Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

xây dựng kế hoạch hoạt động cho cơ sở chăm sóc người cao tuổi (phường an bình quận ninh kiều thành phố cần thơ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ
----------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
HOẠT ĐỘNG CHO CƠ SỞ
CHĂM SÓC NGƢỜI CAO TUỔI
(PHƢỜNG AN BÌNH - QUẬN NINH KIỀU- THÀNH PHỐ CẦN THƠ)

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN:

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

Ths. Phạm Thị Vân

Trần Thị Mỹ Lan (MSSV: 1111174)
Ngành: Quản lý công nghiệp – Khóa: 37

Tháng 6/2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA CÔNG NGHỆ

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc



PHIẾU ĐỀ NGHỊ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
NĂM HỌC 2014 – 2015
1. Họ và tên sinh viên: TRẦN THỊ MỸ LAN

MSSV: 1111174

Ngành: Quản Lý Công Nghiệp

Khóa: 37

2. Tên đề tài LVTN: “Xây dựng kế hoạch hoạt động cho cơ sở chăm sóc người cao tuổi
– Phường An Bình – Quận Ninh Kiều - TP. Cần Thơ”.
3. Địa điểm thực hiện: phƣờng An Bình, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
4. Họ và tên CBHD: Ths. PHẠM THỊ VÂN
5. Mục tiêu của đề tài: Lựa chọn vị trí phù hợp với mô hình, tiến hành xây dựng và tổ
chức kế hoạch hoạt động. Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động, kinh doanh. Đánh
giá tính hiệu quả kinh tế của mô hình, từ đó đƣa mô hình vào hoạt động và mở rộng thị
trƣờng trong thời gian sắp tới.
6. Các nội dung chính và giới hạn đề tài: Tìm hiểu các thông tin có liên quan đến
ngƣời cao tuổi, lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình, xác định các chi phí hoạt động,
doanh thu từ các nguồn của mô hình. Đánh giá tính hiệu quả kinh tế - xã hội, phát huy
những thuận lợi và hạn chế các khó khăn một cách tối đa và sử dụng các nguồn lực có
hiệu quả.
6. Các yêu cầu hỗ trợ cho việc thực hiện đề tài:
7. Kinh phí dự trù cho việc thực hiện đề tài:
Cần Thơ, ngày 12 tháng 06 năm 2015
Ý KIẾN CỦA CBHD

SINH VIÊN ĐỀ NGHỊ


Trần Thị Mỹ Lan
Ý KIẾN CỦA BỘ MÔN

Ý KIẾN CỦA HĐLV & TLTN


Lời cảm ơn

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập tại khoa Công Nghệ - trƣờng Đại học Cần Thơ, tôi
đã nhận đƣợc sự giúp đỡ và hƣớng dẫn tận tình của quý Thầy Cô giáo. Chính những hỗ
trợ này đã giúp tôi có thêm kiến thức, tiếp thu những kiến thức bổ ích về các môn học,
tạo nền tảng vững chắc để tôi hoàn thành luận văn của mình và kết thúc quá trình bốn
năm học vừa qua.
Trƣớc tiên, con xin gửi lời cảm ơn đến cha mẹ, ngƣời đã nuôi nấng, dạy dỗ, tạo
điều kiện cho tôi đƣợc đi học, ngƣời đã vất vả, hy sinh, tận tụy để chăm lo cho tƣơng
lai của cuộc đời con, động viên con trong những lúc khó khăn và tiếp sức cho con đi
đến hết chặng đƣờng đại học này. Xin gửi lòng biết ơn thầm kín đối với anh hai và chị
ba đã tạo điều kiện cho tôi đƣợc học tập cho đến ngày hôm nay.
Xin gửi lời cảm ơn tập thể Quý Thầy Cô Khoa Công Nghệ trƣờng Đại học Cần
Thơ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và những kinh nghiệm thực tế, những
kiến thức thật quý báu, đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến
Cô Thạc sĩ Phạm Thị Vân, ngƣời đã luôn hỗ trợ, hƣớng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt cho
tôi những kiến thức quý báu, những lời chia sẽ chân thành, giúp tôi học hỏi đƣợc nhiều
hơn trong suốt quá trình hoàn thành đề tài này một cách tốt nhất có thể.
Cuối cùng Tôi xin chân thành cảm ơn sự động viên, giúp đỡ, chia sẻ khó khăn
của bạn bè, những ngƣời luôn cùng tôi vƣợt qua những khó khăn và những thử thách
trong cuộc sống.
Thực hiện đề tài luận văn là một quá trình học hỏi cùng với sự cố gắng, kinh

nghiệm thực tế cũng nhƣ những hoạt động thực tiễn, trong suốt quá trình thực hiện đề
tài cũng gặp không ít những khó khăn.Vì thời gian và kiến thức hạn chế sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót và mắc lỗi. Chính vì vậy tôi rất mong nhận đƣợc những nhận xét
và góp ý, để đề tài có thể hoàn thiện hơn và có thể đƣa vào áp dụng thực tế từ quý Thầy
Cô.
Sau cùng em chúc Quý Thầy Cô lời chúc sức khỏe và thành công.
Xin chân thành cảm ơn!
Trần Thị Mỹ Lan

