Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Chính sách phát triển nguồn nhân lực của philippin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.84 KB, 29 trang )

Mục lục

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng GDP và việc làm của Philippin giai đoạn 2002 2010…………………………………………………………………………….....9
Bảng 2: Chỉ số tăng trưởng việc làm bán thời gian và toàn thời gian…………….11
Bảng 3: Tổng số người thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp của Philippin giai đoạn
2001-2010…………………………………………………………………………13
Bảng 4: Tỷ trọng đóng góp vào GDP và việc làm của 3 khu vực………………...14
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng GDP và việc làm của Philippin giai đoạn 20022010……………………………………………………………………………….10
Biểu đồ 2: Tỷ số tăng trưởng tổng việc làm, việc làm toàn thời gian và việc làm
bán thời gian………………………………………………………………………12
Biểu đồ 3: Tổng số người thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp của Philippin giai đoạn
2001-2010…………………………………………………………………………13

1


Biểu đồ 4: Vulnerable employment rate by sex and sector (Tỷ lệ lao động tại gia
không được trả lương và tự kinh doanh theo giới tính và khu vực)………………15

LỜI MỞ ĐẦU
Cộng hòa Philippines, một quốc đảo gồm 7107 hòn đảo trải dài trên 1210
km, là một cường quốc kinh tế ở Châu Á gần đây với tốc độ tăng trưởng kinh tế
hàng năm khá cao, và gần đây nhất là nền kinh tế tăng trưởng lớn thứ 2 trên thế
giới, đạt 6,1% - chỉ thấp hơn Trung Quốc, nước có tỷ lệ tăng trưởng GDP cao nhất
trong năm 2014 là 7,4%. Trong những năm 60 của thế kỷ trước, Philippines đã
từng là quốc gia giàu có thứ hai ở châu Á sau Nhật Bản. Tuy nhiên, sau đó, những
bất ổn về chính trị cộng với sai lầm trong chính sách kinh tế và tình trạng tham


nhũng đã biến Philippines thành một trong những nước nghèo nhất trong khu vực
Đông Nam Á. Nền kinh tế Philippines đã thực sự suy sụp trong những năm đầu
thập niên 80 dưới chế độ của Tổng thống Ferdinand Marcos. Để vực dậy nền kinh
tế, Chính phủ Philippines đã tiến hành các biện pháp cải cách với mục tiêu đạt
được tỷ lệ tăng trưởng tương đương với các nước công nghiệp mới ở Đông Á. Nhờ
vậy, nền kinh tế lớn thứ 44 thế giới tính (theo xếp hạng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế
trên cơ sở GDP danh nghĩa năm 2011) đã dần hồi phục và đạt tốc độ tăng trưởng
khoảng 3% năm 1999. Con số này đã tăng lên 4% năm 2000 và hơn 6% vào năm
2004. Bất chấp ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Philippines
vẫn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định trong giai đoạn 2010-2013 và gần
đây nhất là nền kinh tế có mức tăng trưởng thứ hai toàn cầu năm 2014.
Để đạt được những thành tựu đó nhờ một phần không nhỏ của những chính
sách cải cách toàn bộ nền kinh tế, chính trị, xã hội của chính phủ Philippines, và
2


chính sách về nguồn nhân lực Philippines cũng góp phần quan trọng giúp nền kinh
tế Philippines vực dậy dần trở thành con hổ Châu Á. Trong thời đại của khoa học
và công nghệ quyết định đến sự sống còn của nền kinh tế, thì việc đầu tư cho chất
xám, cho nguồn nhân lực là yếu tố tiên quyết mà các nhà hoạch định chính sách đất
nước này cần chú trọng tới. Vậy cụ thể những chính sách của Philippines như thế
nào để nền kinh tế năng động này đạt được những thành tựu đáng ghi nhận như
ngày hôm nay? Nhóm chúng em xin được tìm hiểu về chính sách nguồn nhân lực
của Philippines trong đề tài : “Chính sách nguồn nhân lực của Philippines” từ
đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
1.
1.1.

MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Nhân lực và nguồn nhân lực


Nhân lực là sức lực con người, nằm trong mỗi con người và làm cho con
người hoạt động. Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể
con người và đến một mức độ nào đó, con người đủ điều kiện tham gia vào quá
trình lao động – con người có sức lao động.
Nguồn nhân lực là nguồn lực con người. Thật vậy, trước hết, với ý nghĩa là
nguồn gốc, là nơi phát sinh ra nguồn lực. Nguồn nhân lực nằm ngay trong bản thân
con người, đó cũng là sự khác nhau cơ bản giữa nguồn lực con người và các nguồn
lực khác. Thứ hai, nguồn nhân lực được hiểu là tổng thể nguồn lực của từng cá
nhân con người. Với tư cách là một nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra
của cải vật chất và tinh thần cho xã hội được biểu hiện ra số lượng và chất lượng
nhất định tại một thời điểm nhất định.
Nguồn nhân lực không chỉ bao hàm chất lượng nguồn nhân lực hiện tại mà
còn bao hàm cả cung cấp nhân lực trong tương lai.
1.2.

Phát triển nguồn nhân lực

Cho đến nay do xuất phát từ nhiều cách tiếp cận khác nhau nên khái niệm
phát triển nguồn nhân lực không giống nhau.
Theo UNESCO, phát triển nguồn nhân lực là cho toàn bộ sự lành nghệ của
dân cư luôn luôn phù hợp trong mối quan hệ với sự phát triển của đất nước. Quan
3


niệm này gắn phát triển nguồn nhân lực với phát triển sản xuất; do đó, phát triển
nguồn nhân lực giới hạn trong phạm vi phát triển kỹ năng lao động và thích ứng
với yêu cầu về việc làm.
Còn theo ILO, phát triển nguồn nhân lực là sự chiếm lĩnh trình độ lành nghề
và phát triển năng lực, sử dụng năng lực đó của con người để tiến tới có được việc

làm hiệu quả cũng như thỏa mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân hay phát triển
nguồn nhân lực là quá trình làm biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn
nhân lực ngàu càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền kinh tế - xã hội.
Phát triển nguồn nhân lực là quá trình tăng quy mô nguồn nhân lực, nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực và tạo ra cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng hợp lý.
Phát triển nguồn nhân lực có thể ở hai cấp độ: trong phạm vi của một nước, một
địa phương và trong phạm vi một tổ chức. Trong phạm vi của một nước, một địa
phương cũng như trong phạm vi một tổ chức khi nói về phát triển nguồn nhân lực
thì đều phải quan tâm đến cả quy mô, chất lượng và cơ cấu, và trong đó chất lượng
nguồn nhân lực được coi là quan trọng và phức tạp nhất. Tuy nhiên, ngay trong
chất lượng nguồn nhân lực cũng đặt ra những mối quan tâm khác nhau tùy theo cấp
độ. Nếu trong phạm vi cả nước, địa phương khi nói đến chất lượng nguồn nhân lực
đều phải quan tâm đến sức khỏe của người lao động nói riêng và của nhân dân nói
chung, đến trình độ học vấn của người lao động thì trong từng tổ chức lại quan tâm
nhiều đến trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn của người lao động và những
phẩm chất cá nhân do công việc đòi hỏi.
1.3.

Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là công cụ để quản lý nguồn
nhân lực, bao gồm các chế độ, các quy định cụ thể về quá trình đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng trình độ của người lao
động để họ có thể thực hiện có hiệu quả công việc hiện tại cũng như chuẩn bị
những kiến thức, kỹ năng, năng lực để họ có thể đảm nhiệm những công việc ở vị
trí cao hơn trong nghề nghiệp của bản thân họ.

4



2. CHÍNH

SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA PHILIPPIN
2.1. Tổng quan về Philippines
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Philippin
Philippin , tên chính thức là Cộng hòa Philippin, là một quốc đảo có chủ
quyền tại Đông Nam Á. Philippin cách Đài Loan qua eo biển Luzon ở phía bắc,
cách Việt Nam qua biển Đông ở phía Tây, cách đảo Borneo qua biển Sulu ở phía
tây nam và các đảo khác của Indonesia qua eo biển Celebes ở phía năm, phía đông
quốc gia là biển Philippin và đảo quốc Palau. Philippin nằm trên vành đai lửa Thái
Bình Dương và nằm gần xích đạp, do vậy quốc gia hay chịu ảnh hưởng từ các trận
động đất và bão nhiệt đới, song lại có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng sinh
học ở mức độ cao. Philippines có diện tích 300.000 km 2, là quốc gia rộng thứ 64
thế giới, bao gồm 7.107 hòn đảo được phân loại phổ biến thành ba vùng địa lý lớn
là Luzon, Visayas và Mindanao. Thủ đô thuộc vùng đô thị Manila.
Với dân số là 100 triệu dân (năm 2013), Philippin là quốc gia đông dân thứ bảy tại
châu Á và đứng thứ 12 trên thế giới. Ngoài ra, có 12 triệu người Philippin sống tại
hải ngoại, họ tạo thành một trong những cộng đồng tha hương lớn nhất và có ảnh
hưởng lớn nhất thế giới. Philippin có sự đa dạng về dân tộc và văn hóa. Vào thời
tiền sử, người Negrito nằm trong số các cư dân đầu tiên của quần đảo, tiếp theo là
các làn song nhập cư của người Nam Đảo. Sau đó, nhiều quốc gia khác nhau được
thành lập trên quần đảo, nằm dưới quyền cai trị của những quân chủ mang tước vị
Datu, Rajah, Sultan hay Lankan. Thương mại bới Trung Quốc cũng khiến cho văn
minh Trung Quốc truyền đến Philippin cũng như xuất hiện các khu định cư của
người Hán.
Ferdinand Magellan đến Philippin vào năm 1521, sự kiện này đánh dấu kỉ
nguyên người Tây Ban Nha quan tâm và cuối cùng là thuộc địa hóa quần đảo. Năm
1543, nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Ruy López de Villalobos đặt tên cho
quần đảo là Las Islas Filipinas để vinh danh Quốc vương Felipe II của Tây Ban
Nha. Miguel López de Legazpi đến quần đảo từ Tân Tây Ban Nha (Mexicongày

nay) vào năm 1565, ông thành lập nên khu định cư đầu tiên của người Tây Ban
Nha tại quần đảo, và quần đảo trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha trong hơn 300
5


năm sau đó. Thời kỳ thuộc địa khiến cho Công giáo Rôma chiếm ưu thế tại
Philippines; Philippines và Đông Timor là hai quốc gia châu Á duy nhất mà tôn
giáo này chiếm ưu thế. Trong thời gian này, Manila trở thành đầu mối châu Á của
tuyến đường thương mại thuyền buồm Manila–Acapulco.
Vào thời gian chuyển giao giữa thế kỷ 19 và thế kỷ 20, liên tiếp diễn ra cách
mạng Philippines; chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ; và Chiến tranh Philippines–Mỹ.
Kết quả là Hoa Kỳ trở thành thế lực thống trị quần đảo, song bị gián đoạn khi Nhật
Bản chiếm đóng. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Hiệp ước Manila công nhận
Cộng hòa Philippines là một quốc gia độc lập. Kể từ đó, Philippines trải qua các
biến động với nền dân chủ, nổi bật là phong trào "quyền lực nhân dân" lật đổ chế
độ độc tài của Ferdinand Marcos. Philippines hiện là một trong những nền kinh tế
tăng trưởng nhanh nhất tại châu Á, việc có quy mô dân số lớn và tiềm năng về kinh
tế khiến Philippines được phân loại là một cường quốc bậc trung.
2.1.2.

Nhân khẩu học

Từ năm 1990 đến năm 2008, dân số Philippin tăng xấp xỉ 28 triệu, tức tăng
trưởng 45% trong giai đoạn này. Cuộc điều tra dân số chính thức đầu tiên tại
Philippin được tiến hành vào năm 1877 và ghi nhận dân số là 5.567.685. Năm
2013, Philippin trở thành quốc gia đông thứ 12 trên thế giới với dân số khoảng 100
triệu dân. Theo ước tính, một nửa cư dân sống trên đảo Luzon. Tỷ lệ tăng trưởng
dân số từ năm 1995 đến năm 2000 là 3,21% mỗi năm, song giảm xuống còn xấp xỉ
1,95% mỗi năm trong giai đoạn 2005 đến 2010, song đây vẫn là một vấn đề gây
tranh luận.

Tuổi trung bình của cư dân Philippin là 22,7 tuổi với 60,9% có tuổi từ 15
đến 64. Như vậy, Philippin có tỷ lệ người trong độ tuổi lao động cao,là nguồn cung
cấp nhân lực dồi dào cho công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế đất nước. Tuổi thọ
trung bình là 71,94 tuổi, cụ thể tuổi thọ trung bình là 75,03 tuổi đối với nữ và 68,99
tuổi đối với nam. Từ khi Hoa Kỳ tự do hóa các đạo luật nhập cư vào năm 1965, số
người Hoa Kỳ có gốc Philippin tăng lên đáng kể. Năm 2007, ước tính có 3,1 triệu

6


người Mỹ gốc Philippin. Số người Philippin sống tại hải ngoại ước tính khoảng 12
triệu người.
2.1.3.

Thành phần dân tộc, ngôn ngữ

Dân tộc
Theo điều tra dân số năm 2000, 28,1% người Philippon thuộc dân tộc
Tagalog, 13,1% thuộc dân tộc Cebuano, 9% thuộc dân tộc Ilocanno, 7,6% thuộc
dân tộc Bisaya/Binisaya, 7,5% thuộc dân tộc Higigaynon, 6% thuộc dân tộc Bikol,
3,4% thuộc dân tộc Waray và 25,3% thuộc các dân tộc khác.
Người Philippin nói chung thuộc một số dân tộc châu Á được phân loại theo ngôn
ngữ là một phần của nhóm người nói tiếng Nam Đảo hoặc Mã Lai – Đa Đảo.
Người ta cho rằng từ hàng nghìn năm trước, thổ dân Đài Loan nói tiếng Nam Đảo
đã nhập cư đến Philippin từ Đài Loan, đem theo các kiến thức của họ về nông
nghiệp và đi thuyền viễn dương, cuối cùng thay thế các nhóm người Negrito sống
tại quần đảo từ trước đó. Hai dân tộc thiểu số phi bản địa quan trọng nhất là người
Hoa Kỳ và người Tây Ban Nha. Người Philippin gốc Hoa hầu hết là hậu duệ của
những người nhập cư từ Phúc Kiến sau năm 1898 và có dân số là 2 triệu, song có
ước tính cho tằng 18 triệu người Philippin có một phần gốc Hoa.

