Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học aminomix polyvit trong phòng hội chứng tiêu chảy và tăng trọng của lợn thịt nuôi tại trại lợn CP xã minh lập, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.95 KB, 64 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------

-------

ĐẶNG VĂN PHÒNG

Tên đề tài:
“ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC AMINOMIX - POLYVIT
TRONG PHÒNG HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY VÀ TĂNG TRỌNG CỦA
LỢN THỊT NUÔI TẠI TRẠI LỢN CP XÃ MINH LẬP HUYỆN ĐỒNG HỶ
TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y
Lớp:
K43 CNTY - N01
Khoa:
Chăn nuôi Thú y
Khóa:
2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Hùng Nguyệt
Khoa Chăn nuôi Thú y – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên - 2015



i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này trước hết em xin gửi lời cảm
ơn tới toàn thể các thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã
truyền đạt cho em những kiến thức quý báu và bổ ích trong suốt những năm
học vừa qua.
Em xin dành lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy giáo TS. Nguyễn Hùng
Nguyệt đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập để
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong Khoa Chăn nuôi Thú y, đặc biệt là các thầy cô giáo trong Bộ môn: Vi sinh vật đã giúp đỡ em
hoàn thành khóa luận thực tập tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn Trang trại chăn nuôi anh Trần Đức Hùng
cùng toàn thể anh em kỹ thuật, công nhân trong trang trại đã tạo điều kiện
giúp đỡ cho em trong suốt quá trình thực tập.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể gia đình, bạn bè đã giúp
đỡ và động viên em trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực
tập tốt nghiệp.
Trong quá trình thực tập vì chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, chỉ dựa
vào kiến thức đã học cùng với thời gian hạn hẹp nên khóa luận không tránh
khỏi sai sót. Kính mong được sự góp ý nhận xét của quý thầy cô để giúp em
kiến thức hoàn thiện khóa luận và có nhiều kinh nghiệm bổ ích cho công việc
sau này.
Em xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, ngày 16, tháng 12, năm 2014
Sinh viên
Đặng Văn Phòng


ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 23
Bảng 3.2: Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho lợn TN ........... 24
Bảng 4.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 38
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của chế phẩm Aminomix - Polyvit đến khả năng phòng
hội chứng tiêu chảy cho lợn thịt ...................................................................... 39
Bảng 4.3: Kết quả điều trị tiêu chảy ở lợn ...................................................... 40
Bảng 4.4: Khối lượng trung bình của lợn qua các kỳ cân............................... 42
Bảng 4.5: Kết quả sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) .... 44
Bảng 4.6: Kết quả sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm (%) ................. 46
Bảng 4.7: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng qua các giai đoạn nuôi. ........ 48
Bảng 4.8: Hiệu quả sử dụng chế phẩm Aminomix - Polyvit cho lợn thịt....... 49


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm ............................... 43
Hình 4.2. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) ....... 45
Hình 4.3. Đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm (%) .................... 47


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CP


Charoen Pokphand

CS

Cộng sự

CTV

Cộng tác viên

CTC

Clortetracyclin

ĐC

Đối chứng

EM

Efctive microorganisms

KCL

Kilocalo

KPCS

Khẩu phần cơ sở


NLTĐ

Năng lượng trao đổi

NXB

Nhà xuất bản

TN

Thí nghiệm

TB

Trung bình

TT

Thể trọng

VSV

Vi sinh vật

VTM

Vitamin



v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1 ................................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.4.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn. .......................................................................... 3
Phần 2 ................................................................................................................ 4
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................................... 4
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 4
2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng của lợn ................................................................. 4
2.1.2. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của lợn ........................................................... 5
2.1.3. Hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa của lợn. ......................................... 7
2.1.4. Những hiểu biết về bệnh tiêu chảy ở lợn. ............................................... 8
2.1.5. Vai trò của vi sinh vật trong đường tiêu hóa......................................... 12
2.1.6. Ứng dụng chế phẩm sinh học Aminomix – Polyvit trong chăn nuôi ... 14
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 17
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 17
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 18



