Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Chuyển giá tại việt nam thực trạng và giải pháp (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.81 KB, 17 trang )

Tóm tắt đề tài
Chuyển giá tại Việt Nam: Thực trạng và Giải pháp


2

MỤC LỤC


3

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Chuyển giá tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp.
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN GIÁ
1.1.
1.1.1
o

Tổng quan về các công ty đa quốc gia:
Khái niệm:
Công ty đa quốc gia( MNC) là công ty sản xuất hay cung cấp

dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia, có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều
quốc gia. Công ty đa quốc gia có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc
tế và các nền kinh tế của các quốc gia. Các công ty đa quốc gia đóng một vai
trò quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa.
o


Các loại hình công ty đa quốc gia (cấu trúc):


Công ty đa quốc gia “theo chiều ngang” sản xuất các sản phẩm cùng loại
hoặc tương tự ở các quốc gia khác nhau



Công ty đa quốc gia “theo chiều dọc” có các cơ sở sản xuất ở một số nước
nào đó, sản xuất ra sản phẩm là đầu vào cho sản xuất của nó ở một số nước
khác



Công ty đa quốc gia “nhiều chiều” có các cơ sở sản xuất ở các nước khác
nhau mà chúng hợp tác theo cả chiều ngang và chiều dọc
1.1.2

Đặc trưng cơ bản của công ty đa quốc gia:


4

o

Quy mô, doanh thu và phạm vi hoạt động lớn

Sở hữu của các công ty đa quốc gia là sở hữu có tính chất đa chủ và đa
quốc tịch thể hiện ở sự tham gia của nhiều chủ sở hữu ở các nước khác nhau đối
với tài sản của công ty được phân bổ trên phạm vi toàn cầu.
o

Các công ty đa quốc gia là công ty đa ngành

Hoạt động trong nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực như tài chính,

ngân hàng, bảo hiểm, nghiên cứu ứng dụng về khoa học công nghệ…là xu
hướng có tính quy luật cùng với sự phát triển của các công ty đa quốc gia.
o Sự đa dạng về cơ cấu tổ chức và sở hữu vốn
Về cơ cấu tổ chức, được hình thành theo nguyên tắc tự nguyện và hiệp
thương. Cần nhấn mạnh, công ty đa quốc gia không phải là một doanh nghiệp,
không có tư cách pháp nhân độc lập. Do đó các mệnh lệnh hành chính không
được sử dụng trong điều hành các công ty đa quốc gia. Các doanh nghiệp là
thành viên của công ty đa quốc gia đều có pháp nhân độc lập, có cơ quan quyền
lực cao nhất như hội đồng thành viên, đại hội cổ đông.
o

Đặc điểm xu hướng phát triển:

Trong hoạt động đầu tư có sự chuyển dịch từ công nghiệp khai thác tài
nguyên sang công nghiệp chế biến sản phẩm, đem lại giá trị cao hơn; từ công
nghiệp sử dụng lao động nhiều chuyển sang đầu tư vào các ngành sử dụng nhiều
kĩ thuật và công nghệ mới và sang các ngành dịch vụ điện tử, dịch vụ thương
mại, tài chính ngân hàng, y tế, giáo dục…


5

Các công ty đa quốc gia ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong sự phát
triển của kinh tế thế giới.Mở rộng các hình thức liên kết kinh tế để tăng cường
khả năng cạnh tranh. Đa dạng hóa và chuyên môn hóa cao độ là một xu hướng
chiến lược mới của mỗi công ty đa quốc gia.
1.2.
1.2.1.


Chuyển giá:
Khái niệm:

Chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa,
dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn qua biên
giới không theo giá thị trường nhằm chuyển thu nhập và lời nhuận từ nước có
thuế cao sang nước có thuế thấp, tối thiểu hóa số thuế của các công ty đa quốc
gia (multinational corporation) trên toàn cầu.
1.2.2. Động cơ thúc đẩy

1.2.2.1 Động cơ bên ngoài:
Có 4 động cơ bên ngoài: khác biệt về thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp, mục đích là bảo toàn và phát triển nguồn vốn đầu tư ban đầu,chi phí cơ
hội, tình hình lạm phát của các quốc gia khác nhau, yếu tố tình hình kinh tếchính trị của quốc gia mà MNC có chi nhánh hay công ty con.
1.2.2.2

Động cơ bên trong

Có 2 động cơ bên trọng là: san se thua lỗ giữa các thành viên với nhau để làm
giảm các khoản thuế phải nộp và giảm rủi ro khi giao dịch.
1.2.3. Hình thức chuyển giá
1.2.3.2. Chuyển giá thông qua

vốn đầu tư các nhà đầu tư nước ngoài thông qua góp vốn

bằng các dây chuyền máy móc, thiết bị cũ, mang đặc thù và thường định giá cao
hơn giá trị thực tế.