SVTH: Trần Thị Mỹ Lan
MSSV: 1111174


Tóm tắt đề tài

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Ngày nay, cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày
càng đƣợc chú trọng, chất lƣợng cuộc sống con ngƣời ngày càng đƣợc nâng cao hơn,
đặc biệt ngƣời cao tuổi ngày càng đƣợc nhà nƣớc và xã hội quan tâm hơn.
Nhu cầu đƣợc vui chơi, giải trí, giải tỏa những tâm sự, những buồn vui lúc tuổi
xế chiều, tạo ra những hoạt động nhằm tận dụng đƣợc sức lao động của họ là một điều
tất yếu. Đề tài: “Xây dựng kế hoạch hoạt động cho cơ sở chăm sóc người cao tuổi tại
phường An Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ” sẽ đáp ứng những điều kiện
trên thông qua các hoạt động về tìm hiểu những nhu cầu của khách hàng trong hiện tại
và tƣơng lai, tổ chức các hoạt động trong mô hình, tính toán các chi phí hoạt động và
lựa chọn các hoạt động phù hợp với mô hình.
Cơ bản đề tài đã hoàn thành đƣợc các mục tiêu đã đề ra. Thông qua các quá
trình phân tích và tính toán, đánh giá tính hiệu quả kinh tế và xã hội mang lại.
Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức nên mô hình chỉ đƣợc xây
dựng dựa trên những cơ sở lí thuyết vẫn còn nhiều thiếu sót và chƣa hoàn thiện. Vì vậy

rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô và các bạn để để tài có thể
hoàn thiện hơn nữa.

SVTH: Trần Thị Mỹ Lan
MSSV: 1111174


Nhận xét và đánh giá của cán bộ hướng dẫn

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
SVTH: Trần Thị Mỹ Lan
MSSV: 1111174


Nhận xét và đánh giá của cán bộ phản biện

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
SVTH: Trần Thị Mỹ Lan
MSSV: 1111174


Mục lục

MỤC LỤC
Trang
PHIẾU ĐỀ NGHỊ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
MỤC LỤC.................................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... vi
CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU ........................................................................................ 1
1.1

Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1


1.2

Mục tiêu đề tài ................................................................................................. 2

1.3

Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 2

1.4

Phạm vi và giới hạn đề tài ................................................................................ 3

1.5

Nội dung chính ................................................................................................ 3

CHƢƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................... 4
2.1

2.2

Tổng quan về dự án.......................................................................................... 4
2.1.1

Quản lý dự án là gì? ................................................................................... 4

2.1.2

Lập kế hoạch dự án .................................................................................... 4


2.1.3

Phƣơng pháp khấu hao theo đƣờng thẳng. ................................................. 5

Tổng quan chung ............................................................................................. 5
2.2.1

Mô hình Viện dƣỡng lão ở Việt Nam ......................................................... 5

2.2.1.1

Những thách thức về sức khỏe ngƣời cao tuổi ..................................... 7

2.2.1.2

Về thể chất có nhiều thay đổi............................................................... 7

SVTH: Trần Thị Mỹ Lan
MSSV: 1111174

i


Mục lục

2.2.1.3

Chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi ...................................................... 8


2.2.1.4

Chế độ ăn uống.................................................................................... 9

2.2.1.5

Nhu cầu bình thƣờng hàng ngày ở ngƣời già ..................................... 10

2.2.1.6

Về ngủ nghỉ, sinh hoạt ....................................................................... 11

2.2.2

Viện dƣỡng lão trên Thế giới ................................................................... 11

2.3

Lý do chọn dự án ........................................................................................... 13

2.4

Mô tả sản phẩm của mô hình.......................................................................... 15

2.5

Quy mô của mô hình ...................................................................................... 16

2.6


Địa điểm thực hiện ......................................................................................... 17

2.7

Cơ sở pháp lí của mô hình.............................................................................. 17

CHƢƠNG III: MÔ TẢ DỰ ÁN – XÁC ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG ................ 19
3.1

3.2

Phân tích kinh tế - xã hội của mô hình ........................................................... 19
3.1.1

Môi trƣờng kinh tế ................................................................................... 19

3.1.2

Môi trƣờng văn hóa xã hội ....................................................................... 20

Thuận lợi và khó khăn khi đặt mô hình .......................................................... 20
3.2.1 Thuận lợi .................................................................................................... 20
3.2.2 Khó khăn .................................................................................................... 23

3.3

3.4

Phân tích thị trƣờng của dự án........................................................................ 23
3.3.1


Phân khúc thị trƣờng và xác định thị trƣờng mục tiêu .............................. 23

3.3.2

Sản phẩm của dự án ................................................................................. 24

3.3.3

Khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trƣờng ............................................. 26

Khái quát các hệ thống của mô hình ............................................................... 26
3.4.1. Hệ thống phòng cháy chữa cháy .............................................................. 26
3.4.2. Hệ thống thông tin liên lạc ....................................................................... 26
3.4.3. Hệ thống cấp điện .................................................................................... 27
3.4.4. Hệ thống cấp thoát nƣớc .......................................................................... 27

3.5

Kế hoạch Marketing ....................................................................................... 27

3.6

Các khu vực và cách thức hoạt động trong trung tâm ..................................... 28

SVTH: Trần Thị Mỹ Lan
MSSV: 1111174

ii



Mục lục

3.6.1

Khu vực sinh hoạt chung ......................................................................... 28

3.6.2

Khu vực phòng ở ..................................................................................... 28

3.6.3

Khu thể thao ............................................................................................ 28

3.6.4

Khu trồng trọt .......................................................................................... 29

3.6.5

Phòng y tế ................................................................................................ 29

3.6.6

Khu vực để xe.......................................................................................... 29

3.6.7

Phòng sản xuất......................................................................................... 29


CHƢƠNG IV: PHÂN TÍCH DỰ ÁN ĐÁNH GIÁ TÍNH HIỆU QUẢ KT - XH ..... 32
4.1

4.2

4.3

Cơ cấu tổ chức nhân sự .................................................................................. 32
4.1.1

