Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Đề cương ôn tập Vật Lý 7 học kỳ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.75 KB, 19 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 7 – HỌC KỲ II

1


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 7 – HỌC KỲ II
Bài 17: SỰ NHIỂM ĐIỆN DO CỌ XÁT
Câu 1 : Có thể làm cho một vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật bị nhiểm điện có khả năng gì?
Để kiểm tra xem một vật có nhiễm điện hay không, ta làm thế nào?
Trả lời: Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách đem vật đó cọ xát với vật khác. Vật bị nhiểm
điện có khả năng hút các vật khác
Để kiểm tra xem một vật có nhiễm điện hay không, thử xem vật đó có hút được các vật nhẹ không:
Nếu hút chứng tỏ vật đó nhiễm điện .
Câu 2: Trong nhà máy dệt có những bộ phận chải các sợi vải. Ở điều kiện thường, các sợi vải này
dễ bị chập dính vào nhau và bị rối. Hãy giải thích tại sao? Làm thế nào để khắc phục hiện tượng
này?
HD: Khi chải các sợi vải thì các sợi vải bị nhiểm điện do cọ xát nên các sợi vải có thể hút nhau nên bị
rối. Biện pháp khắc phục: Người ta dùng bộ phận chải các sợi vãi được cấu tạo bằng chất liệu có tác
dụng khi sợi vải chạy qua thì không bị nhiểm điện nữa.
Câu 3: Giải thích tại sao vào những ngày thời tiết khô ráo, đặc biệt là những ngày hanh khô, khi
chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra?
Trả lời: Khi chải đầu bằng lược nhựa, lược nhựa cọ xát vào tóc. Cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện
. Do đó tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra .
Câu 4: Khi thổi vào mặt bàn, bụi bay đi. Tại sao cánh quạt điện thổi gió mạnh, sau một thời gian
lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt, đặc biệt ở mép cánh quạt chạm vào không khí?
Trả lời: Khi thổi trên mặt bàn, luồng gió thổi làm bụi bay đi. Cánh quạt điện khi quay cọ xát mạnh với
không khí và bị nhiễm điện, vì thế cánh quạt hút các hạt bụi có trong không khí ở gần nó.
Mép cánh quạt chém vào không khí được cọ xát mạnh nhất nên nhiễm điện nhiều nhất. Do đó chỗ mép
cánh quạt hút bụi mạnh nhất và bụi bám ở mép cánh quạt nhiều nhất.
Câu 5: Vào những ngày thời tiết khô ráo, lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng
khăn bông khô thì vẫn thấy có bụi vải bám vào chúng. Giải thích tại sao?


Trả lời: Khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô, chúng bị cọ xát
và bị nhiễm điện. Vì thế chúng hút các bụi vải.
Câu 6: Vào những ngày thời tiết khô ráo, nhất là những ngày hanh khô, khi cởi áo ngoài bằng len,
dạ hay sợi tổng hợp, ta thường nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ. Nếu khi đó ở trong buồng tối,
ta còn thấy các chớp sáng li ti.
Trả lời: Khi ta cử động cũng như cởi áo, do áo len(dạ hay sợi tổng hợp) bị cọ xát nên đã nhiểm điện,
tương tự như các đám mây dông bị nhiểm điện. Khi đó giữa các phần tử bị nhiểm điện trên áo len hay
giữa áo len và áo trong xuất hiện các tia lữa điện là các chớp sáng li ti. Không khí khi đó bị giản nở
phát ra những tiếng lách tách nhỏ
Câu 7: Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên
cao. Làm như vậy có tác dụng gì? Giải thích?
Trả lời: Trong các xưởng dệt vải thường có các bụi vải bay lơ lửng trong không khí. Các hạt bụi đó
gây khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đến các công nhân làm việc. Vì vậy mà người ta treo các
2


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 7 – HỌC KỲ II
tấm kim loại đã nhiễm điện lên cao để hút bụi, do vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật nhỏ, nhẹ
khác. Như vậy, sức khỏe công nhân được đảm bảo, đồng thời xưởng cũng sạch hơn.
Câu 8: Giải thích hiện tượng dông sét:
Trả lời: Khi những giọt nước nhỏ của luồng không khí bốc lên cao, chúng cọ xát với nhau tạo thành
các đám mây giông tích điện. Khi đó, giữa các đám mây giông tích điện cọ xát với nhau hoặc giữa các
đám mây giông vơí mặt đất xuất hiện tia lửa điện, phát ea ánh sáng chói lòa gọi là chớp. Do nhiệt độ
cao của các tia lửa điện, không khí giãn nở đột ngột, phát ra tiếng nổ.
- Tiếng nổ kèm theo khi có tia lửa điện giữa hai đám mây gọi là sấm.
- Tiếng nổ kèm theo khi có tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất gọi là sét.
Câu 9 : Với phát biểu: “Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác”, một học sinh cho rằng,
nam châm hút được sắt thì nam châm cũng là vật bị nhiễm điện. Theo em hiểu như thế có đúng
không? Tại sao?
HD: Hiểu như thế là không đúng. Nam châm hút được sắt là một đặc tính hoàn toàn khác với sự

nhiễm điện, đặc tính đó chính là từ môi trường của nam châm.
Câu 10 :Đưa một chiếc thước nhựa đã nhiễm điện lại gần một dòng nước nhỏ đang chảy ra từ vòi
nước, ta thấy dòng nước không chảy xuống theo phương thẳng đứng nữa mà hơi bị cong đi một
chút. Hãy giải thích tại sao?
HD: Vật đã nhiễm điện thì có khả năng hút các vật khác.
Thước nhựa nhiễm điện hút dòng nước làm dòng nước bị cong về phía thước nhựa.
Câu 11

