Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Ảnh hưởng của nhà ở đến sức khỏe của người nghèo đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.34 KB, 57 trang )

Đề tài:
Ảnh hưởng của nhà ở đến sức khỏe của người nghèo đô thị
(Địa bàn nghiên cứu: Quận Thanh Xuân, Hà Nội)
Phần 1: Mở đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài
Nghèo đói và những vấn đề của nghèo đói không phải là vấn đề mới
trong đời sống xã hội loài người; nhưng nó cũng chưa bao giờ là vấn đề cũ.
Cuộc chiến chống đói nghèo là một cuộc chiến dai dẳng mà cho đến nay loài
người vẫn chưa xóa bỏ được đói nghèo, kể cả những quốc gia, những vùng đất
giàu có nhất thì đó nghèo vẫn tồn tại như một tất yếu xã hội. Thậm chí càng
những nơi kinh tế phát triển, đời sống của con người càng cao thì bức tranh
tương phản giàu nghèo càng đậm nét.
Nước ta hiện nay đang trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội với
nhiều biến động lớn cả về kinh tế và đời sống xã hội. Đặc biệt trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang kéo theo quá trình đô thị hóa
mạnh mẽ diễn ra trên khắp các vùng miền đất nước. Các đô thị được mở rộng
và xây mới đang tạo ra một lực lượng lớn dân cư thành thị với mức sống cao,
hiện đại và những nét đặc thù riêng về văn hóa. Nhưng bên cạnh đó còn có
một lực lượng không nhỏ những người dân nghèo đô thị là những người nghèo
đang phải sống trong những điều kiện hết sức khó khăn, thiếu thốn trong các
đô thị lớn. Họ phải sống trong các khu ổ chuột, nhà cửa xuống cấp trầm trọng
và điều kiện vệ sinh kém mà khó có điều kiện cải thiện nơi ăn chốn ở.
Theo quan niệm xưa của người Việt thì “an cư rồi mới lạc nghiệp”, có
nghĩa là con người phải có nơi ăn chốn ở ổn định thì mới có thể lập nghiệp tốt
được và nhà ở có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của mỗi người. Tuy
nhiên những người nghèo đô thị hiện nay đang phải sống trong những ngôi
1


nhà hết sức tạm bợ hoặc đã xuống cấp trầm trọng với hàng loạt các vấn đề như
ô nhiễm, đường sá đi lại khó khăn hoặc mất an toàn xã hội… Không những


thế điều kiện sống nói chung và vấn đề nhà ở nói riêng cũng tác động phần
nào đến sức khỏe của những người nghèo sống ở đô thị.
Nhận thấy rõ những khó khăn của người nghèo sống ở đô thị trong vấn
đề về nhà ở, chính phủ đã có nhiều biện pháp hỗ trợ như xây nhà chung cư cho
người có thu nhập thấp, cho người nghèo vay vốn mua nhà, hỗ trợ người
nghèo cải thiện nhà ở, xây nhà tình thương…nhưng do nhiều nguyên nhân
khách quan và chủ quan khác nhau mà các dự án này vẫn chưa mang lại hiệu
quả như ý muốn, tức là người nghèo vẫn đang phải sống trong những ngôi nhà
tạm bợ ẩn chứa nhiều nguy cơ sập đổ, cháy nổ, những vấn đề môi trường, an
toàn xã hội không đảm bảo, nhất là các vấn đề về sức khỏe…
Vậy thực tế thực trạng nhà ở của người nghèo đô thị hiện nay như thế
nào? Điều kiện ngôi nhà có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của họ? Đây
là câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu “Ảnh hưởng của điều kiện nhà ở đến sức
khỏe của người nghèo đô thị”. Qua nghiên cứu chúng tôi mong muốn thu
được những kiến thức thực tế về vấn đề nhà ở của người nghèo đô thị và ảnh
hưởng của điều kiện nhà ở đến sức khỏe của họ. Đồng thời qua đó đưa ra
những khuyến nghị với các cơ quan chức năng trong vấn đề giải quyết vấn đề
cho người nghèo.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài này được nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng những lý thuyết xã
hội học và phương pháp nghiên cứu xã hội học mà người nghiên cứu có cơ hội
vận dụng và kiểm chứng những kiến thức khoa học vào thực tế xã hội để có
thể hiểu sâu sắc hơn về những lý thuyết xã hội học đã được đọc.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
2


Nghiên cứu này được tiến hành ở Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà
Nội. Đây là quận giáp ngoại thành là huyện Từ Liêm, Thị xã Hà Đông của

tỉnh Hà Tây, là cửa ngõ phía Đông của Hà Nội nên tập trung rất nhiều những
người dân di cư tự do vào thành phố và Quận cũng mới thành lập được mấy
chục năm gần đây. Do vậy, Quận Thanh Xuân là nơi tập trung rất nhiều vấn đề
xã hội như những vấn đề về nhập cư, vấn đề về đói nghèo, các tệ nạn xã hội
như ma túy, mại dâm, cờ bạc,…đặc biệt có nhiều địa bàn phường là điểm
nóng tệ nạn xã hội của thành phố. Đặc biệt, đây cũng là quận tập trung khá
nhiều hộ nghèo và điều kiện sống của họ có nhiều vấn đề đáng lưu ý. Chính vì
vậy, nhóm nghiên cứu đã chọn nghiên cứu thực trạng về nhà ở của người
nghèo và ảnh hưởng của nhà ở đến sức khỏe của người nghèo đô thị. Khi tiến
hành nghiên cứu trên địa bàn này chúng tôi mong muốn thu được những thông
tin bổ ích, ý nghĩa về thực trạng nhà ở của nhóm người nghèo đô thị và ảnh
hưởng của nó đến sức khỏe người của người dân nghèo. Từ đó có những
khuyến nghị với các cơ quan chức năng về các biện pháp để giải quyết hiệu
quả vấn đề nhà ở cho người nghèo.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng vấn đề nhà ở của người nghèo đô thị hiện nay, cụ
thể là họ đang sống trong những ngôi nhà như thế nào, điều kiện vệ sinh, môi
trường có đảm bảo không, diện tích có đáp ứng được những sinh hoạt hàng
ngày của gia đình không?
- Tìm hiểu ảnh hưởng của điều kiện nhà ở đến sức khỏe của người
nghèo ở quận Thanh Xuân ( Khu Triều Khúc và Thanh Xuan Bắc)
- Cũng từ nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn đưa ra được những
khuyến nghị với các cơ quan chức năng để có những biện pháp hữu hiệu để
giúp người nghèo có được ngôi nhà như mong muốn và có một sức khỏe tốt.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3


