũng đã tăng 23,04% so với năm 2009.
IV. Vai trò của hoạt động xuất khẩu với Công ty CP Nội thất Hòa Phát – Chi
nhánh TP. Hồ Chí Minh
Bảng 1.3: Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu so với tổng doanh thu của
Công ty CP Hòa Phát - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh

Đơn vị: triệu đồng
Doanh thu xuất

Năm

2008
2009
2010
2009/2008
2010/2009

khẩu

Tổng doanh thu

Giá trị
Tỷ trọng (%)

6.482
2,71

239.475
100

Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tăng trưởng (%)

Giá trị

7.846
2,88
9.708
3,07
1.364
21,04
1.862

271.876
100
316.122
100
32.401
13,53
44.246

Tăng trưởng (%)

23,73

16,27

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty CP Nội thất Hòa Phát 2008 - 2010)

Nhìn chung qua 3 năm thì doanh thu xuất khẩu của Công ty CPHòa Phát – Chi
nhánh TP. Hồ Chí Minh tăng đều theo thời gian, cụ thể năm 2009 so với năm 2008
đã tăng lên 1.364 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng là 21,04%, năm 2010
so với năm 2009 thì tăng 1,862 triệu đồng tức tăng 23,73% .Tuy nhiên doanh thu từ

hoạt động xuất khẩu mới chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng doanh thu của Công ty,
năm 2008 doanh thu xuất khẩu chiếm 2,71%, năm 2009 chiếm 2,88% và 2010 cũng

9


mới chỉ chiếm 3,07%, chưa có sự tăng trưởng vượt trội, điều này chứng tỏ hoạt
động xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài còn chưa được quan tâm sâu sắc, doanh thu
chủ yếu của công ty vẫn từ hoạt động kinh doanh nội địa.
Từ đó ta có thể thấy hoạt động xuất khẩu có ý nghĩa to lớn đối với Công ty, vì
mặc dù mới tham gia xuất khẩu các mặt hàng nội thất những năm gần đây nhưng có
thể thấy giá trị xuất khẩu các năm có tăng lên với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm trên
20% chứng tỏ Công ty có tiềm năng phát triển xuất khẩu trong tương lai. Nếu chú
trọng hơn nữa vào hoạt động xuất khẩu Công ty sẽ thu được lợi nhuận cao từ đó có
vốn để tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
Hoạt động sản xuất và kinh doanh chỉ trong nước thôi chưa đủ vì thị trường
trong nước vẫn còn nhỏ, nhu cầu khách hàng trong nước chưa cao vì nếu xét về tốc
độ tăng trưởng của tổng doanh thu ta nhận thấy do doanh thu xuất khẩu chiếm tỷ
trọng nhỏ nên doanh thu từ nội địa vẫn là chính mà tổng doanh thu năm 2009 so với
năm 2008 chỉ tăng trưởng 13,53% và năm 2010 so với năm 2009 tỷ lệ tăng trưởng
là 16,27%, chưa phải là con số khả quan. Hơn nữa sự gia nhập của các đối thủ trong
ngành ngày càng nhiều và mạnh mẽ với những lợi thế riêng của họ, chính vì thế nếu
Công ty không tích cực tìm kiếm thị trường mới thì sẽ nhanh chóng bị đào thải và
thụt lùi so với các nhà sản xuất khác trong ngành.
.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NỘI
THẤT CỦA CÔNG TY CP HÒA PHÁT– CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH
10



I. Tình hình xuất khẩu sản phẩm của Công ty CP Hòa Phát – Chi nhánh HCM
trong giai đoạn 2008 - 2010
1. Kim ngạch xuất khẩu
Bảng 2.1: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu so với ngành của
Công ty CP Hòa Phát – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh qua 3 năm 2008 - 2010
Đơn vị: USD

Năm
2008
2009
2010
2009/2008
2010/2009

Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tăng trưởng (%)
Giá trị
Tăng trưởng (%)

Kim ngạch xuất

Tổng kim ngạch xuất


khẩu của Công ty

khẩu của ngành

324.127
0,017
392.323
0,018
485.429
0,016
68.196
21,03
93.106
23,73

1.890.512.215
100
2.210.863.854
100
2.896.231.448
100
320.351.639
16,94
685.367.594
30,99

(Nguồn:Phòng kinh doanh – tiếp thị Công ty CP Hòa Phát Hồ Chí Minh)
Ta thấy kim ngạch xuất khẩu của Công ty CP Hòa Phát – Chi nhánh TP. Hồ Chí
Minh hàng năm đều tăng lên chứng tỏ Công ty ngày càng phát triển hoạt động xuất
khẩu của mình. Cụ thể năm 2009 kim ngạch xuất khẩu đã tăng thêm 69.196 USD

tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng 21,03% so với năm 2008 và năm 2010 tăng là
93.106 USD tức tăng 23,73% so với năm 2009. Nhưng nếu so sánh với kim ngạch
xuất khẩu nội thất của cả ngành thì kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nội thất của công
ty chỉ chiếm một con số rất nhỏ, năm 2008 kim ngạch xuất khẩu của công ty chiếm
0,017%, năm 2009 chiếm 0,018% và năm 2010 là 0,016% chứng tỏ các nhà sản
xuất trong nước đã và đang rất phát triển hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nội thất
của mình, giúp cho tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành năm 2009 tăng thêm
320.351.639 USD, tăng trưởng 16,94% so với năm 2008 và năm 2010 đã tăng
685.367.594 USD, tăng 30,99% so với năm 2009. Điều này chứng tỏ tiềm năng
xuất khẩu các sản phẩm nội thất của là rất lớn, kim ngạch xuất khẩu đã chạm
11