Ngôn ngữ
Ethnologue liệt kê 175 ngôn ngữ riêng lẻ tại Philippinm 171 trong số đó là
ngôn ngữ đang tồn tại và 4 ngôn ngữ còn lại không còn người nào nói. Các ngôn
ngữ bản địa thuộc nhóm Borneo – Philippine của ngữ tộc Mã Lai – Đa Đảo – một
nhánh của ngữ hệ Nam Đảo. Theo Hiến pháp Philippin 1987, tiếng Filipino và
tiếng anh là ngôn ngữ chính thức. Tiếng Filipino là phiên bản chuẩn hóa của tiếng
Tagalog. Cả tiếng Filipino và tiếng Anh đề được sử dụng trong chính quyền, giáo
dục, xuất bản, truyền thông và kinh doanh. Hiến pháp yêu cầu rằng tiếng Tây Ban
Nha và tiếng Ả Rập được xúc tiến trên cơ sở tự nguyện và tùy ý.

7


Mười chin ngôn ngữ cấp vùng đóng vai trò là những ngôn ngữ chính thức phụ
trợ được dùng làm phương tiện giảng dạy: Aklanon, Bikol, Cebuano, Chavacano,
Hiligaynon, Ibanag, Ilocano, Ivatan, Kapampangan,Kinaraya, Maguidanao,
Maranao, Pangasinan, Sambal, Surigaonon, Tagalog, Tausug, Waray-Waray và
Yakan.
2.2.

Thực trạng nguồn nhân lực Philippin hiện nay

Hiện nay, Philippin vẫn giữ đà tăng mạnh về số lượng lao động và vượt qua cả
Thái Lan và Việt Nam để trở thành quốc gia đứng thứ hai trong ASEAN về số
người trong độ tuổi lao động. Dự báo đến năm 2050, số lao động ở Philippines sẽ
đạt mức 100 triệu người, tương đương với 50% số lượng lao động của Indonesia
trong cùng thời kỳ.
Philippin là một trong những nước xuất khẩu lao động lớn nhất trong khu vực
Đông Nam Á. Người Philippin đi lao động khắp nơi trên thế giới, số lao động có
mặt ở nước ngoài bình quân khoảng 5 triệu người và thu nhập trung bình đạt

khoảng 18-20 tỷ USD/năm. Từ lâu, Philippin đã coi xuất khẩu lao động là một
trong những ngành kinh tế đối ngoại quan trọng của đất nước và có rất nhiều kinh
nghiệm để tăng cường xuất khẩu lao động và quản lý tài chính xuất khẩu lao động.
2.2.1.

Tăng trưởng lao động khá tuy nhiên còn thấp hơn tăng trưởng kinh tế

Nhìn chung lao động ở Philippines có tỉ lệ tăng trưởng nhanh trong những
năm gần đây tuy nhiên vẫn còn thấp hơn tỉ lệ tăng trưởng GDP với tỉ lệ tăng trưởng
trung bình 2,9%/ năm. Đây cũng là xu hướng chung toàn cầu, khi tăng trưởng lao
động thường theo sau tăng trưởng kinh tế cũng như tăng trưởng tổng sản phẩm
quốc nội. Bảng dưới đây góp phần minh họa rõ điều này.
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng GDP và việc làm của Philippin giai đoạn 2002-2010
Chỉ số
GDP( at
constant price)

Ave. 200
2
4,7 4,4

200
4
6,4

8

200
6
5,3


200
8
3,7

2010
7,3


Employment

2,9

3.1

3,2

2,0

1,6

2,8

Nguồn: National Statistical Coordination Board, National Account of the
Philippines National Statistics Office, Labor Force Survey

Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng GDP và việc làm của Philippin giai đoạn 2002-2010
Đơn vị: %

Nguồn: National Statistical Coordination Board, National Account of the

Philippines National Statistics Office, Labor Force Survey

2.2.2.

Cơ cấu lực lượng lao động chưa tương xứng với cơ cấu nền kinh tế

Hay nói cụ thể, cơ cấu tổng sản phẩm các ngành Công nghiệp-nông nghiệpdịch vụ vẫn còn mất cân đối với cơ cấu lao động các ngành này. Trong năm 2010,
khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm ít hơn 1/5 (16,8%) GDP nhưng ngành
này hấp thụ khoảng 1/3 (33,2%) tổng số lao động cả nước. Ngược lại các công
nghiệp đóng góp 1/3 tổng sản phẩm quốc nội nhưng chỉ sử dụng 15% lao động cả
nước. Tuy nhiên tỷ lệ tổng sản phẩm ngành dịch vụ là 49,7%, khá tương xứng với
cơ cấu lao động trong ngành là 51,8%.
2.2.3.

Lực lượng lao động toàn thời gian góp phần lớn cho sự tăng trưởng

Lực lượng lao động toàn thời gian có xu hướng tăng khi nền kinh tế tăng
trưởng tốt, và giảm đi khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, nhường chỗ cho lực lượng
lao động bán thời gian.

9


Bảng 2: Chỉ số tăng trưởng việc làm bán thời gian và toàn thời gian
Đơn vị :%
Chỉ số
Tăng trưởng
việc làm
Tăng trưởng
LĐ toàn thời

gian
Tăng trưởng
lao động bán
thời gian

Ave.
2.9

2002
3.1

2004
3.2

2006
2.0

2008
1.6

2010
2.8

2.5

2.5

2.8

0.6


3.9

6.3

3.8

3.4

2.7

6.3

2.6

2.3

Nguồn: National Statistical Coordination Board, National Account of the
Philippines National Statistics Office, Labor Force Survey
Trong năm 2009, việc làm tăng 2,9% bất chấp sự suy giảm của GDP xuống
còn 1,1%. Nhưng sự tăng việc làm diễn ra chủ yếu đối với lao động bán thời gian
(tăng 8,4%) trong khi việc làm toàn thời gian thực tế đã giảm (-0,5%). Ngược lại,
năm 2010, khi nền kinh tế phục hồi với mức tăng trưởng 7,3%, tăng trưởng việc
làm toàn thời gian được cải thiện rõ rệt ở mức 6,3% trong khi việc làm bán thời
gian chỉ tăng 2,3%. Điều này cho thấy rằng khi số lượng việc làm có thể tăng lên
trong thời điểm suy thoái kinh tế, người dân vẫn tiếp tục làm việc và có thể chấp
nhận công việc bán thời gian với mức lương thấp hơn để đối phó với tình hình kinh
tế khó khăn.