4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Ảnh hưởng của nhà ở đến sức khỏe

của người nghèo đô thị
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Tập trung chủ yếu vào hai địa điểm là; Khu
Triều Khúc và Thanh Xuân Bắc
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu này được tiến hành thu nhập dữ
liệu thực tế từ ngày 17/9 đến 24/12 năm 2010
4.3. Khách thể nghiên cứu
Những người nghèo của Quận Thanh Xuân
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1. Phương pháp quan sát.
Tiến hành quan sát điều kiện nhà ở cũng như điều kiện sinh sống của
hộ gia đình.
5.2. Phương pháp phân tích tài liệu
Do nhiều điều kiện khách quan, chủ quan khác nhau mà nhóm nghiên
cứu chỉ có điều kiện quan sát được ở một địa bàn nhỏ là Quận Thanh Xuân –
Hà Nội. Cụ thể là ở khu Triều Khúc và Thanh Xuân Bắc. nên nhóm nghiên
cứu đã tiến hành đọc và tham khảo nhiều những nghiên cứu, những đề tài
cùng chủ đề về nhà ở cho người nghèo, người thu nhập thấp; từ đó có sự đối
chiếu, so sánh kết quả của mình thu được từ nghiên cứu thực tế trên địa bàn
với các nghiên cứu trước đó đồng thời học hỏi, tham khảo những kết quả mà
các nhà nghiên cứu đã tìm ra. Trong các tài liệu đó đặc biệt phải kể đến các tác
phẩm, các công trình nghiên cứu của tác giả Trịnh Duy Luân về nhà ở trong
dân cư.
5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu.

4


5.4. Phỏng vấn bằng bảng hỏi: Nhóm dùng chọn đối tượng để quan sát
là Chọn mẫu thuận tiện

6. Giả thuyết nghiên cứu
- Điều kiện môi trường và điều kiện nhà ở ảnh hưởng đến sức khỏe của
người dân là nguyên nhân chính.
- Điều kiện nhà ở của người nghèo đô thị còn rất nhiều khó khăn.

5


7. Khung lý thuyết.

Điều kiện Kinh Tế - Xã Hội

Điều kiện nhà ở người
nghèo đô thị

Thực trạng nhà ở

Vị trí
Ngôi
nhà

Diện
tích
loại
nhà

Ảnh hưởng đến sức
khỏe

Hình

thức
sở
hữu

Vật
chất

Khuyến nghị

6

Tinh
thần


Phần II: Nội dung chính
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn
1. Phương pháp luận chung
- Phương pháp luận CNDVBC:
Đói nghèo và các vấn đề đói nghèo không phải tồn tại độc lập, riêng
biệt với các yếu tố xã hội khác mà nó nằm trong mối quan hệ biện chứng, tác
động qua lại lẫn nhau với các yếu tố xã hội khác. Vấn đề nhà ở của người
nghèo đô thị cũng vậy, nó có liên quan mật thiết với tình hình kinh tế, chính
trị, xã hội của thành phố, đô thị đó.
Do vậy, để nghiên cứu vấn đề nhà ở của người nghèo đô thị, chúng ta
phải đặt vấn đề này trong các mối liên hệ: Như yếu tố nào tác động quyết định
đến vấn đề nhà ở của người nghèo trong các yếu tố: Kinh tế, chính sách xã
hội, nguồn vốn… và ngược lại vấn đề nhà ở không đảm bảo của người nghèo
sẽ tác động trở lại như thế nào đối với xã hội: Như gây ô nhiễm môi trường
xung quanh, làm mất cảnh quan đô thị, có nguy cơ sụp đổ, cháy nổ cao gây

nguy hiểm cho khu vực xunh quanh…Có đặt vấn đề nhà ở của người nghèo
trong mối quan hệ qua lại đó chúng ta mới thấy hết được các chiều cạnh của
vấn đề, từ đó mới đưa ra được hướng giải quyết vấn đề hợp lý, hiệu quả.
- Phương pháp luận CNDVLS
Nghèo đói nói chung và vấn đề nhà ở của người nghèo không phải tự
nhiên sinh ra và không thể tự nhiên mất đi, đây là một vấn đề mang tính lịch
sử. Ở những thời kì lịch sử khác nhau nghèo đói và các vấn đề của nó luôn tồn
tại nhưng với mức độ và tính chất hoàn toàn khác nhau. Một khái niệm về
nghèo đói không thể áp dụng cho tất cả mọi thời kỳ lịch sử, mà ở mỗi thời kì
người ta phải xây dựng khái niệm nghèo đối với những tiêu chuẩn khác nhau
phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội thời kỳ đó.
Để nghiên cứu vấn đề nhà ở của người nghèo hiện nay, tức trong điều
kiện nước ta đang trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đời sống kinh
7


tế - xã hội đang có nhiều biến động, nghèo đói tồn tại như một tất yếu của thời
kỳ này, do vậy cần phải có những biện pháp quản lý, giải quyết hết sức linh
hoạt mới có thể giảm thiểu, tiến tới xóa bỏ được đói nghèo. Mà trước hết là
phải từng bước giải quyết từng khía cạnh của nghèo đói
2. Lý thuyết xã hội học.
* Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý.
Chính sự phân tầng xã hội đó buộc mỗi tầng lớp có những sự lựa chọn,
cách cư xử hoàn toàn khác nhau trong cuộc sống. Theo lý thuyết lựa chọn hợp
lý thì mỗi cá nhân có xu hướng thực hiện những công việc có chi phí thấp
nhất. Trong quá trình hoạt động, mỗi cá nhân sẽ tự đúc kết được kinh nghiệm
cho mình trong những hoạt động sau. Về vấn đề lựa chon nhà ở của người
nghèo cũng vậy, người nghèo luôn có xu hướng lựa chọn những ngôi nhà
trong ngõ nhỏ, ngõ sâu với diện tích khiêm tốn, loại hình nhà thường là nhà
cấp bốn, căn hộ chung cư thậm chí là những ngôi nhà tạm bợ xuống cấp trầm