vi

PHẦN 3 ........................................................................................................... 22
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............... 22
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 22
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 22
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................... 22
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 23
3.4.2 Phương pháp chế biến thức ăn cho lợn thí nghiệm ................................ 24
3.4.3. Phương pháp theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn. .......................... 25
3.4.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định .................................... 25
3.4.5. Phương pháp theo dõi tác dụng của Aminomix – Polyvit trong tăng
trọng của lợn thịt ............................................................................................. 26
3.4.6. Phương pháp theo dõi, phát hiện bệnh tiêu chảy ở lợn ......................... 27
3.4.7. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu ....................................................... 27
3.4.8. Theo dõi khả năng tiêu tốn thức ăn trên kg tăng khối lượng ............... 27
3.4.9. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 28
Phần 4 .............................................................................................................. 29
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.................................................................................. 29
4.1. Công tác phục vụ sản xuất ....................................................................... 29
4.1.1. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng ............................................................. 29
4.1.2. Công tác thú y ....................................................................................... 31
4.1.3. Công tác khác ........................................................................................ 38
4.2.1. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit đến khả năng
phòng hội chứng tiêu chảy cho lợn thịt ........................................................... 39
4.2.2. Kết quả điều trị tiêu chảy ở lợn. ............................................................ 40
4.2.3. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit đến khả năng
tăng trọng của lợn thịt ..................................................................................... 41



vii

4.2.4. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit đến khả năng
tiêu tốn thức ăn cho lợn thịt ............................................................................ 47
4.2.5. Hiệu quả chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit đến lợn thịt ............ 49
Phần 5 .............................................................................................................. 51
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 51
5.1. Kết luận .................................................................................................... 51
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 53
I. Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................ 53
II. Tài liệu nước ngoài ..................................................................................... 56


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong vài năm gần đây cùng với sự phát triển chung của ngành chăn
nuôi thì chăn nuôi lợn cũng có những bước phát triển và cũng đạt được những
thành tựu đáng kể. Ngành chăn nuôi lợn là một trong những ngành chăn nuôi
phổ biến, do đó thịt lợn phổ biến hơn so với các loại thịt khác. Do nhu cầu
tiêu thụ thịt trong nước tăng cao nhất là thịt lợn cung cấp cho người tiêu dùng
một lượng sản phẩm có chất lượng cao, có hàm lượng chất dinh dưỡng cân
đối, giá cả hợp lý với yêu cầu của người dân. Chăn nuôi lợn thịt có thời gian
ngắn, hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Để đạt được những mục tiêu đó thì giải pháp mang tính chiến lược đã
được đặt ra từ lâu, đó là cần đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa

và hiện đại hóa. Công tác phòng bệnh trong chăn nuôi lợn là rất quan trọng
góp phần làm giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh, tăng hiệu quả cho người chăn
nuôi. Việc sử dụng các chế phẩm sinh học trong việc phòng bệnh cho gia súc
rất tốt. Vì không tồn lưu trong sản phẩm thịt, trứng và sử dụng các nguyên
liệu thân thiện với môi trường.
Theo Lã Văn Kính (2005) [11], để có sản phẩm chăn nuôi an toàn, bắt
buộc phải có thức ăn chăn nuôi an toàn. Với chính sách thúc đẩy phát triển
kinh tế các nhà nghiên cứu đã không ngừng nghiên cứu, áp dụng các thành
tựu khoa học trong chăn nuôi để đưa ngành chăn nuôi nước ta là một ngành
sản xuất lớn tạo ra những sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe con người và
có giá trị xuất khẩu cao. Aminomix - Polyvit là một chế phẩm sinh học tổng
hợp với thành phần chủ yếu là các chủng vi sinh vật có lợi cho đường tiêu
hóa, các axit amin thiết yếu và các loại vitamin cần thiết cho sự phát triển và


2

sinh trưởng của gia súc. Việc bổ sung chế phẩm sinh học tổng hợp này sẽ
cung cấp đầy đủ và cân đối cho lợn những axit amin thiết yếu và các vitamin
cần thiết mà thức ăn hàng ngày không có hoặc không cung cấp đầy đủ. Qua
đó thúc đấy khả năng sinh trưởng, phát triển của lợn được nhanh hơn và
phòng tránh được một số bệnh tiêu hóa như tiêu chảy, giun sán,…vv
Vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của chế phẩm
sinh học Aminomix - Polyvit trong phòng hội chứng tiêu chảy và tăng trọng
của lợn thịt nuôi tại Trại lợn CP xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên”. Nhằm mục đích đánh giá những tác động của chế phẩm đến lợn để
thấy được những hiệu quả mà chế phẩm mang lại.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích đánh giá những tác động của chế phẩm đến đàn lợn để thấy
được những hiệu quả mà chế phẩm mang lại.