Tại sao trên các cánh quạt (quạt điện ở nhà) thường bị bám bụi nhiều hơn so với các vật

dụng khác như bàn, ghế, tủ chẳng hạn?
HD: *Cánh quạt quay, cọ xát với không khí và trở thành vật bị nhiễm điện. Khi bị nhiễm điện thì nó
rất dễ hút các vật nhẹ khác, nhất là bụi.
Trong khi đó các vật dụng khác như bàn, ghế, tủ không bị nhiễm điện nên những vật dụng này chỉ bị
bụi bám vào mà chúng không “hút” được bụi. Đó chính là lí do giải thích vì sao cánh quạt thường bị
bám bụi nhiều hơn.
Câu 12: Lấy một mảnh pôliêtilen trải trên miếng kim loại mỏng sau đó dùng một mảnh len dạ cọ
xát mạnh với mảnh pôliêtilen nhiều lần.
Hãy cho biết:
a) Mảnh pôliêtilen và miếng kim loại có bị nhiễm điện không? Tại sao?
b) Dùng ngón tay chạm vào đầu bút thử điện, đầu kia của bút chạm vào miếng kim loại. Hãy dự
đoán điều gì sẽ xảy ra? Kết quả này cho biết đặc điểm gì của vật nhiễm điện?
HD: a) Mảnh pôliêtilen và miếng kim loại đều bị nhiễm điện, nguyên nhân của sự nhiễm điện này là
do mảnh pôliêtilen đã được cọ xát với mảnh len dạ.
b) Quan sát kĩ đèn của bút thử điện ta sẽ thấy khi vừa chạm bút vào miếng kim loại, đèn lóe sáng
(trong một thời gian rất ngắn). Kết quả này cho biết: Khi một vật bị nhiễm điện, nó có khả năng phóng
điện qua các vật khác.
Câu 13: Bằng kiến thức của mình về sự nhiễm điện, hãy giải thích vì sao trong các cơn dông
thường thấy chớp kèm theo tiếng sấm vang rền, đôi khi còn có cả sét.
3



ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 7 – HỌC KỲ II
HD: Khi hơi nước trong luồng không khí bốc lên cao, chúng cọ xát với nhau tạo thành các đám mây
dông tích điện. Khi đó, các đám mây dông tích điện với nhau hoặc giữa các đám mây dông và mặt đất
xuất hiện tia lửa điện phát ra ánh sáng chói lòa gọi là chớp. Do nhiệt độ cao của tia lửa điện, không khí
giãn nở đột ngột, phát ra tiếng nổ.
Câu 14: Trong hiện tượng nhiễm điện do cọ xát, khi hai vật cọ xát với nhau có thể nào chỉ có một
vật bị nhiễm điện còn vật kia vẫn không bị nhiễm điện không? Tại sao?
HD: Khi hai vật cọ xát với nhau, không thể xảy ra trường hợp chỉ một vật bị nhiễm điện còn vật kia vẫn
không bị nhiễm điện, vì trong quá trình cọ xát êlectron đã dịch chuyển từ vật nọ sang vật kia. Như vậy, vật
nhận thêm êlectron phải nhiễm điện âm còn vật mất bớt êlectron phải nhiễm điện dương.
Câu 15: Tại sao khi muốn nhận biết một vật bị nhiễm điện người ta thường dùng các vụn giấy, quả
cầu xốp hoặc các vụn bông, … mà không dùng các vật khác như quả bỏng đá, viên sỏi, …?
HD: Về lí thuyết là các vật bị nhiễm điện do cọ xát có khả năng hút các vật khác, bất kể đó là vật nào.
Tuy nhiên, đối với các vật nhẹ thì tác dụng của lực biểu hiện rõ hơn nên người ta thường dùng các vật
nhẹ như mẩu giấy, quả cầu bấc, … làm vật thử nghiệm.
Câu 16: Vì sao máy bay sau khi hạ cánh phải được nối đất?
HD: Vì khi bay, do cọ xát với không khí nên thân máy bay bị nhiễm điện. Khi hạ cánh cần phải nối đất
để làm trung hòa các điện tích đó. Nếu không sẽ có thể gây nên tai nạn về điện đối với người và gây
cháy nổ.

BÀI 18: HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
Câu 1: Có mấy loại điện tích? Các vật tương tác với nhau như thế nào?Nêu quy ước về vật mạng
điện tích dương và vật mang điện tích âm?
* Có hai loại điện tích là điện tích âm và điện tích dương.
* Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
* Người ta quy ước gọi điện tích của thanh thủy tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích dương (+); Điện
tích của thanh nhựa sẩm màu khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm (-)
Câu 2: Biết rằng lúc đầu cả tóc và lược nhựa đều chưa bị nhiễm điện, nhưng sau khi chải tóc khô

bằng lược nhựa, thì cả lược và tóc đều bị nhiễm điện và cho rằng lược nhiễm điện âm.
a) Hỏi sau khi chải, tóc bị nhiễm điện loại gì? Khi đó các electron dịch chuyển từ lược nhựa sang
tóc hay ngược lại ?
b) Vì sao có những lần sau khi chải tóc thấy có một vài sợi tóc dựng đứng thẳng lên ?
Trả lời:

a Tóc bị nhiễm điện dương, khi đó electrôn dịch chuyển từ tóc sang lược nhựa
( lược nhựa nhận thêm electron, còn tóc mất bớt electron.)
b. Vì những sợi tóc đó chúng nhiễm điện cùng loại, chúng đẩy nhau.

Câu 3 : Khi nào vật nhiễm điện âm, vật nhiễm điện dương?
Hd: Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectrôn, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron.
Câu 4 : Giải thích vì sao khi cọ xát hai vật trung hoà điện ta lại thu được hai vật nhiễm điện trái dấu?
4


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 7 – HỌC KỲ II
HD: Trước khi cọ xát, cả hai vật đều trung hoà về điện. Sau khi cọ xát, do êlectrôn có thể dịch chuyển
từ vật này sang vật khác, làm cho một vật thiếu êlectrôn bị nhiểm điện dương; vật kia thừa êlectrôn, bị
nhiễm điện âm.
Câu 5: Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
HD: Mọi vật đều được cấu tạo bởi các nguyên tử. Mỗi nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương
và các êlectron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân.
- Bình thường, tổng điện tích âm của electron có trị số tuyệt đối bằng tổng điện tích dương của hạt

nhân nên nguyên tử trung hòa về điện. Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử
khác, từ vật này sang vật khác.
Câu 6: Tại sao trước khi cọ xát, các vật không hút các giấy vụn nhỏ?
Trước khi cọ xát , các vật không hút các vụn giấy nhỏ vì rằng các vật đó chưa bị nhiễm điện , các điện
tích âm và điện tích dương trung hoà lẫn nhau

Câu 7: Cọ xát một thước nhựa vào một mảnh len thì thước nhựa bị nhiểm điện. Hỏi mảnh len có
bị nhiểm điện hay không? Nếu có thì điện tích trên mảnh len cùng dấu hay khác dấu với điện tích
trên thước nhựa? Vì sao?
HD: Mảnh len bị nhiểm điện điện tích trên mảnh len khác dấu với điện tích trên thước nhựa. Ban đầu
mảnh len và thước nhựa đều trung hòa về điện. Sau khi cọ xát thước nhựa bị nhiểm điện âm thì mảnh
len phải nhiểm điện dương do electron dịch chuyển từ mảnh len sang thước nhựa.
Câu 8: Gọi – e là điện tích của mỗi êlectron. Biết nguyên tử ôxi có 8 êlectron bay xung quanh hạt
nhân. Hỏi điện tích hạt nhân của nguyên tử ôxi là bao nhiêu? Vì sao em biết điều đó?
− 8e = +8e HD: Ta biết rằng, tổng điện tích âm của cá