trọng. Sự lựa chọn đó phụ thuộc vào khả năng kinh tế của họ. Như vậy không
thể nói là họ có quyền lựa chọn mà đúng hơn đúng hơn đó là sự thích nghi với
hoàn cảnh để tồn tại.
Sự lựa chọn nhà ở của người nghèo phụ thuộc vào rất nhiều vào các
điều kiện khách quan và chủ quan, dựa trên những cơ sở những tính toán thực
tế về các nguồn lực chi trả cho ngôi nhà: Gồm có nguồn lực tự có và nguồn
lực bên ngoài. Nguồn lực tự có của người nghèo thường rất hạn chế , vì thực
tế họ không đảm bảo đủ ăn hàng ngày thì làm sao có khoản tiết kiệm dành cho
cải thiện hoặc xây mới nhà ở; họ phải trông chờ vào các nguồn lực từ bên
ngoài là chủ yếu, đó có thể là gia đình, bạn bè, ngân hàng và các tổ chức giúp
đỡ .
2. Hệ khái niệm công cụ
2.1. Khái niệm “người nghèo đô thị”

8


Để hiểu khái niệm nghèo đô thị, trước hết phải tìm hiểu xem đô thị là
gì? Đô thị được xác định dựa trên những chuẩn mực về dân số như mật độ dân
số cao, hoặc như sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, cơ cấu kinh tế chủ yếu là
các ngành công nghiệp và dịch vụ. Mỗi quốc gia có những định nghĩa, tiêu
chuẩn khác nhau về đô thị, điều đó là do đô thị được định hình theo những
nhân tố chính trị, văn hóa và lịch sử. Ở các đô thị do mức sống cao, dân cư
đông đúc, các dịch vụ đô thị rất đa dạng và phát triển, sự cạnh tranh về cơ hội
làm việc, cơ hội kiếm tiền, cải thiện đời sống là rất mạnh mẽ, thậm chí khắc
nghiệt. Có một bộ phận người do nắm giữ các thế mạnh về tài sản, tài năng
hoặc quyền lực trở thành tầng lớp giàu có; còn ngược lại những người không
có những điều đó trở thành nhóm yếu thế, là nhóm người nghèo. Các đô thị
thường có hai bộ mặt: Một đó là bộ mặt phát triển, tráng lệ của những khu
thương mại sầm uất, những khu nhà cao tầng hoành tráng, nhưng bên cạnh đó

đô thị nào cũng có một số khu sập sệ, “khu ổ chuột” tập trung chủ yếu người
nghèo, những người bệnh tật, người nhập cư, tội phạm. Đó cũng là nơi tập
trung của những người nghèo đô thị.
Vậy nghèo đô thị là gì? Thành phố là nơi tập trung dân số đông nhất
nhưng tự thân thành phố gây nên sự nghèo khổ cũng như không tập trung sự
nghèo khổ.
Cái nghèo về căn bản, cần được hiểu như là một vấn đề xã hội, nghĩa là
cái nghèo đói của các cộng đồng, gia đình và cá nhân. Như vậy cần luôn nhấn
mạnh rằng nghèo đói mang tính chất động, phản ánh vị trí thay đổi hoặc có thể
thay đổi giữa cộng đồng, gia đình và cá nhân. Người nghèo không phải là yếu
tố không thay đổi.
Các nhà kinh tế học và các nhà hoạch định chính sách đã nỗ lực định
nghĩa nghèo đói theo quan điểm định lượng. Và vẫn còn tồn tại sự tranh cãi về
giá trị tương đối của việc tập trung vào nghèo tuyệt đối (ví dụ dựa trên lượng
calori tối thiểu tiếp thu hoặc tổng chi phí cần thiết để đáp ứng nhu cầu cơ bản
9


của con người). Ngược lại, cũng có một luồng phân tích nhấn mạnh cách đánh
giá tương quan về nghèo đói giữa các nhóm xã hội hoặc môi trường pháp lý.
Đây là cách tiếp cận thường được dùng để nghiên cứu nghèo đói đô thị, bởi
môi trường đô thị rất khác nông thôn về cả mặt kinh tế và văn hóa xã hội.
Hiện nay, người nghèo ở đô thị nước ta được tính bằng thu nhập đầu
người/ tháng, một người ở đô thị có thu nhập trung bình quân dưới
350.000đ/ tháng thì được xem là người nghèo. Trong đề tài này, nhóm
nghiên cứu cũng đã lựa chọn các đối tượng là người nghèo theo tiêu chuẩn này
và xác định phỏng vấn.
Tuy nhiên sự nhấn mạnh về thu nhập và mức sống cũng có thể tạo nên
cái nhìn phiến diện về nghèo đói. Chúng ta cũng phải có cái nhìn đa dạng về
đói nghèo, nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa những người nghèo. Sự khác biệt

này nảy sinh từ những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo và cách thức mà người
nghèo đối phó với cái nghèo. Hiểu được sự đa dạng của nghèo đói giúp chúng
ta có cái nhìn sâu sắc hơn về thực trạng nghèo đô thị và có những biện pháp
phù hợp để giúp người nghèo thoát nghèo.
2.2. Khái niệm “nhà ở” và “nhu cầu nhà ở”
- “Nhà ở” (Theo từ điển Tiếng Việt) là “công trình xây dựng có mái,
có tường vách để ở. Đây là chỗ riêng thường cùng gia đình”. Nhà ở trong
nghiên cứu này được tìm hiểu về khía cạnh về diện tích, loại hình nhà ở, hình
thức sở hữu và cac vấn đề về môi trường trong nhà và xung quanh nhà. Nhà ở
là nơi cu trú của một hộ gia đình, tại đó các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của
hộ diễn ra như ăn uống, ngủ nghỉ…Nhà ở trong đề tài chia làm bốn loại hình
nhà chính để khảo sát, đó là: Nhà tranh, nhà tạm tức là những ngôi nhà tạm bợ
được xây dựng bằng rất nhiều những vật liệu khác nhau lắp ráp vào, có cả phủ
bạt, dán giấy, báo hoặc trần lợp pro xi măng…; nhà cấp bốn hay nhà bán kiên
cố, nhà xây thường nhỏ, lợp mái ngói, thường chỉ có một đến hai gian; nhà
tầng, là nhà xây trên nền đất, được người dân xây lên cao hai ba tầng trở lên,
10