1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được tác dụng của chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit
trong tăng trọng trên lợn thịt.
- Đánh giá được việc dùng chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit
trong phòng hội chứng tiêu chảy trên lợn thịt.
- Hiệu quả kinh tế của việc dùng chế phẩm sinh học Aminomix Polyvit trong chăn nuôi lợn thịt.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Các kết quả nghiên cứu đạt được là những tư liệu khoa học để phục
vụ cho các nghiên cứu tiếp theo tại các Trang trại chăn nuôi lợn của xã Minh


3

Lập, huyện Đồng Hỷ và các Trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên ngoài ra còn cả các tỉnh thành trên cả nước.
- Phổ biến rộng rãi trong chăn nuôi để phát triển chăn nuôi theo hướng
an toàn sinh học, nhằm đưa các sản phẩm an toàn, chi phí sản xuất thấp, giá rẻ
ra thị trường tiêu thụ.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn.
- Sử dụng chế phẩm sinh học góp phần tăng năng suất chăn nuôi lợn,
giảm chi phí thức ăn, hạ giá thành sản phẩm.
- Góp phần giảm thiểu sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, tăng chất
lượng thịt và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thúc đẩy ngành chăn nuôi ngày càng phát triển, mang tầm chiến lược
mới trong chăn nuôi an toàn sinh học.


ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 23
Bảng 3.2: Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho lợn TN ........... 24
Bảng 4.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 38
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của chế phẩm Aminomix - Polyvit đến khả năng phòng
hội chứng tiêu chảy cho lợn thịt ...................................................................... 39
Bảng 4.3: Kết quả điều trị tiêu chảy ở lợn ...................................................... 40
Bảng 4.4: Khối lượng trung bình của lợn qua các kỳ cân............................... 42
Bảng 4.5: Kết quả sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) .... 44
Bảng 4.6: Kết quả sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm (%) ................. 46
Bảng 4.7: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng qua các giai đoạn nuôi. ........ 48
Bảng 4.8: Hiệu quả sử dụng chế phẩm Aminomix - Polyvit cho lợn thịt....... 49


5

Theo Hà Thị Hảo và Trần Văn Phùng ( 1995) [6], lợn là loài gia súc có
khả năng sinh trưởng nhanh, cho năng suất thịt cao và phẩm chất thịt tốt. Ta
thấy nếu lấy khối lượng lúc mới sinh là 1kg thì lúc 7 – 8 tháng tuổi lợn đã có
thể đạt 100kg, tức là tăng trọng lên gấp 100 lần. Tuy nhiên tốc độ tăng thay
đổi theo từng giai đoạn. Sau cai sữa tăng trọng trung bình 400 gam/ngày, tiếp
theo là 500g/ngày. Từ lúc đẻ đến lúc 10 ngày tuổi khối lượng tăng gấp 2 lần
khối lượng lúc sơ sinh, 40 ngày tuổi khối lượng tăng gấp 7 đến 8 lần, sau 60
ngày tuổi khối lượng tăng gấp 12 – 14 lần so với khối lượng lúc sơ sinh. Do
đó lợn có tốc độ sinh trưởng và phát dục nhanh, nên khả năng tích lũy các
chất dinh dưỡng rất mạnh, lợn con ở 20 ngày tuổi, mỗi ngày có thể tích lũy
được 9 – 14g protein/1kg khối lượng cơ thể. Trong khi đó lợn trưởng thành
chỉ tích lũy được 0.3 – 0,4 g protein/1kg khối lượng cơ thể.
Qua những kết quả nghiên cứu trên, lợn là loài gia súc có khả năng sinh

trưởng và phát triển nhanh, cường độ trao đổi chất diễn ra mạnh. Để đẩy
nhanh tốc độ sinh trưởng, nâng cao năng xuất và hiệu quả chăn nuôi lợn,
ngoài việc tìm hiểu, nắm vững về đặc điểm sinh trưởng phát triển của lợn thì
vấn đề cần quan tâm nhất là, cần phải nắm vững đặc điểm sinh lý, tiêu hóa
của lợn, đồng thời tác động kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và phương pháp
chế biến thức ăn cho phù hợp.
2.1.2. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của lợn
Tiêu hóa là quá trình phân giải thức ăn bằng các tác động cơ học, hóa học
và vi sinh vật học để biến những chất phức tạp thành những chất hữu cơ đơn giản
nhất mà cơ thể động vật có thể hấp thu được.
Lợn là loài gia súc ăn tạp, chịu đựng kham khổ cao, bởi lợn là loài động vật
có dạ dày trung gian nên có thể lợi dụng được tất cả các loại thức ăn, từ thức ăn