Biểu đồ 2: Tỷ số tăng trưởng tổng việc làm, việc làm toàn thời gian và việc làm

bán thời gian.
Đơn vị: %

10


Nguồn: National Statistical Coordination Board, National Account of the
Philippines National Statistics Office, Labor Force Survey
2.2.4.

Tình trạng thất nghiệp tại Philippin

Tỷ lệ người thất nghiệp tại Philippin có xu hướng giảm qua các năm, từ
11,8% năm 2004 xuống còn 7,4% năm 2010. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp này vẫn
là cao so với các nước trong khu vực.
Người lao động và lao động phổ thông vẫn là nhóm nghề nghiệp lớn nhất
trong thập kỷ qua, chiếm hơn ¼ tổng số lao động năm 2001 và đến năm 2010, tỷ lệ
này được ghi nhận ở mức khoảng 1/3. Lao động trong nhóm ngành nông, lâm, ngư
nghiệp vẫn là nhóm lớn thứ hai mặc dù tỷ lệ này đã giảm xuống dưới 20% do việc
làm trong nông nghiệp giảm.

Bảng 3: Tổng số người thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp của Philippin giai đoạn
2001-2010
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006

2007
2008
2009
2010

Tổng số người thất nghiệp
(nghìn người)
3.653
3.874
3.936
4.249
2.748
2.829
2.653
2.716
2.813
2.859

Tỷ lệ thất nghiệp (%)
11,1
11,4
11,4
11,8
7,8
8,0
7,3
7,4
7,5
7,4


Nguồn: National Statistics Office, Labor Force Survey
Tổng số người thất nghiệp cũng có xu hướng giảm do sự tăng lên đáng kể số
việc làm tại Philippin và một lượng lớn người Philippin đi xuất khẩu lao động.
Biểu đồ 3: Tổng số người thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp của Philippin giai đoạn
2001-2010

11


Nguồn: National Statistics Office, Labor Force Survey
Tỉ lệ thất nghiệp cao ở nhóm thanh niên đã qua giáo dục đại học
Tỷ lệ thất nghiệp tập trung chủ yếu là lao động trẻ với độ tuổi từ 15-24,
trong năm 2010 tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm tuổi này chiếm 51,1% trong tổng số
người thất nghiệp.
Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp giảm nhẹ từ 17,4% vào năm 2008 xuống còn
16,1% năm 2013, giảm 1,3%. Tuy nhiên, số người trẻ tuổi thất nghiệp là khoảng
1,4 triệu người, chiếm ½ tổng số người thất nghiệp và có khả năng bị thất nghiệp
lớn gấp 3 lần so với khi họ trưởng thành. Tình trạng thất nghiệp diễn ra phổ biến
với thanh thiếu niên, trong đó bao gồm cả những người được đào tạo tương đối
nhằm tìm kiếm việc làm tốt hơn. Do đó, việc làm bền vững trở thành một ưu tiên
hàng đầu đối với cả Philippin và chương trình phát triển quốc tế.
2.2.5.

Tỷ lệ lao động phân theo giới tính và khu vực

Trong năm 2010, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 16,8% GDP nhưng
lao động trong khu vực này lại chiếm 33,2% so với tổng số lao động của quốc gia
sử dụng. Ngược lại, ngành công nghiệp đã đóng góp 33,6% GDP trong khi số lao
động chỉ chiếm 15,0%. Mặt khác, tỷ lệ đóng góp vào GDP và việc làm của ngành
dịch vụ lần lượt là 49,7% GDP và 51,8% tổng số việc làm.

Bảng 4: Tỷ trọng đóng góp vào GDP và việc làm của 3 khu vực

Nông, lâm,
ngư nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
Tổng số

Tỷ trọng đóng góp vào GDP
(%)
2001
2010
20,2
16,8
34,0
45,9
100

33,6
49,7
100

Tỷ lệ đóng góp việc làm (GDP)
2001
37,2

2010
33,2

16,2

46,6
100

15,0
51,8
100

Nguồn: National Statiscal Coordination, National Account of the Philippines,
National Statistics Office, Labol Force Survey.

12


Trong báo cáo của ILO về xu hướng việc làm của Philippin 2015 cho thấy
tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao trong những năm gần đây, đạt 7,2% trong
năm 2013 và 6,1% năm 2014.
Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng những số việc làm tại gia không được trả
lương và tự kinh doanh – một thước đo về chất lượng việc làm đã giảm từ 43,5%
năm 2008 xuống còn 38,3% trong năm 2008. Tương tự, tỷ lệ hộ nghèo trên tổng số
lao động của Philippin đã giảm nhẹ từ 22,9% năm 2006 xuống còn 21,9% năm
2012.
Biểu đồ 4: Vulnerable employment rate by sex and sector (Tỷ lệ lao động tại gia
không được trả lương và tự kinh doanh theo giới tính và khu vực)

Nguồn: Philippin Statistic Authority: Labour Force Survey
Số việc làm tại Philippin đã lên tới 38,1 triệu việc làm trong năm 2013, tăng
4 triệu so với năm 2008. Lực lượng lao động là nữ tăng nhanh so với lượng lượng
lao động nam (năm 2013, lao động nữ tăng 13,6%, lao động nam tăng 10,1% so
với năm 2008).


13


Mặc dù kinh tế Philippin tăng trưởng mạnh mẽ và thị trường lao động cũng
có những biến động tích cực nhưng do thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai
và khủng hoảng đã làm ảnh hưởng tới nền kinh tế nhiều địa phương và các ngành
công nghiệp trọng điểm.
2.3.
2.3.1.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực của Philippin
Các đạo luật về lao động và sử dụng lao động ở Philippines

Với một môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện, chính sách
khuyến khích phát triển công nghiệp mạnh mẽ, và đặc biệt là nguồn lao động có
tính cạnh tranh rất cao đã làm cho Phippines trở thành một điểm đến đầu tư hấp
dẫn. Sự đóng góp của lực lượng lao động Philippines là một trong những lợi thế
của nền kinh tế quốc gia này. Lực lượng lao động ở Philippines chủ yếu đã qua đào
tạo, với trình độ Tiếng Anh thành thạo, có khả năng tiếp thu nhanh nhạy với cái
mới, được định hướng nghề nghiệp hiệu quả, và có khả năng thích ứng cao với mọi
nền văn hóa khác nhau. Hàng năm với khoảng 450 nghìn sinh viên tốt nghiệp
thuộc các nhóm ngành kinh tế, giáo dục, kĩ thuật, công nghệ thông tin, y tế, khoa
học xã hội làm tăng cường khả năng cạnh tranh và thích ứng tốt với một nền công
nghiệp ngày một lớn mạnh tại quốc gia này.
Ở Philippines, giải quyết vấn đề việc làm và chế độ với người lao động có ý
nghĩa quan trọng với một nền công nghiệp có mức độ tăng trưởng cao. Trong vài
năm về trước, phần lớn lao động chuyển dịch từ ngành nông nghiệp và công
nghiệp sang ngành dịch vụ. Và ngành dịch vụ, dẫn đầu bởi các công ty dịch vụ
thuê ngoài( BPO- Business Process Outsourcing) là chất xúc tác cho sự tăng
trưởng kinh tế Philippines trong thời gian qua.

