Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Thực trạng chính sách phát triển nguồn nhân lực của đất nước ta.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.52 KB, 21 trang )

LỜI CÁM ƠN
Trong thời gian học tập và bồi dưỡng lí luận quản lý tại lớp bồi dưỡng cán
bộ quản lý giáo dục thị xã Uông Bí của trường cao đẳng sư phạm Quảng Ninh.
Được sự giúp đỡ của hội đồng khoa bồi dưỡng nhà trường, tôi đã được học tập,
rèn luyện về nghiệp vụ quản lý trường học đặc biệt là trường Tiểu học.
Qua học tập tôi được làm quen với công tác nghiên cứu đề tài khoa học, tôi
mạnh dạn chọn đề tài "Một số biện pháp xây dựng kế hoạch năm học của cán bộ
quản lý ở nhà trường Tiểu học Trưng Vương - Uông Bí - Quảng Ninh". Bước đầu
tôi gặp nhiều khó khăn, song với sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy giáo
trong khoa đặc biệt là thầy Hà Bá Sơn đã trực tiếp giúp đỡ tôi hoàn thành tiểu luận
này.
Với thời gian nghiên cứu không nhiều, kinh nghiệm còn ít nên tiểu luận
không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi rất mong được tiêp nhận ý kiến chỉ đạo
của Hội đồng khoa Bồi dưỡng để tôi có thêm bài học kinh nghiệm cho các nghiên
cứu sau này.
Một lần nữa, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, Hội đồng
khoa Bồi dưỡng trường Cao đẳng sư phạm Quảng Ninh và thầy Hà Bá Sơn đã tận
tình hướng dẫn tôi hoàn thành bài tiểu luận này.
Uông Bí, ngày tháng năm 2010
Người viết
Vũ Thị Duyên
1
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Những bài học về quản lý giáo dục.
2 - Phương hướng, nhiệm vụ năm học 2009 - 2010 của Bộ Giáo dục & Đào
tạo, Sở Giáo dục & Đào tạo Quảng Ninh và Phòng Giáo dục & Đào tạo Uông Bí.
3 - Một số tài liệu: Chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về giáo dục.
4 - Điều lệ trường phổ thông.
5 - Tạp chí giáo dục & thời đại.
MỤC LỤC
2


STT NỘI DUNG SỐ
TRANG
LỜI CÁM ƠN 1
TÀI LIỆU THAM KHẢO 2
MỤC LỤC 3
Phần thứ nhất NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 4
Phần thứ hai NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5
Chương I Cơ sở lý luận và pháp lý của việc xây dựng kế
hoạch năm học của cán bộ quản lý ở trường Tiểu
học Trưng Vương - Uông Bí - Quảng Ninh.
6
Chương II Thực trạng của việc xây dựng kế hoạch năm học
của cán bộ quản lý ở trường Tiểu học Trưng
Vương.
7
Chương III Những biện pháp xây dựng kế hoạch năm học
của cán bộ quản lý ở trường Tiểu học Trưng
Vương - Uông Bí - Quảng Ninh.
8
Phần thứ ba KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 9
PHẦN I - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Lý do chọn đề tài
Nói về công tác kế hoạch hoá trong quản lý giáo dục, viện sĩ KON DA CÔP
( Nguyên Chủ tịch Viện khoa giáo dục Liên Xô cũ) đã nói: "Kế hoạch hoá là công
3
việc chức năng quan trọng nhất của việc lãnh đạo. Vì rằng: Lập kế hoạch tức là
soạn thảo thông qua những quyết định quản lý là quan trọng nhất".
Trường Tiểu học Trưng Vương nằm ở trung tâm thị xã, là một trong những
trường lớn có bề dày thành tích trong hoạt động dạy và học và các hoạt động đoàn
thể. Năm học 2009 – 2010 trường có 20 lớp tổng số học sinh là 605 em trong đó

