Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

nghiên cứu điều kiện sinh khí hậu và điều kiện kinh tế - xã hôi phục vụ cho việc phát triển cây cao su ở huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.98 KB, 51 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC BẢNG.....................................................................................................3
MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài......................................................................................................2
3. Nhiệm vụ của đề tài....................................................................................................2
4. Giới hạn nghiên cứu...................................................................................................2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.....................................................................................2
6. Cấu trúc đề tài.............................................................................................................2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................................3
1.1. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.....................................................3
1.2. Các phương pháp đánh giá và bài toán đánh giá....................................................4
1.2.1. Phương pháp đánh giá......................................................................................4
1.2.2. Bài toán đánh giá...............................................................................................5
1.3. Khái niệm của khí hậu và vai trò của khí hậu đối với sự phân bố cây trồng.............7
1.3.1. Khái niệm.......................................................................................................... 7
1.3.2. Vai trò của khí hậu đối với sự phân bố cây trồng...............................................8
1.4. Vai trò của kinh tế - xã hội đối với sự phân bố và phát triển cây trồng.....................9
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CÁC ĐIỀU KIỆN SINH THÁI, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN
PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ..........................................................................10
2.1. Đặc điểm các điều kiện tự nhiên............................................................................10
2.1.1. Vị trí địa........................................................................................................... 10
2.1.2. Địa hình........................................................................................................... 10
2.1.3. Khí hậu............................................................................................................ 11
2.1.3.1. Đặc điểm chung........................................................................................11
2.1.3.2. Các yếu tố khí hậu....................................................................................11
2.1.3.3 Các trận hạn hán, bão lụt lớn trong lịch sử................................................12
2.1.4. Thủy văn.......................................................................................................... 13



2.1.4.1. Sông ngòi..................................................................................................13
2.1.4.2. Phá Tam Giang.........................................................................................14
2.1.5. Thổ nhưỡng.....................................................................................................14
2.1.6. Thực vật.......................................................................................................... 21
2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội........................................................................................24
2.2.1. Dân cư và nguồn lao động..............................................................................24
2.2.2. Các nghành kinh tế chính của địa phương......................................................24
2.2.2.1. Nông nghiệp..............................................................................................25
2.2.2.2. Lâm nghiệp...............................................................................................26
2.2.2.3. Tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp........................................................28
2.2.3. Giáo dục.......................................................................................................... 32
2.2.4. Mạng lưới giao thông và thông tin liên lạc.......................................................33
CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU VÀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
PHỤC VỤ CHO VIỆC PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA
THIÊN HUẾ...................................................................................................................... 34
3.1. Phân tích đặc điểm sinh khí hậu huyện Phong Điền..............................................34
3.2. Nhu cầu sinh khí hậu của cây Cao Su...................................................................39
3.3. Điều kiện kinh tế - xã hội phục vụ cho việc phân bố và phát triển cây Cao Su.......43
3.4. Đánh giá................................................................................................................. 44
3.5. Phân hạng mức độ thích nghi................................................................................45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................................47
1. KẾT LUẬN................................................................................................................ 47
2. KIẾN NGHỊ................................................................................................................ 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................48


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Hệ thống phân loại đấy huyện Phong Điền......................................................15
Bảng 2.2: Cơ cấu dân số theo từng xã của huyên Phong Điền........................................24
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cây Cao Su qua các thòi kỳ...........................40

Bảng 3.2: Quan hợp của cây cao su.................................................................................41
Bảng 3.3: Hệ thống mức độ thích nghi của cây Cao Su đối với các yếu tố sinh khí hậu. .42
Bảng 3.4:Hệ thống các mức độ thích nghicủa cây cao su so với yếu tố kinh tế - xã hội ở
huyện Phong Điền............................................................................................................ 44
Bảng 3.5: Đánh giá mức độ thích nghi cảu cây Cao Su với các yếu tố sinh khí hậu và điều
kiện kinh tế - xã hội của huyện Phong Điền......................................................................45


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam từ xưa đến nay luôn là một nước có thế mạnh về nền nông nghiệp
nhiệt đới, nông nghiệp luôn chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế
nước ta.Tuy nhiên trong thời đại ngày nay, để nền nông nghiệp nước nhà phát triển
một cách bền vững và có hiệu quả cao thì chúng ta phải đối mặt với nhiều vấn đề,
trong đó vấn đề về hệ sinh thái nông nghiệp là một trong những yếu tố vô cùng
quan trọng. Sự tác động của con người vào hệ sinh thái nông nghiệp là vô cùng
mạnh mẽ, chính vì vậy nếu như sự tác động đó không hợp lý sẽ dẫn đến hậu quả
làm suy thoái môi trường. Để cải thiện tình trạng trên chúng ta phải nhận thức một
cách đầy đủ về hệ sinh thái và các quá trình phát sinh, phát triển của hệ sinh thái.
Huyện Phong Điền là huyện cửa ngõ của tỉnh Thừa Thiên – Huế, nơi đây có các
hoạt động kinh tế diễn ra khá sôi động, đặc biệt là các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Với lợi thế là nguồn tài nguyên thiên nhiên thích hợp nên những năm vừa qua trong cơ
cấu cây trồng của huyện Phong Điền đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng cơ cấu
cây công nghiệp, trong đó cây Cao Su là một trong những cây chiếm ưu thế. Hơn thế
nữa,tình hình kinh tế - xã hội của huyện nhà đang ngày một phát triển với tốc độ khá
nhanh, đời sống nhân dân ngày càng cải thiện, giao thông ngày một thông suốt hơn.Đó
cũng chính là một trong số những yếu tố những yếu tố thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây
trồng trong toàn huyện. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó thì huyện Phong Điền
còn phải đối mặt với nhiều khó khăn như trình độ khoa học kỹ thuật còn chưa cao, đa
phần người dân thiếu hiểu biết kỹ càng về đặc điểm sinh thái của cây trông, lực lượng

cán bộ chuyên viên để giúp đỡ người dân còn mỏng và hơn hết là nhiều tình trạng mở
rộng sản xuất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn mang tính tự phát, không theo quy
hoạch. Điều này khiến cho hoạt động sản xuất không mang lại năng suất và hiệu quả
kinh tế cao, mặt khác nó còn dẫn đến việc tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái.
Xuất phát từ thực tế trên và để góp phần trong việc xác lập được mức độ
thích nghi của cây Cao Su đối với các điều kiện sinh khí hậu và điều kiện kinh tế xã hội huyện Phong Điền, chúng tôi đã chọn đề tài: “ Nghiên cứu điều kiện sinh
khí hậu và điều kiện kinh tế - xã hôi phục vụ cho việc phát triển cây Cao Su ở
huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”.

1


2. Mục tiêu của đề tài
Dựa trên cơ sở nhu cầu sinh lý, sinh thái của cây Cao Su so với điều kiện khí
hậu, cũng như kinh tế - xã hội của lãnh thổ, chúng tôi sẽ tiến hành đánh giá và phân
hạng mức độ thích nghi của cây Cao Su cho lãnh thổ Phong Điền. Từ đó có cơ sở
cho việc kiến nghị, định hướng cụ thể trong việc quy hoạch cơ cấu cây trồng ở lãnh
thổ Phong Điềnsao cho hợp lý, nâng cao hiệu quả kinh tế cho cây trồng cũng như sử
dụng tài nguyên một cách hợp lý, tránh gây suy thoái môi trường.
3. Nhiệm vụ của đề tài
Phân tích các điều kiện khí hậu và điều kiện kinh tế lãnh thổ, qua đó để đánh
giá và phân hạng mức độ thích nghi của cây trồng trên cơ sở dựa vào các chỉ tiêu
sinh khí hậu của cây trồng và những nhu cầu kinh tế - xã hội của chúng.
Đưa ra kiến nghị, định hướng sử dụng hợp lý cây Cao Su trên toàn lãnh thổ
với quan điểm phát triển bền vững.
4. Giới hạn nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu cây Cao Su trong phạm vi lãnh thổ của huyện
Phong Điền.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Đánh giá các điều kiện sinh khí hậu và các điều kiện kinh

