Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Tình hình thực hiện ưu đãi xã hội người có công với cách mạng ở xã Nghi Sơn- Tĩnh Gia- Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.66 KB, 52 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Phát huy truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn”, “ Đền ơn đáp nghĩa”, trong nhiều
năm qua, ưu đãi xã hội đối với người có công và gia đình họ được Đảng, Nhà nước, nhân dân
ta đặc biệt quan tâm, vì đây là một vấn đề chính trị, xã hội, kinh tế hết sức đặc biệt. Ưu đãi xã
hội đối với người có công với cách mạng chính là thực hiện công bằng, đền ơn đáp nghĩa đối
với người và gia đình có cống hiến, đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân
tộc. Thực hiện chính sách ưu đãi người có công trong những năm qua thực sự ngày càng tốt
hơn, góp phần chăm lo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của hàng triệu người.
Là 1 sinh viên được đào tạo về Công tác xã hội, với các kiến thức và kỹ năng được
nhà trường và các thầy giáo, cô giáo trong khoa Công tác xã hội tận tình giảng dạy, truyền đạt
với tất cả tâm huyết, nhằm trang bị cho những học sinh của mình có đủ kiến thức kỹ năng
vận dụng vào việc trợ giúp con người. Để có thể áp dụng các kiến thức đã được học và để kết
thúc khóa học mỗi sinh viên sẽ được trải nghiệm thực tế thông qua đợt thực tập. Cá nhân em
đã được trải nghiệm và tích lũy nhiều kinh nghiệm trong đợt thực tập này.
Bản báo cáo này là kết quả của đợt thực tập và cũng là sự đánh giá của 1 quá trình rèn
luyện và học tập của bản thân em. Trong bản báo cáo em xin được trình bày về chủ đề thực
tập: “Tình hình thực hiện ưu đãi xã hội người có công với cách mạng ở xã Nghi SơnTĩnh Gia- Thanh Hóa”.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường, trong khoa, các cán bộ
UBND xã Nghi Sơn, các đoàn thể trong xã, đặc biệt là :Ths. Nguyễn Minh Tuấn và Ths.
Nguyễn Trung Hải, những người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bản báo
cáo này. Bản báo cáo vẫn không tránh khỏi nhứng thiếu sót do nhận thức còn hạn chế, em rất
mong nhận được sự đóng góp, bổ sung của các thầy các cô để bản báo cáo được hoàn thiện
hơn .

Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Tuyền


PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT


ĐỘNG Ở ĐƠN VỊ THỰC TẬP
I -Khái quát đặc điểm, tình hình chung ở đơn vị thực tập có liên
quan trực tiếp đến tình hình, kết quả hoạt động ASXH và CTXH.
1. Đặc điểm tình hình của UBND xã Nghi Sơn- Tĩnh Gia- Thanh Hóa
1.1.. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến hoạt động An sinh xã hội ở xã Nghi
Sơn- Tĩnh Gia- Thanh Hóa.
Xã Nghi Sơn huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa là một xã bán đảo phía Nam của xứ
Thanh. Nằm trong khu kinh tế Nghi Sơn, có vị trí chiến lược về quân sự gắn với phòng tuyến
Đảo Mê. Có vịnh biển thuận lợi cho giao thông chung chuyển tuyến Bắc Nam và có cảng
chuyên dùng của xi măng Nghi Sơn ở phía Bắc đảo, phía Nam đảo có cáng nước sâu của công
ty dầu khí Việt Nam.
Diện tích tự nhiên 3,2km2, đất khu quy hoạch dân cư và các công trình công cộng xã
hội của xã là 16 ha, còn lại là đồi núi bình độ cao và đã được đầu tư với 2 dự án 4304 và dự
án 661 phát triển kinh tế rừng “ Phủ xanh đất trống đồi núi trọc” tạo lá phổi xanh cho môi
trường sinh thái của khu công nghiệp Nghi Sơn.
Dân số toàn xã có 1996 hộ và 8017 khẩu, có ¼ dân số theo đạo Thiên chúa giáo và tín
đồ đạo Phật. Nhân dân sống đoàn kết, ổn định chính trị, chấp hành tốt mọi chủ trương chính
sách của Đảng và Nhà nước cúng như địa phương xây dựng đồi sống văn hóa mới cho cộng
đồng dân cư,
Kinh tế: là một xã đặc thù thù là kinh tế biển, chuyên khai thác và đánh bắt hải sảnphát triển nuôi trồng thủy sản đa dạng và phất triển tiểu thủ công nghiệp. Về dịch vụ, kinh tế
xã hàng năm đều tăng trưởng, đời sống nhân dân có thu nhập khá. Đời sống nhân dân ổn định
thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo, thực hiện chính sách an sinh xã hội tốt.
1.2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển xã Nghi Sơn- Tĩnh Gia- Thanh Hóa.
Trong kháng chiến xã Nghi Sơn là một thôn ( làng ) thuộc xã Hải Yến- Tĩnh GiaThanh Hóa.


Sau ngày hòa bình lập lại năm 1958. Được thành lập xã Hải Thượng- Nghi Sơn là một
thôn thuộc xã Hải Thượng. Ngày 14 tháng 12 năm 1984 Hội Đồng Bộ Trưởng nay là Chính
phủ có QĐ 163 của Thủ tướng chia xã Hải Thượng thành 3 xã- Địa giới hành chính toàn bộ
hòn đảo Nghi Sơn là xã Nghi Sơn và chính thức tổ chức lễ ra mắt UBND lâm thời xã Nghi

Sơn được chính thức hoạt động cho tới ngày nay, là xã Nghi Sơn huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh
Hóa.
Năm 1998 xã Nghi Sơn được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực
lượng vũ trang cho nhân dân và lực lượng vũ trang xã Nghi Sơn anh hùng. Ngày nay, luôn
phát huy truyền thống cách mạng của quê hương anh hùng, xây dựng quê hương Nghi Sơn
ngày càng phát triển.
1.3. Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy UBND xã Nghi Sơn- Tỉnh GiaThanh Hóa
1.3.1- Chức năng, nhiệm vụ
Đảng bộ xã – Tổ chức vơi 7 chi bộ gồm 4 chi bộ thôn khu dân cư và 3 chi bộ nhà
trường- trường trung học cơ sở, trường tiểu học và trường mầm non.
Đảng bộ thực hiện chức năng nhiệm vụ trên vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị và quy
định của vai trò vị trí của Ban chấp hành Đảng bộ- lãnh đạo bằng Nghị quyết và thực hiện các
công tác giám sát và kiểm tra về tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của Nghị quyết các cấp
Bộ Đảng, pháp luật Nhà nước cũng như Nghị quyết địa phương.
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực cao nhất ở địa phương- thông qua Luật định
về chức năng và nhiệm vụ - Quyết định và giám sát, là tổ chức đại biểu của nhân dân. Để xây
dựng các Nghị quyết chuyên đề và Nghị quyết phát triển xây dựng của địa phương hàng năm,
vì lợi ích của nhân dân, về quê hương và đất nước.
1.3.2- Hệ thống tổ chức bộ máy xã Nghi Sơn- Tĩnh Gia- Thanh Hóa.
Đảng ủy – Hội đồng nhân dân, UBND xã
Mặt trận tổ quốc, hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên, hội người
cao tuổi, hội khuyến học, hội thanh niên xung phong, hội chữ thập đỏ, hội da cam, đài truyền
thanh xã, có 4 khu dân cư thôn. Có 3 cơ sở trường học: trung học cơ sở, tiểu học và mầm non,
có 1 trạm y tế xã. Cấp Đảng ủy được tổ chức thành 7 chi bộ.


