Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Hoàn thiện chính sách quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp an ninh luận văn ths

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (761.47 KB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

PHẠM THỊ TUYẾT

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP AN NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội - Năm 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

PHẠM THỊ TUYẾT

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP AN NINH

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Anh Tài



Hà Nội - Năm 2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................3
4. Đóng góp của đề tài .......................................................................................3
5. Kết cấu của luận văn......................................................................................3
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ CHÍNH
SÁCH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP .......................5
1.1. Cơ sở lý luận về chính sách tài chính đối với các doanh nghiệp ..............5
1.1.1. Tài chính và chính sách tài chính trong doanh nghiệp ..........................5
1.1.2. Chính sách quản lý tài chính đối với doanh nghiệp.............................13
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến các chính sách quản lý tài chính đối với
doanh nghiệp an ninh ......................................................................................37
1.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................39
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN
CỨU .................................................................................................................47
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ..........................................................................47
2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin ...........................................................47
2.1.2. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin ...........................................47
2.1.3 Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp.........................................................49
CHƢƠNG 3THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI
VỚI DOANH NGHIỆP AN NINH ................................................................50
3.1. Khái quát chung về doanh nghiệp An ninh .............................................50
3.1.1. Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp an ninh ..................................50
3.1.2. Số lượng, cơ cấu, quy mô doanh nghiệp an ninh .................................51

3.1.3. Nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp an ninh ................................51
3.1.4. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp an ninh ............................52
3.1.5. Đóng góp của doanh nghiệp an ninh....................................................54
3.2. Phân tích thực trạng chính sách quản lý tài chính đối với doanh nghiệp
an ninh ..............................................................................................................55
3.2.1. Về chính sách quản lý vốn và tài sản đối với doanh nghiệp an ninh ..55


3.2.2. Về chính sách quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận đối
với doanh nghiệp .............................................................................................60
3.2.3. Về chính sách quản lý công tác kế toán kiểm toán và báo cáo tài chính
trong doanh nghiệp an ninh ............................................................................67
3.3. Đánh giá thực trạng chính sách quản lý tài chính đối với doanh nghiệp an
ninh...................................................................................................................71
3.3.1. Những mặt đạt được ..............................................................................71
3.3.2. Những hạn chế trong chính sách quản lý tài chính đối với các doanh
nghiệp an ninh .................................................................................................75
CHƢƠNG 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP AN NINH ...............78
4.1. Định hƣớng và yêu cầu hoàn thiện chính sách quản lý tài chính đối với
doanh nghiệp an ninh.......................................................................................78
4.1.1. Định hướng hoàn thiện chính sách quản lý tài chính đối với doanh
nghiệp an ninh .................................................................................................78
4.1.2. Yêu cầu hoàn thiện chính sách quản lý tài chính đối với doanh nghiệp
an ninh..............................................................................................................79
4.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách quản lý tài chính đối với các doanh
nghiệp an ninh..................................................................................................79
4.2.1. Chính sách quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp an ninh phải
thực hiện trên cơ sở chính sách đổi mới chung của nền kinh tế - xã hội .......79
4.2.2. Hoàn thiện chính sách quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp an

ninh phải từng bƣớc đáp ứng xu hƣớng áp dụng quản lý chi tiêu công hiện
đại .....................................................................................................................80
4.2.4. Chính sách quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp an ninh phải
đảm bảo tính hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc .........82
4.2.5. Quá trình quản lý, phân bổ và sử dụng nguồn thu phải hợp lý, tránh
hiện tượng sử dụng cơ sở vật chất của nhà nước phục vụ cho lợi ích cá nhân
và lợi ích riêng của đơn vị ...............................................................................82
4.2.6. Tăng cƣờng sử dụng các công cụ, hệ thống thông tin quản lý cùng với
biện pháp kinh tế trong việc hoàn thiện chính sách quản lý tài chính các
doanh nghiệp an ninh.......................................................................................83
4.3. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN
LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP AN NINH............................84


4.3.1. Đổi mới quy trình phân bổ vốn cho các doanh nghiệp an ninh...........84
4.3.2. Bổ sung hoàn thiện chính sách, chế độ và văn bản pháp luật ..............90
4.3.3. Chỉ đạo công tác kế toán trong quản lý tài chính hoạt động có thu của
các doanh nghiệp an ninh ................................................................................92
4.3.4. Hoàn thiện chỉ đạo quyết toán tài chính hoạt động có thu ...................93
KẾT LUẬN .....................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................96


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Doanh nghiệp An ninh là doanh nghiệp Nhà nƣớc đƣợc thiết kế, đầu
tƣ thành lập để trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ mang tính ổn định, thƣờng
xuyên trong những lĩnh vực, địa bàn trực tiếp phục vụ An ninh và đảm bảo
bí mật An ninh Quốc gia, cung cấp các sản phẩm dịch vụ, do Nhà nƣớc đặt
hàng hoặc giao kế hoạch ổn định, thƣờng xuyên sản xuất, cung ứng, một

hoặc một số sản phẩm mà các doanh nghiệp bên ngoài không làm đƣợc
hoặc không đƣợc phép làm thực hiện nhiệm vụ, An ninh.
Đánh giá về vai trò của doanh nghiệp thuộc Bộ Công an, Ban chấp
hành Trung ƣơng đã nhận xét: “Trong thời gian qua, lực lƣợng Công an
tham gia làm kinh tế đã thu đƣợc một số kết quả, tận dụng đƣợc các nguồn
thu đóng góp cho Ngân sách Nhà nƣớc; sử dụng và tạo việc làm cho hàng
ngàn lao động, nhất là số cán bộ chiến sỹ Công an trong diện dƣ dôi; phát
triển đƣợc một số cơ sở sản xuất, phƣơng tiện kỹ thuật nghiệp vụ phục vụ
cho ngành và hoạt động kinh tế nghiệp vụ, tổ chức tốt việc lao động sản
xuất ở các doanh nghiệp, góp phần cải thiện đời sống vật chất của cán bộ,
chiến sỹ, công nhân viên,…”
Hiện nay các doanh nghiệp an ninh đã và đang từng bƣớc đầu tƣ sản
xuất kinh doanh, từng bƣớc củng cố các hoạt động của doanh nghiệp, bổ
sung vốn đầu tƣ phát triển, cung cấp nhiều mặt hàng, trang thiết bị kỹ thuật
phục vụ cho ngành, doanh thu từ sản phẩm phục vụ ngành từng bƣớc đƣợc
nâng lên, góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động. Các
doanh nghiệp đã tích cực chủ động nghiên cứu, áp dụng khoa học công
nghệ vào sản xuất doanh nghiệp, sản phẩm làm ra có chất lƣợng, nhiều mặt
hàng có chất lƣợng cao góp phần phục vụ yêu cầu công tác, chiến đấu và
xây dựng lực lƣợng Công an nhân dân, nhiều sản phẩm đã tham gia thị
trƣờng và đƣợc thị trƣờng tín nhiệm, một số sản phẩm đã đƣợc xuất khẩu ra
nƣớc ngoài. Bên cạnh đó các doanh nghiệp Công an nhân dân cũng góp
1