tế - xã hội của lãnh thổ là cơ sơ khoa học cho việc phân bố các nhóm cây trồng sao
cho phù hợp với các điều kiện đó, góp phần định hướng phát triển kinh tế của lãnh
thổ có hiệu quả hơn.
Ý nghĩa thực tiễn: Những số liệu và kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn
tài liệu tổng hợp đáng tin cậy và cần thiết phục vụ cho sự phát triển nông nghiệp
bền vững trong lãnh thổ.
6. Cấu trúc đề tài
Bố cục của đề tài ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung chính
bao gồm các chương:
Chương 1: Tổng quan những vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Đặc điểm các điều kiện sinh thái, kinh tế - xã hội huyện Phong
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương 3: Đánh giá điều kiện sinh khí hậu và kinh tế - xã hội huyện Phong
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Ngày nay, việc sử dụng hợp lý các nguồng tài nguyên, bảo vệ môi trường với
các mục tiêu kinh tế - xã hội đã nhất thể hóa trong quan điểm hệ thống. Do vây,
thiết kế hệ thống là tổ chức không gian lãnh thổ các yếu tố tài nguyên với các yếu tố
kỹ thuật theo phương thức sản xuất của xã hội loài người mà chúng ta thường gọi là
“quy hoạch lãnh thổ”. Điều này biểu thị sự cân bằng động trong việc phát triển kinh
tế - xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường, nó phụ thuộc vào mức độ bảo vệ hợp lý
tài nguyên và chi phí cho việc bảo vệ môi trường.
Trong phương pháp luận, việc luận chứng cho những biện pháp và thiết lập
nguyên tắc trong quá trình quản lý và điều hành… đòi hỏi phải xác định cơ sở khoa

học và luận cứ của nó.
Để sử dụng hợp lý tài nguyên, trước hết chúng ta phải kiểm kê, đánh giá tiềm
năng và đánh giá kinh tế - xã hội theo đặc điểm địa lý tự nhiên, tiềm năng sinh thái
của huyện Phong Điền.
Xuất phát từ phương pháp luận trên và trong quá trình thực hiện đề tài chúng
tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp thu thập số liệu: Đây là phương pháp nghiên cứu vô cùng quan
trọng vì các số liệu thu thập được sẽ có tính đồng bộ cao, giảm bớt thời gian đi thực
địa. Phương pháp này giúp chúng ta thu thập những số liệu, tài liệu bản đồ… đã
được thống kê, đo đạc có sẵn trước đó để giảm bớt thời gian thực địa.
Phương pháp điều tra thực địa: Đây là phương pháp quan trọng nhằm bổ sung
và kiểm tra số liệu, các vấn đề còn thiếu hoặc chưa hợp lý trong quá trình thu thập.
Phương pháp điều tra thực địa là phương pháp thu nhận thông tin giữa chủ thể và đối
tượng điều tra. Chúng tôi đã sử dụng phương pháp này để kiểm tra độ tin cậy các số
liệu, tài liệu thu thập được ở các phương pháp trên và xác lập hiện trạng của nó.
Phương pháp ma trận: Phương pháp này một mặt thể hiện những khả năng
kiểm tra, thống kê, còn mặt kia thể hiện các đặc tính của môi trường chịu sự tác
động của các điều kiện có liên quan. Trên cơ sở đó sẽ tiến hành đánh giá, phân hạng
mức độ thích nghi cho từng mục đích sử dụng.
3


Phương pháp bản đồ: Phương pháp bản đồ sẽ giúp chúng ta thuận lợi hơn
trong việc nghiên cứu bởi vì qua hình ảnh bản đồ, chúng ta sẽ thấy được sự phân bố
của đối tượng trong không gian và biến đổi theo thời gian. Mặt khác, do trong quá
trình nghiên cứu các nhà nghiên cứu không thể đi đến toàn bộ lãnh thổ nên việc sử
dụng bản đồ sẽ giúp xác định tuyến nghiên cứu, các điểm chìa khóa. Bản đồ thể
hiện sự phân bố theo không gian của các nhóm cây trồng trên cơ sở phân tích đặc
điểm sinh thái lãnh thổ.
Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp: Là sự kết hợp tất cả các số liệu

thu thập được, phân tích mối quan hệ giữa chúng nhằm làm sáng tỏ vấn đề cần đề
cập. Phương pháp này chọn lọc, tổng hợp lại số liệu trên máy tính đưa ra những số
liệu cần thiết và chính xác cho đề tài, loại bổ những số liệu dư thừa, bổ sung những
số liệu thiếu.
1.2. Các phương pháp đánh giá và bài toán đánh giá
1.2.1. Phương pháp đánh giá
Đánh giá là sự ước lượng vai trò, ý nghĩa hay giá trị của các đối tượng nghiên
cứu.Hiện nay đang tồn tại nhiều phương pháp đáng giá, tùy thuộc vào mục đích đánh
giá mà nội dung đánh giá cũng như phương pháp đánh giá có những thích ứng phù
hợp.Nói cách khác, nhiệm vụ đánh giá thường gắn liền với mục tiêu, đối tượng
nghiên cứu cụ thể và từ đó có những chỉ tiêu và phương pháp đánh giá thích hợp.
Tùy thuộc vào từng mục đích cụ thể mà chúng ta có được một kiểu đánh giá
biểu thị từng giai đoạn đáng giá theo yêu cầu từ thấp đến cao như: đánh giá chung là
giai đoạn đánh giá sơ bộ, ban đầu trên cơ sở các kết quả nghiên cứu tự nhiên, mang
tính định hướng chung của các mục đích thực tiễn khác nhau; đánh giá mức độ
“thuận lợi” hay “thích hợp” của các điều kiện tự nhiên đối với ngành sản xuất và
đánh giá kinh tế - kĩ thuật lại đề cập sâu hơn đến giá trị và hiệu quả kinh tế của các
ngành sản xuất đó.
Hiện nay, các nhà Địa lý thường áp dụng một số phương pháp đánh giá để
tăng độ tin cậy cho những kết quả nghiên cứu của ḿnh như: phương pháp mô hình
chuẩn, phương pháp bản đồ, phương pháp so sánh định tính, phương pháp trọng số,
phương pháp thang điểm tổng hợp… Trong quá trình thực hiện đề tài và căn cứ vào
mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài chúng tôi đã sử dụng các phương pháp đánh giá sau:

4


a. Phương pháp so sánh định tính
Phương pháp so sánh định tính là phương pháp đánh giá tiềm năng hay mức
độ hay mức độ thích nghi của các điều kiện tự nhiên với các loại hình sử dụng nhất

định. Chọn ra các thông số có liên quan, liệt kê và cho ra các số liệu liên quan đến
các thông số đó. Kết quả đánh giá định tính thường chỉ trình bày trong phạm vi, tính
chất của đối tượng và không đánh giá qua lợi nhuận ở đầu vào, đầu ra.
b. Phương pháp đánh giá đinh lượng
Đánh giá định lượng còn gọi là đánh giá kinh tế, nghĩa là kết quả đánh giá
thường được biểu diễn dưới dạng giá trị kinh tế của việc đầu tư hoặc số lượng sản
phẩm thu được. Trong đánh giá định lượng, phương pháp phân tích chi phí – lợi ích
được sử dụng một cách phổ biến vì ngài ý nghĩa sinh thái môi trường, người ta còn
quan tâm đến cả những đầu tư ban đầu lẫn hiệu quả kinh tế của đầu ra. Trong
phương pháp này các lợi ích kinh tế các dự án, các chi phí, lợi ích được liệt kê,
chẳng hạn:
Chi phí đầu tư ban đầu, vốn cố định.
Vốn lưu động.
Chi phí sản xuất.
Doanh thu do bán sản phẩm…
1.2.2. Bài toán đánh giá
Hiện nay trên thế giới, các nhà khoa học Địa lý thường sử dụng hai bài toán
đánh giá là bài toán đánh giá trung bình cộng và bài toán đánh giá trung bình nhân
cho việc nghiên cứu của mình. Qua tham khảo một số công trình nghiên cứucủa các
tác giả như Nguyễn Văn Sơn (1978), Nguyễn Cao Huần (1993), Lê Thị Nguyện
(2002)… Chúng tôi nhận thấy các công trình này đều đề cập việc đánh giá bằng bài
toán trung bình cộng theo công thức:
Trong đó:
- M0: Điểm đánh giá của đơn vị lãnh thổ.
- a1, a2,a3,….an: Điểm của các chỉ tiêu (từ chỉ tiêu 1 đến chỉ tiêu n).
- n: Số lượng chỉ tiêu dùng để đánh giá.
Đúng vậy trong thực tế bài toán trung bình nhân được coi là ưu việt hơn bài
toán trung bình cộng. Bài toán trung bình cộng hay bài toán trung bình nhân đều có