ngưỡng 3 tỷ USD trong năm 2010, được bạn bè thế giới đánh giá cao về sự phát
triển mạnh mẽ của ngành nội thất Việt Nam.
Trong ngành sản xuất nội thất, Hòa Phát được đánh giá có thế mạnh cao nhất là
các sản phẩm nội thất từ sắt, thép công nghiệp trong khi các công ty khác như Xuân
Hòa, Trường Thành, Trúc Xinh…và rất nhiều các công ty khác lại mạnh về sản
phẩm nội thất từ gỗ tự nhiên, thống kê của Vietrade cho thấy các nước châu Âu,
Nhật Bản, và Hoa Kỳ vẫn là các thị trường xuất khẩu chính trong số 120 quốc gia
và vùng lãnh thổ có mặt sản phẩm đồ gỗ nội thất Việt Nam. Xu hướng hàng nội thất
bằng các loại gỗ rừng trồng như cao su, keo, tràm có ở mức giá trung bình vẫn tiếp
tục được ưa chuộng, tiềm năng phát triển của ngành đồ gỗ nội thất Việt Nam còn rất
lớn bởi khối lượng xuất khẩu hiện tại mới chỉ thỏa mãn được chưa đến 1% nhu cầu
thực tế của thị trường thế giới. Trong khi đó Công ty mới chỉ xây nhà máy sản xuất
đồ gỗ tự nhiên tại Hồ Chí Minh đầu năm 2005 nên kim ngạch xuất khẩu của mặt
hàng này còn thấp, vị thế cạnh tranh với các đối thủ trong ngành đối với mặt hàng
này không cao. Hơn nữa Công ty mới tham gia hoạt động xuất khẩu trong những
năm gần đây nên lượng khách hàng đến với Công ty không nhiều và ổn định,.
Đây là những lý do khiến kim ngạch xuất khẩu nội thất của Công ty CP Hòa

Phát – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh mặc dù có tăng qua các năm nhưng vẫn còn rất
thấp so với toàn ngành.
2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Từ bảng cơ cấu doanh thu xuất khẩu theo mặt hàng trên ta thấy nội thất văn
phòng là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các
mặt hàng xuất khẩu. Trong năm 2009, giá trị xuất khẩu của mặt hàng này là 3.267
triệu đồng, tăng 532 triệu so với năm 2008 tương ứng với 19,45 % và sang năm
2010 thì giá trị xuất khẩu mặt hàng này đã tăng lên 20,17% so với năm 2009 tương
ứng với 659 triệu đồng. Mặt hàng nội thất gia đình cũng chiếm một tỷ lệ quan trọng
luôn đứng thứ 2 trong tổng kim ngạch xuất khẩu các năm. Tuy nhiên doanh thu xuất
khẩu từ mặt hàng này qua các năm có tỷ lệ tăng trưởng mặc dù ổn định nhưng
không cao, cụ thể năm 2009 tăng hơn năm 2008 là 303 triệu đồng tương ứng với

12


18,9% và năm 2010 cũng chỉ tăng thêm 19,67%, và việc cung cấp mặt hàng này vẫn
là những khách hàng quen thuộc chưa có nhiều khách hàng mới và tiềm năng.
Như vậy, nội thất văn phòng và nội thất gia đình có thể coi là hai mặt hàng chủ
lực chính để xuất khẩu của Công ty. Mặc dù nếu xét về tỷ trọng thì có giảm qua các
năm nhưng không phải Công ty không phát triển hoạt động xuất khẩu các mặt hàng
này mà do tỷ trọng của mặt hàng két sắt tăng lên trong tổng lượng hàng xuất khẩu.
Về mặt hàng nội thất từ gỗ tự nhiên thì năm 2009 so việc nhập gỗ nguyên liệu
gặp một số khó khăn và xảy ra vụ hỏa hoạn tại nhà máy đồ gỗ nội thất ở Cát Lái nên
đã giảm lượng sản xuất mặt hàng này một thời gian và chính vì thế doanh thu xuất
khẩu của mặt hàng này cũng đã giảm xuống - 5,02% so với năm 2008, tuy nhiên
năm 2010 thì công ty đã ổn định việc sản xuất trở lại và tiếp tục tìm kiếm các hợp
đồng xuất khẩu mới, giúp công ty thu lại được 1.063 triệu đồng, tăng 250 triệu so
với năm 2009, tương ứng với 30,93%.
Đối với mặt hàng két sắt thì đầu năm 2010 do mở rộng quy mô, có thêm một nhà

máy két sắt tại Bình Dương và đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại nên lượng xuất
khẩu mặt hàng này tăng lên đáng kể so với những năm trước, cụ thể năm 2009 chỉ
tăng 199 triệu tức 31,99 % so với năm 2008 nhưng năm 2010 đã tăng 454 triệu
đồng tương ứng 55,29% và tương lai dự kiến mặt hàng này sẽ có mức doanh thu
xuất khẩu tăng cao và nhanh hơn nữa. Đây là mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng lớn
vì nhu cầu về mặt hàng này ở thị trường nước ngoài rất cao, giá của két sắt Hòa
Phát được đánh giá là thấp so với các nhà sản xuất nước ngoài mà chất lượng đạt
tiêu chuẩn đồng thời các nhà sản xuất mặt hàng két sắt tại Việt Nam không nhiều
nên đối thủ trong ngành với mặt hàng này không mạnh chứng tỏ Hòa Phát rất có vị
thế cạnh tranh đối với mặt hàng này.
Các mặt hàng còn lại như sản phẩm phục vụ trường học, sản phẩm phục vụ công
trình công cộng, công trình thể thao…có doanh thu xuất khẩu hàng năm không ổn
định và chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh thu xuất khẩu, các hợp đồng xuất khẩu
những mặt hàng này không có thường xuyên. Chẳng hạn sản phẩm công trình công
cộng năm 2009 tăng trưởng 34,65% so với năm 2008 nhưng qua năm 2010 thì lại
giảm đáng kể, chỉ thu được 183 triệu đồng, giảm 54 triệu so với năm 2009 tương
13


