Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

quản lý nhà nước về tôn giáo lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.09 KB, 63 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Quản lý Nhà nước về tơn giáo, lý luận và thực tiễn

TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MƠN HÀNH CHÍNH
---------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP LUẬT
Khóa 31 (2005 – 2009)

ðề tài: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

ThS: VÕ DUY NAM

NGUYỄN THỊ KIM QUYỀN
MSSV: 5054897
Lớp: Luật LK0563A1

CầnThơ, 03/2009

GVHD: Ths Võ Duy Nam

Trang 1


SVTH: Nguyễn Thị Kim Quyền


Luận văn tốt nghiệp

Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiễn

MỤC LỤC
LỜI NÓI ðẦU................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ðỀ LÝ LUẬN VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO VÀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỚI HOẠT ðỘNG TÔN GIÁO ........................................................................ 8
1.1.Khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo ............................................................................ 8
1.1.1. Khái niệm tôn giáo......................................................................................... 8
1.1.2. Khái niệm tín ngưỡng..................................................................................... 9
1.1.3. Nguồn gốc của tôn giáo, tính chất của tôn giáo ............................................ 9
1.1.3.1. Nguồn gốc........................................................................................................ 9
1.1.3.2. Tính chất của tôn giáo ................................................................................. 10
1.2. Một số thuật ngữ liên quan ñến tôn giáo ............................................................ 11
1.3. Một số ñặc ñiểm về tôn giáo Việt Nam .............................................................. 13
1.3.1. Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng tôn giáo..................... 13
1.3.2. Ở Việt Nam tôn giáo có cả trong lòng ñồng bào thiểu số ........................... 13
1.3.3. Các tôn giáo Việt Nam có mối quan hệ quốc tế rộng rãi ............................ 13
1.3.4. Các tôn giáo nước ta luôn là ñối trong chính sách lợi dụng của các thế thù
ñịch......................................................................................................................... 13
1.4. Chủ nghĩa Mác- Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng tôn giáo ....... 14
1.4.1. Quan ñiểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn ñề tôn giáo......................... 14
1.4.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo .......................................... 15
1.5. Quan ñiểm của ðảng và Nhà nước ta ñối với công tác quản lý Nhà nước về tôn
giáo về tôn giáo.......................................................................................................... 16

1.5.1. Trước thời kỳ ñổi mới................................................................................... 16
1.5.2. Trong thời kỳ ñổi mới................................................................................... 18
CHƯƠNG 2
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO, THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ðỐI VỚI HOẠT ðỘNG TÔN GIÁO TỈNH LONG AN................................. 20
2.1. Chính sách của ðảng và Nhà nước ta ñối với tôn giáo trong giai ñoạn hiện nay
................................................................................................................................... 20
2.1.1. Nguyên tắc.................................................................................................... 20
2.1.2. Các chính sách cụ thể .................................................................................. 22
2.1.2.1. ðối với tín ñồ tôn giáo ................................................................................. 22

GVHD: Ths Võ Duy Nam

Trang 2

SVTH: Nguyễn Thị Kim Quyền


Luận văn tốt nghiệp

Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiễn

2.1.2.2. ðối với chức sắc, nhà tu hành .................................................................... 22
2.1.2.3. ðối với các tổ chức tôn giáo ....................................................................... 23
2.1.2.4. ðối với nơi thờ tự và tài sản của các tổ chức tôn giáo............................ 23
2.1.2.5. ðối với hoạt ñộng ñối ngoại của tổ chức tôn giáo ................................... 24
2.2. Quản lý Nhà nước về tôn giáo ............................................................................ 24
2.2.1. Một số khái niệm .......................................................................................... 24
2.2.1.1. Quản lý.......................................................................................................... 24
Thuật ngữ “Quản lý” có nhiều cách hiểu song ñều thống nhất ở hai nội dung:.... 24

2.2.1.2. Quản lý nhà nước: ........................................................................................ 24
2.2.1.3. Quản lý Nhà nước và quản lý hành chính Nhà nước ñối với tôn giáo .. 25
2.2.2. Cơ sở pháp lý ............................................................................................... 25
2.2.3. Mục tiêu quản lý........................................................................................... 26
2.2.4. Chủ thể, khách thể quản lý........................................................................... 26
2.2.5. ðặc ñiểm của ñối tượng quản lý .................................................................. 26
2.2.6. Phương pháp quản lý .................................................................................. 29
2.2.7. Những nội dung chủ yếu của quản lý Nhà nước ñối với hoạt ñộng tôn giáo
................................................................................................................................ 30
2.3. Thực hiện quản lý Nhà nước bằng pháp luật ñối với hoạt ñộng tín ngưỡng, tôn
giáo............................................................................................................................. 31
2.3.1. Khái niệm, vai trò......................................................................................... 31
2.3.2. Nội dung quản lý .......................................................................................... 32
2.4. Bộ máy làm công tác tôn giáo ............................................................................ 41
2.4.1. Ban Tôn giáo Chính phủ .............................................................................. 41
2.4.2. Ban Tôn giáo thuộcUỷ ban nhân dân các cấp............................................. 42
2.5. Thực tiễn công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo ở tỉnh Long An .................... 42
2.5.1. Chủ trương chung ........................................................................................ 42
2.5.2.Về xây dựng và kiện toàn bộ máy quản lý .................................................... 43
2.6. Tổ chức thực hiện ............................................................................................... 44
2.6.1. Những kết quả ñạt ñược ............................................................................... 46
2.6.2. Một số hạn chế ............................................................................................. 48
2.7. Quản lý Nhà nước ñối với Phật giáo ở tỉnh Long An......................................... 48
2.7.1. ðặc ñiểm Phật giáo ở Long An.................................................................... 48
2.7.2. Công tác quản lý .......................................................................................... 49

GVHD: Ths Võ Duy Nam

Trang 3


SVTH: Nguyễn Thị Kim Quyền


Luận văn tốt nghiệp

Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiễn

CHƯƠNG 3
NGUYÊN NHÂN, XU HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
HOẠT ðỘNG TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG
TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM ................................... 51
3.1. Nguyên nhân ....................................................................................................... 51
3.2. Xu hướng ............................................................................................................ 52
3.3. ðề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo và nâng cao hiệu
quả công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo............................................................... 55
3.3.1. Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.............. 55
3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo........ 56
3.3.2.1. Tập trung nâng cao nhận thức, thống nhất quan ñiểm trách nhiệm của
hệ thống chính trị và của toàn xã hội về vấn ñề tôn giáo ...................................... 56
3.3.2.2. Tăng cường công tác dân vận, xây dựng lực lượng chính trị ở cơ sở ... 57
3.3.2.3. Tăng cường quản lý Nhà nước về tôn giáo ............................................... 57
3.3.2.4. Kiên quyết ñấu tranh làm thất bại âm mưu lợi dụng tôn giáo ñể phá
hoại, chống ñối cách mạng........................................................................................ 58
3.3.2.5. Tăng cường công tác tổ chức cán bộ làm công tác tôn giáo .................. 59
3.3.2.6. Coi trọng công tác ñào tạo cán bộ làm công tác tôn giáo ...................... 59
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 61

GVHD: Ths Võ Duy Nam

Trang 4


SVTH: Nguyễn Thị Kim Quyền


Luận văn tốt nghiệp

Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiễn
LỜI NÓI ðẦU

1. Lý do chọn ñề tài:
Hơn nửa thế kỷ qua, chính sách và pháp luật của Ðảng và Nhà nước ta về tôn
giáo ñược xây dựng trên cơ sở nhận thức và giải quyết các vấn ñề tôn giáo theo quan
ñiểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngay từ những ngày ñầu
thành lập nước, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ñã vạch ra những chính sách
ñúng ñắn về tôn giáo. Trong sáu vấn ñề cấp bách trong phiên họp ñầu tiên của Chính
phủ lâm thời ngày 3-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ñã nêu rõ "thực dân và phong kiến
thực hành chính sách chia rẽ ñồng bào Giáo và ñồng bào Lương ñể thống trị, Chính
phủ ta tuyên bố:Tín ngưỡng tự do và Lương Giáo ñoàn kết"1.
Quan ñiểm ñó của Người tiếp tục ñược củng cố, phát triển và ñược thể hiện
xuyên suốt qua các Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992) cũng như các văn bản khác
của Ðảng và Nhà nước ta. Nhìn chung các hoạt ñộng tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta ñã
và ñang diễn ra bình thường tuân thủ pháp luật, ñóng góp tích cực trong việc củng cố
khối ñại ñoàn kết toàn dân tộc và công cuộc ñổi mới hiện nay.
Tuy nhiên, thời gian gần ñây, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong ñó có ñiều
kiện mở cửa và hội nhập quốc tế, tác ñộng của kinh tế thị trường, vì vậy trong sinh hoạt
tín ngưỡng, tôn giáo cũng phát sinh nhiều vấn ñề phức tạp: một số người ñã lợi dụng
tín ngưỡng, tôn giáo ñể hành nghề mê tín dị ñoan, thương mại hóa loại hoạt ñộng này;
các hoạt ñộng truyền giáo của các tổ chức truyền giáo từ bên ngoài vào, các phần tử
thù ñịch ở trong nước và ngoài nước lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo ñể kích ñộng tín ñồ
tiến hành hoạt ñộng chống ñối nhà nước, nhằm phá hoại khối ñại ñoàn kết toàn dân tộc,

