Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

tính chất cơ bản của dư luận xã hội và tác động của nó đến ý thức pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.34 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
Lời mở đầu………………………………..…………………………..….………. 2
Nội dung………………………………………………………………………….. 2
I.

Các tính chất cơ bản của dư luận xã hội…………………………….…….. ...2

1. Tính khuynh hướng……………………………………………….……….…….2
2. Tính lợi ích………………………………………………………….………...... 3
3. Tính lan truyền…………………………………………………….…….………5
4. Tính bền vững tương đối và tính dễ biến đổi ………………………...……… ...6
5. Tính tương đối trong khả năng phản ánh thực tế xã hội của dư luận xã hội…….8
II. Tác dụng của dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật……………………..... 8
1. Tác dụng của dư luận xã hội đến hoạt động xây dựng pháp luật………….. …...9
2. Tác dụng của dư luận xã hội đến hoạt động thực hiện pháp luật……...……….12
3. Tác dụng của dư luận xã hội đến hoạt đông áp dụng pháp luật………..……….12
Kết luận…………………………...……………………………………………....16
Danh mục tài liệu tham khảo …………..………………………...………….17

1


LỜI MỞ ĐẦU
Dư luận xã hội là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như tâm lý
học, chính trị học, sử học và đặc biệt là xã hội học . Dư luận xã hội là sự thể hiện ý
chí, thái độ của cộng đồng xã hội nên nó có tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và
hành động của các cá nhân trong quá trình tham gia vào các lĩnh vực của đời sống
xã hội trong đó có lĩnh vực pháp luật. Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến, quan
điểm có tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung
trước những vấn đề mang tính thời sự, có liên quan tới lợi ích chung, thu hút được
sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong các nhận định và hành động


thực tiễn của họ. Qua đây em xin trình bày về các tính chất cơ bản của dư luận xã
hội và tác động của nó đến ý thức pháp luật.

NỘI DUNG
I. Các tính chất cơ bản của dư luận xã hội
1. Tính khuynh hướng
Thái độ chung của dư luận xã hội đối với mỗi sự kiện, hiện tượng, quá trình
xã hội có thể khái quát theo các khuynh hướng nhất định, gồm tán thành, phản đối
hay lưỡng lự (chưa rõ thái độ). Cũng có thể phân chia dư luận xã hội theo các
hướng tích cực hoặc tiêu cực, tiến bộ hoăc lạc hậu… Ở mỗi khuynh hướng, thái độ
tán thành hoặc phản đối lại có thể phân chia theo các mức độ cụ thể như rất tán
thành, tán thành, lưỡng lự, phản đối, rất phản đối. Điển hình là sự du nhập của
phong cách âm nhạc Hàn Quốc vào Việt Nam. Một số bộ phận giới trẻ Việt Nam
cho rằng đàn ông Hàn Quốc có cách ăn mặc đẹp nhưng một số khác lại nghĩ là kiểu
ăn mặc của Hàn Quốc lại giống của nữ giới hơn, thiếu đi tính mạnh mẽ của người

2


đàn ông. Như vậy, đối với cùng một sự kiện, một hiện tượng, sẽ có nhiều cách nhìn
nhận khác nhau biểu thị tính khuynh hướng của dư luận xã hội.
Tính khuynh hướng cũng biểu thị sự thống nhất hay xung đột của dư luận xã
hội. Xét theo các mức độ tán thành hoặc phản đối được nêu trên, nếu đồ thị phân
bố dư luận xã hội có dạng hình chữ U thì biểu thị sự xung đột; còn nếu đồ thị phân
bố dư luận xã hội có dạng hình chữ J thì biểu thị sự thống nhất. Đồ thị phân bố dư
luận xã hội có dạng hình chữ U khi trong xã hội có hai loại quan điểm mâu thuẫn,
đối lập nhau về cùng một sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội nào đó đều có tỉ lệ
số người ủng hộ cao. Trong xã hội nhất định, nếu thái độ của dư luận xã hội đối
với phần lớn các các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội có dạng phân bố hình chữ U
thì điều đó có nghĩa là xã hội đó đang đứng bên bờ vực của cuộc nội chiến. Khi đồ