phần đáng kể vào công tác xã hội, từ thiện của ngành, cải thiện đời sống
sinh hoạt, điều kiện công tác cho cán bộ, chiến sỹ.
Trong tình hình hiện nay toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đã
và đang là xu thế tất yếu của thời đại. Trƣớc sự phát triển nhƣ vũ bão của
khoa học kỹ thuật và công nghệ, muốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả

cũng nhƣ các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế khác, các doanh nghiệp
an ninh cũng không thể đứng ngoài guồng quay của hội nhập kinh tế, cơ
chế thị trƣờng. Các doanh nghiệp muốn phát triển, kinh doanh có hiệu quả
phải tăng cƣờng ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất kinh
doanh, phải tăng cƣờng hợp tác, đầu tƣ và vƣơn ra tiếp cận thị trƣờng thế
giới. Trƣớc bối cảnh khó khăn chung của cả nƣớc, cộng đồng doanh nghiệp
nói chung và doanh nghiệp an ninh nói riêng cũng phải đối mặt với nhiều
diễn biến phức tạp của nền kinh tế, giao kế hoạch giảm, hàng tồn kho lớn,
Chính phủ cắt giảm chi đầu tƣ công,… Sự thay đổi liên tục của chính sách
tài chính trong những năm gần đây cũng đã ảnh hƣởng rất lớn tới quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh và định hƣớng phát triển doanh nghiệp. Do
vậy, việc nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện chính sách quản lý tài chính đối
với doanh nghiệp an ninh” đang đƣợc coi là một trong những vấn đề bức
xúc, có ý nghĩa, cần đƣợc nghiên cứu xem xét cả về lý luận và thực tiễn.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu: trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực
tiễn về chính sách quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp an ninh, để đề
xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính qua đó
giúp các doanh nghiệp an ninh phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ của doanh nghiệp. Để thực hiện mục tiêu đó, đề tài cần thực hiện các
nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách quản lý tài
chính nói chung và chính sách tài chính nói riêng đối với các doanh nghiệp
an ninh.
2


- Phân tích thực trạng chính sách quản lý tài chính đối với các doanh
nghiệp An ninh.
- Đề xuất những kiến nghị và một số giải pháp nhằm hoàn thiện

chính sách quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp an ninh.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn là cơ chế, chính sách quản lý tài
chính của Chính phủ, Bộ, ngành đối với các doanh nghiệp an ninh
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: đề tài đƣợc nghiên cứu trong phạm vi các
doanh nghiệp an ninh do Bộ Công an thành lập và quản lý.
- Phạm vi về thời gian: đề tài đƣợc nghiên cứu với các số liệu chủ
yếu từ năm 2010 đến năm 2015.
- Phạm vi về nội dung: Chính sách quản lý tài chính doanh nghiệp có
phạm vi rất rộng, bao gồm nhiều mô hình khác nhau. Tuy nhiên, đề tài này
tập trung chủ yếu nghiên cứu chính sách quản lý tài chính đối với các doanh
nghiệp an ninh.
4. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Về mặt lý luận
Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về chính sách quản lý tài chính đối
với doanh nghiệp An ninh.
Về mặt thực tiễn
- Nêu lên những vấn đề bất cập hiện nay trong chính sách quản lý tài
chính đối với các doanh nghiệp an ninh, qua đó tìm hiểu nguyên nhân của
sự bất cập.
- Đề xuất đƣợc những quan điểm và giải pháp quan trọng để hoàn
thiện chính sách quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp An ninh.
5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3


Ngoài phần mở bài và kết luận, nội dung của đề tài đƣợc trình bày ở

4 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và Tổng quan tài liệu về chính sách quản lý
tài chính đối với doanh nghiệp nhà nƣớc.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu.
Chƣơng 3: Thực trạng chính sách quản lý tài chính đối với doanh
nghiệp an ninh.
Chƣơng 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý tài
chính đối với các doanh nghiệp an ninh.

4


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ CHÍNH SÁCH
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận về chính sách tài chính đối với các doanh
nghiệp
1.1.1. Tài chính và chính sách tài chính trong doanh nghiệp
1.1.1.1. Tài chính
Tài chính là phạm trù kinh tế thuộc khâu phân phối, gắn liền với sự ra
đời và tồn tại của Nhà nƣớc, phát triển theo quá trình phát triển của nền sản
xuất hàng hóa và quan hệ hàng hóa - tiền tệ.
Theo nghĩa rộng, tài chính là tổng thể các mối quan hệ, dựa vào đó
nhà nƣớc thực hiện việc phân phối và phân phối lại tổng thể sản phẩm xã
hội và thu nhập quốc dân dƣới hình thức giá trị, hình thành nên các quỹ tiền
tệ tập trung của Nhà nƣớc và các quỹ không tập trung của các đơn vị kinh tế
cơ sở, sử dụng chúng nhằm bảo đảm tái sản xuất mở rộng và các nhu cầu
khác của xã hội.
Tùy theo mỗi nƣớc hệ thống tài chính có sự khác biệt. Ở nƣớc ta, hệ
thống tài chính bao gồm tài chính nhà nƣớc (ngân sách nhà nƣớc, bảo hiểm,

tín dụng), tài chính xí nghiệp và ngành kinh tế quốc dân để phân phối và
phân phối lại sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân. Ngân sách nhà nƣớc
giữ vị trí chủ yếu trong hệ thống tài chính ở nƣớc ta, là một khâu quan trọng
nhất trong tài chính công. Thu của ngân sách nhà nƣớc đƣợc lấy từ nhiều
lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau, trong đó thuế là hình thức thu phổ biến
dựa trên tính cƣỡng chế là chính. Chi tiêu của ngân sách nhà nƣớc nhằm
duy trì sự tồn tại của bộ máy nhà nƣớc và thực hiện các chức năng của Nhà
nƣớc. Ngân sách nhà nƣớc là một hệ thống bao gồm các cấp ngân sách phù
hợp với hệ thống chính quyền nhà nƣớc các cấp. Ở Việt Nam, những năm
qua, Nhà nƣớc đã ban hành văn bản quy phạm pháp luật tài chính để tạo