ửng với tỷ lệ giảm – 22,78%, hay sản phẩm công trình thể thao xét doanh thu cuối
năm 2009 đã tăng lên 240 triệu đồng so với năm 2008, tức là tăng 198,35%, nhưng
năm 2010 lại giảm xuống – 11,91% so với năm 2009.
Mặt hàng giá siêu thị mặc dù tỷ lệ tăng trưởng tăng đều và cao qua các năm,
năm 2009 đạt tỷ lệ tăng trưởng là 65,07% so với năm 2008, năm 2010 tăng 80,77%
so với năm 2009. Mặc dù xét về giá trị thì vẫn chiếm tỷ lệ thấp, năm 2008 doanh
thu xuất khẩu mặt hàng này là 63 triệu, chỉ chiếm 0,97% so với tổng doanh thu xuất
khẩu, năm 2009 cũng chỉ chiếm 1,32% và năm 2010 chiếm 1,93% nhưng cũng
nhận thấy rằng với tỷ lệ tăng trưởng cao như vậy thì nhu cầu về mặt hàng này hàng
năm khá cao và lượng xuất khẩu giá siêu thị đã tăng nhiều hơn vách ngăn, năm
2009 và 2010 kim ngạch xuất khẩu vách ngăn lần lượt đạt 82 triệu và 163 triệu,

trong khi giá siêu thị là 104 triệu và 188 triệu nên cũng có thể coi đây là mặt hàng
có tiềm năng xuất khẩu trong tương lai.
Nhìn chung, hoạt động xuất khẩu đã được Công ty ngày càng chú trọng, tuy năm
2009 gặp một số khó khăn về nguồn hàng và hoạt động sản xuất nhưng tổng doanh
thu xuất khẩu các năm đều tăng và đạt được kế hoạch đề ra. Mặt hàng nội thất văn
phòng và gia đình luôn đạt được mức doanh thu cao và ổn định, ngoài ra mặt hàng
két sắt mặc dù mới đưa vào danh sách xuất khẩu những năm gần đây nhưng cũng
đang dần khẳng định vị trí trong tổng lượng hàng xuất khẩu.
3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu
Qua bảng 2.3 về cơ cấu thị trường xuất khẩu trong 3 năm 2008 – 2010 ta thấy
các thị trường truyền thống và chủ yếu là các nước châu Á như Campuchia, Lào,
Singapore vì các nước này có vị trí địa lý thuận lợi gần với Việt Nam do đó có chi
phí vận chuyển thấp, mặt khác các nước này đã ký hiệp định ưu đãi thuế quan
chung ASEAN nên hàng hóa Việt Nam xuất khẩu được hưởng mức thuế ưu đãi hơn
rất nhiều so với các nước ngoài ASEAN. Đặc biệt là nước Campuchia và Lào, đã có
mối quan hệ tốt đẹp với Việt Nam từ lâu và có chung đường biên giới nên việc vận
chuyển rất thuận lợi. Công ty cũng có văn phòng đại diện tại 2 nước này nên việc
ký kết hợp đồng với công ty có thể diễn ra nhanh chóng và việc tìm các đối tác
cũng trở nên dễ dàng hơn. Cụ thể:
14


Kim ngạch xuất khẩu năm 2009 sang Campuchia là 153.699 USD, tăng 22,84%
so với năm 2008, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu năm 2010 là 164.578 USD, chỉ
tăng 7,08 % so với năm 2009. Năm 2009 việc xuất khẩu các sản phẩm nội thất sang
Lào có vẻ chững lại, doanh thu xuất khẩu đã giảm xuống còn 72.642 USD, giảm
13,74% so với năm 2008 và năm 2010 mặc dù đã tìm kiếm được hợp đồng mới
nhưng cũng chỉ tăng 14.922 USD so với năm 2009, tăng hơn 3.347 USD so với năm
2008.
Singapore cũng là một thị trường vô cùng tiềm năng đối với Công ty, nhìn vào

bảng cơ cấu trên ta có thể thấy năm 2009 doanh thu xuất khẩu đã tăng đáng kể
27,12% so với năm 2008 và năm 2010 đã tăng hơn 40.217 USD so với năm 2009
với tỷ lệ tăng trưởng là 85,15% và hiện nay Singapore vươn lên là thị trường quan
trọng thứ 3. Có được tỷ lệ tăng trưởng cao trong năm 2010 là do sau hai hội chợ
Quốc tế hàng công nghiệp và triển lãm Expo tại Việt Nam - hai hội chợ chuyên
nghiệp nhất về các mặt hàng công nghiệp, gian hàng của Công ty với diện tích 200
m2 được xây dựng công phu hoành tráng đã được khách hàng Singapore quan tâm
và ký hợp đồng trực tiếp với Công ty, đây có thể coi là một dấu hiệu khá tốt về khả
năng xuất khẩu của Công ty trong tương lai vì đã được khách hàng đến từ đất nước
phát triển bậc nhất Châu Á này đánh giá cao và hứa hẹn sẽ là khách hàng lâu dài với
Công ty.
Đối với Dubai, sau triển lãm đồ nội thất ở đây năm 2007, các hợp đồng tới liên
tiếp với Công ty và những năm sau đó việc xuất khẩu sang Dubai đã đạt được
những tăng trưởng đáng khích lệ, cụ thể năm 2009 doanh thu xuất khẩu đạt là
66.973 USD tăng hơn so với năm 2008 là 20,25% và năm 2010 cũng tăng trưởng
hơn so với năm 2009 là 40,45 %, vượt qua Lào và vươn lên đứng vị trí thứ 2 sau
Campuchia. Các khách hàng Dubai đánh giá cao về chất lượng và mẫu mã các mặt
hàng nội thất của Hòa Phát và đặc biệt là mặt hàng nội thất văn phòng và gia đình
có độ bền cao, chịu được sức nóng vốn là đặc trưng của quốc gia này.
Về thị trường Nhật Bản thì kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này không ổn
định, năm 2009 kim ngạch xuất khẩu tăng lên 11.245 USD, với tỷ lệ tăng trưởng
khá cao là 136,6% do nhu cầu nhập nội thất từ gỗ tự nhiên trong năm này tăng đột
15