6

thô xanh đến các loại ngũ cốc, hạt hòa thảo, thức ăn có nguồn gốc động vật... vv.
Do vậy nguồn thức ăn nuôi lợn rất phong phú.
Bộ máy tiêu hóa của lợn bao gồm: Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột
già. ở miệng lợn mới sinh những ngày đầu hoạt tính Amylaza trong nước bọt cao.
Nước bọt ở tuyến dưới tai chứa 0,6 – 2,21 % vật chất khô, khả năng tiêu hóa 16 –
500 đơn vị thức ăn, pH = 7,6 – 8,1. Ở miệng, men Amylaza chủ yếu tiêu hóa thức
ăn bột đường, còn lại thức ăn xuống dạ dày tiêu hóa tiếp.
Dạ dày tiết ra các dịch vị, các men tiêu hóa, khi thức ăn xuống dạ dày cơ
trơn co bóp nhào trộn thức ăn, cùng với đó các men tiêu hóa được thấm vào thức
ăn. Men Tripsinogen nhờ tác dụng của HCl chuyển thành men Tripsin có tác dụng
thủy phân protid, peptid. Dịch vị tiêu hóa trong dạ dày lợn là khác nhau. Ở lợn con
bú sữa dịch vị tiết ra ban ngày là 31%, ban đêm là 69 %. Trong khi đó ở lợn
trưởng thành dịch vị tiết ra ban ngày là 62 % và ban đêm chỉ có 38 %.
Theo Nguyễn Thiện (1998) [29], thì hàm lượng HCl của lợn con là 0,05

– 0,15 %, ở lợn 90 ngày tuổi là 0,2 – 0,25 % , lợn trưởng thành là 0.35 – 0,40
%. Số lượng và chất lượng thức ăn tốt sẽ làm tăng tính ngon miệng, dịch vị
tiết ra nhiều, tỉ lệ tiêu hóa cao. Ban đêm tỉ lệ tiêu hóa cao hơn ban ngày, ban
ngày dịch vị lại tiết ra nhiều hơn. Thêm 3g pepsin và 500ml HCl 0,4% vào
thức ăn cho lợn 3 – 4 tháng tuổi sẽ kích thích dịch vị, tăng khả năng tiêu hóa
(Trương Lăng (2003) [12]).
Ruột non của lợn dài từ 14 – 18 m, tiêu hóa ở ruột non diễn ra dưới tác
dụng của dịch tụy, dịch mật và dịch ruột. Lợn có khối lượng 100kg tiết ra 8 lít
dịch tụy/1 ngày đêm, sự phân tiết này còn phụ thuộc vào các loại thức ăn, phương
pháp chế biến và kỹ thuật cho ăn.


7

2.1.3. Hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa của lợn.
Ở niêm mạc miệng, trong nước bọt có cầu khuẩn, một số vi cầu khuẩn
(Micrococus, Streptococus) trực khuẩn gram dương (trực khuẩn Lactic), trực
khuẩn gram âm (E.coli, Proteus – Vulgaris, pasterella), xoắn khuẩn (Leptospira),
xạ khuẩn nấm men....
Ở động vật vừa mới sinh ra, ruột và dạ dày có vi khuẩn, vài giờ sau khi
sinh mới xuất hiện một vài loại vi khuẩn, từ đó chúng bắt đầu sinh sản dần. Hằng
ngày một số loại vi khuẩn khác theo thức ăn vào cơ thể sống và sinh sôi ở đó,
chúng có thể bị biến đổi ít nhiều nhưng cơ bản vẫn sống cho đến khi con vật bị
chết đi.
Thành phần, số lượng, chất lượng của hệ vi sinh vật ở ruột già và dạ dày
phụ thuộc vào tuổi, cách nuôi dưỡng, điều kiện lý hóa của môi trường ruột, dạ
dày. Vi sinh vật theo thức ăn vào ruột sẽ chịu một sự biến đổi, phần lớn bị chết,
một phần thích nghi được với điều kiện mới và sinh sản. Cơ thể chia vi sinh vật
đường ruột làm 2 loại: loại vi sinh vật tùy tiện, thay đổi theo điều kiện thức ăn, và
loại vi sinh vật bắt buộc, loại này thích nghi ngay được với môi trường đường

ruột, dạ dày và trở thành loài định cư vĩnh viễn. Thành phần số lượng, chất lượng
của hệ vi sinh vật đường ruột, dạ dày phụ thuộc vào tuổi, cách nuôi dưỡng, điều
kiện lý hóa của môi trường ruột, dạ dày.
2.1.3.1. Hệ vi sinh vật của dạ dày
Vi sinh vật có trong dạ dày tương đối ít, do tác dụng diệt khuẩn của dịch vị
trong dạ dày, gồm có 1 số loài: Vi khuẩn lên men (Oidium lactic, Toruta Sp,
Sacaromyces minor), trực khuẩn lactic (Lactobacterium Belferincke, Bacterium
lactic alidi...). Ngoài ra còn trực khuẩn phó thương hàn có thể qua dạ dày.


