Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã hùng an, huyện bắc quang, tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

PHẠM THỊ HẢO
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ
HIỆU
QUẢ QUẢ
SỬ DỤNG
SẢN XUẤT
ĐÁNH
GIÁ
HIỆU
SỬĐẤT
DỤNG
ĐẤTNÔNG
SẢNNGHIỆP
XUẤT
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÙNG AN HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ GIANG

NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÙNG AN
HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tao : Chính quy
Hệ đào tao
: Chính
quy Môi trường


Chuyên
ngành:
Địa chính
Chuyên
Địa chính
Môi
trường
Khoa ngành:: Quản
lý Tài
Nguyên
Khoa
:: Quản
Tài Nguyên
Khóa học
2011 - lý
2015
Khóa học

: 2011 - 2015

Thái
Thái Nguyên
Nguyên –– 2015
2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------


PHẠM THỊ HẢO
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÙNG AN HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính Môi trường

Lớp

: K43 - ĐCMT (N02)

Khoa

: Quản lý Tài Nguyên

Khóa học

: 2011 - 2015

Giảng viên hướng dẫn : ThS. GVC. Dương Thanh Hà

Thái Nguyên – 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

PHẠM THỊ HẢO
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÙNG AN HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính Môi trường

Lớp

: K43 - ĐCMT (N02)

Khoa

: Quản lý Tài Nguyên

Khóa học


: 2011 - 2015

Giảng viên hướng dẫn : ThS. GVC. Dương Thanh Hà

Thái Nguyên – 2015


ii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Diện tích đất các đại lục trên thế giới ............................................... 8
Bảng 2.2: Diện tích các loại đất trên thế giới.................................................... 9
Bảng 2.3: Tỉ lệ đất tự nhiên và đất nông nghiệp trên toàn thế giới ................ 10
Bảng 2.4: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam năm 2013.......... 11
Bảng 2.5: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Bắc Quang năm 2013 ..... 13
Bảng 4.1: Cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế xã qua các năm .................. 28
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Hùng An năm 2013 ....................... 34
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Hùng An ................... 36
Bảng 4.4: Diện tích, năng suất một số cây trồng của xã năm 2014 ................ 37
Bảng 4.5: Các loại hình sử dụng đất của xã .................................................... 38
Bảng 4.6: Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chính................................ 42
Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế của LUT .............................................................. 43
Bảng 4.8. Hiệu quả xã hội của LUT ............................................................... 48
Bảng 4.9. Hiệu quả môi trường của LUT ....................................................... 51


iii
DANH MỤC HÌNH
Trang

Hình 2.1: Cơ cấu sử dụng đất đai huyện Bắc Quang ...................................... 12
Hình 4.1: Sơ đồ vị trí xã Hùng An, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang .......... 21
Hình 4.2: Cơ cấu sử dụng đất đai xã Hùng An ............................................... 35
Hình 4.3: Ruộng lạc thôn Tân An ................................................................... 44
Hình 4.4: Biểu đồ hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất trong LUT 4 .......... 45
Hình 4.5: Biểu đồ hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất trong LUT 6 .......... 46
Hình 4.6: Đồi chè thôn An Dương .................................................................. 49
Hình 4.7: Vườn thanh long thôn An Tiến ....................................................... 52


iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

ANTT

An ninh trật tự

ATGT

An toàn giao thông

BCA

Ban Công an

BVTV


Bảo vệ thực vật

DQTV

Dân quân tự vệ

FAO

Food and Agricuture Ogannization - Tổ chức nông lương
Liên hiệp quốc

GDP

Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm nội địa

HĐND

Hội đồng nhân dân

HQSDV

Hiệu quả sử dụng vốn

LM

Lúa mùa

LUT


Land Use Type - Loại hình sử dụng đất

LX

Lúa xuân

QĐND

Quân đội nhân dân

SALT

Sloping Agricutural Land Technology - kỹ thuật canh tác
nông nghiệp trên đất dốc

TDTT

Thể dục thể thao

UBND

Uỷ ban nhân dân


v
MỤC LỤC
Trang
Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2

1.3. Yêu cầu ........................................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa ........................................................................................................... 2
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 3
2.1. Cơ sở lý luận. .................................................................................................. 3
2.1.1. Khái niệm đánh giá đất ................................................................................ 3
2.1.1.1. Khái niệm về đánh giá đất đai .................................................................. 3
2.1.1.2. Một số phương pháp đánh giá đất trên thế giới ....................................... 3
2.2. Vai trò của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân ........................ 6
2.3. Tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam............... 8
2.3.1. Tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên thế giới ........................... 8
2.3.2. Tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam .......................10
2.3.3. Tình hình sử dụng đất tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang .....................11
2.4. Hiệu quả sử dụng đất và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất ...........13
2.5. Một số kinh nghiệm sử dụng đất có hiệu quả ở Việt Nam ...........................15
2.5.1. Luân canh, xen canh ...................................................................................15
2.5.2. Mô hình SALT ...........................................................................................16
2.5.3. Liên tục che phủ đất bằng lớp phủ thực vật sống hay đã khô ....................17
Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........18
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................18
3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện ....................................................................18
3.3. Nội dung nghiên cứu .....................................................................................18
3.3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Hùng An, huyện
Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. ..................................................................................18


vi
3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Hùng An năm 2014 ..............18
3.3.3. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại xã Hùng An ............................18
3.3.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã ....................................18
3.3.5. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các loại hình sử dụng

đất bền vững .........................................................................................................18
3.4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................18
3.4.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp .........................................................18
3.4.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp ..........................................................19
3.4.3. Phương pháp tính hiệu quả của các loại hình sử dụng đất .........................19
3.4.3.1. Hiệu quả kinh tế ......................................................................................19
3.4.3.2. Hiệu quả xã hội .......................................................................................20
3.4.3.3. Hiệu quả môi trường ...............................................................................20
3.4.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo......................................................20
3.4.5. Phương pháp tính toán phân tích số liệu ....................................................20
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................21
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Hùng An, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà
Giang ....................................................................................................................21
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................21
4.1.1.1. Vị trí địa lý...............................................................................................21
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo ....................................................................................22
4.1.1.3. Điều kiện khí hậu ....................................................................................22
4.1.1.4. Thủy văn ..................................................................................................22
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên chủ yếu .............................................22
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Hùng An, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang ......23
4.1.2.1. Tình hình dân số, lao động và việc làm ..................................................23
4.1.2.2. Cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế .....................................................28
4.1.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế của xã .......................................................28


i

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện nghiên cứu khóa luận “Đánh giá hiệu quả
sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Hùng An, huyện Bắc

Quang, tỉnh Hà Giang”. Tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều
tập thể cá nhân trong và ngoài trường.
Nhân dịp hoàn thành khóa luận tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ
nhiệm khoa và các thầy cô giáo trong khoa Quản lý Tài nguyên trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu
trong suốt những năm qua.
Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS.GVC.
Dương Thanh Hà đã nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt bài
khóa luận này.
Cảm ơn Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Bắc Quang, UBND xã
Hùng An và bà con tại xã Hùng An đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình tôi tiến hành nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Trong thời gian thực tập em đã cố gắng hết sức mình, nhưng do kinh
nghiệm và kiến thức còn hạn hẹp nên bài khóa luận của em không tránh khỏi
những thiếu sót và khuyết điểm. Em rất mong các thầy, cô giáo và các bạn
sinh viên đóng góp thêm ý kiến để bài khóa luận này được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Phạm Thị Hảo


1
Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc

biệt; là tài sản nguồn lực to lớn của đất nước, quyền sử dụng đất là hàng hóa
đặc biệt. Khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên đất là
động lực phát triển xã hội.
Ngày nay, với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, sự gia tăng
dân số cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật đã tạo rất nhiều áp lực lên
quá trình sử dụng dất đai làm cho quỹ đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp
làm ảnh hưởng đến sản lượng lương thực, thực phẩm của cả nước, đồng thời
cũng làm thay đổi cơ cấu kinh kế và đời sống của người dân.
Tình hình thực tế ở nước ta cho thấy việc quản lý và sử dụng đất vẫn
còn nhiều bất cập. Đất đai nói chung và đất sử dụng cho hoạt động sản xuất
nông nghiệp nói riêng được quản lý và sử dụng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm
của người dân và phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu. Cùng với đó, việc
canh tác cây trồng ít quan tâm đến bảo vệ và cải tạo đất đã làm cho chất lượng
đất ngày càng bị suy giảm. Từ đó, việc nghiên cứu đánh giá hiện trạng đất đai
hợp lý, bền vững và đạt hiệu quả cao theo hướng sản xuất hàng hóa đang
được chú trọng quan tâm nghiên cứu.
Là một xã vùng I của huyện Bắc Quang, cách trung tâm huyện 7km về
phía Nam, xã Hùng An là một xã đang trên đà phát triển của huyện Bắc
Quang. Tuy nhiên nền kinh tế của xã chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông
nghiệp. Do đất đai có độ phì thấp hiệu quả sản xuất không cao nên để đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao về lương thực thực phẩm trên một đơn vị diện tích
đất được coi là vấn đề quan trong trong sản xuất nông nghiệp của xã. Tuy
nhiên, nếu đất đai không được sử dụng hợp lý sẽ làm tăng nhanh mức độ ô
nhiễm môi trường đất, nước, không khí, làm giảm sức sản xuất của đất.