Thông tin chủ đầu tƣ và mô hình ............................................................. 32

4.1.2

Cơ cấu tuyển dụng và đào tạo nhân viên .................................................. 33

4.1.3

Lịch sinh hoạt của NCT ........................................................................... 35

Tính toán chi phí cho dự án ............................................................................ 37
4.2.1

Chi phí mặt bằng ..................................................................................... 37

4.2.2

Chi phí đầu tƣ ban đầu ............................................................................. 37


4.2.3

Chỉ tiêu về số lƣợng ngƣời cao tuổi ......................................................... 43

4.2.4

Chi phí ăn uống, sinh hoạt ....................................................................... 44

4.2.5

Chi phí nhân sự........................................................................................ 45

4.2.6

Chi phí điện, nƣớc và các chi phí khác ..................................................... 46

Phân tích tài chính.......................................................................................... 47
4.3.1. Phân tích tài chính trong năm đầu ............................................................ 47
4.3.1.1

Chi phí cố định .................................................................................. 47

4.3.1.2

Chi phí biến đổi ........................................................................................49

4.3.1.3

Doanh thu từng tháng ........................................................................ 49
a. Doanh thu từ khách hàng............................................................................49

b. Doanh thu từ mô hình hoa lan....................................................................50
c. Doanh thu từ mô hình trồng rau sạch .................................................... 52
d. Doanh thu từ hoa voan ......................................................................... 53

SVTH: Trần Thị Mỹ Lan
MSSV: 1111174

iii


Mục lục

4.3.1.4

Chi phí hoạt động của từng tháng ...................................................... 56

4.3.1.5

Phân tích thu chi trong năm đầu......................................................... 57

4.3.2

4.4

Phân tích hoạt động tài chính trong 5 năm ............................................... 57

4.3.2.1

Chi phí hoạt động 5 năm đầu ............................................................. 57


4.3.2.2

Lợi nhuận của mô hình ...................................................................... 58

4.3.2.3

Chỉ số NPV ....................................................................................... 59

4.3.2.4

Thời gian thu hồi vốn ........................................................................ 59

4.3.2.5

Kết luận hiệu quả hoạt động của mô hình .......................................... 60

Hiệu quả kinh tế - xã hội của mô hình ............................................................ 61
4.4.1

Hiệu quả về mặt kinh tế ........................................................................... 61

4.4.2

Hiệu quả về mặt xã hội ............................................................................ 61

4.4.3

Những thuân lợi và khó khăn của mô hình ............................................... 62

4.4.3.1


Thuận lợi ........................................................................................... 62

4.4.3.2

Khó khăn ........................................................................................... 63

CHƢƠNG V: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ................................................................ 64
5.1

Kết luận ......................................................................................................... 64

5.2

Kiến nghị ....................................................................................................... 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 66
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 67

SVTH: Trần Thị Mỹ Lan
MSSV: 1111174

iv


Danh mục bảng

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Các yếu tố thuận lợi đặt mô hình .......................................................... 22
Bảng 3.2 Diện tích xây dựng các khu vực trong trung tâm................................... 24

Bảng 4.1 Nguồn nhân lực của trung tâm .............................................................. 33
Bảng 4.2 Thời gian sinh hoạt của NTC ................................................................ 35
Bảng 4.3 Thời gian thăm nuôi NCT trong trung tâm ............................................ 36
Bảng 4.4 Bảng chi phí đầu tƣ ban đầu của trung tâm ........................................... 38
Bảng 4.5 Chi phí đầu tƣ xây dựng ....................................................................... 38
Bảng 4.6 Chỉ tiêu số lƣợng ngƣời cao tuổi trong năm đầu 2016 ........................... 43
Bảng 4.7 Thực đơn trong ngày cho NCT ............................................................. 44
Bảng 4.8 Chi phí ăn uống trong năm đầu tiên của mô hình .................................. 45
Bảng 4.9 Chi phí nhân sự của trung tâm .............................................................. 46
Bảng 4.10 Chi phí sử dụng điện và nƣớc trong năm 2016 .................................... 47
Bảng 4.11 Mức khấu hao tài sản trung bình trong năm đầu.................................. 48
Bảng 4.12 Bảng chi phí biến đổi hoạt động năm đầu của trung tâm ..................... 49
Bảng 4.13 Doanh thu của trung tâm năm 2016 .................................................... 50
Bảng 4.14 Chi phí đầu tƣ ban đầu của hoạt động trồng hoa lan............................ 51
Bảng 4.15 Doanh thu từ hoa lan .......................................................................... 51
Bảng 4.16 Lợi nhuận từ hoa lan ........................................................................... 51
Bảng 4.17 Các thông số của từng loại hạt giống .................................................. 52
Bảng 4.18: Dự kiến sản lƣợng theo vụ và theo năm của rau ăn lá và rau quả ....... 52
Bảng 4.19 Doanh thu dự tính năm đầu của mô hình trồng rau sạch...................... 53
Bảng 4.20 Chi phí đầu vào của mô hình sản xuất hoa voan ................................. 54
Bảng 4.21 Doanh thu của mô hình sản xuất hoa voan .......................................... 54
Bảng 4.22 Lợi nhuận từ sản xuất hoa voan .......................................................... 55
SVTH: Trần Thị Mỹ Lan
MSSV: 1111174

v


Danh mục bảng


Bảng 4.23 Tổng chi phí hoạt động năm đầu tiên .................................................. 56
Bảng 4.24 Lợi nhuận của mô hình ....................................................................... 57
Bảng 4.25 Chi phí hoạt động trong 5 năm ........................................................... 58
Bảng 4.26 Lợi nhuận trong 5 năm đầu tiên .......................................................... 58
Bảng 4.27 Thời gian thu hồi vốn của mô hình ..................................................... 59