ảnh hưởng tiêu cực tới trật tự, an toàn xã hội. Trước tình hình ñó, việc xây dựng khung
pháp lý quy ñịnh và tăng cường quản lý Nhà nước về hoạt ñộng tín ngưỡng, tôn giáo là
rất cần thiết. Nhận thức ñược tầm quan trọng của vấn ñề này, người viết ñã chọn ñề tài:
“Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiễn” ñể làm ñề tài luận văn tốt
nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu ñề tài:
Trước khi luận văn này ñược viết thì ở Việt Nam ñã có rất nhiều nhà nghiên cứu
nói chung trong công tác tôn giáo viết về tôn giáo và quản lý Nhà nước về tôn giáo ở
1

Nhiệm vụ thứ 6, phiên họp ñầu tiên của Chính phủ, Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG 1995, Tr 9

GVHD: Ths Võ Duy Nam

Trang 5

SVTH: Nguyễn Thị Kim Quyền


Luận văn tốt nghiệp

Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiễn

nhiều khía cạnh, phương diện khác nhau. ðó là những tư liệu quý mà trong quá trình
viết luận văn người viết ñã tham khảo. Bên cạnh ñó, người viết cũng tham khảo tiểu
luận tốt nghiệp: “Tôn giáo và công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo ở ðồng bằng sông
Cửu Long, lấy thực tiễn thực hiện ở tỉnh Kiên Giang”của tác giả Nguyễn Thị Thu
Trang. Trên cơ sở tham khảo những tài liệu ñã có, người viết ñã tiếp thu và phát triển
những ñiểm mới trong vấn ñề mà người viết cảm thấy cần thiết.
Luận văn mang tính chất cô ñọng bởi kiến thức còn hạn hẹp, chắc chắn nội dung

còn khiếm khuyết, mong ñược sự ñóng góp và bổ sung của quý thầy cô và các bạn ñể
luận văn ñược hoàn chỉnh hơn.
3. Mục ñích nghiên cứu
- Tìm hiểu những quan ñiểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
ñường lối của ðảng và Nhà nước ta về vấn ñề tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
- Tìm hiểu quy ñịnh pháp luật tín ngưỡng tôn giáo hiện hành.
- Tìm hiểu hoạt ñộng ñộng quản lý Nhà nước về tôn giáo và thực tiễn về vị trí,
vai trò và trách nhiệm cũng như hoạt ñộng cơ quan quản lý Nhà nước về tôn giáo.
- Tìm hiểu phương thức quản quản lý Nhà nước về tôn giáo ñối với Phật giáo ñể
cụ thể hơn quản lý Nhà nước về tôn giáo vì ñó là một phạm trù rất rộng.
- Từ ñó có thể ñưa ra luận cứ ñể xác ñịnh tầm quan trọng của công tác quản lý
Nhà nước về tôn giáo. Từ ñó, thấy ñược những bất cập, hạn chế trong công quản lý
Nhà nước về hoạt ñộng tôn giáo ñể ñề ra những phương thức cũng như kiến nghị nhằm
hoàn thiện hệ thống cơ cấu tổ chức và hoạt ñộng của cơ quan quản lý Nhà nước về tôn
giáo.
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở nội dung ñã ñăng ký, người viết chỉ tập trung nghiên cứu những nội
chính dung sau:
Vấn ñề tôn giáo là một vấn ñề phức tạp và sâu rộng. Với những nỗ lực của ðảng
và Nhà nước thì vấn ñề này ñược giải quyết ngày một tiến bộ hơn thông qua việc ban
hành các quy ñịnh pháp luật mới phù hợp hơn. Ở ñây, người viết tập trung chủ yếu vào
việc nghiên cứu những quy ñịnh pháp luật về quản lý Nhà nước về tôn giáo trên cơ sở
lý luận, pháp lý của vấn ñề, nêu lên thực tiễn của tỉnh Long An năm 2008. Cụ thể công
tác quản lý Nhà nước về tôn giáo ở Long An là công tác quản lý Nhà nước về Phật
giáo. Qua ñó ñề ra những phương hướng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công
tác quản lý Nhà nước về tôn giáo.

GVHD: Ths Võ Duy Nam

Trang 6


SVTH: Nguyễn Thị Kim Quyền


Luận văn tốt nghiệp

Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiễn

Về thời gian: luận văn nghiên cứu từ tháng 01/2009 ñến tháng 3/2009
5. Phương pháp nghiên cứu ñề tài
Nghiên cứu ñề tài “quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiễn” người viết
tìm hiểu các quy ñịnh của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo như Pháp lệnh, Nghị ñịnh,
thông tư,…quan ñiểm của ðảng và Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn
giáo. Trong quá trình viết ñề tài, người viết còn sử dụng các thông tin từ sách vở, giáo
trình,…kết hợp với tìm hiểu thực tiễn trên cơ sở ñó áp dụng các phương pháp tổng hợp,
so sánh và các phương pháp phân tích luật viết ñể hoàn thành ñề tài luận văn.
6. Ý nghĩa và kết cấu của ñề tài
Thực hiện ñề tài này trước hết là một phần kết quả học tập, nghiên cứu của bản
thân trong quá trình học tập. Thông qua việc nghiên cứu về tôn giáo, chính sách tôn
giáo của ðảng và Nhà nước về lĩnh vực tôn giáo giúp cho bản thân nhận thức ñược
những quan ñiểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan ñiểm của
ðảng ta về tôn giáo và quản lý Nhà nước về tôn giáo. Sau khi ñề tài hoàn thành sẽ làm
tài liệu sau này.
Ngoài lời nói ñầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có ba
chương:
Chương 1: Lý luận về tín ngưỡng, tôn giáo và quản lý Nhà nước ñối với hoạt
ñộng tôn giáo;
Chương 2: Quản lý Nhà nước về tôn giáo, thực tiễn công tác quản lý Nhà nước
về tôn giáo ở Long An;
Chương 3: Nguyên nhân, xu hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về tín

ngưỡng, tôn giáo và nâng cao chất lượng công tác tôn giáo ở Việt Nam

GVHD: Ths Võ Duy Nam

Trang 7

SVTH: Nguyễn Thị Kim Quyền


Luận văn tốt nghiệp

Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiễn
CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ðỀ LÝ LUẬN VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO VÀ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỚI HOẠT ðỘNG TÔN GIÁO
1.1.Khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo
1.1.1. Khái niệm tôn giáo
Tùy từng mục tiêu nghiên cứu khác nhau, cách tiếp cận khác nhau, người ta ñưa
ra các khái niệm về tôn giáo. Hiện nay có tới hơn 250 khái niệm về tôn giáo2, mặc dù
có khái niệm khác nhau, tuy nhiên cũng có những ñặc ñiểm chung sau:
- Tôn giáo: là sự thể hiện mối quan hệ ràng buộc giữa con người với lực lượng
siêu nhiên. Cho rằng có những siêu tự nhiên quyết ñịnh số phận con người, con người
phải phục tùng, tôn thờ.
- Tôn giáo: là một hình thái ý thức xã hội hình thành nhờ vào niềm tin và sùng
bái thượng ñế.
- Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội ra ñời và phát triển từ hàng ngàn năm và
luôn tồn tại cùng sự tồn tại của xã hội loài người. Trong quá trình tồn tại và phát triển ,
tôn giáo ảnh hưởng sâu sắc ñến mọi mặt của ñời sống xã hội (chính trị, văn hoá, xã hội,
tâm lý, ñạo ñức, lối sống, phong tục, tập quán...) của nhiều dân tộc, quốc gia.

- Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng tôn giáo chỉ là một hình thức xã hội, phản
ánh tồn tại xã hội. Theo Ănghen: “Tất cả tôn giáo chẳng qua là phần phản ánh hư ảo
vào trong ñầu óc của con người - của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống
hàng ngày của họ; chỉ là phản ánh trong ñó những thế lực trần thế ñã mang hình thức
những lực lượng siêu trần thế”3
Như vậy, ta có thể hiểu tôn giáo qua các yếu tố:
- Lòng tin vào hiện tượng siêu nhiên.
- Con người sùng bái, biến nó thành thiêng liêng nhằm lý giải thế giới khách
quan, là chỗ dựa cho lòng tin với cuộc sống, lao ñộng, hướng con người tới cuộc sống
lương thiện.
- Tôn giáo ñi vào cuộc sống thành nghi thức, tổ chức, trở thành sinh hoạt văn
hoá của cộng ñồng dân cư.
- Tôn giáo có khả năng thu hút quần chúng, tác ñộng không nhỏ ñến tâm lý, ñạo
ñức, phong tục, tập quán của từng bộ phận nhân dân.
2
3

Khoa học tôn giáo, trang 06, Nxb Tôn giáo năm 2006
C. Mác – Ph. Ănghen toàn tập, Nxb CTQG 1994, Tập 20, Tr 437.