thị phân bố dư luận xã hội có dạng hình chữ J thì chỉ có một loại quan điểm (tán
thành hoặc phản đối) có tỉ lệ số người ủng hộ cao mà thôi, điều đó biểu thị sự
thống nhất cao trong dư luận xã hội.
2. Tính lợi ích
Để trở thành đối tượng của dư luận xã hội, các sự kiện, hiện tượng xã hội đang
diễn ra phải được xem xét từ góc độ chúng có mối quan hệ mật thiết với lợi ích của
các nhóm xã hội khác nhau trong xã hội. Tính lợi ích của dư luận xã hội được nhìn
nhận trên hai phương diện là lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần.
Lợi ích vật chất được nhận thức rõ nét khi các hiện tượng diễn ra trong xã hội có
liên quan chặt chẽ đến hoạt động kinh tế và sự ổn định cuộc sống của đông
đảo người dân. Chẳng hạn các chủ trương của Đảng và Nhà nước về khoán
trong nông nghiệp, về cải cách chế độ tiền lương, các quyết định về tăng giá
xăng dầu, điều chỉnh mức thu tiền điện…
Ví dụ điển hình là theo Nghị định 31 do Chính phủ ban hành ngày 12/4 và bắt
đầu áp dụng từ 1/5, là một bước hiện thực hóa chủ trương điều chỉnh lương tối
thiểu đã được Quốc hội phê duyệt từ cuối năm ngoái. Chính phủ ban hành Nghị
định 31 quy định mức lương tối thiểu chung lên là 1,05 triệu đồng, ngân sách Nhà

3


nước sẽ cần khoảng 11.000 tỷ đồng. Năm 2012, lực lượng lao động cả nước sẽ có
khoảng 52,9 triệu người, trong đó số lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân
khoảng 51,27 triệu người. Với Nghị quyết này dư luận xã hội trong quần chúng
nhân dân đã lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ bởi chính quyết định đó có liên quan chặt
chẽ đến đời sống vật chất của phần lớn những nhân dân
Lợi ích tinh thần được đề cập khi các vấn đề, các sự kiện đang diễn ra đụng
chạm đến hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội, các phong tục, tập quán, khuôn
mẫu hành vi ứng xử văn hoá của cộng đồng xã hội hoặc của cả dân tộc. Dư luận xã
hội về việc các bộ phim truyền hình của Việt Nam ngày càng có những cảnh nóng

ảnh hưởng rất nhiều đến con em của họ, gây tác động xấu đến tư cách và hành
động của con cái họ. Các đạo diễn thì cho rằng đó là những cảnh để thu hút người
xem hơn nhưng người xem thì nghĩ điều đó không phù hợp với điều kiện như ở đất
nước chúng ta mà chỉ phù hợp với các nước phương Tây.
Một ví dụ khác về cuộc chiến tranh do Mỹ đơn phương phát động chống lại
Irắc là quốc gia có chủ quyền đã gây ra dư luận phản đối mạnh mẽ trên toàn thế
giới. Dư luận thế giới phản đối không chỉ bởi những thiệt hại đối với người dân
Irắc, mà còn bởi sự nhận thức của đông đảo người dân trên thế giới về nguy cơ
tiềm tàng của chủ nghĩa đế quốc và thực dân mới núp dưới chiêu bài “can thiệp
nhân đạo”, tạo ra thứ tiền lệ nguy hiểm cho các cuộc can thiệp sau này.
Dù là chê trách hay đồng tình thì dư luận xã hội cũng thể hiện đúng như những
gì nó đã, đang và sẽ thể hiện, sẽ lên tiếng khi những lợi ích tinh thần bị tổn thương.
Lợi ích mới chỉ là điều kiện cần để thúc đẩy việc tạo ra dư luận xã hội . Điều
kiện đủ ở đây chính là sự nhận thức của các nhóm xã hội về lợi ích của mình và
mối quan hệ giữa chúng với các sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội đang diễn ra.
Có hai quan điểm sau cần lưu ý:
_ Bản thân nhận thức về lợi ích là một tiến trình biến đổi và phát triển giữa
tính cá nhân và tính xã hội, giữa tính vật chất và tính tinh thần; giữa tính trước mắt
và tính lâu dài.

4


_ Quá trình trao đổi, thảo luận ý kiến để dẫn đến dư luận xã hội là quá trình
giải quyết mâu thuẫn lợi ích. Trong công việc này, nhóm xã hội nào có tổ chức tốt
thành lực lượng thì nhóm xã hội đó sẽ thành công hơn trong việc bảo vệ quan
điểm, lợi ích của mình và ngược lại.
3. Tính lan truyền
Dư luận xã hội được coi như biểu hiện của hành vi tập thể, hiện tượng được
các nhà xã hội học rất quan tâm. Cơ sở của bất kì hành vi tập thể nào cũng là hiệu