SVTH: Trần Thị Mỹ Lan
MSSV: 1111174

vi


Danh mục hình

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Tháp dinh dƣỡng về nhu cầu thực phầm cho ngƣời cao tuổi .................. 10
Hình 2.2 Một khu vƣờn dành cho ngƣời già trong viện dƣỡng lão ....................... 12
Hình 2.3 Sinh hoạt của ngƣời già trong viện dƣỡng lão ....................................... 12
Hình 3.1 Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ. .....................................................21
Hình 3.2 Một số sản phẩm làm từ vải nỉ ....................................................................30
Hình 3.3 Một số sản phẩm làm từ vải voan .......................................................... 31

SVTH: Trần Thị Mỹ Lan
MSSV: 1111174

vi


Chương I: Giới thiệu


CHƢƠNG I

GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Văn hóa gia đình là một bộ phận hợp thành của nền văn hóa Việt Nam. Chính vì
thế, giữ gìn văn hóa gia đình cũng là góp phần giữ gìn truyền thống quý báu của dân tộc
ta. Thực hiện tốt chức năng giáo dục và chức năng xây dựng văn hóa gia đình là điều kiện
tiên quyết trong việc hình thành nhân cách cho các thế hệ tiếp nối. Vì vậy, trong xây dựng
văn hóa gia đình không thể thiếu vai trò quan trọng của lớp ngƣời cao tuổi (NCT).
Ngày nay cuộc sống ngày càng phát triển nhu cầu về vật chất và tinh thần rất đƣợc
chú trọng, ngƣời cao tuổi ngày càng đƣợc nhà nƣớc và xã hội quan tâm, hệ thống các
trung tâm giành cho ngƣời cao tuổi tại các tỉnh rộng khắp, có sự kết hợp giữa Việt Nam,
Nhật Bản, Châu Âu và các nƣớc trên thế giới, vừa văn hóa, vừa hiện đại, phù hợp từng
nét văn hóa từng địa phƣơng. Kinh tế phát triển cuộc sống hiện đại hơn, phần lớn gia
đình khi ở chung với cha mẹ, ông bà họ cảm thấy mất tự do, không thoải mái khi những
tâm tƣ và tình cảm của mọi ngƣời không cùng thuộc thế hệ, sẽ khó cảm thông cho nhau,
hoặc do điều kiện kinh tế xã hội, con cái dù muốn hay không có thể sẽ không đủ thời gian
để chăm sóc cho những ngƣời thân yêu mình một cách chu đáo đƣợc. Mặt khác, họ
không muốn cha mẹ suốt ngày cảm thấy cô đơn, buồn tủi, buồn chán ở nhà một mình thì
việc tìm kiếm những trung tâm đảm bảo những điều kiện trên là điều tất yếu. Ngoài xây
dựng một trung tâm cho ngƣời cao tuổi có cuộc sống vui khỏe, an hƣởng tuổi già, vừa tạo
ra niềm vui, vừa tạo ra một nguồn thu nhập cho họ. Không dừng lại ở đó ngƣời cao tuổi
SVTH: Trần Thị Mỹ Lan
MSSV: 1111174

Trang 1



Chương I: Giới thiệu

vẫn mong muốn có một nơi đem đến cho họ một đời sống tinh thần phong phú, giúp họ
bày tỏ những tâm sự về những nhọc nhằn, vất vả trong cuộc sống xây dựng một môi
trƣờng để giúp mọi ngƣời xích lại gần nhau, giúp đỡ nhau cùng vƣợt qua khó khăn. Với
những vị trí, uy tín, kinh nghiệm của mình thuộc các ngành nghề khác nhau trong xã hội
thì NCT dù tuổi cao, sức yếu nhƣng họ vẫn làm ra những sản phẩm có mẫu mã đa dạng,
đảm bảo chất lƣợng, song vẫn mang dấu ấn, đƣờng nét của ông cha, đậm đà bản sắc dân
tộc. Đứng trƣớc những lý do khách quan đó nên tôi chọn đề tài: ―Xây dựng kế hoạch
hoạt động cho cơ sở chăm sóc người cao tuổi tại phường An Bình, quận Ninh Kiều,
Thành phố Cần Thơ”.
1.2 Mục tiêu đề tài
Hiểu đƣợc tầm quan trọng của việc thành lập mô hình nghỉ dƣỡng cho ngƣời cao
tuổi ở Cần Thơ cũng nhƣ hiểu đƣợc cách thức tổ chức, quản lí của mô hình.
Tạo ra việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho ngƣời lao động.
Lựa chọn địa điểm xây dựng hợp lí cho mô hình.
Nghiên cứu tính hiệu quả của mô hình đối với kinh tế - xã hội.
Phân tích vốn đầu tƣ, doanh thu, chi phí… nhằm thấy đƣợc kết quả hoạt động
của mô hình qua các năm
Ứng dụng mô hình với quy mô nhỏ và vừa, từ đó nhân rộng ra các khu vực lân
cận trong địa bàn.
1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
Lƣợc khảo tài liệu về những thông tin, số liệu có liên quan đến đề tài thông qua
sách, báo, bài giảng, luận văn, internet…
Hiểu đƣợc yêu cầu của đối tƣợng cần nghiên cứu, mục tiêu hƣớng tới của bài
làm.
SVTH: Trần Thị Mỹ Lan
MSSV: 1111174