loại hình nhà này còn được gọi là nhà kiên cố; căn hộ chung cư là các căn hộ
trong các khu trung cư hoặc các khu tập thể cao tầng.
- “Nhu cầu về nhà ở” chính là những mong muốn, sự hướng đến ngôi
nhà với các đặc điểm về diện tích, loại hình, vị trí nhà ở cụ thể tùy thuộc vào
khả năng chi trả cho dịch vụ nhà ở của hộ gia đình đó.
Nhà ở đô thị cũng là một loại hình dịch vụ và hiện nay nó đang được
cung cấp ngày càng nhiều, tác phong của nhà dịch vụ ngày càng chuyên
nghiệp hóa. Nhưng cho đến nay người nghèo ở đô thị vẫn chưa có điều kiện
tiếp cận hoặc tiếp cận không đầy đủ với loại hình dịch vụ này.
3. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Nhà ở nói chung và vấn đề nà ở cho người nghèo hiện nay đang

là vấn đề thu hút được sự quan tâm của đông đảo mọi người. Thời gian
gần đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đô thị, sự bùng nổ dân số đô
thị ngày càng tăng đã và đang tạo nên những cơn sốt đất, sốt nhà ở đô thị mà
phải kể đến là giá nhà đất ở Hà Nội. Giá nhà đất tăng cao, đất ở Hà Nội thuộc
dạng đắt nhất trên thế giới khiến cho người bình dân khó có cơ hội có được
ngôi nhà chắc chắn, ổn định chứ chưa nói đến những người nghèo, khả năng
họ có được ngôi nhà mong muốn ngày càng trở nên xa vời,, khó thực hiện.
Ở Hà Nội cũng như các thành phố khác trong nước đều đã có những
chính sách, dự án, kế hoạch đã, đang hoặc đang thực hiện nhằm xây nhà cho
người nghèo, thu nhập thấp. Những khu chung cư, khu tái định cư và những
dự án nhà cao tầng cho người thu nhập thấp đã được xây dựng và đang được
bán. Nhưng trên thực tế thì rất ít thậm chí không có người nghèo ở trong khu
chug cư đó. Có nhiều lý do dẫn đến hiện tượng này như những người đầu cơ
nhà đất đã mua những căn nhà đó và bán lại với giá quá cao khiến cho người
nghèo không thể mua nổi hoặc trong quá trình xét duyệt đối tượng mua nhà có

11


sự chiếu cố quan hệ, tiêu cực khiến cho những căn hộ đó không thực sự đến
tay người nghèo.
Trong khi đó, người nghèo hiện nay đang phải sống trong điều kiện
nhà ở hết sức báo động. Qua quan sát thực tế cho thấy hầu hết những căn
nhà cho người nghèo đều đã xuống cấp nghiêm trọng, rất ô nhiễm và chật
chội. Điều kiện sinh sống của họ hêt sức khó khăn. Mọi sinh hoạt của hộ trong
căn hộ đó đều rất bất tiện, đặc biệt có những gia đình đông đúc, có từ bảy đến
tám người. Sự chật chội, bất tiện đã kéo theo một hệ lụy là những ảnh hưởng
tiêu cực đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình có điều kiện nhà ở khó
khăn này. Chính vì vậy họ mong muốn được cải thiện điều kiện nhà ở. Tuy
nhiên với điều kiện kinh tế eo hẹp, họ không có khả năng tự chi trả cho việc

cải thiện nhà ở, và mong muốn có sự giúp đỡ từ bên ngoài. Từ thực tế đó, đã
có nhiều đề án, đề tài nghiên cứu về nhà ở và những ảnh hưởng của điều kiện
nhà ở đến người nghèo, người có thu nhập thấp. Điều này cho thấy tầm quan
trọng của vấn đề này trong đời sống xã hội.
Việc nghiên cứu nhà ở đô thị và nhà ở cho người nghèo ở đô thị đã cho
thấy những kết quả rất cụ thể trong thực tế về thực trạng nhà ở của người
nghèo đô thị hiện nay. Qua hàng loạt những nghiên cứu của Tác giả Trịnh Duy
Luân về nhà ở đô thị và nhà ở cho người nghèo ở đô thị đã cho thấy những kết
quả rất cụ thể trong thực tế về thực trạng nhà ở của người nghèo đô thị hiện
nay. Các nghiên cứu của tác giả đã cho thấy sự phân tầng về nhà ở trong các
nhóm dân cư. Sự phân tầng này được xác định dựa trên sự phân tầng về mức
sống. Những người giầu ngày càng có nhiều cơ hội để được sống trong các
ngôi nhà rộng rãi, sạch đẹp, tiện nghi, thuận tiện và sang trọng hơn trong khi
người nghèo lại thế chân họ về sống trong những ngôi nhà cũ nát. Đó là một
“quá trình lọc”, nó diễn ra thường xuyên trong một xã hội thị trường và phản

12


ánh sự cơ động về nhà ở của một thành phố. Quá trình chọn lọc này vẫn
thường xuyên xảy ra nhưng không đồng nghĩa với người nghèo sẽ có cơ hội
sống trong những căn nhà đẹp đẽ, tiện nghi mà đến khi được trao đến tay
người nghèo thì những ngôi nhà đó cũng đã cũ nát và xuống cấp trầm trọng.
Cũng nói về vấn đề nhà ở, trong tập bài giảng “Tăng cường năng lực quản
lý đô thị”, TP.HCM. .. (Trịnh Duy Luân Nxb Khoa học xã hội. UNDP, 1997),
đã giải thích nguyên nhân của việc ngại chuyển nhà của người nghèo. Theo
ông, người nghèo có xu hướng gắn bó với ngôi nhà hiện tại, không muốn di
chuyển đến nơi khác mặc dù nơi khác có khả năng phát triển hơn. Bởi tâm lý
chung của người Việt Nam là ngại thay đổi, vì khi chuyển cư đến nơi khác
người dân thường mất đi mối quan hệ làng xóm gắn bó lâu dài trước kia, phải