Năm 1987, Hiến pháp Philippines đã công nhận và bảo vệ các quyền của
người lao động bao gồm:
Tự tổ chức , thương lượng tập thể và các cuộc đàm phán, và các hoạt động
phối hợp hòa bình, trong đó có quyền đình công theo quy định của pháp luật
-

Được quyền bảo mật tài sản, điều kiện làm việc và mức lương thưởng
14


Pháp luật quy định rằng: Người lao động được quyền tham gia vào quy trình
hoạch định chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của chính mình
Người lao động có quyền được hưởng một mức lợi tức nhất định qua việc
đầu tư cổ phiếu vào công ty mà họ làm việc
Các điều khoản và điều kiện về việc làm trong Luật Lao động Philippines


Mức lương tối thiểu

Theo luật về mức lương tối thiểu Philippines, tỉ lệ lương tối thiểu đa dạng
tùy theo các vùng miền khác nhau. Năm 2012, ở các thành phố lớn ( như Manila,..)
thì mức lương tối thiểu cơ bản theo quy định là 426PHP trên ngày, cộng thêm mức
trợ cấp chi phí ăn ở 30PHP/ngày, như vậy mức lương tối thiểu theo tháng của
Philippines là 13680PHP, tức là khoảng 292 USD.


Thời gian làm việc và làm thêm giờ

Thời gian làm việc thông thường ở Philippines được quy định không quá 8
giờ/ngày. Mức lương làm thêm giờ cũng phải tăng lên ít nhất 25% so với mức

lương trong giờ hành chính. Thời gian làm thêm ngoài giờ bao gồm những ngày
nghỉ lễ và khoảng thời gian từ 22 giờ tối đến 6 giờ sáng của các ngày làm việc
thông thường. Tuy nhiên, người lao động thuộc các diện sau không được hưởng
mức lương làm thêm giờ, cụ thể:
-

Nhân viên chính phủ

-

Lãnh đạo cấp cao, quan chức hoặc nhân viên thuộc bộ phận lãnh đạo

-

Các hộ kinh doanh cá thể, nông dân tự sản xuất

-

Người lao động được hưởng lương theo thành quả lao động

Ngoài ra luật lao động của Philippines cũng nêu rõ, người lao động được
quyền hưởng mức lương ngoài giờ tùy theo bản chất của công việc và mức độ
trách nhiệm họ gánh vác. Hơn nữa người sử dụng lao động có thể không yêu cầu
15


nhân viên làm việc ngoài giờ, ngoại trừ những trường hợp nhất định và phải cung
cấp mức thù lao thỏa đáng. Hai bên phải ký kết hợp đồng lao động, trong đó người
lao động đồng ý làm thêm giờ.



Quy định về ngày nghỉ

Người lao động được phép làm việc 6 ngày/ tuần theo quy định. Ngoài ra
người lao động được hưởng 12 dịp nghỉ lễ đặc biệt khác trong năm. Nếu người lao
động phải làm việc trong các dịp nghỉ lễ đặc biệt (thuộc đối tượng được hưởng
lương ngoài giờ) thì họ được hưởng mức lương ít nhất là 200% so với các ngày lao
động thông thường


Quy định về chế độ hưu trí

Lao động đã về hưu thì sẽ nhận được một khoản lương hưu theo quy định
trong luật hiện hành và trong các thỏa thuận khác, và không được phép thấp hơn
mức lương quy định trong Bộ luật Lao động. Tuổi hưu trí trung bình ở Philippines
là từ 60 đến 65 tuổi, tuy nhiên với những ngành nghề có tính chất độc hại cao như
khai thác mỏ, hóa chất thì họ có thể lựa chọn nghỉ hưu ở tuổi 50.


Quy định về lao động với trẻ vị thành niên

Luật lao động Philippines nghiêm cấm mọi hành vi lạm dụng sức lao động
trẻ em, trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi. Mọi hành vi lạm dụng sức lao động trẻ em
đều bị trừng trị thích đáng.


Quy định về chấm dứt việc làm

Nhìn chung, người chủ sử dụng lao động có thể chấm dứt hợp đồng lao động
theo pháp luật và phải tuân thủ các thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động. Người

lao động cũng có thể chủ động chấm dứt hợp đồng lao động, và thường là phải
thông báo trước với chủ sử dụng lao động 30 ngày để tránh gây phương hại cho hai
bên. Trong những trường hợp nhất định nhân viên có thể chấm dứt lao động mà
không cần bất kì thông báo nào.

16




Quy định về bảo hiểm xã hội với người lao động

Luật An sinh xã hội năm 1997, Luật bảo hiểm y tế quốc gia năm 1995, Luật
về quỹ tương hỗ phát triển xã hội năm 2009 đều có quy định và những sửa đổi về
sử dụng lao động ở Philippines.Theo đó, một nhà tuyển dụng Philippines và các
nhân viên phải là thành viên của quỹ bảo hiểm xã hội và phải đóng góp hàng tháng
để duy trì hệ thống an sinh xã hội và bảo hiểm y tế Philippines. Và chủ sử dụng lao
động phải hỗ trợ một phần đóng góp đó của người lao động.
Các chính sách phát triển thị trường, nguồn nhân lực và quản lý tài
chính
• Chính sách phát triển thị trường việc làm ngoài nước

2.3.2

Cục quản lý việc làm ngoài nước đã soạn thảo Chương trình tiếp thị và các
chiến lược tiếp thị với sự tham gia của Trung tâm khu vực và các tùy viên lao động
để thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường lao động ngoài nước, tình hình
lao động Philippin ở nước ngoài nhằm giúp các công ty xuất khẩu lao động định
hướng hoạt động và quảng cáo năng lực của các tổ chức cung ứng và lao động xuất
khẩu Philippin trên thị trường lao động quốc tế.

• Chính sách tạo nguồn lao động xuất khẩu
Chính sách khuyến khích các công ty tạo ra nguồn lao động xuất khẩu qua việc
thành lập Quỹ lao động. Việc lập quỹ này được đăng ký qua mạng Internet và được
phép tự quảng cáo. Các quỹ không thu lệ phí đăng ký của lao động. Người đi lao
động ở nước ngoài phải được đào tạo trước khi đi bằng các chương trình đặc biệt
của Chính phủ và được Chính phủ hỗ trợ kinh phí đào tạo. Chính phủ cũng không
hạn chế xuất khẩu lao động thuộc các ngành nghề đặc biệt hoặc có tay nghề cao.
• Các chính sách quản lý tài chính
Như lệ phí sắp xếp việc làm, nhà nước quy định các công ty cung ứng được
phép thu lệ phí sắp xếp việc làm khi ký kết các hợp đồng lao động với công nhân
để chi trả cho các lệ phí thủ tục hành chính. Về điều kiện cấp giấy phép hoạt động
17