Trang 2



Chương I: Giới thiệu

Quan sát thực tế và thu thập số liệu cần thiết cho đề tài. Từ các số liệu thu đƣợc,
tiến hành xử lí dữ liệu, phân tích, đánh giá. Kết hợp với các công cụ tính toán và phần
mềm chuyên dụng (Microsoft Excel).
Xây dựng kế hoạch hoạt động cho mô hình.
Xây dựng, bố trí, phân bổ hợp lí các nguồn lực.
Tính toán tính khả thi của mô hình, từ đó có thể nhân rộng mô hình với quy mô
lớn hơn.
1.4 Phạm vi và giới hạn đề tài
Do giới hạn về thời gian và kiến thức nên đề tài chỉ nghiên cứu thiết kế xây dựng,
tính toán tính hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, thành lập mô hình làm việc tăng thêm
thu nhập cho ngƣời già trong thời gian nhàn rỗi. Những số liệu chỉ mang tính chất tƣơng
đối.
Xây dựng khái quát kế hoạch hoạt động cho cơ sở chăm sóc ngƣời cao tuổi ở
phƣờng An Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

1.5 Nội dung chính
Chƣơng I: Giới thiệu.
Chƣơng II: Cơ sở lý thuyết.
Chƣơng III: Mô tả mô hình và lựa chọn địa điểm xây dựng.
Chƣơng IV: Phân tích mô hình và tính hiệu quả kinh tế - xã hội.
Chƣơng V: Kết luận và kiến nghị.

SVTH: Trần Thị Mỹ Lan
MSSV: 1111174

Trang 3



Chương II: Cơ sở lý thuyết

CHƢƠNG II

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Tổng quan về dự án
2.1.1 Quản lý dự án là gì?
Quản lí dự án là một quá trình hoạch định (Planning), tổ chức (Organizing), lãnh
đạo (Directing) và kiểm tra (Controlling) các công việc nguồn lực để hoàn thành các
mục tiêu đã định (đó là kết quả về kỹ thuật, tài chính và thời gian).
2.1.2 Lập kế hoạch dự án
Lập kế hoạch dự án là tiến hành tiến hóa những mục tiêu của dự án thành công
việc cụ thể và hoạch định chƣơng trình, biện pháp để thực hiện các công việc đó.
Tác dụng
-

Giảm tác động của những thay đổi từ môi trƣờng, tránh đƣợc sự lãng phí và dƣ
thừa nguồn lực, thiết lập nên những tiêu chuẩn thuận tiện cho công tác kiểm tra.

-

Làm giảm tính bất ổn định của tổ chức, giảm sự chồng chéo và những hoạt động
làm lãng phí nguồn lực.

-

Thiết lập đƣợc những tiêu chuẩn tạo điều kiện cho công tác kiểm tra đạt hiệu

quả cao. Do vậy, có thể nói nếu không có kế hoạch thì cũng không có cả kiểm
tra.

SVTH: Trần Thị Mỹ Lan
MSSV: 1111174

Trang 4


Chương II: Cơ sở lý thuyết

2.1.3 Phƣơng pháp khấu hao theo đƣờng thẳng.
Tài sản cố định trong doanh nghiệp đƣợc trích khấu hao theo phƣơng pháp khấu hao
đƣờng thẳng.
Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo công
thức dƣới đây:
Mức trích khấu hao
TB hàng năm

Nguyên giá của tài sản cố định
= ——————————————

của tài sản cố định

Thời gian sử dụng

Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm
chia cho 12 tháng.

2.2 Tổng quan chung

2.2.1 Mô hình Viện dƣỡng lão ở Việt Nam
Viện dƣỡng lão hay nhà dƣỡng lão (hay còn gọi là nhà điều dƣỡng, nhà nghỉ
dƣỡng) là những khu vực, đƣợc xây dựng nhằm phục vụ cho việc điều dƣỡng, khám
chữa bệnh hay chăm sóc tập trung những ngƣời cao tuổi có hoàn cảnh về tuổi tác, sức
khỏe… Thƣờng đƣợc xây dựng ở những nơi tƣơng đối yên tĩnh, tránh xa sự ồn ào, sôi
động của thành phố nhƣ ngoại ô, hoặc liền kề với trung tâm thành phố…
Phần lớn ngƣời cao tuổi ở Việt Nam hiện nay có cuộc sống ổn định, mong muốn
lớn nhất của họ là muốn gắn bó với gia đình, hòa nhập với xã hội để sống cho mình và
sống vì con cháu. Điều này khẳng định rằng: truyền thống đạo đức xã hội, gia đình Việt
Nam, lẽ sống của con ngƣời Việt Nam, thuần phong mĩ tục của con ngƣời Việt Nam
vẫn đƣợc bảo tồn và trụ vững. Tuy vậy, không phải không có những xao xuyến, một số
SVTH: Trần Thị Mỹ Lan
MSSV: 1111174