ứng phản xạ quay vòng, trong đó điểm khởi đầu từ cá nhân hay nhóm xã hội nhỏ
sữ gây nên chuỗi các kích thích của các cá nhân hay nhóm xã hội khác. Để duy trì
được chuỗi kích thích này luôn cần có các nhân tố tác động lên cơ chế hoạt động
tâm lí của cá nhân và nhóm xã hội. Đối với dư luận xã hội các nhân tố tác động đó
có thể được coi là các thông tin bằng các hình ảnh, âm thanh sống động trực tiếp,
có tính thời sự. Dưới tác động của các luồng thông tin này, các nhóm công chúng
khác nhau sẽ cùng được lôi cuốn vào quá trình bày tỏ sự quan tâm của mình thông
qua các hoạt động trao đổi, bàn bạc, tìm kiếm thông tin, cùng chia sẻ trạng thái tâm
lí của mình với người xung quanh. Đặc biệt đối với những sự kiện lớn của đất nước
như tình trạng chiến tranh, các cuộc bầu cử; hay các sự kiện vượt ra ngoài hoạt
động sống và làm việc bình thường của con người như các vụ tội phạm nguy hiểm,
nạn hạn hán, lũ lụt… Chúng ta có thể theo dõi và ghi nhận được ảnh hưởng của các
luồng thông tin đến các hành động quan tâm của công chúng. Khi đó, sự hình
thành mạnh mẽ và lan truyền nhanh chóng của dư luận xã hội được thể hiện rất rõ
nét. Tính lan truyền của dư luận xã hội càng được thể hiện mãnh mẽ trong thời đại
công nghệ thông tin. Chỉ sau khi vụ án Lê Văn Luyện được đưa lên truyền thông
đại chúng ít giờ thì đã có rất nhiều sự phẫn nộ của mọi người được thể hiện ra, gây
nên một cơn đại chấn trong dư luận xã hội. Những lời lẽ xấu xa nhất được giành
cho kẻ sát nhân tàn bạo. Người nhà nạn nhân thì đau xót vì mất mát quá lớn về
tinh thần, còn hắn ta thì dửng dưng với bản án 18 năm tù. Mọi người cũng đã lên
án gay gắt những lỗ hổng của pháp luật đã khiến cho hang triệu người dân thất
vọng.
5


Cái tốt đẹp thì ít được biết nhưng những điều xấu thì lại được lan truyền rộng
rãi.
4. Tính bền vững tương đối và tính dễ biến đổi
Dư luận xã hội vừa có tính bền vững tương đối vừa có tính dễ biến đổi.
Có những dư luận xã hội chỉ qua một đêm là thay đổi nhưng cũng có những dư

luận xã hội qua hành thập niên vẫn không thay đổi. Tính bền vững tương đối của
dư luận xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đối với những sự kiện, hiện tượng hay
quá trình quen thuộc, dư luận xã hội thường rất bền vững. Chẳng hạn sự đánh giá
cao của dư luận xã hội về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ, về tầm quan trọng
của sự nghiệp đổi mới, chính sách khoán trong nông nghiệp… tới nay vẫn không
thể bị thay đổi. Cái mới lúc đầu chỉ được số ít thừa nhận và do đó dễ bị đa số phản
đối. Nhưng ý kiến của đa số sẽ nhanh chóng, dễ dàng thay đổi khi cái mới vươn lên
khẳng định mình trong cuộc sống.
Tính biến đổi của dư luận xã hội thường được xem xét trên hai phương diện
sau:
_Biến đổi theo không gian và môi truờng văn hoá: Sự phán xét, đánh giá của
dư luận xã hội về bất kì sự kiện, hiện tuợng hay quá trình xã hội nào cũng phụ
thuộc vào hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang tồn tại trong nền văn hoá
của cộng đồng người. Với cùng sự việc, sự kiện xảy ra, dư luận xã hội của cộng
đồng người khác nhau lại thể hiện sự phán xét, đánh giá khác nhau.
Ở các nước phương Tây, việc đưa những người già vào sinh hoạt trong các
viện dưỡng lão là điều hết sức bình thường. Những người già ở phương Tây, khi
vào viện dưỡng lão, họ được hưởng những dịch vụ phúc lợi xã hội một cách trọn
vẹn, được bầu bạn với những người cùng thế hệ và được tự do thoải mái. Khi đó
những người trẻ cũng có nhiều thời gian hơn cho công việc và sự nghiệp của mình
mà vẫn an tâm rằng người thân của họ được chăm sóc đầy đủ. Việt Nam và nhiều
nước phương Đông khác lại có sự khác biệt lớn trong văn hóa và trong tâm lí.
Người Việt có tâm lý thích con đàn, cháu đống, quan niệm cuộc sống phải phồn
thịnh, sinh sôi nảy nở, rồi quan tâm chăm sóc lẫn nhau, nhất là khi gặp khó khăn,
6