xuất khẩu lao động, chỉ có công nhân Philippin và các tập đoàn liên doanh có 75%
vốn pháp định do người Philippin năm giữ được quyền tuyển dụng lao động đi làm
việc ở nước ngoài.
• Chương trình phúc lợi và bảo vệ công nhân
Chính phủ quy đinh các điều kiện tối thiểu dành cho lao động đi làm việc ở
nước ngoài mà bắt buộc các bên sử dụng lao động Philippin phải đảm bảo như tiền
ương cho một giờ làm việc bình thường (8 giờ/ngày, 6 ngày/tuần), tiền làm thêm
giờ (bằng 150% tiền lương làm việc bình thường); đi lại miễn phí từ nhà đến nơi
làm việc và ngược lại; khám chữa bệnh và chữa răng không mất tiền; các điều kiện
hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng lao động; các điều khoản đền bù thiệt hai hợp đồng do
lỗi của các bên; vận chuyển thi hài và tài sản của công nhân bị chết về nước; tiền
lương gửi về cho gia đình của người lao động; các điều kiện về ăn ở trong thời gian
làm việc ở nước ngoài; cơ chế khiếu nại của công nhân. Song song với các chương
trình bảo vệ công nhân, Chính phỉ còn cho phép thành lập Quỹ phúc lợi do các chủ
thuê lao động đóng góp để thực hiện các dịch vụ về tư vấn gia đình, hỗ trợ người
lao động hồi hương, khen thưởng lao động xuất sắc, cấp học bổng cho con cái

người lao động xuất khẩu, trợ cấp ốm đau, tín dụng cho người lao động, giúp đỡ y
tế cho gia đình họ, hỗ trợ các chương trình đào tạo, tập huấn,…Người lao động ở
nước ngoài của Philippin cũng được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội như người lao
động trong nước về chế độ tàn tật , trợ cấp tuất, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động.
• Chính sách chuyển thu nhập của người lao động về nước
Chính phủ áp dụng chương trình khuyến khích người lao động chuyển tiền về
nước thông qua tài khoản tiền gửi ngoại tệ dành cho người lao động hồi hương, số
dư tài khoản không thuộc đối tượng điều chỉnh của các quy định về hối đoái hiện
hành và phát hành các công trái ngoại tệ. Để tối đa hóa và sử dụng các khoản thu
nhập từ xuất khẩu lao động có hiệu quả, các tổ chức tài chính và ngân hàng đã đưa
ra các chương trình đầu tư mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho người lao động và gia
đình họ.
18


• Các chính sách tái hòa nhập dành cho người lao động hồi hương
Chính phủ đã xây dựng hệ thống chính sách đảm bảo cho người lao động được
nhận lại số tiền chưa được thanh toán hết hoặc các phúc lợi khác sau khi chấm dứt
hợp đồng về nước thông qua quy định các công ty cung ứng lao động xuất khẩu
phải đồng chịu trách nhiệm với chủ sử dụng lao động nước ngoài về những vi
phạm của họ. Tiền ký cược của công ty được sử dụng để trả cho người lao động
nếu công ty không tự trả, và một khi tiền ký cược ở ngân hàng bị tịch biên thì công
ty cũng bị đình chỉ hoạt động cho đến khi nộp đủ số tiền trển vào tài khoản ký cược
ở ngân hàng.
Các chương trình hỗ trợ cho người lao động hồi hương như sinh kế và phát triển
nghề nghiệp, tư vấn kinh doanh hoặc đào tạo kinh doanh cho những người đủ vốn
và muốn mở kinh doanh khi về nước (thông qua Cục phát triển thương nghiệp vừa
và nhỏ). Cục quản lý việc làm ngoài nước còn phố hợp với ILO để có những dự án
thành lập các trung tâm đào tạo ở các vùng có nhiều lao động xuất khẩu.
Chính sách tín dụng hỗ trợ tái hòa nhập: Chính phủ đưa ra chính sách cho vay

sinh kế đối với các gia đình là 100.000 peesso (khoảng 1.850 USD), cho vay hồi
cư 20.000 peso (370 USD) và tối đa là 50.000 peesso (khoảng 925 USD) đối với
các khoản vay trợ giúp nhóm. Chính phủ cũng đặt quan hệ với các tổ chức phi
chính phủ trong việc tạo điều kiện dễ dàng về tín dụng và sinh kế cho người lao
động hồi hương.
• Cơ chế tổ chức xuất khẩu lao động của Philippin
Bộ Luật Lao động của Philippin ra đời năm 1973 đã đặt cơ sở về việc làm ngoài
nước với quan điểm xúc tiến việc xuất khẩu lao động dư thừa cho đến khi nền kinh
tế của đất nước phát triển tạo đủ việc làm cho mọi người trong độ tuổi lao động.
Cục quản lý việc làm nước ngoài (POEA) là cơ quan duy nhất của Chính phủ thực
hiện các chức năng tuyển mộ, bố trí và quản lý các khu vực tư nhân tham gia
chương trình xuất khẩu lao động, và cấp giấy phép làm việc ở nước ngoài cho
người lao động khi có hợp đồng lao động cá nhân.
19


Tháng 6/1995, Luật về Di dân và người Philippin ở nước ngoài được quốc hội
Philippin thông qua, quy định hành lang pháp lý cho việc thực hiện chương trình
quốc gia về xuất khẩu lao động, đồng tời quy định việc khuyến khích bằng vật chất
và các hình thức phạt đối với các tổ chức (hoặc cá nhân) tuyển người đi lao động ở
ngoài và việc chuyển ngoại tệ bất hợp pháp. Ngoài ra, các khoản cho vay về nhà ở
và các khoản trọn gói cũng được đưa về với những người lao động là thành viên
của Quỹ phát triển tương hỗ về nhà ở.
2.3.3 Phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo lao động chất lượng cao
Philippin có hệ thống giáo dục chất lượng cao và môi trường thuận lợi để
trau dồi tiếng anh. Philippines được coi là thiên đường học tiếng Anh cho sinh viên
Châu Á đặc biệt là Việt Nam bởi tại đây bạn sẽ có môi trường thuận lợi để trau dồi
ngoại ngữ với phương pháp học chất lượng, chi phí thấp và nhiều lợi ích vượt bậc
so với các quốc gia khác.
Lịch sử ghi nhận hơn 50 năm Philippines là thuộc địa của Mỹ, trong thời

gian này Philippines chịu ảnh hưởng rõ nét về văn hóa, lối sống và cả phong cách
tiêu dùng kiểu Mỹ. Người Mỹ đến đây đem theo các đoàn giáo viên để khai hóa
thuộc địa, dạy tiếng Anh, văn hóa, văn chương, lịch sử, chính trị… đều theo mẫu
quốc. Hơn 50 năm thuộc địa, những “di sản” đó tồn tại đến ngày nay khi tiếng Anh
là ngôn ngữ thứ hai tại Philippines. Trẻ em Philippines bắt đầu học tiếng Anh từ
lúc bước vào lớp một, song song với tiếng Tagalog. Tính theo số dân Philippines là
quốc gia sử dụng tiếng Anh lớn thứ năm trên thế giới. Đồng thời, theo xếp hạng
của thời báo London’s Splash, đây là quốc gia lớn nhất sử dụng tiếng Anh trong
kinh doanh với giọng chuẩn Bắc Mỹ. Với hệ thống giáo dục lâu đời, chất lượng
cao được chính người Mỹ xây dựng, Philippines được coi là thiên đường học tiếng
Anh cho sinh viên Châu Á.
Lợi thế về tiếng Anh đã giúp Philippines trở thành một trong những nước
đứng đầu thế giới về BPO (Dịch vụ thuê ngoài), chủ yếu trong các lĩnh vực Call
Center, nhân sự, hoạt hình, y tế, tài chính – kế toán và công nghệ thông tin.
Thông tin từ tờ Daily Inquirer – nhật báo hàng đầu Philippines hiện nay cho biết,
tính cuối năm 2013, quốc gia này có trên 770,000 người làm việc trong ngành
20