5


nên một động thái mới về điều hành tài chính và ngân sách, góp phần quan
trọng trong việc thúc đẩy tốc độ tăng trƣởng kinh tế.
Nhiều nhà kinh tế học coi tài chính là quan hệ thu chi tiền tệ, qua đó
hình thành nên những quỹ tiền tệ tập trung (ngân sách nhà nƣớc) và không
tập trung (vốn của các doanh nghiệp, quỹ gia đình) và sử dụng những quỹ
tiền tệ đó để thực hiện những mục tiêu nhất định.
Tài chính nƣớc ta là hệ thống quan hệ kinh tế biểu hiện trong lĩnh vực
hình thành, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân
nhằm xây dựng, bảo vệ và phát triển xã hội chủ nghĩa (Giáo trình kinh tế Chính trị Mác - Lê Nin của Bộ giáo dục và đào tạo) hoặc: tài chính là một
phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với kinh tế hàng hóa và kinh tế thị
trƣờng. Đó là một hệ thống các quan hệ kinh tế nhất định biểu hiện dƣới
hình thức tiền tệ, nhằm phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần của nhân dân.
Nhƣ vậy, có thể coi tài chính là một phạm trù kinh tế, phản ánh mối
quan hệ giữa các chủ thể kinh tế trong việc hình thành, quản lý và sử dụng
các quỹ tiền tệ nhằm phát triển sản xuất và thỏa mãn các nhu cầu chung của

xã hội, cũng nhƣ nhu cầu của các tổ chức, cá nhân.
Việc xác định đúng đắn bản chất tài chính có ý nghĩa quan trọng, tạo
điều kiện phân biệt phạm trù này với phạm trù khác, giúp cho việc sử dụng
tốt hơn phạm trù tài chính trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong thực tế,
nguồn tài chính đƣợc nói đến với nhiều tên gọi: vốn tiền tệ, vốn bằng tiền,
tiền vốn và những tên gọi riêng khác nhƣ vốn trong dân, vốn tín dụng, vốn
ngân sách,... tất cả các quỹ tiền tệ đều vận động từ việc tạo lập (hoặc bổ
sung) và đƣợc sử dụng. Ví dụ, ngân sách nhà nƣớc đƣợc chia thành: chi tiêu
thƣờng xuyên và chi đầu tƣ phát triển. Ngay trong chi tiêu thƣờng xuyên lại
chia thành chi hành chính, chi quốc phòng – an ninh, chi văn hóa xã hội...
Qua phân tích trên có thể xác định đƣợc bản chất của tài chính:

6


Sự vận động độc lập tƣơng đối của các nguồn tài chính để trực tiếp
(hay thông qua thị trƣờng) tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhƣ khía cạnh
trực quan của tài chính.
Phía sau những hiện tƣợng bề mặt đó là những quan hệ kinh tế trong
phân phối của xã hội dƣới hình thức phân phối các nguồn tài chính.
Việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ là phƣơng thức phân phối đặc
thù giúp cho việc phân biệt phạm trù tài chính với các phạm trù phân phối
khác nhƣ: tiền lƣơng, giá cả,...
Có thể khái quát nội dung kinh tế của phạm trù tài chính nhƣ sau: tài
chính đƣợc đặc trƣng bằng sự vận động độc lập tƣơng đối của tiền tệ với
chức năng phƣơng tiện thanh toán và phƣơng tiện cất trữ trong quá trình tạo
lập hay sử dụng các quỹ tiền tệ đại diện cho những sức mua nhất định ở các
chủ thể kinh tế - xã hội. Tài chính phản ánh tổng hợp các quan hệ kinh tế
trong phân phối các nguồn lực tài chính thông qua tạo lập và sử dụng các
quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất hay tiêu dùng của các chủ thể

(pháp nhân, thể nhân) trong xã hội. Bản chất của tài chính cần thể hiện rõ
hơn qua hai chức năng của nó là phân phối và giám đốc.
Chức năng phân phối: là cái vốn có, nằm sẵn trong phạm trù tài chính
và biểu hiện bản chất của tài chính trong đời sống kinh tế - xã hội khi phân
phối của cải vật chất dƣới hình thức giá trị. Chính nhờ chức năng này mà
những nguồn tài lực đại diện cho những bộ phận của cải xã hội đƣợc đƣa
vào sử dụng với các mục đích khác nhau của đời sống xã hội.
Đối tƣợng phân phối ở đây là của cải xã hội dƣới hình thức giá trị, là
các nguồn tài chính, là tiền tệ đang vận động một cách độc lập với tƣ cách
là phƣơng tiện thanh toán và phƣơng tiện cất trữ trong quá trình tạo lập và
sử dụng các quỹ tiền tệ. Chủ thể phân phối có thể là: nhà nƣớc, doanh
nghiệp, các tổ chức xã hội và dân cƣ.
Chức năng giám đốc: đó là khả năng khách quan để sử dụng tài chính
làm công cụ kiểm tra, giám đốc bằng đồng tiền với việc sử dụng chức năng
7


thƣớc đo giá trị và phƣơng tiện thanh toán của tiền tệ. Khả năng này thể
hiện ở chỗ khi thực hiện chức năng phân phối, sự kiểm tra có thể diễn ra
dƣới dạng: xem xét tính cấp thiết, quy mô của việc phân phối các nguồn tài
chính, hiệu quả của việc phân phối các quỹ tiền tệ (tạo lập hay sở dụng các
quỹ tiền tệ).
Chủ thể của giám đốc, kiểm tra cũng chính là các chủ thể phân phối.
Chức năng giám đốc của tài chính luôn gắn với chức năng phân phối. Ngay
trong quá trình phân phối bằng việc sử dụng tài chính quá trình vận động
của các nguồn tài chính để tạo lập, để sử dụng các quỹ tiền tệ đã luôn có sự
cần thiết và khả năng kiểm tra sát sao các quá trình đó.
Từ hai chức năng trên, các chức năng của tài chính đƣợc chi tiết hóa
nhƣ sau:
Chức năng huy động và phân bổ các nguồn lực: nguồn ngân sách