biến nhưng qua năm 2010 thì lại giảm xuống – 5.848USD tức giảm 30,02% so với
năm 2009, do khách hàng ở thị trường này đòi hỏi chất lượng cao và hầu như không
có nhu cầu về các mặt hàng nội thất từ sắt, thép, gỗ công nghiệp...do tập quán quen
dùng đồ gỗ tự nhiên chứng tỏ thị trường này khó xâm nhập và phát triển.
Xét về thị trường Châu Âu, Công ty chỉ xuất khẩu sản phẩm qua Anh và Phần

Lan, các khách hàng ở thị trường này được đánh giá là khá khó tính trong chất
lượng và mẫu mã các mặt hàng nên tỷ trọng xuất khẩu qua các thị trường này còn
khá khiêm tốn nhưng tăng trưởng đều qua các năm. Riêng về thị trường Anh, kim
ngạch xuất khẩu sang Anh năm 2009 đã tăng 10.657 USD, tăng 188,92% so với
năm 2008 do năm 2008 công ty bắt đầu nhận những đơn hàng đầu tiên của vương
quốc này nhưng sản phẩm Hòa Phát được khách hàng nhận xét là tuy có mức giá
cao hơn sản phẩm của Trung Quốc nhưng họ tin tưởng và chất lượng và độ bền sản
phẩm, đồng thời do phản hồi dao dịch nhanh và tiến độ đáp ứng đơn hàng đảm bảo
nên năm 2009 họ tiếp tục đặt nhiều đơn hàng với số lượng nhiều hơn trước. Đây là
thị trường hứa hẹn phát triển hơn nữa trong tương lai. Đối với thị trường Phần Lan
thì hầu như kim ngạch xuất khẩu qua thị trường này khá ổn định với tốc độ tăng
trưởng 13 – 15% mỗi năm nhưng tỷ trọng khá thấp chỉ chiếm trên dưới 1% so với
tổng kim ngạch xuất khẩu.
Về thị trường Châu Mỹ thì Hòa Phát chỉ xuất khẩu duy nhất sang Mỹ, cụ thể
năm 2009 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này là 12.034 USD, tăng 7.406 USD
tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng 160,02% so với năm 2008 do năm 2009 là năm
khách hàng từ Mỹ đặt hàng nội thất văn phòng nhiều hơn so với năm trước vì mẫu
mã và các sản phẩm mới ra của Công ty trên Catalouge mới được họ khen ngợi là
đa dạng và phù hợp nhu cầu, qua năm 2010 mặc dù có sự tăng trưởng nhưng có vẻ
ổn định hơn, kim ngạch xuất khẩu đạt 14.410 USD, tăng 19,74% so với năm 2009.
Tuy nhiên tỷ trọng xuất khẩu qua thị trường này nẫn chiếm tỷ lệ nhỏ, trên dưới 3%
mỗi năm.
Tóm lại, các thị trường chính xuất khẩu của công ty mới chỉ là các thị trường
quen thuộc, gần gũi và doanh thu xuất khẩu từ các thị trường này vẫn chưa thực sự

16


là cao và không thực sự ổn định, các thị trường mới thì lượng hàng xuất khẩu còn
thấp và các đơn đặt hàng còn mang tính phi vụ, nhỏ lẻ.

4. Chất lượng của hàng xuất khẩu
4.1. Tình hình sử dụng máy móc thiết bị
Công ty Nội thất Hòa Phát – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh luôn chú trọng đầu tư
trang thiết bị hiện đại ngay từ những ngày đầu đi vào sản xuất, các nhà cung cấp
trang thiết bị đều từ Nhật Bản, Italia, Đức, Đài Loan có uy tín và mang thương hiệu
quốc tế được bạn bè thế giới công nhận.
Bên cạnh đó, Công ty không ngừng nâng cao, cải tiến quy trình công nghệ nhằm
nâng cao chất lượng sản phẩm để đưa ra những sản phẩm có chất lượng, độ bền tốt
nhất tới tay khách hàng. Các dây chuyền sản xuất của Công ty đều được đánh giá là
dây chuyền hiện đại nhất trong các nhà máy sản xuất nội thất của Việt Nam hiện
nay như dây chuyền mạ, dây chuyền sơn tĩnh điện, hệ thống cắt máy, máy đột dập,
máy uốn ống, máy cưa…
Đặc biệt, nằm trong kế hoạch trang bị máy móc thiết bị năm 2008, vừa qua,
Công ty đã hoàn thiện lắp đặt và đưa vào chạy thử máy uốn tự động SALVAGNINI
trị giá 600.000 EUR tại Nhà máy sản xuất tủ sắt văn phòng. Đây là một trong những
dòng máy uốn hiện đại nhất trên thế giới hiện nay với công suất 130SP/h. Loại máy
này có thể uốn được các loại tôn tấm dày 0,5 ÷ 2mm, khổ tôn lớn nhất là 1950 x
910mm, với góc uốn lớn nhất là 130o tùy theo chế độ lập trình.
Theo đánh giá của các cán bộ kỹ thuật, các trang thiết bị máy móc hiện tại của
các nhà máy đảm bảo độ chính xác và thẩm mỹ của sản phẩm rất cao, với hệ thống
điều khiển hoàn toàn tự động và hiện đại.
4.2 Nguyên liệu
Nguyên vật liệu phục vụ sản xuất sản phẩm nội thất của công ty bao gồm ống
thép các loại, các loại gỗ tự nhiên và gỗ ép, da, thép cuộn, khóa, ốc vít…Phần lớn
các loại ống thép được cung cấp bởi các nhà máy ống thép trong Tập đoàn, các
nguyên liệu còn lại được Công ty nhập từ nguồn trong nước hoặc nhập khẩu.