5



kết quả đánh giá như nhau nếu các số hạng của các điểm đánh giá như nhau nếu các
số hạng của các điểm đánh giá theo thang điểm có giá trị đều cao, hoặc đều trung
bình hay đều thấp. Nhưng nếu các số hạng của các điểm đánh giá có các giá trị
không đều nhau, có cả điểm cao điểm trung bình và điểm thấp khác nhau, sắp xếp
lẫn lộn không theo quy luật, thì kết quả đánh giá của bài toán cộng không đúng, chỉ
đúng khi thực hiện bài toán trung bình nhân.
Vì vậy chúng tôi áp dụng bài toán đánh giá trung bình nhân để đánh giá, bài
toán có dạng như sau:

Trong đó:
- M0: Điểm đánh giá của đơn vị lãnh thổ.
- a1, a2, a3,… an: Điểm của các chỉ tiêu (từ chỉ tiêu 1 đến chỉ tiêu n).
- n: Số lượng chỉ tiêu dùng để đánh giá.
Sau khi đánh giá sẽ tiến hành phân hạng thích nghi cho từng đối tượng cây
trông, tức là xem xét khả năng thực tế của cây thuộc vào mức độ thích nghi nào đối
với thang phân hạng cho một đối tượng đánh giá.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều phương pháp xác định hạng. Theo tổng
kết và hướng dẫn của FAO (Bullentin N052), có 4 phương pháp phân hạng phổ biến
có thể vận dụng là:
Phân hạng chủ quan: Phương pháp này thường được sử dụng bởi các chuyên
gia có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết rất rõ về lãnh thổ nghiên cứu, ưu điểm của
phương pháp này là nhanh và sát thực tế, nhưng có hạn chế là mang tính chủ quan,
vì vậy khó thuyết phục.
Phân hạng theo điều kiện giới hạn: Đây là phương pháp tương đối đơn giản
vì dựa vào quy luật tối thiểu của Leibig, coi nhân tố tối thiểu sẽ quyết định năng
suất và chất lượng cây trồng. Do đó, căn cứ vào yếu tố hạn chế cao nhất mà có thể
xác định các hạng. Hạn chế của phương pháp này là hơi máy móc và không giải
thích những mối tác động qua lại giữa các yếu tố sinh thái.


6


Phân hạng theo phương pháp làm mẫu: Đây là phương pháp chỉ thực hiện
được trong các nghiên cứu sâu, với quy mô nhỏ. Phương pháp phân hạng này khá tỉ
mỉ nhưng tốn nhiều công sức và tiền của.
Phân hạng theo phương pháp số học, phương pháp tham số hay phương
pháp mô hình toàn: Phương pháp này được thực hiện bảng các phép toán với ưu
điểm là xây dựng thang phân hạng một cách khách quan, có chứa những tham số
của vùng nghiên cứu một cách cụ thể. Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế là
vẫn mang tính chủ quan khi sắp xếp thang bậc.
1.3. Khái niệm của khí hậu và vai trò của khí hậu đối với sự phân bố cây trồng
1.3.1. Khái niệm
Khí hậu là quá trình tiếp diễn có quy luật của các hiện tượng vật lý xảy ra
trong khí quyển và nó được tạo thành tại một nơi nhất định về mặt định lượng khí
hậu đặc trưng bằng giá trị trung bình nhiều năm của thời tiết.không chỉ là thờ tiết
thịnh hành, mà là thời tiết nói chung có thể xảy ra ở nơi đó.
Khí hậu được đặc trưng bởi những trị số trung bình và cực trị của các yếu tố:
nhiệt độ, độ ẩm, lượng mây, mưa, gió… do kết quả quan trắc nhiều năm. Điều kiện
khí hậu của bất kì khu vực nào cũng không đồng nhất trên toàn bộ lãnh thổ. Tùy
theo đặc điểm của địa hình, điều kiện đất đai, trạng thái bề mặt, lớp phủ thực vật…
mà trên lãnh thổ khu vực xuất hiện những vùng riêng biệt, khác với khí hậu toàn
vùng. Khí hậu được hình thành trên một diện tích nhỏ do ảnh hưởng của các nhân tố
địa phương người ta gọi là tiểu khí hậu.
Sự hình thành khí hậu một khu vực bao gồm ba yếu tố cơ bản: bức xạ mặt
trời, hoàn lưu khí quyển và quá trình các hiện tượng vật lý xảy ra trong khí quyển
và quá trình các hiện tượng vật lý xảy ra trong khí quyển mà nó tương tác với mặt
đệm thì sẽ tạo ra khí hậu đặc trưng cho một vùng nhất định. Ngoài ra còn phải kể
đến ảnh hưởng của con người, nhất là ngày nay con người ngày can thiệp sâu vào

sự biến động của khí hậu như: làm tăng nhiệt độ của bầu khí quyển, làm thủng tầng
ozôn…
Bức xạ mặt trời: Là nhân tố tạo thành khí hậu quan trọng nhất vì nó là động
lực nguyên thủy của những quá trình vật lý xảy ra trong khí quyển và trên mặt đất.
Bức xạ mặt trời là nguồn năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động sống trên Trái Đất.

7


Phân bố bức xạ mặt trời theo vĩ độ là nguyên nhân chủ yếu hình thành nên tính địa
đới của khí hậu. Miền nhiệt đới là nơi nhận được nhiều năng lượng bức xạ mặt trời
nhất nên khu vực này hình thành khí hậu nóng. Vùng gần cực có vĩ độ cao, độ cao
Mặt Trời quanh năm thấp, nhiệt lượng của Mặt Trời chiếu xuốn ít nên khí hậu lạnh.
Hoàn lưu khí quyển:Là sự di chuyển của các luồng không khí trên địa cầu,
có lúc cùng vĩ độ, cùng một chế độ Mặt Trời như nhau song hoàn toàn khác nhau.
Mặt đệm: Tùy theo tính chất mặt đệm mà nó sẽ ảnh hưởng rất rõ tới sự hình
thành khí hậu, như sự phân bố đất liền biển, các dòng hải lưu, độ cao hướng núi, lớp
phủ thực vật…
Do khả năng hấp thụ năng lượng bức xạ Mặt Trời của các mặt đệm khác
nhau nên đã hình thành các nền khí hậu khác nhau. Địa hình cũng là yếu tố quan
trọng trong việc hình thành khí hậu do sự phân bố nhiệt độ thay đổi theo độ cao nên
các yếu tố khí tượng cũng thay đổi theo. Ảnh hương của lớp phủ thực vật, đặc biệt
là rừng đã gây ảnh hưởng lớn đến khí hậu. Do ảnh hưởng của tần rừng mà chế độ
nhiệt, chế độ mưa gió ở vùng rừng có thể sẽ khác với vùng ven không có tán rừng
che phủ.
1.3.2. Vai trò của khí hậu đối với sự phân bố cây trồng
Khí hậu là một yếu tố chi phối rất mãnh liệt đến quá trình sinh trưởng và
phát triển của cây trồng. Bởi vì mỗi một loại cây trồngđòi hỏi một chế độ ánh sáng,
nhiệt độ, độ ẩm… nhất định. Mỗi loại cây trồng đều có một giới hạn khí hậu để tồn
tại và sinh trưởng. Giới hạn này rộng hay hẹp tùy từng loài. Khi nghiên cứu quan hệ

giữa các yếu tố ngoại cảnh, nhiều nhà sinh học đã đề xuất nhiều quy luật sinh thái.
Sau đây là một số quy luật quan trọng nhất:
-Các yếu tố ngoại cảnh tác động vào cây trồng một cách “đồng thời và tập
thể”. Tất cả các yếu tố đều quan trọng ngang nhau và không thể tách rời nhau
được.Giữa các yếu tố ấy có một mối quan hệ rất chặt chẽ. Do đó khi nghiên cứu ảnh
hưởng của chúng đến cây trồng cần có một quan điểm tổng hợp không thể tách rời
một cách máy móc.
- Các yếu tố ngoại cảnh quan trọng ngang nhau và không thể thay thế lẫn
nhau. Sinh trưởng của cây trồng phụ thuộc vào yếu tố có mặt ở mức thấp nhất, đó là