êlectron có giá trị tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Vì trị số tuyệt đối của tổng điện tích
các êlectron là nên điện tích hạt nhân nguyên tử ôxi là +8e.
Câu 9: Cắt một dải pôliêtilen gấp lại làm hai rồi lồng chỗ gấp vào một thanh tre nhỏ sao cho hai lá
của dải pôliêtilen nằm tự nhiên ở hai bên.
Dùng hai ngón tay kẹp hai lá vuốt mạnh nhiều lần, hãy dự đoán xem sau khi vuốt, hiện tượng xảy
ra như thế nào? Hãy giải thích?
HD: Sau khi vuốt hai lá của dải pôliêtilen nhiều lần, cả hai lá đều bị nhiễm điện cùng loại chúng sẽ
đẩy nhau.
Kết quả là hai lá của dải pôliêtilen tách ra xa nhau.
Câu 10: Người ta làm thí nghiệm và được mô tả như sau:
Hai quả cầu bấc nhẹ buộc ở hai đầu của một sợi dây chỉ rồi vắt qua một thanh kim loại. Đưa một
tấm nhựa nhiễm điện chạm vào thanh kim loại thì thấy hai quả cầu bấc bị tách ra (do chúng đẩy
nhau). Em có nhận xét gì về sự nhiễm điện của hai quả cầu bấc?
HD: Hai quả cầu bấc đã bị nhiễm điện cùng dấu và do đó chúng đã đẩy nhau và tách nhau ra.
Câu 11: Một ống nhôm nhẹ được treo bằng một sợi chỉ tơ, trong tay em chỉ có một thanh êbônit đã
nhiễm điện âm và một đũa thủy tinh đã nhiễm điện dương.
Trình bày một phương án để xác định xem ống nhôm đã nhiễm điện hay chưa và nhiễm điện gì?
HD: Phương án thực hiện:
5



ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 7 – HỌC KỲ II
Đưa lần lượt thanh êbônit và đũa thủy tinh lại gần ống nhôm.
- Nếu cả trong hai trường hợp ống nhôm đều bị hút thì ống nhôm chưa bị nhiễm điện.
- Nếu một trong hai trường hợp trên, ống nhôm bị đẩy thì ống nhôm đã nhiễm điện cùng dấu với điện tích
của vật đã đẩy nó. Chẳng hạn, ống nhôm bị đũa thủy tinh đẩy thì ống nhôm đã nhiễm điện dương.
Câu 12: Lấy một vật đã nhiễm điện âm đưa lại gần một quả cầu treo trên một sợi tơ mảnh. Hãy
cho biết các trường hợp sau, quả cầu có bị nhiễm điện không? Nếu có thì nhiễm điện loại gì?
a) Quả cầu bị hút lại gần vật nhiễm điện.
b) Quả cầu bị đẩy ra xa vật nhiễm điện.
HD: a) Khi quả cầu bị hút lại gần vật nhiễm điện, có hai trường hợp đều có thể xảy ra: Hoặc là quả cầu
không bị nhiễm điện, hoặc là quả cầu đã nhiễm điện dương.
b) Khi quả cầu bị đẩy ra xa vật nhiễm điện, chắc chắn quả cầu đã bị nhiễm điện âm, vì lúc đó hai vật
nhiễm điện cùng dấu đã đẩy nhau.
Câu 13: Đưa quả cầu M nhiễm điện dương lại gần quả cầu N nhẹ. Hiện tượng xảy ra là M tác
dụng lên N một lực hút. Có thể kết luận gì về điện tích của quả cầu N?
HD: Quả cầu N có thể nhiễm điện âm hoặc trung hòa về điện.
Câu 14: Hai quả cầu giống hệt nhau, được treo bằng những sợi chỉ tơ mảnh, một quả nhiễm điện,
một quả không nhiễm điện. Làm thế nào để xác định được quả cầu nhiễm điện mà không dùng bất
cứ một dụng cụ và vật liệu nào khác?
HD: Các vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác (thể hiện rõ nhất ở các vật nhẹ). Nếu ta đưa tay
lại gần một quả cầu mà thấy quả cầu bị hút về tay ta thì quả cầu đó tích điện.
Câu 15: Cọ xát 1 thước nhựa vào 1 mảnh len

thì thước nhựa bị nhiễm điện. Hỏi mảnh len có

bị nhiễm điện k? Nếu có thì nó cung hay khác dấu với điện tích trên thước nhựa ? Vì sao.
Trả lời: Mảnh len bị nhiễm điện và nó mang điện tích trái dấu với điện tích trên lược nhưa. vì khi cọ
xát, electron của một trong hai vật trên đã di chuyển sang vật còn lại trái dấu
Câu 16: Trong 1 lần thí nghiệm, Hải đưa 1 chiếc lược nhựa lại gần 1 mảnh nilông thì thấy lược

nhựa hút mảnh nilông bị nhiễm điện khác loại (mang điện tích trái dấu nhau). Nhưng Sơn lại cho
rằng chỉ cần 1 trong 2 vật này bị nhiễm điện thì chúng vẫn có thể hút nhau. Theo em thì Sơn hay
Hải đúng? Ai sai? Làm cách nào để kiểm tra điều này.
Trả lời Ta có thể làm thí nghiệm sau để kiểm tra:
lần lượt đưa lược nhựa và mảnh nilong đó lại gần một mảnh nilong không bị nhiễm điện. nếu cả hai
vật trên đều hút mảnh nilong thì cả hai vật này đều bị nhiễm điện và mang điện tích trái dấu. nếu chỉ có
lược nhựa hoặc mảnh nilong hút vật kia thì ta có một trong hai vật đó bị nhiễm điện.
BÀI 19: DÒNG ĐIỆN NGUỒN ĐIỆN
Câu 1: Nguồn điện là gì? Nguồn điện có đặc điểm gì?
HD: - Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện cho các dụng cụ điện hoạt động.
- Mỗi nguồn điện đều có hai cực: cực dương kí hiệu (+) và cực âm (-).
- Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn
điện bằng dây điện.
Câu 2:

Dòng điện là gì? Quy ước chiều dòng điện như thế nào?
6


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 7 – HỌC KỲ II
HD: Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
-Quy ước chiều dòng điện: Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện
tới cực âm của nguồn điện.