8

2.1.3.2. Hệ vi sinh vật của ruột non
Ruột non chiếm 2/3 đến 3/5 chiều dài của toàn bộ đường ruột, nhưng số
lượng vi khuẩn lại có rất ít, nhất là ở tá tràng do có nhiều nguyên nhân: khi dịch dạ
dày vào ruột non vẫn có tác dụng diệt khuẩn. Ngoài ra dịch do niêm mạc ruột non
bài tiết ra cũng có tác dụng diệt khuẩn, trong ruột non chủ yếu có: E.coli, cầu
khuẩn, trực khuẩn Streptococcus, Lactic, Lactobacterium acidophilus, (Nguyễn
Vĩnh Phước (1980) [18]).
2.1.3.3. Hệ vi sinh vật ruột già
Số lượng vi khuẩn trong ruột già khá nhiều, chủ yếu gồm trực khuẩn ruột
già E.coli, cầu khuẩn Enterococcus, ở gia súc trưởng thành E.coli chiếm 75% trở
lên, trong ruột già của lợn cùng với hệ vi sinh vật hoại sinh còn có các vi khuẩn
gây bệnh, nhưng chưa biểu hiện thành triệu chứng lâm sàn như: bệnh phó thương
hàn, bệnh sảy thai truyền nhiễm, uốn ván.. những vi khuẩn này theo phân ra ngoài
và làm yếu tố gây bệnh.
Trong đường ruột của động vật bình thường, hệ vi sinh vật luôn ổn định,
đảm bảo trạng thái cân băng cho hoạt động của đường ruột. Khi hệ vi sinh vật
của đường ruột cân bằng thì những vi sinh vật có lợi, phần lớn là vi khuẩn
lactic sẽ phát triển mạnh, vi khuẩn này chiếm 90 % hoạt động hữu ích cho

đường ruột, (Đào Trọng Đạt (1995) [5]). Nếu sự cân bằng bị phá vỡ thì những
vi khuẩn có hại cạnh tranh và phát triển, gây rối loạn đường tiêu hóa, gây tiêu
chảy, phổ biến là E.coli , Salmonella....
2.1.4. Những hiểu biết về bệnh tiêu chảy ở lợn.
2.1.4.1. Đặc điểm của bệnh
Đây là một bệnh phổ biến trong chăn nuôi lợn con, bệnh ít gây chết
nhưng mức thiệt hại là đáng kể vì ảnh hưởng đến sức sinh trưởng và sản xuất
sau này của lợn con, do tác hại của nó làm tổn thương nhung mao ruột non,


9

giảm hấp thụ thức ăn làm lợn con còi cọc, tăng chỉ số tiêu tốn thức ăn cho 1
kg tăng trọng. Nguy hiểm hơn, nguyên nhân của hội chứng tiêu chảy rất phức
tạp đã gây ra sự nhầm lẫn trong chẩn đoán và điều trị. Các nghiên cứu bệnh lý
tiêu chảy ở gia súc cho thấy biểu hiện bệnh lý ở gia súc chủ yếu là mất nước
và mất chất điện giải cuối cùng con vật trúng độc, kiệt sức và chết.
Theo Đoàn Thị Băng Tâm (1987) [25], ở nước ta hội chứng tiêu chảy xảy
ra quanh năm, đặc biệt vào vụ đông xuân khi thời tiết thay đổi đột ngột và vào
những giai đoạn chuyển mùa trong nắm hoặc do thay đổi thức ăn đột ngột.
2.1.4.2. Nguyên nhân
Bẩm sinh lợn con đã có thể chất yếu đuối sẵn do trong thời gian mang
thai, lợn mẹ bị một số bệnh như: Brucellosis, Salmonellosis, leptospirosis...
hoặc do khiếm khuyết dưỡng chất như thiếu vitamin... Lợn mẹ sau khi đẻ rễ
bị lây nhiễm cơ quan sinh dục, rối loạn tiêu hóa. Do điều kiện chuồng nuôi
kém vệ sinh, chăm sóc không đúng yêu cầu, dùng kháng sinh bừa bãi. Môi
trường không phù hợp với yêu cầu của heo con, lạnh, ẩm, dơ bẩn.
Theo Đoàn Thị Kim Dung (2004) [3], các yếu tố nóng, lạnh, mưa,
nắng, hanh, ẩm thay đổi bất thường và điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc ảnh
hưởng trực tiếp tới cơ thể lợn, nhất là cơ thể lợn còn chưa phát triển hoàn

chỉnh, các phản ứng thích nghi của cơ thể còn yếu. Lợn con thiếu khoáng,
thiếu nước, thiếu sữa đầu, thiếu sắt, thay đổi thức ăn đột ngột và bị các stress
dẫn tới sự mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và làm cho các loại vi
khuẩn có hại như: E.coli, Salmonella, Proteur, Enterobacter...phát triển là
yếu tố gây bệnh.
Theo Nguyễn Khánh Quắc và Nguyễn Quang Tuyên (1993) [22], bộ
máy tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh, nhưng ở giai đoạn đầu khả năng