Bộ máy chính quyền xã Nghi Sơn- Tĩnh Gia- Thanh Hóa

Thường trực UBND xã


Chủ tịch UBND xã

P. chủ tịch UBND xã

Ban công an xã
Trưởng công an

Ủy viên UBND xã

Văn phòng UBND xã

Công chức thống kê

Văn thư quỹ

BCH xã đội
Xã đội trưởng

CC Tư pháp- Hộ tịch

CC Tài chính- K.toán

CC Đ.chính- X.dựng
Đài truyền thanh xã
CC văn hóa
CB Dân số
CB chính sách

1.4. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lao động



Đội ngũ cán bộ công chức và cán bộ không chuyên trách lao động của Đảng ủy – Hội
đồng nhân dân – Mặt trận tổ quốc – Đoàn thể được biên chế.
Đội ngũ công chức là 21 cán bộ có trình độ văn hóa 12/12 chuyên môn. Trung cấpcao đắng- đại học.
Đội ngũ cán bộ không chuyên trách có 17 đồng chí
Được hoạt động phân công trên các lĩnh vực thuộc nhiệm vụ, chức trách chuyên môn.
Hoạt động của bộ máy chính quyền phục vụ lợi ích của nhân dân, xây dựng bộ máy trong
sạch và vững mạnh

STT

Họ tên

Giới

Dân

Chuyên

tính

tộc

chức vụ

môn- Trình độ Hệ số
lương

1


Trần Thanh Bình

Nam

Kinh

CT UBND xã



2.86

2

Nghiêm Xuân Dũng

Nam

Kinh

PCT UBND xã



1.95

3

Nguyễn Hồng Quân


Nam

Kinh

Trưởng CA xã

TC

1.58

4

Lê Khắc Tâm

Nam

Kinh

Xã đội trưởng



2.06

5

Trần Thanh Sơn

Nam


Kinh

CB Tư pháp



1.75

6

Nguyễn Văn Tài

Nam

Kinh

Kế toán- NS

ĐH

2.41

7

Lê Thị Dung



Kinh


Kế toán - NS

ĐH

2.34

8

Lê Thị Tuyết

Nữ

Kinh

CB Địa chính



2.41

9

Trần Nhật Luật

Nam

Kinh

CB Địa chính


ĐH

2.1

10

Phạm Văn Hòa

Nam

Kinh

CB Địa chính

ĐH

2.34

11

Nguyễn Văn Sượng

Nam

Kinh

VH- xã hội




2.1

12

Lê Văn Cường

Nam

Kinh

VH- xã hội



2.26

13

Hoàng Ngọc Hóa

Nam

Kinh

VP. Thống Kê



2.06


14

Mai Như Gia

Nam

Kinh

CB văn phòng



2.06

15

Nguyễn. Ng. Thương

Nam

Kinh

BT. Đảng ủy

ĐH

3.03

16


Nguyễn Văn Huấn

Nam

Kinh

PBT. Đảng ủy



2.26

17

Nghiêm Văn Thành

Nam

Kinh

BT Đoàn TN

TC

1.75


18

Trần Thị Dơn


Nữ

Kinh

CTH phụ nữ

TC

2.06

19

Trần Văn Phú

Nam

Kinh

CT Hội ND

TC

1.86

20

Nguyễn Tiến Lấy

Nam


Kinh

CTH CCB xã



3.46

21

Nguyễn Xuân Tình

Nam

Kinh

CT MTTQ xã

TC

2.86

1.5. Cơ sở vật chất kĩ thuật xã Nghi Sơn- Tĩnh Gia- Thanh Hóa.
Quỹ đất của UBND xã Nghi Sơn có hạn, nên các ban, phòng làm việc tuy hơi nhỏ về
diện tích nhưng các phòng đều có cơ sở vật chất đầy đủ để phục vụ cho công việc. Ban Lao
động thương binh xã hôi của xã được sắp xếp, tạo điều kiện làm việc trong một phòng rỗng
khoảng 15m2 với đầy đủ: bàn ghế làm việc, máy vi tính, máy in, quạt, và tủ đựng hồ sơ riêng.
UBND xã Nghi Sơn được trang bị một cơ sở hạ tầng và trang thiết bị làm việc khá đâỳ
đủ đảm bảo cho yêu cầu của công việc. Trang thiết bị tại UBND xã hầu như đều còn mới nên

hoạt động tốt đây cũng là một thuận lợi cho cán bộ nhân viên làm việc tại xã.
Tuy nhiên, một số máy móc, trang thiết bị được sử dụng đã lâu mà hiện tại chưa có kinh
phí để tu sửa, hay thay mới như: máy photocoppy, máy in,… nên đôi khi cũng gây khó khăn
cho công việc của các cán bộ, công nhân viên làm việc tại UBND xã.
Được sự quan tâm và tạo điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần của lãnh đạo UBND xã
cùng với những trang thiết bị đầy đủ và hiện đại, cộng thêm vào đó là môi trường làm việc
thoải mái và tiện nghi nên cán bộ công chức tại ban Lao động thương binh và xã hội đã và
đang nỗ lực, phát huy hêt khả năng trí tuệ và sức lực để thực hện tốt công tác, nhiệm vụ được
giao góp phần thực hiện nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển
kinh tê- xã hội trên địa bàn quận.
1.6. Các chế độ, chính sách với cán bộ, công nhân viên xã Nghi Sơn- Tĩnh Gia- Thanh
Hóa.
- Các chế độ chính sách đối với cán bộ, công nhân viên theo quy định chung bao gồm:
+ Hưởng lương theo hệ số, lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước và Phụ cấp chức
vụ công việc,…..
+ BHYT,BHXH.
+ Chế độ thai sản với những cán bộ, công nhân viên nữ.
+ Chế độ nghỉ ốm đau, lễ tết, hiếu hỉ… theo qui định


+ Khen thưởng, kỉ luật.
- UBND xã Nghi Sơn thực hiện đầy đủ những chế độ, chính sách đối với cán bộ, công nhân
viên trong đơn vị theo đúng quy định của Nhà nước. Ngoài những chính sách quy định chung
thì phường còn đề ra những chế độ, chính sách riêng như khen thưởng để khuyến khích cán
bộ trong đơn vị thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao phó.
- Chế độ chính sách với cán bộ công nhân viên là rất cần thiết, UBND xã hiểu rất rõ điều này
nên việc thực hiện những chính sách này tương đối tốt. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện
đôi khi cũng không tránh khỏi những sai xót, nhưng đã có những thay đổi kịp thời để sửa
chữa.
Các chính sách, chế độ nhân viên đều được giải quyết đúng chế độ theo quy định của