6
1.2.3.3. Chuyển

giá thông qua chuyển giao công nghệ: chuyển giá thông qua việc các

công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ sản xuất, kinh doanh cho các bên liên
kết tại Việt Nam và thu tiền bản quyền với giá cao
1.2.3.4. Chuyển giá thông qua chuyển giao nguyên vật liệu, hàng hoá: Thông qua công
ty mẹ ở nước ngoài đã chi phối đẩy giá đầu vào lên cao của nguyên vật liệu chuyển
giao giữa công ty con ở Việt Nam và các bên liên kết và chuyển lợi nhuận từ Việt
Nam về công ty liên kết tại quốc gia có thuyế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn.
1.2.3.5. Chuyển giá thông qua các hình thức cung cấp dịch dụ: tính giá dịch vụ này rất
cao để chuyển lợi nhuận từ công ty con sang công ty mẹ với mục đích tránh thuế
tại Việt Nam.
1.2.3.6. Chuyển giá thông qua chi trả lãi vay vốn sản xuất kinh doanh: Thông qua hình
thức vay vốn từ bên liên kết và trả lãi suất vay cao. Mục đích là chuyển lợi nhuận
từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sang bên liên kết tại nước có thuế
1.2.4.

suất thuế thấp hơn để tránh nghĩa vụ thuế tại Việt Nam.
Kinh nghiệm chống chuyển giá ở một số nước:
1.2.4.1 Kinh nghiệm chống chuyển giá ở Mỹ
Mỹ quy định cụ thể các nguyên tắc chế tài dành cho hành vi chuyển giá bao
gồm: phạt chuyển giá trong giao dịch và phạt chuyển giá bổ sung.
Trước hết, phạt chuyển giá trong giao dịch (Transaction penalty) là loại
hình chế tài khi có chênh lệch đáng kể trong giá chuyển giao mà hậu quả là số thu
nhập chịu thuế không phản ánh đúng thực tế của nghiệp vụ phát sinh.
Phạt bổ sung (Net Adjustment Penalty) được áp dụng nếu phần thu nhập
chịu thuế sau khi tính lại theo IRS Sec 482 tăng vượt mức quy định có thể cho
trước.



7

Để đánh giá và phát hiện hành vi chuyển giá, Mỹ sử dụng 6 phương pháp
định giá bao gồm: Phương pháp giá tự do có thể so sánh được (Comparable
Uncontroller Price – CUP). Phương pháp giá bán lại (Resales Price Method).
Phương pháp chi phí cộng thêm vốn (Cost Plus Method).Phương pháp chiết tách
lợi nhuạn (Profit Split Method). Phương pháp chiết tách lợi nhuận có thể so sánh
được (Comparabable Profit Split Method). Phương pháp lợi nhuận có thể so sánh
(The Comparable Profit Method).
Ngoài ra, ở Mỹ, việc lưu trữ và nộp trình các tài liệu hồ sơ liên quan đến
giá bán, các trí trị mua, bán, chuyển nhượng và các chứng từ khác không được quy
định bởi luật. Nhưng trên thực tế, các công ty cần lưu giữ các tài liệu đó liên tục
trong nhiều năm liền để phục vụ cho việc điều tra, xem xét khi có yêu cầu. Kể từ
khi có yêu cầu, công ty phải gửi đầy đủ tài liệu đến IRC trong vòng tối đa 30 ngày.
Mỹ không có một chương trình chính thức trong việc ưu tiên xem xét người nộp
thuế ở góc độ một ngành công nghiệp cụ thể mà tổ chức dưới góc độ 5 nhóm
ngành chính.
Mỹ liên tục nâng cao số lượng và trình độ của đội ngũ nhân viên thuế vụ
nhằm phục vụ cho việc điều tra chống chuyển giá được thực hiện chính xác và chặt
chẽ hơn.
1.2.4.2 Kinh nghiệm chống chuyển giá của Trung Quốc.
Trước năm 2008, Trung Quốc duy trì song song hai hệ thống thuế, một cho
doanh nghiệp trong nước và một cho các doanh nghiệp nước ngoài. Một cuộc khảo
sát năm 2005 cho thấy hai hệ thống thuế tạo ra một sự chênh lệch về thuế suất có
hiệu lực gần 10% giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước, điều này được các
doanh nghiệp nước ngoài ưa chuộng.