có 13 lớp bán trú, 6 lớp học 2 buổi trên ngày và 1 lớp học 7 buổi trên tuần. Tổng
số cán bộ giáo viên công nhân viên trong nhà trường là 34 đồng chí.
Mặt khác trường học là nơi thực hiện mọi chủ trương của ngành giáo dục
với nhiều lực lượng tham gia, để các hoạt động thực hiện một cách đầy đủ, toàn
diện, cân đối, có trọng tâm, thống nhất và đồng bộ. Việc kế hoạch hoá mọi mặt
công tác của nhà trường là rất quan trọng và cần thiết. Đây là khâu số một trong
công tác quản lý.
Quản lý có kế hoạch đồng nghĩa với quản lý một cách khoa học. Thực tế
hiện nay, vấn đề xây dựng kế hoạch năm học đã được nhà trường quan tâm, công
tác quản lý có nền nếp, hiệu quả không ngừng được nâng lên. Tuy nhiên vẫn nảy
sinh một số tồn tại:
Kế hoạch nhà trường xây dựng chưa mang tính khả thi. Kế hoạch từ hiệu
trưởng xuống tới các giáo viên không đồng bộ, như chỉ tiêu nhà trường một
đường, giáo viên lên kế hoạch một nẻo. Chỉ tiêu nhà trường thì rộng, giáo viên thì
hẹp. Giải pháp nhà trường đưa ra không đáp ứng được hoặc thiếu thực tế với tình
hình địa phương.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của người cán bộ quản lý là xây dựng
và quản lý đơn vị mình theo kế hoạch. Không quản lý nhà trường của rmình có
hiệu quả nếu không xây dựng một kế hoạch nơi làm việc chu đáo, tỉ mỉ để phù hợp
với thực tiễn của nhà trường.
4
Là một cán bộ quản lý của trường Tiểu học Trưng Vương tôi nhận thức sâu
sắc tầm quan trọng của công tác kế hoạch hóa (xây dựng kế hoạch) trong nhà
trường. Xây dựng kế hoạch là tạo tiền đề cho quá trình quản lý diễn ra suốt một
năm học được thuận lợi và đúng hướng.
Xuất phát từ các lí do trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: "Một số biện pháp
xây dựng kế hoạch năm học của cán bộ quản lý ở nhà trường Tiểu học Trưng
Vương - Uông Bí - Quảng Ninh" để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm sáng tỏ công tác xây dựng kế hoạch của cán bộ quản lý

trong nhà trường, trên cơ sở đó đề xuất: "Một số biện pháp xây dựng kế hoạch năm
học của cán bộ quản lý ở nhà trường Tiểu học Trưng Vương - Uông Bí - Quảng
Ninh" để phù hợp với sự phát triển công cuộc xây dựng sự nghiệp: Công nghiệp
hoá, hiện đại hoá của đất nước.
3. Nhiệm vụ của đề tài
Để tiến hành đề tài này tôi tiến hành giải quyết 3 nhiệm vụ sau:
3.1 Xác định cơ sở lý luận và pháp lý của việc xây dựng kế hoạch năm học
của cán bộ quản lý trường tiểu học.
3.2 Phân tích thực trạng việc xây dựng kế hoạch năm học của cán bộ quản
lý ở trường Tiểu học Trưng Vương.
3.3 Đề xuất những biện pháp xây dựng kế hoạch năm học của cán bộ quản
lý ở trường Tiểu học Trưng Vương - Uông Bí - Quảng Ninh.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu:
Công tác quản lý ở trường Tiểu học Trưng Vương - Uông Bí - Quảng Ninh.
4.2 Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp xây dựng kế hoạch năm học của cán bộ quản lý ở trường
Tiểu học Trưng Vương - Uông Bí - Quảng Ninh.
5. Phương pháp nghiên cứu
5
Thực hiện nghiên cứu đề tài tôi sử dụng một số phương pháp sau:
5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu co sỏ lý luận, pháp lý: ( Đọc và tổng hợp
các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu).
5.2 Nhóm phưong pháp thực tiễn: Quan sát, điều tra, trao đổi. (Quan sát tìm
hiểu tình hình thực tế địa phương, nhà trường, trao đổi về công tác xây dựng kế
hoạch năm học, tổng kết, rút kinh nghiệm từ đó rút ra ưu điểm và nhược điểm).
5.3 Nhóm phương pháp hỗ trợ: (Tổng hợp, thống kê, bảng biểu).
PHẦN 2. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương I: Cơ sở lý luận và pháp lý của việc xây dựng kế hoạch năm
học của cán bộ quản lý trường tiểu học