Chính phủ, hàng tháng cấp đầy đủ. Đảm bảo cho cán bộ, nhân viên an tâm làm việc hoàn
thành tốt chức trách và nhiệm vụ được giao - xây dựng cơ quan vững mạnh và công sở văn
hóa.
1.7. Các cơ quan tài trợ, đối tác trong quá trình thực hiện An sinh xã hội và CTXH xã
Nghi Sơn- Tĩnh Gia- Thanh Hóa.
Hiện tại cơ quan tài trợ chính cho công tác ASXH của xã Nghi Sơn là phòng Lao
Động Thương Binh Xã Hội huyện Tĩnh Gia, trực tiếp chỉ đạo, tổ chức hỗ trợ cấp phát kinh
phí cho xã. Việc liên kết giữa xã và phòng Lao Động Thương Binh Xã Hội huyện rất thường
xuyên, xã nhận kinh phí trực tiếp từ huyện nên mọi hoạt động đều được thống nhất, có hiệu
quả.Tuy nhiên, bên cạnh đó đôi lúc còn có những chậm trễ trong công tác triển khai thực hiện
từ huyện xuống xã nên còn gặp nhiều hạn chế.
Ngoài ra, còn nhận được sự hỗ trợ của các đoàn thể khác trong địa phương và trên
toàn huyện, các nhà máy xí nghiệp, những cá nhân có tấm lòng hảo tâm quan tâm đến những
vấn đề của cộng đồng cũng đã tham gia giúp đỡ xã Nghi Sơn trong quá trình thực hiện an sinh
xã hội.
2. Những thuận lợi và khó khăn xã Nghi Sơn- Tĩnh Gia- Thanh Hóa.
2.1. Những thuận lợi cơ bản xã Nghi Sơn- Tĩnh Gia- Thanh Hóa.
UBND xã Nghi Sơn luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sát xao, kịp thời của
UBND huyện Tĩnh Gia
Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ phục vụ cho công việc, nên mọi nhiệm vụ đều hoàn
thành tốt.


Các văn bản, thông tư, chỉ thị hướng dẫn của cấp trên đáp ứng được yêu cầu và tính
chất của công việc.
Đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, cùng những cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết, sáng
tạo. Được làm việc trong môt trường thoải mái, đầy đủ các trang thiết bị hiện đại giúp cho kết
quả công việc luôn được hoàn thành một cách xuất sắc và đạt được những thành tích đáng
khích lệ.
Xã hội phát triển, đời sống người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao nên việc

huy động sự ủng hộ trong dân được người dân hăng hái, nhiệt tình ủng hộ.
Phương tiện, nguồn quỹ đáp ứng đầy đủ phục vụ cho quá trình công tác.
2.2. Những khó khăn xã Nghi Sơn- Tĩnh Gia- Thanh Hóa.
Đội ngũ cán bộ vẫn còn chưa được đồng đều, còn thiếu cán bộ chuyên môn nghiệp vụ.
Việc xác nhận đối tượng hưởng chế độ chính sách đòi hỏi chính xác, công bằng nên
mất nhiều thời gian. Có trường hợp khi hoàn tất thủ tục gửi lên trên thì hồ sơ lại quá thời gian
quy định gây thiệt thòi cho đối tượng và gây khó khăn cho công tác của cán bộ xã hội.
Tiền chi trả trợ cấp hàng tháng được lấy từ phòng lao động huyện Tình Gia xuống.
Thời hạn cấp phát có thể chênh lệch một vài ngày do ngân sách từ trên xuống. Vì vậy cũng là
một khó khăn co cán bộ xã hội trong công việc làm công tác tư tưởng và chi trả trợ cấp cho
đối tượng.
Cơ sở vật chất mặc dù đã được trang bị song vẫn còn hạn chế có những trang thiết bị
còn thiếu chưa được trang cấp đầy đủ theo yêu cầu công việc, một số trang thiết bị đã cũ nên
cũng gây khó khăn cho công việc.

2.3. Những kiến nghị xã Nghi Sơn- Tĩnh Gia- Thanh Hóa.
UBND huyện Tĩnh Gia cần quan tâm hơn nữa đến UBND xã, tạo mọi điều kiện thuận
lợi nhất để UBND xã có thể thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.
Cán bộ, nhân viên làm về chính sách xã hội, an sinh xã hôi cần nắm vững những văn
bản quy định, cập nhật những văn bản mới nhanh chóng để thực hiện cho đúng, đảm bảo
quyền lợi của đối tượng.
Tăng cường hơn nữa trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội vì đây là vấn đề bức xúc
hiện nay.


II- Thực trạng tình hình, kết quả hoạt động ưu đãi xã hội của xã
Nghi Sơn- Tĩnh Gia- Thanh Hóa
1. Quy mô và cơ cấu đối tượng
Theo quy định tại điều 2 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, đối tượng được
hưởng chế độ ưu đãi gồm người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với

cách mạng. Gồm 11 đối tượng.
1, Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.
2, Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19
tháng Tám năm 1945.
3, Liệt sỹ.
4, Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
5, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động.
6, Thương binh, người hưởng như chính sách thương binh.
7, Bệnh binh.
8, Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
9, Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày.
10, Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc
tế.
11, Người có công giúp đỡ cách mạng.
1.1 Thân nhân Liệt sỹ
Bác Hồ kính yêu trước lúc đi xa, trong di chúc, Người đã căn dặn: “Đối với những
người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu, Đảng, Chính phủ, đồng bào ta phải tìm mọi
cách cho họ có nơi ăn, chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với
mỗi người để họ có thể dần dần tự lực cánh sinh”; “Đối với cha mẹ, vợ con của thương binh,
liệt sĩ mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa phương phải giúp đỡ họ có
công ăn việc làm thích hợp, quyết không để họ bị đói rét”.
Tính từ cuối năm 2011 đến đầu năm 2012, trên địa bàn xã Nghi Sơn có tất cả là 70
thân nhân liệt sỹ, cụ thể:
STT

Thân nhân liệt sỹ

Số lượng ( người)



1

Cha mẹ liệt sỹ

26

2

Người thờ cúng liệt sỹ

44

( Nguồn: Báo cáo ưu đãi xã hội cuối năm 2011 đến đầu năm 2012)
Cha mẹ liệt sỹ chủ yếu là những người già và hầu hết là không có nguồn thu nhập thêm,
nhưng họ được nuôi dưỡng tại gia đình và mức sống là tiền trợ cấp xã hội hàng tháng và phụ
cấp thêm của địa phương. Người thờ cúng liệt sỹ thường là những người thân ( anh em ruột),
vợ và con liệt sỹ, họ là những người biết vươn lên trong cuộc sống, thường làm kinh tế gia
đình như tiểu thủ công nghiệp, chế biến hải sản khô..
1.2. Thương binh, người hưởng như chính sách thương binh
“ Tàn nhưng không phế” đó là câu nói nổi tiếng của nhũng người thương binh luôn luôn vượt
qua những số phận để vươn lên trong cuộc sống. Ngoài trợ cấp xã hội hàng tháng mà họ được
trợ cấp, những người thương binh, người hưởng như chính sách thương binh luôn luôn phấn
đấu trong việc làm kinh tế gia đình. Múc sống trung bình là 500.000 đồng/ 1 người/ 1 tháng,
chủ yếu làm lâm nghiệp, đánh bắt hải sản. họ cũng là bộ phận nòng cốt của hội cựu chiến binh
và hội nông dân tại xã nhà.
STT