8

Tuy nhiên, ngày 16 tháng 3 năm 2007, Quốc hội đã ban hành Luật TNDN
mới đã thống nhất một mức thế suất chung cho hai hệ thống này, đồng thời đưa ra
những mức xử phạt thích đáng cũng như nới lỏng các quy định để tham gia vào các
thỏa thuận trước giá và đầu tư hệ thống thông tin quản lý.
1.4.3 Kinh nghiệm chống chuyển giá của Nhật Bản.
Cục thuế của Nhật (NAT) đã xem xét tình hình chuyển giá theo một hướng
khác bằng cách thực hiện rất nhiều các đánh giá kiểm tra về thuế, chủ yếu đều tập
trung vào các công ty mẹ ở Nhật.
Có những cải tổ trong các chỉ thị của Cục quản lý thuế dựa trên các hoạt
động chuyển giá và dựa trên các tình huống nghiên cứu về việc áp dụng thuế suất
về định giá chuyển giao.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHỐNG CHUYỂN GIÁ TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM
2.1 Tổng quan tình hình chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam
thời kỳ hội nhập:
Vấn đề được đặt ra là đã có hành vi chuyển giá tại các doanh nghiệp FDI
hiện nay. Tình hình chuyển giá đã và đang là một thực trạng đáng báo động ở Việt
Nam.
Chúng ta cùng xem xét số liệu thông kê tình hình khai lỗ của các doanh
nghiệp do Cục Thống kê và Bộ Kế hoạch và Đầu tư khảo sát.
Bảng thống kê tình hình khai lỗ của các doanh nghiệp trên cả nước từ năm
1995 dến năm 2005.


9

Năm


Số doanh nghiệp
được khảo sát

Số doanh

Tỷ lệ %

nghiệp khai lỗ

1995

525

390

74.3%

1996

654

481

73.6%

19

860

576


67%

19

981

702

71.5%

20

525

390

74.3%

20

654

481

73.6%

20

1450


1260

87%

97

98



03

04

05
(Nguồn Tổng kế hoạch thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài 1998-2000,
Bộ Kế Hoạch và Đầu tư năm 2001, Bộ Kế Hoạch và đầu tư năm 2005).
Đáng nói nữa là, dù biết khá rõ thủ thuật lách thuế của các doanh nghiệp
FDI, nhưng để chứng minh được điều này không phải việc dễ dàng đối với ngành
thuế..


10

2.2. Một số ví dụ điển hình về tình trạng chuyển giá ở Việt Nam và tác hại đối
với nền kinh tế trong nước.
Những hành vi chuyển giá thường thấy ở các doanh nghiệp có nguồn vốn
FDI ở Việt Nam thường có 4 biểu hiện dưới đây:
Thứ nhất, biểu hiện cụ thể của hành vi chuyển giá là giao kết về giá. Nhưng

giao kết về giá chưa đủ để kết luận rằng chủ thể đã thực hiện hành vi chuyển giá.
Bởi lẽ nếu giao kết đó chưa thực hiện trên thực tế hoặc chưa có sự chuyển dịch
quyền đối với đối tượng giao dịch thì không có cơ sở để xác định sự chuyển dịch
về mặt lợi ích.
Thứ hai, hành vi chuyển giá được thể hiện qua kết quả sản xuất-kinh doanh
của một doanh nghiệp thường bị thua lỗ liên tục trong vài năm.
Thứ ba, các doanh nghiệp kê khai hoạt động kinh doanh thua lỗ, song các
doanh nghiệp không ngừng mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh, tăng quy mô
hoạt động.
Thứ tư là thông qua chi phí khấu hao.
Những thủ thuật chuyển giá này sẽ được làm sáng tỏ qua những ví dụ thực
tế về những doanh nghiệp có vốn FDI chuyển giá tại Việt Nam.
2.2.1 Công ty Coca Cola Việt Nam và PepsiCo
Năm 2010, PepsiCo và Coca-Cola chiếm tới hơn 80% thị phần nước giải
khát Việt Nam. Nhưng trên bản báo cáo tài chính, cũng như quyết toán thuế của hai
doanh nghiệp (DN) này đều báo lỗ trong một thời gian dài.