7


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 7 – HỌC KỲ II
Câu 3: Bản chất dòng điện trong kim loại là gì?
HD:-Bản chất dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng.

Câu 4: Giải thích vì sao kim loại là vật dẫn điện tốt?

8


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 7 – HỌC KỲ II
HD: Kim loại dẫn điện tốt vì ở điều kiện bình thường kim loại có sẵn các êlectrôn tự do dễ dàng dịch chuyển
Câu 5: Tại sao người ta thường làm “cột thu lôi” bằng sắt, đồng mà không phải bằng gỗ?
HD: Người ta làm cột thu lôi bằng sắt hay đồng vì sắt, đồng là chất dẫn điện tốt; khi các đám mây
phóng điện tích qua không khí xuống mái nhà gặp cột thu lôi thì các điện tích sẽ truyền qua dây sắt
hoặc đồng xuống đất, đảm bảo an toàn. Người ta không dùng gỗ vì gỗ là vật cách điện. .

9


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 7 – HỌC KỲ II
Câu 6: Ở điều kiện bình thường không khí là chất dẫn điện hay cách điện? Cho ví dụ
HD: Ở điều kiện bình thường không khí là chất cách điện. .
Ví dụ: khi đứng gần ổ cắm điện có dòng điện đi qua nhưng ta vẫn không bị điện giật.

10


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 7 – HỌC KỲ II
Câu 7: Trên kìm cắt điện cho biết bộ phận nào của kìm là bộ phận cách diện , bộ phận nào dẫn
điện?
HD: Bộ phận cách điện là tay cầm có vỏ bọc bằng nhựa, bộ phận dẫn điện là kim loại làm kìm

11



ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 7 – HỌC KỲ II
Câu 9: (19.12) Để thắp sáng một bóng đèn pin thì cần đồ vật hay những dụng cụ nào? Phải làm gì
với những đồ vật hay dụng cụ này thì bóng đèn pin mới sáng?
HD: Để thắp sáng một bóng đèn pin cần có 1 cục pin 1,5V, dây điện nối các bộ phận lại tạo thành
mạch kín thì trong mạch xuất hiện dòng điện.

12


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 7 – HỌC KỲ II
Câu 10: hãy kể tên ba thiết bị hay dụng cụ điện có sử dụng nguồn điện là acquy?
HD: Dụng cụ điện có sữ dụng nguồn điện là ắc quy : Xe máy, xe ô tô, đèn thắp sáng.
Câu 11 : Em hãy kể ra ba nguồn điện tự nhiên và ba nguồn điện nhân tạo.

13


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 7 – HỌC KỲ II
HD: - Ba nguồn điện nhân tạo là: pin, acquy, đinamô.
-

Ba nguồn điện tự nhiên: sấm sét, cá lươn điện (một loại cá phát điện trên 750V, 1A có

thể gây chết người), cơ thể con người (dòng điện sinh học).

14


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 7 – HỌC KỲ II

Câu 12: Các êlectrôn đi qua một dây dẫn dài 24cm trong 20 phút. Hãy tính vận tốc của êlectrôn
trong dây dẫn đó.

15


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 7 – HỌC KỲ II
HD: Vận tốc của êlectrôn trong dây dẫn đó là:

s 0
=
t 1
v=
16


ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP VẬT LÝ 7 – HỌC KỲ II
Câu 13 . Nêu tác dụng của nguồn điện ? Mỗi nguồn điện có những cực nào ? Cho biết các nguồn
điện thường dùng
HD: Tác dụng của nguồn điện là tạo ra và duy trì dòng điện.
Mỗi nguồn điện có hai cực đó là : cực dương ( + ) , cực âm ( - ).
Nguồn điện thường dùng là pin, ăc quy.
BÀI 20: CHẤT DẨN ĐIỆN-CHẤT CÁCH ĐIỆN
Câu 1: Quan sát dưới các gầm các ơtơ chở xăng bao giờ củng thấy có một giây xích sắt. Một đầu
dây xích này được nối với vỏ thùng chưa xăng, đầu kia được thả kéo lê trên mặt đường. Hãy cho
biết dây xích này được sữ dụng như thế để làm gì? Tại sao?
Trả lời: Để tránh xảy ra cháy, nổ xăng. Vì khi ơ tơ chạy, ơ tơ cọ xát mạnh với khơng khí, làm nhiễm
điện những phần khác nhau của ơ tơ. Nếu bị nhiễm điện mạnh, giữa các phần này phát sinh tia lửa điện
gây cháy nổ xăng. Nhờ dây xích sắt là vật dẫn điện, các điện tích từ ơ tơ dịch chuyền qua nó xuống đất,
loại trừ sự nhiễm điện mạnh.

Câu 2: Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Dòng điện trong kim loại là gì?
HD: - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất khơng cho dòng điện đi qua.
- Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectron tự do dịch chuyển có hướng.
Câu 3: Hãy kể tên một số vật liệu dẩn điện và một số vật liệu cách điện ở điều kiện thường?
HD: Vật liệu dẩn điện: Các kim loại như đồng nhơm bạc…Các dung dịch axít, kiềm, muối, nước máy
thơng thường…
Vật liệu cách điện ở điều kiện thường: Nước ngun chất , khơng khí, cao su, nhựa…
Câu 4: Khơng khí có phải là mơi trường các điện khơng? Tại sao đứng gần dây điện có thể nguy
hiểm mặc dầu ta chưa chạm vào đây.
HD: Khơng khí là mơi trường cách điện.Tuy nhiên ở gần các đường dây cao thế thì khơng khí trở nên
dẫn điện.Vì vậy ở gần các đường dây cao thế sẽ rất nguy hiểm, vì dòng điện sẽ phóng qua khơng khí đi
vào người.
Câu 5: Khơng khí ở điều kiện thường là chât cách điện. Em hãy nêu một bằng chứng để chứng tỏ
điều đó?
HD: Nếu khơng khí ở điều kiện thường là chất dẩn điện thì khi ta đứng gần những ổ cắm điện trong
nhà ta sẽ bị điện giật. Nhưng trên thực tế khơng xãy ra. Vì vậy ở điều kiện thường, khơng khí là chất
cách điện tốt.
Câu 6: Nối hai cực của một viên pin với một bóng đèn nhỏ bằng dây dẫn thấy bóng đèn sáng. Hỏi
bóng đèn còn sáng khơng nếu ta đảo chiều hai cực của pin?
HD: Bóng đèn pin có thể phát sáng khi dòng điện chạy qua nó theo bất kì chiều nào, do đó khi đảo
chiều hai cực của pin thì bóng đèn vẫn sáng bình thường.
Câu 7: Ở nhiều xe đạp có một bộ phận là nguồn điện tạo ra dòng điện để thắp sáng bóng đèn khi
đi vào ban đêm. Em hãy quan sát và mơ tả hình dáng bộ phận này và cho biết khi nào thì bộ phận
này mới hoạt động và thắp sáng bóng đèn?
HD: Bộ phận là nguồn điện trên xe đạp thường gọi là đinamơ.
17