8


định luật tối thiểu của Liebí(1840). Mỗi yếu tố đều có ba mức đối với loài hay mỗi
biến dạng: cực đại, cực tiểu và tối thích.
Theo Matsua (1975) thì khả năng cho năng suất cao và khả năng thích ứng là
hai đặc tính riêng biệt của cây trồng.có những giống cây trồng cho năng suất cao
nhưng khả năng thích ứng lại hẹp, chúng chỉ cho năng suất trong những điều kiện
thuận lợi.
Vì vậy, khí hậu được xem như nhân tố sinh thái quan trọng và mang tính
chất quyết định đến sự phân bố và phát triển cây trồng.
1.4. Vai trò của kinh tế - xã hội đối với sự phân bố và phát triển cây trồng
Môi loại cây trồng có một đặc điểm sinh thái tự nhiên nhất định.Chính đặc
tính sinh thái đó quyết định khả năng phát triển và diện phân bố của chúng. Nhưng
khi con người đã bắt đầu chú ý khai thác thì phạm vi sinh thái của chúng ngày càng
được mở rộng, do nhu cầu đòi hỏi của con người ngày càng tăng và bàn tay của con
người can thiệp vào sự phát triển của cây trồng ngày càng sâu sắc, nhất là cuộc cách
mạng khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, cùng với các yếu tố
tự nhiên, các yếu tố kinh tế - xã hội cũng tác động sâu sắc và có phần quyết định
hơn trong sự phát triển và phân bố cây trồng.Đây cũng là điều kiện được xét đến để

có cơ sở kiến nghị định hình phát triển các nhóm cây trồng có hiện thực và đạt hiệu
quả kinh tế cao cho lãnh thổ.
Thật vậy, các yếu tố về kinh tế như: nguồn vốn, mạng lưới giao thông, nhu
cầu thị trường…, và các yếu tố xã hội như: ngồn lao động, tập quán sản xuất, trình
độ dân trí…ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển cây trồng và tính hiệu quả của
nó.

9


CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM CÁC ĐIỀU KIỆN SINH THÁI, KINH TẾ - XÃ HỘI
HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Đặc điểm các điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa
Phong Điền là huyện nằm ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, rộng
953,751 km2, gần bằng 1/5 diện tích tự nhiên của tỉnh. Phía Bắc giáp huyện Hải
Lăng tỉnh Quảng Trị. Phía Tây, Tây Nam và phía Nam giáp hai huyện Nam Đông
và A Lưới.Phía Đông và Đông Nam giáp hai huyện Quảng Điền và Hương Trà.
Phía Đông Bắc giáp biển Đông với đường bờ thẳng tắp theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam trên chiều dài gần 16km.
2.1.2. Địa hình
Lãnh thổ Phong Điền trải rộng theo hướng Tây Nam - Đông Bắc từ Trường
Sơn ra tận biển Đông với chiều dài gần 46km, hình thành một vùng đất, có đầy đủ
cả núi đồi, đồng bằng, và vùng ven biển.
-Núi đồi chiếm gần 70% diện tích tự nhiên của huyện, tạo thành một bề mặt
dốc nghiêng, thoải dần từ tây sang đông. Núi cao trung bình chỉ chiếm một diện tích
nhỏ phía cực tây (từ 750 đến 1.666m), còn đại bộ phận là núi thấp trải dần ra phía
đông (cao từ 100 đến 750m trên mực nước biển). Địa hình đồi có độ cao từ 10 đến
100m, phân bố từ rìa núi thấp phía tây đến Quốc lộ 1A (theo chiều Tây – Đông), và

từ ranh giới Quảng Trị đến sông Bồ (theo chiều Bắc – Nam).
-Đồng bằng Phong Điền đại bộ phận phân bố ở vùng phía đông Quốc lộ 1A,
phía Tây chỉ chiếm một phần nhỏ. Căn cứ vào nguồn gốc hình thành được phân làm
hai loại: đồng bằng thềm biển (thường gọi là vùng cát nội đồng) do quá trình bồi tụ
cát biển, và đồng bằng phù sa do quá trình bồi tụ phù sa từ sông ngòi.Đồng bằng
thềm biển chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ phía Đông, chạy từ Bắc vào Nam dài
khoảng 18-19km, từ Tây sang Đông rộng khoảng 5-6 km, chiếm diện tích 10.470
ha, cao trên mực nước biển từ 8- 10m. Đồng bằng phù sa phân bố dọc hai bờ sông
Ô Lâu ở phía Bắc, Đông Bắc huyện và các nhánh sông Bồ ở phía Nam huyện.
-Vùng ven biển của Phong Điền là vùng bờ biển cát chạy theo hướng Tây
Bắc – Đông Nam, từ làng Trung Đồng (giáp ranh Quảng Trị) đến hai xã Điền Hải
10


và Phong Hải của huyện (giáp ranh Quảng Điền) dài gần 16km, cao độ 28-30m,
rộng từ 3.000 đến 5.000m ở phía Bắc và thu hẹp dần về phía Nam. Do gió biển,
vùng này thường xuyên hình thành những cồn cát di động hướng về phía làng mạc
đầm phá ở phía tây.
2.1.3. Khí hậu
2.1.3.1. Đặc điểm chung
Phong Điền mang đặc điểm khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế, có nền tảng chung
với khí hậu cả nước. Đó là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Tuy nhiên do tác động
chắn gió của địa hình Trường Sơn mà khí hậu Phong Điền -Thừa Thiên Huế có
những nét độc đáo, không giống, thậm chí còn lệch hẵn với khí hậu cả phía Bắc lẫn
phía Nam.
Một là, sự sai lệch của mùa mưa ẩm lớn sang các tháng Thu Đông: mùa mưa
bắt đầu chậm và kết thúc cũng chậm so với Bắc bộ, Nam bộ và Tây Nguyên. Và
trong khi mùa Hạ là mùa mưa ở cả ba vùng trên thì ở Phong Điền là thời kỳ khô
nóng kéo dài. Hai là, tính chất chuyển tiếp, trung gian về chế độ nhiệt giữa hai miền
Bắc Nam: từ đây trở ra đến biên giới phía Bắc là khí hậu gió mùa nội chí tuyến, có

mùa Đông lạnh, trong khi từ đây trở vào Nam là khí hậu gió mùa á xích đạo không
có mùa Đông lạnh. Ở Phong Điền không có mùa Đông lạnh thực sự và kéo dài như
ở Bắc bộ mà chỉ có thời tiết lạnh.
2.1.3.2. Các yếu tố khí hậu
- Gió: Phong Điền-Thừa Thiên Huế trong năm chịu sự khống chế của hai
mùa gió chính là gió mùa Đông và gió mùa Hè. Gió mùa Đông (từ tháng 9 đến
tháng 4 năm sau) hướng thịnh hành là Tây Bắc và Đông Bắc, mang lại thời tiết xấu,
lạnh và gây mưa. Gió mùa Hè (từ tháng 3,4 đến tháng 9) còn gọi là gió Lào mang
lại thời tiết khô và nóng.
Ngoài ra còn có gió Đông và Đông Nam (tức Nồm, còn gọi là gió ấm) đem
lại thời tiết tốt trong các tháng chuyển tiếp 3-4, 8-9, và ngay cả trong mùa Đông,
giữa hai đợt gió chính.
-Mưa: Phong Điền là huyện có lượng mưa trung bình năm gần 3.000 mm,
tăng dần từ đông sang tây, từ đồng bằng lên vùng núi. Lượng mưa trong năm tập
trung chủ yếu vào mùa mưa chính từ tháng 9 đến tháng 12, chiếm đến 72-75%

11


lượng mưa năm.Tám tháng còn lại chỉ chiếm 25-30%.Đây là nguyên nhân chủ yếu
gây tình trạng ngập lụt vào mùa mưa và thiếu nước, khô hạn vào mùa hè.
-Nhiệt độ: Phong Điền có nền nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình năm trên đại
bộ phận lãnh thổ đạt 20-25oC, trung bình tháng lạnh nhất (tháng giêng) là 19-20 oC,
tháng nóng nhất (tháng bảy) là 29,4 oC. Nhiệt độ cao nhất vào mùa hè đạt 40-41 oC,
thấp nhất vào mùa Đông xuống 8-9oC.
-Bão, dông, lốc, sương mù: Phong Điền chịu ảnh hưởng của bão nhiều nhất
vào tháng 9 (35%), tháng 10 (28%) và tháng 8 (18%). Có năm không có cơn bão
nào, nhưng có năm 3-4 cơn liên tiếp. Nhìn chung số lượng bão không nhiều nhưng
thiệt hại gây ra rất nghiêm trọng vì gió mạnh kèm theo mưa to và rất to, gây lũ lụt
lớn và sạt lở bờ biển.