từ bỏ những thói quen cũ để tạo lập thói quen mới và nó tốn nhiều thời gian và
bất tiện. Vì vậy, dù điều kiện nhà ở hiện tại của họ có khó khăn nhưng người
nghèo vẫn không muốn chuyển cư đến nơi khác.
Ngoài ra, trong báo cáo số 1, tập 12 trong Nghiên cứu y học TPHCM 2008
đã nêu ra những ảnh hưởng của điều kiện sống (trong đó có vấn đề nhà ở) đến
sức khỏe của người nghèo. Qua nghiên cứu cho thấy, việc ở trong điều kiện
nhà ở chật chội, thiếu nhà WC, cùng với những yếu tố nảy sinh do điều kiện
nhà ở khó khăn (mưa dột, nóng bức, ẩm ướt…) đều có ảnh hưởng tiêu cực đến
sức khỏe của người sinh sống.
Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu thường tập trung mô tả thực trạng nhà
ở, hoặc chỉ nói qua, coi vấn đề ảnh hưởng của điều kiện nhà ở đến người dân
là một khía cạnh nhỏ trong nghiên cứu của họ. Vì thế, chưa thấy có một
nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề này cả.

13


Trong khi đó, nhà ở luôn là vấn đề quan trọng trong đời sống xã hội do chi
phí cho nhà ở thường lớn nên những chính sách xã hội trong lĩnh vực này
cũng khó có thể thực hiện và mang lại hiệu quả cao. Do vậy để giải quyết
được thực trạng về vấn đề nhà ở cho người nghèo đô thị cần có những nghiên
cứu sâu sắc, cụ thể để có thể tìm ra được những biện pháp giải quyết hợp lý và
hữu hiệu.
4. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
Quận Thanh Xuân là một trong 9 quận nội thành của thành phố Hà Nội – là
thành phố có mật độ dân cư đông nhất cả nước, là thủ đô của cả nước. Quận
Thanh Xuân có diện tích tự nhiên là 9.1 km2, địa bàn quận được chia thành 11
phường. Đây cũng là một quận mới được thành lập ngày 22.11.1996 từ các
phường Thượng Đình, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Kim Giang và
Phương Liệt…

Kể từ khi thành lập, địa bàn quận Thanh Xuân đã có sự thay đổi mạnh
mẽ cả về kinh tế và xã hội. Cơ cấu kinh tế của quận chuyển dịch nhanh chóng từ
nông nghiệp sang công nghiệp và dịc vụ. Nhiều doanh nghiệp, công ty mới được
thành lập, các nhà máy, xưởng sản xuất hoạt động trên địa bàn quận làm cho
quận ngày càng phát triển. Nhiều dự án nhà cao tầng được xây dựng, nhiều cơ sở
dịch vụ mới được hình thành đã nâng mức sống của người dân trên địa bàn lên
cao hơn trước đây.
Cũng như thành phố Hà Nội, quận Thanh Xuân cũng tập trung rất nhiêu
đông dân cư, tính đến năm 2004, dân số của quận là 188.300 người, mật độ dân
số là 20.669 người/ km2.
Với mật độ dân số ngày càng đông, mang đến ghánh nặng cho việc giải
quyết nhà ở. Giá nhà tăng cao cộng với sinh hoạt đắt đỏ, khiến một bộ phận lớn
những người có thu nhập thấp, người nghèo, sinh viên… phải ở trong những khu
nhà chật hẹp, nhà tạm… với điều kiện nhà ở hết sức khó khăn. (Trong đó có một

14


số phường tồn tại nhiều khu nhà ở chật hẹp, nhà tạm, nhà ổ chuột như: Phường
Thanh Xuân Nam, phường Thanh Xuân Bắc…)
Phường Thanh Xuân Nam có 32,8 ha diện tích tự nhiên và 8.266 nhân khẩu
(1996)
Địa giới phường Thanh Xuân Nam: Đông giáp phường Hạ Đình, phường
Thanh Xuân Trung; Tây giáp xã Trung Văn (huyện Từ Liêm); Nam giáp xã Tân
Triều (huyện Thanh Trì), phường Văn Mỗ (quận Hà Đông), Bắc giáp phường
Thanh Xuân Bắc.
Phường Thanh Xuân Bắc có dân số là 11.321 người và diện tích là 23.114
ha trên cơ sở xã Thanh Xuân Bắc cũ thuộc huyện Từ Liêm.
Địa giới: nam giáp phường Thanh Xuân Nam, bắc giáp huyện Từ Liêm, tây
giáp xã Trung Văn, đông giáp phường Hạ Đình.

Do các phường tiếp giáp với thị xã Hà Đông thuộc tỉnh Hà Tây nên trên
địa bàn tập trung khá nhiều dân di cư từ các tỉnh khác, đồng thời cũng tập trung
rất nhiều vấn đề xã hội như: ma túy, cờ bạc, mại dâm, buôn lậu, đói nghèo…
Riêng về đói nghèo ở các phường, tính trong năm 2005 theo chuẩn nghèo mới
( tính theo thu nhập đầu người <350.000 người/ tháng thì được coi là nghèo) thì
cả quận hàng trăm hộ nghèo, các hộ này phân bố rải rác khắp nơi. Ngày 24/12,

UBND thành phố Hà Nội đã thống nhất chuẩn nghèo, cận nghèo giai đoạn
2011-2015.
Theo chuẩn mới, những hộ sống ở khu vực thành thị có mức thu nhập bình
quân từ 750.000 đồng/ người/tháng trở xuống và những hộ sống ở khu vực
nông thôn có mức thu nhập bình quân từ 550.000 đồng/người/tháng trở xuống
là hộ nghèo. Đối với những hộ sống ở khu vực thành thị có mức thu nhập bình
quân từ 751.000 - 1.000.000 đồng/người/ tháng và những hộ sống ở khu vực
nông thôn có mức thu nhập bình quân từ 551.000 -750.000 đồng/người/tháng
là hộ cận nghèo. Theo chuẩn nghèo mới nói trên, tính đến ngày 15/12/2010,
15


trên địa bàn thành phố có 114.636 hộ nghèo (chiếm 9,6%) và 209.613 hộ cận
nghèo (13,59%). Các hộ nghèo trong quận thường là do trong gia đình có người
già, ốm đau, bệnh tật, có người mắc các tệ nạn xã hội hoặc do không biết làm ăn
buôn bán. Đặc biệt là số lượng sinh viên ở đây rất lớn (do các phường nằm gần
tuyến đường Nguyễn Trãi, là tuyến đường tập trung rất nhiều các trường đại học,
cao đẳng…)