Trang 5


Chương II: Cơ sở lý thuyết

ngƣời cao tuổi có sự khủng hoảng về tâm lý. Họ bị con cháu đối xử tệ bạc, cuộc sống
của họ bị quẫn bách cả về vật chất và tinh thần, các chuẩn mực về đạo đức, lối sống với
gia đình của họ bị đảo lộn.
Viện dƣỡng lão đang dần trở thành địa chỉ đáng tin cậy của nhiều gia đình Việt
Nam. Đây không chỉ là địa điểm để khám chữa bệnh hay chăm sóc tập trung mà còn là
nơi phục vụ điều dƣỡng cho những ngƣời cao tuổi. Rất nhiều ngƣời lựa chọn việc đƣa
cha mẹ vào viện để an dƣỡng lúc già yếu hay muốn cho cha mẹ cuả mình tìm đƣợc
chút niềm vui thoải mái ở tuổi già. Còn nhiều ý kiến cho rằng: “Không thể chấp nhận
việc đƣa cha mẹ vào viện dƣỡng lão khi con cái vẫn còn có khả năng chăm sóc. Chỉ
những ngƣời không có con cái, không nơi nƣơng tựa thì mới nên đƣa vào viện dƣỡng
lão”. Nhƣng khi đƣợc hỏi các cụ có muốn vào viện dƣỡng lão không thì nhiều cụ trả lời

là không, bởi đối với họ viện dƣỡng lão là nơi xa ngƣời thân, cách ly với cuộc sống bên
ngoài, chỉ những ngƣời không nơi nƣơng tựa, không có con cháu hoặc con cháu bất
hiếu mới phải vào.
Cũng không ít ngƣời cho rằng chúng ta đang hội nhập, giao thoa, mở cửa nên
việc đƣa cha mẹ vào viện dƣỡng lão là bình thƣờng. Nhƣng văn hóa phƣơng Tây khác
với chúng ta. Ngƣời phƣơng Tây sớm sống tự lập vì thế sợi dây ràng buộc cha mẹ và
con cái không sâu sắc nhƣ ngƣời phƣơng Đông. Trong khi ngƣời Việt Nam vẫn luôn
coi những gia đình có “tam đại đồng đƣờng”, “tứ đại đồng đƣờng” mới là nhà có phúc.
Việc sống trong viện dƣỡng lão là điều cần thiết đối với những ngƣời ở độ tuổi
“xế bóng”. Ở đây, họ đƣợc chăm sóc về y tế với chế độ dinh dƣỡng đặc biệt mỗi ngày.
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất cũng rất tốt. Các ông, bà cụ đƣợc ở trong những căn phòng
riêng tƣơm tất, đầy đủ các tiện nghi cơ bản nhƣ giƣờng nệm, bàn ghế, tủ lạnh tùy thuộc
vào hoàn cảnh cá nhân, không gian sinh hoạt chung nhƣ phòng tiếp khách, nhà ăn,
phòng giải trí để có thể đáp ứng nhu cầu tinh thần của tuổi già và tạo nên bầu không
khí ấm áp, vui vẻ kết hợp với các hoạt động khác nhƣ: đi bộ ngoài trời, tập thể dục,
chơi trò chơi, tập hát, đọc sách báo…
Trên thực tế, có nên hay không việc đƣa ngƣời già vào viện dƣỡng lão là một
SVTH: Trần Thị Mỹ Lan
MSSV: 1111174

Trang 6


Chương II: Cơ sở lý thuyết

vấn đề cần phải đƣợc sự đồng ý của cả cha mẹ lẫn con cái. Xã hội Việt Nam ngày càng
phát triển và hội nhập, nhiều gia đình hiện đại giờ đây không có nhiều thời gian để
chăm sóc cho cha mẹ của mình, hơn nữa nhiều trƣờng hợp cha hoặc mẹ mất, chỉ còn
lại một ngƣời tất sẽ cảm thấy cô đơn và mong mỏi cuộc sống sum vầy, nhƣng công
việc của con cái họ lại không cho phép, nhiều cha mẹ già cũng hiểu đƣợc nỗi khổ đó

của con mình nên đồng ý vào viện dƣỡng lão an dƣỡng tuổi già. Nếu nhƣ đƣa cha mẹ
vào viện dƣỡng lão mà con cái vẫn lo viện phí đầy đủ, đến thăm cha mẹ thƣờng xuyên
cho các cụ vui thì sẽ không có vấn đề gì đáng bàn. Đến với trung tâm Phúc An, các cụ
sẽ có đƣợc không gian yên tĩnh, có đủ điều kiện vui chơi, giải trí, có ngƣời chia sẽ
buồn vui, tâm sự, bên cạnh đó còn có thể có thêm thu nhập, giúp ích đƣợc phần nào
trong cuộc sống và thƣ giãn tâm hồn…
2.2.1.1 Những thách thức về sức khỏe ngƣời cao tuổi
Ngƣời cao tuổi và bệnh tật có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khi tuổi cao, sức
chống đỡ và sự chịu đựng của con ngƣời trƣớc các yếu tố và các tác nhân bên ngoài
cũng nhƣ bên trong kém đi rất nhiều. Đó chính là điều kiện thuận lợi để bệnh tật phát
sinh và phát triển ở ngƣời cao tuổi, bệnh thƣờng phát triển âm thầm khó phát hiện và
thƣờng mắc nhiều bệnh cùng một lúc, gây suy sụp sức khỏe rất nhanh chóng.
Những bệnh thƣờng gặp nhƣ đái tháo đƣờng, huyết áp, tim mạch…Một chuyên
gia Lão khoa ngƣời Ba Lan đã nhận định, trong số những ngƣời trên 65 tuổi, có gần
33% bị suy giảm chức năng, mất khả năng lao động và độ tuổi trên 80 tỷ lệ này là 64%.
Ông cũng kết luận rằng, tỷ lệ mắc bệnh tăng lên theo tuổi và trong độ tuổi 60 trở lên thì
cao gấp 1,7 lần - 2 lần so với độ tuổi 40.
2.2.1.2 Về thể chất có nhiều thay đổi
Theo thời gian, tế bào thần kinh bị hủy diệt dần mà không thay thế đƣợc, máu
nuôi cơ thể giảm, sự suy nghĩ bắt đầu chậm chạp, rối loạn, nhầm lẫn.