đƣợc hình thành chủ yếu từ thuế và nguồn ngân sách này sẽ đƣợc phân bổ
cho các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Chức năng phân phối, thực hiện công bằng xã hội: chức năng này
đƣợc thể hiện thông qua phân phối lần đầu và phân phối lại sản phẩm xã
hội. Thông qua các công cụ, trong đó tập trung ở công cụ thuế, Nhà nƣớc có
thể điều tiết thu nhập giữa các cá nhân, các tầng lớp dân cƣ, các tổ chức các
doanh nghiệp... nhờ đó duy trì đƣợc sự công bằng xã hội ở mức độ nhất
định, hạn chế phân hóa giàu nghèo tạo nên sự ổn định xã hội.
Chức năng tạo lập duy trì ổn định kinh tế vĩ mô: để điều tiết nền kinh
tế, Nhà nƣớc sử dụng các công cụ tài chính nhƣ thuế, lãi suất, bù giá...
nhằm tạo ra các quan hệ cân đối lớn góp phần phát triển ổn định, hạn chế
những tác nhân mất cân đối.
Chức năng giám đốc bằng tiền của tài chính: chức năng này đƣợc thể
hiện chủ yếu thông qua các mệnh lệnh hành chính và sự kiểm tra giám sát
của Nhà nƣớc.
1.1.1.2. Chính sách tài chính trong doanh nghiệp
8


Chính sách đƣợc hiểu là tổng thể các quan điểm, tƣ tƣởng, các giải
pháp và các công cụ tác động lên các chủ thể kinh tế - xã hội nhằm thực
hiện những mục tiêu nhất định.
Có thể coi chính sách là phƣơng thức hành động đƣợc một chủ thể
khẳng định và thực hiện nhằm gải quyết những vấn đề lặp lại. Theo Frene
Ellis thì: “Chính sách đƣợc xác định nhƣ là một đƣờng lối hành động mà
Chính phủ lựa chọn đối với mọi lĩnh vực của nền kinh tế, kể cả các mục
tiêu mà Chính phủ tìm kiếm và lựa chọn các phƣơng pháp để theo đuổi các
mục tiêu đó”.
Chính sách kinh tế - xã hội là tổng thể các quan điểm, tƣ tƣởng, các
giải pháp và công cụ mà Nhà nƣớc sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh

tế - xã hội nhằm giải quyết các vấn đề chính sách, thực hiện những mục tiêu
nhất định theo định hƣớng mục tiêu tổng thể của đất nƣớc.
Chính sách tài chính đƣợc hiểu là một bộ phận của chính sách kinh tế
- xã hội. Chính sách tài chính là tiêu chuẩn xử lý quan hệ phân phối tài
chính theo lợi ích của giai cấp thống trị (Đại từ điển Kinh tế thị trƣờng –
Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức Bách khoa).
Có nhiều cách phân loại chính sách tài chính:
Thứ nhất, theo phạm vi hoạt động có thể chia thành chính sách tài
chính quốc gia, chính sách tài chính của một tổ chức nhƣ một tỉnh, một
ngành và chính sách tài chính của một doanh nghiệp.
Chính sách tài chính quốc gia là các quyết định của Nhà nƣớc về thu
nhập và chi tiêu. Chính sách tài chính (chính sách tài khóa) trong kinh tế
học vĩ mô là chính sách thông qua chế độ thuế và đầu tƣ công cộng để tác
động đến nền kinh tế. Chính sách tài chính và chính sách tiền tệ là các chính
sách quản lý vĩ mô quan trọng.
Khi nền kinh tế trong giai đoạn suy thoái, nhà nƣớc có thể giảm thuế,
tăng chi tiêu (đầu tƣ công cộng) nhằm giảm suy thoái kinh tế. Chính sách
tài chính nhƣ vậy đƣợc gọi là chính sách tài chính nới lỏng. Ngƣợc lại, khi
9


nền kinh tế ở pha bùng nổ và có hiện tƣợng nóng, thì nhà nƣớc có thể tăng
thuế và giảm chi tiêu của mình để ngăn cho nền kinh tế khỏi rơi vào trạng
thái quá nóng dẫn tới đổ vỡ. Chính sách tài chính nhƣ thế gọi là chính sách
tài chính thắt chặt.
Chính sách tài chính quốc gia là một bộ phận trong chính sách kinh tế
chung và trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của một nƣớc. Bao
gồm các phƣơng hƣớng và biện pháp cơ bản về tài chính đƣợc nhà nƣớc
ban hành để thực hiện thống nhất đƣờng lối, chính sách tạo vốn, phân phối
và sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả, điều tiết quan hệ tích lũy - tiêu

dùng, nhằm kích thích phát triển sản xuất, bảo đảm lợi ích kinh tế, xã hội
của các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cƣ; ổn định nền tài chính
quốc gia, ổn định thị trƣờng, thực hiện công bằng trong phân phối các
nguồn vốn tài chính và phát triển thị trƣờng tài chính. Bao gồm một hệ
thống các chính sách về ngân sách nhà nƣớc, tiền tệ - tín dụng, bảo hiểm, tài
chính doanh nghiệp, tài chính đối ngoại, tài chính dân cƣ và chính sách về
quản lý các nguồn vốn và tài sản quốc gia về phƣơng diện tài chính.
Chính sách tài chính quốc gia đƣợc thể hiện ở việc hoạch định và
thực thi chính sách tài chính quốc gia là đề ra các chủ trƣơng, chính sách
đƣờng lối và biện pháp về tài chính trong một thời kỳ tƣơng đối lâu dài.
Phạm vi của chính sách tài chính quốc gia ở nƣớc ta hiện nay gồm các lĩnh
vực: tài chính nhà nƣớc, tài chính doanh nghiệp, tài chính dân cƣ.
Mục tiêu chính của chính sách tài chính quốc gia là tăng cƣờng tiềm
lực tài chính của đất nƣớc; kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả và sức mua
của đồng tiền và tạo công ăn việc làm.
Chính sách tài chính của một tổ chức là chính sách của một địa
phƣơng, một ngành huy động và sử dụng các nguồn tài chính phục vụ cho
mục tiêu hoạt động trong phạm vi địa phƣơng, ngành. Về bản chất, chính
sách tài chính của một tổ chức vừa có tính độc lập vừa có tính phụ thuộc.
Tính độc lập thể hiện nguồn tài chính đƣợc huy động và sử dụng vào địa
10