GVHD: Ths Võ Duy Nam

Trang 8

SVTH: Nguyễn Thị Kim Quyền


Luận văn tốt nghiệp

Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiễn


- Tôn giáo có phương thức ñi vào lòng người và duy trì thành sinh hoạt tín
ngưỡng và duy trì qua nhiều thế hệ, trở thành qua hệ xã hội và lực lượng xã hội.
1.1.2. Khái niệm tín ngưỡng
Tín ngưỡng là sự tôn thờ thần thánh, tin vào lực lượng siêu nhiên theo cách giải
thích, cách sống, sinh hoạt, cách giải thích nhất ñịnh và do ñó có tác ñộng ñiều chỉnh
hành vi và nhận thức của con người. Tín ngưỡng là yếu tố quan trọng nhất của tôn giáo
vì tôn giáo ra ñời là dựa vào niềm tin nào ñó. Trong quá trình tồn tại của tôn giáo,
những nhà truyền ñạo, những người hoạt ñộng tôn giáo chuyên nghiệp luôn tìm cách
cũng cố lòng tin và phát triển thêm tín ñồ. ðó là tín ngưỡng tôn giáo.
Tín ngưỡng dân gian là niềm tin vào thần linh thông qua lễ nghi gắn với tập tục,
thói quen truyền thống ñược lưu giữ trong các cộng ñồng dân cư. ðó là một bộ phận
văn hoá dân gian, nó phản ánh mong ước của con người ở cuộc sống.Vì vậy nó là một
bộ phận của ñời sống tinh thần của nhân dân, nhưng tín ngưỡng không phải từ ñể chỉ
tôn giáo, ngoài niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng còn dùng ñể chỉ niềm tin nào ñó tuy có
nội dung tôn giáo nhưng không nằm trong một tôn giáo nào cả hoặc chưa ñủ yếu tố cấu
thành một tôn giáo (thờ cúng ông bà, tổ tiên, lễ hội Nghinh Ông…).
1.1.3. Nguồn gốc của tôn giáo, tính chất của tôn giáo
1.1.3.1. Nguồn gốc
- Nguồn gốc kinh tế xã hội
Trong xã hội công xã nguyên thuỷ, do trình ñộ của lực lượng sản xuất và ñiều
kiện sinh hoạt vật chất còn thấp kém, con người cảm thấy yếu ñuối và bất lực trước
thiên nhiên. Vì vậy, người ngưyên thuỷ ñã gán cho thiên nhiên những sức mạnh siêu
nhiên.
Khi xã hội xuất hiên chế ñộ tư hữu về tư liệu sản xuất, giai cấp hình thành, mâu
thuẩn ñối kháng nảy sinh, hiên tượng tiêu cực ngày càng phát triển, con người lại thêm
một bất lực nữa là bất lực trước phát sinh xã hội. Không giải thích ñược nguồn gốc của
sự phân hoá giai cấp và nguyên nhân của sự bất bình ñẳng trong xã hội và những yếu
tố ngẫu nhiên may rủi trong cuộc sống, người ta lại hy vọng, ảo tượng về cuốc sống tốt
ñẹp hơn ở thế giới “bên kia”. Quần chúng bất lực trước cuộc ñấu tranh giai cấp thống

trị, bốc lột luôn sử dụng tôn giáo như một công cụ, phương tiiện ñể duy trì ách bốc lột
của mình, ñó là những nguyên nhân ra ñời và tồn tại của tôn giáo. Như vậy bên cạnh
những lực lượng thiên nhiên còn có lực luợng xã hội tác ñộng, những lực lượng này
ñối lập với con người và vẻ bên ngoài cũng giống như sức mạnh tự nhiên.

GVHD: Ths Võ Duy Nam

Trang 9

SVTH: Nguyễn Thị Kim Quyền


Luận văn tốt nghiệp

Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiễn

- Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo
Ở một giai ñoạn lịch sử nhất ñịnh thì sự nhận thức của con người về tự nhiên, xã
hội và chính bản thân mình là có giới hạn. Chức năng của khoa học là những ñiều chưa
biết thành ra biết. Song, ở thời kì lịch sử cụ thể thì khoảng cách giữa biết và chưa biết
thành ra biết. Song ở thời kỳ lịch sử cụ thể thì khoảng cách giữa biết và chưa biết vẫn
còn tại. ðiều gì chưa giải thích ñược thì tôn giáo ñược thay thế.
Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo còn gắn liền với các với ñặc ñiểm của quá
trình nhận thức của con người về thế giới khách quan – ñó là quá trình phức tạp ñầy
mâu thuẩn. Một mặt, hình thức phản ánh ngày càng ña dạng, phong phú bao nhiêu thì
con người càng có khả năng nhận thức ñầy ñủ, sâu sắc thế giới khách quan bấy nhiêu;
mặt khác, càng khái quát hoá, trừu tượng hoá thì vật, sự việc, hiện tượng mà con người
nhận thức càng có khả năng xa rời hiện thực và có khả năng xa rời hiện thực và có thể
phản ánh xa rời hiện thực. Sự nhận thức bị tuyệt ñối hoá, vai trò của chủ thể nhận thức
bị cường ñiệu hoá sẽ dẫn ñến thiếu khách quan, mất dần cơ sở trần thế ñể trở thành siêu

nhiên, thần thánh.
- Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo
Vấn ñề ảnh hưởng tâm lý, tình cảm của con người ñối với sự ra ñời của tôn giáo
và sự tồn tại của nó ñã ñược các nhà duy vật nghiên cứu. Họ thường ñưa ra các luận
ñiểm: “sự sợ hãi tạo ra thần linh”.
Không chỉ sợ hãi trước sức mạnh tự phát của tự nhiên và xã hội mới dẫn con
người ñến sự nhờ cậy ở thần linh, mà ngay cả những tình cảm tích cực như long biết
ơn, sự kính trọng, tình yêu thương…trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và
con người với con người cũng ñươc thể hiện qua tín ngưỡng, tôn giáo.
Tín ngưỡng tôn giáo ñã ñáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân,
góp phần bù ñấp những hụt hẫng trong cuộc sống, nỗi trống vắng trong tâm hồn, an ủi,
vỗ về, xoa dịu khi con người lúc xa cơ lỡ vận hay bệnh tật hiểm nghèo, tình duyên oan
trái. Vì thế, tôn giáo dù chỉ là hạnh phúc hư ảo song người ta vẫn cần ñến nó và vẫn tin.
1.1.3.2. Tính chất của tôn giáo
- Tính chất lịch sử
Dù tôn giáo ñã, ñang và sẽ tồn tại lâu dài, nhưng nó chỉ là một phạm trù lịch sử.
Con người ñã sáng tạo ra tôn giáo, nhưng không phải tôn giáo xuất hiện cùng với con
người. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, khả năng trừu tượng hoá của con người ñạt
ñến mức ñộ nhất ñịnh, khi trình ñộ sản xuất ñạt ñến mức ñộ nào ñó thì tôn giáo mới