16


Chương II: Ảnh hưởng của điều kiện nhà ở đến sức khỏe người nghèo đô

thị
2.1 Thực trạng nhà ở của người nghèo đô thị.
2.1.1.Về vị trí nhà ở
Người nghèo có xu hướng gắn bó với ngôi nhà hiện tại, không muốn di
chuyển đến nơi khác mặc dù nơi khác có khả năng phát triển hơn. Bởi tâm lý
chung của người Việt Nam là ngại thay đổi, vì khi chuyển cư đến nơi khác
người dân thường mất đi mối quan hệ làng xóm gắn bó lâu dài trước kia, phải
từ bỏ những thói quen cũ để tạo lập thói quen mới và nó tốn nhiều thời gian và
bất tiện. Vì vậy, dù điều kiện nhà ở hiện tại của họ có khó khăn nhưng người
nghèo vẫn không muốn chuyển cư đến nơi khác. Theo một nghiên cứu của tác
giả Trịnh Duy Luân về vị trí mong muốn của người dân đô thị Hà Nội thì ông
kết luận “lực hấp dẫn của khu trung tâm tuy lớn nhưng vẫn thua kém hơn rất
nhiều so với lực hút của môi trường sống quen thuộc là một trở ngại không
nhỏ cho các kế hoạch giãn dân khu trung tâm, giải phóng mặt bằng cho phát
triển đô thị ở Hà Nội” (Xã hội học đô thị, Trịnh Duy luân, tr 187).
Chính tâm lý hạn chế đó đã kìm hãm khả năng phát triển của bản thân và
gia đình họ cả về kinh tế và xã hội. Nếu như chuyển đến nơi khác có điều
kiện phát triển kinh tế hơn thì họ không nên từ bỏ, chính những thay đổi đó
tạo điều kiện cho họ học hỏi, tiếp thu với môi trường làm việc mới cũng như
được giao lưu nhiều hơn với thế giới bên ngoài, mở mang tầm nhìn… Chỉ vì
hạn chế ngại thay đổi bản thân mà nhiều người nghèo đã bỏ qua cơ hội để đưa
gia đình và mình phát triển.
Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại, dịch vụ làm cho diện tích đất mặt
đường và nhà đất ở những vị trí đẹp thuận tiện cho sinh hoạt trở nên đắt giá
và khan hiếm. Những người giàu có, khá giả cố gắng đua nhau ra mặt đường
và chiếm dụng những mảnh đất có vị trí thuận lợi đó. Một cách tự nhiên,
17


người nghèo dần dần bị dồn vào những ngõ sâu chật chội, đi lại sinh hoạt rất

khó khắn và bất tiện.
Trong các ngõ ngách sâu thường có lối đi lại rất nhỏ, thậm chí có nơi nhỏ
đến mức chỉ có thể đi bộ vào, không thể dắt xe vào được, đồng thời đuờng sá
thường rất xấu, chắp vá, gồ ghề, nhất là vào những mùa mưa thường bị ngập
lụt và ô nhiễm nên việc đi lại gặp rất nhiều trở ngại.
Theo nghiên cứu thì người nghèo cho biết họ cảm thấy vị trí nhà mình
bất tiện và xem đó là một vấn đề về nhà ở cần phải cải thiện, vị trí nhà không
thuận lợi sẽ làm mất đi của người nghèo rất nhiều cơ hội mà dễ dàng nhận
thấy nhất đó là không thể sinh lợi từ nhà ở. Tức việc mở các dịch vụ như cửa
hàng tạp hoá, cho thuê nhà...là không thể làm được. Nhà ở khi đó chỉ có mỗi
chức năng duy nhất là nơi trú ngụ, sinh hoạt của gia đình mà không thể có
chức năng sinh lợi. Có một số hộ nghèo do được thừa hưởng một diện tích đất
khá rộng do ông bà để lại cũng đã bán đi một phần, còn một phần để lại xây
dựng dãy nhà trọ cho nguời ngoại tỉnh thuê. Họ đã sống bằng số tiền cho thuê
trọ đó, đồng thời làm thêm ở bên ngoài nên cuộc sống của họ có phần dễ chịu
hơn so với các hộ khác.
Vị trí ngôi nhà cón ảnh hưởng đến việc sử dụng các dịch vụ đô thị khác
mà đặc biệt là dịch vụ về điện nước. Ở Hà Nội và nhiều thành phố khác trong
nước thì hệ thống cung cấp điện nước còn rất nhiều yếu kém và có nhiều vấn
đề bất cập. Do vậy, nhiều khi ở trong các ngõ sâu, không tiện đường qua lại,
người nghèo cũng dễ lâm vào tình trạng không được tiếp cận với các dịch vụ
điện nước một cách đầy đủ và an toàn

2.1.2.Về loại hình và diện tích nhà ở

18


* Loại hình nhà ở
Về loại hình nhà ở của người nghèo thường rất đơn giản, không có sự đa

dạng như nhà ở nói chung của người dân đô thị hiện nay. Đó là do khả năng
tài chính hạn hẹp người nghèo thường phải sống trong những ngôi nhà cấp
bốn cũ kỹ, những khu chung cư đã xuống cấp trầm trọng hoặc những ngôi nhà
tranh, nhà tạm.
Bảng 1: Loại hình nhà ở
Loại hình nhà ở
Nhà tranh, nhà tạm
Nhà cấp bốn
Căn hộ chung cư
Nhà tầng
Nhà khác
Tổng số

Tần số
32
48
26
12
2
120

Tần suất (%)
26,7
40
21,7
10
1,6
100.0

Qua bảng số liệu chúng ta thấy người nghèo quận Thanh Xuân phần nhiều

là sống trong những ngôi nhà cấp bốn – 40% và nhà tranh, nhà tạm – 26,7%.
Những căn nhà tranh, nhà tạm này là những ngôi nhà được xây dựng tạm bợ
trên những đám đất lấn chiếm. Thường là những căn nhà nhỏ, thấp và được
chắp vá bởi rất nhiều những vật liệu khác nhau kể cả gỗ và giấy báo…Căn hộ
chung cư chiếm 21,7%. Những căn hộ chung cư này thuộc khu chung cư, tập
thể cũ của các nhà máy, xí nghiệp. Nó được xây dựng từ những năm 80 thời
kỳ bao cấp. Những khu nhà này thường đã qua chỉnh sửa nhiều lần và hiện
nay đã xuống cấp trầm trọng.