17



Nguồn nhập khẩu: công ty đã nhập khẩu trực tiếp nguyên vật liệu từ các nước
Italia, Mỹ, Brazin, Đức, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, các nước Asean với
những nguyên vật liệu như sau:
 Italia: gỗ dăm ván ép phủ Melamie các loại
 Mỹ: gỗ tự nhiên đã xẻ sấy
 Brazin: Da bò thuộc các loại
 Đức: vít liên kết
 Nga, Nhật, Hàn Quốc: thép cuộn
 Canada: Hóa chất mạ
 Các nước Asean: khóa các loại, nẹp PVC, vải, phụ kiện đồ nội thất.
 Trung Quốc: vít, phụ kiện các loại, nẹp PVC…
Đối với các nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu, tất cả các vật tư đều được nhập
trực tiếp từ các hãng sản xuất lớn có uy tín, chất lượng nên đảm bảo luôn ổn định về
chất lượng, số lượng yêu cầu. Đồng thời Công ty cũng đã thiết lập được mối quan
hệ bán hàng truyền thống nên đã đảm bảo được nguồn cung hàng ổn định và ít biến
động về giá nguyên vật liệu.
Nguồn trong nước: mút xốp, gỗ dăm ván ép, nẹp PVC, kính, sơn tĩnh điện, sơn
PU trên gỗ được nhập khẩu từ các nhà sản xuất có uy tín trong nước như các loại gỗ
của Công ty Hoàng Anh Gia Lai. Với các nhà cung cấp trong nước: Công ty đều ký
hợp đồng dài hạn, hỗ trợ về vốn cho nhà cung cấp (nếu cần) để đầu tư máy móc
thiết bị nên khả năng cung cấp lâu dài với giá cả cạnh tranh nhất.
Bên cạnh đó một phần lớn các chi tiết nhựa trong sản phẩm của công ty như tay
ghế, thành ghế, chân bàn... được sản xuất và cung cấp bởi một đơn vị khác trong
Tập đoàn là Công ty Điện Lạnh Hòa Phát, tạo điều kiện cho việc giảm giá thành
cũng như sự chủ động và ổn định cao trong nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho
Công ty.
Nhờ nguồn nguyên vật liệu ổn định và có uy tín trên thị trường trong nước và
ngoài nước như trên nên sản phẩm nội thất của Công ty CP Hòa Phát luôn đạt được
chất lượng cao, được chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO9001:2000 do tổ chức
BVQI của vương quốc Anh đánh giá và công nhận.

18


5.

Hoạt động Marketing xuất khẩu
Giai đoạn trước năm 2001, công ty ít chú trọng vào hoạt động truyền thông.

Với quan điểm tin rằng “tiếng lành đồn xa”, công ty hy vọng sự nỗ lực trong việc
sản xuất các sản phẩm có chất lượng sẽ khiến khách hàng tự biết và tìm đến. Sau
này, sự nỗ lực quảng bá của công ty chủ yếu nằm ở hoạt động hội chợ triển lãm.
Hoạt động này được duy trì hàng năm như tham gia Hội chợ Quốc tế hàng công
nghiệp và Hội chợ triển lãm Expo được tổ chức tại Hồ Chí Minh đã được bạn hàng
một số nước như Anh, Mỹ, Singapore… đánh giá có chất lượng tốt và giá cả phù
hợp với nhu cầu của họ và thực hiện ký kết hợp đồng ngay sau khi nhận được
Catalogue sản phẩm.
Đặc biệt trong 5 ngày từ 1 đến 5/11/2007, nội thất Hòa Phát cùng với đoàn
doanh nghiệp Việt Nam do VCCI dẫn đầu đã tham dự Hội chợ Triển lãm hàng Nội
thất Quốc tế INDEX 2007 được tổ chức tại Dubai. Đây là một trong những hội chợ
truyền thống mà công ty tham gia nhiều năm nay. Gian hàng nội thất của Hòa Phát
nằm trong khu Vietnam Pavillion, vị trí thuận lợi và trang trí bắt mắt, sản phẩm đa
dạng đã trở thành gian hàng thu hút đông khách nhất tại khu Việt Nam. Hòa Phát
tập trung giới thiệu các sản phẩm mới như: bàn ăn làm từ gỗ tự nhiên, bàn làm việc
cao cấp chất liệu verneer, bàn ghế ngoài trời làm từ ống thép và các dòng sản phẩm
như ghế da cao cấp, két bạc chống cháy, bàn ghế học sinh. Đây là lần đầu tiên sản
phẩm gỗ tự nhiên của công ty được trưng bày tại triển lãm nhưng ngay lập tức đã
được đón nhận và đánh giá rất cao. Dù mới xuất hiện nhưng sản phẩm này đã thu
hút sự chú ý của khách hàng. Ngay trong khuôn khổ hội chợ, Công ty đã thực hiện
ký kết một số bản ghi nhớ hợp tác lâu dài với nhiều đối tác lớn và bước đầu thiết lập
quan hệ với các đối tác mới. Số lượng đơn hàng ký kết tại Hội chợ lần này trị giá

gấp 3 lần so với Hội chợ năm trước, tương ứng với khoảng 15-20 container, trong
đó tập trung nhiều các sản phẩm tủ sắt, két sắt, đồ gỗ văn phòng và gỗ tự nhiên.
Thị trường Trung Đông hiện đang là thị trường xuất khẩu chính của Nội thất
Hòa Phát. Qua hội chợ Index 2007, thương hiệu Nội thất Hòa phát càng khẳng định
vị trí vững chắc tại khu vực này. Qua các năm 2008 và 2009, khách hàng đến từ
Dubai ngày một nhiều hơn và lượng hàng xuất khẩu nhờ thế mà tăng lên đáng kể.
19