GVHD: Ths Võ Duy Nam

Trang 10

SVTH: Nguyễn Thị Kim Quyền


Luận văn tốt nghiệp

Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiễn


xuất hiện. Như vậy, tôn giáo ra ñời trong một ñiều kiện lịch sử nhất ñịnh và luôn biến
ñộng phản ánh sự biến ñộng của lịch sử nhân loại.
- Tính chất quần chúng
Tính chất quần chúng của tôn giáo không chỉ thể hiện ở số lượng tín ñồ các tôn
giáo chiếm tỷ lệ cao trong dân số thế giới, mà còn ở chỗ tôn giáo ñáp ứng nhu cầu tinh
thần của ña số quần chúng nhân dân lao ñộng. Dù tôn giáo hướng con người hy vọng
vào hạnh phúc hư ảo ở thế giới bên kia, song nó luôn luôn phản ánh khát vọng của
nhũng người bị áp bức về một xã hội tự do, bình ñẳng, bát ái.
- Tính chất chính trị
Tính chất chính trị của tôn giáo chỉ có khi xã hội ñã phân chia giai cấp và lợi ích
giai cấp ngày càng thể hiện rõ trong tôn giáo.
Những cuộc chiến tranh tôn giáo ñã và ñang xảy ra trên thế giới về thực chất
vẫn là xuất phát từ lợi ích vật chất của những lực lượng xã hội khác nhau. Trong lịch
sử, những cuộc ñấu tranh hệ tư tưởng tôn giáo là một bộ phận của ñấu tranh giai cấp.
Trong các cuộc ñấu tranh ñó, tôn giáo ñã bị các giai cấp thống trị sử dụng như công cụ
hữu dụng bảo vệ lợi ích của mình. Và dĩ nhiên, ñông ñảo quần chúng tín ñồ ñến với tôn
giáo là nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần, ñáp ứng nhu cầu tâm linh. Song trên thực tế,
tôn giáo ñã và ñang bị các lực lượng chính trị – xã hội thù ñịch sử dụng cho mục ñích
ngoài tôn giáo.
Tôn trọng và ñảm bảo quyền tự do tín ngưỡng phải gắn liền với cuộc ñấu tranh
chống những kẻ lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo vì mục ñích ngoài tôn giáo và hoạt ñộng
mê tín dị ñoan. Không chỉ tôn trọng, bảo ñảm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng mà còn
ñảm bảo quyền tự do không tín ngưỡng của công dân.
1.2. Một số thuật ngữ liên quan ñến tôn giáo
- Thể nhân tôn giáo: là tín ñồ, chức sắc, nhà tu hành ñược tổ chức tôn giáo thừa
nhận.
- Pháp nhân tôn giáo: là tổ chức tôn giáo (từ cơ sở trở lên) ñược Nhà nước thừa
nhận.
- Hoạt ñộng tín ngưỡng: Là hoạt ñộng thể hiện sự tôn thờ tổ tiên, tưởng niệm và

tôn vinh những người có công với nước, với cộng ñồng, thờ cúng thần thánh, biểu
tượng có tính truyền thống và thể hiện hoạt ñộng tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu
cho những giá trị tốt ñẹp về lịch sử, văn hóa, ñạo ñức và xã hội.

GVHD: Ths Võ Duy Nam

Trang 11

SVTH: Nguyễn Thị Kim Quyền


Luận văn tốt nghiệp

Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiễn

- Cơ sở tín ngưỡng : Là nơi thực hiện hoạt ñộng tín ngưỡng của cộng ñồng bào
gồm: ñình, ñền., miếu, am, từ ñường, nhà thờ họ và những cơ sở tương tự khác.
- Tổ chức tôn giáo: Là tập hợp những người cùng tin theo một hệ thống giáo lý,
giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất ñịnh ñược Nhà nước công nhận.
- Tổ chức tôn giáo cơ sở: Là ñơn vị cơ sở của tổ chức tôn giáo bao gồm ban hộ
tự hoặc ban quản trị chùa của ñạo Phật, giáo xứ của Công giáo, chi hội của ñạo Tin
lành, họ ñạo của ñạo Cao ñài, ban trị sự xã, phường, thị trấn của Phật giáo Hòa Hảo và
ñơn vị cơ sở của tổ chức tôn giáo khác.
- Hoạt ñộng tôn giáo: là việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo lý, giáo luật, lễ
nghi, quản lý tổ chức tôn giáo. Trong hoạt ñộng tôn giáo, tín ñồ có quyền tự do bày tỏ
ñức tín ñồ có quyền tự do bày tỏ ñức tin, thực hành các nghi thức thờ cúng, cầu
nguyện, tham gia các hình thức sinh hoạt, lễ nghi và học tập giáo lý tôn giáo mà mình
tin theo.
+ Hoạt ñộng tôn giáo phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người
khác, thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, không cản trở quyền và nghĩa vụ của

công dân.
+ Hoạt ñộng tín ngưỡng, tôn giáo ñảm bảo an toàn, tiết kiệm, tôn trọng quy ñịnh
của cơ sở tôn giáo và tuân thủ quy ñịnh của pháp luật.
- Hội ñoàn tôn giáo: Là hình thức tập hợp tín ñồ do tổ chức tôn giáo lập ra nhằm
phục vụ hoạt ñộng tôn giáo.
Trước ñây nội dung này không ñược ñề cập một cách trực tiếp, chỉ quy ñịnh tín
ñồ ñược tham gia các hoạt ñộng tôn giáo, học tập giáo lý, ñạo ñức, phục vụ lễ nghi tôn
giáo tại cơ sở thờ tự. Theo quy ñịnh mới, Hội ñoàn tôn giáo ñược xác ñịnh là một hình
thức tập hợp tín ñồ do tổ chức tôn giáo lập ra không nhằm mục ñích phục vụ tôn giáo
thì không phải là hội ñoàn tôn giáo, việc thành lập và hoạt ñộng thực hiện theo quy
ñịnh của pháp luật về lập Hội. Những Hội ñoàn do tổ chức tôn giáo lập ra chỉ nhằm
phục vụ lễ nghi tôn giáo, khi hoạt ñộng không phải ñăng ký với cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền.
- Cơ sở tôn giáo: là nơi thờ tự, tu hành, nơi ñào tạo người chuyên hoạt ñộng tôn
giáo, trụ sở của tôn giáo và những cơ sở khác của tôn giáo ñược Nhà nước công nhận.
- Tín ñồ: là người tin theo một tôn giáo và ñược tổ chức tôn giáo thừa nhận
- Nhà tu hành: là tín ñồ tự nguyện thực hiện thường xuyên nếp sống riêng theo
giáo lý, giáo luật mà mình tin theo.

GVHD: Ths Võ Duy Nam

Trang 12

SVTH: Nguyễn Thị Kim Quyền


Luận văn tốt nghiệp

Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiễn


- Chức sắc: là tín ñồ có chức vụ, phẩm sắc trong tôn giáo.
1.3. Một số ñặc ñiểm về tôn giáo Việt Nam
1.3.1. Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng tôn giáo
Do những ñặc ñiểm riêng về ñịa lý, dân cư, lịch sử, văn hoá,…nên Việt Nam có
nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo. Theo ước tính, có khoảng 80% dân số Việt Nam
có ñời sống tính ngưỡng, tôn giáo. Các tôn giáo chính ñó là:
- ðạo nội sinh: gồm Cao ñài và Phật giáo Hoà Hảo
- ðạo ngoại nhập: gồm Phật giáo, Công giáo, Hồi giáo, Tin lành…
+ Phật giáo có: 9.358.045 tín ñồ
+ Công giáo có: 5,5 triệu tín ñồ
+ Cao ñài có: 2,4 triệu tín ñồ
+ Phật giáo Hoà Hảo có 1,3 triệu tín ñồ
+ Tin lành: 1 triệu tín ñồ
+ Hồi giáo có: 65.000 tín ñồ
Một ñặc ñiểm nữa của tín ñồ tôn giáo là ña số họ là nông dân.Theo ước tính của
Ban Tôn giáo Chính phủ, tín ñồ nông dân của Phật giáo, Công giáo chiếm ñến 80-85%,
Cao ñài, Hoà Hảo là 95%, Tin lành là 65%.
1.3.2. Ở Việt Nam tôn giáo có cả trong lòng ñồng bào thiểu số
Về mặt tín ngưỡng tôn giáo, các ñồng bào các dân tộc thiểu số có có những nét
riêng ñộc ñáo (thờ cúng ña thần với tập quán thờ cúng truyền thống). Sau này, theo thời
gian các tôn giáo dần dần ñược thâm nhập vào vùng ñồng bào thiểu số. Một bộ phận
ñồng bào Tây Bắc theo ñạo Tin lành trong một thời gian ngắn cũng là một vấn ñề rất
lớn, liên quan ñến vấn ñề tư tưởng, tôn giáo và an ninh chính trị.
1.3.3. Các tôn giáo Việt Nam có mối quan hệ quốc tế rộng rãi
Trong 6 tôn giáo chính ở Việt Nam thì ñã có 4 tôn giáo du nhập từ bên ngoài
(Phật giáo, Công giáo, Tin lành và Hồi giáo) cho nên tôn giáo Việt Nam có mối quan
hệ quốc tế khá rộng rãi. Ngoài ra, hiện nay có khoảng 2 triệu người Việt Nam ở nước
ngoài, Việt kiều ña số là tín ñồ, một số ít là chức sắc.
1.3.4. Các tôn giáo nước ta luôn là ñối trong chính sách lợi dụng của các thế
thù ñịch

Trong chiến lược diễn biến hoà bình, các thế lực thù ñịch ñặc biệt quan tâm lợi
dụng vấn ñề tôn giáo. Vấn ñề tôn giáo ñược bọn chúng gắn với nhân quyền qua các thủ
ñoạn sau:

GVHD: Ths Võ Duy Nam

Trang 13

SVTH: Nguyễn Thị Kim Quyền


Luận văn tốt nghiệp

Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiễn

- Một là: khái thác những sai sót trong việc thực hiện chính sách tôn giáo cơ sở
ñể xuyên tạc tình hình tôn giáo, vu khống ta hạn chế tôn giáo, vi phạm nhân quyền
- Hai là: lợi dụng kênh thông tin thế giới bội nhọ chính sách tôn giáo của ðảng,
Nhà nước ta nhằm cô lập trên trường quốc tế.
- Ba là: lôi kéo, mua chuộc, nuôi dưỡng các phần tử ly khai trong và ngoài
nước.
- Bốn là: khai thác, lơi dụng vị trí thế giới một cực, tìm lực kinh tế, quân sự và
xu hướng toàn cầu hoá.
- Năm là: tìm cách chính trị hoá vấn ñề tôn giáo, nhất là tôn giáo của ñồng bào
thiểu số, gắn vấn ñề tôn giáo với dân tộc.
1.4. Chủ nghĩa Mác- Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo
1.4.1. Quan ñiểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn ñề tôn giáo
ðể tìm hiểu quan ñiểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo, trước hết chúng
ta cần phải có sự thống nhất quan niệm tôn giáo là gì? Theo quan niệm của chủ nghĩa
Mác – Lênin, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phức tạp liên quan ñến ñời sống tinh

thần của một bộ phận nhân dân, phản ánh hiện thực một cách hư ảo, hoang ñường với
ñặc trưng chủ yếu là niềm tin vào các lực lượng siêu tự nhiên.
Tôn giáo ra ñời, phát triển và thay ñổi tuỳ theo ñiều kiện lịch sử, không phải từ
khi loài người vừa thoát khỏi loài vượn ñã có tôn giáo, mà ñã trải qua thời kỳ lâu dài
khi loài người ñạt ñến một trình ñộ tư duy trừu tượng nhất ñịnh mới có tôn giáo. Tôn
giáo có nguồn gốc kinh tế xã hội, nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc tâm lý.
Trong xã hội nguyên thuỷ, con người cảm thấy bất lực trước sức mạnh của thiên
nhiên nên ñã thần thánh hoá sức mạnh tự nhiên ñó làm xuất hiện tôn giáo nguyên thuỷ,
tôn giáo ña thần. Khi xã hội xuất hiện chế ñộ tư hữu về tư liệu sản xuất, xuất hiện giai
cấp ñối kháng và sức mạnh tự phát của xã hội bất bình bình ñẳng, áp bức bốc lột của
người với người, chiến tranh, nô dịch…do không giải thích ñược nguyên nhân của
những hiện tượng ñó, tôn giáo ra ñời, ñó là tôn giáo hiện ñại trong xã hội có giai cấp.
Nó tồn tại và lôi cuốn ñông ñảo quần chúng nhân dân tin theo nên nó có tính quần
chúng rộng rãi.
Một là: tôn giáo còn tồn tại lâu dài, việc khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của thế
giới quan không tách rời khỏi công cuộc cải biến cách mạng, khẳng ñịnh bản chất tốt
ñẹp của xã hội chủ nghĩa. Chỉ có thông qua công cuộc xây dựng xã hội mới từng bước
nâng cao ñời sống vật chất tinh thần của quần chúng nhân dân, cũng cố niềm tin của

GVHD: Ths Võ Duy Nam

Trang 14

SVTH: Nguyễn Thị Kim Quyền


Luận văn tốt nghiệp

Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiễn


quần chúng tín ñồ các tôn giáo vào chế ñộ mới thì mới khắc phục tâm lý sùng tín tôn
giáo, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của thế giới quan tôn giáo.
Hai là, cần phân biệt những hoạt ñộng tôn giáo, nhu cầu tôn giáo thuần tuý của
nhân dân với những âm mưu lợi dụng tôn giáo, kích ñộng tôn giáo nhằm chia rẽ khối
ñại ñoàn kết toàn dân tộc, cản trở công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, ñi ngược lại
lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc. Sinh hoạt tôn giáo bình thường là nhu cầu chính ñáng
của một bộ phận nhân dân, ñược pháp luật bảo hộ, Nhà nước tôn trọng và tạo nhiều
ñiều kiện thuận lợi. Mặt khác, những hành vi lợi dụng tôn giáo vi phạm pháp luật,
tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo chế ñộ xã hội chủ nghĩa, chống ñối chính quyền phải
ñược xử lý nghiêm minh bằng pháp luật. Dưới chủ nghĩa xã hội một mặt vừa phải ñược
ñảm bảo nhu cầu sinh hoạt chính ñáng của nhân dân, mặt khác phải tăng cường quản lý
Nhà nước về tôn giáo. Trong việc giải quyết các vấn ñề có liên quan ñến tôn giáo vừa
chống cực ñoan, ñồng thời chống buôn lỏng quản lý. ðây là vấn ñề không ñơn giản,
ñòi hỏi phải giải quyết một cách thận trọng, chính xác.
Ba là: ñoàn kết rộng rãi quần chúng có tín ngưỡng và không có tín ngưỡng,
ñoàn kết các tôn giáo và tín ñồ các tôn giáo khác nhau lấy mục tiêu xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa - một xã hội “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ và văn minh” làm ñiểm tương ñồng. Sự phát triển về thế giới quan không cản trở
hoặc mâu thuẩn với việc thực hiện ñại ñoàn kết tôn giáo, ñoàn kết người có tín ngưỡng,
tôn giáo và người không có tín ngưỡng, tôn giáo hoặc có tín ngưỡng tôn giáo khác
nhau. ðảng cũng thể hiện tính ưu việt, tiến bộ, nhân văn của chính sách tôn giáo trong
xã hội xã hội chủ nghĩa.
1.4.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng là một bộ phận của tư tưởng Hồ Chí
Minh. Nó ñược hình thành và phát triển từ ñầu thập kỷ XX trong ñiều kiện ñặc biệt của
cách mạng nước ta và tình hình thế giới. Trong vấn ñề tôn giáo, tín ngưỡng, Hồ Chí
Minh ñóng góp trên cả hai phương diện thực tiễn (quan hệ tôn giáo với dân tộc; chính
sách tôn giáo, tín ngưỡng). Bác là người ñặt nền móng cho pháp luật tôn giáo Việt
Nam. Cả hai mặt ñều ñể lại những di sản tư tưởng, phương pháp trong nghiên cứu và
công tác tôn giáo.4

Khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo ở một số ñiểm sau:
4

Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo, GS-TS Lê Hữu Nghĩa và PGS.TS Nguyễn ðức Lữ,
Nxb Tôn giáo 2003

GVHD: Ths Võ Duy Nam

Trang 15

SVTH: Nguyễn Thị Kim Quyền


Luận văn tốt nghiệp

Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiễn

Một là: “ñoàn kết lương giáo, hoà hợp dân tộc”. ðoàn kết lương – giáo là ñoàn
kết những người có tín ngưỡng tôn giáo với những người không có tín ngưỡng tôn
giáo, giữa những người có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau là một bộ phận của ñại ñoàn
kết nói chung, huy ñộng sức mạnh của cả dân tộc trong ñó có cả ñồng bào tôn giáo.
Muốn làm ñược ñiều ñó, phải ñặt lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia lên trên hết, ñồng
thời quan tâm ñến ñời sống vật chất tinh thần của ñồng bào có ñạo, khắc phục những
mặc cảm và ñịnh kiến. Phải phân biệt ñược ñức tin chân chính với lợi dụng tín ngưỡng
vì lợi ích cục bộ, vị kỹ, lợi dụng tôn giáo ñể chống phá ñoàn kết, từ ñó có biện pháp xử
lý phù hợp. Biết kế thừa giá trị nhân bản của tôn giáo, trân trọng những người sáng lập
ra tôn giáo. Người luôn quan tâm ñến các giáo sĩ, giáo dân; ñộ lượng, vị tha ñối với
những người lầm lỗi, phê phán bọn phản ñộng.
Hai là: Tôn trọng và ñảm bảo quyền tự do tôn giáo của nhân dân. Người luôn
giáo dục mọi người và bản thân luôn gương mẫu, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của

người dân, khẳng ñịnh tư tưởng nhất quán lâu dài của ðảng và Nhà nước ta là luôn tôn
trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, sự tôn trọng ấy không chỉ thể hiện trên văn
bản, lời nói mà trong hành ñộng thực tiễn. Người cũng nghiêm túc phê phán những
phần tử lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng, những người hành nghề mê tín dị ñoan, phê
phán những việc làm sai trái với chủ trương chính sách tôn giáo của ðảng và Nhà nước
ở các giáo chức, tín ñồ là cán bộ ðảng viên.
Ba là: mối quan hệ giữa các tôn giáo, dân tộc, ñức tin và lòng yêu nước. Theo
Hồ Chí Minh ñối với người có tín ngưỡng, ñức tin tôn giáo và lòng yêu nước không
mâu thuẩn với nhau mà mọi người vừa là người dân yêu nước vừa là tín ñồ chân chính.
Người thường nhắc: “Nước ñộc lập thì tôn giáo mới tự do, vì vậy mỗi người phải làm
cho nước nhà ñộc lập trước, ñộc lập rồi phải quan tâm ñến ñời sống của nhân dân”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo thể hiện về tôn giáo ñầy ñủ và nhuần nhuyễn
quan ñiểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo. ðồng thời cũng là chuẩn mực về
vận dụng những quan ñiểm ñó vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta.
1.5. Quan ñiểm của ðảng và Nhà nước ta ñối với công tác quản lý Nhà
nước về tôn giáo
1.5.1. Trước thời kỳ ñổi mới
- Giai ñoạn từ khi giành chính quyền 1945 ñến hiệp ñịnh Giơnevơ 1954
Sau sự ra ñời của Nhà nước công - nông non trẻ sau cách mạng tháng Tám,
nước ta luôn ñứng trước những thách thức lớn. Lúc bấy giờ, tình hình tôn giáo khá