phƣơng, ngành mình. Tính phụ thuộc thể hiện ở chỗ, nguồn tài chính hình
thành có mối quan hệ chặt chẽ với nguồn tài chính quốc gia; đồng thời, việc
hình thành và sử dụng các nguồn tài chính phải tuân thủ các quy định, chế
độ tài chính thống nhất.
Chính sách tài chính của một doanh nghiệp. Trong nền kinh tế,
doanh nghiệp là đơn vị sản xuất kinh doanh. Hoạt động của doanh nghiệp là
một quá trình liên tục bao gồm sử dụng các nguồn lực đầu vào, tổ chức quá

trình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, chính vì thế, chính sách tài
chính của doanh nghiệp về bản chất là hệ thống các biện pháp nhằm thực
hiện quá trình thu chi tài chính của doanh nghiệp. Theo đó, chính sách tài
chính của doanh nghiệp gồm chính sách đảm bảo các khoản chi phí cho các
nguồn lực đầu vào nhƣ tiền lƣơng, địa tô, lãi suất, các chi phí kinh doanh
và tiêu thụ, các khoản thu nhập từ bán hàng hóa, dịch vụ và các khoản đóng
thuế và làm nghĩa vụ khác.
Thứ hai, theo sự vận động của các nguồn tài chính, có thể phân chia
chính sách tài chính thành hai chính sách chủ yếu là chính sách huy động và
chính sách sử dụng nguồn tài chính.
- Chính sách huy động nguồn tài chính là hệ thống các mục tiêu, biện
pháp tạo lập các nguồn tài chính, hình thành lên các quỹ tài chính của một
quốc gia (ngân sách nhà nƣớc), quỹ tài chính của một tổ chức (ngân sách
của địa phƣơng, của ngành), quỹ tài chính của doanh nghiệp (ngân sách
doanh nghiệp). Để hình thành các nguồn tài chính này, mỗi cấp tài chính
phải sử dụng những công cụ thích hợp.
Trên phạm vi quốc gia, các công cụ huy động nguồn tài chính là thuế
công trái, trong đó thuế là công cụ chủ yếu. Thực tiễn nƣớc ta hiện nay cho
thấy, thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nƣớc. Khi nền kinh tế thị
trƣờng càng phát triển thì thuế càng trở thành là nguồn thu tuyệt đối của
ngân sách nhà nƣớc.

11


Đối với tổ chức, công cụ tạo lập nguồn của ngân sách của một tổ
chức vừa là thuế và chuyển khoản từ ngân sách nhà nước. Tùy trình độ phát
triển và tùy tính chất hoạt động của tổ chức mà mức độ quan trọng của các
công cụ này có sự khác nhau. Đối với một tỉnh, một địa phƣơng điều kiện
kinh tế thị trƣờng phát triển chƣa cao, hoặc là một số địa phƣơng còn gặp

khó khăn nên trình độ phát triển thấp, nguồn thu từ thuế tại các địa phƣơng
còn thấp thì công cụ chuyển khoản từ ngân sách nhà nƣớc trung ƣơng cho
ngân sách địa phƣơng giữ vị trí quan trọng. Thực tiễn nhiều tỉnh miền núi
nƣớc ta do điều kiện kém phát triển nên chuyển khoản từ trung ƣơng cho
địa phƣơng chiếm 70-80% trong cơ chế ngân sách địa phƣơng. Nhƣng trong
nền kinh tế thị trƣờng phát triển cao, sản xuất kinh doanh của các địa
phƣơng mạnh lên, Nhà nƣớc trung ƣơng thực hiện phân cấp mạnh hơn cho
địa phƣơng những khoản thu thuế. Trong điều kiện đó, công cụ thuế lại trở
thành chủ yếu.
Tuy nhiên đối với một tổ chức là một ngành, điều này có điểm khác
biệt. Do quản lý theo ngành, nên cũng cần phải có tài chính cho ngành hoạt
động. Nhƣng nguồn tài chính của một ngành không thể từ thuế, vì thuế
đóng góp của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh đều phải tập trung
vào ngân sách nhà nƣớc. Chính vì thế, công cụ tạo lập nguồn thu cho ngân
sách của một ngành chủ yếu dựa vào chuyển khoản từ ngân sách nhà nƣớc
Trung ƣơng.
Đối với một doanh nghiệp, công cụ tạo lập nguồn thu cho ngân sách
doanh nghiệp chủ yếu từ giá cả. Thông qua giá cả, doanh nghiệp có đƣợc
thu nhập để tạo lập nên nguồn tài chính của mình.
- Chính sách sử dụng nguồn tài chính là việc xây dựng và áp dụng
các công cụ để phân phối nguồn tài chính thu đƣợc cho các nhu cầu khác
nhau. Thông thƣờng các công cụ sử dụng nguồn tài chính gồm công cụ đầu
tƣ, tiền lƣơng, tiền thƣởng, bảo hiểm, trợ cấp, các khoản chuyển từ cấp trên
xuống cấp dƣới, tích lũy...
12


1.1.2. Chính sách quản lý tài chính đối với doanh nghiệp
1.1.2.1. Khái niệm chính sách quản lý tài chính đối với doanh nghiệp
Hoạt động tài chính trong các doanh nghiệp hiểu theo nghĩa rộng bao