Hạng thương tật (%)

Số lượng ( người)


1

21%- 60%

29

2

61%- 80%

3

( Nguồn: Báo cáo ưu đãi xã hội cuối năm 2011 đến đầu năm 2012)
1.3 Bệnh binh.
Với bản chất của người lính bồ đội cụ hồ, nhũng người bệnh binh luôn mang trong mình với
những khát khao làm giàu cho quê hương. Hiện tại, có 2 thương binh là chủ 2 lồng cá trị giá
300.000.000 đồng/ 1 lồng/ 1 người, còn lại là đánh bắt hải sản và làm lâm nghiệp. Và họ còn
là người đi đầu trong các phong trào hoạt động cho người có công với cách mạng như: xây
dựng nàh tình nghĩa, các hoạt động văn nghệ, quỹ khuyến học...
STT

Hạng thương tật (%)

Số lượng ( người)

1

41%- 50 %


1

2

51%- 60%

1

3

61%- 70%

10

4

71%- 80%

1


( Nguồn: Báo cáo ưu đãi xã hội cuối năm 2011 đến đầu năm 2012)

1.4. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
STT

Đối tượng hưởng

Số lượng ( người)


1

Trực tiếp

42

2

Gián tiếp

5

( Nguồn: Báo cáo ưu đãi xã hội cuối năm 2011 đến đầu năm 2012)
Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn xã tất cả gồm có
47 người. Đều đang sinh sống tại gia đình, ngoài trợ cấp xã hội mà hàng tháng họ được trợ
cấp, thì họ còn làm kinh tế gia đính, chủ yếu là đánh cá, nuôi trồng thủy hải sản... Mức sống
trung bình là 450.000/ 1 người/ 1 tháng. Tuy nhiên, mức sống này không ổn định trong năm,
vì là vùng ven biển nên dựa vào thời tiết rất nhiều khi đi đánh bắt cá.
2. Quy trình xét duyệt, tiếp cận và quản lý hồ sơ đối tượng
Để đáp ứng yêu cấu chăm sóc người có công được tốt hơn theo các nội dung được quy định
tại Pháp lệnh ưu đãi người có công, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 727/TTg
ngày 04/9/1994, thành lập Cục Thương binh liệt sỹ và người có công mà những nội dung chủ
yếu là: Hệ thống tổ chức thực hiện và nhiệm vụ, quyền hạn đối với công tác thương binh liệt
sỹ và người có công.
Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về công tác thương binh, liệt sỹ và người có công.


Chính phủ

Bộ LĐTB&XH

(
Trung tâm nuôi
dưỡng NCC

Sở LĐTB&XH

Phòng LĐTB&XH

Trung tâm nuôi dưỡng
NCC thuộc Sở

Ban LĐTBXH xã

Mô hình chung về công tác quản lý hồ sơ kinh phí đối tượng

Sở LĐ- TBXH

Sở Tài Chính

Phòng LĐ- TBXH

Phòng Tài chính kế hoạch

UBND xã

Đối tượng


Ghi chú:
Quản lý hồ sơ

Dự toán và cấp kinh phí thanh quyết toán
Trên là mô hình chung về công tác quản lý hồ sơ và kinh phí cho đối tượng từ cấp xã đến cấp
tỉnh.
- Để hưởng trợ cấp xã hội hoặc tiếp nhận vào nhà xã hội, tiếp nhận vào cơ sơ bảo trợ xã
hội hoặc hỗ trợ kinh phí mai táng thì đối tượng hoặc gia đình, người thân, người giám hộ phải
làm đủ hồ sơ theo quy định gửi UBND cấp xã.
- Trong thời hạn 7 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị của đối tượng, UBND
cấp xã có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trường hợp xét thấy đủ tiêu chuẩn thì niêm yết công
khai tại trụ sở UBND cấp xã và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng của xã
(nếu có) về trích yếu lý lịch của đối tượng, nội dung chế độ trợ cấp đề nghị được hưởng. Sau
30 ngày kể từ ngày niêm yết công khai nếu không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại thì UBND
cấp xã hoàn thiện hồ sơ của đối tượng theo quy định gửi phòng Lao động Thương binh và Xã
hội xem xét giải quyết.
Trường hợp đối tượng không đủ tiêu chuẩn theo quy định thì UBND cấp xã thông báo
cho đối tượng biết; trường hợp có ý kiến thắc mắc khiếu nại tố cáo của nhân dân thì UBND
cấp xã phải thẩm tra và thành lập Hội đồng xét duyệt, thành phần Hội đồng bao gồm: Chủ tịch
(hoặc phó chủ tịch UBND) làm chủ tịch Hội đồng, cán bộ LĐTB &XH làm ủy viên thường
trực; cán bộ tài chính - kế toán, văn phòng - thống kê, chủ tịch Mặt trận tổ quốc và đại diện
một số đoàn thể làm ủy viên.
- Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do cấp xã gửi,
phòng Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện có trách nhiệm thẩm định trình chủ tịch
UBND cấp huyện ra quyết định cho từng trường hợp cụ thể hoặc hoàn thiện hồ sơ, đề nghị sở
Lao động Thương binh và Xã hội tiếp nhận vào cơ sở Bảo trợ xã hội do Sở quản lý.
- Quản lý hồ sơ: Sau khi hoàn thành hồ sơ gửi lên Phòng Lao động Thương binh Xã hội
huyện, Phòng sẽ tiếp nhận và quản lý hồ sơ.
* Hoạt động của cán bộ Thương binh- xã hội tại xã Nghi Sơn- Tĩnh Gia- Thanh
Hóa
Trách nhiệm lập hồ sơ của đối tượng.
Sở