ốm yếu, đói nghèo, đoàn kết tương trợ nhau... Do đó, tâm lý người Việt khác hẳn
với các nước phương Tây. Những bữa cơm gia đình đầm ấm, ông bà có thể quây
quần bên con cháu tận mắt nhìn từng lớp người lớn lên trong gia đình. Mỗi buổi

sáng thức dậy có thể thưởng thức những ly trà nóng, lắng nghe những câu chuyện
xảy ra của đời thường...một cách nhăm nhi thấm thía đã ngấm vào máu và ăn sâu
vào tiềm thức người Việt. Việc tách rời cuộc sống của ông bà, cha mẹ - những
người lớn tuổi trong gia đình và đưa họ vào các viện dưỡng lão lại là điều khó chấp
nhận, chắc chắn sẽ vấp phải nhiều luồng thông tin trái chiều từ dư luận xã hội.
Đồng tình thì ít mà rèm pha, chế nhạo thì nhiều.
Hay hiện tượng tảo hôn , chế độ đa thê là hiện tượng bình thường, được chấp
nhận ở các nước thuộc khu vực Trung Đông, Nam Sahara (châu Phi) hay Ấn Độ
nhưng chúng sẽ gặp phải sự phản ứng gay gắt tại nhiều nước Châu Âu, Bắc Mỹ,
Đông Nam Á… Trong khi đó, quan hệ tình dục ngoài hôn nhân dễ dàng được chấp
nhận ở Châu Âu , Bắc Mỹ mà lại bị phản đối mạnh mẽ ở, thậm trí bị trừng phạt
theo luật lệ tôn giáo ở Trung Đông, Ấn Độ.
_ Biến đổi theo thời gian: Cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều giá trị văn
hóa, chuẩn mực xã hội, phong tục tập quán có thể bị biến đổi ngay trong cùng nền
văn hóa – xã hội, dẫn đến sự thay đổi trong cách nhìn nhận, đánh giá của dư luận
xã hội.
Ngày xưa, các đôi nam nữ yêu nhau thì phải trai chưa vợ, gái chưa chồng,
nhiều người đủ những điều kiện ấy nhưng vẫn bị mọi người soi mói đủ đường,
làng xóm bàn tán nhưng bây giờ trong thời đại hội nhập, điều đó đang dần dần
được thay đổi, con trẻ có thể tự do yêu đương, tự do kết hôn,…Mọi người đã nới
lỏng suy nghĩ về tình yêu để con người trưởng thành hơn.
Phụ thuộc vào bối cảnh cụ thể, dư luận xã hội còn biến đổi theo đối tượng
của các phán xét, đánh giá khi công chúng phát hiện thêm các mối liên quan giữa
đối tượng ban đầu với các sự kiện, hiện tượng, quá trình diễn ra kèm theo sau nó.
Mặt khác, xuất phát từ các phán xét, đánh giá bằng lời, dư luận xã hội có thể
7


chuyển hóa thành những hành động mang tính tự phát hoặc có tổ chức để thể hiện
thái độ đồng tình hay phản đối của mình. Một mặt, dư luận xã hội cực lực lên án,

đòi xử lí nghiêm khắc (thể hiện bằng ý kiến) các vụ tội phạm tấn công vào các
chiến sĩ công an khi đang thi hành nhiệm vụ. Mặt khác, chính người dân đã tích
cực quyên góp từ thiện (thể hiện bằng hành động) để hỗ trợ một phần cho gia đình
của những chiến sĩ công an đã dũng cảm hi sinh trong khi làm nhiệm vụ này.
Dư luận xã hội về những vấn đề của đời sống xã hội có thể ở trạng thái tiềm
ẩn, không bộc lộ bằng lời (dư luận của đa số im lặng). Trong những xã hội thiếu
dân chủ, dư luận xã hội đích thực thường tồn tại dưới dạng tiềm ẩn. Trong xã hội
cũng thường có dư luận xã hội tiềm ẩn về những sự việc, sự kiện sắp tới, chưa sảy
ra, hiện thời chưa cấp bách.
5. Tính tương đối trong khả năng phản ánh thực tế xã hội của dư luận xã hội
Sự phản ánh thực tế xã hội của dư luận xã hội có thể đúng (đúng nhiều hoặc
đúng ít), có thể sai (sai nhiều hoặc sai ít). Dù có đúng đến mấy thì dư luận xã hội
vẫn có những hạn chế, do đó, không nên tuyệt đối hóa khả năng nhận thức từ dư
luận xã hội. Dù có sai đến mấy, trong dư luận xã hội vẫn có những hạt nhân hợp lí
không thể coi thường được. Chân lí của dư luận xã hội không phụ thuộc vào tính
chất phổ biến của nó. Không phải lúc nào dư luận của đa số cũng đúng hơn dư luận
của thiểu số. Cái mới lúc đầu thường chỉ có một số người nhận thấy, do đó dễ bị đa
số phản đối. Chẳng hạn như những hành động của thầy Đỗ Việt Khoa và những
suy nghĩ rất trách nhiệm đối với nền giáo dục nước nhà nhưng lại vấp phải sự phản
đối cực lực của những phần lớn đồng nghiệp, học sinh và phụ huynh. Nhưng thực
tế đã cho thấy rằng, chân lí luôn luôn có chỗ đứng vững chắc của nó. Dư luận sai
rồi sẽ được thuyết phục. Minh chứng là hành động của thầy Lê Đình Hoàng, là
cuộc vận động Hai Không trong ngành giáo dục…
Đối với những vấn đề trừu tượng, phức tạp, dư luận của giới trí thức, của
những người có trình độ học vấn cao thường chín chắn hơn so với những người có
trình độ học vấn thấp.