SVTH: Trần Thị Mỹ Lan
MSSV: 1111174

Trang 7


Chương II: Cơ sở lý thuyết

Thủy tinh thể của mắt trở nên cứng đục, võng mạc kém nhạy cảm với ánh sáng,

thị giác giảm khi nhìn sự vật ở gần hay trong bóng tối.
Ăn uống mất ngon, thức ăn nhƣ đắng chát vì tế bào vị giác trên lƣỡi ngày một ít
đi, miệng khô vì hiệu năng sản xuất của tuyến nƣớc bọt giảm tới mức đáng ngại.
Nhịp tim chậm, lƣợng máu qua tim giảm, cơ tim xơ cứng, dể bị suy tim, gây ngất
xỉu, khiến ta không cáng đáng đƣợc những công việc thƣờng làm khi còn trẻ.
Hơi thở ngắn, nhanh, lƣợng dƣỡng khí trong máu giảm dẫn đến khó thở, dể thấm
mệt khi làm việc chân tay.
Thận cũng nhỏ lại. Máu đi quan thận giảm, nƣớc tiểu loãng, khả năng bài tiết
kém, bàng quang co bóp yếu, gây chứng khó tiểu và tiểu tiện không tự chủ, tuyến tiền
liệt xơ hóa, gây bí tiểu, đôi khi phải thông cho dễ chịu.
Lớp mỡ dƣới da teo, tuyến mồ hôi và tuyến nhờn kém hoạt động, gây da khô,
nhăn nheo, dễ bị tổn thƣơng, ít chịu đựng đƣợc nhiệt độ giá lạnh.
Hệ thống miễn dịch yếu, sự sản xuất kháng thể bị trì trệ, cơ thể dễ bị nhiễm
khuẩn, bệnh tật sẽ trầm trọng hơn…
2.2.1.3 Chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi
Tuổi Vàng là thời gian mà mỗi ngƣời trải qua sau khi đã đóng góp nhiều công
sức, trí tuệ cho xã hội cũng nhƣ cho gia đình con cháu. Tại nhiều quốc gia, tuổi đó
đƣợc coi nhƣ từ 65 trở lên. Hiểu biết những thay đổi về thể chất, tinh thần của nhóm
ngƣời này là rất cần thiết để ứng phó, thích nghi.
Cách đơn giản và tích cực để chăm sóc sức khỏe cho ngƣời cao tuổi mà có thể
áp dụng hàng ngày là thiết kế và duy trì một chế độ dinh dƣỡng cân bằng và tập luyện
hợp lý kết hợp với lối sống lành mạnh.
Mang đến niềm vui, sự quan tâm chân thành, tình yêu thƣơng đến với khách
hàng. Có chế độ dinh dƣỡng của từng ngƣời có sự tham vấn của chuyên gia về dinh
dƣỡng.
Đƣợc tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể. Các chƣơng trình văn nghệ, cờ
SVTH: Trần Thị Mỹ Lan
MSSV: 1111174

Trang 8



Chương II: Cơ sở lý thuyết

vua, cờ tƣớng, trồng cây, làm vƣờn,… Các chƣơng trình trò chơi, tham quan. Đặc biệt
các lớp chuyên đề cung cấp các thông tin cập nhật đời sống hiện đại hằng ngày nhằm
gắn kết khoảng cách giữa các thế hệ.
2.2.1.4 Chế độ ăn uống
Tránh thực phẩm có nhiều mỡ, nhất là mỡ động vật, mỡ bão hòa làm tăng
cholesterol trong máu. Mỡ thực vật, không bão hòa, làm giảm cholesterol. Nên thay
thịt bằng cá, rau, trái cây, uống sữa có ít chất béo.
Ăn thực phẩm có nhiều chất carbonhydrates nhƣ rau, trái cây, hạt ngũ cốc, vừa
rẻ lại vừa tốt và cũng có nhiều năng lƣợng.
Khoa học đã chứng minh là một khẩu phần có nhiều chất đạm động vật làm tăng
hiểm họa gây bệnh tim mạch. Với tuổi cao, chúng ta nên theo một chế độ thực phẩm
với thịt nạc, sữa ít chất béo, nhiều rau, và trái cây.
Trong cơ thể, tỷ lệ nƣớc lên đến 60% mỗi ngày thận lọc gần hai trăm lít máu và
thải ra 1/100 dung dịch nƣớc. Nhƣ vậy, cơ thể đòi hỏi một số lƣợng nƣớc tối thiểu để
hoạt động, trung bình ta cần uống 1 lít rƣỡi nƣớc mỗi ngày, và uống thêm khi nào thấy
cần.
Gần đây, chất xơ (fiber) trong rau và trái cây đƣợc nhắc tới nhiều vì nó có công
dụng trong việc hạ thấp lƣợng cholesterol trong máu, tăng tốc độ di chuyển của thức ăn
trong ruột, tránh đƣợc táo bón và viêm ruột.
Sinh tố và khoáng chất có tác dụng xúc tác trong việc chuyển hóa thức ăn và có
nhiều trong các loại thực phẩm. Tuy nhiên, ở ngƣời cao tuổi, khẩu phần nhiều khi
không đƣợc cân bằng và có thể thiếu một vài loại sinh tố nào đó. Cần bổ sung các chất
chống oxy hóa mà 3 chất chính là sinh tố C, sinh tố E và Beta-caroten.
Đề phòng thiếu lipid, ngƣời có tuổi nên đa dạng hóa nguồn cung cấp (dầu hƣớng
dƣơng, dầu lạc, dầu đậu nành, bơ v.v...).