GVHD: Ths Võ Duy Nam

Trang 16

SVTH: Nguyễn Thị Kim Quyền


Luận văn tốt nghiệp


Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiễn

phức tạp, ñông ñảo ñồng bào tôn giáo bị áp bức dưới chế ñộ thực dân phong kiến. Bên
cạnh ñó, thực dân Pháp còn hết sức nâng ñỡ Công giáo, biến không ít các tín ñồ, chức
sắc thành tai sai chống lại sự nghiệp cách mạng, ñi ngược lại lợi ích của dân tộc.
Tại phiên họp ñầu tiên của Chính phủ ngày 3-9-1945, ra tuyên bố: “Tín ngưỡng
tự do và Lương giáo ñoàn kết”5, công bố “quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không
theo một tôn giáo nào”6; “ðoàn kết toàn dân tộc, không phân biệt lương giáo ñể kháng
chiến, ñoàn kết chặt chẽ, lâu dài, cùng nhau tiến bộ”7. Chỉ ñạo công tác chăm lo sản
xuất, cải thiện ñời sống vật chất tinh thần, nâng cao trình ñộ chính trị và tinh thần cho
ñồng bào tôn giáo vì lợi ích dân tộc, Tổ quốc, quan tâm tới ñời sống sinh hoạt tín
ngưỡng, tôn giáo của ñồng bào có ñạo, bảo vệ các cơ sở thờ tự của tôn giáo8. Phân biệt
giữa quần chúng tôn giáo với bọn ñội lốt tôn giáo, lợi dụng tôn giáo ñể phá hoại cách
mạng; chống lại lại âm mưu dụ dỗ, lừa gạt giáo dân di cư vào Nam của các thế lực thù
ñịch. Cán bộ phải thực hiện ñúng chính sách tôn giáo, nghiêm túc phê bình và xử lý
cán bộ làm sai, vi phạm chính sách tôn giáo9.
- Giai ñoạn chống ñế quốc Mỹ (1955-1975)
ðất nước tạm thời bị chia cắt làm 2 miền. Tình hình tôn giáo ở hai miền khác
nhau. Ở miền Bắc, tình hình Công giáo diễn ra phức tạp, tình hình dân cư có ñạo Công
giáo di cư vào Nam, gây xáo trộn.. Ở miền Nam, Mỹ - Ngụy lợi dụng tôn giáo triệt ñể,
âm mưu lập chính quyền “Công giáo hoá”, ñàn áp Phật giáo yêu nước, lợi dụng bọn
phản ñộng trong Phật giáo, Tin lành, Phật giáo Hoà Hảo ñể tổ chức thành tổ chức chính
trị phản ñộng.
Trong chỉ ñạo của ðảng về công tác tôn giáo trong giai ñoạn này ñã có 15 văn
bản. Thể hiện qua những bài viết chỉ ñạo của chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn ñề tôn giáo,
tập trung chủ yếu ở các nội dung:
+ ðể công bố rõ chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo ngày 14/6/1955 ban hành
sắc lệnh 234 - SL về vấn ñề tôn giáo, tiếp tục khẳng ñịnh quyền tự do tín ngưỡng tôn
giáo
+ Phương châm công tác tôn giáo là: “tích cực phát triển kinh tế, văn hoá, cải

thiện ñời sống ñi ñôi với việc nâng cao trình ñộ chính trị, tư tưởng cho quần chúng và
chấp hành nghiêm chỉnh chính sách tự do tín ngưỡng và mọi chính sách khác ñối với
5

Nhiệm vụ thứ 6, phiên họp ñầu tiên của Chính phủ, Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG 1995, Tr 9
ðiều 26 Hiến pháp ñầu tiên của VNDCCH, Hiến pháp Việt Nam, Nxb CTQG 1995, Tr 39
7
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6 NxbCTQG 1995, Tr 184
8
Sắc lệnh số 65, 23/11/1945 về bảo tồn các di tích, quy ñịnh bảo vệ chùa, ñền, nhà thờ.
9
Chỉ thị 10 -CT/TW, 5/6/1952 V/v tích cực chống lại âm mưu chống phá của bọn phản ñộng trong Công giáo
6

GVHD: Ths Võ Duy Nam

Trang 17

SVTH: Nguyễn Thị Kim Quyền


Luận văn tốt nghiệp

Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiễn

tôn giáo”, “Vạch trần âm mưu chống cộng và lợi dụng giáo hội của Mỹ - Diệm”10. Chỉ
ñạo xây dựng ñội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo, kiểm ñiểm và sửa chữa những lệch
lạc, sai lầm trong việc chấp hành chính sách tôn giáo của các cấp uỷ, chính quyền và
ñội ngũ cán bộ11…
- Giai ñoạn từ sau giải phóng miền Nam, ñến ðại hội VI của ðảng (1976-1986)

Cả nước ñi lên xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, với những khó khăn, thách thức,
khủng hoảng chính trị, xã hội và âm mưu lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù ñịch ñể
thực hiện diễn biến hoà bình, chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
Chính sách cơ bản của ðảng và Nhà nước ta là: Nhanh chóng ổn ñịnh tình hình
sinh hoạt tôn giáo trong cả nước, kiên quyết chống các phần tử và các thế lực phản
ñộng trong các giáo hội, chống lợi dụng tôn giáo, ñẩy mạnh trả thù, cải tạo giáo sỹ,
giáo hội theo hướng ñi với dân tộc và Chủ nghĩa Xã hội, hoạt ñộng tôn giáo tuân theo
pháp luật Nhà nước. Tích cực tuyên truyền, giáo dục quần chúng tôn giáo về nhân sinh
quan và thế giới quan khoa học, loại bỏ dần những ảnh hưởng mê tín dị ñoan và những
ảnh hưởng tiêu cực trong các hoạt ñộng tôn giáo.12
1.5.2. Trong thời kỳ ñổi mới
- Sự nghiệp ñổi mới ñất nước và tư duy về công tác tôn giáo13
Quan ñiểm chỉ ñạo
+ Công tác tôn giáo vừa phải quan tâm giải quyết nhu cầu tín ngưỡng của quần
chúng, vừa kịp thời ñấu tranh chống ñịch lợi dụng tôn giáo phá hoại cách mạng;
+ Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận ñộng quần chúng;
+ Làm tốt công tác tôn giáo là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị trị do
ðảng lãnh ñạo.
- Nhiệm vụ công tác tôn giáo
+ Phát huy tinh thần yêu nước của các tôn giáo, chống phá các thế lực thù ñịch
lợi dụng tôn giáo, tăng cường quản lý Nhà nước về tôn giáo, tăng cường công tác tổ
chức, cán bộ làm công tác tôn giáo, tăng cường công tác dân vận, xây dựng lực lượng
chính trị ở cơ sở.
Qua việc tìm hiểu khái niệm, bản chất, nguồn gốc, các thành phần khác của tôn
giáo, cũng như những quan ñiểm, chính sách của ðảng và Nhà nước ta. Từ ñó giúp cho
10

Chỉ thị 22-CT/TW 5/7/1961.
Chỉ thị số 39- CT/TW, 3/8/1956
12

Nghị quyết số 40-NQ/TW, ngày 1/10/1981 của Ban Bí Thư TW ðảng về công tác ñối với tôn giáo trong tình
hình mới
13
Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành TW khoá IX về công tác tôn giáo
11

GVHD: Ths Võ Duy Nam

Trang 18

SVTH: Nguyễn Thị Kim Quyền


Luận văn tốt nghiệp

Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiễn

xây dựng phương thức công tác phù hợp nhằm thực hiện tốt quan ñiểm, chính sách tôn
giáo của ðảng và Nhà nước ta.