Huyện



Thôn

Đối tượng

Người có công với cách mạng phải lập bản khai cá nhân- Đơn đề nghị gửi lên thôn.
Trưởng thôn xem xét và kiểm tra sau đó gửi lên UBND xã, trực tiếp là cán bộ bên bộ phận
chính sách.
UBND xã có trách nhiệm kiểm tra xác nhận người có công cách mạng, sau đó lập
danh sách đề nghị lên cấp huyện. Ở tại Phòng LĐTB- XH kiểm tra và thẩm định hồ sơ thủ thủ
tục, quy trình xác nhận đối tượng sau đó gửi lên Sở LĐTB-XH kiểm tra, thẩm định các quy
định về thủ tục xác nhận người có công, tổ chức thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, chế độ
đối với NCC.
Cán bộ Thương binh xã hội tại phường: Nguyễn Văn Sượng
- Cán bộ Thương binh xã hội hướng dẫn đối tượng làm hồ sơ theo quy định và gửi lên
phòng Lao động Thương binh Xã hội Huyện xác nhận và giải quyết.
- Định kỳ trước ngày 15 tháng 6 và 15 tháng 12 hàng năm, cán bộ Lao động xã hội báo
cáo cấp Huyện về số lượng thương binh, liệt sỹ và NCC
- Thực hiện chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng một lần, kịp thời, đúng đối tượng quy định,
định kỳ từ ngày 15,16 đến 17 hàng tháng.
- Cán bộ lao động xã hội phối hợp với các ban ngành, đoàn thể khác trên địa bàn xã xây
dựng phong trào quần chúng chấp hành chính sách chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần đối
với các đối với thương binh, liệt sỹ và NCC.
- Quản lý sổ sách, tài liệu, vật tư, tài chính của công tác lao động thương binh xã hội ở
xã, thực hiện chế độ thanh quyết toán theo quy định nhà nước.



- Hàng tháng cán bộ Thương binh xã hội hoàn thành và gửi báo cáo sơ tổng kết về công
tác Lao động thương binh và Xã hội ở xã theo quy định lên Phòng Lao động Thương binh và
Xã hội Huyện.
- Theo dõi, tổng hợp, đề nghị khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích về công tác Lao
động Thương binh và Xã hội xã.
3. Tình hình thực hiện chính sách của Nhà nước và quy định của xã Nghi Sơn- Tĩnh GiaThanh Hóa.
Cấp xã, phường nhận hướng dẫn chuyên môn và chỉ đạo của cấp Sở, chỉ đạo triển khai
thực hiện từ cấp phường theo Nghị Định số 52/2011/NĐ-CP ngày 30/6/2011 về quy định mức
trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
3.1. Ưu đãi xã hội với thân nhân liệt sỹ.
* Theo quy định của Nhà nước
Mức trợ cấp, phụ cấp đối với người có công với cách mạng (Ban hành kèm theo Nghị định số
52/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ).
A. MỨC TRỢ CẤP, PHỤ CẤP ƯU ĐÃI HÀNG THÁNG:
Mức trợ cấp, phụ cấp từ
TT Đối tượng người có công

01/5/2011
(mức chuẩn 876.000đ)
Trợ cấp

1

Phụ cấp

Thân nhân liệt sĩ:
- Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 1 liệt sĩ

876


- Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 2 liệt sĩ trở lên

1.565

- Trợ cấp tuất nuôi dưỡng đối với thân nhân liệt sĩ

1.565

B. MỨC TRỢ CẤP ƯU ĐÃI MỘT LẦN:
Mức
TT Đối tượng người có công

trợ

cấp

01/5/2011 (Mức chuẩn
876.000đ)

1

từ

- Trợ cấp một lần khi báo tử liệt sĩ

20 lần mức chuẩn

- Chi phí báo tử


1.000


Trợ cấp ưu đãi đối với con của người có công với cách
mạng theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công

200

với cách mạng đang học tại
2

- Cơ sở giáo dục mầm non

250

- Cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học, phổ thông dân tộc
nội trú
300
3

Bảo hiểm y tế bằng 4,5% tiền lương tối thiểu chung

Mai táng phí theo như quy định pháp luật của Bảo hiểm xã hội.
Việc thực hiện trợ cấp xã hội cho những người có công với cách mạng luôn được ban chính
sách xã đảm bảo kịp thời theo hàng tháng.
Người có công với cách mạng được hưởng mức trợ cấp theo quy định, 100% số đối
tượng đã được cấp thẻ bảo hiểm y tế thuận tiện cho công tác chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe.
* Tình hình thực hiện ưu đãi xã hội tại xã Nghi Sơn- Tĩnh Gia- Thanh Hóa
Đối với trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 2 liệt sĩ trở lên và trợ cấp tuất nuôi

dưỡng đối với thân nhân liệt sĩ với số tiền là 40.690.000 đồng/ 1 tháng.
Đối với trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 1 liệt sĩ với số tiền là 38.544.000 đồng/ 1
tháng. Tuy nhiên con số tiền này vẫn không ổn định theo từng tháng, mà còn phát sinh sự
tăng giảm của đối tượng mà cán bộ ban chính sách cần phải nắm bắt linh hoạt, chủ động và
kịp thời.
Ngoài tiền trợ cấp hàng tháng, những người có công với cách mạng được cấp phát
thuốc miễn phí tại trạm xá Nghi Sơn, thẻ bảo hiểm chữa bệnh một cách thuận lợi nhất.
Đối với thân nhân liệt sĩ đã già yếu, hàng tháng ban chính sách của địa phương còn hỗ
trợ thêm 10 kg gạo, 1 chai dầu. Thường xuyên đến nhà chăm sóc động viên.
Vào ngày 15, 16 và 17 hàng tháng, ban chính sách trợ cấp xã hội cho người có công,
các đối tượng trợ cấp thường xuyên và trợ cấp đột xuất để đảm bảo cho cuộc sống của các đối


tượng. Bên cạnh đó, các đoàn thể như: hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn
thanh niên tổ chức nhiều hoạt động hướng tới người có công với cách mạng cả về vật chất và
tinh thần.
Con em liệt sỹ rất được địa phương quan tâm, với học sinh được giảm học phí và được
cấp đồ dùng học tập theo từng năm. còn những người đã bước vào tuổi lao động, chính quyền
xã tạo điều kiện tốt nhất cho con em con liệt sỹ làm việc tại xã nhà, bằng cách vào các nhà
máy xí nghiệp mà địa phương giới thiệu và bảo lãnh.
3.1. Ưu đãi xã hội với thương binh, người hưởng như chính sách thương binh
* Theo quy định của Nhà nước
Mức trợ cấp, phụ cấp đối với người có công với cách mạng (Ban hành kèm theo Nghị định số
52/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ).