I. Vài nét về quản lý giáo dục
1. Khái niệm về quản lý
Theo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin thì: "Quản lý xã hội một cách khoa
học là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đối với toàn bộ hay những hệ
thống xã hội trên cơ sở nhận thức và vận dụng đứng đắn những quy luật khách
quan vốn có của nó, nhằm đảm bảo cho nó hoạt động và phát triển tối ưu theo mục
đích đặt ra. Nói một cách đơn giản và dễ hiểu thì sự quản lý là sự tác động có mục
đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao
động nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến"..
2. Khái niệm về quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp bảo đảm sự vận hành bình
thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và
mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng.
Ở Việt Nam giáo sư tiến sĩ Phạm Minh Hạc đã đưa ra khái niệm quản lý
giáo dục và quản lý trường học là: "Thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong
phạm vi trách nhiệm của mình tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo
6
dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục với thế
hệ trẻ và tới từng học sinh".
Chúng ta hiểu "quản lý giáo dục" một cách đầy đủ như sau: Quản lý giáo
dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ
thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục tới mục tiêu đề ra.
Chức năng quản lý giáo dục là một dạng đặc biệt của hoạt động quản lý, thông qua
đó chủ thể tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện mục tiêu quản lý. Quản
lý nhà trường cần thực hiện 4 chức năng sau:
+ Chức năng kế hoạch hoá
+ Chức năng tổ chức
+ Chức năng chỉ đạo
+ Chức năng kiểm tra
Trong đó chức năng kế hoạch hoá được coi là chức năng khởi đầu quan

trọng tạo tiền đề cho việc thực hiện các chức năng tiếp theo. Chức năng kế hoạch
hoá tạo nên nội dung cơ bản của chu trình quản lý.
II/ Xây dựng kế hoạch năm học là chức năng của hiệu trưỏng trưởng
trường tiểu học:
1. Khái niệm chung về kế hoạch:
Theo các nhà nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về quản lý thì có những
quan niệm sau:
- Lập kế hoạch là quyết định trước xem phải làm gì? Cái nào làm trước, cái
nào làm sau? Làm như thế nào? Trong bao lâu với điều kiện gì? Ai làm? Mục tiêu
đạt được là gì?
- Việc lập kế hoạch bao gồm sự lưa chọn các mục tiêu của cơ sở từng bộ
phận, việc xác định các phương án hành động hợp lý để đặt mục tiêu chọn trước.
Như vậy kế hoạch là thể hiện sự hoạt động với một trình độ tổ chức cao. Kế
hoạch thay thế sự hoạt động thiếu phối hợp, thất thường. Kế hoạch giúp cho người
7
quản lý dễ dàng thực hiện và kiểm tra, giám sát được công việc của người được
quản lý.
2. Khái niệm về kế hoạch hoá
Kế hoạch hoá là quá trình tổ chức và thực hiện công việc theo kế hoạch. Mọi
công việc của đơn vị và cá nhân phù hợp với kế hoạch chung, thống nhất, khoa
học, tránh những việc làm thiếu khoa học, tuỳ tiện, lãng phí...
3. Kết quả của chức năng kế hoạch hoá là:
Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch năm học mới của nhà trường và bản kế
hoạch đó là một mô hình dự báo kết quả của nhà trường khi năm học kết thúc, là
chương trình hành động của toàn thể nhà trường trong cả năm học. Khi kết thúc
năm học thì kế hoạch là căn cứ để kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ năm
học của nhà trường, mỗi thành viên trong nhà trường. Chất lượng của kế hoạch có
ảnh hưởng đến chất lượng quản lý nhà trường. Khi xây dựng kế hoạch phải đảm
bảo những nguyên tắc sau:
- Kế hoạch phải được quán triệt đường lối, chủ trương, phương hướng,

nhiệm vụ năm học của nhà trường và của Bộ giáo dục và đào tạo.
- Kế hoạch phải có cơ sở khoa học sát với thực tiễn, với chương trình giáo
dục trẻ.
- Kế hoạch phải toàn diện, cân đối, có trọng tâm vào việc nâng cao chất
lượng. Kế hoạch phải đề cập đến tất cả các hoạt động của nhà trường.
- Kế hoạch phải đảm bảo tính dân chủ.
- Kế hoạch phải đảm bảo tính pháp lệnh.
Khi xây dựng kế hoạch năm học của nhà trường cần phải đảm bảo đủ, đúng
quy trình và phải dựa trên cơ sở pháp lý: Luật giáo dục; Điều lệ trường phổ thông,
trường Tiểu học và các công văn hướng dẫn của Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục
cũng như bám sát nhiệm vụ mà Bộ Giáo dục đã ban hành; các nghị quyết Đại hội
Đảng các cấp... Có như vậy thì chất lượng kế hoạch đảm bảo đúng hướng, khả thi
và có hiệu quả cao.
8

×