2
Xuất phát từ thực tế đó, được sự đồng ý của khoa Quản Lý Tài Nguyên,
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và sự hướng dẫn của cô giáo
Ths.GVC. Dương Thanh Hà, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu

quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Hùng An, huyện
Bắc Quang, tỉnh Hà Giang”
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp xã Hùng An,
huyện bắc Quang, tỉnh Hà Giang
- Định hướng và đề xuất một số giải pháp kinh tế - kĩ thuật nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn xã
1.3. Yêu cầu
- Đánh giá đúng, khách quan trung thực, toàn diện hiện trạng sử dụng
đất nông nghiệp xã Hùng An, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
- Các phương pháp đánh giá cần phải xây dựng trên cơ sở điều tra số
liệu từ thực tế, phân tích số liệu đảm bảo tính khoa học.
- Sử dụng các phương pháp điều tra đảm bảo độ chính xác của số liệu
- Kết luận của đề tài có thể đem lại những bài học bổ ích áp dụng vào
thực tế sản xuất.
1.4. Ý nghĩa
- Củng cố được kiến thức đã được tiếp thu trong nhà trường và bổ sung
những kiến thức thực tế cho sinh viên trong quá trình thực tập tại cơ sở.
- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin của sinh viên
trong quá trình làm đề tài.
- Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng đất của sản xuất nông nghiệp từ
đó đề xuất được những giải pháp sử dụng đất đạt hiệu quả cao.


3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận.
2.1.1. Khái niệm đánh giá đất
2.1.1.1. Khái niệm về đánh giá đất đai

- Đánh giá đất đai là quá trình đoán định tiềm năng của đất đai cho
một hoặc một số loại sử dụng đất được đưa ra để lựa chọn (A.Young)
- Năm 1976, FAO đã đề xuất định nghĩa về đánh giá đất đai là quá
trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt/khoanh đất cần đánh
giá với những tính chất đất đai mà loại hình sử dụng đất yêu cầu sử dụng cần
phải có.
- Việc đánh giá đất đai cho các vùng sinh thái hoặc các vùng lãnh thổ
khác nhau là tạo ra một mức sản xuất mới ổn định và hợp lý. Trong đánh giá
đất đai được nhìn nhận như là: một vạt đất xác định về mặt địa lý trên một
diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay
đổi có tính chất chu kì có thể dự đoán được của môi trường bên trên, bên
trong và bên dưới nó như: không khí, loại đất, điều kiện địa chất, thủy văn,
thực vật, động vật, những hoạt động trước và nay của con người, ở chừng
mực mà những thuộc tính này có ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng vạt đất
đó trong hiện tại và tương lai
- Như vậy, đánh giá đất đai phải được xem xét trên phạm vi rất rộng,
bao gồm cả không gian, thời gian, tự nhiên, kinh tế và xã hội. (Nguyễn Ngọc
Nông, Nguyễn Thu Huyền, 2008) [2]
2.1.1.2. Một số phương pháp đánh giá đất trên thế giới
Tùy theo mục đích và điều kiện cụ thể, mỗi quốc gia đã đề ra nội
dung và phương pháp đánh giá đất đai của mình. Có nhiều phương pháp khác


4
nhau nhưng nhìn chung có hai khuynh hướng: Đánh giá đất theo điều kiện tự
nhiên có xem xét tới những điều kiện kinh tế - xã hội và đánh giá đất kinh tế
có xem xét tới những điều kiện tự nhiên. Dù là phương pháp nào thì cũng phải
lấy đất đai làm nền và loại sử dụng đất cụ thể để đánh giá, kết quả được thể
hiện bằng các bản đồ, báo cáo và các số liệu thống kê
* Đánh giá đất theo phân loại định lượng của Mỹ (Soil Taxonomy)