Ngoài bão còn có dông là hiện tượng phóng điện (sấm sét) thường xảy ra từ
tháng 4 đến tháng 9, nhiều nhất là tháng 5. Dông thường kèm theo mưa rào, đôi khi
có gió mạnh. Vào mùa Hè cũng thường có lốc nhất là khi có gió tây khô nóng.
Nhiều cơn lốc có sức gió mạnh cấp 10 cuốn phăng cây cối, nhà cửa, gây nhiều thiệt
hại không kém gì bão.
Sương mù cũng là hiện tượng phổ biến ở Phong Điền. Có ba loại: sương mù
bình lưu hình thành khi không khí ấm và ẩm tràn qua mặt đất, mặt nước sông biển,
ao hồ lạnh; sương mù bức xạ do bức xạ mặt đất hình thành khắp nơi trong các làng
mạc, đồng ruộng, rừng cây, bãi cỏ; và sương mù hổn hợp là sương mù kết hợp của
hai loại trên.
2.1.3.3 Các trận hạn hán, bão lụt lớn trong lịch sử
-Về hạn hán, từ thế kỷ 17 đến nay, nổi bật là trận hạn hán năm 1641 (thời
chiến tranh Trịnh Nguyễn) làm khô héo lúa má hoa màu gây ra nạn đói khủng
khiếp, gần đây là hai trận hạn hán năm 1951 và 1989 cũng gây ra những hậu quả
tương tự, tuy không gây ra đói kém nghiêm trọng.
-Về bão lụt, từ thế kỷ 15 đến nay có những trận bão và lụt lịch sử: trận bão
năm 1404 (thời nhà Hồ) phá dải cát bờ biển mở ra cửa Eo (Thuận An); trận lụt năm
Giáp Thìn 1844 (thời Thiệu Trị) nước dâng tới 4m dân chúng chết đuối hơn ngàn
người; trận bão năm Giáp Thìn 1904 làm sập bốn vài cầu Trường Tiền; trận bão lụt
năm 1953 với lượng mưa khủng khiếp cuốn trôi cả thôn Bằng Lãng và cầu sắt bắc

12


qua Gia Hội; gần đây là trận bão năm 1985 và trận đại hồng thủy năm 1999 cũng
gây ra những hậu quả nặng nề cho Phong Điền cả về nhân mạng, tài sản và cơ sở hạ
tầng, nhất là ở nông thôn, đồng bằng thấp.
2.1.4. Thủy văn
2.1.4.1. Sông ngòi
Phong Điền có Ô Lâu là dòng sông chính của huyện, kế đó là sông Bồ (ranh

giới chung với Hương Trà) với hai phụ lưu nằm trong lãnh thổ của huyện là rào
Tràng và sông Ô Hô.
-Sông Ô Lâu khởi nguồn từ ngọn Ô Lâu trên vùng núi phía tây, chảy về phía
đông và đông bắc qua vùng núi đồi Phong Mỹ, Phong Thu về thị trấn Phong Điền.
Sau khi qua khỏi cầu Phò Trạch chuyển hướng tây bắc men theo phía đông QL. 1A
về Hội Kỳ, rồi lượn thành một khúc uốn bao quanh ba mặt làng Phước Tích. Qua
khỏi cầu Phước Tích, nhập với sông Thác Mã (tức sông Mỹ Chánh) chính thức
thành sông Ô Lâu, chảy xuống Vân Trình theo hướng đông bắc, là ranh giới Thừa
Thiên Huế và Quảng Trị. Từ Vân Trình, sông đổi hướng đông nam để vào phá Tam
Giang. Lưu vực sông Ô Lâu có diện tích 900km 2, sông chính dài 66km, độ cao đầu
nguồn 900m trên mực nước biển, dộ dốc trung bình 13,1m/km. Ô Lâu là sông có
nhiều nước, hằng năm đổ vào phá Tam Giang một lượng trung bình 576 triệu
m3 nước, trong đó bốn tháng mùa mưa lũ chiếm 424 triệu m 3 (73,6%) và tám tháng
còn lại chỉ 152 triệu m3 (26,4%).
-Sông Bồ là một nhánh lớn của sông Hương, bắt nguồn từ vùng núi phía nam
huyện A Lưới trên độ cao 900m chảy về phía bắc rồi đông bắc qua vùng rừng núi A
Lưới, Hương Trà và Phong Điền. Qua khỏi cầu An Lỗ vào địa phận Quảng Điền,
sông đổi hướng đông nam, uốn khúc quanh co trên đồng ruộng Quảng Điền, Hương
Trà rồi nhập vào sông Hương ở ngã ba Sình cách Huế 9km về phía bắc. Sông có
chiều dài 94km, diện tích lưu vực 938km2.
- Rào Tràng là nhánh tả ngạn sông Bồ, bắt nguồn từ đỉnh Trường Sơn ở độ
cao 1.360m chảy về đông nam rồi đổ vào sông Bồ. Có chiều dài 27km, diện tích lưu
vực 147km2, độ dốc rất lớn đến 48,6m/km. Là nhánh sông có nhiều nước vì nằm
trong tâm mưa của tỉnh, hằng năm đổ vào sông Bồ đến 20% tổng lượng nước sông
này cung cấp cho sông Hương.

13


-Sông Ô Hô cũng là nhánh tả ngạn sông Bồ, nhưng nằm ở địa hình đồi trước

núi. Sông bắt nguồn ở cao độ 25m trên mực biển, có chiều dài 19km, diện tích lưu
vực rộng 583km2. Ô Hô cũng là sông ở vùng mưa nhiều, hằng năm cung cấp một
lượng nước hàng chục triệu m 3. Tuy vậy, do lưu vực sông là nơi dân cư, làng mạc
tập trung đông đúc nên dân sinh thường bị ảnh hưởng trực tiếp bởi lũ lụt mùa mưa
và khan hiếm nước vào mùa Hè khi mực nước bị rút xuống quá thấp.
-Khe, suối, hói, bàu, hồ, trằm: cũng là những dạng cung cấp nước phân bố
hầu như khắp nơi trong huyện. Khe A Đong, suối nước nóng Thanh Tân…ở Phong
Mỹ, Phong Xuân, Phong Sơn. Hói Hiền Lương ở Phong Hiền và các hói ở Phong
Hòa, Phong Bình…Hồ Hòa Mỹ ở Phong Mỹ. Trằm mỹ Xuyên, trằm Ô Môi, trằm
Niêm, trằm Thiềm ở Phong Hòa; trằm Hóa Chăm, trằm Bàu Bàng ở Phong Bình…
là các địa chỉ tiêu biểu.
2.1.4.2. Phá Tam Giang
Phá Tam Giang đại bộ phận nằm trong lãnh thổ huyện Quảng Điền, ở Phong
Điền chỉ có một dải hẹp ven bờ đông thuộc địa phận Điền Hòa và Điền Hải, chiếm
một diện tích khiêm tốn chưa đầy 1.00ha so với diện tích 5.200ha của toàn phá. Tuy
nhiên vì đây là vùng cửa sông Ô Lâu, nơi tiếp nhận nguồn phù sa phong phú, thuận
lợi về môi trường sinh sống và phát triển, nên tài nguyên động thực vật khá dồi dào
và đa dạng.
2.1.5. Thổ nhưỡng
Đất hình thành do tác động lâu dài và tổng hợp của nước, không khí và sinh
vật lên đá mẹ. Quá trình hình thành đất ở Phong Điền cũng bị chi phối bởi các yếu
tố trên.Chỉ có điều là các yếu tố đó thể hiện trên một lãnh thổ cụ thể có nhiều đặc
điểm khác với các lãnh thổ khác mà thôi.Về đá hình thành đất có thể thấy một cách
rõ rệt là có nhiều loại khác nhau về thành phần, về tuổi. Ở đồi núi là các đá hoa
cương, hạt lấm tấm màu trắng xám, xám đen, vàng xám, chứa nhiều cát thạch anh,
đá phiến sét, đá cát kết màu vàng, vàng đậm hoặc màu đỏ, đá vôi trắng xám cùng
những sản phẩm đã bị phá hủy tại chỗ hoặc bị di chuyển đi của chúng. Đó là loại đá
có tuổi cổ được hình thành cách đây hàng trăm triệu năm. Ở đồng bằng và bờ biển
là các loại đá trầm tích trẻ có nguồn gốc sông biển. Đó là cát biển chiếm diện tích
rộng lớn ở các xã Phong Hiền, Phong Hòa, Phong Bình, Phong Chương và vùng