8



II.Tác dụng của dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật
Dư luận xã hội có vai trò và tác động quan trọng đến nhiều lĩnh vực khác
nhau của đời sống xã hội, như kinh tế, chính trị, đạo đức , pháp luật, văn hóa, giáo
dục…, trong số đó, phải kể tới tác động, ảnh hưởng của dư luận xã hội đối với lĩnh
vực pháp luật bao gồm các hoạt động xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và
áp dụng pháp luật.
1. Tác dụng của dư luận xã hội đến hoạt động xây dựng pháp luật
Tác dụng của dư luận xã hội đến hoạt động xây dựng pháp luật ở nước ta hiện
nay được thể hiện trên các phương diện sau:
Thứ nhất, dư luận xã hội là sự thể hiện lợi ích chung thông qua tiếng nói chung
của nhân dân, nên nó là điều kiện cần thiết để các tầng lớp nhân dân phát huy
quyền làm chủ, mở rộng nền dân chủ xã hội, tích cực tham gia vào hoạt động xây
dựng pháp luật. Các tầng lớp nhân dân là chủ thể rộng rãi của hoạt động xây dựng
pháp luật. Hiến pháp của Nhà nước ta đã thể hiện rõ nguyên tắc quyền lực của nhà
nước thuộc về nhân dân, đông thời, thiết lập cơ chế đảm bảo sao cho việc thực thi
quyền lực nhà nước phục vụ cho lợi ích của nhân dân và luôn nằm dưới sự kiểm
soát của nhân dân. Dưới chế độ ta, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước dưới
hai hình thức cơ bản là dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.
Dân chủ trực tiếp là hình thức nhân dân trực tiếp thể hiện ý chí và nguyện
vọng của mình. Đây là hình thức hữu hiệu tạo cho nhân dân, với tính cách là chủ
thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước, khả năng tham gia tích cực và chủ
động vào các hoạt động của Nhà nước, trong đó có hoạt động xây dựng pháp luật.
Dân chủ đại diện là hình thức cơ bản mà thông qua đó, nhân dân thực hiện
quyền lực nhà nước, vận hành theo quy định của Hiến pháp. Theo cơ chế này, nhân
dân bầu ra cơ quan đại diện. Cơ quan đại diện trực tiếp nhận quyền lực từ nhân dân
nên còn được gọi là cơ quan quyền lực nhà nước, trong đó Quốc hội là cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở
địa phương.

9



Thứ hai, dư luận xã hội là nguồn thông tin phản hồi có ý nghĩa rất quan trọng
và thiết thực đối với quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và văn
bản quy phạm pháp luật dưới luật, đối với việc ban hành các quyết định của các cá
nhân, nhà chức trách có thẩm quyền. Để có được các văn bản quy phạm pháp luật
sát thực tế, các văn bản quyết định quản lí hành chính nhà nước đúng đắn, có tính
khả thi cao, trước khi xây dựng, soạn thảo các dự án luật hay ban hành các quyết
định, các cơ quan lập pháp, cơ quan quản lí phải nắm bắt được thực trạng tư tưởng,
tâm lí của các đối tượng xã hội mà các văn bản pháp luật, quyết định nhằm vào.
Mọi chủ trương, chính sách pháp luật khó có thể trở thành hiện thực nếu không
hợp lòng dân, không được nhân dân ủng hộ. Khi đã có được các dự án luật, các
thông tin phản hồi lại càng quan trọng. Mọi vướng mắc, lệnh lạc trong quá trình
triển khai thực hiện các văn bản pháp luật, do nhiều yếu tố khó lường trước, đều
được bộc lộ thông qua dư luận xã hội. Dư luận xã hội là một trong những cơ sở
thông tin phản hồi giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra các văn bản,
quyết định phù hợp lòng dân. Dư luận xã hội có tác dụng phát hiện những thiếu
hụt, những khe hở trong các văn bản quy phạm pháp luật, giúp cho nhà nước có
biện pháp sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh một cách kịp thời các văn bản pháp luật
còn hạn chế, khiếm khuyết, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá
trình tổ chức thực hiện pháp luật.
Thứ ba, dư luận xã hội không mang tính pháp lí nhưng nó lại có tác dụng rất to
lớn trong việc định hướng và điều chỉnh hành vi, hoạt động của các thành viên
trong xã hội. Trong hoạt động xây dựng pháp luật, các cá nhân, nhà chức trách có
thẩm quyền, với tư cách là chủ thể xây dựng pháp luật, cần phải biết lắng nghe dư
luận xã hội một cách nghiêm túc và phân tích nó một cách khoa học để có thể rút
ra được những kết luận chính xác về thực trạng của những lĩnh vực quan hệ xã hội
đang cần có pháp luật điều chỉnh. Nhờ đó, Nhà nước có thể ban hành pháp luật một
cách kịp thời, đồng bộ và hiệu quả, tác dụng đúng phạm vi, đúng đối tượng cần
điều chỉnh, góp phần tăng cường vai trò và hiệu lực của công tác quản lí xã hội