6. Phương thức xuất khẩu
Hiện nay phương thức xuất khẩu chủ yếu đang được Công ty áp dụng là hình
thức xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu ủy thác.
Với phương thức xuất khẩu trực tiếp Công ty thường cử đại diện của mình đang
ở văn phòng chi nhánh nước ngoài như Campuchia và Lào, hoặc thành viên đại diện
công ty sang nước ngoài để ký kết hợp đồng hay nhiều trường hợp phía đối tác cử
đại diện đến Công ty để thực hiện một số điều khoản hợp đồng. Đối với một số đối
tác ở xa không có điều kiện đàm phán trực tiếp hợp đồng thường ký kết thông qua
các hình thức như: điện thoại, Fax, Email.
Với phương thức xuất khẩu ủy thác, Công ty thường ủy thác cho các Công ty
như Công ty vận chuyển quốc tế Marilink hay Công ty TNHH Voltrans Logistics
khi lượng hàng đặt nhiều trong cùng một thời gian trong khi nguồn nhân lực Công
ty không đủ để thực hiện hết những hợp đồng này, nhược điểm của phương thức
này là Công ty sẽ phải chi hoa hồng cho bên được ủy thác dẫn tới chi phí tăng lên
và lợi nhuận thu lại không nhiều như phương thức xuất khẩu trực tiếp.
7. Phương thức giao hàng và thanh toán
Trước đây Công ty thường sử dụng điều kiện cơ sở giao hàng FOB nên Công ty
chỉ chịu trách nhiệm đối với hàng hóa khi hàng hóa vượt qua lan can tàu tại cảng
bốc hàng quy định. Hiện nay Công ty thường sử dụng điều kiện cơ sở giao hàng
CIF, vì vậy trách nhiệm thuê tàu thuộc về Công ty, vì tính chủ động trong việc thuê
tàu ở Việt Nam với giá rẻ nên lợi nhuận thu về của Công ty nhờ thế mà cao hơn so

với cơ sở giao hàng FOB. Công ty thường thuê tàu của Vinafco hay Lloyd
Triestino.
Trong thanh toán, Công ty thường yêu cầu đối tác mở L/C (Letter of Credit) cho
mình thông qua ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Đây là phương thức đảm
bảo hợp lý, thuận tiện, an toàn, hạn chế rủi ro cho cả Công ty và đối tác. Sau khi
nhận được L/C, Công ty kiểm tra, so sánh với nội dung và điều kiện ghi trong hợp
đồng, nếu có chỗ nào chưa phù hợp Công ty nhanh chóng yêu cầu bên nhập khẩu
sửa chữa bằng văn bản để việc giao hàng kịp thời gian quy định, tránh được thiệt
thòi cho cả hai bên.
20


II. Đánh giá hoạt động xuất khẩu sản phẩm nội thất của Công ty CP Nội thất
Hòa Phát – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh
1. Những thành tựu
Trong thời gian qua, hoạt động xuất khẩu sản phẩm nội thất của Công ty CP Nội
thất Hòa Phát – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã đạt được một số kết quả đáng khích
lệ như sau:
-

Kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng trưởng đều trên 20% chứng tỏ Công ty có

triển vọng phát triển xuất khẩu trong tương lai.
- Công ty đã mở rộng các mặt hàng xuất khẩu, từ các mặt hàng nội thất văn phòng
và gia đình từ sắt, thép và gỗ công nghiệp, Công ty đã xuất khẩu thêm các mặt hàng
như két sắt, nội thất từ gỗ tự nhiên cao cấp hướng tới các khách hàng khó tính và
đòi hỏi chất lượng cao.
- Công ty luôn đổi mới về hình thức, mẫu mã và ngày càng đầu tư về chất lượng
sản phẩm, được bạn hàng nước ngoài đánh giá khá cao.
- Hoạt động Marketing xuất khẩu đạt được những kết quả khá tốt giúp bạn bè quốc

tế biết đến thương hiệu Hòa Phát và chủ động tìm đến ký kết hợp đồng trực tiếp với
Công ty.
- Công ty đã duy trì mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với các thị trường truyền thống
như: Campuchia, Lào, Singapore, Malaysia, Dubai..và cố gắng mở rộng thị trường
mới.
-

Trong phương thức xuất khẩu, Công ty đã cố gắng tạo sự chủ động của mình

trong xuất khẩu trực tiếp với cách tính giá CIF, hạn chế phương thức xuất khẩu ủy
thác để thu được lợi nhuận cao hơn.
2. Những hạn chế
Bên cạnh những thành quả đạt được thì Công ty còn tồn tại khá nhiều hạn chế
trong hoạt động xuất khẩu của mình:
-

Nhìn vào bảng doanh thu xuất khẩu và tổng doanh thu ta có thể nhận thấy rõ

doanh thu của Công ty chủ yếu vẫn là nhờ việc tiêu thụ hàng hóa nội địa, tỷ trọng
kim ngạch xuất khẩu vẫn chỉ chiếm phần nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu toàn