gồm các hoạt động kinh tế, các quan hệ kinh tế trong đó có sự vận động
hoặc sự biểu hiện của tiền tệ thông qua các quan hệ tiền tệ. Cốt lõi của các
mối quan hệ đó là những quan hệ về giá cả đƣợc biểu hiện dƣới các sắc thái
khác nhau. Hình thức biểu hiện của các hoạt động tài chính trong doanh
nghiệp là hết sức đa dạng và linh động, phụ thuộc nhiều yếu tố. Cũng chính
vì thế, chính sách quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nếu hiểu theo
nghĩa đầy đủ cũng bao hàm rất nhiều thành tố. Tất cả những vấn đề nhƣ:
Pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và phƣơng pháp quản lý vận hành
doanh nghiệp đều nằm trong một khái niệm đó là chính sách quản lý tài
chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở đây, chúng ta có thể tách chính sách quản
lý tài chính đối với doanh nghiệp thành hai phần cơ bản, dựa trên hai giác
độ tiếp cận khác nhau đối với việc quản lý tài chính doanh nghiệp đó là giác
độ quản lý nhà nƣớc và giác độ quản lý trong doanh nghiệp.
Trên giác độ quản lý nhà nước, ngƣời ta đặc biệt quan tâm đến hai
vấn đề đầu tiên đó là Pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật. Xây dựng
pháp luật về tài chính và tổ chức thực hiện nó chính là nhà nƣớc đã tạo ra
một môi trƣờng chính thức, bình đẳng và công khai cho các doanh nghiệp
hoạt động. Thông qua đó, nhà nƣớc có thể tác động trực tiếp hay gián tiếp
lên các hoạt động tài chính của tất cả các doanh nghiệp nói chung hay một
hoặc một nhóm các doanh nghiệp nói riêng. Với những điều chỉnh thích
hợp về pháp luật trong từng thời kì, từng hoàn cảnh điều kiện nhất định, nhà
nƣớc có thể tạo nên những thay đổi rất căn bản trong chính sách quản lý tài
chính doanh nghiệp hƣớng đến những mục tiêu: đảm bảo các doanh nghiệp
phát triển đúng hƣớng, nâng cao hiệu quả và đóng góp của các doanh
nghiệp đối với đất nƣớc, tạo điều kiện phát triển và hạn chế những tiêu cực
trong quá trình tăng trƣởng phát triển kinh tế. Và xét cho cùng, nhà nƣớc là
13


thể chế duy nhất thực hiện chức năng quản lý đất nƣớc bằng pháp luật, pháp

luật chính là công cụ vô cùng hữu hiệu mà chỉ nhà nƣớc mới có và dùng
đƣợc.
Trên giác độ doanh nghiệp, các doanh nghiệp thực hiện chức năng
quản lý tài chính của mình thông qua việc ra các quyết định tài chính nhƣ
huy động vốn, quản lý thu chi, đầu tƣ v.v Trong đó mục tiêu quan trọng
nhất là tối đa hoá nguồn vốn chủ sở hữu và tối đa hoá lợi nhuận cho doanh
nghiệp. Để thực hiện đƣợc các mục tiêu này, mỗi doanh nghiệp có thể có
những cách làm khác nhau, một chiến lƣợc riêng, một phƣơng pháp quản lý
và hoạt động riêng biệt. Công tác quản lý tài chính trên giác độ này do đó
rất đa dạng, linh hoạt phụ thuộc vào những đặc điểm riêng của từng doanh
nghiệp.
Tuy nhiên, chúng ta phải luôn khẳng định rằng, giữa việc thực hiện
chức năng quản lý nhà nƣớc và quản lý trong mỗi doanh nghiệp có mỗi
quan hệ tƣơng hỗ vô cùng mật thiết và chặt chẽ. Một doanh nghiệp nói
riêng và cả khu vực kinh tế nói chung chỉ có thể phát triển tốt, thực hiện
đƣợc các mục tiêu do doanh nghiệp và do xã hội đề ra khi và chỉ khi chúng
đƣợc hoạt động trong một môi trƣờng pháp luật lành mạnh và phù hợp,
cũng nhƣ doanh nghiệp có những định hƣớng phát triển và phƣơng pháp
quản lý đúng đắn. Pháp luật có những ảnh hƣởng quyết định lên việc ra
quyết định của mỗi ngƣời đứng đầu doanh nghiệp và ngƣợc lại những quyết
định của ngƣời đứng đầu trong doanh nghiệp phản ảnh những nhu cầu
những thay đổi thích nghi trong từng thời kì của nền kinh tế và qua đó tác
động trở lại đối với ngƣời hoạch định chính sách, xây dựng chính sách quản
lý tài chính doanh nghiệp cấp nhà nƣớc.
Từ những phân tích trên, luận văn quan niệm: Chính sách quản lý tài
chính đối với doanh nghiệp hiểu một cách chung nhất là tổng thể các hình
thức và phƣơng pháp tác động lên hoạt động tài chính của doanh nghiệp,
nhờ đó mọi nguồn lực của doanh nghiệp (Vốn, lao động, tài nguyên) đƣợc
14



kết hợp chặt chẽ với nhau tạo thành sức mạnh giúp cho doanh nghiệp phát
triển tốt nhất, thực hiện đƣợc các mục tiêu kinh tế - xã hội cũng nhƣ các
mục tiêu riêng của doanh nghiệp.
Xét về bản chất, chính sách quản lý tài chính đối với doanh nghiệp an
ninh phản ánh hệ thống quan hệ kinh tế dƣới hình thức giá trị trong quá
trình hình thành và sử dụng các nguồn tài chính nhằm phục vụ cho việc
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành Công an, trong việc đảm bảo an
ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Chính sách quản lý tài chính đối với doanh nghiệp phụ thuộc vào
chính sách tài chính đối với từng ngành, từng lĩnh vực và cũng có những
đặc điểm chung nhƣ chính sách tài chính trong nền kinh tế. Đó là những
biện pháp, hình thức tổ chức quản lý việc tạo lập, phân phối và sử dụng
nguồn tài chính cho hoạt động của doanh nghiệp. Vì thế, nó thể hiện quan
hệ phân phối lợi ích giữa nhà nƣớc với doanh nghiệp, giữa các doanh
nghiệp với nhau, cũng nhƣ giữa các bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp.
Do phải giải quyết các mối quan hệ lợi ích nên chính sách quản lý tài
chính nói chung, chính sách quản lý tài chính ngành Công an nói riêng rất
nhạy cảm. Nó liên quan đến phân phối nguồn vốn của xã hội. Việc phân
phối đúng sẽ thúc đẩy nền kinh tế nói chung, hoạt động của ngành Công an
nói riêng phát triển và ngƣợc lại.
1.1.2.2. Nội dung chính sách quản lý tài chính đối với doanh
nghiệp
(1) Chính sách quản lý vốn và tài sản
Vốn và tài sản là hai mặt chính yếu và quan trọng nhất trong sự tồn
tại của bất cứ một doanh nghiệp nào, đây là hai mặt của một quá trình thống
nhất không thể tách rời. Vốn là nguồn lực cho mọi hoạt động của doanh
nghiệp, doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và hoạt động đƣợc khi có vốn. Phía
bên kia, tài sản lại chính là sự biểu hiện hình thái và hiện trạng của vốn
đƣợc đầu tƣ vào quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