bằng pháp luật.
10


2. Tác dụng của dư luận xã hội đến hoạt động thực hiện pháp luật
Không chỉ có tác dụng đối với hoạt động xây dựng pháp luật, dư luận xã hội
cùng với các yếu tố văn hóa - lối sống khác còn có tác dụng mạnh mẽ đến hoạt
động thực hiện pháp luật
Dư luận xã hội gắn liền với ý chí của cộng đồng, của các nhóm xã hội nên nó
có tác động mạnh mã đến suy nghĩ và hành động của các cá nhân. Trong một
chừng mực nhất định, người ta có thể không sợ sự trừng phạt của pháp luật khi
thực hiện những hành vi sai trái, phạm pháp; nhưng lại rất sợ sự phê phán của, lên
án của sư luận xã hội – một thứ “luật bất thành văn”. Trong điều xã hội có nền dân
chủ rộng rãi, dư luận xã hội được coi là phương tiện kiểm tra xã hội đối với ý thức
pháp luật và hành vi pháp luật của mỗi người. Dưới áp lực của dư luận xã hội, mỗi
người luôn phải xem xét, suy nghĩ, kiểm định trước khi thực hiện một hành vi pháp
luật nào đó. Những câu hỏi luôn phải được mỗi người đặt ra, như hành vi đó đúng
hay sai? Có phù hợp với các chuẩn mực pháp luật hiện hành không? Nếu thực hiện
thì có được dư luận xã hội ủng hộ, đồng tình hay bị dư luận xã hội lên án? Nhờ đó,
ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật trong mỗi chủ thể cũng được nâng lên một
bước.
3. Tác dụng của dư luận xã hội đến hoạt đông áp dụng pháp luật
Dư luận xã hội cũng có những áp lực cần thiết và quan trọng đối với hoạt động
áp dụng pháp luật.
Một trong những chức năng cơ bản cảu dư luận xã hội là chức năng giám sát.
Chức năng giám sát, tư vấn của dư luận xã hội được thể hiện rõ nét nhất khi đối
tượng phán xét của dư luận xã hội là các hoạt động của cơ quan nhà nước, chính
quyền các cấp, trong đó có hoạt động thực thi và bảo vệ pháp luật. Dư luận xã hội
thực hiện chức năng giám sát đối với các hoạt động này. J.J. Rousseau đã đánh giá
rất cao mối quan hệ giữa dư luận xã hội và cơ quan tư pháp. Ông cho rằng, “Luật

pháp công bố ý chí của toàn dân, chức quan tư pháp nói lên lời phán xét công
cộng. Dư luận công chúng là một thứ luật, mà quan tư pháp là bộ trưởng chấp
hành… Tào án tư pháp không phải là người trọng tài xét sử dư luận công chúng, nó
11


chỉ là người công bố dư luận công cộng mà thôi. Xa rời chức năng đó thì mọi quyết
định của tòa án đều là vớ vẩn và vô hiệu” hoặc “dư luận công chúng không hề
khuất phục sự cưỡng chế, nhưng không để lại một vết tích nào trong tào án; mặc
dầu tòa án được thiết lập ra cốt để đại diện cho dư luận công chúng”. Mọi hoạt
động của các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật đều bị đặt dưới
“ống kính”, “tầm ngắm” của dư luận xã hội, bằng cách đó, nó gây áp lực lên hoạt
động áp dụng pháp luật, áp lực mà dư luận xã hội tạo ra khiến cho họ luôn phải chú
trọng đến chất lượng, hiệu quả cảu hoạt động áp dụng pháp luật.
Dư luận xã hội thường lên tiếng tố cáo, tố giác những hành vi phạm tội, giúp
các cơ quan chức năng một cách tích cực trong công tác điều tra, phá án. Dư luận
xã hội bày tỏ dự đồng tình với những bản cáo trạng, những bản án đúng người,
đúng tội, có tình, có lí; đồng thời phản đối những bản án chưa phù hợp với tội
danh. Qua đó nó góp phần tăng cường hiệu quả của hoạt động xét sử và bảo vệ
pháp luật. Việc dư luận xã hội phê phán, lên án mãnh mẽ các hành vi phạm pháp,
phạm tội cũng sẽ khiến cho bản thân các cán bộ, công chức tham gia hoạt động áp
dụng pháp luật phải luôn có ý thức điều chỉnh hành vi và hoạt động chuyên môn
của mình, đáp ứng mong đợi của dư luận xã hội.
Điển hình là vụ việc xảy ra ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng cách đây không lâu
đã gây sôi nổi trong dư luận từ Bắc chí Nam, từ trong nước ra đến ngoài nước, gây
sức ép rất lớn đối với nhà cầm quyền huyện Tiên Lãng nói riêng, và đảng cộng sản
Việt Nam nói chung.
Đoàn Văn Vươn (1963) sinh sống tại Cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên
Lãng, thành phố Hải Phòng, từng phục vụ trong quân đội nhân dân Việt Nam, là kĩ
sư nông nghiệp tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Từ năm 1993, ông Vươn