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 7 – HỌC KỲ II
Nguồn điện này có dạng hình trụ tròn, phía trên có một cái núm nhỏ, vành núm có nhiều rãnh nhỏ để

có thể cọ xát vào một bên thành của bánh xe. Bình thường núm nhỏ được điều chỉnh để nó không tiếp
xúc với bánh xe, khi cần làm cho bóng đèn sáng, ta quay cho núm tì sát vào bánh xe, khi bánh xe quay,
nó làm cho núm nhỏ này quay theo và bóng đèn sẽ sáng.
Câu 8: Hãy cho biết chất cách điện và chất dẫn điện có điểm nào khác biệt nhau về mặt cấu tạo?
HD: Chất dẫn điện là chất có nhiều hạt mang điện có thể chuyển động tự do, còn chất cách điện thì có
rất ít các hạt mang điện có thể chuyển động tự do.
Câu 9: Hãy kể tên một số vật liệu dẫn điện và một số vật liệu cách điện ở điều kiện thường?
Người ta nói không khí cũng như một số vật liệu khác chỉ là những vật cách điện ở điều kiện bình
thường. Hãy tìm hiểu xem trong những trường hợp nào thì chúng có thể dẫn điện?
HD - Vật liệu dẫn điện: Các kim loại như đồng, nhôm, bạc … ; các dung dịch axít, kiềm, muối, nước
máy thông thường …
- Vật liệu cách điện ở điều kiện bình thường: Nước nguyên chất, không khí, cao su, chất dẻo, nhựa.
Trong điều kiện ở nhiệt độ, áp suất khí quyển, độ ẩm … thông thường, không khí và một số vật liệu là
các vật cách điện. Trong những điều kiện đặc biệt, chúng có thể trở thành dẫn điện, chẳng hạn trong
các cơn dông có hiện tượng phóng tia lửa điện giữa các đám mây với nhau hoặc giữa các đám mây với
mặt đất. Khi đó không khí trở thành dẫn điện.
Câu 10: Hãy quan sát cái kìm của thợ điện và cho biết bộ phận nào của kìm là bộ phận cách điện,
bộ phận nào dẫn điện?
HD - Bộ phận cách điện là tay cầm có vỏ bọc bằng cao su hoặc nhựa.
-

Bộ phận dẫn điện là kim loại làm kìm.

Câu 11: Sử dụng 1 đèn pin (đã lắp sẵn pin và hoạt động tốt) hoặc mạch điện thắp sáng đèn của xe
đạp để xác định xem các vật sau đây là vật dẫn điện hay vật cách điện:
a) Mặt có lớp phủ màu vàng (hay màu bạc) của giấy bọc lót trong bao thuốc lá.
b) Giấy trang kim (thường dùng để gói quà tặng).
HD: a/ Lớp màu vàng hay bạc của giấy lót bên trong của vỏ bọc bao thuốc lá là vật dẩn điện(thường là
lớp thiếc mỏng phủ màu).
b/ Giấy trang kim là vật cách điện (đó là nilon có phủ sơn màu)

BÀI 21: SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN-CHIỀU DÒNG ĐIỆN
Câu 1: Ở nhiều xe đạp có lắp một nguồn điện (điamô) để thắp sáng đèn. Quan sát ta chỉ thấy có
một dây dẩn nối từ điamô tới bóng đèn.
a/ Vì sao đèn vẩn sáng khi điamô hoạt động?
b/ Hãy vẽ sơ đồ mạch điện từ điamô tới đèn trước của xe đạp?
Trả lời: a/ Dây thứ hai chính là khung xe đạp(thường bằng sắt) nối cực thứ hai của điamô (vỏ của
điamô) với đầu thứ hai của đèn.
b/ Chú ý điamô có cực dương và cực âm thay đổi luân phiên(nguồn điện xoay chiều)

18


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 7 – HỌC KỲ II
Khung xe

Điamô

Dây nối

Câu 2: (21.8 SBT) Xét mạch điện kín với dây dẫn bằng đồng. Hỏi?
a/ Khi có dòng điện chạy trong mạch kín này thì các electron tự do trong dây dẫn dịch chuyễn có
hướng từ cực nào sang cực nào của nguồn điện?
b/ Chiều dịch chuyễn có hướng của các electron trong câu trên là cùng chiều hay ngược chiều với
chiều quy ước của dòng điện?
HD: a/ Khi có dòng điện chạy trong mạch kín này thì các electron tự do trong dây dẫn dịch chuyển có
hướng từ âm sang qua các vật dẩn sang cực dương của nguồn điện.
b/ Chiều dịch chuyễn có hướng của các electron là ngược chiều với chiều quy ước của dòng điện.
TÁC DỤNG NHIỆT-PHÁT SÁNG-TỪ-HÓA HỌC-SINH LÍ
Câu 1: Người ta sử dụng ấm điện để đun nước. Hãy cho biết:
a/ Nếu còn nước trong ấm thì nhiệt độ cao nhất của ấm là bao nhiêu độ?