15


* Quản lý vốn đối với doanh nghiệp:
Chính sách quản lý vốn đối với doanh nghiệp chính là việc xác định
và điều chỉnh các hình thức huy động vốn và cơ cấu vốn trong doanh
nghiệp. Xét một cách tổng thể trong doanh nghiệp có thể có những hình
thức vốn sau:
Nguồn vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp thƣờng
bao gồm các bộ phận sau:
Vốn góp ban đầu
Lợi nhuận không chia
Phát hành cổ phiếu
+ Vốn góp ban đầu:
Đây là loại vốn đƣợc hình thành tại thời điểm đầu tiên khi doanh
nghiệp đƣợc thành lập. Khi nói đến nguồn vốn tự có của doanh nghiệp bao
giờ cũng phải xem xét hình thức sở hữu của doanh nghiệp đó, hình thức sở
hữu sẽ quyết định tính chất và hình thức tạo vốn của bản thân doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp đăng kí thủ tục thành lập và xin cấp giấy phép kinh
doanh, bao giờ cũng phải có một lƣợng vốn tối thiểu theo quy định của
pháp luật đó là vốn pháp định. Ngoài ra, doanh nghiệp hoàn toàn có thể có
một luợng vốn lớn hơn vốn pháp định mà những chủ sở hữu trong công ty
tự thoả thuận về số lƣợng và tỉ lệ góp vốn, đây là vốn điều lệ. Vốn điều lệ
nhìn chung là do tự những ngƣời sáng lập nên công ty thoả thuận với nhau
miễn là không nhỏ hơn vốn pháp định, tất nhiên đối với một số ngành nghề
nhất định, nhà nƣớc cũng có những quy định riêng về lƣợng vốn điều lệ tối
đa.
+Vốn từ lợi nhuận không chia:
Quy mô của số vốn tự có ban đầu của chủ doanh nghiệp là một yếu tố
quan trọng, tuy nhiên trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu

doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có lãi thì nguồn vốn chủ sở hữu của
doanh nghiệp sẽ đƣợc mở rộng, đó là do nguồn vốn từ việc giữ lại lãi trong
16


kinh doanh. Số lợi nhuận giữ lại để tái đầu tƣ sẽ làm tăng thêm nguồn vốn
của chủ sở hữu, tăng khả năng tài chính của doanh nghiệp, đƣợc phản ánh
trên bảng cân đối kế toán. Quy mô và tỷ lệ vốn giữ lại từ lợi nhuận phụ
thuộc vào tình hình kinh doanh, kết quả hoạt động của thời kỳ đã qua và
quyết định của chủ doanh nghiệp.
Tự tài trợ bằng lợi nhuận không chia là một phƣơng thức tạo nguồn
tài chính và khá hấp dẫn đối với các doanh nghiệp, vì doanh nghiệp giảm
bớt đƣợc chi phí, giảm bớt phụ thuộc vào bên ngoài. Rất nhiều công ty coi
trọng chính sách tái đầu tƣ từ số lợi nhuận để lại, họ đặt ra mục tiêu phải có
một khối lƣợng lợi nhuận để lại đủ lớn nhằm tự đáp ứng nhu cầu vốn ngày
càng tăng.
Tuy nhiên, nên lƣu ý với trƣờng hợp các công ty cổ phần, việc giữ lại
lợi nhuận có liên quan đến một số yếu tố nhạy cảm. Khi công ty giữ lại lợi
nhuận mà không chia cho cổ đông dƣới hình thức cổ tức, thì quyền sở hữu
vốn cổ phần của các cổ đông sẽ tăng lên. Giá trị sổ sách của các cổ phiếu sẽ
tăng lên cùng với việc tự tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ. Điều này một mặt
khuyến khích cổ đông giữ cổ phiếu lâu dài, nhƣng mặt khác, dễ làm giảm
tính hấp dẫn của cổ phiếu trong thời kì trƣớc mắt, do cổ đông chỉ nhận đƣợc
một lƣợng cổ tức nhỏ nhất định. Đấy là còn chƣa kể đến những rủi ro khi tỷ
suất sinh lời của công ty giảm xuống, không đủ để đáp ứng chi trả một tỷ lệ
cổ tức phù hợp. Khi đó, giá cổ phiếu sẽ bị giảm sút hay giá trị thị trƣờng
của công ty sẽ bị ảnh hƣởng tiêu cực.
Khi giải quyết vấn đề cổ tức và tái đầu tƣ, chính sách phân phối cổ
tức của Công ty cổ phần phải lƣu ý đến một số yếu tố có liên quan nhƣ:
- Tổng số lợi nhuận ròng trong kỳ

- Tỷ lệ cổ tức các năm trƣớc
- Uy tín của cổ phiếu, tính ổn định và tâm lý công chúng trên
thị trƣờng cổ phiếu
- Hiệu quả của việc tái đầu tƣ
17


+ Phát hành cổ phiếu:
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể tăng vốn
chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu mới. Phát hành cổ phiếu đƣợc gọi
là hoạt động tài trợ dài hạn của doanh nghiệp.
Nguồn vốn tín dụng, nợ và huy động nợ:
Nguồn vốn tín dụng của doanh nghiệp bao gồm các nguồn chủ yếu
sau:
- Do ngân sách nhà nƣớc cấp
- Vay Ngân hàng (hạn mức tín dụng, hợp đồng vay mƣợn...)
- Vay mƣợn từ công chúng và các doanh nghiệp khác (tín dụng
thƣơng mại, trái phiếu, thƣơng phiếu...)
- Vay các tổ chức tài chính phi ngân hàng ( tổ chức tín dụng, HTX
tín dụng, quỹ tín dụng)
- Các nguồn khác (phi chính thức)
* Quản lý tài sản đối với doanh nghiệp:
Việc quản lý tài sản đối với doanh nghiệp bao gồm các vấn đề nhƣ:
+ Quản lý tài sản cố định
+ Quản lý tài sản lƣu động
Công tác quản lý tài sản cố định:
Tài sản cố định trong doanh nghiệp bao gồm các tài sản có giá trị lớn
hơn 5 triệu đồng và thời hạn khấu hao hơn 1 năm. Công tác quản lý tài sản
cố định của doanh nghiệp bao gồm quản lý 3 mặt chủ yếu sau đây :
+ Quản lý tài sản cố định hữu hình (TSCĐHH)