A. MỨC TRỢ CẤP, PHỤ CẤP ƯU ĐÃI HÀNG THÁNG:
Mức trợ cấp, phụ cấp từ
TT Đối tượng người có công

01/5/2011

(mức chuẩn 876.000đ)
Trợ cấp

1

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
(sau đây gọi chung là thương binh)
- Thương binh loại B

Bảng số 2
Bảng số 3

- Thương binh, thương binh loại B suy giảm khả năng lao

440

động từ 81% trở lên
- Thương binh, thương binh loại B suy giảm khả năng lao

901

động từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng
- Người phục vụ thương binh, thương binh loại B ở gia
đình:
+ Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên
+ Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên có vết thương
đặc biệt nặng

Phụ cấp


876
1.126

- Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của thương binh, 491


thương binh loại B suy giảm khả năng lao động từ 61% trở
lên từ trần
- Trợ cấp tuất nuôi dưỡng đối với thân nhân của thương
binh, thương binh loại B suy giảm khả năng lao động từ 1.028
61% trở lên từ trần

* Tình hình thực hiện ưu đãi xã hội thương binh, người hưởng như chính sách thương binh tại
xã Nghi Sơn- Tĩnh Gia- Thanh Hóa
Đối với thương binh, người hưởng như chính sách thương binh từ 21%- 60% được trợ
cấp hàng tháng với số tiền là 590.000 đồng/ 1 tháng - 1.685.000 đồng/ 1tháng. Với tổng số
tiền của 29 người là: 25.990.000 đồng/ 1 tháng.
Đối với thương binh, người hưởng như chính sách thương binh từ 61%- 80% được trợ
cấp hàng tháng với số tiền là 1.713.000 đồng/ 1 tháng – 2.810.000đồng/ 1 tháng. Với tổng số
tiền là 5.533.000 đồng/ 1 tháng. Tuy nhiên con số tiền này vẫn không ổn định theo từng
tháng, mà còn phát sinh sự tăng giảm của đối tượng mà cán bộ ban chính sách cần phải nắm
bắt linh hoạt, chủ động và kịp thời.
Đối với thương binh, người hưởng như chính sách thương binh có hạng thương tật từ
61%- 80%, địa phương trợ cấp thêm hàng tháng là 10 kg gạo.
Về giáo dục, tùy thuộc vào cấp học của con em họ, địa phương có chính sách miễn
giảm học phí. Còn xây dựng quỹ khuyến học cho toàn học sinh trong xã cũng như tạo điều
kiện thuận lợi cho con em chính sách vào những ngày lễ, tết.
Đặc biệt trong dịp tết 2012, nhà máy xi măng Nghi Sơn tặng 32 suất quà, trị giá mỗi
suất là 200.000 đồng cho thương binh và người hưởng chính sách thương như thương binh
đưa đến từng hộ gia đình do các trưởng thôn phụ trách. Cảng Nghi Sơn cũng đã trao tặng 5

suất học bỗng cho con em chính sách nhằm khuyến khích các em vượt lên trong học tập, mỗi
em được nhận 500.000 đồng.
Ban chính sách xã quy định với mỗi thương binh, người hưởng như chính sách thương
binh nếu bị ốm đau đi viện, ngoài trợ cấp xã hội của Nhà nước, thì địa phương thăm viếng
mỗi lần là 50.000 đồng bằng “ đường sữa”.
Hàng năm thì học sinh con người có công với cách mạng trong Pháp lệnh ưu đãi ( học
trung cấp cơ sở- giáo dục mầm non), được trợ cấp mỗi năm 1 lần về dụng cụ đồ dùng học tập


và miễn giảm học phí. Cũng như các học sinh từ trung cấp đến đại học con người có công với
cách mạng được giảm học phí được cấp tại xã nhà.
3.3. ƯU đãi xã hội với bệnh binh
* Theo quy định của Nhà nước
Mức trợ cấp, phụ cấp đối với người có công với cách mạng (Ban hành kèm theo Nghị định số
52/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ).
A. MỨC TRỢ CẤP, PHỤ CẤP ƯU ĐÃI HÀNG THÁNG:
Mức trợ cấp, phụ cấp từ
TT Đối tượng người có công

01/5/2011
(mức chuẩn 876.000đ)
Trợ cấp

7

Phụ cấp

- Bệnh binh:
+ Suy giảm khả năng lao động từ 41% - 50%


915

+ Suy giảm khả năng lao động từ 51% - 60%

1.139

+ Suy giảm khả năng lao động từ 61% - 70%

1.452

+ Suy giảm khả năng lao động từ 71% - 80%

1.675

+ Suy giảm khả năng lao động từ 81% - 90%

2.005

+ Suy giảm khả năng lao động từ 91% - 100%

2.232

+ Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên

440

+ Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên có

876


bệnh tật đặc biệt nặng
- Người phục vụ bệnh binh ở gia đình:
+ Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên
+ Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên có bệnh tật
đặc biệt nặng
- Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của bệnh binh suy giảm
khả năng lao động từ 61% trở lên từ trần
- Trợ cấp tuất nuôi dưỡng đối với thân nhân của bệnh binh
suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên từ trần

876
1.126

491

1.028


* Tình hình thực hiện ưu đãi xã hội bệnh binh tại xã Nghi Sơn- Tĩnh Gia- Thanh Hóa
Đối với bệnh binh có mức suy giảm khả năng lao động ( SGKNLĐ) từ 41%- 50%
được trợ cấp hàng tháng là 915.000 đồng/ 1 người. Bệnh binh có SGKNLĐ từ 51%- 60%
được trợ cấp hàng tháng là 1.139.000 đồng/ 1 người. Bệnh binh có SGKNLĐ từ 61%- 70 %
với tổng số tiền 10 người là 14.520.000 đồng/ 1 tháng. Bệnh binh có SGKNLĐ từ 71%- 80%
được trợ cấp hàng tháng là 1.675.000 đồng/ 1 người. Tuy nhiên con số tiền này vẫn không ổn
định theo từng tháng, mà còn phát sinh sự tăng giảm của đối tượng mà cán bộ ban chính sách
cần phải nắm bắt linh hoạt, chủ động và kịp thời. Hàng năm bệnh binh được trợ cấp thêm
dụng cụ chỉnh hình như: mắt kính,...
Địa phương cũng thực hiện như chính sách thương binh, người hưởng như chính sách
thương đối với bệnh binh có mức SGKNLĐ từ 61% trở lên về trợ cấp thêm của địa phương.
Chế độ trợ cấp cho học sinh, sinh viên của con bệnh binh tương tự như con thương binh,

người hưởng như chính sách thương binh.
Cũng trong dịp tết 2012, nhà máy xi măng Nghi Sơn cũng trao tặng 13 suất quà đến
những bệnh binh địa phương, mỗi suất trị giá 200.000 đồng do trưởng thôn các thôn phụ trách
đưa đến từng hộ gia đình. Cảng Nghi Sơn cũng trao tặng 2 suất học bỗng cho con bệnh binh,
mỗi suất trị giá 1.000.000 đồng.
Nhìn chung, địa phương luôn quan tâm sâu sắc đến những người có công với cách
mạng về đời sống cả về vật chất và tinh thần. Những người có công với cách mạng ở trên địa
bàn xã nhà, đều được nuôi dưỡng tại gia đình và cộng đồng. Ngoài những trợ cấp xã hội mà
Nhà nước trợ cấp, thì những người có công với cách mạng của xã hội còn được cộng đồng,
những nhà hảo tâm, các nhà máy xí nghiệp đóng trên địa bàn xã hỗ trợ kịp thời lúc gặp khó
khăn.
3.4. Ưu đãi xã hội người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
* Theo quy định của Nhà nước
Mức trợ cấp, phụ cấp đối với người có công với cách mạng (Ban hành kèm theo Nghị định số
52/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ).
A. MỨC TRỢ CẤP, PHỤ CẤP ƯU ĐÃI HÀNG THÁNG:


Mức trợ cấp, phụ cấp từ
TT Đối tượng người có công

01/5/2011
(mức chuẩn 876.000đ)
Trợ cấp

8

Phụ cấp

Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học:

+ Bị mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên 2.005
+ Bị mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ 80% trở
xuống
+ Thương binh, thương binh loại B, bệnh binh, người hưởng
chế độ mất sức lao động bị nhiễm chất độc hóa học

1.452

1.452

- Con đẻ còn sống của người hoạt động kháng chiến bị
nhiễm chất độc hóa học:
+ Bị dị dạng, dị tật nặng, không tự lực được trong sinh hoạt 876
+ Bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh
hoạt

491

* Tình hình thực hiện ưu đãi xã hội Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
tại xã Nghi Sơn- Tĩnh Gia- Thanh Hóa
Tổng số tiền hàng tháng mà trợ cấp đới với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm
chất độc hóa học cả về trực tiếp và gián tiếp với 47 đối tượng là 62.824.000 đồng/ 1 tháng.
Tuy nhiên con số tiền này vẫn không ổn định theo từng tháng, mà còn phát sinh sự tăng giảm
của đối tượng mà cán bộ ban chính sách cần phải nắm bắt linh hoạt, chủ động và kịp thời.
Ngoài ra, người nhiễm chất độc hóa học và con của họ bị ảnh hưởng còn được khám chữa
bệnh định kỳ tại trạm xá xã.
Địa phương cũng thực hiện như chính sách thương binh, người hưởng như chính sách
thương, bệnh binh đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học về trợ cấp
thêm của địa phương. Chế độ trợ cấp cho học sinh, sinh viên của con người hoạt động kháng
chiến bị nhiễm chất độc hóa học tương tự như con thương binh, người hưởng như chính sách

thương binh và bệnh binh.
Cũng trong dịp tết 2012, nhà máy xi măng Nghi Sơn cũng trao tặng 47 suất quà đến
những người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học địa phương, mỗi suất trị giá


200.000 đồng do trưởng thôn các thôn phụ trách đưa đến từng hộ gia đình. Cảng Nghi Sơn
cũng trao tặng 8 suất học bỗng cho con người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa
học, mỗi suất trị giá 500.000 đồng.
4. Chương trình chăm sóc người có công với cách mạng
4.1. Hoạt động chăm sóc theo quy định Nhà nước
Từ năm 1985 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta tiến hành công cuộc đổi mới
toàn diện trên các mặt chính trị- kinh tế- văn hóa- xã hội. Chính sách ưu đãi với người có
công- một bộ phận chính sách xã hội cũng có bước chuyển biến, đổi mới phù hợp với tình
hình kinh tế- xã hội của đất nước. Với hệ thống các văn bản pháp luật; Nghị định số
236/HĐBT ngày 18 tháng 9 năm 1985; Nghị định 28/CP ngày 29/4/1995; Pháp lệnh số
08/1999 PL- UBTVQH10, Pháp lệnh số 19/2000 PL-UBTVQH10 và Pháp lệnh số 01/2002
PL-UBTVQH11; Nghị quyết số 21/2003/QH11 ngày 26/11/2003; PL số 26/2005/PLUBTVQH11; Nghị định số 54/2006 NĐ-CP ngày 26/5/2006.
Phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với 5 chương trình cụ thể đã trở thành phong trào cách mạng
sâu rộng trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta và không ngừng phát triển. Việc xã hội
hóa công tác “ Đền ơn đáp nghĩa” đã mang lại những thành quả lớn lao, thực sự huy động sức
mạnh của toàn xã hội. Trách nhiệm và tinhf cảm với những người có công đã trở thành nội
dung quan trọng trên các diễn đàn và truyền thông đại chúng, trở thành nét đẹp truyền thống
trong đờ sống văn hóa Việt Nam.
Năm chương trình lớn đó là “ Xây dựng nhà tình nghĩa”, lập quỹ “ Đền ơn đáp nghĩa”, tặng sổ
“ Tiết kiệm tình nghĩa”, chăm sóc “ ổn định đời sống thương bệnh binh nặng ở gia đình”, “
phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, chăm sóc bố mẹ liệt sỹ già yếu cô đơn, đỡ đầu con
liệt sỹ mồ côi”.
4.2. Các chương trình chăm sóc tại xã Nghi Sơn- Tĩnh Gia- Thanh Hóa.
Với truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn” của nhân dân ta, nhân dân xã Nghi Sơn đã và đang
thực hiện tốt với truyền thống đậm đà tính nhân văn. Trong thời gian qua, các chương trình,

hoạt động được các đoàn thể cùng phối hợp với ban lao động TB- XH của xã đã phát huy vai
trò nòng cốt đi đầu trong việc xây dựng đồi sống vật chất và tinh thần cho NCC.
Hàng năm địa phương phát động “ Đền ơn đáp nghĩa” với số tiền là 14 triệu/ năm. Với
phong trào này, thường chi cho hoạt động xây dựng và tu sửa lại nhà tình nghĩa cho NCC, tu
bổ Đài tưởng niệm... Hiện tại xã đã xây dựng được 5 nhà tình nghĩa cho người thân nhân liệt
sỹ là những người già không có nguồn thu nhập thêm, trị giá từ 15 đến 20 triệu/ 1 ngôi nhà.
Tu sửa 7 nhà xuống cấp trị giá từ 1.5 triệu đến 2 triệu/ 1 ngôi nhà.


Hiện tại, trên địa bàn xã thường xuyên tổ chức các hoạt động hội thảo của hội như:
Cựu chiến binh, phụ nữ, nông dân, đoàn thanh niên... được đông đảo quần chúng tham gia.
Đây cũng là hoạt động tích cực cho thương binh và người có công, đây cũng là nơi chia sẻ
những tâm tư, tình cảm, những bài hát và những chặng đường họ đi.
Gần 2000 học sinh cấp I và cấp II, là nguồn lực lớn trong các hoạt động chăm sóc
người có công. Các em tham gia hoạt động là đến chia sẻ công việc nhà như: quét rác, nhổ cỏ
xung quanh Đài tượng niệm, kể chuyện...
Hàng năm, trên địa bàn xã tổ chức hai lần khám chữa bệnh cho thương binh và người
có công với cách mạng, chủ yếu là các bệnh tái phát của thương, bệnh binh, người nhiễm chất
độc hóa học. Hầu hết là khám mắt và cung cấp một số dụng cụ chỉnh hình. Và được cung cấp
bằng thẻ Bảo hiểm y tế.
Một lần với hai lần, ban LĐTB- XH phối hợp với các đoàn thể khác của xã tổ chức đi
thăm các gia đình người có công bằng lễ vật, tiền và tinh thần, ngoài ngân sách Nhà nước, thì
địa phương hỗ trợ thêm 1 suất quà là 200.000đ/ 1 suất quà. Vào ngày lễ 27/7 và ngày 28 cuối
năm. Ngoài ra, thường xuyên thăm hỏi các gia đình chính sách, những lúc đau ốm, ngày lễ tết.
Kịp thời đến được các gia đình khi gặp khó khăn.
Một nguồn lực lớn mà địa phương huy động được đó là sự tài trợ của Cảng Nghi Sơn
và Nhà máy xi măng Nghi Sơn, đó là những suất quà và những suất học bỗng cho những học
sinh gia đình chính sách. Cuối năm 2011, 200 suất quà của Nhà máy xi măng Nghi Sơn được
đưa đến tay các gia đình chính sách, 10 triệu đồng dành 15 em học sinh của gia đình chính
sách của Cảng Nghi Sơn.