14


ngũ Điền, Phong Hải. Còn lại là phù sa sông còn gọi là bồi tích lũ tích. Các vật liệu
cát, phù sa chỉ mới hình thành gần đây, tuổi chỉ tính được hàng vạn đến hàng triệu
năm là tối đa. Sự phân bố các đá hình thành đất như vậy, kết hợp với độ cao địa
hình trên mực biển, hình dạng lồi lõm cao thấp của địa hình dẫn đến sự tác động kết
hợp khác nhau của các yếu tố thời tiết khí hậu như nhiệt, ẩm, gió, mưa, nước trên
mặt đất, nước ngầm trong đất liền, ven đầm phá, ven biển với đất đá, xác cây cỏ...
dẫn đến sự hình thành các đất khác nhau. Bên cạnh đó, trong quá trình sinh sống,
sản xuất, con người cũng góp phần làm biến đổi các loại đất một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp. Tương tự như vậy, các lớp phủ thực vật và động vật cũng tham gia một
cách tích cực vào các quá trình nói trên.
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá các khía cạnh về thành phần cơ giới hay các
cấp hạt đất, về thành phần hàm lượng chất hữu cơ, lượng mùn và các chất dinh
dưỡng cũng như một số các yếu tố khác, các nhà nghiên cứu đã chia đất Phong Điền
ra làm 7 nhóm với 21 loại như sau :
Bảng 2.1: Hệ thống phân loại đấy huyện Phong Điền
STT

Ký hiệu
1
2

CC
C

3
4


MSc
MPc

5
6
7
8
9
10

pb
P
p/c
p/cg
py
pf

11

xp

12
13
14
15
16
17

xa

xs
xq
xha
xhs
xhq

Tên đất
I. Nhóm đất cát
Đất cồn cát trắng vàng
Đất cát bãi bằng
II. Nhóm đất mặn phèn
Đất mặn phèn trên cát
Đất mặn phèn trên phù sa phủ trên cát
III. Nhóm đất phù sa
Đất phù sa được bồi đắp hàng năm
Đất phù sa chua
Đất phù sa phủ trên cát
Đất phù sa glây phủ trên cát
Đất phù sa ngòi suối
Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng
IV. Nhóm đất mới biến đổi
Đất đỏ vàng trên phù sa cổ
V. Nhóm đất xám vàng
Đất xám vàng trên đồi đá mác ma xâm nhập
Đất xám vàng trên đồi đá phiến sét
Đất xám vàng trên đồi đá cát kết
Đất vàng xám trên núi đá granit (hoa cương)
Đất vàng xám trên núi đá phiến sét
Đất vàng xám trên núi đá cát kết


15


18
19

xhS
B

20

E

21

N

Đất mùn vàng xám trên núi đá phiến sét
Đất xám bạc màu
VI. Đất xói mòn trơ sỏi đá
Đất xói mòn trơ sỏi đá
VII. Nhóm đất nhân tác
Đất thổ cư không phân chia

Dưới đây là các loại đất chính:
1 Đất cồn cát ven biển
Chiếm diện tích khoảng 4.955ha, phân bố ở các xã vùng ngũ Điền và Phong
Hải. Về thành phần cấp hạt chủ yếu là cát chiếm đến 99%, cỡ hạt khác nhau.Hạt
mịn và sét rất ít. Đất chưa phân hóa thành tầng rõ ràng, ít chua nhưng rất nghèo
mùn và các chất dinh dưỡng, do đó ít có khả năng trồng cây nông nghiệp, chủ yếu

trồng rừng chống gió, chống cát bay, cát chảy xâm lấn vào nội địa.
2 Đất cát bãi bằng
Chiếm một diện tích rộng lớn khoảng trên 10.470 ha, phân bố ở các xã
Phong Hiền, Phong Thu, Phong Hòa, Phong Bình, Phong Chương. Cát ở đây được
hình thành do quá trình biển tiến để lại, về sau có sự tác động lâu dài của gió và
dòng chảy khe suối làm biến đổi địa hình bề mặt nơi cao nơi thấp nhưng nói chung
là bằng phẳng, không có những đụn cát cao như vùng ven biển. Cát nội đồng có
màu trắng xám, khoáng vật chủ yếu là thạch anh kích thước hạt trung bình tương
đương với cát mịn Quảng Bình . Thành phần cơ giới nhẹ, cấu tượng rời rạc, thấm
nước, hấp thu nhiệt nhanh, nhưng thoát nước và tỏa nhiệt cũng nhanh. Đất chua,
nghèo mùn và các chất dinh dưỡng N, P, K. Bên cạnh những thuận lợi, vùng cát nội
đồng có nhiều trở ngại cho khai thác và sử dụng vào các mục đích nông, lâm nghiệp
mà nổi bật là vùng có chế độ thời tiết, khí hậu thủy văn khắc nghiệt. Mùa hè tầng
đất mặt có nhiệt độ rất cao, tối đa lên đến 60 - 700C vào tháng bảy tháng
tám.Nguồn nước tưới lại rất khó khăn chưa nói đến đất có độ phì thấp.
Gần đây, kết quả nghiên cứu đề tài “Điều tra đánh giá tiềm năng đất đai vùng
cát nội đồng tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển nông-lâm-ngư nghiệp” của
Phân viện Địa lý tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy có sự hiện diện của một lớp
đất kè hầu như khắp nơi dưới mặt đất vùng cát nội đồng Phong Điền và Quảng
Điền. Lớp đất kè này phân bố ở độ sâu khác nhau tuỳ từng khu vực, nhưng nói

16


chung dao động trong khoảng gần 1 m đến 5-7 m cách mặt đất. Thành phần cấu tạo
lớp kè cũng là cát nhưng có màu nâu đen và độ gắn kết lớn nên cứng và chắc. Vì thế
nhân dân thường gọi là lớp kè cứng hay lớp đất chai. Bề dày không lớn, chỉ một vài
phân đến 1,5 m. Địa hình bề mặt lớp kè có nơi nổi cao gần sát mặt đất, có nơi lõm
sâu và dốc theo các hướng khác nhau. Khu vực có bề mặt kè nằm gần mặt đất nhất
là những dải hẹp từ thị trấn Phong Điền theo quốc lộ 1 xuống ngả ba Hoà Mỹ và