11

Câu hỏi được đặt ra là, khoản lãi này có tương xứng với doanh thu của
PepsiCo ở thị trường Việt Nam hay không? Thực tế, năm 2009, PepsiCo đạt doanh
thu 3.840 tỷ đồng, còn năm 2011 là 6.915 tỷ đồng.
Đúng là không thể tin được, bởi sau 18 năm kinh doanh ở thị trường Việt
Nam, không chỉ lỗ quá lớn, Coca-Cola thậm chí đã cạn cả vốn chủ sở hữu. Trong
khi đó, PepsiCo chỉ có một khoản lãi khiêm tốn.
2.2.2 Công ty Bat – Vinataba.
Vào năm 2010, Vinataba bị cơ quan thuế truy thu và xử phạt số tiền lên tới
350 tỷ đồng vì những sai phạm trong kinh doanh của mình.
Bat-Vinataba đã hoạch toán chi phí này vào giá vốn hàng bán để giảm thu

nhập chịu thuế thu nhập DN trong 4 năm (từ năm 2002 đến 2008) tổng cộng hơn
217 tỉ đồng. Nhưng công ty đã không chứng minh được các chứng từ thể hiện BatMS đã thực hiện các dịch vụ này. Đồng thời khoản chi phí này đã làm gia tăng
thêm khoản chi cho nhà cung cấp nguyên liệu nước ngoài là Bat-MS ngoài giá bán
nguyên liệu thuốc lá nhập khẩu.
2.2.3 Công ty Adidas Việt Nam
Hoạt động theo giấy phép kinh doanh là phân phối bán buôn nhưng Công
ty TNHH Adidas VN lại phát sinh hàng loạt chi phí của nhà bán lẻ. Bên cạnh đó,
giá thành sản phẩm của Adidas còn bị đội lên do khoản chi phí quản lý.
Nghịch lý hơn, dù có đầy đủ tư cách để nhập khẩu trực tiếp hàng hóa từ
nước ngoài nhưng Adidas VN lại phải thuê đối tác khác là Adidas International
Trading B.V thay mặt Adidas VN thực hiện các dịch vụ. Ngoài ra, dù không phải là


12

nhà sản xuất nhưng tại Adidas VN lại phát sinh khoản tiền bản quyền bằng 6%
doanh thu ròng của sản phẩm.
2.3 Các biện pháp chống chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam.
2.3.1 Hoàn chỉnh hệ thống pháp lý về chống chuyển giá
Thông tư 74/1997/TT – BTC đánh dấu động thái đầu tiên của Chính phủ
trong quá trình chống chuyển giá. Thông tư đầu tiên này hướng dẫn về thuế đối với
nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia vào nền kinh tế Việt Nam. Sau đó là Thông tư
89/1999/TT-BTC và Thông tư 13/2001/TT-BTC. Đến Thông tư 05/2005/TT-BTC
hướng dẫn về thuế nhà thầu thì vấn đề này được bỏ ra khỏi nội dung điều chỉnh.
Với sự ra đời của Thông tư 66/2010/TT-BTC, lần đầu tiên ở Việt Nam một văn bản
pháp lý về chống chuyển giá được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp.
2.3.2 Lập nhóm thanh tra chống chuyển giá
Tổng cục Thuế đã thành lập nhóm thanh tra chống chuyển giá, trong đó có
cơ chế hội thảo, trao đổi kinh nghiệm với các nước, tập hợp lực lượng giám sát các
Cục Thuế địa phương một cách độc lập.