10

kháng bệnh còn rất yếu cần chú ý, đảm bảo tốt các điều kiện chăm sóc, nuôi
dưỡng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng chống bệnh tiêu hóa.
Theo Từ Quang Hiển và Phan Đình Thắm (1995) [7], lại chỉ ra rằng:
đối với lợn con dưới 1 tháng tuổi trong dịch vị có phân tiết HCl tự do rất ít vì
vậy vi sinh vật có điều kiện phát triển nên lợn con rất dễ cảm nhiễm bệnh
đường tiêu hóa.
Theo Trịnh Văn Thịnh (1964) [31], cho rằng do một tác nhân nào đó,
trạng thái cân bằng của khu hệ vi sinh vật đường ruột bị phá vỡ, tất cả hoặc
chỉ một loại nào đó sinh sản lên quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng loạn khuẩn.
Loạn khuẩn đường ruột là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ở đường tiêu hóa,
đặc biệt là gây ỉa chảy. Sinh lý và tập tính của lợn con do bộ máy tiêu hóa
chưa hoàn thiện, thích nằm với mẹ, thích nước bẩn và làm bẩn nước.
Theo Nguyễn Như Thanh (2001) [28], ở bệnh phân trắng lợn con tác
nhân gây bệnh chủ yếu là E.coli, ngoài ra có sự tham gia của Salmonella và
vai trò thứ yếu là Proteus Streptococcus.
Theo Glawischning E, Bacher. H (1992) [35], lại xác định Clostridium
perfringens Type A và Type C là một trong những nguyên nhân gây ỉa chảy
và đã gây thiệt hại kinh tế lớn cho người chăn nuôi lợn.
2.1.4.3. Triệu chứng

Không có sự gia tăng thân nhiệt, phân có thể sột sệt, loãng vàng, trắng,
mùi tanh khắm... tùy theo mức độ tiêu chảy mà lợn bệnh gầy nhiều hay ít do
mất nước, mất chất điện ly, lợn tiêu chảy vài ngày có thể khỏi không cân điều
trị, đôi khi chết sau 3 – 5 ngày nếu không được điều trị lợn tiêu chảy dần trở
nên gầy, lông dài và thô, mắt trũng, da đóng nhiều vảy màu trắng, sau này
sinh trưởng rất kém. Ngoài ra một số triệu chứng: hạ huyết ở lợn con dưới 7


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm ............................... 43
Hình 4.2. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) ....... 45
Hình 4.3. Đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm (%) .................... 47


12

Theo Phạm Ngọc Thạch (2005) [26], cho biết để điều trị hội chứng tiêu
chảy ở gia súc nên tập trung vào 3 khâu là:
- Loại trừ sai sót trong nuôi dưỡng như loại bỏ thức ăn kém phẩm chất,
chăm sóc nuôi dưỡng tốt.
- Khắc phục rối loạn tiêu hoá và chống nhiễm khuẩn.
- Điều trị hiện tượng mất nước và chất điện giải.
2.1.5. Vai trò của vi sinh vật trong đường tiêu hóa
2.1.5.1. Vi sinh vật phân giải các chất hydratcacbon
Vi sinh vật giúp tăng cường tiêu hóa chất xơ: ở động vật ăn cỏ, sự phân giải
chất xơ là ở dạ cỏ, con động vật ở dạ dày đơn là ở manh tràng. Thống thường
trong đường tiêu hóa của loài nhai lại có tới 75 % chất xơ được vi sinh vật phân

giải, vi sinh vật tham gia phân giải chất xơ trong đường tiêu hóa của động vật
gồm: trực khuẩn lên men chất xơ sinh khí Metan (Bac.xenllulozasae
methanicum), trực khuẩn lên men chất sơ sinh khí hydro (Bac.xenlulozasae
hydrogenicus). Trực khuẩn gram âm (Ruminococcus parvum), liên cầu khuẩn dạ
cỏ gram dương (Ruminococcus flavefaciens).
Các vi sinh vật có men phân giải chất xơ là Xenlulaza nên có thể phân hủy
chất xơ thành những chất đơn giản mà cơ thể có thể sử dụng được. Đại mô bào
xenlulaza chịu tác động của vi khuẩn xenllulo yếm khí có tác dụng lên men phân
giải. Có tới 70 % mô đa bào của thức ăn được Bac.xenlulozasae phân giải trong dạ
cỏ của động vật nhai lại.
Vi khuẩn xenlulo theo thức ăn vào dạ dày trước, sinh sản ở đó và tham gia
vào sự lên men của mô đa bào thức ăn. Sự hoạt động của vi khuẩn xenlulo yếu
dần khi thức ăn chuyển vào tá tràng và phần đầu của ruột già. Trong ruột cùng, hồi
tràng, trực tràng, hoạt tính của vi khuẩn xenlulo được phục hồi.