19


Trong quá trình nghiên cứu và đi khảo sát địa bàn nghiên cứu, chúng tôi
nhận thấy hầu hết những người dân nghèo đều sống trong những ngôi không
được xây dựng kiên cố hoặc đi thuê những khu vực được xây dựng tạm bợ,
không đáp ứng được những điều kiện cần thiết cho cuộc sống sinh hoạt của
người dân (ví dụ: những ngôi nhà cấp IV xây cho thuê thường được xây dựng
đơn giản, lợp mái tôn, không đảm bảo được điều kiện khí hậu, ẩm thấp, thiếu
ánh sáng…). Những loại hình nhà ở này gây ra những tác động xấu đến sức
khỏe của con người.
Theo một phỏng vấn người dân cho biết:
“Nhà chật hẹp như vậy, mọi thứ đồ đạc đều phải bày bừa, rồi thì ẩm thấp,
khiến muỗi gián đầy ra đấy. Mấy hôm nay gió mùa lại về, cô nó mới sinh con
được mấy tháng mà cũng chả có chỗ nằm tử tế, mấy đứa trẻ thì ho suốt. Đấy
là chưa kể trời nắng oi, hay nước dột khi trời mưa to. Chú với cô nó là người
lớn thì không sao, chỉ khổ mấy đứa nhỏ thôi cháu ạ…”. (Phỏng vấn sâu số 3)
(Nam, 49 tuổi, nghề nghiệp: lao động tự do)
Trong bài nghiên cứu, chúng tôi tập trung vào đối tượng người nghèo,
người có thu nhập thấp và những lao động di cư từ nơi khác đến Hà Nội và
thuê trọ. Trong quá trình quan sát điều kiện nhà ở trên địa bàn, hầu hết những

ngôi nhà tranh, nhà tạm; nhà cấp IV đều không đủ những điều kiện đảm bảo
cho đời sống sinh hoạt, và gây ra những vấn đề gay gắt đối với các nhà quản
lý và các cơ quan chức năng trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển
kinh tế và nâng cao chất lượng đời sống cho người dân.
Với vấn đề đặt ra với các nhà quản lý nhà ở của địa bàn nghiên cứu là: Với
26,7% nhà tranh, nhà tạm; 40% nhà cấp IV, 21,70% nhà chung cư thì việc giải

20


quyết nhu cầu nhà ở với việc đảm bảo chất lượng nhà ở đang là vấn đề cần
được giải quyết. Trong giai đoạn hiện nay, cùng với quá trình phát triển nền
kinh tế là việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống người dân là điều
kiện quan trọng trong quá trình phát triển và đổi mới đất nước. Việc đảm bảo
được nhà ở cho người dân sẽ quyết định đến chất lượng cuộc sống và giải
quyết xung đột của quá trình phát triển.
* Diện tích nhà ở
Còn về diện tích ở bình quân của người nghèo hiện nay thì vô cùng chật
hẹp. Không chỉ những người nghèo mà người dân đô thị nói chung, đặc biệt
là đô thị Hà Nội đang phải sống trong những ngôi nhà chật chội thiếu thốn
không gian cảnh quan một cách nghiêm trọng. Đó là do mật độ dân số quá
đông, quá tập trung ở đô thị , do dân số tăng quá nhanh và do chưa có quy
hoạch đô thị cụ thể , kịp thời. Hiện nay diện tích nhà ở bình quân đầu người ở
Hà Nội khoảng 8-9 m2/người và đang có gắng đến năm 2011 đạt mức 1015m2/người. Riêng đối với người nghèo, thực tế diện tích nhà ở bình quân dầu
người của họ thấp hơn nhiều so với mức bình quan của cả thành phố chỉ đạt
khoảng 6m2/người. Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi, con số đó còn
thấp hơn nhiều.

Bảng 2 Diện tích bình quân trên đầu người.
Diện tích (m2)


Tần số
21

Tần suất (%)


Dưới 6
Từ 6- 9
Trên 9
Tổng số

53
46
21
120

44,2
38,3
17,5
100

Qua khảo sát thực tế cho thấy, có 44,2 % số hộ có diện tích nhà ở bình quân
đầu người chỉ đạt dưới mức 6m2/người (chiếm tỷ lệ lớn nhất), thậm chí có
một số hộ chỉ đạt mức 1m2/người. Rất nhiều hộ gia đình chỉ có 1,65m2/người. Sau đó đến số hộ có diện tích nhà ở bình quân từ 6 đến 9m2 cũng
khá cao 38,3%. Như vậy, theo khảo sát thì đa số người dân trong quận Thanh
Xuân họ đều có diện tích bình quân trên đầu người thấp, điều này làm ảnh
hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt thường ngày cũng như ảnh hưởng
đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Diện tích nhà ở của người nghèo
đô thị do nhiều yếu tố chi phối, trong những yếu tố đó phải kể đến là mật độ

dân số ở Hà Nội quá cao do nhiều luồng nhập cư về làm ăn, sinh sống trong
khi đó diện tích nhà ở không thể tăng lên được. Nhiều công trình của nhà nước
được xây dựng cũng làm giảm đáng kể diện tích đất đai. Trong khi đó, chương
trình xây nhà ở với giá thấp cho người nghèo lại không được triển khai có hiệu
quả. Thêm nữa, một bộ phận người nghèo không đủ tiền để xây hoặc mua
những căn nhà đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cũng như giải trí, nghỉ ngơi của các
thành viên trong gia đình.. Những yếu tố này càng góp phần làm giảm đi diện
tích nhà ở của người dân nghèo trong khu vực.
Cá biệt trong trường hợp đạt mức 20m2/người đó là trường hợp một
cụ già sống một mình trong một ngôi nhà của khu tập thể nhà máy thuốc là
Thăng long, còn lại mức diện tích nhà ở bình quân trên 9m2 chỉ đạt 17,5%.