dọc hai bên của dòng sông Cổ (khu vực Bàu Co). Khu vực có bề mặt kè nằm xa mặt
đất nhất là khu vực Tây Bắc, nơi có nhiều trằm thuộc địa phận xã Phong Hoà,
Phong Bình, Phong Chương. Theo nhận định của các tác giả đề tài nói trên, lớp kè
có khả năng trở thành lớp cách nước trong tầng cát trắng hay có thể tạo thành 2 tầng
nước ngầm: tầng nước ngầm nông bên trên nó và tầng nước ngầm bên dưới nó. Hai
tầng nước ngầm này có thể có những đặc điểm khác nhau về sự vận động trong
không gian, về trữ lượng, về sự dao động theo mùa. Do ảnh hưởng cách nước của
lớp kè, có thể xảy ra hiện tượng ngập úng cả ở những nơi có địa hình cao. Cũng do
lớp kè có độ gắn kết chặt cứng, có thể gây ảnh hưởng xấu đến các loại cây có bộ rễ
cọc ăn sâu, nhất là ở những khu vực có lớp kè phân bố nông. Nói chung đặc điểm
phân bố của lớp kè có ảnh hưởng quan trọng đến các quá trình tự nhiên như quá
trình hình thành tiến hoá đất đai, dòng chảy mặt, chảy ngầm, biên độ dao động của
nước dưới đất trong năm, tình trạng ngập úng, khô hạn của đất đai vùng cát cũng
như sự phát triển của thực vật tự nhiên, cây trồng. Nói rộng hơn, sự tồn tại của lớp
kè còn ảnh hưởng đến việc xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông qua vùng
cát.Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng cụ thể của lớp kè trong khai thác, sử
dụng các nguồn tài nguyên ở đây vào mục đích kinh tế, đời sống và bảo vệ môi
trường cần được tiếp tục xúc tiến.
3 Đất mặn phèn trên cát
Phân bố ở một số diện tích hạn chế ở các xã Điền Hải, Điền Hòa, Phong Hải,
nơi địa hình thấp ven biển.Thành phần cấp hạt 97 - 98% là cát kích thước hạt khác
nhau, cấu tượng rời rạc, nghèo mùn và các chất dinh dưỡng khác.Càng xuống sâu
phèn càng nặng. Có thể sử dụng trồng các cây ăn quả, các loại rau với điều kiện làm
đất, bón phân thích hợp.
4 Đất mặn phèn trên phù sa phủ trên cát

17


Được hình thành dọc bờ phá Tam Giang thuộc địa phận Điền Lộc, Điền Hòa,

Điền Hải. Đất được phân tầng rõ rệt theo chiều sâu. Tầng trên dày khoảng 20cm
mùn xám nâu, cát chiếm 86%. Tầng giữa dày khoảng 25cm, xám trắng, lượng cát
giảm, bột, sét tăng lên. Xuống sâu hơn phèn càng nặng. Đất hơi chua, hàm lượng
chất dinh dưỡng không cao, đã và đang sử dụng để trồng lúa, các loại cây lấy củ,
các loại rau với biện pháp làm đất, bón phân thích hợp, có công trình xổ phèn thích
hợp cùng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho năng suất, sản lượng cao.
Đất phù sa là đất chiếm diện tích không lớn lắm và có nhiều loại khác nhau,
phân bố ở các xã đồng bằng ven phá, ven sông như Phong Hiền, Phong An, Phong
Thu, Phong Hòa, Phong Bình, Phong Chương và các xã vùng ngũ Điền, trong đó có
nhiều loại.
5 Đất phù sa được bồi hàng năm
Phân bố dọc bờ sông Ô Lâu và sông Bồ. Đây là loại đất có tầm quan trọng
rất lớn trong sản xuất lúa nước, có cấu trúc 2 tầng khá rõ, tầng mặt dày khoảng
30cm có màu nâu tươi. Đất thịt nhẹ hoặc trung bình, trong đất cấp hạt mịn lớn.Tầng
mặt thường có các vết loang lỗ đỏ nâu, xám, xanh do hoạt động canh tác nông
nghiệp.Tầng dưới có màu nâu tươi đồng nhất.Đất ít chua, chứa nhiều chất dinh
dưỡng, độ phì cao.
6 Đất phù sa chua
Phân bố trên các đồng bằng ít hoặc không được bồi hàng năm ở các đồng
bằng hoặc các khu vực đồng bằng ít hoặc không bị ngập lụt như những vùng cao
đồng bằng sông Bồ. Cấu trúc thường phân 2 tầng: tầng mặt màu xám nâu, xám hơi
xanh do canh tác lúa nước, tầng dưới màu xám hơi vàng. Đất có phản ứng
chua.Hàm lượng mùn và các chất dinh dưỡng trong đất ở mức trung bình.Trong đất
cấp hạt mịn chiếm chủ yếu.Có giá trị trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn
ngày, các cây cho củ.
7 Đất phù sa glây phủ trên cát
Phân bố ở nơi là đất cát nhưng được tích tụ phù sa trên đó. Đây là những
cánh đồng trũng ở các xã Phong Thu (thôn Khúc Lý, Ưu Thượng...) Đất thường
gồm 3 tầng: tầng mặt có màu nâu xám, thành phần cơ giới nhẹ, thường bị ướt nhão
do ngập lâu trong năm, có phản ứng chua, dưới tầng mặt có màu xám đen. Đất

chua, đây là các ruộng trũng lầy.Hàm lượng mùn và các chất dinh dưỡng cao.

18


8 Đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng
Phân bố chủ yếu ở xã Phong An (thôn Thượng An). Đất có cấu trúc 3 tầng
thường rất điển hình.Tầng mặt màu xám thẫm, có các vết xám xanh.Đất có phản
ứng chua.Thành phần cơ giới thịt trung bình.Hàm lượng mùn và các chất dinh
dưỡng trung bình.Tầng thứ hai có màu nâu vàng, hơi chặt từ thịt nặng đến sét.Có
biểu hiện tích tụ sét bị nén chặt ở tầng để cày, do bị cày xới liên tục lâu năm.Hàm
lượng mùn và các chất dinh dưỡng trung bình đến khá.Tầng thứ ba đã bị đá ong hóa
nên rất chặt.
9 Đất mới biến đổi
Bao gồm các đất phát triển trên phù sa cổ, phân bố rải rác trên địa bàn các xã
Phong Mỹ, Phong Xuân, Phong Sơn. Cấu trúc gồm 3 tầng. Tầng mặt màu nâu vàng,
có viên cục nhỏ tơi xốp.Đất có phản ứng chua. Thành phần cơ giới nặng, cấp hạt sét
lớn hơn đất phù sa nhiều. Tầng dưới có màu nâu vàng.Đất khá chặt, hàm lượng mùn
và các chất dinh dưỡng trong tầng này tương đối khá.Đất có phản ứng chua.Hàm
lượng mùn và các chất dinh dưỡng khá phong phú.
Chiếm diện tích lớn nhất ở huyện Phong Điền là đất xám, đất vàng.Đất này
phân bố ở vùng đồi núi. Trước đây thường gọi là đất đỏ vàng, vàng đỏ, đỏ thẫm
hình thành trên đá trầm tích, biến chất và cả đá mác ma như đá hoa cương (granit).
Trong tổng số 66.7000ha đất đồi núi, đất xám, đất vàng phát triển trên đá cát kết
chiếm đến 43.000ha, bằng 70,1% tổng diện tích và bằng 45% diện tích tự nhiên
toàn huyện.