2.3.3 Hoàn thiện cơ sở thông tin
Ngành thuế sẽ đầu tư xây dựng, hiện đại hóa cơ sở dữ liệu thông tin bởi nếu
không có sẽ khó khăn trong việc so sánh giá chuyển nhượng. Việc xây dựng hệ
thống thông tin sẽ giúp các cơ quan thanh tra dễ dàng trong việc so sánh giá bán
của các mặt hàng, đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong quá trình chống
chuyển giá.
2.3.4 Tài sản tăng thêm phải giải trình
Theo như luật sửa đổi bổ sung, người có nghĩa vụ kê khai phải giải trình về
nguồn gốc phần tài sản tăng thêm bên cạnh việc làm rõ mọi biến động về tài sản
của mình có trong kỳ kê khai.


13

2.4 Đánh giá những biện pháp chống chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI ở
Việt Nam.
Các biện pháp chống chuyển giá mà Việt Nam thực hiện có cả những ưu
điểm và hạn chế nhất định.
2.4.1 Những kết quả trong quá trình chống chuyển giá
Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2010 của Tổng cục Thuế cho biết:
“Trong năm 2010 đã thanh tra, kiểm tra thuế tại các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp
ôtô, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chè tại Lâm Đồng..., truy thu 133,4 tỷ
đồng, giảm lỗ hơn 1.400 tỷ đồng”. Hay Tổng cục Thuế Đồng Nai cũng truy thu
công ty thuốc lá Bat – Vinataba khoảng 354 tỷ đồng do không đạt đủ các yêu cầu
về miễn giảm thuế. Tập đoàn Bảo Long phải chịu thuế cộng với số tiền phạt lên tới
1,9 tỷ.
2.4.2 Những tồn tại trong quá trình chống chuyển giá
Hiện nay, khó khăn lớn nhất của chúng ta trong công tác chống chuyển giá
là làm sao xác định giá thi trường, giá giao dịch độc lập trong giao dịch liên kết.
Bên cạnh đó, hoạt động của các doanh nghiệp FDI ngày càng trở nên phổ biến, tinh

vi và đa dạng đã và đang là trở ngại và thách thức đối với cơ quan thuế trong thời
gian hiện tại và sắp tới. Ngoài ra, trong khi thực hiện công tác ngăn chặn hành vi
chuyển giá, còn tồn tại tình trạng cán bộ thuế và doanh nghiệp thỏa thuận giá để
thu lợi bất chính.
2.4.3 Nguyên nhân của các tồn tại trong quá trình chống chuyển giá
2.4.3.1 Cơ sở vật chất phục vụ thanh tra còn nghèo nàn


14

Khó khăn đầu tiên và cũng là khó khăn chung của cả nền kinh tế - xã hội
nước ta là xuất phát điểm kinh tế thấp, kéo theo đó là cơ sở vật chất kỹ thuật phục
vụ cho hoạt động quản lý nhà nước lạc hậu không đáp ứng yêu cầu quản lý
2.4.3.2 Thiếu kinh nghiệm về chống chuyển giá
Sự gia tăng nhanh chóng các doanh nghiệp FDI, cùng với đó là các hành vi
chuyển giá của các doanh nghiệp này trong bối cảnh chúng ta chưa từng có kinh
nghiệm về hoạt động chống chuyển giá, chúng ta phải vừa học hỏi, vừa áp dụng
thực tiễn và rút kinh nghiệm dần dần.
2.4.3.3 Khó khăn trong việc xây dựng nguồn dữ liệu về giá
Khó khăn thứ ba chính là việc thu thập, sàng lọc thông tin trong bối cảnh
các giao dịch quốc tế đa dạng, phức tạp trên phạm vi toàn cầu.
2.4.3.4 Bất cập trong quản lý
Hành lang pháp lý về chống chuyển giá chưa hoàn thiện. Xét ở cấp độ văn
bản luật thì quy định về chuyển giá và chống chuyển giá chưa thực sự đầy đủ và rõ
ràng. Chưa có quy chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan (công an, tham tán
kinh tế) để giúp ngành Thuế thu thập thông tin phục vụ công tác chống chuyển giá.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN CHUYỂN GIÁ
Ở CÁC DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM.
3.1. Định hướng của nhà nước về vấn đề chống chuyền giá
Theo quyết định phê duyệt chương trình hành động kiểm soát hoạt động

chuyển giá giai đoạn 2012-2015 của Bộ Tài chính CôngThương - Chương trình xác
định nhiệm vụ tập trung đẩy mạnh công tác thanh tra đối với hoạt động chuyển giá
của các doanh nghiệp tại cơ quan thuế các cấp.
Chương trình hành động kiểm soát hoạt động chuyển giá giai đoạn 20122015 sẽ tập trung vào những nhiệm vụ chủ yếu như nghiên cứu sửa đổi bổ sung