Cơ sở của phương pháp: Dựa vào các yếu tố hình thành đất của học
thuyết phát sinh nhưng cơ sở chính là những tính chất hiện tại của đất có quan
hệ mật thiết với hình thái phẫn diện đất. Định lượng các tầng phát sinh theo
định lượng chặt chẽ về hình thái và tính chất để xác định tên của tầng đất là
cơ sở để tiên hành phân loại đất.
Tại Mỹ hiện nay đang ứng dụng rộng rãi hai phương pháp
- Phương pháp tổng hợp: phân chia phức hệ lãnh thổ tự nhiên và đánh
giá đất đai theo năng suất trong nhiều năm (10 năm trở lên). Trong khi tiến
hành đánh giá đất đai, các nhà nông học đã chú ý đi vào phân hạng đất đai
cho từng loại cây trồng.
- Phương pháp yếu tố: Bằng các thống kê các yếu tố tự nhiên, xác
định tính chất đất đai và phương hướng cải tạo. Đánh giá phân hạng đất đai
dựa trên cơ sở thống kê các đặc tính tự nhiên, độ dày tầng canh tác, thành
phần cơ giới, độ thấm nước, độ lẫn đá, sỏi, hàm lượng muối độc trong đất, địa
hình tương đối, mức độ xói mòn và yếu tố khí hậu.
Ưu điểm của phương pháp
+) Dùng những chỉ tiêu định lượng và các dấu hiệu đặc trưng của tầng
đất và các tính chất hiện tại của đất để phân loại đất
+) Mang tính chất chuyên ngành sâu, tính hệ thống cao và hệ thống
mở dễ dàng bổ sung những đất mới
+) Sử dụng thuât ngữ mới gắn với bản chất và tính chất đất


5
Nhược điểm của phương pháp: Chỉ có những chuyên gia theo hệ
thống này mới hiểu và sử dụng được. (Nguyễn Ngọc Nông, Nguyễn Thu
Huyền, 2008) [2]
* Đánh giá đất đai ở Canada
Canada đánh giá đất đai theo các tính chất tự nhiên của đất và năng
suất ngũ cốc nhiều năm. Trong nhóm cây ngũ cốc lấy cây lúa mỳ làm tiêu

chuẩn và khi có nhiều loại cây thì dùng hệ số quy đổi ra lúa mỳ. Trong đánh
giá đất đai các chỉ tiêu thường được lưu ý là thành phần cơ giới, cấu trúc đất,
mức độ muối độc trong đất, xói mòn và đá lẫn.
Trên cơ sở đó đất ở Canada được chia làm 7 nhóm:
- Nhóm 1: Thích hợp với nhiều loại cây hơn cả, ít và không có
hạn chế
- Nhóm 2: Khả năng thích hợp với một số ít cây trồng, có hạn chế
chính là xói mòn, khí hậu không thuận lợi, nghèo dinh dưỡng
- Nhóm 3: Chỉ thích hợp với một số ít cây trồng, có nhiều hạn chế về
độ dốc lớn, xói mòn mạnh, thành phần cơ giới nặng, nghèo dinh dưỡng
- Nhóm 4: Thích hợp với rất ít cây trồng. Hạn chế chính là khí hậu
khắc nghiệt, bị xói mòn mạnh không có khả năng giữ nước
- Nhóm 5: Ít trồng được cây hàng năm, chỉ trồng được cây lâu năm
nhưng yêu cầu đầu tư cao
- Nhóm 6: Đất chỉ dùng được vào chăn thả gia súc
- Nhóm 7: Hoàn toàn không có khả năng sản xuất nông nghiệp.
(Nguyễn Ngọc Nông, Nguyễn Thu Huyền, 2008) [2]
* Đánh giá đất đai ở Ấn Độ
Tại Ấn Độ, một số bang đã tiến hành đánh giá đất đai, áp dụng các
phương pháp tham biến, biểu thị mối quan hệ giữa các yếu tố dưới dạng các
phương trình toán học sau:


6
Y= F(A).F(B).F(C).F(X)
Trong đó:
Y biểu thị sức sản xuất của đất
A Độ dày và đặc tính tầng đất
B Thành phần cơ giới lớp đất mặt
C Độ dốc