19



10 Đất xám vàng phát triển trên đồi đá hoa cương (đá granit)
Đất này chỉ chiếm một diện tích nhỏ ở các xã Phong Sơn. Thành phần cấp
hạt thuộc đất thịt nhẹ và trung bình.Đất có phản ứng chua, chứa ít chất kiềm và
kiềm thổ.Hàm lượng mùn và các chất dinh dưỡng trung bình hoặc nghèo. Tầng đất
dày lẫn nhiều sạn, cát thạch anh, rất thích hợp với việc trồng các loại cây ăn quả,
cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày và trồng rừng, nhất là rừng thông.
11 Đất xám vàng phát triển trên đồi đá phiến sét
Phân bố rộng rãi trên các xã Phong Mỹ, Phong Xuân, Phong Sơn. Đất thường
có cấu trúc 3 tầng.Tầng mặt màu nâu, nâu thẫm, cấu tượng viên tơi xốp lẫn nhiều rễ
cây.Trong đó có các mảnh đá phiến sét màu vàng đã bị phá hủy, màu tím gan gà mềm
bở.Thành phần cơ giới thịt trung bình, lượng hạt mịn nhiều.Đất có phản ứng chua.Các
chất kiềm và kiềm thổ trong đất không lớn.Hàm lượng mùn và các chất dinh dưỡng
thường thấp. Tuy nhiên do có độ dốc thoải, tầng đất dày, độ phì khá cao, đất phát triển
trên các đồi đá, phiến sét rất thích hợp với các cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn và dài
ngày, nơi có điều kiện tốt xây dựng các mô hình RVAC.
12 Đất xám vàng phát triển trên đồi đá cát kết (sa thạch)
Phân bố ở Phong Mỹ, Phong Thu, Phong Xuân, Phong An, Phong Sơn. Đất
xám vàng phát triển ở đây khác với đất hình thành trên đá phiến sét ở chỗ thành phần
cơ giới nhẹ hơn, thường là cát pha, thịt nhẹ. Độ dày tầng đất 30-50cm, có nơi đến 5070cm. Đất chua, lượng mùn và các chất dinh dưỡng không lớn, thích hợp với sự phát
triển cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày và trồng rừng như rừng thông.
13 Đất vàng xám phát triển trên núi đá mác ma xâm nhập
Chiếm một diện tích khá rộng ở vùng núi Phong Mỹ, Phong Xuân và Phong
Sơn. Thành phần cơ giới thịt nhẹ, thịt trung bình. Trong đất còn có các sản phẩm
phong hóa dở dang và cát sạn thạch anh. Tầng đất mỏng màu trắng vàng, vàng sáng,
màu nâu nhạt nơi có sét. Đất có phản ứng chua, lượng các chất kiềm và kiềm thổ rất
thấp. Do độ dốc địa hình lớn, xói mòn xảy ra mạnh chỉ thích hợp cho việc trồng và
tái sinh rừng hoặc dành cho bảo tồn thiên nhiên.
14 Đất xám vàng phát triển trên núi đá phiến sét
Phân bố rộng rãi ở các xã Phong Mỹ, Phong Xuân, Phong Sơn. Đất thường
có cấu trúc 3 tầng.Trong các tầng nhất là tầng mặt có cấu tượng viên, tơi xốp lẫn

nhiều rễ cây, lẫn nhiều mảnh vỏ phong hoá đá phiến sét màu vàng, màu tím gan
gàn, mềm bở.Đất thịt trung bình.Đất có phản ứng chua. Tuy đất này có độ phì khá

20


nhưng ở địa hình dốc thường là nơi xuất phát các sông chính và sông nhánh đầu
nguồn, nên cần dành cho việc trồng và tu bổ rừng đầu nguồn, khoanh nuôi tái sinh
rừng hoặc cho khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền.
15 Đất xám bạc màu
Chiếm diện tích khá rộng ở các xã Phong Mỹ, Phong Xuân và Phong Sơn
với diện tích khoảng 2.000ha, bằng 2% diện tích tự nhiên. Hầu hết đất xám bạc màu
có thành phần cơ giới nhẹ.Đất nghèo sét, nghèo mùn và các chất dinh dưỡng, có
phản ứng chua chứa các chất kiềm và kiềm thổ khá.Tuy nhiên trong quá tŕnh canh
tác đá ong bị phơi ra tầng mặt không thuận lợi cho cây cối đâm rễ.Cần được giữ ẩm
và bón phân thích hợp trong sử dụng trồng các loại rau quả, cây công nghiệp ngắn
và dài ngày.
16 Đất xói mòn trơ sỏi đá
Phân bố rải rác ở các xã vùng đồi.Sự phát sinh đất này là kết quả của một
quá trình canh tác không hợp lý trên đất dốc trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng
ẩm mưa nhiều. Đặc điểm chung là tầng đất mặt hầu như đã bị xói mòn hoàn toàn
nhiều nơi trơ đá gốc như một số nơi ở thôn Đồng Lâm xã Phong An. Trong đất chủ
yếu là các mảnh đá gốc của vỏ phong hoá cứng và chắc. Đất có độ phì rất thấp vì
lớp đất mặt chứa nhiều mùn đã bị xói mòn. Cần phục hồi bằng trồng rừng, trồng các
loại cây họ đậu có tác dụng tích luỹ chất hữu cơ tạo độ ẩm cho đất, đồng thời cần
kết hợp các biện pháp thuỷ lợi, phân bón đúng mức, nhất là trong sử dụng vào mục
đích nông nghiệp.
17 Đất thổ cư
Phần lớn đất thổ cư gồm nhiều loại phát sinh như đất cát, đất xám vàng, đất
phù sa các loại ở đồng bằng. Gọi là đất thổ cư nhưng không chỉ sử dụng vào đất ở,

đất vườn mà còn vào nhiều mục đích khác nhau ở các làng xã, ngoài ra cũng là đất
xây dựng các công trình công cộng khác nhau.
2.1.6. Thực vật
Do hoàn cảnh địa lý tự nhiên thuận lợi, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa
nhiều, ánh sáng đầy đủ, lại có địa hình đất đai phân hóa từ đông sang tây gồm cả bờ
biển, đầm phá, đồng bằng và đồi núi, nên thảm thực vật Phong Điền khá đa dạng,
phong phú và xanh tốt quanh năm. Từ núi xuống biển, do khác nhau về điều kiện
sinh thái, hình thành những thảm thực vật khác nhau về ngoại hình, về thành phần
và loài giống.

21


1 Thảm thực vật vùng núi
Phân bố tại tây nam Phong Mỹ, Phong Xuân và Phong Sơn. Theo địa hình từ
thấp lên cao: từ 100m đến 800m là rừng nhiệt đới ẩm và từ 800m lên đến 1.800m là
rừng á nhiệt đới ẩm.
-Rừng nhiệt đới ẩm là rừng kín cây lá rộng, có 3 tầng : tầng tán ở trên cùng
gồm các cây thân gỗ lớn cao trên 10m, giữa là tầng cây gỗ nhỏ từ 2 đến 8m, dưới
cùng là tầng cỏ. Xen kẻ không theo tầng là các cây phụ sinh, ký sinh sống bám vào
các cây gỗ và dây leo. Tầng tán trên chủ yếu là các cây thuộc họ dầu như dầu rái,
vên vên, chò, kiền kiền, sến…,các cây trong họ đậu như gõ, lim, cẩm xe…, họ dâu
tằm như mít, quýt núi và các cây họ trầm, họ nhãn…Tầng tán thấp gồm các cây họ
xoài, họ na, họ trúc đào, họ gạo, họ trám, họ bứa, họ bàng, họ thị, họ dẻ…, các cây
thuộc họ bằng lăng, họ xoan, họ bồ hòn, bồ đề, họ trầm hương…Tầng cỏ gồm các
cây thuộc họ ráng, họ gai, họ lan huệ, họ môn, họ cau, họ cói, họ gừng, họ hòa
thảo…
-Rừng á nhiệt đới ẩm cũng là rừng kín cây lá rộng, thích hợp hơn với các loài
cây ôn đới, cũng có cấu trúc nhiều tầng: tầng trên cùng cây cao tới 15m, bên dưới là
cây thân gỗ nhỏ từ 2-8m và dưới cùng là cây bụi mọc thưa. Xen kẻ là các cây phụ

sinh, ký sinh số lượng lớn. Về thành phần có các cây họ dẻ, họ long não, họ huỳnh
đàng, họ thông… Đặc biệt trên các đỉnh núi cao 1.400 - 1.600m mây mù gió lạnh
quanh năm, các cây thân gỗ đều thấp, chỉ cao từ 5-6m, cây bụi dày đặc, chủ yếu
thuộc họ đỗ quyên và họ chè.
Hiện nay, theo số liệu điều tra ban đầu của Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên
Huế, đã phát hiện được 597 loài thực vật bậc cao, trong đó có 175 loài cho gỗ, 159
loài làm thuốc, 41 loài làm cảnh. Một khu bảo tồn thiên nhiên với diện tích
41.548ha trên lãnh thổ rừng tây Phong Điền đã được dự kiến thành lập.
2 Thảm thực vật vùng đồi
Thảm thực vật tự nhiên ở vùng đồi Phong Điền mà phần lớn là lau lách, sim
mua, tràm chổi đã bị thu hẹp và thay dần bằng các cây trồng nông nghiệp và các
khu rừng trồng, ngày càng mở rộng, trong tiến trình khai thác đất đai vào mục đích
phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.
Rừng trồng thường là bạch đàn, keo lá tràm, keo tai tượng, đặc biệt là thông
nhựa, sinh trưởng khá nhanh phủ một màu xanh bạt ngàn trên vùng đồi, ngoài khai

22


×