BPO, trong đó chủ yếu là các dịch vụ tiếp xúc khách hàng có sử dụng giọng nói
(voiced-services).

2.4.

2.3.4.
Hỗ trợ, tăng cơ hội tiếp cận việc làm cho người lao động
• Thông qua cải cách trong việc thúc đẩy việc làm. Cái cách thúc đẩy việc làm
nhằm hỗ trợ một môi trường chính sách, làm tăng nhu cầu lao đồng đồng
thời cải thiện nguồn cung lao động sử dụng cho chính sách về thị trường lao
động, cải thiện việc làm cho thanh niên và việc giáo dục thông qua các biện

pháp đó sẽ được thực hiện dựa trên học vấn và các chương trình đào tạo kỹ
năng có liên quan khác. Chương trình bao gồm các cải cách trong việc tái cơ
cấu hệ thống PhiJobNet không chỉ mang đến cơ sở việc làm phù hợp mà nó
còn là cổng thông tin về thị trường lao động của Chính phủ Philippin, có khả
năng cung cấp hệ thống cơ sở dự liệu, chẳng hạn như kho tổng hợp dữ liệu
nguồn nhân lực.
• Giải quyết vấn đề về công việc và kỹ năng phù hợp bằng cách thúc đẩy sự
phối hợp giữa các doanh nghiệp, các việc nghiên cứu và chính phủ, tăng
cường hệ thống thông tin thị trường lao động cả ở khu vực công và khu vực
tư nhân, tích cực trao đổi với các tổ chức, đặc biệt là ở cấp đị phương.
Hướng tới mục tiêu này, DOLE sẽ tiến hành hoạt động truyền tín hiệu về thị
trường lao động một cách thưởng xuyên đến các nhà cung cấp và những
người có nhu cầu, giúp quản lý tốt hơn nguồn lao động sẵn có.
• Tăng cường nguồn nhân lực đã qua giáo dục và đào tạo. Việc chuẩn bị đầy
đủ về học vấn, kỹ năng, sức khỏe, khả năng nhận thức giúp tiếp cận việc làm
hiệu quả hơn cũng như tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận công nghệ, tăng năng
suất lao động và lương. Tập trung phát triển toàn diện, cần đặc biệt quan tâm
tới những người nghèo làm việc, những người thất nghiệp bao gồm cả thanh
niên, một lực lượng lao động lớn.
Đánh giá những thành tựu và hạn chế trong chính sách phát triển nguồn nhân
lực
Thành tựu
Những năm vừa qua, Philippin đã đạt được những thành tựu kinh tế nổi bật,
một phần nhờ sự đóng góp của chính sách phát triển nguồn nhân lực. Quỹ Tiền tệ
Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Philippines sẽ dẫn đầu về tăng trưởng kinh tế ở khu
21


vực Đông Nam Á trong năm nay, với sự hỗ trợ tích cực hơn của chính phủ trong
chi tiêu. Năm 2013, Philippin đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao là 7,2% và

năm 2014, con số này là 6,1%.
Chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện đã góp phần nâng cao năng lực
cạnh tranh quốc gia, cũng như tạo điều kiện sẵn sàng mở rộng, phát triển các ngành
công nghiệp khác nhau. Chính phủ Philippin ưu tiên đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao, tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế trong giáo dục
thông qua việc hài hòa các thủ tục, phương pháp tiếp cận và cung cấp nguồn tài
chính phù hợp, hướng tới việc thu nhận kiến thức mới, phát triển kỹ năng và nâng
cao khả năng cạnh tranh quốc tế cho người học.
Bên cạnh đó, với hệ thống giáo dục lâu đời, chất lượng cao được chính
người Mỹ xây dựng, Philippines được coi là thiên đường học tiếng Anh cho sinh
viên Châu Á. Cũng cần nói thêm rằng lợi thế về tiếng Anh đã giúp Philippines trở
thành một trong những nước đứng đầu thế giới về BPO (Dịch vụ thuê ngoài), chủ
yếu trong các lĩnh vực Call Center, nhân sự, hoạt hình, y tế, tài chính – kế toán và
công nghệ thông tin. Thông tin từ tờ Daily Inquirer – nhật báo hàng đầu
Philippines hiện nay cho biết, tính cuối năm 2013, quốc gia này có trên 770,000
người làm việc trong ngành BPO, trong đó chủ yếu là các dịch vụ tiếp xúc khách
hàng có sử dụng giọng nói (voiced-services). Chính vì có lợi thế về tiếng Anh,
quần đảo này dần thu hút du học sinh quốc tế đến học tập. Lượng du học sinh đến
Philippines học tiếng Anh ngày càng tăng, trong đó đông nhất là sinh viên người
Hàn Quốc, Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Myanmar, Campuchia,
Iran, Brazil và nhiều nước châu Phi…
Số lượng việc làm tại Philippin tăng đáng kể qua các năm, tỷ lệ thất nghiệp
có xu hướng giảm, từ 11,8% năm 2004 giảm xuống còn 7,4% năm 2010, góp phần
nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Philippin.
Bên cạnh đó, Philippin cũng đạt được nhiều thành tựu trong xuất khẩu lao
động ra nước ngoài, từ đó tạo ra dòng kiều hồi chảy vào trong nước, góp phần đầu
tư phát triển, tạo thêm việc làm trong nước. Philippin là một trong những nước
xuất khẩu lao động lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Người Philippin đi lao

22



động ở khắp nơi trên thế giới, số lao động có mặt ở nước ngoài bình quân khoảng 5
triệu người và thu nhập trung bình đạt khoảng 18-20 tỷ USD/năm.
Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong chính sách phát triển nguồn nhân
lực, Phillipin vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Lao động trong nhóm ngành nông,
lâm, ngư nghiệp hiện vẫn còn ở mức khá cao. Hơn nữa, Philippin thường xuyên
chịu ảnh lưởng của thiên tai (bão, lũ) khiến cuộc sống của những lao động này khá
bấp bênh.
Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm nhưng vẫn còn ở mức khá cao,
đặc biệt là đối với thanh thiếu niên, một lực lượng chiếm tỷ lệ khá lớn. Do đó, việc
làm bền vững trở thành một ưu tiên hàng đầu đối với cả Philippin.
Philippines hiện là một trong những quốc gia có tốc độ tăng dân số nhanh
nhất châu Á, với mức trung bình 1,7%/năm, là một trong những nước có tỷ lệ thất
nghiệp cao nhất khu vực với khoảng 7%. Nếu như không nỗ lực nâng năng suất lao
động, tạo việc làm, những lợi ích về mặt nhân khẩu học rất dễ trở thành quả bom
hẹn giờ trong lĩnh vực dân số.
3.