thực hiện việc quai đê lấn biển để nuôi trồng thủy sản. Ông khởi nghiệp bằng việc
bán tài sản, vay mượn bạn bè, người thân và ngân hàng, chịu nhiều thiệt hại mất
mát trong quá trình lấn biển, bao gồm cái chết của con gái đầu 8 tuổi bị rơi xuống
cống chết đuối trong một lần theo bố mẹ ra đầm.

12


Cụ thể, năm 1993, huyện Tiên Lãng ban hành quyết định giao cho Đoàn Văn Vươn
diện tích 21ha đất bãi biển khu vực nam cống Rộc thuộc xã Vinh Quang để sử
dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, thời hạn sử dụng là 14 năm. Trong quá
trình sử dụng ông đã tự ý đắp bờ bao để sử dụng vượt quá diện tích được giao.
Từ năm 1995, ông đã xây được một con đê cao tạo thành bờ bao cho một vùng
đầm rộng lớn hàng chục ha cùng hàng ngàn cây sú, vẹt mọc lên tạo thành cánh
rừng chắn sóng. Gia đình ông đã có đầm nuôi tôm, cá để sinh sống.
Tháng 3 năm 1997, ông Vươn làm đơn xin giao đất bổ sung phần diện tích lấn biển
ngoài diện tích được giao. Tháng 4 năm 1997, huyện Tiên Lãng ra quyết định giao
bổ sung cho ông Vươn 19,3ha giáp với diện tích đã giao, thời hạn 14 năm. Tổng
cộng ông Vươn được sử dụng 40,3ha đất để nuôi trồng thủy sản.
Đê lấn biển của ông còn được cho rằng đã góp phần giúp nhân dân trong vùng
không phải lo vỡ đê mỗi khi bão lũ. Ông Vươn đã đắp được một số đoạn đê để bảo
vệ đầm thủy sản của mình, ví dụ như đoạn đê công vụ. Chính quyền huyện sau này
cũng đắp thêm được một số đoạn nhỏ của đê công vụ, nhưng lại nhận rằng chính
quyền đã có công đắp đê chứ không phải ông Vươn. Việc này đã bị người dân địa
phương phản đối.
Đến thời điểm hết hạn giao đất, năm 2009, huyện Tiên Lãng đã làm thủ tục thu hồi
toàn bộ 40,3 ha của ông Đoàn Văn Vươn. Tuy nhiên, ông Vươn đã khiếu nại việc
thu hồi 19,3ha đất lên huyện, sau đó không đồng tình quyết định của huyện, ông
khởi kiện lên Tòa án.
Ngày 27 tháng 1 năm 2010, Tòa án huyện Tiên Lãng đã xét xử sơ thẩm và bác đơn

khởi kiện của ông Vươn; giữ nguyên quyết định thu hồi. Đoàn Văn Vươn tiếp tục
kháng cáo bản án sơ thẩm. Tóa án Nhân dân thành phố Hải Phòng đã thụ lý hồ sơ
và tiến hành “hòa giải” bằng “Biên bản thỏa thuận”: nếu ông rút đơn thì UBND
huyện Tiên Lãng sẽ tiếp tục cho thuê đất.
13