13

2.1.5.2. Vi sinh vật trong tiêu hóa tinh bột
Chất tinh bột được phân giải là nhờ các vi khuẩn bài tiết ra men
Amylaza và do các men chứa trong thức ăn. Ngoài da các vi sinh vật còn hỗ
trợ tiêu hóa các chất đa đường (polysaccarit) trong thức ăn thô xanh như:
Hemixenluloza, pectin, lignin.
2.1.5.3. Vi sinh vật tổng hợp protid
Trong ruột các vi khuẩn phân giải các chất hữu cơ và sử dụng một phần để
tổng hợp protid cần thiết cho sự cấu tạo cơ thể của chúng.
Rất nhiều loài vi khuẩn đường ruột có khả năng đồng hóa Amoniac và các
acid amin. Khi vi khuẩn chết đi thì bản thân cơ thể chúng được hấp thụ rất tốt cho
cơ thể gia súc.
2.1.5.4. Vi sinh vật tổng hợp vitamin.

Một số vi khuẩn đường ruột có khả năng tổng hợp vitamin nhóm B như:
Bacillus Subtilis, Bacterium coli. Vì vây khi thức ăn bị mất vitamin B động vật
nhai lại vẫn khỏe mạnh, không thấy xuất hiện triệu chứng thiếu vitamin B.
Vi khuẩn còn tổng hợp được nhiều vitamin B12 và acid folic trong dạ cỏ
của loài nhai lại và ruột già của động vật nói chung. Vitamin B12 được tổng hợp ở
ruột già, chỉ sử dụng ở mức rất ít hoặc không được sử dụng, chỉ có động vật nhai
lại mới hấp thu được vitamin B12 từ dạ cỏ và ruột non.
Các loại vitamin tổng hợp sẽ vào môi trường xung quanh hoặc được gửi lại
trong cơ thể vi khuẩn. Ngoài ra vi khuẩn còn tổng hợp được vitamin PP (acid
nicotinic).
Đối với động vật nhai lại còn non, vì dạ dày và dạ tổ ong phát triển yếu nên
trong những tuần lễ đầu sau khi sinh, ta cần cung cấp cho chúng vitamin nhóm B.


14

2.1.5.5. Vai trò của vi khuẩn lactic trong hệ vi sinh vật đường ruột.
Vi khuẩn lactic có sức đề kháng cao, chống được kiềm fenol, thường thấy
trong ruột động vật non đang bú mẹ, vi khuẩn lactic có khả năng kiềm chế sự
phát triển của trực khuẩn đường ruột (E.coli, phó thương hàn, vi khuẩn gây thối
nhờ sự tạo thành axit lactic).
2.1.6. Ứng dụng chế phẩm sinh học Aminomix – Polyvit trong chăn nuôi
2.1.6.1. Vài nét giới thiệu về chế phẩm Aminomix – Polyvit
Đặc điểm sinh học của chế phẩm Aminomix – Polyvit: là men sống dạng
bột có vi sinh vật sống khi vào cơ thể tiết ra ngoài men để tiêu hóa thức ăn, men
này hiệp đồng với men trong đường tiêu hóa vật nuôi, giúp vật nuôi tiêu hóa triệt
để thức ăn và tăng trọng nhanh, giảm thiểu mùi hôi trong phân.
Vi sinh vật trong men này ức chế vi khuẩn có hại, làm cân bằng vi khuẩn
trong đường tiêu hóa nên phòng được tiêu chảy.
Chế phẩm có mùi thơm đặc biệt, khi kiểm tra: cho 5gam men vào cốc 50ml

nước sạch, thêm 5 % đường (5g đường/100ml nước), khuấy đều để trong phòng
kín sau 24 – 48 h sẽ thấy vi khuẩn hoạt động, dung dịch sủi bọt có mùi thơm ngào
ngạt trong phòng.
2.1.6.2. Tác dụng của Aminomix – Polyvit trong chăn nuôi
- Vật nuôi tăng trọng nhanh.
- Lợn nái nhiều sữa nuôi con mau lớn.
- Lợn thịt vỗ béo nhanh.
- Tăng cường tiêu hóa giảm tiêu tốn thức ăn.
- Phòng được hội chứng tiêu chảy, bệnh lợn con phân trắng và bệnh
phù đầu.