21


ngành chứng tỏ rằng các hợp đồng xuất khẩu của công ty vẫn còn ít và mang tính
phi vụ.
-

Chất lượng các mặt hàng mặc dù đầu tư công nghệ sản xuất khá cao nhưng ở


một số thị trường khó tính như Nhật, Châu Âu đòi hỏi rất nhiều yếu tố không những
về chất lượng mà còn về hình thức mẫu mã thì Công ty vẫn chưa hẳn đáp ứng được.
Công ty chưa có đội ngũ thiết kế đúng nghĩa. Bộ phận kỹ thuật của công ty 100%
được đào tạo từ những trường kỹ thuật thuần túy đặc biệt là số lượng kỹ sư cơ khí
chiếm đa số, còn lại cán bộ đủ kiến thức về đồ họa, thiết kế mỹ thuật, kiến trúc và tư
vấn thiết kế còn yếu. Công ty chỉ mới đáp ứng được việc thiết kế sản phẩm theo
khía cạnh kỹ thuật nhưng chỉ ở dạng sao chép hoặc chủ quan máy móc, thiếu tính
định hướng thị trường ngày càng thích sự sáng tạo và thẩm mỹ.
- Văn phòng đại diện của Công ty ở nước ngoài mới chỉ trong thị trường nhỏ và
chưa có đại lý tiêu thụ ở các thị trường này khiến việc tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu
còn khá khó khăn.
- Công ty vẫn chưa đủ uy tín và tên tuổi trên thị trường quốc tế, nhiều mặt hàng
xuất khẩu hiện nay vẫn khó khăn trong việc tiêu thụ và chỉ thu lại lợi nhuận khá
thấp như vách ngăn, giá siêu thị, sản phẩm công trình công cộng và công trình thể
thao.
-

Công ty chưa chủ động đưa ra những biện pháp marketing để tìm hiểu sâu sắc

hơn về nhu cầu, thị hiếu, giá cả các sản phẩm ở thị trường nước ngoài, vì vậy mà
khả năng tìm kiếm thông tin về thị trường mới chưa mang tính cập nhật, nhanh
chóng và chính xác, tạo nên sự không ổn định về thị trường và khả năng xâm nhập
là không mấy hiệu quả.
-

Hầu hết các nhân viên xuất nhập khẩu trong phòng kinh doanh còn ít và khá trẻ,

trình độ chưa cao, còn thiếu sự nhạy bén và kinh nghiệm trong nghiệp vụ nên hiệu
quả kinh doanh xuất khẩu tại Công ty chưa khả quan.


22


CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
SẢN PHẨM NỘI THẤT CỦA CÔNG TY CP NỘI THẤT HÒA PHÁT
- CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
I. Triển vọng phát triển hoạt động xuất khẩu sản phẩm nội thất của Công ty
CP Nội thất Hòa Phát – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh
1. Cơ hội
Theo thống kê của Bộ Công thương, hiện cả nước có 64 nhà máy sản xuất nội
thất, năm 2010 tốc độ tăng trưởng sản phẩm nội thất tăng 35% với kim ngạch gần 3
tỷ USD, kế hoạch ban đầu ngành này đề ra là 2,5 tỷ USD. Hiệp hội gỗ và lâm sản
Việt Nam (Vietforest) dự báo kim ngạch xuất khẩu năm 2011 có thể chạm mức 4 tỷ
và con số này sẽ tăng lên 7 tỷ trong năm 2020. Đáng chú ý là các thị trường truyền
thống như ASEAN, Trung Đông đã tăng 15%, các thị trường khác tăng khoảng 8%,
doanh nghiệp XK đồ nội thất Việt Nam đã biết mở rộng thị trường, tiếp cận được
những thị trường được đánh giá là tiềm năng như Anh, Nhật, Mỹ…có kết quả như
trên là nhờ chính sách của Nhà nước đã miễn thuế xuất khẩu gỗ cho các doanh
nghiệp, Việt Nam đã vươn lên vị trí là nước cung cấp đồ gỗ nội thất thứ 3 thế giới
tại thị trường Mỹ. Còn tại thị trường Đông Nam Á, Việt Nam đã vượt qua Thái Lan,
Indonesia. Như vậy chúng ta thấy rằng việc phát triển xuất khẩu các mặt hàng nội
thất trong những năm tới cũng là điều tất yếu, mặc dù mới tham gia vào thị trường
quốc tế trong những năm gần đây nhưng tiềm năng phát triển mặt hàng này không
nhỏ và đang từng bước khẳng định vị trí của mình. Điều này rất có lợi cho Công ty
Nội thất Hòa Phát, nhờ chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp của Nhà nước, Công ty
có điều kiện nhập nguyên vật liệu với giá rẻ hơn, thúc đẩy hoạt động sản xuất đồng
thời mặt hàng nội thất Việt Nam đã được biết đến trên thương trường quốc tế, tạo
động lực và cơ hội xuất khẩu sản phẩm nội thất hơn nữa của Công ty
Trong lĩnh vực nội thất nói riêng, Hòa Phát là một trong số ít công ty có lịch sử
phát triển trên 15 năm tại thị trường Việt Nam. Yếu tố này ít nhiều mang lại vị thế

cho công ty với kinh nghiệm và tạo cảm giác tin tưởng nơi khách hàng trong nước
và cả những khách hàng nước ngoài. Ở những đoạn thị trường nhất định, đặc biệt
khách hàng là tổ chức thuộc các đơn vị hành chính, sự nghiệp, vị thế này cũng có
23