SVTH: Trần Thị Mỹ Lan
MSSV: 1111174

Trang 9


Chương II: Cơ sở lý thuyết

Hình 2.1 Tháp dinh dưỡng về nhu cầu thực phầm cho người cao tuổi
2.2.1.5 Nhu cầu bình thƣờng hàng ngày ở ngƣời già
Glucid: 50 đến 55% số calo cần thiết (đƣờng đơn chỉ nên chiếm 10%).
Lipid: 30 đến 35% số calo với sự phân đều cho thức ăn chứa acid béo no, không
no có 1 hay nhiều liên kết kép trong phân tử.
Protid: 13 đến 15% số calo (trong đó ít nhất 1/2 là protein động vật).
Vitamin: Có nguy cơ thiếu ở ngƣời có tuổi là vitamin A, vitamin nhóm B,
vitamin C, vitamin D. Nên nhớ gan cá và trứng cung cấp vitamin D, A và nhóm B.
Rau quả cung cấp chủ yếu yếu vitamin C còn ngũ cốc cung cấp vitamin nhóm B, nhất
là vitamin B1.
Các thành tố vi lƣợng có nguy cơ thiếu ở ngƣời già là: magiê, kẽm, đồng. Tuổi
già không tăng nhu cầu sắt, những ngƣời già dễ bị thiếu máu do thiếu sắt (một số
trƣờng hợp thiếu máu gây chảy máu đƣờng tiêu hóa). Ngƣời già có nhu cầu calci lớn
SVTH: Trần Thị Mỹ Lan
MSSV: 1111174

Trang 10


Chương II: Cơ sở lý thuyết

hơn, tới 1-1,5g/ngày; có thể cung cấp 300mg calci bằng 250ml hay 2 cốc sữa chua

hoặc 300g phô mát trắng.
2.2.1.6 Về ngủ nghỉ, sinh hoạt
Không gian ngủ ảnh hƣởng rất nhiều đến giấc ngủ của NCT. Hãy tạo môi
trƣờng yên tĩnh, thƣ giãn trƣớc khi đi ngủ, bao gồm các điều kiện tối ƣu về ánh sáng,
tiếng ồn, nhiệt độ. Ánh sáng đèn ngủ vừa phải, nhẹ dịu. Phòng ngủ không để đồ đạc
lộn xộn, tránh xa tiếng ồn, đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè và ấm áp kín gió
vào mùa đông. Ngƣời lớn tuổi hay bị đau lƣng chính vì thế nên sử dụng nệm nƣớc mát
mùa hè và nệm dày mùa đông để họ ngủ ngon.
Ngƣời lớn tuổi nên tạo cho mình thói quen ngủ nghỉ điều độ. Ngủ sớm, đúng
giờ, tận dụng thời gian sao cho ngủ đủ giấc mỗi ngày; buổi trƣa nên ngủ từ 45 – 60
phút để phục hồi sức khỏe và tránh mệt mỏi.
Vì thế, vào mỗi buổi tối, ngƣời lớn tuổi nên dành một thời gian suy nghĩ, tìm
cách giải quyết những vấn đề mình còn quan tâm, lo lắng.
2.2.2

Viện dƣỡng lão trên Thế giới
Tại các nƣớc có nền kinh tế phát triển, đặc biệt là ở Châu Âu, châu Mỹ, châu

Öc…, dân số già đi sẽ gia tăng nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc cho ngƣời già, nếu
nhƣ ở phƣơng Đông, theo truyền thống, cha mẹ khi tuổi cao sức yếu sẽ đƣợc con cái
phụng dƣỡng tại nhà, thì ở phƣơng Tây, những ngƣời cao niên đƣợc đƣa vào sống trong
các viện dƣỡng lão hoặc các cơ sở chăm sóc ngƣời cao tuổi.
Tại Hoa Kỳ, Viện Dƣỡng lão là một cơ quan dịch vụ (dịch vụ tƣ nhân hoặc dịch
vụ công) mang tính phúc lợi và an sinh xã hội, những nơi này dành cho những ngƣời
cao niên già yếu, không thể tự chăm sóc chính mình đƣợc nữa. Những ngƣời già có thể
đến các cơ sở dƣỡng lão, những cơ sở này phải có giấy phép, chứng chỉ hành nghề do
cơ quan có thẩm quyền cấp.
Trong viện dƣỡng lão, họ đƣợc chăm sóc về y tế với chế độ dinh dƣỡng đặc biệt
SVTH: Trần Thị Mỹ Lan
MSSV: 1111174


Trang 11


Chương II: Cơ sở lý thuyết

mỗi ngày. Tùy tình trạng sức khỏe, bệnh lý mà họ đƣợc phân thành những khu riêng
biệt. Ví dụ nhƣ khu dành cho ngƣời có sức khỏe khá, khu ngƣời già yếu, hay khu cho
ngƣời có sức khỏe tâm thần kém... Ở khu vực cho ngƣời già yếu, các cụ đƣợc ngồi trên
xe lăn hoặc các loại ghế bành đặc biệt có bánh xe đẩy và đƣợc các điều dƣỡng viên túc
trực chăm sóc. Tại mỗi giƣờng nằm đều có chuông để gọi điều dƣỡng.

Hình 2.2 Một khu vườn dành cho người già trong viện dưỡng lão

Hình 2.3 Sinh hoạt của người già trong viện dưỡng lão
SVTH: Trần Thị Mỹ Lan
MSSV: 1111174

Trang 12


×