X Các yếu tố biến động như tưới, tiêu, độ chua, hàm lượng dinh
dưỡng, xói mòn
Kết quả phân hạng được thể hiện dưới dạng (%) hoặc điểm.Mỗi yếu
tố được phân thành nhiều cấp và tính bằng (%).
Bằng phương pháp này, đất đai ở Ấn Độ được chia thành 6 nhóm
- Nhóm 1: thượng hảo hạng, 80% - 100% đất có thể trồng bất kỳ loại
cây nào cũng cho năng suất cao
- Nhóm 2: 60 – 70%, đất có thể trồng bất kỳ cây trồng nào nhưng cho
năng suất thấp hơn
- Nhóm 3: nhóm trung bình, 40 – 59%, đất có thể trồng được một
số cây
- Nhóm 4: nhóm nghèo, 20 – 39%, đất chỉ trồng được một số cây có
chọn lọc
- Nhóm 5, rất nghèo, 10 – 19%, làm bãi chăn thả
- Nhóm 6, có dưới 10% đất dùng vào nông nghiệp. (Nguyễn Ngọc
Nông, Nguyễn Thu Huyền, 2008) [2]
2.2. Vai trò của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
- Cung cấp lương thực thực phẩm cho toàn xã hội
Thực tế cho thấy rằng xã hội càng phát triển thì yêu cầu về dinh
dưỡng do lương thực thực phẩm ngày càng tăng nhanh. Một đặc điểm quan
trọng của hàng hóa lương thực, thực phẩm là không thể thay thế bằng bất kỳ


7
một loại hàng hóa nào khác.Những hàng hóa này dù cho trình độ khoa học –
công nghệ phát triển như hiện nay, vẫn chưa có ngành nào có thể thay thế
được.Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên có tính chất quyết định sự tồn
tại, phát triển của con người và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Những hàng hóa có chứa chất dinh dưỡng có thể nuôi sống con người này chỉ
có thể có được thông qua hoạt động sống của cây trồng và vật nuôi hay nói

cách khác là thông qua quá trình sản xuất nông nghiệp.
- Quyết định an ninh lương thực quốc gia, góp phần thúc đẩy sản xuất
công nghiệp, các ngành khi tế khác và phát triển đô thị
Nông nghiệp cung cấp các nguyên liệu cho công nghiệp, đặc biệt là
công nghiệp chế biến. Nông nghiệp là khu vực dự trữ và cung cấp nguồn lao
động dồi dào cho phát triển công nghiệp, các ngành kinh tế khác và đô thị.
Nông nghiệp nông thôn là thị trường tiêu thụ rộng lớn cho hàng hóa công
nghiệp và các ngành kinh tế khác.
- Nguồn thu ngân sách quan trọng của nhà nước
Nông nghiệp là ngành kinh tế sản xuất có quy mô lớn nhất nước ta.
Tỷ trọng giá trị tổng sản lượng và thu nhập quốc dân khoảng 25% tổng thu
ngân sách trong nước. Việc huy động một phần thu nhập từ nông nghiệp
được thực hiện dưới nhiều hình thức: thuế nông nghiệp, các loại thuế kinh
doanh khác…. Bên cạnh nguồn thu ngân sách cho nhà nước việc xuất khẩu
sản phẩm nông nghiệp làm tăng nguồn thu ngoại tệ góp phần thiết lập cán
cân thương mại đồng thời cung cấp vốn ban đầu cho sự nghiệp phát triển
của công nghiệp
- Hoạt động sinh kế chủ yếu của đại bộ phận dân nghèo nông thôn
Nước ta với hơn 70% dân cư tập trung ở nông thôn họ sống chủ yếu
dựa và sản xuất nông nghiệp, với hình thức sản xuất tự cung tự cấp đáp ứng
nhu cầu thiết yếu hàng ngày.


8
- Tái tạo tự nhiên
Nông nghiệp còn có tác dụng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi
trường. Trong các ngành sản xuất chỉ có nông nghiệp mới có khả năng tái tạo
tự nhiên cao nhất mà các ngành khác không có được. Tuy nhiên nông nghiệp
lạc hậu và phát triển không có kế hoạch cũng dẫn đến đất rừng bị thu hẹp, độ
phì đất đai giảm sút, các yếu tốt khí hậu thay đổi bất lợi. Mặt khác, sự phát

triển đến chóng mặt của thành thị, của công nghiệp làm cho nguồn nước và
bầu không khí bị ô nhiễm trầm trọng. Đứng trước thảm họa này đòi hỏi phải
có sự cố gắng của cộng đồng quốc tế nhằm đẩy lùi thảm họa đó bằng nhiều
phương pháp, trong đó nông nghiệp giữ một vị trí cực kì quan trọng trong
việc thiết lập lại cân bằng sinh thái động thực vật. Vì thế phát triển công
nghiệp phải trên cơ sở phát triển nông nghiệp bền vững. [13]
2.3. Tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên thế giới
Quả đất có bán kính trung bình 6371km, chu vi theo đường xích đạo
40.075km và diện tích bề mặt của quả đất ước tính khoảng 510 triệu km2
(tương đương với 51 tỉ hecta) [14]
Bảng 2.1: Diện tích đất các đại lục trên thế giới
Đại lục