tác dụng đáng kể trong việc tác động đến tâm lý tiêu dùng. Các đối tác là nhà cung
cấp, bạn hàng cũng tin tưởng hơn khi hợp tác với Công ty.
Phần lớn khách hàng biết đến các sản phẩm và dịch vụ Hòa Phát cung cấp đều
tin rằng sản phẩm đó có chất lượng và độ bền cao. Chất lượng được cảm nhận đó đã
làm tăng giá trị thương hiệu của Công ty. Ngoài ra, sự biết đến thương hiệu Hòa
Phát với lượng khách hàng trung thành nhất định cũng là điểm mạnh đáng kể.
Hiện nay quy mô khách hàng của Công ty ngày càng mở rộng, kể cả khách hàng
có tầm ảnh hưởng lớn như Trung tâm hội nghị quốc gia hay Bộ Tài chính.. Các
khách hàng trung thành là điểm tựa vững chắc trong việc tiêu thụ sản phẩm và giữ
vững hình ảnh mà đối thủ khó có thể xâm nhập và lôi kéo. Trong khi đó các khách
hàng như trên sẽ là người hướng dẫn tiêu dùng lớn nhất với thị trường nội thất văn
phòng hiện nay tại Việt Nam. Đó là nguồn tin có giá trị, là yếu tố ảnh hưởng lớn tới
quyết định mua sắm của nhiều khách hàng.
Công nghệ mạ, sơn và công nghệ sản xuất sản phẩm từ thép mỏng và dây
chuyền tĩnh điện là những công nghệ được xếp hạng hiện đại bậc nhất cả nước thậm
chí là trong khu vực. Các sản phẩm mạ của Hòa Phát được nhiều đối tác có uy tín
đặt hàng. Dây chuyền sấn, gấp, cắt, đột dập thép tấm hết sức phức tạp nhưng tự
động hoàn toàn được nhập từ ITALIA là lợi thế cạnh tranh lớn trong giai đoạn hiện
nay tại Việt Nam vì đó là dây chuyền duy nhất.
Quy mô thị trường nội thất rất lớn, thị phần công ty đang chiếm lĩnh vẫn còn
thiếu, tốc độ phát triển thị trường trong ngành cũng cao, số lượng đối thủ cạnh tranh
trực tiếp trên từng đoạn thị trường chưa phải quá nhiều. Đây là cơ hội để công ty có
thể củng cố và phát triển thương hiệu Hòa Phát trở thành thương hiệu mạnh thực sự
để vươn rộng ra quốc tế.

2. Thách thức
Xuất khẩu đồ nội thất đang trên đà tăng trưởng nhưng sự xuất hiện của nhiều
luật mới tại các thị trường nhập khẩu chủ lực đang đặt ra thách thức cho các doanh
nghiệp Việt Nam, đồng thời các doanh nghiệp còn phải đối diện với nhu cầu thị
trường luôn biến động, giá cả nhân công, ngoại tệ tăng…Điều này cũng ảnh hưởng
không nhỏ đối với Công ty CP Nội thất Hòa Phát trong việc điều chỉnh hoạt động
24


sản xuất và chính sách giá sao cho phù hợp và không ảnh hưởng đến các kế hoạch
đặt ra của Công ty.
Bên cạnh đó, các đối thủ cạnh tranh của Công ty ngày càng mạnh ở cả trong
nước và ngoài nước khiến cho hoạt động xuất khẩu của Công ty cũng gặp rất nhiều
khó khăn trong việc tìm khách hàng và trở thành đối tác lâu dài. Thị trường nội thất
là thị trường nhiều hứa hẹn, sự gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO là hai
yếu tố chính làm cho sự cạnh tranh trên thị trường nội thất trong thời gian tới trở
nên khốc liệt hơn bao giờ hết.
Đặc biệt đối với sản xuất đồ nội thất từ gỗ tự nhiên, vì hiện trạng khai thác rừng
hiện nay chưa thực sự được quản lý chặt chẽ dẫn đến việc khai thác rừng tràn lan
gây hậu quả nghiêm trọng, tránh tình trạng đôi khi nguồn gỗ nhập về không ổn định
gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp.
Lĩnh vực công ty theo đuổi là lĩnh vực khó tạo được sự khác biệt và khó thích
ứng với các không gian thiết kế phức tạp và cầu kỳ. Trong khi đó xu hướng của thị
trường đang thay đổi. Lĩnh vực nội thất sẽ là lĩnh vực nhấn mạnh cái tôi cá nhân
nghĩa là sự đa dạng và khả năng thích ứng là điều kiện sống còn. Những điều này
buộc công ty sẽ phải có những thay đổi mẫu mã sản phẩm thường xuyên và khả
năng gặp rủi ro là không tránh khỏi.
II. Định hướng phát triển đối với hoạt động xuất khẩu tại Công ty Hòa Phát –
Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
1. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Công ty vẫn tiếp tục triển khai sản xuất các mặt hàng quen thuộc như mặt hàng
nội thất gia đình, văn phòng, tủ sắt két sắt…để xuất khẩu sang các thị trường mục
tiêu đồng thời tích cực phát triển các dòng sản phẩm mới, ngày càng hoàn thiện bộ
máy sáng tạo phát triển sản phẩm. Công ty đã và sẽ hoàn thiện và đưa ra thị trường
các sản phẩm sau:
-

Hệ thống lại dòng sản phẩm bàn vi tính khung sắt mặt gỗ ép chân không, quy

chuẩn kỹ thuật, kích thước, kết cấu bổ sung mẫu mã mới, ra tờ rơi và bảng giá mới.
-

Hệ thống lại dòng sản phẩm nội thất phục vụ giáo dục, quy chuẩn kỹ thuật, kích

thước, kết cấu, bổ sung thêm mẫu mã mới, ra catalogue và bảng giá mới.
25


×