b/ Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết thì có sự cố gì xãy ra? Vì sao?
HD: a/ Nếu còn nước trong ấm thì nhiệt độ của ấm cao nhất là 1000.(Nhiệt độ của nước đang sôi)
b/ Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết thì ấm điện bị cháy, hỏng.Vì khi cạn hết nước, do tác dụng
nhiệt của dòng điện, nhiệt độ của ấm tăng lên rất cao. Dây nung nóng(ruột ấm) sẽ nóng chảy, không
dùng được nữa. Một số vật để gần ấm có thể bắt cháy, gây hỏa hoạn.
Câu 2: Dòng điện có những tác dụng nào? Nêu ứng dụng của từng tác dụng?
HD: - Có 5 tác dụng của dòng điện: Tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hoá
học, tác dụng sinh lý
+Tác dụng nhiệt: Dòng điện đi qua mỗi vật dẫn thông thường,đều làm cho vật dẫn nóng lên.Nếu vật
dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì phát sáng.
Ứng dụng: Khi có dòng điện chạy qua, bàn là nóng lên.
+Tác dụng phát sáng:Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn,bút thử điện và đèn điốt phát quang mặc
dù các đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao.
Ứng dụng: Khi có dòng điện chạy qua, bóng đèn bút thử điện phát sáng....
+Tác dụng từ: - Nam châm có tính chất từ vì có khả năng hút các vật bằng sắt hoặc thép.
- Mỗi nam châm đều có 2 cực từ, tại đó các vật bằng sắt hoặc bằng thép bị hút mạnh nhất
- Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là nam châm điện. Nam châm điện có
tác dụng từ vì có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt hoặc thép.
- Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim nam châm.
Ứng dụng: Làm chuông điện. Ống dây có dòng điện chạy qua hút các vật bằng sắt thép...
+Tác dụng hóa học: Dòng điện có tác dụng hóa học chẳng hạn khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối
đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch tạo nên lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm.
Ứng dụng: Mạ điện.
+Tác dụng sinh lý:
-Dòng điện có tác dụng sinh lý khi đi qua cơ thể người và một số động vật.
19


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 7 – HỌC KỲ II
-Dòng điện có thể gây ra tính mạng cho con người.Phải thận trọng hết sức khi dùng điện,nhất là mạng

điện ở gia đình.Trong y học người ta có thể ứng dụng tác dụng sinh lý của dòng điện thích hợp để chữa
một số bệnh.
Ứng dụng: Châm cứu điện.
Câu 3:Vì sao khi chế tạo bóng đèn, người ta thường chọn vônfram để làm dây tóc bóng đèn mà
không chọn các vật liệu bằng kim loại khác như sắt, thép chẳng hạn ? Hãy giải thích.
Trả lời : Khi bóng đèn sáng ,nhiệt độ tại dây tóc bóng đèn có thể lên tới vài ngàn độ (khoãng
25000C) .Với nhiệt độ này ,một số kim loại có thể bị nóng chảy (Vì chúng có nhiệt độ nóng chảy
thấp),Vônfram có nhiệt độ nóng chảy cao (33700C)nên với nhiệt độ vào khoảng 25000C thì vônfram
vẫn không bị nóng chảy . Nhiệt độ nóng chảy của thép là 13000C ,của đồng là 10830C ...Nên không thể
dùng chúng làm dây tóc bóng đèn được.
Câu 4: Để tránh chập điện (do đoản mạch) gây hỏa hoạn hoặc làm cháy các thiết bị dùng điện
trong gia đình. Người ta thường lắp thêm cầu chì vào mạng điện. Hãy quan sát và cho biết nguyên
tắc hoạt động của cầu chì là gì?
HD: Cầu chì là một thiết bị an toàn về điện. Hoạt động của cầu chì dựa trên tác dụng nhiệt của dòng
điện. Chì có độ nóng chảy là 3270C. Ở nhiệt độ này khi mạng điện trong nhà hoạt động bình thường ,
dây chì có nóng lên nhưng không đạt tới nhiệt độ nóng chảy của cầu chì, dây chì vẩn là vật dẩn điện
tốt. Khi có hiện tượng đoản mạch, dòng điện trong mạch tăng nhanh làm nhiệt độ của dây tăng, khi
vượt quá giới hạn 3270C dây chì sẽ nóng chãy và cắt dòng điện trong mạch.
Câu 5: Hãy tìm hiểu chiếc đèn ống(típ) thường sữ dụng trong nhà và cho biết hoạt động của loại
đèn này có gì khác so với loại bóng đèn tròn?
HD: Điểm khác biệt là khi có dòng điện chạy qua, dây tóc bóng đèn tròn nóng đến nhiệt độ cao và phát
sáng, còn đối với đèn ống, nhờ có cơ chế đặc biệt mà khi dòng điện chạy qua chất bột phủ bên trong
thành của bóng đèn(bột huỳnh quang) phát sáng.
Câu 6: Một người muốn mạ bạc cho một chiếc nhẫn đồng.Hỏi:
a/Phải dùng dung dịch gì?
b/Thanh nối với cực dương của nguồn điện làm bằng gì?Thanh nối với cực âm của nguồn điện là
cái gì/Vì sao phải bố trí như thế
HD: a/Để mạ bạc cho một cái nhẫn (hay bất kỳ một vật làm bằng kim loại nào khác )dung dịch cần
dùng phải là dung dịch muối bạc
b/Thanh nối với cực dương phải làm bằng bạc, vật nối với cực âm là chiếc nhẫn cần mạ. Sở dĩ phải bố

trí như vậy là vì :Trong quá trình dòng điện chạy qua ,bạc kim loại ở cực dương sẽ tan dần ra bổ sung
cho lượng bạc ở dung dịch .Còn bạc ở dung dịch sẽ bám vào vật nối với cực âm của nguồn
Câu 7: Các dây may-so trong bàn ủi, bếp điện có tác dụng gì ? Khi làm dây may-so thường người ta
chọn kim loại có đặc điểm gì ?
HD: Các dây may-so trong bàn ủi, bếp điện có tác dụng biến điện năng thành nhiệt năng thông qua tác
dụng nhiệt của dòng điện
-Khi làm dây may-so thường người ta chọn kim loại có đặc điểm có nhiệt độ nóng chảy cao để không
bị đứt khi có dòng điện đi qua và nóng lên
20


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 7 – HỌC KỲ II
Câu 8: Em hãy nêu một vài ứng dụng về tác dụng hoá học của dòng điện ?
HD: Các ứng dụng về tác dụng hoá học của dòng điện
-Tinh luyện kim loại
-Mạ điện
-Làm huy chương ,Huân chương
-Nạp điện cho Ac qui…
Câu 9: Khi bật điện để cho dòng điện chạy qua bóng đèn, bóng đèn sẽ phát sáng, đồng thời
nóng lên. Hỏi trong hai tác dụng trên, tác dụng nào là quan trọng hơn? Vì sao?
HD: Tác dụng nào là quan trọng hơn, phụ thuộc vào mục đích sử dụng của con người. Nếu cần có ánh
sáng để sinh hoạt thì tác dụng phát sáng của dòng điện là quan trọng, nhưng nếu cần có nhiệt độ cao để
sấy hoặc sưởi thì tác dụng nhiệt là quan trọng hơn. Trong đời sống hàng ngày khi thắp sáng bóng đèn
điện thì tác dụng làm phát sáng của dòng điện là tác dụng chủ yếu.
Câu 10: Khi các dụng cụ dùng điện sau đây hoạt động:
Máy bơm nước ; nồi cơm điện ; bàn là điện ; máy vi tính ; quạt điện ; ti vi ; bóng đèn điện ; mỏ hàn
điện.Trong trường hợp nào tác dụng nhiệt của dòng điện là có lợi?
HD: Với các dụng cụ dùng điện: nồi cơm điện, bàn là điện và mỏ hàn điện thì tác dụng nhiệt của dòng
điện là có lợi.
Câu 11: Trong chiếc bàn là ở hình vẽ có hệ thống băng kép, đó là một thiết bị có thể đóng ngắt