22


Như vậy cho thấy người nghèo hiện nay đang phải sống trông điều kiện
nhà ở hết sức chật hẹp. Diều này đã gây khó khăn rất lớn cho sinh hoạt
thường ngày của gia đình. Qua thực tế cho thấy hầu hết nhà ở người nghèo chỉ
có một đến hai phòng và một phòng vệ sinh, nhà bếp thường đặt trong nhà,
ngoài hành lang hoặc đường đi lại. Trong khi đó, theo khảo sát, mỗi hộ gia
đình thường có 4 nhân khẩu đó là cha, mẹ và hai đứa con. Không kể một số
trường hợp thì có thêm ông bà và người quen đến ở cùng. Mọi sinh hoạt ăn,ở,
ngủ, nghỉ dồn vào một phòng hết sức bất tiện, thậm chí một số gia đình con
cái đã lớn hết mà không dám lập gia đình vì nhà quá chật chội, lấy vợ về
không có chỗ mà ở
Điều này dẫn đến rất nhiều hậu quả có thể thấy trước mắt và lâu dài. Khó
khăn về nhà ở không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ra áp lực về
tinh thần, tâm lý đè nặng, dễ gây ra stress. Vấn đề diện tích nhà ở không đủ
cho nhu cầu sinh hoạt của các thành viên làm họ không chỉ mất an tâm để làm
việc mà còn giảm năng suất lao động của họ.

"Nhà chú được hơn 50 mét, nhưng còn có sân nên diện tích nhà khoảng 40
mét, nhưng mà có 5 người nên sinh hoạt bất tiện lắm, nhà chú có mẹ già và
con nhỏ mà không phải là nhà tầng nên diện tích sinh hoạt hẹp lắm, vấn đề vệ
sinh cũng bất tiện. Đấy là cháu hỏi thì chú trả lời thật đấy nhé."
(Phỏng vấn số 2, nam, 43 tuổi, lái xe).
Không chỉ diện tích nhà ở bình quân đầu người của người nghèo rất thấp
mà cả diện tích nhà ở nói chung của người nghèo cũng rất hẹp và nhỏ. Qua
nghiên cứu của cho thấy có 34,7% số hộ gia đình sống trong những căn nhà
chỉ rộng dưới 20m2, 15.3% số hộ sống trong những căn nhà rộng từ 21-25m2,
33.3% hộ sống trong những căn nhà có diện tích từ 26-35m2 và trên 35m2 là

23


16.7%. Nhìn chung đó đều là những căn nhà nhỏ, hẹp và một cảm nhận chung
của người nghiên cứu là rất chật chội và ẩm thấp.
Cá biệt có một trường hợp một hộ gia đình có 6 thành viên nhưng lại đang
phải sống trong một căn hộ chỉ có 8m2. Đó thực ra cũng không phải là một
căn hộ mà chỉ là một cái gác xép nhỏ trên tầng thượng của khu tập thể xà
phòng cũ. Gia đình có 5 thành viên lớn trong đó có một mẹ già, một người em
bệnh tật của chủ hộ. Gia đình đã ở căn gác xép này được 10 năm rồi. Trong
căn phòng nhỏ này, mọi sinh hoạt đều diễn ra trong cùng 8m2 đó. Đồ đạc cùa
gia đình hết sức sơ sài. Dường như không có một vật dụng gì đáng giá, điều
kiện sống của gia đình vô cùng khó khăn và thiếu thốn.
"Theo chú thì có đấy cháu à. Nhà chật hẹp như vậy, moi thứ đồ đạc đành phải
bày bựa, rồi thì ẩm thấp, khiến muỗi gián đầy ra đấy. Mấy hôm nay gió mùa
lại về, cô nó mới sinh con được mấy tháng mà cũng chả có chỗ nằm tử tế, mấy
đứa trẻ thì ho suốt. Đấy là còn chưa kể trời nóng oi, hay nước dột khi trời
mưa to. Chú với cô nó người lớn thì không sao, chỉ khổ mấy đứa nhỏ thôi
cháu à…"


(nam, 49 tuổi, pvs số 3)

Diện tích nhà ở chật hẹp và loại hình nhà đơn điệu, cũ kỹ là một vấn đề của
người nghèo hiện nay. Nó gây rất nhiều khó khăn, bất tiện cho các gia đình
nghèo trong đời sống sinh hoạt hàng ngày không chỉ có vậy, diện tích nhà ở
chật hẹp cũng làm cho đời sống tinh thần bức bối, dễ sinh những căn bệnh về
tâm bệnh như stress, cáu gắt, ức chế...làm ảnh đến đời sống và sự phát triển
toàn diện của người dân nghèo đô thị.
* Hình thức sở hữu.
Biểu đồ 3: Hình thức sở hữu nhà ở của gia đình Ông (bà)?

24


Qua biểu đồ trên ta có thể thấy được rằng:
Hình thức sở hữu chính của người nghèo thuộc khu vực nghiên cứu của
nhóm ở Thanh Xuân nhiều nhất vẫn là chính chủ ( chiếm 41%). Các hộ gia
đình này chủ yếu là ở trong các chung cư, hoặc trong những khu ngõ xóm đã
sinh sống lâu năm. Những hộ sống trong các chung cư này là được nhà nước
phân cho, nhưng đã được xây dựng từ rất lâu. Nó thuộc quyền sở hữu của gia
đình, nhưng vì đã được xây dựng từ lâu nên tình trạng nhà ở không còn được
tốt và đảm bảo như trước kia nữa. Còn những hộ gia đình khác ở trong ngõ
xóm sâu cũng gặp nhiều bất lợi cho sinh hoạt. Diện tích của những hộ gia
đình này hẹp chỉ khoảng 25 – 30m2, nhưng có rất nhiều người sinh sống. Gây
khó khăn rất nhiều cho sinh hoạt cũng như tâm lý, không gian sống cho
những người sống.
Theo một phỏng vấn một người dân cho biết:
“Nhà bác nhà cấp bốn cháu thấy đấy, hiện chỉ có hai vợ chồng ở với nhau,
diện tích chỉ có hơn 30 mét vuông thôi, khổ nhất là vào mùa mưa, mưa mà to

là nhà ngập, đợt lụt năm 2008 làng Triều Khúc này ngập lênh láng, đợt đấy
nhà bác phải dọn sang ở nhờ nhà hàng xóm, nhà hàng xóm người ta có nhà

25


×