Sau khi có Quyết định đưa vụ án ra xét xử ngày 19 tháng 4 năm 2010, ông Vươn
rút toàn bộ yêu cầu kháng cáo. Ba ngày sau, Tòa án Nhân dân thành phố Hải
Phòng quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm vụ án hành chính này. Sau đó,
huyện Tiên Lãng đã nhiều lần gửi thông báo làm việc với ông Vươn về việc thu
hồi đất đã hết thời hạn sử dụng. Ông Vươn vẫn yêu cầu huyện tiếp tục cho ông
thuê đất để nuôi trồng thủy sản.
Sáng 5 tháng 1 năm 2012, huyện Tiên Lãng đã tiến hành cưỡng chế với lực lượng
đông đảo hơn 100 người bao gồm cả lực lượng công an và quân đội do phó chủ
tịch huyện Nguyễn Văn Khanh làm trưởng ban cưỡng chế nhưng đã bị gia đình
ông Đoàn Văn Vươn chống trả. Đoàn Văn Vươn vắng mặt vì lúc đó bận lên Viện
Kiểm sát nhân dân Hải Phòng kháng cáo nhưng gia đình đã dùng mìn tự chế và
đạn hoa cải bắn trả nhằm vào lực lưỡng cưỡng chế, hậu quả là 4 công an và 2
người thuộc ngành quân đội bị thương.
Sau vụ cưỡng chế bất thành ngày 5 tháng 1, quyết định thu hồi đất bị tạm hoãn, 4
người thuộc ngành công an và 2 thuộc ngành quân đội nhân dân bị thương. Cơ
quan công an Hải Phòng ra quyết định khởi tố vụ án giết người và chống người thi
hành công vụ đối với Đoàn Văn Vươn và các đối tượng tham gia liên quan, các
ông Đoàn Văn Quý (sinh năm 1966); Đoàn Văn Vươn (sinh năm 1963); Đoàn Văn
Sinh (sinh năm 1957) và Đoàn Văn Vệ (sinh năm 1974), ngôi nhà 2 tầng của Đoàn
Văn Vươn dùng cố thủ bị phá hủy, mà Phó chủ tịch UBND Hải Phòng Đỗ Trung
Thoại cho là do "nhân dân bất bình nên vào phá" và người dân rất đồng tình với
việc cưỡng chế này. Cơ quan công an cũng khởi tố Phạm Thị Báu (sinh năm 1982)
và Nguyễn Thị Thương (sinh năm 1970, vợ ông Vươn) và đang truy tìm hai người

khác là Đoàn Văn Thoại (sinh năm 1970) và Phạm Văn Thái (sinh năm 1977).
Tuy nhiên việc thu hồi đất đã bị hủy bỏ, chủ tịch UBND và Bí thư Đảng ủy xã
Vinh Quang cũng bị đình chỉ chức vụ. Ngày 10 tháng 2, thủ tướng chính phủ đã
yêu cầu chính quyền địa phương thi hành các thủ tục cho phép gia đình ông Vươn
14


tiếp tục được sử dụng đất đã giao. Chiều ngày 23 tháng 2 năm 2012, Chủ tịch và
Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng bị cách chức.
Theo bà Trần Thị Mịn, em dâu ông Đoàn Văn Vươn: "Họ dồn đến đường cùng,
nên anh tôi bảo là phải giữ, chứ cũng không dám nổ súng đâu... Bây giờ nợ hơn
chục tỷ thì gọi là lên bờ chỉ có chết thôi, không thể sống bằng cái gì được, nhà cửa
không có. Nên phải giữ lấy đất, chứ không phải chống trả đâu".

Sau khi một số cán bộ địa phương bị đình chỉ công tác hay bị cách chức, nhiều
người dân đã bày tỏ ý kiến đồng tình với việc cách chức này.
Nói tóm lại, dư luận xã hội đã và đang đóng một vai trò rất tích cực trong hoạt
động áp dụng pháp luật của các cơ quan chức năng, đảm bảo cho pháp luật luôn
được công bằng và minh bạch.

KẾT LUẬN
Qua tìm hiểu về tính chất của dư luận xã hội, tác dụng của dư luận xã hội đối
với lĩnh vực pháp luật, ta thấy được tầm quan trọng rất lớn của dư luận xã hội. Như
vậy dư luận xã hội là một phần không thể thiếu của ý thức xã hội. Hơn nữa nó còn
đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống pháp luật. Nó có ảnh hưởng
sâu sắc và mạnh mẽ đến mọi hoạt động của lĩnh vực pháp luật như hoạt động xây
dựng pháp luật, hoạt động thực hiện pháp luật và hoạt động áp dụng pháp luật.

15



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường đại học luật Hà Nội, Tập bài giảng Xã hội học, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội – 2009.
2. Ts. Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội – 2010
3. Phát huy vai trò của dư luận xã hội đối với công tác phòng, chống các hành
vi tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở ở nước ta hiện nay,
Ths. Ngọ Văn Nhân, tạp chí luật học, số 8/2007
4. Báo Pháp Luật, số thứ 5, ngày 3 tháng 3 năm 2011
5.
6.
7.
8.
9. />
option=com_content&view=article&id=226:sc-mnh-ca-dlun&catid=3:quan-im&Itemid=13

16


17



×