mạch điện tự động. Nó gồm hai tấm kim loại khác nhau dán sát vào nhau, một đầu gắn cố định,
đầu kia gắn một thanh cứng có thể đẩy tiếp điểm ở phía trên.
Khi dòng điện chạy qua băng kép quá một giới hạn nào đó, băng kép sẽ bị cong xuống tách khỏi
tiếp điểm và dòng điện bị ngắt. Hỏi:
a) Việc chế tạo băng kép dựa trên cơ sở tác dụng nào của dòng điện.
b) Hai tấm kim loại của băng kép có thể làm cùng một thứ kim loại được không? Tại sao?
HD: a) Việc chế tạo băng kép dựa trên cơ sở tác dụng nhiệt của dòng điện và sự nở vì nhiệt của vật
rắn.
b) Hai tấm kim loại của băng kép không thể làm cùng một thứ kim loại, vì như thế khi dòng điện chạy
qua làm băng kép nóng lên, hai tấm kim loại sẽ nở vì nhiệt như nhau và băng kép sẽ không bị cong,
thanh cứng không đẩy được tiếp điểm rời ra.
Câu 12: Khi ta dùng bút thử điện cắm vào một lỗ của ổ điện thì phát sáng. Hãy cho biết sự phát
sáng này là do nguyên nhân nào? Dây kim loại trong bóng đèn nóng đỏ phát sáng hay khi có dòng
điện chạy qua chất khí trong bóng đèn bị kích thích phát sáng?
HD: Đối với bóng đèn của bút thử điện, dòng điện chạy qua chất khí của bóng đèn làm chất khí này
phát sáng.
Câu 13: Đặt một kim nam châm trên một mũi nhọn sao cho kim nam châm có thể quay tự do. Bình
thường kim nam châm định hướng Bắc – Nam. Hiện tượng xảy ra như thế nào nếu đặt gần kim nam
châm một cuộn dây có lõi sắt và cho dòng điện chạy qua cuộn dây? Hãy giải thích hiện tượng đó?
HD: Khi đặt gần kim nam châm một cuộn dây có lõi sắt và cho dòng điện chạy qua cuộn dây thì kim
nam châm sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu.
21


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 7 – HỌC KỲ II
Giải thích: Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây, do tác dụng từ của dòng điện mà lõi sắt bên trong
cuộn dây trở thành một nam châm, nó hút (hoặc đẩy) kim nam châm.
Câu 14: Trong các tác dụng của dòng điện sau đây: Tác dụng nhiệt; tác dụng phát sáng; tác dụng
từ; tác dụng hóa học. Tác dụng nào được ứng dụng để chế tạo chuông điện, bếp điện, máy sấy tóc,
bóng đèn cao áp ở đường phố?

HD: - Chuông điện ứng dụng tác dụng từ của dòng điện.
- Bếp điện và máy sấy tóc ứng dụng tác dụng nhiệt của dòng điện.
- Bóng đèn cao áp ở đường phố ứng dụng tác dụng phát sáng của dòng điện.
Câu 15: Trên thực tế để tránh bị điện giật gây nguy hiểm những người thợ điện đã dùng những
biện pháp gì? Hãy tìm hiểu và nêu vài biện pháp mà em biết?
HD: Để tránh điện giật, không nên tiếp xúc trực tiếp với điện, nhất là dây dẩn không có vỏ bọc cách điện.
Các dụng cụ điện phải phải được bọc lớp cách điện ở chổ cầm tay, để chúng ở nơi khô ráo.
Câu 16: Khi sơ ý chạm tay vào dây dẩn không có vỏ bọc cách điện nếu có dòng điện chạy qua sẽ gây co
giật, thậm chí chết người. Trong y học người ta dùng điện truyền vào người(Khi châm cứu) Hai điều nói
trên có mâu thuẩn với nhau không? Hãy giải thích điều giường như mâu thuẩn?
HD: Không có gì mâu thuẩn trong hai trường hợp nêu trên. Tác dụng sinh lí của dòng điện có hại hay
có lợi tùy thuộc vào dòng điện mạnh hay yếu. Nếu dòng điện mạnh thì rất nguy hiểm. Nếu dòng điện
yếu và được tính toán một cách thích hợp thì nó sẽ kích thích các cơ hoạt động và có tác dụng chữa
một số bệnh.
Câu 17: Em hãy tóm tắt quá trình mạ vàng cho một cái đồng hồ? Việc mạ vàng này dựa vào tác
dụng nào của dòng điện ?
Trả lời: Muốn mạ vàng cho một cái đồng hồ ta nối cực dương của nguồn điện với một thỏi kim loại vàng,
cựa âm của nguồn điện với cái đồng hồ. Nhúng cả hai vào trong dung dịch muối vàng. Cho dòng điện một
chiều đi qua. Sau một thời gian thì chiếc đồng hồ được mạ một lớp vàng.
- Quá trình mạ vàng dựa vào tác dụng hoá học của dòng điện.

22


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 7 – HỌC KỲ II
CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
Câu 1: Cường độ dòng điện cho biết gì?Đơn vị đo cường độ dòng điện? Dụng cụ đo cường độ dòng
điện? Cách dùng dụng cụ đo cường độ dòng điện?
HD: - Cường độ dòng điện cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện.
- Đơn vị cường độ dòng điện là Ampe(A), ngoài ra còn dùng đơn vị nhỏ hơn là miliampe(mA).