Diện tích

Châu Á

43.998.920 km2

Châu Phi

29.800.540 km2

Bắc Mỹ

24.320.100 km2

Nam Mỹ


17.599.050 km2

Châu Âu

9.699.550 km2

Châu Úc

7.687.120 km2

Châu Nam Cực

14.245.000 km2

(Nguồn: [14])


9
Theo P.Buringh, toàn bộ đất có khả năng canh tác nông nghiệp của
thế giới 3,3 tỉ hecta (chiếm 22% tổng số đất liền) còn 11,7 tỉ hecta (chiếm
78% tổng số đất liền) không dùng cho sản xuất nông nghiệp được. Diện
tích các loại đất không sử dụng được cho theo bảng 2.2:
Bảng 2.2: Diện tích các loại đất trên thế giới
Loại đất

Diện tích (ha)

Đất quá dốc

2,682 tỉ (18%)


Đất quá khô

2,533 tỉ (17%)

Đất quá lạnh

2,235 tỉ (15%)

Đất đóng băng

1,490 tỉ (10%)

Đất quá nóng

1,341 tỉ (9%)

Đất quá nghèo

0,745 tỉ (5%)

Đất quá lầy

0,596 tỉ (4%)

(Nguồn: [14])
Đất trồng trọt trên thế giới chỉ có 1,5 tỉ hecta (chiếm 10,8% tổng số
đất đai, bằng 46% đất có khả năng nông nghiệp) còn 1,8 tỉ hecta (54%) đất
có khả năng nông nghiệp chưa được khai thác
Về mặt chất lượng đất nông nghiệp thì đất có năng suất cao chỉ 14%,

đất có năng suất trung bình chiếm 28% và đất có năng suất thấp chiếm tới
58%. Điều này cho thấy đất có khả năng canh tác nông nghiệp trên toàn thế
giới có hạn, diện tích đất có năng suất cao lại quá ít. Mặt khác, mỗi năm
trên thế giới bị mất 12 triệu hecta đất trồng trọt cho năng suất cao bị
chuyển thành đất phi nông nghiệp và 100 triệu hecta đất trồng trọt bị nhiễm
độc do việc sử dụng phân bón và các loại thuốc sát trùng. [14]
Đất nông nghiệp phân bố không đều trên thế giới, tỉ lệ giữa đất nông
nghiệp so với đất tự nhiên trên các lục địa theo bảng 2.3:


ii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Diện tích đất các đại lục trên thế giới ............................................... 8
Bảng 2.2: Diện tích các loại đất trên thế giới.................................................... 9
Bảng 2.3: Tỉ lệ đất tự nhiên và đất nông nghiệp trên toàn thế giới ................ 10
Bảng 2.4: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam năm 2013.......... 11
Bảng 2.5: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Bắc Quang năm 2013 ..... 13
Bảng 4.1: Cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế xã qua các năm .................. 28
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Hùng An năm 2013 ....................... 34
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Hùng An ................... 36
Bảng 4.4: Diện tích, năng suất một số cây trồng của xã năm 2014 ................ 37
Bảng 4.5: Các loại hình sử dụng đất của xã .................................................... 38
Bảng 4.6: Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chính................................ 42
Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế của LUT .............................................................. 43
Bảng 4.8. Hiệu quả xã hội của LUT ............................................................... 48
Bảng 4.9. Hiệu quả môi trường của LUT ....................................................... 51


11

Bảng 2.4: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam năm 2013
Diện tích

Cơ cấu

(ha)

(%)