+ Quản lý tài sản cố định vô hình (TSCĐVH)
+ Quản lý khấu hao tài sản cố định (KHTSCĐ)
- Quản lý tài sản cố định hữu hình: TSCĐHH bao gồm các nhóm tài
sản nhƣ: Thứ nhất là nhóm tài sản nhà xƣởng kho bãi, văn phòng, và các
công trình xây dựng có mục đích tƣơng tự. Đây là nhóm tài sản tạo ra môi
trƣờng, không gian hoặc nơi làm việc. Thời gian thu hồi khấu hao tài sản cố
18


định của nhóm này khá dài, từ 10 đến 30 năm, thậm chí các công trình lớn
lên đến 50 năm. Thứ hai là nhóm máy móc thiết bị, hệ thống dây chuyền
sản xuất. Thứ ba là nhóm phƣơng tiện vận tải xe cộ, phƣơng tiện cơ giới có
chức năng vận chuyển, đối với nhóm này cần chú ý đến chi phí xăng dầu,
nhiên liệu và các vấn đề về bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm trách nhiệm dân sự...
Thứ tƣ là nhóm các thiết bị văn phòng, đo lƣờng và kiểm định. Đây là nhóm
thiết bị thƣờng xuyên đƣợc thay đổi nâng cấp. Gắn liền với nhóm tài sản
này là những chi phí liên quan đến công tác bảo mật thông tin, hỗ trợ
nghiệp vụ và những bí quyết riêng của mỗi công ty.
- Quản lý tài sản cố định vô hình: Đây là nhóm tài sản mang một số
thuộc tính đặc biệt, khó xác định hình thái vật chất, thậm chí trừu tƣợng,
nhƣng có ảnh hƣởng quan trọng đối với sản xuất kinh doanh trong một thời
gian tƣơng đối dài. Điển hình là các yếu tố :
+ Chi phí thành lập, chi phí khảo sát thiết kế
+ Uy tín lợi thế thƣơng mại
+ Quyền sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ: Chẳng hạn, nhãn hiệu
thƣơng mại, kiểu dáng công nghiệp, bằng phát minh sáng chế, bản quyền,
giải pháp công nghệ hữu ích v.v
+ Đặc quyền khai thác, kinh doanh, quyền đăc nhƣợng hoặc giấy
phép đặc biệt trong một số lĩnh vực.
Trong thực tế, rất khó đánh giá chính xác giá trị của một tài sản cố

định vô hình vì nó không tồn tài dƣới dạng vật chất cụ thể có thể đo đếm
hay định giá rõ ràng. Tuy nhiên sự phát triển của các thị trƣờng tài chính,
thị trƣờng về quyền sở hữu công nghiệp đã tạo điều kiện hình thành các
mức giá thị trƣờng cho tài sản cố định vô hình.
Công ty cần hạch toán chính xác các chi phí ngay từ khi bắt đầu
thành lập doanh nghiệp hay dự án. Đó là các chi phí nhƣ Chi phí khảo sát
thiết kế, xây dựng luận chứng kinh tế - kĩ thuật, chi phí cần thiết và hợp lý
cho các thủ tục pháp lý nhƣ đăng ký kinh doanh, thuế trƣớc bạ, lệ phí chứng
19


thƣ, ngoài ra còn có các chi phí nhƣ mua bán quyền sáng chế, phát minh,
hoặc trị giá đƣợc thừa nhận của quyền sở hữu công nghiệp.
Doanh nghiệp dự tính tuổi thọ hữu ích cho tài sản cố định vô hình,
tức là dự tính thời gian tính khấu hao của các tài sản cố định vô hình. Hiện
nay, ở nƣớc ta chƣa có phƣơng pháp tính chính thức nào đƣợc đƣa ra,
nhƣng có thể dùng phƣơng pháp chuyên gia để đánh giá. Mục đích của việc
tính toán này không phải là sự chính xác tuyệt đối mà nhằm phản ánh tƣơng
đối lợp lý chi phí khấu hao vào giá thành sản phẩm và dịch vụ.
- Quản lý KHTSCĐ Trong quá trình sử dụng, các tài sản cố định dần hƣ
hỏng và xuống cấp, đây đƣợc hiểu là sự hao mòn. Sự hao mòn đó làm giảm
giá trị của tài sản cố định một cách tƣơng ứng. Do đó công ty phải xác định
trị giá hao mòn trong từng thời kỳ và hạch toán vào giá thành sản phẩm, đó
chính là khái niệm khấu hao tài sản cố định.
Quá trình hao mòn bao gồm hai hình thái: Hao mòn hữu hình và hao
mòn vô hình. Hao mòn hữu hình là sự suy giảm giá trị của tài sản cố định
do sự hao mòn, xuống cấp về mặt vật chất. Các hao mòn hữu hình có thể
quan sát nhận biết đƣợc bằng trực quan, nhƣ sự han gỉ, hƣ hỏng các chi tiết,
hiệu suất hoạt động giảm ... Hao mòn hữu hình phụ thuộc vào điều kiện
hoạt động, cƣờng độ khai thác, chế độ vận hành bảo dƣỡng và tuổi thọ của

tài sản cố định.
Hao mòn vô hình (HMVH) là sự mất giá tƣơng đối và tuyệt đối của
tài sản cố định do tiến bộ khoa học kĩ thuật, do thị hiếu hay do các nhân tố
khác. Đây là sự giảm sút giá trị của tải sản không biểu hiện qua bên ngoài
của máy móc. Do đó, có những thiết bị còn mới 100% chƣa qua sử dụng
nhƣng lạc hậu về công nghệ thì giá trị bị giảm sút rất nhiều. Khi mua sắm
vật tƣ máy móc dây chuyền sản xuất cần lƣu ý vấn đề này.
Việc áp dụng phƣơng pháp và tỷ lệ khấu hao có quan hệ trực tiếp đến
chi phí sản xuất trong kỳ, do đó liên quan trực tiếp đến thuế thu nhập doanh
nghiệp phải đóng. Ngoài ra, KHTSCĐ còn liên quan rất lớn đến việc xác
20


×