LỜI MỞ ĐẦU
Phần I: Đặt vấn đề
1. Sự cấp thiết của đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
6. Kết cấu đề tài
Phần II: Giải quyết vấn đề
Chương I: Tổng quan về suy thoái kinh tế và tác động của nó đến nâng cao
chất lượng dòng vốn FDI vào Việt Nam cùng kinh nghiệm của Trung Quốc.
1.1 Khái niệm và nguyên nhân dẫn tới suy thoái kinh tế toàn cầu
1.1.1 Khái niệm suy thoái kinh tế toàn cầu
1.1.2 Nguyên nhân dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay
1.1.3 Đặc điểm của suy thoái kinh tế toàn cầu
1.2 Diễn biến suy thoái kinh tế toàn cầu
1.2.1. Sụp đổ tài chính phố Wall- khởi đầu cho cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu
1.2.2. Khủng hoảng trở thành toàn cầu – lan truyền dư chấn tới các khu vực kinh
tế thực và các nền kinh tế trên toàn thế giới
1.3. Tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu đến nâng cao chất lượng dòng vốn
FDI vào Việt Nam
1.3.1 Tác động tiêu cực đối với chất lượng dòng vốn FDI vào Việt Nam
Suy thoái kinh tế toàn cầu khiến cho đối tác đầu tư hạn chế chuyển dòng vốn FDI
vào Việt Nam, cạnh tranh thu hút FDI giữa các nước ngày càng gay gắt, các doanh
nghiệp FDI gặp khó khăn hiệu quả đầu tư giảm.
1.3.2 Tác động tích cực của suy thoái kinh tế toàn cầu đến nâng cao chất lượng
dòng vốn FDI vào Việt Nam
Suy thoái kinh tế toàn cầu khiến Chính phủ đổi mới tư duy về cải cách chính sách
thu hút dòng vốn FDI, các doanh nghiệp FDI thay đổi chiến lược kinh doanh hiệu
quả.
Chương 2: Thực trạng chất lượng FDI vào Việt Nam trong bối cảnh suy thoái
kinh tế toàn cầu
2.1. Khái quát các chính sách của Nhà nước về thu hút FDI
2.1.1. Khái quát những điều chỉnh chính sách hỗ trợ của Nhà nước liên quan tới
thu hút FDI trước thời kì suy thoái kinh tế toàn cầu (trước năm 2008)
2.1.1.1 Chính phủ điều chỉnh, sửa đổi chính sách liên quan đến hình thức đầu tư
nước ngoài
2.1.1.2 Chính phủ điều chỉnh định hướng với lĩnh vực đầu tư nước ngoài
2.1.1.3 Chính phủ điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo vùng
2.1.1.3 Điều chỉnh đối với hoạt động chuyển giao và phát triển công nghệ
2.1.1.4 Chính phủ điều chỉnh hoạt động cấp phép đầu tư
2.1.1.5. Các chính sách về thuế và thu khác liên quan tới thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào Việt Nam
2.1.2. Khái quát những điều chỉnh chính sách hỗ trợ của Nhà nước liên quan tới
thu hút FDI trong thời kì suy thoái kinh tế toàn cầu (sau năm 2008)
2.1.2.1 Chính phủ điều chỉnh, sửa đổi chính sách liên quan đến hình thức đầu tư
nước ngoài
2.1.2.2 Chính phủ điều chỉnh định hướng với lĩnh vực đầu tư nước ngoài
2.1.2.3. Chính phủ điều chỉnh các chính sách về thuế và các khoản thu khác
2.1.3. Những tồn tại của chính sách liên quan tới hoạt động thu hút nguồn vốn FDI
tại Việt Nam
Luật Đầu tư và Nghị định số 108/2006/NĐ-CP chưa quy định rõ khái niệm nhà đầu tư
nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, phạm vi điều chỉnh của Luật
rộng. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư đã bộc lộ một số hạn
chế, hạn chế của việc phân cấp FDI. Các cơ quan hoạch định chính sách chưa quan
tâm nhiều đến xác định ưu tiên FDI vào lĩnh vực nào, ở khu vực nào.
2.2. Phân tích thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam
2.2.1.Vốn và dự án đầu tư
Vốn đăng ký tăng đột biến vào năm 2008, sau đó giảm dần vào năm 2009,
2010,2011 và giảm mạnh vào 2012 chỉ có 7,85 tỷ USD. Nhưng số lượt dự án tăng
dần, số dự án được cấp giấy chứng nhận dầu tư cũng tăng nhẹ qua các năm. Trong
khi đó, số vốn thực hiện qua các năm xấp xỉ nhau năm 2008 là 11.5 tỷ USD , năm
2009 là 10 tỷ USD , năm 2010 là 11 tỷ USD và năm 2011 là 11,5 t ỷ USD còn
năm 2012 không có biến động gì lớn vốn giải ngân bằng với năm 2010.