Mục đích sử dụng đất



1

Tổng diện tích đất nông nghiệp

NNP

26371,5

100

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

10210,8


38,72

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

CHN

6422,8

24,36

1.1.1.1

Đất trồng lúa

LUA

4097,1

15,54

1.1.1.2

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

COC

42,7


0,16

1.1.1.3

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

2283,0

8,66

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

3788,0

14,36

1.2

Đất lâm nghiệp

LNP

15405,8


58,41

1.2.1

Đất rừng sản xuất

RSX

7391,8

28,02

1.2.2

Đất rừng phòng hộ

RPH

5851,8

22,19

1.2.3

Đất rừng đặc dụng

RDD

2162,2


8,20

1.3

Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS

710,0

2,70

1.4

Đất làm muối

LMU

17,9

0,07

1.5

Đất nông nghiệp khác

NKH

27,0


0,10

STT

(Nguồn: Tổng cục thống kê)
2.3.3. Tình hình sử dụng đất tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
Huyện Bắc Quang có 109873,69 ha tổng diện tích tự nhiên, trong đó:
- Đất nông nghiệp có 97612,68 ha, chiếm 88,85% tổng diện tích tự nhiên
- Đất phi nông nghiệp có 4541,83 ha chiếm 4,13% tổng diện tích tự nhiên
- Đất chưa sử dụng có 7719,18 ha chiếm 7,02 % tổng diện tích đất tự nhiên.


12

4,13%
7,02%

Đất nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp
88,85%

Đất chưa sử dụng

Hình 2.1: Cơ cấu sử dụng đất đai huyện Bắc Quang
Cơ cấu trong nội bộ đất nông nghiệp đang có xu hướng tăng dần diện
tích những loại hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao như trồng cây vụ
đông, cây ăn quả tuy nhiên tỷ lệ vẫn còn thấp so với yêu cầu phát triển và so
với tổng diện tích đất nông nghiệp.
Đất phi nông nghiệp có 4541,83 ha chiếm 4,13% tổng diện tích tự

nhiên; đất ở tại nông thôn có 938,10 ha chiếm tỷ lệ lớn 0,85% tổng diện tích
tự nhiên; đất ở đô thị có 143,12 ha chiếm 0,13% tổng diện tích tự nhiên. Cơ
cấu sử dụng đất trong nội bộ đất phi nông nghiệp còn chưa hợp lý nhóm đất
chuyên dùng đất sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
còn thấp có 95,77 ha chiếm 0,08% tổng diện tích tự nhiên.


13
Bảng 2.5: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Bắc Quang năm 2013
STT
1
1.1
1.1.1
1.1.1.1
1.1.1.2
1.1.1.3
1.1.2
1.2
1.2.1
1.2.2
1.2.3
1.3
1.4
1.5

Loại đất



Diện tích

(ha)
97.612,68
17.942,69
9.448,56
5.791,06
117,29
3.540,21
8.494,13
79.058,25
61.841,05
17.217,20

Tổng diện tích đất nông nghiệp
NNP
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
Đất trồng cây hàng năm
CHN
Đất trồng lúa
LUA
Đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi
COC
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
Đất trồng cây lâu năm
CLN
Đất lâm nghiệp
LNP
Đất rừng sản xuất
RSX

Đất rừng phòng hộ
RPH
Đất rừng đặc dụng
RDD
Đất nuôi trồng thủy sản
NTS 611,74
Đất làm muối
LMU
Đất nông nghiệp khác
NHK
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bắc Quang)

Tỷ lệ
(%)
100
18,38
9,68
5,93
0,12
3,63
8,70
80,99
63,35
17,64
0,63

2.4. Hiệu quả sử dụng đất và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Do tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu
ngày càng cao của con người mà ta phải xem xét kết quả phải tạo ra như thế
nào? Chi phí bỏ ra để tạo ra kết quả đó là bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu

ích không? Chính vì thế khi đánh giá hoạt động sản xuất không chỉ dừng lại ở
việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng các hoạt động sản xuất
kinh doanh tạo ra sản phẩm đó. Theo các nhà khoa học kinh tế Smuel –
norhuas: “Hiệu quả không có nghĩa là lãng phí. Nghiên cứu hiệu quả sản xuất
phải xét đến chi phí cơ hội” (Vũ Thị Phương Thụy, 2000) [6]
Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu
cây trồng, vật nuôi phù hợp là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của
hầu hết các nước trên thế giới (Nguyễn Thị Vòng và các cộng sự, 2001) [5]