15

nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật theo hướng đưa ra các quy định, hướng dẫn
cụ thể để kiểm soát, ngăn ngừa, hạn chế hoạt động chuyển giá nhằm làm giảm
nghĩa vụ thuế phải nộp tại Việt Nam của các doanh nghiệp có mối liên hệ liên kết.
Xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp
độc lập theo từng ngành nghề kinh doanh có rủi ro cao trong quản lý giá chuyển
nhượng và danh mục giá giao dịch trên thị trường của một số hàng hoá chủ yếu
trên cơ sở tham khảo giá hàng hoá cùng loại tại các nước trong khu vực và trên thế
giới.
3.2. Một số biện phápchống chuyển giá được đề xuất :
3.2.1 : Biện pháp của Chính phủ
3.2.1.1 : Một là, hoàn thiện hành lang pháp lý về chống chuyển giá.
a)

Trước mắt cần bổ sung một điều luật về chống chuyển giá vào Luật

b)

Quản lý thuế, về lâu dài nên ban hành Luật Chống chuyển.
Luật cũng nên quy định thời hạn thanh tra đối với hoạt động chuyển
giá dài hơn so với thời hạn thanh tra thông thường để phù hợp theo

c)


tính chất phức tạp của hoạt động này.
Trường hợp xác định có hiện tượng chuyển giá, cơ quan thuế có
thẩm quyền có thể áp dụng các hình phạt thuế đối với doanh nghiệp
vi phạm.
3.2.1.2 Hoàn thiện hệ thống thông tin, dữ liệu về người nộp thuế

(các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu
nhập)
Có hai việc quan trọng cần làm để hoàn thiện hệ thống thông tin, dữ liệu về
người nộp thuế là:


16


Mở rộng nguồn thu thập thông tin bằng các hoạt động nghiệp

vụ của các bộ phận chức năng trong cơ quan thuế mà đặc biệt là của bộ phận
tình báo thuế (nếu được thành lập);

Đẩy nhanh tiến trình xây dựng chính phủ điện tử, đảm bảo sự
kết nối và trao đổi thông tin tự động giữa cơ quan thuế và các cơ quan quản
lý nhà nước khác như: công an, kiểm sát, địa chính, kế hoạch – đầu tư...
3.2.1.3 Kiện toàn tổ chức bộ máy: nghiên cứu giao quyền điều tra cho
cơ quan thuế.
Trước mắt, có thể chỉ giao quyền điều tra cho cơ quan thuế cấp Tổng cục.
Về lâu dài, khi lực lượng công chức thuế đã được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng đòi
hỏi của chức năng điều tra thì có thể mở rộng quyền điều tra cho cơ quan thuế cấp
tỉnh.

3.2.1.4: Tăng cường kiểm soát hoạt động chuyển giá thông qua việc đẩy
mạnh hiệu quả hoạt động của từng bộ phận chức năng quản lý:
Để nâng cao hiệu quả hoạt động chống chuyển giá ở Việt Nam trong thời
gian tới, cần quan tâm trước tiên đến việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt
động chống chuyển giá và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong quản lý thuế
nói riêng và quản lý nhà nước nói chung.
3.2.2 : Biện pháp của doanh nghiệp
Về phía các DN, cần có sự hợp tác cung cấp cho các cơ quan quản lý
những thông tin, bằng chứng mà các DN cùng ngành nghề, lĩnh vực nhưng cũng là
“đối thủ cạnh tranh” đã và đang làm.


17

Áp dụng các biện pháp so sánh giá thị trường được xem là nghĩa vụ bắt
buộc của đối tượng nộp thuế TNDN khi thực hiện các giao dịch liên kết.
3.2.2 : Biện pháp xã hội
Kêu gọi người tiêu dùng cùng chung tay chống lại nạn chuyển giá để bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như quyền lợi của quốc gia.



×