2.2.2. Lĩnh vực đầu tư
Năm 2008, lĩnh vực thu hút nhiều nhà đầu tư nhất là ngành công nghiệp
chế biến. Năm 2009, lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư là
dịch vụ lưu trú ăn uống, thứ hai nổi lên là kinh doanh bất động sản, còn lĩnh vực
công nghiệp chế biến, chế tạo đứng thứ ba. Năm 2010,2011 lĩnh vực công nghiệp
chế biến chế tạo lại vươn lên thứ nhất, sau là lĩnh vực sản xuất phân phối điện rồi
lĩnh vực xây dựng, sau đó mới là kinh doanh bất động sản. Năm 2012,đứng đầu
vẫn là lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, lĩnh vực bất động sản trở thành lĩnh
vực đứng thứ hai.
2.2.3. Theo đối tác đầu tư
Số quốc gia đầu tư vào Việt Nam có sự tăng giảm xung quanh 50 quốc gia
và vùng lãnh thổ, các đối tác lớn là Singapore, Hong Kong, Nhật Bản.
2.2.4. Địa bàn đầu tư
Địa phương thu hút FDI nhiều nhất là Bà Rịa- Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí
Minh, Bình Dương.Vùng Đông Nam Bộ là vùng thu hút nhiều vốn đầu tư nước
ngoài, thứ hai là đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên là vùng thu hút ít nhất vốn
FDI.
2.2.5. Hình thức vốn đầu tư
Trong giai đoạn này, hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài là nhiều nhất,
sau đó là hình thức liên doanh. Hình thức công ty cổ phần, BTO, BT, BTO… chỉ
chiếm một tỷ lệ nhỏ.
2.3. Đánh giá hiệu quả dòng vốn FDI vào Việt Nam trong giai đoạn 2008-2012
2.3.1. Những kết quả đạt được
Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm qua đã tác động không nhỏ
tới nền kinh tế Việt Nam như: bổ sung và khơi đậy nguồn lực đầu tư trong nước,
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực hội
nhập kinh tế quốc tế, góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội.
2.3.2. Những tồn tại
Bên cạnh các đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trưởng, phát triển kinh
tế xã hội, FDI vẫn tồn tại một số hạn chế, cụ thể như: hiệu quả tổng thể nguồn vốn
FDI chưa cao, giá trị gia tăng tạo ra tại Việt Nam còn thấp, năng lực cạnh tranh
thấp, chuyển giao công nghệ còn nhiều hạn chế và tiêu cực, cơ cấu đầu tư mất cân
đối, chất lượng dự án đầu tư thấp và có những tác động tiêu cực tới môi trường.
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại
Có thể thấy, nguyên nhân của việc sử dụng vốn FDI chưa có hiệu là tổng
hợp các yếu tố của một quá trình dài. Có thể chỉ ra những nguyên nhân chính sau:
hệ thống chính sách pháp luật chưa đồng bộ, chính sách ưu đãi đầu tư chưa đủ sức
hấp dẫn, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế cũng
như chưa tạo điều kiện tốt cho dòng vốn FDI phát huy hiệu quả, nguồn nhân lực
trình độ thấp chưa đáp ứng được nhu cầu về lao động cho các doanh nghiệp trong
đó có các doanh nghiệp ĐTNN, sự yếu kém của ngành công nghiệp phụ trợ, công
tác kiểm tra giám sát còn nhiều bất cập, công tác xúc tiến đầu tư chưa có hiệu quả.
Chương 3: Quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
dòng vốn FDI vào Việt Nam cho đến năm 2020
3.1. Quan điểm và mục tiêu thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam
3.1.1. Quan điểm
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế đến năm 2020 và bước tiến nước ta
cơ bản trở thành nước công nghiệp thì Đảng đã đề ra đòi hỏi phải có sự chuyển
biến cơ bản và mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của tất cả các ngành, các
cấp. Đối với lĩnh vực FDI, cần thống nhất nhận thức và khẳng định quan điểm
chiến lược thu hút FDI cả đối với trung và dài hạn. Phải coi thu hút và sử dụng có
hiệu quả dòng vốn FDI là một bộ phận khăng khít của chiến lược phát triển kinh
tế-xã hội.
3.2. Một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dòng vốn FDI
vào Việt Nam
3.2.1. Định hướng nhằm nâng cao chất lượng dòng vốn FDI vào Việt Nam
Việc thu hút FDI phải cân đối giữa các ngành, các lĩnh vực, các vùng và
các đối tác theo hướng chọn lọc. Tăng cường công tác đào tạo nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực.
3.2.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dòng vốn FDI vào Việt Nam
Để thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao vào Việt Nam trong thời gian tới
thì nhà nước cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách, rà soát lại quy
hoạch các dự án đầu tư, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, chú trọng phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, hoàn thiện các
quy định về phân cấp đầu tư, tăng cường công tác kiểm tra giám sát, nâng cao hiệu
quả hoạt động xúc tiến đầu tư.
Phần III: Phần kết thúc