GVHD: Ths Võ Duy Nam

Trang 19

SVTH: Nguyễn Thị Kim Quyền


Luận văn tốt nghiệp

Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiễn


CHƯƠNG 2
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO, THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ðỐI VỚI HOẠT ðỘNG TÔN GIÁO TỈNH LONG AN
2.1. Chính sách của ðảng và Nhà nước ta ñối với tôn giáo trong giai ñoạn
hiện nay
2.1.1. Nguyên tắc
- Tôn trọng ñảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân.
Mọi công dân ñều bình ñẳng về nghĩa vụ và quyền lợi trước pháp luật, không phân biệt
người theo ñạo và không theo ñạo cũng như giữa các tôn giáo khác nhau.
- Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 1992, ñiều 70 ghi rõ:
“Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo
nào. Các tôn giáo bình ñẳng trước pháp luật Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn
giáo ñược pháp luật bảo hộ. Không ai ñược xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc
lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo ñể làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.”
- Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam ñều bình ñẳng trước pháp luật. Nhà nước bảo
ñảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, ñồng thời phát huy những giá trị văn hóa
ñạo ñức tôn giáo, gìn giữ những giá trị truyền thống của tín ngưỡng, tôn giáo. Nhà
nước khẳng ñịnh việc bảo hộ cơ sở vật chất, tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo như
chùa, nhà thờ, thánh ñường, thánh thất, ñiện, ñền, am, miếu, trụ sở tổ chức tôn giáo,
trường tôn giáo, kinh bổn và các ñồ dùng thờ cúng của tín ngưỡng, tôn giáo. Nhà nước
nghiêm cấm việc phân biệt ñối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; vi phạm quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ñể phá
hoại hòa bình, ñộc lập, thống nhất ñất nước, kích ñộng bạo lực ñể tuyên truyền chiến
tranh.
+ Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ñảm bảo quyền tự do tín
nguỡng tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo của công dân;
+ Nghiêm cấm việc phân biệt ñối xử vì lý do tín ngưỡng tôn giáo;
+ Công dân theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo ñều bình ñẳng trước pháp
luật, ñược hưởng mọi quyền của công dân và có trách nhiệm thực hiện mọi nghĩa vụ

của công dân;
+ Các hoạt ñộng của tôn giáo phải tuân theo pháp luật nước Cộng hoà Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam;

GVHD: Ths Võ Duy Nam

Trang 20

SVTH: Nguyễn Thị Kim Quyền


Luận văn tốt nghiệp

Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiễn

+ Các hoạt ñộng tôn giáo vì lợi ích của Tổ quốc và nhân dân ñược khuyến
khích;
+ Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, mọi hành vi lợi dụng
tín ngưỡng tôn giáo ñể chống lại Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,
ngăn cản tín ñồ làm nghĩa vụ công dân, phá hoại sự nghiệp ñoàn kết toàn dân, làm hại
ñến nền văn hoá lành mạnh của dân tộc và hoạt ñộng mê tín dị ñoan ñều bị xử lý theo
pháp luật
+ Người có tín ngưỡng, có tôn giáo ñược tự do bày tỏ ñức tin, thực hành các
nghi thức thờ cúng, cầu nguyện và tham gia các hoạt ñộng tín ngưỡng tôn giáo theo
quy ñịnh của cơ sở tín ngưỡng tôn giáo, tôn trọng các quy ñịnh của lễ hội, quy ước của
cộng ñồng và quy ñịnh của pháp luật; tôn trọng quyền tự do không tín ngưỡng tôn giáo
của người khác và không cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân;
- Chủ trương của Nhà nước duy trì mối quan hệ tốt ñẹp giữa Nhà nước với các
tổ chức tôn giáo, trong ñó có Giáo hội Công giáo Việt Nam, Hội ñồng Giám mục Việt
Nam là sự thể hiện ñầy ñủ trách nhiệm và tình cảm của Nhà nước ñối với ñồng bào các

tôn giáo ở Việt Nam", người ñứng ñầu Chính phủ nói "Chính sách ñó ñược ñảm bảo
bằng pháp luật và phải ñược thực hiện trên cơ sở thượng tôn pháp luật, không thể chấp
nhận việc lợi dụng tự do tôn giáo ñể có các hành vi vi phạm pháp luật, càng không nên
cho rằng làm ñúng giáo luật là không trái pháp luật hay chỉ làm theo giáo luật còn bất
chấp pháp luật. Mọi tín ñồ tôn giáo Việt Nam, trước hết là công dân Việt Nam. Một tín
ñồ tốt phải là một công dân tốt. Nhìn chung, năm nguyên tắc của chính sách ñối với tôn
giáo nói trên, có thể tóm gọn ở ba nội dung cốt lõi:
Một là: Tôn trọng và bảo ñảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo;
Hai là: Khuyến khích những hoạt ñộng tôn giáo tiến bộ, ích nước lợi dân;
Ba là: ðấu tranh chống lợi dụng tôn giáo vào mục ñích xấu và bài trừ mê tín dị
ñoan.
- Các cấp ðảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các ñoàn thể tổ
chức xã hội và các tổ chức tôn giáo có trách nhiệm làm tốt công tác vận ñộng quần
chúng và thực hiện ñúng ñắn chính sách tôn giáo của ðảng và Nhà nước.
Công cuộc ñổi mới công nghiệp hoá và hiện ñại hoá là sự nghiệp của toàn dân,
những người có và không có tín ngưỡng, tôn giáo, các tổ chức xã hội, các tổ chức tôn
giáo ñều có trách nhiệm góp phần vào sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc về mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh. Phải nắm vững quan ñiểm của ðảng về

GVHD: Ths Võ Duy Nam

Trang 21

SVTH: Nguyễn Thị Kim Quyền


Luận văn tốt nghiệp

Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiễn


công tác tôn giáo hiện nay: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ
phận nhân dân. Ở Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng ñược tôn trọng, cộng ñồng người
có ñạo là một phần của ñại ñoàn kết toàn dân; cốt lõi của công tác tôn giáo là công
tác vận ñộng quần chúng; toàn bộ các tổ chức trong hệ thống chính trị làm công tác
tôn giáo dưới sự lãnh ñạo của ðảng và phải tăng cường quản lý công tác tôn giáo của
Nhà nước. ðổi mới về nhận thức và thực hiện ñúng ñắn quản lý Nhà nước ñối với hoạt
ñộng tôn giáo, nhằm ñảm bảo nhu cầu tín ngưỡng chân chính của người dân ñể phát
huy ñược mọi năng lực, sự sáng tạo của hàng chục triệu ñồng bào có ñạo, góp phần
hoá ñời sống xã hội trên cơ sở ổn ñịnh về chính trị.”14
Nhìn chung, quan ñiểm, chủ trương, chính sách của ðảng ta về tín ngưỡng, tôn
giáo luôn thể hiện xuyên suốt trong mọi thời kỳ của ñất nước. Trong giai ñoạn hội nhập
và phát triển, những quan ñiểm ñó ñã ñược thể chế hoá thành hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật. Nếu như trước ñây, văn bản pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo ñược ban
hành dưới dạng Sắc lệnh, Nghị quyết, Sắc luật, Nghị ñịnh thì giai ñoạn ngày nay bằng
sự kế thừa và phát huy những gì ñã có trước ñó ñã có rất nhiều văn bản quy phạm pháp
luật như Pháp lệnh, Nghị quyết, Nghị ñịnh, Thông tư, Chỉ thị ñược ban hành. Song
song với việc ban hành, nội dung các văn bản quy phạm pháp luật luôn ñược chỉnh sửa,
bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế. Công tác quản lý Nhà nước về
tôn giáo luôn ñược nâng cao và tăng cường theo tư tưởng Hồ Chí Minh, ñường hướng
của ðảng và luôn áp dụng sáng tạo phù hợp với tình hình thực tế.
2.1.2. Các chính sách cụ thể
2.1.2.1. ðối với tín ñồ tôn giáo
Tín ñồ các tôn giáo có quyền thực hiện các hoạt ñộng tôn giáo không trái với
pháp luật Nhà nước, tiến hành nghi thức thờ cúng, cầu nguyện tại gia ñình và tham gia
các hoạt ñộng tôn giáo tại cơ sở thờ tự. Không ñược lợi dụng tôn giáo thực hiện các
hoạt ñộng trái pháp luật, mê tín dị ñoan.
ðối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, sinh hoạt tôn giáo theo quy ñịnh
pháp luật Việt Nam .
2.1.2.2. ðối với chức sắc, nhà tu hành
Chức sắc, nhà tu hành là những người hoạt ñộng tôn giáo chuyên nghiệp, ñược

tự do hoạt ñộng trong phạm vi phụ trách, ñồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp
luật về những hoạt ñộng tôn giáo diễn ra trong phạm vi phụ trách. Chức sắc, nhà tu
14