Ngoài ra, bản thân đối tượng cũng rất cố gắng trong kinh tế. Đó là hội cựu chiến binh
thành lập ra quỹ vay vốn cho hội viên để làm kinh tế. Tạo điều kiện cho thương binh và người
có công được vay vốn làm kinh tế, với mỗi 1 hội viên tương ứng được 10 triệu đồng.
Bên cạnh đó, 4 thôn trong xã cũng phát động nhiều phong trào quyên góp xây dựng
nhà tình nghĩa và tổ chức các buổi giao lưu văn hóa hàng tháng cho nhân dân và người có
công với cách mạng mang ý nghĩa rất thiết thực cho đời sống người dân trong xã.
5. Nguồn lực thực hiện
Nguồn lực từ ngân sách Nhà nước: trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp 1
lần cho người có công, trợ cấp chỉnh hình, trợ cấp điều dưỡng, trợ cấp học sinh, sinh viên, trợ
cấp bảo trợ xã hội...đều lấy từ ngân sách Nhà nước trợ cấp.
Nguồn lực từ cộng đồng: thông qua các hoạt động ủng hộ, đóng góp của các tổ chức
xã hội, các doanh nghiệp, cơ sỏ sản xuất, các nhà hảo tâm sự trợ giúp của hàng xóm, láng
giềng. Nguồn lực này được huy động thông qua việc :


Gửi thư kêu gọi và lên kế hoạch vận động đến từng doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế,
các dự án đầu tư trên địa bàn phường. Có thể trợ giúp thông qua ủng hộ bằng tiền mặt trực
tiếp tại UBND xã hoặc bằng hiện vật.
Tổng số tiền huy động được từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế... năm 2011 là 70
triệu đồng, 200 suất quà trị giá mỗi suất 200.000 đồng, 15 suất học bỗng.
Hàng năm, cộng đồng cũng ủng hộ 14 triệu cho quỹ “ đền ơn đáp nghĩa” cho việc xây
dựng và tu sửa nhà tình nghĩa.
Bản thân đối tượng: sự cố gắng nỗ lực của từng cá nhân
Các nguồn lực khác...
6. Trong khi thực hiện chính sách ASXH đang còn vướng mắc tại xã Nghi Sơn- Tĩnh
Gia- Thanh Hóa.
Sau khi thiết lập hồ sơ cho các đối tượng, người có công với cách mạng, đề nghị cấp
trên giải quyết chế độ cho đối tượng khó khăn, cấp trên chưa giải quyết được thì sẽ ảnh hưởng
đến đối tượng.
Gây phiền hà cho cán bộ chính sách tại xã.

Mất lòng tin đối với nhân dân.
Đối tượng bảo thủ- làm đơn vượt cấp lên cấp huyện, nói sai sự thật thì sẽ ảnh hưởng
đến việc thực hiện quản lý tại địa phương.
Đối với cán bộ cần phải nắm bắt chủ trương của Đảng và Nhà nước với những thông
tin chính xác; để phân tích cho các đối tượng nắm bắt được chủ trương của Đảng và Nhà
nước. Nếu quá quyền hạn của cán bộ chính sách xã, thì phải báo cáo cấp trên để giải quyết kịp
thời bằng điện thoại trực tiếp hay bằng văn bản sớm nhất.
7. Một số kiến nghị
+ Kiến nghị về chính sách trợ cấp đối tượng
Mức trợ cấp cần tăng lên, và điều chỉnh theo mức biến động giá cả của thị trường.
Các chính sách được thi hành cần thu hút được sự tham gia của mọi tầng lớp nhân
dân( qua hoạt động tuyên truyền)
+ Kiến nghị với cơ sở thực tập
UBND xã cần quan tâm hơn nữa đối với việc thực hiện công tác trợ cấp xã hội trên toàn
phường, chỉ đạo sát sao hơn việc thực hiện ở các đơn vị trên địa bàn xã.
Cần phát động nhiều hoạt động tích cực hơn nữa cho các đối tượng, người có công với
cách mạng vào các ngày lễ, tết trong năm.
Cần đẩy mạnh biện pháp động viên tinh thần: thăm hỏi, giúp đỡ,…
Trang bị thêm cở cở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động chuyên môn.


Tăng cường thêm đội ngũ cán bộ có trình độ cao và chuyên biệt hóa từng lĩnh vực,
tránh để tình trạng kiêm nhiệm mà không có chuyên môn.
Các hoạt động tuyên truyền của ban phải có mục đích rõ ràng, hiệu quả hơn, tránh
tuyên truyền hình thức
+ Kiến nghị với nhà trường, khoa CTXH
Trong quá trình học tập tại trường cần gắn với thực tiễn nhiều hơn nữa: cho sinh viên
đi thực tế nhiều hơn để có kiến thức tổng hợp hơn, mở nhiều hoạt động tình nguyện cho sinh
viên phát huy kiến thức và kỹ năng.
Em rất mong nhận được sự hỗ trợ về mặt kiến thức, kĩ năng và phương pháp làm việc

với

PHẦN II- CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
Công tác xã hội hiện đang được xã hội rất quan tâm. Với nhịp sống hiện nay, con người
có nhiều vấn đề về tâm lý. Cuộc sống hàng ngày với những mối quan hệ xung quanh từ nhiều
vai trò khác nhau đã làm cho nhiều người khá mệt mỏi, mà không phải ai cũng tự giảm tress
cho mình được. Công tác xã hội ra đời vào năm 1800, đã là bước ngoặc lớn cho cuộc sống
ngày càng tươi đẹp hơn.
Tôi sinh viên khoa công tác xã hội của Trường Đại học Lao động- xã hội, tự hào là một
nhân viên xã hội tương lai đang cố gắng nỗ lực trao dồi kiến thức và kỹ năng tại trường và cở
sở thực tế để làm cho con người xã hội giảm mức tress đến hạn chế và nhìn nhận cuộc sống
theo hướng tích cực. Chính vì thế, nhà trường và các giảng viên đã tạo mọi điều kiện cho
chúng tôi có cơ hội được thực hành môn công tác xã hội cá nhân để chúng tôi có thể trải
nghiệm với nghề và có thêm nhiều kinh nghiệm hơn cho bản thân mình sau cả một quá trình
được đào tạo những kiến thức cơ bản trên ghế nhà trường.Không phụ lòng mong mỏi của nhà
trường cũng như các giảng viên trong khoa Công tác xã hội đã tạo điều kiện tôi đã tiến hành
thực hành môn Công tác xã hội cá nhân và đã thu được những kết quả tốt đẹp để thực hiện
được bài báo cáo tốt nghiệp này.


×