- Dụng cụ đo cường độ dòng điện là ampe kế.
- Các bước dùng ampe kế để đo cường độ dòng điện:
+ Bước 1: Chọ ampe kế có giới hạn đo phù hợp.
+ Bước 2: Kiểm tra điều chỉnh kim ampe kế chỉ đúng vạch số 0.
+ Bước 3: Mắc ampe kế nối tiếp với bóng đèn.
+ Bước 4: Mắc chốt + của ampe kế về phía cực dương của nguồn điện.
+ Bước 5: Đóng công tắc dợi kim đứng yên rồi đọc kết quả.
Câu 2: Trên một ampe kế có ghi chữ mA, số vạch chia trên trên mặt số đếm được là 101 vạch, số
nhỏ nhất và lớn nhất ghi trên ampe kế là số 0 và số 100. Hãy cho biết:
a-

Dòng điện đo được bằng ampe kế theo đơn vị nào?

b-

Giới hạn đo của ampe kế là bao nhiêu?

c-

Độ chia nhỏ nhất của ampe kế là bao nhiêu?

HD: a- Dòng điện đo được bằng ampe kế theo đơn vị miliampe (mA)
b- Giới hạn đo của ampe kế là 100 mA.
c- Độ chia nhỏ nhất của ampe kế là 1 mA.
Câu 3: Trong tay em có một số ampe kế mà giới hạn đo của chúng lần lượt là 50mA,
100mA,200mA, 0,5A và 1A. Để đo dòng điện trong một đoạn mạch mà cường độ dòng điện ước
chừng khoãng 0,08mA nên dùng ampe kế nào là hợp lí nhất? Vì sao?
HD: Nên dùng ampe kế có giới hạn đo 100mA là hợp lý nhất. Vì như thế độ lệch của kim chỉ thị sẽ là
lớn nhất, ta vừa dể quan sát vừa thu được kết quả có độ chính xác cao nhất.
Câu 4: Hãy sắp xếp các cường độ dòng điện sau đây theo thứ tự từ lớn đến nhỏ: 3mA, 0,02A, 0,4A

và 0,008A.
HD: 3mA = 0,003A. Thứ tự là: 0,4A > 0,02A > 0,008A>0,003mA.
Câu 5: Tại sao không được nối hai chốt của ampe kế trực tiếp với hai cực của nguồn điện?
HD: Khi chế tạo ampe kế các nhà chế tạo đã tính toán sao cho sự cản trở dòng điện của ampe kế là
không đáng kể. Khi nối hai chốt của ampe kế vào hai cực của nguồn điện giống như trường hợp dùng
một dây dẩn nối hai cực của nguồn điện , cường độ dòng điện đi qua ampe kế lúc đó rất lớn, mà mổi
ampe kế chỉ có thể chịu được một dòng điện có cường độ nhất định, với cường độ dòng điện đi qua
ampe kế quá lớn sẽ làm cho ampe kế bị cháy.

23


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 7 – HỌC KỲ II
HIỆU ĐIỆN THẾ
Câu 4: Số vôn ghi trên nguồn điện có ý nghĩa gì?
HD: Số vôn ghi trên nguồn điện có ý nghĩa là giá trị hiệu điện thế định mức mà nguồn điện đó có thể
cung cấp cho các dụng cụ điện.
Câu 5: Số vôn ghi trên mổi dụng cụ dùng điện (như bóng đèn, quạt điện…) có ý nghĩa gì?
HD: Số vôn ghi trên mổi dụng cụ dùng điện cho biết đó là giá trị của hiệu điện thế định mức cần đặt
vào hai đầu dụng cụ đó để nó hoạt động bình thường.

24


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 7 – HỌC KỲ II
HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DỤNG CỤ DÙNG ĐIỆN
Câu 1:Trên một bóng đèn có ghi 6V. Khi đặt hai đầu bóng đèn vào HĐT U 1 = 3V thì dòng điện qua
đèn có cường độ I1, khi đặt đèn vào HĐT U2 = 5V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ là I2.
a.


So sánh I1 và I2 ? Giải thích ?

b.

Phải mắc đèn vào HĐT bao nhiêu để đèn sáng bình thường ? Vì sao ?

Trả lời:
a/ Do U1 < U2 nên I1 < I2 .Vì đối với một bóng đèn nhất định, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng
lớn thì cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn càng lớn và ngược lại.
b/ Phải mắc đèn vào hiệu điện thế 6V để đèn sáng bình thường. Vì mổi dụng cụ điện sẽ hoạt động bình
thường khi được sữ dụng đúng với hiệu điện thế định mức của nó.
Câu 2:Trên hầu hết các bóng đèn, quạt điện và các dụng cụ điện được sử dụng trong các gia đình
đều có ghi 220V, Hỏi:
a. Khi các dụng cụ này hoạt động bình thường thì hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi dụng cụ là bao
nhiêu?
b. Các dụng cụ này được mắc nối tiếp hay song song ở mạng điện gia đình, biết rằng hiệu điện thế
của mạng điện này là 220V.
Trả lời:
a.

Khi các dụng cụ này hoạt động bình thường thì hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi dụng cụ là

220`V.
b. Các dụng cụ này được mắc song song ở mạng điện gia đình.
Câu 3: Có hai bóng đèn giống hệt nhau, trên mỗi bóng đèn có ghi 110V. Cần phải mắc hai bóng
đèn này song song hay nối tiếp với nhau vào mạng điện gia đình có hiệu điện thế 220V để các đèn
đều sáng bình thường?
Trả lời: Vì hiệu điện thế định mức của mỗi 220 = 110(V )
đèn là 110V, nhỏ hơn hiệu điện thế của 2
nguồn là 220V, nên nếu mắc hai bóng đèn song song thì cả hai đèn sẽ bị hỏng. Mặt khác, khi mắc hai

đèn nối tiếp với nhau thì hiệu điện thế sử dụng của mỗi đèn là: .
Khi đó hiệu điện thế sử dụng của mỗi đèn bằng hiệu điện thế định mức của chúng nên hai đèn đều
sáng bình thường.
Câu 4: Có hai bóng đèn, trên mỗi bóng có ghi 220V. Cần phải mắc hai bóng đèn đó nối tiếp hay
song song vào mạng điện gia đình có hiệu điện thế 220V để cả hai bóng đèn đều sáng bình thường?
Vì sao?
Trà lời Vì hiệu điện thế định mức của mỗi đèn là 220V, để cả hai bóng đèn sáng bình thường thì hiệu
điện thế sử dụng của mỗi bóng đèn bằng hiệu điện thế định mức của chúng. Mặt khác hiệu điện thế
định mức của mỗi bóng đèn lại bằng hiệu điện thế của mạng điện gia đình là 220V. Vì vậy, nếu mắc
song song thì hiệu điện thế của mỗi bóng đèn sẽ là 220V, đúng bằng hiệu điện thế định mức của các
đèn nên cả hai đèn đều sáng bình thường.

25


×