15

- Giảm thiểu mùi hôi trong phân.
- Vật nuôi sinh sản tốt.
- Không cấm ngừng sử dụng trước khi giết mổ.
- Cơ chế tác dụng: chế phẩm có mùi thơm đặc biệt, dạng bột, tơi xốp, có vi
sinh vật sống tiết ra ngoại men, hiệp đồng với men tiêu hóa của vật nuôi, giúp vật
nuôi hấp thu triệt để đỡ tiêu tốn thức ăn mà tăng trọng nhanh. Các vi sinh vật làm
cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, ức chế vi khuẩn có hại.
2.1.6.3. Thành phần của Aminomix – Polyvit
Mỗi kg chế phẩm có:
- Saccharomyces sp: có 125 tỷ tế bào sống:
Đây là một loại nấm men có khả năng sinh sản nhanh chóng, sinh khối của
chúng rất giàu protein, lipit và các vitamin (đặc biệt là các vitamin nhóm B) chúng
có khả năng lên men đường để tạo thành rượu trong điều kiện yếm khí, ngoài ra
còn dùng để sản xuất bánh mỳ. Còn trong điều kiện hiếu khí chúng có khả năng
tăng nhanh lượng sinh khối tế bào, trong quá trình trao đổi chất hầu hết các giống
nấm men đều không sinh ra các chất độc hại cho con người và vật nuôi. Đây là

loài VSV được sản xuất với quy mô rất lớn trên thế giới, nguyên liệu chính để sản
xuất nấm men là rỉ mật, ngoài ra một số hóa chất khác cũng được cung cấp để bổ
sung các dinh dưỡng mà rỉ mật không đủ.
- Streptococcus faccium: có 15 tỷ tế bào sống.
Là loài quan trọng nhất được sử dụng trong dinh dưỡng động vật. Các
nhóm vi khuẩn này sản xuất acid lactic cùng với các chất có tính kháng khuẩn
và tạo ra màng mucopolysaccharide có tác dụng bảo vệ biểu mô niêm mạc
ruột. Đây là một trong các khuẩn lactic thông dụng nhất trong dinh dưỡng
động vật và đã được chú trọng sử dụng trong chăn nuôi, là vi khuẩn gram
dương, kỵ khí có thể tồn tại trong nhiều điều kiện, không di động, không có
giáp mô, có khả năng lên men Glucoza, Lactoza, Salixin.


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CP

Charoen Pokphand

CS

Cộng sự

CTV

Cộng tác viên

CTC


Clortetracyclin

ĐC

Đối chứng

EM

Efctive microorganisms

KCL

Kilocalo

KPCS

Khẩu phần cơ sở

NLTĐ

Năng lượng trao đổi

NXB

Nhà xuất bản

TN

Thí nghiệm


TB

Trung bình

TT

Thể trọng

VSV

Vi sinh vật

VTM

Vitamin


17

2.1.6.5. Ảnh hưởng chế phẩm Aminomix – Polyvit đến hội chứng tiêu chảy
Chế phẩm sinh học là môi trưởng nuôi cấy một số loại vi sinh vật có lợi
cho đường tiêu hóa, khi đưa vào cơ thể các vi sinh vật hữu ích giúp duy trì và
lập lại trạng thái cân bằng của hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa. Trong
đường ruột của lợn có rất nhiều loại vi sinh vật sống, chúng tạo thành hệ vi
sinh vật đường ruột. Khi hệ vi sinh vật đường ruột ở trạng thái cân bằng thì
các chủng vi sinh vật có lợi như Lactic, Bacillus subtilis, Sacharomyes sp,
Streptococcus faccium, phát triển mạnh các vi khuẩn này có tác dụng tốt trong
quá trình tiêu hóa của vật chủ.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Năm 1959 Liên xô bắt đầu sản xuất ở quy mô lớn các chế phẩm kháng
sinh do sự lên men của vi sinh vật.
Tại Anh, Mỹ, Đức người ta chú trọng lấy rong làm nguyên liệu chế
thuốc và chế biến Lipit, Sterin. Rong tiểu cầu chứa nhiều Protein, Lipit, nhiều
chất là Lysin và các vitamin như: A, B1, B2, B6, C, PP. Ngoài ra còn chứa
một số nguyên tố vi lượng và chất kháng sinh Chlorelin có tác dụng điều chế
vi khuẩn đường ruột.
Theo Archie Hunter (2000) [1], trong cuốn ”Sổ tay dịch bệnh động vật”
được dịch từ cuốn ” Tăng cường công tác thú y Việt Nam” hợp tác giữa Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và cộng đồng Châu Âu cho
rằng: ” Ỉa chảy chỉ có thể phản ánh sự thay đổi của phân gia súc bình thường
khi gia súc đang thích ứng với sự thay đổi của khẩu phần ăn”.
Theo Reverdin (1996) [23], khảo sát tác dụng của nấm men
Saccharomyces cerevisiae trên dê sữa về sự sản xuất acid béo bay hơi và năng


×