14
Khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất người ta thường đánh giá trên ba mặt:
hiệu quả về mặt kinh tế, hiệu quả về mặt xã hội và hiệu quả về mặt môi trường.
* Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế được hiểu như một hiệu số giữa kết quả và chi phí, tuy
nhiên trong thực tế đã có trường hợp không thực hiện được phép trừ hoặc
phép trừ đó không có ý nghĩa. Như vậy có thể nói một cách dễ hiểu hiệu quả
là một kết quả tốt phù hợp với mong muốn và không lãng phí.
Hiệu quả kinh tế phải đạt được 3 vấn đề sau:
+ Một là mọi hoạt động sản xuất của con người đều phải tuân thủ theo
quay luật tiếc kiệm thời gian
+ Hai là hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm lý thuyết hệ thống
+ Ba là hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của
các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường nguồn lực sẵn có phụ vụ cho
lợi ích của con người
Loại hình sản xuất canh tác Nông nghiệp phải hướng đến đảm bảo an
ninh lương thực, thu nhập ổn định lâu dài. Kết hợp giữa xen canh và luân
canh, bảo vệ đất và lấy ngắn nuôi dài. Đan xen việc sử dụng kiến thức giống
bản địa với kiến thức khoa học và giống được chọn lai tạo phẩm chất tốt. Cần
giảm thiểu chi phí đầu vào, đầu ra. Đặc biệt là bảo quản sản phẩm trong thu

hoạch và cất giữ
*Hiệu quả xã hội
Hiệu quả về mặt xã hội là phạm trù có liên quan mật thiết với hiệu quả
kinh tế và thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người. Phản ánh mối
tương quan giữa kết quả thu được về mặt xã hội mà sản xuất mang lại với các
chi phí sản xuất xã hội bỏ ra. Các chỉ tiêu phản ánh về mặt xã hội như tạo
công ăn việc làm cho lao động, xóa đói giảm nghèo, định canh, định cư, công
bằng xã hộ, nâng cao mức sống toàn dân


iii
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Cơ cấu sử dụng đất đai huyện Bắc Quang ...................................... 12
Hình 4.1: Sơ đồ vị trí xã Hùng An, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang .......... 21
Hình 4.2: Cơ cấu sử dụng đất đai xã Hùng An ............................................... 35
Hình 4.3: Ruộng lạc thôn Tân An ................................................................... 44
Hình 4.4: Biểu đồ hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất trong LUT 4 .......... 45
Hình 4.5: Biểu đồ hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất trong LUT 6 .......... 46
Hình 4.6: Đồi chè thôn An Dương .................................................................. 49
Hình 4.7: Vườn thanh long thôn An Tiến ....................................................... 52


16
các tác hại của sâu bệnh ngay trong vụ đó và cản trở sự tồn tại, tích lũy, lây
lan của chúng từ vụ này sang vụ khác. Nguyên tắc của lâu canh là chọn các
cây trồng thích hợp để loại trừ được các sâu bệnh hại chuyên tính hoặc hạn
chế tác hại của chúng.
- Xen canh là hệ thống canh tác phải trồng đồng thời nhiều loại cây
khác nhau trên cùng một khu đất. Xen canh không những là biện pháp tốt nhất

để đồng thời sử dụng tối ưu hóa các điều kiện đất, ánh sang, nước, chất dinh
dưỡng làm tăng năng suất mà còn có thể giảm thiệt hại do các loại dịch hại
gây ra cho cây trồng. Nguyên tắc là phải chọn những cây trồng xen thích hợp
sao cho chúng đem lại lợi ích cho cả hai hoặc ít nhất cũng không gây ảnh
hưởng xấu cho nhau. Cây trồng xen phải hỗ trợ phòng trừ dịch hại chính trên
các cây trồng xen, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ, duy trì quần thể
thiên địch tự nhiên hoặc hấp dẫn và khích lệ hoạt động hữu ích của thiên địch
tự nhiên trong sinh quần cây trồng xen. ( [6]
2.5.2. Mô hình SALT
Băng cây xanh theo đường đồng mức (hàng rào xanh) là hợp phần kỹ
thuật cốt lõi của mô hình SALT (Sloping Agricutural Land Technology – kỹ
thuật canh tác nông nghiệp trên đất dốc)
Mô hình SALT bao gồm 2 hợp phần kĩ thuật cơ bản là:
+ Băng cây xanh theo đường đồng mức: Phần bắc buộc (phần cứng), là
các cây phân xanh họ Đậu như cốt khí, đậu hàm, muồng, keo đậu,…hoặc các
cây không phải họ Đậu như cỏ thức ăn chăm nuôi gia súc, dứa, mía, chè…
Tốt nhất là cây họ Đậu vì ngoài ngăn dòng chảy giữ lại đất, còn cung cấp cho
đất một lượng thân xanh làm phân bón ngay tại chỗ cho cây trồng trên chính
đất dốc. Băng cây xanh được gieo trồng hàng kép theo đường đồng mức cách
nhau 4 – 10m tùy độ dốc. Cách xác định băng theo đường đồng mức được
thực hiện bởi thước chữ A.


×