Bài học cho Việt Nam trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập quốc tế, phát triển nguồn nhân lực được
coi là một trong ba khâu đột phá của chiến lược chuyển đổi mô hình phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước; đồng thời phát triển nguồn nhân lực trở thành nền tảng
phát triển bền vững và tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia. Philippin đã đạt được
nhiều thành tựu trong chính sách phát triển nguồn nhân lực, bên cạnh một số hạn
chế còn tồn tại. Việt Nam có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm từ Philippin.
Việc phát triển nhân lực, một mặt, cần phải có tầm nhìn chiến lược phát triển
tổng thể và dài hạn, nhưng đồng thời, trong mỗi thời kỳ nhất định, cần xây dựng

những định hướng cụ thể, để từ đó đánh giá thời cơ, thách thức, những khó khăn,
hạn chế và nguyên nhân… để đề ra mục tiêu và giải pháp phát triển thích hợp cho
giai đoạn đó phù hợp với bối cảnh kinh tế-xã hội trong nước và quốc tế. Để phát
triển nguồn nhân lực bền vững, Việt Nam cần:
Một là, đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước về phát triển nhân lực
23


Trong đó, cần tập trung vào việc hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân
lực, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt
động bộ máy quản lý về phát triển nhân lực. Cần hình thành một cơ quan chịu
trách nhiệm thu thập, xây dựng hệ thống thông tin về cung - cầu nhân lực trên địa
bàn cả nước nhằm bảo đảm cân đối cung - cầu nhân lực để phát triển kinh tế - xã
hội. Đổi mới các chính sách, cơ chế, công cụ phát triển nhân lực (bao gồm các nội
dung về môi trường làm việc, chính sách việc làm, thu nhập, bảo hiểm, bảo trợ xã
hội, điều kiện nhà ở và các điều kiện sinh sống, định cư, chú ý các chính sách đối
với bộ phận nhân lực chất lượng cao, nhân tài). Cải tiến và tăng cường sự phối hợp
giữa các cấp các ngành, các chủ thể tham gia phát triển nhân lực.
Hai là, bảo đảm nguồn lực tài chính cho phát triển nhân lực
Ngân sách nhà nước là nguồn lực chủ yếu để phát triển nhân lực quốc gia
đến năm 2020. Tăng đầu tư phát triển nhân lực cả về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng
trong tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội. Cần xây dựng kế hoạch phân bổ ngân
sách nhà nước theo hướng tập trung chi để thực hiện các chương trình, nhiệm vụ,
dự án đào tạo theo mục tiêu ưu tiên và thực hiện công bằng xã hội (hỗ trợ đào tạo,
phát triển nhân lực ở các vùng sâu, vùng xa, cho các đối tượng là người dân tộc
thiểu số, đối tượng chính sách,…). Nghiên cứu đổi mới cơ chế phân bổ và hỗ trợ
bằng ngân sách nhà nước cho phát triển nhân lực từ hỗ trợ cho các đơn vị cung ứng
sang hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng và bảo đảm công bằng giữa các cơ
sở công lập và ngoài công lập.
Đẩy mạnh xã hội hoá để tăng cường huy động các nguồn vốn cho phát triển

nhân lực. Nhà nước có cơ chế, chính sách để huy động các nguồn vốn của người
dân đầu tư và đóng góp cho phát triển nhân lực bằng các hình thức: Trực tiếp đầu
tư xây dựng cơ sở giáo dục, đào tạo, cơ sở y tế, văn hoá, thể dục thể thao; Góp vốn,
mua công trái, hình thành các quỹ hỗ trợ phát triển nhân lực. Cần quy định trách
nhiệm của doanh nghiệp đối với sự phát triển nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi và
có cơ chế, chính sách mạnh để doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tăng
đầu tư phát triển nhân lực nói chung và đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề nói riêng. Mở
rộng các hình thức tín dụng ưu đãi cho các cơ sở giáo dục, đào tạo và cho học sinh,
sinh viên để học nghề, học đại học, cao đẳng, hỗ trợ người lao động học tập bồi
dưỡng nâng cao trình độ.

24


Đẩy mạnh và tạo cơ chế phù hợp để thu hút các nguồn vốn nước ngoài cho
phát triển nhân lực Việt Nam; sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của nước ngoài hỗ
trợ phát triển nhân lực (ODA); thu hút đầu tư trực tiếp (FDI) của nước ngoài cho
phát triển nhân lực (đầu tư trực tiếp xây dựng các cơ sở giáo dục, đào tạo, bệnh
viện, trung tâm thể thao..).
Ba là, đổi mới giáo dục và đào tạo
Đây là nhiệm vụ then chốt, giải pháp chủ yếu để phát triển nhân lực Việt Nam
trong giai đoạn từ nay đến 2020 và những thời kỳ tiếp theo. Cần quán triệt và triển
khai quyết liệt Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04-11-2013 của Hội nghị Trung
ương 8 khoá XI và Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09-6-2014 của Chính phủ ban
hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế. Trước mắt, cần tập trung vào một số nội dung sau đây:
• Hoàn thiện hệ thống giáo dục theo hướng mở, hội nhập, thúc đẩy phân tầng,
phân luồng, khuyến khích học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Tổ

chức lại mạng lưới giáo dục đào tạo, sắp xếp lại hệ thống giáo dục quốc dân
cả ở quy mô đào tạo, cơ cấu ngành nghề, cơ sở đào tạo, quy hoạch lại mạng
lưới giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học gắn với quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của cả nước, vùng, miền và địa phương. Thực hiện phân tầng
giáo dục đại học.
• Đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông, khung chương trình đào
tạo ở bậc đại học và giáo dục nghề nghiệp theo hướng phát huy tư duy sáng
tạo, năng lực tự học, tự nghiên cứu, tăng thời gian thực hành, tập trung vào
những nội dung, kỹ năng người học, doanh nghiệp và xã hội cần, đảm bảo
liên thông giữa các bậc học, cấp học, giữa giáo dục nghề nghiệp và giáo dục
đại học. Đa dạng hoá các phương thức đào tạo. Có cơ chế để tổ chức, cá
nhân người sử dụng lao động tham gia xây dựng, điều chỉnh, thực hiện
chương trình đào tạo và đánh giá năng lực người học.
• Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học. Cải cách
mục tiêu, nội dung, hình thức kiểm tra, thi và đánh giá kết quả giáo dục và
đào tạo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Từng bước áp dụng kiểm
định, đánh giá theo kết quả đầu ra của giáo dục và đào tạo.
25


×