Văn kiện ðại hội ðảng toàn quốc lần thứ IX

GVHD: Ths Võ Duy Nam

Trang 22

SVTH: Nguyễn Thị Kim Quyền


Luận văn tốt nghiệp

Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiễn

hành chủ trì cơ sở thờ tự hàng năm có trách nhiệm ñăng ký lịch sinh hoạt hàng năm với
chính quyền cơ sở theo luật ñịnh. Khi thực hiện lịch sinh hoạt tôn giáo ñã ñăng ký và
ñược chấp thuận thì không phải xin phép.
Chức sắc, nhà tu hành với tư cách công dân ñược Nhà nước khuyến khích tổ
chức các hoạt ñộng từ thiện, y tế, giáo dục theo quy ñịnh của pháp luật.
Chức sắc, nhà tu hành nước ngoài ñược phép giảng ñạo tại cơ sở tôn giáo của
Việt Nam sau khi ñược Ban Tôn giáo Chính phủ chấp thuận. ðây là một trong những
thể hiện sự ñổi mới trong chính sách tôn giáo ñối với hoạt ñộng tôn giáo của chức sắc,
nhà tu hành.
Người vào tu tại cơ sở tôn giáo hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện, không ai
ñược ép buột hay cản trở. Trừ trường hợp người chưa thành niên phải có sự ñồng ý của
cha, mẹ hoặc người giám hộ.
2.1.2.3. ðối với các tổ chức tôn giáo

Tổ chức tôn giáo có tôn chỉ, mục ñích và ñường hướng hành ñạo, cơ cấu tổ chức
phù hợp với pháp luật và ñược Thủ tướng chính phủ cho phép hoạt ñộng thì ñược Nhà
nước bảo hộ.
Các hoạt ñộng tôn giáo tại cơ sở thờ tự ñã ñăng ký thì thực hiện trong khuôn
viên cơ sở thờ tự thì không phải xin phép.
Nhà nước cho phép xuất bản sản xuất những loại kinh sách tôn giáo và các giáo
phẩm tôn giáo. Nhà nước cũng bảo hộ các giáo phẩm ñó.
Nhà nước cho phép tổ chức các ñại hội, hội nghị cấp toàn quốc và cấp ñịa
phương. Những ñại hội, hội nghị ñó phải có sự ñồng ý của Thủ tướng chính phủ hoặc
chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2.1.2.4. ðối với nơi thờ tự và tài sản của các tổ chức tôn giáo
Nhà nước bảo hộ nơi thờ tự của các tổ chức tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo có
trách nhiệm giữ gìn, tu bổ nơi thờ tự.
Các cơ sở thờ tự ñược phép tu bổ, trùng tu lại. Những trường hợp làm thay ñổi
cấu trúc thì phải ñược sự ñồng ý của chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh nơi cơ sở ñó toạ
lạc. Ngược lại, trước khi thực hiện, phải thông báo với chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp
xã nơi toạ lạc.
Tổ chức tôn giáo ñược phép nhận quyên góp ñể tiến hành tu sửa cơ sở thờ tự.
Trường hợp nhận ñược viện trợ tài chính cho việc tu sửa thì phải ñược sự cho phép của
chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh.

GVHD: Ths Võ Duy Nam

Trang 23

SVTH: Nguyễn Thị Kim Quyền


Luận văn tốt nghiệp


Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiễn

2.1.2.5. ðối với hoạt ñộng ñối ngoại của tổ chức tôn giáo
Nhà nước cho phép các tôn giáo tham gia các tổ chức tôn giáo quốc tế. Tuy
nhiên, các quan hệ quốc tế ñó phải tuân theo pháp luật và phù hợp với chính sách ñối
ngoại của Nhà nước Việt Nam, trên cơ sở tôn trọng ñộc lập chủ quyền, hoà bình ổn
ñịnh, hợp tác hữu nghị.
Tổ chức tôn giáo trong nước ñược mời các cá nhân tôn giáo hoặc tổ chức tôn
giáo ở nước ngoài vào Việt Nam. Việc mời người nước ngoài vào Việt Nam vì mục
ñích tôn giáo phải ñược sự ñồng ý của Ban Tôn giáo Chính phủ.
Tổ chức tôn giáo, cá nhân tôn giáo ñược phép nhận viện trợ thuần tuý tôn giáo
của các tổ chức tôn giáo nước ngoài. Việc nhận viện trợ ñó phải ñược sự ñồng ý của
Chính phủ.
2.2. Quản lý Nhà nước về tôn giáo
2.2.1. Một số khái niệm
2.2.1.1. Quản lý
Thuật ngữ “Quản lý”15 có nhiều cách hiểu song ñều thống nhất ở hai nội dung:
- Một cách tổng quát, quản lý ñựơc xem là “quá trình tổ chức và ñiều khiển các
hoạt ñộng theo những yêu cầu nhất ñịnh”, là sự kết hợp giữa tri thức và lao ñộng trên
phương diện ñiều hành. Dưới gốc ñộ chính trị, quản lý ñược hiểu là hành chính, là cai
trị, nhưng dưới gốc ñộ xã hội, quản lý ñược hiểu là chỉ huy, ñiều khiển, ñiều hành
nhằm ñạt mục ñích của chủ thể quản lý hướng tới ñối tượng quản lý.
- Mục tiêu của quản lý là nhằm tạo cho ñối tượng quản lý hoạt ñộng (vận hành)
phù hợp với ý chí chủ thể quản lý ñã ñược ñịnh ra từ trước.
Với hai nội dung như trên có thể ñưa ra khái niệm về quản lý như sau: Quản lý
là sự chỉ ñạo, ñiều khiển một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào quy luật, ñịnh luật
hay nguyên tắc tương ứng cho hệ thống hay quá trình ấy vận ñộng theo ñúng ý muốn
của người quản lý nhằm ñạt ñược mục ñích ñã ñược ñịnh ra từ trước.
2.2.1.2. Quản lý nhà nước:
Hoạt ñộng quản lý nhà nước xuất hiện từ lâu ñời, trong ñó quản lý xã hội là một

dạng quản lý ñặc biệt.

15

Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Phần I, Những vấn ñề chung về luật hành chính Việt Nam, Ths Phan
Trung Hiền, Khoa Luật Trường ðại học Cần Thơ, năm 2003, Tr 1-2

GVHD: Ths Võ Duy Nam

Trang 24

SVTH: Nguyễn Thị Kim Quyền


Luận văn tốt nghiệp

Quản lý Nhà nước về tôn giáo, lý luận và thực tiễn

Theo nghĩa rộng: Là dạng quản lý xã hội của nhà nước, ñược sử dụng quyền
lực nhà nước ñể ñiều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi hoạt ñộng của con người do
tất cả các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp) tiến hành ñể thực hiện các
chức năng của nhà nước ñối với toàn xã hội.
Theo nghĩa hẹp: Là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước với chức
năng chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của cơ quan trong hệ thống
hành pháp (Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp).
2.2.1.3. Quản lý Nhà nước và quản lý hành chính Nhà nước ñối với tôn giáo
- Quản lý Nhà nước ñối với tôn giáo: Là quá trình dùng quyền lực của cơ quan
Nhà nước (lập pháp, hành pháp,tư pháp) ñể tác ñộng, ñiều chỉnh, hướng dẫn các tôn
giáo và mọi hành vi hoạt ñộng của tổ chức tôn giáo, cá nhân tôn giáo ñược diễn ra
trong khuôn khổ pháp luật.

- Quản lý hành chính Nhà nước ñối với tôn giáo: Là quá trình chấp hành pháp
luật và tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ quan Nhà nước trong hệ thống hành
pháp (Chính phủ và Uỷ ban Nhân dân các cấp) ñể ñiều chỉnh các quan hệ xã hội của
của các tôn giáo và mọi hành vi hoạt ñộng của các tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra
trong khuôn khổ pháp luật .
2.2.2. Cơ sở pháp lý
- Nghị quyết số 297/CP “Về một số chính sách ñối với tôn giáo” ngày
11/11/1997 của Hội ñồng Chính phủ.
- Nghị ñịnh 69/ HðBT “Quy ñịnh về các hoạt ñộng tôn giáo” ngày 21/3/1991
của Hội ñồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
- Nghị ñịnh 26/CP “Về các hoạt ñộng tôn giáo” ngày 14/4/1999 của Chính phủ.
- Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004, tại phiên họp khoá XI, Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội ñã thông qua. Ngày 29/8/2004, Chủ tịch nước ñã ký lệnh số
18/2004/L/CTN công bố Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo gồm có 6 chương và 41 ñiều,
hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/11/2004.
- Nghị ñịnh số 22/Nð–CP ngày 1/3/2004 của Chính phủ ban hành hướng dẫn thi
hành một số ñiều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.
- Thông tư số 25/2004/TT-BNV ngày 29/04/2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn
chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban Nhân dân
các cấp quản lý Nhà nước về công tác tôn giáo ở ñịa phương.

GVHD: Ths Võ Duy Nam

Trang 25

SVTH: Nguyễn Thị Kim Quyền


×